-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/09/2015 in Bài viết
-
Theo tôi, với tuyên bố trên thì GS Huỳnh không đặt vấn đề đuổi, hay thay đổi đường đi, hoặc giảm cường độ của bão. Nhưng như tôi đã phát biểu ý kiến - nhân danh khoa học - rằng thì là: Về mặt lý thuyết thì từ các yếu tố nào của Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành để liên hệ đến các phương pháp tác động đến bão, tôi nghĩ các nhà khoa học thứ thiệt chưa thể kiểm chứng được, trong trường hợp cụ thể của giáo sư Huỳnh. Tất nhiên, tôi chưa bàn đến các nhà khoa học lôm côm, loại chém gió, đập ruồi, lợi dụng chức vụ và quyền hạn phát ngôn bừa bãi, mà chẳng hiểu mình nói cái gì?! Tư duy thì không có "cơ sở khoa học", loại giẻ rách nhưng gắn mác đồ hiệu. Lúc nào cũng dương dương tự đắc, nói năng linh tinh theo kiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". (Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý, vậy lấy cái điếu gì ra để thẩm định đúng sai?!) những loại này không đủ tư cách để phê phán giáo sư Huỳnh. Xong phần giới thiệu để loại trừ thứ tư duy giả khoa học giẻ rách nói trên - thì như tôi đã phát biểu - Về mặt lý thuyết thì từ các yếu tố nào của Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành để liên hệ đến các phương pháp tác động đến bão, tôi nghĩ các nhà khoa học thứ thiệt chưa thể kiểm chứng được trong phương pháp riêng cụ thể của giáo sư Huỳnh. Nhưng đây là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả cụ thể có thể kiểm chứng bằng thực tế trực quan. Đó là xác định trước thực trạng của thời tiết bằng "phương pháp riêng phi phổ biến". Vậy thì dù giáo sư Huỳnh có đúng hay sai, cũng chưa thể chỉ một lần là kết luận được. Ngay cả trường hợp cụ thể với cơn bão này, giáo sư Huỳnh bị coi là sai, thì cũng chưa thể kết luận là ông Huỳnh không có khả năng. Hoặc trường hợp này được coi là đúng thì cũng chỉ ghi nhận vậy. Chúng ta cần chờ đợi ít nhất vài lần nữa, mới kết luận được hiệu quả của phương pháp này. Tôi nghĩ từ nay đến hết năm, sẽ có nhiều cơn bão nhỏ, hoặc mưa lớn gây hậu quả nghiêm trọng sẽ vượt qua Phi Luật Tân vào Việt Nam. Lúc ấy, sẽ tiếp tục khen chê, bàn tán (Khoảng 10 ngày nữa sẽ có lại một dịp như vậy). Tôi cũng muốn lưu ý quý vị về thứ tư duy kiểu, mọi dự báo đều 5/5, rằng: Đấy là thứ tư duy vô trách nhiệm. Bởi kể cả dự báo thời tiết của các TT KTTV, thì đó là kết quả của một hệ thống tri thức và là một phương pháp có thể kiểm chứng. Cho nên không thể lấy xác xuất của con bạc ra để so sánh và kết luận là 5/ 5. Nhưng chính vì thứ tư duy loại này, nên tôi thấy trước mỗi cơn mưa lớn, hoặc bão, các nhà khoa học loại 5/ 5, hoặc "chống mưa trên 1 mét vuông", thực nghiệm "té nước không ướt áo", cần phải công khai xác định đúng về khả năng một kết quả vận động và tác hại của bão, như KTTV đã công bố - thì sau đó giáo sư Huỳnh mới chính danh đúng / sai với hiệu quả có thể kiểm chứng bằng phương pháp của ông ta. Còn nếu quý vị im re trong trường hợp này thì không có "cơ sở khoa học" để phê phán giáo sư Huỳnh. 5/ 5 mà! Huống chi, theo công bố chính thức của giáo sư Huỳnh mà tôi trích dẫn ở trên, thì ông ta không tuyên bố cụ thể sẽ làm tan bão, hoặc xác định lại hậu quả của bão, nên không thể nhận xét. Tuy nhiên, ít nhất trong cơn bão này, giáo sư Huỳnh có nhận xét về nó nhân danh phương pháp của ông (Hình vẽ và bài viết - đã trích), còn các nhà "pha học" chỉ trích ông ta không thấy lên tiếng xác định kết quả cơn bão của KTTV là đúng hay sai. Thưa quý vị và anh chị em. Xin nói riêng về tôi một tý: Việc tôi xác định, hoặc tiên tri về thời tiết và các sự kiện liên quan đến vận động của thiên nhiên trên Việt Nam và thế giới có mấy điểm , mong chia sẻ với quý vị và anh chị em sau đây: - Sự "xác định" không đồng nhất với dự báo, tiên tri. Dự báo theo khoa học hiện đại, hay tiên tri của học thuật cổ Đông phương, đều là những phương pháp và là hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Thí dụ, trong Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, tôi không hề nói tôi đã "đuổi mưa", mà là tôi chỉ xác định về một hiện thực sẽ xảy ra. Vì "đuổi mưa" là một phương pháp, chí ít cũng dùng cái quạt để quạt, hoặc thổi phù phù, hoặc dùng ô che...vv....Nhưng ở đây, tôi chưa hề công bố phương pháp của mình. Mà chỉ phát biểu xác định vậy thôi. Tôi cũng cần xác định rằng: Tôi chưa có một "xác định" nào mang lại sự bất lợi cho con người. Toàn từ tốt trở lên. Thí dụ như tôi xác định: "Không có động đất mang tính hủy diệt ở Hoa Kỳ", như các nhà khoa học Mỹ công bố. Còn tiên tri thì phải có phương pháp, thí dụ, sự tiên tri của tôi về "Sóng thần ở Indo 2004"; hoặc trong topic mang tính tiên tri từ nhiều năm nay, tôi công bố là chủ yếu dùng Lạc Việt độn toán. - Tôi cũng chưa hề xin xỏ đăng ký bản quyền, hoặc tác động để được "khoa học công nhận" cho tất cả những công trình nghiên cứu của tôi. Mặc dù đã có nơi đề nghị tôi làm luận án Tiến Sĩ, nhưng vì hai lý do sau đây nên tôi đã không thực hiện được (Chứ không từ chối). Đó là phải đóng lệ phí theo quy định là 50 triệu VND. Lúc đó (2006) tôi nghèo quá (Bây giờ tôi cũng mới chỉ "thoát nghèo" trong sự hồi hộp), không có tiền. Và hai là phải có bằng C Anh văn. Tôi không có thời gian đi học để lấy cái bằng C. (Tôi nghĩ tiếng Anh là cái điếu gì mà phải nói được tiếng Anh, như bà Wiliam Sopha nào đó đang quét rác bên Anh quốc thì mới có bằng Tiến sĩ? Tại sao ngài SW Hawking, chính cống người Anh quốc, thậm chí không phát âm chính tiếng mẹ đẻ của ông mà vẫn là GS Vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới?). - Tôi chỉ có một mục đích duy nhất là minh chứng cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Còn tất cả mọi thứ liên quan, kể cả toàn bộ nền Lý học Đông phương, chỉ là phương tiện. Tôi cần được Việt Nam và thế giới xác định đúng sai về việc này. Tôi xác định rằng: Một lý thuyết thống nhất vũ trụ sẽ được sáng tỏ, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được công nhận.8 likes
-
Lão nói thêm một tý nhá. Vấn đề không phải vì nó huyền bí và "khoa học chưa công nhận", cũng không phải tin hay không tin. Mà đây là một phương pháp ứng dụng, có một kết quả khách quan được báo trước, có thể kiểm chứng được. Chứ không phải đặt vấn đề phương pháp đó "mê tín", hoặc có "cơ sở khoa học" hay không, khi hiệu quả chưa được kiểm chứng. Hiệu quả có thể kiểm chứng được thì hãy đợi hiệu quả đã. Chưa chi đã chỉ trích, thế là thế điếu nào? Bởi vậy! Ngu lâu quá! Không lớn nổi. Thí dụ bây giờ có một người phát biểu: "Tôi chỉ thổi cái phù là tắt mẹ nó mặt trời". Tất nhiên là phát biểu điếu có "cơ sở khoa học". Nhưng họ chưa thổi thì đừng vội chỉ trích. Bởi vì việc công bố có thể thổi cái phù là tắt mặt trời là một hiệu quả có thể kiểm chứng được. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay là điếu hiểu gì cả. Xin lỗi! Một hiệu quả có thể kiểm chứng được bằng trực quan, mà GSTS còn cãi nhau như mổ bò, chém gió thể hiện vung xích chó. Thế thì làm điếu gì có khả năng để kiểm chứng một lý thuyết cao cấp như thuyết Âm Dương Ngũ hành.7 likes
-
Như vậy, Võ sư Lương Ngọc Huỳnh cuối cùng vẫn đúng tuy khá gay cấn ! Có phải không các bạn ?2 likes
-
Bão số 3 với sức gió mạnh cấp 8 tiến vào miền Trung 14/09/2015 - 08:19 Áp tháp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão và đang từng bước tiến vào khu vực ven bờ Đà Nẵng – Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Do ảnh hưởng của bão từ ngày 14-18/9, mưa xuất hiện lần lượt ở Trung và Bắc Bộ. Chuyện mưa bão Nhật Bản đối mặt với cơn mưa lũ lịch sử Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, khoảng 4h ngày 14/9, vị trí tâm bão số 3 ở trên vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10. Trong khoảng 12h tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16h chiều nay (14/09), vị trí tâm bão ở trên vùng biển ven bờ Đà Nẵng-Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành là một vùng áp thấp. Đến 4h ngày 15/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Nam Lào với sức gió mạnh nhất giảm xuống dưới cấp 6 (tương đương 40km/h). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Riêng khu vực ven biển các tỉnh Quảng Bình-Quảng Ngãi từ chiều 14/9 sẽ xuất hiện gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, cấp độ rủi ro thiên tai loại 3. Đồng thời, từ 14-16/9, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Từ ngày 15-17/9, mưa lớn bắt đầu mở rộng ra Bắc Trung Bộ và từ ngày 16-18/9 thì tiếp tục mở rộng ra khu vực Bắc Bộ. Ngoài ra, trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Theo đó, mực nước trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Người dân ở các tỉnh này cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng. Hải Băng =================== Lão Gàn nhắc lại là lão Gàn không dây dưa gì đến cơn bão này. Thằng nào, con nào, nhân cơn bão này mà đụng đến lão thì lão chửi cho đới! Lão chửi đến mức bài chửi nổi tiếng của cụ Nguyễn Công Hoan trong "Bước đường cùng" chỉ là "Tài liệu tham khảo".2 likes
-
Tiếng Việt
Chipbee cherries and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Tại sao gọi là hát Ca Trù và hát Chầu Văn Ca và Hát là hai từ đồng nghĩa chỉ lời nói con người phát ra cố ý gắn kèm thanh nhạc để biểu lộ tình cảm, mà không còn là Lời Nói thông thường chỉ nhằm truyền đạt thông tin. Hai từ Ca và Hát có trong ngôn ngữ từ thời hồng hoang, khi con người sống dựa vào rừng, gắn bó với thiên nhiên chung với các loài chim thú hoang dã, thường xuyên được nghe “chim Kêu vượn Hót”. Con người hiểu rằng mỗi loài đều có riêng tiếng để thông tin giao lưu: người Nói, chim Kêu, vượn Hót. Nhưng tiếng chim và tiếng vượn có thanh điệu nghe vui vẻ, do vậy con người bắt chước nói theo điệu nhạc như chim và vượn vậy, thế là chim Kêu thì người cũng biết Ca (QT Tơi-Rỡi: Kêu = Ca), vượn Hót thì người cũng cũng biết Hát (QT Tơi-Rỡi: Hót = Hát), thành ra con người có thêm kĩ năng phát âm ngoài cái Nói là Ca hay Hát. Nơi phong cảnh rộng rãi như mặt sông, bãi biển còn hứng lên hát thật to tiếng, đó là “Hát To” = Hò (đọc lướt, văn gọi là thiết). Lời bài ca hay bài hát thông thường là những câu có vần điệu, lời văn cũng mộc mạc dễ hiểu. Nhưng lời những bài hát hàn lâm thì rất trau chuốt văn vẻ, gắn với nhạc cũng là loại nhạc thính phòng uyên áo. Những bài hát như vậy gói gém nội dung vô cùng súc tích như là nén thông tin làm người nghe chìm đắm vào trong suy nghĩ mơ màng như có thể lấy được cả tâm thức của mình ra. Chính cái nén thông tin súc tích ấy mà những bài hát ấy được gọi là Trù. Trù có nghĩa là nén rất nhiều nội dung vào trong nó, tức là Gói-Gém = Gom = Tóm = Tụ = Trù = Trấu = Châu = Chầu (nôi khái niệm hình thành bởi Qui Tắc Tơi-Rỡi trong tạo từ của tiếng Việt). Chính từ nôi khái niệm này mà có từ để chỉ hai dòng ca bác học là hát ca Trù và hát Chầu văn. Hát Chầu văn cũng có lời ca trau chuốt súc tích dạng nén thông tin, hát Chầu văn gắn với lễ hầu đồng nơi đền miếu, mang tính tâm linh. Bổn nghĩa từ Trù có nghĩa là Đông tức rất nhiều, đông đặc còn gọi là trù mật. Từ Đông mà lướt nhấn là “Đông Ạ!” = Đa, chữ Đa 多 có nghĩa là nhiều. Thành ngữ “đông như giặc Châu Chấu” hay “nhiều như Trấu”. Từ Châu Chấu hay từ Trấu là những từ phái sinh do từ Trù nghĩa là nhiều. Vì vỏ lúa xay ra rất nhiều, chất đông thành đống là “Đông Đông” = Đống, 0+0=1 (QT Lướt từ lặp kèm biến dấu thanh điệu theo số học nhị phân, một trong các QT tạo từ của tiếng Việt), bởi vậy người nông dân mới gọi vỏ hột lúa đã xay ra thường gom thành đống là Trấu. Bản thân từ Trấu là từ phái sinh trở thành danh từ riêng chỉ vỏ hột lúa đã xay ra, nhưng nó đã hàm ý là nó là rất nhiều về số lượng; cũng giống như từ Châu chỉ con Châu-Chấu là hàm ý số lượng chúng rất đông; cũng giống như từ Chầu là hàm ý đông người cùng tụ họp, ví dụ “chầu nhậu” là bao hàm cái ý đám ngồi nhậu với nhau là đông người. Để chứng minh Trù hay Chầu có nghĩa là nhiều thì tra từ điền < Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字> là cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa do Hứa Thận 許 慎soạn cách nay 2000 năm thì rõ: 稠,多也。本謂禾也。从禾周聲。直由切 (Trù, đa dã.Bổn vị Hòa dã. Tùng Hòa Chu thanh. Trực Du thiết: Trù là đông ạ. Bổn gọi là Hòa. Chữ gồm bộ Hòa 禾 tá thanh Chu 周. Đọc bằng cách lướt Trực 直 Du 由thành Trù 稠). Chữ Hòa 禾 chỉ cây lúa, nhưng gọi là Hòa là do lướt “Hẳn Đa” = Hòa, hẳn đa là rất đông, bởi vậy từ Hòa cũng nghĩa là rất đông, đông đúc thì mới hòa vào nhau, cây lúa ngoài đồng cũng rất đông, dùng chữ Hòa chỉ cây lúa là dùng từ phái sinh Hòa (nghĩa là đông) để chỉ cái cụ thể là cây lúa, vì nó bao giờ cũng đông đúc ở ngoài đồng. Thiết “Trực 直 Du 由” = Trù 稠 là hướng dẫn đọc đúng âm Việt chữ nho Trù 稠bằng cách mượn âm từ Trực 直 và từ Du 由, còn ba từ đó không liên quan logic ý nghĩa gì với nhau. Cái logic thật của từ Trù là “Trong Tù” = Trù, vì trong tù thì lúc nào cũng đông đúc chật chội nhiều thành viên, đúng như cảnh “cá chậu chim lồng” đông lúc nha lúc nhúc, tức là nhiều, nên Trù = Tụ đều hàm ý là nhiều. Hán ngữ cũng dùng chữ Trù 稠, với nghĩa của chính nó là nhiều, nhưng nếu thiết như <TVGT> hướng dẫn mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là “Zhi 直 You 由” = Zhou, trật, không thành “Chou 稠” như Hán ngữ phát âm chữ Trù 稠. Điều này nói lên rằng: đương thời với Hứa Thận thì dân cư trên đất Trung Hoa là nói tiếng Việt. Còn xưa hơn thời cùng với Hứa Thận là thời còn nước Kinh Sở thì dân ở đó cũng nói tiếng Việt, cụ thể: <TVGT> giải thích: “Dân nước Sở đọc chữ Nữ 女 là thiết “Nô 奴 Giải 解” = Nái”. Lướt “Con Nái” = =Cái , lướt nhấn “Nái Chứ!” = Nữ 女 (từ Nữ nghĩa là giống Cái).Nếu thiết bằng phát âm của Hán ngữ thì là “Nú 奴 Jie 解” = Nie, trật, không thành “Nu 女” như Hán ngữ đọc chữ Nữ 女. Còn chữ Nam 男 thì thấy rõ ràng rồi: đọc từ trên xuống dưới đúng cách là “Điền 田 Lực 力” = Đực (từ Nam nghĩa là giống đực). Còn sở dĩ Đực cũng gọi là Nam thì là vì Đực là kẻ “Nàm Trai” = Nam ( QT Lướt lủn). Nếu cũng đọc đúng cách từ trên xuống dưới mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là “Tian 田 Li 力” = Ti, trật, từ “Ti” trong Hán ngữ không có liên quan gì đến giống đực hay giới nam cả. Vậy chữ nho Nữ 女 và Nam 男 là của Việt nho hay của Hán nho?. Nếu chữ Nữ 女 và chữ Nam 男 là của Việt nho, muộn nhất thì cũng đã có dùng từ thời nước Kinh Sở, thì chữ Trù 稠 cũng là của Việt nho mà thôi. Cổ đại còn có nước Kinh Nam thiết Cam 甘. Có học giả TQ nêu: “Ngày nay chẳng ai biết được cái nước Cam Quốc 甘 國 cổ đại có đề cập trong Hán thư xưa là nó nằm ở chỗ nào?”. Nhưng với người Việt đàng trong thì họ quá rành cái nước Kinh Nam thiết Cam cổ đại là nằm ở đâu. (Sân đền có xếp chín viên đá thành hình cửu cung giống như ở sân đền Hùng tại Phú Thọ cũng có ở nước cổ đại khác trên xứ Đông Dương này).2 likes -
