-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/09/2015 in Bài viết
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
hungphupy and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đúng về mặt...chính trị. Cho nên chính trị cần số đông là vậy. Nhưng sự mặc định của số đông và chính trị, nếu không phản ánh chấn lý thì chỉ trong thời gian giới hạn. Còn đối với chân lý thì từ một cá thể, nhóm người, cộng đồng và cả một dân tộc, hoặc cả thế giới nếu không hiểu được đúng chân lý sẽ bị diệt vong. Vậy thôi, không có vấn đề gì cả. luanduc88 có thể nhận thấy điều này: sự cạnh tranh xin việc của hai người có trí thông minh ngang nhau. Nhưng một người có bằng và một người không thì khả năng sinh tồn để có việc làm của người có văn bằng sẽ cao hơn.Hoặc với một ông già bảo thủ, suốt ngày tin rằng có ma xó. Cũng chẳng sao cả, nếu sự tồn tại của họ là khép kín.Hoặc như một thời ở Châu Âu, cả thế giới Thiên Chúa Giáo không thừa nhận trái đất quay chẳng hạn. Cũng chả sao cả, ít nhất trong thời đại đó và các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn sống sung sướng khi bắt tù những kẻ dị giáo. Nhưng rõ ràng bắt đầu từ trái đất quay mới có nền văn minh vượt trội, tuy còn khập khiễng như bây giờ. Cũng như một dân tộc mà dân trí không phát triển, nếu sống khép kín thì không có vấn đề gì - như các bộ tộc ở Nam Mỹ mới phát hiện ra chẳng hạn - Nhưng khi có sự tương tác giao lưu với các bộ tộc, hoặc dân tộc khác, giữa các quốc gia thì việc gần chân lý nhất sẽ là một yếu tố cần để trở thành một quốc gia hùng mạnh. Đại khái vậy.5 likes -
Cảm ơn ThanhDc. Hiện có nhiều bản Ngọc Phả Hùng Vương khác nhau. Bản tôi được xem đầu tiên là bản của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá. Hầu như bản nào cũng có yếu tố về hình thức có vẻ như không có "cơ sở khoa học" với tầm nhìn của thứ tư duy giẻ rách, gắn nhãn Gucci. Thí dụ như một đoạn sau đây: Rõ ràng đây sẽ là những "chứng cứ" trực quan và là cơ hội cho thứ tư duy giẻ rách phủ nhận cội nguồn Việt tộc làm rùm beng lên vì cái "cơ sở khoa học" là: làm gì có ai mà thọ đến 767 tuổi. Như họ cũng từng làm rùm beng, và để tỏ ra rất có "cơ sở khoa học" bằng cách làm một con toán như sau: Lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương như chính sử ghi nhận, đem chia cho con số 18 đời Hùng Vương - mà họ áp đặt là 18 vị vua và họ ra được con số gần 150 năm tuổi thọ của các vua đương nhiệm. Đây là "cơ sở khoa học" để họ xác định thời Hùng Vương không có thể kéo dài như vậy. Từ "cơ sở khoa học" này, họ làm con tính nhẩm: mỗi vị vua trung bình cộng tại vị 30 năm, như vậy 18 vị sẽ thọ khoảng 30 x18 = 540 năm. Cộng với niên đại sụp đổ của quốc gia Văn Lang khoảng thế kỷ thứ III TCN . Sau đó dựa vào "di vật khảo cổ" tìm được là trống đồng có niên đại muộn nhất ở Việt Nam vào khoảng 700 năm TCN. Rồi họ còn căn cứ vào cuốn Việt sử lược viết: "Vào thời Trang Vương Nhà Chu, ở bộ Phong Châu, có người tự xưng là Hùng Vương dùng ảo thuật chinh phục các bộ lạc, đổi đất dựng kinh đô..." . Họ so sánh thời Trang Vương nhà Chu khoảng 700 năm TCN. Thế là họ rùm beng lên với những số liệu trùng khớp và lấy đó là mạch luận cứ chính gọi là có "cơ sở khoa học" để phủ nhận cội nguồn văn hóa Việt tộc. Họ xác định rằng: Thời Hùng Vương chỉ có thể tồn tại khoảng 700 năm TCN và khoe khoang là quan điểm của họ được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ. Trước khi nói chuyện với đám tư duy giẻ rách, lão cảnh báo những cường quốc tham gia vào cái cộng đồng quốc tế phủ nhận cội nguồn Việt tộc - lão chỉ đích danh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh, Pháp và đặc biệt hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc - rằng: Các người hãy liệu cái thần hồn. Các người hãy dành vài phút suy nghĩ về tình trạng thế giới hiện nay mà các người đang phải đối mặt. Lão đã quá nhiều lần thể hiện yêu cầu một cuộc tranh luận công khai, minh bạch và thực sự khoa học để xác đính tính chân lý về cội nguồn Việt tộc. Đây sẽ là những cố gắng cuối cùng của lão mà giới hạn lão tự đặt ra là 10/ 3/ Bính Thân Việt lịch. Sau thời hạn này, dù lão còn sống hay đã chết thì các người sẽ gặp phải những hậu quả mà bà Vanga đã nói tới. Mặc dù đã muộn, nhưng méo mó có còn hơn không? Các người chắc chưa thể hiểu được rằng, chống lại cội nguồn Việt tộc tức là chống lại - nói theo định đề của "nghịch lý Cantor" - "Tập hợp lớn nhất trên tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó". Thứ tư duy giẻ rách của các người chắc chắn không thể hiểu nổi điều này. ThanhDc và anh chị em thân mến. Quay trở lại với các bản Hùng Triều Ngọc Phả - Thì như tôi đã nhiều lần nói rằng: Qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, không thể tránh khỏi sự "tam sao, thất bản", thậm chí thất truyền cho mọi vấn đề liên quan đến cội nguồn văn hiến sử Việt. Vì hơn 1000 năm Bắc thuộc, không phải con số vô cảm được đọc trong một giây. Cho nên để xác minh chân lý đằng sau những bản văn cổ, cũng sẽ phải có những mối liên hệ liên quan cực kỳ phức tạp. Nhưng vấn đề quan trọng trước mắt không phải nội dung cụ thể của các bản Hùng Triều Ngọc Phả sẽ như thế nào là đúng. Mà vấn để quan trọng là niên đại được xác định bản văn cổ nhất chính là từ thời Vua Lê Đại Hành. Một lần nữa cảm ơn ThanhDc đã nhiệt tình sưu tầm và giới thiệu bản Hùng Triều Ngọc Phả này.3 likes
-
Trung Quốc chấp nhận từ bỏ 600 triệu USD để Mỹ giao Lệnh Hoàn Thành 22/09/2015 16:42 (TNO) Để có được Lệnh Hoàn Thành, Bắc Kinh được cho sẽ sẵn sàng bỏ qua nguồn tiền bất chính trị giá 600 triệu USD bị tẩu tán sang Mỹ, đồng thời nhận lại 25.000 người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Mỹ. Ông Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh: Want China Times Duowei, trang tin của người Trung Quốc ở nước ngoài có trụ sở tại New York (Mỹ), cho biết một trong những mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Mỹ tuần này chính là tìm ra cách áp giải Lệnh Hoàn Thành về nước. Doanh nhân Lệnh Hoàn Thành là em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, từng được biết đến như “cánh tay mặt” cuả cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cuối năm 2014, ông Lệnh bị điều tra với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”. Tháng 7.2015, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hồ sơ của ông Lệnh đã được chuyển qua cơ quan tư pháp và ông Lệnh đã bị bắt. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị khai trừ khỏi đảng, với cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước. Duowei khẳng định, Lệnh Hoàn Thành đang lẩn trốn ở Mỹ và cũng đang nắm giữ “các bí mật cốt lõi” mà ông anh đã âm thầm thu thập trong suốt 15 năm làm việc tại Văn phòng trung ương đảng. Doanh nhân này còn được cho là đang dùng tài liệu mật để đe dọa chính phủ Trung Quốc, hòng giải thoát cho người anh trai. Cũng theo Duowei, hiện có nhiều lời đồn đoán cho rằng trong số tài liệu mật mà Lệnh Hoàn Thành đang nắm giữ, có một danh sách liệt kê các gián điệp Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh ra sức đòi Mỹ cho dẫn độ doanh nhân này về nước trước chuyến thăm của ông Tập. Hồi đầu tháng 9, ông Mạnh Kiến Trụ, bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc, đã sang Mỹ với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình để bàn với phía Mỹ về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, Duowei dẫn tiết lộ từ các nguồn tin cho hay ông Mạnh đã yêu cầu Washington cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành và Quách Văn Quý về nước. Quách Văn Quý là một doanh nhân bất động sản giàu có bị tố cáo dính dáng đến Mã Kiện, cựu Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. Ông Mã đã bị bắt giữ để điều tra tham nhũng và nhiều người cho rằng vụ việc là một phần trong cuộc điều tra Lệnh Kế Hoạch. Bất chấp yêu cầu của phía Trung Quốc, đại diện Mỹ, gồm Bộ trưởng An ninh Nội địa Jen Johnson, Giám đốc FBI James Comey và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đã khước từ và cho biết chỉ trao trả 2 người này trong trường hợp Bắc Kinh đưa ra bằng chứng phạm pháp của họ. Nguồn tin của Duowei còn tiết lộ thêm rằng trong quá trình đàm phán, đoàn Trung Quốc đã đưa ra 2 đề xuất để đổi lấy Lệnh Hoàn Thành từ Mỹ. Một là Bắc Kinh sẽ sẵn sàng từ bỏ không truy cứu số tài sản bất chính trị giá đến 600 triệu USD mà Lệnh Hoàn Thành đã bí mật tẩu tán sang Mỹ. Thứ hai là Trung Quốc sẽ đồng ý nhận lại 25.000 người Trung Quốc nhập cư lậu đang sinh sống ở Mỹ. Hoàng Uy ======================== Thằng cha này được giá nhể! Chả bù với lão Gàn, cả người lẫn chiếc xe đạp cà khổ, mà một con phe đầu đường - "có gì bán không anh ơi" - trả có 50. 000 VND. Quý vị xem chơi xả sì choét. Tình hình thế giới căng thẳng quá!2 likes
-
Bệnh Cam Tẩu Mã
