-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/09/2015 in Bài viết
-
NÓI THÊM MỘT TÝ. Bài dành cho những thứ tư duy giẻ rách, gắn nhãn hàng hiệu. (Xin lỗi quý vị và anh chị em không nằm trong phạm trù tư duy giẻ rách, gắn mác hàng hiệu, lỡ xem bài này) Lão Gàn viết: Lão tin rằng đám tư duy giẻ rách mang nhãn hiệu Gucci đó không thể hiểu nổi - Vì đã tư duy giẻ rách thì làm sao mà có khả năng tư duy tổng hợp để hiểu bản chất vấn đề, nên lão phải viết mấy dòng, để những loại như vậy mở mang thêm, ít nhất cũng có thể vá víu khả năng tư duy của các người mà đắc dụng hơn. Hiểu không? Nghe đây đám tư duy giẻ rách về bản chất, nhưng hay quảng cáo nhãn hiệu: Bất cứ một thứ lý thuyết nào trong quá trình phát triển tự nhiên trong lịch sử nền văn minh nhân loại hiện đại, đều bắt đầu từ sự tổng hợp nhận thức trực quan từ tự nhiên (Cái mà khoa học hiện đại gọi là "tư duy trực quan sinh động") rồi được liên hệ bằng tư duy hợp lý những mối quan hệ nhận thức được, để phát triển trở thành những lý thuyết riêng phần mô tả sự liên hệ hợp lý giữa các mối quan hệ liên quan trong hệ thống lý thuyết đó. Tư duy liên hệ hợp lý thấp nhất chính là khái niệm phân biệt cá thể của từng loài và gọi tên từng loài. Thí dụ, danh từ "con gà" là một sự tổng hợp nhận thức của tất cả những con gà khác nhau trên thế gian. Danh từ phân biệt các sự vật, sự việc và các hiện tượng tự nhiên là sự phát triển đầu tiên của tư duy phân loại và tổng hợp trên nền tảng của tư duy hợp lý (*1). Sự phát triển tiếp theo là mối liên hệ trực quan giữa các phần tử tự nhiên, được phân loại và nhận thức, dẫn đến sự tổng hợp nhận thức trên nền tảng của tính hợp lý, để phát triển thành những quy luật riêng phần trong mối quan hệ tự nhiên. Như "cắn nhau như chó với mèo". Nhưng sự tổng hợp mang tính quy luật cục bộ này vẫn tiếp tục xuất hiện những hiện tượng bất thường, cục bộ, ngoài quy luật nhận thức như trường hợp cá biệt chó với mèo vẫn thân với nhau. Những tư duy xuất sắc của nền văn minh sẽ tiếp tục tổng hợp những hiện tượng cục bộ ngoài quy luật đã được nhận thức, để tiếp tục tìm một quy luật bao trùm hơn, nhằm giải thích hiện tượng ngoài quy luật cục bộ này...Từ đó hình thành những lý thuyết cục bộ khác, nhưng bao trùm những lý thuyết khoa học trước đó. Và lý thuyết cục bộ trước lúc này trở thành phần tử của một lý thuyết mới bao trùm mọi hiện tượng của nhiều lý thuyết cục bộ trước đó. Đây là định đề thứ nhất trong "nghịch lý Cantor": Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Hiểu chưa? Lão giảng đến đây cũng để mở mang cho thứ tư duy giẻ rách hiểu rằng: Đây cũng là cơ sở để hình thành tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, rằng: Mọi lý thuyết nhân danh khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải mô tả được một thực tại có thể quan sát được. Bởi vì mọi lý thuyết đều tổng hợp từ nhận thức thực tại và những quy luật tương tác của thực tại. Hiểu chưa? Và : Một lý thuyết khoa học phải giải thích một cách hợp lý, có tính nhất quán, hoàn chỉnh có tính hệ thống (của những hiện tượng, sự kiện và vấn đề trong tập hợp của lý thuyết đó) liên quan đến nó, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Hiểu chưa? Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là điếu hiểu gì cả. Nhưng vì lòng nhân ái, lão cũng cố gắng mở mang trí huệ của những thứ tư duy giẻ rách này. Cố gắng khiêm tốn, học hỏi nhá. "Học! Học nữa! Học mãi". Nhớ câu này không? Ngài Lê Nin bảo thế đấy! Nhớ không? Hay là quên mẹ nó rồi. Bởi vậy, đừng tưởng cứ GSTS là điếu cần biết gì thêm và tự đắc với mớ kiến thức của các người. Kiến thức của các GSTS cũng chỉ là kiến thức chuyên môn cục bộ. Nhưng khả năng tư duy và phương pháp tư duy thì chưa thấy ai có bằng tiểu học cả. Nên phải khiêm tốn, thật thà hiểu không? Tất nhiên, khi đã đạt tới sự nhận thức quy luật của tự nhiên thì con người phải ứng dụng nó để phục vụ con người. Từ một lý thuyết liên quan mới đẻ ra hệ thống phương pháp luận ứng dụng và thể hiện một hiệu quả có thể tiên đoán. Đến đây, các người dỏng tai ra mà nghe nha. Hệ thống lý thuyết mà GS VS Lương Ngọc Huỳnh mô tả là Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đã thất truyền - (Báo chí chính thống đã ghi nhận danh vị GSVS Lương Ngọc Huỳnh - thì lão cứ thế phang vì tính chính danh của vấn đề. Đến khi nào có công bố chính thức rằng ông ta không phải GSVS thì lão sẽ gọi là võ sư Lương Ngọc Huỳnh, kỳ nhân của thế kỷ. Vì ít nhất ông ta làm huyết áp bằng O, mà các phương tiện hiện đại với những tư duy giẻ rách điếu hiểu gì cả). Cho nên tạm thời không thể đối chiếu so sánh với những mô hình biểu kiến trong phương pháp mà ông Huỳnh mô tả với hệ thống lý thuyết đó. Lý thuyết thì thất truyền, điếu biết thể so sánh kiểm chứng được hệ thống phương pháp luận ứng dụng. Nhưng lại đem cái kiến thức thuộc một tập hợp khác quen gọi là "cơ sở khoa học" để phản bác một cái điếu thuộc sự hiểu biết đã là ngu lâu, trong khi bản thân cũng điếu hiểu gì cả ngay cả cái khái niệm nội hàm khoa học, nhưng cứ phán vung xích chó. Nên càng lòi cái ngu. Hiểu không? Chắc cũng điếu hiểu gì hết. Cũng không khác gì con mẹ bán rau muống chê con mẹ bán cá là bán mắc (Đắt tiền) vậy. Cho nên, lão đây mới bảo phải kiểm chứng hiệu quả trực wan sinh động, thực tế quan sát được. Hiểu chưa? Chắc ngu lâu cũng điếu hiểu gì cả. Cố gắng lên. Tóm lại thế này: Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành thì điếu hiểu (Ngay người Tàu vỗ ngực văn minh Tàu là cha đẻ của thuyết này, cũng điếu hiểu, còn cãi nhau như mổ bò. Nhưng những thằng tự nhận là hiểu biết các thứ học thuật Tàu thì cứ nhặng cả lên), nên phương pháp ứng dụng của học thuyết này trở nên mơ hồ, từ hàng ngàn năm nay, chỉ có kết quả hiện thực khi ứng dụng mới kiểm chứng được. Chính vì kết quả ứng dụng kiểm chứng được, nên nó mới tồn tại hơn 2000 năm nay, khi nền văn minh Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử. Cho nên, lý thuyết thì thất truyền, phương pháp luận ứng dụng thì mơ hồ, chỉ còn hệ quả ứng dụng với khả năng tiên tri cần kiểm chứng thì lại lại điếu kiểm chứng. Nhưng lại lấy kiến thức thuộc một tập hợp nhận thức khác gọi là "cơ sở khoa học" - nửa mùa, cục bộ, hạn chế từ một thứ tư duy giẻ rách để chém gió vung xích chó, nên gọi là tư duy giẻ rách gắn mác hàng hiệu vậy. Thế thì khi cái hiệu quả, "trực quan sinh động" trong kết quả đó chưa xảy ra, thì đừng có mà nhân danh thứ "cơ sở khoa học" nửa mùa đó để bảo rằng nó đã sai và không thể chấp nhận mà vội chỉ trích người ta. Ngu mà bảo thằng khác cũng phải ngu hơn mình! Thế là thế điếu nào? Một trong nội hàm của khoa học là phải khách quan, làm điếu gì có chuyện áp đặt cái chủ quan của thứ tư duy giẻ rách đó, bảo nó sai được. Khách quan thì phải chờ kiểm chứng bằng "trực quan sinh động" đã chứ nhỉ? Hiểu không? Điếu mựa! Khái niệm của từ "khoa học" là cái gì, cũng có tới hàng chục định nghĩa vẫn chưa được "khoa học công nhận". Vậy mà cũng bầy đặt phát biểu có "cơ sở khoa học". Cái "cơ sở khoa học" đã điếu biết nó là cái gì, vậy mà dám phát biểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Trong khi tư duy có tính hợp lý là nền tảng của mọi nhận thức trong sự phát triển của tư duy, hiểu chưa? Điếu có tính hợp lý thì lấy cái điếu gì ra để phân biệt phải trái. Dù là phải trái