-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/09/2015 in all areas
-
3 likes
-
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
PS: Với một tư duy nghiên cứu khoa học nghiêm túc thì một trong những yếu tố cần là phải nhất quán . Thí dụ tôi đã phê phán kiểu phản biện mang tính thách đố của ông Vũ Thế Khanh (Chặn mưa trong 1m vuông), thì tất yếu kiểu thách đố của bà lão trong câu truyện trên cũng không thể được coi là một phản biện đúng (Cho dù những nhà khoa học trong câu chuyện sai). Mặc dù ý tưởng của bà lão còn khoa học hơn nhiều so với ông Vũ Thế Khanh. Do đó, nếu như bà ta chỉ dừng lại ở cách đặt ra những vấn đề cần giải quyết so với luận cứ của các nhà khoa học thì nó chứng minh phương tiện để xác định không có thần thánh của các nhà khoa học là chưa hoàn chỉnh. Suy cho cùng, nó là yếu tổ cần bổ sung, chứ không mnag tính phản biện học thuật. Thí dụ như đoạn sau đây: Đây không phải lập luận phản biện. Mà là cách đặt vấn đề cần giải quyết bổ sung cho việc xác định không có Thần thánh khi sử dụng kính viễn vọng. Hoặc kính viễn vọng không phải phương tiện để xác định không có thần thành. Chứ không phải vì không nhìn thấy gió, nên thần thánh phải có thật. Tất nhiên cái ông nhà khoa học này trong câu chuyện, cũng thuộc loại "tư duy giẻ rách, nhưng gắn nhãn hàng hiệu". Nhưng không thể vì ông ta sai mà cách đặt vấn đề của bà lão là đúng. Bởi vậy, sư phụ đã ít nhất một lần nói về phương pháp phản biện khoa học: 1/ Phải chứng mình mình đúng mà đối phương không phản biện được. 2/ Chứng minh đối phương sai, mà không biện minh được. Phương pháp phản biện trong việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , tôi áp dụng cả hai vấn đề trên. Tôi muốn nhắc lại lời của bác Vuivui - đã lâu không vào diễn đàn (Tôi nghĩ rằng bác Vuivui là một người có tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc) - khi bác ấy trả lời một thành viên trên diễn đàn rằng: "Phản biện Thiên Sứ rất khó. Vì tính tự thẩm định rất cao". Dọa ma vậy. Hì!2 likes -
"Viễn cảnh đáng sợ" từ Trump khiến Clinton ngồi yên cũng được lợi My Lan | 20/09/2015 07:30 Ekip của bà Hillary Clinton, ứng viên Tổng thống Mỹ, đang khá hài lòng với việc tỉ phú Donald Trump đang dẫn đầu trong cuộc bầu chọn ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa. Người điều hành chiến dịch vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Robby Mook đã mô tả sự nổi lên của ứng viên Trump là "viễn cảnh đáng sợ" đối với đảng Cộng hòa, "phá hủy" cơ hội chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống. Những bình luận này được ông Mook đưa ra trong cuộc nói chuyện với các phóng viên tại phòng họp báo tại trụ sở của nhóm vận động tranh cử của bà Clinton, ngay khi cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa đang diễn ra tối 16/9. Ông Mook nhận định, Trump chính là người dẫn dắt cuộc tranh luận này. "Tôi thực sự nghĩ rằng việc Jeb Bush tự bắt mình phải im lặng vì Donald Trump là điều đáng lo ngại. Rõ ràng là như bà Hillary Clinton từng nói, đây không còn là đảng của (cố Tổng thống Mỹ) Lincoln nữa. Đây là đảng của Trump, và ông ta đang dẫn dắt cuộc tranh luận. Triết lý của ông ta đã lạc hậu, không theo kịp thời đại, và tôi nghĩ đó là viễn cảnh đáng sợ đối với họ trong cuộc bầu cử". Ông này dự đoán, Trump có thể đe dọa tới cơ hội chiến thắng của đảng Cộng hòa, song lại vô tình giúp sức cho bà Clinton. Sau cuộc tranh luận của các ứng viên đảng Cộng hòa, Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của bà Clinton, cho hay, bà chưa nhìn thấy bất cứ tranh luận nào của Trump có thể gây hại tới cựu Ngoại trưởng Mỹ. Bản thân ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton cũng khẳng định rằng bà đang thưởng thức thành công của Trump trong các cuộc bầu chọn ứng viên của đảng Cộng hòa. "Tôi đã có quãng thời gian vui vẻ khi xem nó". Trong cuộc tranh luận lần 2 nhằm giành tấm vé đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Trump vẫn tiếp tục những lời lẽ khoe khoang về thành tích của bản thân và tỏ thái độ "chê bai" rất rõ ràng với bài phát biểu của các đối thủ. Tuy nhiên, vị tỉ phú này đã không còn gây được ấn tượng mạnh mẽ như lần đầu và nhiều lần còn phải luống cuống vì những phản biện thẳng thắn từ đối thủ. Trump thậm chí đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi cố tình phớt lờ thông tin hoàn toàn sai từ một người chất vấn rằng Tổng thống Obama là người Hồi giáo. Về phần mình, tỉ phú Donald Trump và ê-kíp của mình vẫn chưa đưa ra bình luận gì về những nhận định của đối thủ. 7 "đòn xoáy" hóc hiểm của đảng Cộng hòa nhắm vào Donald Trump theo Trí Thức Trẻ ======================== Cái này lão Gàn phát biểu ý kiến lâu rùi - từ khi cái nhà ông Trum pét mới phát biểu trong những ngày đầu khi làm ứng cử viên Tổng Thống, đại ý rằng: Nước Mỹ cần một lãnh đạo có chính kiến, chứ không cần một tay tỷ phú gặp thời chém gió. Nhưng lão cũng cần nhắc lại rằng: Ứng cử viên Tổng thống của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới cần phải thể hiện một thái độ cứng rắn, nếu không sẽ không giữ được ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế, chứ chưa nói đến tương lai. Đảng Cộng Hòa cần đưa những chính khách tài năng, để có thua thì cũng thể hiện bản lãnh và bên thắng cuộc cũng tự hào vì khả năng trí tuệ vượt trội, chứ không phải thắng vì gặp may, do tranh cử với một chính khứa không xứng tầm.2 likes
-
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tất nhiên một số vị trong đám Giáo sư Tiến sĩ dở hơi thì đã đành rồi. Cái này đã chứng minh có "cơ sở khoa học". Nhưng ngay cả lập luận của cụ bà này cũng chỉ là đặt vấn đề về những cái chưa biết, có tính đánh đố. Ngay cả những nhà khoa học cũng chưa hiểu bản chất của nội hàm khoa học là gì? (Hàng chục định nghĩa về "khoa học" chưa được "khoa học công nhận")- hay nói chung là nền tảng tri thức là cơ sở để phát triển của cả một nền văn minh. Cho nên, những nhà khoa học chân chính thì rất thận trọng khi phát biểu những cái mình chưa biết. Nhưng những loại "chém gió, đập ruồi" thì phát biểu "vung xích chó", cứ như đúng rồi và áp đặt ý tưởng của mình lên người khác. Bởi vậy, muốn thực sự phát triển khoa học thì việc đầu tiên phải có chuẩn mực khoa học chính danh đã. Nhưng ngay cả việc xác định một chuẩn mực như vậy, cũng không có "cơ sở khoa học", khi "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Nếu không chấn chỉnh ngay thì càng mong muốn phát triển, càng bị "tẩu hỏa nhập ma". Góp ý cho vui, chứ sư phụ không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Phamhung cũng đừng vội khen là cụ già uyên bác. Vì như sư phụ nói: Đây chỉ là một kiểu đánh đố. Nếu là sư phụ, sư phụ sẽ mời tất cả các lãnh đạo tôn giáo trên thế giới mô tả về Thượng Đế theo cách của họ - chứ không phản bác họ. Sau đó các vị lãnh đạo tôn giáo đó sẽ tự tranh luận với nhau về hình ảnh của Thượng đế theo tôn giáo của họ. Tất nhiên đức Ala sẽ không phải Chúa Jesu. Lúc đó sư phụ sẽ đóng vai trò trọng tài để phân xử. Hì.2 likes -
Ngay xưa, khi lão Gàn tiên tri về một trận động đất mang tính hủy diệt ở Tây Thái Bình Dương (Tháng 2/ 2011), lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Việt Nam thì không đã đành. Nhưng Nhật Bản lãnh đủ sau khi lời tiên tri của lão công bố được 6 tiếng đồng hồ. Nói thật lúc đầu lão cũng hoang mang không hiểu vì sao. Do trước đó, lão đã biết nước Nhật sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong "canh bạc cuối cùng" xảy ra ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Bởi vậy, về lý thuyết Lý học sẽ không thể xảy ra động đất hủy diệt. Nhưng ngay sau đó, nước Nhật tụt hạng xuống thành một nước có nền kinh tế đứng thứ ba sau Tàu. À! Thì ra thế! Những quy luật của vũ trụ luôn luôn đúng. Bởi vậy, gần như ngay sau đó lão Gàn xác định rằng: Không quá ba năm nước Nhật sẽ phục hồi lại sức mạnh và nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới như xưa. Đến nay đã 5 năm. Lần đầu tiên sau 70 năm tính từ cuộc bại trận trong thế chiến thứ II, khiến nước Nhật từ một nước bại trận bị chiếm đóng, đã trở thành một quốc gia bình đẳng với mọi quốc gia khác về mặt chính trị. Đấy là công lao lớn nhất và là sự sáng suốt của ngài thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thời thế tạo anh hùng. ========================= Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh Thứ bảy, 19/09/2015 - 07:32 Dân trí Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi, trong một động thái có thể cho phép quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên trong 70 năm qua. Đây là một bước ngoặt trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm nới lỏng các giới hạn của hiến pháp hòa bình đối với quân đội. >> Xung quanh Dự luật an ninh mới của Nhật Bản Các nghị sĩ đảng cầm quyền hưởng ứng khi dự luật an ninh mới được thông qua tại Thượng viện ngày 19/9 (Ảnh: AFP) Dự luật an ninh đã được Thượng viện Nhật thông qua vào sáng sớm nay 19/9 giờ địa phương với tỉ lệ 148 phiếu thuận và 90 phiếu chống. Trước đó, Hạ viện Nhật cũng đã bỏ phiếu thông qua dự luật này. Tuy nhiên, dự luật an ninh mới đã gây tranh cãi và nhiều người đã biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội khi Thượng viện bỏ phiếu. Phiên bỏ phiếu diễn ra sau nhiều ngày tranh cãi quyết liệt và các động thái trì hoãn của của phe đối lập nhằm cố gắng ngăn chặn dự luật có hiệu lực. Luật an ninh mới sẽ cho phép binh sĩ Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Hiến pháp hậu Thế chiến II của Nhật cấm nước này sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc xung đột, ngoại trừ các trường hợp phòng vệ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hối thúc mạnh mẽ việc thông qua dự luật an ninh (Ảnh: AFP) Thủ tướng Shinzo Abe đã hối thúc việc thông qua dự luật an ninh trên, nói rằng những thay đổi trong dự luật là sự bình thường hóa chính sách quân sự của Nhật, vốn đã bị giới hạn bởi hiến pháp hòa bình hậu Thế chiến II. Ông Abe và những người ủng hộ ông nói rằng luật an ninh mới là cần thiết do các mối đe dọa từ Trung Quốc ngày một mạnh lên và một Triều Tiên không ổn định. Nhưng những người phản đối cho rằng dự luật có thể khiến Nhật bị lôi kéo vào các cuộc chiến trải rộng của Mỹ. An Bình Theo AFP2 likes
-
BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN Kính thưa quí vị. Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Khi đi tìm lại qúa khứ một thời kỳ lịch sử đã chìm sâu vào dĩ vãng thì những di vật khảo cổ, những văn bản cổ có nội dung mâu thuẫn với nhau, những di sản văn hóa phi vật thể .....đều là những hiện thực khách quan để minh họa cho một giả thuyết khoa học về lịch sử của quá khứ cần làm sáng tỏ. Một giả thuyết được coi là khoa học - trong bất cứ lĩnh vực nào - trong đó có giả thuyết về lịch sử về một thời đã chìm sâu vào dĩ vãng - được coi là đúng thì phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, một lý thuyết nhân danh khoa học. Bởi vậy, những cổ vật mà tôi trưng bày qua hình ảnh ở đây - được công nhận là thật hay là được phục chế, không phải là điều tôi quan tâm - nhưng nó góp phần củng cố cho hệ thống luận điểm của tôi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Nước Văn Lang dưới sự trị vì của các vua Hùng : Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Dưới đây là ảnh chụp những di sản có từ hơn 2500 năm cách ngày này đến hơn 4000 năm cách ngày nay có những dấu hiệu của nền văn hiến Việt một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử sẽ lần lượt đưa vào topic này để quí vị và anh chị em khảo sát. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Những thanh gươm cổ với những ký tự liên quan đến thời Xuân Thu Chiến Quốc Còn tiếp1 like
-
