• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/09/2015 in all areas

  1. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Chỉ còn vài giờ nữa là đến 5g sáng ngày 25/ 9 2015 theo giờ Wasington, ngày bắt đầu một cuộc họp quan trọng và với cái nhìn Lý học thì nó sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn biến với phương pháp nào: Chiến tranh hay hòa bình?! Thiên Sứ tôi luôn hy vọng sự kết thúc canh bạc cuối cùng này bằng biện pháp hòa bình. Nhưng đấy chỉ là ý muốn chủ quan. Ý muốn chủ quan này có phù hợp với xu hướng khách quan hay không thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.Với chức năng của TTNC LHDP và mục đích dự báo, tôi xin được trình bày những dự báo trên cơ sở nền tảng của tri thức thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ, nhân danh nền văn hiến Việt về cuộc gặp lịch sử quan trong này. Tôi đặt tựa đề cho bài viết này là: CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ TRUNG NHỮNG DỰ BÁO VỀ DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Những người đã sinh hoạt và theo dõi diễn đàn này lâu năm, chắc chắn biết đến bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Bài viết này từ tháng 9 năm 2008, nhưng chỉ lưu hành nội bộ, cho đến tháng 7/ 2012, nó mới được công bố chính thức. Những đoạn quan trọng của bài viết này đã mang tính tiên tri cho sự đối đầu tất yếu của Mỹ Trung như ngày nay. Quí vị và anh chị em có thể xem toàn bộ bài viết và những vấn đề liên quan đến bài viết này theo đường link dưới đây, và tôi sẽ chỉ trích dẫn những đoạn liên hệ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/26661-viet-su-5000-nam-van-de-bien-dong/ Trong bài viết này có những đoạn cần quan tâm như sau: Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Qua những trích dẫn trọng yếu trên, trong bài viết từ 2008 của tôi "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và Biển Đông", đã xác định một quy luật chủ yếu chi phối mọi sự kiện cho mọi vấn đề tiên tri liên quan đến Lý học Đông phương; đó là: Sự hội nhập toàn cầu dẫn đến một quyền lực tập trung cho toàn thế giới, mà Hoa Kỳ mặc nhiên là đương kim bá chủ trên thực tế. Từ thực tế này, mặc nhiên Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, sau khi những quy luật tự nhiên về kinh tế, xã hội, các phương tiện kỹ thuật phù hợp cùng hướng tới sự hội nhập này. Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - đã được Lý học Đông phương thông báo trước - cũng không nằm ngoài quy luật phát triển này, mà tôi đã mô tả bằng hình ảnh "sự lột xác để phát triển". Có thể nói: Hầu hết sự lột xác để tiến hóa là thành công, nếu quan sát sự lột xác của các sinh vật trong tự nhiên. Nhưng không phải không có ngoại lệ. Cho đến nay, sự hội nhập toàn cầu vẫn đang diễn ra và chưa hoàn tất, mọi người đều thấy rõ điều này. Chính những diễn biến này - là tổng hợp mọi hệ quả của một lịch sử của cả nên văn minh - đã dẫn đến tình trạng như hiện nay: Sự đối đầu Mỹ Trung để quyết định ngôi vị bá chủ thế giới. Cho dù về lý thuyết Trung Quốc xác nhận chấp nhận sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ - trừ quyền lợi quốc gia. Nếu như đấy là một nước nhỏ như Indonesia, hoặc một trong các Đồng minh của Hoa Kỳ, mà phát biểu câu này thì không có vấn đề gì. Vì đối với các Đồng Minh của Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia của họ và của chính Hoa Kỳ đã có những nền tảng đồng nhất, nó sẽ không mang tính đối kháng; hoặc một nước nhỏ thì không quá quan trọng. Nhưng đây là Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (Sau khi Nhật Bản tụt hạng vì trận động đất hủy diệt) và tham vọng bá chủ đã lộ liễu qúa rõ trên thực tế; dù giải thích bằng cách nào. Biển Đông chỉ là một sự thể hiện có tính hiện tượng của bản chất cho sự đối đầu trện thực tế này. Nhưng nó sẽ là ngòi dẫn nổ cho thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Đây cũng chính là nguyên nhân để tôi nhiều lần nói rằng: Trung Quốc đã sai lầm có tính chiến lược quốc gia khi đụng tới Việt Nam. Nếu như không mắc sai lầm này, lịch sử của nhân loại sẽ thay đổi. Âu cũng là cái số. Bây giờ đã quá muộn và cuộc gặp mặt lần này chỉ có một thực tế duy nhất và không thể xảy ra với giả thuyết rằng: ngài Tập chấp thuận rút hết lực lượng trên biển Đông và chấp nhận một cuộc đối thoại quốc tế về vấn đề này - theo đề nghị của ngài Obama. Chuyện này sẽ không thể xảy ra. Bởi vì, nếu chấp thuận chuyện này, ngài Tập gần như không còn cách nào để giải thích với các lực lượng trong nước về quyết định có tính giả thuyết đầy lãng mạn và huyền thoại như vậy. Bởi vậy, đây chính là đoạn không thể thương lượng trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lịch sử này. Ngoại trừ phép màu quyết định xảy ra giả thuyết mà tôi đã trình bày ở trên. Đương nhiên, khi đã xác định rằng: "Mâu thuẫn không thể giải quyết", thì trên ngôn ngữ ngoại giao sẽ được giải thích chung chung bằng quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới của cả hai bên và những giải pháp tốt nhất sẽ được thực hiện để bảo đảm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Đương nhiên là theo cách hiểu và cách nghĩ của mỗi bên. Như vậy, vấn đề thứ nhất trong 6 đề tài chủ yếu của cuộc gặp mặt đã được xác định. Vấn đề thứ hai trong cuộc gặp thượng đỉnh này, là khí hậu toàn cầu. Có thể nói đây là đề tài quốc tế mà bất cứ một chính khách ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, dù là siêu cường hay không đều rất ủng hộ. Bởi vậy, cần xác định ngay rằng: Với hai vị đứng đầu hai quốc gia lớn nhất của thế giới sẵn sàng đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này. Có thể nói đây chính là món quà mà Thượng Đế ban cho cuộc gặp thưởng đỉnh này để họ có thể tươi cười với nhau và cụng ly rôm rả với những lời lẽ ngoại giao khách sáo. Nó cũng có thể là nguyên nhân để những dân thường và những chính khách phường trong quán trà 5xu, tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần đến nhau trong những vấn đề mà cả hai đều quyết tâm. Tất nhiên nó sẽ là một trong những mặt được nhấn mạnh để giữ mẽ cho nhau trong cuộc gặp thượng đỉnh đầy gay cấn này, khi về danh nghĩa Washinhton đón tiếp ngài Tập như một thượng khách quốc gia. Vấn đề thứ ba khá học búa, chính là an ninh mạng. Tất nhiên đây cũng là một đề tài rất gay cấn. Mặc dù thực tế nó chỉ đứng hàng thứ hai sau Biển Đông. Bởi vì, về mặt hình thức, ngài Tập sẽ phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ về những cuộc tấn công mạng của Trung Quốc. Không ai thấy "ma đi ăn cỗ". Ngài Obama cũng không thể trưng ra những hồ sơ dày cộp với những bằng chứng không thể chối cãi, chi tiết đến từng hành vi những con người thực hiện. Nhưng chắc chắn khi đó, ngài Tập sẽ long trọng xác định rằng: Nó không phải chủ trương của nhà nướcTrung Hoa. Trong khi đó, ngài Tập cũng trên lý thuyết xác nhận một sự cam kết hợp tác chặt chẽ về vấn đề này với Hoa Kỳ. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì đây có thể là một lời hứa ngưng tấn công mạng. Nhưng điều đó lại không phản ánh một thực tại đã diễn ra và không thể có gì sẽ bảo đảm cho một tương lai tấn công mạng tinh vi hơn ở cả hai bên. Cho dù sau đó có những văn bản cam kết rất long trọng của hai quốc gia. Mặc dù thực tế là như vậy, nhưng vì tính chính danh, cả hai bên đều sẽ dễ đi đến một đồng thuận chung chung kiểu khen nhau tử tế và cam kết sẽ làm toàn những chuyện toàn từ tốt đẹp cho những vấn đề liên quan. Tất nhiên, sau đó cử tọa có thể nâng ly để chúc mừng những thỏa thuận đạt được. Vấn đề thứ tư là kinh tế và mối liên hệ giữa hai siêu cường nhất nhì thế giới. Đây là điều mà Bắc Kinh luôn nhấn mạnh và là "củ cà rốt" chính để thương thuyết trong quan hệ hai bên cùng tồn tại và "cùng thắng". Món quà đầu tiên thể hiện thiện chí và để chứng minh một cách sơ sài, đó là một hợp đồng lên đến chục tỷ Dollar mua máy bay Boeing. Nhưng Hoa Kỳ thì thừa hiểu củ cà rốt này có từ đâu. Bởi vậy ngài Obama đã rất thẳng thắn khi phát biểu rằng: Trung Quốc đã ngồi chung xe với chung ta quá lâu". Và để thể hiện điều này, nó đã được hoan nghênh bằng một buổi tiệc với món ăn Nhật và chai rượu vang mắc nhất giá 15 Dollar. Nhưng cũng vì tính chính danh chính trị. Tất nhiên Hoa kỳ sẽ hoan nghênh một Trung Quốc phát triển trong hòa bình và lại có lý do để nâng cốc cho một cuốc sống thịnh vượng cho toàn thế giới trong tương lai, khi hai siêu cường nhất trí cao trong việc giải quyết các vấn nạn kinh tế mà hai bên đều lấn cấn. Vấn đề tiếp theo: Có lẽ đây là một khái niệm được tất cả thế giới văn minh đều ủng hộ. Bởi vậy, cho dù có những bất đồng trên thực tế về những sự việc cụ thể, như trong đoạn trích dẫn trên - thì - họ vẫn có một sự chia sẻ với nhau và lại cụng ly chúc mừng cho sự nhất trí cao về một quyền con người nói chung cho cả thế giới và xem xét các khác biệt do tính đặc thù của từng quốc gia, để đi đến một đồng thuận cao trong tương lai. Về mặt lý thuyết nó sẽ xảy ra như vậy. Vấn đề cuối cùng được nêu ra là: Có lẽ đây là một cái cớ được nêu ra để gây sức ép với Bắc Kinh, nhiều hơn là một thực tế, khi trên danh nghĩa, Bắc Kinh đã thừa nhận Bắc Triều Tiên đã không còn nằm trong vùng kiểm soát của họ. Và tất nhiên, trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ dễ dàng cam kết đồng thuận với Hoa Kỳ để kiềm chế Bắc Triều tiên, khi họ đã xác định thừa nhận sự chỉ đạo của Hoa Kỳ trong những quyết định quan trọng của thế giới. Như vậy về lý thuyết, ngài Tập sẽ được hoan nghênh của Nhà Trắng khi phát biểu về những cam kết phi hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, đây lại là lý do nữa để hai bên nâng cốc - lần này là rượu tương đối xịn - chúc mừng cho hòa bình thế giới - vốn là điều mà lão Gàn cũng ủng hộ lâu năm. Hì. Thưa quý vị và anh chị em. Như vậy, còn lại chỉ là vấn đề biển Đông. Hay nói chính xác hơn: Đó là hình thức trực quan nhất mà cả mọi người từ phó thường dân dự khuyết hạng hai như lão Gàn, cho đến những nguyên thủ quốc gia, đều nhận thấy rằng đó là sự thể hiện tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Một vấn đề mà ngài Tập không thể lùi trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Nhưng ngài Obama cũng không thể đốp chát một cách thẳng thắn một vị nguyên thủ quốc gia được đón tiếp vào hàng thượng khách của Hoa Kỳ, ít nhất về tính chính danh. Cho nên, để cuộc gặp này trong một bầu không khí căng thẳng như ở làng Vũ Đại sẽ không xảy ra. Cho nên, cùng lắm là ngài Obam chỉ có thể bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với những cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, mà ngài Tập sẽ long trọng cam kết. Bởi vậy, cùng lắm nó cũng là một nguyên nhân nữa để dẫn đến một sự nhất trí cam kết bảo vệ hòa bình quốc tế ở đây. Nhưng đây sẽ là một chỗ hổng lớn nhất cho những cam kết quốc tế trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia. Nhưng hành vi cụ thể sẽ chưa được giải quyết. Cho nên, đây cũng là nguyên nhân để những tướng lĩnh trong quân đội Trung Hoa thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ những gì mà nước này chiếm được lần lượt từ nhiều năm qua. Đây cũng là nguyên nhân để ngài Tập đến Hoa Kỳ không mang theo một nhà lãnh đạo quân sự nào. Tất nhiên, trong bối cảnh này, Hoa kỳ và Trung Quốc cũng lại sẽ có những câu tuyên bố rất mơ hồ theo kiểu "cơ sở khoa học" và ngay sau đó sẽ là hành động của mỗi bên theo cách hiểu của mình. Tất nhiên y phục của ngài Tập sẽ không mặc màu đen như các nhà ngoại giao truyền thống thường mặc, mà nó có thể là xanh bleur gần như đen với chiếc calavat cũng màu xanh biển để thế hiện sự hướng tới hòa bình. Cuộc gặp sẽ kết thúc trong một không khí mà bề ngoài không mấy căng thẳng, nhưng nó cũng chẳng làm thay đổi được gì trong tình hình hiện nay. Mọi việc sẽ tiếp tục theo lời tiên tri Ất Mùi 2015 mà lão Gàn đã phát biểu: "Tình hình biển Đông sẽ căng thẳng vào cuối năm". Kết luận cuối cùng là: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Mặc dù vẫn có đầy đủ những nghi lễ quốc gia. Nó có tác dụng giới thiệu cho loại rượu Thiệu Phong gì đó cho những bợm nhậu trên thế giới, có thể tìm mua, nhiều hơn là một sự thay đổi thế giới thực sự. Bởi vì, bản chất của vấn đề là "Ai sẽ là bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu, sẽ bắt đầu trong tương lai?" - thì lại không phải tính chính danh để có thể nói chuyện trong một cuộc gặp này. Tất nhiên, hai ngài không thể "Oẳn tù tì" để xác định ngôi bá chủ thế giới. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Viết xong vào quẻ Khai Vô Vong. giờ Dậu ngày Tam nương sát 13. 8. Ất Mùi Việt lịch. Lão Gàn Thiên Sứ ========================== Tư liệu tham khảo:
    7 likes
  2. PS: Có lẽ tôi phải nói thêm rằng: Quốc gia có lợi nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh này chính là Hoa Kỳ. Qua cuộc gặp này, họ muốn thể hiện tính chính danh và trách nhiệm với thế giới của ngôi vị bá chủ hoàn cầu trong tương lai, thông qua sự thể hiện nghi lễ tiếp đãi long trọng với ngài Tập. Nếu không có sự thỏa thuận nào rõ ràng - thì trách nhiệm sẽ thuộc về Trung Quốc. Tất nhiên trong trường hợp bổ sung này chỉ là hệ quả của kết luận rằng: Đây là một cuộc gặp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, nếu nó dự báo đúng. Chậm lắm thì hai ngày sau, chúng ta sẽ có kết quả.
