-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/09/2015 in Bài viết
-
THẤY NGƯỜI TA BẢOTHẾ. Lão Gàn vẽ phác sơ đồ Thiên Bàn Tử Vi và đưa tuổi của một gia đình thân chủ vợ chồng con cái theo cung địa chí. Thấy đẹp lão Gàn phán: "Chà! Tốt quá. Hẳn vợ chồng này ăn nên làm gia, hạnh phúc đây. Chà! Chà! Vợ mạng Thủy, dưỡng chồng mạng Mộc, con trai út lại Mộc. Như vậy là Dương dưỡng Âm, rất thuận lý. Đã vậy nhà lại có ba con trai thế thì quý quá!". - Dạ thưa thầy! Thầy nói con cũng mừng. Nhưng vợ con nó mạng Hỏa mà? Hơn nữa sao nghe người ta nói "Tam nam bất phú"? - Ai bảo anh "Tam Nam bất phú"? - Con thấy người ta bảo thế! - Hì! Thế à! Tôi cũng là "người ta" đây, chưa nói đến cũng là một ông thầy. Nay tôi bảo anh là "tam nam tất phú" thì anh tin tôi hay tin người ta? - Dạ! Tất nhiên con tin thầy! - Anh nghe đây! Tôi tuy sống bằng nghề xem bói như tất cả các ông thầy khác trên thế gian. Nhưng tôi là một nhà nghiên cứu. Nên tôi đã thống kê rất nhiều trường hợp "Tam nam" và cả "Tam nữ", cứ là từ "tam" trở lên, hầu hết đều là gia đình khá giả (Tam nữ trở lên), hoặc danh vọng (theo cách hiểu đời xưa"), nếu "Tam nam". Tôi chưa thấy thằng nào nghèo vì "Tam nam bất phú cả". Đấy là một yếu tố tốt cho cuộc đời anh. Nếu như có ngoại lệ thì phải xem xét cả Phong thủy, Tử Vi...cũng là những yếu tố rất quan trọng, ngoài yếu tố tương quan tuổi vợ chồng. Câu "Tam nam bất phú" mà dân gian lưu truyền, không có cơ sở lý luận chứng minh, hoặc lý luận kiểu mơ hồ, sổ Nho của các ông thày dởm, nói mà chẳng hiểu mình nói cái gì. Nó không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, trong trường hợp này phải thống kê và loại suy các yếu tố tương tác. Cho nên, tôi mới xác định rằng: Câu "tam nam bất phú" chính là biến tướng sai của "Tam nam tất phú", nhưng thiên hạ lưu truyền rồi thành nói sai. - Vâng! Con tin thầy! Vì con cũng là chủ một Cty, mà các công ty khác cùng ngành chúng nó dẹp tiệm hết rồi. Nhưng con xin hỏi vì sao mạng vợ con lại là Thủy chứ không phải Hỏa? Cái này sách nào cũng nói thế mà?! - Tôi là một thày bói. Tất nhiên đẳng cấp như tôi cũng đã từng xem rất nhiều sách. Nhà tôi có hàng trăm cuốn sách chỉ riêng về Tử Vi. Nhưng tất cả những cuốn sách đó đều không giải thích rõ ràng vì sao có bảng "Lục thập hoa giáp" nói chung, mà chỉ lưu truyền vậy thôi. Vậy, khi tôi đã đổi mạng "Thủy" sang "Hỏa" tất phải có lý do. Nhưng đây là một vấn đề học thuật chuyên sâu, không dễ gì ai cũng hiểu nổi. Và cũng không thể dùng chứng nghiệm thực tế để kiểm chứng, như trường hợp thống kê "Tam nam bất phú". Do nó mang tính lý thuyết tổng hợp. Bởi vậy, tôi đã chứng minh bằng những tiểu luận rõ ràng, minh bạch. Anh có thể tham khảo. Nó không phải là một thực tế được mô tả để có thể thống kê, như "Tam nam bất phú". Mà phải kiểm chứng bằng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tôi cũng bị phê phán, công kích ầm ĩ trên các trang mạng về vấn đề này. Nhưng vấn đề quá phức tạp, không dễ gì ai cũng hiểu nổi. Nên tôi chỉ tóm tắt thế này - vì thấy anh có trình độ, nên hy vọng có thể hiểu được -. Đó là: Chính Thiệu Vĩ Hoa,được coi là ngôi sao Bắc Đầu Dịch học Trung Quốc, cũng phải thừa nhận trong hai tác phẩm của ông ta là: "Chính người Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, cũng không hiểu vì sao có bảng Lục Thập Hoa Giáp". Vậy thì những kẻ tôn vinh sách Tàu như thày, lại láo nháo thể hiện sự hiểu biết của họ cứ như đúng rồi. Thế là thế nào? Thày dốt thì tất nhiên học trò là một lũ dở hơi biết bơi. Vậy thôi. - Con cảm ơn thày! Quẻ này thầy lấy bao nhiêu ạ? - Ba trăm anh ạ! Từ nay, "người ta bảo" là một chuyện, những người có khả năng trí huệ phải suy ngẫm.5 likes
-
Bài này trên web http://healthplus.vn có tính tư liệu nhằm xác định cuốn Ngọc Phả Hùng Vương cố nhất được lưu truyền từ thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Nó chính là một sự minh họa rất sắc sảo cho những luận cứ của tôi về chấn lý Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Quan điểm trước sau như một của tôi vẫn là tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học. Di vật khảo cổ, văn bản cổ, di sản văn hóa phi vật thể.. chỉ có tính minh họa như một bằng chứng khách quan cho hệ thống luận cứ của giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Các bạn có thể tham khảo văn bản gốc ở đây. http://healthplus.vn/phat-hien-ngoc-pha-vua-hung-co-nhat-viet-nam-d21050.html =========================== Phát hiện Nam Việt Hùng vương ngọc phả cổ nhất Đăng bởi: Ngô Thùy Chi 04/03/2015 10:45 Health+ | Việc tìm ra Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê tại đền Vân Luông (thuộc xã Vân Phù) nằm trong khu di tích Đền Hùng đã khẳng định lại một lần nữa thân thế sự nghiệp của 18 chi đế vương được người đời kính trọng và tôn thờ. Bản sao và bản dịch Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê được nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài lưu giữ Điều đáng tiếc là nhóm phóng viên Health+ đã không được tận mắt nhìn thấy ngọc phả viết trên giấy gió được cất giữ trong ngồi đền cổ. “Từ ngày biết được giá trị của những “tờ giấy” gió gập đôi, chữ viết hai mặt trước sau vốn được cất giữ cẩn trọng tại nơi trang trọng nhất của đền, chính quyền địa phương và ông từ của đền càng thận trọng hơn trong việc nói đến ngọc phả hơn 1.000 năm tuổi này”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài - người có công lớn trong việc tìm kiếm, dịch cũng như sắp xếp lại các trang ngọc phả nguyên bản - cho biết. Ngọc phả cổ nhất Việt Nam “Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền miêu duệ tôn điệt ức vạn niên hương hỏa tự điển truy sùng” là tên chính thức của Ngọc phả viết bằng chữ Hán được tìm thấy tại đền Vân Luông Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, từ những thông tin trên ngọc phả cho thấy, bản ngọc phả Hùng Vương này được viết vào năm Thiên Phúc đầu tiên, tháng Giêng, ngày 25 thuộc thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Đây là bản ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương. “Bản Ngọc phả đã ghi rõ 18 chi Hùng Vương, liên quan trực tiếp đến bài vị giúp ta biết Vua Hùng nào là thần chủ trong đền, miếu thờ để xin ngài phù hộ cho cuộc sống”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài cho biết. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong đó có Giáo sư Vũ Khiêu, giá trị của ngọc phả Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng độc đáo thắp sáng tình cảm và nhận thức tổ tiên rực rỡ, hùng cường, khẳng định “Nam quốc sơn hà nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên tư”, làm sâu sắc và phung phú tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời trong thời kỳ vận nước “đổi gió”. Năm 980, sau hơn 1.000 năm đô hộ Bắc thuộc, nước ta giành được độc lập với sự lên ngôi hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng. Năm Thiên Phúc đầu tiên, Lê Đại Hành cho viết Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, chỉ ra 18 đời Vua Hùng đã làm bừng lên trong tâm thức người Việt các thời đại sự tự hào dân tộc, về nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tâm thức ấy trải mãi theo dòng lịch sự, như tiếp sức cho mọi thế hệ dân tộc chống lại quân xâm lược. Cũng tâm thức ấy, việc nước Nam Việt hoàn toàn độc lập là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hóa, như muôn quy luật của tự nhiên vậy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài (ngoài cùng bên phải) nói về cột đá thề trước cổng Đền Thượng Khác với những bản ngọc phả được tìm thấy và lưu truyền trước đó, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là bản ngọc phả dành cho việc thờ cúng nên ghi chép danh vị (tên thường gọi, tên húy, tên thụy và tên mỹ tự truy phong) từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên. Bản ngọc phả này góp phần làm sáng tỏ lịch sử cội nguồn. Trước đó, nhiều thế hệ tưởng rằng, 18 đời Vua Hùng bao gồm cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Nhưng thực tế, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền cho thấy, 18 đời Vua Hùng không bao gồm Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, mà chỉ tính từ Hùng Quốc Vương (Cấn chi, người con đầu của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Núi Nghĩa Lĩnh và một góc “nhìn” mới Cùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình “thăm lại” Đền Hùng. Về bố cục kiến trúc đền chùa trên núi Nghĩa Lĩnh theo lối Tiền Phật hậu Thánh. Thánh ở địa hình cao nhất và được phân nền cấp khác nhau: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, đều có bài vị thờ. Đền Trung hay còn gọi là “Hùng Vương Tổ miếu” – là nơi phát tích đầu tiên có 3 ngai thờ có bài vị. Ngai giữa bài vị ghi: “Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương vị”. Trước đó, nhiều người cho rằng, đó là thờ 18 đời Vua Hùng. Nhưng khi đối chiếu lại với Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền thì bài vị đó thờ Hùng Quốc Vương – vị Vua đầu tiên của nước Văn Lang, con trai trưởng của Lạc Long Quân, người anh cả của bọc trăm trứng. Ngai bên trái ghi “Viễn Sơn thánh vương vị” là thờ Hùng Nghi Vương, con trai trưởng của Hùng Quốc Vương. Ngai bên phải ghi “Ất Sơn thánh vương vị” thờ Hùng Huy Vương - con trai trưởng của Hùng Nghi Vương. “Nếu không có ngọc phả cổ này, có lẽ, chúng ta sẽ còn chưa chấm dứt được sự nhầm lẫn kéo dài trong việc cúng tế các thánh vương ở Đền Trung. Nói tâm linh một chút thì nếu không “kêu đúng tên, cầu đúng người” thì chưa chắc các ngài đã về nhận lễ mà chứng cho vậy”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài nói. Ngai thờ Ất sơn thánh vương vị tại Đền Thượng Tương tự Đền Trung, cấu trúc thờ tự Đền Thượng có 4 ngai, 3 ngai có bài vị xếp hàng chữ nhất ở vị trí cao, hướng về phía Nam, trong đó có ngai giữa có 34 chữ mỹ tự: “Đột ngột cao sơn hiển hùng ngao thống thủy hoằng tế chiếu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công Thánh vương vị”. Ngai bên trái và bên phải có 5 chữ mỹ tự: “Viễn Sơn Thánh vương vị”, “Ất sơn thánh vương vị”. Đây là tục thờ thần núi (Thiên thần) và thờ Hùng vương (Nhân thần). Đó là 3 quả núi: Núi Hùng, núi Văn, núi Trọc mà nhân gian gọi là “Tam sơn cấm địa” và tam vị thánh vương, đứng đầu 18 đời Vua Hùng: Hùng Quốc vương, Hùng Nghi vương – con vua Hùng, Hùng Huy Vương – cháu vua Hùng. Chính vì vậy, trong đền có đại tự “Triệu cơ vương tích” - dấu vết nền móng của vua. Mặt trước đền có 4 chữ đại tự Nam Việt triệu tổ - Tổ mở đầu nước Nam. Ngai thứ 4 nhỏ hơn, không bài vị, bố trí thấp hơn ngai trên, tọa ở góc hướng Đông Nam, hướng tới nơi hội tụ nguồn nước ngã ba sông – tụ thủy như tụ nhân, là tụ phúc, làm ăn thịnh vượng - là bàn thờ Mẫu, nhưng là mẫu chung thời nguyên thủy thị tộc, gắn với chế độ mẫu quyền. Sự dung hợp tuyệt vời thờ thần núi gắn liền với thờ Mẫu và thờ người có công dựng nước đã thiêng liêng hóa Vua Hùng và người mẹ qua thần linh. Sự thiêng liêng hóa ấy với mục đích cuối cùng là nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn, là nền tảng của đạo đức và tín ngưỡng Việt Nam, sự dung hợp tài tình ấy, mỗi khi thắp hương trước bàn thờ Tổ cả nước như ta nghe thấy tiếng đồng vọng kỳ lạ của quá khứ sáng trong tim niềm tin thiêng liêng cao cả. Hùng Vương lăng nằm ở phía trái Đền Thượng, nhìn ra ngã ba sông, được cho là mộ của vua Hùng đời thứ 6. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, Hùng Vương Lăng chỉ là một biểu tượng và là nơi thờ chung cho tam vị thánh vương đứng đầu của 18 đời Vua Hùng. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, nhiều năm trước, trong thời gian trùng tu Hùng Vương lăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đôi cột đá đẹp, cao 1m2 với nhiều ký tự và chữ viết được đặt trước lăng. Mất nhiều năm nghiên cứu, cộng với những phát hiện mới về những đôi cột đá tương tự như vậy ở các khu thờ tự khác, ông mới phát hiện ra đó là hoa biểu – hay còn gọi là dấu tích của vua. Chỉ có những khu mộ dành cho vua hoặc cho những người trong hoàng tộc mới được đặt đôi hoa biểu này. Những văn tự ghi trên đó thế nào không rõ, nhưng hiện nay, đôi hoa biểu của Hùng Vương lăng được đặt chìm, chỉ hở ra đôi hàng chữ ghi khắc năm trùng tu thời Nguyễn. Kết Sau chuyến “thăm” Đền Hùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi còn dành một buổi thăm toàn thể khu di tích Đền Hùng với Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân dưới chân núi Sim (Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm khởi công xây dựng đền thờ, đỉnh núi Sim phát lộ một đầu rồng hướng lên trời xanh, khiến không ít người tin rằng, nó thể hiện sự thương nhớ, hướng vọng về nơi đất mẹ, nơi Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con trai sinh sống), Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ trên đỉnh Ốc Sơn (Tượng Mẫu hướng về ngã ba sông, nhìn bao quát khắp trăm miền như mắt mẹ hướng về muôn người con phương xa để chăm sóc, bao bọc, trở che...) và tam đền Hạ, Trung, Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh với những câu chuyện kể muôn đời tượng trưng cho sức mạnh ngàn đời của toàn dân tộc. Câu chuyện của người hướng dẫn viên có khác, nhưng vẫn hàm chứa nhiều ý nghĩa của nơi chốn linh thiêng. Anh Vân - Khánh Hạ (H+)3 likes
-
Xe tăng Trung Quốc bị trực thăng diệt sạch trong diễn tập 20/09/2015 18:09 (Tin Nóng) Một đại đội xe tăng của quân khu Nam Kinh khi tham gia tập trận đã bị 2 trực thăng vũ trang “tiêu diệt” đến 80% số xe, khiến các chỉ huy bị sốc. Trực thăng vũ trang Mi-24 của Nga tập trận phóng tên lửa. Khắc tinh của các xe tăng ngày nay là các trực thăng vũ trang như thế này - Ảnh: TASS Đặc san OE Watch số tháng 9.2015 của Cơ quan nghiên cứu quân sự nước ngoài (FMSO, thuộc Lục quân Mỹ) cho biết trong một cuộc tập trận, một đại đội xe tăng của quân khu Nam Ninh (Trung Quốc) đã bị 2 trực thăng vũ trang dùng tên lửa chống tăng “bắn hạ” hơn 80% số xe. Đặc san này dẫn nguồn từ báo Jiefangjun Bao Online (Trung Quốc) ngày 25.7.2015 cho biết trong một cuộc diễn tập của quân khu Nam Kinh, sau khi một đại đội xe tăng (thông thường khoảng 14 chiếc) đột nhập phòng tuyến kẻ địch và đè bẹp mọi kháng cự, bất ngờ xuất hiện 2 trực thăng vũ trang của “đối phương” phóng tên lửa chống tăng vào đoàn tăng này. Chỉ trong khoảnh khắc, các chiếc tăng của đại đội số 4 này đều trúng tên lửa và bốc khói đỏ, tỉ lệ thiệt hại 80%, tương đương 10 - 11 chiếc bị loại khỏi vòng chiến đấu. “Chúng tôi không nghĩ rằng một đại đội tăng có thể bị 2 chiếc trực thăng đánh bại và lấy mất thế tiến công trên chiến trường. Kết quả này khiến cả lữ đoàn bị sốc”, tờ báo Trung Quốc dẫn lời một chỉ huy cho biết. Bài báo cũng nhận xét rằng hiện nay mối đe doạ của xe tăng đã chuyển sang trực thăng và các vũ khí tấn công chính xác có điều khiển từ xa, nhưng nội dung huấn luyện của quân đội Trung Quốc vẫn không thay đổi. Warisboring ngày 18.9 khi trích bản tin của OE Watch cũng bình luận rằng đây là điều chẳng ngạc nhiên lắm khi quân đội Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm ít ỏi từ cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979. Sự xuất hiện bất ngờ của mối đe dọa mới dẫn đến tổn thất lớn, củng cố thêm cho lập luận rằng xe tăng đang trở nên lỗi thời. Sự phổ biến của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển cỡ nhỏ bắn từ máy bay hoặc trên mặt đất có thể nhanh chóng biến một chiếc xe tăng thành khối lửa. Điều này đang thể hiện qua cuộc nội chiến ở Ukraine. Hoặc tại Syria, chỉ trong vòng 2 năm nội chiến, quân đội Syria đã mất gần 1.800 xe tăng và thiết giáp khi phần lớn xe tăng giao chiến với quân nổi dậy ở trong các thành phố và dễ dàng bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng hoặc trúng mìn. Xe tăng chỉ phát huy sức mạnh khi tác chiến tập trung, quy mô, còn nếu đi đánh lẻ hoặc không có bộ binh đi theo hỗ trợ (tùng thiết) thì xe tăng dễ bị hạ. Xe tăng chiến đấu chủ lực loại Type 99 của quân đội Trung Quốc. Trong một cuộc tập trận của quân khu Nam Ninh vừa qua, một đại đội tăng bị 2 trực thăng vũ trang tiêu diệt đến 80% số xe - Ảnh: wikipedia Tuy vậy bài báo của Jiefangjun Bao Online cho hay sau thất bại từ cuộc tập trận, các chỉ huy đã giải quyết các vấn đề khó khăn của việc phòng không cho đại đội xe tăng bằng cách lựa chọn các chuyên gia giỏi “dùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề”, mời chuyên gia từ các học viện quân sự để đưa ra hướng dẫn, thử nghiệm một loạt phương pháp chiến đấu và đào tạo, chẳng hạn như "bắn đạn mảnh để chống tên lửa", "phun khói để ẩn náu và phân tán”. Và theo bài báo của Trung Quốc, sau đó trong một cuộc thử nghiệm với đối phương như đã diễn tập trước đó, đại đội tăng số 4 gặp lại trực thăng vũ trang và lần này họ không chỉ bảo vệ được 70% sức mạnh chiến đấu của mình mà còn dùng hoả lực tập trung để hạ được trực thăng! Anh Sơn ===================== Máy bay chuồn chuồn và tàu bò là hai thứ vũ khí có từ thời Tây xâm lược nước ta. Máy bay chuồn chuồn thì còn hại điện hơn một tý. Nó có từ thời Hoàng Đế Bảo Đại còn tại vị, chưa trở thành "công dân một nước độc lập". Vậy mà kết quả thảm hại rất có "cơ sở khoa học" như vậy. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một chuyên gia - hẳn của Nga nhá - phát biểu rằng thì là: "Tung Cóoc mà đánh nhau mới Hoa Kỳ là tự sát". Cho nên Bắc Kinh chỉ giỏi bắt nạt các nước yếu hơn. Nhưng đây mới là điều quan trọng: Sở dĩ Bắc Kinh tự tin như vậy trong việc đối đầu với Hoa Kỳ và bộc lộ rõ trở thành một thế lực chi phối trong giấc mộng Trung Hoa ở một thế giới Đa cực và sau đó hất cẳng Hoa Kỳ để trở thành bá chủ thế giới - chính là do họ cho rằng những ràng buộc bởi những quy định quốc tế - "Quan hệ nước lớn kiểu mới" và hiện hành - cộng với những chiến lược mà họ cho là "sáng suốt" sẽ làm họ tránh được một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, cho đến khi sức mạnh của họ để Hoa Kỳ phải trở thành một bộ phận của thế giới do họ lãnh đạo. Giỏi! Có ý chí và chính kiến. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi. Nhưng giá như đừng đụng đến Việt Nam thì mưu đồ của Bắc Kinh sẽ làm thay đổi lịch sử thế giới trong tương lai không xa. Nhưng bây giờ thì quá muộn rồi. Chỉ có Thượng Đế mới có thể có quyết định cuối cùng về vấn đề này.Hì! :D :D :D .3 likes
-
Nói Sơ Về Phong Thủy
Thiên Luân and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bí Mật Phong Thủy ( Phần 1 ) : Nói Sơ về Phong Thủy 20-03-2014 11:32 Lời nói đầu Tại các nước châu Á, có rất nhiều rất nhiều người yêu thích Phong Thủy. Bọn họ từ những điều được lưu truyền và các sách cổ đã đạt được một số hiểu biết về lý luận Phong Thủy. Trải qua nhiều năm gian khổ tìm kiếm và kiểm chứng, họ phát hiện Phong Thủy đích thực có những tác dụng nhất định. Các nhà khoa học gia Tây phương cũng đã phát hiện có sự lưu chuyển năng lượng và điện lưu ở các vùng đất lớn và một số hiện tượng khác, những điều đó hoàn toàn trùng hợp với các lý luận trong Phong Thủy. Rất nhiều công ty lớn ở phương Tây và các đại phú hào ở Đông Nam Á thậm chí đã thuê hẳn các thầy Phong Thủy về để tham khảo ý kiến mỗi khi có sự tình xảy ra. Phong Thủy có khởi nguồn từ Trung Quốc, đây là điều đã được công nhận. Tại Trung Quốc trong dân gian có một kiểu nói thế này: Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là Phong Thủy, thứ tư là tích âm đức, thứ năm là đọc sách. Ba điều đầu là thiên định, hai điều sau là do con người. Tác dụng của Phong Thủy được liệt vào những thứ do trời định, hoàn toàn siêu xuất khỏi những học thuyết trong sách về cải biến vận mệnh. Trong lịch sử trên dưới 5000 năm của đất nước Trung Hoa, Phong Thủy đã hòa nhập vào cuộc sống của mọi người và trở thành một bộ phận trọng yếu. Từ Hoàng Đế cho đến dân thường, từ Hoàng cung đại điện cho đến những góc phố nhỏ bé, mọi người hầu như đều đã từng biết về Phong Thủy. Không kể là chọn lựa bố cục cho thủ đô, kiến tạo thiết kế cho thành thị, hay là định hướng âm trạch dương trạch, sắp đặt đồ đạc trong nhà v.v… đều cần tìm người để xem Phong Thủy, tính toán xem trình tự vận hành thế nào, sao cho đạt được Thiên Nhân hợp nhất, đón cát tránh hung. Thuận theo quá trình công nghiệp hóa trong 100 năm gần đây, Phong Thủy và văn hóa chính thống của Trung Hoa đã trở nên ngày càng xa lạ đối với chúng ta. Trong tiềm ý thức của mọi người đều cho những danh từ này là “lạc hậu”. Tuy nhiên sự thực có đúng như vậy không ? Xin bạn hãy tiếp tục xem bài viết của chúng tôi, nó nhất định sẽ đem lại cho bạn những cảm thụ và nhận thức hoàn toàn mới ! Thế kỷ 16 thời kỳ văn nghệ phục hưng tại châu Âu, sự huy hoàng của nền văn minh Hy Lạp và Roma cổ đã đưa đến các ngành công nghiệp hiện đại. Từ đó dẫn đến sự phát triển của nền văn minh ngày nay và mang lại cho chúng ta một xã hội hiện đại với khoa học kỹ thuật tương đối phát đạt. Chúng tôi tin rằng, việc phục hồi văn hóa Trung Hoa chính thống cũng sẽ mang lại một tương lai tươi sáng cho con cháu người Hoa. Chúng tôi hy vọng có thể cùng với nhiều người yêu thích Phong Thủy nghiên cứu và thảo luận về văn hóa chính thống Trung Hoa. Từ đó đẩy mạnh sự phục hưng và thịnh vượng của văn hóa Trung Hoa đồng thời mang lại phúc âm cho người dân tại các quốc gia trên thế giới. Phong Thủy thoạt nghe tưởng chừng như mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí huệ của người Trung Quốc cổ xưa. (AFP) Những điều trong bài viết này, cũng chỉ là những điều thuộc một phạm vi thiên địa nhất định, bởi vì tầng thứ tu luyện của chúng tôi có hạn, có thể có những chỗ còn thiếu sót hoặc nhầm lẫn, xin các bạn bỏ qua. Nếu có thể giúp đỡ chỉ ra những sai sót đó, chúng tôi vô cùng cảm tạ. Bài viết này đã nhận được rất nhiều ý kiến và trích dẫn của khá nhiều đồng đạo, tại đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bạn. Chương I: Nói Sơ về Phong Thủy Nhắc đến Phong Thủy, chắc chắn có rất nhiều người đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: Phong Thủy rốt cuộc là gì ? Tại sao Phong Thủy có thể khởi tác dụng ? hoặc là Phong Thủy có nguồn gốc từ đâu v.v…. Những vấn đề này nếu như không giảng rõ ràng, sẽ gây ra rất nhiều chướng ngại cho những người muốn nhận thức về Phong Thủy, đặc biệt là một số người ở Trung Quốc Đại Lục, họ thường cho những điều này thuộc về mê tín từ đó bài trừ chúng. Chúng ta hãy bắt đầu từng bước một, xin bắt đầu từ việc liễu giải về nguồn gốc của danh từ Phong Thủy. 1. Nguồn gốc Phong Thủy Danh từ “Phong Thủy” bắt nguồn từ thời Ngụy Tấn, trong “Táng Thư” của Quách Phác, trong sách Quách Phác đã đưa ra định nghĩa về Phong Thủy như sau: “Táng