So sánh chuyến công du Mỹ của Tập Cận Bình và Đặng Tiểu Bình Chủ nhật, 20/9/2015 | 10:00 GMT+7 Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được Trung Quốc tung hê như chuyến công du của Đặng Tiểu Bình 35 năm trước, nhưng giới chuyên gia lại có cái nhìn kém lạc quan hơn. Obama sẽ 'mềm nắn, rắn buông' khi tiếp ông Tập / Trung Quốc gặp khó trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Theo The Diplomat, ngay cả theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc, sự chú ý vây quanh chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là rất khác thường. Công tác chuẩn bị cho chuyến đi được khởi động ngay từ tháng hai khi chuyến thăm vừa được công bố. Kể từ đó đến nay, giới chức Trung Quốc, các nhà ngoại giao cùng các học giả đã không bỏ lỡ cơ hội nào để quảng bá về ý nghĩa và thành quả tiềm năng của chuyến đi. Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, hồi tháng 8 tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến công du của ông Tập. Trong cuộc họp với bà, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị miêu tả chuyến thăm là dịp quyết định hướng đi tương lai của quan hệ Mỹ - Trung, có ảnh hưởng tới tình hình khu vực cũng như quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với báo giới Trung Quốc hồi tuần trước, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì bày tỏ tin tưởng rằng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ đem lại "những kết quả lớn". Kỳ vọng về chuyến đi, ít nhất ở phía Trung Quốc, cao đến nỗi một số nhà nhân tích cho rằng chuyến thăm của ông Tập sẽ đem về kết quả tương tự chuyến công du Mỹ năm 1979 của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Chuyến đi khi đó được Ezra Vogel, giáo sư khoa học xã hội danh dự đại học Harvard, đánh giá là "mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Trung". Tuy nhiên, theo Zhang Guoxi từ đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, dù ông Tập thường được tung hô là nhà lãnh đạo quyền lực và lôi cuốn nhất kể từ thời ông Đặng, có lẽ ít khả năng chuyến thăm của ông sẽ tạo ra được động lực thúc đẩy mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới tiến về phía trước. Khi ông Đặng thực hiện chuyến công du rất được kỳ vọng tới Mỹ 35 năm trước, những đổi thay trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế của hai nước đã kết hợp lại để tạo cơ hội cho cả Mỹ và Trung Quốc tái định hình mối quan hệ theo hướng tích cực và thực chất hơn. Trong khi đó, ông Tập có lẽ đã chọn thời điểm xấu nhất để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ. Với việc Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng cùng sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa hai nước, quan hệ Mỹ - Trung ngày càng mang đậm tính cạnh tranh hơn là hợp tác. Có vẻ như khía cạnh ganh đua và tiêu cực trong mối quan hệ đang thắng thế do cả hai nước giờ liên tục căng thẳng về một loạt các vấn đề an ninh và kinh tế, như tranh chấp Biển Đông, an ninh mạng, sáng kiến Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á của Trung Quốc và cả cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ. Diễn biến mới nhất trên sân khấu chính trị hai nước cũng phủ một bóng đen khác lên khả năng thành công của chuyến thăm. Cách nhìn Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất" của Mỹ sẽ càng gia tăng khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ngày càng nóng lên. Trung Quốc đang là đối tượng công kích của các ứng viên tranh cử. Theo ông Zhang, có khả năng ông Tập chọn chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm là Seattle do nhận thấy bầu không khí chính trị không mấy dễ chịu tại Washington, nơi các ứng viên đảng Cộng hòa đang công kích ông, còn các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ gây sức ép về vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, danh tiếng lãnh đạo của ông Tập có lẽ đã bị sứt mẻ bởi những tụt dốc gần đây của kinh tế Trung Quốc. Các sáng kiến cải cách của ông cũng đang phải đối mặt với thách thức ngày một lớn. Kết hợp lại, các yếu tố này chắc chắn sẽ tạo ra bầu không khí không thân thiện cho chuyến thăm của ông Tập, và khiến ông khó có thể lặp lại thành công như ông Đặng Tiểu Bình. Dù vậy, ông Zhang cho rằng, điều đó không đồng nghĩa với việc chuyến thăm sẽ không thành công, nhưng Bắc Kinh có thể sẽ phải hạ bớt kỳ vọng, và chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức lớn hơn những điều ông Đặng hoặc những người tiền nhiệm từng đối diện. Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1979. Ảnh: AFP Ngay cả nếu chuyến thăm của ông Tập không thể đưa quan hệ Mỹ - Trung lên tầm cao mới, và nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra, thì ông Tập vẫn có thể tự khen ngợi mình vì đã có nỗ lực cải thiện mối quan hệ ngày một căng thẳng. Với sự phức tạp và phạm vi vấn đề hai nước đang đối mặt, cần phải thực tế và nhận ra rằng không phải mọi vấn đề đều có những giải pháp ngắn hạn, hoặc thậm chí là dài hạn. Điều chỉnh quan hệ Mỹ - Trung cũng giống như chèo lái một chiếc thuyền, cần những nhà lãnh đạo giỏi với sự táo bạo có thể thực hiện những cú chèo thuyền mạnh mẽ về phía trước khi nước lặng. Đồng thời, cũng cần những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và sự bền bỉ để chèo lái con thuyền khi giông bão. Cho đến nay, chuyến thăm của ông Tập đã được "lăng xê" rất nhiều, và nhiều khả năng ông sẽ được chào đón long trọng từ phía chính quyền của Tổng thống Obama khi đặt chân tới Washington. Dù vậy, theo ông Zhang, thành quả thực sự từ chuyến đi của ông Tập không nên được đo đếm bằng những thứ không tồn tại lâu dài. Các tuyên bố và diễn văn không thể được coi là thành quả. Nếu chuyến thăm Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình năm 1979 có trọng tâm là mở rộng hợp tác, thì nhiệm vụ của ông Tập năm 2015 sẽ là xử lý khủng hoảng, đặc biệt là khi mối quan hệ Mỹ - Trung được tin là đang ở "điểm bùng phát", khi các mâu thuẫn có thể biến thành vấn đề lớn. Diễn ra vào thời điểm không thuận lợi nhất với ông Tập, chuyến thăm này sẽ là thử thách thực sự cho vai trò lãnh đạo của ông. Nếu ông có thể thể hiện sự khôn ngoan và tầm nhìn trong quá trình làm việc với đối tác người Mỹ để biến thách thức trong quan hệ Mỹ - Trung thành cơ hội mới, thì có thể hợp tác Mỹ - Trung trong tương lai sẽ được duy trì và tránh được đối đầu. Xem thêm: Obama sẽ 'mềm nắn, rắn buông' khi tiếp ông Tập Hoàng Nguyên ===================== Lão Gàn chả mún bình lụn gì trước khi hai ngài lãnh đạn - ý lộn! Lãnh đạo - tối cao của hai nước nhất nhì thế giới gặp nhau. Nhưng bài bình lụn trên dở quá! Khiến lão phải có vài lời. Tàu Mỹ gặp nhau long trọng như zdậy là hai lần. Lần thứ nhất ngài Đặng và ngài Nixon. Đây là lần hai: ngài Tập và ngài Obama. Nhưng hai lần là hai thời thế khác hẳn nhau. Lần trước Hoa Kỳ đang cần Trung Quốc canh ty để chống lại siêu cường Liên Xô. Liên minh ma quỷ này khiến cả hai đều có lợi: Liên Xô sụp đổ, Tàu vươn lên thành siêu cường tuy khập khiễng, nhưng đứng hai thứ II thế giới ở những vấn đề chủ chốt. Nhưng lần này họ gặp nhau là để quyết định Hoa Kỳ hay Tàu sẽ là bá chủ thế giới. Lão chỉ nói thế thui - "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ ...". Lão Gàn chả wan tâm, vưỡn "Suốt ngày làm, ăn phải thật ngon, Ngày ba bữa vỗ bụng pate bình bịch. Thời kinh tế thị trường, cửa đóng then cài - Đêm năm canh, nằm máy lạnh ngáy o o..". (*) Hì. ===================== * Chế tác theo ý bài phú của cụ Nguyễn Công Trứ. "Người quân tử ăn chẳng cầu no. ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịnh. Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ. Đêm năm canh, ngon giấc ngáy o o".1 like
-
Vui học tiếng Nhật Học để “tiếng bộ” tức tiến bộ. Vậy học tiếng cũng là học tiến, để tiến lên kẻo quá tụt hậu. Tiếng Nhật được liệt vào thuộc loại ngôn ngữ chắp dính (từ đa âm tiết).Thực ra chẳng dính chút nào nếu tách các âm trong một từ ra thì mỗi âm vẫn là một tiếng có nghĩa tức là một từ đơn như tiếng Việt, và thấy rõ bóng dáng nghĩa của từ Việt trong đó. Ví dụ đuôi I-Ma-Xư của từng động từ, chỉ là cái đuôi thôi mà đã đa âm, nhưng mỗi âm ấy lại là một từ bóng dáng tiếng Việt, nghĩa của I-Ma-Xư là Có Mặt Chứ, chỉ sự hiện diện đang sử dụng chức năng của chính cái động từ nguyên thể đó: động từ Làm nguyên thể là Xư-Rư (bóng dáng của Xử Chứ nghĩa là làm), khi Xư-Rư đưa vào sử dụng trong câu nói thì có đuôi thêm vào thành Xi-I-Ma-Xư (Xư tiền tố của nguyên thể Xư-Rư đã biến thành Xư = Xử = nhấn “Xử Chi!” = Xi). Xi-I-Ma-Xư (“Xử Có Mặt Chứ” (có mặt chứ để xử), (do cú pháp Nhật ngược Thuyết trước Đề sau) < nghĩa là hiện làm>. Hiểu theo cúa pháp Việt là Có Mặt Chứ (để) Xử, tức là Hiện có mặt để thực thi Xử. Đây chính là động từ nguyên thể Xư-Rư đang thực thi chức năng của nó ở thì hiện tại. Người Nhật cũng hiểu nghĩa của từ Xi-I-Ma-Xư là đang làm, cũng như người Việt hiểu “Có mặt chứ để Xử” là đang làm (cái động từ ấy nó có mặt để “xử” tức thực thi chức năng của chính nó, tức nó “đang làm”. Riêng từ Thực Thi có nghĩa là làm, tiếng Quảng Đông đọc chữ Thực là Xực, mà nhấn “Xực Chi!” = Xi, Xi là tiền tố của động từ đang đem dùng (gọi là động từ hành thái) Xi-I-Ma-Xư của tiếng Nhật, nghĩa là làm (ở thì hiện tại). Động từ Làm của tiếng Nhật ở thì quá khứ là Xi-Ta hay Xi-Đa. Xi là bóng dáng của từ Xử tiếng Việt có nghĩa là “làm”, thì Ta = Đa chính là bóng dáng của từ Đã trong tiếng Việt chỉ thì quá khứ (QT Tơi-Rỡi: Đã = Đa = Ta, Đa và Ta dành cho tiếng Nhật dùng). Xi-Ta tức Làm Đã (do cú pháp Nhật xếp ngược, của tiếng Việt xếp là Đã Làm). Động từ Làm của tiếng Nhật là Xi-Tê. Tê là bong dáng của từ Đang trong tiếng Việt, do QT Tơi-Rỡi mà có Đang = Tang (Tang dành cho tiếng Hán dùng – “Tang”) = nhấn “Tang Hề!” = Tê (Tê dành cho tiếng Nhật dùng), Xi-Tê thì người Nhật hiểu là “đang làm”. Đủ thấy động từ Làm của tiếng Nhật dù ở các trạng thái dùng là Xư-Rư (sự làm), Xi-Ma-Xư (làm), Xi-Tê (đang làm), Xi-Ta (đã làm) đều gọi là từ chắp dính, thực ra là sự chắp dính các từ đơn của tiếng Việt lại mà thành. Ngược lại chữ Nho của người Việt lại là loại chữ chắp dính , nó chắp dính nhiều chữ vào một vuông thành một chữ mới. Ví dụ Điền với Lực cùng chắp dính vào một vuông thành chữ “Điền Lực” = Đực, từ Đực chỉ giới tính Nam. Sức = Lực = Làm = Nàm, là cái nôi khái niệm hợp logic có sức thì mới làm được, kẻ Đực là kẻ “Nàm Trai” = Nam (do lướt lủn), để chỉ giới tính Đực. Trai, Đực, Nam đồng nghĩa về giới tính. Chữ vuông Nữ cũng vậy, chỉ là chắp dính mấy nét phác họa giống âm thực khí, bổn đọc là Nái (< Thuyết Văn Giải Tự>: “Người nước Kinh Sở đọc chữ Nữ bằng Nô Giải thiết”. Tức lướt “Nô Giai” = Nái, mà nhấn “Nái Chứ!” = Nữ, Hán ngữ đọc chữ Nữ là “Nủy”. Nếu Hán ngữ mà đọc thiết thì là “Nú Jie” = Nie, trật, không thành “Nủy”, “Nủy” là do phất âm lơ lớ của từ mượn là Nữ. Người TQ đọc sách TQ mà còn trật thì chứng tỏ tác giả <TVGT> là Hứa Thận hơn hai ngàn năm trước là thuộc hạng “tiên hiền Bách Việt”. Lướt “Con Nái” = Cái, để chỉ giới tính Cái. Đương nhiên con Đực khi giao hợp thì nó trèo lên trên con Cái (ngó rùa lẹo, sam lẹo, chó lẹo thì thấy), con Đực là con “Trên Cái” = Trai (thành ngữ “trai trên gái dưới”). Trên = Trống (gà trống) = Chồng (chồng lên trên). Trai = =Tráng = Trượng. “Chồng Tráng” = Chàng, nên Vợ gọi Chồng là “Chàng ơi”, Vợ là cái nợ phải mang (phải mang thai, gọi là có mang), nên “Nợ phải Mang” = Nàng, Chồng gọi Vợ là “Nàng Ơi”. Có ai nghe gọi “chồng ơi” hay “vợ ơi” bao giờ chưa? Rõ là chưa. Câu nói của tiếng Nhật thường có từ nhấn đứng sau là Đê-Xư tức Đấy Chứ và bắt buộc phải dùng chắp dính như từ đôi Đê-Xư, còn tiếng Việt có thể dùng nhấn bằng từ đôi Đấy Chứ hoặc dùng riêng Đấy hoặc Chứ, VD: Tôi cũng thích nó Đấy Chữ = Tôi cũng thích nó Đấy = Tôi cũng thích nó Chứ. Động từ nguyên thể của tiếng Nhật hầu hết đều có hậu tố Xư-Rư tức là Xử Chứ. Xử Chứ là nhấn cái sự Xử tức Làm hay Hành hay Thi hay Thực hay Thi Hành hay Thực Thi (tiếng Quảng Đông phát âm chữ Thực là Xực, mà lướt “Xực Chi!” = Xi, lại thành Xi của tiếng Nhật nghĩa là Làm). Khi đã có cái hậu tố Xư Rư gắn liền với cái tiền tố thì mới thành một động từ, vì Xử Chứ = Xư –Rư mang nghĩa hành động. Ví dụ từ Học thì tiếng Nhật mượn chữ nho Miễn Cưỡng (tức bắt buộc), tiếng Nhật phát âm từ Miễn Cưỡng lơ lớ là Ben Kiô. Muốn Ben Kiô trở thành động từ nguyên thể thì phải gắn cho nó cái hậu tố hành động là Xử Chứ = Xư-Rư, thành từ chắp dính Benkiôxưrư là động từ “học” nguyên thể. Khi động từ nguyên thể thi hành chức năng của nó thì phải đổi đuôi Xư-Rư bằng đuôi Xi-I-Ma-Xư. Xi tức Làm, I-Ma-Xư tức Có Mặt Xử (hay Có Mặt Làm) tức động từ ấy tự nó phải có mặt để xử tức làm cái bổn phận chức năng của nó, viết liền chắp dính là Ximaxư, từ Có Mặt = I Ma thường nói tắt một chữ Mặt = Ma, cho nên Xi I-Ma-Xư lược bớt thành Xi Ma-Xư. Ben Kiô lúc này đổi thành là Benkiôximaxư. Đó mới chỉ là có mặt để sẵn sàng thi hành chức năng thôi, còn vào hành động thực tế tức đang làm thì phải chắp thêm ý đang làm mà cú pháp Nhật xếp là “Làm Đang” tức Xi-Tê. Lúc này Ben Kiô sẽ đổi là Benkiôxitêimaxư (âm “xư” cuối thường đọc rất nhẹ như “x”). Nếu đã làm(có mặt để thực thi trong quá khứ nói chung) thì bỏ ý Xi Tê (“làm đang” ) tức đang làm đi và thêm đuôi Xi Ta (“làm đã) tức Đã Làm vào thành Benkiôximaxưxita. Nếu trong quá khứ đã làm dài dài thì lại phải đưa ý Xi Tê (“làm đang”) tức đang làm vào, thành Benkiôxitêimaxưxita (nghĩa là đã đang học trong quá khứ). Nếu đã làmdứt xong hẳn một việc thì cái ý làm xong phải là cái Thuyết sau cùng trong câu tiếng Nhật, nhưng cú pháp Nhật xếp Thuyết trước Đề sau, nên cái thuyết “làm xong” ấy lại xếp trước đầu, đó là từ Xi Đa (“làm đã”) tức Đã (dứt) Làm. Lúc này Ben Ki ô đổi thành Xiđabenkiôxitêimaxư (đã xong cái việc có mặt thực thi cái sự học), mà níu làm biếng nói dài thì người ta có thể cụt lủn Benkiô Đa (“Miễn Cưỡng Đã”) tức xong học. Học được coi là “lao động trí óc” chứ không phải “lao động chân tay”, thực ra lao động nào cũng đều phải dùng óc, tức “Hành Óc” = Học, cũng là “Động Não” = Đào (“đào sâu suy nghĩ”, tức “Đào Óc” = Đọc, bởi vậy con người có thể “Đọc” được mọi thứ, không riêng gì đọc sách, việc đọc là tự mỗi con người một mình làm, tức “Đọc Độc” = Độc, từ đọc viết bằng chữ Độc. Đọc thành tiếng gọi là Đọc Lên hay Độc Xướng). Khi dùng từ Học người ta lại còn nhớ cái gốc nó là hành óc nên thành từ chắp kiểu “có mới nhớ cũ – “uống nước nhớ nguồn” là từ Học Hành, mà không thể nói ngược là hành học. Óc như cái túi đựng tỉ tỉ tế bào, nên Óc còn gọi là “Nang đựng tỉ tế Bào” = Não. Cây cau có Mo Nang đựng cái buồng nụ hoa, Nang là cái túi đựng, Mo cũng là cái túi đựng, cái túi đựng quặng của tự nhiên thì cực rộng nên gọi là “Mo Mo” = Mỏ 0+0=1, cái Mỏ đựng nước ngầm thì lướt lủn “Mỏ Nước” = Mó, gọi là Mó nước. Xưa còn gọi là cây cau là cây Mo Nang, tiếng Malaixia gọi cau là Pê Nang, Hán ngữ phiên âm là “Pin Láng” , dùng chữ hai chữ nho Tân Lang cận âm để kí âm, Đất Hán phía bắc không có cây cau. Học tiếng Nhật hãy theo dõi tôi viết như sau: Từ tiếng Nhật - (“ sắp xếp theo cú pháp Nhật”) – (sắp xếp theo cú pháp Việt) -<nghĩa tiếng Việt> – [ giải thích từ nguyên bằng các QT tạo từ của tiếng Việt < từ tạo thành dành cho các phương ngữ khác> ]. Thử học câu đầu tiên Ni Hôn Gô Ga, Bê-tô Na-mư Gô Ga, ô-Na-gi Đê-Xư Nê (“Nhựt Bổn Gọi Cả, Việt Nam Gọi Cả, Na-ná-giống Đấy-Chứ Nhé”) – (Cả tiếng Nhật Bản, Cả tiếng Việt Nam, na ná giống đấy chứ nhỉ) - <Tiếng Nhật và tiếng Việt na ná giống nhau) – [Nắng = Nóng = =Nực = Nhực = Nhật = Nhiệt = Liệt = Lửa < Đài Loan: Lửa> = “Lửa Chi!” = Li = Ni <Nhật: Ni> = Níp <Quảng Đông: Níp>. “Vùi hom Chôn” = Vốn, “Hom Chôn” = Hôn <Nhật:Hôn>, “Bỏ hom xuống đất Chôn” = Bổn = Bủn <Quảng Đông: Bủn> = Bản, hình cái cây bị chôn một đoạn dưới mặt đất biểu ý bằng một kẻ ngang, đó là cái hom giống, như khúc ngọn mía, khúc cây mì, khúc tre dùng để trồng lên thành cây mới. Cả = “Gom Cả” = Ga <Nhật: Ga> ]. Ô (Cho), Na (na ná), Gi (giống), Đê-Xư (Đấy Chứ) [ Đấy = “Đấy Hề!” = Đê, Chứ = Xư, Này = Nè = “Nè Hề!” = Nê <Nhật: Nê> = “Này Chứ!” = Nư <Thái:Nư>, Nè = Nhé = Nhỉ ] Đối với người Việt thì tiếng Nhật rất dễ học phát âm vì không có âm nào trong tiếng Nhật là lạ với âm tiếng Việt. Nhiều từ của tiếng Nhật có cái lõi giữa là của tiếng người Giao Chỉ (Giữa Chỗ). Ví dụ xa-Ca-na là Cá, ha –Na-xư Na (“Nói Ra” = Na, như Nôm Na), ô-Na-di là Na-ná, Ha-na là Hoa, ư-Mê là mưa, Ta-bê-Mát thiết Táp là ăn, như cá Táp mồi v.v. Nếu dùng các Qui Tắc tạo từ (QT) mà LM nêu để phân tích nhiều từ tiếng Nhật sẽ thấy là chúng thuộc NÔI khái niệm của tiếng Việt, học kiểu ấy dễ nhớ từ và thấy không lạ. Chỉ có cú pháp tiếng Nhật tuy cũng theo Đề và Thuyết nhưng lại xếp Thuyết trước Đề sau. Còn động từ tiếng Nhật thì lại biến đuôi theo thì quá khứ, hiện tại, tương lai như tiếng Nga nên hơi rắc rối. Ví dụ động từ Làm nguyên thể là Xư-rư ( “Xử Rặc”, tức nó nguyên thể là Xử, tức là Làm).Nhưng đang làm là Xi-mát, khi đang làm là Xi-tê, đã làm là Xi-ta, không làm là Xi-ma-xen và còn nhiều đuôi khác cho ra các sắc thái khác nữa của từ Làm. Nhưng phân tích kĩ một chút theo QT thì Xi-Tê cũng nằm trong nôi khái niệm của tiếng Việt: [ 1/ Mần = Bận = Lận (lận đận là làm nhiều trong phạm vi hẹp) = =Làm = Long (long đong là làm nhiều trong phạm vi rộng chỗ nọ chỗ kia) = Lông = Lạm (làm quá chức năng cho phép) = Lạng (lạng lách, lạng thịt – làm xẻ thịt theo thớ nạc riêng mỡ riêng, lách xe) = Mang (đa mang là làm nhiều, xếp theo cú pháp Hán, Hán ngữ gọi Bận là Máng). Làm = Sàm (sàm sỡ là làm quấy rối tình dục) = Xàm = (từ đôi ) Làm Xàm = “Xàm Chi!” = Xi < Nhật: Xi> = “Xi Chứ!” = Xư < Nhật: Xư> = Xử (là làm cho rạch ròi) = =(từ đôi) Xử Làm” = Xàm = Xen < Nhật: Xen>, VD: mày cứ Xen vào việc của nó = Mày cứ lạm vào việc của nó. Làm= “Làm Chi!” = Lí = từ đôi Lí Xử <Hán: Xử Lí>. Làm = Sàm = Đảm = Đương =Đang = Đáng (làm công là Đáng Công, gọi ngược là Cáng Đáng) = Tang < Hán: Tang> = “Tang Hề!” = Tê. Như vậy Xi-Tê (“Làm Đang”) < Đang Làm>. Đang = Tang = “Tang Hề!” = Tê, nên đuôi Tê của bất cứ động từ nào của tiếng Nhật cũng có nghĩa là đang…, như đuôi “–ing” của động từ tiếng Anh. 2/ Hề < Nghệ An> =Tề <Trung Bộ> =Nê < Nhật: Nê> = Nư <Thái: Nư> = Nè = Này = Hay < Nhật: Hay> = Hầy < Nghệ An, Quảng Đông> = Hãy = Phải. Trong các từ nhấn trong nôi khái niệm vừa kê thì từ Hãy và Phải đứng trước động từ, còn các từ kia đều đứng sau động từ. Ví dụ Coi Tề! (tiếng Trung Bộ) = Coi Nè! (tiếng Nam Bộ) = Coi Này! (tiếng Bắc Bộ) = Mi Nê! < Nhật: Mi, Nê>. Mi là do “Mắt Chi!” = Mi <Nhật: Mi>. Danh từ Mắt biến thành động từ chức năng của Mắt là Mi <Nhật: Mi>. Mi tiếng Nhật nghĩa là Coi = Kiến < Hán: Kiến>. Làm = Đảm = Đang = =Tang = “Tang Hề” = Tê < Nhật: Tê>. Thành ngữ “Tay Làm. Hàm Nhai”. Tay là danh từ, Làm là động từ chức năng của Tay, do danh từ có thể đại diện cho động từ chức năng của chính nó nên Tay cũng có nghĩa là Làm, nhấn “Tay Hề” = Tê <Nhật: Tê, chỉ cái Tay>. 3/ 0= Mô <Trung Bộ: Mô, nghĩa là không> = Vô = Nỏ < Nghệ An: Nỏ, nghĩa là không> = No < Anh: No> = Zero = 0. Nỏ = “Nỏ Hầy!” = Nai < Nhật: Nai, nghĩa là Không, từ phủ định>. Mô = “Mô Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, nghĩa là không). Tiếng Nhật ghép Ma-Xen nghĩa là Không Làm, dùng làm đuôi phủ định của động từ . Ví dụ Xi-Ma-Xen ( “Làm Mô Mần”) (mô có mần cái sự làm - không làm), Mi –Ma-Xen ( “Mắt Mô Mần”) (mô có mần cái sự coi - không coi, không thấy. ] Chú ý - Cú pháp Việt thì Đề trước, Thuyết sau. - Cú pháp Nhật thì Thuyết trước, Đề sau - Đê-Xư (“Đấy Chứ”) < đấy chứ> luôn đứng sau mỗi câu để nhấn câu - Động từ tiếng Việt khi thực thi chức năng vẫn không đổi đuôi - Động từ tiếng Nhật khi thực thi chức năng thì có đổi đuôi. Các đuôi của động từ tiếng Nhật: 1/ Ma (“Mặt”) < mặt> [Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, đuôi động từ chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó>, dịch là Hiện] 2/ Ma-Xư (“Mặt Chứ”) < mặt chứ> [Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma, đuôi động từ chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó>, dịch là Hiện] 3/ I – Ma – Xư (“ Có Mặt Chứ”) <Có Mặt Chứ, chỉ sự hiện diện của động từ để thực thi chức năng của nó. Dùng cho người thì ví dụ “Tôi Có” tức là “Tôi Có Mặt”, Tôi đang ở tại…> [ Có = “Có Chi!” = Ki = I < Nhật: I > vd: Ki Bo = Có Bóp = Cố Bóp, cố gắng bóp chặt chi tiêu, chặt quá là “Chặt Chặt” = Chắt 0+0=1, Chắt Bóp đồng nghĩa Ki Bo. Mặt = “Mặt Ạ!” = Ma < Nhật: Ma>. Chứ = Xư < Nhật: Xư> ] 4/ Tê (“Tê”) <Đang, VD: < Trung Bộ: Mi nói răng tê (hất hàm) = =Mày đang nói rằng?> [ Đang = Tang < Hán: Tang> = “ Tang Hề!” = Tê <Nhật: Tê>] 5/ Ta (“Đã”) < Đã> [ Đã = Đa = Ta < Nhật: Ta>] 6/ Đa (“Đã) < Đã> [Đã = Đa = Ta < Nhật: Đa>] 7/ Xi- Tê (“Làm Đang”) (Đang làm) < đang làm> [ Xử = “Xử Chi!” = Xi <Nhật: Xi>. Đang = Tang <Hán: Tang> = “Tang Hê!” = Tê] 8/ Xi Ta (“Làm Đã”) (Đã làm trong quá khứ) < Đã Làm> Xử = “Xử Chi!” = Xi <Nhật: Xi>. [Đã = Ta = Tê < Nhật: Ta, Tê] 9/ Xi – Ta – Đa “Làm đã Đã” (Đã xong cái đã làm trong quá khứ) < Làm xong> 10/ A-ri – Ma – Xư (“Ấy Mặt Chứ”) (ấy có mặt chứ) < Có, dùng cho vật, VD: “Tôi có Ấy những ba cái xe cơ đấy”, “Tôi có cái ấy” cái ấy là chỉ một vật gì đó, cái ấy không thể là chỉ người.[Ây phiên thiết A-Ri, thiết “A Ri” = Ấy ] 11/ Ma – Xen (“Mô Mần) (Không Làm) < Không> [ 0 = Mô = “Mô Ạ!” = Ma < Nhật: Ma> = “Mô Chi!” = Mí < Tày: Mí> = “Mô Đấy! = Mấy < Hán: Mei> . Mần = Bận = Lận (lận đận) = Long (long đong) = Lộng (lộng hành) = Lạm ( lạm dụng) = Sàm (sàm sỡ - làm quấy rối tình dục) = Xàm (làm xàm) = Xen, vd: “Sao mày cứ xen vào việc người khác = Sao mày làm việc của người khác < Nhật: Xen> = Phiền = Phán <Hán: Phán> 12/ A - Ri - Ma – Xen (“Có Mô Mần”) (Không Làm) <không, không có, không ấy; dùng cho vật> Bắt đầu học Wa-Ta-xi (“Ta”) <Tôi> [Tôi = Ta = Qua = Wa = Ta < Nhật:Wataxi ] Wa (Là)<Là> [ Là = Ạ = Dạ = Dã = Wa< Nhật: Wa ] Wataxi Wa Xitêimaxư (“Tôi là làm đang có mặt chứ”) (Tôi là có mặt chứ đang làm) < Tôi hiện đang làm – Tôi làm> Cô-Tô (“Công Tác”) (việc)< Việc> Ố (“Cho”) < Cho> Wataxi Wa Côtô Ố Ximaxita (“Tôi là công việc cho làm mặt làm đã” ( Tôi là đã làm hiện làm cho công việc) < Tôi đã làm xong công việc) Ka? (“Hả”?) < Hả?> [Hả = “Có Hả?” = Ka ] Ca-Ma (“Cấm”) < Cấm> [ Cấm = Cấm Ạ = Ca-Ma <Nhật: Cama>] Mô (“Mô”) < Không> [ 0 = Mô < Trung Bộ: Mô> = Vô < Hán: Wu> = Nỏ <Nghệ An: Nỏ> = Nai <Nhật: Nai> = No < Anh: No> = Zero ] Xitê Mô Cama Imaxư Ka? (“ Làm đang mô cấm có mặt chứ hả?”) (đang làm không cấm có mặt chứ hả) < làm phiền đây không cấm chứ ạ?> Đê (“Đỗ”) <đỗ, đến, đằng, nơi đến>[Đỗ = “Đỗ Hề!” = Đê = Đến = =Đằng ] Đô Cô (“Đâu Cư”) < ở đâu, chỗ nào [ Ở = Ư = Cư = Cứ = “Cứ Chớ!” = Cô < Nhật: Cô>. Đâu = Nầu< Nghệ An: Nầu> = Nào] Tô – Cô – Rô (“Tới Cứ Chỗ”) < Chỗ, Vị trí> Đôcô Đê Xitêimaxư Ka? (“Đâu Cư Đỗ Làm Đang Có Mặt Chứ Hả?”) (Đang có mặt làm ở đâu hả?) < Hiện đang làm ở đâu> Na- Xai! (“Này!”) < Này!, Hãy!> [Hãy = Này = Năn-Nỉ = Nài = phiên thiết Na Xai < Nhật: Naxai> ] Cư-Đa-Xai (“Cái Đã Này”) < Cái đã này!, Cái đã!, Này!, Đã Này!”, VD: Nghỉ cái đã! = Nghỉ cái đã này! = Nghỉ đã này! = Nghỉ này!> Xitê Naxai ( “Làm đang này”) (Làm đi này)<Hãy làm đi> Xi tê Đa xai (“Làm đang đã này”) <Làm đi đã này> Xitê Cưđaxai (“Làm đang cái đã này”) < Làm đi cái đã này> I – I (“Ý”) (Đẹp) < Đẹp, Được, Tốt> [Đẹp = “Đẹp Chi!” = Đĩ = “Qúa Đĩ” = Kĩ 妓 = Ý 懿 = I – I < Nhật: I i > = “Y Y” = Ý 0+0=1 = =Mĩ 美 = “Lắm đẹp Hề!” = Lệ 麗 = Kĩ 妓 Lệ 麗 Ý 懿 = Ki rê i <Nhật: Kirêi ] Ki – Rê – I (“Kĩ Lệ Ý”) (đẹp) < đẹp>[ Đẹp = “Đẹp Chi!” = Đĩ = “Qúa Đĩ” = Kĩ 妓 = Ý 懿 = I – I < Nhật: I i > = “Y Y” = Ý 0+0=1 = =Mĩ 美 = “Lắm đẹp Hề!” = Lệ 麗 = Kĩ 妓 Lệ 麗 Ý 懿 = Ki rê i <Nhật: Kirêi ] I – Kê (“Có Kệ”) (Có Kệ)< được bỏ mặc, có tự do, được> I – Kê Ma Xen ( “Có Kệ Mô Mần”) (Mô Mần Có Kệ ) <Không được> [Mô Mần = Nỏ Mần <Trung Bộ> = Không Làm . Có = Cứ = “Cứ Hề!” = Kệ, nghĩa là được tự do tự tại, vd “ kệ tao!”, mô mần cái sự có kệ tức là không làm cái sự có tự do nghĩa là Không Được! ]. Ikêmaxen! (còn tiếp)1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
ĐÂY NỮA NÀY: ====================== Trung Quốc thấy bằng chứng về thành phố cổ lâu đời hơn Rome (TTXVN/Vietnam+) lúc : 17/06/15 17:57 Tại di chỉ Tam Tinh Đôi có niên đại hơn 3.000 năm, ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đoạn tường thành của một thành phố cổ. Di tích kiến trúc nằm dưới chân bức tường thành cổ ở Tam Tinh Đôi. (Nguồn: sohu.com) Các đoạn tường thành ở phía Đông, Nam và Tây đã được tìm thấy, bên cạnh một số ngôi mộ cổ. Theo các chuyên gia, những đoạn tường thành xác nhận việc Tam Tinh Đôi đã từng là một thành phố cổ, chứ không chỉ đơn thuần là một điểm cúng tế như người ta tưởng. Giới chuyên gia đánh giá Tam Tinh Đôi thậm chí từng là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc dưới thời nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên). Di chỉ này còn lâu đời hơn thành Rome của Italy được lập vào năm 753 trước Công nguyên và nhiều khả năng đã có một vị quân vương đứng đầu thành phố. Tuy nhiên, Tam Tinh Đôi đã bị lãng quên trong hàng ngàn năm và đến năm 1929 mới được tái phát hiện. Hồi năm 1986, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hai hố cúng tế lớn từ đời Thương và hàng ngàn di sản từ thời kỳ đồ đồng ở di chỉ này. Từ đó đến nay, họ đã làm việc say mê nhằm tạo được một bức tranh hoàn chỉnh về một nền văn minh đã mất. Các chuyên gia vẫn chưa biết vì sao toàn bộ dân cư đã rời khỏi thành phố này. Việc không còn văn kiện cổ nào tồn tại tới nay khiến người ta càng khó xác định lý do. Có suy đoán cho rằng nơi này từng hứng chịu một trận động đất lớn./. ====================== Cách đây 3000 năm - Tức vào đầu thời Xuân Thu, người Hán chưa có cửa đặt chân quá Nam sông Dương Tử. Hiểu không? Làm điếu gì có "Đời nhà Thương" gây ảnh hưởng ở vùng đất này.1 like -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bộ xương chủ nhân ngôi mộ cổ thời Chiến Quốc biến mất bí ẩn Phương Anh (Vietnam+) lúc : 18/09/15 07:28 Hiện trường khai quật mộ cổ. (Nguồn: xxcb.cn) Ngày 15/9, một ngôi mộ cổ có nhiều đặc điểm giống mộ Mã Vương Đôi thời Hán vừa được phát hiện tại một công trường xây dựng quận Khai Phúc, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc. Một công nhân họ Lưu tại công trường nói: "Những dụng cụ nhà bếp dưới lớp đất này rất giống những hiện vật trong bảo tàng nên chúng tôi đã lập tức thông báo cho lực lượng chức năng." Máy xúc đào một hố vuông sâu 3, 4m nhưng dưới đáy hố chỉ còn lại một tấm quan tài được đắp bằng tầng đất màu trắng xám cao hơn 1m. Bên cạnh các hố vuông là gò đất, chứa rải rác rất nhiều mảnh quan tài dày hơn 10cm, và vẫn nhìn thấy rõ ràng những sơn mài màu đỏ ở trên. Hiện vật được phát hiện có thể chia làm hai loại: bằng đồng và bằng sơn mài. Nhân viên khảo cổ giới thiệu rằng lớp đất trắng có tác dụng bảo vệ các ngôi mộ và thực tế đã chứng minh tác dụng của nó. Sau đó, họ còn phát hiện một thanh kiếm. "Theo nhận định ban đầu thì ngôi mộ cổ này có từ cuối thời Chiến quốc đến đầu đời Tây Hán," Hà Húc Hồng, Viện trưởng Viện khảo cổ thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ông Hà nói những hiện vật được phát hiện lần này đều rất đẹp và nguyên vẹn gồm: chậu rửa mặt, kiếm, mác nồi bằng đồng và hoa tai, bao kiếm, tượng bằng sơn mài nhưng điều lạ lùng là không tìm thấy bộ xương chủ nhân ngôi mộ. Theo phán đoán, chủ nhân ngôi mộ là một vị quý tộc thời Chiến quốc đến Tây Hán. Bởi kiếm và mác được tìm thấy nên người ta cho rằng chủ nhân ngôi mộ rất có thể là một người đàn ông. Nhân viên khảo cổ nhận định những nét vẽ, chạm khắc trên những đồ vật vừa được khai quật rất giống với những đồ vật trong ngôi mộ Mã Vương Đôi thời Hán. "Ngôi mộ này mà mộ Mã Vương Đôi đều có quan tài được đắp bằng bột đất trắng và những đồ vật bằng đồng và sơn mài," Trương Đại Khả, nhân viên Viện khảo cổ Trường Sa cho biết. Dưới đây là những hình ảnh về hiện trường khai quật ngôi mộ: Thanh kiếm được phát hiện không hề han gỉ. (Nguồn: xxcb.cn) Mác cũng được tìm thấy trong ngôi mộ. (Nguồn: xxcb.cn) (Nguồn: xxcb.cn) ============================ Vào thời Chiến Quốc, biên giới Hán tộc chưa vươn tới Hồ Nam. Ngay cả thời Tây Hán đến Hán Vũ Đế Nam Việt Vương thống trị một vùng đất rộng lớn vẫn thuộc về văn minh Việt tộc. Bởi vậy, sự xuất hiện ngôi mộ này vào niên đại trên cho thấy một nền văn minh rực rỡ phi Hán đã phát triển ở miến Nam sông Dương Tử. Nhưng quá trình chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, lão đã đụng chạm qúa nhiều thứ "văn bẩn" của đám tư duy giẻ rách gắn nhãn hiệu Gucci, như: không công nhận những di sản khảo cổ có lợi cho việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng, lão đang có những cố gắng cuối cùng để chứng minh cho Việt sử - chẳng phải vì lão ham hố danh vọng tiền bạc cái con khỉ gió gì cả - mà chỉ là cảnh lời cảnh báo về một chân lý bị vùi lấp sẽ gây hậu quả vô cùng tai hại. Nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Lão nói trước: Phương pháp chứng minh của lão không phải thứ tư duy giẻ rách, gắn nhãn hiệu Gucci nào cũng hiểu được. Phản biện thì phải đàng hoàng, có "cơ sở khoa học" thì lão có thưởng, loạng quạng, lão chỉ thẳng vạch mặt vì can tội ngu lâu. Chuyện mưa gió, đối với lão là chuyện vặt. Nó chỉ là hình ảnh có tính minh họa, chứ không phải luận cứ chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Hoàn toàn trực quan, trực kiến với tư duy của một con mẹ ve chai. Vậy mà giáo sư tiến sĩ cũng nháo nhác cả lên. Vậy thì làm quái gì có khả năng thẩm định cả một hệ thống lý thuyết. Hãy đợi đấy!1 like -