mutin and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Người đàn ông bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt mắc bệnh Cam Tẩu Mã Lâm Phương | 21/09/2015 07:07 Báo điện tử Trí Thức Trẻ đã trao số tiền 70 triệu đồng do bạn đọc gửi ủng hộ cho gia đình anh Huỳnh Văn Đạt - người đàn ông bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt ở Tiền Giang. Anh Đạt và vợ. Ảnh: Lâm Phương Người bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt: Sở Y tế Tiền Giang vào cuộc “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng” Ngày 19/9, phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ cùng đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, do tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực làm trưởng đoàn đến thăm gia đình anh Huỳnh Văn Đạt. Anh Huỳnh Văn Đạt (SN 1964, ngụ tại ấp Hậu Hoà, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè) là người đàn ông bị bệnh lạ “ăn" mòn nửa khuôn mặt mà trước đó báo Trí Thức Trẻ đã phản ánh trong bài viết: Người đàn ông bị “ăn” hết nửa khuôn mặt: "Đừng đưa anh đi viện!". Ngay khi đến gia đình anh Đạt, tiến sĩ Vĩ đã hỏi thăm sức khoẻ, biểu hiện căn bệnh anh Đạt đang mắc phải. Ông cũng nghe chị Huỳnh Thị Triều (vợ anh Đạt) nói sơ lược về biểu hiện và thời gian anh Đạt bị bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế Tiền Giang thăm gia đình anh Đạt Căn cứ vào bệnh án gia đình đi chụp chiếu và làm những xét nghiệm ở bệnh viện khác trước đó, tiến sĩ Vĩ cũng đồng ý với thông tin anh Đạt bị viêm hoại tử mãn tính. Tiến hành hội ý nhanh cùng đoàn công tác, vị tiến sĩ quay lại thông báo cho chị Triều: “Theo kinh nghiệm và năng lực của chúng tôi, tôi nghĩ anh Đạt bị bệnh Cam Tẩu Mã, đây là một loại bệnh hoại tử mãn tính, bệnh này có thể chữa khỏi”. Sau đó, tiến sĩ Vĩ hỏi tiếp chị Triều: “Căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khoẻ của chồng chị hiện nay, chúng tôi nghĩ có thể điều trị nhưng chị nên đưa anh nhập viện, vậy chị có quyết tâm chữa cho anh không?”. Trước câu hỏi của vị Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, chị Triều im lặng hồi lâu rồi trả lời dứt khoát: “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng”. Câu trả lời của chị vừa cất lên, một người đàn ông giới thiệu là người thân trong gia đình, hỏi lại tiến sĩ Vĩ: “Gia đình nó khổ quá, chữa bệnh cho chồng hơn 10 năm nay, tài sản bán hết không còn gì cả. Giờ bác sĩ nói vậy, nó quyết tâm đó nhưng không biết có theo được không?”. Đáp lại câu hỏi này, tiến sĩ Vĩ nói: “Hiện tại gia đình đang có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí chữa điều trị bệnh cho anh Đạt sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán với những khoản đã được quy định. Còn những khoản nằm ngoài chi trả của bảo hiểm y tế thì sẽ tiến hành kêu gọi mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ thêm. Nhưng trước, mắt cần cho anh nhập viện để làm vệ sinh chỗ bị tổn thương trước tránh bị nhiễm trùng”. Chị Triều khẳng định: “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng”. Sau khi trao đổi với gia đình, tiến sĩ Vĩ cho biết, nếu gia đình sắp xếp được, thì thứ 2 tuần sau xe của bệnh viện sẽ đến đón và đưa anh Đạt lên nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang để điều trị. Trước khi ra về, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang nói với người thân trong gia đình anh Đạt đi cùng ra tiệm thuốc gần nhất, để ông mua cho thang thuốc uống trong thời gian chờ gia đình sắp xếp đưa lên nhập viện. Báo cáo lên Bộ Y tế Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, bệnh của anh Đạt đã diễn biến 10 năm. Tiến sĩ Vĩ cho biết nếu gia đình sắp xếp được, thì xe của bệnh viện sẽ đón anh Đạt nhập viện vào thứ 2 tuần sau Đặc biệt là trong những năm gần đây, diễn biến ngày càng phức tạp, anh Đạt bị hoại tử cả xương hàm trên, lan vào ống tai ngoài bên trái, bắt đầu lan qua tai bên phải và còn lan rộng lên trên hầu họng và vào đến nền sọ. Hiện nay, anh Đạt đang trong tình trạng bội nhiễm, có mủ hôi thối. Tuy nhiên, anh Đạt vẫn nói được, nghe và suy nghĩ vẫn bình thường. "Trong khả năng của ngành, trước mắt chúng tôi khuyên gia đình cho anh nhập viện và hội chẩn để điều trị. Sau đó, Sở sẽ báo cáo tình trạng bệnh cũng như hoàn cảnh của gia đình anh Đạt lên UBND tỉnh và Bộ Y tế. Khi điều trị phục rồi thì nghĩ tới bước hai đó là hội chcẩn để phục hồi nhân dạng khuôn mặt anh Đạt. Bị mắc bệnh Cam Tổ Mã thường là do dinh dưỡng kém (đặc biệt là thiếu vitamin A và vitamin nhóm B) hoặc mất nước, vệ sinh kém, đặc biệt là vệ sinh miệng, nước uống không an toàn...”, tiến sĩ Vĩ nói. Báo điện tử Trí Thức Trẻ trao 70 triệu đồng bạn đọc ủng hộ cho gia đình anh Đạt Cũng tại buổi làm việc này, phóng viên Hứa Phương - Báo điện tử Trí Thức Trẻ, đã tiến hành trao số tiền 70 triệu đồng do bạn đọc gửi ủng hộ gia đình anh Đạt, thông qua quỹ Tấm lòng thiện của báo. Phóng viên Hứa Phương trao 70 triệu đồng bạn đọc ủng hộ thông qua quỹ Tấm lòng thiện của báo tới gia đình anh Đạt. Sau khi nhận khoản tiền bạn đọc hỗ trợ, chị Triều rơm rớm nước mắt nhìn chồng đang nằm trên giường. Chị Triều tiến lại gần giường, đưa tay cần bàn tay gầy guộc của anh và ghé vào bên tai và nói điều gì đó, hiểu được lời của vợ, anh lên tiếng nói ú ớ và gật đầu. Trong giây phút xúc động, chị Triều gửi lời cảm ơn đến bạn đọc gần xa đã quan tâm giúp đỡ gia đình chị trong lúc khó khăn. Chị cũng hứa sẽ sử dụng khoản tiền này để chữa bệnh cho chồng và gửi lời cảm ơn lãnh đạo Báo điện tử Trí Thức Trẻ đã làm cầu nối đưa hoàn cảnh gia đình đến các nhà hảo tâm. Chị Triều xúc động gửi lời cảm ơn đến nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa đã quan tâm chia sẻ với gia đình trong lúc khó khăn Tuy nhiên khi chị Triều báo cho biết bác sĩ nói bệnh có thể chữa được thì anh Đạt nói không muốn đi viện vì cảm thấy quá mệt mỏi. “Ảnh nói nếu gia đình cứ đưa đi thì ảnh sẽ nhịn ăn và không uống thuốc nữa. Ba má và anh em trong gia đình cũng đến động viên nhiều lắm nhưng anh chưa chịu đi. Giờ chị thấy buồn lắm”, chị Triều nghẹn ngào. > Mời xem video: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế tỉnh Tiền Giang nói về bệnh của anh Đạt: Chúng tôi sẽ đồng hành và tiếp tục thông tin về hoàn cảnh thương tâm này tới quý độc giả... Tận cùng đau khổ của người đàn ông bị "ăn" hết nửa khuôn mặt theo Trí Thức Trẻ ========================== Ngày xưa, ở phố Bát Đàn - phía sau phố Hàng Phèn Hanoi, có một ông lang quảng cáo chuyên chữa bệnh Cam Tẩu mã. Tôi chỉ nghe nói đến bệnh này, và cho đến nay gần "cổ lai hy" 70 tuổi, mới biết được câu chuyện thật về căn bệnh này. Khi tôi lớn lên thì không còn thấy hiệu thuốc này nữa. Nhưng tôi hy vọng bài thuốc quý chữa bệnh này vẫn còn lưu truyền trong dân gian, hoặc còn trong các vị tiền bối của ngành Đông Y đã từng công tác ở Viện Nghiên cứu Đông Y Việt Nam, như Quan Đông Hoa, Nguyễn Tài Thu.... Nếu quả là y học hiện đại bó tay và các vị tiền bối nói trên không biết về bài thuốc này, tôi đề nghị thân nhân gia đình này đến gặp tôi, tôi hy vọng sẽ giúp được - không chắc chắn lắm - về một bài thuốc có hy võng chữa khỏi, hoặc ít nhất hy vọng dừng lại bệnh tiếp tục phát triển.2 likes -
"Lực lượng Phòng vệ sẽ trợ giúp Quân đội Mỹ tác chiến ở Biển Đông" Đông Bình (Tổng hợp) 22/09/15 07:48 (GDVN) - Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ sẽ còn bảo đảm năng lực răn đe tin cậy ở Biển Đông, muốn xây dựng một khuôn khổ hải quân đa phương đối phó bành trướng. “Nhật Bản có thể chi viện cho quân đội các nước Việt Nam, Philippines” "Trung Quốc đe dọa quân sự nghiêm trọng Biển Đông, tướng Bách ngang nhiên" Nhật Bản có thể điều tàu ngầm đến Biển Đông ngăn chặn bành trướng "Lực lượng Phòng vệ sẽ trợ giúp Quân đội Mỹ tác chiến ở Biển Đông" Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 9 đưa tin, sáng sớm ngày 19 tháng 9, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới, khi bên ngoài đang đánh giá ảnh hưởng của luật này đối với tình hình khu vực, hãng tin Kyodo Nhật Bản đã nhanh chóng tưởng tượng ra 3 tình huống Nhật Bản tham chiến. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Trong 3 tình huống Lực lượng Phòng vệ tham chiến, tình huống thứ hai là Quân đội Mỹ và "nước C" xảy ra xung đột quân sự với "nước B" ở đảo nhân tạo trên Biển Đông, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bị kéo vào xung đột trực tiếp với "nước B" do cung cấp "chi viện phía sau" như tiếp tế cho Quân đội Mỹ và "nước C". Ở đây, "nước B" rõ ràng là chỉ Trung Quốc. Theo bài viết, căn cứ vào quy định của Luật bảo đảm an ninh mới, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phụ trách vận chuyển đạn dược. Trên bầu trời Biển Đông, Lực lượng Phòng vệ còn tiến hành tiếp dầu trên không cho máy bay chiến đấu Mỹ tiến hành không kích "nước B". Tình huống thứ ba mà hãng tin Kyodo Nhật Bản tưởng tượng đã điểm danh CHDCND Triều Tiên, còn tình huống thứ nhất chỉ tàu ngầm "nước A" bất ngờ bắn nhầm ngư lôi đối với tàu chiến Mỹ diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản và Australia, khi đó, Lực lượng Phòng vệ quả quyết bắn chìm tàu ngầm này. Hải quân Mỹ-Nhật tiến hành tập trận chung "Keen Sword 2012" (ảnh tư liệu) Nhà nghiên cứu Trương Quân Xã, Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng, đối tượng tác chiến của 3 tình huống chiến tranh do báo Nhật nêu ra chính là các nước láng giềng như Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên; Điều này cho thấy, luật an ninh mới của Nhật Bản "cực kỳ nguy hiểm, lộ ra ý đồ thực sự đằng sau sửa đổi luật an ninh của chính quyền Shinzo Abe". Theo Trương Quân Xã, rất nhiều quy định của Luật an ninh mới đều cho phép Nhật Bản tham chiến trong tình hình bản thân không bị tấn công, điều này đã vượt xa phạm vi phòng vệ, đã giảm rào cản phát động chiến tranh. Theo bài báo, Nhật Bản thông qua luật an ninh mới đã đem lại một nhân tố mới cho cục diện khu vực, đã đại diện cho một xu hướng "làm thay đổi hiện trạng". Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông Bài báo lo ngại rủi ro xảy ra xung đột giữa Trung-Nhật sẽ ngày càng cao và đòi Chính phủ Nhật Bản giải thích về những đồn đoán của dư luận. Bài báo đồng thời dọa Nhật Bản, cho rằng, Trung Quốc ngày càng có ưu thế khi xảy ra xung đột với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo báo Trung Quốc, Nhật Bản đã ra sức gây khiêu khích quân sự đối với Trung Quốc. Đồng thời bài báo tiếp tục khai thác mâu thuẫn trong lòng người Nhật để chia rẽ xã hội Nhật liên quan đến việc "tham chiến" ở nước ngoài mà luật an ninh mới cho phép. Bài báo kết thúc với mong muốn không để "bi kịch" (chiến tranh Trung-Nhật) tái diễn, thể hiện tâm lý lo sợ phổ biến của “truyền thông Trung Quốc” trước một nước Nhật mạnh hơn, đang chủ động tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực - PV. Nhật Bản bảo đảm năng lực răn đe, thúc đẩy xây dựng khuôn khổ đa phương Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 16 tháng 9 đưa tin, tại Hội chợ quốc tế thiết bị quốc phòng và an ninh Anh năm 2015 tổ chức ở London, ngày 13 tháng 9 năm 2015, các quan chức quân sự Trung Quốc và Nhật Bản đã đấu khẩu với nhau. Phó đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc và Phó đô đốc Umio Otsuka - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại London, Anh ngày 13 tháng 9 năm 2015 Phó đô đốc hải quân hai nước này đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau về tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo bài báo, tại hội chợ này, Phó đô đốc Viên Dự Bách, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc đã mô tả một bản đồ vùng biển châu Á-Thái Bình Dương rất khác. Ông đã ngang nhiên cho rằng Biển Đông là "biển của Trung Quốc" giống như tên gọi của nó (Trung Quốc gọi Biển Đông là biển Nam Trung Hoa). Nhưng, luận điệu bành trướng này hoàn toàn bị bác bỏ, bởi vì nhiều vùng biển quốc tế, thậm chí đại dương như Ấn Độ Dương đã đặt tên theo tên của một quốc gia, song vùng biển hay đại dương đó không thuộc chủ quyền riêng của nước đó. Ở đây, viên tướng Trung Quốc định chơi chữ lòe bịp thiên hạ, nhưng ngay cả đứa trẻ con cũng nhận rõ luận điệu lố bịch, phi logic này - PV. Theo bài báo, phát biểu của tướng Viên Dự Bách đã phản ánh yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc (yêu sách bành trướng, lố bịch, bất hợp pháp), phát biểu này của ông ta rõ ràng ngang ngược hơn nhiều các quan chức khác. Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ lập thể nhiều binh chủng đánh chiếm đảo trên Biển Đông, có sử dụng tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina ngày 20 tháng 7 năm 2015) Bài báo cho rằng, Viên Dự Bách còn tập trung tuyên truyền về việc sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" do Chính phủ Trung Quốc đưa ra sẽ đem lại "cơ hội" tự do thương mại. Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc có ý đồ trở thành người cung cấp "an ninh biển chung" của sáng kiến này. Viên Dự Bách cho hay, sáng kiến này hy vọng cung cấp hạ tầng cơ sở, giao lưu nhân văn, "thương mại tự do có trật tự" và "kết nối hạ tầng" từ Trung Quốc cho tới bờ biển Đông Phi. Cũng tại hội chợ London lần này, Phó đô đốc Otsuka Umio – Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã công khai lên án Trung Quốc tiến hành lấn biển xây đảo ở Biển Đông (trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là đe dọa sự ổn định khu vực. Ông cho biết, để ứng phó với tình hình này, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ “bảo đảm độ tin cậy của năng lực răn đe”, đồng thời tìm kiếm “khuôn khổ đa phương” (hải quân) ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cuối năm 2015, Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập với Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương Tướng Otsuka Umio còn đề cập đến một động thái mới trong nguyên tắc hành động của Trung Quốc: Bắc Kinh sử dụng tàu thuyền không thuộc hải quân như tàu cá thương mại biên chế cho lực lượng dân quân trên biển. Ông nói: "Điều này sớm muộn sẽ gây ra tranh luận liên quan đến việc làm thế nào để ứng phó với cuộc xung đột giữa quân đội và lực lượng dân quân trên biển, nếu hai bên có xung đột". Theo bài báo, vấn đề này rất nhạy cảm, bởi vì bất cứ nước nào sử dụng hải quân tấn công tàu dân sự (về bề ngoài) đều sẽ lập tức bị lên án là làm leo thang tình hình, bất kể tình hình thực tế như thế nào. Nhật Bản từng "ăn quả đắng" vào tháng 9 năm 2010, vì vậy rất nhạy cảm đối với điểm này. Khi đó, một ngư dân Trung Quốc nhiều lần lao vào tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở vùng biển nhóm đảo Senkaku. Sau một cuộc tranh chấp ngoại giao, Nhật Bản đã phải thả thuyền trưởng của tàu cá này. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản kiên quyết trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku (ảnh tư liệu) Đồng thời, ngày 15 tháng 9 tại Tokyo, sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết cung cấp nhiều tàu cũ hơn cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nhật Bản đã đồng ý dựa vào chính sách giúp các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh biển, cung cấp 6 tàu cá và tàu bảo vệ cho Hà Nội. Đông Bình (Tổng hợp) =================== Wow! Mệt mỏi nhỉ! Lão đã bẩu bể Đông chỉ là dây dẫn nổ. Nó mà "Bùm " một cái thì phía Bắc lan sang cả Hoàng hải. Phía Nam qua Indonesia đến tận Úc châu, Tây Nam đến Malaisia, Singgapor. Phía Tây đến Ấn Độ. Nước Nga báo động đỏ. Chẳng ai tin lão Gàn. Thôi thì cứ coi như "chém gió" vậy. Chứ phân tích phân teo, vưỡn có người không tin cho đến khi nó "bùm" một cái. Lúc ấy mời à thì ra thế, lão Gàn trông vậy mà nói đúng nhể. Lúc ấy đã mụn mựa nó rùi. Mệt wá. Phán chơi vậy thôi. Bể Đông căng thẳng về cuối năm - cái này lão Gàn nói rồi. Để xả cái xì choét, gửi quý vị chiện hài này xem cho đỡ bùn.1 like
-
Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh nếu Triều Tiên thử hạt nhân 19/09/2015 11:38 (TNO) Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị ngày 19.9 kêu gọi các bên liên quan thể hiện trách nhiệm trong cuộc đàm phán hạt nhân Triều Tiên và không làm căng thẳng leo thang, trong khi đó sẵn sàng “phản ứng giận dữ” nếu Triều Tiên thử hạt nhân. Trung Quốc doạ sẽ phản ứng mạnh tay nếu Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa - Ảnh: AFP “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên chấp nhận một thái độ có trách nhiệm đối với bán đảo (Triều Tiên) cũng như khu vực Đông Bắc Á, và không nên có hành động dẫn đến những căng thẳng trong tình hình ở đó”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói trong một diễn đàn về vấn đề đàm phán Triều Tiên, không trực tiếp đề cập cụ thể nước nào, theo Reuters. Phát biểu của ông Vương Nghị đến sau khi Triều Tiên tuyên bố kế hoạch bắn tên lửa tầm xa, đồng thời cải thiện kho vũ khí hạt nhân của mình. Nếu Bình Nhưỡng quyết làm điều này, sẽ dẫn tới một thái độ đáp trả “giận dữ” từ phía Trung Quốc. Rất có thể mâu thuẫn sẽ tiếp diễn bằng một lệnh trừng phạt kinh tế mức độ cao mà Trung Quốc áp đặt lên Triều Tiên, AP nhận định. Trước giờ Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và được xem là “đồng minh quan trọng nhất” của chính quyền ông Kim Jong-un cũng như các đời lãnh đạo trước. Tuy nhiên khác với ông Kim Jong-il hay Kim Il-sung, lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un vẫn chưa có chuyến thăm Trung Quốc nào kể từ lúc lên nắm quyền, cũng như không tiếp bất kỳ lãnh đạo cấp cao nào từ Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng. Vừa qua ông Kim Jong-un cũng không dự cuộc diễu binh của Trung Quốc, chỉ cử quan chức sang. “Trung Quốc sẽ cực lực phản đối (vụ thử hạt nhân hoặc khởi động chương trình hạt nhân) và sẽ thực hiện đúng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong tương lai, thậm chí với thái độ kiên quyết hơn”, AP dẫn lời ông Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường đảng Trung ương Trung Quốc. Trong phát biểu hôm 19.9, ông Vương Nghị cũng chỉ trích các đợt tập trận của Mỹ và Hàn Quốc vì cho rằng đó cũng là những hành động tạo căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. “Nếu có chiến tranh hay sự hỗn loạn trên bán đảo này, không ai được lợi gì cả. Nếu vấn đề phi hạt nhân hóa không được giải quyết, chẳng còn cách nào để bán đảo này ổn định và không có hòa bình cho khu vực Đông Bắc Á”, ông Vương Nghị nói. Nhật Đăng1 like