    2 likes
  3. Vui học tiếng Nhật (tiếp 3) Hi-Tô (“Hắn Ta”) <người>. Nin (Nhân) <người>. Din (Dân) <người> [ Con = Cần <Tày:Cần> = Nhân = Dân = Din <Nhật: Din> = Nin <Nhật: Nin>]. Nihôn Din (“Nhựt Bổn Dân”) (Nhật Bản Dân) <người Nhật Bản>. Xư-Rư (“Xử Chứ”) (Làm Chứ) <làm>. Xưrư Hitô (“Xử chứ Hắn ta”) (Hắn ta làm chứ) <người làm>. A-Xô-Cô (Ấy Xa Cư”) (Cư Xa Ấy) < đằng kia> Axôcô Đệ Xưrưhitô Wa…(Ấy xa cư Đỗ Làm chứ hắn ta Là …”) (Hắn ta làm chứ Đỗ cư xa ấy Là …) <người làm ở đằng kia là > Giôdư Ní Xixôđêxư (“Giỏi dữ Thì Làm xổi đấy chứ”) (Làm dối thì giỏi dữ đấy chứ)< Có vẻ làm giỏi đấy> Xita Hô Ga Iiđêxư (“Làm đã Hơn cả Tốt đấy chứ”) (Tốt đấy chứ Hơn cả Đã làm)< Tốt hơn cả là đã làm> Ka-Ra (“Kể Ra”) (Kể Ra) <kể từ, từ, do vì>. Tô (“Tới”) (Tới) <tới>. Đê (“Đỗ”) (Đỗ) <đỗ, chỗ, đến>. Nihôn Kara Tô BêtôNamư Đệ (Nhựt Bổn kể ra tới Việt Nam đỗ) < từ Nhật Bản tới chỗ Việt Nam> Mô-Ra (“Muốn Rằng”). I-Ma-Xư (“Có Mặt Chứ”) (Có Mặt Chứ) < Có Mặt >. Môraimaxư (“Muốn rằng có mặt chứ”) (Muốn rằng có mặt chứ) <tiếp nhận, nhận> Xưrư Côtô Ố Môraimaxư (“Xử chứ Công tác Cho Muốn rằng có mặt chứ”) (Muốn rằng có mặt chứ Cho Công tác Làm chứ)< nhận cho công tác làm – nhận việc làm> Xita Côtô Ga Arimaxư (“Làm đã Công tác Cả Ẵm mặt chứ”) (Hiện ẵm Cả Công tác đã làm) < có công tác đã làm – đã từng làm>. Cô-Rê (“Cội Rễ”) (Cái Này) <cái này, đây>. Xi-Rô (“Xử Rứa”) (Làm Đi) <làm đi>. Ma-Xư (“Mai Chứ”) (Mai Chứ) <sẽ>. Xi-Ma-Xư (Làm Mai Chứ) <sẽ làm> Côrê Wa Xưrư Côtôđêxư (“Cái này Là Làm chứ Công tác đấy chứ”) (Đây là việc làm đấy chứ) <đây là việc làm> Nan- Ni (“Nào Gì”) (Cái Gì) <cái gì,cái nào> Nanni Ximaxư Ká? (“Nào gì Làm mặt chứ Hả?”) (Hiện làm gì chứ hả?) <hiện làm cái gì hả?> I-Rư (“Đi Chứ”)<đi>. I-Ki (“Đi Cước”) (Đi Bộ) <đi bộ>. Ki-Rư (“Cập Chứ”) (Cập Chứ) <Đến> Ikitê Ima xư (“Đi Cước Đang Có Mặt Chứ”) (Có mặt chứ Đang Đi bộ)< hiện đang đi bộ> Đôô (“Đâu”) (Đâu) <Nào = Sao = Đâu = Ra Sao> Xita Côtô Ga Đôô Đêxư Ka? (“Làm đã Công tác cả Đâu đấy chứ Hả?”)< Việc đã làm ra sao?> I-Cư-Ra (“Ý Coi Răng”) (Ý Coi Răng) <bao nhiêu> [Vd, Trung Bộ: Cái ni mi bán ý coi răng? = Cái ni mi bán răng nấy? = Cái này mày bán lấy mấy? <Tày: au nẩy?> ]. Tô-Cô-Rô (“Tới Cư Rồi”) (Tới Cư Rồi) <chỗ, vị trí> Xưrư Côtô Wa Icưra Tôcôrô Ga Arimaxư Ka? (“Làm chứ Công tác Là Ý coi răng Tới cư rồi Cả Ẵm chứ Hả?”) ( Công tác Làm chứ Là Ẵm Ý coi răng Tới cư rồi Cả Chứ Hả?)< Việc làm là có bao nhiêu chỗ tất cả chứ hả? - Có tất cả mấy chỗ làm hả?> Ô-Ma (“Cho Là”) (Cho Là) <cho là>. I-Ma-Xư (“Có Mặt Chứ”) (Có Mặt Chứ) <có mặt>. Ômaimaxư (“Cho là có mặt chứ”) (Có mặt chứ Cho là) <hiện cho rằng>. Xư-Rư Tố (“Xử chứ Tới”) (Tới Làm) < tới mức là >. Xưrư Tố Ômaimaxư (“Xử chứ Tới Cho là có mặt chứ”) ( Hiện cho rằng Tới Làm)< hiện cho rằng tới mức là> Xi-Mai (“Làm Mãi”) (Làm Mãi) <làm mãi>. Ximai Imaxita (“Làm mãi Có mặt làm đã”) (Có mặt làm đã Làm mãi) <hiện đã làm mãi rồi>. Ka-Ra (“Kể Ra”) (Kể Ra) < từ chỗ, vì lý do> [Vd: Kể ra tôi lỗ vốn nên giờ bó tay = Tôi từ chỗ lỗ vốn nên giờ bó tay = Tôi vì lý do lỗ vốn nên giờ bó tay]. Xita Côtô Ga Arimaxen Kara (“Làm đã Công tác Cả Ẵm mô mần Kể ra”) ( Kể ra Ẵm mô mần Cả Công tác Đã làm) < Từ chỗ không có cả việc đã làm – Vì chưa từng làm> A-Tô (“Là Tới”) (Là Tới) < thì thôi>. Xita Atô (“Làm đã Là tới”) <Làm xong thì thôi>. Na-Cư-Tê (“Nên Cứ Thế”) (Nên Cứ Thế)<cho nên, nên>.Tô (“Tới”) (Tới) < tới, sẽ, sẽ tới>. Xưrư Tô ( “Xử chứ Tới”)(Làm thì Sẽ tới) <làm thì sẽ tới>. Xi-Ta-Ri (“Làm Đã Khi”) (Khi Đã Làm) < khi thì đã làm> Cô nô Ố Xitari, Xônô Ổ Xitari Ximaxư (“ Cái này Cho Làm đã khi, Đó nọ Cho Làm đã khi Làm mặt chứ”) (Hiện làm Khi thì đã làm Cho Cái này, Khi thì đã làm Cho cái nọ) <hiện khi thì làm cái này, khi thì làm cái nọ> Ki-Ma-Xư (“Cập Mặt Xử”) (Làm Cập Mặt) < đến, có mặt ở>. Ki-Ta (“Cập Đã”) (Đã Cập) <đã đến>. Ki-Ma-Xi-Ta (“Cập Mặt Làm Đã”) (Đã Làm Cập Mặt) <đã đến>. Tô-Ki (“Tới Khi”) (Thì Khi) <thì, khi>. Ki-Ta-Tô-Ki (“Cập Tới Tới Khi” ) (Kịp Thì) <sau khi đã đến> Na-Ca-Na-Ca (“Nữa Cơ Nữa Cơ”) (Của Nữa Của Nữa ) <nữa, mãi> [Nữa = “Nữa Ạ!” = Na < Nhật: Na>, Của = Có = Co < Quảng Đông: Co的 > = Cơ = Tơ <Hán: Tơ的 > = “Cơ Ạ!” = Ca <Nhật: Ca> ]. Na-Ca-Na-Ca )”Nên Cà Nên Cà”)(Nên Cà Nên Cà) < khá là>[ Vd: Nên cà Nên cà Có duyên = Khá là Có duyên ]. Cô-Tô-Rô-Ga (“Cũng Tới Rồi Cả”) (Cũng Tới Rồi Cả) <nhưng mà>. Xư-Rư Tô (“Xử chứ Tới”) (Tới Làm chứ)< thế là>. Ba-Ca-Ri (“Bộ Cả Lí”) (Lí Cả Bộ) < trong toàn bộ>. Cô-Tô Ba-Ca-Ri (“Công tác Bộ cả lí”) (Lí Cả Bộ Công Tác)<toàn bộ công việc>. Mô-Ra-I (“Muốn Là Có”) (Muốn Là Có) <muốn>. Tai (“Được”) <được>[ Được = Đắc = Đảy <Tày: Đảy> = Tai <Nhật:Tai> ]. Mô-Ra- I - Tai (“Muốn Là Có Được”) <muốn được – dục đắc > Xi tê Moraitai Đêxư (“Làm đang Muốn được Đấy chứ”) <đang muốn được làm đấy> Kai-Ê (“Quay Về”) (Quay Về) <quay về>. Kai -Ê-Ri (“Quay Về Rứa”) <quay về>. Kaiêrimaxư (“Quay về Mặt chứ”) (Mặt chứ Quay về) <hiện quay về>. Xitê Kaiêrimaxư (“Làm đang Quay về mặt chứ”) (Mặt chứ Quay về Đang làm) <hiện đang quay về> Ma-Đa (“Mải Đà”) (Mải Đà) <mải, đà>[ Mải = Dãi = Dầu-Dãi = Vãi = Vẫn, “làm vãi đái” = “vẫn làm đấy”. “Mải Mải” = Mãi 1+1=0 Mải = “Mải Ạ!” = Ma <Nhật: Ma>. Đà = Đa <Nhật: Đa>. Vd: Em Đà chạy ngược chạy xuôi, buôn sông bán chợ mà nuôi con đàn]. Mađa Xitêimaxư (“Mải Đà Làm đang Có mặt chứ”) (Có mặt chứ Đang làm Mải đà) < hiện đang làm mải miết – hiện vẫn đang làm> Mô-Ô (“Mồ”) (Mồ) <không rồi, đã không> [Ô+Ô = 0+0=1 = Ồ, Môô = Mồ < Trung Bộ: Mồ = lướt lủn “Mô Rồi” = Mồ = Không Rồi = Đã Không, Vd: “Tui có xin tiền ai mô mồ” = “Tôi có xin tiền ai không, đã không”. <Nhật: Môô, đọc là “Mồ”> ] Yô (“Dự”) (Dự) <dự, định>. Xi-Ma-Yô (“Làm Mà Dự”) (Dự Làm Mà) <định làm mà> [ Dành = “Dành Chứ!” = Dự = = “Dự Chớ!” = Yô <Nhật: Yô> ]. Xima Xita (“Làm mà Làm đã”) (Đã Làm Mà) <đã làm mà>. Xitêimaxư Xita (“Làm đang có mặt chứ Làm đã”) (Đã làm cái hiện đang làm)< đã từng làm> Đôcô Đê Xitêimaxư Ká? (“Đâu cư Đỗ Làm đang có mặt chứ Hả?”) ( Hiện đang làm ở đâu Hả?) <hiện làm ở đâu?>. Đôcô Đa ca Xitêimaxư (“Đâu cư Đã cà Làm đang có mặt chứ”) (Hiện đang làm ở đâu Đã cà) < hiện đang làm ở đâu rồi cà> Xô (“ Vậy”) <vậy, vậy à> [ Thông tin nghe được: Nghe = Ve Vẻ = Vậy = Vỡ = Xô <Nhật: Xô>. VD: “bát đĩa chung rổ đâu tránh được Xô” – tiếng va chạm leng keng, gần sát nhau gây Xô gọi là Xô Xát – lời qua tiếng lại ]. XôđêxưKá? (“Vậy Đấy Chứ Hả?”)< vậy hả?>. Xita Đa Xôđêxư (“ Làm đã Đã Vậy đấy chứ”) (Đã đã làm vậy đấy chứ) < nghe nói đã làm>. Xita Đa Yô (“Làm đã Đã Dự”) (Đã dự đã làm) <Có lẽ đã làm> Nô (“Nó”) <nội thuộc, của> [ Của = Có = “Nội Có” = Nó = Nô <Nhật: Nô> ]. Wataxi Nô Côtôđêxư “Tôi Nó Công tác đấy chứ” (Công tác Của tôi Đấy chứ) < việc của tôi đấy> Ya-Xư-Mi (“Xả Xử Nghỉ”) (Xả Làm Nghỉ) <ngơi nghỉ>. Ô-Na-Di (“Cho Na-Ná Giống”) (Cho na-ná giống) <giống, na-ná>. Yô-Na (“Giống Na-ná”) <giống như>. Yô (“Giống”) < giống> Xưrư Côtô Nô Yôđêxư (“Làm chứ Công tác Nó Giống đấy chứ”) < giống như làm việc đấy chứ>. Xưrư Cô tô Nô Yôna Yaxưmi (“ Làm chứ Công tác Nó Giống na-ná Ngơi nghỉ”) < Làm việc nó giống như nghỉ ngơi – Nghỉ như làm>. Yaxưmi Nô Yô Ní Ximaxư (“Ngơi nghỉ Nó Giống Thì Làm mặt chứ”) (Hiện làm thì Nó giống nghỉ ngơi) <Làm như nghỉ> Ta-Cư (“Đắc”) (Muốn Được) <được, muốn> [ Được = “Được Chắc” = Đắc = Tacư <Nhật: phiên âm Tacư > = Đảy <Tày: Đảy> = Tai <Nhật: Tai>]. Xi Ta cư Nai (“Làm Đắc Nỏ”) (Nỏ Đắc Làm – Nỏ Mần) <không muốn làm>. Na-Ra (“Nếu Rằng”) <nếu rằng>. Xưrư Nara (“Làm chứ Nếu rằng”) <nếu muốn làm>. Xi Tacư Nai (“Làm Đắc Nỏ”) (Nỏ Đắc Làm) <đã không muốn làm> Ta-Ra (“Tội Vạ”) (Tội Vạ) <Lỡ>. Xi Tara (“Làm Tội vạ”) ( Tội vạ Làm) < lỡ làm> Ka-Ta (“Cách”) <cách> [ Đi = Chỉ = Chiều = Kiểu = Cách = Kata <Nhật: phiên âm Kata ], Ka- Chư – Ta (“Cát”) <cát, tốt, muốn> [ Cát <Nhật: phiên âm Cachưta ]. Kachưta -Ta-Ra (“Cát Đã Rất”) (Đã Rất Muốn)< đã rất muốn>. Xi-Na (“Làm Nỏ”) (Nỏ Mần) <Không Làm>. Xina Kachưta Tara (“Làm Nỏ Cát Đã Rất”) (Đã Rất Muốn Không Làm) < chắc đã không muốn làm>. Xi Tacưnai Xôđêxư (“Làm Đắc nỏ Xổi đấy chứ” ) (Xổi đấy chứ Nỏ đắc làm) <Có vẻ không muốn làm> Xưrư Kata Ố BenKiô Xitêimaxư (“ Làm chứ Cách Cho Miễn Cưỡng Làm đang có mặt chứ”) ( Hiện đang làm chứ Việc Học cho cách Làm chứ) < hiện đang học cho cách làm – đang học làm> Cư-Tê-Mô (“Cứ Thế Mà”) (Cứ Thế Mà) <Chắc> Xita Cưtêmô (“Làm đã Cứ thế mà”) (Cứ thế mà Đã làm) < Chắc đã muốn làm> Cư-Tê (“Có Thế”) <cho nên>. Ư-rư-Xai (“Í Ới”) < ồn ào>. Ưrưxai Cưtê (“Í Ới Cứ thế”) < ồn ào cho nên>. I-Rư (“Có mặt Chứ”) ( Có Mặt) <có, có mặt>. Đa-Rê (“Đứa Nào”) < ai?> [ <Trung Bộ: Ai? = Đứa mô Rứa tề? “Đứa Ạ!” = Đa <Nhật: Đa>, “Rứa Tề” = Rê <Nhật: Rê> ] Đarê Ka Irư Yô Đêxư ( “Đứa nào Hả Có mặt Giống đấy chứ”) (Giống như Có đứa nào đấy chứ Hả?)< hình như có ai hả?> Xina Hô Ga Ii đê xư (“Làm nỏ Hơn cả Tốt đấy chứ”) (Tốt đấy chứ Hơn cả Nỏ làm) < Tốt hơn cả là không làm – Đừng nên làm>. Đôô –Xitê (“Đâu Làm đang”) (Đâu đang làm?) <Vì sao?> Đôô Xitê Xinai Nô Đêxư (“Đâu làm đang Làm nỏ Nó Đấy chứ”) (Vì đâu Không làm Nó đấy chứ)< Vì sao không làm nó>. Xinai Nô Wa Đôôxitê Đêxư Ká? ( “ Làm nỏ Nó Là Đâu làm đang Đấy chứ Hả?”) ( không làm nó là vì đâu đấy chứ hả?) <Vì sao không làm nó?> Đề-Ki-Ma-Xư (“Được Có Mặt Chứ”) (Có mặt chứ Được) <hiện được> [Được = Đê-K < Nhật: phiên âm Đêki> ] Xư rư Côtô Ga Đêkimaxư (“ Làm chứ Công tác Cả Được có mặt chứ”) ( Làm cả công việc Được) < làm được> Xinai Đê Cưđaxai (“ Làm Nỏ Để Cứ Đã Này”) (Cứ Đã Này để Không làm) <Hãy để không làm – Hãy đừng làm> [Đỗ = =Đến = Đặt = Để = Đê <Nhật: Đê> ]. Cư-Tê-Mô (“Cứ Thế Mà” ) (Cứ Thế Mà) <cũng>. Xina Cưtêmô Iiđêxư (“Làm nỏ Cứ thế mô Tốt đấy chứ”) (Không làm cũng tốt đấy chứ)< Không làm cũng được>. Xinai Nô Wa Ikệmaxen (“Làm nỏ Là Có kệ mô mần”) (Không làm Nó là Mô mần Có kệ) <Không làm nó là không được>. Xa-Xê-Rư (“Xảy Làm Chứ”) ( Xảy) <bắt làm, không tránh được> [ Xay = “Xay Phải” = Xảy = Xàng = Xàng Xảy = Sàng Sảy – những công đoạn bắt buộc trong làm gạo – làm hàng Xáo , “Xay thóc khỏi bế em”. Xử = “Xử Ạ!” = Xa = “Xử Hề!” = Xê. <Nhật: Xaxê]. Xaxêtê Imaxư (“Xảy làm đang Có Mặt chứ”) (Có mặt chứ Đang làm xảy)< hiện đang bắt làm>. Xaxêtê Cưđaxai (“Xảy làm đang Cứ đã này”) (Cứ đã này Đang làm xảy) <hãy bắt làm>. Xaxêtê Môraitai Đêxư (“ Xảy làm đang Muốn được Đấy chứ”) (Muốn được đấy chứ Đang làm xảy) < Muốn được bắt làm đấy chứ>. Wa-Rư-I (“Quá Rủi”) (Xấu) <xấu>. Warưi Côtô (Quá rủi Công tác”) (Việc Xấu) <việc xấu> Mê –Xư-Mư (“Mò Xơ Múi”)(Mò Xơ Múi) <trộm vặt>. Mô-Nô (“Món Đồ”) (Món Đồ) < Đồ, Vật dụng>. Nê-Rư-I (“Nộm Rứa Có”) (Nộm) <xấu>. Hitô Nô Mônô Ố Mêxưmư Yôôna Nêrưi Côtô Ố Xitê Wa Ikêma xen (“ Người ta Nó món đồ Cho mò xơ múi Giống na-ná Nộm công tác Cho làm đang Là có kệ mô mần”) (Đang làm cho việc xấu giống như trộm vặt cho món đồ của người ta là không được) <làm việc xấu như trộm đồ của người ta là không được> I-Rư (“Đi Rứa”) <đi>. I-Ki (“Đi Cước”) (Đi Bộ) <đi>. Ki-Rư (“Cập Rồi”) <đến>. Tô-Ki (“Tới Khi”) (Thì, Khi) <Thì, Khi>. I-Chư-Tê (“Ì Chờ Đang”) (Đang Chờ Ì) < đang chờ>. Ichưtê Irư Tôki (“ Ì chờ đang Đi khi”) (Khi đi đang chờ) <trước khi đi> Ya-Chư-Tô (“Út Chót Thì”) (Út Chót Thì) <cuối cùng thì>.Xư rư Tô (“Xử Rứa Thì”) (Làm Thì) <làm thì>. Đê –Mô (“Được Mô”) (Được mô phỏng) <cũng> [ Đê mô là bắt chước, hai vật giống nhau tức Cùng, hai cái cùng là “Cùng Cùng” = 1+1= Cũng = 0 ]. Nan Đê mô Ii đê xư (“Cái gì Cũng tốt đấy chứ”) (Cái gì cũng tốt) <gì cũng được>. Ha-Rư (“Hửng Rồi”) (Hửng Rồi)< mùa xuân>. Harư Ní Narư Tô (“Mùa Xuân khi Nên rồi thì”) (Khi mùa xuân đến rồi thì) < khi xuân đến thì > Yô-Ri (“Với”) (Dữ與) <so với> [ Với = Dới = “Dới Chứ!” = Dữ 與 < Hán: Dữ與 > = Yôri <Nhật: phiên âm “Yô Ri” = Dới ]. Cônô Hô Ga Xônô Yôri Iiđêxư (“Cái này Hơn cả Cái nọ So với Tốt đấy chứ”) (Cái này tốt hơn so với cái nọ đấy chứ) <cái này tốt hơn cái kia> Đô – Chi – Ra (“Đâu Chia Ra”) <đằng nào> Cônô Tô, Xônô Tô Đê Wa Đôchira Ga Iiđêxư Ká? (“Cái này thì, cáo nọ thì Được Là Đâu chia ra Cả Tốt đấy chứ Hả?”) ( Cái này, cái kia đằng nào được là cả tốt đấy chứ Hả?) <Cái này, cái nọ, đằng nào tốt hả?