Ngày mai nữa 20/ 9 là 5 ngày rồi. Lão đang chờ một cơn bão khả năng lớn hơn cơn bão vừa qua rất nhiều. Trừ trường hợp ảnh hưởng đến lịch trình kiếm xèng của lão. Còn không lão lại khoanh tay đứng nhìn thiên hạ chém gió. Lão không đứng về phe nào và không can thiệp vào việc tranh chấp bão ở biển Đông, nhưng bảo vệ tự do đi lại không bị cản trở bởi bão để kiếm xèng. Hì. Lão nói trước: khoảng rằm 15/ 8 Ất Mùi Việt lịch lão ra Hanoi (Hôm nay là mùng 7/ 8 Việt lịch). Nếu bão vào Việt Nam ảnh hưởng đến lịch trình này thì cơn bão này sẽ tan trên biển trước khi vào Việt Nam, hoặc đi chỗ khác chơi. Còn không, xin quý vị cứ tự nhiên thể hiện. Chưa có dấu hiệu gì cả. Nhưng lão cứ chém gió vung xích chó vậy đó. PS: Nếu quả là có một cơn bão như vậy xảy ra thì đây là sự dự báo của lão. Lão không có tạo ra như "Quật mộ nhân" đâu nhá.1 like
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ tinmoi.vn Thứ năm, 17/09/2015 | 19:16 GMT+7 Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận về những vấn đề khác nhau, từ quan hệ song phương cho đến an ninh mạng, thậm chí cả tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Tuy nhiên, một bài bình luận đăng trên tờ Ta Kung Pao hôm 16/9 cho rằng mục tiêu chính của ông Tập sẽ là thiết lập sự thống nhất về quan niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" để lái quan hệ Mỹ-Trung trong 10 năm tới. Khái niệm mơ hồ này lần đầu được đưa ra trong một tài liệu của Trường Đảng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 2005 nhưng ít được sử dụng cho tới khi xuất hiện trong một báo cáo tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012. Khi ấy, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vài tháng sau khi nhậm chứ chủ tịch nước, trong một buổi gặp mặt không chính thức với ông Obama tại trang trại Sunnylands, California vào tháng 6/2013, ông Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc và Mỹ "phải cùng nhau xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi vì lợi ích của cả người Mỹ và ngwoif Trung Quốc cũng như người dân khắp nơi trên thế giới". T ổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có vài ngày bên nhau tại trang trại Sunnylands ở California vào tháng 6/2013. Ảnh: Tân Hoa Xã Khái niệm này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đề cập đến trong buổi nói chuyện tại Đại học Georgetown vào tháng 11/2013. Khi ấy, bà Rice đã nói rằng Washington đang tìm cách "hoạt động hóa một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Trung Quốc. Đối với bà, điều này nghĩa là "quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong khi tiến tới hợp tác sâu sắc hơn về các vấn đề mà cả 2 đều có lợi ích", chặng hạn như việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Rice nói thêm rằng 2 nước cũng đang cải thiện "quan hệ quân đội với quân đội" thông qua tăng cường "đối thoại an ninh chiến lược" và hợp tác trên các vấn đề như giải quyết vi phạm bản quyền, an ninh hàng hải. Trong 6 vòng của các cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói. Mặc dù vậy, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vẫn nói với ông Kerry về việc thúc đẩy loại quan hệ nước lớn kiểu mới khi 2 người gặp nhau tại Washington vào tháng 10 năm đó. Một thời gian ngắn sau đó, khi ông Obama tới Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông tuyên bố rằng quan hệ nước lớn kiểu mới không đơn giản là một khái niệm và nói thêm rằng phía Mỹ sẵn lòng làm việc cùng Trung Quốc để đưa nó đi vào thực tế. Khái niệm này vẫn còn đang được thảo luận khi bà Rice gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng trước. Chủ tịch Trung Quốc đã nhắc lại rằng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới nghĩa là "không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi". Điều này lại được ông Dương Khiết Trì nhắc lại trong thời gian gần đây. Yang Xiyu, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ngày 15/9 nói rằng Mỹ vẫn còn do dự về khái niệm này bởi vẫn còn mâu thuẫn chiến lược giữa đôi bên. Ông Yang tin rằng Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa bằng cách làm việc tích cực để làm rõ khái niệm này. Trung Quốc không nên cố lấy đi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong khi Mỹ không thể cố thống trị Trung Quốc. Ông cũng nói thêm rằng ngay cả khi các vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức thì chí ít, họ cũng dễ quản lý chúng hơn trước. Trang tin chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, Duoweis News đồng ý rằng mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ lần đầu của ông Tập Cận Bình đó là: đạt được sự đồng thuận với ông Obama về khái niệm quan hệ nước lớn kiểu mới thay vì giải quyết các vấn đề cá nhân. Khi mà bất đồng giữa 2 bên vẫn tồn tại, Bắc Kinh tin rằng khái niệm này có thể mang lại thay đổi cơ bản trong bản chất các mối quan hệ. Đây la lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Duoweis News tin rằng Washington vẫn xem quan hệ nước lớn kiểu mới chỉ là một khái niệm và không quan tâm tới việc cắt nghĩa nó. Washington xem trọng việc giải quyết các vấn đề cụ thể trước mắt hơn, trong khi Bắc Kinh lại để ý đến bức tranh lớn và kế hoạch dài hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận cho thấy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Obama vào tuần tới có lẽ sẽ không được hiệu quả như mong đợi. Bảo Linh (theo Wantchinatimes) Nguồn : Người đưa tin ======================== Cụm từ "quan hệ nước lớn kiểu mới" là một cách mô tả khác mang tính cụ thể hóa khái niệm "thế giới đa cực". Nói rõ hơn là nội hàm khái niệm này xác định một phương thức trong quan hệ quốc tế, giữa những siêu cường trong điều kiện thế giới đa cực. Sự hội nhập toàn cầu với quyền lực tập trung, không có điều kiện để tồn tại trên thực tế nội hàm khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới". Mục đích của Bắc Kinh khi đề xuất khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" và sau tuyên bố chính thức của Bắc Kinh qua ông Uông Dương thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ trên thực tế, thực chất là một bước lùi về chính trị với mục đích xoa dịu Hoa Kỳ trước một khả năng đối đầu sẽ xảy ra, nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sức mạnh, đe dọa quyền lợi của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi đây là một sách lược tầm quốc gia khá cao tay. Nhưng tiếc thay! "Văn Trần Lâm tuy hay. Nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở". Hay nói rõ hơn: Thực tế những hành động của Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là biển Đông của Việt Nam đã chứng minh Bắc Kinh chỉ muốn câu giờ trong quan hệ với Hoa Kỳ, khi thấy mình chưa đủ lực, nếu Hoa Kỳ ra tay. Muộn rồi - Thưa ngài Tập Cận Bình - Lão thường phát biểu ngay trong topic này: "Sai lầm lớn nhất của Bắc Kinh là đã lấn chiếm biển Đông của Việt Nam". Nếu như Bắc Kinh không thể hiện sức mạnh quá sớm trong việc lấn chiếm vùng biển chiến lược quốc tế thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì lịch sử hiện đại có thể thay đổi. Nhưng muộn rồi thưa ngài. Hoa Kỳ đang chờ cái nội hàm của khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" mà ngài Tập sẽ mô tả trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây. "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đây là phát biểu của con khỉ cướp biển trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ mà lão đã hân hạnh giới thiệu ngay trong topic này. Cả một bộ phim hoạt hình rất hấp dẫn này, có lẽ chỉ để chuyển tải nội dung phát ngôn trên của chú khỉ. Không có vấn đề quan hệ kiểu mới giữa chú khỉ cướp biển và chú voi rất quan tâm đến tự do hàng hải, qua nội dung bộ phim trên. Với Hoa Kỳ, lão Gàn nhắc lại rằng: Tuy đất nước này là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão cũng nhắc lại rằng: Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định một trận động đất có tính hủy diệt ở phía Tây Hoa Kỳ. Lão bảo không, hoặc chí ít là chưa. Cho đến giờ này là hai tháng trôi qua, lão Gàn đúng.1 like
-
Chưa kịp khóa mục tiêu, F-22 đã có thể bị J-20 tiêu diệt Hải Vy | 18/09/2015 14:00 Tên lửa tầm ngắn PL-10 trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 Trung Quốc đang khiến các phi công Mỹ vô cùng lo ngại. Theo hãng tin Sputnik, những đồn đoán về PL-10, tên lửa không đối không tầm ngắn mới nhất của Trung Quốc, đã gây xôn xao trong 2 năm qua. Mới đây, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Trung Quốc, ông Liang Xiaogeng - thiết kế trưởng của mẫu tên lửa này cho biết PL-10 đã gần hoàn thiện, đồng thời tiết lộ thêm một số thông tin chi tiết về tác phẩm của mình. PL-10 là tên lửa thế hệ 5 do Viện nghiên cứu Quang – Điện tử Luoyang (LEOC) thiết kế. Những hình ảnh về PL-10 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2013. Theo kế hoạch, PL-10 sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 nhưng người ta cũng từng thấy nó xuất hiện trên chiến đấu cơ thế hệ 4 J-11 (bản sao của Su-27 Nga). Dựa trên những bức ảnh được lan truyền, các chuyên gia nhận định PL-10 sử dụng công nghệ lực đẩy vector, có khả năng cơ động cao. Bên cạnh đó, nó có thể hoạt động theo hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công. Tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. Ảnh: Chinese Military Review Ông Liang Xiaogeng cho biết, tên lửa PL-10 nặng khoảng 90kg, dài 3m, có những khả năng “tầm cỡ thế giới”. Trải qua quá trình 7 năm phát triển, PL-10 có tầm bắn gần 20km. Theo ông Liang, PL-10 trang bị đầu dò hồng ngoại với khả năng kháng nhiễu. Cho tới nay, Trung Quốc đã thử nghiệm bắn PL-10 30 lần và các lần thử nghiệm này đều thành công. Trước đó, một bài viết trên website hàng không “Aviators” của Mỹ nhận định, tên lửa PL-10 không hề thua kém AIM-9X – mẫu tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. PL-10 khiến J-20 trở thành mối lo ngại lớn của các phi công F-22. Bên cạnh đó, hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công Trung Quốc cho phép tên lửa PL-10 thực hiện tấn công theo phương án “nhìn đâu đánh đấy” (phi công đánh mắt nhìn, tên lửa tấn công mục tiêu). Theo Aviators, nếu đối đầu với J-20, tiêm kích F-22 của Mỹ sẽ phải mất thời gian để khóa mục tiêu. Trong khi đó, cơ chế ngắm bắn đơn giản như trên sẽ cho phép J-20 bắn tên lửa PL-10 nhanh hơn và đánh trúng F-22 trước. Hơn nữa, với công nghệ lực đẩy vector, PL-10 có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cơ động cao. Một số phi công F-22 lo ngại rằng khi Trung Quốc đưa vào trang bị J-20, F-22 sẽ hoàn toàn mất đi ưu thế trên không. Điều gì xảy ra nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn? theo Trí Thức Trẻ =============== Trung Quốc thì không phải Iraq. Cái này lão Gàn phát biểu lâu rùi. Nhưng tất nhiên tính chất không phải Iraq mà lão Gàn nói tới không phải là cái tên lửa PL - 10 này. Đây chỉ là sản phẩm phụ của vũ khí hạng hai. Lão Gàn định nghĩa vũ khí hạng II cũng lâu rồi. Nhắc lại là: Vũ khí hạng II là:Những chủng loại vũ khí được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại đã sử dụng trên chiến trường, được nâng cấp bởi tính năng kỹ thuật tiên tiến thì gọi là vũ khí hạng hai. Thí dụ "Súng trường" là vũ khí đã sử dụng được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại . Súng trường sau này cải tiến và phân loại thành tiểu liên, trung liên, đại liên.... Vũ khí hạng I là những vũ khí mà người ta phải dùng một khái niệm mới để mô tả nó và chưa sử dụng trên chiến trường. Thí dụ: Vũ khí Lade, Súng điện từ....Thậm chí không biết gọi là cái gì.1 like
-