giả, Tạng dã, Thừa sinh khí dã. … khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ”. Quách Phác đã đưa ra khái niệm về “khí”, đồng thời đưa ra những phát hiện ngắn gọn về biểu hiện của hai loại nhân tố Phong và Thủy, từ đó nhận thức về sự xuất hiện và kết thúc của “khí”. Do tác giả trong cuốn “Táng Thư” đã lần đầu tiên đưa ra danh từ Phong Thủy, cũng như đặt ra cái khung lý luận cho Phong Thủy, cho nên được coi là ông tổ trong giới Phong Thủy. Kỳ thực nghề Phong Thủy có lịch sử lâu dài hơn nhiều so với lịch sử của “Táng Thư”. Các giới học giả Phong Thủy sau này đều đã nhận thấy rằng trong “Đại Nhã Kinh Thi – Lưu Công” trước đó đã có những miêu tả về sự hoạt động của Phong Thủy Đốc công lưu, ô tư tư nguyên, ký thứ ký phồn … trắc tắc tại hiến, phục giáng tại nguyên Đốc lưu công, thệ bỉ bá tuyền, chiêm bỉ phổ nguyên, nãi trắc nam cương, nãi quan ư kinh. Kinh sư chi lý, ư thời xứ xứ, ư thời lư lữ, ư thời ngôn ngôn, ư thời ngữ ngữ. Đốc lưu công, ký phổ ký trường, ký cảnh nãi cương, tương kỳ âm dương, quan kỳ lưu tuyền … độ kỳ thấp nguyên … độ kỳ tịch dương, u cư doãn hoang. Qua mấy đoạn thơ mang đầy thi tình họa ý trên, chúng ta dường như nhìn thấy cổ nhân là “Tư Vũ”, lúc thì là “Trắc Cương”, lúc thì là “Giáng Nguyên”, lúc thì là “Thệ Thủy”, lúc thì là “Quan Kinh”, quá trình này có sự tương đồng với bốn bộ phận trong Phong Thủy của các học giả sau này là: “Mịch Long”, “Sát Sa”, “Quan Thủy”, “Điểm Huyệt” Trong 《Đại Nhã Miên》 thuộc 《Kinh Thi》 cũng có những miêu tả liên quan như: “Cổ công đản phụ, lai hồ tẩu mã, súy tây thủy hử, chí ư kỳ hạ. Viên cập khương nữ, duật lai tư vũ”. Cổ công đản phụ là phụ thân của Quý Lịch, là tổ tiên của Chu Văn Vương, người đã dẫn đầu cả gia tộc chuyển đến Kỳ Sơn. Trong thơ “Tư Vũ” có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, chi tiết. Những hoạt động Phong Thủy này, được người thời đó gọi là tướng địa hay hình pháp Phong Thủy còn được gọi là Kham Dư, vậy cách nói Kham Dư này có nguồn gốc từ đâu ? Danh từ này đã được xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán Hoài Nam Vương Lưu An trong quyển thứ ba 《Thiên Văn Huấn》 thuộc tác phẩm 《Hoài Nam Tử》, trong đó bao hàm các đạo lý về sự vận hành của trời đất. Phong Thủy còn được gọi là Địa Lý, Địa Lý là từ xuất hiện trong 《Hệ Từ》 của 《Chu Dịch》: “Dịch ư thiên địa chuẩn, cố năng nhị luân thiện địa chi đạo. Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố.” Đến 《Táng Thư》 của Quách Phác viết, kỳ thực là đã đứng trên vai của rất nhiều người, ngoài việc chỉnh lý một vài lý luận Phong Thủy, ông chủ yếu là quyết định chọn từ “Phong Thủy”. Giống như danh từ “Khí Công”, nếu như không tiến hành nghiên cứu, rất khó để có thể nhìn thấy được nội hàm rộng lớn và thiên ý sâu xa từ bề ngoài của từ “Phong Thủy”, Không kể là Khí Công hay Phong Thủy, đều giảng về “Khí”, hiện nay có rất nhiều người lại lý giải thành luồng không khí, kỳ thực không phải. Hiện nay ký tự tiếng hán bị đơn giản hóa quá nhiều, rất nhiều từ đều bị vứt bỏ đi không dùng nữa, từ đó khiến nhiều nghĩa của từ bị lý giải sai lệch. Khí ở đây cần phải được lý giải là “炁” (vô hỏa) thì sẽ chính xác hơn. Từ này được bắt nguồn từ văn hóa của Đạo gia trong xã hội Trung Quốc cổ xưa, nó đại biểu cho năng lượng. Trước giờ, đa phần mọi người lý giải “Phong Thủy” đều theo những lý luận từ khi phổ cập minh thanh phong thủy, tại thế gian tiểu đạo chỉ lưu truyền những điều vỏ ngoài nông cạn, cùng với một số thuật lại khác. Hình thành nên “Huyền Không”, “Lục Hào”, “Lý Khí” … các tông phái khác nhau trong Phong Thủy. Hiện nay các nhà Phong Thủy học nhìn nhận Phong Thủy dưới hai loại hình chủ yếu: một là hình pháp, hai là lý khí. Hình pháp chủ yếu là chỉ: loan đầu, long, huyệt, sa, thủy, tất cả hướng về năm yếu quyết. Về lý khí, nguyên tắc là trên các cơ sở như thế mà thêm vào các lý luận dịch học như cửu cung bát quái, âm dương ngũ hành v.v… Kỳ thực họ chỉ là tổng kết lại một số kinh nghiệm của các nhà phong thủy trong quá khứ, nếu không được chân truyền thì chỉ là dựa vào những kinh nghiệm này mà suy tính. Họ chỉ biết về “Hình” chứ không biết gì về “Thần” cả, họ chỉ lòng vòng nghiên cứu các lý luận về “Hình”, không chỉ vậy lại còn tranh chấp lẫn nhau mà phân chia thành các bè phái. Ví dụ cùng một vị trí, phái “Huyền Không” nói đất ở đây có thể mai táng, “Lý Khí” lai nói là không thể, nhưng sau khi mai táng thì quả thực là có phát. Một trường hợp khác “Lý Khí” nói là được, “Huyền Không” lại nói không được, kết quả sau khi mai táng thì lại có thể phát. Cuối cùng là “Huyền Không” đúng hay là “Lý Khí” đúng đây ? Trong các hoạt động về Phong Thủy, chúng tôi phát hiện, kỳ thực để xem một vị trí có phải là “chân huyệt” hay không, thì phải xem ở huyệt vị đó có thần hay không. Chúng tôi gọi người chấn thủ huyệt vị đó gọi là “Địa Linh Thần”. Đồng thời còn phụ thuộc vào việc thầy Phong Thủy kia có đủ uy đức để câu thông với vị Địa Linh Thần đó không, nó không chỉ đơn giản là việc xem hình thế đất. Có người cho rằng học vấn về Phong Thủy là được hình thành từ một quá trình tích lũy kinh nghiệm khảo sát địa hình lâu năm mà nên. Nếu như thật sự là như vậy, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, ai muốn làm hoàng đế, thì khởi động các bộ máy cơ khí để hình thành các địa hình theo tổng kết kinh nghiệm, rồi tạo ra các địa huyệt là xong rồi phải không ? Tại sao lại không thể làm được ? Nguyên nhân là vì con người có thể tạo thành các địa thế theo mô hình phong thủy, nhưng không có cách nào an bài các vị Địa Linh Thần chấn thủ nơi đó được. Phong Thủy được quy về thế gian tiểu đạo trong Đạo Gia, văn hóa Đạo Gia cho rằng sinh mệnh của con người có nguồn gốc từ trên thiên thượng. Mục đích của nhân sinh là thông qua tu luyện mà dần dần tiếp cận và đồng hóa với bản tính tiên thiên của chính mình, trở về nguồn cội. Các thầy Phong Thủy tu Đạo chân chính trong quá trình quay trở về bản tính tiên thiên của mình, họ dần dần có được các năng lực thần diệu, xuất hiện các công năng đặc dị, có thể nhìn thấy “Khí” của địa huyệt, có thể nhìn thấy quang ảnh trên thân các “Địa Linh Thần” đối ứng với các địa huyệt, trên thân họ đều có mang năng lượng. Có một số công năng cao cấp còn có thể trực tiếp nhìn thấy hình tượng của những Địa Linh Thần đó. Địa Linh Thần đối ứng với huyệt vị càng lớn thì huyệt vị ấy càng tốt. Cho nên sở dĩ Phong Thủy có thể khởi tác dụng thực chất là do có tác dụng của “Thần” đằng sau những biểu hiện về hình thế bề ngoài. Văn hóa truyền thống của Trung Hoa là văn hóa sùng bái “Thần”, rất nhiều sách cổ và những truyền kỳ cổ xưa đều có ghi chép và lưu truyền về vùng đất Đại Địa Thần Châu của chúng ta. Ở đó thời xưa đã từng là nơi mà người và thần cùng tồn tại, lúc đó các vị thần tiên thường xuyên xuất hiện ở nhân gian để truyền cho những người dân nguyên thủy các loại văn hóa và kỹ nghệ, con người thời đó cùng không cần bói quẻ, họ có thể trực tiếp trao đổi với thần để hiểu rõ về thiên ý. Tương truyền có một người rất đức hạnh được thần tiên truyền thụ trở thành thầy Phong Thủy. Nhân gian tương truyền về Đại sư Phong Thủy triều Đường Dương Thanh Tùng tại Sơn Đông đã gặp được Cửu Thiên Huyền Nữ, đắc được chân truyền, trở thành người tinh thông Phong Thủy, trở thành Nhất Đại Thái Gia, cho nên những người trong gia tộc họ Dương đắc được chân truyền sau này đều cúng bái Cửu Thiên Huyền Nữ làm tổ sư. Nhưng trong giới Phong Thủy có một cái tên được cho là vị Thầy Phong Thủy đầu tiên: “Thanh Đảo Tử”. Có ghi chép nói rằng thời kỳ hoàng đế đại thần, hồng truyền văn minh phương đông đã thuật lại như vậy, Phong Thủy cũng là bắt đầu từ thời đó. 2. Tại sao Phong Thủy có tác dụng Hiện nay không ít người cho rằng Phong Thủy là mê tín. Ví dụ như qua việc chọn một địa huyệt tốt để chôn cất hài cốt tổ tiên sẽ ảnh hưởng đến họa phúc của con cháu sau này. Mặc dù các sự việc như thế trong lịch sử đã được ghi chép lại, nhưng rất nhiều người hiện đại vẫn cảm thấy khó mà tưởng tượng được, không biết nguyên lý ở chỗ nào ? Họ cảm thấy thật không thể nào có chuyện như vậy. Kỳ thực khoa học vật lý hiện đại đã phát hiện rằng giữa vật chất với nhau có một loại liên đới vượt qua thời gian và không gian, trong vật lý học lượng tử gọi đó là làm nhiễu động lượng tử. Nói ra thì rất dài, bởi sự ra đời của khoa học kỹ thuật tại Tây phương ngày nay là có hình thức bề ngoài đối lập với các tôn giáo của người Tây phương cổ đại, đối lập với triết học và thuật luyện kim, nhưng trong mối liên hệ nội tại thì tuyệt nhiên không thể phân tách được. Trong Thánh Kinh viết Thượng Đế tạo ra vũ trụ, ngày thứ nhất, cần có ánh sáng. Từ đó ánh sáng được tạo ra, dần dần Thượng đế vì con người mà tạo ra vạn sự vạn vật, chuẩn bị cho con người một hoàn cảnh sống đầy đủ, đến ngày thứ sáu thì bắt đầu tạo ra con người. Ngày thứ bảy thượng đế bắt đầu nghỉ ngơi, kỳ thực ông đã tạo ra sự nghỉ ngơi cho con người, cho con người có được phúc khí của sự nghỉ ngơi. Con người đã sống trong môi trường mà Thượng Đế tạo ra để mà tu dưỡng và sinh sôi cho đến tận ngày nay Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, con người ngày càng hiểu rõ hơn về vũ trụ, những người được sinh ra vào ngày thứ sáu đang nghiên cứu ánh sáng làm thế nào được sinh ra vào ngày thứ nhất, từ đó xuất hiện một loại vật lý học rất lạ gọi là vật lý lượng tử. Đối với vật lý đương thời, triết học và tôn giáo có một ảnh hưởng cực kỳ lớn. Căn cứ vào giải thích của vật lý lượng tử, ánh sáng là một loại sóng, đồng thời cũng là một loại hạt. Loại đặc tính này gọi là lưỡng tính sóng hạt. Nhưng mà ánh sáng lại là loại vật chất không xác định rõ tính, có nghĩa là bạn có xác định được vị trí của nó thì không thể đo được tốc độ của nó, còn nếu bạn đo được tốc độ của nó thì lại không có cách nào xác định được vị trị của nó. Các khoa học gia từ góc độ vật lý học truyền thống nhìn những thứ lừa chẳng phải lừa, ngựa chẳng phải ngựa này gọi là lượng tử, vì để nghiên cứu nó, các khoa học gia đã tạo ra một môn học vấn mới gọi là vật lý học lượng tử. Giới vật lý học lượng tử xuất hiện rất nhiều cao nhân, những lý luận thần kỳ của họ khiến con người ngày càng không thể phân biệt rõ ai là khoa học gia, ai là triết học gia … ví dụ một nhà khoa học gia người Anh là Penrose đã đề xuất lý luận về “Đa vũ trụ”, ông cho rằng, vũ trụ mà chúng ta đang ở đang không ngừng phân tách, mỗi lần chúng ta “quan sát” (đây là từ trong chủ nghĩa duy tâm) nó thì nó phân tách một lần, tất cả các vũ trụ được phân tách đều tồn tại ở cũng một chỗ, vì tất cả các trường hợp xảy ra cũng đều đồng thời tồn tại. Nhưng chúng ta chỉ sinh sống tại một trong các vũ trụ đó và không thể cảm giác được các vũ trụ khác. Tại các vũ trụ khác, Hitler có thể tạo ra bom nguyên tử trước Mỹ, Kennedy có thể không bị thích sát, cha mẹ của bạn có thể không yêu nhau, có lẽ bạn cũng không tồn tại …. Trong vật lý học lượng tử có một hiện tượng thu hút rất nhiều người quan tâm, gọi là hiện tượng liên đới lượng tử. Các nhà khoa học nói rằng: giữa hai hoặc nhiều lượng tử với nhau có tồn tại một vùng không xác định, có một sự liên hệ rất cường mạnh. Nói trắng ra thì là: bất luận hai lạp tử có khoảng cách bao xa, nếu như một lạp tử xảy ra biến hóa thì lạp tử còn lại cũng bị ảnh hưởng. Hai lạp tử ấy bất