> Mố (“Mình”) (Mình, tự nó) <vốn>. Ya-Xư-I (“Dễ Xuôi”) (Rẻ) <rẻ> [ Rẻ = Dễ = “Dễ Chi!” = Dị 易 <Hán: Dị易> = Ya xưi <Nhật: phiên âm “Ya Xưi” = Dị ]. Đa-Xi (“Đã Xong”) (Đã Lại) < lại>. Cônô Mố Kirêi Đaxi Yaxưi Đêxư (“Cái này vốn đẹp Lại rẻ đấy chứ’) < Cái này đã đẹp lại rẻ> A-Nô (“À Nó”) <à nó>. Ta-Bê-Mát (“Táp”) <ăn>[ Ăn = Đẵn = Đớp = Tớp = Táp = phiên thiết “Ta – Bê – Mát’ <Nhật: Tabêmat ]. Ca-Chư-Tê (“Cát”) (Tốt) < Muốn>: Muốn cái gì thì cho cái đó là Tốt. [ Tốt = Cát <Nhật: phiên âm Cachưtê> ] A Nô Hitô Ga Tabêta Cachưtê Imaxư (“À Nó hắn ta Cả Táp Cát Có mặt chứ”) ( À nó hắn ta hiện muốn ăn) <ông ta đang muốn ăn> Ra-Rê-Ma-Xư (“Rồi Mặt Chứ”) (Mất Rồi)< mất rồi>. Tabêrarêmaxư (“Táp Rồi Mặt Chứ”) <ăn mất rồi>. Ô-Ca-Xi (“Ổ Cơm Xôi”) <ổ bánh> Wataxi Wa Anata Ní Ôcaxi Ố Tabêrarêmaxita (“Tôi là Anh thì ổ bánh cho ăn mất rồi làm đã”) ( Tôi là bị anh đã làm ăn mất cho ổ bánh) < Tôi bị anh ăn mất ổ bánh rồi>. Anata Wa Wataxi Nô Ôcaxi Ố Tabêtêximaxita (“Anh Là Tôi Nó Ổ bánh Cho Táp đang làm mặt làm đang”) (Anh là đã làm hiện đang ăn cho ổ bánh của tôi) < Anh đã đang ăn ổ bánh của tôi>. Theo các mẫu câu như trên, bạn lấy các động từ khác thay vào vị trí của động từ Làm (Xưrư, Xi, Ximaxư, Xitê, Xitêimaxư, Xitêimaxưxita, Xita, Xita Đa) để tự đặt câu tiếng Nhât.
    2 likes
  4. TQ "mừng rơn" khi nhìn thấy thực đơn quốc yến của Nhà Trắng Hải Võ | 25/09/2015 11:19 Rượu nếp Thiệu Hưng và bánh trung thu là 2 trong số "yếu tố Trung Quốc" được Nhà Trắng đưa vào thực đơn quốc yến tiếp đãi ông Tập Cận Bình vào tối 25/9 (giờ địa phương). Bàn tiệc quốc yến Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tới Washington vào đêm 24/9 (giờ địa phương) và sẽ dự quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chiêu đãi vào tối 25/9. Trong quốc yến, ông Tập và đoàn đại diện Trung Quốc sẽ được uống rượu nếp Thiệu Hưng và ăn bánh trung thu bí ngô. Sau khi hình ảnh chuẩn bị quốc yến được tung ra, truyền thông Trung Quốc tỏ ra vui mừng khi thấy phía Mỹ đã chuẩn bị khá nhiều "yếu tố Trung Quốc". Văn phòng Đệ nhất phu nhân Mỹ hôm 24 tuyên bố, quốc yến sẽ được tổ chức ở Cánh Đông của Nhà Trắng với khoảng 200 khách mời. Thực đơn quốc yến cũng do Văn phòng này công bố. Cụ thể, bữa tiệc đón tiếp nguyên thủ Trung Quốc sẽ được "mở màn" bằng món súp nấm; món khai vị là tôm hùm Maine và "phở" cuốn; món chính với thịt cừu Colorado. Thực đơn đồ ngọt gồm 5 loại, bên cạnh bánh trung thu bí ngô còn có chocolate, bánh nhân táo... Về đồ uống, ngoài rượu Thiệu Hưng của Trung Quốc, quan khách cũng được thưởng thức rượu vang trắng Viognier năm 2014 và vang đỏ Merlot năm 2012. Địa điểm tổ chức quốc yến vào tối 25/9 bên trong Nhà Trắng. Theo Nhân dân Nhật báo, để chuẩn bị cho quốc yến, Nhà Trắng đã mời đầu bếp gốc Hoa Anita Lo - người từng tham gia show truyền hình thực tế Top Chef của Mỹ. Bà Lo đã cùng với Bếp trưởng Christeta Comerford và đầu bếp phụ trách món tráng miệng Susie Morrison cùng sáng tạo ra thực đơn dựa trên cảm hứng "mùa thu bội thu" này. Theo bà Comerford, tất cả các món ăn đều được chế biến riêng phục vụ quốc yến lần này và chưa từng xuất hiện trên bàn tiệc những lần quốc yến trước đây. Susie Morrison cho biết, bà nhận thấy dịp tết Trung thu sắp tới, đồng thời kết hợp với món bí ngô yêu thích của ông Obama, nên đã quyết định đưa món bánh trung thu bí ngô vào thực đơn. Một món ăn trong quốc yến Nhà Trắng chiêu đãi ông Tập. Trước đó, bữa tiệc đón tiếp ông Tập tại khách sạn Westin, thành phố Seattle đã trở thành chủ đề tranh cãi khi trong thực đơn xuất hiện wasabi - một loại gia giảm đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, trong khi quan hệ Trung-Nhật đang không mấy tốt đẹp. Truyền thông quốc tế cũng tỏ ra "khó hiểu" khi chính quyền Seattle tiếp đãi Chủ tịch Trung Quốc bằng các loại rượu vang rẻ tiền, có giá chỉ khoảng 11-15 USD. Tuyên bố vô căn cứ về Trường Sa, ông Tập muốn "dắt trâu qua rào" theo Trí Thức Trẻ
    2 likes
  5. Chuyến thăm tìm kiếm đột phá trong quan hệ Mỹ - Trung Thứ sáu, 25/09/2015 - 01:00 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ, từ ngày 22-25/9, theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm này thu hút sự chú ý đa chiều của dư luận thế giới. >> Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo về thảm họa nếu Mỹ - Trung đụng độ >> Mục tiêu chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình Tổng thống Mỹ B. Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Chinadaily) Trả lời phỏng vấn báo "Wall Street Journal" trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tiếp tục chung tay với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề về thách thức toàn cầu và khu vực. Ông Tập Cận Bình cho rằng, với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực. Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, cuộc gặp sắp tới giữa ông và Tổng thống Barack Obama sẽ ghi dấu ấn trong chiều dài quan hệ Trung - Mỹ. Ông nhấn mạnh, chuyến công du lần đầu tiên tới Mỹ kể từ khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Trung Quốc sẽ gửi đến một thông điệp tích cực với cộng động quốc tế rằng, Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác, cùng nhau ứng phó với các thách thức toàn cầu. Đánh giá tích cực kèm khuyến cáo… Được coi là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, những gì xung quanh Mỹ và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và theo dõi của giới học giả trên toàn cầu, nhất là bởi những ảnh hưởng của các diễn biến này đối với ổn định và hòa bình thế giới. Ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm với bài phát biểu tại chặng dừng chân đầu tiên là Seattle. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc có cuộc gặp với người đứng đầu các doanh nghiệp lớn như: Boeing, Microsoft và Starbucks. Ông đã có buổi làm việc với chính quyền một số bang - những người coi hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc là nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế địa phương. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Phố Wall", được đăng trên số báo ra ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế hàng đầu thế giới - đang kề vai sát cánh cùng chia sẻ và cả cạnh tranh trên nhiều bình diện. Ông nói: "Mỹ và Trung Quốc chiếm 1/3 sản lượng kinh tế, 1/4 dân số và 1/5 khối lượng thương mại toàn cầu. Nếu hai quốc gia lớn không hợp tác với nhau thì chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra những hệ quả đối với toàn thế giới". Nhiều chuyên gia đã đánh giá tích cực chuyến thăm và bày tỏ hy vọng, hai cường quốc này có thể kiểm soát tốt các bất đồng, cùng tăng cường lòng tin song phương thông qua đối thoại và hợp tác. Họ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể cùng nhau thiết lập một mối quan hệ nước lớn kiểu mới, một mối quan hệ mà nếu lành mạnh, phát triển ổn định sẽ đem lại lợi ích cho toàn thế giới. Theo các chuyên gia, hai nước nên nhân chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình để củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong mối quan hệ song phương. Zhu Feng - Giám đốc điều hành Viện Hợp tác cải cách và nghiên cứu Biển Đông nhận định: "Mối quan hệ Mỹ - Trung đang trong giai đoạn lịch sử quan trọng””. Mặc dù giữa hai nước vẫn còn tồn tại những hoài nghi và lo ngại về các mục tiêu chiến lược của nhau, nhưng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình là tín hiệu tích cực cho một tương lai tươi sáng hơn của mối quan hệ Mỹ - Trung nói riêng và trật tự thế giới nói chung. Ồng Zhu Feng nói thêm: "Lãnh đạo cả hai nước cần phải trấn an đối phương và gánh vác trách nhiệm đối với toàn thế giới". Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc Nathaniel Ahrens thuộc Đại học Maryland cho rằng, hai bên cần tăng cường thông tin liên lạc và kiềm chế phô trương sức mạnh để giảm thiểu các quan ngại về tham vọng chiến lược của mình. Theo ông Nathaniel Ahrens, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào thời điểm quan trọng và đây chính là lúc quan hệ Mỹ - Trung cần được nâng lên một tầm cao mới. Stephen Perry - một doanh nhân người Anh có nhiều kinh nghiệm và là một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Trung Quốc có nhiều khác biệt, song hai bên cần tăng cường hợp tác để đáp ứng mong muốn và lợi ích của người dân. Tuy có nhiều thách thức nảy sinh từ các khác biệt này, song ông cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn tồn tại nhờ những mục tiêu chung mà hai nước cùng theo đuổi. Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế Alejandro Simonoff, thuộc Đại học Quốc gia Argentina La Plata cho rằng, những tiến triển trong quan hệ Mỹ - Trung suốt nhiều thập kỷ qua cho thấy, hai nước hoàn toàn có thể giải quyết hoặc tránh vướng vào các cuộc xung đột nghiêm trọng với những nguy cơ khó lường, tương tự những mâu thuẫn đã từng diễn ra giữa các cường quốc trên thế giới. Ông Simonoff cho rằng, sự phát triển của mối quan hệ này là một quá trình diễn ra tuần tự, với sự tương thuộc ngày càng mạnh mẽ. Hai nước chắn chắn sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại và kinh tế. Theo chuyên gia này, sự phối hợp đồng bộ song phương trong các vấn đề quốc tế sẽ là nhân tố then chốt để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ này. Ông Zheng Yongnian - Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore đánh giá, mối quan hệ Mỹ - Trung không chỉ quan trọng đối với chính bản thân hai quốc gia này, và rằng, chừng nào Mỹ và Trung Quốc còn có thể kiềm chế và ổn định mối quan hệ song phương tránh khỏi xung đột, thì những mâu thuẫn khác mang tính khu vực dù có căng thẳng đến mức nào cũng khó có thể thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Tương tác Mỹ - Trung trong các khía cạnh - từ đầu tư, thương mại, tỷ giá hối đoái, cho tới quân sự và các vấn đề đối ngoại - sẽ đều có tác động to lớn đến toàn bộ thế giới. Ông cho rằng, hai nước cần cân nhắc và xử lý mối quan hệ song phương dựa trên bối cảnh thế giới nói chung. …và những hoài nghi Những khó khăn và bất đồng, mâu thuẫn tồn tại giữa hai cường quốc là lý do khiến nhiều học giả và chuyên gia hoài nghi về những đột phá lớn trong chuyến thăm này. Hiện giới doanh nghiệp hai nước hy vọng, Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương (BIT), cho phép các doanh nghiệp của cả Mỹ và Trung Quốc tiếp cận hơn nữa thị trường của nhau. Cho tới nay, các cuộc đàm phán vẫn chỉ xoay quanh những nỗ lực nhằm giảm bớt các hạn chế trong nhiều lĩnh vực từ ngân hàng cho tới hàng không. Trong khi đó, tin tặc luôn là vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc khi cả Bắc Kinh và Washington nhiều lần cáo buộc lẫn nhau đứng đằng sau các vụ tấn công mạng. Tháng 6 vừa qua, Mỹ tuyên bố tin tặc đã đột nhập vào hệ thống dữ liệu của Cơ quan Quản lý nhân sự (OPM) thuộc chính phủ nước này và đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu nhân viên Liên bang. Hồ sơ của 750.000 nhân viên dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã bị xâm nhập. Đây được coi là vụ tấn công mạng lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào các cơ quan Liên bang của Mỹ. Washington cáo buộc Trung Quốc thuộc diện "tình nghi" trong vụ đánh cắp thông tin cá nhân trên, song Bắc Kinh đã bác bỏ. Chính phủ của Tổng thống Obama đang cân nhắc việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với các công ty Trung Quốc - những công ty đã và đang được hưởng lợi từ việc đánh cắp tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có biện pháp trừng phạt nào được đưa ra. Ngoài ra, nhân quyền, biến đổi khí hậu, những diễn biến mới nhất ở Biển Đông cũng là những nội dung có thể được thảo luận trong cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia. Đánh giá về triển vọng đạt được các bước đột phá trong quan hệ đối tác – đối thủ Mỹ - Trung qua chuyến đi này, giới phân tích tỏ ra khá hoài nghi. Đa phần cho rằng, kết quả lớn nhất có thể hy vọng là BIT. Lãnh đạo hai nước đều ý thức sâu sắc về sự cần thiết phải hoàn tất Hiệp định này, vốn được các chuyên gia kinh tế nhận định là một bệ phóng cho quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng vượt trội, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, gây hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu, từ sụt giảm kim ngạch thương mại tới các bất ổn trên thị trường chứng khoán và hàng hóa. IHS Global Insight dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này từ mức 7,3% trong năm 2014 sẽ giảm xuống còn 6,5% trong năm nay và sang tới năm 2016 sẽ chỉ ở mức 6,3%. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng, những xáo trộn trên các thị trường tài chính sau khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá đồng nội tệ giữa tháng 8 vừa qua "phản ánh những lo ngại về nguy cơ suy thoái từ tình hình nền kinh tế nước này". Trong khi đó, mặc dù bức tranh tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiệu khởi sắc hơn, song nước này lại đang "sa lầy" vào cuộc chiến tốn kém và chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” chống lại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Cuộc chiến này đến nay đã tiêu tốn của Mỹ 2,74 tỷ USD (tức 9,1 triệu USD mỗi ngày). Giới chức chóp bu Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, cuộc chiến chống IS vẫn đang gặp nhiều khó khăn và sẽ kéo dài, chưa biết bao giờ mới tới hồi kết. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hy vọng chuyến thăm là cơ hội để ông tái khẳng định khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” được đưa ra khi ông mới lên cầm quyền nhằm xử lý quan hệ với Mỹ. Theo cách giải thích của Trung Quốc, "quan hệ nước lớn kiểu mới" nghĩa là hai bên không đối kháng, không xung đột, cùng tôn trọng lẫn nhau và hợp tác “cùng thắng”. Nhìn từ phía Mỹ, “quan hệ nước lớn kiểu mới ” của ông Tập Cận Bình chính là ngầm ám chỉ tới cái gọi là “G-2”, tức hai nước Trung Quốc và Mỹ có địa vị ngang ngửa, cùng chi phối thế giới. Các nhà quan sát nhận định, do lập trường còn khác biệt về nhiều vấn đề, lãnh đạo hai nước khó tìm được tiếng nói chung tại cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Thêm vào đó, cả hai đều có lý do để tránh khoét sâu thêm những khác biệt trong cuộc gặp. Theo chuyên gia Tseng-Fu-sheng, cố vấn của tổ chức Quỹ Chính sách quốc gia (Đài Loan, Trung Quốc), đặt trong bối cảnh thời gian tại nhiệm chỉ còn hơn một năm, Tổng thống Mỹ Obama muốn củng cố thêm di sản đối ngoại của mình trong quan hệ với Trung Quốc sau khi đã ghi dấu ấn đậm nét bằng việc bình thường hóa quan hệ với Cuba và đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng muốn một mối quan hệ không nhiều “sóng gió” với Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, ngoại trừ lĩnh vực kinh tế, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khó có thể đạt được đột phá./. Theo Tô Chu (tổng hợp) Đảng Cộng sản Việt Nam =========================== Lão chưa bình luận. Vì chưa đến giờ quyết định. Lão sẽ "bôt" bài dự báo cho sự diễn biến của cuộc họp thượng định Mỹ Trung lần này. Đây là một cuộc họp có tính quyết định phương pháp hội nhập trong "canh bạc cuối cùng", để xác định ngôi vị bá chủ thật sự trên thế giới trong tương lai gần (Không quá cuối vận 8 Huyền không Lạc Việt 2024). Nhưng có vài ý kiến sau qua bài bình luận trên: Điều này đúng như vậy! Nhưng nó không phải nguyên nhân để Hoa Kỳ phải chấp nhận nhường ngôi bá chủ thế giới, hoặc thiên hạ chia đôi với Trung Quốc. Chắc chắn không có vấn đề này. Mặc dù về lý thuyết Bắc Kinh thừa nhận sự chỉ đạo của Hoa Kỳ trong những quyết định quan trong của thế giới. Nhưng lại có một câu mập mờ "nếu không xâm phạm lợi ích quốc gia". Đây chính là sự chuẩn bị cứng rắn của Bắc Kinh trong tương lai, khi họ đủ mạnh để ra mặt chống lại Hoa Kỳ, vì "lợi ích quốc gia". Đương nhiên Hoa Kỳ đã hình dung từ lâu "những hệ quả đối với toàn thế giới". Bởi vậy, toàn văn đoạn này cho thấy mục đích chuyến đi của ngài Tập hoàn toàn mang tính thuyết khách, với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhân nhượng và hòa hoãn với những quyết sách đầy tham vọng với những sai lầm đã bộc lộ của họ, trong việc chiếm lĩnh ngôi bá chủ thế giới - mà bắt đầu là ở Biển Đông (*). Rất tiếc! Như lão đã xác định: Thời thế hiện nay khác hẳn thời chiến tranh lạnh. Ngày xưa, Hoa Kỳ cần Bắc Kinh trong việc hợp tác loại Liên Xô ra khỏi cuộc chơi. Đấy chính là quyền lợi chung của cả hai bên. Cho nên ngày ấy, ngài Đặng Tiểu Bình "vừa chửi, vừa rao, cũng đắt hàng". Nhưng bây giờ thì Hoa Kỳ chỉ có một đối thủ duy nhất, trong "canh bạc cuối cùng" để xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Đó chính là Trung Quốc. Bởi vậy, miếng bánh vẽ kinh tế và sự nhượng bộ với điều kiện "trừ quyền lợi quốc gia", không phải yếu tố quyết định để Hoa Kỳ nhân nhượng. Bởi vì quyền lợi quốc gia lúc này của Trung Quốc là sự loại trừ quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Chí ít trong chính phủ Hoa Kỳ chưa được xác định có "cơ sở khoa học". rằng: Thành viên chính phủ Hoa Kỳ có người bị tâm thần phân liệt. Một trong những biểu hiện rõ nhất là việc Bắc Kinh ký thỏa thuận mua hàng chục tỷ Dollar máy bay của hãng Boeing, nhưng cuối cùng nó chỉ được hoan nghênh bằng một buổi tiệc với món ăn Nhật và chai rượu vang mắc nhất giá 15 Dollar. Trong khi - Xin lỗi - ở Việt Nam chỉ cần một vài chục triệu Dollar hợp đồng, các doanh nghiệp có thể mời đối tác đến tận Pháp ăn nhậu với những chai rượu cất trong hầm từ thời Napoleon thua trận Waterlo. Lão Gàn cũng cần lưu ý rằng: Ngày xưa ngài Lyndon Baines Johnson ra giá một tỷ Đollar, nếu Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngưng tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Vậy mà với cái giá 1 tỷ Dollar đó, không mua nổi quyết tâm chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngài Tập không nên hy vọng mua máy bay hàng chục tỷ Dollar, sẽ mua được ý chí chiến lược của Hoa Kỳ. Điều này giải thích cho chai rượu vang giá 15 Dollar và món ăn Nhật. Còn các phân tích phát biểu của các nhân vật quan trong trong đoạn trích dưới đây, của bài báo trên: Rất tiếc, những dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ sự hợp tác Mỹ Trung này, nếu xuất phát từ Trung Quốc thì tất nhiên không khách quan. Còn nếu xuất phát từ nước ngoài thì lão Gàn nghĩ rằng chắc nhuận bút một bài cho sự kiện như thế này hơi bị rẻ. =========================== (*) Đến lúc này thì lão hy vọng, chính người Trung Quốc thấy rõ sai lầm khi lão phát biểu rằng: Sai lầm lớn nhất trong sách lược toàn cầu của Bắc Kinh là đụng tới Việt Nam. PS: Lão cũng nhắc lại rằng: Thượng Đế mới có quyết định cuối cùng cho thế giới này. Tất nhiên đấy là hình tượng của câu văn. Nếu ai bắt bẻ lão "Mê tín dị đoan" thì lão nói thế. Còn không thì lão phát biểu thế này cho nó có "cơ sở khoa học" nha. Chắc mọi người còn nhớ, GS Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù nhỏ nhất, phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ". Căn cứ vào tiêu chí này, lão phát biểu hoàn toàn có "cơ sở khoa học" như sau: Chỉ có nguyên nhân đầu tiên từ giây "O", mới quyết định toàn bộ lịch sử phát triển của vũ trụ. Và đó chính là "Tập hợp lớn nhất của tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào có thể lớn hơn nó". Cái này Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, gọi là "Thái Cực". Rất khoa học! Khoa học xịn hẳn hoi. Hề! Hề!
    2 likes
  6. Tổng thống Mỹ Obama chào "ni hao" với Chủ tịch Trung Quốc (Vietnam+) lúc : 25/09/15 09:36 Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/9 (theo giờ Mỹ) đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng bằng câu chào theo tiếng Quan Thoại là "ni hao." Tổng thống Mỹ Barack Obama tản bộ cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Nguồn: AFP) Hai vị nguyên thủ quốc gia đã mở đầu cho chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Mỹ bằng cách tản bộ đi dọc theo đại lộ Pennsylvania tới Nhà Blair. Theo AFP, các quan chức hy vọng rằng cuộc gặp theo nghi thức đơn giản đó sẽ là dịp để hai cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới trao đổi các quan điểm về các vấn đề mang tính toàn cầu. Sang ngày 25/9 (giờ Mỹ), ông Tập sẽ được chào đón bằng nghi thức bắn 21 phát đại bác cùng bữa dạ tiệc theo nghi thức Nhà nước. Thực đơn sẽ gồm có tôm hùm Maine sốt bơ hoặc món cừu Colorado./. ============================ Cả ba lần lên quẻ Lạc Việt độn toán cho cuộc gặp giữa hai ngài Obama và Tập Cận Bình lần lượt được những quẻ sau: Vai ngày trước: Sinh Vô Vong. Hôm qua: Đỗ Lưu Niên. Hôm nay, giờ Tỵ 13. 8. Ất Mùi: Đỗ Lưu Niên.
