• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/09/2015 in all areas

  1. Mời người chế đồng hồ tới Nhà Trắng: VN đã chuyển động (Quan điểm) - Sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao, ủng hộ các sáng kiến đời thường sẽ tạo 'sóng' trong nghiên cứu sáng tạo. Mời người chế đồng hồ tới Nhà Trắng:Điều khiến Mỹ vĩ đại Nhà sáng chế Quách Ba - Kiên Giang - chủ nhân sản phẩm máy gặt đập liên hợp tỏ ra phấn khích và chia sẻ với Đất Việt trước câu chuyện Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa mời một học sinh Hồi giáo tới Nhà Trắng sau khi cậu bé bị còng tay do đem đồng hồ tự chế đến lớp. Ông Ba cũng là người chỉ cách đây gần 5 tháng nằm trong danh sách các nhà sáng chế không chuyên được gặp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn, kiến nghị tới lãnh đạo Chính phủ để có thể hỗ trợ tốt hơn cho quá trình nghiên cứu, đưa sản phẩm ra thị trường. Cậu học sinh Ahmed Mohamed (giữa) trả lời phỏng vấn báo chí hôm 16/9 - Ảnh: AFP Theo nhà sáng chế, đó là cách rất tốt để khích lệ tinh thần sáng tạo trong nhân dân, là một nguồn động viên lớn. "Ở Việt Nam các nhà lãnh đạo ngành khoa học công nghệ cũng tâm huyết rất lớn nhưng tôi cho rằng mưa một lần không ướt được hết. Thủ tướng dành cho anh em tình cảm rất tốt và mong rằng việc làm đó sẽ được quan tâm thường xuyên", ông Ba mong muốn. Nhắc lại sự kiện gần đây nhất khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt các nhà khoa học trẻ Việt Nam, ông Ba cho rằng sự kiện đó không kém phần thu hút dư luận. Bởi lẽ, khi nghe nhà khoa học trẻ 8X giới thiệu sản phẩm sáng chế của mình là chiếc kính mắt thần dành cho người khiếm thị, ngay tại cuộc họp Thủ tướng đã quyết đầu tư cả triệu đô để xây dựng dự án tặng kính cho người mù Việt Nam. "Từ những câu chuyện này cho thấy có một sự chuyển động, tôi tin tưởng sắp tới khoa học sẽ có cơ ngơi tốt. Những việc làm tuy nhỏ nhưng sẽ làm thành ngọn đuốc lớn", nhà sáng chế Quách Ba tin tưởng. Cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới câu chuyện cậu học sinh được Tổng thống Mỹ Obama mời tới Nhà Trắng, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, nhìn qua sản phẩm của cậu bé này thì thấy bản mạch mối hàn rất thô. "Về công nghệ thì không có gì đáng nói nhưng ý nghĩa thì khác hẳn. Ở đây nhà lãnh đạo cấp cao đã thể hiện sự coi trọng cả sản phẩm cũng như người sáng tạo ra sản phẩm đó. Nó sẽ có ý nghĩa vượt tầm mà người ta sẽ không thể hình dung hết", TS Nguyễn Văn Khải nói. Soi chiếu vào điều kiện trong nước, TS Khải cho rằng khi điều kiện còn khó khăn nhưng nếu như nhà nước ủng hộ sáng kiến mới sẽ không phải là cú hích mà sẽ là gió tạo sóng đẩy nước đi rất xa, là gió đẩy cánh buồm nghiên cứu khoa học của Việt Nam đi. Ông Khải cũng cho rằng, những thành kiến trong khoa học, thiếu niềm tin vào nghiên cứu mới sẽ khiến những người say mê nghiên cứu nhụt chí. Vì vậy cần lắm sự trao niềm tin. "Chắc chắn những hành động ủng hộ sáng kiến, các kết quả nghiên cứu sẽ tạo lực đẩy khoa học của Việt Nam tiến lên. Có được như vậy, chỉ cần những người lãnh đạo quan tâm hơn tới nghiên cứu của các nhà khoa học, khích lệ ủng hộ kịp thời thì chúng ta sẽ thành công", ông Khải tin tưởng. Bích Ngọc ================== Phàm là đã gọi là "pha học" thì vào cái thì buổi pha học hại điện này, nó phát triển thành một xu hướng chuyên biệt, tách ra và tạo một dòng chảy mới trong lịch sử sự phát triển của toàn bộ tri thức của nền văn minh. Đó là khoa học lý thuyết, còn gọi là khoa học cơ bản. Thời xa xưa, các lý thuyết của Newton là những lý thuyết khoa học đầu tiên trong lịch sử phát triển của nền văn minh, sự phát triển ngày phong phú và ngay trong ngành khoa học lý thuyết cũng phân loại thành các ngành khác nhau....cái này không cần phải ví dụ. Lý thuyết phát triển sau chồng lên lý thuyết phát triển trước và biến nó thành một phần tử trong tập hợp của lý thuyết mới. Đấy chính là một thực tại được phản ánh trong "nghịch lý toán học Cantor" - mới căn cứ vào đấy mà phát biểu rằng: "Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó". Đây là định đề thứ nhất trong "nghịch lý Cator". Nhưng chính định đề thứ hai: "Có một tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó" - làm nên "Nghịch lý Cantor". Định đề thứ hai này phủ nhận định đề thứ nhất, khiến cho định để thứ nhất có vẻ ...sai. Và chưa được "khoa học công nhận". Hay nói một cách khác: Nền văn minh hiện đại chưa đủ trình để hiểu được và công nhận "Nghịch lý Cantor". Nó thuộc về khoa học lý thuyết, hay còn gọi là "khoa học cơ bản". Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh đúng với chân lý. Lúc ấy "Nghịch lý Cantor" sẽ được Lý học công nhận và nó - Và "Nghịch lý Cantor" - mới chỉ là một nửa của vấn đề thuộc về những bí ẩn mang tính khoa học lý thuyết mô tả vũ trụ này. Những cái đồng hồ được ngài Obama khen ngợi và cả cái mắt kính dẫn đường cho người mù thuộc về khoa học kỹ thuật ứng dụng
    3 likes
  2. Ngày mai nữa 20/ 9 là 5 ngày rồi. Lão đang chờ một cơn bão khả năng lớn hơn cơn bão vừa qua rất nhiều. Trừ trường hợp ảnh hưởng đến lịch trình kiếm xèng của lão. Còn không lão lại khoanh tay đứng nhìn thiên hạ chém gió. Lão không đứng về phe nào và không can thiệp vào việc tranh chấp bão ở biển Đông, nhưng bảo vệ tự do đi lại không bị cản trở bởi bão để kiếm xèng. Hì. Lão nói trước: khoảng rằm 15/ 8 Ất Mùi Việt lịch lão ra Hanoi (Hôm nay là mùng 7/ 8 Việt lịch). Nếu bão vào Việt Nam ảnh hưởng đến lịch trình này thì cơn bão này sẽ tan trên biển trước khi vào Việt Nam, hoặc đi chỗ khác chơi. Còn không, xin quý vị cứ tự nhiên thể hiện. Chưa có dấu hiệu gì cả. Nhưng lão cứ chém gió vung xích chó vậy đó. PS: Nếu quả là có một cơn bão như vậy xảy ra thì đây là sự dự báo của lão. Lão không có tạo ra như "Quật mộ nhân" đâu nhá.
    2 likes
  3. Ngay xưa, khi lão Gàn tiên tri về một trận động đất mang tính hủy diệt ở Tây Thái Bình Dương (Tháng 2/ 2011), lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Việt Nam thì không đã đành. Nhưng Nhật Bản lãnh đủ sau khi lời tiên tri của lão công bố được 6 tiếng đồng hồ. Nói thật lúc đầu lão cũng hoang mang không hiểu vì sao. Do trước đó, lão đã biết nước Nhật sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong "canh bạc cuối cùng" xảy ra ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Bởi vậy, về lý thuyết Lý học sẽ không thể xảy ra động đất hủy diệt. Nhưng ngay sau đó, nước Nhật tụt hạng xuống thành một nước có nền kinh tế đứng thứ ba sau Tàu. À! Thì ra thế! Những quy luật của vũ trụ luôn luôn đúng. Bởi vậy, gần như ngay sau đó lão Gàn xác định rằng: Không quá ba năm nước Nhật sẽ phục hồi lại sức mạnh và nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới như xưa. Đến nay đã 5 năm. Lần đầu tiên sau 70 năm tính từ cuộc bại trận trong thế chiến thứ II, khiến nước Nhật từ một nước bại trận bị chiếm đóng, đã trở thành một quốc gia bình đẳng với mọi quốc gia khác về mặt chính trị. Đấy là công lao lớn nhất và là sự sáng suốt của ngài thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thời thế tạo anh hùng. ========================= Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh Thứ bảy, 19/09/2015 - 07:32 Dân trí Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi, trong một động thái có thể cho phép quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên trong 70 năm qua. Đây là một bước ngoặt trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm nới lỏng các giới hạn của hiến pháp hòa bình đối với quân đội. >> Xung quanh Dự luật an ninh mới của Nhật Bản Các nghị sĩ đảng cầm quyền hưởng ứng khi dự luật an ninh mới được thông qua tại Thượng viện ngày 19/9 (Ảnh: AFP) Dự luật an ninh đã được Thượng viện Nhật thông qua vào sáng sớm nay 19/9 giờ địa phương với tỉ lệ 148 phiếu thuận và 90 phiếu chống. Trước đó, Hạ viện Nhật cũng đã bỏ phiếu thông qua dự luật này. Tuy nhiên, dự luật an ninh mới đã gây tranh cãi và nhiều người đã biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội khi Thượng viện bỏ phiếu. Phiên bỏ phiếu diễn ra sau nhiều ngày tranh cãi quyết liệt và các động thái trì hoãn của của phe đối lập nhằm cố gắng ngăn