Lão Gàn dự báo sai. FED không tăng lãi xuất. Vì thiếu hiểu biết về hậu quả thật của việc tăng hay giảm lãi xuất là tốt háy xấu. Sinh Đại An là một quẻ tốt.... Chủ tịch FED nói gì sau quyết định không tăng lãi suất USD 17/09/2015 22:15 GMT+7 TTO TRỰC TUYẾN - 1g30 sáng nay 18-9 (giờ VN - tức 14g30 giờ Washington - Mỹ ), 30 phút sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định không tăng lãi suất USD, bà Yanet Yellen, Chủ tịch FED đã giải thích lẫn dự báo khả năng. Một bản thông báo tuyển dụng của một cửa hàng ở New York ngày 16-9. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức 5,1% - Ảnh: Reuters 1g30 sáng 18-9: Bà Yellen nhấn mạnh sự bất ổn của kinh tế toàn cầu là yếu tố chính khiến FED quyết định không tăng lãi suất, cho rằng các diễn tiến gần đây của nền kinh tế toàn cầu “về cơ bản không thay đổi”. Nói về thời gian tăng lãi suất, bà Yellen cho biết lãi suất sẽ tăng “khi thị trường lao động cải thiện thêm và lạm phát trở về mức 2% về trung hạn”. Bà cũng nói thêm FED sẽ không đợi đến khi đạt được các mục tiêu để bắt đầu tăng lãi suất mà phải tăng lãi suất trước khi hoàn tất các mục tiêu. Vấn đề tăng lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục đưa ra trong cuộc họp của FED vào tháng 10 và 12-2015. Bà Yellen cũng xác nhận khả năng tăng lãi suất vào tháng sau. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trong khi đồng USD giảm sau khi FED công bố quyết định giữ nguyên lãi suất. Vàng nhảy lên mức 1131 USD/ounce. Trả lời câu hỏi liệu việc giữ nguyên lãi suất sẽ kéo dài thêm bao nhiêu tháng, bà Yellen nhắc lại thông tin 13 trên 17 nhà hoạch định chính sách của FED muốn tăng lãi suất trong năm nay. “Dĩ nhiên là kinh tế sẽ luôn có bất ổn. Chúng ta không thể mong giải quyết hoàn toàn các bất ổn” – Wall Street Journal dẫn phát biểu của chủ tịch FED. “Những diễn tiến kinh tế và tài chính toàn cầu có thể cản trở các hoạt động kinh tế ở mức độ nào đó và có thể gây thêm sức ép lên lạm phát về ngắn hạn” – Reuters dẫn tuyên bố của FED sau hai ngày hội họp. FED cho biết các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ vẫn cân bằng nhưng sẽ giám sát chặt chẽ tình hình kinh tế thế giới. Tuy nhiên FED vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong thời gian từ nay đến cuối năm. 13 trên 17 nhà hoạch định chính sách của FED cho rằng lãi suất nên tăng trong năm 2015 trong khi bốn người còn lại muốn đợi đến năm 2016. FED cho biết muốn thấy thêm sự cải thiện của thị trường lao động và khả năng lạm phát sẽ tăng trước khi quyết định tăng lãi suất. FED dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 2,1% trong năm nay, cao hơn so với trước đó, nhưng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng trong hai năm tiếp theo là 2016 và 2017. “Dĩ nhiên là kinh tế sẽ luôn có bất ổn. Chúng ta không thể mong giải quyết hoàn toàn các bất ổn” – Wall Street Journal dẫn phát biểu của chủ tịch FED. Nói về bất ổn của kinh tế Trung Quốc, bà Yellen cho biết FED đã dự đoán sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc từ trước trong bối cảnh Bắc Kinh đang tái cân bằng nền kinh tế. Tuy nhiên sự trì trệ này tệ hơn dự kiến do sự lúng túng trong phản ứng của chính quyền. “Những diễn tiến trên thị trường tài chính trong tháng 8-2015 phản ánh những lo ngại về rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc và sự khéo léo của các nhà là chính sách Trung Quốc trong giải quyết những lo ngại này” – bà Yellen nói. Khi bị xoáy rằng liệu bà Yellen có nghĩ lãi suất sẽ tăng trong năm nay (tại hai cuộc họp vào tháng 10 và 12-2015), bà Yellen đã trả lời lòng vòng. Tuy nhiên bà nhấn mạnh nếu lãi suất tăng sẽ tăng từ từ. Chủ tịch FED cho biết thị trường nhà ở sẽ cải thiện trong thời gian tới dù chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế. Bà Yellen bác bỏ khả năng chính phủ Liên bang Mỹ đóng cửa trong vài tuần tới do không thông qua được ngân sách có ảnh hưởng lên quyết định không tăng lãi suất của FED. “Tôi tin rằng trách nhiệm của quốc hội là thông qua được ngân sách cho chính phủ và giải quyết vấn đề nợ trần” – bà nói. 23g30 đêm 17-9: Dù Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng hay không tăng lãi suất cơ bản, những gì bà chủ tịch Janet Yellen giải thích về quyết định này mới là yếu tố quan trọng đối với phản ứng của phố Wall. “Hãy xem họ nói gì – USA Today dẫn lời nhà kinh tế Michael Hanson của Merrill Lynch – Đối với các thị trường, những gì FED nói sau khi đưa ra quyết định mới là quan trọng nhất”. FED đã không tăng lãi suất trong gần một thập kỷ qua và giữ mức lãi suất gần bằng 0 liên tục bảy năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng nay, tự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn, nhất là sự trì trệ của Trung Quốc, đang đặt FED vào tình tế tiến thoái lưỡng nan. Do đó, bà Yellen sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi từ phóng viên sau tại cuộc họp báo sau khi FED đưa ra quyết định. “Dù gì thì bà Yellen cũng phải giải thích về hành động và ý định của FED” – lãnh đạo đầu tư Jack Ablin của ngân hàng tư nhân BMO nói. Nếu FED tăng lãi suất, các câu hỏi sẽ tập trung vào tốc độ tăng bởi các nhà đầu tư muốn biết liệu FED sẽ giữ lời hứa tăng lãi suất từ từ và “dần dần” hay không. Bà Yellen cũng sẽ bị chất vấn về ảnh hưởng của việc tăng lãi suất lên viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế. Trong khi đó, việc FED giữ lãi suất sẽ khiến phố Wall muốn biết lý do tại sao cũng như khi nào cơ quan này sẽ quyết định tăng lãi suất và dựa trên các tín hiệu nào. Chủ tịch FED Janet Yellen dự kiến sẽ họp báo giải thích về quyết định của cơ quan này - Ảnh: Reuters Giới phân tích và các kết quả thăm dò trước 17-9 dự đoán ban lãnh đạo FED có thể sẽ tiếp tục lùi thời điểm nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản - vốn thấp gần như bằng 0% áp dụng từ 12-2008 tới nay. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng xảy ra bất ngờ lúc 1g30 sáng 18-9 (giờ Việt Nam). Tại thị trường châu Âu, các chỉ số FTSEurofirst 300 và Euro STOXX 50 đều ổn định trong phiên giao dịch giữa ngày 17-8 (giờ địa phương). Còn tại Mỹ, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ 0,1%. Trong khi đó chứng khoán châu Á đạt mốc cao nhất trong ba tuần qua. Thị trường Tokyo (Nhật) tăng hơn 1,4% trong khi Sydney (Úc) tăng gần 1%. Các thị trường Seoul, Đài Bắc đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường Thượng Hải giảm 2%. “Các thị trường châu Á phản ánh tâm lý cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất” – AFP dẫn lời nhà phân tích thị trường Angus Nicholson ở Melbourne (Úc) nhận định. Phố Wall tự tin Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất. “Nếu là tôi sẽ không làm vậy” – Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo Lloyd Blankfein nói, cho rằng thị trường lao động vẫn rất uể oải trong khi lạm phát chỉ mới tạm lắng. Cựu bộ trượng tài chính Lawrence Summers và nhà đầu tư Warren Buffett cũng đưa ra quan điểm tương tự. Tuy nhiên, những người cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất cũng dự đoán thời gian trì hoãn này được cho là sẽ không kéo dài lâu. Những cơ sở để FED tăng lãi suất là nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đủ mạnh, tăng 9% so với trước khủng hoảng, lạm phát yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 5,1%. Nhưng theo BBC, dù tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng số người thiếu việc làm, bao gồm những người làm bán thời gian, vẫn rất cao. Ngoài ra, thị trường mạnh hơn có thể kéo theo lạm phát tăng khi các công ty tăng lương để nhận người lao động. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất sẽ đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đúng hướng, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối rủi ro từ tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vấn đề xuất phát từ tháng trước khi Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường thế giới một phen chao đảo. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước đang phát triển chưa sẵn sàng án ứng phó với tình hình bấp bênh trên thị trường tài chính quốc tế. Theo nhà kinh tế trưởng Kaushik Basu của WB, việc FED tăng lãi suất sẽ gây rối loạn tại các thị trường mới nổi và các thị trường này sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro liên quan tới nguy cơ chảy một lượng lớn tiền vốn ra nước ngoài. “Tôi không nghĩ nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhưng sẽ gây ra một số hỗn loạn ngay lập tức. Kinh tế thế giới hiện khá tệ và nếu Mỹ hành động nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước” – Financial Times dẫn lời ông Basu. Các ngân hàng hưởng lợi nếu FED tăng lãi suất Các ngân hàng Mỹ sẽ là những đối tượng hưởng lợi lớn một khi FED tăng lãi suất trong khi những người ký gửi tiền không được hưởng bao nhiêu. Theo Reuters, lãi suất tăng sẽ giúp các ngân hàng thu nhiều tiền hơn cho các khoản cho vay nhưng sẽ không vội tăng lãi suất ký gửi bởi đã thừa tiền từ các biện pháp kích thích tài chính của FED, gồm việc hạ lãi suất và bơm hàng nghìn tỉ USD vào nền kinh tế. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết 37 trên 44 ngân hàng Mỹ sẽ kiếm nhiều tiền hơn từ quyết định tăng lãi suất của FED. Cứ mỗi % lãi suất tăng thêm, tập đoàn Bank of America sẽ có thêm 2,4 tỉ USD lợi nhuận trong năm tiếp theo trong khi CitiGroup là 1,9 tỉ USD. TRẦN PHƯƠNG ========================== Nếu có tư liệu này từ trước, thì quẻ Sinh Đại An phải dự báo ngược lại: Không tăng lãi xuất. Nếu FED tăng lãi suất, nợ quốc gia sẽ đắt đỏ hơn 17/09/2015 22:39 GMT+7 TTO - Chỉ vài giờ nữa quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ ảnh hưởng đến mọi thị trường trên thế giới... Nếu FED tăng lãi suất có thể làm giảm tiêu dùng và giảm lạm phát tại Mỹ, nhưng sẽ tạo ra áp lực cho các nền kinh tế Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Nếu FED tăng lãi suất sẽ tạo ra áp lực cho các nền kinh tế, nhất là những nơi đang cần đồng tiền rẻ, bởi việc tăng lãi suất sẽ hút đồng USD về Mỹ và gây ra nguy cơ thiếu vốn cho các nền kinh tế cần vốn. Đây là một trong những tác động cơ bản nhất. Thứ nữa, nếu FED tăng lãi suất có thể làm giảm tiêu dùng và giảm lạm phát tại Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, từ đó làm giảm động lực xuất khẩu và phát triển kinh tế của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Khi kinh tế các nước bị tác động thì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nước ta phụ thuộc vào việc nhập khẩu - xuất khẩu với các nước trên thế giới khá nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam còn chịu rủi ro trong việc trả nợ nếu đã vay nợ bằng đồng USD vì phải tăng chi phí dịch vụ nợ. Nợ quốc gia, nếu vay bằng đồng USD thì cũng phải trả với giá đắt đỏ hơn. Và nếu FED tăng lãi suất sẽ có chính sách hai mặt và những chính sách phản ứng của Việt Nam cũng như vậy. Theo Tổng giám đốc một NH nước ngoài tại VN: Nhiều khả năng là FED sẽ không tăng LS và sẽ chờ đến tháng 12. Khả năng thứ 2 là FED có thể tăng lãi suất (LS) thêm 0,25% còn dự báo tăng 0,5% có thể sẽ không diễn ra. “Quan điểm của tôi nếu kết quả cuộc họp là FED không tăng LS hoặc tăng 0,25% thì ảnh hưởng đến thị trường VN sẽ không mạnh vì việc này đã được dự báo từ trước, vấn đề còn lại chỉ là thời điểm nào mà thôi”, ông nói. Trong trường hợp FED tăng LS thêm 0,25% sẽ không tác động nhiều đến LS và tỉ giá vì đã nằm trong dự báo, nhưng nếu tăng trên mức này thì sẽ tạo ra cú sốc cho không chỉ thị trường VN mà cả thế giới. Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Hiện tại FED quan tâm đến hai chỉ số là tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ lạm phát của Mỹ rất thấp chỉ 0,7 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lý ra với tỉ lệ lạm phát thấp như vậy thì Mỹ không cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Tuy nhiên, mục tiêu của FED là không để lạm phát tăng không quá 2%. Do đó, họ muốn tăng lãi suất vào tháng 9 này để bật tỷ lệ lạm phát lên 2%. Bên cạnh đó, FED mong muốn tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% và hiện tại chỉ số này đang ở mức khoảng 5,1%. Do đó, họ muốn đợi thất nghiệp giảm thấp hơn để tăng lãi suất. Mục đích của tăng lãi suất là để ngăn ngừa rủi ro lạm phát. Nhưng phải ở trong bối cảnh người lao động Mỹ có công ăn việc làm và ổn định kinh tế. Chính vì hai mục tiêu ổn định đồng USD và ổn định kinh tế luôn xung đột nên việc tăng lãi suất được FED cân nhắc hết sức thận trọng. AN NHIÊN - ÁNH HỒNG - LÊ THANH1 like
-
Cái trò "văn bẩn" này, đây là lần thứ hai Vũ Thế Khanh sử dụng. Lần trước chính tôi là nạn nhân, nhưng với chiêu khác. Ông ta lên mạng xác định tôi không có khả năng gì cả, ý muốn nói tôi chỉ là một thằng bịp bợm khi tự nhận mình "Đuổi mưa"(*1). Ông ta nói công khai trên web chính thống rằng ông ta có bằng chứng trong tay về việc này. Nhưng ông ta không trưng bằng chứng và úp mở như vậy. Thực ra cái gọi là bằng chứng đó do một tay làm chung với tôi ở Cơ Khí Tỉnh Bến Tre tên là Nguyễn Viết Long, gửi bằng email ra CA Hanoi để mô tả những gì về tôi mà y biết được khi làm chung ở xưởng Cơ Khí Tỉnh (Cách đây khoảng 30 năm trước). Sau Đại Lễ, cái nội dung email này được CA Hanoi đem đến Hội Đông Nam Á để kiểm tra nhân thân của tôi - Tôi nhắc lại là sau Đại Lễ - Tất nhiên tôi bị triệu tập lên, nhưng cái gọi là email tố cáo này chỉ có nội dung chính như sau: "Nguyễn Vũ Diệu (Tên thật của tôi) là công nhân thợ tiện ở cơ khí Tỉnh Bến Tre, Y chẳng có tài năng gì cả, chỉ có khả năng lắc lư cái đầu như cô gái Ấn Độ khi múa bụng, và xem bói mua vui cho anh chị em công nhân vào những lúc mất điện. Y có bạn thân là Vũ Quang Hà....". Tay Nguyễn Viết Long này chỉ có vài lời như vậy. Nhưng tôi rất tức giận, nên định công khai và làm rùm beng vụ này. Tuy nhiên xếp tôi khuyên nên bình tĩnh và mọi việc đâu có đó. Tôi nghe theo lời khuyên của ông ta. Tuy nhiên, khi nói về cái gọi là "bằng chứng" này, ông Vũ Thế Khanh làm như một bằng chứng rất quan trọng và úp mở trên truyền thông. Xin lỗi! Tôi thách Vũ Thế Khanh công khai cái gọi là bằng chứng này trên báo chí chính thống và còn có bằng chứng gì quan trọng hơn mà ông ta có trong tay, cứ việc công khai lên báo chí. Để cho mọi người biết rõ hơn về những "luận cứ khoa học" của vị tiến sĩ Chủ tịch Liên hiệp các hội Tin học ứng dụng, phản biện học thuật như thế nào. Tất nhiên, cá nhân ông Vũ Thế Khanh không thể tiêu biểu cho những trí thức của nền khoa học Việt Nam. Tôi thật sự cũng chẳng có tâm thù ghét gì ông ta, ngay cả khi gõ hàng chữ này. Vì với tôi thì đã nếm trải đủ mùi đời, đây chỉ là những chuyện vặt. Nhưng hành vi của ông ta trên các mặt báo chính thống, khiến cho thiên hạ nghĩ đến môi trường khoa học ở Việt Nam có thể liên hệ đến "tinh thần thể dục" vào thời mà