kiểu IS. IS thì điếu có tính hợp lý trong nhận thức của con người không trong tập hợp tư duy IS, nhưng nó hợp lý trong tập hợp IS. Hiểu chưa? Bởi vậy, khi có một hiện tượng nằm ngoài sự hiểu biết của cả một nền văn minh (Chưa nói đến hiểu biết của một dúm tư duy giẻ rách gắn mác hàng hiệu này), thì đó là cơ sở để quán xét và tìm ra những quy luật tổng hợp giải thích hiện tượng ngoài tầm hiểu biết của cả nền văn minh này, phát triển thành một hệ thống lý thuyết tổng hợp hơn. Đó chính là cơ sở để "khoa học tiến bộ và phát triển". Hiểu không? Chứ làm điếu gì mọi hiện tượng khách quan, gọi là "trực quan sinh động" này lại bị coi là sai, chỉ vì đám giẻ rách phản đối. Đến đây, lão nói thêm. vì thế nên tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng mới phát biểu - đầy đủ như sau: Lưu ý nhá đám tư duy giẻ rách gắn mác hàng hiệu: "Phải có tính quy luật thì mới có khả năng tiên tri". Và khả năng tiên tri là yêu cầu cao nhất và là kết luận cuối cùng của tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, sau khi tất cả những tiêu chí khác được thẩm định, hoặc chưa thể thẩm định. Đó cũng chính là nguyên nhân để các ngành lý học Đông phương tồn tại từ hàng ngàn năm nay - chính vì khả năng tiên tri của nó - chứ điếu phải vì mọi người đã hiểu nó. Khả năng tiên tri cho một sự kiện, một vấn đề, một hiện tượng được tiên tri, có thể kiểm chứng được bằng trực quan, chính là nguyên nhân cho niềm tin của con người và sự tồn tại đến ngày hôm nay, qua bao thăng trầm của Việt sử với những di sản còn lại của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là hiệu quả của phương pháp được coi là khoa học và tính lặp lại của một phương pháp ứng dụng, trải hàng Thiên niên kỷ của Lý học Đông phương vì tính khoa học thực sự của nó. Cho nên lão Gàn mới phát biểu rằng: Dù đúng, dù sai thì lần này cũng chưa thể công nhận phương pháp của GSVS Lương Ngọc Huỳnh, mà phải lặp lại ít nhất 10 lần, Hiểu không? Sở dĩ lý thuyết Higg sai, dù nó có khả năng tiên tri đúng vì kết quả va chạm của hạt proton (Lão cũng tiên tri như vậy đó: một đám mờ mờ lớn hơn, sau khi bắn với tốc độ cao hơn), nhưng nó không phải "Hạt Của Chúa". Nó chỉ có thể là một trong số hạt còn thiếu trong 18 hạt cơ bản, mà các nhà khoa học đang tìm kiếm. Bởi vì kết quả thu được chỉ được tiên tri về hình thức tồn tại của một dạng vật chất. Nhưng suy đoán tiên tri của lý thuyết này thì sự tồn tại đó, phải là sự khởi đầu của mọi loại hạt thì điếu ra kết quả đó. Hiểu không? Thế thì phương pháp ứng dụng của ông Huỳnh mang tính tiên tri với kết quả có thể nhận thức được bằng "trực quan sinh động" một thực tế khách quan, để xác định đúng sai. Nhận thức trực quan sinh động thì điếu cần lý thuyết. Một con bò cũng nhận thức được. Nhưng nay đám giẻ rách gắn mác hàng hiệu đó, lại nhân danh hiểu biết khoa học mang tính lý thuyết để bảo nó không có "cơ sở khoa học". Trong khi lão chỉ cần dẫn một con bò ra giữa sân, nếu trời mưa, nó tự chạy vào chuồng, đủ để xác định trời mưa hay không! Lão chỉ cần căn cứ vào con bò cũng xác định được GS Huỳnh đúng hay sai, chưa cần đến cái bằng tiểu học lớp 4/ 10 được chứng nhận của trường tiểu học Thanh Quan Hanoi của lão. Hiểu không? May ra, đến đây hơi hiểu ra một tý. Điếu mựa! Đến còn bò cũng hiểu được thì chắc chắn GSTS phải hiểu được, ngoại trừ xác định "Lý thuyết khoa học không có tính hợp lý", hoặc khoa học giải thích rằng: Con bò nó thấy ướt, nên chạy vào chứ không phải trời mưa. Chính vì thứ tư duy giẻ rách, gắn mác hàng hiệu đó, không đủ khả năng để kiếm chứng một sự kiện rất đơn giản bằng nhận thức trực quan. Thế thì sự chứng minh cho một học thuyết đúng - trong sự mô tả mối liên hệ cấu trúc nội hàm thuần túy lý thuyết của lý thuyết đó, đám tư duy giẻ rách, gắn mác hàng hiệu này, không đủ trình để thẩm định. Cho nên lão Gàn phát biểu rất khách quan và không có ý ghét ai rằng: Nghe đây đám giẻ rách, gắn mác hàng hiệu. Ngày xưa, người xưa đặt vấn đề với thày của mình: "Nếu thày ra làm quan thì thày làm gì trước". Người thày trả lời: "Ta cần chính danh". Khái niệm "Chính danh" theo sách cổ chữ Hán thì người thày này (Được gán cho Khổng Tử) chỉ giải thích rằng: "Chính danh là gọi tên đúng sự vật, sự việc". "Làm quan" dịch ra ngôn ngữ thời hiện đại là làm chính trị đấy. Nhưng nhân danh nền văn hiến Việt thì tính chính danh không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chính trị, quan trường, quản lý xã hội mà ở trong khắp mọi lĩnh vực. Trong đó có lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trong lĩnh vực này, nó lại càng rất cần tính chính danh. Bởi vì, trí thức khoa học là tinh hoa của tri thức của một nền văn minh. Cho nên sự chính danh trong hàng ngũ tri thức, lại càng trở nên quan trọng khi nó ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực xã hội, từ những người được coi là trí thức , hoặc khoác áo tri thức. Lão chưa nói về bản chất của chính danh là gì (Ai muốn biết tự tìm hiểu lấy), nhưng lão đưa ra vài thí dụ về tính chính danh như sau: 1/ Sau vụ báo chí làm ầm ĩ đến mức lão phải vui lòng với cách gọi "Dị nhân đuổi mưa". Tên gọi "Dị nhân đuổi mưa" để mô tả về một con người không có vấn đề gì. Nhưng khái niệm "đuổi mưa" thì lại mô tả một phương pháp. "Đuổi mưa" là khái niệm chưa được chính người "Đuổi mưa" là lão Gàn thừa nhận và chưa được "khoa học công nhận". Nhưng lại rộ lên tin đồn là lão Gàn "đuổi mưa" vào Nghệ An khiến bão lụt xảy ra ở đây vào ngày mùng 4 tháng 10. 2010. Một trò đểu xuất phát từ sự bần tiện, hoặc ngu xuẩn, khi mô tả về một khái niệm không thật, nhưng lại có hiệu quả trên thực tế. Đấy là tính không chính danh ngay trong tư duy. Cho nên nó chỉ có thể giải thích là ngu xuẩn hoặc sự bần tiện của tư duy. Vì không chính danh. 2/ Trung tâm bảo vệ bản quyền ca nhạc (Đại ý vậy, lão điếu nhớ tên), tuyên bố sẵn sàng xộc lên sân khấu khi ca sĩ Khánh Ly đang hát để đòi tiền bản quyền. Có thể chưa có quy định của pháp luật về phương pháp đòi tiền bản quyền, nên ông Phó Đức Phương mới có thể sử dụng biện pháp này. Bởi vậy, không thấy ai lên tiếng về phát ngôn của ông Phương là phạm pháp. Nhưng vấn đề còn lại là quyền lợi của công chúng nghe nhạc, mất tiền mua vé xem. Đang nghe bị quấy rối vì hành vi đòi tiền của ông Phó Đức Phương, mà họ không có quyền phản đối. Bởi vì nếu phản đối có thể bị ghép vào tội, quấy rối trật tự nơi công cộng, vì ông Phó Đức Phương đang thực thi pháp luật là đòi tiền bản quyền, ngay trên sân khấu. Tuy ông Phó Đức Phương chưa thực hiện hành vi này. Nhưng đó là một khả năng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Người nghe không có chỗ dựa pháp lý - tính chính danh - để bảo vệ quyền người nghe ca nhạc. Bởi vậy, tốt nhất tôi tự thấy không nên đến nơi này. Vì chưa thể biết được Cty tổ chức, hoặc ca sĩ đã trả tiền bản quyền cho TT của ông Phó Đức Phương chưa? Không có tính chính danh nên đã gây thiệt thòi cho lão Gàn. 3/ Sự phê phán, chỉ trích của những người gọi là nhà nghiên cứu, GSTS về khả năng tạo ra những hiệu quả có thể kiểm chứng trực quan - khi chính nền khoa học của cả nền văn minh này bắt đầu từ sự tổng hợp những nhận thức trực quan qua tư duy hợp lý, để hình thành nên tư duy khoa học, khiến nó trở nên không chính danh. Chính vì nó chỉ trích, phê phán ngay bản chất của nhận thức trực quan