• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/09/2015 in Bài viết

  1. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Bài viết: Đã có kết quả sơ bộ về những vấn đề căn bản của cuộc họp và nó chứng tỏ những dự báo là khá chính xác. Điểm sai lớn nhất có thể kiểm chứng rất có "cơ sở khoa học" chính là màu chiếc Clavatte của ngài Tập Cận Bình (Nhưng khi lão Gàn bị sai thì chính sự sai biệt này xét về mặt lý học, hậu quả sẽ rất xấu, khi ngài Obama mang calavatte màu xanh Bleur, đối lập hoàn toàn với màu đỏ của ngài Tập). Như vậy, một nửa của vấn đề - phần "Diễn biến" - đã được giải quyết trước cuộc họp thượng đỉnh chỉ có hai giờ đồng hồ (Rất tiếc, tôi không biết chính xác thời điểm bắt đầu). Vấn đề còn lại là "Hậu quả". Như lão Gàn tui đã trình bày xét về mặt phân tich Lý học: Đây là cuộc họp lãng nhách nhất trong lịch sử những cuộc gặp thượng đỉnh của văn minh nhân loại nhằm giải quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Quốc gia hưởng lợi duy nhất là Hoa Kỳ và nó có tác dụng quảng cáo cho tính chính danh và trách nhiệm của một siêu cường đang nghiễm nhiên đóng vai trò bá chủ trên thực tế. Khi tổ chức cuộc họp, tất yếu cả hai đều biết đến nội dung sẽ bàn đến của nó và tại sao họ lại tổ chức một cuộc họp, mà có thể biết trước sự lãnh nhách này? Bởi vì, tình thế căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và những vấn đề quốc tế liên quan đã cần phải có một cuộc họp thượng đỉnh để giải quyết. Nhưng nó đã không thể giải quyết vì mọi việc đều đã đi quá đà, từ giới hạn thời gian cuối cùng mà lão Gàn ấn định: 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch. Thời gian chỉ xê xích 2g, lão đoán sai màu calavatte. Huống chi hai năm cho diễn biến lịch sử của cả thế giới. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...." . Hậu quả của cuộc họp này sẽ dẫn thế giới đi về đâu? Sớm lắm thì lão Gàn sẽ có bài viết kèm theo khi ngài Tập về nước và chỉ sau khi ngài Tập về nước. Tất nhiên là nếu qưỡn. Lão đang bận rối mù với những cố gắng cuối cùng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chưa nói đến việc kiếm "xèng" để duy trì cuộc sống. Vậy mà phải bỏ phần lớn thời gian để suy xét về cuộc họp này - chính vì nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cố gắng cuối cùng của lão. Lão có thể thở ra với kết quả cuộc họp này và tiếp tục công việc. Xin cảm ơn Thượng Đế và mọi người quan tâm.
    7 likes
  2. Quốc yến dành cho vợ chồng ông Tập ở Nhà Trắng Thứ bảy, 26/9/2015 | 14:07 GMT+7 Quốc yến được tổ chức long trọng với cách trang trí giàu ý nghĩa và sự tham gia của nhiều chủ tập đoàn công nghệ. Ông Tập quyến rũ doanh nghiệp Mỹ / Đệ nhất phu nhân Mỹ - Trung trưng diện tại quốc yến Bữa tiệc diễn ra tại Nhà khách Blair, cách Nhà Trắng chỉ vài bước chân. Hơn 200 khách mời tham gia quốc yến, gồm các nghệ sĩ, nhà ngoại giao và chủ doanh nghiệp. Ảnh: Reuters Đệ nhất phu nhân Mỹ xuất hiện đầy gợi cảm trong một chiếc đầm đen trễ vai, cổ khoét nhẹ, tôn dáng, của nhà thiết kế người Mỹ gốc Hoa Vera Wang. Chiếc đầm có phần tay bằng vải xuyên thấu và phần đuôi xòe xếp lớp bằng vải lụa tạo sự uyển chuyển khi bà đi lại. Vẻ ngoài của bà được hoàn thiện bằng mái tóc uốn xoăn hất sang một bên vai và hoa tai dài. Trong khi đó, bà Bành Lệ Viện trung thành với phong cách sang trọng, thanh lịch. Bà lựa chọn một chiếc váy dài tay, cổ đứng bằng lụa, màu xanh ngọc, được đính kết cầu kỳ, với tay áo vát nhẹ. Bà búii tóc cao và trang điểm nhẹ nhàng như mọi khi. Ảnh: Reuters Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (phải) và vợ ông, Nancy là khách mời của buổi tiệc. Khi đến nơi, quan khách sẽ được thưởng thức màn trình diễn của một nhóm nhạc giao hưởng đến từ Michigan. Ảnh: AFP Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg (phải) là vị khách quan trọng của buổi tiệc. Ông Zuckerberg, cùng với Tổng giám đốc điều hành Apple, Tim Cook và Tổng giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella, được sắp xếp ngồi ở bàn đầu cùng với ông Obama và ông Tập. Ảnh: Reuters Căn phòng được trang trí bằng vải lụa lớn có hình hai bông hoa hồng, tượng trưng cho "một cuộc họp toàn diện của các khối óc", Nhà Trắng giải thích. Ảnh: AFP Bữa tiệc bắt đầu với món khai vị là súp nấm cục đen uống kèm rượu Thiệu Hưng truyền thống của Trung Quốc. Thực đơn hải sản nổi bật là món tôm hùm Maine nấu với rau chân vịt, nấm đông cô và tỏi tây, uống kèm một loại rượu nho hảo hạng từ Oregon. Cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng từng dùng món tôm hùm Maine nấu với cà rốt và nấm đùi gà khi ăn tối cùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ năm 2011. Thịt cừu Colorado nướng ăn kèm tỏi chiên và bông cải là món chính mà các đầu bếp hàng đầu của Nhà Trắng chuẩn bị cho quan khách. Ảnh: Xinhua Ca sĩ đạt giải Grammy Ne-Yo biểu diễn trong quốc yến. Ne-Yo nói rằng cha mình có một phần dòng máu Trung Quốc. Ảnh: AFP Tổng thống Obama phát biểu, tuy không thể tránh khỏi khác biệt, ông mong rằng người dân Mỹ và Trung Quốc có thể "làm việc cùng nhau như những ngón tay trên cùng một bàn tay, trong tình bạn và hòa bình". Ảnh: Reuters Ông Tập nhắc đến chuyến thăm sở thú sáng qua cùng với vợ và đệ nhất phu nhân Michelle Obama, nơi họ đặt tên cho một con gấu trúc. Ông Tập cho biết vợ ông rất xúc động trước sự quan tâm của học sinh, sinh viên Mỹ đối với gấu trúc Trung Quốc. Ảnh: White House Ông Tập nói rằng chuyến thăm cấp nhà nước này là một "hành trình khó quên" và ca ngợi những thiện chí ông nhận được từ bờ Tây đến Đông nước Mỹ. Ảnh: Reuters "Người Trung Quốc có câu nói 'chỉ những người chủ động làm việc mới có thể đạt được mục tiêu. Chỉ có những người sải bước về phía trước mới có thể đi đến đích'. Cựu tổng thống Abraham Lincoln từng nói cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó", ông Tập phát biểu. "Chúng ta hãy tiếp tục tôn trọng và học hỏi lẫn nhau, biến kế hoạch của chúng ta thành hiện thực". Phương Vũ ========================== Có rất nhiều lý do để cụng ly và chúc sức khỏe. Cái này lão Gàn nói dồi. Nhưng có câu này của ngài Tập cần phải nói rõ thêm. Rất tiếc! Thưa ngài Tập. Giải nhất chỉ giành cho một người. Còn đây là bộ mặt đáng ghét nhất mọi thời đại. Nhìn người phụ nữ đi bên cạnh giống như một mụ phù thủy. Cuộc hội nghị thưởng đỉnh lãng nhách Trung Mỹ lần này, đã được làm đậm bởi món tôm hùm Maine nấu với rau chân vịt, nấm đông cô và tỏi tây. Đây là sự kiện gây ấn tượng nhất trong cuộc họp thượng đỉnh lần này với lão Gàn. Vì nhiều lần qua Hoa Kỳ, lão chưa ăn món này bao giờ.