    1 like
  7. Bài toán dựa trên cấu trúc ma trận 3x3 của Hà đồ - Lạc thư đã được phát triển lớn hơn rồi, mục đích là chi tiết hóa những tương tác ở tầm cỡ lớn ngoài hệ mặt trời tới trái đất và con người theo ma phương 4x4, cuốn sách Sứ Mệnh Đức Di Lạc của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương viết ra được sự trợ giúp của các Đấng vô hình là tổ tiên nước ta, nếu không hiểu tận cùng về Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Hà đồ, Lạc thư.., thì không biết gì để triển khai. Tôi lấy một ví dụ, nếu ai có thể mở được con mắt thứ 3 có thế thấy được thế giới vô hình như cũng không đồng nghĩa có thể hiểu được tương tác quy luật từ vũ trụ, chỉ là gia tăng khả năng vật lý để từ đó thay đổi quan niệm về thế giới khách quan như đang là! mà thôi. Việc giáo sư Nguyễn Hoàng Phương viết cuốn sách siêu diệu ở trên còn mục đích tiên tri và chứng minh cho tương lai học thuyết Âm Dương Ngũ Hành phát xuất từ Văn Lang. Một kế hoạch lớn trong một bản tổng kế hoạch khổng lồ của tổ tông nhằm bảo vệ thành quả của dân tộc, độc bản. Được sự đồng ý của tác giả, Tôi (trích từ một nickname) xin được đưa lên đây vài lời nhận xét ban đầu của một nhà nghiên cứu về tác phẩm này "Sứ Mệnh Đức Di Lạc": Thầy Nguyễn Hoàng Phương Tuhuyen 8.8.2011 Cách đây khoảng hai năm tôi đang lang thang đi tìm chân thuyết thì chẳng biết cơ duyên nào đã dẫn tôi đến gặp một nhà nghiên cứu lý học Đông phương. Cuộc nói chuyện quá cởi mở và thẳng thắn đến nỗi làm tôi phải kiềm chế sự khó chịu của mình. Nhưng trước khi tiễn tôi ra về thì ông ta có nói: “Tôi khích anh đấy và tôi nghĩ thế nào anh cũng đọc”. Bây giờ tôi viết những dòng này trong trạng thái lan man và cảm thấy như mình mắc nợ. Nhưng tôi nợ ai? Tôi có nợ gì nhà nghiên cứu ấy không? Tôi không nợ vì khi nghe ông ta nói tôi đã tính từ chối không muốn hứa gì. Tôi có nợ thầy Phương không? Không, vì lúc sinh thời thầy tôi còn chả được gặp nói chi là được diễm phúc làm học trò hay đồng nghiệp của thầy. Tôi nợ ai? Có lẽ là tôi nợ chính lòng tôi. Tiểu sử của thầy Phương đã nhiều người viết và ai quan tâm có thể đọc ở trang web của trường Đại học khoa học tự nhiên. Ở đó người ta viết về thầy là một con Người với đủ phẩm chất nhân văn cao cả, nhưng cả các đồng nghiệp đáng kính và cả các học trò tài năng của thầy không ai giám đánh giá về trước tác của thầy. Thầy Phương sinh năm 1927 và mất năm 2004. Vợ thầy mất sớm và thầy chẳng có con. Có thể nói cả cuộc đời thầy hy sinh vì khoa học và nếm trải không biết bao nhiêu vinh quang và cay đắng. Sắp tới ngày Vu lan không biết có ai thắp cho thầy một nén nhang không? Bài viết này cũng xem như là một nén tâm nhang xin bái tạ trước hương hồn thầy. Thầy là người đã từng tham gia kháng chiến và vì chứng tỏ được năng lực tư duy xuất chúng nên thầy đã được cử đi học. Thầy là trưởng khoa Vật lý đầu tiên của trường Đại học tổng hợp Hà nội, nay là trường Đại học khoa học tự nhiên. Năm 1961 thầy tự viết luận án “Vật chất trong không gian 6 chiều” gửi sang Liên xô và sau đó đã bảo vệ thành công tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp và được cấp bằng Tiến sỹ. Khi tôi ôm về một chồng tài liệu khoảng hơn nghìn trang với cái đầu đề ít nhiều làm tôi sửng sốt vì trước đó tôi được giới thiệu đây là một công trình khoa học đồ sộ có thể gợi ý cho nhiều luận án . Tên công trình này là “Sứ mệnh Đức Di Lạc”. Công trình này được thầy Phương chắp bút trong những năm ngắn ngủi cuối thiên niên kỷ trước và đầu thiên niên kỷ này và viết trong trạng thái như thầy nói: thiền thâm hậu và như trời đất đọc cho thầy và thầy đã nhận được tín hiệu sắp “về” của thầy. Công trình này có tính kế thừa những công trình xuất bản trước đây của thầy khi vận dụng lý thuyết toán “Tập mở” để nghiên cứu triết học phương đông và y học phương đông, văn hóa phương đông và khoa học phương tây để đề xuất chiến lược “Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một nền giáo dục tương lai”. Những công trình này hồi đó có nhiều tiếng vang cả trong và ngoài nước, nhưng chẳng ai gọi tên công trình dài của thầy Phương mà người ta hay nói thầy Phương nghiên cứu tập mờ, thầy Phương nghiên cứu đông y, thầy Phương nghiên cứu ngoại cảm …Tôi cũng có một thời gian bập bẹ “Tập mờ” nên có thể vì thế mà trước tác sau này của thầy Phương đến được tay tôi. Mặc dù không rỗi rải gì, nhưng tôi là người tạp đọc, nên tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần trước tác của thầy Phương. Tình cờ gần đây vào mạng gặp trang của nhà nghiên cứu lý học Đông phương viết có ý trách tôi chẳng có phản hồi gì khi đã nhận đọc. Tôi sẽ viết sau đây những điều suy nghĩ của tôi không phải để thanh minh mà vì tôi cảm thấy có sự thôi thúc nội tâm. Trước hết tôi có thể nói ngay là những điều tôi đang mong muốn tìm kiếm thì hầu như không thấy. Công cụ nghiên cứu của công trình này hoàn toàn không liên quan gì đến lý thuyết tập mờ mà như cơ duyên đã đưa tôi đến trước tác của thầy Phương. Thầy Phương đã dùng những cơ sở gì cho nghiên cứu công trình này: 1) Khoa học phương tây:- Toán cao cấp và chủ yếu là toán chuyên biệt như lý thuyết nhóm, đại số Li, đại số quaternion (đại số không gian 4 chiều), đại số octonion (đại số không gian 8 chiều); - Vật lý lý thuyết gồm thuyết tương đối và lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết cấu trúc vũ trụ… 2) Khoa học phương đông: - kinh dịch, các học thuyết về tử vi, thái ất, độn giáp, phong thủy… - Đông y, lý thuyêt về kinh, lạc và huyệt vị, thời châm học… 3) Khoa học đông – tây : sinh vật học, lý thuyết mã di truyền, trường sinh học… 4) Tôn giáo: thầy Phương chủ yếu dựa vào đạo Phật nhưng thầy có tham khảo cả các tôn giáo khác và có dựa vào triết học cổ đại của nhiều dân tộc, đặc biệt có nhắc đến nhiều lần hình vuông kỳ diệu của người Hebreux(Do thái cổ) … Để hiểu trước tác của thầy phải có những kiến thức cơ bản nêu trên thì thử hỏi một kẻ ABC như tôi trong vòng 2 năm còn phải lăn lóc với cơm áo có đủ dũng khí để đưa ra nhận xét gì không? Hơn nữa, cái tôi muốn tìm là lời giải cho tương lai gần và ngay trước mắt thì thầy hầu như không thèm để ý. Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau. Nhưng nói như thế không phải không xứng đáng để nghiên cứu và không phải không có ứng dụng cho hôm nay. Toát lên trong công trình của thầy Phương là xu thế thống nhất hòa nhập. Loài người sẽ trở về trong cái Một và đi theo con đường tìm đến chân thiện mỹ. Hàng nghìn năm trước loài người chia rẽ sâu sắc vì trong cái toàn vẹn Thiên – Địa – Nhân thì loài người chỉ cúi mặt xuống đất và xâu xé trái đất với nhau, chém giết lẫn nhau. Đã đến lúc con người phải cùng nhau ngửa mặt lên giời hướng đến cái cao cả xứng đáng với con người: hòa hợp với trời, hòa hợp với tâm linh của chính mình, hòa hợp với nôi sinh ra mình (sự sống được gieo từ vũ trụ). Theo thầy Phương thì trong bốn giai đoạn phát triển của nhân loại chiếu theo tứ tượng: thái âm, dương minh, thái dương và thiếu âm, thì loài người đang bước qua (và hy vọng thế) giai đoạn mông muội thái âm để hồn nhiên trong sáng như một nhi đồng bước vào thời kỳ dương minh. Ngay từ buổi sơ khai loài người đã không biết rằng mình cùng ra đi từ một nguồn gốc mà rồi tư duy lại chia làm hai ngả: duy lý phương tây và minh triết phương đông. Suốt bao nhiêu năm cứ tranh luận, cái nào hơn cái nào. Lịch sử cận đại với những thành tựu của khoa học công nghệ đã nâng cao vai trò của khoa học duy lý phương tây. Nhưng gần đây với những đòi hỏi cấp bách về làm rõ thế giới vật chất và tâm linh thì các nhà khoa học phương tây lại sánh vai với các nhà mình triết phương đông để giải quyết những vấn đề chung. Theo thầy Phương thì không thể nói cái nào hơn cái nào cả mà duy lý là phần cứng như xương cốt, và minh triết là phần mềm như thịt da của một cơ thể nhận thức nhân loại. Theo tôi (tôi xin mạo muội viết ra: tức nickname) đóng góp vĩ đại nhất của công trình thầy Phương là chứng minh một cách thuyết phục nguồn gốc chung của duy lý phương tây và minh triết phương đông đó là nguồn gốc số. Đằng sau sự huyền diệu và kỳ bí của minh triết phương đông là một cấu trúc số chính xác không khác gì duy lý phương tây mà thậm chí còn vượt trội. Thái cực là gì trong cấu trúc số: là cái Một là toàn bộ vũ trụ. Lưỡng nghi là gì? Là cái Âm và cái Dương thống nhất và đấu tranh trong mọi sự vật. Âm dương có thể mô tả trong số hai chiều, có thể ký hiệu vạch đứt vạch liền, có thể xem như số nhị phân 0 1 hay gần đây người Việt còn gọi là ngôn ngữ nòng nọc. Tứ tượng là gì trong cấu trúc số? Đó là số bốn chiều hay không gian bốn chiều quaternion. Bát quái là gì? Bát quái là tám chiều cực đại cần thiết của con sổ mà người ta gọi là octonion. Đó là không gian cực đại cần thiết mà con số đã từ bỏ hai tính chất cốt yếu của nó: tính giao hoán và tính kết hợp. Khi đã chứng minh cơ sở số của minh triết, thầy Phương đề xuất một bước táo bạo là xây dựng các phép toán trên cơ sở đó. Thầy đã thành công: 1) Đề xuất phép nhân quẻ, đây là một đề xuất hết sức táo bạo vì khi thầy nhân 8 quẻ 3 hào thì thầy nhận được kết quả phép nhân như là nhân hai octonion và thầy chiếu vào 64 quẻ của kinh dịch thì tìm thấy được sự tương đồng và một số dị biệt có lẽ do kinh dịch bị tam sao thất bản; 2) Khi thầy chiếu vào học thuyết di truyền thì phát hiện ra vị trí tương ứng của các axit amin trong chuỗi di truyền và phát hiện ra một số axit amin mới làm cơ sở cho dự báo xuất hiện một chủng người mới; 3) Khi thầy chiếu vào y học cổ truyền phương đông thì làm rõ được các đường kinh, lạc và vị trí của các huyệt trên cơ thể người; 4) Khi thầy chiếu vào trường sinh học thì nhìn thấy được đường hara và chân nhân và vị trí các luân xa và các thể tồn tại của chúng ta; 5) Khi thầy chiếu vào học thuyết phong thủy thì thầy tìm thấy vị trỉ tương ứng của các cung cát, hung và tính cát hung của kích thước Lỗ Ban và thầy phát hiện ra quy luật: cát nhân cát là cát, nhưng hung nhân hung không phải là hung mà lại là cát, tại sao; 6) Khi thầy chiếu vào vật lý học hiện đại thì thấy rằng nhóm 2 cấu tử là cơ sở để nghiên cứu thuyết tương đối, nhóm 3 cấu tử để nghiên cứu lý thuyết hạt cỏ bản, còn nhóm 6 cấu tử thì dùng để nghiên cứu vật lý gì cao hơn chăng;Ngoài ra, khác với toán học phương tây thầy còn đề xuất con số 5 chiều tương đương với thuyết ngũ hành đông phương và thầy đưa ra khái niệm quẻ nhiều hào, kết quả của các phép nhân quẻ 2 hào, 3 hào, 4 hào, 5 hào …Thầy dự báo các quẻ nhiều hào sẽ còn có nhiều ứng dụng to lớn mà hiện nay chúng ta chưa có khả năng hình dung. Xuyên suốt công trình của mình thầy Phương dựa vào các hình vuông kỳ diệu: hình vuông sao Thổ, hình vuông sao Mộc, hình vuông Mặt trời. Các hình vuông đó có tính chất đặc biệt là các số xếp theo hàng, cột, theo đường chéo đều có tổng bằng nhau. Thấy cho đó là sự biểu hiện của chân, thiện, mỹ. Thầy chứng minh rằng nền khoa học của loài người hiện nay bao gồm cả khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chỉ mới dựa trên hình vuông sao Thổ, hình vuông kỳ diệu có kích thước nhỏ nhất. Còn những khoa học dựa trên hình vuông sao Mộc và hình vuông Mặt trời thì sẽ thế nào. Hình vuông sao Thổ tương đương với Lạc thư trong triết học cổ phương đông và một biến tướng của nó được gọi là Hà đồ. Tại sao cách đây mấy nghìn năm mà cha ông ta lại phát minh ra một điều kỳ diệu như vậy? Đây là hình vuông kỳ diệu sao Thổ. Ai đã nghiên cứu kinh dịch thì biết ngay là các số tương ứng với Bát quái Hậu thiên hay Lạc thư. 4-----------9-----------2 3-----------5-----------7 8-----------1-----------6 Thay cho kết luận: Bài viết này là bài viết đầu tiên của tôi trong lĩnh vực này, như đã nói, là để đáp ứng nhu cầu nội tâm và tôi sẽ gửi cho nhà nghiên cứu lý học đông phương như để nói rằng là tôi có đọc trước tác của thầy Phương. Đây là một công trình đồ sộ, như lời thầy Phương nói, có tầm chiến lược vô cùng to lớn và Trời Đất đã ưu ái gửi cho dân tộc chịu nhiều đau khổ và là nơi giao hòa đông tây – Việt nam, thông qua sự chắp bút của thầy. Thầy viết ra trong thời gian quá ngắn như thông điệp gửi cho thế hệ mai sau với mong muốn lớp sau có thời gian sẽ làm sáng tỏ hơn những điều thầy muốn gửi gắm và bổ sung, làm phong phú thêm nội dung những đề xuất còn để mở. Khi viết bài này tôi đã tránh không dùng những từ chuyên môn vì tôi muốn hướng đến bất cứ ai đọc được tiếng Việt. Không biết tôi có thành công không. Tôi mong những ai đọc thì đừng nghĩ gì cao siêu mà hãy suy nghĩ như lời tôi nhắn gửi.Tôi cũng mong ước có một ngày các cơ quan của nhà nước quan tâm cùng với các cơ quan và các hội phi chính phủ thành lập những nhóm nghiên cứu làm sáng tỏ, đưa ra các ứng dụng và làm phong phú thêm trước tác của thầy Phương. Tôi xin