• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/09/2015 in Bài viết

  1. Hoàn Cầu: “Tam giác” kiềm tỏa Trung Quốc ở châu Á đã thành hình (Quốc tế) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã cảnh báo về sự định hình của một “tam giác sức mạnh mới” để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Viraat (R22) của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.com (Theo Trí Thức Trẻ) Hề! Hề! Phamhung lói chí phải. Cứ từ đúng trở nên. Xin nỗi cụ Tào Tháo, mượn bản quyền của ngài: "Ngươi nói chính hợp ý ta!". Trung Quốc đang bị bao vây và sẽ bị cô lập hoàn toàn. Họ sẽ phải chơi nốt "canh bạc cuối cùng" với hai khả năng: Chấp nhận một cuộc chiến sinh tử; hoặc bị bao vây, phong tỏa đến sụp đổ. Bây giờ nàm siu! Mún gì? Việc đầu tiên hãy đem lễ vật là 10 thùng rượu Mao Đài thứ xịn kính biếu lão Gàn, lão sẽ xét. "Thiên vô tuyệt nhân sinh đạo", tuân theo đức hiếu sinh của trời đất, lão sẽ chỉ một con đường thoát cho các người. Đụng đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, các người thật "điếc không sợ súng". Kể cả Hoa Kỳ! Hãy liệu thần hồn! Lão nhắc lại là năm nay không thể có động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ, như các nhà khoa học Mỹ xác nhận.
    4 likes
  2. Bài viết này cho thấy sự hiểu biết của tác giả về các môn dự báo, bói toán Đông phương rất hời hợt và cũng chỉ nói theo sách để lại, chứ không phải hiểu được bản chất của nó. Chúng ta bắt đầu phân tích từ đoạn sau đây: Có thể nói, bốn vấn đề mà tác giả nêu ra và coi là những định đề thì hoàn toàn sai. Đây là 4 hệ quả của cả một quá trình nhận thức của một nền văn minh đã bị hủy diệt. Bởi vậy, ngày nay không hiểu được người xưa đã nhận thức thực tại nào để có những hệ quả như vậy. Cho nên tác giả kết luận là những định đề. 1/ Ngày từ điều mà tác giả coi là "định đề thứ nhất": "Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận)" Thì ít nhất con người cũng phải nhận thức được một thực tại hiển nhiên của Tạo hóa như thế nào mới có thể xác định được khái niệm số phận/ "mã lập trình". Vậy khái niệm số phận/ mã lập trình là một hệ quả nhận thức, chứ không phải một định đề. 2/ Với điều hai tác giả nêu:"Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng". Điều này cho thấy tác giả không hiểu gì về thuyết ADNH. Khái niệm Âm Dương là hệ quả của tư duy trừu tượng, tổng hợp quá trình nhận thức của toàn bộ sự hình thành và các dạng tồn tại, vận động, phát triển của vũ trụ, là một từ minh triết sử dụng trong thuyết ADNH, có tính chất của một cặp phạm trù mô tả tất cả những trạng thái có thể phân biệt trong vũ trụ. Cho nên nó không phản ánh một trạng thái tồn tại cụ thể nào. Do đó, không thể nói: Con người là do "do âm dương kết hợp mà thành" được. Còn nếu nói thêm như tác giả: "Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng" thì đó là hệ quả của nhận thức, sao gọi là định đề được - cho dù đúng sai chưa bàn vội?! 3/ Tác giả viết: "Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ". Sự nhầm lẫn của tác giả ở đây chính là đã đặt hậu quả lên trước nguyên nhân. Con người / nguyên nhân, phải xuất hiện đã thì mới nhận thức được sự lập trình cho nó. Cho dù sự lập trình đó thuộc về Thượng Đế. Ở đây, tác giả lại đặt cơ sở lập trình là chỗ dựa cho sự hình thành và phát triển của con người. Tất nhiên, nó không có "cơ sở khoa học". Cho nên coi là một định đề là sai. 4/ Tác giả cho rằng: "Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc". Chứng minh sai lầm của tác giả tương tự như trên. Như vậy, với toàn bộ bài viết của tác giả căn cứ vào bốn dữ kiện mà tác giả gọi là định đề như trên , đã là một sai lầm thì có thể nói toàn bộ bài viết không thể sâu sắc.
