• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/09/2015 in all areas

  1. TƯ LIỆU THAM KHẢO Chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ có gì mới? 09/09/2015 14:32 (TNO) Thế giới đang quan tâm về chuyến công du Mỹ đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 9.2015, liệu có gì mới trong quan hệ giữa 2 cường quốc này? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến công du Mỹ đầu tiên - Ảnh: Bloomberg Chuyến đi lần đầu tiên của ông Tập đến Mỹ được tiến hành trong bối cảnh 2 nước có nhiều căng thẳng, đặc biệt từ đầu năm đến nay. Từ đó có nhiều đồn đoán về nội dung mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ hội đàm vói nhau. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều đột phá từ chuyến đi này, theo South China Morning Post hôm nay 9.9. Cho đến nay, lịch trình cho chuyến đi của ông Tập chưa được Bắc Kinh tiết lộ. Tuy nhiên, theo tờ báo của Hồng Kông dẫn các nguồn tin uy tín, ông Tập sẽ tham dự nhiều cuộc gặp cộng đồng ở Seattle từ ngày 22.9 trước khi đến thủ đô Washington. Ông Tập cũng được nói là sẽ có bài phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29.9. Ở Seatle, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ gặp lãnh đạo các tập đoàn Mỹ trong đó có Microsoft, Amazon và tham gia một diễn đàn các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu do cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Henry Paulson làm chủ tọa. Theo giáo sư Jin Canrong của trường đại học Renmin ở Bắc Kinh, ông Tập sẽ phát biểu trong các buổi gặp gỡ với giới doanh nghiệp và sẽ trấn an họ về những biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cùng với những cải cách kinh tế mà Bắc Kinh sẽ thực hiện South China Morning Post cho biết, chưa rõ cuộc gặp của ông Tập có mở rộng cho nhiều lãnh đạo các tập đoàn, những người rất quan tâm đến vụ phá giá đồng nhân dân tệ gần đây và chính sách bảo hộ của Bắc Kinh. Khi đến thủ đô Washington, ông Tập sẽ hội đàm với Tổng thống Obama. Hai bên sẽ đề cập đến nhiều vấn đề đang cản trở sự phát triển trong quan hệ giữa 2 nước, trong đó có những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và vụ tấn công mạng chính phủ Mỹ của tin tặc Trung Quốc. Đây là những vấn đề được Washington rất quan tâm và nhiều lần đặt ra trong các cuộc gặp cấp cao của chính phủ 2 nước. Không có nhiều đột phá Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp ở Úc hồi năm 2014 - Ảnh: Bloomberg New York Times đưa tin, nhân chuyến thăm này của ông Tập, Nhà Trắng sẽ công bố lệnh trừng phạt đối với những công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng, lấy cắp dữ liệu của các cơ quan chính phủ Mỹ được Washington tuyên bố hồi tháng 6.2015. Ngay đối với những vấn đề mà 2 bên có thể hợp tác thì theo các nhà phân tích cũng sẽ không có nhiều cơ hội đột phá. Tuần trước, Nhà Trắng đã gửi Cố vấn an ninh quốc gia, bà Susan Rice làm cuộc tiền trạm đến Bắc Kinh và 2 bên đạt được những thỏa thuận về vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề được cho là “không xứng tầm như trông đợi”. Biến đổi khí hậu cũng đã được lãnh đạo 2 nước tuyên bố sau cuộc họp ở Bắc Kinh hồi năm 2014. Vì thế, giới quan sát ngạc nhiên về những gì 2 cường quốc đã hội đàm với nhau. Giáo sư Jacques deLisle, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc trường đại học Pennsylvania (Mỹ), nhận định rằng trong nhiều lĩnh vực mà 2 nước hội đàm với nhau trong năm nay thì “đột phá lớn là khó có thể xảy ra”. “Khi nhắc đến những cuộc gặp cấp cao, thường có những vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự, nhưng cho đến nay chưa thấy có gì đáng nói”, ông deLisle nhận xét về chuyến thăm tới đây của ông Tập, chuyến đi được ông mô tả là “được trông đợi nhiều”. Theo nhận định của South China Morning Post, chuyến đi của ông Tập trong thời điểm được cho là không có nhiều thuận lợi về mặt chính trị khi Trung Quốc đang là mục tiêu chỉ trích của các ứng cử viên tổng thống Mỹ. Tuần trước, Thống đốc bang Wisconsin, ông Scott Walker kêu gọi Tổng thống Obama nên hủy chuyến đi của ông Tập sau khi thị trường chứng khoán Mỹ liên tục rớt đáy trước đà xuống dốc của kinh tế Trung Quốc. Minh Quan =========================== Lão Gàn hơi khó chịu về cách dùng từ trong câu chú thích ảnh này: Phải ghi rõ là "Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình". Ghi phong long là "chủ tịch Tập Cận Bình". Chủ tịch nước nào? Urugoay à? Chủ tịch của ai chứ không phải của lão Gàn đâu nhá! Trong khi đó thì lại ghi rất rõ: "Tổng thống Mỹ Barack Obama". Mấy câu trên thì ghi đúng. Câu dưới lại dở hơi. Híc! Sửa lại đi.
    3 likes
  2. Tôi có được xem trên Fb của vị giáo sư này. Đúng là ông ta có đăng thông tin này từ 1g sáng ngày mùng 1/ 9 2015. Tức là báo trước kết quả một ngày khi ông thực hiện phương pháp đuổi mưa. Cá nhân tôi không đặt vấn đề về sự liên hệ giữa những dự báo sự kiện thời tiết liên quan trong topic này về ngày mùng 2/ 9 - từ ngày 28/ 8 của tôi với vị giáo sư này. Tôi cũng không bình luận gì về phương pháp của giáo sư Lương Ngọc Huỳnh. Vì tôi biết rằng để đạt đến cùng một hiệu quả, sẽ có rất nhiều phương pháp, phương pháp đúng thì hiệu quả tốt, phương pháp sai thì thất bại thảm hại, dù mục đích đúng. Lý học Đông phương thuộc về nền tảng tri thức của một nền văn minh khác, cho nên rất khó diễn đạt. Nhưng nếu đã là một khả năng ứng dụng trên thực tế thì nó phải là những sự kiện tương tự được lặp lại nhiều lần và phải công khai trước những dự báo về kết quả. PS: Đúng là ông Lương Ngọc Huỳnh là giáo sư Viện Sĩ có khác. Phát biểu rất mạnh bạo, còn hơn cả lão Gàn thời Đại Lễ 1000 năm Thăng Long. Nhưng thấy thiên hạ im re; trên Fb thì commen ca tụng ầm ầm, hàng chục ngàn người like ủng hộ. Còn lão Gàn thấy thật tủi thân cho phận phó thường dân dự khuyết hạng II, chình độ "zdăng ghóa" về mặt pháp lý hết lớp 4/ 10. Cho nên, chưa cần biết kết quả như thế nào, các cao nhân trong thiên hạ đã chửi vung xích chó. Híc. Những nhà khoa học Việt Nam và quốc tế và các cao nhân đâu hết cả rồi? Ra chất vấn ông Giáo sư Viện sĩ thật này đi chứ. Hì.