luận có cách xa nhau bao nhiêu, đều không chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian, nó cũng không cần một sự liên kết nào, chúng vẫn có thể “hiểu được lòng nhau”. Hiện tượng này thật sự là Thiên Phương Địa Đàm, chẳng trách nhà lượng tử học Pauli đã nói: “Vật lý học lượng tử là khoa học thoát thai từ thuật luyện kim, hiện nay so với thuật luyện kim nó càng trở nên thần bí hơn”. Những điều được đề cập ở trên nghe như hoang đường nhưng nó lại là những thành quả kỹ thuật tồn tại một cách thực sự. Không chỉ vậy rất nhiều người đều từ những lý luận kỳ lạ này mà đạt được giải Nobel. Đọc đến đây, bạn chắc hẳn vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của những lí luận đó là gì, nói thẳng ra, nếu như hiện tượng liên đới lượng tử được nghiên cứu thấu triệt, thì con người chúng ta hôm nay có thể thông qua những sự việc ngày nay mà xuyên việt thời không để thay đổi những sự việc trong quá khứ cũng như tương lai … cho nên từ góc độ lý luận lượng tử, những thần tích của các thuật sỹ thần tiên thời cổ đại là không kỳ lạ chút nào. Tại hải ngoại còn có học giả tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm đối với Phong Thủy, giới Phong Thủy cho rằng, con người là do máu huyết của cha mẹ kết tinh mà thành và có mối liên hệ tiềm tại về huyết mạch thể hệ. Căn cứ vào một thực nghiệm như sau: họ lấy tinh trùng của một vài người, sau đó đặt nó tại những nơi cách rất xa những người đó, rồi từ phía sau họ bất ngờ đánh một cái thật mạnh vào một trong những người tham dự thực nghiệm, điều này đã khiến người đó giật mình. Kết quả là tại phòng thí nghiệm đặt ở rất xa, người ta thấy rằng, tinh trùng của người đó cũng có biểu hiện giật mình y như vậy. Thực nghiệm này tại hải ngoại đã được phát sóng trên đài truyền hình chủ lưu, rất nhiều người cũng đã xem nó. Cho nên có thể nói, khoa học nghiên cứu ngày nay cũng đã đột phát được rất nhiều rào cản, vô luận là từ lý luận hay là từ thí nghiệm thực tiễn, từ góc độ khoa học đã có thể chứng minh được tác dụng của Phong Thủy. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã đi theo một con đường khoa học hoàn toàn khác, là trực tiếp nghiên cứu vũ trụ, nhân thể, thời không. Việc đả tọa tu luyện, khai mở tiềm năng nhân thể cũng là một con đường khoa học để phát triển, điều này so với con đường của khoa học chứng thực Tây phương là hoàn toàn không giống nhau. Thực sự là thế, hiện nay dùng những lý luận và kiểm chứng của khoa học thực chứng Tây phương cũng có thể kiểm nghiệm được độ chính xác của văn hóa Trung Quốc. Những nhà hiền triết Trung Quốc đối với sự kỳ diệu của đại tự nhiên và sự huyền ảo của vũ trụ đã đưa ra rất nhiều tinh hoa luận thuật. Ví dụ tại 《Kinh Dịch – Hệ Từ》 đã nói: “Vô hữu viễn cận u thâm, toại tri lai vật. Phi thiên hạ chi chí tinh, kỳ thục năng dự ư thử”, nói về sự ứng nghiệm của chiêm tinh đoán quẻ, bất luận là thời gian địa điểm xa hay gần, đều có thể biết được sự việc trong tương lại. Cho con người biết “tán thán dịch đạo chi chí tinh, tán thán thánh nhân chi đại đạo”. “Dịch vô tưởng dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. Phi thiên hạ chi chí thần, kỳ thục năng dự ư thử”. Dịch là vô phương giả. Nếu như hữu tưởng hữu vi, tắc hữu phương hĩ, cũng không phải là dịch. Cảm nghĩa là tâm thông tâm, từ đó mà thông hiểu tâm của thiên địa vạn vật. Vật chi kỉ phân động tĩnh giả dã, chí thần, vị sở phát giai động dĩ tự nhiên dã. Qua đó có thể thấy, hiện nay đỉnh cao của khoa học nghiên cứu vật lý lượng tử đã vô tình trùng khớp với luật thuật trong 《Kinh Dịch》 từ hàng ngàn năm trước của Trung Quốc. Sự vận động và quy luật của lượng tử và quy luật được miêu tả trong 《Kinh Dịch》 là hoàn toàn tương đồng. 3. Phong Thủy có tác dụng gì ? Đạo gia cho rằng vũ này là do âm dương cấu thành, giống như thái cực. Tam giới chỉ là một phạm vi cục bộ của vũ trụ do ngũ hành tạo nên. Vì thế vũ trụ diễn hóa ra Tam giới, âm dương diễn hóa thành ngũ hành. Ngũ hành chỉ phù hợp với tầng thứ thuộc trong Tam giới này, vượt quá phạm vi này thì chỉ sử dụng đạo lý về âm dương chứ không thể dùng đạo lý về ngũ hành làm chỉ đạo nữa. Giống như các sinh mệnh tồn tại trên quả địa cầu là cần có “trọng lực”, nhưng nhận thức này của khoa học chỉ có thể là chân lý nội trong phạm vi quả địa cầu, vượt qua quả địa cầu mà tiến nhập vào phạm vi của thái dương hệ thì nó lại trở thành sai. Con người rơi vào không gian vũ trụ, khi đến các tinh cầu khác thì sẽ bị mất trọng lượng, có thể phiêu đãng bay lên. Phong Thủy học tại Trung Quốc còn được gọi là Âm Dương học, thầy Phong Thủy tại nhân gian còn được gọi là thầy Âm Dương, vậy chúng ta có thể từ đó mà đoán ra được nguồn gốc của Phong Thủy là đến từ tầng rất cao, chẳng phải đạo lý của nó ít nhất cũng có thể dùng được trong phạm vi vũ trụ này sao ? Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về “tứ đại”: đất, nước, gió, lửa. Ông cho rằng vạn sự vạn vật trên thế giới này đều được cấu thành từ “tứ đại”. Lấy “con người” làm ví dụ: xương cốt thân thể chính là “địa”, là cơ sở chịu tải trọng của cả sinh mệnh, máu huyết lưu động dưới dạng lỏng được cho là “thủy”, nhiệt độ thân thể được điều hòa một cách tài tình ở 37 độ, tăng thêm 1 độ hoặc giảm đi 1 độ con người đều không chịu nổi, đó chính là “hỏa”, mà con người lại không thể sống được nếu không thở, như thế hô hấp chính là “phong”. Từ nhận thức về biểu hiện của không gian tại thế gian này mà nhìn, Phong Thủy cũng có liên quan đến ba nhân tố phong, thủy, địa trong “tứ đại”. Cho nên từ nhận thức đối với phạm vi vũ trụ của Thích Ca Mâu Ni mà xét thì Phong Thủy cũng là rất cao rồi, ít nhất cũng chiếm được ba yếu tố, cũng là để nói nguồn gốc của Phong Thủy là rất cao, chí ít cũng phù hợp với phạm vi vũ trụ rộng lớn mà Thích Ca Mâu Ni nhận thức được. Bất luận là Đạo gia hay là Thích Ca Mâu Ni, đều có giảng về quan hệ giữa người và vũ trụ. Phong Thủy tại Trung Quốc, bị liệt vào thế gian tiểu đạo của Đạo gia. Đạo gia tu luyện giảng “Chu Thiên”, giảng “Huyệt vị”, ngoài ra còn giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, rất nhiều người dù ít dù nhiều đều biết một chút tri thức về chu thiên và huyệt vị của con người, nhưng các loại chu thiên chân chính tồn tại trong cơ thể người, cùng các kinh mạch và huyệt vị, người thường rất khó để có thể biết được rõ ràng, bởi vì đây là những điều bí mật trong giới tu luyện , họ không muốn công khai nó ra một cách dễ dàng. Trung Quốc cổ đại trực tiếp nghiên cứu các ảo bí về trời và đất, đề ra lý luận về “Thiên địa hợp nhất”, cũng là để nói: Thiên, Địa, Nhân – Tam tài đối ứng. Trong 《Đạo đức kinh》 có viết: “Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên …” như thế mọi người thử nghĩ xem, nếu thật sự là như vậy thì có phải là trên trời cũng có chu thiên và huyệt vị không ? Chỉ là lúc này huyệt vị không còn được gọi là huyệt vị nữa mà gọi là thần vị, cũng là điều Đạo gia thường nói về Chu Thiên tư chức thần, cách nói này cho rằng có 365 cái, họ phân biệt ra đối ứng với 365 huyệt vị trên thân người. Hai từ chu thiên có hàm ý chỉ sự tuần hoàn giữa trời và đất, con người có chu thiên, thì thiên địa tự nhiên cũng phải có chu thiên tồn tại. Đồng dạng như vậy, “Địa” có khi nào cũng là một thể hệ, “Địa” liệu có phải là một thể sinh mệnh, “Địa” phải chăng cũng có mạch lạc, chu thiên và huyệt vị ? Kỳ thực nói thẳng ra, tại một góc độ nào đó mà nhận thức, địa cũng là thiên, cũng là nhân. Thiên cũng là địa, cũng là nhân. Nhân cũng đồng thời là địa, cũng là thiên. Ví dụ trong Trung Y, cơ thể người đồng thời có tồn tại ba bộ phận Thiên, Địa, Nhân. Bộ phận phía dưới con người là địa, bộ phận ở giữa chính là nhân, còn bộ phận bên trên là thiên. Nếu như những luận thuật ở trên là đúng, vậy phải chăng chúng ta có thể nói rằng – Phong thủy, là một hoạt động ảo bí để tìm kiếm “địa”. Bất luận gọi là Kham Dư cũng vậy, gọi là Địa Lý, gọi là Hình Pháp hay gọi là Phong Thủy cũng vậy. Mặc dù cách gọi không giống nhau, nhưng đều không cách ly với nguồn gốc, đều là quá trình chiểu theo vị trí sắp xếp của trời đất mà tìm kiếm “địa”. Từ đây mà phát triển lý luận thêm, con người đã biến nó trở thành Phong Thủy học, và quá trình sử dụng các phương pháp cụ thể trong đó được gọi là thuật Phong Thủy. Từ ẩn nghĩa mà xét, quá trình này là hợp nhất với quá trình tu luyện phản bổn quy chân của sinh mệnh. Vì thế đây là một quá trình tu luyện đề cao của sinh mệnh. Trong quá trình tu luyện ấy có thể tu xuất ra được những điều thuộc về thể hệ “địa” cùng các thuật loại có liên quan đến hoạt động phong thủy hay các năng lực đặc biệt được người ta gọi là thuật Phong Thủy. (Còn nữa) Theo Vietdaikynguyen ========================== Thưa quý vị và anh chị em. Từ rất lâu rồi, mỗi khi tôi vào tiệm sách, thấy cuốn Tử Vi nào mà ghi "Trần Đoàn Lão Tổ sáng lập môn Tử Vi vào đời nhà Tống", là tôi không mua. Tương tự như vậy, cuốn sách Phong thủy nào mà xác định của Tàu, hoặc "phong là nước, thủy là gió" tôi biết ngay là cuốn sách dởm về học thuật và mơ hồ về nội dung. Nhưng nếu tôi mua vì tính tư liệu của nó. Đây loại bài "dởm" viết về phong thủy thuộc loại nói trên. Có tính lừa mị, vì thiếu hiểu biết và dốt nát về nội dung. Đã vậy, đến bây giờ vẫn còn xưng xưng là phong thủy của Trung Quốc một cách rất trơ tráo, chứng tỏ tác giả và ban biên tập của web này thiếu chiều sâu nghiên cứu. Phong thủy là của Bách Việt, tức Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Đây mới chính là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương.2 likes -
“NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ VĨNH TRUYỀN” 5/20/2015 NGUYỄN XUÂN ĐÀI Ngọc phả viết bằng chữ Hán, năm Thiên Phúc nguyên niên, tháng giêng, ngày 25 thuộc thời Lê Đại Hành ghi chép cách nay 1034 năm. Đây là Ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương là tên viết tắt của “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”. Nội dung ngọc phả: Nói về họ Hồng Bàng, sử ký Việt Nam, ghi chép danh vị các vua Hùng Vương được thờ cúng, trong đó viết từ chi đầu đến chi cuối, theo thứ tự. Mỗi vua có tên thường gọi, tên húy, tên thụy, tên mỹ tự truy phong, ngày sinh, ngày mất, số năm trị vì, tuổi thọ, vợ, con, cháu chắt… Các danh vị vua Hùng Vương gồm: - Càn chi; Khảm chi; Cấn chi; Chấn chi; Tốn chi; Ly chi; Khôn chi; Đoài chi; Giáp chi; Ất chi; Bính chi; Đinh chi; Mậu chi; Kỷ chi; Canh chi; Tân chi; Nhâm chi; Quý chi. * * * Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời vào thời kỳ vận nước “đổi gió”. Một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta không ngừng chống lại ách thống trị để giành độc lập, lúc âm ỉ, lúc bùng phát. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, rồi đến năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng giặc tháo chạy về nước. Ngô Quyền xưng vua, nước nhà giành được độc lập mở đầu thời kỳ phong kiến tự chủ. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, nhà Tống kéo quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn được suy tôn hoàng đế đánh tan quân Tống giành thắng lợi rực rỡ, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt đánh thắng quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Vận nước với thế thượng phong “Gió Nam thổi bạt gió Bắc”, nhân dân trào dâng lên niềm tự hào, tin tưởng vững chắc tiền đồ tươi sáng dân tộc. Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền...” ra đời 18 chi Hùng Vương đều là hoàng đế. Tổ tiên rực rỡ để lại cho con cháu thờ cúng muôn đời. Hơn thế, ngọc phả còn làm bừng lên trong tâm thức người Việt về thời đại các Vua Hùng dựng nước, về độc lập dân tộc là quốc thống. Tâm thức ấy chảy mãi theo dòng lịch sử. Năm 1076 thơ Lý Thường Kiệt “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư...” ngân vang trên sông Như Nguyệt, tiếp sức tinh thần cho quân dân ta tiến quân mạnh mẽ, như sóng thần nhấn chìm quân Tống, số còn lại hoảng loạn tìm đường tháo chạy về nước. Tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng, niềm tự hào chân chính trào dâng tình yêu Tổ quốc. Nước Nam xưng đế (độc lập hoàn toàn) là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hoá như quy luật của thiên nhiên vậy. Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” ẩn chứa trí tuệ trác tuyệt và tâm hồn siêu Việt của tổ tiên ta. Tiếp tục tìm tòi và suy ngẫm về 18 chi Hùng Vương trong ngọc phả này, sao thời ấy không ghi thứ tự thông thường từ 1 - 18 như ngọc phả thời Hậu Lê do trực học sỹ Nguyễn Cố viết “Hồng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Theo thiển nghĩ của tác giả hai ngọc phả có tính chất khác nhau: - Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” để thờ cúng, nên ghi chép danh vị từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên với các danh vị (tên thường gọi, tên huý, tên thụy và tên mỹ tự truy phong...) nó linh thiêng nên chỉ để ở các đền thờ Hùng Vương. - Ngọc phả “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” ghi chép thân thế sự nghiệp của Kinh Dương Vương cho đến Hùng Duệ Vương để truyền trong dân gian. Người xưa có con mắt lạ thường quan sát sắc sảo, khôn ngoan, biệt tài dùng ký hiệu, mô hình hoá rất giản đơn mà cô đọng, các hiện tượng phức tạp thiên nhiên, như Hà Đồ, Lạc Thư, rồi đến Bát Quái Tiên Thiên, Bát Quái Hậu Thiên. Đó là những đồ giải nhận thức về triết lý vũ trụ nhân sinh cực kỳ tài giỏi và “bí ẩn” cho đến nay dù chưa lúc nào ngừng tìm lời lý giải mà vẫn chưa hiểu hết được. Họ coi thiên nhiên là đại vũ trụ con người là tiểu vũ trụ, tương liên, tương thuộc lẫn nhau. Trong vũ trụ không gian (KG) và thời gian (TG), 2 yếu tố không tách rời và luôn tồn tại. Ông cha ta vận dụng đặt tên cho 18 chi Hùng Vương là để thuận theo thiên nhiên với ý tưởng trường tồn, bất diệt. Về không gian lấy các phương hướng, yếu tố bất biến thuộc thiên: khởi đầu Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, về thời gian lấy các yếu tố can thuộc thiên khởi đầu là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, đều theo chiều kim đồng hồ, chiều của dương khí của các tinh tượng trên vũ trụ tương tác đến quả đất. (Chiều dương khí, phong thủy gọi là sinh khí đồng nghĩa với sinh sôi và phát triển). Theo triết lý phương Đông “Thiên nhân tương ứng”, thế thì tổ tiên ta đất nước ta cũng thịnh vượng, trường tồn như thiên nhiên vậy. Trời là lực lượng siêu phàm, cao vời vợi con người chỉ là nhỏ nhoi: 18 chi Hùng Vương gắn với không gian 8 phương kể trên thuộc “Hậu Thiên BQ” - “Hàm chỉ sự vận động biến hoá và tương tác của lực tự nhiên với con người”, vũ trụ đã hình thành vạn vật. Sự lựa chọn nói lên hiểu biết uyên bác của ông cha ta đối với “Hậu Thiên BQ” và “Tiên Thiên BQ” - triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Nam. Càng ngẫm càng kinh ngạc và xúc động về “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền…”. Ẩn ý trí tuệ trác tuyệt về triết lý triết học của ông cha ta, xứng tầm với việc xưng đế (độc lập - tự do, sánh vai với các nước hùng cường ở khu vực) tư tưởng ấy khẳng định ngay trong bối cảnh mới giành được độc lập, thống nhất đất nước, với những trận đánh thắng lịch sử quân xâm lược, sau ngàn năm Bắc thuộc. Ý chí ấy hun đúc thành nhân cách Việt. Đây chả phải tâm hồn siêu việt đó sao!“Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” góp phần sáng tỏ lịch sử cội nguồn - Về chi, đời Hùng Vương có khác nhau. Trong ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” có 18 chi (chi là cành) lại nói Hùng Quốc Vương truyền được 18 đời (Thế là đời: người ta thường cho 30 năm một đời). Mười tám chi gồm cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, còn 18 đời không kể đến 2 vị tiền bối trên, mà tính từ Hùng Quốc Vương (đứng đầu) trở đi. Xin trích về chi Cấn và chi Quý trong Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền. “Cấn chi: Hùng Quốc Vương huý Lân Lang, làm vua 217 năm thọ 767 tuổi, mệnh Canh Ngọ. Giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 sinh trăm vương, tên các vương mời hội tại điện, 50 vương theo cha, 50 vương theo mẹ, Tý Ngọ cùng hiệp đấng Quốc Vương là đầu trăm vương sinh con trưởng là Nghi Vương nhường ngôi truyền 18 đời vương trị vì... “Quý chi: Hùng Duệ Vương, huý là Huệ Đức Lang làm vua 115 năm, thọ 227 tuổi, mệnh Canh Thân, sinh ngày mồng 3 tháng 3 mất ngày 5 tháng 5 hoá sinh cùng rể hiền là đức Tản Sơn cùng ban ngày lên thượng điện trời thành tiên, hoá sinh bất diệt tung tích muôn đời làm thánh vương, thiên vương rất thiêng đứng đầu thượng đẳng thần, truyền 2 người con trị vì, trước truyền ngôi cho con trưởng là Kính Vương, được 6 năm trị vì. Kính Vương mất sau truyền ngôi cho con thứ là Cảnh Lang được 10 năm thì Cảnh Lang mất. Sau lại truyền cho cháu hiền ở ngôi được 3 năm lại mất, Duệ Vương lại truyền cho rể hiền là đức Tản Viên lên cầm quyền chính gá ngôi vua thay mệnh vua cha cầm quyền chế tác bình trị thiên hạ trong khoảng 10 năm... bàn nhường ngôi cho Thục Dương Vương…”. Quý chi mỗi đời 25 năm, tuổi thọ trung bình là 45 năm (lấy tròn số). Danh sách 18 đời Hùng Vương có trong sách “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2001 - 117. Ngọc phả cổ nhất. Ra đời vào thời kỳ bình minh của lịch sử giành lại độc lập sau 1000 Bắc thuộc. Sách “Truyền thuyết Hùng Vương và bình minh lịch sử” của Nguyễn Khắc Xương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản năm 2012” viết: “Bản ngọc soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) là bản cổ nhất, mà có lẽ cũng là bản ngọc phả đầu tiên mà sự tích các Vua Hùng được soạn thành văn. Sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hành trình đến di sản văn hoá nhân loại” Nxb Hội Nhà văn - HN - 2013 - 43 viết: “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm Viện trực học sỹ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn (1472)... với sự ra đời của bản ngọc phả này Hùng Vương đã được chính thức hoá với ngọc phả hẳn hoi. Cùng với ngọc phả là các thần tích về Hùng Vương... do nhà Lê cấp cho các xã này được các nhà nho sao chép lại về sự tích và việc thờ phụng Hùng Vương”. Thực ra ngọc phả về thờ cúng Hùng Vương đã được nhà Tiền Lê ghi chép năm (980) rồi. Nối tiếp “Việt Nam Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” thời Tiền Lê, nhà Hậu Lê năm 1472 đã viết tiếp “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Với thuật ngữ “Hùng đồ” nhà Hậu Lê đã nói lên tất cả sự to lớn, rực rỡ, oai nghiêm về lai lịch thân thế sự nghiệp sự nghiệp của 18 nhành các đế vương được người đời kính trọng tôn thờ. Đó cũng là di sản văn hoá phi vật thể, mạch quốc thống, niềm tự hào, lòng yêu nước, đời đời cho con cháu noi theo, giá trị cao nhất của tổ tiên ta dựng nước và trị vì phương Nam thời thượng cổ. Tự hào về tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng đất nước trường tồn cùng với trời đất. Ngày nay con cháu tiếp nối truyền thống tổ tiên đang xây dựng đất nước ta đủ tầm để sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ mong muốn. N.X.Đ Nguồn: http://tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1368 ======================================================== Thông tin thêm về Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền.1 like
-
Bản chất sự việc nó là "Sai" nhưng nhiều người nói "Đúng" thì mặc nhiên nó là "Đúng" và ngược lại. Điển hình là "Ăn chay" nghĩa là không "Ăn mạng" nhưng vì yếu tố lịch sử, vùng miền, chủ quan người nói v...v thành ra "Ăn mặn". - Cháu hiểu như vậy đúng không thầy Thiên Sứ !1 like
-
Triều Tiên bất ngờ cho Trung Quốc "ra rìa" trong đại lễ 10/10 Đức Huy | 21/09/2015 19:20 Một nguồn tin của Yonhap cho biết, Trung Quốc không nằm trong danh sách khách mời của Bình Nhưỡng trong lễ kỉ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/10 tới. Theo nguồn tin này, việc Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vắng mặt trong buổi lễ kỉ niệm sắp tới đã thể hiện rõ những rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong thời gian qua. Trước đó, phía Triều Tiên cho biết nước này có thể sẽ phóng tên lửa tầm xa vào gần dịp 10/10, nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Động thái này của Triều Tiên đã ngay lập tức bị cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, lên án. Các nước cho rằng hành động này chỉ là bức màn che đậy cho ý đồ bắn thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, một hành vi bị cấm theo nghị quyết của LHQ. Hôm 19/9 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi tất cả các bên liên quan trong đàm phán hạt nhân Triều Tiên áp dụng nghị quyết của LHQ đối với các chương trình thử tên lửa của Bình Nhưỡng. "Tất cả các bên liên quan trong vấn đề này là thành viên của LHQ. Chúng ta có trách nhiệm chung phải tôn trọng hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và tuân theo nghị quyết của LHQ. Chúng tôi phản đối mọi ý đồ hay động thái gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như an ninh tại Đông Bắc Á"- ông Vương phát biểu trong một diễn đàn diễn ra tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Việc Ngoại trưởng Vương Nghị công khai phản đối Triều Tiên nhiều khả năng đã dẫn đến việc Bình Nhưỡng từ chối không mời Trung Quốc, quốc gia mà từ trước đến nay vẫn đóng vai trò "cứu cánh" đối với nền kinh tế Triều Tiên, tới dự buổi lễ quan trọng sắp tới. Nguồn tin của Yonhap cũng cho biết, Triều Tiên đã gửi lời mời tới một số quốc gia châu Phi và Nam Mỹ. Mỹ "tấn công yếu huyệt" để khống chế TQ không cần 1 binh 1 tốt? theo Trí Thức Trẻ =============== Tưởng ra dìa lâu rùi chứ nhỉ? Từ hồi ông Dương Bân, trưởng đặc khu kinh tế Bắc Triều Tiên bị Trung Quốc bắt bỏ tù từ thời ngài Kim Chính Nhật. Điều này đã làm ngài Kim Chính Nhật cú lắm, nên truyền lại cho vị thanh niên anh hùng Kim Chính Ấn tiếp tục xử đẹp các phần tử thân Tàu trong triều đình của ngài. Tuy cảm tình với ngài Kim Chính Ấn riêng về thái độ quyết đoán của ngài, nhưng lão Gàn vì tính chính danh, vưỡn ủng hộ số đông đang phản đối ngài Kim Chính Ấn thử tên lửa. Nhưng nếu lão Gàn đứng cạnh ngài Kim Chính Ấn thì sẽ nói nhỏ với ngài thế này: "Ngài thông cảm cho. Vì tính chính danh nên lão phản đối vậy thôi. Chứ ngài thử là việc của ngài. Lão tin rằng nhiều thằng cũng phản đối cho vui. Nhưng chắc chắn có một thằng rất cú". Thằng đó là ai? "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...".1 like
-