cụ Nguyễn Công Hoan mô tả. Và đó mới thật sự là một điều đáng buồn. Ý niệm về khoa học thực sự, thực chất đã bị các loại tư duy giẻ rách, gắn mác hàng hiệu phá hoại nghiêm trọng. Bắt đầu từ sự phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với những luận cứ rất phản khoa học, nhưng lại rất phổ biến công khai, kể cả trong các chương trình giáo dục. Hậu quả đầu tiên là sự nát bét về môn Sử, là môn học trực tiếp chịu ảnh hưởng khi chân lý bị phủ nhận trong sự nghiệp giáo dục. Tất nhiên một khi chân lý bị phủ nhận bởi thứ tư duy giẻ rách - mà hậu quả của nó đã dẫn đến thứ tư duy giẻ rách lên ngôi - thì điều tất yếu xảy ra là những tư duy khoa học thật sự không có chỗ đứng. Mọi chuyện đã không còn giới hạn trong môn Sử và trong giáo dục - vốn liên tục cải cách từ 1992 - mà có thể nói đã lan truyền sang mọi lĩnh vực xã hội liên quan. Đỉnh điểm hậu quả của chân lý bị phủ nhận ở mức độ cao nhất, chính là quan điểm khoa học do GS Vật lý Lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng phát biểu công khai tại Cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Đến đây thì ngay cả cái "cơ sở khoa học" - mà chính người phát biểu là giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê, cũng chẳng hiểu là cái gì - vốn được coi là một chuẩn mực dù rất mơ hồ trong khoa học - cũng không có "cơ sở khoa học" để tồn tại. Tôi đã nhiều lần xác định rằng: Tính hợp lý là một tiêu chí nền tảng trong một lý thuyết khoa học. Thực chất tư duy hợp lý cũng là nền tảng cho mọi phát triển của trí tuệ trong lịch sử cho cả nền văn minh hiện nay. Bởi vậy, khi tính hợp lý bị phủ nhận trắng trợn ngay trong tư duy khoa học - vốn được coi có chuẩn mực khách quan - thì không thể có một chuyện gì trên thế gian có thể tồn tại một cách hợp lý, trong nhận thức của con người. Đây chính là điều nguy hiểm nhất cho mọi liên kết trong cấu trúc xã hội, chính bởi xuất phát từ những thứ tư duy giẻ rách, nhưng gắn nhãn hàng hiệu này gây ra. Tôi chỉ phát biểu đến đấy, ai có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì hãy tự suy ngẫm. ================== * 1. Tôi cần nhắc lại là tôi chưa bao giờ xác định rằng tôi có khả năng "đuổi mưa". Mà chỉ xác định các sự kiện thiên tai ngược lại với những dự báo của tri thức khoa học hiện đại, có thể nhận thức được với những quan sát thực tế. Có lẽ tôi không cần phải lấy ví dụ. PS: Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, lưu truyền câu ngạn ngữ "Cứt nát nhưng có chóp". Hồi nhỏ nghe được câu này, tôi không hiểu tại sao đã cứt nát, nhưng lại có chóp. Rõ ràng không có "cơ sở khoa học" ngay cả với "trực quan sinh động". Đến nay, khi đã hiểu tôi thay thế bằng cụm từ "Giẻ rách, gắn nhãn hàng hiệu" cho nó lịch sự và dễ hiểu hơn.1 like
-
FED sắp quyết định, thị trường toàn cầu nín thở 17/09/2015 22:12 GMT+7 TTO TRỰC TUYẾN - 1g30 sáng 18-9 (theo giờ VN), Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ quyết định lãi suất cơ bản. Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng. Các thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có VN hầu như nín thở chờ giờ G. Chủ tịch FED Janet Yellen dự kiến sẽ họp báo giải thích về quyết định của cơ quan này - Ảnh: Reuters Giới phân tích và các kết quả thăm dò trước 17-9 dự đoán ban lãnh đạo FED có thể sẽ tiếp tục lùi thời điểm nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản - vốn thấp gần như bằng 0% áp dụng từ 12-2008 tới nay. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng xảy ra bất ngờ lúc 1g30 sáng 18-9 (giờ Việt Nam). Tại thị trường châu Âu, các chỉ số FTSEurofirst 300 và Euro STOXX 50 đều ổn định trong phiên giao dịch giữa ngày 17-8 (giờ địa phương). Còn tại Mỹ, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ 0,1%. Trong khi đó chứng khoán châu Á đạt mốc cao nhất trong ba tuần qua. Thị trường Tokyo (Nhật) tăng hơn 1,4% trong khi Sydney (Úc) tăng gần 1%. Các thị trường Seoul, Đài Bắc đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường Thượng Hải giảm 2%. “Các thị trường châu Á phản ánh tâm lý cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất” – AFP dẫn lời nhà phân tích thị trường Angus Nicholson ở Melbourne (Úc) nhận định. Phố Wall tự tin Những ông lớn ở phố Wall cho rằng FED sẽ không tăng lãi suất. “Nếu là tôi sẽ không làm vậy” – Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo Lloyd Blankfein nói, cho rằng thị trường lao động vẫn rất uể oải trong khi lạm phát chỉ mới tạm lắng. Cựu bộ trượng tài chính Lawrence Summers và nhà đầu tư Warren Buffett cũng đưa ra quan điểm tương tự. Tuy nhiên, những người cho rằng FED sẽ không tăng lãi xuất cũng dự đoán thời gian trì hoãn này được cho là sẽ không kéo dài lâu. Những cơ sở để FED tăng lãi suất là nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đủ mạnh, tăng 9% so với trước khủng hoảng, lạm phát yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 5,1%. Nhưng theo BBC, dù tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng số người thiếu việc làm, bao gồm những người làm bán thời gian, vẫn rất cao. Ngoài ra, thị trường mạnh hơn có thể kéo theo lạm phát tăng khi các công ty tăng lương để nhận người lao động. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất sẽ đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đúng hướng, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối rủi ro từ tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vấn đề xuất phát từ tháng trước khi Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường thế giới một phen chao đảo. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước đang phát triển chưa sẵn sàng án ứng phó với tình hình bấp bênh trên thị trường tài chính quốc tế. Theo nhà kinh tế trưởng Kaushik Basu của WB, việc FED tăng lãi suất sẽ gây rối loạn tại các thị trường mới nổi và các thị trường này sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro liên quan tới nguy cơ chảy một lượng lớn tiền vốn ra nước ngoài. “Tôi không nghĩ nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhưng sẽ gây ra một số hỗn loạn ngay lập tức. Kinh tế thế giới hiện khá tệ và nếu Mỹ hành động nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước” – Financial Times dẫn lời ông Basu. Các ngân hàng hưởng lợi nếu FED tăng lãi suất Các ngân hàng Mỹ sẽ là những đối tượng hưởng lợi lớn một khi FED tăng lãi suất trong khi những người ký gửi tiền không được hưởng bao nhiêu. Theo Reuters, lãi suất tăng sẽ giúp các ngân hàng thu nhiều tiền hơn cho các khoản cho vay nhưng sẽ không vội tăng lãi suất ký gửi bởi đã thừa tiền từ các biện pháp kích thích tài chính của FED, gồm việc hạ lãi suất và bơm hàng nghìn tỉ USD vào nền kinh tế. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết 37 trên 44 ngân hàng Mỹ sẽ kiếm nhiều tiền hơn từ quyết định tăng lãi suất của FED. Cứ mỗi % lãi suất tăng thêm, tập đoàn Bank of America sẽ có thêm 2,4 tỉ USD lợi nhuận trong năm tiếp theo trong khi CitiGroup là 1,9 tỉ USD. TRẦN PHƯƠNG ========================== 1g 30 sáng 18/ 9 giờ VN, FED mới quyết định tăng lãi xuất. Tăng hay không còn hồi hộp. Lão Gàn bói một wẻ - vì bây giờ mới 10g 20' 17/ 9 giờ VN: Sinh Đại An. Lãi xuất sẽ tăng từ 3 đến 5% / năm.1 like
-
Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và trận đấu của hai "hổ" Thứ tư, 16/09/2015 - 16:00 Ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn "những lợi ích chung to lớn", để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới... >> Mỹ hoãn trừng phạt Trung Quốc trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình >> Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình ... Đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức. Kinh tế luôn là một đấu trường Không phải có tiếng súng mới là chiến tranh. Trong kinh tế người ta đánh nhau cũng khốc liệt lắm. Kinh tế thường được sử dụng như một phương tiện, phương tiện để phát triển quan hệ khi cần phát triển, phương tiện để phá bỏ quan hệ khi cần phá, phương tiện để nô dịch, để chèn ép, để bành trướng… Thời đại hội nhập, những thuộc tính trên có thay đổi hay biến mất không? Xin thưa rằng không. Vì toàn cầu hóa kinh tế đang kết nối các nền kinh tế quốc gia lại với nhau, nhưng sự kết nối đó chưa đủ mạnh để triệt tiêu, hay bào mòn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tham vọng bành trướng ở những nơi nó còn khu trú vững chắc, và do đó cuộc chiến trên mặt trận kinh tế còn phức tạp. Quan hệ Trung - Mỹ có thể được coi là một ví dụ điển hình về quan hệ kinh tế thời hội nhập. Điển hình ở việc khai thác tối đa những lợi thế của toàn cầu hóa, và đây cũng là một cuộc đấu tranh khốc liệt và có bài bản. Điển hình ở chỗ quan hệ chính trị, kinh tế sẽ luôn ngày càng gay gắt, phức tạp, nhưng rồi bên nào có thần kinh vững hơn, giành phần thắng nhiều hơn trong kinh tế, sẽ là người chiến thắng. Năm 1979, sau ba thập kỷ đánh nhau khốc liệt bằng loa phóng thanh, ba thập kỷ đàm phán kiên trì "giữa hai anh điếc" chỉ có người nói không có người nghe, Trung Quốc và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định Thương mại song phương, dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc. Khi đó buôn bán 2 nước chỉ có 2,45 tỉ USD, và ở Trung Quốc nhiều vùng nông thôn người dân còn chết đói. Hoa Kỳ tính chuyện thả cho Trung Quốc miếng mồi kinh tế (tức Tối huệ quốc) để lôi Trung Quốc về phía mình chống lại Liên Xô. Có Tối huệ quốc, Trung Quốc khai thác triệt để thị trường Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, và thị trường Hoa Kỳ trở thành bàn đạp để Trung Quốc thực hiện thành công Chương trình 4 Hiện đại hóa. Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ. Cuộc đấu trên sân toàn cầu hóa Tháng 12/1999, tròn 20 năm sau, trong Hiệp định về những điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO, lợi dụng vị thế của mình, người Mỹ đã sửa bằng hết cái họ gọi là những "sai lầm ngu xuẩn" của năm 1979, bắt Trung Quốc phải mở cửa thị trường theo những tiêu chí của WTO, mở cửa những lĩnh vực kinh tế mà Hoa Kỳ có thế mạnh. Trung Quốc chấp nhận cuộc chơi. Cuộc đấu lại tiếp tục trên một sân chơi mới, sân chơi toàn cầu hóa. Hôm nay, kim ngạch buôn bán 2 nước đã gần đạt 600 tỉ USD, xuất siêu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vượt 300 tỉ USD. Hàng may mặc, giày dép, đồ chơi điện tử Trung Quốc đang tràn ngập phố phường làng xóm nước Mỹ. Đại bộ phận trong số 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ cùng với hàng vạn chuyên gia Mỹ đang khai thác thị trường 1,3 tỉ dân và "đưa việc làm sang Trung Quốc". Nhiều sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ, từ cái lớn như tổ máy phát điện đến cải nhỏ li ti như linh kiện, phụ kiện chiếc máy vi tính đang sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc rồi đưa về bán ở Mỹ, ở khắp thế giới, ở cả Việt Nam. Bạn muốn sang tận Mỹ để mua một chiếc máy vi tính Mỹ xịn ư? Chắc chắn bạn sẽ xách về một chiếc máy "Made in China", và hôm nay đó là Mỹ "xịn" đấy. Người Mỹ không hề "cay mũi" khi nhập siêu từ Trung Quốc lên tới hàng trăm tỷ USD và có thể tăng hơn nữa, vì trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có nhiều thứ của người Mỹ sản xuất và gia công tại Trung Quốc. Trung Quốc đã lên hàng thứ hai trên bản đồ kinh tế thế giới và "giấc mơ Trung Hoa" đang thành hiện thực. Trung Quốc đang cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ, đang giành giật với Hoa Kỳ từng mảnh kinh tế, từng mảng công nghệ, từng mẩu thị trường khắp mọi nơi, mọi lúc. Lợi ích kinh tế cột chặt quan hệ Trung - Mỹ Nền kinh tế hai quốc gia Trung - Mỹ đang kết nối với nhau ngày một chặt, đang phụ thuộc vào nhau, và Trung Quốc đang đòi Mỹ đối xử với mình theo kiểu "quan hệ nước lớn kiểu mới". Đó là kết quả của sự vận động tự do của hàng hóa và đồng vốn trong thời đại hội nhập, và cũng là ý đồ chiến lược của hai quốc gia, đối tác. Hôm nay giữa hai nước vẫn gay gắt căng thẳng, vẫn còn nhiều xung đột, xung đột về ý thức hệ, xung đột về chiến lược toàn cầu, nhưng vì lợi ích kinh tế quá lớn, gắn với nhau quá chặt chẽ, không một ai trong họ tính đến chuyện làm đổ vỡ quan hệ. Cho dù Biển Hoa Đông, Biển Đông đang nóng sục và có thể nóng hơn nữa, cho dù ở cả hai bên, đạn đã chất đầy kho, súng đã giương cao nòng và ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn "những lợi ích chung to lớn", để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức. Nguyễn Đình Lương (nguyên trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ) Vietnamnet ================== Hì! Cái này lão Gàn cũng xác định rất lâu rùi. Xem lại một nội dung trong bộ phim hoạt hình mà lão đưa lên topic này, sẽ thấy nhân vật quan trọng trong phim phát biểu: "Biển quá nhỏ, không đủ sức chứa hai chúng ta".. Nhưng cũng lâu rồi, lão xác định ủng hộ một "cánh bạc cuối cùng" bằng một cuộc chiến tranh kinh tế. Nhưng lão cũng cần lưu ý rằng: Không phải vì đấu kinh tế mà Hoa Kỳ quên mất việc tăng cường vũ trang chuẩn bị chiến tranh trên Châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ cuối năm nay, cuộc đấu bắt đầu. Thế giới giăng miểng hết trơn. Hãy chờ xem.1 like
-