    3 likes
  3. Trung Quốc sợ Đảng Cộng sản khủng hoảng vì tham nhũng 08/09/2015 15:56 GMT+7 TO - Ngày 8-9, một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết điều Bắc Kinh lo sợ nhất là một cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã đánh đổ nhiều hổ lớn - Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong cuộc gặp các học giả Trung Quốc và phương Tây ở Bắc Kinh, ông Vương Gia Thụy - ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng - thừa nhận sau nhiều thập kỷ cầm quyền từ năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề tham nhũng nghiêm trọng. “Vì tình trạng đó, một số quan chức chắc chắn sẽ bị thải loại. Nhưng nếu có quá nhiều quan chức tham nhũng thì khủng hoảng sẽ xảy ra đối với Đảng Cộng sản. Đó là vấn đề mà chúng tôi lo ngại nhất” - ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh. Ông Vương mô tả tình hình tham nhũng ở Trung Quốc là “rất nghiêm trọng”. Ông Vương cho biết không giống như các quốc gia dân chủ, Trung Quốc không có đảng đối lập thay thế Đảng Cộng sản nếu khủng hoảng xảy ra. Dù vậy ông Vương bày tỏ tin tưởng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chống tham nhũng hiệu quả. “Đảng có thể loại bỏ các mầm mống tham nhũng và chúng tôi đang làm như vậy một cách hiệu quả. Chúng tôi có kỷ luật, nguyên tắc và triết lý của mình. Chúng tôi sẽ không đánh mất người dân” - ông Vương quả quyết. Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở chiến dịch chống tham nhũng “đánh cả ruồi lẫn hổ”. Năm 2013, ông Tập từng cảnh báo tham nhũng ở Trung Quốc trầm trọng đến mức có thể đe dọa chính quyền của Đảng Cộng sản. Đến nay, chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc đã đánh đổ nhiều “con hổ” lớn như ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, phó chủ tịch Chính hiệp Lệnh Kế Hoạch… NGUYỆT PHƯƠNG ================ Ngày xưa, thời còn ngài Chu Dung Cơ mần cái Thủ Tướng, một đại gia Tàu chạy chọt nhờ ký một chiện gì đó và đặt thẳng vấn đề: "Ngài cần bao nhiêu tiền để ký văn kiện này?". Sự "thật thà" của doanh nghiệp này khiến ngài Chu Dung Cơ giận tái mặt. Vài tháng sau, tay đại gia Tàu này bị bắt. Báo chí Việt Nam đăng tin rầm rĩ về việc này, như là một minh chứng cho sự quyết liệt chống tham nhũng của ngài Chu Dung Cơ. Từ thời ngài Chu Dung Cơ mần cái thủ tướng đến nay, cũng qua vài đời tể tướng Tàu. Tham nhũng không giảm mà còn tăng lên đến mức long trọng - Ý lộn! Nghiêm trọng. Bởi vậy, những hành động chống tham nhũng của ngài Tập, chỉ chứng tỏ tính quyết liệt loại trừ những phần tử tham nhũng hơn mấy triều đại khác mà thôi. Nó chưa đủ tạo niềm tin cho người dân Tàu. Cho nên, lão Gàn đã phát biểu ý kiến từ rất lâu, rằng: "Lấy gì bảo đảm rằng: Các vị quan Tàu đương nhiệm, không lặp lại hành vi tham nhũng của những người tiền nhiệm trước đó?". Không phải là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, các vị sẽ rất khó để thực hiện điều này. Cho nên, sự lo lắng của các vị là hoàn toàn có "cơ sở khoa học": Vừa rồi, các vị tổ chức lễ duyệt binh rùm beng lễ kỷ niệm hành vi chống Nhật của Trung Quốc ở Thiên An Môn. Lão Gàn đây chỉ nghe hơi nồi chõ rằng quy mô nhớn nắm. Phải chăng các ngài mún thể hiện cho dân chúng rằng: "Chính Đảng Cộng Sản Trung Quốc là thế lực chủ chốt giải phóng đất nước khỏi sự xâm lược của Nhật Bản", tạo thế chính thống trong lịch sử cho sự lãnh đạo của các ngài?!" Bởi vậy, những thế lực chính trị ở Đài Loan cực lực phản đối chính khách của họ tham dự cuộc duyệt binh này? Nghe lão Gàn phán đây: Tính chính thống của một triều đại rất wan trọng trong tâm thức của con người của nền văn minh Đông phương, nó thể hiện ở hai vấn đề: Lãnh đạo dân tộc giải phóng đất nước. Giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhưng cái quan trọng bậc nhất và mang tính thực chất vẫn là: "Dân lấy ăn làm trời. Vua lấy dân làm trời". Nếu cái thực chất này không còn thì, như việc Tào Tháo tuy toát mồ hôi - với bài hịch Phạt Tào của Viên Thiệu do Trần Lâm viết - nhưng đã phát biểu: "Văn Trần Lâm tuy hay, những vũ bị của Viên Thiệu lại dở. Cho nên không có gì đáng ngại". Bởi vậy, khi dân chúng không có cái "cơ sở khoa học" để tin rằng kẻ cầm quyền tiếp theo vị tham quan bị trừng phạt, sẽ không lặp lại hành vi tham nhũng của người tiền nhiệm, thì các ngài có duyệt binh rầm rộ hơn thế nữa, cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.
    2 likes
  4. @mutin Kính chào anh Thiên Đồng! Em thành tâm nhờ anh cho em xin một quẻ ạ. Em là nữ, tuổi Kỷ Tỵ 1989, hỏi vào lúc 14h25 phút ngày 04/9/2015 Nhờ anh xem giúp em: 1. Khoảng thời gian nào em mới có người yêu để đi đến hôn nhân ạ, gia đình hối thúc, bạn bè trêu chọc em buồn quá anh ơi. Nhanh thì 2016, nhanh thì tháng Giêng 2016, chậm thì tháng 9 âm 2016 sẽ có tinh hỷ. 2. Tình duyên thực sự của em là do mai mối hay do gặp ngẫu nhiên ạ. Do ngẫu nhiên nhưng cũng do một phần có sự hổ trợ của quan hệ gia đình hay họ hàng thân thích, nhưng cũng rất bất ngờ. 3. Em bị viêm xoang đờm chảy xuống cổ họng nhiều, em đã khám và uống nhiều loại thuốc để chữa bệnh nhưng chưa khỏi. Em nên kiểm tra điều gì về phong thủy trong nhà vậy anh. Xem lại phòng ngủ, đường cống thoát, toa lét nhà xem có thông không? vệ sinh dọn dẹp. Bài thuốc hổ trợ trị viêm xoang Chuẩn bị: 01 chai dấm táo, 1 chai mật ông. Thực hiện các công đoạn sau: 1. Xông mũi: đổ một muổng canh dấm táo vào ly (cốc), đổ nước sôi vô. Hít hơi nóng. Nước mũi chảy tới đâu hỷ ra khăn tới đó, khô mũi thì thôi. 2. Súc họng: 01 muổng dấm táo, 02 muỗng mật ong, hòa trộn, uống vào súc khạc nhổ ra. 3. uống: 1/2 muỗng dấm táo 01 muỗng mật ong, hòa vào, nuốt uống. Làm 2 hoặc 3 lần 01 tuần. Chúc khỏe Thiên Đồng @Sytruong8x Xin chào anh Thiên Đồng! Anh có thể coi giúp em 1 quẻ về tương lai được k ạ Em nữ tuổi Đinh Mão, hỏi vào lúc 12:25 ngày 6/9/2015 Câu hỏi 1: vợ chồng em có ý định sang nước ngoài học tập và công tác liệu có đi được không? Được, thuận lợi, có người có khả năng giúp đỡ suông sẻ, cỡ tuổi khoảng 45-49. Câu hỏi 2: nếu đi được, thì có định cư được k? Và công việc, học tập có tốt k? Chuyện khó khăn dài, phải kiên trì, không vội. Còn học tập thì tốt, đậu tốt. Vc em cảm ơn anh nhiều. Chúc thành công Thiên Đồng @tamly Chào anh Thiên Đồng, em là Nam, tuổi dần. Lúc trước tại mục lạc việt độn toán em có nhờ anh tư vấn thấy kết quả rất chuẩn, em thấy rất khâm phục, anh xem khá chính xác. Hôm nay mạo muội làm phiền anh xem giúp em tí ạ. Giờ hỏi: 14h11” chiều, ngày 06/9/2015 dương lịch. Nhờ anh xem giúp em hai Quẻ ạ! 1. Năm nay vợ chồng em tích lũy ít tiền dự định