Chiến dịch tuyệt mật dưới đáy đại dương (Hồ sơ) - Chiến dịch bí mật quốc gia đặc biệt là một trong những cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc nhất của Mỹ được mở rộng từ ngoài không gian đến đáy đại dương. Tàu ngầm Trieste II. Tuy nhiên, việc cứu hộ ở độ sâu 4,8 km dưới đáy biển là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại thời điểm đó. Nhằm phục vụ sứ mệnh đặc biệt, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm trục vớt ở độ sâu 1,2 km ngoài khơi San Diego nhưng không thành công. Tuy vậy, Mỹ vẫn quyết định tiến hành kế hoạch trên. Hai tàu chuyên dụng chở tàu ngầm và các phương tiện hỗ trợ đến vùng biển Oahu ngoài khơi quần đảo Hawaii, nơi hệ thống định vị phát hiện vị trí kiện hàng. Thời tiết xấu khiến nhiệm vụ phải trì hoãn nhiều lần. Trong khi đó, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tỏ ra lo lắng về khả năng Liên Xô có thể tìm thấy cuộn phim trước Mỹ. Các chuyên gia hải quân Mỹ dự đoán, Liên Xô lúc đó đã có khả năng trục vớt các vật liệu ở độ sâu tới 10 km. Vì vậy, Không quân và CIA chỉ đạo đơn vị làm nhiệm vụ chạy đua với thời gian để thu hồi kiện hàng sớm nhất có thể. Ngày 25/4/1972, một năm sau khi KH-9 chìm xuống đáy đại dương, 2 sĩ quan điều khiển tàu ngầm Trieste II hướng xuống đáy biển. Sau 2 giờ, tàu xuống đến độ sâu 4,99 km, họ bật định vị thủy âm và phát hiện vật thể hình trụ bị bùn vùi lấp gần một nửa. Ê kíp mất đến 30 phút để điều khiển cánh tay máy phía trước kẹp kiện hàng và trồi lên mặt nước. Tuy nhiên, khi tàu đang nổi lên, khoang chứa vỡ đôi khiến cuộn phim bung ra ngoài. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh bên trong bị phá hỏng do tác động của nước biển và ánh sáng. Dù nhiệm vụ phục hồi dữ liệu từ vệ tinh KH-9 đã thất bại, nhưng các bên tham gia đều đánh giá sứ mệnh là thành công lớn về mặt khoa học. Hải quân Mỹ cũng đã chứng minh rằng, con người có thể trục vớt các vật thể chìm dưới đại dương ở những khu vực sâu nhất. Mặt khác, việc phát minh ra bọt nổi tích hợp (syntactic foam) đã báo hiệu sự kết thúc của tàu ngầm Trieste cùng những quả bóng khí nguy hiểm, dễ vỡ của nó. Tàu Trieste II đã được cho “nghỉ hưu” và được trưng bày tại Bảo tàng Undersea của Hải quân Mỹ. Các cuộc tìm kiếm dưới biển sâu ngày nay đang trở nên cấp thiết hơn sau khi xảy ra những vụ mất tích máy bay bí ẩn, nhưng việc thăm dò dưới biển sâu thường ít thu hút sự chú ý của công chúng hơn so với thăm dò không gian. Theo Báo Tin Tức1 like
-
Bệnh Cam Tẩu Mã
mutin liked a post in a topic by Thiên Sứ
Người đàn ông bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt mắc bệnh Cam Tẩu Mã Lâm Phương | 21/09/2015 07:07 Báo điện tử Trí Thức Trẻ đã trao số tiền 70 triệu đồng do bạn đọc gửi ủng hộ cho gia đình anh Huỳnh Văn Đạt - người đàn ông bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt ở Tiền Giang. Anh Đạt và vợ. Ảnh: Lâm Phương Người bị "ăn" mòn nửa khuôn mặt: Sở Y tế Tiền Giang vào cuộc “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng” Ngày 19/9, phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ cùng đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, do tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực làm trưởng đoàn đến thăm gia đình anh Huỳnh Văn Đạt. Anh Huỳnh Văn Đạt (SN 1964, ngụ tại ấp Hậu Hoà, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè) là người đàn ông bị bệnh lạ “ăn" mòn nửa khuôn mặt mà trước đó báo Trí Thức Trẻ đã phản ánh trong bài viết: Người đàn ông bị “ăn” hết nửa khuôn mặt: "Đừng đưa anh đi viện!". Ngay khi đến gia đình anh Đạt, tiến sĩ Vĩ đã hỏi thăm sức khoẻ, biểu hiện căn bệnh anh Đạt đang mắc phải. Ông cũng nghe chị Huỳnh Thị Triều (vợ anh Đạt) nói sơ lược về biểu hiện và thời gian anh Đạt bị bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế Tiền Giang thăm gia đình anh Đạt Căn cứ vào bệnh án gia đình đi chụp chiếu và làm những xét nghiệm ở bệnh viện khác trước đó, tiến sĩ Vĩ cũng đồng ý với thông tin anh Đạt bị viêm hoại tử mãn tính. Tiến hành hội ý nhanh cùng đoàn công tác, vị tiến sĩ quay lại thông báo cho chị Triều: “Theo kinh nghiệm và năng lực của chúng tôi, tôi nghĩ anh Đạt bị bệnh Cam Tẩu Mã, đây là một loại bệnh hoại tử mãn tính, bệnh này có thể chữa khỏi”. Sau đó, tiến sĩ Vĩ hỏi tiếp chị Triều: “Căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khoẻ của chồng chị hiện nay, chúng tôi nghĩ có thể điều trị nhưng chị nên đưa anh nhập viện, vậy chị có quyết tâm chữa cho anh không?”. Trước câu hỏi của vị Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, chị Triều im lặng hồi lâu rồi trả lời dứt khoát: “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng”. Câu trả lời của chị vừa cất lên, một người đàn ông giới thiệu là người thân trong gia đình, hỏi lại tiến sĩ Vĩ: “Gia đình nó khổ quá, chữa bệnh cho chồng hơn 10 năm nay, tài sản bán hết không còn gì cả. Giờ bác sĩ nói vậy, nó quyết tâm đó nhưng không biết có theo được không?”. Đáp lại câu hỏi này, tiến sĩ Vĩ nói: “Hiện tại gia đình đang có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí chữa điều trị bệnh cho anh Đạt sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán với những khoản đã được quy định. Còn những khoản nằm ngoài chi trả của bảo hiểm y tế thì sẽ tiến hành kêu gọi mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ thêm. Nhưng trước, mắt cần cho anh nhập viện để làm vệ sinh chỗ bị tổn thương trước tránh bị nhiễm trùng”. Chị Triều khẳng định: “Chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ chữa bệnh cho chồng”. Sau khi trao đổi với gia đình, tiến sĩ Vĩ cho biết, nếu gia đình sắp xếp được, thì thứ 2 tuần sau xe của bệnh viện sẽ đến đón và đưa anh Đạt lên nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang để điều trị. Trước khi ra về, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang nói với người thân trong gia đình anh Đạt đi cùng ra tiệm thuốc gần nhất, để ông mua cho thang thuốc uống trong thời gian chờ gia đình sắp xếp đưa lên nhập viện. Báo cáo lên Bộ Y tế Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, bệnh của anh Đạt đã diễn biến 10 năm. Tiến sĩ Vĩ cho biết nếu gia đình sắp xếp được, thì xe của bệnh viện sẽ đón anh Đạt nhập viện vào thứ 2 tuần sau Đặc biệt là trong những năm gần đây, diễn biến ngày càng phức tạp, anh Đạt bị hoại tử cả xương hàm trên, lan vào ống tai ngoài bên trái, bắt đầu lan qua tai bên phải và còn lan rộng lên trên hầu họng và vào đến nền sọ. Hiện nay, anh Đạt đang trong tình trạng bội nhiễm, có mủ hôi thối. Tuy nhiên, anh Đạt vẫn nói được, nghe và suy nghĩ vẫn bình thường. "Trong khả năng của ngành, trước mắt chúng tôi khuyên gia đình cho anh nhập viện và hội chẩn để điều trị. Sau đó, Sở sẽ báo cáo tình trạng bệnh cũng như hoàn cảnh của gia đình anh Đạt lên UBND tỉnh và Bộ Y tế. Khi điều trị phục rồi thì nghĩ tới bước hai đó là hội chcẩn để phục hồi nhân dạng khuôn mặt anh Đạt. Bị mắc bệnh Cam Tổ Mã thường là do dinh dưỡng kém (đặc biệt là thiếu vitamin A và vitamin nhóm B) hoặc mất nước, vệ sinh kém, đặc biệt là vệ sinh miệng, nước uống không an toàn...”, tiến sĩ Vĩ nói. Báo điện tử Trí Thức Trẻ trao 70 triệu đồng bạn đọc ủng hộ cho gia đình anh Đạt Cũng tại buổi làm việc này, phóng viên Hứa Phương - Báo điện tử Trí Thức Trẻ, đã tiến hành trao số tiền 70 triệu đồng do bạn đọc gửi ủng hộ gia đình anh Đạt, thông qua quỹ Tấm lòng thiện của báo. Phóng viên Hứa Phương trao 70 triệu đồng bạn đọc ủng hộ thông qua quỹ Tấm lòng thiện của báo tới gia đình anh Đạt. Sau khi nhận khoản tiền bạn đọc hỗ trợ, chị Triều rơm rớm nước mắt nhìn chồng đang nằm trên giường. Chị Triều tiến lại gần giường, đưa tay cần bàn tay gầy guộc của anh và ghé vào bên tai và nói điều gì đó, hiểu được lời của vợ, anh lên tiếng nói ú ớ và gật đầu. Trong giây phút xúc động, chị Triều gửi lời cảm ơn đến bạn đọc gần xa đã quan tâm giúp đỡ gia đình chị trong lúc khó khăn. Chị cũng hứa sẽ sử dụng khoản tiền này để chữa bệnh cho chồng và gửi lời cảm ơn lãnh đạo Báo điện tử Trí Thức Trẻ đã làm cầu nối đưa hoàn cảnh gia đình đến các nhà hảo tâm. Chị Triều xúc động gửi lời cảm ơn đến nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa đã quan tâm chia sẻ với gia đình trong lúc khó khăn Tuy nhiên khi chị Triều báo cho biết bác sĩ nói bệnh có thể chữa được thì anh Đạt nói không muốn đi viện vì cảm thấy quá mệt mỏi. “Ảnh nói nếu gia đình cứ đưa đi thì ảnh sẽ nhịn ăn và không uống thuốc nữa. Ba má và anh em trong gia đình cũng đến động viên nhiều lắm nhưng anh chưa chịu đi. Giờ chị thấy buồn lắm”, chị Triều nghẹn ngào. > Mời xem video: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ - Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế tỉnh Tiền Giang nói về bệnh của anh Đạt: Chúng tôi sẽ đồng hành và tiếp tục thông tin về hoàn cảnh thương tâm này tới quý độc giả... Tận cùng đau khổ của người đàn ông bị "ăn" hết nửa khuôn mặt theo Trí Thức Trẻ ========================== Ngày xưa, ở phố Bát Đàn - phía sau phố Hàng Phèn Hanoi, có một ông lang quảng cáo chuyên chữa bệnh Cam Tẩu mã. Tôi chỉ nghe nói đến bệnh này, và cho đến nay gần "cổ lai hy" 70 tuổi, mới biết được câu chuyện thật về căn bệnh này. Khi tôi lớn lên thì không còn thấy hiệu thuốc này nữa. Nhưng tôi hy vọng bài thuốc quý chữa bệnh này vẫn còn lưu truyền trong dân gian, hoặc còn trong các vị tiền bối của ngành Đông Y đã từng công tác ở Viện Nghiên cứu Đông Y Việt Nam, như Quan Đông Hoa, Nguyễn Tài Thu.... Nếu quả là y học hiện đại bó tay và các vị tiền bối nói trên không biết về bài thuốc này, tôi đề nghị thân nhân gia đình này đến gặp tôi, tôi hy vọng sẽ giúp được - không chắc chắn lắm - về một bài thuốc có hy võng chữa khỏi, hoặc ít nhất hy vọng dừng lại bệnh tiếp tục phát triển.1 like -
Nhà tiên tri Vanga đoán đúng về khủng hoảng tị nạn châu Âu? 06:39 ngày 20 tháng 09 năm 2015 Ngọc Thoa TP - Những biến cố hiện nay trên thế giới dường như đã xác nhận nhiều lời tiên đoán lạnh gáy của nữ tiên tri mù người Bulgaria Vanga (1911 – 1996) từ non nửa thế kỷ trước. Nhà tiên tri Vanga. Thời buổi khổ nạn đã đến “Rất nhiều người chịu đau khổ. Bất hạnh sẽ tràn đến từ khắp nơi, động chạm đến tất cả các dân tộc... Mọi người sẽ đi chân không, không giày dép, không quần áo, không nhiên liệu, không ánh sáng...” - đó là lời tiên tri của bà Vanga vào những năm 80 thế kỷ trước. Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu cho rằng bà Vanga muốn nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với những hậu quả khủng khiếp của nó. Nhưng lời tiên tri nói trên đã hiện thực hóa theo cách khác và giờ đây đã trở thành chuyện hiển nhiên. Có thể khẳng định bà Vanga từ vài chục năm trước đã “nhìn thấy” những dòng người tị nạn khốn khổ hiện đang tràn sang châu Âu. Dường như bà Vanga đã biết cả nguyên nhân dẫn đến làn sóng tị nạn ấy - đó là cuộc chiến tranh do Phương Tây kích động tại khu vực Cận Đông và Bắc Phi. Dường như bà đã nhìn thấy trước sự xuất hiện của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS). Tổ chức khủng bố quốc tế này đang phát triển nhanh chóng và không chỉ thẳng tay sát hại vô số người vô tội mà còn hủy hoại những di tích lịch sử có ý nghĩa toàn nhân loại. Vào năm 1978, nhà nữ tiên tri mù tiên đoán: “Rồi sẽ đến thời buổi khổ nạn. Con người sẽ chia rẽ nhau theo đặc điểm tôn giáo... Syria sẽ đổ sụp dưới chân kẻ chiến thắng, nhưng kẻ chiến thắng lại là kẻ không xứng đáng...”