    2 likes
  3. Ts Trần Công Trục gửi ông Tập Cận Bình: Hãy nên noi gương Thủ tướng Hun Sen Trần Công Trục 26/09/15 09:11 Thảo luận (0) (GDVN) - Mong ông Tập Cận Bình nên dành thời gian tìm hiểu thấu đáo những vấn đề liên quan đến chủ quyền dưới góc độ pháp lý một cách khoa học, khách quan và cầu thị. LTS: Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc sau cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng đã có phát biểu công khai về cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và ông Bình cam kết không "theo đuổi mục tiêu quân sự" trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp. Xung quanh phát biểu này của Tập Cận Bình, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bình luận của ông và một vài lời gửi đến ông Tập Cận Bình, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc. Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. The Wall Street Journal ngày 25/9 đưa tin, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama, ông Tập Cận Bình nhắc lại lập luận của mình trước đó rằng Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam "từ thời cổ đại". Để tìm cách trấn an dư luận và qua mặt Hoa Kỳ, ông Tập Cận Bình lại cam kết: "Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốcgia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự". Phát biểu của ông Tập Cận Bình không thể qua mặt được Hoa Kỳ Tuy nhiên do đã quá nhiều lần Trung Quốc dùng xảo thuật ngôn từ hòng qua mắt dư luận nên phát biểu của ông Tập Cận Bình không thể tạo được niềm tin đối với các học giả quốc tế. Học giả M. Taylor Fravel, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc từ Viện Công nghệ Massachusetts bình luận: "Những gì Tập Cận Bình tuyên bố còn phụ thuộc vào cách người Trung Quốc định nghĩa các thuật ngữ. Thực tế, các thực thể ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) đều đã được quân sự hóa và có lính đồn trú với vũ khí tối thiểu là để phòng thủ." "Những lời hoa mỹ đó có thể giúp Mỹ và những nước khác tham khảo về tuyên bố của Tập Cận Bình đánh gia hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng làm như vậy muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về mặt quân sự", ông Taylor Fravel nhấn mạnh. Còn theo tường thuật của Reuters ngày 25/9, các nhà phân tích Hoa Kỳ và các quan chức nước này thừa biết, việc quân sự hóa bất hợp pháp các hòn đảo nhân tạo đã bắt đầu và câu hỏi duy nhất đặt ra hiện nay là sẽ có bao nhiêu vũ khí mới Trung Quốc sẽ kéo ra lắp đặt tại đây. Họ lưu ý rằng, những bức ảnh chụp từ vệ tinh từ đầu tháng 9 cũng cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục nạo vét xung quanh các đảo nhân tạo, một tháng sau khi họ tuyên bố rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ấy đã dừng lại. Tuần san Quốc phòng của hãng tin quân sự Jane đã công bố ảnh vệ tinh mới nhất trên đá Chữ Thập chụp ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành đường băng trên bãi đá này và chuẩn bị bước vào hoạt động. Đường băng hoàn thành có thể cho phép Trung Quốc tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu tuần tra trên quần đảo (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp. Tuần san Quốc phòng của tạp chí Jane phân tích các công trình quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập. Ảnh: The Wall Street Journal. Những động thái mới nhất này cùng với những gì đã diễn ra trên Biển Đông thời gian qua đã tố cáo bản chất cam kết của ông Tập Cận Bình chỉ là trò "ảo thuật ngôn từ" nhằm che đậy dã tâm và hành động bành trướng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Động thái này nhằm tìm cách hoãn xung, "giảm sóc" các áp lực từ Hoa Kỳ và khu vực về chống chủ nghĩa bành trướng, chà đạp luật pháp quốc tế trên Biển Đông, đe dọa dùng vũ lực, phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Với 3 đường băng dài hơn 3000 mét có thể cất hạ cánh các máy bay quân sự hiện đại nhất của Trung Quốc, người ngây thơ nhất cũng không thể tin được lời ông Tập Cận Bình. Lập luận của ông Tập Cận Bình về cái gọi là chủ quyền lịch sử Ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" đối với Trường Sa "từ thời cổ đại" và có chủ đích tránh né đề cập đến Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ 1956, 1974 đến nay. Chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy sự tùy tiện, ngẫu hứng của một chính khách quốc tế trước các vấn đề pháp lý và lịch sử. Wikipedia giải thích, thời kỳ cổ đại là lịch sử thế giới từ khi con người xuất hiện lần đầu tiên ở Cựu thế giới đến thời Sơ kì Trung Đại ở châu Âu và nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) ở Trung Hoa. Lập luận của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền" với hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là gì? Để làm rõ cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại của Trung Quốc", xin ông Tập Cận Bình và thuộc cấp vui lòng bỏ chút thời gian đọc kết quả nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang từ Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam số 21 năm 2013: "Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường nói họ có đầy đủ chứng cứ để chứng minh người Trung Quốc đã phát hiện và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và làm chủ Biển Đông (trong vùng lưỡi bò) từ cách đây hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, trên thực tế họ không đưa ra được một bằng chứng xác thực nào mà chỉ dựa vào những trích dẫn từ các sách cổ của các tác giả Trung Quốc rồi giải thích một cách tùy tiện theo ý mình rằng đó là bằng chứng về việc họ phát hiện và khai thác hai quần đảo này. Với cách thức tập hợp rất nhiều đoạn trích dẫn có dụng ý chủ quan, cắt xén, lắp ghép tùy tiện là một cách tung hỏa mù, khiến những người không có điều kiện tìm hiểu sâu dễ bị đánh lừa là tư liệu của Trung Quốc rất dày dặn. Tuy nhiên, những đoạn trích như vậy hoàn toàn không có giá trị chứng minh việc thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều nguy hiểm là trong lập luận, Trung Quốc thường đề cao cái gọi là “chủ quyền lịch sử”, theo đó, từ thế kỷ II trước công nguyên, vùng đất nay là Trung Trung Bộ của Việt Nam, từng là một quận của nhà Hán (quận Nhật Nam) và như vậy, vùng biển, các đảo thuộc quận này đương nhiên là của Trung Quốc. Kiểu lý sự này hết sức phi lý và phản khoa học, nếu không nói là rất phản động và đậm chất thực dân. Khi lập luận như vậy họ cũng đã cố tình quên rằng cả nước Trung Hoa đã từng nằm dưới ách cai trị của người Mông Cổ từ năm 1271 đến năm 1368. Theo cách lý sự đó, người Mông Cổ hoàn toàn có thể đòi chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Để “gò theo” một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế là chủ quyền phải được thực thi liên tục (khác với cái gọi là chủ quyền lịch sử), phía Trung Quốc đã cố tìm ra mỗi thời dăm ba sự kiện để chứng minh họ liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này. Trung Quốc thừa hiểu rằng lập luận về “chủ quyền lịch sử” của họ (dù chẳng ai thừa nhận) thì cũng không thể kéo dài sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, khi người Việt đã giành lại độc lập chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nên họ ra sức tìm kiếm chứng cớ từ đời Tống (thành lập năm 960). Họ viện dẫn các sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi, Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát những đoạn nói về hai quần đảo Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường (mà sau này Trung Quốc nói là tên kác của Tây Sa/Hoàng Sa và Nam Sa/Trường Sa). Nhưng như tên gọi của những sách này, “Lĩnh ngoại” là ngoài biên giới Trung Quốc, nói về những chuyện bên ngoài. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang. “Chư phiên” là các nước Trung Quốc cho là chư hầu của mình, chuyện chép về các nước xung quanh mình. Do vậy, những mô tả về biển, đảo hoặc hải trình đi tới các nước, như Giao Chỉ, Chiêm Thành, Chân Lạp thì tên các quần đảo Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường (mà Trung Quốc cho là Tây Sa và Nam Sa) được nhắc đến để chỉ vị trí hoàn toàn không có ý nghĩa nào trong việc xác định chủ quyền của Trung Quốc. Đấy là chưa kể từ ngữ dùng trong các sách này cho thấy tác giả cũng chỉ nghe truyền lại (truyền văn), chứ không biết đích xác ra sao. Sang đến thời kỳ Trung Quốc bị người Mông Cổ chinh phục, lập ra triều Nguyên (nay Trung Quốc nhận là của Trung Quốc), họ dẫn một vài sự kiện chép trong Nguyên Sử như việc thủy quân nhà Nguyên đi qua “Thất Châu Dương, Thiên Lý Thạch Đường” để nói họ thực thi chủ quyền trên hai quần đảo. Thực ra đây là sự kiện quân Nguyên trên đường đi đánh Giava năm 1293. Hay việc năm 1279 Quách Thủ Kính theo lệnh vua Nguyên tiến hành đo đạc thiên văn ở 27 nơi, trong đó có một điểm tương đương với Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc cho rằng sự kiện này góp phần khẳng chủ quyền của họ vào thời Nguyên trên quần đảo Hoàng Sa. Khi lập luận, họ không dẫn giải hết rằng cùng thời điểm đó, Quách Thủ Kính đã tiến hành đo đạc trên một phạm vi rất rộng, phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc (Xibêri), đúng như chỉ dụ của vua Nguyên là đo đạc thiên văn “bốn biển”. Cần nhớ rằng đế chế Đại Nguyên dưới thời Đại Hãn Khubilai/ Hốt Tất Liệt (1271 - 1294) là thời kỳ hùng mạnh nhất và năm 1279 chính là năm lãnh thổ đế chế mở rộng đến cực đại, với diện tích lên tới 24 triệu km2, nối liền từ Thái Bình Dương sang đến Địa Trung Hải. Nhưng cũng trong