chặn dự luật có hiệu lực. Luật an ninh mới sẽ cho phép binh sĩ Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Hiến pháp hậu Thế chiến II của Nhật cấm nước này sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc xung đột, ngoại trừ các trường hợp phòng vệ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hối thúc mạnh mẽ việc thông qua dự luật an ninh (Ảnh: AFP) Thủ tướng Shinzo Abe đã hối thúc việc thông qua dự luật an ninh trên, nói rằng những thay đổi trong dự luật là sự bình thường hóa chính sách quân sự của Nhật, vốn đã bị giới hạn bởi hiến pháp hòa bình hậu Thế chiến II. Ông Abe và những người ủng hộ ông nói rằng luật an ninh mới là cần thiết do các mối đe dọa từ Trung Quốc ngày một mạnh lên và một Triều Tiên không ổn định. Nhưng những người phản đối cho rằng dự luật có thể khiến Nhật bị lôi kéo vào các cuộc chiến trải rộng của Mỹ. An Bình Theo AFP
    2 likes
  4. TƯ LIỆU THAM KHẢO Mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ tinmoi.vn Thứ năm, 17/09/2015 | 19:16 GMT+7 Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận về những vấn đề khác nhau, từ quan hệ song phương cho đến an ninh mạng, thậm chí cả tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Tuy nhiên, một bài bình luận đăng trên tờ Ta Kung Pao hôm 16/9 cho rằng mục tiêu chính của ông Tập sẽ là thiết lập sự thống nhất về quan niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" để lái quan hệ Mỹ-Trung trong 10 năm tới. Khái niệm mơ hồ này lần đầu được đưa ra trong một tài liệu của Trường Đảng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 2005 nhưng ít được sử dụng cho tới khi xuất hiện trong một báo cáo tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012. Khi ấy, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vài tháng sau khi nhậm chứ chủ tịch nước, trong một buổi gặp mặt không chính thức với ông Obama tại trang trại Sunnylands, California vào tháng 6/2013, ông Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc và Mỹ "phải cùng nhau xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi vì lợi ích của cả người Mỹ và ngwoif Trung Quốc cũng như người dân khắp nơi trên thế giới". T ổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có vài ngày bên nhau tại trang trại Sunnylands ở California vào tháng 6/2013. Ảnh: Tân Hoa Xã Khái niệm này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đề cập đến trong buổi nói chuyện tại Đại học Georgetown vào tháng 11/2013. Khi ấy, bà Rice đã nói rằng Washington đang tìm cách "hoạt động hóa một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Trung Quốc. Đối với bà, điều này nghĩa là "quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong khi tiến tới hợp tác sâu sắc hơn về các vấn đề mà cả 2 đều có lợi ích", chặng hạn như việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Rice nói thêm rằng 2 nước cũng đang cải thiện "quan hệ quân đội với quân đội" thông qua tăng cường "đối thoại an ninh chiến lược" và hợp tác trên các vấn đề như giải quyết vi phạm bản quyền, an ninh hàng hải. Trong 6 vòng của các cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói. Mặc dù vậy, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vẫn nói với ông Kerry về việc thúc đẩy loại quan hệ nước lớn kiểu mới khi 2 người gặp nhau tại Washington vào tháng 10 năm đó. Một thời gian ngắn sau đó, khi ông Obama tới Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông tuyên bố rằng quan hệ nước lớn kiểu mới không đơn giản là một khái niệm và nói thêm rằng phía Mỹ sẵn lòng làm việc cùng Trung Quốc để đưa nó đi vào thực tế. Khái niệm này vẫn còn đang được thảo luận khi bà Rice gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng trước. Chủ tịch Trung Quốc đã nhắc lại rằng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới nghĩa là "không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi". Điều này lại được ông Dương Khiết Trì nhắc lại trong thời gian gần đây. Yang Xiyu, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ngày 15/9 nói rằng Mỹ vẫn còn do dự về khái niệm này bởi vẫn