được tình nguyện tham gia, nhưng một mình tôi thì chỉ trong “cõi trăm năm” thôi, làm được gì! PGS. Nguyễn Hoàng Phương, nhà khoa học uyên thâm, một trái tim nhân hậu GS. Nguyễn Hoàng Phương từ giã chúng ta để đi vào cõi vĩnh hằng đã gần được 2 năm, nhưng để hiểu và đánh giá đúng về ông, về những công trình của ông, chắc chắn còn đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều nghiên cứu kiểm nghiệm. GS. Nguyễn Hoàng Phương sinh năm 1927. Ông từng là chiến sĩ biệt động hoạt động ở thành phố Huế. Năm 1949, được cử đi đào tạo khoa học cơ bản và sau đó tiếp tục ở lại giảng dạy ở Khu học xá (Nam Ninh, Trung Quốc). Khi tiếp quản Thủ đô, ông về dạy ở Trường Đại học Sư phạm, và vào tháng 9.1956, khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN) được thành lập, ông đã có mặt ngay từ những ngày đầu tiên với tư cách người thầy. Lúc đầu, ông được cử làm Tổ trưởng Bộ môn Vật lý của Khoa Tự nhiên và trực tiếp giảng dạy các môn Toán cao cấp và Vật lý. Sau khi Khoa Tự nhiên tách thành các khoa Toán, Lý, Hóa..., ông được cử làm Chủ nhiệm Khoa Vật lý. Bên cạnh các tên tuổi bậc thầy về vật lý như GS. Ngụy Như Kontum, ông được coi là con chim đầu đàn của ngành Vật lý Việt Nam, là thầy của hầu hết những nhà vật lý tiếng tăm. Một người thầy hào hoa, uyên bác, đầy nhiệt huyết và rất yêu thương sinh viên. Ông còn là một nhà giáo có tài năng sư phạm lỗi lạc của nước ta. Những vấn đề toán học khô khan, những lĩnh vực lắt léo của Vật lý lý thuyết, qua những lời giảng giải khúc triết của ông, chúng trở nên sống động, dễ hiểu và vô cùng dễ nhớ. Chỉ riêng những vấn đề ông đã viết ra, in rồi hoặc chưa in, với mỗi quyển trên dưới một ngàn trang, cũng đáng để cho người đời, nhất là những người đã từng biết những khó khăn khi cầm bút, phải nghiêng mình thán phục. Sự ham hiểu biết và thú say mê làm việc là những tố chất ưu việt đã được ông gìn giữ cho đến những "giây phút cuối cùng của cuộc đời", theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. Trong những năm ở số 16, Hàng Chuối, không mấy ai trong ngành toán lý chúng ta chưa được nhìn thấy ông suốt ngày miệt mài bên chiếc máy chữ cũ kỹ đặt bên cửa sổ. Những quyển sách ông đã đọc qua, không mấy trang không có bút tích của ông để lại. Ông chăm chú lắng nghe những xêmina về Toán - Lý cho dù người trình bày chỉ vào loại học trò nhỏ bé của mình. Mọi thông tin khi lọt vào đầu ông, chúng đều được xử lý, sắp xếp theo cách tư duy của ông, cho nên, mọi điều ông viết ra, dù là những điều ai ai cũng biết, nhưng chúng đều có những sắc thái rất riêng chỉ mình ông mới có. Ngày 22.3, một ngày trước khi đi xa, ông còn nhờ một người học trò cũ của mình photo quyển "Lý thuyết phạm trù" của B. Michell để ông nghiền ngẫm. Ông muốn tìm trong lĩnh vực trừu tượng nhất của toán học những phương cách để ông có thể diễn đạt được các đặc tính tinh tế nhất của thế giới vật chất. Ngày hôm sau, chỉ mấy giờ trước lúc ra đi, khi nhận được chương đầu tiên, ông còn phàn nàn sao không photo ngay cho ông cả quyển. Hình ảnh ông với mái tóc dài bạc trắng, với đôi mắt thông minh, với nét mặt đôn hậu hóm hỉnh, với dáng đi nhanh nhẹn không hề mang dấu vết của tuổi tác, với cách bỡn cợt với bệnh tật của chính mình... vẫn còn in đậm trong tâm trí của bạn bè, học trò và cả những người chỉ biết ông qua một lần được nghe ông nói chuyện. Ông là một trong số ít người đoán trước được vận mệnh của riêng mình. Ông nói ra điều đó một cách rất hồn nhiên, ông hoạch định từng chi tiết cho lễ tang của mình. Việc ra đi được ông hiểu đơn giản như việc tìm về nhà sau một cuộc viễn du mệt mỏi. Những nghiên cứu khoa học của ông có thể tạm phân làm ba lĩnh vực: Toán - Lý, Trường sinh học và Tâm linh. Năm 1959, trong khi nền giáo dục đại học của chúng ta mới chập chững những bước đầu tiên, cơ sở vật chất, sách vở còn rất thiếu thốn, với cương vị coi sóc Khoa Vật lý, ông đã nỗ lực hết mình, vừa tạo điều kiện để học trò học thật tốt, vừa tự mình mày mò nghiên cứu khoa học để làm gương cho thế hệ đàn em. Ông đã lập nên nhóm nghiên cứu Vật lý lý thuyết, gồm những người tâm huyết từ các cơ sở nghiên cứu khác nhau nhưng có chung một niềm đam mê Vật lý. Nhóm này hoạt động khá đều đặn và có hiệu quả. Các thành viên trong nhóm, nhiều người đã thành danh, là những phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, viện sĩ, những trụ cột vững chắc cho các tổ chức vật lý của đất nước chúng ta. Cũng trong thời kỳ này, ông đã có phát kiến trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý cơ bản. Ông đề xuất một mô hình, trong đó không thời gian vật lý được mở rộng từ 4 thành 6 chiều và nhờ các chiều phụ, ông đã có những kiến giải rất có sức thuyết phục về đặc trưng nội tại của các hạt cơ bản. Phát kiến này đã giúp ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Luận án: "Vật chất trong không gian sáu chiều" được ông viết một mình, và là luận án tiến sĩ đầu tiên về Vật lý của nước Việt Nam mới. Luận án này được ông bảo vệ thành công ở Liên Xô. Ngoài giảng dạy và lãnh đạo Khoa, ông còn dành nhiều thời gian để viết sách và đã có rất nhiều sách chuyên khảo có giá trị. Quyển "Lý thuyết nhóm và ứng dụng vào Vật lý học Lượng tử", in khổ rộng với hơn 500 trang, hiện vẫn là quyển chuyên khảo đầy đủ duy nhất về lĩnh vực này ở Việt Nam. Quyển "Nhập môn Cơ học lượng tử - cơ sở và phương pháp (Tích hợp Toán - Lý - Hóa)", với gần 800 trang in khổ lớn, cũng là một quyển sách tham khảo rất có giá trị cho sinh viên các trường đại học. Ông cũng có quyển sách viết bằng ngôn ngữ phổ thông về A. Einstein, một quyển sách rất truyền cảm được độc giả đủ mọi lứa tuổi đánh giá cao và được tái bản nhiều lần, ngay cả sau khi ông đã mất. Một lĩnh vực rất mới mẻ, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, đó là lĩnh vực Trường sinh học, cũng được ông dành cho nhiều tâm huyết. Đây là lĩnh vực rất kỳ bí, còn xa lạ với các công cụ khoa học Toán - Lý đương thời. Hiện nay, khoa học vẫn đang kiên nhẫn xem xét và chỉ có trong tương lai xa mới hy vọng có lời phán quyết đúng đắn. Vào những năm khó khăn của thời bao cấp, khi người bạn đời thân thiết, hiểu ông, yêu ông và tận tụy vì ông đột ngột qua đời, ông rơi vào trạng thái hẫng hụt. Các cố gắng bấu víu vào cuộc đời thường đều không mang lại cho ông sự yên lành cần thiết về cả tinh thần lẫn vật chất. Bạn bè, đồng nghiệp đã khuyên ông đi chuyên gia châu Phi, bởi vì, lúc bấy giờ, đây là giải pháp duy nhất phù hợp với khả năng hiểu biết cuộc sống đời thường của ông. Ông đã nghe, đã làm đủ mọi thủ tục cần thiết và chỉ chờ ngày xuất phát. Nhưng tiếc thay, đến phút cuối ông đột ngột thay đổi quyết định. Lý do duy nhất kéo giữ ông ở lại, đó là, muốn dùng khả năng ngoại cảm của một số người để tìm tòi tài nguyên cho đất nước. Đây là những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời ông. Khó khăn đó không chỉ vì vật chất thiếu thốn, mà ở ngay cả lĩnh vực tinh thần. Như đã nói ở trên, tiềm năng ngoại cảm của con người luôn là một lĩnh vực bí hiểm và rất dễ lợi dụng. Sự thơ ngây của ông trong cuộc sống đời thường đã mang lại cho ông không ít những hệ lụy. Đánh giá đúng về những đóng góp của ông trong lĩnh vực này còn cần có thời gian. Nhưng một người bạn cũ tâm huyết của ông đã nhận xét, nếu trong tương lai, tiềm năng ngoại cảm con người được chứng minh là đúng đắn, vị trí của ông trong lĩnh vực này sẽ rất lớn. Nếu lĩnh vực Trường sinh học tuy kỳ lạ nhưng phần nào còn có thể nhận thức được, thì lĩnh vực tâm linh, lĩnh vực mà ông say mê cho đến cuối đời, vẫn còn là bí ẩn và khó hiểu hơn nhiều. Là một người am tường đại số, ông luôn mong muốn tìm ra những quy luật chung nhất không chỉ của thế giới tự nhiên mà còn của thế giới tâm linh, tức là thế giới ý thức của con người. Một trong những di sản vĩ đại của người xưa trong lĩnh vực này là "Kinh dịch". Ông đã nhìn thấy trong "Kinh dịch" quy luật chi phối xã hội và chi phối tự nhiên, thậm chí cả quy luật sản sinh ra các chủng loại người trên hành tinh của chúng ta. Khác với những người học dịch trước đây, thường chỉ dựa vào những phán xét của người xưa để luận bàn và thêm thắt, ông đọc dịch trên cơ sở liên hệ nó với quy luật của đại số học, và do đó, ông đã làm một việc chưa từng ai dám làm trừ đức Khổng Tử, đó là sắp xếp lại "Kinh dịch". Với việc tìm cỗ máy thiên cơ trong "Kinh dịch", tức là tìm ra quy luật sắp xếp thích hợp cho từng thời kỳ của 64 quẻ, ông đã chỉ ra cách dự báo có tính xác thực hơn. Ông khẳng định rằng: "Bài toán giải mã số thứ tự các quẻ (tự quái) là một trong những bài toán hóc búa nhất, hiểm trở nhất của Dịch lý trên cả toàn cầu và toàn lịch sử loài người, mãi cho đến nay mới bắt đầu thực hiện rõ ràng, cụ thể được. Những giải mã này cho phép khôi phục lại vị trí học thuyết siêu thống nhất phổ quát nhất về nhân văn học, và hơn nữa vị trí giao lưu văn minh vũ trụ, hội nhập vũ trụ nay mai". Ông ghi chép những kết quả của mình trong một số cuốn sách: "Những cơ sở của Triết học phương Đông và Tập mờ, Đông và Tây", in bằng tiếng Anh, khổ lớn, dày 200 trang (Oriental Philosophy Fundamentals and Fuzzy Set, East and West) và cuốn "Tích hợp đa văn hóa Đông - Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai" in khổ lớn dày tới gần 1.200 trang, với các thuật ngữ vừa cổ kính vừa huyền bí mà còn lâu mới có thể hiểu và đánh giá chính xác đúng sai. Những suy tư của ông trong những năm cuối đời được ông ghi chép thành 5 tập còn đang chờ để được xuất bản. Với 77 năm trong "khí hồng trần", những điều ông thu được trong các lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên và xã hội là rất đáng khâm phục. Nó chứng tỏ ông có bộ óc siêu việt mà trình độ khoa học đương đại chưa thể có phán quyết đúng sai có tính thuyết phục. Ngoài đời ông là một người lãng mạn, chơi ghi ta rất cừ, rất thích đàm đạo, thương người và sống rất có tình. Trong con người khoa học của ông là một trái tim nhân hậu. Là một kẻ hậu sinh, tuy cùng nghề, nhưng tôi chưa bao giờ dám đánh giá đúng - sai những điều ông đã viết. Mấy dòng này xin được xem là những nén tâm hương kính dâng lên hương hồn ông, nhân ngày giỗ thứ hai của ông./. Phạm Thúc Tuyền [100 Years-VietNam National University,HaNoi] NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NHÀ KHOA HỌC TÂM LINH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương sinh ngày 27/03/1927, mất ngày 24/03/2004, là một hiện tượng trong đời sống văn hóa nước ta. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là đội viên Đội biệt động dân quân, sau đó là đội viên Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông có tư chất rất dũng cảm, thông minh, và lãng mạn, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng hành trang của ông luôn đầy đủ ba thứ đó là: cây súng, cây sáo và cuốn sách Toán. Năm 1949 chàng thanh niên này được Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu V đặc cách giới thiệu đi học. Chỉ trong một năm, anh hoàn thành xong chương trình Trung học Phổ thông ba năm. Từ sau năm 1954 ông dạy Đại học Sư phạm Hà Nội, và sau đó là Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên). Ông được đề bạt Chủ nhiệm Khoa Vật lý, là thầy của hầu hết những thế hệ nhà vật lý của Việt Nam sau này. Năm 1961, một đêm thức trắng từ sáu giờ chiều đến sáu giờ sáng để ông hoàn thành bản Luận án: "Vật chất trong không gian sáu chiều", là luận án tiến sĩ đầu tiên về Vật lý của Việt Nam được bảo vệ thành công tại Đại học Lômônôxốp, Liên Xô. CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN CỦA KHOA HỌC TÂM LINH VIỆT NAM Sau những năm giảng dạy, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương dành hơn 30 năm cuộc đời cho sự nghiệp thứ hai mà có lẽ là thiên mệnh, để nghiên cứu khám phá văn hóa tâm linh của phương Đông. Từ rất sớm những năm 1970, Giáo sư tham gia nghiên cứu khả năng của nhà thực hành tâm linh, ngoại cảm, chữa bệnh tâm linh Việt Nam, là cụ Nguyễn Đức Cần. Dư luận Hà Nội một thời xôn xao hiện tượng một giáo sư đại học Toán - Vật lý lại say mê nghiên cứu những vấn đề tâm linh, trình độ xã hội bấy giờ gọi là mê tín dị đoan. Ông biết rằng mình đã bước vào cuộc phiêu lưu khám phá một vấn đề còn đầy bí ẩn và huyền diệu của nhân loại, một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Nhưng ông không dừng lại. Ông đã viết công trình đầu tiên Đông Y Học Dưới Ánh Sáng của Lý Thuyết Tập Mờ, sau đó là cuốn sách Con Người và Trường Sinh Học (Nxb Đà Nẵng, 1990. Tái bản Nxb Văn hóa Thông tin, 2003). Cuốn sách viết dưới hình thức đối thoại, giới thiệu một vấn đề mới mẻ hấp dẫn với bạn đọc Việt Nam, đó là đời sống tâm linh của con người dưới ánh sáng của khoa học. Duyên may hay thiên mệnh, đã dẫn dắt Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương tìm đến Kinh Dịch. Một khó khăn cho ông là giỏi tiếng Nga, Pháp, Anh nhưng ông không biết tiếng Hán Nôm. Nhưng không sao, có cả một nền dịch học ở Việt Nam bắt đầu từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn đến Phan Bội Châu, và nhiều nhà nghiên cứu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Quán đã ra sách bằng quốc ngữ. Ông thường xuyên dự các buổi giảng Kinh Dịch của thầy Vũ Xuân Quang, một nhà Hán Nôm lỗi lạc ở Hà Nội. Giáo sư thực sự nhận ra rằng Kinh Dịch là triết học tinh hoa của văn minh phương Đông, một lý thuyết hệ thống tối ưu nhiều mặt (sinh học, y học, quy luật tâm - sinh - lý và xử thế…) cho con người trong quan hệ với thiên nhiên, với cộng đồng, và với chính mình. Sau hàng chục năm miệt mài, có sự cộng tác và ủng hộ của bạn bè, Giáo sư cho ra đời bộ sách Tích Hợp Đa Văn Hóa Đông Tây Cho Một Chiến Lược Giáo Dục Tương Lai (Nxb Giáo dục, 1995, tái bản 1996). Lần đầu tiên toàn bộ Kinh Dịch được trình bày và biểu diễn bằng một cấu trúc lô-gích của khoa học phương Tây, đặc biệt việc vận dụng lý thuyết Toán Tập mờ hiện đại của phương Tây để mô tả cấu trúc triết lý của văn minh phương Đông, biểu hiện một tư duy hệ thống hóa cặn kẽ, khám phá một phương pháp tiếp cận mới đối với triết cổ phương Đông thời nay. Tám quẻ Dịch được trình bày trong bảng Đại số Tám chiều, một thuật toán cao cấp, hiện đại. Nhờ thuật toán đại số này, ông giải mã Kinh Dịch, phát hiện những sai lệch của Kinh Dịch do thất truyền qua nhiều thế kỷ, đồng thời khám phá những bài toán đa tiêu của triết học cổ đại phương Đông, phát triển và vận dụng nó trong thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới. Qua các khám phá này ông cố gắng làm sáng tỏ Kinh Dịch là học thuyết siêu thống nhất tất cả các học thuyết nhân văn Đông Tây, một lý thuyết Thiên - Địa - Nhân, giúp chúng ta hiểu về bản thể nhân loại trong quan hệ vũ trụ, giúp con người sống hòa hợp với thiên nhiên và hòa hợp với nhau. Giáo sư đặt vấn đề làm sao để mọi người hiểu được và vận dụng được Kinh Dịch. Muốn vậy, cần phải dạy Kinh Dịch trong nhà trường, như “Một chiến lược giáo dục tương lai” . LÃNG MẠN KHOA HỌC CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU TÂM LINH Thần tượng của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương là Galile và Albert Einstein. Giáo sư cũng đã viết hai cuốn sách về hai danh nhân này (Nxb Văn Hóa, 1974 - 1976). Ông đã học tập tính kiên nhẫn và kiên cường của các bậc khoa học tiền bối này. Giáo sư nhắc lại một câu nói của Albert Einstein: Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa học nẩy nở. Những ai không có cảm xúc đó, không biết ngạc nhiên mà chỉ biết sợ hãi trước thiên nhiên, thì sống cũng như chết. Nhận thấy điều huyền bí con người không sao giải thích nổi, là vì khả năng thấp kém đáng buồn của chúng ta chưa hiểu được quy luật cao siêu, rạng rỡ của thế giới vô hình. Sự nhận thức và cảm xúc đó chính là nền tảng đích thực của tôn giáo. Giáo sư tâm đắc với câu nói của Albert Einstein vì chính ông đang đối diện với tâm linh huyền bí. Ông từng nói: Tư duy tôi được rèn luyện hàng chục năm trong lò khoa học Toán - Lý phương Tây, từ đó tôi đã lớn lên với một phong cách làm việc có phương pháp, chính xác, rõ ràng. Nhưng tôi lại sinh ra trên mảnh đất phương Đông. Tinh hoa Đông phương, với cách suy nghĩ uyển chuyển, mờ ảo, bí ẩn, đã thấm vào hơi thở hàng ngày của tôi. Đó là những nguồn bổ sung lẫn nhau giúp tôi định hướng và cách giải quyết vấn đề. Hoàng Lạc (tổng hợp và biên tập)
    1 like
  8. Thưa quý vị và anh chị em. Từ rất lâu trong các sách đã xuất bản và các tiểu luận trên diễn đàn, tôi đả xác định rằng: Có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã xuất hiện trên trái Đất trước nền văn minh của chúng ta. Và họ chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tổ tiên của người Việt là hậu duệ của chính nền văn minh này còn tồn tại, đã lưu giữ và là chủ nhân đích thực của học thuyết này trong nền văn minh Đông phương. Khi xác định những điều này, tôi không thể có những văn bản cổ, hoặc những di vật khảo cổ của một nền văn minh đã bị hủy diệt để biện minh cho giả thuyết của mình, theo các phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay. Mà chúng hoàn toàn được thẩm định bằng tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng - vốn là phương pháp của tôi.. Cho đến ngày nay, tất cả những gì mà con người phát hiện được với nhận thức trực quan - thí dụ như bài viết này - đã ngày càng làm sáng tỏ những giả thuyết của tôi. Cá nhân tôi hy vọng rằng với những nhà khoa học nghiêm túc, quan tâm đến một nền văn minh cổ xưa, sẽ thừa nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Và từ đó làm nền tảng căn bản cho việc nghiên cứu sâu hơn về bản chất của một nền văn minh đã bị hụy diệt, quá trình hình thành và phát triển của nó. Tôi tin rằng: Đây sẽ là một điều có ích cho nền văn minh hiện nay.
    1 like
  9. Cảm ơn anh chị em. Như vậy cuộc gặp 2 ngày thì ngày đầu tiên của ngài Tập và Obam sẽ vào ngày Tam Nương của Việt Nam và kết thúc vào ngày 25. 9 là Tam Nương ở Hoa Kỳ. Chỉ cần như vậy, đứng về mặt Lý học lão Gàn yên tâm rùi. Để xem quy luật vũ trụ quyết định hay quyền lực của các siêu cường quyết định. Thủ Tướng Thái Yinluc đã đo ván vì ngày Tam Nương. Và điều này tôi đã thông báo khi bà Yinluk mới lên làm Thủ Tướng. B)
    1 like
  10. Tượng quý ít người biết Quỳnh Vân- Đỗ Nguyễn Thứ Năm, ngày 29/12/2011 - 07:09 Nhắc đến Trấn Vũ, người dân Hà Nội cũng như khắp nơi trong cả nước nghĩ đến đền Quán Thánh, nơi có pho tượng đồng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ quý giá. Nhưng ít ai biết rằng, ở Ngọc Trì, Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội cũng có một pho tượng Trấn Vũ với quy mô và kiến trúc mang nhiều nét tương đồng với pho tượng ở đền Quán Thánh. Đền Trấn Vũ ở Thạch Bàn Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn Thần Trấn Vũ có thể coi là hình ảnh giao thoa giữa hai nền văn hóa, vừa mang đậm truyền thuyết dân gian Việt Nam lại pha chút văn hóa Trung Quốc. Trong thần thoại Trung Quốc ghi lại thần Trấn Vũ được Ngọc Hoàng giao cho cai quản phương Bắc, lo việc mưa, gió, có bộ hạ theo hầu là rắn và rùa. Cũng bởi vậy, hình ảnh thần Trấn Vũ thường xuất hiện cùng biểu tượng quy, xà. Còn trong truyền thuyết của Việt Nam, thần Trấn Vũ là vị thần có công giúp An Dương Vương trừ tinh bạch kê quấy rối việc xây dựng thành Cổ Loa. Những người dân trong thôn Ngọc Trì luôn coi bức tượng khổng lồ bằng đồng như một bảo vật. Dân trong làng thuộc làu câu chuyện vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân đi chinh phạt phương Nam có nghỉ chân tại Cự Linh (tên gọi xưa của vùng đất Ngọc Trì). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ hiển linh báo mộng phù trợ nhà vua. Nhân cái tích ấy, sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán. Đền được xây dựng trên thế đất linh với “quy xà hội tụ”. Trước mặt là cánh đồng rộng có gò đất như hình rùa đang phục trước đền. Ôm trọn phía sau ngôi đền là con đê sông Hồng cao uốn lượn. Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, nếu để ý, phần lớn các khu vực gần đê sông Hồng đều có đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ với mục đích để cầu mưa thuận gió hòa, trị thủy hoặc tiêu thủy. Như vậy, không có sự khác biệt ở hai pho tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thanh hay ở Ngọc Trì. Chỉ khác nhau ở chức năng của vị thánh này khi được thờ ở hai nơi khác nhau. Như ở đền Quán Thánh là để trấn yêu ma, quỷ quái ở kinh toàn, canh giữ toàn bộ phương Bắc. Còn pho đặt ở Ngọc Trì lại chỉ có chức năng trị thủy, diệt thủy quái ở những khu vực thường bị nước lụt hoành hành. Cùng những bức tượng đất hình thù kỳ lạ (thần khỉ Hanuman trong truyện Mahabrahta) Khi đền mới dựng, tượng Trấn Vũ tạc bằng gỗ. Nhưng để thờ suốt 292 năm thì hư hại quá nhiều. Đến thời Lê Hiển Tông thì đã không còn khả năng phục chế. Bấy giờ, Vua Lê Hiển Tông thấy pho tượng gỗ không tương xứng so với đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ bèn hạ lệnh cho người khẩn trương quyên đồng của dân chúng gần xa về đúc tượng. Các nghệ nhân đúc đồng lúc bấy giờ phải mất hơn 14 năm miệt mài lao động. Cứ mỗi lần đúc xong lại thấy chưa xứng với sự uy nghi bề thế của thần Trấn Vũ, lại một lần nữa đắp đồng cho tượng cao dần lên, to dần lên và ngày càng uy nghiêm, mang hùng thái của một vị tướng canh giữ cõi Bắc. Trên tấm bia “Trấn Vũ điện bi ký” dựng năm 1820 cũng ghi lại: “Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành”. Việc đúc pho tượng này cũng tồn tại hai thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng, tượng được đúc vào thời Tây Sơn, có thể lúc đầu chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí… Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Lâm Biền qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng cho thấy, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ XIX. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện được pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy. Chẳng hạn như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này phổ biến ở cuối thời nhà Nguyễn chứ không hề có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn. PGS.TS khẳng định, tượng này mang nhiều chi tiết ở các kiểu tượng muộn, ít khả năng có niên đại từ thời Lê như những thông tin trước đây đã từng công bố. Trải qua bao mưa nắng thời gian, pho tượng vẫn phần lớn bảo toàn được nguyên dạng so với dáng vẻ ban đầu. Tuy nhiên, cũng có những chi tiết đồng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ, phần đồng lộ ra từng mảng nhỏ làm mất đi vẻ hoàn hảo vốn có của bức tượng. Mấy chục năm trước, một số hộ dân trong làng đã quyên góp tiền, sơn lên pho tượng một lớp áo bào, phủ một lớp sơn lên bề mặt tượng để bảo vệ tượng. Cũng từ đấy, pho tượng mới mang dáng vẻ như ngày nay, ngoài lớp áo bào, dưới đầu gối tượng cũng được tô vẽ họa tiết hoa sen cách điệu thành hình hổ phù tạo điểm nhấn tăng sự uy dũng cho pho tượng. Có một sự trùng hợp kỳ lạ là pho tượng này mang nhiều nét tương đồng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh. Cả hai bức tượng đều được đúc trong tư thế ngồi uy nghiêm trên một bệ gạch cao, đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to, tỏa ra dáng dấp uy nghiêm lạ lùng. Tay trái tượng để trước ngực, đang bắt quyết. Tay phải úp xuống đốc kiếm. Mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Pho tượng Trấn Vũ ở Ngọc Trì rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn. Những con số gần như trùng khớp với pho tượng ở đền Quán Thánh mặc dù hai pho tượng được đúc vào hai giai đoạn khác nhau. Ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý di tích phường Thạch Bàn cho biết, nếu không sớm có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, di vật vô giá ở đây có thể sẽ vĩnh viễn bị lãng quên theo thời gian. Truyền thuyết dân gian kể lại: Đức Huyền Thiên Trấn Vũ tu tiên đắc đạo, sau khi thành chính quả, Ngài bỏ lại thân xác của mình ở trần gian. Lâu ngày thân xác của Ngài thành tinh và gây rối ở nhân gian, Ngài xuống trần gian trừng phạt. Nhưng vì yêu quái chính là thân xác của Ngài, nên pháp thuật của nó rất tinh thông, gần như Ngài học được cái gì thì nó cũng học được như thế đó. Hai bên đấu thần thông bất phân thắng bại, cuối cùng Huyền Thiên Trấn Vũ cùng yêu quái thi tài viết chữ trong vòng một canh giờ xem ai viết được nhiều thì coi như thắng. Trong một canh giờ, Huyền Thiên Trấn Vũ viết được 100 chữ còn yêu quái viết được 99 chữ, yêu quái thua cuộc và bị Ngài bắt giải đi trị tội. 100 chữ có nghĩa là chữ Khoa đẩu với 100 dấu tròn đặc rỗng của Hà đồ - Lạc thư, cấu trúc vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành (cái hay ở đây là chưa có sách Lý học Đông phương nào giải thích mối quan hệ giữa Hà đồ và Lạc thư nữa). Cho dù học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng đã được các tiền nhân nước Văn Lang cổ đại truyền bá khắp thế giới, tuy nhiên bí ẩn cuối cùng vẫn là cấu trúc độ số Hà đồ - Lạc thư. Cấu trúc số này không có bất kỳ một nền văn minh cổ nào trên thế giới biết được. Đây chính là mật ngữ chứng minh nguồn gốc học thuyết Âm Dương ngũ Hành xuất phát từ nước Văn Lang, mặt khác chúng ta cũng đã thấy sai lệch độ số 2, 4 của cung Khôn, Tốn trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ rồi. Thực ra, vẫn có nhiều cách chứng minh dễ dàng khác nữa. Như vậy, chúng ta có câu hỏi tại sao yêu quái chỉ viết được 99 chữ trên giống như chữ thứ 99 của Huyền Thiên Trấn Vũ mà "khi viết đến chữ thứ 100" thì không thể viết được? Ở đây, yêu quái là thân xác bỏ lại của Huyền Thiên Trấn Vũ!