mua chiếc xe máy đi làm và do thường xuyên về quê...không biết từ đây đến cuối năm em có mua được không anh, hiện tại tiền để giành của hai vợ chồng vẫn chưa đủ! Nếu được khoảng tháng mấy em sẽ mua xe ạ? Tiền tích lũy để sang năm mua đi. Khoảng trong tháng 2 âm 2016 là có thể mua được. Mua sớm coi chừng lỗ vốn! 2. Số em có ly hương ko ạ, tại thấy ở quê làm ăn khó khăn quá, sợ không đủ sống? Nên xa quê một thời gian, nhưng cũng kiểu chạy đi đi về về thì sẽ ổn, có cơ hội, còn đi xa hơn bất lợi. 3. Sang năm công việc của em có gì thây đổi lớn không a? Sang năm cũng rủng rỉnh "xièng". Có điều tốn hao vào vài chuyện vô duyên. Cảm ơn anh nhiều nha, làm phiền anh rảnh xem giúp em với. Mong tin anh nhiều. Chúc thành đạt. Thiên Đồng @Chuot84 Hòi lúc 15:00 chiều ngày 06/9/2015. - Cháu chào chú ạ, cháu sinh năm Canh Ngọ nhằm ngày âm lịch 17/11/1990, nhờ chú tư vấn xem giúp hộ cháu với ạ. 1. Năm nay cháu 26 tuổi, nhưng công việc vẫn chưa vào ổn định, khoảng bao lâu thì công việc mới ổn định ạ. Tháng 7 âm năm nay có loe lóe một cơ hợi nhưng vẫn chưa giải quyết đc gì. Đến tháng 2 âm năm 2016 thì sẽ tỏ rõ hơn. 2. Cháu nên kinh doanh vào lĩnh vực gì thì tốt hơn ạ? Cháu định mở của hàng tạp hóa ở khu đất bố mẹ mới mua không biết ổn ko ạ? Cứ mở sẽ có đồng ra đồng vào. 3. Chồng cháu sau này là người như thế nào ạ? Cháu vẫn chưa thấy duyên hôn nhân nào đến với mình hết :( Nói dối! đang chờ lựa thôi! chín muồi ròi thì vồ liền hà. nhanh thì giữa năm 2016, chậm thì giữa 2017 cũng lên xe bông. Chồng người dáng cao, gân guốc, tính ít nói, khó tính nguyên tắc. Chúc thuận lợi. Thiên Đồng
    1 like
  5. Gặp kỳ nhân Lương Ngọc Huỳnh Ngày 24 tháng 2, 2015 | 20:55 SKĐS - Nghe danh Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, người sáng lập môn phái Lâm Sơn Ðộng đã lâu và biết dù nay đang sống ở nước Nga xa xôi... Nghe danh Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, người sáng lập môn phái Lâm Sơn Ðộng đã lâu và biết dù nay đang sống ở nước Nga xa xôi, nhưng hàng năm anh vẫn có nhiều chuyến về Việt Nam, tôi đã “săn tìm” được người đàn ông này. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư. Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó Chủ tịch Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh (giữa) nhận học hàm Giáo sư của Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga Kỳ nhân võ thuật GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh có một tuổi thơ không êm đềm. Mẹ anh đã đẻ rơi anh khi bà đang cặm cụi công việc ở chuồng trâu. Một bà hàng xóm đã nhanh chân chạy sang dùng cật nứa cắt rốn cho mẹ con anh. Đó là năm 1964. Người mẹ nhẩm tính khi sinh anh, bà mới mang thai được 7 tháng 20 ngày. Có lẽ do sinh thiếu tháng, nên người anh lúc ra đời bé tẻo teo, chỉ nặng 1,7kg. Và thật không may, mới 3 ngày tuổi anh bị nhiễm trùng uốn ván. Anh được nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Gồ (thị xã Sơn Tây, Hà Tây cũ). Tại đây, các bác sĩ Việt Nam và Đức đã cứu sống anh. Nhưng, di chứng để lại với anh thật thảm hại - anh bị bại liệt hoàn toàn, chân tay co quắp. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về võ thuật và y học, đó là sự may mắn của anh Lương Ngọc Huỳnh. Bố mẹ anh sinh được 7 người con, 6 trai, 1 gái và anh là con thứ năm. Bà nội của anh - cụ Nguyễn Thị Tỵ, người kế thừa những tinh hoa của dòng họ để lại, đã vận dụng tất cả kiến thức về khí công võ thuật lẫn y học cổ truyền để chữa bệnh cho đứa cháu nội kém may mắn. Ngày ấy, khi cậu bé Huỳnh bị bại liệt, bà nội thường xuyên vào rừng Phú Mãn, cách nhà (ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ) 13 cây số, để hái các lá cây thuốc Nam về sắc lấy nước cho anh uống. Không ai biết những lá thuốc ấy tên gì. Chỉ biết cùng với việc uống thuốc lá rừng, hàng ngày bà miệt mài châm cứu, bấm huyệt cho đứa cháu nội. May mắn, năm lên 4 tuổi, cậu bé Huỳnh bắt đầu chập chững biết đi - những bước đi đầu tiên của cuộc đời. Thương cháu nội ốm yếu, sau khi cậu bé Huỳnh đã biết đi, sang 5 tuổi bà nội liền truyền dạy võ, với mong muốn duy nhất: học võ người cháu sẽ có cơ thể khỏe mạnh. Bài tập đầu tiên, bà nội dạy cậu bé Huỳnh là hàng ngày xách hai viên gạch đã được cột vào dây thừng, mỗi ngày xách gạch đi mười vòng quanh sân nhà. Năm 8 tuổi, Lương Ngọc Huỳnh chính thức làm lễ nhập môn võ gia truyền của dòng họ. Bà nội cũng bắt đầu dạy cho anh châm cứu. Trước tiên là bắt anh học các huyệt đạo cơ bản. Hồi ấy, đi học cấp một trường làng, anh đã bị thầy giáo bắt để tay lên bàn đánh mấy roi vì tội... vẽ bẩn lên tay. Thầy không biết đó là những huyệt đạo bà lấy bút khoanh tròn ghi tên lên đó để anh dễ nhớ. Càng lớn lên, anh được bà nội truyền sâu những bài thuốc Nam gia truyền. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh từ nhỏ cũng đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Bố anh là người đã dạy cho anh đánh đàn bầu. Còn nhớ, năm 1972, khi máy bay B52 của Mỹ ngày đêm đánh phá Hà Nội, anh và người bố đã đi biểu diễn ở trận địa để phục vụ cho tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô, bất chấp tiếng bom rơi đạn lạc. Vì những thành tích ấy, tháng 12 năm 1972 anh đã được biểu diễn báo cáo Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và các lãnh đạo của Nhà nước tại Nhà hát Lớn Hà Nội và vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ sĩ tí hon”. “Đó chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng trong cuộc sống. Cũng từ đó, hàng ngày tôi đam mê tập luyện âm nhạc, bên cạnh tập luyện võ thuật và học những bí quyết về y học của dòng họ” - anh nói. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh làm đơn xung phong đi bộ đội và phục vụ trong quân đội 3 năm. Cuối năm 1988, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương, đó là lúc như anh nói, cuộc sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Để mưu sinh, anh mở lớp dạy võ cho thanh, thiếu niên trong làng. Dần dần nhiều em nhỏ, thanh niên các làng bên nghe tiếng anh đã tìm đến học võ. Không lâu sau, lò luyện võ của anh nổi tiếng khắp huyện Quốc Oai, rồi lan ra các huyện trong tỉnh Hà Tây cũ. Ngày 23/9/1990 là một ngày đáng nhớ với GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh. Đó là ngày anh sáng lập ra môn phái Lâm Sơn Động khi được sự đồng ý và cho phép của chính quyền tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Cùng đó, nhiều võ đường được mở ra, và chỉ ba năm sau, năm 1993, số võ sinh theo học môn phái Lâm Sơn Động lên tới 10 ngàn người. Danh tiếng của võ sư Lương Ngọc Huỳnh sớm vượt ra ngoài biên giới. Trong hai năm 1998 và 1999, anh được mời sang Pháp dạy võ tại Trung tâm Võ thuật Paris và Tổ chức Cảnh sát GINGEN, là một tổ chức cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ nhất của nước Pháp. Đến nay, môn phái này đã đào tạo hàng trăm võ sư - huấn luyện viên Lâm Sơn Động và chữa bệnh cho hàng ngàn người ở các địa phương trong nước. Sau hơn 30 năm tu luyện võ thuật và nghiên cứu về y học, GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh đã dồn tâm trí, gửi gắm hết kinh nghiệm nghề nghiệp của mình trong hai cuốn sách “Khí công - Kungfu Lâm Sơn Động” và “Lương gia Y khoa”. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh (bên trái) với vị lãnh đạo Học Viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga Thành công ở nước Nga Hồi ấy, hàng ngày vừa dạy võ, vừa chữa bệnh tại võ đường ở quê nhà Hà Tây, GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh vừa nghiên cứu để tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả hơn. Anh đi khắp mọi nơi tìm thầy để bổ trợ thêm kiến thức về y học cổ truyền. Lương y Lê Văn Sửu là người thầy mà anh đã theo học suốt trong vòng 6 năm. Năm 2001, Hội Võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội. Từ đây anh đã sống và làm việc, dạy võ, chữa bệnh cho cộng đồng người Việt ở Nga và cả công dân Nga. Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Matxcơva để lấy bằng bác sĩ. Đến nay, GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh có 3 trung tâm khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền Việt Nam tại Thủ đô Matxcơva, với trên chục bác sĩ Đông y hàng ngày bắt mạch chữa bệnh cho khoảng 50 bệnh nhân. Nhóm bệnh mà anh và cộng sự mát tay chữa, cho hiệu quả cao là các bệnh liên quan xương khớp, như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và cong cột sống. Bên cạnh là các bệnh anh và cộng sự chữa thành công liên quan hệ thần kinh, như liệt dây thần kinh mặt, thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật..., bệnh rối loạn chức năng tạng phủ như gan, tụy, dạ dày, hành tá tràng... Anh cùng các bác sĩ trung tâm sử dụng bốn nguyên tắc cơ bản chữa bệnh, đó là: tư vấn cho người bệnh về mặt tinh thần, giúp họ không còn hoang mang, lo lắng về bệnh tật. Tiếp đến, điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, gồm châm cứu, bấm huyệt, nắn chỉnh (với người bị bệnh cột sống, đĩa đệm, vẹo xương, cong cột sống) và uống thuốc Đông y (nguyên liệu mang từ Việt Nam sang). Hướng dẫn người bệnh tập luyện khí công phù hợp từng loại bệnh nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh. Sau cùng là định hướng người bệnh tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống để quyết tâm chữa khỏi bệnh. Phần lớn bệnh nhân người Nga, các nước ở Nga tìm đến trung tâm của anh đều có một cảm giác đặc biệt. Họ không thể lý giải nổi, vì sao không dùng máy móc hiện đại như siêu âm, chụp Xquang, xét nghiệm, mà các bác sĩ Đông y Việt Nam (chỉ dùng phương pháp Tứ chẩn) lại xác định đúng bệnh của họ đang mắc phải (đã được Tây y chẩn đoán, kết luận). Điều đó khiến họ rất ngạc nhiên. Thành công ở nước Nga, GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh hàng năm vẫn đều đặn trở về Việt Nam để có những đóng góp tích cực và hiệu quả cho đất nước. Anh hiện đồng thời là Viện phó Viện Y học cổ truyền Phương Đông, trực thuộc Hiệp hội Khoa học Đông Nam Á của nước ta. “Hiện tại, tôi đang làm việc với Trung tâm Cai nghiện Gia Minh (Thủy Nguyên, Hải Phòng) để nghiên cứu các phương pháp cai nghiện hiệu quả nhất cho các nạn nhân xã hội. Bên cạnh kết hợp với Trường đại học Nguyễn Trãi tiến tới thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng thực hành về y học và võ thuật Lâm Sơn Động” - GS.VS. Huỳnh cho biết. Bên cạnh, anh cũng đang tham gia huấn luyện môn võ thuật phái Lâm Sơn Động cho lực lượng cảnh vệ Việt Nam. Với mong muốn truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ, hiện GS.VS. Huỳnh đang dồn tâm sức để viết hai cuốn sách “Lương gia mạch học” và “Trường thi sử toàn thư” - viết về lịch sử Việt Nam và thế giới hoàn toàn bằng thơ. Nam Hoàng
    1 like
  6. Cảm ơn Thanhdc. Một lần nữa cho thấy rằng: Nếu cứ giữ định kiến là các Kim Tự Tháp và những bí ẩn khác của nền văn minh cổ xưa chỉ xuất hiện vào "thời đại đồ đá" thì tất cả những bí ẩn, mãi mãi vẫn cứ là bí ẩn.
    1 like
  7. Lão nông Việt Nam chế robot khiến người Israel thán phục 08/09/2015 09:51 GMT+7 Nhà sáng chế hàng loạt máy móc nông nghiệp mới chỉ học hết lớp 7. Ôtô năng lượng mặt trời 20 triệu tự chế xôn xao Nam Định 'Siêu phẩm' ô tô tự chế của nông dân Việt Nghệ An: Nông dân tự chế ôtô mini từ phế liệu Xem bài khác trên Vef.vn Ông Phạm Văn Hát ở xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương đã sáng chế hàng loạt máy móc giúp nông dân bớt cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Mọi người khá ngạc nhiên khi ông Hát cho biết mình mới học hết lớp 7. Được người Israel thưởng 5.500 USD Thuê 3 ha trồng rau sạch nhưng thời tiết không thuận, thiếu vốn, không có đầu ra ổn định nên ông Hát thất bại nặng nề, kinh tế gia đình bị thiệt hại lớn. Bốn năm trồng rau sạch, tính từ năm 2001, gia đình ông Hát lỗ gần 2 tỉ đồng. Để giảm bớt gánh nặng nợ nần, ông Hát kể, năm 2010 ông quyết định đi xuất khẩu lao động sang Israel. Tại đất nước xa lạ này, ông được bố trí làm thuê ở một trang trại trồng rau. Nền nông nghiệp hiện đại của Israel giúp ông Hát mở mang tầm nhìn. Ngày đầu tiên làm việc trên cánh đồng rộng hàng trăm hecta, được trang bị nhiều phương tiện sản xuất hiện đại, hệ thống tưới nước thấm đất được điều khiển bằng chip tự động nhưng riêng ông Hát thì vẫn phải làm việc bằng… cuốc. Lý do là cánh đồng được rải phân gà ủ mục nhằm giúp cho đất xốp và mỗi khu vực phải có ba người cầm cuốc “đuổi theo” cái xe kéo phân, cứ một đoạn lại bổ một nhát hất phân xuống ruộng, chỗ dày chỗ mỏng tùy theo sức của từng người. Làm đến ngày thứ ba ông Hát “hoa mắt, chóng mặt, ù tai”. Ông nằng nặc đòi gặp ông chủ trang trại. Tiếng Anh ông Hát chỉ biết “good” hoặc “not good”. Ông Hát huơ tay ra hiệu rồi lấy que vạch lên những nét nguệch ngoạc trên bãi cát. “Người Do Thái rất thông minh! Ông chủ hiểu ngay tôi muốn cải tiến cái máy. Ông ấy về văn phòng mang giấy, bút, compa, thước kẻ... để tôi vẽ ra những ý tưởng” - ông Hát kể. Sau đó ông Hát được ông chủ người Israel cho phép chỉ ngồi ở nhà sáng chế. Hai người giao tiếp chủ yếu nhờ... công cụ dịch của Google. Mọi yêu cầu về vật liệu đều được nhân viên trang trại sắm. Nhờ kiến thức đã tích lũy, chỉ sau ít ngày ông Hát đã hoàn