Lãnh đạo Mỹ, Trung sắp gặp nhau tại Nhà Trắng Thứ tư, 16/09/2015 - 10:34 Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi lễ cấp nhà nước trong chuyến thăm sắp tới của ông Tập tới Mỹ vào ngày 25/9. >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? >> Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khó tạo đột phá ngoại giao Chủ tịch Tập Cận Bình vàTổng thống Barack Obama(Ảnh:AFP) Thông báo được Nhà Trắng đưa ra hôm 15/9 cho biết, Tổng thống Obama sẽ tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình với các nghi lễ cấp cao nhất khi ông Tập sang thăm Mỹ trong tuần sau. Theo kế hoạch, ông Obama cùng phu nhân Michelle Obama sẽ chiêu đãi bữa tối ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại Nhà Trắng ngay sau khi ông Tập đáp máy bay tới Washington. Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc được coi là quan trọng và đáng chú ý, trong bối cảnh ông Tập đang phải chịu nhiều áp lực sau biến cố kinh tế vừa qua. Đây vừa là cơ hội để Washington và Bắc Kinh tăng cường hợp tác và cũng là dịp để thảo luận về những bất đồng giữa hai bên xung quanh sự cố tấn công mạng mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc là thủ phạm. Trước đó, Tổng thống Obama đã lên án các vụ tấn công mạng là hành động “không thể chấp nhận được” và đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Trung Quốc. Ông nhấn mạnh nếu Bắc Kinh muốn cạnh tranh trong lĩnh vực này thì chắc chắn Washington sẽ là bên chiến thắng. Ông Tập Cận Bình được đánh giá là một trogn những lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Chuyến thăm lần này của ông tới Mỹ được kỳ vọng sẽ mang theo ánh hào quang và thương hiệu “giấc mơ Trung Hoa”. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải một trở ngại lớn khi những bất ổn kinh tế trong nước hồi tháng trước đã đặt lên vai ông Tập những áp lực không nhỏ. Có ý kiến cho rằng Washington nên tận dụng thời cơ này để gây sức ép đối với Bắc Kinh, kể cả trong các vấn đề tại Biển Đông. Tuy nhiên một số chuyên gia nhận định, mặc dù đang ở trong giai đoạn bất ổn nhưng ông Tập sẽ không tỏ ra nhún nhường bởi Trung Quốc không muốn sẽ thể hiện rõ sự yếu thế của mình. Nhật Minh ====================== Hăm lăm mới gặp. Vậy, đúng chiều 26 tức rạng sáng 25 giờ Hoa Kỳ (Không bít có đúng không. Để lát nữa lão thẩm tra lại), nếu lão Gàn nhớ thì sẽ bói một vẻ. Quên thì thôi. Bởi vì cuộc gặp này thành công hay thất bại cũng chỉ là một thành tố trong tập hợp "canh bạc cuối cùng". Nên lão có bói đúng hay sai cũng chỉ mang tính thể hiện, chẳng có tác dụng gì với đại cuộc. Nhưng lão cũng mún bói một wẻ, xem ra mần răng. Nhờ anh em nào nhắc giúp lão. Cảm ơn nhiều. Làm sao để sáng 25/ 9 giờ Mỹ thì quẻ phải lên diễn đàn. Bói sớm qúa, nhỡ gián điệp nó biết tiếng Việt, nó đọc được, điều chỉnh lại thành bói sai.Hì. Đấy cũng chính là "Thiên cơ bất khả lậu"....sớm quá. Lại không chính danh rùi! Chủ tịch của nước nào thế? Tổng Thống của Nam Phi à? Cũng rất có "cơ sở khoa học". Vì da ông ấy đen, thế thí đúng là TT của Nam Phi rùi.1 like
-
Tình hình Biển Đông: Tuyên bố rắn của Ấn-Mỹ-Nhật với Trung Quốc (Tin tức 24h) - Các quốc gia "có lợi ích ở Biển Đông" đều lần lượt có tuyên bố cứng rắn cảnh báo Trung Quốc trước sự leo thang của nước này ở Biển Đông. Vấn đề Biển Đông: Lời cam kết hợp tác của Thái Lan Chuyên gia: Mỹ quá rụt rè chặn dã tâm ở Biển Đông Ấn Độ: Kiên quyết chống lại nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông The Economic Times ngày 13/9 đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã nhấn mạnh về tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng hạn chế tự do hàng hải hàng không trong khu vực, nơi Ấn Độ có lợi ích thương mại và chiến lược mạnh mẽ. Quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên nói rằng, sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp xong ở Biển Đông, họ có thể áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn chống lại các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không. Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. Ảnh: EPA Ngay từ khi Trung Quốc chưa tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Ấn Độ đã phát đi thông điệp cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ động thái nào như vậy. Biển Đông có tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu không chỉ với Ấn Độ mà còn với các nước khác như Nhật bản để tiến hành các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa. Quan chức Ấn Độ cho rằng, tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông là điều bắt buộc với Ấn Độ bởi nước này có lợi ích lớn ở Việt Nam và mối quan hệ đang phát triển với các nước trong khu vực, bao gồm Philippines. Nhật Bản sẽ tuần tra Biển Đông Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã nhiều lần lên án Trung Quốc "áp bức" trên Biển Đông. Đặc biệt, trong Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản công bố hồi cuối tháng 7/2015 đã thẳng thắn chỉ rõ, Trung Quốc đang hành động một cách “đơn phương và không thỏa hiệp” đồng thời cáo buộc Bắc Kinh “gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế”. “Trung Quốc, cụ thể là trong vấn đề hàng hải, đang tiếp tục thực hiện các hành động kiên quyết, trong đó mưu toan áp bức nhằm thay đổi hiện trạng trên biển và thỏa mãn các nhu cầu đơn phương mà không có bất cứ thỏa hiệp nào”. báo cáo Quốc phòng Nhật Bản 2015 viết. Trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản, lần đầu xuất hiện những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông. Sách trắng quốc phòng Nhật Bản chỉ trích hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và gọi đây là hành động “đơn phương, áp bức” đe dọa an ninh khu vực. “Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng tại 7 bãi đá ở Trường Sa, xây dựng hạ tầng như đường băng và cảng trên một số bãi đá. Đây là mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế” – sách trắng viết. Một động thái khác đáng lưu ý của Nhật Bản là nước này đã thông qua dự luật an ninh mới vào tháng 7/2015, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài. Bên cạnh đó, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản – Đô đốc Katsutoshi Kawano hôm 16/7 đã nói rằng, ông tin là Trung Quốc sẽ trở nên ngày một hung hăng ở Biển Đông và vì thế Nhật Bản có thể sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra, giám sát ở khu vực này trong tương lai. Mỹ: Tuyên bố và hành động Mỹ là quốc gia có rất nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và những hoạt động phi pháp của Trung Quốc đang thực hiện tại khu vực này. Đặc biệt, tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự đến khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảoTrường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo. Vào tháng 7/2015, tại Hội thảo thường niên lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ… Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác”. Ông nói rằng Washington sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình theo những cách thức khác nhau: Tuân thủ các cam kết đồng minh, an ninh, trợ giúp có hiệu quả đối với các tổ chức tại khu vực, tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Tưởng Thành ===================== Cái này lão đã nói lâu rồi: Trung Quốc sẽ bị cô lập và rằng Hoa Kỳ đang bao vây Trung Quốc....Từ đầu lão cũng đã nói: Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là đụng tới Việt Nam. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Họ đang ở thế "lùi cũng dở, ở cũng không xong".Không lâu nữa Bắc Kinh sẽ thấy hậu quả không mấy tốt đẹp. Đụng tới Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, các người đã thấy hậu quả của nó chưa? Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là điếu hiểu gì cả.1 like
-
Phương pháp chữa bách bệnh cực lạ của lương y Nguyễn Hữu KhaiTuyết Anh (T.H) 10/09/2015 10:31 Phương pháp niệm số trị bệnh của Thầy thuốc ưu tú, Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai đang được nhiều người quan tâm, chia sẻ cùng với những phản hồi về tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hiệu ứng về "bài thuốc" niệm số Gần đây trên mạng xã hội đang chia sẻ 1 "bài thuốc lạ" không sử dụng thuốc mà dùng thuật niệm số để chữa bệnh. Phương pháp chữa bệnh không cần thuốc này được nhiều người áp dụng và thu được kết quả như ý: Bạn T.H: "Thầy ơi con đã áp dụng theo hướng dẫn của thầy gần tháng nay lúc nào cũng khụt khịt do xoang đau đầu nữa tôí qua nằm mãi không ngủ được nhớ ra bài thầy hướng dẫn con đã niệm 60 và ngủ lúc nào không hay. Trong người dễ chịu hẳn thầy ạ. Con cảm ơn thầy nhiều ạ. Con chúc thầy sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trên con đường phía trước a." Bạn H.P: "Con cảm ơn Thầy đã đăng bài này. Hiện trong người con lắm loại bệnh quá, làm con luôn đau và mệt mỏi. Con sẽ học bài niệm của Thầy để bớt ốm yếu ạ!"... Và còn rất nhiều bình luận khác về xin tư vấn,chia sẻ bài viết cho người thân của họ sử dụng,... Nhiều người đã chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn của mình đến thầy Khai. Nhờ "bài thuốc" này mà nhiều người bệnh đã sớm thoát khỏi những chứng bệnh phiền toái thường gặp hàng ngày mà không mất một đồng nào để mua thuốc. Chân dung Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Thực chất, thuật niệm số hay còn gọi là liệu pháp tượng số là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả do Lý y sư nghiên cứu dựa vào thuyết Chu Dịch, thuyết Âm dương ngũ hành và triết lý y học Đông phương. Niệm số có thể chữa được các loại bệnh khác nhau với những con số khác nhau. Có bệnh chỉ cần niệm một vài lần là khỏi, có bệnh phải niệm vài ngày, cũng có bệnh phải niệm hàng tháng (sau mỗi lần niệm bệnh sẽ giảm dần). Đôi điều về Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952, là một võ sư, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ y học, doanh nhân tại Việt Nam, chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long với hàng chục cơ sở sản xuất từ Nam ra Bắc. Ông là tác giả của hơn 200 sản phẩm Đông dược và Mỹ phẩm Bảo Long. Trong lĩnh vực chuyên môn, Ông được mệnh danh là “Người làm rạng danh nền y dược cổ truyền Việt Nam” và “Người thầy thuốc của thể thao Việt Nam” khi có rất nhiều đóng góp cho ngành. Với nỗ lực và sự cống hiến hết mình cho ngành thầy thuốc nước nhà năm 2010 Lương y Nguyễn Hữu Khai đã được phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và nhiều huân huy chương lao động giá trị khác. 15/6/2013 tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, có địa chỉ tại Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai 3 tháng để điều tra về tội "Sử dụng trái phép tài sản". Trải qua thời gian nhiều khó khăn và biến động đến hiện tại, Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai đã trở về và vẫn đang miệt mài với nghề thầy thuốc cứu đời, cứu người, vẫn nhận được sự yêu mến,cảm phục của nhiều người. Mới đây ông đã chia sẻ một phương pháp niệm số chữa bệnh không dùng đến thuốc được nhiều người áp dụng rất công hiệu. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về phương pháp điều trị bệnh này. Phương pháp niệm số chữa bệnh của Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Thầy thuốc ưu tú, Ts. Nguyễn Hữu Khai xem mạch kiểm tra sức khỏe cho Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Thầy thuốc ưu tú, Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai xem mạch kiểm tra sức khỏe cho Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Niệm số rất dễ thực hiện bạn có thể làm bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi, lúc nghỉ ngơi là thời điểm tốt nhất để áp dụng phương pháp niệm số này. Tùy vào từng loại bệnh sẽ có các con số niệm khác nhau. Những bình luận về bài thuốc niệm số trên trang cá nhân của Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Ví dụ: Để chữa bệnh hoa mắt, chóng mặt (thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình) bạn sẽ niệm số: 820.650 Cách Niệm: Niệm trầm (không cần ra tiếng), niệm là: Tám hai không. Sáu năm không. Lại tiếp, tám hai không. Sáu năm không. Niệm liên tục khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần. Ngày niệm 2-3 lần. Khi gặp dấu chấm thì tạm ngưng giống như đọc đoạn văn dừng lại ở dấu chấm. Khi niệm nhiều lần sau đó thì ngưng lâu hơn khi gặp dấu chấm. Niệm từ từ, niệm đến số nào thì phải tưởng tượng ra số đó. Có thể niệm ở tư thế ngồi, nằm hoặc vừa đi vừa niệm. Nếu bị nhiều chứng bệnh thì niệm chữa chứng bệnh cấp kỳ trước hoặc có thể hôm nay niệm chữa bệnh này, mai niệm chữa bệnh khác. Niệm số không gây phản ứng phụ, không công phạt với các loại thuốc, có thể kết hợp vừa dùng thuốc vừa niệm số càng nhanh khỏi bệnh. Niệm số chữa bệnh thường gặp Một số chứng bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp niệm số như sau: 1, Viêm họng, sưng đau trong họng, ho: 5000.20 2, Viêm mũi, viêm xoang, mặt mũi đau nhức, ngạt mũi, sổ mũi: 60 3, Đau đầu: 6050 4, Đau đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt, có thể buồn nôn (Thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình): 820.650 5, Đau một bên đầu, mắt căng, mờ mắt, có thể nôn ói: 260 6, Mắt đau sưng, không mở ra được: 5.650 7, Mắt đau , sưng đỏ, đắng miệng lòng buồn bực: 003 8, Viêm giác mạc,đau đầu, nhức mắt: 2000 9, Viêm phế quản, ho, khó thở: 20.640 10, Đau Tim, đau vùng ngực trái: 380 11, Đau tim, kèm theo cao huyết áp: 720.60 12, Đau dạ dày: 820.40 13, Tiểu rắt, buốt, bụng dưới đau tức: 600.50 14, Tiểu són, tiểu nhiều , tiểu không tự chủ: 200.50 15,Mề đay, mẩn ngứa, dị ứng: 0002 16, Vú có u cục, viêm tuyến vú(mới bị): 640.20 17, Vú có u cục,viêm tuyến vú (bị đã lâu): 640.000.720 18, Sau khi sinh con bị mất sữa: 38000.40 19, Trẹo khớp cổ tay, đau khớp cổ tay: 70 20,Trẹo cột sống, đau lưng không quay người được: 6000 21, Trấn thương ở đùi đau: 000.000.70 22, Trấn thương ở sườn ngực đau: 5000.80 23, Trấn thương ở hông, đùi đau: 720.60.430 23, Trấn thương đau vai, đùi, bắp chân: 8000.70 21, Viêm khớp, chân nặng nề, vô lực: 00100.00700 22, Viêm đau khớp gối: 1000.7000 23, Đau lưng như có vật đè nặng: 640.720 24, Đau lưng do thoái hóa cột sống: 1000.60 25, Đau lưng lan xuống hông, đùi(viêm đau thần kinh tọa): 70.20 26, Đau cánh tay, có thể không nhấc lên được: 650.000 27,Gót chân sưng đau: 4000.370 28, Chân đùi đau tê: 650.30.80 29, Trĩ, Đại tiện ra máu: 00100.800 30, Phù, đau lưng, đau đùi: 650.000.3820 31, Viêm tử cung, đau bụng, nhiều khí hư: 6000 32, Sỏi thận: 720.40.60 33, Sỏi bàng quang đau tức bụng dưới: 60.2000 34, Sỏi mật,viêm túi mật: 40.60.3800 35, Vã mồ hôi, mồ hôi bàn tay, bàn chân, run tay: 650.3820 36, Phong thấp, viêm phụ khoa, viêm niệu đạo, kém ăn, khó ngủ: 20.650.380 37, Thoái hóa đốt sống cổ, đau vai gáy, đau đầu: 2650.380 Ngày 08 tháng 9 năm 2015 TS y học Nguyễn Hữu Khai http://soha.vn/song-khoe/phuong-phap-chua-bach-benh-cuc-la-cua-luong-y-nguyen-huu-khai-20150909211022094.htm1 like