là nền tảng làm nên nền văn minh hiện nay. Điều này sẽ khiến cho những người không liên quan đến những tri thức khoa học - trình độ ve chai lông vịt - ngơ ngác không thể hiểu được khoa học là gì. Và họ chỉ coi những phát minh có tính ứng dụng, như sản xuất ra cái đèn led, máy bay tàng hình....là khoa học. Bởi vậy, qua những phát ngôn của đám tư duy giẻ rách , nhưng gắn nhãn Gucci này, khiến khái niệm khoa học ngày càng trở nên mơ hồ như....Ma. Bởi chính phát ngôn của những người khoác áo khoa học mà không hiểu được bản chất của chính khoa học là gì. Với những người tôn sùng và mê tín học vị, mà đẳng cấp dưới họ, sẽ tự thấy chẳng hiểu thế nào là bản chất khoa học là cái gì. Nên sự hiểu biết càng ngày càng rối loạn, do không có chuẩn mực chính danh dù chỉ dựa trên một nền tảng sơ khai là tính hợp lý. Đã vậy, một vị giáo sư được mô tả là thuộc dạng vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, còn dõng dạc tuyên bố trắng trợn: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Vậy thì căn cứ vào cái gì để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng? Cho nên, nếu lý thuyết khoa học không có tính hợp lý thì một bà ve chai cũng có thể lên fây chém gió vung xích chó. Chưa nói đến các tầng lớp học vị cao cấp hơn bà ve chai. Và các người căn cứ "cơ sở khoa học" vốn không cần tính hợp này phê phán thế nào về tuyên bố của GS Huỳnh? Lý thuyết khoa học không có tính hợp lý mà!? Bởi vậy, khi thiếu tính chính danh ngay trong khoa học thì đừng mơ tới mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Khi tri thức khoa học là tinh hoa của cả xã hội và nền văn minh. Nếu không có những biện pháp và phương tiện để cởi mở những tư duy khoa học đích thực, nhưng lại quá rộng chỗ cho đám tư duy giẻ rách, gắn nhãn hàng hiệu này chém gió vung xích chó, thì sự phát triển khoa học khoa học kỹ thuật trong tương lai sẽ chỉ là những giấc mơ, thể hiện chủ yếu trên dự án.6 likes
-
Mỹ cam kết góp phần duy trì ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương (TTXVN/Vietnam+) lúc : 15/09/15 14:58 Tư lệnh Lục quân Mỹ Mark Milley. (Nguồn: watertowndailytimes.com) Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, truyền thông Indonesia ngày 15/9 đưa tin Tư lệnh Lục quân Mỹ Mark Milley cho biết chính phủ và quân đội Mỹ cam kết góp phần duy trì ổn định và an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 9 (PACC) và Hội thảo quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 39 (PAMS) ở Bali, Tướng Milley cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện an toàn hơn so với khu vực Trung Đông và Nam Á hiện nay. Mỹ hy vọng không xảy ra xung đột ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Tướng Milley kêu gọi các bên nỗ lực duy trì quan hệ đa phương để đảm bảo hòa bình khu vực, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực này. Về phần mình, Tham mưu trưởng Lục quân Indonesia, Trung tướng Gatot Mulyono cho biết quân đội các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang hợp tác tích cực nhằm tăng cường đoàn kết để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Hội nghị PACC và PAMS được tổ chức từ ngày 14-17/9 với sự tham gia của quan chức quân đội 36 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 26 Tư lênh Lục quân. Tại Hội nghị PACC và PAMS, các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng như các chính sách tăng cường hợp tác quân sự và an ninh đa phương, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./. ======================= Đây là điều lão đã xác định từ 2008 ("Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"). Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông. Và sẽ không dừng lại ở đây - như nội dung bài báo này.4 likes
-
Hoặc là Bắc Kinh đã sai lầm khi xác định mục tiêu chiến lược trong sách trắng; hoặc đây chỉ là chiêu trò của Bắc Kinh muốn làm chệch hướng sự chú ý về mục tiêu chiến lược thật sự của họ. Bởi vì, Đài Loan trong tình thế hiện nay, ngay cả khi nằm mơ đến một cuộc tấn công Trung quốc, giành lại lục địa cũng chưa có, chứ chưa nói đến thực tế. Nhưng không loại trừ Đài Loan bị tấn công khi canh bạc cuối cùng kết thúc bằng một cuộc chiến. Lão nhắc lại là sai lầm chiến lược mang tính sách lược quốc gia của Bắc Kinh chính là đụng đến Việt Nam. Tình thế không thể đảo ngược được nữa. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Hì B) .3 likes
-
Sự "chuyển mình" lịch sử của quốc phòng Nhật Bản 16/09/2015 08:18 Nhật Bản và Mỹ có thể bắt đầu lên kế hoạch trước khả năng xung đột với Trung Quốc sau dự thảo luật quốc phòng vào tuần này, tuy nhiên Nhật Bản vẫn sẽ không được gửi quân đội để hỗ trợ các hoạt động do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hai viễn cảnh đó đều cho thấy việc Nhật Bản được nới lỏng các hạn chế trong hiến pháp hòa bình của mình về quân sự, và việc nước này trở thành một “quốc gia bình thường”, không bị giới hạn trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài bởi những giới hạn pháp lý vẫn khá xa vời. Một số người Nhật lo ngại rằng khoảng cách giữa những gì mà Nhật Bản có thể hoặc sẽ làm với những gì Mỹ mong muốn có thể sẽ gây ra những bất hòa với Washington nếu họ không đáp ứng được sự kỳ vọng “quá mức” đó. Một sĩ quan hải quân Nhật Bản trả lời Reuters: “Với những thay đổi pháp lý này, chúng tôi có thể làm hầu hết mọi thứ mà Mỹ yêu cầu, như cung cấp đạn dược và hỗ trợ phía sau. Nhưng những gì mà Mỹ thực sự muốn là khiến Nhật Bản tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố”. Mặc cho các cuộc biểu tình và các cuộc điều tra cho thấy đa số các cử tri phản đối, Thượng viện vẫn dự kiến vào đầu tuần này sẽ thực hiện các luật dự thảo quốc phòng mà Thủ tướng Shinzo Abe gọi là cải cách “sâu rộng và chưa từng có”. Nhật Bản cũng mở rộng phạm vi hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ và các quốc gia khác, và tham gia trong các hoạt động gìn giữ hòa bình đa phương. Hoa Kỳ đã hoan nghênh sự thay đổi này, trong khi Trung Quốc - quốc gia vẫn còn phẫn nộ sâu sắc với sự chiếm đóng tàn bạo trước đó của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2 - cho rằng luật này sẽ làm “phức tạp” an ninh khu vực. Để đáp trả lại, ông Abe đã bác bỏ việc gửi quân đội đến chiến đấu ở lãnh thổ nước khác, và tuyên bố rằng Nhật Ban thậm chí sẽ không cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo IS. Tình tiết bất ngờ trong tam giác quan hệ Nga - NATO - Thụy Điển theo Pháp luật TPHCM =================== Bởi vậy, chính trị quốc tế nói dối như ..."Cuội". Nhưng thui. Hổng có kiền lợi và nghĩa vụ liên quan. Lão không can thiệp vào nội bộ nước khác. Hì.2 likes
-