thiện thiết bị rải phân tự động gắn vào sau chiếc máy kéo. “Mặc dù khi ấy đã sắp tối, ông chủ vẫn đem máy ra cánh đồng thử. Máy chạy đến đâu rải đều lên luống một lớp phân đều như nhau. Bất ngờ và cảm kích, bố con ông chủ trang trại ôm chầm lấy tôi và cầm luôn bình xịt sơn xịt lên máy dòng chữ: “Máy của Hát”” - ông Hát nhớ lại. Ông Phạm Văn Hát bên chiếc máy gieo hạt tại một ruộng rau. (Ảnh do ông Hát cung cấp) Sau đó hội đồng thẩm định của nhà nước Israel đến tận cánh đồng để thực nghiệm “Máy của Hát” và cấp bằng sáng chế cho ông chủ trang trại, đồng thời cấp cho ông chủ một khoản “thù lao sáng tạo” hạng trung lưu và mỗi năm một chuyến du lịch châu Âu. Tết âm lịch 2010, ông chủ đưa ông Hát đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Israel để bày tỏ cảm ơn và mời các thành viên đại sứ quán về nhà chiêu đãi. Với những máy móc do ông Hát sáng chế và cải tiến, chủ trang trại chỉ cần từ hai đến ba lao động thay vì 25 lao động như trước kia. Ông Hát được chủ trang trại thưởng ngay 5.500 USD, điện thoại và máy tính. Chế tạo robot đặt hạt tự động Đầu năm 2012, ông Hát quyết định trở về nước mở xưởng cơ khí. Đam mê kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm tại Israel, ông đã chế tạo ra bộ ép luống soi rạch trồng rau các loại và bộ ép luống chuyên dùng cho cà rốt, cải tiến một số bộ phận của máy làm đất như chế tạo cày hai lưỡi thay thế cho cày một lưỡi, cày bốn lưỡi thay thế cho cày ba lưỡi… Ông Hát chia sẻ: “Khi mở xưởng, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là làm thế nào để sáng chế ra một chiếc máy đánh luống, soi rạch trồng cây vụ đông. Đã từng trồng mấy mẫu rau màu nên tôi hiểu nỗi vất vả của nông dân”. Ý tưởng gắn thêm hai chiếc lưỡi vào máy cày để vừa vét được đất lên luống vừa soi rạch cho bà con tra hạt được ông áp dụng từ vụ đông năm 2012. Với sáng chế này, nông dân không phải mất thêm công đoạn vét đất lên luống và soi rạch như trước. Nếu như sử dụng cày một lưỡi, một công lao động chỉ được tám sào (sào Bắc Bộ, tức 360 m2 - PV), vì máy dễ bị văng do thiếu cân bằng, nông dân khó điều khiển máy. Còn sử dụng cày hai lưỡi, một công lao động có thể đạt tới hai mẫu. Cày hai lưỡi và bốn lưỡi của ông Hát đã giúp nông dân đỡ vất vả, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Cuối năm 2012, một lần tình cờ đi qua vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, ông Hát thấy nông dân dùng máy gieo hạt kéo tay nhưng hạt gieo không đều, mất nhiều công tỉa cây dư thừa. Ông Hát nảy sinh ý tưởng cần phải chế tạo robot đặt hạt tự động. Nói là làm, ông Hát nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế. Sau gần một năm nghiên cứu và thực nghiệm, ông Hát đã chế tạo thành công robot đặt hạt tự động với sự chính xác cao. Robot này được đưa vào sử dụng tại địa phương, bán ra thị trường để phục vụ cho các vườn ươm cây giống cà rốt, su hào, bắp cải và các loại rau khác. Robot này có thể sử dụng điện ắcquy hoặc điện 220 V. Năng suất của robot cao cấp 30-40 lần lao động thủ công, khoảng cách giữa các hạt được điều chỉnh tùy theo từng loại cây giống, tiết kiệm từ 20% đến 30% hạt giống so với phương pháp thủ công. Đồng thời, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư tới 600.000 đồng/sào. Robot đặt hạt tự động được nhiều nông dân ở Hải Dương, Hà Nội, Lâm Đồng… đến đặt mua, tới nay đã có 40 robot được bán ra. Ngoài ra, ông Hát còn thiết kế, chế tạo máy đặt hạt kéo tay, giúp nông dân không cần đến động cơ hay mô tơ mà vẫn đặt hạt chính xác và đặt được nhiều hàng trên cùng một lượt, có thể áp dụng cho nhiều loại hạt như ngô, đậu tương, hạt củ đậu, hạt đỗ đen, đỗ xanh… Ông Hát cho hay hiện đang nghiên cứu chế tạo máy bỏ khóm (gieo vãi), máy trồng ngô và máy thu hoạch khoai tây, cà rốt… (Theo PL TP.HCM) ====================== Ông này dở, gặp lão Gàn đăng ký bảo hộ bản quyền ở Trung tâm bảo hộ bản quyền Âm Nhạc Việt Nam. Bảo đảm thằng nào làm nhái, quân của ông Phó Đức Phương lội hẳn xuống ruộng đòi bản quyền.
    1 like
  8. Hoàn Cầu: “Tam giác” kiềm tỏa Trung Quốc ở châu Á đã thành hình (Quốc tế) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã cảnh báo về sự định hình của một “tam giác sức mạnh mới” để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Viraat (R22) của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.com (Theo Trí Thức Trẻ) Hề! Hề! Phamhung lói chí phải. Cứ từ đúng trở nên. Xin nỗi cụ Tào Tháo, mượn bản quyền của ngài: "Ngươi nói chính hợp ý ta!". Trung Quốc đang bị bao vây và sẽ bị cô lập hoàn toàn. Họ sẽ phải chơi nốt "canh bạc cuối cùng" với hai khả năng: Chấp nhận một cuộc chiến sinh tử; hoặc bị bao vây, phong tỏa đến sụp đổ. Bây giờ nàm siu! Mún gì? Việc đầu tiên hãy đem lễ vật là 10 thùng rượu Mao Đài thứ xịn kính biếu lão Gàn, lão sẽ xét. "Thiên vô tuyệt nhân sinh đạo", tuân theo đức hiếu sinh của trời đất, lão sẽ chỉ một con đường thoát cho các người. Đụng đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, các người thật "điếc không sợ súng". Kể cả Hoa Kỳ! Hãy liệu thần hồn! Lão nhắc lại là năm nay không thể có động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ, như các nhà khoa học Mỹ xác nhận.
    1 like
  9. Vài từ “Hán Việt Việt hóa” Theo sách của ông Nguyễn Tài Cẩn: “Ví dụ về chữ vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Hán Việt Việt hóa: Can-> Gan, Cận-> Gần, Bổn-> Vốn, Bản-> Ván”. Cách phân tích của ông Nguyễn Tài Cẩn là lấy chữ (chữ Nho mà người Hán đã lấy dùng cách nay 3000 năm), để nói rằng cái chữ ấy nó biến ngược lại thành cái từ mà người Việt đã nói cách nay 10 000 năm. Ví dụ ông ấy nói rằng từ “gan” trong tiếng Việt là do học chữ Can 肝 của người Hán, rồi Việt hóa cái “từ Hán Việt” gọi là “Can 肝” ấy để thành từ “Gan” trong tiếng Việt. Còn trước khi học được Hán tự “Can 肝” thì người Việt chưa biết cái bộ phận Gan. Còn theo cách phân tích của Lãn Miên thì từ (văn nói) là có trước chữ (văn viết) hàng nhiều ngàn năm, dù có viết bằng kiểu ký tự gì thì cái âm tiết của từ vẫn y nguyên. Sao ông Nguyễn Tài Cẩn lại không thấy rằng từ Gan trong tiếng Việt đã dùng từ 10 000 năm trước, cụ thể thành ngữ “Gan cóc tía” trong tiếng Việt đã dùng trong truyện cổ tích Cóc kiện Trời đã có từ thời ít nhất là 3500 năm trước (thời có trống đồng cầu mưa), trước khi người Hán dùng chữ nho đọc là Can 肝 cách nay 3000 năm. Chữ nho Can 肝 tiếng Việt đọc là Can, tiếng Hán cũng dùng chữ nho ấy, cũng đọc là Can. Chữ Can 肝 là của tiếng Việt, do thiết từ “Cái Gan” = Can 肝, nên chữ Can 肝 là nghĩa chữ (từ hàn lâm) của từ Gan (từ dân gian). Người Hán học tiếng