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyển đổi trạng thái hỗn loạn hay là chết Xuân Dương 14/09/15 05:00 Thảo luận (2) (GDVN) - Một xã hội ổn định là xã hội mà mức độ hỗn loạn (Entropy) không đổi, nếu mức độ hỗn loạn bằng không thì đó không còn là xã hội ổn định mà là xã hội chết. Cách mạng màu và màu cách mạng Công tác nhân sự, không thể “bó đũa chọn cột cờ” Đổi mới hay là chết? Câu nói “Mở cửa hay là chết” hoặc “Đổi mới hay là chết” được một số học giả và nhà quản lý đề cập hiện nay phản ánh một trạng thái được xem là khá bi quan của kinh tế, xã hội nước nhà. Xin nêu một cách nhìn hiện tượng xã hội này dưới lăng kính khoa học tự nhiên, cụ thể là khoa học Nhiệt động học. Trước hết xin giới thiệu một vài khái niệm cơ bản. Trong Vật lý học, Công nghệ thông tin, Nhiệt động học… khái niệm Entropy được sử dụng khá phổ biến. Entropy được hiểu như một đơn vị đo lường “sự hỗn loạn” hay là “tính bừa” của hệ thống, nói cách khác “sự hỗn loạn” của hệ thống được đo bằng Hàm trạng thái Entropy. Vì Entropy là hàm trạng thái nên nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái cuối cùng của hệ thống chứ không phụ thuộc vào quá trình trung chuyển giữa hai trạng thái. Định luật thứ hai của Nhiệt động học khẳng định: “Mọi sự biến đổi diễn ra trong hệ thống đều được thực hiện với sự tăng lên của sự “hỗn loạn chung” bao gồm sự hỗn loạn của hệ thống cộng với sự hỗn loạn của môi trường ngoài”. Quá trình biến đổi từ A sang B gọi là “thuận-nghịch” nếu các các bước chuyển đổi trung gian theo chiều trừ A đến B cũng giống như từ B về A nhưng theo chiều ngược lại. Entropy bằng không khi hệ hoàn toàn “trật tự”, tức là khi “mức độ hỗn loạn” bằng không. Trong một hệ cô lập, tức là hệ không có sự trao đổi năng lượng cũng như vật chất với môi trường ngoài, quá trình biến đổi “đẳng Entropy” được hiểu là quá trình chuyển hóa hệ thống mà “tổng mức hỗn loạn” không đổi, nghĩa là nếu sự hỗn loạn tăng lên ở chỗ này sẽ kéo theo sự tĩnh lặng ở chỗ khác. Với định luật thứ 2 của Nhiệt động học, có thể thấy rằng nếu mức độ hỗn loạn của hệ thống và môi trường ngoài không tăng lên thì không thể có biến đổi bên trong hệ thống. Một ví dụ đơn giản về trạng thái đẳng Entropy: Nếu tại một giao lộ sự lộn xộn tăng cao, xe cộ chiếc ngang, chiếc dọc choán hết đường đi thì trên các tuyến đường kết nối với giao lộ sự lộn xộn sẽ giảm đi, cả dòng xe và người tham gia giao thông sẽ phải đứng yên tại chỗ. Trong vấn đề trị quốc, để dẹp yên sự hỗn loạn trong nước, giới chính trị gia không lạ gì phương pháp chuyển hỗn loạn ra ngoài biên giới quốc gia bằng cách gây chiến với láng giềng. Tình hình bất ổn về kinh tế, xã hội tại Trung Quốc ngày nay cho thấy, Biển Đông có thể sẽ là nơi Bắc Kinh muốn khuấy động với mục đích chuyển “hỗn loạn” trong nước sang nước khác. Một xã hội ổn định là xã hội mà mức độ hỗn loạn (Entropy) không đổi, nếu mức độ hỗn loạn bằng không thì đó không còn là xã hội ổn định mà là xã hội chết, điều này chỉ có thể xảy ra khi xã hội đó là cô lập nghĩa là không có tác động hoặc trao đổi với của các yếu tố bên ngoài. Hiểu biết và vận dụng các quy luật của khoa học tự nhiên vào xã hội là điều cần thiết nhất là với những người nắm quyền hoạch định chính sách. Việt Nam một mặt cần đổi mới để phát triển kinh tế, mặt khác lại không muốn xáo trộn các nền tảng văn hóa, chính trị, thể chế,… đó là bài toán không có lời giải. Muốn đổi mới, muốn phát triển thì phải phá vỡ trạng thái ổn định cũ, tạo nên trạng thái ổn định mới, cũng như con người khi lớn thì phải bỏ cái áo cũ, may cái áo mới và đương nhiên cái áo mới ấy cũng chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi con người trưởng thành, không phát triển về tầm vóc nhưng chiếc áo đã cũ rách không còn phù hợp nữa thì dù tiếc đến mấy cũng vẫn phải thay áo khác. Cần lưu ý là thay thế trạng thái ổn định cũ bởi trạng thái ổn định mới chứ không phải bởi trạng thái hỗn loạn mới, sự hỗn loạn có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp chỉ là nhất thời, chỉ là công cụ cần thiết cho đổi mới chứ không phải là mục đích cuối cùng của đổi mới. Chúng ta đang nhấn mạnh sự “đi tắt, đón đầu” những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được nhưng lại quên đi một thực tế là con người Việt Nam chưa được chuẩn bị, chưa được trang bị những công cụ cần thiết để đi tắt đón đầu. Đường phố Hà Nội những ngày qua kẹt cứng ô tô chính là bởi tâm lý “đi tắt, đón đầu” này, ai cũng muốn len lên phía trước, ai cũng muốn bản thân thoát đi thật nhanh, hậu quả là cả dòng người dậm chân tại chỗ. Có ý kiến cho rằng đó là do số lượng xe con tăng lên quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông phát triển chưa kịp, đó đúng là một lý do nhưng không phải lý do chính. Lý do chính là ý thức con người tham gia giao thông, hễ có một chiếc xe vì lý do nào đó mà phải dừng thì lập tức các xe sau sẽ tìm cách vượt lên kể cả việc lấn sang làn đường ngược chiều. Một nền giáo dục lạc hậu, một nền văn hóa lệch lạc, xuống cấp tạo nên một lực lượng lao động yếu về chuyên môn, kém về nhận thức, không loại trừ trong những lao động đó có những cá nhân giữ quyền chi phối lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để giữ cho hệ thống ổn định với mức Entropy bằng constant (hằng số) đã khó, để hệ thống phát triển mà vẫn ổn định lại càng khó. Tuy khó nhưng không phải là không có giải pháp, giải pháp toàn diện gói gọn trong hai từ “Mở cửa và Đổi mới”. Thứ nhất, mở cửa nghĩa là xóa bỏ “mô hình cô lập” của hệ thống. Như đã nêu, một hệ gọi là “cô lập” khi không có sự trao đổi năng lượng và vật chất với bên ngoài. Nếu trạng thái nhiệt của hệ thống ở mức cao mà không “mở cửa” thì nguy cơ phá vỡ cân bằng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đường phố Hà Nội những ngày qua kẹt cứng ô tô chính là bởi tâm lý “đi tắt, đón đầu” (Ảnh: tienphong.vn) Ví dụ chúng ta đổ nước sôi vào đầy phích và nút thật chặt, do nhiệt độ trong phích cao nên lượng nước chuyển hóa thành hơi sẽ tạo nên áp xuất lớn, nếu vặn nút phích quá chặt có nguy cơ làm nổ phích, trong trường hợp này người ta chỉ nút phích chặt vừa phải để nút có thể bật ra khi áp suất đủ lớn. Mở cửa ngoài ý nghĩa là tạo sự cân bằng khi Entropy tăng cũng còn mục đích khác là tiếp nhận năng lượng và vật chất từ bên ngoài, phá vỡ sự “ổn định bảo thủ” vốn có, tạo nên sự “ổn định năng động” mới. Mở cửa ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, chẳng hạn về phía Đảng, cần đưa những người có tài, có tâm vào bộ máy công quyền dù họ chưa phải là đảng viên, bộ máy điều hành đất nước ở tầm vĩ mô không nên bó hẹp chỉ gồm các đảng viên của Đảng. Thời nhà Trần, trước họa xâm lăng từ Trung Quốc, Vua cho mở hội Diên Hồng mời bô lão cả nước tham dự, hiến kế nhờ thế mà lòng dân quy về một mối, tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ địch hùng mạnh, đấy chính là biểu hiện “mở cửa”. Mở cửa để tiếp nhận các kiến thức mới, các thành tựu khoa học kỹ thuật mà nhân loại đã tích lũy và kiểm chứng. Nếu không chịu mở cửa, nếu cứ mãi tin vào những lý thuyết chưa được thực tế kiểm chứng thì hệ thống sẽ không còn đối mặt với “nguy cơ tụt hậu” mà là “thực sự tụt hậu”. Mở cửa cũng còn là để người Việt đem những gì mình có trao đổi với nhân loại… Tóm lại có “mở cửa” thì mới tiếp thu được năng lượng, vật chất từ bên ngoài và cân bằng trạng thái nhiệt đang ở mức cao hơn bình thường của hệ thống. Khi “mở cửa” chưa được thực hiện một cách triệt để, khi tình trạng “cô lập” của hệ thống chưa được cải thiện, cần thực hiện biện pháp tình thế, đó là “đổi mới”. Để giải thích rõ hơn quan điểm này, chúng ta tạm coi hệ thống gồm hai nhóm: dân chúng là “nhóm lớn” và lãnh đạo là “nhóm nhỏ”. Giải pháp tình thế có thể theo một trong hai hướng: giữ ổn định “nhóm lớn” và tập trung vào giải quyết tình trạng ở “nhóm nhỏ” hoặc là ngược lại. Vì hệ thống chưa mở, vẫn đang “cô lập” nên khi mức độ “hỗn loạn” ở nhóm này tăng lên thì mức độ “hỗn loạn” ở nhóm kia sẽ giảm đi. Chiến thuật này vẫn được gọi với cái tên “chia để trị”. Một ví dụ ai cũng biết là quá trình làm nước đá, nước bị làm lạnh xuống dưới không độ sẽ biến thành đá, nghĩa là trở nên ổn định về mặt hình dáng hơn so với chất lỏng, song muốn thế phải làm lạnh nước bằng cách chuyển nhiệt từ nước ra bên ngoài (ra dàn tỏa nhiệt phía sau máy lạnh). Chuyển nhiệt từ “nhóm lớn” sang “nhóm nhỏ” nói nôm na là làm cho “nhóm nhỏ” nóng lên, là chấp nhận tăng Entropy (mức hỗn loạn) ở “nhóm nhỏ”. Một khi dòng “hỗn loạn” từ “nhóm lớn” chạy sang “nhóm nhỏ” sẽ khiến “nhóm lớn” “lạnh” hơn bình thường, chỉ khi đó tổng Entropy của hệ thống mới không đổi (tức là tổng mức hỗn loạn của hệ thống không đổi) nhưng vẫn có năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Nói cách khác, cần phải bắt buộc trạng thái nhiệt ở thượng tầng tăng cao, tức là hoạt động ở thượng tầng phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nói theo ngôn ngữ khoa học xã hội là yêu cầu đội ngũ lãnh đạo cao cấp phải làm việc thật sự, phải đổ mồ hôi cho những nghiên cứu chính sách chứ không phải trên sân golf, phải làm cho bầu không khí chính trường sôi động chứ không cần các vị ngủ gật. Quá trình “chuyển hóa hỗn loạn” phải được kiểm soát sao cho năng lượng mà “nhóm nhỏ” lấy từ “nhóm lớn” là vừa đủ. Biện pháp này đòi hỏi ở các thành viên “nhóm nhỏ” một sự dũng cảm, một sự quyết tâm bởi khi nhiệt độ nóng lên cục bộ thì các phần tử vật chất sẽ chuyển động nhanh hơn, ma sát tăng cao và có thể có những phần tử bị văng khỏi hệ thống. Điều này có thể thấy rõ khi đun nước, một số phân tử nước trên bề mặt sẽ biến sang thể hơi và bay khỏi nồi nấu. Ngược lại, sẽ là sai lầm khi quá tập trung giải quyết Entropy của “nhóm nhỏ” mà quên “nhóm lớn” bởi một khi năng lượng hệ thống tập trung vào “nhóm nhỏ” mà không có nguồn năng lượng bổ sung thì “nhóm lớn” từ tình trạng “lạnh” sẽ tiến tới tình trạng “đóng băng” và hệ thống sẽ tê liệt. Trong trường hợp có các yếu tố ngoại lai, nghĩa là có nguồn năng lượng hay vật chất từ bên ngoài tác động vào, nếu để nó tập trung vào bất kỳ nhóm nào cũng là nguy hiểm bởi nó sẽ làm thay đổi “cơ cấu hỗn loạn”. Chẳng hạn khi “nhóm nhỏ” được tiếp năng lượng ngoại lai có thể nó sẽ tái cấu trúc mà không cần chú ý đến nguồn năng lượng từ “nhóm lớn”, hậu quả là “nhóm lớn” sẽ mãi ở trạng thái trì trệ. Sự phát triển của xã hội loài người có những quy luật riêng song không thể trái quy luật tự nhiên. Mong rằng một vài vận dụng kiến thức Nhiệt động học tuy không thể nói là chính xác 100% nhưng cũng góp phần làm sáng tỏ một điều: Trong tự nhiên một hệ thống không thể là hệ thống cô lập. Trong mỗi hệ thống nếu không có sự “chuyển hóa hỗn loạn” sẽ không có sự biến đổi trạng thái. Điều này cũng góp phần trả lời câu hỏi, tại sao nói “không mở cửa, không đổi mới nghĩa là chết”. Xuân Dương ============= Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt phát biểu thế này - nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại: "Một xã hội ổn định là một xã hội với sự hỗn loạn tiệm cận tiến tới /O/ ".1 like -
Mỹ cam kết góp phần duy trì ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương (TTXVN/Vietnam+) lúc : 15/09/15 14:58 Tư lệnh Lục quân Mỹ Mark Milley. (Nguồn: watertowndailytimes.com) Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, truyền thông Indonesia ngày 15/9 đưa tin Tư lệnh Lục quân Mỹ Mark Milley cho biết chính phủ và quân đội Mỹ cam kết góp phần duy trì ổn định và an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phát biểu tại Hội nghị Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 9 (PACC) và Hội thảo quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 39 (PAMS) ở Bali, Tướng Milley cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện an toàn hơn so với khu vực Trung Đông và Nam Á hiện nay. Mỹ hy vọng không xảy ra xung đột ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Tướng Milley kêu gọi các bên nỗ lực duy trì quan hệ đa phương để đảm bảo hòa bình khu vực, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực này. Về phần mình, Tham mưu trưởng Lục quân Indonesia, Trung tướng Gatot Mulyono cho biết quân đội các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang hợp tác tích cực nhằm tăng cường đoàn kết để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Hội nghị PACC và PAMS được tổ chức từ ngày 14-17/9 với sự tham gia của quan chức quân đội 36 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 26 Tư lênh Lục quân. Tại Hội nghị PACC và PAMS, các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng như các chính sách tăng cường hợp tác quân sự và an ninh đa phương, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./. ======================= Đây là điều lão đã xác định từ 2008 ("Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"). Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông. Và sẽ không dừng lại ở đây - như nội dung bài báo này.1 like
-
Hoặc là Bắc Kinh đã sai lầm khi xác định mục tiêu chiến lược trong sách trắng; hoặc đây chỉ là chiêu trò của Bắc Kinh muốn làm chệch hướng sự chú ý về mục tiêu chiến lược thật sự của họ. Bởi vì, Đài Loan trong tình thế hiện nay, ngay cả khi nằm mơ đến một cuộc tấn công Trung quốc, giành lại lục địa cũng chưa có, chứ chưa nói đến thực tế. Nhưng không loại trừ Đài Loan bị tấn công khi canh bạc cuối cùng kết thúc bằng một cuộc chiến. Lão nhắc lại là sai lầm chiến lược mang tính sách lược quốc gia của Bắc Kinh chính là đụng đến Việt Nam. Tình thế không thể đảo ngược được nữa. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Hì B) .1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em. Đúng - nhưng chưa được "Khoa học công nhận" không phải là vấn đề lão Gàn quan tâm. Lão Gàn không phải là loại háo danh để được "khoa học công nhận". Bởi vậy, lão đã gửi lời thách đố - lão nhắc lại để nhấn mạnh - "Thách đố!". Với câu hỏi hoàn toàn nằm trong nền tảng tri thức của khoa học hiện đại - tùy theo chuyên môn từng ngành. Tất nhiên, tùy theo từng ngành chuyên môn liên quan, lão muốn để các vị khoa học suy ngẫm, và trả lời thách đố mở rộng của lão Gàn rằng: 1/ Vì sao những dự báo của KTTV Việt Nam và các cơ quan KTTV sừng sỏ hàng đầu thế giới liên quan đến thời tiết mưa gió ở Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi đã sai? Họ bảo mưa, lão bảo không trước cả hai tháng. 2/ Vì sao lý thuyết Hạt của Chúa đã sai trong thử nghiệm hoàng tráng với cỗ máy LHC? Họ báo có và đã chi 100 tỷ dollar về việc này, lão Gàn dứt khoát không và lão chờ đợi 6 năm để có kết quả cuối cùng. 3/ Vì sao dự báo của các nhà khoa học đầu bảng chuyên ngành về động đất, đã khuyến cáo những trận động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ - ít nhất ba lần - đã sai. Lão bảo không xảy ra và cho đến bây giờ không xảy ra. 4/ "Nghịch lý toán học Cantor" chưa được khoa học công nhận. Vậy vì sao nó sai? Các nhà khoa học chưa công nhận lý thuyết toán học này, lão Gàn thừa nhận tính hợp lý lý thuyết của nó. Tạm thời chỉ với bốn trường hợp cụ thể này. Tất nhiên sự thách đố này, yêu cầu những nhà khoa học của cả nền văn minh này, phải chỉ ra thiếu sót ngay trong dữ liệu đầu vào của kết luận dự báo và nếu đầy đủ với dự báo đúng thì nó cần những yếu tố gì và có thể kiểm chứng những yếu tố đó. Thời hạn để trả lời là hết ngày 10/ 3 năm Bính Thân Việt lịch. Lão cũng chẳng phải giàu có gì. Nên giải thưởng là 1 Dollar danh dự. Bài phân tích hay nhất sẽ lấy ngay tờ một dollar có hai số cuối trùng năm sinh của lão Gàn. Lão mua ở Hoa Kỳ trong dịp sang bên đó để lấy may. Sở dĩ có thời hạn này - rất lâu, hơn nửa năm lận - vì sau đó, do sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, hoặc do Việt sử được thừa nhận 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Còn bây giờ thì không. Khó lấy được 1 dollar của lão lắm. Thể lệ tham gia sự thách đố này: Ai có bài viết phân tích cứ việc đưa lên trang web thuận tiện nhất có thể. Sau đó tìm cách liên hệ với tôi hoặc anh chị em thành viên của diễn đàn này. Nếu bài hay, tôi sẽ coppi và đưa lên đây, để tất cả cùng tham khảo. Bài viết phải theo những chuẩn mực khoa học, không mang tính chỉ trích cá nhân theo kiểu "tắt điện"... Tôi làm việc này vì muốn thanh lọc những thứ tư duy giẻ rách, nhưng gắn mác hàng hiệu.1 like
-