Bước ngoặt "giật mình" trong cuộc chiến "đả hổ" của ông Tập Hải Võ 15/09/2015 07:50 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: People's Daily Một Bí thư Thành ủy của Trung Quốc mới đây đã bị xử lý không phải vì sai phạm cá nhân mà do bị liên lụy bởi 3 quan chức cấp dưới "ngã ngựa". Không tham nhũng vẫn... mất chức Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) nước này hôm 6/9 đã ra "Thông báo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam về việc cựu Bí thư Thành ủy Tân Hương Lý Khánh Quý không hoàn thành trách nhiệm xây dựng và giám sát tác phong liêm chính". Thông báo chỉ rõ, ông Lý bị cách chức và "cảnh cáo nghiêm trọng" trong đảng do không hoàn thành chức trách của mình. Tuy nhiên, ông này không bị bắt giữ. Báo Thanh niên Trung Quốc viết, "Lý Khánh Quý là Bí thư Thành ủy đầu tiên bị kỷ luật và thông báo công khai do có nhiều thành viên trong hàng ngũ lãnh đạo mà mình phụ trách bị cáo buộc tham nhũng". Nói cách khác, ông Lý không bị xử lý hay phát hiện hành vi tham nhũng, nhưng do nhiều quan chức trong Thành ủy và chính quyền thành phố Tân Hương tham nhũng, đồng thời liên tục bị phát giác, dẫn đến việc Lý Khánh Quý phải chịu trách nhiệm liên đới. Trong chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của Bắc Kinh, Lý Khánh Quý là quan chức đầu tiên "mất ghế" vì sai phạm của cấp dưới. Ảnh: China.com Việc chưa từng có trong chiến dịch "đả hổ" và nguy cơ tiềm ẩn Trang Đa Chiều (Mỹ) bình luận, động thái này của CCDI có thể mở ra một tiền lệ mới. Hồi tháng 7, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bộ quy định với điều khoản "nếu trong cơ quan liên tục xuất hiện hiện tượng vi phạm kỷ luật và pháp luật trong thời gian ngắn thì cán bộ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm". Hình thức "chịu trách nhiệm" mà quy định trên nói tới bao gồm công khai xin lỗi, đình chỉ chức vụ để điều tra, "tự nguyện" từ chức, cưỡng chế từ chức, cách chức. Sau trường hợp của Lý Khánh Quý, quan trường Trung Quốc được cho là sẽ lại "dậy sóng" bởi giờ đây, các quan chức lãnh đạo cấp thành phố có thể mất chức bất kỳ lúc nào ngay cả khi họ buông lỏng quản lý, để cấp dưới "làm mưa làm gió". Mặc dù quy định mới không định nghĩa rõ thế nào là "liên tục xuất hiện việc vi phạm kỷ luật", song vụ ông Lý bị cách chức được cho là vì các cựu Phó thị trưởng Tân Hương Giả Toàn Minh, Thôi Học Dũng và cựu Bí thư Ủy ban chính pháp Tân Hương Mạnh Cương lần lượt "ngã ngựa". Có thể đánh giá nếu một cơ quan chủ quản thuộc chính phủ Trung Quốc xuất hiện từ 3 cán bộ bị xử lý do "vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật" thì lãnh đạo đơn vị đó rất có khả năng bị truy cứu trách nhiệm. Đa Chiều chỉ ra, vụ việc của ông Lý tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế đã "đặt toàn bộ các Bí thư Thành ủy ở Trung Quốc vào trạng thái 'nguy cơ'", bởi khả năng xảy ra tình trạng tương tự Tân Hương ở các thành phố khác là rất lớn. Tiền lệ của ông Lý thậm chí được giới quan sát nhận xét là "một nấc thang mới" trong cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, sự mạnh tay này của Bắc Kinh cũng có thể biến thành "con dao hai lưỡi". Theo Đa Chiều, ở một mức độ nào đó việc mở rộng phạm vi xử lý tệ tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành hiệu quả các cơ quan nhà nước Trung Quốc. Tỷ lệ xuất hiện trên 3 quan chức tham nhũng trong một cơ quan chính phủ nào đó là tương đối cao, dẫn đến các Thị trưởng, Bí thư Thành ủy... đứng trước sức ép bị xử lý dù bản thân vẫn "trong sạch". Đa Chiều phân tích, quy định truy cứu trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo là hợp lý, tuy nhiên Bắc Kinh cần hết sức thận trọng khi vận dụng nếu không muốn biến nó trở thành công cụ đấu tranh giữa các bè nhóm đối nghịch. Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông Tập mặc dù thu được nhiều kết quả nhưng cũng vấp phải không ít trở ngại. Hành động "nâng tầm" lần này ngoài việc chứng minh quyền lực chắc chắn của nhà lãnh đạo Trung Quốc thì còn được dự đoán sẽ đem lại cho Tập Cận Bình nhiều chướng ngại hơn nữa và ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định xã hội nước này. Nhân tố bất ngờ có thể "xoay chuyển" hội đàm Obama-Tập Cận Bình theo Trí Thức Trẻ =================== Ngài Tập mắc sai lầm rùi. Ở Hoa Kỳ làm điều này được, vì pháp luật và các hình thái xã hội khác của họ chặt chẽ. Còn ở Trung Quốc thì chưa được. Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến đất nước Tàu. Sai thì tiêu tán thòong. Vậy thui. Dạo này tiến bộ đấy! Lão ngỏ lời khen ngợi. Phải ghi rõ ràng như vậy mới được chứ: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cái này thuộc phạm trù chính danh . Chứ ghi phong long "Chủ tịch Tập Cận Bình" là không được.2 likes
-
Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và trận đấu của hai "hổ" Thứ tư, 16/09/2015 - 16:00 Ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn "những lợi ích chung to lớn", để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới... >> Mỹ hoãn trừng phạt Trung Quốc trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình >> Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình ... Đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức. Kinh tế luôn là một đấu trường Không phải có tiếng súng mới là chiến tranh. Trong kinh tế người ta đánh nhau cũng khốc liệt lắm. Kinh tế thường được sử dụng như một phương tiện, phương tiện để phát triển quan hệ khi cần phát triển, phương tiện để phá bỏ quan hệ khi cần phá, phương tiện để nô dịch, để chèn ép, để bành trướng… Thời đại hội nhập, những thuộc tính trên có thay đổi hay biến mất không? Xin thưa rằng không. Vì toàn cầu hóa kinh tế đang kết nối các nền kinh tế quốc gia lại với nhau, nhưng sự kết nối đó chưa đủ mạnh để triệt tiêu, hay bào mòn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tham vọng bành trướng ở những nơi nó còn khu trú vững chắc, và do đó cuộc chiến trên mặt trận kinh tế còn phức tạp. Quan hệ Trung - Mỹ có thể được coi là một ví dụ điển hình về quan hệ kinh tế thời hội nhập. Điển hình ở việc khai thác tối đa những lợi thế của toàn cầu hóa, và đây cũng là một cuộc đấu tranh khốc liệt và có bài bản. Điển hình ở chỗ quan hệ chính trị, kinh tế sẽ luôn ngày càng gay gắt, phức tạp, nhưng rồi bên nào có thần kinh vững hơn, giành phần thắng nhiều hơn trong kinh tế, sẽ là người chiến thắng. Năm 1979, sau ba thập kỷ đánh nhau khốc liệt bằng loa phóng thanh, ba thập kỷ đàm phán kiên trì "giữa hai anh điếc" chỉ có người nói không có người nghe, Trung Quốc và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định Thương mại song phương, dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc. Khi đó buôn bán 2 nước chỉ có 2,45 tỉ USD, và ở Trung Quốc nhiều vùng nông thôn người dân còn chết đói. Hoa Kỳ tính chuyện thả cho Trung Quốc miếng mồi kinh tế (tức Tối huệ quốc) để lôi Trung Quốc về phía mình chống lại Liên Xô. Có Tối huệ quốc, Trung Quốc khai thác triệt để thị trường Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, và thị trường Hoa Kỳ trở thành bàn đạp để Trung Quốc thực hiện thành công Chương trình 4 Hiện đại hóa. Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ. Cuộc đấu trên sân toàn cầu hóa Tháng 12/1999, tròn 20 năm sau, trong Hiệp định về những điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO, lợi dụng vị thế của mình, người Mỹ đã sửa bằng hết cái họ gọi là những "sai lầm ngu xuẩn" của năm 1979, bắt Trung Quốc phải mở cửa thị trường theo những tiêu chí của WTO, mở cửa những lĩnh vực kinh tế mà Hoa Kỳ có thế mạnh. Trung Quốc chấp nhận cuộc chơi. Cuộc đấu lại tiếp tục trên một sân chơi mới, sân chơi toàn cầu hóa. Hôm nay, kim ngạch buôn bán 2 nước đã gần đạt 600 tỉ USD, xuất siêu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vượt 300 tỉ USD. Hàng may mặc, giày dép, đồ chơi điện tử Trung Quốc đang tràn ngập phố phường làng xóm nước Mỹ. Đại bộ phận trong số 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ cùng với hàng vạn chuyên gia Mỹ đang khai thác thị trường 1,3 tỉ dân và "đưa việc làm sang Trung Quốc". Nhiều sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ, từ cái lớn như tổ máy phát điện đến cải nhỏ li ti như linh kiện, phụ kiện chiếc máy vi tính đang sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc rồi đưa về bán ở Mỹ, ở khắp thế giới, ở cả Việt Nam. Bạn muốn sang tận Mỹ để mua một chiếc máy vi tính Mỹ xịn ư? Chắc chắn bạn sẽ xách về một chiếc máy "Made in China", và hôm nay đó là Mỹ "xịn" đấy. Người Mỹ không hề "cay mũi" khi nhập siêu từ Trung Quốc lên tới hàng trăm tỷ USD và có thể tăng hơn nữa, vì trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có nhiều thứ của người Mỹ sản xuất và gia công tại Trung Quốc. Trung Quốc đã lên hàng thứ hai trên bản đồ kinh tế thế giới và "giấc mơ Trung Hoa" đang thành hiện thực. Trung Quốc đang cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ, đang giành giật với Hoa Kỳ từng mảnh kinh tế, từng mảng công nghệ, từng mẩu thị trường khắp mọi nơi, mọi lúc. Lợi ích kinh tế cột chặt quan hệ Trung - Mỹ Nền kinh tế hai quốc gia Trung - Mỹ đang kết nối với nhau ngày một chặt, đang phụ thuộc vào nhau, và Trung Quốc đang đòi Mỹ đối xử với mình theo kiểu "quan hệ nước lớn kiểu mới". Đó là kết quả của sự vận động tự do của hàng hóa và đồng vốn trong thời đại hội nhập, và cũng là ý đồ chiến lược của hai quốc gia, đối tác. Hôm nay giữa hai nước vẫn gay gắt căng thẳng, vẫn còn nhiều xung đột, xung đột về ý thức hệ, xung đột về chiến lược toàn cầu, nhưng vì lợi ích kinh tế quá lớn, gắn với nhau quá chặt chẽ, không một ai trong họ tính đến chuyện làm đổ vỡ quan hệ. Cho dù Biển Hoa Đông, Biển Đông đang nóng sục và có thể nóng hơn nữa, cho dù ở cả hai bên, đạn đã chất đầy kho, súng đã giương cao nòng và ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn "những lợi ích chung to lớn", để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức. Nguyễn Đình Lương (nguyên trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ) Vietnamnet ================== Hì! Cái này lão Gàn cũng xác định rất lâu rùi. Xem lại một nội dung trong bộ phim hoạt hình mà lão đưa lên topic này, sẽ thấy nhân vật quan trọng trong phim phát biểu: "Biển quá nhỏ, không đủ sức chứa hai chúng ta".. Nhưng cũng lâu rồi, lão xác định ủng hộ một "cánh bạc cuối cùng" bằng một cuộc chiến tranh kinh tế. Nhưng lão cũng cần lưu ý rằng: Không phải vì đấu kinh tế mà Hoa Kỳ quên mất việc tăng cường vũ trang chuẩn bị chiến tranh trên Châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ cuối năm nay, cuộc đấu bắt đầu. Thế giới giăng miểng hết trơn. Hãy chờ xem.1 like
-
Lão Gàn đã viết xong bài dành cho đám tư duy giẻ rách, gắn mác hàng hiệu. Một lần nữa chân thành xin lỗi tất cả những quý vị và anh chị em không phân biệt bằng cấp, nhưng không thuộc dạng tư duy giẻ rách bị phân tích, trong bài này, vì đã tham khảo.1 like
-
Lãnh đạo Mỹ, Trung sắp gặp nhau tại Nhà Trắng Thứ tư, 16/09/2015 - 10:34 Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi lễ cấp nhà nước trong chuyến thăm sắp tới của ông Tập tới Mỹ vào ngày 25/9. >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? >> Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khó tạo đột phá ngoại giao Chủ tịch Tập Cận Bình vàTổng thống Barack Obama(Ảnh:AFP) Thông báo được Nhà Trắng đưa ra hôm 15/9 cho biết, Tổng thống Obama sẽ tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình với các nghi lễ cấp cao nhất khi ông Tập sang thăm Mỹ trong tuần sau. Theo kế hoạch, ông Obama cùng phu nhân Michelle Obama sẽ chiêu đãi bữa tối ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại Nhà Trắng ngay sau khi ông Tập đáp máy bay tới Washington. Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc được coi là quan trọng và đáng chú ý, trong bối cảnh ông Tập đang phải chịu nhiều áp lực sau biến cố kinh tế vừa qua. Đây vừa là cơ hội để Washington và Bắc Kinh tăng cường hợp tác và cũng là dịp để thảo luận về những bất đồng giữa hai bên xung quanh sự cố tấn công mạng mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc là thủ phạm. Trước đó, Tổng thống Obama đã lên án các vụ tấn công mạng là hành động “không thể chấp nhận được” và đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Trung Quốc. Ông nhấn mạnh nếu Bắc Kinh muốn cạnh tranh trong lĩnh vực này thì chắc chắn Washington sẽ là bên chiến thắng. Ông Tập Cận Bình được đánh giá là một trogn những lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Chuyến thăm lần này của ông tới Mỹ được kỳ vọng sẽ mang theo ánh hào quang và thương hiệu “giấc mơ Trung Hoa”. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải một trở ngại lớn khi những bất ổn kinh tế trong nước hồi tháng trước đã đặt lên vai ông Tập những áp lực không nhỏ. Có ý kiến cho rằng Washington nên tận dụng thời cơ này để gây sức ép đối với Bắc Kinh, kể cả trong các vấn đề tại Biển Đông. Tuy nhiên một số chuyên gia nhận định, mặc dù đang ở trong giai đoạn bất ổn nhưng ông Tập sẽ không tỏ ra nhún nhường bởi Trung Quốc không muốn sẽ thể hiện rõ sự yếu thế của mình. Nhật Minh ====================== Hăm lăm mới gặp. Vậy, đúng chiều 26 tức rạng sáng 25 giờ Hoa Kỳ (Không bít có đúng không. Để lát nữa lão thẩm tra lại), nếu lão Gàn nhớ thì sẽ bói một vẻ. Quên thì thôi. Bởi vì cuộc gặp này thành công hay thất bại cũng chỉ là một thành tố trong tập hợp "canh bạc cuối cùng". Nên lão có bói đúng hay sai cũng chỉ mang tính thể hiện, chẳng có tác dụng gì với đại cuộc. Nhưng lão cũng mún bói một wẻ, xem ra mần răng. Nhờ anh em nào nhắc giúp lão. Cảm ơn nhiều. Làm sao để sáng 25/ 9 giờ Mỹ thì quẻ phải lên diễn đàn. Bói sớm qúa, nhỡ gián điệp nó biết tiếng Việt, nó đọc được, điều chỉnh lại thành bói sai.Hì. Đấy cũng chính là "Thiên cơ bất khả lậu"....sớm quá. Lại không chính danh rùi! Chủ tịch của nước nào thế? Tổng Thống của Nam Phi à? Cũng rất có "cơ sở khoa học". Vì da ông ấy đen, thế thí đúng là TT của Nam Phi rùi.1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyển đổi trạng thái hỗn loạn hay là chết Xuân Dương 14/09/15 05:00 Thảo luận (2) (GDVN) - Một xã hội ổn định là xã hội mà mức độ hỗn loạn (Entropy) không đổi, nếu mức độ hỗn loạn bằng không thì đó không còn là xã hội ổn định mà là xã hội chết. Cách mạng màu và màu cách mạng Công tác nhân sự, không thể “bó đũa chọn cột cờ” Đổi mới hay là chết? Câu nói “Mở cửa hay là chết” hoặc “Đổi mới hay là chết” được một số học giả và nhà quản lý đề cập hiện nay phản ánh một trạng thái được xem là khá bi quan của kinh tế, xã hội nước nhà. Xin nêu một cách nhìn hiện tượng xã hội này dưới lăng kính khoa học tự nhiên, cụ thể là khoa học Nhiệt động học. Trước hết xin giới thiệu một vài khái niệm cơ bản. Trong Vật lý học, Công nghệ thông tin, Nhiệt động học… khái niệm Entropy được sử dụng khá phổ biến. Entropy được hiểu như một đơn vị đo lường “sự hỗn loạn” hay là “tính bừa” của hệ thống, nói cách khác “sự hỗn loạn” của hệ thống được đo bằng Hàm trạng thái Entropy. Vì Entropy là hàm trạng thái nên nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái cuối cùng của hệ thống chứ không phụ thuộc vào quá trình trung chuyển giữa hai trạng thái. Định luật thứ hai của Nhiệt động học khẳng định: “Mọi sự biến đổi diễn ra trong