Việt bằng chữ Nho (bỏ hẳn tiếng Mông Cổ, cũng vậy về sau người Mãn Thanh cũng bỏ mất hẳn tiếng Mãn Thanh, tuy nước Trung Hoa mà họ thống trị thì được gọi là nước Đại Thanh), phát âm lơ lớ, xếp lại câu cú bằng chữ Nho theo ngữ pháp Hán (thuyết trước đề sau) thì tạo thành ngôn ngữ mới là Hán ngữ, và khi ấy chữ Nho được người Hán gọi là Hán tự. Thiết “Cái Gan” = Can 肝. Từ Cái Gan thì Hán ngữ gọi ngược là Can Tử, nếu thiết “Can Tử” = Cử, thì không trở lại được từ gốc là Gan, chứng tỏ từ Can trong Hán ngữ mới là từ mượn (của Viêt) chứ không phải từ Gan trong tiếng Việt là từ mới (mượn của từ Can trong tiếng Hán). Từ Gần cũng vậy, nó phải có trước từ Cận 近 hàng nhiều ngàn năm khi còn chưa có chữ viết. Có gần thì mới thành “Có Gần” = Cận 近, là từ có viết bằng chữ nho của từ Gần, ví dụ nói: “Nhà mày ở có gần nhà nó không?” thì người ta cũng hỏi bằng câu: “Nhà mày ở cận nhà nó không?” (câu rút ngắn bớt được một từ do bỏ từ “có”). Rồi diễn biến theo QT Tơi-Rỡi mà có Cận = Cạnh = (nhấn) “Cạnh Hề 兮!” = Kề = Kế 繼. Và thế là người ta lại có thể hỏi: “Nhà mày ở cạnh nhà nó không?”, “Nhà mày ở kề nhà nó không?”, “Nhà mày ở kế nhà nó không?”, mà những câu sau không thể đưa từ “có” vào như “có cạnh”, “có kề”, “có kế” thì nghe chối tai như ngô nói ngọng. Chứng tỏ rõ ràng là từ Cận là do thiết “Có Gần” = Cận, tức Gần là từ mẹ, có trước Cận là từ con hàng nhiều ngàn năm. Những câu hỏi đồng nghĩa hoàn toàn này trong Hán ngữ chỉ có thể hỏi bằng những câu có sử dụng chữ nho Cận 近 hay Kế 繼 mà thôi, còn những câu có từ không có chữ nho như Gần, Cạnh, Kề thì không có. Cái logic rõ ràng là từ dân gian có trước nhiều ngàn năm rồi mới xuất hiện chữ viết cho cái từ đó. Từ Vốn có trước từ Bổn 本 hàng nhiều ngàn năm, chẳng có lý gì phải học chữ Bổn 本 rồi mới “Hán Việt Việt hóa” nó đi để có từ Vốn. Khi trồng cây thì người ta phải Vùi cái hột hoặc cái hom cây xuống đất, Vun lên thành một cái Vồn (Vồng) đất để đợi hột hoặc hom nẩy mầm lên thành cây. Cái Vùi xuống đất ấy gọi là Chôn Vốn (hột giống hoặc hom giống), Vốn ấy sẽ Vươn lên thành cây Vượt cao lên trời. Sau có thương mại bằng tiền thì đồng tiền để sinh lời người ta gọi là tiền Vốn, muốn làm ăn có lời thì phải bỏ vốn (khác với trồng cây là chôn vốn), thiết “Bỏ Vốn” = Bổn 本, chữ Bổn 本 cũng đọc là Bản 本. Từ Cây thì người Việt viết đại diện bằng chữ Mọc 木 (biểu ý là “Mầm cây Chọc” = Mọc, làm thủng mặt đất diễn tả bằng một kẻ ngang -- trên bị chọc thủng giữa bởi cái “Ngòi Nhọn” = Ngọn của cái Mầm 个, từ Mọc còn đọc là Mộc, <TVGT>: “Mộc 木 là xuất lên từ đất”). Người Nhật gọi Cây bằng từ nhấn “Cây Chi 之!” = Ki (cũng giống như gọi cái Tay bằng từ nhấn “Tay Hề 兮” = Tê, “Ka-ra Tê Đô” nghĩa là “Không Tay Đạo 空 手 道”, tức là “đánh tay không”), nên người Nhật đọc chữ Mộc 木 là “Ki” hoặc bằng phiên âm tiếng Việt từ “Mộc 木” ra là “Mô-cư 木”. Người Nhật (là dân nông nghiệp trồng trọt) vẫn còn nhớ cái Hom giống Chôn xuống đất của tiếng Việt là “Hom Chôn” = Hôn 本, nên đọc chữ Bổn 本 là “Hôn 本”. Bản thân cái chữ nho Bổn 本 biểu ý này đã nói rõ nó có mẹ nó xa xưa là từ Vốn của tiếng Việt: cái hom giống là dùng chữ Mộc (木) để tải cái nghĩa là cây, nhưng gốc thì bị vùi dưới mặt đất biểu thị bằng một kẻ ngang ( - ) biểu diễn cái ý là “Vùi hom Chôn” = Vốn. Câu “Vùi hom Chôn” mà dịch sang tiếng Hán thì là “Cha Yang 插 秧”, nếu thiết thì là “Cha 插 Yang 秧” = Chang , trật, không thành “Ben 本” như Hán ngữ đọc lơ lớ chữ Bổn 本 mượn của tiếng Việt. Hán ngữ mượn dùng chữ nho Bổn 本, nên cũng dùng từ Bổn 本 để chỉ cả cái gốc cây. Trong nông nghiệp trồng trọt có câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, khâu chọn giống là khâu thứ tư, do chú Tư mần, giống là hột hoặc hom, nhiều khi là phải mua nếu muốn có giống mới tốt hơn, tức phải dùng “Tiền Chứ!” = Tư, nên mới có từ Tư Bổn (Tư Bổn có nghĩa đen là “tiền bỏ vốn”, ngày nay gọi văn vẻ là “đầu tư tài chính”). Từ Ván với từ Bản 板 cũng vậy, tuy đồng nghĩa nhưng Ván là từ mẹ có trước từ Bản 板 là từ con. Muốn có tấm ván thì phải xẻ cây gỗ tròn, Xẻ = Vẽ = Ván (miếng cá to khi ăn phải lấy đũa xẻ ra từng miếng nhỏ gọi là Vẽ cá). Những tấm ván khi làm tường phải bắt lại với nhau, thiết “Bắt Ván” = Bản 板, Bản trong tiếng Việt là để chỉ Ván đã bắt ghép lại với nhau thành tấm tường, tường ấy không phải là tường xây bằng gạch mà gọi là tường bằng “Ván Bắt” = Vách. Hán ngữ chỉ dùng từ có chữ nho, do vậy chữ Bản 板 trong Hán ngữ để chỉ Tấm bằng bất cứ vật liệu gì, còn tấm bằng gỗ phải đi kèm từ Mộc mới rõ nghĩa: Mộc Bản木 板 là ván gỗ (tiếng Việt thì Ván đã hàm ý là bằng gỗ rồi và chỉ bằng gỗ mà thôi, chẳng hề có từ ván tre hay ván inox). Vậy thì mắc mớ gì phải học chữ Bản 板 để rồi “Hán Việt Việt hóa” mới có được từ Ván cho thợ rừng thời cổ đại, họ chẳng quen ông hàn lâm nào cũng chẳng biết một chữ bẻ đôi nào, vẫn biết nói “ vào rừng xẻ gỗ lấy ván”. Cũng giống như Mần với Vụ hay Mùa với Vụ: Từ Mùa có trước từ Vụ. Muốn = Mua = Mùa = Mần = Tẩn = Tật = Tịch = Thích = Thú = Vụ = Việc. VD: “Mần chi rứa?” = “Việc gì đó?” = “Vụ gì vậy?”, “Thằng ấy có cái Tật là Thích Tẩn mẩn tần Mần như thần Muốn ngủ, thật là Mua Việc”, “Đừng có mà mần bộ mần Tịch” (mần Không mần Việc). Mô = =Vô 無 = Bộ= Bố = Bất 不 (Bố tiếng Tày nghĩa là Không, Bộ tiếng miền Nam nghĩa là Không trong cụm từ nói tắt Chứ Bộ nghĩa là “có (chứ) chẳng lẽ không (bộ)”). Hoặc cũng giống như Mùi với Vị: Mùi 未 = “Mùi Chi 之! = Mị = =“Viết 曰 Mị” = Vị 未,味 (chữ Vị 味 này là Khẩu 口 Vị 未 tức cái Mùi 未). Khi xét Hơi với Khí, Mây với Vân, Mưa với Vũ sẽ thấy tất cả đều là từ NÔI khái niệm của tiếng Việt mà ra. Bắt nguồn từ tiếng Việt, cái hố trống bao la giữa Trời và Đất gọi là “Hố Trời” = Hơi, là một thể trong suốt, không nhìn thấy, không sờ nắm được, đó là Hơi, tiếng Việt Nam gọi là Hơi, tiếng Việt Đông (Quảng Đông) cũng gọi là Hơi, từ Độc Khí 毒 氣, viết theo cú pháp Hán, thì tiếng Quảng Đông đọc là “Tộc Hơi 毒 氣”. < TVGT> hướng dẫn đọc chữ Khí 氣 : Hứa Cái thiết 許 既 切, tức lướt “Hứa 許 Cái 既” = Hơi. Hơi = “Khoảnh Hơi” = Khói (do ô nhiễm mà hơi thành có màu) = Khí 氣 (do nhấn “Khói Chi 之 !” = Khí) = Khiếu 竅 (lỗ) = Khổng 孔 (hố)= Không 空 (zero) = Khuy 虧 = Khước 卻. Bị Hố nghĩa là bị Không (không được);Lỗ Vốn viết bằng chữ Khuy Bổn 虧 本; Khuy 虧 nghĩa là Không, Khuy cũng dùng chỉ cái lỗ để cài cúc áo mà thợ may phải chằm từng mũi kim chỉ để “thùa khuy”; Không Tên viết bằng chữ Khước Danh 卻 名. Tên = Tánh 姓 = Danh 名. Danh là “Dân Ranh” = Danh, là tên gọi chia phân biệt từng người. Tên là chữ chỉ một người riêng (“Tự Hiện” = Tên); Tánh là chữ chỉ “Tên một họ Nhánh” = Tánh; Tổ là “Tất cả các họ nhánh xưa đều là chung một Ổ” = Tổ 祖, là tổ tiên (còn chữ tổ khác là “Tập họp thành một Ổ” = Tổ 組, là cái tổ chức). Hán ngữ hình thành do bằng dùng chữ nho, nên chữ Tánh 姓 trong Hán ngữ dùng để chỉ Họ. “Thành Danh” = Thánh. “Đứng Tên” = Đền, cái Đền nào cũng là đứng tên một người đã “Thành Danh” = =Thánh. Người được phong Thánh thì đúng là cộng đồng chẳng tốn đồng xu cắc bạc nào, chỉ vinh danh cái tên của người đó, thay “ông” hay “bà” bằng “Thánh”, nhưng tốn một cái còn tốn hơn tất cả, đó là lòng ngưỡng mộ của toàn dân; ví dụ những tên địa danh: Non bà Pênh là Pnom Pênh, tỉnh Bà Rịa (xuất xứ từ chợ Bà Rịa, bà Rịa quê ở Phú Yên), cầu Ông Lãnh (ông lãnh binh Thăng). Tiếng Nhật gọi cái Đền là “Tên” (dù viết bằng kí tự của Nhật, nhưng đọc là “Tên”). Đền = “Tên” = “Tên Chứ!” = Tự 寺 = Vũ 宇. Hán dùng chữ Tự 寺 để chỉ cái đền hay cái chùa, dùng chữ Vũ 宇 để chỉ cái Miếu 廟 = Miễu.