giai đoạn lịch sử này quân và dân Đại Việt đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Với đà lập luận như vậy, đến một lúc nào đó, khi có điều kiện Trung Quốc có thể chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ Hàn Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc đặc biệt đề cao cái gọi là “phát kiến hàng hải” của Trịnh Hòa vào thế kỷ XV. Dưới thời Minh, trong khoảng thời gian gần 30 năm, từ năm 1405 đến năm 1433, một quan thái giám là Trịnh Hòa trước sau đã có bảy lần vượt biển xuống Đông Nam Á, sang đến Ấn Độ Dương, qua Hồng Hải tới các nước Ả Rập và thậm chí xuống đến tận bờ biển Đông Phi. Phía Trung Quốc đề cao sự kiện này và đối với Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì họ cho đây là bằng chứng hùng hồn của việc thực thi chủ quyền. Chưa nói đến sự phi lý của việc đồng nhất một chuyến du hành biển xa với việc khẳng định chủ quyền, những người muốn lợi dụng sự kiện này để nói về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã cố tình hay vô ý quên rằng Trịnh Hòa đã công phu vẽ lại cuộc hành trình của mình thành hàng trăm tấm hải đồ. Trên hải đồ vẽ đoạn đi ngang qua Việt Nam, chú thích ở dưới ghi một hàng chữ nhỏ Giao Chỉ dương /Biển Giao Chỉ (交阯洋). Giao Chỉ là tên gọi Việt Nam theo cách của Trung Quốc. Như vậy là ở thế kỷ XV, Đô đốc Trịnh Hòa chắc chắn am tường chủ quyền các vùng biển, hải đảo mà ông đi qua hơn những người Trung Quốc hiện nay. Nếu đúng là đã thuộc về Trung Quốc sau chuyến đi của ông, hay đã là của Trung Quốc từ trước đó như chính quyền Trung Quốc hiện đang tuyên truyền thì trên hải đồ vùng này chắc hẳn phải ghi Đại Minh nam hải, hay chữ gì đó để ghi nhận chủ quyền của Trung Quốc mới đúng." Trung Quốc sử dụng hình ảnh Trịnh Hòa để tuyên truyền quảng cáo cho chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển thế kỷ 21. Sự thật lịch sử không thể dấu diếm được là từ thế kỷ XIX trở về trước, người Trung Hoa luôn coi biển và đại dương là hiểm họa cho sự tồn tại của họ, một phần vì họ không kiểm soát được, phần nữa vì hoạt động cướp biển luôn luôn đe dọa trong nhiều thế kỷ, tạo thành một mối lo canh cánh cho triều đình phong kiến Trung Quốc. Nhiều chính sách ngăn cấm rất nghiệt ngã được đề ra làm kim chỉ nam cho việc giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa... Đã có những thời kỳ ai đặt chân xuống biển đã bị coi là đại tội, dân chúng bị bắt buộc di cư vào trong đất liền 40 dặm, dọc theo duyên hải từ nam chí bắc không một bóng người. Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa và xác lập chủ quyền phi pháp bằng vũ lực Mãi tới cuối triều nhà Mãn Thanh, trên thực tế là kể từ sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, mối đe dọa đến từ vùng ven biển mới làm thức tỉnh ý thức về biển của người Trung Quốc, hình thành một loạt ý tưởng về chiến lược biển. Chính vì vậy, vào đầu thế kỷ thứ XX Trung Quốc mới bắt đầu thực hiện các bước tiến ra phía biển. Mở đầu là sự kiện năm 1909, Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó đã vội vã rút lui. Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Hồ Chủ tịch ký với Cộng hòa Pháp ngày 6/3/1946, Việt Nam vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp nên Pháp vẫn thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa. Khi đó, những phản ứng mạnh mẽ của Pháp đối với sự chiếm đóng trái phép của quân đội Tưởng Giới Thạch ở Hoàng Sa và sự suy yếu trước các cuộc tấn công như vũ bão của quân đội Mao Trạch Đông ở trong nước, quân Trung Hoa Dân quốc buộc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, kết thúc khoảng thời gian ngắn chiếm đóng trái phép ở quần đảo này. Đến ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ Hoàng Sa. Lợi dụng thời khắc lịch sử rối ren của Việt Nam khi quân viễn chinh pháp buộc phải rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo Hiệp định Geneva, Trung Quốc đã lén lút đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Ngày 21/2/1959, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa phát hiện. 82 binh lính Trung Quốc đóng giả ngư dân cùng với 5 tàu đánh cá vũ trang đã bị bắt giữ và áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó đã được trao trả cho Trung Quốc. Sơ đồ tác chiến của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974. Năm 1970, vào lúc công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam đến giai đoạn sắp kết thúc, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đã tiến hành một số hoạt động “ít kín đáo” trên nhóm đảo An Vĩnh - bộ phận phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Nhiều công trình hạ tầng quân sự đã được xây dựng vào năm 1971. Từ ngày 17 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc mở cuộc tấn công vào lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa với lực lượng hùng hậu gồm: một hạm đội gồm 8 tàu chiến, lính thủy đánh bộ… Trước sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng đông và mạnh của Hải quân Trung Quốc, quân đội của Việt Nam Cộng Hòa đã không bảo vệ được phần còn lại là nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Đầu tháng 3.1988, Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (bao gồm các đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9 đến 12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc và một pôngtông lớn để hỗ trợ nhằm chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Trong đó, Gạc Ma là bãi đá san hô nằm ở phía nam đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông mà Hải quân thuộc lực lượng Quân giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản vào hạ tuần tháng 4 năm 1975. Như vậy, Trung Quốc dùng vũ lực để xác lập chủ quyền là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể, điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: “Nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác”. Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ. Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong đó quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia… Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này. Ông Tập Cận Bình, ảnh: Reuters. Rõ ràng, Trung Quốc đã “biến không thành có” từ đầu thế kỷ XX, bằng thủ đoạn lợi dụng những thời điểm lịch sử để tổ chức đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa vào những năm 1956, 1974, 1988, 1995 và chiếm đóng trái phép đến ngày nay. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các hoạt động sai trái khác và tổ chức các bước đi tiếp theo nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, biến “vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp”, tìm mọi cách hiện thực hóa yêu sách đường “lưỡi bò”bao lấy trên 90% diện tích Biển Đông như hàng loạt hành động leo thang gây hấn những năm qua. Vài lời với ông Tập Cận Bình Đó chỉ là vài nét về lịch sử nêu ra để ông Tập Cận Bình và thuộc cấp tham khảo vì ông nhắc đến cái gọi là "chủ quyền lịch sử". Còn trong thực tiễn Công pháp quốc tế không ai chấp nhận lập luận ấy của các ông, bởi cứ theo logic Trung Quốc đưa ra thì đúng như Giáo sư Vũ Minh Giang nói, Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa vì họ từng có "chủ quyền lịch sử". Nếu ông Tập Cận Bình và các thuộc cấp quan tâm muốn tìm hiểu thêm về Công pháp quốc tế quy định như thế nào về vấn đề chủ quyền, nguyên tắc xác lập chủ quyền xin vui lòng đọc thêm bài phân tích của tôi về chủ đề này TẠI ĐÂY. Là người đứng đầu một quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là cái nôi của nền văn minh phương Đông coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, mong ông Tập Cận Bình nên dành thời gian tìm hiểu thấu đáo những vấn đề liên quan đến chủ quyền dưới góc độ pháp lý một cách khoa học, khách quan và cầu thị. Chỉ có cách đó mới có thể giúp Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông trở thành một cường quốc thực sự được nể trọng, chứ không phải thực dân kiểu mới khiến ai ai cũng phải đề phòng. Nay ông đã công khai nói trước thiên hạ rằng Trung Quốc có "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với quần đảo Trường Sa, thì xin ông hãy noi gương Thủ tướng Campuchia Hun Sen, chứng minh lập luận của mình bằng hành động, hoặc đưa ra bằng chứng, hoặc đối chất trước cơ quan tài phán quốc tế. Và cũng xin ông Tập Cận Bình vui lòng đừng né tránh quần đảo Hoàng Sa và đường lưỡi bò đầy tham vọng. Biết ông sắp sang thăm chính thức Việt Nam, với tư cách một người dân Việt Nam và từng nghiên cứu về luật pháp quốc tế cũng như biên giới lãnh thổ, tôi xin gửi tới ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc vài lời như trên. Trần Công Trục. Trần Công Trục ====================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua lập luận của ngài Tập, cho thấy vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương quan trọng như thế nào! Nó không chỉ đúng về mặt chân lý hiển nhiên, mà còn chính là một sự bác bỏ thẳng thừng lập luận của ngài Tập Cận Bình về cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ sử", mà ông ta công khai trước công luận quốc tế trong chuyến thăm Hoa Kỳ đang diễn ra. Lão Gàn có thể kết thúc mọi chuyện ngay bây giờ và cáo lỗi với tổ tiên, để "tập hợp lớn nhất, bao trùm tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn" - tức Thượng Đế - giải quyết việc này. Lão cú lắm rồi. Nói thẳng: Lão điếu có "cơ sở khoa học" để tin tưởng vào mấy cái mặt trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến ra nói về chuyện này trong quan hệ quốc tế.