Bước ngoặt "giật mình" trong cuộc chiến "đả hổ" của ông Tập Hải Võ 15/09/2015 07:50 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: People's Daily Một Bí thư Thành ủy của Trung Quốc mới đây đã bị xử lý không phải vì sai phạm cá nhân mà do bị liên lụy bởi 3 quan chức cấp dưới "ngã ngựa". Không tham nhũng vẫn... mất chức Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) nước này hôm 6/9 đã ra "Thông báo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam về việc cựu Bí thư Thành ủy Tân Hương Lý Khánh Quý không hoàn thành trách nhiệm xây dựng và giám sát tác phong liêm chính". Thông báo chỉ rõ, ông Lý bị cách chức và "cảnh cáo nghiêm trọng" trong đảng do không hoàn thành chức trách của mình. Tuy nhiên, ông này không bị bắt giữ. Báo Thanh niên Trung Quốc viết, "Lý Khánh Quý là Bí thư Thành ủy đầu tiên bị kỷ luật và thông báo công khai do có nhiều thành viên trong hàng ngũ lãnh đạo mà mình phụ trách bị cáo buộc tham nhũng". Nói cách khác, ông Lý không bị xử lý hay phát hiện hành vi tham nhũng, nhưng do nhiều quan chức trong Thành ủy và chính quyền thành phố Tân Hương tham nhũng, đồng thời liên tục bị phát giác, dẫn đến việc Lý Khánh Quý phải chịu trách nhiệm liên đới. Trong chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của Bắc Kinh, Lý Khánh Quý là quan chức đầu tiên "mất ghế" vì sai phạm của cấp dưới. Ảnh: China.com Việc chưa từng có trong chiến dịch "đả hổ" và nguy cơ tiềm ẩn Trang Đa Chiều (Mỹ) bình luận, động thái này của CCDI có thể mở ra một tiền lệ mới. Hồi tháng 7, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bộ quy định với điều khoản "nếu trong cơ quan liên tục xuất hiện hiện tượng vi phạm kỷ luật và pháp luật trong thời gian ngắn thì cán bộ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm". Hình thức "chịu trách nhiệm" mà quy định trên nói tới bao gồm công khai xin lỗi, đình chỉ chức vụ để điều tra, "tự nguyện" từ chức, cưỡng chế từ chức, cách chức. Sau trường hợp của Lý Khánh Quý, quan trường Trung Quốc được cho là sẽ lại "dậy sóng" bởi giờ đây, các quan chức lãnh đạo cấp thành phố có thể mất chức bất kỳ lúc nào ngay cả khi họ buông lỏng quản lý, để cấp dưới "làm mưa làm gió". Mặc dù quy định mới không định nghĩa rõ thế nào là "liên tục xuất hiện việc vi phạm kỷ luật", song vụ ông Lý bị cách chức được cho là vì các cựu Phó thị trưởng Tân Hương Giả Toàn Minh, Thôi Học Dũng và cựu Bí thư Ủy ban chính pháp Tân Hương Mạnh Cương lần lượt "ngã ngựa". Có thể đánh giá nếu một cơ quan chủ quản thuộc chính phủ Trung Quốc xuất hiện từ 3 cán bộ bị xử lý do "vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật" thì lãnh đạo đơn vị đó rất có khả năng bị truy cứu trách nhiệm. Đa Chiều chỉ ra, vụ việc của ông Lý tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế đã "đặt toàn bộ các Bí thư Thành ủy ở Trung Quốc vào trạng thái 'nguy cơ'", bởi khả năng xảy ra tình trạng tương tự Tân Hương ở các thành phố khác là rất lớn. Tiền lệ của ông Lý thậm chí được giới quan sát nhận xét là "một nấc thang mới" trong cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, sự mạnh tay này của Bắc Kinh cũng có thể biến thành "con dao hai lưỡi". Theo Đa Chiều, ở một mức độ nào đó việc mở rộng phạm vi xử lý tệ tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành hiệu quả các cơ quan nhà nước Trung Quốc. Tỷ lệ xuất hiện trên 3 quan chức tham nhũng trong một cơ quan chính phủ nào đó là tương đối cao, dẫn đến các Thị trưởng, Bí thư Thành ủy... đứng trước sức ép bị xử lý dù bản thân vẫn "trong sạch". Đa Chiều phân tích, quy định truy cứu trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo là hợp lý, tuy nhiên Bắc Kinh cần hết sức thận trọng khi vận dụng nếu không muốn biến nó trở thành công cụ đấu tranh giữa các bè nhóm đối nghịch. Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông Tập mặc dù thu được nhiều kết quả nhưng cũng vấp phải không ít trở ngại. Hành động "nâng tầm" lần này ngoài việc chứng minh quyền lực chắc chắn của nhà lãnh đạo Trung Quốc thì còn được dự đoán sẽ đem lại cho Tập Cận Bình nhiều chướng ngại hơn nữa và ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định xã hội nước này. Nhân tố bất ngờ có thể "xoay chuyển" hội đàm Obama-Tập Cận Bình theo Trí Thức Trẻ =================== Ngài Tập mắc sai lầm rùi. Ở Hoa Kỳ làm điều này được, vì pháp luật và các hình thái xã hội khác của họ chặt chẽ. Còn ở Trung Quốc thì chưa được. Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến đất nước Tàu. Sai thì tiêu tán thòong. Vậy thui. Dạo này tiến bộ đấy! Lão ngỏ lời khen ngợi. Phải ghi rõ ràng như vậy mới được chứ: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cái này thuộc phạm trù chính danh . Chứ ghi phong long "Chủ tịch Tập Cận Bình" là không được.1 like
-
Chu choa! Đến hôm nay là hai tháng rùi. Vưỡn chưa có động đất ở Hoa Kỳ dù ở California , hay từ "Văng cô vợ" đến "sòng phẳng xin cô". Lão đang cần tiền, bán gấp tất cả tri thức liên quan đến động đất, sóng thần của nền văn minh Atlantiv mà tớ có được trong quá trình ngâm cứu đây. Pán rẻ! Pán rẻ! Mại zdô! Giá mềm là 20 triệu Dol thui. Khuyến mãi đặc biệt là một năm giảng dạy tại trường Đại học uy tín nhất của quốc gia nào đó, đặt mua mớ kiến thức khó hiểu này. Hì. À này! Tớ nhắc lại lời đề nghị mang tích thách đố - nhưng khoa học hơn nhiều so với kiểu thách đố lão đuổi mưa trên một mét vuông - rằng: Các nhà khoa học trên thế giới khi dự báo điều gì, mà lão Gàn nói ngược lại thì họ luôn luôn sai. Các vị hãy trả lời tôi: Tại sao các vị sai? Thí dụ như "Không có Hạt của Chúa", hoặc thí dụ khác: Các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ về động đất phát biểu là động đất, lão bảo không. Vậy tại sao sai. Thí dụ thôi nhá.1 like
-
Bão số 3 áp sát Quảng Nam - Quảng NgãiCập nhật lúc 20h16' ngày 14/09/2015 http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/65774_bao-so-3-ap-sat-quang-nam-quang-ngai.aspx 19h chiều 14/9/2015, tâm bão cách bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi khoảng 30km, duy trì sức gió mạnh cấp 8, sóng biển cao chừng 3-5m đang đánh mạnh vào bờ kè ven biển. Cập nhật mới nhất về cơ bão số 3 - bão áp sát Quảng Nam - Đà Nẵng Tâm bão Vamco cách Quảng Nam khoảng 25km, dự kiến 1-2 tiếng nữa sẽ đi vào tỉnh này và một phần Quảng Ngãi. Hoàn lưu sau bão gây mưa khắp miền Trung, lan rộng ra cả thủ đô Hà Nội. Giờ Bangkok, Hanoi, Jakarta (GMT+7) 18h00 Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, tâm bão đang trên vùng biển các tỉnh Đà Nẵng - Bình Định, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm 75km/h (cấp 8), giật cấp 9-10. Giữ hướng Tây, sau đó là Tây Nam, tốc độ 15km mỗi giờ, tối nay tâm bão sẽ đi vào các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão. (Ảnh: NCHMF). Hoàn lưu bão đã gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 tại đảo Lý Sơn và đảo Cồn Cỏ. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa to. Tổng lượng mưa tính đến 13h ngày 14/9/2015 phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm như: Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 258mm; Tiên Sa (Quảng Nam) 257mm; Trà Khúc (Quảng Ngãi) 21 mm... Trước đó chiều 13/9/2015, vùng áp thấp ở giữa biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và đến đêm cùng ngày thì phát triển thành bão - cơn bão số 3 ở biển Đông với tên quốc tế là Vamco. Do hình thành ngay sát bờ, bão không không mạnh, nhưng hoàn lưu trước và sau bão có thể gây mưa lớn cho Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên. 18h10 Đà Nẵng đang có gió to, sóng biển dữ dội. Những đợt gió liên tục từ sáng khiến nhiều cây xanh bật gốc, nhiều tấm biển quảng cáo điện tử trên đường Bạch Đằng bị đánh bật, hư hỏng hoàn toàn. Đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê) bị cấm lưu thông ở đoạn qua bờ hồ. Tương tự, cầu Thuận Phước được đặt hàng rào cấm lưu thông từ trưa 14/9. Sáng nay, nhiều người đi xe máy qua cầu này gặp nguy hiểm khi gió liên tục giật mạnh. Lực lượng công an đang túc trực ở những điểm này, phía trong đoạn đường cấm nhiều cây đã ngã đổ. Tấm pano và cây xanh dưới chân cầu quay sông Hàn bị sóng giật tung. (Ảnh: Nguyễn Đông). Là địa phương tâm bão đi qua, Quảng Nam trời tạnh mưa, nhưng gió bắt đầu rít liên hồi. Tại bãi biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ, gió giật trên cấp 7, sóng biển cao chừng 5m, đánh mạnh vào bờ kè tung bọt trắng xóa. Hàng trăm nhà hàng tại đây đã chằng chống, đóng kín cửa. Trong khi đó, lực lượng chức năng vẫn đang hối hả tỉa cành cây trên các tuyến phố trước khi bão đổ bộ. Hàng dừa dọc bờ biển Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ. (Ảnh: Tiến Hùng). 18h20 Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng và Phát triển huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, suốt 30 phút qua, trời nổi mưa giông kèm theo sấm sét, gió giật mạnh. Đường liên xã trên huyện đảo vắng không bóng người. Hiện ngư dân đã đưa 61 lồng tôm hùm vào cảng neo đậu an toàn. Hàng trăm hộ dân ven đảo cũng đã giằng chống nhà cửa phòng chống bão. Trên đất liền Quảng Ngãi, gió cũng giật mạnh. Mưa to nhiều giờ trước khiến nhiều đoạn đường ở thành phố bị ngập. Người dân gấp rút giằng néo nhà cửa. (Ảnh: Trí Tín). 18h30 Ở Quảng Nam hầu hết người dân các vùng có nguy cơ bị ảnh huởng lớn do bão đều di tản theo kiểu cục bộ. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An cho hay, nhà nào yếu sẽ được đưa qua trú tạm tại các hộ có nhà kiên cố. Để tránh bị ngập úng, các hộ dân trên tuyến phố thấp đã di dời tài sản đi nơi khác. Tại các xã ven biển TP Tam Kỳ, chính quyền chỉ đạo người dân tự di tản, một số ít được đưa đến các truờng học, trạm y tế để tránh trú. Cầu Thuận Phước được đặt hàng rào cấm lưu thông từ trưa. (Ảnh: Nguyễn Đông). Tại Đà Nẵng, hệ thống điện trên cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu quay Sông Hàn đều bị cắt để đảm bảo an toàn. Các tàu thuyền trên sông Hàn neo đậu tại bến, không còn lưu thông. Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh khiến xe máy đi lại trên cầu Rồng khó khăn, các biển quảng cáo chưa tháo dỡ hết ở một số điểm bị giật tung. 18h40 Người dân TP Quảng Ngãi hối hả trở về nhà trên các tuyến đường ngập nước. 18h50 Ảnh vệ tinh về bão Vamco lúc 18h50. Ảnh mây vệ tinh cho thấy, tâm bão (vùng trắng đậm đặc ở giữa) đang tiệm cận đất liền. Do hình thành ven bờ, cường độ bão chỉ cấp 8 nên vùng trắng đậm đặc nhỏ. Tuy nhiên, hoàn lưu sau bão (vòng mây màu trắng nhạt xung quanh tâm) khá rộng, gây mưa to cho khắp các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, Kon Tum - Gia Lai, lượng mưa trong 3 ngày tới khoảng 200-300mm. 19h00 Tại Đà Nẵng, tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành dài 20 km từ trung tâm thành phố đến quận Liên Chiểu có gió giật cấp 8, nhiều cây cối bị bật gốc hoặc rạp nghiêng về một bên. Hàng quán đóng cửa im lìm, trong khi đó tàu sắt Bắc Nam vẫn hoạt động bình thường. Đường Nguyễn Tất Thành vắng người lưu thông vì ven biển có gió giật mạnh. (Ảnh: Nguyễn Đông). Trao đổi với PV, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tâm bão đang cách bờ biển Quảng Nam khoảng 25-30km, chỉ 1-2 tiếng nữa sẽ đi vào đất liền Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Tiến sâu vào đất liền, bão sẽ nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngay trong đêm. Điều lo ngại nhất, theo ông Hải, là hoàn lưu sau bão gây mưa diện rộng cho khắp các tỉnh miền Trung, Bắc Tây Nguyên và lan ra cả đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Chiều mai, Hà Nội sẽ có mưa. 19h20 Tại Quảng Ngãi, mưa lớn bắt đầu nặng hạt ở huyện Bình Sơn. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, đêm nay nhà máy phân công túc trực hơn 400 chuyên gia, kỹ sư, công nhân trên công trường tại các vị trí then chốt. Trước đó, các kỹ sư, công nhân đã chằng chống một số hạng mục công trình và dọn dẹp vật tư thiết bị, phòng gió mạnh xô ngã gây thương tích cho người lao động và tránh thiệt hại về vật chất.Tại khu kinh tế Dung Quất, công trình trọng điểm quốc gia vẫn hoạt động bình thường. 19h30 Theo Trung tâm phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh đã di tản 1.400 hộ dân ở các huyện Thăng Bình, Hội An, Núi Thành đến nơi an toàn. Người dân chủ yếu di tản cục bộ, nhà này ở ghép với nhà kia. Chị Nguyễn Thị Vỹ (bìa phải) cùng đứa con một tháng rưỡi đang tránh bão ở Trạm y tế xã Tam Thanh. (Ảnh: Tiến Hùng). Sau bữa cơm tối vội vàng, mẹ con chị Nguyễn Thị Vỹ (26 tuổi) được chồng chở tới Trạm y tế xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, để trú bão. "Chồng tôi phải về dọn dẹp tài sản trước khi bão vào, tối nay anh ấy phải ở lại để giữ nhà. Ở đây chỉ có người già và trẻ nhỏ", chị Vỹ nói. Sợ người dân bị đói, Trạm y tế đã hỗ trợ mì tôm. Dự kiến tối nay có khoảng 100 người sẽ di tản đến trạm y tế phường Tam Thanh để trú bão. 19h50 Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bão áp sát bờ, gió giật mạnh cấp 8 khiến biển động dữ dội, từng đợt sóng vỗ lên bờ kè cao 5-6m. Mưa giông kèm theo sấm chớp liên hồi, dọc đường nhiều cây bị gãy nhánh. Người dân đóng chặt cửa không dám ra ngoài. Huyện đảo bị mất điện tạm thời khoảng 20 phút và đã có trở lại. 20h10 Tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), trời ngừng mưa được khoảng 30 phút và đặc biệt lặng gió. Các tuyến đường vắng người qua lại. Thấy trời yên, một số quán đã mở cửa trở lại. "Cảm giác như bão đã tan, thành phố yên ắng quá. Hay đây chỉ là phút yên bình trước tâm bão, sự yên lặng đến đáng sợ", một người dân ở TP Tam Kỳ thốt lên. Theo các chuyên gia khí tượng, khi tâm bão đi qua khu vực nào thì nơi đó sẽ tĩnh lặng trong thời gian ngắn, sau đó gió lại giật mạnh. 20h25 Trong khi Quảng Nam tâm bão đang tạm yên ắng thì tại Đà Nẵng, mưa không lớn nhưng gió giật liên hồi thổi lên những khu nhà lợp mái tôn nghe lạch cạch. Một số khu vực ở quận Hải Châu bị mất điện từ 17h chiều đến giờ vẫn chưa có. ====================== Sẽ có những diễn biến bất ngờ, cơn bão có thể đột ngột mạnh lên thêm một hai cấp trong từ 4 đến 6 giờ tới. Tức khoảng giữa đêm nay, và giữ cường độ này đến sáng, hoặc rạng sáng ngày mai, sau đó giảm dần cường độ. Cơn bão này không lớn, nhưng khá nguy hiểm. Hãy cảnh giác. PS: Lão Gàn chỉ xem bói chứ không dây dưa gì. Giờ Tuất 2/ 8/ Ất Mùi Việt lịch. Quẻ Tử Lưu Niên. Quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Bão ở tận Quảng Nam/ Đà Nẵng, mà hoàn lưu bão có thể ra đến tận Hanoi - cách cả 1000 km. Vậy thì trong thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, bão ngay tại Nghệ An - chỉ cách Hanoi khoảng 300km và mạnh hơn cơn bão này nhiều, vào đúng ngày mùng 4/ 10/ 2010 thì ở Hanoi vào lúc đó đáng lẽ phải như thế nào? Chưa hết, ngày mùng 5/ 10, một cơn bão tràn vào Hải Nam, phóng thẳng vào Hanoi tới gần Vịnh Bắc Bộ thì quay trở lại đảo Hải Nam. Cơn bão này cũng làm 24 người Hải Nam chết vì bão, nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến thời tiết Hanoi cả. Nhưng lão nhắc lại: Chưa có một chương trình của Đại Lễ phải thực hiện phương án II. Tức là nếu mưa lớn, phải tổ chức trong nhà.1 like
-
Sao chổi sẽ hủy diệt trái đất? 14/09/2015 05:08 Một giả thuyết mới xuất hiện với lời tiên đoán rùng rợn: sao chổi sẽ một lần nữa quét sạch nền văn minh nhân loại như nó đã từng làm 12.800 năm trước. Một tác giả Anh cho rằng truyền thuyết con thuyền Noah là có cơ sở - Ảnh: genius.com Trên khắp thế giới, trải dài từ Alaska đến Indonesia, hơn 200 huyền thoại từ thời cổ đại đã cùng truyền miệng về một nền văn minh nhân loại bị hủy diệt bằng lửa trời và đại hồng thủy. Cho đến gần đây, dựa trên chứng cứ khoa học thu thập được từ năm 2007 trở đi, có vẻ những câu chuyện như sự tích Noah và con thuyền lớn trong trận Đại hồng thủy được Kinh thánh ghi lại ít nhiều có những chi tiết thực. Trang tin The Huffington Post đã dẫn lại nội dung cuốn sách Magicians Of the Gods của tác giả nổi tiếng người Anh Graham HanCock, theo đó một trận lụt khủng khiếp từng làm rung chuyển bề mặt hành tinh chúng ta khoảng 12.800 năm trước, kích hoạt những đợt tuyệt chủng trên diện rộng đối với các loài động vật lớn như voi ma mút, gấu lợn, và thậm chí còn quét sạch cả giống loài của chúng ta. Nói tóm tắt, cả một chương trong lịch sử loài người đã bị xóa sổ, một giai đoạn không chỉ tồn tại người tiền sử kém thông minh chuyên săn bắn - hái lượm mà cả một nền văn minh công nghệ cao vào thời đó. Để có thể hiểu được điều này, tác giả Anh đề cập đến kỷ nguyên giữa 10.800 và 9.600 trước Công nguyên, giai đoạn mà giới địa chất học gọi là “Younger Dryas”. Đây là thời điểm diễn ra những sự chuyển biến khủng khiếp trong các mô hình khí hậu của thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi gây tàn phá nhất đã xảy đến khi băng tại hai cực đột ngột tan rã, tống một khối lượng nước khổng lồ vào các đại dương, kích hoạt sóng thần càn quét các lục địa. Ông HanCock cho hay mọi chứng cứ sẽ chỉ giả thuyết về hậu quả một sự va chạm giữa trái đất với sao chổi. Tác giả đã lần theo nhiều dấu vết xuyên suốt các nền văn minh cổ đại, phát hiện một số người may mắn sống sót đã ngồi thuyền chu du thế giới với một mục đích duy nhất: tái tạo thế giới đã bị hủy diệt. Trong đó, 7 nhà hiền triết đến Ai Cập nắm trong tay bí quyết xây cất các công trình, và người Ả Rập vẫn duy trì truyền thuyết rằng các kim tự tháp tại Ai Cập là nơi chôn giấu những quyển sách nắm giữ đủ loại công nghệ từ trước trận Đại hồng thủy. Đến nay, kim tự tháp vẫn là những công trình ít được khám phá nhất, nên chưa kiểm định được giả thuyết này. Ông HanCock cũng đề cập công trình Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ, có quy mô khổng lồ với ít nhất 12.000 năm tuổi, cho rằng nó thuộc về nền văn minh đã biến mất. Tất cả những dấu vết cho thấy tàn tích của nền văn minh xưa cũ vẫn tiếp tục bám trụ đến ngày nay, được duy trì bởi một vài cá nhân nắm được những bí mật then chốt nhất, để truyền lại một lời cảnh báo trực tiếp và cấp thiết, theo tác giả HanCock. Đó là những gì đã hủy diệt thế giới trước đây có thể lặp lại trong hiện tại. HanCock cho hay những lời cảnh báo trên đã bị lãng quên cả thiên niên kỷ, và giờ đây khoa học hiện đại đã nắm được chứng cứ để giải mã thông điệp quan trọng đó, dù có thể là quá trễ. Trong vòng 15 năm nữa, trái đất sẽ lại đi qua luồng chảy thiên thạch Taurids, chỉ “đường cao tốc” rộng lớn chứa đầy tàn tích sao chổi, và đúng vào vị trí xuất hiện các mảnh vỡ lớn nhất và nhiều nhất. Một số có kích thước gấp 3 lần tiểu hành tinh từng va chạm trái đất cách đây 65 triệu năm, khiến giống loài khủng long tuyệt chủng. Tác giả Anh cho hay đây là thời điểm có nguy cơ đụng độ cao nhất. Người Ojibwa, thổ dân Bắc Mỹ, từng để lại lời sấm: “Ngôi sao với cái đuôi dài rộng một ngày nào đó sẽ lại hủy diệt thế giới khi nó quét xuống thấp một lần nữa”. Hạo Nhiên ====================== Từ lâu tôi đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất này. Và tôi cũng xác định rằng: người Việt chính là hậu duệ còn sống sót sau trận Đại Hồng thủy hủy diệt nền văn minh này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chí là sản phẩm của nến văn minh đã bị hủy diệt và nền văn minh Việt đã ừng dụng trong suốt 2622 năm của thời đại Hùng Vương. Không cần những bằng chứng khảo cổ, chỉ cần sự tổng hợp tất cả những gì còn lại với một giả thuyết phù hợp với những chuẩn mực khoa học, đủ để nhận thấy điều đó.1 like