hệ thống đều được thực hiện với sự tăng lên của sự “hỗn loạn chung” bao gồm sự hỗn loạn của hệ thống cộng với sự hỗn loạn của môi trường ngoài”. Quá trình biến đổi từ A sang B gọi là “thuận-nghịch” nếu các các bước chuyển đổi trung gian theo chiều trừ A đến B cũng giống như từ B về A nhưng theo chiều ngược lại. Entropy bằng không khi hệ hoàn toàn “trật tự”, tức là khi “mức độ hỗn loạn” bằng không. Trong một hệ cô lập, tức là hệ không có sự trao đổi năng lượng cũng như vật chất với môi trường ngoài, quá trình biến đổi “đẳng Entropy” được hiểu là quá trình chuyển hóa hệ thống mà “tổng mức hỗn loạn” không đổi, nghĩa là nếu sự hỗn loạn tăng lên ở chỗ này sẽ kéo theo sự tĩnh lặng ở chỗ khác. Với định luật thứ 2 của Nhiệt động học, có thể thấy rằng nếu mức độ hỗn loạn của hệ thống và môi trường ngoài không tăng lên thì không thể có biến đổi bên trong hệ thống. Một ví dụ đơn giản về trạng thái đẳng Entropy: Nếu tại một giao lộ sự lộn xộn tăng cao, xe cộ chiếc ngang, chiếc dọc choán hết đường đi thì trên các tuyến đường kết nối với giao lộ sự lộn xộn sẽ giảm đi, cả dòng xe và người tham gia giao thông sẽ phải đứng yên tại chỗ. Trong vấn đề trị quốc, để dẹp yên sự hỗn loạn trong nước, giới chính trị gia không lạ gì phương pháp chuyển hỗn loạn ra ngoài biên giới quốc gia bằng cách gây chiến với láng giềng. Tình hình bất ổn về kinh tế, xã hội tại Trung Quốc ngày nay cho thấy, Biển Đông có thể sẽ là nơi Bắc Kinh muốn khuấy động với mục đích chuyển “hỗn loạn” trong nước sang nước khác. Một xã hội ổn định là xã hội mà mức độ hỗn loạn (Entropy) không đổi, nếu mức độ hỗn loạn bằng không thì đó không còn là xã hội ổn định mà là xã hội chết, điều này chỉ có thể xảy ra khi xã hội đó là cô lập nghĩa là không có tác động hoặc trao đổi với của các yếu tố bên ngoài. Hiểu biết và vận dụng các quy luật của khoa học tự nhiên vào xã hội là điều cần thiết nhất là với những người nắm quyền hoạch định chính sách. Việt Nam một mặt cần đổi mới để phát triển kinh tế, mặt khác lại không muốn xáo trộn các nền tảng văn hóa, chính trị, thể chế,… đó là bài toán không có lời giải. Muốn đổi mới, muốn phát triển thì phải phá vỡ trạng thái ổn định cũ, tạo nên trạng thái ổn định mới, cũng như con người khi lớn thì phải bỏ cái áo cũ, may cái áo mới và đương nhiên cái áo mới ấy cũng chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi con người trưởng thành, không phát triển về tầm vóc nhưng chiếc áo đã cũ rách không còn phù hợp nữa thì dù tiếc đến mấy cũng vẫn phải thay áo khác. Cần lưu ý là thay thế trạng thái ổn định cũ bởi trạng thái ổn định mới chứ không phải bởi trạng thái hỗn loạn mới, sự hỗn loạn có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp chỉ là nhất thời, chỉ là công cụ cần thiết cho đổi mới chứ không phải là mục đích cuối cùng của đổi mới. Chúng ta đang nhấn mạnh sự “đi tắt, đón đầu” những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được nhưng lại quên đi một thực tế là con người Việt Nam chưa được chuẩn bị, chưa được trang bị những công cụ cần thiết để đi tắt đón đầu. Đường phố Hà Nội những ngày qua kẹt cứng ô tô chính là bởi tâm lý “đi tắt, đón đầu” này, ai cũng muốn len lên phía trước, ai cũng muốn bản thân thoát đi thật nhanh, hậu quả là cả dòng người dậm chân tại chỗ. Có ý kiến cho rằng đó là do số lượng xe con tăng lên quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông phát triển chưa kịp, đó đúng là một lý do nhưng không phải lý do chính. Lý do chính là ý thức con người tham gia giao thông, hễ có một chiếc xe vì lý do nào đó mà phải dừng thì lập tức các xe sau sẽ tìm cách vượt lên kể cả việc lấn sang làn đường ngược chiều. Một nền giáo dục lạc hậu, một nền văn hóa lệch lạc, xuống cấp tạo nên một lực lượng lao động yếu về chuyên môn, kém về nhận thức, không loại trừ trong những lao động đó có những cá nhân giữ quyền chi phối lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để giữ cho hệ thống ổn định với mức Entropy bằng constant (hằng số) đã khó, để hệ thống phát triển mà vẫn ổn định lại càng khó. Tuy khó nhưng không phải là không có giải pháp, giải pháp toàn diện gói gọn trong hai từ “Mở cửa và Đổi mới”. Thứ nhất, mở cửa nghĩa là xóa bỏ “mô hình cô lập” của hệ thống. Như đã nêu, một hệ gọi là “cô lập” khi không có sự trao đổi năng lượng và vật chất với bên ngoài. Nếu trạng thái nhiệt của hệ thống ở mức cao mà không “mở cửa” thì nguy cơ phá vỡ cân bằng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đường phố Hà Nội những ngày qua kẹt cứng ô tô chính là bởi tâm lý “đi tắt, đón đầu” (Ảnh: tienphong.vn) Ví dụ chúng ta đổ nước sôi vào đầy phích và nút thật chặt, do nhiệt độ trong phích cao nên lượng nước chuyển hóa thành hơi sẽ tạo nên áp xuất lớn, nếu vặn nút phích quá chặt có nguy cơ làm nổ phích, trong trường hợp này người ta chỉ nút phích chặt vừa phải để nút có thể bật ra khi áp suất đủ lớn. Mở cửa ngoài ý nghĩa là tạo sự cân bằng khi Entropy tăng cũng còn mục đích khác là tiếp nhận năng lượng và vật chất từ bên ngoài, phá vỡ sự “ổn định bảo thủ” vốn có, tạo nên sự “ổn định năng động” mới. Mở cửa ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, chẳng hạn về phía Đảng, cần đưa những người có tài, có tâm vào bộ máy công quyền dù họ chưa phải là đảng viên, bộ máy điều hành đất nước ở tầm vĩ mô không nên bó hẹp chỉ gồm các đảng viên của Đảng. Thời nhà Trần, trước họa xâm lăng từ Trung Quốc, Vua cho mở hội Diên Hồng mời bô lão cả nước tham dự, hiến kế nhờ thế mà lòng dân quy về một mối, tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ địch hùng mạnh, đấy chính là biểu hiện “mở cửa”. Mở cửa để tiếp nhận các kiến thức mới, các thành tựu khoa học kỹ thuật mà nhân loại đã tích lũy và kiểm chứng. Nếu không chịu mở cửa, nếu cứ mãi tin vào những lý thuyết chưa được thực tế kiểm chứng thì hệ thống sẽ không còn đối mặt với “nguy cơ tụt hậu” mà là “thực sự tụt hậu”. Mở cửa cũng còn là để người Việt đem những gì mình có trao đổi với nhân loại… Tóm lại có “mở cửa” thì mới tiếp thu được năng lượng, vật chất từ bên ngoài và cân bằng trạng thái nhiệt đang ở mức cao hơn bình thường của hệ thống. Khi “mở cửa” chưa được thực hiện một cách triệt để, khi tình trạng “cô lập” của hệ thống chưa được cải thiện, cần thực hiện biện pháp tình thế, đó là “đổi mới”. Để giải thích rõ hơn quan điểm này, chúng ta tạm coi hệ thống gồm hai nhóm: dân chúng là “nhóm lớn” và lãnh đạo là “nhóm nhỏ”. Giải pháp tình thế có thể theo một trong hai hướng: giữ ổn định “nhóm lớn” và tập trung vào giải quyết tình trạng ở “nhóm nhỏ” hoặc là ngược lại. Vì hệ thống chưa mở, vẫn đang “cô lập” nên khi mức độ “hỗn loạn” ở nhóm này tăng lên thì mức độ “hỗn loạn” ở nhóm kia sẽ giảm đi. Chiến thuật này vẫn được gọi với cái tên “chia để trị”. Một ví dụ ai cũng biết là quá trình làm nước đá, nước bị làm lạnh xuống dưới không độ sẽ biến thành đá, nghĩa là trở nên ổn định về mặt hình dáng hơn so với chất lỏng, song muốn thế phải làm lạnh nước bằng cách chuyển nhiệt từ nước ra bên ngoài (ra dàn tỏa nhiệt phía sau máy lạnh). Chuyển nhiệt từ “nhóm lớn” sang “nhóm nhỏ” nói nôm na là làm cho “nhóm nhỏ” nóng lên, là chấp nhận tăng Entropy (mức hỗn loạn) ở “nhóm nhỏ”. Một khi dòng “hỗn loạn” từ “nhóm lớn” chạy sang “nhóm nhỏ” sẽ khiến “nhóm lớn” “lạnh” hơn bình thường, chỉ khi đó tổng