-
“NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ VĨNH TRUYỀN” 5/20/2015 NGUYỄN XUÂN ĐÀI Ngọc phả viết bằng chữ Hán, năm Thiên Phúc nguyên niên, tháng giêng, ngày 25 thuộc thời Lê Đại Hành ghi chép cách nay 1034 năm. Đây là Ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương là tên viết tắt của “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”. Nội dung ngọc phả: Nói về họ Hồng Bàng, sử ký Việt Nam, ghi chép danh vị các vua Hùng Vương được thờ cúng, trong đó viết từ chi đầu đến chi cuối, theo thứ tự. Mỗi vua có tên thường gọi, tên húy, tên thụy, tên mỹ tự truy phong, ngày sinh, ngày mất, số năm trị vì, tuổi thọ, vợ, con, cháu chắt… Các danh vị vua Hùng Vương gồm: - Càn chi; Khảm chi; Cấn chi; Chấn chi; Tốn chi; Ly chi; Khôn chi; Đoài chi; Giáp chi; Ất chi; Bính chi; Đinh chi; Mậu chi; Kỷ chi; Canh chi; Tân chi; Nhâm chi; Quý chi. * * * Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời vào thời kỳ vận nước “đổi gió”. Một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta không ngừng chống lại ách thống trị để giành độc lập, lúc âm ỉ, lúc bùng phát. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, rồi đến năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng giặc tháo chạy về nước. Ngô Quyền xưng vua, nước nhà giành được độc lập mở đầu thời kỳ phong kiến tự chủ. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, nhà Tống kéo quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn được suy tôn hoàng đế đánh tan quân Tống giành thắng lợi rực rỡ, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt đánh thắng quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Vận nước với thế thượng phong “Gió Nam thổi bạt gió Bắc”, nhân dân trào dâng lên niềm tự hào, tin tưởng vững chắc tiền đồ tươi sáng dân tộc. Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền...” ra đời 18 chi Hùng Vương đều là hoàng đế. Tổ tiên rực rỡ để lại cho con cháu thờ cúng muôn đời. Hơn thế, ngọc phả còn làm bừng lên trong tâm thức người Việt về thời đại các Vua Hùng dựng nước, về độc lập dân tộc là quốc thống. Tâm thức ấy chảy mãi theo dòng lịch sử. Năm 1076 thơ Lý Thường Kiệt “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư...” ngân vang trên sông Như Nguyệt, tiếp sức tinh thần cho quân dân ta tiến quân mạnh mẽ, như sóng thần nhấn chìm quân Tống, số còn lại hoảng loạn tìm đường tháo chạy về nước. Tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng, niềm tự hào chân chính trào dâng tình yêu Tổ quốc. Nước Nam xưng đế (độc lập hoàn toàn) là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hoá như quy luật của thiên nhiên vậy. Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” ẩn chứa trí tuệ trác tuyệt và tâm hồn siêu Việt của tổ tiên ta. Tiếp tục tìm tòi và suy ngẫm về 18 chi Hùng Vương trong ngọc phả này, sao thời ấy không ghi thứ tự thông thường từ 1 - 18 như ngọc phả thời Hậu Lê do trực học sỹ Nguyễn Cố viết “Hồng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Theo thiển nghĩ của tác giả hai ngọc phả có tính chất khác nhau: - Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” để thờ cúng, nên ghi chép danh vị từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên với các danh vị (tên thường gọi, tên huý, tên thụy và tên mỹ tự truy phong...) nó linh thiêng nên chỉ để ở các đền thờ Hùng Vương. - Ngọc phả “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” ghi chép thân thế sự nghiệp của Kinh Dương Vương cho đến Hùng Duệ Vương để truyền trong dân gian. Người xưa có con mắt lạ thường quan sát sắc sảo, khôn ngoan, biệt tài dùng ký hiệu, mô hình hoá rất giản đơn mà cô đọng, các hiện tượng phức tạp thiên nhiên, như Hà Đồ, Lạc Thư, rồi đến Bát Quái Tiên Thiên, Bát Quái Hậu Thiên. Đó là những đồ giải nhận thức về triết lý vũ trụ nhân sinh cực kỳ tài giỏi và “bí ẩn” cho đến nay dù chưa lúc nào ngừng tìm lời lý giải mà vẫn chưa hiểu hết được. Họ coi thiên nhiên là đại vũ trụ con người là tiểu vũ trụ, tương liên, tương thuộc lẫn nhau. Trong vũ trụ không gian (KG) và thời gian (TG), 2 yếu tố không tách rời và luôn tồn tại. Ông cha ta vận dụng đặt tên cho 18 chi Hùng Vương là để thuận theo thiên nhiên với ý tưởng trường tồn, bất diệt. Về không gian lấy các phương hướng, yếu tố bất biến thuộc thiên: khởi đầu Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, về thời gian lấy các yếu tố can thuộc thiên khởi đầu là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, đều theo chiều kim đồng hồ, chiều của dương khí của các tinh tượng trên vũ trụ tương tác đến quả đất. (Chiều dương khí, phong thủy gọi là sinh khí đồng nghĩa với sinh sôi và phát triển). Theo triết lý phương Đông “Thiên nhân tương ứng”, thế thì tổ tiên ta đất nước ta cũng thịnh vượng, trường tồn như thiên nhiên vậy. Trời là lực lượng siêu phàm, cao vời vợi con người chỉ là nhỏ nhoi: 18 chi Hùng Vương gắn với không gian 8 phương kể trên thuộc “Hậu Thiên BQ” - “Hàm chỉ sự vận động biến hoá và tương tác của lực tự nhiên với con người”, vũ trụ đã hình thành vạn vật. Sự lựa chọn nói lên hiểu biết uyên bác của ông cha ta đối với “Hậu Thiên BQ” và “Tiên Thiên BQ” - triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Nam. Càng ngẫm càng kinh ngạc và xúc động về “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền…”. Ẩn ý trí tuệ trác tuyệt về triết lý triết học của ông cha ta, xứng tầm với việc xưng đế (độc lập - tự do, sánh vai với các nước hùng cường ở khu vực) tư tưởng ấy khẳng định ngay trong bối cảnh mới giành được độc lập, thống nhất đất nước, với những trận đánh thắng lịch sử quân xâm lược, sau ngàn năm Bắc thuộc. Ý chí ấy hun đúc thành nhân cách Việt. Đây chả phải tâm hồn siêu việt đó sao!“Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” góp phần sáng tỏ lịch sử cội nguồn - Về chi, đời Hùng Vương có khác nhau. Trong ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” có 18 chi (chi là cành) lại nói Hùng Quốc Vương truyền được 18 đời (Thế là đời: người ta thường cho 30 năm một đời). Mười tám chi gồm cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, còn 18 đời không kể đến 2 vị tiền bối trên, mà tính từ Hùng Quốc Vương (đứng đầu) trở đi. Xin trích về chi Cấn và chi Quý trong Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền. “Cấn chi: Hùng Quốc Vương huý Lân Lang, làm vua 217 năm thọ 767 tuổi, mệnh Canh Ngọ. Giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 sinh trăm vương, tên các vương mời hội tại điện, 50 vương theo cha, 50 vương theo mẹ, Tý Ngọ cùng hiệp đấng Quốc Vương là đầu trăm vương sinh con trưởng là Nghi Vương nhường ngôi truyền 18 đời vương trị vì... “Quý chi: Hùng Duệ Vương, huý là Huệ Đức Lang làm vua 115 năm, thọ 227 tuổi, mệnh Canh Thân, sinh ngày mồng 3 tháng 3 mất ngày 5 tháng 5 hoá sinh cùng rể hiền là đức Tản Sơn cùng ban ngày lên thượng điện trời thành tiên, hoá sinh bất diệt tung tích muôn đời làm thánh vương, thiên vương rất thiêng đứng đầu thượng đẳng thần, truyền 2 người con trị vì, trước truyền ngôi cho con trưởng là Kính Vương, được 6 năm trị vì. Kính Vương mất sau truyền ngôi cho con thứ là Cảnh Lang được 10 năm thì Cảnh Lang mất. Sau lại truyền cho cháu hiền ở ngôi được 3 năm lại mất, Duệ Vương lại truyền cho rể hiền là đức Tản Viên lên cầm quyền chính gá ngôi vua thay mệnh vua cha cầm quyền chế tác bình trị thiên hạ trong khoảng 10 năm... bàn nhường ngôi cho Thục Dương Vương…”. Quý chi mỗi đời 25 năm, tuổi thọ trung bình là 45 năm (lấy tròn số). Danh sách 18 đời Hùng Vương có trong sách “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2001 - 117. Ngọc phả cổ nhất. Ra đời vào thời kỳ bình minh của lịch sử giành lại độc lập sau 1000 Bắc thuộc. Sách “Truyền thuyết Hùng Vương và bình minh lịch sử” của Nguyễn Khắc Xương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản năm 2012” viết: “Bản ngọc soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) là bản cổ nhất, mà có lẽ cũng là bản ngọc phả đầu tiên mà sự tích các Vua Hùng được soạn thành văn. Sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hành trình đến di sản văn hoá nhân loại” Nxb Hội Nhà văn - HN - 2013 - 43 viết: “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm Viện trực học sỹ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn (1472)... với sự ra đời của bản ngọc phả này Hùng Vương đã được chính thức hoá với ngọc phả hẳn hoi. Cùng với ngọc phả là các thần tích về Hùng Vương... do nhà Lê cấp cho các xã này được các nhà nho sao chép lại về sự tích và việc thờ phụng Hùng Vương”. Thực ra ngọc phả về thờ cúng Hùng Vương đã được nhà Tiền Lê ghi chép năm (980) rồi. Nối tiếp “Việt Nam Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” thời Tiền Lê, nhà Hậu Lê năm 1472 đã viết tiếp “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Với thuật ngữ “Hùng đồ” nhà Hậu Lê đã nói lên tất cả sự to lớn, rực rỡ, oai nghiêm về lai lịch thân thế sự nghiệp sự nghiệp của 18 nhành các đế vương được người đời kính trọng tôn thờ. Đó cũng là di sản văn hoá phi vật thể, mạch quốc thống, niềm tự hào, lòng yêu nước, đời đời cho con cháu noi theo, giá trị cao nhất của tổ tiên ta dựng nước và trị vì phương Nam thời thượng cổ. Tự hào về tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng đất nước trường tồn cùng với trời đất. Ngày nay con cháu tiếp nối truyền thống tổ tiên đang xây dựng đất nước ta đủ tầm để sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ mong muốn. N.X.Đ Nguồn: http://tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1368 ======================================================== Thông tin thêm về Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền.1 like