-
Khai Lưu Niên thì làm sao mà phải theo dõi nữa. Quẻ thuần Thủy, lại hỏi về việc mưa, phải luận là mưa lớn kéo dài. phải sang ngày 16/ 9 bão mới tan. Như vậy có nghĩa là nó ập vào Việt Nam và di chuyển sang Lào, sẽ tan ở Lào hoặc Thái Lan. Tự nhiên (Theo quẻ Lạc Việt) là như vậy, nhưng ông Huỳnh tuyên bố chống bão thì để xem ra sao.1 like
-
Thì vẫn như thế xưa nay mà !!!1 like
-
CHUYỆN HÀI CHO ĐỠ BÙN. Hãng xe nổi tiếng thế giới Mercedet đến Đấu Xảo ở Bờ Hồ Hanoi quảng cáo bán xe: Xe này đi trên mọi địa hình phức tạp, trên xa lộ chay nhanh như chim, vượt suối, trèo đèo đều số zdách... Làng Vũ Đại có người lên chợ Đấu Xảo ở bờ Hồ xem xe, về kể cho cả làng nghe. Dân làng trố mắt không tin. Cụ lý làng Vũ Đại đứng lên phát biểu: Từ thuở bé đến giờ cả làng Vũ Đại và cả lão chưa thấy cái xe này bao giờ. Hãng Mer chỉ chém gió, không có "cơ sở khoa học". Lão thách cái xe của hãng Mer đi qua được cái cầu khỉ làng Vũ Đại nhà ta đấy! Bảo đại diện hãng Mer đến làng Vũ Đại gặp tôi, xem có dám không? Gặp tôi là tắt điện.1 like
-
theo Trí Thức Trẻ =============== B) Đúng ra thì Lão Gàn chẳng muốn bình lựng gì về bài báo này. Từ lâu lão Gàn đã xác định :" Không rỗi hơi mà thuyết phục những con bò". Nhưng chỉ vì đoạn mà lão trích ở trên, trong đó có đoạn in đậm, gạch dưới, nó đụng chạm đến lão Gàn, khiến lão Gàn phải lên tiếng. Lão không có ý kiến, ý cò gì với mấy zdị GS TS trong trường hợp này. Nhưng qua sự phân tích của vị GSTS này, tất cả quý vị và anh chị em đã thấy rõ luận cứ của ông ta. Từ đó liên hệ tới khả năng tư duy của ông ta. Tôi xin nhắc lại: Đây là khả năng tư duy của một vị GSTS, chứ không phải của một bà bán ve chai. Tôi đặt những vấn đề sau đây: Thứ nhất, vị GSTS này là người hoàn toàn vô trách nhiệm với chức năng và địa vị học thuật của ông ta. Bởi vì, ông ta làm việc ở "Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường". Tất nhiên, chức năng của TT KHCN KTTV & Môi trường có thể là cung cấp các phương tiện dự báo thời tiết, hoặc dự báo thời tiết. Nhưng chính ông ta xác định: "Trong dự báo thì bao giờ cũng có nhị phân, tức là đúng hoặc sai hay là zê - rô, hoặc là 1". Và rằng: "người bình thường nói 50% đã là trúng rồi, không cần phải dự báo. Anh có thể nói không mưa hoặc mưa thì đều được 50% rồi" . Quý vị và anh chị em thấy có buồn cười cho khả năng phân tích, thể hiện khả năng tư duy của vị GS TS này không? Lão Gàn xin đặt vấn đề là: cái KTTV của cả cái thế giới này tồn tại để làm gì? Để dự báo thời tiết với xác xuất 5/5 sao? Hay là vì nó có "cơ sở khoa học" với hàng đống GS TS như ông, nên nó cứ phải từ đúng trở lên, theo kiểu "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai?'? Bởi vậy, với cương vị học thuật là GSTS, phát biểu của ông ta cho thấy ông này hoàn toàn vô trách nhiệm với ngành của chính ông ta. Về vấn đề này, lão chờ ông ta có ý kiến phản biện sẽ bàn tiếp. Thứ hai. Lão Gàn chưa bao giờ tự nhận mình "Đuổi mưa", cái này báo chí nói. Mà lão chỉ xác định trước hai tháng sẽ không có mưa trong 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi. Lão cũng chưa hề công bố phương pháp cụ thể của mình. Và kết quả là: Lão xác định đúng và chính xác thời tiết Đại lễ (Chưa phải sử dụng phương án II), còn tất cả các TT KTTV của các nước trên thế giới - trong đó có KTTV Hoa Kỳ - đều sai. Bởi vậy, nếu thực sự là những nhà khoa học chân chính và có trách nhiệm với chính kiến thức của họ khi phổ biến lại cho con người - thì - họ cần phải có những cố gắng tìm hiểu: vì sao tất cả các phương tiện hiện đại về KTTV của cả nền văn minh này - mà tiêu biểu là Hoa Kỳ - lại sai, trong khi như dự báo bằng phương pháp khác lại đúng? Nhưng ở đây, tất cả những nhà khoa học liên quan đến KTTV - thí dụ như vị GSTS này - đều tiếp tục chứng tỏ thái độ vô trách nhiệm của họ. Khi họ không hề quan tâm tìm hiểu mà chỉ tiếp tục phản bác. Phải chăng những dự báo sai của các TT KTTV thì chẳng hiểu tại sao sai - theo cách giải thích của GSTS Ngữ - là 5/ 5 và rơi vào 50% sai. Còn nếu các TT KTTV đúng thì rất có "cơ sở khoa học"? Như vậy, vần đề đặt ra, không phải là "mọi dự báo đều 5/5" như vị GSTS này phát biểu. Mà là một sự xác định về thời tiết ngược với các kiến thức khoa học tiên tiến nhất của KTTV hiện đại trong những trường cụ thể và hầu hết đều đúng với xác xuất cao. Bởi vậy, mặc dù lão Gàn xác định không cố gắng thuyết phục những con bò. Nhưng đây là GS TS, nên có vài lời. Với lão Gàn thì các quý vị wan tâm hay không, không phải là điều lão wan tâm. Bởi vì, sự xác định thời tiết trong Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi - với lão - chỉ là phương tiện để cái thế giới khốn khổ này, lưu ý tới Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền bí. Vậy thôi. =============== PS: Bình thường thì lão Gàn cũng biểu diễn nhiều vở rất ngoạn mục suốt nhiều năm qua. Từ "Hạt của Chúa" - năm 2008 - đến cả gần đây là bác bỏ dự báo Động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ. Wan trọng thế mà chẳng thấy ma nào wan tâm. Ngay cả việc lão xác định thời tiết mùng 2/ 9 từ ngày 28/ 8 cũng chẳng ma nào wan tâm. Chỉ khi GS Huỳnh lên tiếng thì báo chỉ giật tít đùng đùng?! Phải chăng GS Huỳnh xác định thời tiết ngày mùng 2/ 9 vì nhân danh lòng yêu nước, còn lão thì chỉ với suy nghĩ tầm thường là cần thời tiết tốt để kiếm ăn. Cụ tỷ là đi mần phoengshui. Mặc dù, nhiều người bảo lão là vì lòng yêu nước nên chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lão nói lun: "Không! Tôi vì chân lý khoa học". Còn lòng yêu nước lão sẽ thể hiện vào dịp khác. Lão zdừa lên một wẻ Lac Việt độn toán về bản chất của zdấn đề, xem cái bản chất nó là cái gì mà ầm ĩ thế? Ok. Nếu PV hỏi thì lão cũng tham gia, nhảy múa, chém gió cho zdui cửa zdui nhà. Hì. Nhưng mà này! Lão không dây dưa gì đến chính trị, chính em đâu nhá. Lão nói dồi ạ. Lão cũng chẳng dây dưa gì đến nhóm lợi ích ở cả cái thế giới này. Nhưng với tư cách cử tri, lão sẽ bỏ một phiếu cho ai thực sự quan tâm và ủng hộ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.1 like
-
HungNguyen viết: Theo bài viết, võ sư Huỳnh không "đánh võ đài cả ngàn trận toàn thắng" mà chỉ là đánh khi bị thách đấu cả ngàn trận, hạ đối thủ không quá 1 phút. Nói chung không "chính thống". Nói như trên dễ bị hiểu nhầm, mặc dù có thể ông Huỳnh là cao thủ thực sự vì ông đã là chưởng môn khai sáng một võ phái khá lớn ở Việt Nam (Phái Lâm Sơn Động). Một chưởng môn khai sáng có khả năng đó cũng không có gì khó hiểu. Hơn nữa, ông Huỳnh cò có khả năng khí công rất "thần kỳ" và đã biểu diễn có kiểm chứng hẳn hoi là có thể vận công cho tim ngừng đập, huyết áp về zero (máy không đo được) không phải mấy phút mà cả ngày, thân nhiệt thay đổi, thân nhiệt bên phải và bên trái khác nhau ... Quả là dị nhân!!! Tuy nhiên, về vụ làm mưa hay đuổi mưa thì thật là ... "quá dị", nhiều người không ... tin. Nhưng võ sư Huỳnh chấp nhận kiểm chứng cơ mà. Vậy thì giới khoa học VN hãy tổ chức kiểm chứng đi, cũng không tốn kém gì nhiều, so với vụ "hạt của Chúa" thì quá rẻ! Nhưng các nhà khoa học VN thì chỉ biết ngồi trước bàn phím mà "chém gió" chê bai thôi!!! Chẳng trách nghe anh Thiên Sứ nói là Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu buồn là "Khoa học VN đang tuyệt tự"!!! Thân ái.1 like
-
"Dị nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh: "Nếu được mời, sẵn sàng kiểm chứng với ông Huỳnh" Ngày 11 Tháng 9, 2015 | 11:19 AM Gia đình GiadinhNet - “Hôm 28/8, tôi dự báo là ngày 2/9 không mưa thì không ai nhắc đến, nhưng khi có một người khác thông báo “đuổi được mưa” vào ngày này thì thiên hạ ầm ĩ cả lên”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương (người được gọi là “dị nhân đuổi mưa” dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội) lên tiếng khi được hỏi về “dị nhân đuổi mưa mới” - GS.VS Lương Ngọc Huỳnh, đang được dư luận quan tâm trong những ngày qua. “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ảnh: Chí Cường Lại “nóng” chuyện “đuổi mưa” Những ngày qua, trên các diễn đàn và một số trang web xôn xao về sự kiện GS.VS Lương Ngọc Huỳnh khẳng định, ông đã dùng phương pháp của mình để "đuổi mưa" giúp cho thời tiết Hà Nội ngày 2/9 vừa qua không mưa và có gió nhẹ, phục vụ Quốc lễ. Việc này được ông Huỳnh đưa lên trang cá nhân vào lúc 1h18 ngày 1/9: “Theo dự báo thời tiết từ đêm 1/9 đến hết ngày 4/9 trời Hà Nội có mưa to đến rất to và có giông tố. Đây là ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước. Không cho phép ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Quốc gia. Ngày 2/9 trời Hà Nội sẽ có gió nhẹ mát mẻ và không mưa để phục vụ cho Quốc lễ”. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết: “Tôi có được xem trên Facebook của ông Huỳnh. Đúng là ông ấy có đăng thông tin này từ 1h sáng ngày 1/9. Tức là báo trước kết quả một ngày khi ông ấy thực hiện phương pháp đuổi mưa”. Tuy nhiên ông Tuấn Anh cũng cho hay, việc Hà Nội sẽ không mưa vào ngày 2/9 là điều đã được ông dự báo từ ngày 28/8, sớm hơn 5 ngày và đã được đưa lên diễn đàn của lyhocdongphuong.org.vn với nhiều bình luận và nhiều ảnh đăng trong những ngày này. Trước đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 28/8 - 3/9, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có khả năng mưa to đến rất to, có nơi lượng mưa trên 400mm. Trong khi đó, ông Tuấn Anh (vào khoảng 5h ngày 28/8) lại cho rằng Hà Nội sẽ không mưa vào ngày 2/9: “Lên một quẻ Lạc Việt độn toán cho nó đúng chủ đề, không thì người ta lại bảo "mê tín dị đoan". Giờ khe, 5h 15/ 7 Ất Mùi Việt lịch: Sinh Vô Vong/ Thương Đại An. Thuần Mộc và Thổ, không có Thủy. Chưa mưa to được…”. Và, ông cũng chốt lại vào ngày 31/8 là: “Từ nay đến hết ngày 2/ 9 sẽ không có mưa to ở Hà Nội”. Trao đổi về “năng lực đuổi mưa” của GS.VS Lương Ngọc Huỳnh, ông Tuấn Anh chia sẻ: “Cá nhân tôi không đặt vấn đề về sự liên hệ giữa những dự báo sự kiện thời tiết liên quan đến ngày 2/9 của tôi với ông Huỳnh. Tôi cũng không bình luận gì về phương pháp của ông Huỳnh vì tôi biết rằng, để đạt đến cùng một hiệu quả, sẽ có rất nhiều phương pháp. Phương pháp đúng, hiệu quả sẽ tốt, còn phương pháp sai thì thất bại thảm hại, dù mục đích đúng. Lý học Đông phương thuộc về nền tảng tri thức của một nền văn minh khác, cho nên rất khó diễn đạt. Nhưng nếu đã là một khả năng ứng dụng trên thực tế thì nó phải là những sự kiện tương tự được lặp lại nhiều lần và phải công khai trước những dự báo về kết quả”. “Các cao nhân đâu hết cả rồi, chất vấn đi!” Sơ đồ đuổi mưa của ông Huỳnh. Trở lại câu chuyện từng gây nhiều tranh cãi về việc “đuổi mưa” dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2010 “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh nổi đình đám với tuyên bố sẽ “đuổi mưa” suốt 10 ngày diễn ra Đại lễ. Ngay sau tuyên bố đó, ông nhận được vô vàn ý kiến, trong đó phần lớn là sự phản hồi rất gay gắt, cho rằng đó là sự hoang tưởng, một hình thức đánh bóng tên tuổi. Theo một tờ báo điện tử, ông bị các nhà khoa học "đánh tơi tả", các chuyên gia khí tượng thủy văn "mổ" vì "phát ngôn gây sốc" quá hoang đường. Trong bài trả lời phỏng vấn của PV Báo GĐ&XH tại thời điểm đó, ông Tuấn Anh cho biết ông đã dự báo và xác định chuyện này trước 2 tháng trên trang web của lyhocdongphuong.org.vn và khẳng định thực tế đã diễn ra đúng như lời ông nói. Liên hệ với câu chuyện “đuổi mưa” lần này, ông Tuấn Anh vui vẻ: “Đúng là ông Lương Ngọc Huỳnh là giáo sư viện sĩ có khác. Phát biểu rất mạnh bạo, còn hơn cả tôi thời điểm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, nhưng thấy thiên hạ im re. Trên facebook của ông ấy thì người ta comment ca tụng ầm ầm, hàng chục ngàn người like ủng hộ. Còn với tôi thì chưa cần biết kết quả như thế nào, các cao nhân trong thiên hạ đã “chửi” ầm ầm”. Ông cười: “Những nhà khoa học và các cao nhân đâu hết cả rồi? Ra chất vấn ông giáo sư này đi chứ...”. “Tôi sẵn sàng cùng kiểm chứng với ông Huỳnh” GS.VS Lương Ngọc Huỳnh. Phát biểu trên một tờ báo, ông Huỳnh cho rằng quan trọng nhất để "đuổi mưa" là các "pháp" được để trên trời và khi ông đã đưa "pháp" lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được. Ông nói: "Muốn viết "pháp" phải có ấn quyết. Trước khi làm quyết phải có "pháp" vào tay của mình và làm thế nào để đẩy "pháp" lên thì thổi. Trước khi thổi "pháp" đó ra phải có thần chú. Khi tôi đã đưa pháp lên trời thì không một pháp sư nào trên thế giới có thể giải được, vì làm sao có thể biết được tôi đặt quẻ, pháp ở vị trí, góc nào..."(?). Ông Huỳnh cũng nhấn mạnh, "pháp" là bí mật của pháp sư, chỉ được "mật khẩu tâm truyền". Ông nói: "Ở Việt Nam, chỉ có một mình tôi biết những thứ này, còn tất cả những người khác nói có thể làm được thì tôi đố luôn! Bây giờ, tôi có thể thách tất cả các pháp sư ở Việt Nam có thể làm được, tôi bảo chỗ này mưa,tôi đố ông làm được nắng. Ngược lại, nếu người khác bảo nắng, tôi có thể làm mưa”. Ông Huỳnh cũng bày tỏ, việc này hoàn toàn có thể thi thố và thành lập một hội đồng khoa học để chứng minh. “Còn tất nhiên có xác suất chứ chẳng ai khẳng định được, nhưng trên 70% là thắng lợi. Như thế tốt lắm rồi”, ông Huỳnh bày tỏ. Theo ông, với năng lực hiện tại, cơn mưa chuẩn bị diễn ra, ông có thể làm trong khoảng 1 tiếng để “đuổi mưa” và với cơn mưa đang diễn ra, ông có thể làm để trong vòng 15 phút sau đó... mưa tạnh. Việc làm này có thể thực hiện ngay trong một quán cà phê bình thường(!?). Trước thông tin này, “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, nếu được mời ông sẵn sàng tham gia việc kiểm chứng các tuyên bố của GS.VS Lương Ngọc Huỳnh khi ông Huỳnh “thi triển” việc đuổi mưa và ngăn mưa theo phương pháp nói trên. Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hộ1 like
-
Các nhà pha học Huê Kỳ cũng lém chiện nhể?! Chỉ trong một năm, mà dự đoán loạn cào cào cả. Lúc thì động đất ở bờ biển phía Tây Huê Kỳ, "từ Vancouver của Canada, qua Tiểu bang Washington State dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và phụ cận". Bi wờ lại phía Tây California. Cách đây 7/ 8 năm, cũng các nhà pha học Hoa Kỳ cảnh báo về động đất ở Cali, khiến chính quyền bang phải huy động 10 ngàn quân dân diễn tập động đất. Lúc ấy lão Gàn cũng xác định là : Không thể xảy ra. Cho đến nay vưỡn chưa xảy ra. Chẳng có động đất lớn ở đâu trên đất Hoa Kỳ trong năm nay cả - Nếu có, lão xác định dưới 6 độ richter. Còn trận động đất ở Tây Nam Hoa Kỳ mà lão dự đoán trong năm nay để...chứng tỏ, thể hiện... lão đã rút lại vì không cần thiết. Tất cả sự xác định này, lão Gàn cũng chờ đến 24/ Tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch sẽ nhậu ăn mừng sự vượt trội của Lý học Việt so với kiến thức khoa học hiện đại, trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lão cũng nhắc lại lời tiên tri Ất Mùi 2015, là: Động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay. Trận động đất ở Nepal chỉ là mở đầu cho một hai trận ấn tượng khác trong năm này.1 like
-