Entropy của hệ thống mới không đổi (tức là tổng mức hỗn loạn của hệ thống không đổi) nhưng vẫn có năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Nói cách khác, cần phải bắt buộc trạng thái nhiệt ở thượng tầng tăng cao, tức là hoạt động ở thượng tầng phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nói theo ngôn ngữ khoa học xã hội là yêu cầu đội ngũ lãnh đạo cao cấp phải làm việc thật sự, phải đổ mồ hôi cho những nghiên cứu chính sách chứ không phải trên sân golf, phải làm cho bầu không khí chính trường sôi động chứ không cần các vị ngủ gật. Quá trình “chuyển hóa hỗn loạn” phải được kiểm soát sao cho năng lượng mà “nhóm nhỏ” lấy từ “nhóm lớn” là vừa đủ. Biện pháp này đòi hỏi ở các thành viên “nhóm nhỏ” một sự dũng cảm, một sự quyết tâm bởi khi nhiệt độ nóng lên cục bộ thì các phần tử vật chất sẽ chuyển động nhanh hơn, ma sát tăng cao và có thể có những phần tử bị văng khỏi hệ thống. Điều này có thể thấy rõ khi đun nước, một số phân tử nước trên bề mặt sẽ biến sang thể hơi và bay khỏi nồi nấu. Ngược lại, sẽ là sai lầm khi quá tập trung giải quyết Entropy của “nhóm nhỏ” mà quên “nhóm lớn” bởi một khi năng lượng hệ thống tập trung vào “nhóm nhỏ” mà không có nguồn năng lượng bổ sung thì “nhóm lớn” từ tình trạng “lạnh” sẽ tiến tới tình trạng “đóng băng” và hệ thống sẽ tê liệt. Trong trường hợp có các yếu tố ngoại lai, nghĩa là có nguồn năng lượng hay vật chất từ bên ngoài tác động vào, nếu để nó tập trung vào bất kỳ nhóm nào cũng là nguy hiểm bởi nó sẽ làm thay đổi “cơ cấu hỗn loạn”. Chẳng hạn khi “nhóm nhỏ” được tiếp năng lượng ngoại lai có thể nó sẽ tái cấu trúc mà không cần chú ý đến nguồn năng lượng từ “nhóm lớn”, hậu quả là “nhóm lớn” sẽ mãi ở trạng thái trì trệ. Sự phát triển của xã hội loài người có những quy luật riêng song không thể trái quy luật tự nhiên. Mong rằng một vài vận dụng kiến thức Nhiệt động học tuy không thể nói là chính xác 100% nhưng cũng góp phần làm sáng tỏ một điều: Trong tự nhiên một hệ thống không thể là hệ thống cô lập. Trong mỗi hệ thống nếu không có sự “chuyển hóa hỗn loạn” sẽ không có sự biến đổi trạng thái. Điều này cũng góp phần trả lời câu hỏi, tại sao nói “không mở cửa, không đổi mới nghĩa là chết”. Xuân Dương ============= Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt phát biểu thế này - nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại: "Một xã hội ổn định là một xã hội với sự hỗn loạn tiệm cận tiến tới /O/ ".1 like -
Thưa quý vị và anh chị em. Đúng - nhưng chưa được "Khoa học công nhận" không phải là vấn đề lão Gàn quan tâm. Lão Gàn không phải là loại háo danh để được "khoa học công nhận". Bởi vậy, lão đã gửi lời thách đố - lão nhắc lại để nhấn mạnh - "Thách đố!". Với câu hỏi hoàn toàn nằm trong nền tảng tri thức của khoa học hiện đại - tùy theo chuyên môn từng ngành. Tất nhiên, tùy theo từng ngành chuyên môn liên quan, lão muốn để các vị khoa học suy ngẫm, và trả lời thách đố mở rộng của lão Gàn rằng: 1/ Vì sao những dự báo của KTTV Việt Nam và các cơ quan KTTV sừng sỏ hàng đầu thế giới liên quan đến thời tiết mưa gió ở Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi đã sai? Họ bảo mưa, lão bảo không trước cả hai tháng. 2/ Vì sao lý thuyết Hạt của Chúa đã sai trong thử nghiệm hoàng tráng với cỗ máy LHC? Họ báo có và đã chi 100 tỷ dollar về việc này, lão Gàn dứt khoát không và lão chờ đợi 6 năm để có kết quả cuối cùng. 3/ Vì sao dự báo của các nhà khoa học đầu bảng chuyên ngành về động đất, đã khuyến cáo những trận động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ - ít nhất ba lần - đã sai. Lão bảo không xảy ra và cho đến bây giờ không xảy ra. 4/ "Nghịch lý toán học Cantor" chưa được khoa học công nhận. Vậy vì sao nó sai? Các nhà khoa học chưa công nhận lý thuyết toán học này, lão Gàn thừa nhận tính hợp lý lý thuyết của nó. Tạm thời chỉ với bốn trường hợp cụ thể này. Tất nhiên sự thách đố này, yêu cầu những nhà khoa học của cả nền văn minh này, phải chỉ ra thiếu sót ngay trong dữ liệu đầu vào của kết luận dự báo và nếu đầy đủ với dự báo đúng thì nó cần những yếu tố gì và có thể kiểm chứng những yếu tố đó. Thời hạn để trả lời là hết ngày 10/ 3 năm Bính Thân Việt lịch. Lão cũng chẳng phải giàu có gì. Nên giải thưởng là 1 Dollar danh dự. Bài phân tích hay nhất sẽ lấy ngay tờ một dollar có hai số cuối trùng năm sinh của lão Gàn. Lão mua ở Hoa Kỳ trong dịp sang bên đó để lấy may. Sở dĩ có thời hạn này - rất lâu, hơn nửa năm lận - vì sau đó, do sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, hoặc do Việt sử được thừa nhận 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Còn bây giờ thì không. Khó lấy được 1 dollar của lão lắm. Thể lệ tham gia sự thách đố này: Ai có bài viết phân tích cứ việc đưa lên trang web thuận tiện nhất có thể. Sau đó tìm cách liên hệ với tôi hoặc anh chị em thành viên của diễn đàn này. Nếu bài hay, tôi sẽ coppi và đưa lên đây, để tất cả cùng tham khảo. Bài viết phải theo những chuẩn mực khoa học, không mang tính chỉ trích cá nhân theo kiểu "tắt điện"... Tôi làm việc này vì muốn thanh lọc những thứ tư duy giẻ rách, nhưng gắn mác hàng hiệu.1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Làm sạch sông Tô Lịch: Công nghệ nước nào cũng... khóc (Quan điểm) - Không dễ để xử lý nước sông Tô Lịch vì nước thải chảy liên tục. Ngay cả hồ của Hà Nội còn chẳng xử lý hết thì sông cũng là khó khăn. Hà Nội quyết xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch TS Nguyễn Phú Tuân, Giám đốc Công ty Cổ phần Xanh thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Trưởng nhóm nghiên cứu hoạt chất xử lý ô nhiễm nước hồ (LTH 100) đã nói như vậy khi hay thông tin Thành phố Amsterdam sẽ hợp tác và hỗ trợ thành phố Hà Nội khẩn trương tiến hành cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch. Theo TS Tuân, từ trước tới nay việc nói hợp tác xử lý thì nhiều nhưng thực tế chưa làm gì. Hà Nội mới chỉ có dự án thoát nước sông Tô Lịch chứ chưa xử lý nước bao giờ. Dự án về cơ sở hạ tầng thoát nước và kè bờ thôi. "Hợp tác thì cũng phải có tiền họ mới làm chứ không ai cho không. Tức là họ chỉ đưa công nghệ, giải pháp xử lý của họ. Nhưng kể cả có tiền cũng không đơn giản vì nước thải chảy liên tục nên không dễ để xử lý. Ngay cả hồ của Hà Nội còn chẳng xử lý hết thì nghĩ đến chuyện sông cũng là khó khăn", TS Tuân nói. Sông Tô Lịch chủ yếu là chứa nước thải Theo ông Tuân ở Việt Nam nhiều con sông cũng nguy cơ giống như Tô Lịch. Các tỉnh lẻ sông cũng chứa nước thải nên kể cả có tiền cũng rất khó khăn cho công tác xử lý. "Ai cũng muốn nước sông sau xử lý sẽ đạt một số tiêu chuẩn nhất định nhưng tôi cho rằng chỉ có thể giảm thiểu được ô nhiễm. Còn nếu muốn đạt một tiêu chuẩn nhất định nào đó thì công nghệ cả trong lẫn ngoài nước đều không làm được với sông Tô Lịch", ông Tuân nhận định. Lý giải về nhận định này, TS Tuân cho biết vấn đề là phải xử lý đầu nguồn sau đó thải dần ra thì mới xử lý tiếp. Còn ở đây lại thải trực tiếp ra thì rất khó. Giống như Hồ Tây như cái ao lớn chứa nước thải nên không thể trông chờ gì. Trên thực tế hiện Hà Nội đang thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm là trồng bè thủy sinh. "Đây cũng là biện pháp tốt. Nó có thể tự xử lý cải thiện chất lượng nước nhưng phải làm với số lượng nhiều chứ hiện nay mới chỉ rất ít không