廟. Từ cái Đền và chữ Đền không có trong Hán ngữ, chữ Nôm viết chữ Đền bằng ghép chữ Thổ và chữ Điền 土田 , vì khi phong Thánh thì cộng đồng cũng dành ra một ít ruộng gọi là ruộng giỗ ("Cúng bằng xôi Đỗ" = Cỗ, "Dâng Cỗ" = Giỗ), ruộng giỗ nhằm lấy hoa lợi chi cho cúng giỗ hàng năm và tu bổ Đền thờ khi cần; mặt khác, ghép hai chữ đó là “Thổ Điền” = Thiền, vào đền muốn gặp được Thánh về thì phải thiền may ra mới gặp được; lại nữa “Điền Thổ” = Đỗ, nơi Thánh về đỗ là cái Đền thờ, cho nên chữ Long Đỗ nghĩa là Đền Rồng chăng (?). Người được “Đứng Tên” = Đền là người có công lao cho cộng đồng, được thờ là được nhớ ơn (“Thành tâm mà Nhớ” = Thờ), được nhớ ơn tức được Đền bù (về mặt tinh thần) sau khi đã chết. Chữ Khí viết nhiều kiểu khác nhau: 暣、気、炁,氣, tiếng Nhật đọc là “Ki 氣”, tiếng Hán đọc là “Qi 氣”. Nếu thiết “Hứa 許 Cái 既” = Hơi như Hán ngữ thì là “Xu 許 Ji 既” = Xi, trật, không thành Qi; Hán ngữ gọi khói là “Yan 焰”. Nước có thể hơi là Hơi Nước. Hơi nước từ đất ẩm bốc lên nếu gặp lạnh sát mặt đất thì đọng lại thành giọt nước li ti trên cỏ gọi là sương, bốc lên cao hơn chút mới đọng thành những hạt nước li ti che làm cho mắt tối không nhìn rõ đường đi, gọi là thứ làm cho “Mắt U” = Mù. Nếu gần mặt đất chưa đủ lạnh thì hơi nước còn bốc lên cao nữa, trên đó gặp lạnh mới ngưng tụ thành “Mảng Hơi” = Mây. Mây sẽ gây ra tức “Mây Đưa” = Mưa, Mưa là kết quả của Mây, nhấn “Mưa Hề!” = Mê. Mù dày là “Vãi Mù” = Vụ, từ Mù viết bằng chữ Vụ 霚. Vụ mà nặng hạt nữa thì nó sẽ không còn lơ lửng được mà ngã xuống đất thành “Vụ Ngã” = Vũ (lướt lủn), từ Mưa viết bằng chữ Vũ 雨. Đám mây đen sinh ra trận mưa ngắn, tức “Vũ Ngắn” = Vân 雲, trong chữ Vân 雲 có bộ Vũ 雨, từ Vân chính là chỉ cái nhân gây ra mưa ngắn, vì Vân phiên thiết thì thành Vũ Ngắn, cái nhân ấy chính là Mây, nên từ Mây viết bằng chữ Vân 雲. Tiếng Nhật đọc chữ Vũ của từ Mưa là “U”, ghép với từ nhấn “Mưa Hề!” = Mê, thành từ dính “U-Mê” để chỉ mưa, tương đương với từ đôi Vũ Mê hay Vũ Mưa. Nôi khái niệm về hơi nước là “Mảng Hơi” = Mây = Mưa = Mù = Vụ 霚 = Vũ 雨 = Vân 雲 = (từ đôi) Vũ Mưa = Vũ Mê = U-Mê. Trong các từ của nôi khái niệm về ăn uống sau đây thì từ nào là “Hán Việt Việt hóa” ? hay tất cả đều là trong NÔI khái niệm của tiếng Việt?, [phát âm của Hán ngữ để trong ngoặc vuông]: Từ chung là “In” theo QT Nở mà nở ra từ dính là Ăn-Uống. In = Kin (từ chung ăn uống của tiếng Tày, tiếng Thái Lan) = Kan (từ chung ăn uống của tiếng Vân Nam) = “Khản” 砍 [“Kan” 砍, nghĩa là đẵn] = Kan (tiếng Nhật đọc chữ Khảm 砍) = Cắn = Đẵn (nghĩa của chữ Khảm 砍) = Ăn = Ẩm 飲 = Nhấm 飲 (tiếng Việt Đông, nghĩa là uống) = Nhằn = Nhai = Nhồi = Nhét = Nhậu = Ngấu = =Nghiến 研 = Ngoạm = Khảm 砍 = Măm = Ngạm = Ngật 吃 [ Chi 吃 ] = Ngốn = Đốn = Đớp = Don (tiếng Nhật nghĩa là Đẵn) = Thôn 吞 [Tun 吞] = Thực 食 [ Shi 食 ] = Xực食(tiếng Việt Đông nghĩa là ăn) = Tức = Tớp = Táp = Tọng = =Lống (tiếng Thái nghĩa là ăn) = Trộng. Trẻ con “Mới tập Ăn” = Măm, có Măm mới sinh ra Máu. Tiếng Thái thì Lống là ăn, có Lống mới sinh ra Lượt (tức là Huyết). Ăn mà không phải nhai có thể nuốt ngay gọi là Nuốt Lống hay Nuốt Trộng. Những câu có phân biệt rõ đề và thuyết để chỉ sự tạp ăn là: Ăn ngấu nghiến, Ăn ngốn ngấu, Tọng nhồi nhét. Thành ngữ “Chó ngáp Táp phải ruồi”, Táp có nghĩa là Tớp = Đớp, là Ăn; từ Táp phiên thiết thành “Ta-bê-Mát”, thành ra từ dính Ta-bê-mát dùng trong tiếng Nhật có nghĩa là ăn. Từ Cơm của tiếng Việt là để chỉ những thứ “Của Thơm”= = Cơm, là những thứ ăn được, dùng chỉ chung bữa cơm gồm nhiều món ăn. Cơm phiên thiết thành “Kô-Mê”, Kô-Mê như là từ dính, tách riêng ra thì Kô = Cơm, Mê = Mễ 米 , nhấn “Mễ 米 Chi 之!” = Mỉ 米 = Mì. Hán ngữ dùng từ Mỉ 米 để ghép thành từ [Dao Mỉ 稻 米] chỉ gạo của lúa nước (chữ Đạo 稻 là do phản thiết câu “Gạo nàng Đào” thành lướt câu “Đào nàng Gạo” = Đạo 稻, chỉ hột Gạo lúa nước, tiếng Thái Lan gọi là Khao, tiếng Tày gọi là Khẩu, tiếng Nghệ gọi là Gấu, nhưng Hán ngữ dùng chỉ cây lúa nước là Thủy Đạo 水 稻). Tiếng Việt dùng từ Mì và “Mì Liền” = Miến để chỉ sợi làm bằng bột ngũ cốc. Tiếng Nhật dùng từ dính Kô-Mê để chỉ gạo. Muốn sống thì phải ăn, do vậy mà thiết “Phải Ăn” = Phạn 飯, Phạn chuyển nghĩa chỉ bữa cơm, chữ Phạn 飯 có bộ Thực 食chứng tỏ nghĩa đen của nó là phải ăn, Phạn 飯 chuyển nghĩa đồng nghĩa với từ Cơm, phải ăn cơm tức “Hãy ăn Phạn” = Han, nên tiếng Nhật đọc chữ Phạn 飯 là “Han 飯”. Từ Phải tiếng Nhật là “Hay” đồng nghĩa với từ Hầy của tiếng Nghệ hay từ “Hầy 是” của tiếng Việt Đông có nghĩa là “Thật Chi之!” = Thị 是, nghĩa là Là (Là = Thật = Thị 是 = Phải = “Hầy是” = =“Hay” = Hãy). Hán ngữ dùng chữ [ Fan 飯] chỉ bữa cơm, dùng từ [Mỉ Fan米 飯] chỉ món cơm gạo. Tiếng Nhật lướt cụm từ “cơm gạo” ngược theo cú pháp thuyết trước đề sau của Nhật là “Kô-Mê Han” = Gô-Han, Gô-Han tiếng Nhật có nghĩa là cơm gạo , cơm gạo tức là gạo đã nấu chín (Gô-Han có bóng dáng của từ Gao Ăn). Cú pháp tiếng Nhật thì động từ đứng sau trạng từ nên câu “đớp cơm” thì gọi là "Cơm Táp" tức “Gô-han Ố Ta-bê-mát”. Thành ngữ “ăn no Tức bụng”, ở đây Tức là “Tích Thực” = Tức, Tức chuyển nghĩa chỉ sự ăn nhiều. Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”, ở đây thì Tức (tiếng Khơme) có nghĩa là nước, dùng từ đôi Tức Nước để nhấn sự quá nhiều nước trong một đồ chứa hẹp. Tức nghĩa là Nước, nhai nhuyễn thức ăn thành “Nướt ướt Tuột” = Nuốt. Nuốt vào trong là “Tức vào Trong” = Tọng, Tọng mang nghĩa là Ngốn = Ngật 吃. Động tác của con vật dùng mõm Vặn đứt lá cây khi ăn lá là: Ăn = Đẵn 砍 = Đốn = Don (tiếng Nhật) = Ngốn = Ngạm = Khảm 砍 = Khản 砍 [Kan 砍] = Kan 砍 (tiếng Nhật) = Kan (tiếng Vân Nam) = Kin (tiếng Tày) = In = Ăn. Chữ Đốn 砍 cây (chữ Khảm 砍 ) có từ thời đồ đá, thấy rõ chữ có bộ Thạch 石 ám chỉ cái rìu bằng đá.