còn mâu thuẫn chiến lược giữa đôi bên. Ông Yang tin rằng Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa bằng cách làm việc tích cực để làm rõ khái niệm này. Trung Quốc không nên cố lấy đi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong khi Mỹ không thể cố thống trị Trung Quốc. Ông cũng nói thêm rằng ngay cả khi các vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức thì chí ít, họ cũng dễ quản lý chúng hơn trước. Trang tin chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, Duoweis News đồng ý rằng mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ lần đầu của ông Tập Cận Bình đó là: đạt được sự đồng thuận với ông Obama về khái niệm quan hệ nước lớn kiểu mới thay vì giải quyết các vấn đề cá nhân. Khi mà bất đồng giữa 2 bên vẫn tồn tại, Bắc Kinh tin rằng khái niệm này có thể mang lại thay đổi cơ bản trong bản chất các mối quan hệ. Đây la lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Duoweis News tin rằng Washington vẫn xem quan hệ nước lớn kiểu mới chỉ là một khái niệm và không quan tâm tới việc cắt nghĩa nó. Washington xem trọng việc giải quyết các vấn đề cụ thể trước mắt hơn, trong khi Bắc Kinh lại để ý đến bức tranh lớn và kế hoạch dài hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận cho thấy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Obama vào tuần tới có lẽ sẽ không được hiệu quả như mong đợi. Bảo Linh (theo Wantchinatimes) Nguồn : Người đưa tin ======================== Cụm từ "quan hệ nước lớn kiểu mới" là một cách mô tả khác mang tính cụ thể hóa khái niệm "thế giới đa cực". Nói rõ hơn là nội hàm khái niệm này xác định một phương thức trong quan hệ quốc tế, giữa những siêu cường trong điều kiện thế giới đa cực. Sự hội nhập toàn cầu với quyền lực tập trung, không có điều kiện để tồn tại trên thực tế nội hàm khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới". Mục đích của Bắc Kinh khi đề xuất khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" và sau tuyên bố chính thức của Bắc Kinh qua ông Uông Dương thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ trên thực tế, thực chất là một bước lùi về chính trị với mục đích xoa dịu Hoa Kỳ trước một khả năng đối đầu sẽ xảy ra, nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sức mạnh, đe dọa quyền lợi của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn tỏ lời khen ngợi đây là một sách lược tầm quốc gia khá cao tay. Nhưng tiếc thay! "Văn Trần Lâm tuy hay. Nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở". Hay nói rõ hơn: Thực tế những hành động của Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là biển Đông của Việt Nam đã chứng minh Bắc Kinh chỉ muốn câu giờ trong quan hệ với Hoa Kỳ, khi thấy mình chưa đủ lực, nếu Hoa Kỳ ra tay. Muộn rồi - Thưa ngài Tập Cận Bình - Lão thường phát biểu ngay trong topic này: "Sai lầm lớn nhất của Bắc Kinh là đã lấn chiếm biển Đông của Việt Nam". Nếu như Bắc Kinh không thể hiện sức mạnh quá sớm trong việc lấn chiếm vùng biển chiến lược quốc tế thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì lịch sử hiện đại có thể thay đổi. Nhưng muộn rồi thưa ngài. Hoa Kỳ đang chờ cái nội hàm của khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" mà ngài Tập sẽ mô tả trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây. "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đây là phát biểu của con khỉ cướp biển trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ mà lão đã hân hạnh giới thiệu ngay trong topic này. Cả một bộ phim hoạt hình rất hấp dẫn này, có lẽ chỉ để chuyển tải nội dung phát ngôn trên của chú khỉ. Không có vấn đề quan hệ kiểu mới giữa chú khỉ cướp biển và chú voi rất quan tâm đến tự do hàng hải, qua nội dung bộ phim trên. Với Hoa Kỳ, lão Gàn nhắc lại rằng: Tuy đất nước này là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão cũng nhắc lại rằng: Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định một trận động đất có tính hủy diệt ở phía Tây Hoa Kỳ. Lão bảo không, hoặc chí ít là chưa. Cho đến giờ này là hai tháng trôi qua, lão Gàn đúng.