    2 likes
  4. Báo Nga: Mỹ-Trung có thỏa thuận ngầm phân chia ảnh hưởng? Nguyễn Hường 26/09/15 07:05 (GDVN) - Liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tham gia vào một hiệp ước ngầm để sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới hay không? "Sáng kiến" của ông Tập Cận Bình thất bại vì bành trướng Biển Đông Không viên tướng nào tháp tùng Tập Cận Bình thăm Mỹ và âm mưu của Lầu Bát Nhất Tại sao chủ nghĩa dân tộc cực đoan TQ tác động lên Biển Đông khác hẳn Hoa Đông? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm quan trọng tới nước Mỹ từ ngày 23-25/9. Mục đích của chuyến thăm này là để làm xích lại gần hơn nữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đầy những khác biệt. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: svpressa. Vào đêm trước chuyến thăm, Bắc Kinh đã đưa ra một cử chỉ thân thiện và tuyên bố rằng hai nước cần xây dựng "một mô hình mới của quan hệ giữa các nước lớn", nghĩa là không đối đầu mặc dù khác biệt. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Seattle, ông Tập Cận Bình đã cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ, tỏ ra tin tưởng vào sự kết thúc của thời kỳ hỗn loạn trên thị trường chứng khoán, chứng kiến lễ ký hợp đồng mua 300 máy bay Boeing và xây dựng nhà máy của hãng này tại Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ thương mại song phương trên 550 tỷ USD trong năm nay. Theo tờ Svobodnaya Pressa của Nga, động thái này của Bắc Kinh đã làm dấy lên các đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang dùng đòn bẩy mở rộng hợp kinh tế có thể giúp xoa dịu những căng thẳng với Washington. Nó cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tham gia vào một hiệp ước ngầm để sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới hay không? Theo Alexei Maslov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược của Đại học Hữu nghị Nga-Trung, người đứng đầu Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Đại học Kinh tế, Trung Quốc đang tỏ ra khá thành công trong việc dùng đòn bẩy kinh tế để tạo cho mình một tư thế ngang hàng mới Mỹ, tạo thế cân bằng trong các cuộc đàm phán với Washington. Tuy nhiên theo ông, vị thế của Trung Quốc hiện nay vẫn còn yếu so với Mỹ. Trung Quốc vẫn còn rất cần thu hút các nhà đầu tư Mỹ trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trong thị trường ngân hàng và tài chính. Do đó, Bắc Kinh không thể đưa ra trực tiếp một đề xuất phân chia ảnh hưởng với Washington mà ngược lại còn phải xoa dịu các nhà đầu tư Mỹ bằng những cam kết trên. Trong vấn đề địa chính trị, Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc Mỹ không can thiệp vào vấn đề khu vực Đông Á, ngừng mọi hỗ trợ cho Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ phản đối một kịch bản như vậy do các hành động bành trướng của Bắc Kinh hiện nay khiến các quyền lợi của Washington đang bị Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng. Sau chuyến thăm Washington lần này, theo Maslov, quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng lập trường chính sách đối ngoại cũng sẽ tiếp tục đối lập. Theo ông, bắc Kinh sẽ tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ Washington, một biện pháp khá quan trọng trong việc chứng minh sự độc lập của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ vượt qua ranh giới ngoại giao./. Nguyễn Hường ======================= Trong hoàn cảnh hiện nay, không thể có thỏa thuận ngầm có tính chiến lược quốc gia. Bởi vì vấn đề rất đơn giản. Đối thủ chính hiện nay có khả năng đe dọa ngôi bá chủ thế giới của Mỹ chính là Trung Quốc. Họ có thể có những thỏa thuận ngầm trong vài vấn đề có tính chiến lược cục bộ với một vài quốc gia là đối tượng. Tuy nhiên, lão Gàn đang rất cú một thỏa thuận ngầm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt. Liệu cái thần hồn! Lão đã công bố giới hạn cuối cùng cho mọi cố gắng kết thúc trước 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Sau giới hạn này, Thượng Đế sẽ xử các người theo cách của Ngài.
    2 likes
  5. Dự báo khá chính xác (Xin tham khảo trực tiếp bài trên): Lão Gàn đoán sai về màu calavatte của ngài Tập.
    2 likes
  6. PS: Có lẽ tôi phải nói thêm rằng: Quốc gia có lợi nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh này chính là Hoa Kỳ. Qua cuộc gặp này, họ muốn thể hiện tính chính danh và trách nhiệm với thế giới của ngôi vị bá chủ hoàn cầu trong tương lai, thông qua sự thể hiện nghi lễ tiếp đãi long trọng với ngài Tập. Nếu không có sự thỏa thuận nào rõ ràng - thì trách nhiệm sẽ thuộc về Trung Quốc. Tất nhiên trong trường hợp bổ sung này chỉ là hệ quả của kết luận rằng: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, nếu nó dự báo đúng. Chậm lắm thì hai ngày sau, chúng ta sẽ có kết quả.
    2 likes
  7. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Chỉ còn vài giờ nữa là đến 5g sáng ngày 25/ 9 2015 theo giờ Wasington, ngày bắt đầu một cuộc họp quan trọng và với cái nhìn Lý học thì nó sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn biến với phương pháp nào: Chiến tranh hay hòa bình?! Thiên Sứ tôi luôn hy vọng sự kết thúc canh bạc cuối cùng này bằng biện pháp hòa bình. Nhưng đấy chỉ là ý muốn chủ quan. Ý muốn chủ quan này có phù hợp với xu hướng khách quan hay không thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.Với chức năng của TTNC LHDP và mục đích dự báo, tôi xin được trình bày những dự báo trên cơ sở nền tảng của tri thức thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ, nhân danh nền văn hiến Việt về cuộc gặp lịch sử quan trong này. Tôi đặt tựa đề cho bài viết này là: CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ TRUNG NHỮNG DỰ BÁO VỀ DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Những người đã sinh hoạt và theo dõi diễn đàn này lâu năm, chắc chắn biết đến bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Bài viết này từ tháng 9 năm 2008, nhưng chỉ lưu hành nội bộ, cho đến tháng 7/ 2012, nó mới được công bố chính thức. Những đoạn quan trọng của bài viết này đã mang tính tiên tri cho sự đối đầu tất yếu của Mỹ Trung như ngày nay. Quí vị và anh chị em có thể xem toàn bộ bài viết và những vấn đề liên quan đến bài viết này theo đường link dưới đây, và tôi sẽ chỉ trích dẫn những đoạn liên hệ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/26661-viet-su-5000-nam-van-de-bien-dong/ Trong bài viết này có những đoạn cần quan tâm như sau: Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua những trích dẫn trọng yếu trên, trong bài viết từ 2008 của tôi "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và Biển Đông", đã xác định một quy luật chủ yếu chi phối mọi sự kiện cho mọi vấn đề tiên tri liên quan đến Lý học Đông phương; đó là: Sự hội nhập toàn cầu dẫn đến một quyền lực tập trung cho toàn thế giới, mà Hoa Kỳ mặc nhiên là đương kim bá chủ trên thực tế. Từ thực tế này, mặc nhiên Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, sau khi những quy luật tự nhiên về kinh tế, xã hội, các phương tiện kỹ thuật phù hợp cùng hướng tới sự hội nhập này. Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - đã được Lý học Đông phương thông báo trước - cũng không nằm ngoài quy luật phát triển này, mà tôi đã mô tả bằng hình ảnh "sự lột xác để phát triển". Có thể nói: Hầu hết sự lột xác để tiến hóa là thành công, nếu quan sát sự lột xác của các sinh vật trong tự nhiên. Nhưng không phải không có ngoại lệ. Cho đến nay, sự hội nhập toàn cầu vẫn đang diễn ra và chưa hoàn tất, mọi người đều thấy rõ điều này. Chính những diễn biến này - là tổng hợp mọi hệ quả của một lịch sử của cả nên văn minh - đã dẫn đến tình trạng như hiện nay: Sự đối đầu Mỹ Trung để quyết định ngôi vị bá chủ thế giới. Cho dù về lý thuyết Trung Quốc xác nhận chấp nhận sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ - trừ quyền lợi quốc gia. Nếu như đấy là một nước nhỏ như Indonesia, hoặc một trong các Đồng minh của Hoa Kỳ, mà phát biểu câu này thì không có vấn đề gì. Vì đối với các Đồng Minh của Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia của họ và của chính Hoa Kỳ đã có những nền tảng đồng nhất, nó sẽ không mang tính đối kháng; hoặc một nước nhỏ thì không quá quan trọng. Nhưng đây là Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (Sau khi Nhật Bản tụt hạng vì trận động đất hủy diệt) và tham vọng bá chủ đã lộ liễu qúa rõ trên thực tế; dù giải thích bằng cách nào. Biển Đông chỉ là một sự thể hiện có tính hiện tượng của bản chất cho sự đối đầu trện thực tế này. Nhưng nó sẽ là ngòi dẫn nổ cho thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Đây cũng chính là nguyên nhân để tôi nhiều lần nói rằng: Trung Quốc đã sai lầm có tính chiến lược quốc gia khi đụng tới Việt Nam. Nếu như không mắc sai lầm này, lịch sử của nhân loại sẽ thay đổi. Âu cũng là cái số. Bây giờ đã quá muộn và cuộc gặp mặt lần này chỉ có một thực tế duy nhất và không thể xảy ra với giả thuyết rằng: ngài Tập chấp thuận rút hết lực lượng trên biển Đông và chấp nhận một cuộc đối thoại quốc tế về vấn đề này - theo đề nghị của ngài Obama. Chuyện này sẽ không thể xảy ra. Bởi vì, nếu chấp thuận chuyện này, ngài Tập gần như không còn cách nào để giải thích với các lực lượng trong nước về quyết định có tính giả thuyết đầy lãng mạn và huyền thoại như vậy. Bởi vậy, đây chính là đoạn không thể thương lượng trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lịch sử này. Ngoại trừ phép màu quyết định xảy ra giả thuyết mà tôi đã trình bày ở trên. Đương nhiên, khi đã xác định rằng: "Mâu thuẫn không thể giải quyết", thì trên ngôn ngữ ngoại giao sẽ được giải thích chung chung bằng quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới của cả hai bên và những giải pháp tốt nhất sẽ được thực hiện để bảo đảm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Đương nhiên là theo cách hiểu và cách nghĩ của mỗi bên. Như vậy, vấn đề thứ nhất trong 6 đề tài chủ yếu của cuộc gặp mặt đã được xác định. Vấn đề thứ hai trong cuộc gặp thượng đỉnh này, là khí hậu toàn cầu. Có thể nói đây là đề tài quốc tế mà bất cứ một chính khách ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, dù là siêu cường hay không đều rất ủng hộ. Bởi vậy, cần xác định ngay rằng: Với hai vị đứng đầu hai quốc gia lớn nhất của thế giới sẵn sàng đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này. Có thể nói đây chính là món quà mà Thượng Đế ban cho cuộc gặp thưởng đỉnh này để họ có thể tươi cười với nhau và cụng ly rôm rả với những lời lẽ ngoại giao khách sáo. Nó cũng có thể là nguyên nhân để những dân thường và những chính khách phường trong quán trà 5xu, tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần đến nhau trong những vấn đề mà cả hai đều quyết tâm. Tất nhiên nó sẽ là một trong những mặt được nhấn mạnh để giữ mẽ cho nhau trong cuộc gặp thượng đỉnh đầy gay cấn này, khi về danh nghĩa Washinhton đón tiếp ngài Tập như một thượng khách quốc gia. Vấn đề thứ ba khá học búa, chính là an ninh mạng. Tất nhiên đây cũng là một đề tài rất gay cấn. Mặc dù thực tế nó chỉ đứng hàng thứ hai sau Biển Đông. Bởi vì, về mặt hình thức, ngài Tập sẽ phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ về những cuộc tấn công mạng của Trung Quốc. Không ai thấy "ma đi ăn cỗ". Ngài Obama cũng không thể trưng ra những hồ sơ dày cộp với những bằng chứng không thể chối cãi, chi tiết đến từng hành vi những con người thực hiện. Nhưng chắc chắn khi đó, ngài Tập sẽ long trọng xác định rằng: Nó không phải chủ trương của nhà nướcTrung Hoa. Trong khi đó, ngài Tập cũng trên lý thuyết xác nhận một sự cam kết hợp tác chặt chẽ về vấn đề này với Hoa Kỳ. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì đây có thể là một lời hứa ngưng tấn công mạng. Nhưng điều đó lại không phản ánh một thực tại đã diễn ra và không thể có gì sẽ bảo đảm cho một tương lai tấn công mạng tinh vi hơn ở cả hai bên. Cho dù sau đó có những văn bản cam kết rất long trọng của hai quốc gia. Mặc dù thực tế là như vậy, nhưng vì tính chính danh, cả hai bên đều sẽ dễ đi đến một đồng thuận chung chung kiểu khen nhau tử tế và cam kết sẽ làm toàn những chuyện toàn từ tốt đẹp cho những vấn đề liên quan. Tất nhiên, sau đó cử tọa có thể nâng ly để chúc mừng những thỏa thuận đạt được. Vấn đề thứ tư là kinh tế và mối liên hệ giữa hai siêu cường nhất nhì thế giới. Đây là điều mà Bắc Kinh luôn nhấn mạnh và là "củ cà rốt" chính để thương thuyết trong quan hệ hai bên cùng tồn tại và "cùng thắng". Món quà đầu tiên thể hiện thiện chí và để chứng minh một cách sơ sài, đó là một hợp đồng lên đến chục tỷ Dollar mua máy bay Boeing. Nhưng Hoa Kỳ thì thừa hiểu củ cà rốt này có từ đâu. Bởi vậy ngài Obama đã rất thẳng thắn khi phát biểu rằng: Trung Quốc đã ngồi chung xe với chung ta quá lâu". Và để thể hiện điều này, nó đã được hoan nghênh bằng một buổi tiệc với món ăn Nhật và chai rượu vang mắc nhất giá 15 Dollar. Nhưng cũng vì tính chính danh chính trị. Tất nhiên Hoa kỳ sẽ hoan nghênh một Trung Quốc phát triển trong hòa bình và lại có lý do để nâng cốc cho một cuốc sống thịnh vượng cho toàn thế giới trong tương lai, khi hai siêu cường nhất trí cao trong việc giải quyết các vấn nạn kinh tế mà hai bên đều lấn cấn. Vấn đề tiếp theo: Có lẽ đây là một khái niệm được tất cả thế giới văn minh đều ủng hộ. Bởi vậy, cho dù có những bất đồng trên thực tế về những sự việc cụ thể, như trong đoạn trích dẫn trên - thì - họ vẫn có một sự chia sẻ với nhau và lại cụng ly chúc mừng cho sự nhất trí cao về một quyền con người nói chung cho cả thế giới và xem xét các khác biệt do tính đặc thù của từng quốc gia, để đi đến một đồng thuận cao trong tương lai. Về mặt lý thuyết nó sẽ xảy ra như vậy. Vấn đề cuối cùng được nêu ra là: Có lẽ đây là một cái cớ được nêu ra để gây sức ép với Bắc Kinh, nhiều hơn là một thực tế, khi trên danh nghĩa, Bắc Kinh đã thừa nhận Bắc Triều Tiên đã không còn nằm trong vùng kiểm soát của họ. Và tất nhiên, trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ dễ dàng cam kết đồng thuận với Hoa Kỳ để kiềm chế Bắc Triều tiên, khi họ đã xác định thừa nhận sự chỉ đạo của Hoa Kỳ trong những quyết định quan trọng của thế giới. Như vậy về lý thuyết, ngài Tập sẽ được hoan nghênh của Nhà Trắng khi phát biểu