. Quả thật giờ đây, nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau ngày càng thù địch nhau. Cũng quả thật là giờ đây Syria đang bị “thế giới văn minh” tấn công và rất có thể sẽ sụp đổ. Nhưng kẻ chiến thắng rất có thể sẽ là kẻ “không xứng đáng” bởi vì có khả năng đó sẽ là IS. Tiếp theo: “Anh em sẽ chống đối nhau, các bà mẹ sẽ vứt bỏ con cái. Người nào cũng tìm cách thoát thân một mình”. Đây cũng là lời tiên đoán của nhà tiên tri từ vài chục năm trước. Bạn bè chia rẽ và bất Hòa Có thể nói thêm về cuộc khủng hoảng người tị nạn - cuộc khủng hoảng đã khiến “châu Âu thống nhất” bị chia rẽ sâu sắc. Một số nước sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn, một số khác kiên quyết từ chối. Thậm chí nhiều nước cùng thuộc “gia đình châu Âu” đã gay gắt lên án nhau do vấn đề người tị nạn. Phải chăng điều này đã được bà Vanga tiên đoán trước: “Những gì đã hợp nhất rồi sẽ tan rã thành từng mảnh. Điều này sẽ xảy ra ngay sát cạnh nước Nga”. Mới hơn một năm trước, nhiều người cho rằng lời tiên tri đó nhằm vào Ukraine. Nhưng giờ đây lời tiên tri đó có lẽ nhằm vào Cộng đồng châu Âu thì đúng hơn. Tiên tri khủng khiếp về chiến tranh hóa học và hạt nhân “Những cơn mưa phóng xạ sẽ khiến Bắc Bán cầu không còn cả động vật lẫn cây cối. Tiếp đấy, người Hồi giáo sẽ phát động cuộc chiến tranh hóa học chống lại những người dân châu Âu còn sống sót” - bà Vanga đã đưa ra những lời tiên tri khủng khiếp như vậy. Những lời tiên tri đó nếu trước đây bị coi là mê sảng thì giờ đây đã được nhìn nhận một cách khác. Không ít người thật sự lo ngại IS rồi sẽ làm chủ được công nghệ hạt nhân để chế tạo bom nguyên tử. Việc chúng có thể chiếm được kho vũ khí hóa học của Syria còn đơn giản hơn. Và chúng sẽ chẳng ngần ngại gì sử dụng những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt ấy. Khi đó, theo lời cảnh báo của nhà nữ tiên tri mù, “phần lớn nhân loại sẽ nhiễm ung nhọt, sẽ bị ung thư da và các chứng bệnh da khác”. Kết quả là đến năm 2043 “người Hồi giáo sẽ làm chủ châu Âu”. Đó là một trong những lời tiên tri của bà Vanga. Theo Komsomolskaia pravda ========================= Lão Gàn từ lâu đã xác định rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, mới có thể cứu vãn được mọi thảm họa tiên tri từ bà Vanga. Nhưng tiếc thay! Nó có vẻ cũng đã muộn rồi.1 like
-
Vui học tiếng Nhật Học để “tiếng bộ” tức tiến bộ. Vậy học tiếng cũng là học tiến, để tiến lên kẻo quá tụt hậu. Tiếng Nhật được liệt vào thuộc loại ngôn ngữ chắp dính (từ đa âm tiết).Thực ra chẳng dính chút nào nếu tách các âm trong một từ ra thì mỗi âm vẫn là một tiếng có nghĩa tức là một từ đơn như tiếng Việt, và thấy rõ bóng dáng nghĩa của từ Việt trong đó. Ví dụ đuôi I-Ma-Xư của từng động từ, chỉ là cái đuôi thôi mà đã đa âm, nhưng mỗi âm ấy lại là một từ bóng dáng tiếng Việt, nghĩa của I-Ma-Xư là Có Mặt Chứ, chỉ sự hiện diện đang sử dụng chức năng của chính cái động từ nguyên thể đó: động từ Làm nguyên thể là Xư-Rư (bóng dáng của Xử Chứ nghĩa là làm), khi Xư-Rư đưa vào sử dụng trong câu nói thì có đuôi thêm vào thành Xi-I-Ma-Xư (Xư tiền tố của nguyên thể Xư-Rư đã biến thành Xư = Xử = nhấn “Xử Chi!” = Xi). Xi-I-Ma-Xư (“Xử Có Mặt Chứ” (có mặt chứ để xử), (do cú pháp Nhật ngược Thuyết trước Đề sau) < nghĩa là hiện làm>. Hiểu theo cúa pháp Việt là Có Mặt Chứ (để) Xử, tức là Hiện có mặt để thực thi Xử. Đây chính là động từ nguyên thể Xư-Rư đang thực thi chức năng của nó ở thì hiện tại. Người Nhật cũng hiểu nghĩa của từ Xi-I-Ma-Xư là đang làm, cũng như người Việt hiểu “Có mặt chứ để Xử” là đang làm (cái động từ ấy nó có mặt để “xử” tức thực thi chức năng của chính nó, tức nó “đang làm”. Riêng từ Thực Thi có nghĩa là làm, tiếng Quảng Đông đọc chữ Thực là Xực, mà nhấn “Xực Chi!” = Xi, Xi là tiền tố của động từ đang đem dùng (gọi là động từ hành thái) Xi-I-Ma-Xư của tiếng Nhật, nghĩa là làm (ở thì hiện tại). Động từ Làm của tiếng Nhật ở thì quá khứ là Xi-Ta hay Xi-Đa. Xi là bóng dáng của từ Xử tiếng Việt có nghĩa là “làm”, thì Ta = Đa chính là bóng dáng của từ Đã trong tiếng Việt chỉ thì quá khứ (QT Tơi-Rỡi: Đã = Đa = Ta, Đa và Ta dành cho tiếng Nhật dùng). Xi-Ta tức Làm Đã (do cú pháp Nhật xếp ngược, của tiếng Việt xếp là Đã Làm). Động từ Làm của tiếng Nhật là Xi-Tê. Tê là bong dáng của từ Đang trong tiếng Việt, do QT Tơi-Rỡi mà có Đang = Tang (Tang dành cho tiếng Hán dùng – “Tang”) = nhấn “Tang Hề!” = Tê (Tê dành cho tiếng Nhật dùng), Xi-Tê thì người Nhật hiểu là “đang làm”. Đủ thấy động từ Làm của tiếng Nhật dù ở các trạng thái dùng là Xư-Rư (sự làm), Xi-Ma-Xư (làm), Xi-Tê (đang làm), Xi-Ta (đã làm) đều gọi là từ chắp dính, thực ra là sự chắp dính các từ đơn của tiếng Việt lại mà thành. Ngược lại chữ Nho của người Việt lại là loại chữ chắp dính , nó chắp dính nhiều chữ vào một vuông thành một chữ mới. Ví dụ Điền với Lực cùng chắp dính vào một vuông thành chữ “Điền Lực” = Đực, từ Đực chỉ giới tính Nam. Sức = Lực = Làm = Nàm, là cái nôi khái niệm hợp logic có sức thì mới làm được, kẻ Đực là kẻ “Nàm Trai” = Nam (do lướt lủn), để chỉ giới tính Đực. Trai, Đực, Nam đồng nghĩa về giới tính. Chữ vuông Nữ cũng vậy, chỉ là chắp dính mấy nét phác họa giống âm thực khí, bổn đọc là Nái (< Thuyết Văn Giải Tự>: “Người nước Kinh Sở đọc chữ Nữ bằng Nô Giải thiết”. Tức lướt “Nô Giai” = Nái, mà nhấn “Nái Chứ!” = Nữ, Hán ngữ đọc chữ Nữ là “Nủy”. Nếu Hán ngữ mà đọc thiết thì là “Nú Jie” = Nie, trật, không thành “Nủy”, “Nủy” là do phất âm lơ lớ của từ mượn là Nữ. Người TQ đọc sách TQ mà còn trật thì chứng tỏ tác giả <TVGT> là Hứa Thận hơn hai ngàn năm trước là thuộc hạng “tiên hiền Bách Việt”. Lướt “Con Nái” = Cái, để chỉ giới tính Cái. Đương nhiên con Đực khi giao hợp thì nó trèo lên trên con Cái (ngó rùa lẹo, sam lẹo, chó lẹo thì thấy), con Đực là con “Trên Cái” = Trai (thành ngữ “trai trên gái dưới”). Trên = Trống (gà trống) = Chồng (chồng lên trên). Trai = =Tráng = Trượng. “Chồng Tráng” = Chàng, nên Vợ gọi Chồng là “Chàng ơi”, Vợ là cái nợ phải mang (phải mang thai, gọi là có mang), nên “Nợ phải Mang” = Nàng, Chồng gọi Vợ là “Nàng Ơi”. Có ai nghe gọi “chồng ơi” hay “vợ ơi” bao giờ chưa? Rõ là chưa. Câu nói của tiếng Nhật thường có từ nhấn đứng sau là Đê-Xư tức Đấy Chứ và bắt buộc phải dùng chắp dính như từ đôi Đê-Xư, còn tiếng Việt có thể dùng nhấn bằng từ đôi Đấy Chứ hoặc dùng riêng Đấy hoặc Chứ, VD: Tôi cũng thích nó Đấy Chữ = Tôi cũng thích nó Đấy = Tôi cũng thích nó Chứ. Động từ nguyên thể của tiếng Nhật hầu hết đều có hậu tố Xư-Rư tức là Xử Chứ. Xử Chứ là nhấn cái sự Xử tức Làm hay Hành hay Thi hay Thực hay Thi Hành hay Thực Thi (tiếng Quảng Đông phát âm chữ Thực là Xực, mà lướt “Xực Chi!” = Xi, lại thành Xi của tiếng Nhật nghĩa là Làm). Khi đã có cái hậu tố Xư Rư gắn liền với cái tiền tố thì mới thành một động từ, vì Xử Chứ = Xư –Rư mang nghĩa hành động. Ví dụ từ Học thì tiếng Nhật mượn chữ nho Miễn Cưỡng (tức bắt buộc), tiếng Nhật phát âm từ Miễn Cưỡng lơ lớ là Ben Kiô. Muốn Ben Kiô trở thành động từ nguyên thể thì phải gắn cho nó cái hậu tố hành động là Xử Chứ = Xư-Rư, thành từ chắp dính Benkiôxưrư là động từ “học” nguyên thể. Khi động từ nguyên thể thi hành chức năng của nó thì phải đổi đuôi Xư-Rư bằng đuôi Xi-I-Ma-Xư. Xi tức Làm, I-Ma-Xư tức Có Mặt Xử (hay Có Mặt Làm) tức động từ ấy tự nó phải có mặt để xử tức làm cái bổn phận chức năng của nó, viết liền chắp dính là Ximaxư, từ Có Mặt = I Ma thường nói tắt một chữ Mặt = Ma, cho nên Xi I-Ma-Xư lược bớt thành Xi Ma-Xư. Ben Kiô lúc này đổi thành là Benkiôximaxư. Đó mới chỉ là có mặt để sẵn sàng thi hành chức năng thôi, còn vào hành động thực tế tức đang làm thì phải chắp thêm ý đang làm mà cú pháp Nhật xếp là “Làm Đang” tức Xi-Tê. Lúc này Ben Kiô sẽ đổi là Benkiôxitêimaxư (âm “xư” cuối thường đọc rất nhẹ như “x”). Nếu đã làm(có mặt để thực thi trong quá khứ nói chung) thì bỏ ý Xi Tê (“làm đang” ) tức đang làm đi và thêm đuôi Xi Ta (“làm đã) tức Đã Làm vào thành Benkiôximaxưxita. Nếu trong quá khứ đã làm dài dài thì lại phải đưa ý Xi Tê (“làm đang”) tức đang làm vào, thành Benkiôxitêimaxưxita (nghĩa là đã đang học trong quá khứ). Nếu đã làmdứt xong hẳn một việc thì cái ý làm xong phải là cái Thuyết sau cùng trong câu tiếng Nhật, nhưng cú pháp Nhật xếp Thuyết trước Đề sau, nên cái thuyết “làm xong” ấy lại xếp trước đầu, đó là từ Xi Đa (“làm đã”) tức Đã (dứt) Làm. Lúc này Ben Ki ô đổi thành Xiđabenkiôxitêimaxư (đã xong cái việc có mặt thực thi cái sự học), mà níu làm biếng nói dài thì người ta có thể cụt lủn Benkiô Đa (“Miễn Cưỡng Đã”) tức xong học. Học được coi là “lao động trí óc” chứ không phải “lao động chân tay”, thực ra lao động nào cũng đều phải dùng óc, tức “Hành Óc” = Học, cũng là “Động Não” = Đào (“đào sâu suy nghĩ”, tức “Đào Óc” = Đọc, bởi vậy con người có thể “Đọc” được mọi thứ, không riêng gì đọc sách, việc đọc là tự mỗi con người một mình làm, tức “Đọc Độc” = Độc, từ đọc viết bằng chữ Độc. Đọc thành tiếng gọi là Đọc Lên hay Độc Xướng). Khi dùng từ Học người ta lại còn nhớ cái gốc nó là hành óc nên thành từ chắp kiểu “có mới nhớ cũ – “uống nước nhớ nguồn” là từ Học Hành, mà không thể nói ngược là hành học. Óc như cái túi đựng tỉ tỉ tế bào, nên Óc còn gọi là “Nang đựng tỉ tế Bào” = Não. Cây cau có Mo Nang đựng cái buồng nụ hoa, Nang là cái túi đựng, Mo cũng là cái túi đựng, cái túi đựng quặng của tự nhiên thì cực rộng nên gọi là “Mo Mo” = Mỏ 0+0=1, cái Mỏ đựng nước ngầm thì lướt lủn “Mỏ Nước” = Mó, gọi là Mó nước. Xưa còn gọi là cây cau là cây Mo Nang, tiếng Malaixia gọi cau là Pê Nang, Hán ngữ phiên âm là “Pin Láng” , dùng chữ hai chữ nho Tân Lang cận âm để kí âm, Đất Hán phía bắc không có cây cau. Học tiếng Nhật hãy theo dõi tôi viết như sau: Từ tiếng Nhật - (“ sắp xếp theo cú pháp Nhật”) – (sắp xếp theo cú pháp Việt) -<nghĩa tiếng Việt> – [ giải thích từ nguyên bằng các QT tạo từ của tiếng Việt < từ tạo thành dành cho các phương ngữ khác> ]. Thử học câu đầu tiên Ni Hôn Gô Ga, Bê-tô Na-mư Gô Ga, ô-Na-gi Đê-Xư Nê (“Nhựt Bổn Gọi Cả, Việt Nam Gọi Cả, Na-ná-giống Đấy-Chứ Nhé”) – (Cả tiếng Nhật Bản, Cả tiếng Việt Nam, na ná giống đấy chứ nhỉ) - <Tiếng Nhật và tiếng Việt na ná giống nhau) – [Nắng = Nóng = =Nực = Nhực = Nhật = Nhiệt = Liệt = Lửa < Đài Loan: Lửa> = “Lửa Chi!” = Li = Ni <Nhật: Ni> = Níp <Quảng Đông: Níp>. “Vùi hom Chôn” = Vốn, “Hom Chôn” = Hôn <Nhật:Hôn>, “Bỏ hom xuống đất Chôn” = Bổn = Bủn <Quảng Đông: Bủn> = Bản, hình cái cây bị chôn một đoạn dưới mặt đất biểu ý bằng một kẻ ngang, đó là cái hom giống, như khúc ngọn mía, khúc cây mì, khúc tre dùng để trồng lên thành cây mới. Cả = “Gom Cả” = Ga <Nhật: Ga> ]. Ô (Cho), Na (na ná), Gi (giống), Đê-Xư (Đấy Chứ) [ Đấy = “Đấy Hề!” = Đê, Chứ = Xư, Này = Nè = “Nè Hề!” = Nê <Nhật: Nê> = “Này Chứ!” = Nư <Thái:Nư>, Nè = Nhé = Nhỉ ] Đối với người Việt thì tiếng Nhật rất dễ học phát âm vì không có âm nào trong tiếng Nhật là lạ với âm tiếng Việt. Nhiều từ của tiếng Nhật có cái lõi giữa là của tiếng người Giao Chỉ (Giữa Chỗ). Ví dụ xa-Ca-na là Cá, ha –Na-xư Na (“Nói Ra” = Na, như Nôm Na), ô-Na-di là Na-ná, Ha-na là Hoa, ư-Mê là mưa, Ta-bê-Mát thiết Táp là ăn, như cá Táp mồi v.v. Nếu dùng các Qui Tắc tạo từ (QT) mà LM nêu để phân tích nhiều từ tiếng Nhật sẽ thấy là chúng thuộc NÔI khái niệm của tiếng Việt, học kiểu ấy dễ nhớ từ và thấy không lạ. Chỉ có cú pháp tiếng Nhật tuy cũng theo Đề và Thuyết nhưng lại xếp Thuyết trước Đề sau. Còn động từ tiếng Nhật