    2 likes
  5. Chưa kịp khóa mục tiêu, F-22 đã có thể bị J-20 tiêu diệt Hải Vy | 18/09/2015 14:00 Tên lửa tầm ngắn PL-10 trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 Trung Quốc đang khiến các phi công Mỹ vô cùng lo ngại. Theo hãng tin Sputnik, những đồn đoán về PL-10, tên lửa không đối không tầm ngắn mới nhất của Trung Quốc, đã gây xôn xao trong 2 năm qua. Mới đây, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Trung Quốc, ông Liang Xiaogeng - thiết kế trưởng của mẫu tên lửa này cho biết PL-10 đã gần hoàn thiện, đồng thời tiết lộ thêm một số thông tin chi tiết về tác phẩm của mình. PL-10 là tên lửa thế hệ 5 do Viện nghiên cứu Quang – Điện tử Luoyang (LEOC) thiết kế. Những hình ảnh về PL-10 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2013. Theo kế hoạch, PL-10 sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 nhưng người ta cũng từng thấy nó xuất hiện trên chiến đấu cơ thế hệ 4 J-11 (bản sao của Su-27 Nga). Dựa trên những bức ảnh được lan truyền, các chuyên gia nhận định PL-10 sử dụng công nghệ lực đẩy vector, có khả năng cơ động cao. Bên cạnh đó, nó có thể hoạt động theo hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công. Tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. Ảnh: Chinese Military Review Ông Liang Xiaogeng cho biết, tên lửa PL-10 nặng khoảng 90kg, dài 3m, có những khả năng “tầm cỡ thế giới”. Trải qua quá trình 7 năm phát triển, PL-10 có tầm bắn gần 20km. Theo ông Liang, PL-10 trang bị đầu dò hồng ngoại với khả năng kháng nhiễu. Cho tới nay, Trung Quốc đã thử nghiệm bắn PL-10 30 lần và các lần thử nghiệm này đều thành công. Trước đó, một bài viết trên website hàng không “Aviators” của Mỹ nhận định, tên lửa PL-10 không hề thua kém AIM-9X – mẫu tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. PL-10 khiến J-20 trở thành mối lo ngại lớn của các phi công F-22. Bên cạnh đó, hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công Trung Quốc cho phép tên lửa PL-10 thực hiện tấn công theo phương án “nhìn đâu đánh đấy” (phi công đánh mắt nhìn, tên lửa tấn công mục tiêu). Theo Aviators, nếu đối đầu với J-20, tiêm kích F-22 của Mỹ sẽ phải mất thời gian để khóa mục tiêu. Trong khi đó, cơ chế ngắm bắn đơn giản như trên sẽ cho phép J-20 bắn tên lửa PL-10 nhanh hơn và đánh trúng F-22 trước. Hơn nữa, với công nghệ lực đẩy vector, PL-10 có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cơ động cao. Một số phi công F-22 lo ngại rằng khi Trung Quốc đưa vào trang bị J-20, F-22 sẽ hoàn toàn mất đi ưu thế trên không. Điều gì xảy ra nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn? theo Trí Thức Trẻ =============== Trung Quốc thì không phải Iraq. Cái này lão Gàn phát biểu lâu rùi. Nhưng tất nhiên tính chất không phải Iraq mà lão Gàn nói tới không phải là cái tên lửa PL - 10 này. Đây chỉ là sản phẩm phụ của vũ khí hạng hai. Lão Gàn định nghĩa vũ khí hạng II cũng lâu rồi. Nhắc lại là: Vũ khí hạng II là:Những chủng loại vũ khí được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại đã sử dụng trên chiến trường, được nâng cấp bởi tính năng kỹ thuật tiên tiến thì gọi là vũ khí hạng hai. Thí dụ "Súng trường" là vũ khí đã sử dụng được mô tả với khái niệm chung nhất, chưa phân loại . Súng trường sau này cải tiến và phân loại thành tiểu liên, trung liên, đại liên.... Vũ khí hạng I là những vũ khí mà người ta phải dùng một khái niệm mới để mô tả nó và chưa sử dụng trên chiến trường. Thí dụ: Vũ khí Lade, Súng điện từ....Thậm chí không biết gọi là cái gì.
    1 like