Nhà văn Paul Nguyễn Hoàng Đức tự cho mình là nhà triết học hàng đầu Châu Á, tuy nhiên hầu hết sử dụng triết học Tây Âu nhưng không rõ triết học (Lý học: triết học về quy luật tổng thể của vũ trụ) Á Đông như về đạo Lão (Đạo Đức Kinh và các học thuật chuyên biệt), đạo Phật (thiên kinh vạn quyển), cũng như học thuyết Âm Dương Ngũ Hành với sự nổi trội là cuốn Kinh Dịch của Nho giáo và các phương pháp ứng dụng diệu kỳ khác. Thượng Đế là ai? Tác giả Nguyễn Hoàng Đức - Ý hướng tính văn chương, NXB Văn hóa dân tộc. I. VÀI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC Bạn đọc thân mến, Thượng Đế là một đề tài lớn, thậm chí lớn nhất, chính thế mà tôi muốn có đôi lời muốn chia xẻ với bạn đọc. Tất nhiên, đề tài Thượng Đế ở đây là một đề tài thần học chứ không không tôn giáo. Hiển nhiên, mỗi chúng ta đều có quyền tín ngưỡng của mình, theo tôn giáo hoặc không theo, theo tôn giáo này hay tôn giáo kia… Nhưng có một thực tế với những cây bút ở ta là, sau một thời gian nổi tiếng hay thành công như sấm gieo chớp giật, hầu hết các tác giả đều mong muốn “cơi nới” tầm vóc của mình, sao cho nó trở thành một lâu đài nguy nga hơn, nhưng dường như là bất khả. Vậy lý do chính là gì? Trong tôn giáo cổ Bách Thần Ai Cập, Lưỡng Hà... không có Thượng Đế theo quan niệm sinh ra toàn thể vũ trụ hay là nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ. Do vậy, cần nghiên cứu thêm về chúng. Khi chúng ta muốn căng một chiếc dù, muốn nó tỏa rộng ra thì ta phải nâng đỉnh chóp càng lên cao thì chiếc dù càng tỏa rộng. Đỉnh chóp đó là gì? Về mặt kiến trúc và tinh thần, đó là đền thờ ở khắp mặt đất này từ Ai Cập đến Ăng Ko Vát , đến châu Âu rồi tận cùng châu Mỹ… Chính triết gia Nietzsche đã thú nhận “Đạo Tin Lành là cha đẻ của triết học Đức”. Có thể nói, tôn giáo, thần học là cha đẻ của triết học, để từ đó triết học là cha đẻ của văn học. Nước Nga là một cường quốc về văn học và nghệ thuật nhưng lại không phải cường quốc về triết học, bởi lẽ người Nga sống thuần hậu hồn nhiên ít đặt vấn đề khúc triết như người Đức, người Pháp. Nhưng văn hào Dostoievski lại trở thành nhà văn đồ sộ tiên phong bậc đệ nhất thế giơí với tiểu thuyết “Anh em nhà Ca-ra-ma-dốp” với đề tài thần học. Mà đề tài đó ông dựa vào đâu? Ông dựa vào thế mạnh truyền thống của đạo Chính thống Nga… Các công trình này mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn thờ Phật, Tiên, Thánh, Thần... và Thượng Đế (có nhiều Thượng Đế chứ không phải "Một"), nhưng Thượng Đế này là "nhân thần" chỉ dẫn họ con đường Đạo để giải phóng chứ không phải như là một tiên đề đã nói ở trên, cẩn phải đi sâu và hiểu rõ bản chất của chúng, dựa trên học thuyết về vũ trụ và nhân sinh. Tôn giáo là định mệnh của khoa học, đó là một phương ngôn nổi tiếng thế giới, bởi khoa học chỉ xuất hiện và tiến triển khi người ta muốn cầm ngọn đèn soi vào thế giới huyền bí của tôn giáo, điều này đã được cả Newton và Einstein tuyên ngôn trong sự nghiệp của mình. Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều liên quan đến nhau, vấn đề tôn giáo và khoa học cũng không ngoại lệ, đâu biết rằng các vị thánh ban đầu xây dựng tôn giáo dựa trên các nghiên cứu hoàn toàn khoa học, hãy nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt, rồi nhận thấy tôn giáo Việt là như thế nào đã rồi tiếp tục phân tích cũng chưa muộn. Trong thực tế, khi các đoàn xuất khẩu lao động Việt Nam sang I rắc làm ăn, dân bản địa hỏi “anh theo tôn giáo nào”, nhiều người Việt thật thà nói “tôi không theo tôn giáo nào”, thế là người ta lủi không thèm quan hệ với người Việt đó nữa, bởi lẽ trong quan niệm của họ: không theo tôn giáo là kẻ vô thần, không biết sợ ai, không biết sợ cái gì, thì không thể có đạo đức được. Về sau Đại Sứ Quán Việt Nam phải dặn dò những người đến sau là “nếu được hỏi anh theo tôn giáo nào, thì cứ nói là theo Đạo Phật”… Vấn đề này không liên quan, tuy nhiên tôi chỉ rõ một cách đơn giản, một trong năm tôn giáo cổ Việt là đạo Tổ Tiên, nếu không biết chuyện này thì nói chuyện tôn giáo cao siêu làm gì. Trong thờ tổ tiên có bức hoành phi "Cửu huyền thất tổ" tức tổ tiên xa đến vô cùng, trong đây có cả Thần, Tiên, Thánh, Phật, Chúa, Mẫu... vì vậy trong một gia đình ban thờ tổ tiên là hoàng tráng nhất. Tượng trưng đạo thờ tổ tiên là cái giếng Việt, giếng nước dùng chung ở trung tâm một cụm xóm, chỉ khi nó được khai thông thì nền Thánh triết mới được tuôn trào. Nếu xem lại lịch sử thế giới thì tội ác do tôn giáo gây ra thì khủng khiếp nhất, một bậc Thánh nhân đã nói: "cái tưởng cho là Thiện khi đã Ác thì Ác vô cùng". Ví dụ, Hitler theo Cơ đốc giáo, chính Hitler lại tổ chức tiêu diệt người Do Thái, cội nguồn của Cơ Đốc giáo, đó là Cựu Ước, nếu không có Cựu Ước thì Cơ đốc giáo không thể thành lập được. Còn những người vô thần với đóng góp to lớn của các nhà khoa học vô thần cho thế giới, điều này là không ai có thể phủ nhận, khi vô thần thì nhận định mới khách quan, không cố chấp. Mặc khác, chưa chắc người vô thần không có tôn giáo hay Đạo, nên phân biệt rõ hai khái niệm này, chẳng hạn ví dụ đạo thờ tổ tiên, thờ thần thánh có công với nước, trong nhà cũng thường có ban thờ thần ví dụ ban thờ ông Thiên ngoài trời, mâm cơm cúng trời đất đêm giao thừa và khắp nước Việt đâu cũng có đình, đền, chùa, miếu, thờ họ, kinh thành Thăng Long có điện Kính Thiên, đài Xã Tắc... Do vậy, vấn đề đặt ra ở trên với chỉ một sự kiện giản đơn về mặt môi trường văn hóa, địa lý là sơ sài và hời hợt, và nếu "có thần" mà không có đạo tổ tiên để thờ thì khác gì đánh cờ mà chưa sạch nước cản vậy. Sách Bách khoa thần học có viết “không có tôn giáo nào dị đoan cả”. Tại sao? Bởi vì tôn giáo nào cũng phải có kinh sách, tức sự lập thuyết, vì thế nó không thể chỉ là thứ dị đoan “thần cây đa ma cây gạo”. Tôn giáo xét khởi nguyên còn là những trường học đầu tiên của loài người… Không có cơ sở, vì lập thuyết chỉ trong chừng mực, mà phải có học thuyết, phương pháp ứng dụng, bậc thầy chứng ngộ hay đắc đạo... và quan trọng nhất là phải giải thích một cách khoa học về vũ trụ quan và nhân sinh quan đầy đủ. Tại sao cho "thần cây đa, ma cây gạo" là dị đoan? Chúng ta đã nghiên cứu sâu về văn hóa và lịch sử trong dân gian chưa? Cây gạo là "biểu tượng của ông cố của Thượng Đế" đấy, cây đa là biểu tượng của... cần xem lại truyền thống tranh dân gian Hàng Trống về bức tranh Tam Đa. Theo các chuyên gia, bạn đi đến bất cứ thành phố nào đều thấy có bốn tòa nhà lớn và đẹp nhất: 1- Tòa thị chính, để người ta quản lý điều hành thành phố 2- Trường đại học, để người ta giáo dục những công dan trí thức cho thành phố 3- Nhà hát, để người ta hưởng thụ văn hóa và văn nghệ 4- Nhà thờ, để người ta sinh hoạt và đưa tinh thần đến lý tưởng siêu việt. Những cái trên chỉ mới thấy bằng mắt trong quá trình phát triển xã hội, còn cái nhà ở gia đình và nơi thờ tự trong đó thì sao? Về bản chất, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phát biểu: "có thể sống mà không cần tôn giáo". Chẳng hạn, 1.000 năm nô lệ của Việt Nam hay trong trận chiến giải phóng dân tộc trước ách nô lệ của thực dân Pháp, chỉ có con đường chết hay tự do mà thôi! đây là một ví dụ. Nhà thờ đưa tinh thần đến lý tưởng siêu việt? Cái này chưa rõ ràng, lý tưởng siêu việt là gì?. Khoa học cũng đang đi tìm cái siêu việt, chẳng hạn những phần tử vật chất nhỏ nhất của vũ trụ nhưng phương pháp thí nghiệm là không thể tìm ra được, bởi họ chưa có học thuyết về bản chất vũ trụ, nhưng qua kết quả này chúng ta sẽ có những thành quả vô cùng quý báu khi nhận định về "cái được gọi là siêu việt". Cực đoan, giả sử có cái gọi là "lý tưởng siêu việt" thì các tôn giáo, Đạo khác có không? Chúng ta đã dùng phương pháp đối chiếu lẫn nhau chưa? Triết gia Hegel nói: “Lịch sử châu Âu là lịch sử của cuộc đối kháng giữa Nhà nước và Nhà thờ, và là lịch sử hòa giải giữa chúng”. Tại sao? Hegel minh giải: “Nhà thờ là những giá trị duy niệm, nhà nước là những giá trị duy sinh”. Cái của Nhà thờ dù có tốt đẹp bao nhiêu cũng chỉ là cầu nguyện mà không phải thực hành; cái của Nhà nước dù có hùng hục làm đến đâu cũng không phải là cái đạt đến lý tưởng duy niệm. Bởi thế hai bên phải soi chiếu cho nhau. Sai, không có thực hành hay không có phương pháp, không được được xây dựng từ học thuyết về vũ trụ quan và nhân sinh quan thì giải quyết vấn đề gì khi chỉ mỗi suy nghĩ? Lý tưởng suy niệm là cái gì? Bản chất đối kháng là do "bản chất của con người khi có vai trò quan trọng" để hưởng thụ điều kiện thực tại mà thôi, cho nên đó là nguồn gốc. Lịch sử chứng minh tội ác tôn giáo như Cơ Đốc giáo là cực kỳ ghê gớm đối với các dân tộc. Nếu bạn là tác giả, bạn là một thành phố, thì bạn đã có mấy ngôi nhà nguy nga trong bốn ngôi nhà đó? Chúng ta biết những tài năng của con người liên thông lẫn nhau. Chẳng hạn, người bị điếc lâu ngày sẽ câm, vì miệng liên thông với tai… Có một họa sĩ nói với tôi, anh không hiểu gì về âm nhạc lắm. Thế thì làm sao hội họa của anh có thể tiếp cận cái hiện đại, bởi lẽ một mảng rất lớn của hội họa hiện đại là mang tính nhịp điệu… Còn với nhiều cây bút của chúng ta chưa nói đến các lâu đài lớn, thậm chí vài cái lều ọp ẹp, họ cũng không có đủ… Học chưa xong cấp ba, hầu hết chưa biết ngữ pháp, chưa hiểu khái niệm mệnh đề là gì, thế rồi cứ ào ào tiến lên kiểu “hát hay không bằng hay hát”, tung tẩy viết văn, làm thơ kiểu công-nông-binh… Chính vì lý do này, mà câu hỏi làm sao chúng ta có được nhà văn chuyên nghiệp đã trở thành một thứ vấn nạn vô cùng xa hoa. Còn câu hỏi làm sao chúng ta có được thi hào hoặc văn hào thì xa xôi như một dải ngân hà… Triển khai không hợp lý, mang tính cá nhân, lạc đề. Bạn có muốn khắc phục lối viết văn kiểu “ăn xó mó niêu” không? Muốn khắc phục thì bạn dừng có ngại leo lên đỉnh non cao nhất của loài người, đó chính là đề tài Thượng Đế. Chính các triết gia và văn hào thế giới đã nói “Chủ nghĩa nhân văn châu Âu chủ yếu được kế thừa bởi tinh thần Ki-tô giáo”. Viết sai, Ki-tô giáo giả sử bắt đầu cách đây 2.000 năm, nền tảng dựa trên kinh Cựu ước của Do Thái giáo và một số thành quả khác nữa..., trước đó thì sao? Lịch sứ nó thế nào? Mục đích theo giáo thuyết đã đạt bao nhiêu hay bao nhiêu người đạt thành quả "thiên đường" hay "cứu rỗi" theo nó?... đề tài Thượng Đế chưa chắc là cao nhất, chỉ sau khi bị chính tôn giáo "lợi dụng thương hiệu" mới ra nỗi vậy. Tội ác gây ra với các dân tộc thì khủng khiếp nhất nhưng sao lại là chủ nghĩa nhân văn? Không nhận biết được sự sai khác vô cùng lớn giữa "thực tế lịch sử" so với "ngôn từ" được trích dẫn. Còn lịch sử, văn hóa, tôn giáo trước Kitô giáo xuất hiện có liên quan gì đến sự kết thừa nói trên không, giả sử nếu có sự kết thừa? Chúng ta đã nghiên cứu chưa. Xin đừng buồn, cái tinh thần kế thừa viết ở trên đã có từ 3.000 năm trước đó rồi, những vị thánh nhân xây dựng nên thì họ đã chết và thân xác họ tan thành tro bụi rồi, và cái tinh thần còn lại là chưa đầy đủ, vô cùng khiếm khuyết, nói thực chưa có học thuyết về vũ trụ quan và nhân sinh quan để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội cho nên thành quả của nó sau đó mới tệ hại và đầy tội ác là vậy. Đứng trước một Thượng Đế toàn năng vô tận, ai ai cũng trở thành nhỏ bé (cả tôi cũng không thể mơ là một ngoại lệ), vậy những lời nói thẳng mang tính hiện thực của tôi, mong bạn đừng coi đó như cái gì phách lối. Mà chúng ta hãy nhanh chóng bỏ qua lối cào gãi đó để tìm đến đỉnh chóp cho chiếc dù trong nhận thức của chúng ta. Sai, anh đang đi tìm hiểu Thượng Đế mà sao biết là toàn năng vô tận? Sao biết ai ai cũng trở thành nhỏ bé? Hãy nên nhớ mãi một câu nói vĩ đại của Phật Thích Ca Mâu Ni: "Ta là Phật đã thành, còn các con là Phật sẽ thành". Chứ không phải phân biệt giữa con Chiên và Chủ chăn đâu - tư duy của phàm phu, nội dung rất thánh triết của một Bậc Giác Ngộ. - I-van có Chúa hay không có Chúa? Fê-ô-đô hỏi con mình. - Không có Chúa! I- van đáp. Fê-ô-đô quay sang hỏi con út của mình: - A-li-ô-sa, có Chúa hay không có Chúa? - Có Chúa! A-li-ô-sa đáp. - I-van, có cái tuyệt đối không? Fê-ô-đô hỏi. - Không có cái tuyệt đối! I-van đáp. - Có cái tuyệt đối không? A-li-ô-sa! - Có cái tuyệt đối! - Cái tuyệt đối nằm ở đâu? - Cái tuyệt đối nằm ở Chúa! A-li-ô-sa khẳng định. - Fê-ô-đô than thở rằng: - Trời ơi! Có Chúa hay không có Chúa? Tại sao câu hỏi đó cứ ám ảnh nhân loại đến cả nghìn năm nay? Ai sẽ biết có Chúa hay không? Có quỉ mà biết được! I-van bảo. Quỉ ư! – Fê-ô-đô thốt lên. - Quỉ ở đâu, sao ngươi không hiện ra đến một lần để nói rẳng: Có Chúa hay không? Chà! Cả quỉ cũng không có nốt! – I-van kêu. Trời! Fê-ô-đô thất vọng. Đoạn văn trên được trích lược trong phần đầu của tác phẩm “Anh em nhà Caramadốp” nổi tiếng của F.Dostoevski (trích theo lời thoại trong phim để dễ hiểu và chú mục hơn). Nó bày tỏ nỗi ám ảnh trăn trở đến nhức nhối của con người trong kiếp sống. Một kiếp sống, ở đó Thiên Chúa luôn luôn giấu mặt! hoặc nếu không, thì kiếp sống đó cũng trần đầy những màn sương bí nhiệm giăng mắc tứ bề! hoặc giả nếu những màn sương đó cũng chẳng có ở đời, thì con người vẫn bị xoay vần đến thống khổ trong vấn nạn tra hỏi về nguồn gốc của mình. Dostoievski trở nên nổi tiếng và là người vượt lên đi tiên phong trên văn chương là do xung kích xông xáo vào lãnh địa thần học. Một lãnh địa đầy gian nan trắc trở, mà trước Dostoievski hầu như nó chỉ là mảnh đất riêng có của mấy triết gia và thần học gia. Dostoievski nói: “Đức Chúa trời đã khuây khuất tôi trọn cả đời”. Tôi cho rằng không phải vậy, Dostoievski đi tìm chính ông hay ý nghĩa của cuộc đời, hay đi tìm bản chất của "sống chết" trong khi bị bệnh nan ý, từ nền tảng tôn giáo đã có ông đi tìm "vị bác sĩ" có tên "Đức Chúa Trời" nhưng ông đã thấy??? Vậy Thiên Chúa của Dostoievski có phải là một nhân vật chính nằm lẫn giữa hằng hà sa số những khuôn mặt các nhân vật được nhà văn tạo dụng nên? Thiên Chúa là sản phẩm của tưởng tượng? Ngài là một thực tại? Ngài là gì khác? Hay ngài chẳng là gì cả? Ai trong chúng ta dám xác nhận một trong những câu hỏi trên, và ai sẽ là người phản bác nó? May mắn thay! Hay bất hạnh thay! Thiên Chúa luôn luôn vắng mặt trong cuộc cãi cọ của con người về sự có mặt của Ngài. Và sự vắng mặt của Thiên Chúa là mảnh đất dung thân bao dung vô tận, ở đó mọi người đều có thể ca lên lời xưng tụng Ngài, hoặc cũng toàn quyền lớn tiếng phản bác Ngài. Đâu là lời chung kết tối hậu về việc Ngài là Đấng có! Vậy Ngài là “kẻ” nhút nhát, lãnh cảm hay bao dung đến độ chẳng cần xía vào trò chơi của bọn trẻ làm gì? Ngài để cho những đứa bé của Ngài được tự do. Tự do sống! Tự do suy tưởng! Tự do đặt vấn nạn! và tự do giải đáp câu hỏi của mình! Anh chưa biết Thiên Chúa là ai sao cho là vắng mặt hay có mặt? Giả sử rằng, trong Kinh Thánh có "lời Chúa" thì chắc 100% không? Ngài có hay không khi mà chẳng bao giờ Ngài có mặt? Nếu câu trên là "đúng" thì phải có mặt, nếu có toàn năng? Trong câu chuyện về Thiên Chúa, một người mọi châu Phi đáp lại câu hỏi “Ông có nhìn thấy Chúa không mà tin?” của một học giả Châu Âu rằng: “Tôi tin Chúa nhưng chẳng cần nhìn thấy Ngài, giống như buổi sáng ra tôi nhìn thấy những vết chân trên sa mạc, và tôi chắc tin rằng có một con lạc đà đã đi qua đây trong đêm”. Nào, bây giờ chúng ta hãy thử nhìn những vết chân của Chúa dưới trần gian. “Không một quốc gia nào phi tôn giáo, và cũng chẳng có quốc gia nào hằng tồn mà không có tôn giáo” (H. L. Mencken ‘A New Dictionary of Quotations’, - NDQ). Đạo Cao Đài viết: Người cứ tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương. Hãy tìm hiểu Cao Đài xem sao, đạo Cao Đài cũng do Thượng Đế và các bậc thánh nhân, anh hùng nước Việt xây dựng nên. Đến đây có thể rất nhiều người trong chúng ta muốn gào vào mặt tôi rằng: Này, gã kia, chúng ta muốn một Thượng Đế sống thực, chứ không phải thứ Thượng Đế bằng chữ nghĩa. Vả lại, ngươi chớ dở trò tháu cáy ngôn từ lừa bịp bọn ta! Chúng ta thừa biết rằng, tất cả những đền đài trên mặt đất này được dựng lên từ con người, chứ không phải từ dấu chân lạc đà “Thượng Đế” của ngươi. Ngươi hãy mở mắt ra! Những lời phản kháng trên có lý không? Chắc hẳn là như thế, và nếu không có lý thì nó cũng tràn đầy cái không khí khả giác trân trối không thể nào cưỡng nổi. Song còn một khía cạnh khác, thị giác khả chứng nhưng không phải là tất cả, nó chỉ là tháp canh ở phía ngoài tòa lâu đài, còn cái quyết định lại là bộ tham mưu khả tri ở phía trong tòa lâu dài – mà bộ tham mưu này tự thân có chẳng nhìn thấy gì ngoài bốn bức tường bao quanh nó. Bởi vậy, khi chúng ta chối bỏ sự có mặt của Thiên Chúa là chối bỏ một Thiên Chúa khả giác hay khi một Thiên Chúa khả tri? Để tìm đến một kết luận xác đáng, chúng ta chắc hẳn phải lần theo cả hai ngả đường, giống như một viên tướng giỏi thì dụng binh ở tất cả các hướng chính diện và vu hồi. Vả lại, khi khước từ thượng Đế một cách mau lẹ, nhiều người trong chúng ta thường quan niệm rằng, đó là đường lối triệt để mong gạt bỏ thành kiến thiên vị Thượng Đế, Ông được tôn xưng, thiên vị quá nhiều rồi! Và bây giờ, tôi muốn tức khắc một lần cho tất cả phản bác Ông đi! Đấy, (có thể) hiển nhiên bạn cho là con đường rốt ráo nhất, triệt để nhất! Nhưng thưa bạn, đó cũng là con đường lầm lạc rốt ráo nhất! Tại sao vậy? Thưa bạn, Thượng Đế, Ngài làm gì có mặt để uống lấy tình cảm thiên vị của chúng ta. Bởi vậy, khi bạn bài trừ sự thiên vị, là bạn đặt sự xem xét của chúng ta vào một định kiến khác có lẽ cũng chẳng kém thiên vị là bao. Muốn đi tới chân lý, chúng ta phải đi tới bằng con đường toàn diện, muốn vậy trước hết hãy phá chấp đi! 2. BẤT KHẢ KHƯỚC TỪ VẤN ĐỀ THƯỢNG ĐẾ “Thượng Đế, khi ta hỏi Ngài có hay không? Ta đã giả sử là Ngài có!” Câu nói của một triết gia đẩy chúng ta vào một nỗi éo le khó mà vượt thoát. Và bây giờ nếu bạn muốn nhìn thấy Thiên Chúa, bạn phải tháo gỡ nỗi éo le đó bằng cách đánh giá toàn bộ những nút thắt bùng nhùng của nó. Ở cả hai đằng, bạn đều phải xem xét kỹ lưỡng mê cung éo le đó. Có phải vết chân đầu tiên của Thiên Chúa là: “Chính nỗi sợ hãi khởi đầu đã du nhập thánh thần vào trần gian” (Sđ d ‘NDQ’). Có đúng vậy không? Liệu chúng ta có phủ bác được nỗi sợ hãi của mình nằm thẳm sâu trong tâm can, trong kinh nghiệm, hay trong suốt dòng lịch sử đầy hoang mang chém