thì lại biến đuôi theo thì quá khứ, hiện tại, tương lai như tiếng Nga nên hơi rắc rối. Ví dụ động từ Làm nguyên thể là Xư-rư ( “Xử Rặc”, tức nó nguyên thể là Xử, tức là Làm).Nhưng đang làm là Xi-mát, khi đang làm là Xi-tê, đã làm là Xi-ta, không làm là Xi-ma-xen và còn nhiều đuôi khác cho ra các sắc thái khác nữa của từ Làm. Nhưng phân tích kĩ một chút theo QT thì Xi-Tê cũng nằm trong nôi khái niệm của tiếng Việt: [ 1/ Mần = Bận = Lận (lận đận là làm nhiều trong phạm vi hẹp) = =Làm = Long (long đong là làm nhiều trong phạm vi rộng chỗ nọ chỗ kia) = Lông = Lạm (làm quá chức năng cho phép) = Lạng (lạng lách, lạng thịt – làm xẻ thịt theo thớ nạc riêng mỡ riêng, lách xe) = Mang (đa mang là làm nhiều, xếp theo cú pháp Hán, Hán ngữ gọi Bận là Máng). Làm = Sàm (sàm sỡ là làm quấy rối tình dục) = Xàm = (từ đôi ) Làm Xàm = “Xàm Chi!” = Xi < Nhật: Xi> = “Xi Chứ!” = Xư < Nhật: Xư> = Xử (là làm cho rạch ròi) = =(từ đôi) Xử Làm” = Xàm = Xen < Nhật: Xen>, VD: mày cứ Xen vào việc của nó = Mày cứ lạm vào việc của nó. Làm= “Làm Chi!” = Lí = từ đôi Lí Xử <Hán: Xử Lí>. Làm = Sàm = Đảm = Đương =Đang = Đáng (làm công là Đáng Công, gọi ngược là Cáng Đáng) = Tang < Hán: Tang> = “Tang Hề!” = Tê. Như vậy Xi-Tê (“Làm Đang”) < Đang Làm>. Đang = Tang = “Tang Hề!” = Tê, nên đuôi Tê của bất cứ động từ nào của tiếng Nhật cũng có nghĩa là đang…, như đuôi “–ing” của động từ tiếng Anh. 2/ Hề < Nghệ An> =Tề <Trung Bộ> =Nê < Nhật: Nê> = Nư <Thái: Nư> = Nè = Này = Hay < Nhật: Hay> = Hầy < Nghệ An, Quảng Đông> = Hãy = Phải. Trong các từ nhấn trong nôi khái niệm vừa kê thì từ Hãy và Phải đứng trước động từ, còn các từ kia đều đứng sau động từ. Ví dụ Coi Tề! (tiếng Trung Bộ) = Coi Nè! (tiếng Nam Bộ) = Coi Này! (tiếng Bắc Bộ) = Mi Nê! < Nhật: Mi, Nê>. Mi là do “Mắt Chi!” = Mi <Nhật: Mi>. Danh từ Mắt biến thành động từ chức năng của Mắt là Mi <Nhật: Mi>. Mi tiếng Nhật nghĩa là Coi = Kiến < Hán: Kiến>. Làm = Đảm = Đang = =Tang = “Tang Hề” = Tê < Nhật: Tê>. Thành ngữ “Tay Làm. Hàm Nhai”. Tay là danh từ, Làm là động từ chức năng của Tay, do danh từ có thể đại diện cho động từ chức năng của chính nó nên Tay cũng có nghĩa là Làm, nhấn “Tay Hề” = Tê <Nhật: Tê, chỉ cái Tay>. 3/ 0= Mô <Trung Bộ: Mô, nghĩa là không> = Vô = Nỏ < Nghệ An: Nỏ, nghĩa là không> = No < Anh: No> = Zero = 0. Nỏ = “Nỏ Hầy!” = Nai < Nhật: Nai, nghĩa là Không, từ phủ định>. Mô = “Mô Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, nghĩa là không). Tiếng Nhật ghép Ma-Xen nghĩa là Không Làm, dùng làm đuôi phủ định của động từ . Ví dụ Xi-Ma-Xen ( “Làm Mô Mần”) (mô có mần cái sự làm - không làm), Mi –Ma-Xen ( “Mắt Mô Mần”) (mô có mần cái sự coi - không coi, không thấy. ] Chú ý - Cú pháp Việt thì Đề trước, Thuyết sau. - Cú pháp Nhật thì Thuyết trước, Đề sau - Đê-Xư (“Đấy Chứ”) < đấy chứ> luôn đứng sau mỗi câu để nhấn câu - Động từ tiếng Việt khi thực thi chức năng vẫn không đổi đuôi - Động từ tiếng Nhật khi thực thi chức năng thì có đổi đuôi. Các đuôi của động từ tiếng Nhật: 1/ Ma (“Mặt”) < mặt> [Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, đuôi động từ chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó>, dịch là Hiện] 2/ Ma-Xư (“Mặt Chứ”) < mặt chứ> [Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, đuôi động từ chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó>, dịch là Hiện] 3/ I – Ma – Xư (“ Có Mặt Chứ”) <Có Mặt Chứ, chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó. Dùng cho người thì ví dụ “Tôi Có” tức là “Tôi Có Mặt”, Tôi đang ở tại…> [ Có = “Có Chi!” = Ki = I < Nhật: I > vd: Ki Bo = Có Bóp = Cố Bóp, cố gắng bóp chặt chi tiêu, chặt quá là “Chặt Chặt” = Chắt 0+0=1, Chắt Bóp đồng nghĩa Ki Bo. Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma>. Chứ = Xư < Nhật: Xư> ] 4/ Tê (“Tê”) <Đang, VD: < Trung Bộ: Mi nói răng tê (hất hàm) = =Mày đang nói rằng?> [ Đang = Tang < Hán: Tang> = “ Tang Hề!” = Tê <Nhật: Tê>] 5/ Ta (“Đã”) < Đã> [ Đã = Đa = Ta < Nhật: Ta>] 6/ Đa (“Đã) < Đã> [Đã = Đa = Ta < Nhật: Đa>] 7/ Xi- Tê (“Làm Đang”) (Đang làm) < đang làm> [ Xử = “Xử Chi!” = Xi <Nhật: Xi>. Đang = Tang <Hán: Tang> = “Tang Hê!” = Tê] 8/ Xi Ta (“Làm Đã”) (Đã làm trong quá khứ) < Đã Làm> Xử = “Xử Chi!” = Xi <Nhật: Xi>. [Đã = Ta = Tê < Nhật: Ta, Tê] 9/ Xi – Ta – Đa “Làm đã Đã” (Đã xong cái đã làm trong quá khứ) < Làm xong> 10/ A-ri – Ma – Xư (“Ấy Mặt Chứ”) (ấy có mặt chứ) < Có, dùng cho vật, VD: “Tôi có Ấy những ba cái xe cơ đấy”, “Tôi có cái ấy” cái ấy là chỉ một vật gì đó, cái ấy không thể là chỉ người.[Ây phiên thiết A-Ri, thiết “A Ri” = Ấy ] 11/ Ma – Xen (“Mô Mần) (Không Làm) < Không> [ 0 = Mô = “Mô Ạ!” = Ma < Nhật: Ma> = “Mô Chi!” = Mí < Tày: Mí> = “Mô Đấy! = Mấy < Hán: Mei> . Mần = Bận = Lận (lận đận) = Long (long đong) = Lộng (lộng hành) = Lạm ( lạm dụng) = Sàm (sàm sỡ - làm quấy rối tình dục) = Xàm (làm xàm) = Xen, vd: “Sao mày cứ xen vào việc người khác = Sao mày làm việc của người khác < Nhật: Xen> = Phiền = Phán <Hán: Phán> 12/ A - Ri - Ma – Xen (“Có Mô Mần”) (Không Làm) <không, không có, không ấy; dùng cho vật> Bắt đầu học Wa-Ta-xi (“Ta”) <Tôi> [Tôi = Ta = Qua = Wa = Ta < Nhật:Wataxi ] Wa (Là)<Là> [ Là = Ạ = Dạ = Dã = Wa< Nhật: Wa ] Wataxi Wa Xitêimaxư (“Tôi là làm đang có mặt chứ”) (Tôi là có mặt chứ đang làm) < Tôi hiện đang làm – Tôi làm> Cô-Tô (“Công Tác”) (việc)< Việc> Ố (“Cho”) < Cho> Wataxi Wa Côtô Ố Ximaxita (“Tôi là công việc cho làm mặt làm đã” ( Tôi là đã làm hiện làm cho công việc) < Tôi đã làm xong công việc) Ka? (“Hả”?) < Hả?> [Hả = “Có Hả?” = Ka ] Ca-Ma (“Cấm”) < Cấm> [ Cấm = Cấm Ạ = Ca-Ma <Nhật: Cama>] Mô (“Mô”) < Không> [ 0 = Mô < Trung Bộ: Mô> = Vô < Hán: Wu> = Nỏ <Nghệ An: Nỏ> = Nai <Nhật: Nai> = No < Anh: No> = Zero ] Xitê Mô Cama Imaxư Ka? (“ Làm đang mô cấm có mặt chứ hả?”) (đang làm không cấm có mặt chứ hả) < làm phiền đây không cấm chứ ạ?> Đê (“Đỗ”) <đỗ, đến, đằng, nơi đến>[Đỗ = “Đỗ Hề!” = Đê = Đến = =Đằng ] Đô Cô (“Đâu Cư”) < ở đâu, chỗ nào [ Ở = Ư = Cư = Cứ = “Cứ Chớ!” = Cô < Nhật: Cô>. Đâu = Nầu< Nghệ An: Nầu> = Nào] Tô – Cô – Rô (“Tới Cứ Chỗ”) < Chỗ, Vị trí> Đôcô Đê Xitêimaxư Ka? (“Đâu Cư Đỗ Làm Đang Có Mặt Chứ Hả?”) (Đang có mặt làm ở đâu hả?) < Hiện đang làm ở đâu> Na- Xai! (“Này!”) < Này!, Hãy!> [Hãy = Này = Năn-Nỉ = Nài = phiên thiết Na Xai < Nhật: Naxai> ] Cư-Đa-Xai (“Cái Đã Này”) < Cái đã này!, Cái đã!, Này!, Đã Này!”, VD: Nghỉ cái đã! = Nghỉ cái đã này! = Nghỉ đã này! = Nghỉ này!> Xitê Naxai ( “Làm đang này”) (Làm đi này)<Hãy làm đi> Xi tê Đa xai (“Làm đang đã này”) <Làm đi đã này> Xitê Cưđaxai (“Làm đang cái đã này”) < Làm đi cái đã này> I – I (“Ý”) (Đẹp) < Đẹp, Được, Tốt> [Đẹp = “Đẹp Chi!” = Đĩ = “Qúa Đĩ” = Kĩ 妓 = Ý 懿 = I – I < Nhật: I i > = “Y Y” = Ý 0+0=1 = =Mĩ 美 = “Lắm đẹp Hề!” = Lệ 麗 = Kĩ 妓 Lệ 麗 Ý 懿 = Ki rê i <Nhật: Kirêi ] Ki – Rê – I (“Kĩ Lệ Ý”) (đẹp) < đẹp>[ Đẹp = “Đẹp Chi!” = Đĩ = “Qúa Đĩ” = Kĩ 妓 = Ý 懿 = I – I < Nhật: I i > = “Y Y” = Ý 0+0=1 = =Mĩ 美 = “Lắm đẹp Hề!” = Lệ 麗 = Kĩ 妓 Lệ 麗 Ý 懿 = Ki rê i <Nhật: Kirêi ] I – Kê (“Có Kệ”) (Có Kệ)< được bỏ mặc, có tự do, được> I – Kê Ma Xen ( “Có Kệ Mô Mần”) (Mô Mần Có Kệ ) <Không được> [Mô Mần = Nỏ Mần <Trung Bộ> = Không Làm . Có = Cứ = “Cứ Hề!” = Kệ, nghĩa là được tự do tự tại, vd “ kệ tao!”, mô mần cái sự có kệ tức là không làm cái sự có tự do nghĩa là Không Được! ]. Ikêmaxen! (còn tiếp)1 like
-
Bí ẩn quả trứng gà 2.000 năm tuổi chôn trong ngôi mộ cổ Phương Anh (Vietnam+) lúc : 26/08/15 12:04 Ngày 24/8, một quả trứng gà hơn 2.000 năm tuổi đã được phát hiện trong một ngôi mộ cổ bên bờ sông Xích Thủy, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Quả trứng gà có tuổi thọ 2.000 năm. (Nguồn: QQ) Đây là lần đầu tiên một quả trứng như vậy được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở Quý Châu. Đội khảo cổ đang "đau đầu" vì chưa tìm ra cách đưa quả trứng lên khi nó đã quá mềm. Khu di chỉ Hoàng Kim Loan nằm bên bờ sông Xích Thủy, thị trấn Thủ Thành là khu di chỉ lớn nhất được khai thuật ở Quý Châu đến thời điểm này. Đội khảo cổ đã phát hiện rất nhiều đồ gốm và một phần xương động vật trong một ngôi mộ 2.000 năm thời nhà Hán. Điều đặc biệt, một quả bóng có màu hơi vàng được tìm thấy bên đống đồ gốm. "Khi dùng chổi lông quét qua nhẹ nhàng, bề mặt quả bóng rạn nứt," Trương Cải khóa, người phụ trách đội khảo cổ cho biết. "Chúng tôi đã xem xét cẩn thận và so sánh kỹ lưỡng cuối cùng xác định đó là một quả trứng gà." Do bị chôn trong lòng đất quá lâu nên không thể phân biệt được lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, theo quan sát thì vỏ trứng được bảo tồn khá nguyên vẹn. Phát hiện trứng gà trong mộ cổ không chỉ là chuyện xảy ra đầu tiên trong lịch sử khảo cổ ở Quý Châu mà đây còn là chuyện rất hiếm gặp ở Trung Quốc. Trước đây, trứng gà cũng từng được phát hiện trong các ngôi mộ ở Hà Nam, Sơn Tây hay Trùng Khánh. Các ngôi mộ này có điểm chung là đều có từ đời nhà Hán. Theo những người chứng kiến, quả trứng này nhỏ hơn những quả trứng gà được bán hiện nay. Nhưng tại sao lại chôn kèm trứng gà trong những ngôi mộ cổ? Trương Cải Khóa cho rằng người Hán coi chết cũng như sống nên những đồ vật dùng khi còn sống sẽ được đốt thành gốm làm vật chôn cùng. Tương tự, rượu, ngũ cốc hay trứng gà... tất cả những thứ họ thường ăn khi sống cũng trở thành đồ vật chôn cùng. Hiện nay, các nhân viên trong đội khảo cổ đang tìm cách đưa quả trứng lên bởi có thể chỉ cần chạm vào là nó sẽ vỡ ngay lập tức. "Nếu làm theo cách truyền thống dùng phương pháp bọc thạch cao thì có thể đưa lên nhưng sau đó lại rất khó để tách thạch cao ra khỏi bề mặt quả trứng," Trương Cải Khóa nói. Dù đưa lên thành công nhưng làm thế nào để bảo tồn một quả trứng có tuổi thọ 2.000 năm lại là một câu chuyện khác./. ========================== Điếu mựa. Với những ngôi mộ trên 2000 năm tuổi hoàng tráng phát hiện được ở Nam Dương tử thì một bọn khốn khiếp cứ xưng xưng là "Mộ Hán". Hán cái mả mựa chúng nó. Điếu có "cơ sở khoa học". Đây là mộ của những quý tộc Việt - một thời huy hoàng ở miền Nam Dương tử. Hiểu không? Điếu mựa! Nếu là "mộ Hán" thì những ngôi mộ tương tự phải được tìm thấy cả ở Bắc Dương tử chứ?! Đằng này, phía Bắc Dương Tử - nơi xuất phát của Hán tộc lại điếu có ngôi mộ nào tương tự và có niên đại lâu như vậy; hay nếu có thì không mang tính phổ biến và nhiều như ở Nam Dương tử. Đã phát hiện được ngôi "Mộ rồng" (Bài trên diễn đàn) có cách đây trên 6000 năm ở Nam Dương tử, xác định điều này(*). Lúc ấy, cái tằng tổ Hán chưa hề có mặt ở Nam Dương tử, lấy điếu đâu ra cái mộ rồng ở đây?! Lão đây là trùm dùng trứng gà để trấn yểm, hoặc phát huy các khí trạch tốt trong mộ trạch đây. Lão hiểu rõ vì sao dùng trứng gà đặt trong mộ. * Khi tài liệu về "Mộ Rồng" được công bố và chính các nhà khoa học Tàu xác định niên đại trên 6000 năm ở Nam Dương Tử và cũng được công bố tại diễn đàn lyhocdongphuong - thì - cũng có vài ngoe ăn cơm Việt, tưới xì dầu, cho rằng: sự xác định niên đại 6000 năm không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Bất cứ cái gì có lợi cho việc chứng minh Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì lúc nào có một bọn khốn nạn tìm mọi cách phủ nhận rất trắng trợn và từ phía sau. Lão cáu tiết lắm rùi đấy! Thậm chí khi "cùn" lên, đám này cho rằng: Không cần thiết phải tìm hiểu quá khứ, mà cần chú trọng tương lai.1 like