về những cam kết phi hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, đây lại là lý do nữa để hai bên nâng cốc - lần này là rượu tương đối xịn - chúc mừng cho hòa bình thế giới - vốn là điều mà lão Gàn cũng ủng hộ lâu năm. Hì. Thưa quý vị và anh chị em. Như vậy, còn lại chỉ là vấn đề biển Đông. Hay nói chính xác hơn: Đó là hình thức trực quan nhất mà cả mọi người từ phó thường dân dự khuyết hạng hai như lão Gàn, cho đến những nguyên thủ quốc gia, đều nhận thấy rằng đó là sự thể hiện tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Một vấn đề mà ngài Tập không thể lùi trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Nhưng ngài Obama cũng không thể đốp chát một cách thẳng thắn một vị nguyên thủ quốc gia được đón tiếp vào hàng thượng khách của Hoa Kỳ, ít nhất về tính chính danh. Cho nên, để cuộc gặp này trong một bầu không khí căng thẳng như ở làng Vũ Đại sẽ không xảy ra. Cho nên, cùng lắm là ngài Obam chỉ có thể bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với những cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, mà ngài Tập sẽ long trọng cam kết. Bởi vậy, cùng lắm nó cũng là một nguyên nhân nữa để dẫn đến một sự nhất trí cam kết bảo vệ hòa bình quốc tế ở đây. Nhưng đây sẽ là một chỗ hổng lớn nhất cho những cam kết quốc tế trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia. Nhưng hành vi cụ thể sẽ chưa được giải quyết. Cho nên, đây cũng là nguyên nhân để những tướng lĩnh trong quân đội Trung Hoa thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ những gì mà nước này chiếm được lần lượt từ nhiều năm qua. Đây cũng là nguyên nhân để ngài Tập đến Hoa Kỳ không mang theo một nhà lãnh đạo quân sự nào. Tất nhiên, trong bối cảnh này, Hoa kỳ và Trung Quốc cũng lại sẽ có những câu tuyên bố rất mơ hồ theo kiểu "cơ sở khoa học" và ngay sau đó sẽ là hành động của mỗi bên theo cách hiểu của mình. Tất nhiên y phục của ngài Tập sẽ không mặc màu đen như các nhà ngoại giao truyền thống thường mặc, mà nó có thể là xanh bleur gần như đen với chiếc calavat cũng màu xanh biển để thế hiện sự hướng tới hòa bình. Cuộc gặp sẽ kết thúc trong một không khí mà bề ngoài không mấy căng thẳng, nhưng nó cũng chẳng làm thay đổi được gì trong tình hình hiện nay. Mọi việc sẽ tiếp tục theo lời tiên tri Ất Mùi 2015 mà lão Gàn đã phát biểu: "Tình hình biển Đông sẽ căng thẳng vào cuối năm". Kết luận cuối cùng là: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Mặc dù vẫn có đầy đủ những nghi lễ quốc gia. Nó có tác dụng giới thiệu cho loại rượu Thiệu Phong gì đó cho những bợm nhậu trên thế giới, có thể tìm mua, nhiều hơn là một sự thay đổi thế giới thực sự. Bởi vì, bản chất của vấn đề là "Ai sẽ là bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu, sẽ bắt đầu trong tương lai?" - thì lại không phải tính chính danh để có thể nói chuyện trong một cuộc gặp này. Tất nhiên, hai ngài không thể "Oẳn tù tì" để xác định ngôi bá chủ thế giới. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Viết xong vào quẻ Khai Vô Vong. giờ Dậu ngày Tam nương sát 13. 8. Ất Mùi Việt lịch. Lão Gàn Thiên Sứ ========================== Tư liệu tham khảo:
    2 likes
  8. ============================== Mỹ điều thêm gần 30.000 lực lượng phản ứng nhanh ứng phó Biển Đông Đông Bình 26/09/15 15:13 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỹ điều thêm 15% thủy quân lục chiến để tăng cường năng lực tấn công theo thời gian thực ở khu vực, đồng thời triển khai 4 vũ khí chiến lược lớn ở Guam. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 26 tháng 9 dẫn tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc ngày 25 tháng 9 đưa tin, để ứng phó với mối đe dọa tiềm tàng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang mở rộng lực lượng phản ứng nhanh ở khu vực này. Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ luyện tập (nguồn mạng sina Trung Quốc) Đông Bình Đây là một trong những kết quả đạt được sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Trung vừa qua. Trong đó, hai vị đứng đầu hai quốc gia đã cam kết long trọng bảo vệ hòa bình thế giới. Những cam kết này được ghi nhận bởi dạ yến chiêu đãi tại Nhà Trắng với tôm hùm Maine nấu với rau chân vịt, nấm đông cô và tỏi tây. Quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới đã được thể hiện theo phong cách Mỹ. Cũng như Trung Quốc cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông theo phong cách Trung Quốc. Cả hai đều có "cơ sở khoa học" là: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý".
    1 like
  9. Lão Gàn cũng đồng ý với ý kiến của Nasa. Nhưng nó thể hiện điều gì thì cái này Nasa chưa có cửa để phán xét. Cái này lão cho rằng: Nó chứng tỏ một nền kinh tế toàn cầu sẽ khủng hoảng nghiêm trọng trong năm tới và bắt đầu thể hiện vào cuối năm nay. Tất nhiên nó có "cơ sở Lý học" để luận đoán và chưa có "cơ sở khoa học" và chưa được "khoa học công nhận".
    1 like
  10. TQ "mừng rơn" khi nhìn thấy thực đơn quốc yến của Nhà Trắng Hải Võ | 25/09/2015 11:19 Rượu nếp Thiệu Hưng và bánh trung thu là 2 trong số "yếu tố Trung Quốc" được Nhà Trắng đưa vào thực đơn quốc yến tiếp đãi ông Tập Cận Bình vào tối 25/9 (giờ địa phương). Bàn tiệc quốc yến Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tới Washington vào đêm 24/9 (giờ địa phương) và sẽ dự quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chiêu đãi vào tối 25/9. Trong quốc yến, ông Tập và đoàn đại diện Trung Quốc sẽ được uống rượu nếp Thiệu Hưng và ăn bánh trung thu bí ngô. Sau khi hình ảnh chuẩn bị quốc yến được tung ra, truyền thông Trung Quốc tỏ ra vui mừng khi thấy phía Mỹ đã chuẩn bị khá nhiều "yếu tố Trung Quốc". Văn phòng Đệ nhất phu nhân Mỹ hôm 24 tuyên bố, quốc yến sẽ được tổ chức ở Cánh Đông của Nhà Trắng với khoảng 200 khách mời. Thực đơn quốc yến cũng do Văn phòng này công bố. Cụ thể, bữa tiệc đón tiếp nguyên thủ Trung Quốc sẽ được "mở màn" bằng món súp nấm; món khai vị là tôm hùm Maine và "phở" cuốn; món chính với thịt cừu Colorado. Thực đơn đồ ngọt gồm 5 loại, bên cạnh bánh trung thu bí ngô còn có chocolate, bánh nhân táo... Về đồ uống, ngoài rượu Thiệu Hưng của Trung Quốc, quan khách cũng được thưởng thức rượu vang trắng Viognier năm 2014 và vang đỏ Merlot năm 2012. Địa điểm tổ chức quốc yến vào tối 25/9 bên trong Nhà Trắng. Theo Nhân dân Nhật báo, để chuẩn bị cho quốc yến, Nhà Trắng đã mời đầu bếp gốc Hoa Anita Lo - người từng tham gia show truyền hình thực tế Top Chef của Mỹ. Bà Lo đã cùng với Bếp trưởng Christeta Comerford và đầu bếp phụ trách món tráng miệng Susie Morrison cùng sáng tạo ra thực đơn dựa trên cảm hứng "mùa thu bội thu" này. Theo bà Comerford, tất cả các món ăn đều được chế biến riêng phục vụ quốc yến lần này và chưa từng xuất hiện trên bàn tiệc những lần quốc yến trước đây. Susie Morrison cho biết, bà nhận thấy dịp tết Trung thu sắp tới, đồng thời kết hợp với món bí ngô yêu thích của ông Obama, nên đã quyết định đưa món bánh trung thu bí ngô vào thực đơn. Một món ăn trong quốc yến Nhà Trắng chiêu đãi ông Tập. Trước đó, bữa tiệc đón tiếp ông Tập tại khách sạn Westin, thành phố Seattle đã trở thành chủ đề tranh cãi khi trong thực đơn xuất hiện wasabi - một loại gia giảm đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, trong khi quan hệ Trung-Nhật đang không mấy tốt đẹp. Truyền thông quốc tế cũng tỏ ra "khó hiểu" khi chính quyền Seattle tiếp đãi Chủ tịch Trung Quốc bằng các loại rượu vang rẻ tiền, có giá chỉ khoảng 11-15 USD. Tuyên bố vô căn cứ về Trường Sa, ông Tập muốn "dắt trâu qua rào" theo Trí Thức Trẻ