    1 like
  11. Truyện Rùa Vàng Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán. Tổ tiên ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, nhưng Hùng Vương không gả, nên đem lòng oán giận. Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, đổi tên nước thành Âu Lạc, rồi lên làm vua. Di tích thành Cổ Loa Xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy, vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo. Ngày mồng 7 tháng 3, bỗng thấy một cụ già từ phương tây tới trước cửa thành, than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được!”. Vua đón vào trong điện, vái và hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã nhiều lần nhưng cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới, cùng nhà vua xây dựng mới thành công”, nói xong từ biệt ra về (1). Hôm sau vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói được tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn rước vào trong thành, mời ngồi trên điện, hỏi việc vì sao xây thành không được. Rùa vàng đáp: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều trước chôn ở đây. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng, vốn là dư khí của quỉ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, thì quỉ tinh lại biến hóa muôn hình vạn trạng, làm hại người chết rất nhiều. Nay giết được con gà trống trắng và con gái chủ quán ấy thì trấn áp được quỉ tinh. Quỉ tinh sẽ hóa ra lá thư yêu tinh, cho con chim cú ngậm bay đậu lên trên cây chiên đàn, tâu cùng thượng đế để xin phá thành. Thần sẽ cắn rơi lá thư, nhà vua tức tốc nhặt lấy, thì thành sẽ xây được”. Rùa vàng bảo vua giả làm kẻ đi đường, nghỉ ở quán trọ này, và để rùa vàng ở phía trên khung cửa. Ngộ Không nói: “Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Hôm nay trời chưa tối, xin ngài mau đi chỗ khác, chớ nghỉ lại kẻo rước hoạ vào thân”. Vua cười, nói: “Người sống chết có mạng, ma quỷ làm gì được, ta không sợ”. Bèn cứ nghỉ lại. Đến đêm, quỉ ở ngoài vào, thét lớn: “Kẻ nào ở đây, sao chẳng mau mở cửa?” Rùa vàng hét lớn: “Cứ đóng cửa thì mày làm gì?”. Quỉ phóng hỏa, biến hóa thiên hình vạn trạng, quỷ quái trăm đường để hòng dọa nạt, sau cùng cũng chẳng nổi. Đến lúc gà gáy sáng, quỷ tinh bỏ chạy. Rùa vàng cùng vua đuổi theo, tới núi Thất Diệu, quỉ tinh thu hình biến mất. Vua bèn quay về quán trọ. Sáng hôm sau, chủ quán sai người đến định lượm xác khách trọ để chôn, thấy vua vẫn ngồi cười nói như thường (2), bèn chạy tới lạy mà nói rằng: “Ngài vẫn được bình an được như thế này, tất là thánh nhân, vậy xin ban thuốc thần để cứu sinh dân”. Vua nói: “Nhà ngươi giết con gà trắng mà tế thần, quỉ tinh sẽ tan hết”. Ngộ Không y lời, đem gà trắng ra giết, người con gái lập tức quay ra chết. Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, vua và rùa vàng leo lên núi Việt Thường thấy quỉ tinh đã biến thành con chim cú, ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn. Rùa vàng liền biến thành con chuột theo sau, cắn vào chân cú, lá thư rơi xuống đất, vua vội nhặt lấy, lá thư đã bị nhấm rách quá nửa. Từ đó quỉ tinh bị diệt, không thể tác quái được nữa. Thành xây nửa tháng thì xong. Thành đó rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỉ Long thành, người đời Đường gọi là Sát Quỉ Côn Lôn thành, vì cho rằng thành ấy cao lắm. Rùa vàng ở lại ba năm, rồi từ biệt ra về (3). Vua cảm tạ nói: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc đến quấy rối thì lấy gì mà chống?”. Rùa vàng đáp: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, vua có thể tu đức mà kéo dài thời vận, nhà vua có lòng mong muốn thì ta có tiếc chi”. Bèn tháo vuốt đưa cho nhà vua nói rằng: “Đem vật này làm nỏ, nhắm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Dứt lời thì quay trở về biển đông, nhà vua đích thân đưa tiễn. Vua liền sai bề tôi là Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy nỏ, gọi là nỏ thần Linh Quang Kim Quá (Vuốt vàng linh thiêng sáng rực). Về sau Triệu Đà cử binh xâm đánh phương Nam, giao chiến với vua. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về núi Trâu (Trâu Sơn) cầm cự. Đà biết nhà vua có nỏ thần không dám đối chiến, bèn xin hòa. Vua cả mừng, chia phía bắc sông Tiểu Giang cho Triệu Đà cai trị, phía nam thì thuộc nhà vua (nay thuộc sông Nguyệt Đức). Không bao lâu Đà cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm quan Túc Vệ và cầu hôn với Mỵ Châu, là con gái của nhà vua. Vua không rõ kế lược gian manh của cha con Triệu Đà nên gả Mị Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng thay vào. Xong rồi Thủy nói dối với Mỵ Châu xin về phương bắc thăm cha. Trước khi đi, Thủy nói rằng: “Tình vợ chồng không thể quên được, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Tôi nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước bất hòa, bắc nam cách biệt, lấy gì làm dấu để tôi tìm được nàng?”. Mỵ Châu nói rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly, chắc là khổ đau khôn xiết, thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ nhổ lông ngỗng trên áo rắc xuống ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Trọng Thủy mang lẫy nỏ thần về nước (4). Đà được lẫy nỏ cả mừng, liền đem quân sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, không phòng ngừa, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần hay sao?”. Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã hư, thua chạy. Vua đặt Mỵ Châu ngồi sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu đuổi theo dấu lông ngỗng. Vua chạy tới bờ bể, đường cùng, không có thuyền qua sông, bèn than rằng: “Trời hại ta ư, sứ Thanh Giang đâu, mau mau lại cứu ta”. Rùa vàng hiện lên mặt nước, hét lớn: “Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!, giết đi thì ta mới cứu nhà ngươi”. Vua bèn tuốt kiếm chém chết Mỵ Châu. Mỵ Châu trước khi chết, ngưỡng mặt khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu, bị người lừa dối thì chết đi biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù”. Đền thờ An Dương Vương Mỵ Châu chết ở bên bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Đời truyền rằng nơi đó là đất huyện Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu. Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mỵ Châu. Trọng Thủy ôm xác vợ đem về Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mỵ Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò ngọc ở biển đông lấy nước giếng này mà rửa thì thấy càng trong sáng. Người đời kiêng tên Mỵ Châu nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu (4). Chú thích: 1) Bản A 2914 chép rằng: “Cụ già bỗng bay lên trời”. 2) Bản A 2914 chép thêm rằng : “Vua nói với chủ quán rằng: Ta là An Dương Vương đến đây để diệt yêu tinh cứu giúp sinh linh” 3) Bản A 2914 chép: “Rồi trở về hồ Động Đình” 4) Cữu 玖 là tên 1 loại ngọc . Bình: • Truyện này có hai phần rõ ràng: Phần đầu là thuật bình định một quốc gia vừa chiếm đóng. Phần sau là câu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. • Ông già đến từ phương Tây vào ngày 7 tháng 3. Ông già là biểu tượng của khôn ngoan thông thái. Phương Tây là phương Phật; đất Phật,Tây Trúc (Ấn Độ), ở phía tây Việt Nam. Số 3 là số thiếu dương, mầm sống bắt đầu lên. Số 3 được yêu chuộng trong mọi nền văn minh của con người. Số 7 là số khá thông dụng trong kinh sách Phật. (Xin xem Nguồn gốc của Phật thất, của Thích Chân Tinh.) • Thần Rùa Vàng (Kim Quy) đóng vai quan trọng trong văn hóa Việt Nam, từ truyện rùa Vàng này đến truyện Hồ Hoàn Hiếm với Lê Lợi. Rùa thường là biểu tượng của kiên nhẫn và chắc chắn trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Trong cả văn hóa Việt lẫn văn hóa Trung quốc, rùa là một trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng. Nhưng trong nền văn hóa Việt thì Rùa và Rồng là có vẻ trội nhất—Rồng: Long Nữ, Lạc Long Quân, Thăng Long; Rùa: Kim Quy. Đây là hai linh vật có liên hệ đến “nước.” Đây cũng là một nét của “văn hóa nước” mà ta đã nói đến trong truyện Hồng Bàng. Rùa Vàng lại có tên là Thanh Giang, tức Dòng Sông Xanh. Tức là đây không phải là rùa từ biển vào. Có vẻ đây là một liên hệ tế nhị đến gốc “nước ngọt” quê cha—Động Đình Hồ, và rùa ở Hồ Hoàn Kiếm sau này. Rùa Vàng đến từ phương Đông. Đông là hướng mặt trời mọc, là phương khởi động—một bắt đầu mới. Trong phẩm mở đầu của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa , Phật Thích Ca phóng hào quang từ giữa lông mày đến các cõi ở phương Đông trước khi giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. • Hùng vương đời thứ 18 là vị vua bị Thục Phán chinh phạt. 18 là 2 lần 9, hai lần con số đơn lớn nhất—số thái dương. Đây là ý nói thời đại Hùng Vương đã phát triển đến hết mức của nó. Bây giờ phải nhường chỗ cho một triều đại mới. Tức là việc xâm lăng của Thục Phán hợp luật trời. Đó là lý‎ do tại sao thần Kim Quy ủng hộ Thục Phán. • Thục Phán mới xâm chiếm Văn Lang, lòng dân chưa thuận, còn nhiều chống đối nên xây thành không được. • Con vua đời trước (Hùng Vương 18) thành tinh khí trong núi Thất Diệu, muốn báo thù. Giếng Trọng Thủy (Giếng Ngọc) Núi Thất Diệu có thể là biểu tượng của Bắc Đẩu Thất Tinh, là chùm sao Đại Hùng Tinh gồm 7 sao tất cả, trong đó sao Bắc Đẩu là sao chính. Đây có lẽ là ‎ý nói Hùng Vương 18 đặt lòng tin vào các vì tinh tú, trong lúc Thục Phán hợp với nhà Phật (Ngộ Không) hơn. • Ngộ Không là từ của nhà Phật, có nghĩa là đã ngộ được tánh Không của mọi sự, tức là đã giác ngộ. Đây là biểu tượng cho những người hiểu biết—chủ quán là người đã lớn tuổi (là cha của cô gái), làm ăn thành đạt. Đây là loại người ủng hộ chế độ mới mạnh nhất—có kinh nghiệm đời, có kiến thức, hiểu thời thế, có tài sản và thương mãi. • Gà trắng sống lâu ngàn năm là biểu tượng của tầng lớp trí thức sĩ phu chống đối, luôn lên tiếng “gáy” thường xuyên đế hô hào mọi người. • Người con gái là thành phần dân chúng đi theo tiếng gọi của đám sĩ phu chống đối này. Con gái là biểu tượng của những người nhiều cảm tính, còn “trẻ người non dạ.” Con gà trắng chết là cô con gái chết theo, nghĩa là đám sĩ phu chống đối mà mất thì đám dân nhẹ dạ nghe theo cũng mất. • Nhạc khí cổ và hồn nhạc công là biểu tượng cho nền văn học nghệ thuật cũ. Phải diệt văn học nghệ thuật cũ thì mới bình định được đất mới. • Chim cú ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn để tâu cùng thượng đế xin phá thành là biểu tượng của các nhóm chống đối tìm trợ lực ở nước ngoài. Phải chặn đường tiếp xúc với bên ngoài của họ. Một câu hỏi đặt ra ở đây là nếu thượng đế có thể nghe theo lời của chim cú để phá thành Thục Phán đang xây, như vậy không phải là lo sợ Thượng đế không ủng hộ Thục Phán sao? Nếu Thục Phán có chính nghĩa, thì việc gì phải sợ thượng đế nghe lời dèm pha? • Xem ra có vẻ như Hùng Vương 18 không tốt, mất chính nghĩa, và lúc đầu Thục Phán có vẻ như được lòng trời và lòng dân để xâm chiếm Văn Lang. Nhưng chiếm xong rồi vẫn gặp chống đối. Và thần Rùa Vàng cố vấn cho một kế sách bình định rất sắt máu. Thành công được một tí. Nhưng có phải chính vì cai trị sắt máu thế mà Thục Phán mất chính nghĩa, chỉ làm vua được một thời gian ngắn là mất nước? Xem ra thần Rùa Vàng cũng có cái nhìn không được xa? • Về móng Rùa Vang làm lẫy nỏ, không biết đây có phải là một ký‎ ức về nỏ liên hoàn không. Nỏ đã được sử dụng ở Trung quốc và các bộ tộc ở Đông Nam Á khoảng thế kỷ thứ 5, thứ 6 trước công nguyên. Khảo cổ cho thấy nỏ liên hoàn , bắn một loạt các mũi tên rất nhanh, xuất hiện tại Hồ Bắc (phía bắc Động Đình Hồ) khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Thục Phán sống vào thế kỹ thứ 2 trước công nguyên, cho nên rất có thể là Thục Phán có kiến thức về nỏ liên hoàn, và đây là bí quyết chiến thắng của Thục Phán. • Mỵ Châu xem ra là người con duy nhất có mặt trong truyện. Chẳng lẽ Thục Phán chỉ có một người con gái vào thời đại vua có biết bao là cung tần mỹ nữ. Hay đây là ký‎ ức của sức mạnh mẫu hệ–chỉ có một cô công chúa nắm giữ bí mật quốc phòng? • Trọng Thủy xem ra rất gian manh, giả làm đám cưới chỉ để hại người. Tội lỗi tầy đình. Thế tại sao dân Việt chẳng bao giờ lên án, lại yêu quý Trọng Thuỷ đến thế? Thưa, tại vì Trọng Thủy làm tròn bổn phận làm con, làm dân—trung với quốc gia, hiếu với bố. Gian manh cũng chỉ vì quốc gia của chàng và bố của chàng. Nếu vì bố và tổ quốc mà chống vợ thì cũng là chuyện có thể thông cảm được. Hơn nữa, Trọng Thủy đã trả tội phản bội vợ bằng cách chết chung với vợ–vừa đền tội, vừa trọn tình nghĩa. Rất đúng với tên “Trọng Thủy.” Toàn vẹn mọi bề. • Mỵ Châu thực ra là nạn nhân, bị lừa lọc. Nhưng không được thương xót, lại bị chém đầu. Tội không giữ kín bí mật quốc phòng, hại cha, hại nước, không thể dung tha. Ngu và cả tin không phải là lý do để được tha tội. Ở đây ta lại thấy một lần nữa, Rùa Vàng có chính sách rất sắt máu, chẳng vị tình. Phải chăng chính quân sư như thế làm Thục Phán mất nước? • Lông ngỗng đưa đường. Ngỗng là chim, và chim là vật tổ của dân Việt (như hình khắc trên trông đồng Ngọc Lữ). Chim còn là biểu tượng cho mẹ–Âu Cơ là tiên. Tiên và chim rất gần gũi. Lông ngỗng đưa đường là lối đi của mẹ, lối đi của tình cảm và yêu ái, gạt ra ngoài mọi quy luật và phân cách chính trị. Trong cơn bão loạn, thì tìm nhau bằng “đường mẹ,” đường của tình yêu, vượt trên mọi chia cách. • Rùa Vàng rất khắt khe với Mỵ Châu, nhưng xem ra trời không đồng ý với Rùa Vàng—cho Mỵ Châu trở thành những viên ngọc trai lóng lánh nghìn đời. Và dân Việt đồng ‎ý với trời, xem Trọng Thủy Mỹ Châu như là thiên tình sử bất tử về tình yêu, đạo vợ chồng, đạo hiếu nghĩa, trung quân, và ái quốc. (Trần Đình Hoành bình)
    1 like