giết để giành bạo lực? Có phải nỗi sợ hãi có mặt ở khắp nơi? Nó hóa thân thành Thượng Đế “ma gà ma xó” của người thiểu số, nó biến thành Trời của người Trung Hoa, nó đắc chính quả thành Boudha của người Ấn Độ, nó đóng đanh trên thập giá thành Jê-su của người I-xra-en, và nó tiên tri thành một Mohamed của người Trung Đông? Nỗi sợ hãi có thật! Nhưng nó ở đâu? Trong tâm hồn run rẩy yếu ớt của chúng ta hay ở môi trường tự nhiên: sấm nổ, chớp lóe, cầu vồng sáng rực, bóng đêm u ám, giông tố phong ba hay hỏa diệm sơn phun lửa…? Để thỏa mãn được cật vấn này, có lẽ tốt hơn cả là chúng ta hãy trở lại cái cảm xúc của ông hoàng thuyết tương đối, thủ lĩnh tiền phong của khoa học, người mà những giọt máu thiên vị Thượng Đế đã được tẩy trừ một cách tối đa nhất, Einstein nói: “Cảm xúc đẹp nhất mà con người có thể có được là cảm xúc thần bí. Nó chính là mầm của nghệ thuật và mọi khoa học chân chính.” Câu nói của Einstein không chỉ phụng hiến cho ta cái vẻ đẹp run rẩy của cảm xúc thần bí mà còn đem lại một bằng chứng rằng: nỗi sợ hãi là của chủ thể con người, nhưng nó đã rung lên tiếng tơ lòng cực kỳ nhạy cảm vi diệu với niềm xao xuyến bao la của vũ trụ, nó là phó bản, là nỗi cảm thông của vũ trụ. Và bởi vậy khi tâm hồn nhạy cảm run rẩy mặc dù có bị nỗi sợ hãi phơi áo sự nhút nhát của mình, thì nó cũng chẳng thể bị dè bỉu khinh thị. Bạn hãy nhìn cây liễu ven hồ, có phải nó đẹp vì đang run rẩy trước gió? Và có phải chính bởi cái bản thể ẽo ợt dễ lay động của mình, nó đã trở nên nhân tình khăng khít của gió trong từng gang tấc? Nó đã cảm thông với gió vẹn toàn! Đó cũng là bản tính của linh hồn! Linh hồn vô cùng nhạy cảm và vi diệu bởi vậy chỉ có nó mới thông thiên được với toàn thể vũ trụ. Và cũng chỉ có nó mới có khả năng thổi sinh khí vào giữa các vật thể và có khả năng tiên tri được cuộc sinh tồn sống còn của vật thể. Linh hồn là gì? Cái đang trình bày là sự vật hiện tượng ngoại cảnh được cảm xúc bởi Ta hay đã có chủ thể và đối tượng. Linh hồn khác Thượng Đế chăng? Bởi vậy nỗi sợ hãi không chỉ nằm trong thế giới thực tại, mà nó còn nằm ngay trong bản chất của linh hồn. Linh hồn không nghĩ được ra sợ hãi cũng như nước không nghĩ được ra sóng, mà chính sóng có mặt cùng một trật với nước. Sóng là một thuộc tính đồng có mặt bất khả tách dời hủy diệt của nước. Linh hồn chưa rõ, làm sao sao biết nó sợ hãi! Trong chiến tranh giải phóng quốc gia, người chiến sĩ không sợ hãi cái chết, bình thường ai cũng sơ chết, vậy do linh hồn hay do chính nhận thức của anh ta. Để khai triển tiếp nguồn cảm xúc của Einstein, chúng ta hãy cùng Jean-T-Desanti nhảy tiếp một bước nữa, ông nói: “Tinh thần quỉ thuật là người thầy của nhân loại, là diễn viên của lịch sử, là kẻ sáng tạo của nghệ thuật và khoa học.” Chúng ta hãy xem: Có môn thần học nào không nhắm đến Thượng Đế? Có môn triết học nào không tìm cách lý giải Thượng Đế? Có môn khoa học nào không cóp nhặt thêm những bằng chứng để sói lở chân móng của Thượng Đế? Có môn nghệ thuật nào thoát khỏi nỗi ám ảnh kỳ vĩ và bí nhiệm của Thượng Đế? Nhiều nhà sử học và xã hội học đã đồng thốt lên một thực tại ngộp thở rằng: “Bằng tín ngưỡng của mình, con người đã xây lên những đền thánh đẹp nhất thế giới.” Sai, anh đang đi tìm Thượng Đế mà! Thực ra trong thâm sâu đó là câu hỏi Dostoievski. Sai, bằng sự tôn trọng và ngưỡng vọng những bậc thầy chỉ ra con đường Đạo nhằm giải phóng con người tức đem đến hạnh phúc viên mãn đi cùng với sự thành hoại của vũ trụ. Bạn có chối bỏ được những ngọn tháp sừng sững ở Ai Cập cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẻ huyền bí trước những ống kính tọc mạch xông xáo của khoa học? Bạn có chối bỏ được đền thánh Vatican, nơi hội tụ đông đặc trên từng viên gạch, từng centimet tín ngưỡng của các thiên tài lỗi lạc như Raphael, Michelangelo, và Leonardo da Vinci? Nhà thờ Đức Bà Paris đã trở nên bất hủ trên các trang sách của thiên tài Victor Hugo? Và còn nhiều lắm những đền thờ Hồi giáo, những chùa chiền Phật giáo, bạn có chối bỏ được không? Chúng ta hãy trở lại câu hỏi rằng: liệu có phải Thượng Đế chỉ là một nhân vật làm duyên nỗi ám ảnh trong các tác phẩm của Dostoievski? Không! Thượng Đế không bao giờ là vậy. Nếu Ngài có là một nhân vật thì đó là một nhân vật của nhân loại. Và nhân vật đó sẽ thủ vai trọn tấn tuồng của lịch sử. Bạn có thể khước từ việc có mặt của Thượng Đế, nhưng bạn không thể khước từ vấn đề Thượng Đế. Đó là một thực tại! Một thực tại tràn đi khắp hành tinh bằng linh hồn tôn giáo. Franz Boas nói: “Không có bộ lạc nào trên thế giới mà những hoạt động tôn giáo lại không trở thành đề tài tư tưởng”. OK, không khước từ nhưng tùy vào điều kiện của cá nhân vấn đề có thể không bao hàm Thượng Đế, thậm chí cả những tổ chức nữa. 3. CON NGƯỜI LÀ QUỈ HAY CỖ MÁY Bạn có thể chối bỏ được tư tưởng của mình không? Có chối bỏ được linh hồn của mình không? Và có chối bỏ được việc linh hồn đã tự vun xới ra hoa và thành qủa: vấn đề Thượng Đế? Đến đây liệu đã đến lúc tôi ngỗ ngược rú lên : các người không thể chối từ được linh hồn, thì các người cũng không thể chối từ được Thượng Đế, Ngài là thuộc tính tất yếu của linh hồn? Và để khải hoàn cho thứ linh hồn lồng lộng được che chở bằng cái bóng độc tôn đồ sộ của Ngài, một vị giám mục đã hò xướng: “Chúc phúc cho những khẩu trọng pháo, miễn là trong lỗ thủng do chúng phá, Phúc Âm nảy nở”. Viết theo cảm xúc chủ quan, thiên vị, nhưng không chuẩn. Phát biểu của vị giám mục này chính là tư tưởng của quỷ, kẻ muốn giết hại loài người, là Satan! Mà đã có Thượng Đế thì phải có Satan chứ nhỉ? Khi viết câu này tác giả phải chăng đang cổ vũ cho Satan? Nghiên cứu lịch sử, thì thấy một quá trình gây tội ác của các tôn giáo như Cơ Đốc, Hồi giáo thì vô số kể, vậy phải chăng Satan đang xui khiến? Và rõ ràng Satan có sức mạnh chẳng thua gì Thượng Đế cả, có đúng chăng? Thực ra, những Satan-người đang lợi dụng sự sợ hãi, tính bầy đàn, tính cố chấp phổ biến của con người để mê hoặc là chính..., đồng thời chuyển "thương hiệu Thượng Đế" sang tay mình để thủ lợi, cho nên sẽ thấy thành quả tồi tệ lắm lắm. Nào có phải đã đến lúc những tín đồ linh hồn bật sâm banh hò reo quanh những tiếng gầm của khẩu trọng pháo “Phúc Âm” đang khai hỏa tứ phía? Vâng! Họ có lý để ban thưởng cho mình. Chẳng phải khẩu trọng pháo của họ đã trùm lửa linh thánh lên I-xơ-ra-en, nó bắn qua Địa Trung Hải trùm lửa xuống châu Âu, một khẩu trọng pháo khác được đặt tên là “Thập tự chinh” đã quay ngược nòng gieo lửa xuống cả phương Đông, rồi pháo đẻ ra pháo, lửa lây lan thành lửa, và ngọn lửa thánh linh đang có cơ liếm gọn cả hành tinh. Nhưng một bức tường đồ sộ đã hiện ra, nó hiện ra vào đúng lúc những nút chai sâm banh chưa kịp bật nổ. Nó là tâm trí: một đứa con ngỗ ngược khó bảo của tâm linh. Tâm linh, một gã làm bố lúc nào cũng khơi vơi ngất ngưởng trong cơn khát men say tín ngưỡng đến si dại thì làm sao có thể hãm được đôi chân lảo đảo của nó trước miệng vực thẳm. Và chính tâm trí đã hãm đôi chân đó lại, rồi sau đó, đến lượt mình tâm trí muốn xây cất thời đại của nó bằng một tâm thức sáng suốt đã thức tỉnh. Chúng ta thử nhìn xem, những khẩu trọng pháo Phúc Âm đã im tiếng thế nào: “Giáo hội mất giới trí thức ở thế kỷ 20 cũng như đánh mất giới thợ thuyền ở thế kỷ 19”. Trong Phúc Âm có bốn vị viết về cuộc đời Chúa Jesus, hầu như giống nhau, nhiều nhất là 21 trang giấy, khối lượng lời giảng của ngài so với các Kinh Thánh khác như thế nào? Ví dụ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa của đạo Phật có đến trên 600 quyển lận. Và đừng tưởng thần tiên Việt Nam không có Kinh Thánh, nếu in ra có thể chứa cả tủ, còn Phật, tiên, thánh, thần, chúa, mẫu... ở Việt Nam "nhiều như cát" của sông Hồng. Đó là một lời thú nhận đắng cay của một tín đồ Ki-tô giáo. Và như một cơn giông tố dù có dữ dội thế nào cũng phải tan đi, luồng gió thánh linh dường như đang trở nên suy vi. Và nó càng trở nên tàn tạ hơn khi vướng phải lời tuyên cáo đanh thép của Karl Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Chúng ta quá biết, niềm vui dễ lây lan, nỗi buồn càng dễ lây nhiễm nỗi buồn thổn thức của nó sang những trái tim đồng cảm. Còn cơn nghiền? Nó vừa dễ lây truyền bằng cơn gây tê man dại của tinh thần vừa áp chế hệ thần kinh của thân xác bằng phép áp đặt sự truyền dẫn tiêm trích lên máu thịt. Nghĩa là mo-óc phin là độc tố gây nô lệ hóa con người. Chúng ta chối bỏ thứ độc tố đã sờ sờ ra đấy chất doping kém vẻ mã thượng và ám hại của nó. Song tôn giáo có phải là vậy không? Có một thực tại vừa tràn qua mắt chúng ta, và nó còn đọng lại đấy, đó là: cả Mỹ và Liên Xô đều bị “phơi áo” và bó tay trước những thách thức của phong trào Hồi giáo. Tại sao vậy? Có phải họ đã đơn giản hóa vấn đề tôn giáo bằng một nhãn quan của các chính khách? Để hiểu thêm ý tưởng này, chúng ta thử tham chiếu ý tưởng của Jose Bergamin: “Có hai loại người! Loại uống rượu vào thì ngủ say và loại người uống rượu vào thì tỉnh táo, một loại rượu làm cho u mê, còn loại kia rượu kích thích thêm sáng suốt. Đối với một dân tộc, tôn giáo không phải là thuốc phiện nhưng có thể là rượu. Tôn giáo có thể làm cho một dân tộc ngủ li bì nhưng tôn giáo có thể thức tỉnh dân tộc khác và kích thích cho hết mê ngủ.” Nhưng cách nói thuốc phiện hay rượu thiên về lối định nghĩa vấn đề theo nhãn quan chính trị. Còn ở đây chúng ta đang trả lời vấn nạn Thượng Đế bằng một nhãn quan toàn thể, và trước tiên chúng ta hãy đi theo con đường của mình bằng chiếc gậy dò đường: Hữu thể luận. Cả hai lối nói ẩn dụ trên đều gây cho chúng ta tin tưởng rằng linh hồn có đồ ăn thức uống của nó, đó là thuốc phiện và rượu. Nhưng trong vấn đề Thượng Đế, linh hồn đã uống lấy cơn khát Thượng Đế, trong khi đó Thượng Đế chẳng là gì cả. Thượng Đế là một sản phẩm đeo dính trong linh hồn, và muốn phá bỏ Thượng Đế thì phải phá bỏ tự căn để chất keo dính chặt linh hồn. Giả dụ, khi chúng ta muốn phá bỏ nhà thổ để cứu vãn đức hạnh của những cô gái cơ nhỡ ở trần gian này thì chúng ta tháo dỡ nóc nhà thổ hay là triệt phá tự căn để lòng tà dục của các qúi ông mày râu nhẵn nhụi? Có bao giờ nghĩ rằng tại sao thời thơ ấu không cần Thượng Đế mà mọi thứ đều tuyệt vời chăng? Hay khi đôi lứa đang yêu cũng vậy? Trong lúc này nếu có Thượng Đế hiện ra tranh bạn gái thì cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Và có thể hỏi loài chim có cần Thượng Đế chăng? Ví dụ, loài chim cốc phải chăng chúng cho rằng Thượng Đế là một con chim cốc to khủng khiếp? Vậy, thưa quí ngài, chúng ta hãy tàn phá linh hồn “tà đạo” của mình đi, tức khắc Thượng Đế phải tiêu vong. Quí ngài hãy nhìn đây lưỡi kéo của Sartre đưa ra cắt lấy hình ảnh của Thượng Đế: “Thiên Chúa là một giả thuyết vô ích và chúng ta đã phải trả giá quá đắt. Chúng ta hãy loại bỏ giả thuyết ấy đi.” Quí ngài thử nghĩ xem, linh hồn còn lại gì sau khi lưỡi kéo của Sartre đã lượn lờ một cách vô cùng khéo léo và tinh xảo để lược gỡ đi bóng hình của Thượng Đế xâm lấn nham nhở khắp linh hồn? Và có kỳ lạ không, giống như buồng gan bất lực của Prô-mê-tê cứ tươi rói trở lại sau khi bị mỏ con đại bàng khoét sạch, linh hồn sau khi cắt bỏ vẫn còn nguyên linh hồn. Trước linh hồn mọi lưỡi kéo đều phải bất lực. Nhưng bây giờ chưa phải lúc đi lang thang theo đôi cánh phiêu lãng của linh hồn, chúng ta hãy đi cắt ngang qua đường bay của nó để sà xuống một thực tại. Ryle nói: “Với các nhà duy tâm con người chỉ là một con quỉ trong thực tại, với các nhà duy vật thì con người là một cỗ máy trong thực tại. Con người chẳng bao giờ là một con quỉ hay một cỗ máy. Con người là nhân loại” (John Passmore ‘A Hundred Years of Philosophy’- HYP, Penguin 1968, tr.446). Bạn định làm gì với câu hỏi về Thượng Đế? Chẳng có cách nào khác bạn phải tìm ra câu trả lời. Một câu trả lời theo đúng cách thức mà câu hỏi đã đưa ra. Còn ngược lại nếu bạn trả lời tra hỏi Thượng Đế bằng một cơ thể đập phá hoảng loạn hay một lưỡi kéo mong cắt tách Thượng đế khỏi linh hồn theo kiểu của Sartre thì Thượng Đế vẫn có đó. Thượng Đế làm gì có mặt để bạn cào xé khuôn mặt của Ngài! Thượng Đế làm gì có hình ảnh để bạn bôi xóa Ngài! Và trong vấn đề này, chúng ta hãy lắng nghe một cách thống thiết thực tại của lịch sử từ miệng một khối núi thần học cận đại lừng lững đầy tâm huyết, Hegel nói: “Lịch sử đương đại được lãnh trị bằng một cuộc đối kháng giữa Nhà thờ và Quốc gia. Nhà thờ đó là nội tại tính, là nhận thức chân lý tuyệt đối. Nhà nước đó là thế giới thực tiễn, lúc đầu nó xa lạ với một nhận thức chân lý một cách sâu sắc. Tất cả lịch sử châu Âu là kết quả của cuộc đối kháng giữa hai nguyên lý này và cuộc hòa giải giữa chúng” (Charles Werner ‘La Philosophie Moderne’ – PM, Payot Paris 1954, 202). Làm thế nào đây? Bởi lịch sử bất khả khước từ. Vả lại một nhà thơ đã viết: Tượng thờ dẫu đổ vẫn thiêng Miếu thờ dù phá vẫn nguyên miếu thờ. Đó có phải là một thực tại không? Làm sao chúng ta có thể chối bỏ được việc tâm linh có như một thực tại, và tâm linh có nơi tụ họp riêng rẽ của nó, và nếu ta có đập bỏ câu lạc bộ của nó, thì tâm linh vẫn còn đó, chúng vẫn qui tụ lại chẳng cần bất cứ vòm mái nào, và tại nơi đó chúng vẫn ngửa cổ nhìn lên ánh sáng của chúng, đó là: Thượng Đế. Cho dù một Thượng Đế có thực hay một tên gọi do chúng đặt cho ánh sáng khiến chúng cứ phải ngước đầu lên. Cũng vậy cả thôi. Và đây là nhãn quan Thượng đế hữu ích của Hoàng đế Napoleon về khía cạnh chính trị: “Một dân tộc không có tôn giáo thì chỉ có thể cai trị bằng súng”. Một kết luận dựa trên những nhận định của cá nhân khác nữa rất cẩu thả, bởi vì nó liên quan đến những vấn đề trước đó chưa được giải quyết. Thực ra, vẫn chưa giải quyết vấn đề nền tảng của tôn giáo cơ mà, hay lại "có thần" và "đang tìm hiểu Thượng Đế". Trong tôn giáo, có kẻ tự xưng là "Đại Diện Thiên Chúa thứ nhất" và "Đại Diện Thiên Chúa thứ hai" có hay chăng? Tôi lấy một ví dụ khác, một bà mẹ và đứa con nhỏ, nếu Thượng Đế hiện ra yêu cầu bà mẹ giết chết đứa con để hiến dâng Thượng Đế rồi bà sẽ được Thượng Đế "cho lên" thiên đường để hưởng phước đời đời, vậy kết quả thế nào? Chúng ta có thể nhận định được không? Trong Do Thái giáo chỉ có một Thiên Chúa, giáo thuyết Cơ Đốc giáo dựa trên Cựu Ước của Do Thái giáo vậy thì tại sao lại có Chúa Cha, Chúa Con (Jesus) và Chúa Thánh Thần? Tại sao gọi Chúa Cha mà không gọi Chúa Mẹ? Hay còn cả Chúa Mẹ mà chưa biết? Chúa Thánh Thần là ai? 4. KHÔNG THIÊN CHÚA LÀM SAO CÓ CÁI TIÊN THIÊN? Chúng ta hãy bỏ lại đó cách nhìn Thiên Chúa của vị Hoàng đế, đối với ngài thì tôn giáo tiện cho việc sử dụng hơn là thỏa thuê cơn khát của tâm linh. Nghĩa là Thượng Đế của ngài phải bị qui ra “thóc”. Chúng ta hãy trở về một Thượng Đế duy linh - một Thượng Đế duy niệm. Có phải Ngài là một giả thuyết vô ích trong và cho linh hồn chúng ta? Ngài là ai? Có phải Ngài là một thiên đường bánh vẽ được dựng lên để cám dỗ những tâm hồn nhẹ dạ và lười nhác trong cuộc trường chinh dưới thế? Ngài có phải là một hỏa ngục được đốt lên để đe dọa những tâm hồn chết nhát ươn hèn? Ngài có phải nỗi ám ảnh của bóng tối mở buồng phổi tham lam vô tận của mình uống lấy ngọn lửa tinh khiết run rẩy của những ngọn nến nơi thánh đường? Ngài có phải Đấng háo danh chuyên hù dọa những miệng lưỡi xinh xắn để chúng tru lên suốt ngày tiếng lầm rầm xưng tụng Ngài? Vâng! Ngài là ai? Ngài phải là cái gì mới khiến được tâm hồn chúng ta ám ảnh mãi khôn nguôi. Chúng ta thử chiêm ngắm một ý tưởng trong kinh Koran: “Thượng Đế chẳng cần được tán dương, với Người, Người ở trên mọi sự tán dương… Cầu nguyện là thiết yếu cho riêng tinh thần giáo dục của chúng ta, sự an ủi cũng như xác nhận”. Vâng ! Thượng Đế là một hình bóng chẳng ra dáng nổi một hình bóng, vậy mà cứ khiến linh hồn chúng ta bộn rộn suốt dòng lịch sử. Quả là vô ích! Nhưng nếu không có hình bóng đó thì đâu là ngọn nguồn để linh hồn khao khát tuyệt đối của ta lê lết đến và vục miệng xuống uống? Chúng ta hội tụ nhau ở nơi thánh đường cầu nguyện để làm gì? Bạn là kẻ hành hương khốn khó, bạn có tin rằng sau khi nỉ non cầu nguyện trước tượng Chúa, đôi giầy thủng của bạn sẽ mới lên không? Bạn có tin rằng cơn đói tàn nhẫn đang xâu xé chiếc dạ dầy lép kẹp của bạn vì sợ bóng Chúa, nó trở nên dễ thương hơn? Bạn có tin rằng trước cửa nhà thờ, nơi những ngọn gió bấc đang vung vẩy chiếc roi tê buốt lên đùa nghịch vì sợ âm thanh cầu nguyện của bạn vọng đến tai Thượng Đế, chúng ngưng nghỉ trò chơi lật xới tơi tả đám áo xống mỏng manh rách rưới của bạn? Không! Sẽ chẳng có gì hết! Nhưng bạn được gì, có phải ở nơi thánh đường nhân danh Chúa, bạn đã quì xuống giữa những con người đang run rẩy thèm khát tình thương và công chính. Chính ở nơi đó trái tim bạn đã hòa nhịp với tha nhân. Và bạn trở gót bước ra giữa gió cuộc đời với một tấm lòng đã nhen