    1 like
  10. Vừa rồi, một PV báo chí quen thuộc cho tôi đường link trên Fb về vị võ sư Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh. Ông ta xác định trước một ngày - từ 1g đêm mùng 1/ 9 - là ngày mùng 2/ 9 không mưa. Qua đó thấy rằng, việc xác định trước sự diễn biến của thời tiết là một khả năng có thể có thật. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=479881222188052&set=a.206549882854522.1073741825.100004985351759&type=1&theater
    1 like
  11. LUẬN TUỔI LẠC VIỆT (bài giảng của sư phụ Thiên Sứ) A. NGUYÊN LÝ VỀ CAN - CHI - MẠNG: 1) Thiên Can - Dương: Chồng Dưỡng vợ là số 1 2) Mạng - Âm Vợ Dưỡng chồng là số 1 3) Địa chi - Dương trong Âm - Vợ chồng tương hợp. i) Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Chồng sinh vợ 2) Vợ khắc chồng 3) Bình hòa (Thí dụ: Giáp hợp Kỷ, hoặc vợ chồng cùng hành: Bính - Bính, hoặc Chồng Bính - vợ Đinh, chồng Đinh vợ Bính) 4) Vợ sinh chồng 5) Chồng khắc vợ ii) Về Thân Mạng Chú ý: Nguyên tắc theo Lạc Thư Hoa giáp: Tham khảo bảng Lạc Thư hoa giáp trong bài: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" hoặc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp". Sử dụng bảng Lục thập hoa giáp từ sách cổ chữ Hán, chắc chắn sẽ sai ở hành Hoả và Thuỷ. Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Vợ sinh chồng 2) Chồng khắc vợ 3) Bình hoà 4) Chồng sinh vợ 5) Vợ khắc chồng iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian. "Trường hợp hai vợ chồng cùng tuổi lấy nhau thì sanh con thoải mái. Nhưng năm Kỵ thì phải là con gái, và năm hợp phải là con trai" *) Các cách đặc biệt trong Luận tuổi Lạc Việt Nếu tương quan tuổi theo qui luật phổ biến trên và lại nằm trong các cách minh họa sau đây thì sẽ tốt hơn rất nhiều: 1) Thiên Can trùng. Hình minh họa dưới đây là một thí dụ. 2) Tuổi nằm trong tứ sinh, tứ vượng, tứ mộ. 3) Ba tuổi liền nhau và tạo đỉnh đối xứng. (Dù bất cứ chiều nào) 3bis) Trường hợp riêng của điều kiện 3. Phát rất nhanh, nhưng dễ xuống nếu tương tác xấu nằm trong qui luật chung. 4) Đối xứng Có thể đối xứng qua trục tung và hoành của 12 cung minh họa trên và các đướng chéo. Lưu ý: Các trường hợp tương quan tuổi vợ chồng tuy xấu, nhưng nếu gặp một trong những trường hợp sau đây có thể hóa giải: * Bỏ xứ ly quê. * Phẫu thuật hoặc bị thương tật. B. TƯƠNG QUAN TRONG QUAN HỆ CHỒNG - VỢ Nguyên tắc chồng là Dương phải sinh cho vợ là Âm, vợ phải dưỡng chồng. Tương quan vợ chồng âm dương nhưng là ở cùng cấp độ (đồng đẳng) nên vợ dưỡng chồng là thuận lý. Dương thuận âm nghịch, lấy dương làm trọng nên thiên can chồng sinh vợ là tốt nhất, khắc vợ là xấu nhất, thân mạng vợ dưỡng chồng là tốt nhất, địa chi có dương trong âm nên hợp nhau là tốt nhất. i)Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Chồng sinh vợ 2) Vợ khắc chống 3) Bình hoà, hợp 4) Vợ sinh chồng 5) Chồng khắc vợ ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Vợ sinh chồng 2) Chồng khắc vợ 3) Bình hoà 4) Chồng sinh vợ 5) Vợ khắc chồng iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt C. TƯƠNG QUAN GIỮA CHA/MẸ VỚI CON Nguyên tắc quan trọng là con phải hợp mẹ hơn cha, cha giáo mẹ dưỡng. Tương quan giữa cha mẹ và con cái là không đồng đẳng nên con cái khắc cha mẹ là tối kỵ, con cái sinh cho cha mẹ cũng không tốt (con nhỏ không đủ sức dưỡng cha mẹ, nếu gặp như vậy thì khi con trưởng thành mới chuyển xấu thành tốt). Âm dương tương hợp nên con trai ảnh hưởng nhiều tới mẹ, con gái ảnh hưởng nhiều tới cha. Con út là mắt xích cuối cùng trong gia đình nên có ảnh hưởng quyết định đến toàn gia. I) Về Thiên Can Tính tốt xấu theo thứ tự như sau: 1)Cha mẹ sinh con 2)Con khắc cha mẹ 3) Bình hoà, hợp 4)Con sinh cha mẹ 5)Cha mẹ khắc con ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Cha mẹ sinh con 2)Con khắc cha mẹ 3) Bình hoà 4)Con sinh cha mẹ 5)Cha mẹ khắc con iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt D. TƯƠNG QUAN QUAN HỆ GIỮA ANH/CHỊ - EM Anh chị em trong nhà tuy phân trước sau nhưng là con cùng một nhà nên lấy tương sinh, thuận hòa làm trọng. Tuy nhiên giữa thiên can và thân mạng nên có cả sinh cả dưỡng mới tốt. Âm dương tương hợp nên anh trai-em gái hay chị gái-em trai sẽ chịu ảnh hưởng của nhau nhiều hơn. i) Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Anh chị sinh cho em 2)Em khắc anh chị 3) Bình hoà, hợp 4)Em sinh cho anh chị 5)Anh chị khắc em ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Em sinh cho anh chị 2)Anh chị khắc em 3) Bình hoà, hợp 4)Anh chị sinh cho em 5)Em khắc anh chị iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt E.TƯƠNG QUAN TOÀN THỂ GIA ĐÌNH Khi chưa có con thì xét tương quan vợ chồng, khi có con thì xét tương quan đứa con cuối cùng với bố mẹ làm trọng, tương quan giữa anh chị em là bổ trợ, thứ yếu.
    1 like
  12. BỔ SUNG THÊM Thiên can con thuận cha, mạng và địa chi hợp mẹ là tốt nhất.
    1 like