-
Bài này trên web http://healthplus.vn có tính tư liệu nhằm xác định cuốn Ngọc Phả Hùng Vương cố nhất được lưu truyền từ thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Nó chính là một sự minh họa rất sắc sảo cho những luận cứ của tôi về chấn lý Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Quan điểm trước sau như một của tôi vẫn là tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học. Di vật khảo cổ, văn bản cổ, di sản văn hóa phi vật thể.. chỉ có tính minh họa như một bằng chứng khách quan cho hệ thống luận cứ của giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Các bạn có thể tham khảo văn bản gốc ở đây. http://healthplus.vn/phat-hien-ngoc-pha-vua-hung-co-nhat-viet-nam-d21050.html =========================== Phát hiện Nam Việt Hùng vương ngọc phả cổ nhất Đăng bởi: Ngô Thùy Chi 04/03/2015 10:45 Health+ | Việc tìm ra Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê tại đền Vân Luông (thuộc xã Vân Phù) nằm trong khu di tích Đền Hùng đã khẳng định lại một lần nữa thân thế sự nghiệp của 18 chi đế vương được người đời kính trọng và tôn thờ. Bản sao và bản dịch Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê được nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài lưu giữ Điều đáng tiếc là nhóm phóng viên Health+ đã không được tận mắt nhìn thấy ngọc phả viết trên giấy gió được cất giữ trong ngồi đền cổ. “Từ ngày biết được giá trị của những “tờ giấy” gió gập đôi, chữ viết hai mặt trước sau vốn được cất giữ cẩn trọng tại nơi trang trọng nhất của đền, chính quyền địa phương và ông từ của đền càng thận trọng hơn trong việc nói đến ngọc phả hơn 1.000 năm tuổi này”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài - người có công lớn trong việc tìm kiếm, dịch cũng như sắp xếp lại các trang ngọc phả nguyên bản - cho biết. Ngọc phả cổ nhất Việt Nam “Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền miêu duệ tôn điệt ức vạn niên hương hỏa tự điển truy sùng” là tên chính thức của Ngọc phả viết bằng chữ Hán được tìm thấy tại đền Vân Luông Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, từ những thông tin trên ngọc phả cho thấy, bản ngọc phả Hùng Vương này được viết vào năm Thiên Phúc đầu tiên, tháng Giêng, ngày 25 thuộc thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Đây là bản ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương. “Bản Ngọc phả đã ghi rõ 18 chi Hùng Vương, liên quan trực tiếp đến bài vị giúp ta biết Vua Hùng nào là thần chủ trong đền, miếu thờ để xin ngài phù hộ cho cuộc sống”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài cho biết. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong đó có Giáo sư Vũ Khiêu, giá trị của ngọc phả Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng độc đáo thắp sáng tình cảm và nhận thức tổ tiên rực rỡ, hùng cường, khẳng định “Nam quốc sơn hà nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên tư”, làm sâu sắc và phung phú tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời trong thời kỳ vận nước “đổi gió”. Năm 980, sau hơn 1.000 năm đô hộ Bắc thuộc, nước ta giành được độc lập với sự lên ngôi hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng. Năm Thiên Phúc đầu tiên, Lê Đại Hành cho viết Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, chỉ ra 18 đời Vua Hùng đã làm bừng lên trong tâm thức người Việt các thời đại sự tự hào dân tộc, về nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tâm thức ấy trải mãi theo dòng lịch sự, như tiếp sức cho mọi thế hệ dân tộc chống lại quân xâm lược. Cũng tâm thức ấy, việc nước Nam Việt hoàn toàn độc lập là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hóa, như muôn quy luật của tự nhiên vậy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài (ngoài cùng bên phải) nói về cột đá thề trước cổng Đền Thượng Khác với những bản ngọc phả được tìm thấy và lưu truyền trước đó, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là bản ngọc phả dành cho việc thờ cúng nên ghi chép danh vị (tên thường gọi, tên húy, tên thụy và tên mỹ tự truy phong) từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên. Bản ngọc phả này góp phần làm sáng tỏ lịch sử cội nguồn. Trước đó, nhiều thế hệ tưởng rằng, 18 đời Vua Hùng bao gồm cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Nhưng thực tế, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền cho thấy, 18 đời Vua Hùng không bao gồm Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, mà chỉ tính từ Hùng Quốc Vương (Cấn chi, người con đầu của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Núi Nghĩa Lĩnh và một góc “nhìn” mới Cùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình “thăm lại” Đền Hùng. Về bố cục kiến trúc đền chùa trên núi Nghĩa Lĩnh theo lối Tiền Phật hậu Thánh. Thánh ở địa hình cao nhất và được phân nền cấp khác nhau: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, đều có bài vị thờ. Đền Trung hay còn gọi là “Hùng Vương Tổ miếu” – là nơi phát tích đầu tiên có 3 ngai thờ có bài vị. Ngai giữa bài vị ghi: “Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương vị”. Trước đó, nhiều người cho rằng, đó là thờ 18 đời Vua Hùng. Nhưng khi đối chiếu lại với Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền thì bài vị đó thờ Hùng Quốc Vương – vị Vua đầu tiên của nước Văn Lang, con trai trưởng của Lạc Long Quân, người anh cả của bọc trăm trứng. Ngai bên trái ghi “Viễn Sơn thánh vương vị” là thờ Hùng Nghi Vương, con trai trưởng của Hùng Quốc Vương. Ngai bên phải ghi “Ất Sơn thánh vương vị” thờ Hùng Huy Vương - con trai trưởng của Hùng Nghi Vương. “Nếu không có ngọc phả cổ này, có lẽ, chúng ta sẽ còn chưa chấm dứt được sự nhầm lẫn kéo dài trong việc cúng tế các thánh vương ở Đền Trung. Nói tâm linh một chút thì nếu không “kêu đúng tên, cầu đúng người” thì chưa chắc các ngài đã về nhận lễ mà chứng cho vậy”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài nói. Ngai thờ Ất sơn thánh vương vị tại Đền Thượng Tương tự Đền Trung, cấu trúc thờ tự Đền Thượng có 4 ngai, 3 ngai có bài vị xếp hàng chữ nhất ở vị trí cao, hướng về phía Nam, trong đó có ngai giữa có 34 chữ mỹ tự: “Đột ngột cao sơn hiển hùng ngao thống thủy hoằng tế chiếu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công Thánh vương vị”. Ngai bên trái và bên phải có 5 chữ mỹ tự: “Viễn Sơn Thánh vương vị”, “Ất sơn thánh vương vị”. Đây là tục thờ thần núi (Thiên thần) và thờ Hùng vương (Nhân thần). Đó là 3 quả núi: Núi Hùng, núi Văn, núi Trọc mà nhân gian gọi là “Tam sơn cấm địa” và tam vị thánh vương, đứng đầu 18 đời Vua Hùng: Hùng Quốc vương, Hùng Nghi vương – con vua Hùng, Hùng Huy Vương – cháu vua Hùng. Chính vì vậy, trong đền có đại tự “Triệu cơ vương tích” - dấu vết nền móng của vua. Mặt trước đền có 4 chữ đại tự Nam Việt triệu tổ - Tổ mở đầu nước Nam. Ngai thứ 4 nhỏ hơn, không bài vị, bố trí thấp hơn ngai trên, tọa ở góc hướng Đông Nam, hướng tới nơi hội tụ nguồn nước ngã ba sông – tụ thủy như tụ nhân, là tụ phúc, làm ăn thịnh vượng - là bàn thờ Mẫu, nhưng là mẫu chung thời nguyên thủy thị tộc, gắn với chế độ mẫu quyền. Sự dung hợp tuyệt vời thờ thần núi gắn liền với thờ Mẫu và thờ người có công dựng nước đã thiêng liêng hóa Vua Hùng và người mẹ qua thần linh. Sự thiêng liêng hóa ấy với mục đích cuối cùng là nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn, là nền tảng của đạo đức và tín ngưỡng Việt Nam, sự dung hợp tài tình ấy, mỗi khi thắp hương trước bàn thờ Tổ cả nước như ta nghe thấy tiếng đồng vọng kỳ lạ của quá khứ sáng trong tim niềm tin thiêng liêng cao cả. Hùng Vương lăng nằm ở phía trái Đền Thượng, nhìn ra ngã ba sông, được cho là mộ của vua Hùng đời thứ 6. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, Hùng Vương Lăng chỉ là một biểu tượng và là nơi thờ chung cho tam vị thánh vương đứng đầu của 18 đời Vua Hùng. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, nhiều năm trước, trong thời gian trùng tu Hùng Vương lăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đôi cột đá đẹp, cao 1m2 với nhiều ký tự và chữ viết được đặt trước lăng. Mất nhiều năm nghiên cứu, cộng với những phát hiện mới về những đôi cột đá tương tự như vậy ở các khu thờ tự khác, ông mới phát hiện ra đó là hoa biểu – hay còn gọi là dấu tích của vua. Chỉ có những khu mộ dành cho vua hoặc cho những người trong hoàng tộc mới được đặt đôi hoa biểu này. Những văn tự ghi trên đó thế nào không rõ, nhưng hiện nay, đôi hoa biểu của Hùng Vương lăng được đặt chìm, chỉ hở ra đôi hàng chữ ghi khắc năm trùng tu thời Nguyễn. Kết Sau chuyến “thăm” Đền Hùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi còn dành một buổi thăm toàn thể khu di tích Đền Hùng với Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân dưới chân núi Sim (Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm khởi công xây dựng đền thờ, đỉnh núi Sim phát lộ một đầu rồng hướng lên trời xanh, khiến không ít người tin rằng, nó thể hiện sự thương nhớ, hướng vọng về nơi đất mẹ, nơi Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con trai sinh sống), Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ trên đỉnh Ốc Sơn (Tượng Mẫu hướng về ngã ba sông, nhìn bao quát khắp trăm miền như mắt mẹ hướng về muôn người con phương xa để chăm sóc, bao bọc, trở che...) và tam đền Hạ, Trung, Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh với những câu chuyện kể muôn đời tượng trưng cho sức mạnh ngàn đời của toàn dân tộc. Câu chuyện của người hướng dẫn viên có khác, nhưng vẫn hàm chứa nhiều ý nghĩa của nơi chốn linh thiêng. Anh Vân - Khánh Hạ (H+)1 like
-
Bí Mật Phong Thủy ( Phần 1 ) : Nói Sơ về Phong Thủy 20-03-2014 11:32 Lời nói đầu Tại các nước châu Á, có rất nhiều rất nhiều người yêu thích Phong Thủy. Bọn họ từ những điều được lưu truyền và các sách cổ đã đạt được một số hiểu biết về lý luận Phong Thủy. Trải qua nhiều năm gian khổ tìm kiếm và kiểm chứng, họ phát hiện Phong Thủy đích thực có những tác dụng nhất định. Các nhà khoa học gia Tây phương cũng đã phát hiện có sự lưu chuyển năng lượng và điện lưu ở các vùng đất lớn và một số hiện tượng khác, những điều đó hoàn toàn trùng hợp với các lý luận trong Phong Thủy. Rất nhiều công ty lớn ở phương Tây và các đại phú hào ở Đông Nam Á thậm chí đã thuê hẳn các thầy Phong Thủy về để tham khảo ý kiến mỗi khi có sự tình xảy ra. Phong Thủy có khởi nguồn từ Trung Quốc, đây là điều đã được công nhận. Tại Trung Quốc trong dân gian có một kiểu nói thế này: Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là Phong Thủy, thứ tư là tích âm đức, thứ năm là đọc sách. Ba điều đầu là thiên định, hai điều sau là do con người. Tác dụng của Phong Thủy được liệt vào những thứ do trời định, hoàn toàn siêu xuất khỏi những học thuyết trong sách về cải biến vận mệnh. Trong lịch sử trên dưới 5000 năm của đất nước Trung Hoa, Phong Thủy đã hòa nhập vào cuộc sống của mọi người và trở thành một bộ phận trọng yếu. Từ Hoàng Đế cho đến dân thường, từ Hoàng cung đại điện cho đến những góc phố nhỏ bé, mọi người hầu như đều đã từng biết về Phong Thủy. Không kể là chọn lựa bố cục cho thủ đô, kiến tạo thiết kế cho thành thị, hay là định hướng âm trạch dương trạch, sắp đặt đồ đạc trong nhà v.v… đều cần tìm người để xem Phong Thủy, tính toán xem trình tự vận hành thế nào, sao cho đạt được Thiên Nhân hợp nhất, đón cát tránh hung. Thuận theo quá trình công nghiệp hóa trong 100 năm gần đây, Phong Thủy và văn hóa chính thống của Trung Hoa đã trở nên ngày càng xa lạ đối với chúng ta. Trong tiềm ý thức của mọi người đều cho những danh từ này là “lạc hậu”. Tuy nhiên sự thực có đúng như vậy không ? Xin bạn hãy tiếp tục xem bài viết của chúng tôi, nó nhất định sẽ đem lại cho bạn những cảm thụ và nhận thức hoàn toàn mới ! Thế kỷ 16 thời kỳ văn nghệ phục hưng tại châu Âu, sự huy hoàng của nền văn minh Hy Lạp và Roma cổ đã đưa đến các ngành công nghiệp hiện đại. Từ đó dẫn đến sự phát triển của nền văn minh ngày nay và mang lại cho chúng ta một xã hội hiện đại với khoa học kỹ thuật tương đối phát đạt. Chúng tôi tin rằng, việc phục hồi văn hóa Trung Hoa chính thống cũng sẽ mang lại một tương lai tươi sáng cho con cháu người Hoa. Chúng tôi hy vọng có thể cùng với nhiều người yêu thích Phong Thủy nghiên cứu và thảo luận về văn hóa chính thống Trung Hoa. Từ đó đẩy mạnh sự phục hưng và thịnh vượng của văn hóa Trung Hoa đồng thời mang lại phúc âm cho người dân tại các quốc gia trên thế giới. Phong Thủy thoạt nghe tưởng chừng như mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí huệ của người Trung Quốc cổ xưa. (AFP) Những điều trong bài viết này, cũng chỉ là những điều thuộc một phạm vi thiên địa nhất định, bởi vì tầng thứ tu luyện của chúng tôi có hạn, có thể có những chỗ còn thiếu sót hoặc nhầm lẫn, xin các bạn bỏ qua. Nếu có thể giúp đỡ chỉ ra những sai sót đó, chúng tôi vô cùng cảm tạ. Bài viết này đã nhận được rất nhiều ý kiến và trích dẫn của khá nhiều đồng đạo, tại đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bạn. Chương I: Nói Sơ về Phong Thủy Nhắc đến Phong Thủy, chắc chắn có rất nhiều người đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: Phong Thủy rốt cuộc là gì ? Tại sao Phong Thủy có thể khởi tác dụng ? hoặc là Phong Thủy có nguồn gốc từ đâu v.v…. Những vấn đề này nếu như không giảng rõ ràng, sẽ gây ra rất nhiều chướng ngại cho những người muốn nhận thức về Phong Thủy, đặc biệt là một số người ở Trung Quốc Đại Lục, họ thường cho những điều này thuộc về mê tín từ đó bài trừ chúng. Chúng ta hãy bắt đầu từng bước một, xin bắt đầu từ việc liễu giải về nguồn gốc của danh từ Phong Thủy. 1. Nguồn gốc Phong Thủy Danh từ “Phong Thủy” bắt nguồn từ thời Ngụy Tấn, trong “Táng Thư” của Quách Phác, trong sách Quách Phác đã đưa ra định nghĩa về Phong Thủy như sau: “Táng giả, Tạng dã, Thừa sinh khí dã. … khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ”. Quách Phác đã đưa ra khái niệm về “khí”, đồng thời đưa ra những phát hiện ngắn gọn về biểu hiện của hai loại nhân tố Phong và Thủy, từ đó nhận thức về sự xuất hiện và kết thúc của “khí”. Do tác giả trong cuốn “Táng Thư” đã lần đầu tiên đưa ra danh từ Phong Thủy, cũng như đặt ra cái khung lý luận cho Phong Thủy, cho nên được coi là ông tổ trong giới Phong Thủy. Kỳ thực nghề Phong Thủy có lịch sử lâu dài hơn nhiều so với lịch sử của “Táng Thư”. Các giới học giả Phong Thủy sau này đều đã nhận thấy rằng trong “Đại Nhã Kinh Thi – Lưu Công” trước đó đã có những miêu tả về sự hoạt động của Phong Thủy Đốc công lưu, ô tư tư nguyên, ký thứ ký phồn … trắc tắc tại hiến, phục giáng tại nguyên Đốc lưu công, thệ bỉ bá tuyền, chiêm bỉ phổ nguyên, nãi trắc nam cương, nãi quan ư kinh. Kinh sư chi lý, ư thời xứ xứ, ư thời lư lữ, ư thời ngôn ngôn, ư thời ngữ ngữ. Đốc lưu công, ký phổ ký trường, ký cảnh nãi cương, tương kỳ âm dương, quan kỳ lưu tuyền … độ kỳ thấp nguyên … độ kỳ tịch dương, u cư doãn hoang. Qua mấy đoạn thơ mang đầy thi tình họa ý trên, chúng ta dường như nhìn thấy cổ nhân là “Tư Vũ”, lúc thì là “Trắc Cương”, lúc thì là “Giáng Nguyên”, lúc thì là “Thệ Thủy”, lúc thì là “Quan Kinh”, quá trình này có sự tương đồng với bốn bộ phận trong Phong Thủy của các học giả sau này là: “Mịch Long”, “Sát Sa”, “Quan Thủy”, “Điểm Huyệt” Trong 《Đại Nhã Miên》 thuộc 《Kinh Thi》 cũng có những miêu tả liên quan như: “Cổ công đản phụ, lai hồ tẩu mã, súy tây thủy hử, chí ư kỳ hạ. Viên cập khương nữ, duật lai tư vũ”. Cổ công đản phụ là phụ thân của Quý Lịch, là tổ tiên của Chu Văn Vương, người đã dẫn đầu cả gia tộc chuyển đến Kỳ Sơn. Trong thơ “Tư Vũ” có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, chi tiết. Những hoạt động Phong Thủy này, được người thời đó gọi là tướng địa hay hình pháp Phong Thủy còn được gọi là Kham Dư, vậy cách nói Kham Dư này có nguồn gốc từ đâu ? Danh từ này đã được xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán Hoài Nam Vương Lưu An trong quyển thứ ba 《Thiên Văn Huấn》 thuộc tác phẩm 《Hoài Nam Tử》, trong đó bao hàm các đạo lý về sự vận hành của trời đất. Phong Thủy còn được gọi là Địa Lý, Địa Lý là từ xuất hiện trong 《Hệ Từ》 của 《Chu Dịch》: “Dịch ư thiên địa chuẩn, cố năng nhị luân thiện địa chi đạo. Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố.” Đến 《Táng Thư》 của Quách Phác viết, kỳ thực là đã đứng trên vai của rất nhiều người, ngoài việc chỉnh lý một vài lý luận Phong Thủy, ông chủ yếu là quyết định chọn từ “Phong Thủy”. Giống như danh từ “Khí Công”, nếu như không tiến hành nghiên cứu, rất khó để có thể nhìn thấy được nội hàm rộng lớn và thiên ý sâu xa từ bề ngoài của từ “Phong Thủy”, Không kể là Khí Công hay Phong Thủy, đều giảng về “Khí”, hiện nay có rất nhiều người lại lý giải thành luồng không khí, kỳ thực không phải. Hiện nay ký tự tiếng hán bị đơn giản hóa quá nhiều, rất nhiều từ đều bị vứt bỏ đi không dùng nữa, từ đó khiến nhiều nghĩa của từ bị lý giải sai lệch. Khí ở đây cần phải được lý giải là “炁” (vô hỏa) thì sẽ chính xác hơn. Từ này được bắt nguồn từ văn hóa của Đạo gia trong xã hội Trung Quốc cổ xưa, nó đại biểu cho năng lượng. Trước giờ, đa phần mọi người lý giải “Phong Thủy” đều theo những lý luận từ khi phổ cập minh thanh phong thủy, tại thế gian tiểu đạo chỉ lưu truyền những điều vỏ ngoài nông cạn, cùng với một số thuật lại khác. Hình thành nên “Huyền Không”, “Lục Hào”, “Lý Khí” … các tông phái khác nhau trong Phong Thủy. Hiện nay các nhà Phong Thủy học nhìn nhận Phong Thủy dưới hai loại hình chủ yếu: một là hình pháp, hai là lý khí. Hình pháp chủ yếu là chỉ: loan đầu, long, huyệt, sa, thủy, tất cả hướng về năm yếu quyết. Về lý khí, nguyên tắc là trên các cơ sở như thế mà thêm vào các lý luận dịch học như cửu cung bát quái, âm dương ngũ hành v.v… Kỳ thực họ chỉ là tổng kết lại một số kinh nghiệm của các nhà phong thủy trong quá khứ, nếu không được chân truyền thì chỉ là dựa vào những kinh nghiệm này mà suy tính. Họ chỉ biết về “Hình” chứ không biết gì về “Thần” cả, họ chỉ lòng vòng nghiên cứu các lý luận về “Hình”, không chỉ vậy lại còn tranh chấp lẫn nhau mà phân chia thành các bè phái. Ví dụ cùng một vị trí, phái “Huyền Không” nói đất ở đây có thể mai táng, “Lý Khí” lai nói là không thể, nhưng sau khi mai táng thì quả thực là có phát. Một trường hợp khác “Lý Khí” nói là được, “Huyền Không” lại nói không được, kết quả sau khi mai táng thì lại có thể phát. Cuối cùng là “Huyền Không” đúng hay là “Lý Khí” đúng đây ? Trong các hoạt động về Phong Thủy, chúng tôi phát hiện, kỳ thực để xem một vị trí có phải là “chân huyệt” hay không, thì phải xem ở huyệt vị đó có thần hay không. Chúng tôi gọi người chấn thủ huyệt vị đó gọi là “Địa Linh Thần”. Đồng thời còn phụ thuộc vào việc thầy Phong Thủy kia có đủ uy đức để câu thông với vị Địa Linh Thần đó không, nó không chỉ đơn giản là việc xem hình thế đất. Có người cho rằng học vấn về Phong Thủy là được hình thành từ một quá trình tích lũy kinh nghiệm khảo sát địa hình lâu năm mà nên. Nếu như thật sự là như vậy, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, ai muốn làm hoàng đế, thì khởi động các bộ máy cơ khí để hình thành các địa hình theo tổng kết kinh nghiệm, rồi tạo ra các địa huyệt là xong rồi phải không ? Tại sao lại không thể làm được ? Nguyên nhân là vì con người có thể tạo thành các địa thế theo mô hình phong thủy, nhưng không có cách nào an bài các vị Địa Linh Thần chấn thủ nơi đó được. Phong Thủy được quy về thế gian tiểu đạo trong Đạo Gia, văn hóa Đạo Gia cho rằng sinh mệnh của con người có nguồn gốc từ trên thiên thượng. Mục đích của nhân sinh là thông qua tu luyện mà dần dần tiếp cận và đồng hóa với bản tính tiên thiên của chính mình, trở về nguồn cội. Các thầy Phong Thủy tu Đạo chân chính trong quá trình quay trở về bản tính tiên thiên của mình, họ dần dần có được các năng lực thần diệu, xuất hiện các công năng đặc dị, có thể nhìn thấy “Khí” của địa huyệt, có thể nhìn thấy quang ảnh trên thân các “Địa Linh Thần” đối ứng với các địa huyệt, trên thân họ đều có mang năng lượng. Có một số công năng cao cấp còn có thể trực tiếp nhìn thấy hình tượng của những Địa Linh Thần đó. Địa Linh Thần đối ứng với huyệt vị càng lớn thì huyệt vị ấy càng tốt. Cho nên sở dĩ Phong Thủy có thể khởi tác dụng thực chất là do có tác dụng của “Thần” đằng sau những biểu hiện về hình thế bề ngoài. Văn hóa truyền thống của Trung Hoa là văn hóa sùng bái “Thần”, rất nhiều sách cổ và những truyền kỳ cổ xưa đều có ghi chép và lưu truyền về vùng đất Đại Địa Thần Châu của chúng ta. Ở đó thời xưa đã từng là nơi mà người và thần cùng tồn tại, lúc đó các vị thần tiên thường xuyên xuất hiện ở nhân gian để truyền cho những người dân nguyên thủy các loại văn hóa và kỹ nghệ, con người thời đó cùng không cần bói quẻ, họ có thể trực tiếp trao đổi với thần để hiểu rõ về thiên ý. Tương truyền có một người rất đức hạnh được thần tiên truyền thụ trở thành thầy Phong Thủy. Nhân gian tương truyền về Đại sư Phong Thủy triều Đường Dương Thanh Tùng tại Sơn Đông đã gặp được Cửu Thiên Huyền Nữ, đắc được chân truyền, trở thành người tinh thông Phong Thủy, trở thành Nhất Đại Thái Gia, cho nên những người trong gia tộc họ Dương đắc được chân truyền sau này đều cúng bái Cửu Thiên Huyền Nữ làm tổ sư. Nhưng trong giới Phong Thủy có một cái tên được cho là vị Thầy Phong Thủy đầu tiên: “Thanh Đảo Tử”. Có ghi chép nói rằng thời kỳ hoàng đế đại thần, hồng truyền văn minh phương đông đã thuật lại như vậy, Phong Thủy cũng là bắt đầu từ thời đó. 2. Tại sao Phong Thủy có tác dụng Hiện nay không ít người cho rằng Phong Thủy là mê tín. Ví dụ như qua việc chọn một địa huyệt tốt để chôn cất hài cốt tổ tiên sẽ ảnh hưởng đến họa phúc của con cháu sau này. Mặc dù các sự việc như thế trong lịch sử đã được ghi chép lại, nhưng rất nhiều người hiện đại vẫn cảm thấy khó mà tưởng tượng được, không biết nguyên lý ở chỗ nào ? Họ cảm thấy thật không thể nào có chuyện như vậy. Kỳ thực khoa học vật lý hiện đại đã phát hiện rằng giữa vật chất với nhau có một loại liên đới vượt qua thời gian và không gian, trong vật lý học lượng tử gọi đó là làm nhiễu động lượng tử. Nói ra thì rất dài, bởi sự ra đời của khoa học kỹ thuật tại Tây phương ngày nay là có hình thức bề ngoài đối lập với các tôn giáo của người Tây phương cổ đại, đối lập với triết học và thuật luyện kim, nhưng trong mối liên hệ nội tại thì tuyệt nhiên không thể phân tách được. Trong Thánh Kinh viết Thượng Đế tạo ra vũ trụ, ngày thứ nhất, cần có ánh sáng. Từ đó ánh sáng được tạo ra, dần dần Thượng đế vì con người mà tạo ra vạn sự vạn vật, chuẩn bị cho con người một hoàn cảnh sống đầy đủ, đến ngày thứ sáu thì bắt đầu tạo ra con người. Ngày thứ bảy thượng đế bắt đầu nghỉ ngơi, kỳ thực ông đã tạo ra sự nghỉ ngơi cho con người, cho con người có được phúc khí của sự nghỉ ngơi. Con người đã sống trong môi trường mà Thượng Đế tạo ra để mà tu dưỡng và sinh sôi cho đến tận ngày nay Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, con người ngày càng hiểu rõ hơn về vũ trụ, những người được sinh ra vào ngày thứ sáu đang nghiên cứu ánh sáng làm thế nào được sinh ra vào ngày thứ nhất, từ đó xuất hiện một loại vật lý học rất lạ gọi là vật lý lượng tử. Đối với vật lý đương thời, triết học và tôn giáo có một ảnh hưởng cực kỳ lớn. Căn cứ vào giải thích của vật lý lượng tử, ánh sáng là một loại sóng, đồng thời cũng là một loại hạt. Loại đặc tính này gọi là lưỡng tính sóng hạt. Nhưng mà ánh sáng lại là loại vật chất không xác định rõ tính, có nghĩa là bạn có xác định được vị trí của nó thì không thể đo được tốc độ của nó, còn nếu bạn đo được tốc độ của nó thì lại không có cách nào xác định được vị trị của nó. Các khoa học gia từ góc độ vật lý học truyền thống nhìn những thứ lừa chẳng phải lừa, ngựa chẳng phải ngựa này gọi là lượng tử, vì để nghiên cứu nó, các khoa học gia đã tạo ra một môn học vấn mới gọi là vật lý học lượng tử. Giới vật lý học lượng tử xuất hiện rất nhiều cao nhân, những lý luận thần kỳ của họ khiến con người ngày càng không thể phân biệt rõ ai là khoa học gia, ai là triết học gia … ví dụ một nhà khoa học gia người Anh là Penrose đã đề xuất lý luận về “Đa vũ trụ”, ông cho rằng, vũ trụ mà chúng ta đang ở đang không ngừng phân tách, mỗi lần chúng ta “quan sát” (đây là từ trong chủ nghĩa duy tâm) nó thì nó phân tách một lần, tất cả các vũ trụ được phân tách đều tồn tại ở cũng một chỗ, vì tất cả các trường hợp xảy ra cũng đều đồng thời tồn tại. Nhưng chúng ta chỉ sinh sống tại một trong các vũ trụ đó và không thể cảm giác được các vũ trụ khác. Tại các vũ trụ khác, Hitler có thể tạo ra bom nguyên tử trước Mỹ, Kennedy có thể không bị thích sát, cha mẹ của bạn có thể không yêu nhau, có lẽ bạn cũng không tồn tại …. Trong vật lý học lượng tử có một hiện tượng thu hút rất nhiều người quan tâm, gọi là hiện tượng liên đới lượng tử. Các nhà khoa học nói rằng: giữa hai hoặc nhiều lượng tử với nhau có tồn tại một vùng không xác định, có một sự liên hệ rất cường mạnh. Nói trắng ra thì là: bất luận hai lạp tử có khoảng cách bao xa, nếu như một lạp tử xảy ra biến hóa thì lạp tử còn lại cũng bị ảnh hưởng. Hai lạp tử ấy bất luận có cách xa nhau bao nhiêu, đều không chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian, nó cũng không cần một sự liên kết nào, chúng vẫn có thể “hiểu được lòng nhau”. Hiện tượng này thật sự là Thiên Phương Địa Đàm, chẳng trách nhà lượng tử học Pauli đã nói: “Vật lý học lượng tử là khoa học thoát thai từ thuật luyện kim, hiện nay so với thuật luyện kim nó càng trở nên thần bí hơn”. Những điều được đề cập ở trên nghe như hoang đường nhưng nó lại là những thành quả kỹ thuật tồn tại một cách thực sự. Không chỉ vậy rất nhiều người đều từ những lý luận kỳ lạ này mà đạt