    1 like
  11. Nữ công nhân nhặt được vàng kiện người nhận là chủ số vàng Thứ sáu, 25/09/2015 - 07:47 Dân trí Ngày 24/9, nữ công nhân Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) cho biết, chị đã gửi đơn khởi kiện chị Nguyễn Thị Bích Ngân, người được công an xác định là chủ sở hữu số vàng chị nhặt được cách đây hơn 1 năm, ra tòa. >> "Tôi không khẳng định số vàng nữ công nhân nhặt được là của mình" >> Vụ nữ công nhân nhặt được vàng: Người nhận là chủ số vàng lên tiếng Chị Phạm Tuyết Mai mong muốn TAND TP Cà Mau xử lý vụ việc theo đúng pháp luật. Trao đổi với PV Dân trí, chị Phạm Tuyết Mai (nữ công nhân nhặt được 5 lượng vàng cách đây hơn 1 năm) cho biết, chị làm đơn khởi kiện chị Nguyễn Thị Bích Ngân và đã gửi đến TAND TP Cà Mau vào ngày 23/9. “Phía tòa án có hẹn 5 ngày sau sẽ trả lời tôi có nhận thụ lý đơn kiện này hay không”, chị Mai cho hay. Theo chị Mai trình bày, việc chị Nguyễn Thị Bích Ngân bất ngờ xuất hiện sau hơn 1 năm cơ quan chức năng thông báo tìm chủ sở hữu số vàng mà chị đã nhặt được, nhận là chủ sở hữu số vàng rồi thỏa thuận chia cho chị Mai 10 triệu đồng là không thuyết phục. Do đó, chị khởi kiện ra tòa để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình. Chị Mai nói, trong vụ việc này, chị đã thực hiện theo đúng pháp luật. Khi phát hiện số vàng trong rác, chị đã trình báo cơ quan chức năng và họ tạm giữ. Sau đó, ngày 15/8/2014, công an thông báo tìm chủ sở hữu và sau 1 năm nếu không có người đến nhận thì số vàng sẽ được xử lý theo quy định. Và thời gian hết hạn 1 năm là ngày 15/8/2015, tức là chị sẽ được nhận số tài sản theo luật định. Nhưng đến ngày 31/8/2015, tức là hơn nửa tháng sau ngày hết hạn, chị Ngân bất ngờ xuất hiện và có đơn trình báo về việc từng mất số vàng tương tự như của chị Mai đã nhặt được. Sau đó, công an lại xác định chị Ngân là chủ sở hữu số vàng. Ngày 16/9, công an cho 2 bên thương lượng và chị Ngân đề nghị chia cho chị Mai 10 triệu đồng nhưng chị Mai không nhận. Chị Mai cho rằng việc xử lý của công an cũng như sự thương lượng của chị Ngân là không hợp lý. Video: Luật sư nói về việc liên quan đến 5 lượng vàng. Trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Lê Thanh Thuận (Văn phòng Luật sư Lê Thanh Thuận – Cà Mau) nhận định, chị Mai khởi kiện ra tòa án là đúng. Bởi thứ nhất, chị Ngân xuất hiện đã quá thời hạn luật định; thứ hai là số vàng chị Ngân mất không trùng khớp với số vàng chị Mai nhặt được. Theo quan điểm của Luật sư Lê Thanh Thuận: “Nếu chị Ngân thực sự là chủ nhân số vàng thì theo tôi nên chia đôi là hợp tình, hợp lý nhất. Bởi, chị Mai là người nghèo khó, phải làm việc trong môi trường hôi thối để kiếm cơm hàng ngày. Nếu chị Mai không nhặt được số vàng trên thì chị Ngân cũng không tìm lại được tài sản do số vàng đã chôn trong rác thải. Ngoài ra còn chi phí đi lại hơn một năm nay, rõ ràng là thiệt thòi cho nữ công nhân Phạm Tuyết Mai”. Huỳnh Hài – Tuấn Thanh ======================= Ngay cả ông luật sư này cũng sai. Chân lý chỉ có một. Nếu chấn lý trong trường hợp này lấy luật pháp làm chuẩn mực thì vàng phải thuộc về người lượm được nó. Vì qúa quy định. Nếu chấn lý thuộc về đạo đức - nhưng phải do chính người lượm được yêu cầu, thì chính công an - không nằm trong lực lượng thụ lý vụ án này, để bảo đàm tính khách quan - phải điều tra xem vàng thực sự có thuộc về người tự nhận là đánh mất vàng không. Nếu xác định là khai gian do thông tin bị dò rỉ, thì phải tù. Chuyện đơn giản có vậy thôi.
    1 like
  12. Truyện Giếng Việt Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới chân núi Trâu (Trâu Sơn). Hùng Vương cầu cứu với Long Quân, Long Quân hóa thành Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc, quân nhà Ân đều thua chạy. Vua nhà Ân chết trận dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, bốn mùa đều phải hương khói. Lâu ngày miếu thành hoang phế. Có người nước ta tên là Thôi Lượng làm quan nhà Tần đến chức Ngự Sử Đại Phu, thường qua lại vùng này, thấy cảnh suy tàn, chạnh lòng thương cảm, bèn sửa sang lại đền miếu. Có thơ đề rằng (1): Người xưa kể lại chuyện Ân vương Tuần Thú năm nao đến bên đường Núi biếc sông dài quanh miếu vắng Hồn đi mồ để vết còn hương Một phen thắng bại Ân đức hết Vạn thế Uy linh ở Việt Thường Trăm họ rồi đây dâng hương cúng Phò trì vận nước vững không lường (Nguyễn Hữu Vinh dịch) Sau các tướng Nhâm Ngao, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam, đóng quân ở núi này, sai tu sửa lại đền miếu, nghiêm cẩn phụng thờ. Ân Vương cảm cái đức của Lượng xưa, muốn đền ơn, bèn sai tiên nữ Ma Cô đi tìm Lượng. Khi ấy Lượng đã chết, chỉ có đứaq con là Thôi Vỹ hãu còn sống. Khoảng tiết Nguyên Tiêu tháng giêng, dân chúng tới thăm đền này, có người cúng một cặp bình pha lê, tiên nữ Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, lỡ rơi xuống đất đánh vỡ, bị người ta bắt phạt đền. Ma Cô mặc áo rách, mọi người không biết là tiên, nên đánh đập tàn nhẫn. Thôi Vỹ thấy vậy động lòng thương, bèn cởi áo đền, Ma Cô được tha. Ma Cô hỏi Vỹ ở đâu, Vỹ kể lại lai lịch của cha. Ma Cô lúc ấy mới biết là con quan Thôi Ngự sử, mừng rỡ nói với Vỹ rằng: “Nay tôi không có gì báo đáp, sau này tất sẽ tạ ơn”. Rồi đưa cho Vỹ một bó lá ngải mà nói: “Giữ cẩn thận vật này, đừng để rời khỏi mình, sau này thấy ai có bướu , đem cứu cho lành, tất sẽ được phú quý”. Vỹ nhận lấy, chưa biết đó là thuốc tiên. Ngày kia, đi đến nhà người bạn thân là đạo sĩ Ứng Huyền, Huyền có cái bướu trên đầu. Vỹ nói: “Tôi có bó lá ngải, có thể trị được bịnh này”. Huyền nhờ chữa cho. Vỹ bèn dùng lá ngải ra dùng, bướu lập tức tiêu tan, Huyền nói: “Đây là thuốc tiên, ta nay không có vật gì báo đáp, xin lấy ơn khác đền lại. Ta quen một vị quí nhân cũng mắc bệnh này, thường nói rằng ai chữa được thì sẽ chia cho hết cả gia tài mà không tiếc, ông hãy tới đó chữa”. Huyền đưa Vỹ tới nhà Nhâm Ngao chữa bệnh, bướu liền tiêu tan. Ngao cả mừng, nuôi Vỹ làm con nuôi, mở trường cho Vỹ học. Vỹ là người thông minh, thích gảy đàn. Con gái Ngao là Phương Dung thấy Vỹ thì phải lòng, bèn cùng tư thông. Con trai Ngao là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: “Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ cúng. Hôm nay không nên đi ra ngoài, nên ẩn vào phòng để tránh”. Vỹ vô tình nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ý, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra. Ban đêm, Vỹ lẻn đi, muốn tới nương tựa nhà Ứng Huyền. Đi gấp lên trên núi, Vỹ lỡ chân rơi xuống hang sâu, chung quanh đều là vách đá, không có bậc lên. Ở trên có một hòn đá, thạch nhũ rủ xuống bàn đá, có một con rắn trắng mình dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu đỏ, vảy