đáng kể", TS Tuân cho biết. Theo ông Tuân hiện nước sông Tô Lịch liên tục bị bơm hút đi trong khi để xử lý hiệu quả thì lượng nước phải đạt hơn 1m. Khi đó thì một số biện pháp sinh học, kỹ thuật may ra mới làm được. Hiện TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Kết quả khảo sát sơ bộ của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển cho thấy mức độ ô nhiễm do nước thải và rác thải các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội tăng qua từng năm. Trong khi đó, theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội, nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước các con sông chảy qua địa bàn bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là do nguồn nước thải trực tiếp đổ ra sông, hồ không được xử lý triệt để. Bích Ngọc ======================== Cần bán ý tưởng kỹ thuật chủ đạo cải tạo sông Tô Lịch. Giá 100 Tỷ. Hữu nghị với Hanoi giảm 50% còn 50 tỷ. Với ý tưởng này, các công ty có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật cao như Nhật Bản - được nói tới trong bài báo này - sẽ hoàn thành tốt công việc.1 like -
Theo tôi, với tuyên bố trên thì GS Huỳnh không đặt vấn đề đuổi, hay thay đổi đường đi, hoặc giảm cường độ của bão. Nhưng như tôi đã phát biểu ý kiến - nhân danh khoa học - rằng thì là: Về mặt lý thuyết thì từ các yếu tố nào của Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành để liên hệ đến các phương pháp tác động đến bão, tôi nghĩ các nhà khoa học thứ thiệt chưa thể kiểm chứng được, trong trường hợp cụ thể của giáo sư Huỳnh. Tất nhiên, tôi chưa bàn đến các nhà khoa học lôm côm, loại chém gió, đập ruồi, lợi dụng chức vụ và quyền hạn phát ngôn bừa bãi, mà chẳng hiểu mình nói cái gì?! Tư duy thì không có "cơ sở khoa học", loại giẻ rách nhưng gắn mác đồ hiệu. Lúc nào cũng dương dương tự đắc, nói năng linh tinh theo kiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". (Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý, vậy lấy cái điếu gì ra để thẩm định đúng sai?!) những loại này không đủ tư cách để phê phán giáo sư Huỳnh. Xong phần giới thiệu để loại trừ thứ tư duy giả khoa học giẻ rách nói trên - thì như tôi đã phát biểu - Về mặt lý thuyết thì từ các yếu tố nào của Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành để liên hệ đến các phương pháp tác động đến bão, tôi nghĩ các nhà khoa học thứ thiệt chưa thể kiểm chứng được trong phương pháp riêng cụ thể của giáo sư Huỳnh. Nhưng đây là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả cụ thể có thể kiểm chứng bằng thực tế trực quan. Đó là xác định trước thực trạng của thời tiết bằng "phương pháp riêng phi phổ biến". Vậy thì dù giáo sư Huỳnh có đúng hay sai, cũng chưa thể chỉ một lần là kết luận được. Ngay cả trường hợp cụ thể với cơn bão này, giáo sư Huỳnh bị coi là sai, thì cũng chưa thể kết luận là ông Huỳnh không có khả năng. Hoặc trường hợp này được coi là đúng thì cũng chỉ ghi nhận vậy. Chúng ta cần chờ đợi ít nhất vài lần nữa, mới kết luận được hiệu quả của phương pháp này. Tôi nghĩ từ nay đến hết năm, sẽ có nhiều cơn bão nhỏ, hoặc mưa lớn gây hậu quả nghiêm trọng sẽ vượt qua Phi Luật Tân vào Việt Nam. Lúc ấy, sẽ tiếp tục khen chê, bàn tán (Khoảng 10 ngày nữa sẽ có lại một dịp như vậy). Tôi cũng muốn lưu ý quý vị về thứ tư duy kiểu, mọi dự báo đều 5/5, rằng: Đấy là thứ tư duy vô trách nhiệm. Bởi kể cả dự báo thời tiết của các TT KTTV, thì đó là kết quả của một hệ thống tri thức và là một phương pháp có thể kiểm chứng. Cho nên không thể lấy xác xuất của con bạc ra để so sánh và kết luận là 5/ 5. Nhưng chính vì thứ tư duy loại này, nên tôi thấy trước mỗi cơn mưa lớn, hoặc bão, các nhà khoa học loại 5/ 5, hoặc "chống mưa trên 1 mét vuông", thực nghiệm "té nước không ướt áo", cần phải công khai xác định đúng về khả năng một kết quả vận động và tác hại của bão, như KTTV đã công bố - thì sau đó giáo sư Huỳnh mới chính danh đúng / sai với hiệu quả có thể kiểm chứng bằng phương pháp của ông ta. Còn nếu quý vị im re trong trường hợp này thì không có "cơ sở khoa học" để phê phán giáo sư Huỳnh. 5/ 5 mà! Huống chi, theo công bố chính thức của giáo sư Huỳnh mà tôi trích dẫn ở trên, thì ông ta không tuyên bố cụ thể sẽ làm tan bão, hoặc xác định lại hậu quả của bão, nên không thể nhận xét. Tuy nhiên, ít nhất trong cơn bão này, giáo sư Huỳnh có nhận xét về nó nhân danh phương pháp của ông (Hình vẽ và bài viết - đã trích), còn các nhà "pha học" chỉ trích ông ta không thấy lên tiếng xác định kết quả cơn bão của KTTV là đúng hay sai. Thưa quý vị và anh chị em. Xin nói riêng về tôi một tý: Việc tôi xác định, hoặc tiên tri về thời tiết và các sự kiện liên quan đến vận động của thiên nhiên trên Việt Nam và thế giới có mấy điểm , mong chia sẻ với quý vị và anh chị em sau đây: - Sự "xác định" không đồng nhất với dự báo, tiên tri. Dự báo theo khoa học hiện đại, hay tiên tri của học thuật cổ Đông phương, đều là những phương pháp và là hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Thí dụ, trong Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, tôi không hề nói tôi đã "đuổi mưa", mà là tôi chỉ xác định về một hiện thực sẽ xảy ra. Vì "đuổi mưa" là một phương pháp, chí ít cũng dùng cái quạt để quạt, hoặc thổi phù phù, hoặc dùng ô che...vv....Nhưng ở đây, tôi chưa hề công bố phương pháp của mình. Mà chỉ phát biểu xác định vậy thôi. Tôi cũng cần xác định rằng: Tôi chưa có một "xác định" nào mang lại sự bất lợi cho con người. Toàn từ tốt trở lên. Thí dụ như tôi xác định: "Không có động đất mang tính hủy diệt ở Hoa Kỳ", như các nhà khoa học Mỹ công bố. Còn tiên tri thì phải có phương pháp, thí dụ, sự tiên tri của tôi về "Sóng thần ở Indo 2004"; hoặc trong topic mang tính tiên tri từ nhiều năm nay, tôi công bố là chủ yếu dùng Lạc Việt độn toán. - Tôi cũng chưa hề xin xỏ đăng ký bản quyền, hoặc tác động để được "khoa học công nhận" cho tất cả những công trình nghiên cứu của tôi. Mặc dù đã có nơi đề nghị tôi làm luận án Tiến Sĩ, nhưng vì hai lý do sau đây nên tôi đã không thực hiện được (Chứ không từ chối). Đó là phải đóng lệ phí theo quy định là 50 triệu VND. Lúc đó (2006) tôi nghèo quá (Bây giờ tôi cũng mới chỉ "thoát nghèo" trong sự hồi hộp), không có tiền. Và hai là phải có bằng C Anh văn. Tôi không có thời gian đi học để lấy cái bằng C. (Tôi nghĩ tiếng Anh là cái điếu gì mà phải nói được tiếng Anh, như bà Wiliam Sopha nào đó đang quét rác bên Anh quốc thì mới có bằng Tiến sĩ? Tại sao ngài SW Hawking, chính cống người Anh quốc, thậm chí không phát âm chính tiếng mẹ đẻ của ông mà vẫn là GS Vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới?). - Tôi chỉ có một mục đích duy nhất là minh chứng cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Còn tất cả mọi thứ liên quan, kể cả toàn bộ nền Lý học Đông phương, chỉ là phương tiện. Tôi cần được Việt Nam và thế giới xác định đúng sai về việc này. Tôi xác định rằng: Một lý thuyết thống nhất vũ trụ sẽ được sáng tỏ, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được công nhận.1 like
-
Ngày xưa ở Hanoi, cổng làng Hoàng Mai cũng dựng 4 con chó đá. Cũng bởi 4 cụ khuyển này, mà cổng làng Hoàng Mai chết danh thành "Cổng làng Hoàng Mai bốn chó đá". Cổng nhà ngài Võ Nguyên Giáp (30 Hoàng Diệu. Hanoi), cũng chỉ trưng nghê đá và chó đá , một hình tượng thuần Việt.1 like