lên ngọn lửa ấm áp nhân ái, và một trái tim vọng tưởng miền đất công chính. Không chỉ nơi này, mọi nơi khác ở đâu cũng có, đạo đức và tình yêu thương tự nhiên là một chuẩn mực xã hội, trong lớp học mẫu giáo cũng có như vậy. Cho tới nay, lịch sử đã chứng minh tội ác do tôn giáo là vô cùng khủng khiếp, tại Châu Âu có tên gọi là "thời kỳ Trung Cổ" hay "thời đại Đen Tối", và vô số tác giả đã đánh dấu hỏi rằng: nếu không có Phúc Âm phải chăng thế giới đã tốt đẹp hơn? Chúng ta đã đọc lịch sử thế giới chưa? Tình thương đâu cần nhân danh, tình thương bắt đầu từ Thiên Chúa hay từ cha mẹ, thầy cô, anh em, bè bạn, họ hàng, làng xóm, anh hùng dân tộc, quê hương anh, tổ quốc anh? nếu cho là từ Thiên Chúa thì chỉ là kẻ ngụy biện. Rồi phép lạ đến với bạn không phải từ tay Đấng tối cao, mà chính từ những cánh tay khẳng khiu đã từng quì xuống bên cạnh bạn trao cho bạn một tấm áo ấm, một mẩu bánh mì, và một ổ rơm ấm áp ngả lưng trong đêm trường buốt giá của cuộc đời. Và đến lượt chính bạn, bạn cũng gieo phép lạ, bạn xé một nửa tấm áo, một nửa miếng bánh mà bạn nhận được trao cho ai đó. Vậy đấy, Thượng Đế, Ngài chẳng là gì cả, nhưng là mạch vữa liên đới tình yêu giữa những con người. Kierkegaard đã nói về Thượng Đế như một nỗi éo le quá tủi hờn: “Rơi vào tay Thượng Đế sống thực là một điều khủng khiếp, nhưng còn khủng khiếp hơn nữa nếu ta rơi vào tay sự quên lãng Thượng Đế sống thực.” Song Thượng Đế không cậy mình là toàn năng-toàn hảo để hiện thân thành những dòng lũ nước mắt da diết nhất. Và nếu Thượng Đế chỉ là nhịp cầu thương xót giữa các tha nhân thì Ngài cũng chỉ chú mục đến nơi cư ngụ nhức nhối nhất của da thịt trần gian: dưỡng đường và trại hủi. Nếu Thượng Đế chỉ là như vậy, Ngài sẽ bước khỏi tâm trí khát khao ánh sáng của chúng ta, bởi con người không chỉ giản lược trong ranh giới thương xót, mà con người còn phải thực hiện những sứ mệnh cao cả hơn của chân lý và công lý, đạo lý và tình yêu. Và Thượng Đế vẫn còn ở với chúng ta khi mà Ngài trở thành chốn cư ngụ bao dung tuyệt đối cho tất cả những linh hồn khao khát siêu việt. Tất cả những vấn đề trước đó đã không rõ thì viết vậy phỏng có thể hiểu Thượng Đế? Chân lý là gì vậy? Nhưng chúng ta là những đứa con bướng bỉnh và sáng suốt, chúng ta không muốn tủi hờn bước đi dưới quyền trượng áp chế của Ngài. Hơn nữa chúng ta là tấm gương trần gian nhức nhối ở đó dung nhan của Ngài hiện lên, và chúng ta - những kẻ thừa hưởng dòng máu cao đại, khí phách và khiêm nhường từ nơi Ngài , chúng ta cũng buộc Ngài phải sáng tạo trước mắt chúng ta. Nhưng trước hết chúng ta hãy sáng tạo ra sự sáng suốt của mình. Chúng ta hãy xem xét Ngài. Voltaire nói: “Những chân lý tôn giáo không bao giờ được thấu hiểu một cách đích đáng bởi những kẻ đã đánh mất lý trí”. Chúng ta không muốn là kẻ đánh mất lý trí. Chúng ta muốn vận động quan năng để xem xét Ngài. Sartre nói: “Nếu Thiên Chúa không hiện hữu thì mọi việc ở đời cũng vẫn thế. Chúng ta sẽ nhận thấy có chừng ấy qui luật thôi: những qui luật về lương thiện, về tiến bộ, về nhân bản thuyết. Do đó chúng ta sẽ làm cho ý niệm về Thiên Chúa trở thành một ý niệm lỗi thời, tự nó âm thầm tịch diệt.” Đúng không? Không có Thiên Chúa thì mọi việc ở đời vẫn vậy! Người vẫn là người! Nhà vẫn là nhà! Cây vẫn là cây! Lá cờ vẫn là lá cờ! Vâng, lá cờ vẫn là lá cờ, nhưng hãy thử ngắm xem một lá cờ đang bay phần phật, nó tự bay hay phải bay trong gió? Và gió, chính nó có tựu thành một khuôn mặt nào không? Còn cuộc đời của chúng ta vẫn vậy là nó đang đuổi hút theo cái bóng siêu hình nào đó, hay nó vẫn vậy bởi vì chẳng đuổi theo hình bóng nào cả? Tình yêu vẫn vậy, là bởi nó theo đuổi nỗi nhớ nhung dày vò khôn nguôi hay nó chỉ là hiện thân của những vòng tay tạm bợ? Dòng sông vẫn vậy, bởi vì nó đang chảy ra biển hay nó dừng lại? Chúng ta thử nghe tiếng than của Sartre sau khi đã bôi xóa đi hình ảnh của Thiên Chúa: “Thiên Chúa không hiện hữu thì thật rất phiền phức, vì mọi giá trị của cõi trời khả niệm sẽ cùng ta biến đi cùng Thiên Chúa tịch diệt kia. Ta cũng không thể nào còn có những điều thiện tiên thiên nữa, vì làm gì còn có một ý thức vô hạn và hoàn hảo để nghĩ tới những điều thiện đó.” Trong văn minh Đông Phương, còn có cõi cao hơn Cõi Trời nữa, được gọi là Cõi Thượng Thiên, trên Cõi Thượng Thiên còn có Cõi Tam Thanh nữa, vậy chúng ta đã nghiên cứu đầy đủ chưa? Nếu dùng triết học Châu Âu thì không bao giờ biết được Thượng Đế, mà chỉ dùng mỗi suy niệm cá nhân mà thôi, giá trị Cõi Trời hay chính là giá trị đặt ra của chính con người trong chừng mực phát triển tri thức của nhân loại theo thời gian? 5. MỌI NỀN VĂN MINH ĐỀU BIỂU HIỆN TÔN GIÁO Để triệt để hơn, để cực đoan hơn, chúng ta hãy tạm bỏ qua những lời dài dòng trên của Sartre, mà chỉ giữ lại lời này thôi “ý thức vô hạn”. Liệu ý thức vô hạn có phải là một đại dương vô bờ bến để dòng sông ý thức của chúng ta miên viễn chảy hoài chảy mãi. Ý thức vô hạn đó có phải miền đất của Thượng Đế? Chúng ta không tránh khỏi ý thức vô hạn, chúng ta sẽ không tránh khỏi sự va đập vào vấn đề Thượng Đế. Đến đây chúng ta hãy giả sử Thượng Đế là một “cuộc chơi” tất định không tránh khỏi của ý thức. Và việc của chúng ta bây giờ là ngắm nhìn cuộc chơi đó có xứng với việc đốt hoài một ngọn nến hay không? Sách Bách khoa thần học viết: “Trước nghệ thuật và tôn giáo con người chia sẻ nỗi tri âm bất khả diễn giải. Trước cả hai thứ con người đều cố gắng phá vỡ biên ải hiện hữu của chính mình” ( Sdd ‘ENC’, A1 tr.885 ). Phương ngôn trên dẫn chúng ta tới cuộc xung phá “biên ải hiện hữu”. Nó buộc chúng ta phải nhận chân một sự thật rằng: con người là một hữu hạn thể trong không gian và thời gian. Và chẳng có một nỗi khát khao nào không phá cái bờ lũy đang quây lấy nó. Bergson, một triết gia nổi danh trong lĩnh vực trực cảm đã thừa nhận: “Cuối cùng tôn giáo chứa đựng rốt ráo những biểu hiện trí năng trong huyền nhiệm, nó là bước tiếp cận với đà sáng tạo của đời sống”. Chưa hợp lý, cái huyền nhiệm phải chăng là sự vĩ đại của vũ trụ, sự nhỏ bé của con người trong sự vận động không ngừng nghỉ của xã hội, sự sinh tử của nhân loại! Và có chăng sự bất tử? Đạo Bà La Môn cho rằng mỗi con người có thể hòa nhập vào toàn thể vũ trụ và có phương pháp thực hành, chúng ta đã nghiên cứu thành quả này chưa? Tôn giáo là thành phần của xã hội, do vậy là thành phần của một nền văn minh. Theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì tôn giáo là Âm so với các hoạt động khác của xã hội là Dương, quy luật tự nhiên "Âm thuận tùng Dương" đã chứng tỏ nếu Tôn giáo nắm quyền lực thì xã hội đại loạn. Thượng Đế chính là Đấng sáng thế, mà có sự sáng thế nào không mang thai trong huyền nhiệm. Song le chúng ta không vội lao vào màn đêm thăm thẳm bí nhiệm đó. Chúng ta thử theo đuổi thứ chân lý mà Descartes đã vạch ra. Chân lý! Còn gì xứng đáng hơn thế, nó là phần thưởng xứng đáng nhất với trí tuệ hiền minh. Descartes nói: “Chân lý nằm ở bên trong chúng ta, nội dung của nó nằm trong suy tư của chúng ta bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể hiểu nó. Trái lại tầm vóc lớn lao của Thượng Đế nằm ngoài tri thức khả tri của chúng ta. Chính vì thế chúng ta phải phán đoán rằng Ngài còn ngự ở trên chân lý, những chân lý bị đặt dưới quyền năng của Ngài. Thượng Đế là nguyên nhân tương xứng và toàn thể của vạn vật” (Sdd ‘La Philosophie moderne’, tr.82). Định nghĩa Thượng Đế này là tự do cá nhân đặt ra về sự vật, hiện tượng thông qua kinh nghiệm và nhận định mà ra? Và cũng tự cho rằng Thượng Đế nằm ngoài tri thức của chúng ta? Khi mà Ngài đã và đang thông linh với chúng ta (cần kiểm chứng)? Không chỉ vậy có chân lý nằm ngoài chúng ta không? Không nên phụ thuộc quá nhiều vào câu nói này nọ của một vài cá nhân mà "cảm nhận" cho rằng đó cũng là một chân lý! Để đánh giá vai trò của tôn giáo, chúng ta sẽ dấn thêm một bước nữa theo gót ông hoàng của vỉa quặng giá trị vị Thượng Đế, Hegel đã lý giải một cách thật thấu đáo vai trò của “ý thức vô hạn” đối với nghệ thuật: “Trong nghệ thật tinh thần nhân loại tiêm tri cuộc khải hoàn trên chất liệu, không thực tại hóa nó mà chỉ thực thi nó trong viễn tưởng, không phải người nghệ sĩ thích hợp một cách ghê gớm với điều đó: thế giới tưởng tượng đối với nghệ sĩ dường như là thế giới thực tại duy nhất, và tác phẩm của anh chứa đựng một nhãn quan thẩm giá riêng rẽ. Xu hướng đó nhắm tới việc chất thể hóa tác phẩm nghệ thuật và tôn sùng nó như một đối vật chứa đựng giá trị nội tại, xu hướng này đặc biệt được biểu giác ở những tác phẩm tối cổ nhưng nó lại rạng sáng ở tất cả các bình diện, nó là nhịp nối liền giữa cảm hứng nghệ sĩ với tôn giáo” (F. Tolin ‘Les Grands Philosophes de l’Occident’, Payot Paris 1951, tr.226 ). Nó là nhịp nối liền giữa cảm hứng nghệ sĩ với tôn giáo: chỉ là một mắt xích lý luận nhỏ bé, chúng ta đã từng nghe hàng nghìn bài thơ, hàng trăm bài hát xúc động và tự hào về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phải chăng nêu đối chiếu thì câu nói trên gần bằng "zero". Cũng như vậy, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật chả liên quan gì đến tôn giáo cả, những tác phẩm hội họa của trẻ thơ sinh động, vui nhộn... đã làm cho cả những người giả cả cũng cảm thấy trẻ lại, có cần tôn giáo không, nếu cứ trích như vậy tôi cho rằng rất vụn vặt mà chẳng liên quan gì đến việc "nhận biết Thượng Đế" là??? Toàn bộ sản phẩm nhân loại đang dùng, ví dụ chiếc máy bay... đều là từ các nhà khoa học vô thần mà ra, đều mang tính nghệ thuật, vậy? Rút cục Thượng Đế là ai? Có bao giờ bạn phóng mắt ra tận chân trời, bạn thấy gì ở đó? Không có gì cả, mà chỉ có khoảng không mênh mông cuốn hút về hư không. Nhưng chẳng bao giờ bạn ngừng khát khao được rõi mắt ra tận chân trời phóng khoáng, đó là sự thiết yếu của cái nhìn hơn là của chân trời, chân trời chẳng được gì cả, còn đôi mắt đã uống no nê và bồi bổ cho bầu trời của nó. Thượng Đế cũng vậy, ngài chẳng là gì cả nhưng là cõi miền thăm thẳm bao dung uống lấy tất cả đôi cánh của khát vọng, ở đó đôi cánh của khát vọng được thỏa thuê sải đập trong bầu trời đang tự dâng lên lồng lộng mãi mãi chẳng ngừng. Nội dung này là phịa, nếu liên kết đến những đề trên chưa giải quyết. Và để đặt xong hòn gạch cuối cùng của mình nơi chân móng của Thượng Đế, tôi xin dẫn ra đây một câu nói thấm thía của nhà tư tưởng S. Radhakrishnan, mà tôi cho rằng chẳng có gì hiển nhiên hơn thế: “Mỗi nền văn minh là sự biểu hiện của một tôn giáo, vì tôn giáo biểu thị niềm tin vào những giá trị tuyệt đối và một lối sống để thể hiện những giá trị đó.” Chỉ là những ngôn từ, nếu đọc lịch sử nhân loại thì kết quả tồi tệ lắm. Có cái gì tuyệt đối? khi mà vạn vật trong chu kỳ sinh, thành, suy, hủy? Có nền văn minh nào không tự đặt lấy cho mình một giá trị tuyệt đối để theo đuổi? Lịch sử cho thấy các nền văn minh cổ đại suy tàn. 6. HỮU THỂ LUẬN VỀ THƯỢNG ĐẾ Đến đây, coi như chúng ta đã đặt xong nền tảng cho vấn đề Thượng Đế. Nó có thể quá cồng kềnh! Xong đó là một việc làm không thể tránh khỏi, bởi lẽ Thượng Đế với cõi bao dung của Ngài sẽ vượt khỏi tầm vóc của mọi nền móng đặt cho Ngài. Và hơn nữa, chẳng có nền móng nào dù đồ sộ đến đâu có thể sánh với chỗ ngồi bé mọn nhất của Ngài. Tuy nhiên đứng trước vấn đề Thượng Đế mênh mông và siêu việt đến ngộp thở, chúng ta buộc phải có một thái độ sửa soạn một cách công phu bề thế nhất. Đó cũng là một hướng đi chính đáng, bởi như người ta thường nói, chuẩn bị tốt là đã thành công phân nửa rồi. Chúng ta dễ thừa nhận với nhau một thực tại rằng: có vấn đề Thượng Đế. Và bây giờ chúng ta hãy giải quyết vấn đề đó bằng cách kiến giải để chấp nhận hay phi tang nó. Để các bạn tiện theo dõi hơn, tôi xin liệt kê ra đây các chặng đường cuộc hành trình khám phá Thượng Đế. Để giải đáp tra hỏi có Thượng Đế không, tôi sẽ lần lượt đi qua bốn giai đoạn sau: 1- Hữu thể luận về Thượng Đế 2- Tất yếu tâm linh và tín điều 3- Tất yếu thực tại và lý tưởng 4- Cơn khát của tâm hồn 1- HỮU THỂ LUẬN Malebranche nói: “Thượng Đế là ánh sáng duy nhất của chúng ta”. Khi tôi nói với các bạn rằng hãy học theo gương của Malebranche, hãy ngửa cổ để uống lấy ánh dương sáng láng của Thượng Đế, chắc hẳn bạn phải phẫn uất lên và và nói: Tôi không thấy thứ ánh sáng đó, vả lại anh định lừa phỉnh tôi à? Thay vì phải chứng minh có Thượng Đế, anh lại tôn vinh Ngài lên ngai vàng dấu mặt của Ngài, và anh bảo chúng tôi hãy uống lấy nguồn ánh sáng không có của Ngài. Nếu các bạn có kêu lên như vậy là hoàn toàn hợp lý, và ở địa vị các bạn tôi cũng réo lên như vậy. Pascal nói: “Chúa là Đấng ẩn dấu” (Tu es verus absconditus). Hiển nhiên Chúa là Đấng dấu mặt, và chẳng lẽ chúng ta lại chịu bó tay trước việc buộc Ngài, dụ dỗ Ngài, hoặc nài nỉ van xin Ngài xuất hiện lấy một lần. Ngày nay với những ống kính viễn vọng lia quét đến tận các xó xỉnh của bầu trời, kính hiển vi có thể nhìn rõ tâm can của từng chú siêu vi trùng, rồi máy điện toán, máy điện phân, máy vi tính… và hàng trăm dụng cụ tinh xảo đã từng bắt hằng hà sa số những chất khí uẩn khuất dấu mặt trong không gian phải hiện lên, chẳng lẽ lại phải chịu hàng phục trò ú tim đùa dai của Chúa? Liệu Chúa có đang run rẩy trong góc trốn của Ngài? Triết gia Hamilton nói: “Thượng Đế là phi điều kiện tính, bởi Thượng Đế là bất khả tri” (Emile Brehier ‘Histoire de la Philosophie’, France 1953, tr.62). Liệu Chúa có mệt mỏi bởi chính sự im hơi lặng tiếng quá lâu của Ngài? Và liệu Ngài còn kiên trì được bao lâu nữa khi các phương tiện khoa học đang chĩa mũi dùi vào tất cả các ngóc ngách mà Ngài ẩn trốn? Hoặc giả Ngài sẽ nín tiếng và dấu mặt đến tận cùng vĩnh cửu mà chẳng hề thấy khó chịu chút nào? Sẽ như thế đấy! Bởi Ngài là bí nhiệm, là thinh lặng vô biên. Thượng Đế không bao giờ là một vật thể khiến ta có thể buộc Ngài phải xuất hiện. Kant nói: “Chỉ có vật thể khả hữu tồn tại trong không gian và thời gian, và vì vậy không thể phác họa lên bất cứ nhận thức nào về Ngài. Nhưng hiển nhiên con người có thể tạo ra ý nghĩa về Chúa. Tâm trí có thể hình thành một ý nghĩ như vậy bất cứ lúc nào nó muốn tìm kiếm nguyên nhân của những nguyên nhân vì nguyên tắc hợp nhất tối hậu của tất cả hữu thể và mọi suy tư. Có thể tạo ra mọi ý nghĩ về Chúa, nhưng không có bất kỳ cách thức nào để chứng tỏ rằng có một Thiên Chúa.” (Sdd ‘Encyclopedia New Catholic’, A1 – tr.207). Thượng Đế không hiện tồn trong không gian và thời gian thì làm sao con người có thể nhìn nhận được Ngài khi mệnh danh cái hữu hạn nhỏ bé của mình? Một cái ca có đong được nước của đại dương không? Nếu Thượng Đế là bất khả tri và khi con người không có khả năng chứng nghiệm được Thượng Đế thì tốn giấy mực để bàn về sự bất lực vu vơ ấy làm gì? Nhưng như Kant nói, chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa về Thượng Đế. Bởi vậy con đường khách quan duy nhất đầu tiên là luận về Thượng Đế qua ngả suy tư hữu thể luận. Chúng ta hãy khởi sự từ mình, đó là khởi điểm chắc chắn nhất mà chúng ta xác thực, như Descartes nói: “Tôi có đây tôi hiện hữu”. Và bằng mọi quan năng trong thời gian giữa trời đất chúng ta bó buộc phải thừa nhận hiện thực thứ hai: chúng ta hữu hạn, điều này hoàn toàn có thể đong đo được bằng những chuẩn mực lý thể như trọng lượng, thị lực, thính lực… Con người là hữu hạn, chúng ta buộc phải thừa nhận điều này! Nhưng chúng ta hãy đặt câu hỏi: nhân danh cái gì và dựa vào đâu để nói con người là hữu hạn? Câu hỏi này sẽ dẫn chúng ta đến một câu hỏi hay một tương quan rằng: nhân danh cái vô hạn, dựa vào cái vô hạn, so với cái vô hạn, chúng ta là hữu hạn. Cũng như thế, chúng ta hãy đặt một loạt câu hỏi như: kiếp sống của chúng ta có vĩnh cửu? Con người có toàn hảo? Con người có tuyệt đối? Và chúng ta sẽ rút ra một suy luận rằng: cái vô hạn, cái tuyệt đối, cái toàn hảo, cái vĩnh cửu, cái đó không thuộc con người hay chính con người. Và toàn bộ một bao dung vô lượng thể chứa đựng những cái đó là Đấng được gọi là Thượng Đế. Sai, đã là vô hạn rồi làm sao có cái tên gọi là "Đấng", bởi mọi cái khái niệm hay nhận định mà chúng ta cho là... thì tự thân nó đã thuộc về cái vô hạn rồi. Tuy nhiên Thượng Đế mà chúng ta dò tìm không có tên gọi là Jesus, Boudha, hay Mohamed, mà là Đấng tuyệt đối siêu việt thể, một Thượng Đế bao trùm lên vạn vật. Chúng ta hãy suy ngẫm Thượng Đế của thánh Aquinas qua suy niệm của ông: “Một đằng là hữu thể toàn hảo, tự tại, tất yếu và vô hạn, đằng kia là hữu thể bộ phận, phụ thuộc, ngẫu nhiên và giới hạn”. Bạn là hữu thể bộ phận hay toàn hảo? Bạn phụ thuộc hay tự tại? Bạn ngẫu nhiên hay tất yếu? Bạn giới hạn hay vô hạn? Sai, cá nhân có thể đạt trạng thái "biết được cái vô hạn", đạo Bà La Môn có các phương pháp tu tập để đặc tính cá nhân hòa vào đặc tính của cái toàn thể tức cái vô hạn, tại sao vậy? 7. HỮU