được giải Nobel. Đọc đến đây, bạn chắc hẳn vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của những lí luận đó là gì, nói thẳng ra, nếu như hiện tượng liên đới lượng tử được nghiên cứu thấu triệt, thì con người chúng ta hôm nay có thể thông qua những sự việc ngày nay mà xuyên việt thời không để thay đổi những sự việc trong quá khứ cũng như tương lai … cho nên từ góc độ lý luận lượng tử, những thần tích của các thuật sỹ thần tiên thời cổ đại là không kỳ lạ chút nào. Tại hải ngoại còn có học giả tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm đối với Phong Thủy, giới Phong Thủy cho rằng, con người là do máu huyết của cha mẹ kết tinh mà thành và có mối liên hệ tiềm tại về huyết mạch thể hệ. Căn cứ vào một thực nghiệm như sau: họ lấy tinh trùng của một vài người, sau đó đặt nó tại những nơi cách rất xa những người đó, rồi từ phía sau họ bất ngờ đánh một cái thật mạnh vào một trong những người tham dự thực nghiệm, điều này đã khiến người đó giật mình. Kết quả là tại phòng thí nghiệm đặt ở rất xa, người ta thấy rằng, tinh trùng của người đó cũng có biểu hiện giật mình y như vậy. Thực nghiệm này tại hải ngoại đã được phát sóng trên đài truyền hình chủ lưu, rất nhiều người cũng đã xem nó. Cho nên có thể nói, khoa học nghiên cứu ngày nay cũng đã đột phát được rất nhiều rào cản, vô luận là từ lý luận hay là từ thí nghiệm thực tiễn, từ góc độ khoa học đã có thể chứng minh được tác dụng của Phong Thủy. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã đi theo một con đường khoa học hoàn toàn khác, là trực tiếp nghiên cứu vũ trụ, nhân thể, thời không. Việc đả tọa tu luyện, khai mở tiềm năng nhân thể cũng là một con đường khoa học để phát triển, điều này so với con đường của khoa học chứng thực Tây phương là hoàn toàn không giống nhau. Thực sự là thế, hiện nay dùng những lý luận và kiểm chứng của khoa học thực chứng Tây phương cũng có thể kiểm nghiệm được độ chính xác của văn hóa Trung Quốc. Những nhà hiền triết Trung Quốc đối với sự kỳ diệu của đại tự nhiên và sự huyền ảo của vũ trụ đã đưa ra rất nhiều tinh hoa luận thuật. Ví dụ tại 《Kinh Dịch – Hệ Từ》 đã nói: “Vô hữu viễn cận u thâm, toại tri lai vật. Phi thiên hạ chi chí tinh, kỳ thục năng dự ư thử”, nói về sự ứng nghiệm của chiêm tinh đoán quẻ, bất luận là thời gian địa điểm xa hay gần, đều có thể biết được sự việc trong tương lại. Cho con người biết “tán thán dịch đạo chi chí tinh, tán thán thánh nhân chi đại đạo”. “Dịch vô tưởng dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. Phi thiên hạ chi chí thần, kỳ thục năng dự ư thử”. Dịch là vô phương giả. Nếu như hữu tưởng hữu vi, tắc hữu phương hĩ, cũng không phải là dịch. Cảm nghĩa là tâm thông tâm, từ đó mà thông hiểu tâm của thiên địa vạn vật. Vật chi kỉ phân động tĩnh giả dã, chí thần, vị sở phát giai động dĩ tự nhiên dã. Qua đó có thể thấy, hiện nay đỉnh cao của khoa học nghiên cứu vật lý lượng tử đã vô tình trùng khớp với luật thuật trong 《Kinh Dịch》 từ hàng ngàn năm trước của Trung Quốc. Sự vận động và quy luật của lượng tử và quy luật được miêu tả trong 《Kinh Dịch》 là hoàn toàn tương đồng. 3. Phong Thủy có tác dụng gì ? Đạo gia cho rằng vũ này là do âm dương cấu thành, giống như thái cực. Tam giới chỉ là một phạm vi cục bộ của vũ trụ do ngũ hành tạo nên. Vì thế vũ trụ diễn hóa ra Tam giới, âm dương diễn hóa thành ngũ hành. Ngũ hành chỉ phù hợp với tầng thứ thuộc trong Tam giới này, vượt quá phạm vi này thì chỉ sử dụng đạo lý về âm dương chứ không thể dùng đạo lý về ngũ hành làm chỉ đạo nữa. Giống như các sinh mệnh tồn tại trên quả địa cầu là cần có “trọng lực”, nhưng nhận thức này của khoa học chỉ có thể là chân lý nội trong phạm vi quả địa cầu, vượt qua quả địa cầu mà tiến nhập vào phạm vi của thái dương hệ thì nó lại trở thành sai. Con người rơi vào không gian vũ trụ, khi đến các tinh cầu khác thì sẽ bị mất trọng lượng, có thể phiêu đãng bay lên. Phong Thủy học tại Trung Quốc còn được gọi là Âm Dương học, thầy Phong Thủy tại nhân gian còn được gọi là thầy Âm Dương, vậy chúng ta có thể từ đó mà đoán ra được nguồn gốc của Phong Thủy là đến từ tầng rất cao, chẳng phải đạo lý của nó ít nhất cũng có thể dùng được trong phạm vi vũ trụ này sao ? Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về “tứ đại”: đất, nước, gió, lửa. Ông cho rằng vạn sự vạn vật trên thế giới này đều được cấu thành từ “tứ đại”. Lấy “con người” làm ví dụ: xương cốt thân thể chính là “địa”, là cơ sở chịu tải trọng của cả sinh mệnh, máu huyết lưu động dưới dạng lỏng được cho là “thủy”, nhiệt độ thân thể được điều hòa một cách tài tình ở 37 độ, tăng thêm 1 độ hoặc giảm đi 1 độ con người đều không chịu nổi, đó chính là “hỏa”, mà con người lại không thể sống được nếu không thở, như thế hô hấp chính là “phong”. Từ nhận thức về biểu hiện của không gian tại thế gian này mà nhìn, Phong Thủy cũng có liên quan đến ba nhân tố phong, thủy, địa trong “tứ đại”. Cho nên từ nhận thức đối với phạm vi vũ trụ của Thích Ca Mâu Ni mà xét thì Phong Thủy cũng là rất cao rồi, ít nhất cũng chiếm được ba yếu tố, cũng là để nói nguồn gốc của Phong Thủy là rất cao, chí ít cũng phù hợp với phạm vi vũ trụ rộng lớn mà Thích Ca Mâu Ni nhận thức được. Bất luận là Đạo gia hay là Thích Ca Mâu Ni, đều có giảng về quan hệ giữa người và vũ trụ. Phong Thủy tại Trung Quốc, bị liệt vào thế gian tiểu đạo của Đạo gia. Đạo gia tu luyện giảng “Chu Thiên”, giảng “Huyệt vị”, ngoài ra còn giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, rất nhiều người dù ít dù nhiều đều biết một chút tri thức về chu thiên và huyệt vị của con người, nhưng các loại chu thiên chân chính tồn tại trong cơ thể người, cùng các kinh mạch và huyệt vị, người thường rất khó để có thể biết được rõ ràng, bởi vì đây là những điều bí mật trong giới tu luyện , họ không muốn công khai nó ra một cách dễ dàng. Trung Quốc cổ đại trực tiếp nghiên cứu các ảo bí về trời và đất, đề ra lý luận về “Thiên địa hợp nhất”, cũng là để nói: Thiên, Địa, Nhân – Tam tài đối ứng. Trong 《Đạo đức kinh》 có viết: “Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên …” như thế mọi người thử nghĩ xem, nếu thật sự là như vậy thì có phải là trên trời cũng có chu thiên và huyệt vị không ? Chỉ là lúc này huyệt vị không còn được gọi là huyệt vị nữa mà gọi là thần vị, cũng là điều Đạo gia thường nói về Chu Thiên tư chức thần, cách nói này cho rằng có 365 cái, họ phân biệt ra đối ứng với 365 huyệt vị trên thân người. Hai từ chu thiên có hàm ý chỉ sự tuần hoàn giữa trời và đất, con người có chu thiên, thì thiên địa tự nhiên cũng phải có chu thiên tồn tại. Đồng dạng như vậy, “Địa” có khi nào cũng là một thể hệ, “Địa” liệu có phải là một thể sinh mệnh, “Địa” phải chăng cũng có mạch lạc, chu thiên và huyệt vị ? Kỳ thực nói thẳng ra, tại một góc độ nào đó mà nhận thức, địa cũng là thiên, cũng là nhân. Thiên cũng là địa, cũng là nhân. Nhân cũng đồng thời là địa, cũng là thiên. Ví dụ trong Trung Y, cơ thể người đồng thời có tồn tại ba bộ phận Thiên, Địa, Nhân. Bộ phận phía dưới con người là địa, bộ phận ở giữa chính là nhân, còn bộ phận bên trên là thiên. Nếu như những luận thuật ở trên là đúng, vậy phải chăng chúng ta có thể nói rằng – Phong thủy, là một hoạt động ảo bí để tìm kiếm “địa”. Bất luận gọi là Kham Dư cũng vậy, gọi là Địa Lý, gọi là Hình Pháp hay gọi là Phong Thủy cũng vậy. Mặc dù cách gọi không giống nhau, nhưng đều không cách ly với nguồn gốc, đều là quá trình chiểu theo vị trí sắp xếp của trời đất mà tìm kiếm “địa”. Từ đây mà phát triển lý luận thêm, con người đã biến nó trở thành Phong Thủy học, và quá trình sử dụng các phương pháp cụ thể trong đó được gọi là thuật Phong Thủy. Từ ẩn nghĩa mà xét, quá trình này là hợp nhất với quá trình tu luyện phản bổn quy chân của sinh mệnh. Vì thế đây là một quá trình tu luyện đề cao của sinh mệnh. Trong quá trình tu luyện ấy có thể tu xuất ra được những điều thuộc về thể hệ “địa” cùng các thuật loại có liên quan đến hoạt động phong thủy hay các năng lực đặc biệt được người ta gọi là thuật Phong Thủy. (Còn nữa) Theo Vietdaikynguyen ========================== Thưa quý vị và anh chị em. Từ rất lâu rồi, mỗi khi tôi vào tiệm sách, thấy cuốn Tử Vi nào mà ghi "Trần Đoàn Lão Tổ sáng lập môn Tử Vi vào đời nhà Tống", là tôi không mua. Tương tự như vậy, cuốn sách Phong thủy nào mà xác định của Tàu, hoặc "phong là nước, thủy là gió" tôi biết ngay là cuốn sách dởm về học thuật và mơ hồ về nội dung. Nhưng nếu tôi mua vì tính tư liệu của nó. Đây loại bài "dởm" viết về phong thủy thuộc loại nói trên. Có tính lừa mị, vì thiếu hiểu biết và dốt nát về nội dung. Đã vậy, đến bây giờ vẫn còn xưng xưng là phong thủy của Trung Quốc một cách rất trơ tráo, chứng tỏ tác giả và ban biên tập của web này thiếu chiều sâu nghiên cứu. Phong thủy là của Bách Việt, tức Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Đây mới chính là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương.1 like