trắng, dưới cổ có cái bướu, trên trán có dòng chữ vàng đề “Ngọc Kinh Tử Xà”. Rắn ra ăn thạch nhũ, để lại bàn đá trống không, thấy Vỹ ở trong hang thì định nuốt. Vỹ kinh sợ, sụp lạy mà nói: “Tôi đi tránh nạn, rơi xuống dưới hang này, không có gì ăn, đói dạ nên phải ăn vụng, thực là đắc tội. Nay thấy dưới cổ ngài có cái bướu thịt, tôi có lá ngải để trị bệnh này, xin khoan tha cho tôi để tôi thi thố tài mọn”. Rắn ngẩng đầu xin cứu. Bỗng thấy ánh lửa sáng, một mảnh than rơi xuống hang. Vỹ lấy lửa mà cứu, bướu lập tức tiêu tan. Rắn quẫy mình tới trước mặt Vỹ như có ý bảo Vỹ cưỡi lên lưng. Vỹ cưỡi lên, rắn bèn tức thì đưa Vỹ ra khỏi hang. Đúng canh một thì lên tới cửa hang, nhìn không thấy ai qua lại, rắn bèn vẫy đuôi bảo Vỹ xuống, sau đó rắn lại trở vào trong hang. Vỹ đi lạc đường, chợt thấy trước mặt có một cửa thành, trên cổng thành có lầu cao lợp ngói đỏ lộng lẫy, ánh sáng mờ mờ chiếu tỏa. Trên cổng treo biển đỏ viết chữ vàng “Ân Vưong Thành” (Thành vua nhà Ân). Vỹ ngồi bên cạnh cổng, không thấy có người qua lại. Vỹ bước vào trong thành, nhìn thấy trong sân có ao, giữa ao có sen ngũ sắc, cạnh ao có mấy hàng cây hòe, cây liễu. Đường sá phẳng lỳ, điện ngọc cung châu, lầu cao gác rộng. Trên điện kê đôi giường bằng vàng, trải chiếu hoa bằng bạc, có hai cây đàn cầm, đàn sắt. Vỹ từ từ đi đến, thử đánh vào đàn. Hồi lâu, thấy kim đồng ngọc nữ, hàng trăm người theo hầu hoàng hậu vua Ân, mở cửa mà ra. Vỹ cả kinh, xuống điện quỳ lạy. Ân hậu cười phán rằng: “Thôi quan nhân ở đâu tới đây?”. Rồi lại mời lên điện nói: “Xưa kia điện Ân Vương hoang phế lâu ngày, nhờ có Thôi ngự sử sửa chữa, người đời mới theo gương mà cúng thờ mãi mãi. Vua đã sai tiên nữ Ma Cô đi tìm để báo ơn, không gặp ngự sử mà chỉ gặp công tử. Vẫn chưa có gì báo đáp, nay may được trông thấy mặt công tử, nhưng hiềm vì Thượng đế có sắc gọi cho nên Vua lên chầu trời, chỉ có Ma Cô ở nhà”. Bèn ban tiệc rượu, cho ăn uống no say. Bỗng thấy có một người râu dài, bụng to tiến lên dâng biểu, quỳ xuống mà tâu rằng: “Ngày mồng 3 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Ngao đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”. Tâu xong, Hậu bèn nói: “Dương quan nhân hãy đưa Thôi công tử trở về trần thế”. Ân hậu tiễn khách quay vào. Dương quan nhân bèn bảo Vỹ nhắm mắt, ngồi lên vai mình. Hơn một khắc sau đã đến tới đỉnh núi. Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trong núi, nay con dê ấy còn ở sau chùa Việt Vương (Việt Vương từ) trên núi Trâu (Trâu sơn). Vỹ trở về nhà Ứng Huyền, kể lại đầu đuôi câu chuyện. Đêm mồng 1 tháng 8, Vỹ và Huyền cùng đi dạo bên ngoài, thấy tiên nữ Ma Cô dắt một người con gái tới ban cho Vỹ để kết làm vợ chồng, lại cho cả viên ngọc Long Tụy. Vốn xưa, ngọc đó có hai viên thư, hùng (nam, nữ), suốt từ đời vua Hoàng Đế tới triều nhà Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong trận đánh ở núi Trâu, vua Ân đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa đến tận trời. Thời binh lửa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quí Long Tụy vẫn còn ở nước Nam, mới từ xa tới tìm. Đến nay Vua Ân lấy ngọc quý này báo đáp ơn Vỹ. Người thời ấy đem vàng bạc lụa là, đáng giá trăm mươi ngàn quan tiền tới mua, Vỹ do đó giàu to. Sau, tiên nữ Ma Cô tới đón vợ chồng Vỹ đi đâu không biết. Nay giếng đã cạn, hoang phế thành cái huyệt, còn giấu tích ở núi Trâu. Tục gọi là là Việt Tỉnh Cương (sườn núi giếng Việt). Chú thích: 1. Bài thơ chữ Hán như sau: Cổ nhân truyền đạo thị Ân vương Tuần thú đương niên đáo thử phương Sơn tú thủy lưu không kiến miếu Tinh thăng tích tại thượng văn hương Nhất triều thắng bại vô Ân đức Vạn tải Uy Linh trấn Việt Thường Bách tính tùng tư giai phụng tự Mặc phù quốc tộ vĩnh vô cương (Nguyễn Hữu Vinh dịch) . Bình: • Bài này nói về đạo sống nhân hậu lễ nghĩa của người Việt. Người Việt chính trong này là Thôi Lượng và sau đó là con Thôi Vỹ. “Lượng” là thành thật, trung tín, tha thứ. “Vỹ” là đuôi, tức là ý nói nối tiếp–con nối tiếp lòng thành thật, trung tín, tha thứ của cha. • Chết là xóa hết ân oán. Vua Ân khi còn sống là kẻ thù của người Việt, khi chết được người Việt lễ bái như thần và ngược lại cũng giúp đỡ dân Việt. “Nhất triều thắng bại vô ân đức – Một phen thắng bại ân đức hết”. Ân đức ở đây nên hiểu rộng là ân oán, chết là hết ân oán. Và vì vua Ân là vua nên, theo lẽ thường, là người có nhiều đức trọng, chết thành thần linh hiển, nên người sống thành tâm thờ thần là chuyện phải làm. Thù oán chính trị khi còn sống không còn nghĩa lý gì hết. Người chết vào một thế giới mới với suy nghĩ tâm tư mới hoàn toàn, và người sống cần cư xử với người chết với tâm tư mới tương ứng. • Vỹ có lòng rộng lượng và lễ nghĩa và với vua Ân, cựu thù khi nhà vua còn sống. Và Vỹ nhân hậu với Ma Cô, rách rưới nghèo nàn cơ khổ. Rộng lượng với kẻ thù đã chết, trên thì kính trọng thần thánh, dưới thì nhân hậu với kẻ khốn cùng. Đó là đạo sống. Và đạo sống này sẽ mang đến nhiều may mắn thành công trong đời. • Phần thưởng đầu tiên Vỹ được là bó lá ngải chữa bệnh bướu của Ma Cô. Bệnh bướu đầu và bướu cổ là biểu tượng của chất độc từ trong tâm người tụ lại—như là ba độc tham sân si trong kinh Phật. Người có lòng rộng lượng với người chết, kính trọng thần thánh, nhân hậu với kẻ khốn cùng, sẽ tự nhiên có ảnh hưởng tốt đến những người có tâm tham sân si nặng. Đức hạnh tự nhiên từ người thiện tỏa ra sẽ ảnh hưởng tốt đến người xấu và có thể làm tâm họ trở thành sáng suốt lành mạnh. • Sức mạnh chuyển hóa của người có thiện tâm đi từ gần tới xa—trước hết là bè bạn, như Ứng Huyền, sau đó là kẻ thù từ nước ngoài, như Nhâm Ngao. Và ngay cả khi trong vòng kẻ thù có người muốn hại người thiện–như Nhâm Phu—thì vẫn có người bảo vệ–như Phương Dung. • Người thiện, như Vỹ, khi sa cơ thất thế, như Vỹ rơi xuống giếng sâu, cũng có thể đổi xấu thành lành, có thể làm lành tâm ác của những người đại ác—biểu tượng bằng rắn chúa: Mào vàng là biểu tượng của vua, miệng đỏ râu đỏ là biểu tượng của quyền lực—và người thiện sẽ được cả những kẻ đại ác giúp đỡ. Dùng than đỏ mà chữa bệnh bướu cho rắn thần, tức là dùng ánh sáng của thiện tâm mà cải hóa lòng ác. • Ngược lại người có tâm ác muốn hại người thiện—như Nhâm Phu muốn hại Thôi Vỹ–thì người thiện không những không hề hấn gì mà người ác lại trả giá, như Nhâm Phu rốt cuộc làm cha (Nhâm Ngao) bị Thần Xương Cuồng đánh chết. • Việc Dê thần Dương quan nhân (dương là dê) cho Vỹ ngồi lên vai để đưa về trần thế có vẻ như là nói đến chiếc xe dê trong Phẩm Thí Dụ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là biểu tượng của Phật Giáo Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada). • Ngay cả việc vợ chồng và giàu sang cũng là phần thưởng đến từ thiện tâm của mình–biểu tượng bằng việc Ma Cô đem giai nhân và ngọc Long Tụy đến tặng Vỹ. • Tóm lại là thiện tâm của con người—rộng lượng, lễ nghĩa, nhân hậu—là chủ cho đời sống của ta. Thiện tâm giúp ta cải hóa mọi người—từ người thân, đến kẻ thù, từ người thường đến người xấu—mang lại may mắn, cứu ta khi sa cơ thất thế, mang lại hanh phúc gia đình và giàu sang vật chất. (Trần Đình Hoành bình)
    1 like