THỂ LUẬN VỀ THƯỢNG ĐẾ II Về hình thái suy luận dựa trên tương quan tất định này, Descartes đã nêu lên một chứng dụ bất hủ, ông cho rằng: Một góc tam giác tất yếu phải liên quan đến hai góc kia, và nó mật thiết đến mức, nếu không có hai góc kia thì cái góc này không được gọi tên và xem xét như là “một góc tam giác”. Bạn hãy tự lắp đặt cơ thể của mình vào một góc tam giác và bạn sẽ thấy bạn thiết yếu liên quan với những góc khác của vũ trụ ra sao. Sau khi suy tưởng ra Thượng Đế từ cái “tôi tư duy” (cogito) của mình, Descartes đã quả quyết: “Thượng Đế đối với tôi có nghĩa là một bản thể vô hạn, vĩnh cửu, bất biến và độc lập, và nhờ bản thể đó mà tôi cũng như sự vật được sinh ra.” Bản thể là cái gì? Chúng ta hãy lưu ý cách gọi tên Thượng Đế của Descartes “Bản thể vô hạn”, đây cũng là một nẻo khác để tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Về điểm này có một số triết gia cho rằng mọi sự vật có thể biến dịch nhưng bản thể của nó bất dịch. Giả sử như những dòng nước luôn luôn chảy chỗ trũng, dòng nước đó có thể tràn bờ vào mùa lũ cũng có thể khô cạn vào mùa hạ, nhưng cái tính chảy chỗ trũng của nó chẳng bao giờ biến đổi. Tính của vật thể bất dịch vĩnh cửu là nhờ cái bản thể duy trì vĩnh hằng nào - nếu không có bản thể vô hạn của Thượng Đế? Bởi vậy Descartes gọi Thượng Đế như một danh xưng khác mang một bản thể vô hạn, vĩnh cửu, bất biến. Thực ra Descartes dựa vào lý luận của một số nhà nghiên cứu khác trước Công nguyên mà nói, giả sử có bản thể tại sao biết nó vô hạn? Và vô hạn so với cái gì: không gian, thời gian, bản thể đặc hay rỗng, thuộc tính nó thế nào... Spinoza nói: “Bản tính là vĩnh cửu và vô hạn. Có thể nói bản tính chẳng là gì khác ngoài Thiên chúa bởi lẽ Thiên Chúa là một hữu thể vô hạn tuyệt đối. Ngài mang sẵn thuộc tính mà ở đó mỗi sự vật biểu lộ yếu tính vĩnh cửu và vô hạn” (Sdd ‘La Philosophie Moderne’, tr.104). Bản thể vô hạn, tuyệt đối thực sự là gì và mô tả như thế nào? Từ căn cứ suy luận này, một số nhà khoa học lý thuyết còn giả định rằng: hệ mặt trời của chúng ta, với trái đất quay đều đặn quanh mặt trời 365 ngày một năm, cũng như mặt trăng thường kỳ soắn xuýt tỏ tình bên trái đất là phải do một mãnh lực âm thâm nào đó duy trì sự vận động đều đặn này. Bởi nếu không có sự duy trì đó, thì ai là người tiếp nguyên liệu cho lòng đất để nó tự xoay quanh lấy mình? Và nếu không cần ai điều khiển, thì ai bắt được vật thể không động cỡn lên lúc chạy thế này – lúc nghỉ thế kia? Không! Tất cả vũ trụ vẫn đang vận động thường hằng và điều độ. Chúng ta hãy đặt câu hỏi thật quyết liệt: tự thân vật thể - chúng có biết đến đức hạnh điều độ không? Câu hỏi ai là người tiếp nguyên liệu không chuẩn? Mà là những nền tảng nào đã tạo ra những quy luật vận động như vậy. Thượng Đế là ai? Ngài có phải Đấng mặc khải mà chẳng bao giờ minh nhiên? Bạn có bao giờ đi qua những phi trường hay khí tượng, ở đó người ta dùng những ống vải hình trụ buộc trên đỉnh các cây cột để đo hướng gió, gió thổi về hướng nào thì ống vải bay về hướng đó, hướng gió thay đổi thì ống vải cũng đổi chiều bay. Tại sao người ta phải làm vậy? Vì mắt con người không nhìn thấy gió, nó buộc phải nhìn qua một miếng vải chuyển động minh nhiên trong những ngọn gió mặc khải diện mạo của mình ở đầy mặt đất. Bởi tính tất yếu của một sức mạnh tiềm ẩn đằng sau hiện tượng, hai nhà triết học Leibniz và Berkeley đã cùng nhận định: “Đằng sau thế giới hiện tượng là một tinh thần vô hạn, nó vừa là cơ cấu hạ tầng vừa là Đấng sáng tạo vũ trụ” (Sdd ‘Four Philosophies’, tr.14). Đấy chỉ là mới thấy và cảm nhận, rồi đặt tên mà chưa đi vào xác định nguồn gốc quy luật. Chúng ta có chịu thừa nhận đằng sau hiện tượng là một sức mạnh nào đó thúc đẩy hiện tượng có mặt không? Cả Leibniz và Berkeley đều đã gọi tên Đấng chí tôn bằng cái tên “Tinh thần vô hạn”, còn Hegel đã đuổi theo Thượng Đế bằng một ý chí tuyệt đối. Tất cả lãnh vực tinh thần ấy, ngay cả tinh thần của riêng chúng ta thôi cũng trở thành miền đất bất khả khám phá. Chúng ta hãy nghe Freud, ông hoàng phân tâm học lọc lõi thú nhận: Tôi nghiên cứu ý thức, tôi phát hiện ra trước ý thức có tiền ý thức, ở đó tôi có thể hiểu đôi chút về nó; rồi trước tiền ý thức, tôi phát hiện ra cõi vô thức, tại đây tôi phải thừa nhận rằng con người mù tịt và không thể nào hiểu biết về nó. Mới ở tầm mức đặt ra nhiều khái niệm, vậy tuyệt đối là gì? Dẫn cõi ý thức mờ mịt của con người ra, tôi muốn đi đến một suy luận rằng: cõi ý thức hữu hạn của con người đã vậy, còn cái ý thức vô hạn của Chúa – cái ý thức bay đi khắp hành tinh này thì chúng ta làm sao hiểu được. Song khả dĩ Thượng Đế vẫn giành cho chúng ta một cách hiểu nào đó, khi một giọt nước chảy trong dòng sông, nó sẽ hân hạnh tham dự vào cuộc biến dịch của dòng sông, và nó làng màng thấu hiểu: dòng sông đó có. Còn tinh thần của bạn? Khi bạn thả cho suy tưởng bay đến tận các vì sao, thì liệu nó có gia nhập vào một tinh thần vũ trụ vô lượng và toàn hảo hay không? Ý thức vô hạn của Chúa? Hoàn toàn không rõ ràng, do nhận thức cá nhân trên con đường mòn khi nói về ý thức của con người nên có ngay lập tức nảy ra khái niệm này. Trong đời sống chúng ta thường gặp những câu hỏi trân trối như: anh có nhìn thấy Thượng Đế không? Câu hỏi đó nhân danh cái gì, nó nhân danh đôi mắt! Còn nghe thấy, cảm thấy, nghĩ thấy thì sao? Điện từ trường có trong không gian nhưng chúng ta có nhìn thấy nó không? Song câu hỏi có vẻ đang chọc tức tất cả những trí năng có khuynh hướng siêu việt, vì nó có vẻ tâm tầm quá. Vậy thì, thưa bạn, bạn đừng hỏi tôi có nhìn thấy Thiên Chúa không? Bởi Thiên Chúa không có diện mạo! Bạn đừng hỏi tôi có ngửi thấy Thiên Chúa không? Vì Thiên Chúa không có mùi! Bạn đừng hỏi tôi có nghe thấy Thiên Chúa không? Vì Thiên Chúa không phải là âm thanh! Bạn đừng hỏi tôi có sờ thấy Thiên Chúa không? Vì Thiên Chúa không da thịt! Bạn đừng hỏi tôi có nếm thấy Thiên Chúa không… Bạn hãy nghe câu nói sau đây của Lagneau: “Tin rằng Thượng Đế có theo nghĩa thông tục tức là xúc phạm tới Thượng Đế, là kéo Thượng Đế xuống hàng nhân vật thế gian.” Viết không thực tế, vậy Thiên Chúa thông linh với một vài người có thần thông thì sao? Chẳng hạn cuốn Thượng Đế giảng chân lý. Chúng ta có biết, trong văn minh Văn Lang có tranh vẽ truyền thần về Thượng Đế không? Cũng đã có biết về nhà ngoại cảm Nguyễn Việt Tiến có khả năng vẽ lại những nhân vật quá khứ như vua Lê Lợi không, và nếu có Thượng Đế thì anh ấy có thể vẽ lại không? 8. TÂM LINH VÀ TÍN ĐIỀU Ở phần đặt vấn đề Thượng Đế, tôi có đưa ra mối tương quan mật thiết giữa linh hồn và Thượng Đế, song để bám sát cuộc hành trình lần về cội nguồn theo đúng truyền thống của học thuật, chúng ta buộc phải xem xét tỉ mỉ tiền tương quan này, đó là : có linh hồn không? Và linh hồn là cái gì? Tôi xin bắt đầu bằng một câu trong Phúc Âm: “Nước trời không phải ở thế gian này… nhưng nước trời bắt đầu từ thế gian này”. Câu nói này có nghĩa nước của Thiên Chúa ở trên trời nhưng lại cắm rễ từ thế gian này. Nghĩa là thế gian là cơ thể, là nền tảng của nước Chúa, giống như cơ thể là nơi trú ngụ của linh hồn vô biên vô lượng. Thánh Augustine nói: “Cơ thể là sự nghiệp đáng chiêm ngưỡng của Chúa, và cấu năng của nó chỉ ra rằng nó được sinh ra để làm kẻ nô bộc cho một linh hồn khả trí” ( Sdd ‘La Philosophie Moderne’, tr.36). Tuy nhiên, chúng ta chưa thể chấp nhận linh hồn qua ngả Phúc Âm, bởi lẽ như những kẻ đang trải nghiệm Chúa bằng một quan năng sáng suốt, chúng ta không thể lần theo nguồn mạch mà ở đó Chúa đã án ngữ tất định. Chúng ta hãy xem Aristote bàn về linh hồn: “Linh hồn là một thực tại nền tảng của một cơ thể cấu thành tự nhiên”. Ông còn nói: “Linh hồn là một cách thức tất yếu chứa trong mọi vật thể”. Tại sao linh hồn lại tất yếu ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy tham khảo ý tưởng của Platon, có lẽ theo ông thì cái nguyên lý hợp lý trong vật thể, cái khiến vật thể mãi mãi là nó, giống như một tiềm năng bên trong khiến nước cứ chảy miên viễn đời đời, đó là linh hồn. Ông nói: “Phần phi lý, giống như cơ thể chết, trong khi đó nguyên lý lại bất tử - đó là linh hồn” (Sdd ‘Encyclopedia New Catholic’, P11, tr.432). Để dễ hiểu hơn cả chúng ta hãy xem xét quan niệm sau đây của Spinoza: “Linh hồn là ý tưởng của thân xác”. Đó là suy niệm của các tiền bối về linh hồn. Về phần mình chúng ta cũng kinh nghiệm được rằng: con người không chỉ là thể xác. Khi con người biết suy tư và quyết định trước khi hành động, nghĩa là nó phải có một tâm trí! Và con người biết mộng mơ hay tưởng tượng, nghĩa là nó phải có một tâm hồn! Tâm trí là gì? Có phải là khả năng soi xét xuất phát từ nơi bạn! Tâm hồn là gì? Có phải là khả năng viễn du xuất phát từ tinh thần bạn! Còn khả năng mà toàn bộ tinh thần của bạn hướng về cõi siêu việt hấp thụ hoặc hút lấy nỗi sợ hãi cũng như niềm thành kính là cái gì? Đó có phải là linh hồn? Tuy nhiên mấy ngả mà tinh thần rẽ qua như tâm trí, tâm hồn, linh hồn dường như là con đường giản lược – phân rẽ của khoa phân tâm học. Ở đây trong tương quan giữa hai yếu tố thiết yếu của con người chúng ta chỉ nên nhìn nhận vẹn toàn là: thân xác và linh hồn. Mặt khác linh hồn còn tất yếu như là sự nối dài, phóng rọi ra từ các cơ quan thân xác, chẳng hạn như: mắt nhìn thấy những vì sao, tai nghe thấy tiếng động từ xa tít… Theo Descartes thì linh hồn chắc chắn hơn cả thể xác bởi vì ta có thể nghi ngờ về sự có mặt của mình hơn là việc tâm thức đặt câu hỏi: Ta là ai? Và tâm thức có thể nghi ngờ mọi chuyện, nhưng có việc nghi ngờ ấy là bởi có tâm thức, chứ tự thể xác không biết đặt câu hỏi mà cũng chẳng biết ngờ vực. Nếu ta không chối nổi việc linh hồn có mặt như thực tại thì ta có khước từ nổi cái mảnh đất mà linh hồn cất cánh bay đến không? Sau khi minh chứng linh hồn là một thực tại tất yếu, thì Descartes đã đi đến một suy luận tất định rằng: Thượng Đế là tất yếu. Bởi lẽ bản tính của linh hồn là suy tưởng, và sự suy tưởng của nó không bay bâng quơ, mà nó nhắm đến vùng trời siêu việt – cái gọi là Thượng Đế. Mới đi tới cái sự phân biệt có sự khác ý thức và vật chất, mà chưa đi sâu hơn nữa, cái tận cùng để tạo ra những hiện tượng ấy, ý thức có phải vật chất không? Không có cơ sở nào nói về linh hồn nhắm đến vùng trời siêu việt - Cái gọi là Thượng Đế, đây chỉ là suy luận đơn thuần. Có hợp lý không? Khi chúng ta có đôi mắt, chúng ta sẽ nhìn cái gì? bạn có bao giờ tách được cái nhìn từ đôi mắt với hình ảnh mà chúng đang uống lấy. Và hơn cả thế cái gì chứng tỏ con mắt sáng? Cái nhìn của nó! Cái gì chứng tỏ nó đang nhìn? Vật được nhìn và hướng được nhìn! Bởi vậy đôi mắt chẳng bao giờ tách được ảnh tượng. Còn linh hồn, nó có tách khỏi cõi miền Thượng Đế lúc nào cũng tràn ngập trong lòng nó, vẫy gọi nó, và kéo nó về siêu việt? Kierkegaard khẳng định: “Nước Trời là của tâm hồn”, và ông còn diễn tả “Thượng Đế là một chủ thể, và vì vậy chỉ hiện hữu với chủ thể nội tâm” (sdd ‘Hiện tượng luận về hiện sinh’, tr.55). Theo Kierkegaard thì, chỉ có linh hồn mới được gọi là chủ thể hoặc cái qui định một vật thể có chủ thể, chứ tự vật thể không tự làm nên ông chủ cho mình. Bởi vậy, Thượng Đế là chủ thể sáng thế vũ trụ, Ngài chỉ hiện hữu với chủ thể linh hồn. còn thể xác thì làm sao mà biết được! Con người là linh hồn! Chúng ta có thể giảm trừ con người của mình sang địa hạt linh hồn như vậy để nhìn nhận chủ thể linh hồn vũ trụ một cách thuần nhất hơn. Và lúc này chúng ta hãy lắng nghe cái hơi thở nhức nhối của đời sống linh hồn: “Cái ngày tốt đẹp nhất là ngày mà linh hồn thấy đói khát” (Scheler). Và tất nhiên, linh hồn chỉ có thể thỏa mãn cơn khát của mình ở suối nguồn duy nhất: Thượng Đế. Thánh Augustine nói: “Con người bị kẹt giữa vị trí trung gian, nếu bạn có một linh hồn nó sẽ nằm ở giữa, bạn nhìn xuống dưới sẽ thấy cơ thể, bạn ngước nhìn lên trên sẽ thấy Thượng Đế, bạn bị cơ thể kéo xuống nhưng lại được linh hồn nâng lên” (Sdd ‘Encyclopedia New Catholic’, A1, tr.1048) Con người không chỉ giản lược là cơ thể! Chúng ta lo ăn, lo uống, lo chăm chút cho thể xác, còn linh hồn thì sao, ai chăm chút cho nó? Không! Linh hồn phải có quyền sống tối cao của nó, thậm chí còn quyết tử mạnh mẽ hơn cả thân xác. Trong cuộc đời, chúng ta gặp nhiều người tìm cách cáo chung thân xác của mình khi mà tinh thần họ tuyệt vọng. Ngược lại chẳng mấy khi chúng ta nhìn thấy một người tự tử vì đói khát. Linh hồn sống còn với cơ thể đến mức mà M. Proust đã quả quyết rằng: “Tôi không thể sống được nếu tôi không tin rằng có một trật tự tối cao”. Trật tự tối cao là gì? Đó có phải mệnh lệnh được phát ra từ chiếc ngai tối thượng của Đấng chí tôn xuống vương quốc siêu việt nơi mọi linh hồn đều tìm đến để phụng hiến, vui hưởng cũng như hái quả làm thức ăn cho mình. Và hơn cả thế, Kierkegaard còn cho rằng, Thượng Đế là nguồn biện chính vô tận cho cuộc hiện sinh yểu mệnh của con người. Con người nhắm đến tính vĩnh cửu của Thượng Đế để lý giải cuộc hiện sinh ngắn ngủi của nó, và cũng để thoát xác vui hưởng sau cái chết. Kierkegaard nói: “Thượng Đế là tối cực của hiện sinh, là chủ thể tối cực biện chính cho tín ngưỡng của con người.” Chính nhận thức được vai trò của mình trong không gian và thời gian, nên con người mới say khát và cầu nguyện sự toàn hảo và vĩnh cửu. Đó là khát vọng tự thân, bỡi lẽ chỉ có con người mới ý thức được sự vui sống cũng như sự lo chết. Khi ý thức được sự hữu hạn của mình con người khát khao cái vô hạn không có trong kiếp người nhưng đã xuất hiện tất yếu trong ý thức khát vọng của con người. Song dù muốn hay không, con người cũng nhận biết: cái vô hạn không phải là sản phẩm do lòng tham của nó hoảng sợ nghĩ ra khi nhìn thấy nguồn mạch đời sống cạn kiệt dần, mà nó thấy, vũ trụ với không gian vô biên mở ra cùng thời gian vô tận. Không gian và thời gian là vô hạn, chúng bất khả hoại! Đó là sự thật mà con người đã khả tri được trong kiếp hiện sinh ngắn ngủi của mình. Vậy liệu con người có phải là một tạo vật biết khao khát? Người ta khao khát cái gì? Liệu đây có phải là câu trả lời xác đáng: khao khát cái ở ngoài tầm tay mình. Con tim khao khát tình yêu, có phải nó sẽ tìm cách thổ lộ những lời êm ái dạt dào của nó. Còn khi linh hồn khao khát nó phải làm gì? Còn gì khác hơn, nó còn biết làm gì hơn là cầu nguyện. Bởi thế con người là tín điều của mình, tín điều bày tỏ niềm tin của nó vào sự vĩnh cửu và vô hạn, và đó cũng là vĩnh phúc đời đời không cạn cho cơn khát không ngơi nghỉ của nó. Scheler nói: “Con người là tạo vật biết cầu nguyện”. Toàn bộ nội dung về tri thức chưa thấy liên quan gì đến cầu nguyện cả. Thần chết Yama trong Bà La Môn nói: "Ngay cả thần thánh còn chẳng biết linh hồn là gì". Anh đã biết gì về thần chất Yama hay thần chết Osiris trong tôn giáo Bách Thần Ai Cập chưa? Chí Tôn Ca thế kỷ IV TCN của Ấn Độ viết: "nếu tìm hiểu Thượng Đế thì một cá nhân mất nhiều triệu năm mà chẳng bao giờ biết được", ở đây là hàm ý với cái hiểu thông thường của nhân loại về Thượng Đế như tác giả đã viết ở trên. Chúng ta đã từng biết có một loại "Kinh Vô Ngôn" chưa? Chúng ta đã từng suy nghĩ rằng: vũ trụ là tự nhiên như vậy chưa? Đạo Đức Kinh có viết: "... có cái còn có trước cả Ngọc Hoàng Thượng Đế nữa, không biết gọi là gì nên gượng gọi là Mẹ" (tôi trích sơ bộ vậy). Nếu không có đại cơ duyên thì dù có hàng tỷ năm nữa, với phương pháp suy luận chưa tới tận cùng như trên, và không tìm được mối liên hệ giữa tự nhiên và con người trong vấn đề tương quan: những đặc tính của không gian, thời gian, sự tiến hóa của vạn vật theo Đác Uyn, vật chất và ý thức và mô tả được cái "tuyệt đối" với sự tuân thủ quy luật bao trùm (liên quan đến vũ trụ là Một" thì không đi tới đâu cả. Tôi đã đọc các tác phẩm và bài viết của tác giả, phải công nhận ông là một con người rất có thực tài, tuy nhiên nên nghiên cứu sử và triết học Đông Phương, đặc biệt là nguồn cội nước Văn Lang - "Về nguồn" thì mới giải quyết được triệt để những vấn nạn nêu trên. Vì sao quên lãng ông bà, Quên cửa, quên nhà, thờ phụng người ta. Ấy là quên cả mồ Cha, Đi khóc đống mối, sao tha kẻ rờm. Tôi không rõ các tác phẩm sau này của tác giả như thế nào, nếu lấy Thượng Đế làm trung tâm như lý luận của tác giả ở trên thì rõ ràng, với những câu hỏi và phản biện tôi đã đặt ra thì tất cả chúng bắt buộc đều sụp đổ. Đặc biệt, liên hợp được tri thức Tam Giáo: Lão, Nho, Phật (theo thứ tự thời gian lịch sử), trong đó sách của các bậc giác ngộ và đã đạt các cấp độ tu chứng nữa thì mới xong (tôi chưa đạt đến những kết quả sơ khởi và đơn giản nhất), rồi bước tiếp theo là thực hành - vô cùng khó khăn. Hàm ý thêm: có học thuyết về vũ trụ quan và nhân sinh quan - phương pháp ứng dụng - bậc thầy chứng ngộ hay minh sư - thực tập cá nhân, tất cả chỉ quy về cá nhân.1 like