-
Đã nói rùi! Cuối năm kinh tế của cái thế giới khốn khổ này sẽ te tua như cái mền rách. Còn sang năm thì một đợt sóng khủng khoảng mới bắt đầu... Tài ba như Khổng Minh cũng không thể xoay chuyển được những quy luật của vũ trụ. Chỉ có ai biết được những quy luật này, mà liệu bánh mỳ để xịt maggi. Một lần nữa, lão Gàn khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung củng cố tổ chức và định hướng phát triển với những cơ hội có thể tranh thủ được trong năm nay. Còn nếu không, ngay cả các vị "bầu" cũng thành chửa hoang cả. ============================= Thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn Đăng Bởi Một Thế Giới 15:45 10-07-2015 Những ngày qua, tin tức liên tục về sức khỏe suy yếu trầm trọng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến cho giới đầu tư cả thế giới hoang mang. Điều quan trọng nhất, nếu thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn thì khi đó một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại bắt đầu. Có thể bạn quan tâm >> Thảm sát ở Bình Phước: nghi can khai nhận ra tay “vì tình lẫn vì tiền“ >> Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến: Đã bắt được 2 nghi can, thông tin chi tiết sẽ họp báo 1 giờ chiều thứ bảy >> Tổng bí thư thẳng thắn về dân chủ với học giả Mỹ Sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc ngày nay rất quan trọng với thế giới, đặc biệt là khi nước này đã là nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu và thế giới chỉ mới phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính vào 7 năm trước nên việc thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn có thể làm cho kinh tế toàn cầu suy thoái một lần nữa. Thật khó có thể tin, chỉ một năm trước bỗng nhiên thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng một cách kinh khủng khi mà chỉ trong vòng 7 tháng vốn hóa toàn thị trường tăng gấp đôi, số công ty niêm yết lên sàn cũng tăng chóng mặt, thế rồi chỉ trong vài tuần qua từ đầu tháng 6 đến nay, thị trường này đã bốc hơi hơn 30% khiến chính phủ Trung Quốc phải ra tay bảo vệ thị trường. Bảo vệ bằng mọi giá Trung Quốc đã làm mọi cách để bảo vệ thị trường chứng khoán của mình, dù đa phần phương thức của họ chỉ có lợi trong tính ngắn hạn.Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị hoãn lại, các quy định về cho vay ký quỹ chứng khoán được nới lỏng, thậm chí các nhà đầu tư được phép dùng căn nhà của họ để cầm cố vay tiền mua cổ phiếu. Chính sách trên không ăn thua, thế là ngày 27.6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cắt giảm lãi suất cơ bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại một số ngân hàng thương mại. Vài ngày sau, PBoC "tung tiền" ra cung cấp hỗ trợ tài chính cho một nhóm gồm 21 công ty môi giới chứng khoán cam kết mua 120 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19,3 tỉ USD) cổ phiếu và nắm giữ lượng cổ phiếu này trong 1 năm để kìm đà giảm giá Tiếp đó, ngày 8.7, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc ban lệnh cấm cổ đông với cổ phần trên 5% tại các công ty niêm yết, các nhà điều hành doanh nghiệp và thành viên hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu trong vòng 6 tháng. Giá vẫn giảm kịch sàn Nhưng cho đến nay, các động thái trên của Bắc Kinh hầu như không phát huy được tác dụng cứu thị trường nếu không muốn nói là chúng còn làm khủng hoảng lòng tin của các nhà đầu tư hơn trước. Kể từ mức đỉnh thiết lập hôm 12.6, chỉ số Shanghai Composite Index đến nay đã sụt khoảng 32%, trong đó có những phiên chỉ số này sụt trên 5%. Áp lực bán ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc căng thẳng đến nỗi vào ngày 8.7, khoảng 1.300 công ty niêm yết đã dừng giao dịch cổ phiếu trên các sàn chứng khoán ở Trung Quốc, khiến lượng cổ phiếu trị giá 2,6 nghìn tỉ USD bị đóng băng, tương đương 40% tổng mức vốn hóa của thị trường. Ngày 7.7, đến lượt thị trường chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường đại lục rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market), hôm 8.7 tới lượt thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị lôi theo đà giảm giá. Sẽ kéo kinh tế Trung Quốc xuống bùn Lo lắng trước "sức khỏe" của thị trường chứng khoán Trung Quốc, mặc dù so với năm ngoái giá trị toàn thị trường vẫn đang ở mức tăng 8%, nhưng IMF vừa thông báo dự đoán mức tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc chỉ là 6,8%. Con số 6,8% vẫn có thể là một con số cao so với mặt bằng chung của thế giới, tuy nhiên đối với Trung Quốc việc tăng trưởng dưới 7% một năm có thể được xem là trì trệ, và nguy hiểm vì Trung Quốc vốn là một nước xuất khẩu chính. Khi bong bóng chứng khoán vỡ, nó cơ cản trở những nỗ lực giải cứu các công ty bất động sản, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nợ đầm đìa của chính phủ Trung Quốc. Những “bữa tiệc” tín dụng và đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng và các dự án nhà ở đã giúp nước này đạt tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm 10% trong thời gian từ 1980 - 2012. Giờ đây, kinh tế Trung Quốc chỉ còn tăng trưởng 7% mỗi năm và ngập trong nợ nần từ việc thị trường nhà đất bị tụt giảm. Không chỉ có như vậy, chứng khoán gần đây được xem là một kênh huy động vốn hữu hiệu của những công ty đáng lý ra phải phá sản. Cứ lên sàn là có "một mớ tiền", để tránh điều đó xảy ra, những công ty này như những tế bào ung thư thay vì phải được loại bỏ khỏi nền kinh tế, thì lại được "di căn" sang thị trường chứng khoán. Kết quả là nếu lấy hệ số giá/thu nhập (P/E) là căn cứ để so sánh, các cổ phiếu thuộc chỉ số Shanghai Composite Index đắt gấp 3 lần so với cổ phiếu ở bất kỳ thị trường nào trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Thiên Hà (theo AP)1 like
-
"Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới Thái Phong (T.H) 19/03/2015 07:30 Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non. Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt. Dùng thảo dược chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non. Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng. Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta. Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường: Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác. Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy. Lưu ý: - Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm. - Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.1 like
-
4 loại bệnh không ngờ phải "kiêng" chuối chín kẻo nguy hiểm 08/01/2015 08:10 Những người tuyệt đối không nên ăn chuối chín là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để biết được món ăn này có phù hợp với mình không, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây. Những người tuyệt đối không nên ăn chuối chín Chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen. Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao. Những người tuyệt đối không nên ăn chuối chín là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong 100 gram thịt chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium, 0,31 mg Fe, 29 mg Mg, 20 mg P, 0,16 mg ZN, 0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn chuối chín. Những người mắc một số bệnh dưới đây nên tránh ăn món này, vì nó không tốt cho sức khỏe. Những người bị tiểu đường loại 2 tuyệt đối không ăn chuối chín Chuối chín có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh tiểu đường loại 2 thì tuyệt đối không nên ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Những người bị bệnh tim mạch tuyệt đối không ăn chuối chín Đối với bệnh nhân tim mạch, thường phải sử dụng một loại thuốc chẹn bê ta làm cho hàm lượng kali trong máu tăng. Nếu bổ sung thêm các loại thực phẩm kali cao như chuối chín sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Những người bị bệnh thận tuyệt đối không ăn chuối chín Ăn quá nhiều kali có thể gây hại cho những người bị tổn thương thận. Bởi nếu thận không thể làm việc tốt để loại bỏ kali dư thừa trong máu, nó có thể gây tử vong cho người bệnh. Những người bị đau đầu tuyệt đối không ăn chuối chín Người bị đau đầu cần ăn chuối ở mức độ vừa phải. Nhà dinh dưỡng học Flores cho biết, bệnh nhân bị đau đầu cần hạn chế ăn chuối bởi "các axit amin trong chuối làm giãn các mạch máu." Chuối chín có chứa nhiều các axit amin hơn chuối xanh. ============================ Có 5 bệnh sau, đừng "dại" ăn mít mà thêm bệnh Thái Phong (T.H) 01/01/2015 11:16 Mít là một loại trái cây giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, mít không "lành" với tất cả mọi người. Cần chú ý không ăn mít nếu như bạn đang mắc những căn bệnh dưới đây. Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người. Lợi ích sức khỏe của trái mít: Tăng cường hệ miễn dich Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Chống lại bệnh ung thư Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans,isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Tốt cho hệ tiêu hóa Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng). Tốt cho mắt và da Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà. Bổ sung năng lượng Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù vậy, mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để thưởng thức. Tốt cho huyết áp và tim mạch Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tốt cho sức khỏe xương Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương. Ngăn ngừa thiếu máu Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì. Những bệnh không nên ăn mít Tuy mít rất tốt nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bệnh gan nhiễm mỡ Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. Bệnh tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Bệnh suy thận mạn Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Người bị suy nhược, sức khỏe yếu Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp Các bệnh mãn tính Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn”.1 like
-
BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN Tiếp theo Kính thưa quí vị. Đã có những bộ sưu tầm cổ vật cực kỳ giá trị liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến, nhưng đám tư duy "ở trần đóng khố" đã phủ nhận một cách vô liêm sỉ văn hóa sử truyền thống Việt - một mực phủ nhận cho rằng "không có giá trị", rằng "chưa được kiểm chứng bằng phương pháp khoa học", rằng "chưa có cơ sở chắc chắn, bởi vị trí đào cổ vật không theo phương pháp khoa học truyền thống"...vv....Mặc dù, chủ nhân của nó thách đố tất cả các nhà khoa học liên quan chứng minh được cứ một món đồ cổ của anh ta là giả thì chủ sở hữu trả 10.000 USD. Tôi đã chụp ảnh toàn bộ những cổ vật có giá trị nghiên cứu và sẽ đưa lên đây để quý vị quán xét khi có dịp. Hóa thạch cổ 125 triệu năm Một con ốc sên có niên đại 125 triệu năm đã hóa thạch, cơ thể bên trong lớp vỏ biến hóa thành một loại đá gần như thạch anh cực quý. Con ốc được tách làm đôi từ hàng ngàn năm trước và để thành vật trang trí. Cổ vật đồng có niên đại từ 3000 đến hơn 4000 năm cách ngày nay. Thố đựng rượu 4000 năm cách ngày nay . Cổ vật đồng khảm bạc 2500 năm cách ngày nay. Cổ vật đồng khảm bạc 2500 năm cách ngày nay. Cổ vật đồng khảm bạc và chữ cổ xác định vật dụng trong vương phủ. 2500 năm cách ngày nay. Điều này xác định nghề khảm xà cử và khảm bạc đã có từ lâu trong văn hóa đời sống Việt và đây chính là danh từ có nghĩa của người Việt với khái niệm quẻ Khảm trong Kinh Dịch. Khảm nghĩa là đặt một vật chế lấp vào cái khuyết lõm. Đây cũng là hình tượng của quẻ Khảm. Cổ vật đồng khảm bạc và chữ cổ xác định vật dụng trong vương phủ. 2500 năm cách ngày nay. Bộ cổ vật đồng miêu tả hình tượng trời tròn đất vuông Người chim, hình tượng được cách điệu làm giá đỡ cổ vật. Hình tượng người chim có trong tất cả các nền văn minh huy hoàng thời cổ đại. Kể cả Ai Cập và văn minh Maya. Những hoa văn cách điệu ở trên cổ vật này gần giống với phong cách trang trí trên những cổ vật của nền văn minh Maya Đồ thờ tự hoặc đựng sách quý Cổ vật đồng hơn 3000 năm cách ngày nay Một chi tiết ở cổ vật này ở trên là: Một con rồng được cách điệu. Điều đặc biệt đáng lưu ý là con rồng này có cánh. Rồng được cách điệu - Một chi tiết khác cũng ở cổ vật này. Hình tượng chim Lạc trên đỉnh cổ vật Còn tiếp1 like
-
BỘ SƯU TẦM CỔ VẬT VÀ VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN Tiếp theo Những cổ vật bằng mã não và đá bán quý Kỳ lân hơn 3000 năm cách ngày nay..... Nam tả nữ hữu. Những chiếc sọ người bằng mã não này liên quan gì đến những chiếc sọ người bằng thủy tinh đầy bí ẩn tìm được ở nhiều nới trên thế giới? Còn tiếp1 like