    3 likes
  3. Văn hóa đối thoại 10:33-03/01/2006 Với đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức. 1) Một trong những tiến bộ đáng nể nhất của tư duy hiện đại là đã vượt qua thời nguyên lý loại trừ bước sang kỷ nguyên của nguyên lý bổ sung. Nguyên lý loại trừ có một sức ỳ thâm căn cố đế vì nó đã chế ngự tư duy nhân loại đằng đẵng hàng nghìn năm trời. Nó vận hành trên hai vế đúng/sai và không công nhận, tuyệt đối không công nhận có vế thứ ba. Cách hành xử của nó là độc thoại và cao trào của nó là định kiến: kẻ nào không đi với ta là chống lại ta. Phong cách của nó là khép kín, bảo thủ, hẹp hòi và độc đoán. Lịch sử còn nhớ lời phát ngôn nổi tiếng của Goebel một cánh tay đắc lực của Hitle: "Khi tôi nghe thấy từ văn hóa, tôi rút súng ra". Nguyên lý bổ sung cung cấp cho vận hành tư duy hiện đại một vế thứ ba: cái khác. Cách hành xử của nó là đối thoại. Phong thái của nó là cởi mở, dung nhận, thực sự cầu thị, bình đẳng và đoàn kết. Nó phủ-nhận mọi chân lý độc tôn, tất định. Nó khuyến khích mọi cuộc tranh luận, mọi ý kiến khác biệt trên con đường không có kết thúc (non finito) của hành trình chân lý. Nguyên lý bổ sung của Bohr và đôi bạn đồng hành nguyên lý bất định của Heisenberg và nguyên lý bất toàn của Godel hoạt động như bộ ba "ngự lâm quân pháo thủ" của tư duy hiện đại. Hiểu biết của con người ngày một trưởng thành. Con người ngày càng hiểu rằng tri thức của mình là hữu hạn, rằng chân lý là một quá trình tiếp cận trường kỳ, chân lý luôn luôn trên đường đi và không có ngày Chúa nhặt cũng như không có một công ty độc quyền chân lý. Xây dựng một nền văn hóa đối thoại hết sức bức thiết nhưng cũng trường kỳ khó khăn vì loài người sống quá lâu năm trong thói quen độc thoại- Nó như một bóng ma bất đắc kỳ tử luôn luôn ám ảnh hành trình đối thoại của loài người. 2) Tôi xin phép được nhắc lại và nhấn mạnh đề phòng mọi sự hiểu lầm. - Độc thoại là tin rằng mình đã nắm vững chân lý và chỉ có nhiệm vụ cao cả là thuyết phục kẻ khác chấp thuận. Tật cố hữu của nó là áp đặt cửa quyền và sốt ruột. Các nhà tri thức học gọi đó là phong cách nóng (hot). Như trên đã nói: với người độc thoại chân lý là đã có sẵn và ở phía sau lưng nên do đó thường có tính chất bảo thủ tự mãn và đa nghi. - Đối thoại, ngược lại, tin rằng chân lý không phải một tiền đề (précepte) mà một hậu đề (postcete) kết quả của một quá trình phân tích, thảo luận, xây dựng của nhiều người nên phong cách của nó là thành khẩn, bình tĩnh và dân chủ. Giới học thuyết gọi đó là phong cách mát (cool). 3) Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng. Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm. Một số cá nhân hoạt động văn hóa "nhà nọ nhà kia" hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh của đám người ngoài chợ. Một số người còn mắc bệnh cay cú "cãi lấy được" cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm (?) để hạ "nốc ao" đối thủ. Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta (đó cũng là thái độ tự trọng) và cố gắng "fair play" (chơi đẹp) đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách. Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Học nói chính là văn hóa đối thoại. Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "Lời chào cao hơn mâm cỗ", "Một sự nhịn là chín sự lành", "Nói phải củ cải nghe cũng được". Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe. Một thiền sư dạy: Không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng. 4) Đầu thế kỷ XX trước thiên hướng chuyên môn hóa cao của khoa học, Nitsơ đã lo rằng một ngày không xa con người sẽ chuyên môn hóa đến mức trở thành những thằng gù(?) Như những Cátxăngđrơ (cô đồng báo điềm gở), các trí tuệ lớn thường đứng ở điểm lâm nguy của nhân loại. Mặc dầu khả năng tiên tri lỗi lạc, Nietzsche cũng chưa vượt qua được nguyên lý loại trừ của thời đại minh. Cơ nguy chuyên môn đến mức "gù hóa" là có thật nhưng chưa bao giờ người ta đề cập đến những khoa học liên thông liên ngành nhiều như bây giờ. Nhà bác học lớn người Bỉ Prigogine còn công khai hô hào cho một khối liên minh mới giữa tất cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội để tạo dựng một cái nhìn nên thơ và đỡ khô cứng đối với sự sống. Và những câu nói "hội nhập", "toàn cầu hóa" gần như đã trở thành lời nói cửa miệng của thế kỷ XXI. Văn hóa đối thoại đã trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Lê Đạt Nguồn tin: Tia Sáng ===================== Trong các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng và các mối quan hệ xã hội khác, người ta có thể từ chối đối thoại về một vấn đề gì đó. Thí dụ như câu: "Không thèm nói tới cái mặt đó". Đây là những thực tế thường xảy ra trong cuộc sống. Và như vậy, đó chính là sự giới hạn của văn hóa đối thoại. Nhưng trong khoa học nghiêm túc thì việc từ chối đối thoại là điều rất bất thường. Vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bị một đàm tư duy giẻ rách phủ nhận và chưa hề có đối thoại. Đấy là một hiện tượng bất thường, chưa hề có tiền lệ trong khoa học.
    3 likes
  4. 5 viễn cảnh không thể tin nổi về Trái đất năm 2050 September 5, 2015Loan Nguyễn Thiên tai, Trái đất 2050, Tuyệt chủng Đã khi nào bạn tưởng tượng thế giới sau chừng 30 năm – 40 năm nữa sẽ thế nào không? Sự thay đổi chóng mặt của công nghiệp hóa tạo nên vô vàn những phát minh tối tân sẽ ảnh hưởng ra sao tới cảnh quan và cuộc sống của con người ? Nhiều lúc ta cứ nghĩ rằng đó là chỉ là những điều tưởng tượng viễn vông, nhưng bạn ạ, mọi thứ mà chúng ta đã và đang làm đều có tác động trực tiếp tới tương lai. Song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ như ô tô tự lái, robot bán thông minh là những hiểm họa mà con người phải đối mặt về biến đổi khí hậu, về dịch bệnh và đói nghèo. Chính vì vậy nên rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các giả định về viễn cảnh của một thế giới những năm 2050. Trong đó có rất nhiều viễn cảnh đã nhận được khá nhiều sự tranh cãi và cả những mối quan tâm về một thực trạng đáng lo ngại của hành tinh chừng 40 năm nữa. Vậy đó là gì? 1. Hơn một nửa dân số thế giới không có nước để sử dụng Tình trạng khan hiếm nước đang diễn ra ngày một trầm trọng – Ảnh: Internet Không còn nói đâu xa, mà hiện nay có rất nhiều vùng trên thế giới, người dân đã phải đối mặt với thực trạng không có nước sạch để sử dụng và con số này đang có dấu hiệu tăng cao theo thời gian. Theo dự báo của Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, sẽ có khoản gần 2 tỷ người, chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi không chỉ không có nước sạch dùng trong sinh hoạt và ngay cả nguồn nước tưới tiêu cũng không còn. 2. Số lượng người chết đói sẽ còn tăng mạnh Số lượng người chết đói đang có xu hướng tăng nhanh – Ảnh: Internet Đừng chỉ nhìn vào thực trạng phát triển của kinh tế và xã hội mà cho rằng cuộc sống của con người đang ngày càng tốt đẹp hơn, số lượng người đói nghèo sẽ không còn nữa. Nhưng một thực tế đáng lo ngại đang xảy ra khi lượng thức ăn trên toàn thế giới đang giảm khoảng 2% và theo tính toán chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực trong khoảng 10 năm tới. 3. Siêu vi khuẩn sẽ khiến 10 tỷ người tử vong mỗi năm “Cơn ác mộng vi khuẩn” – Điều khiến người ta trở nên lo sợ – Ảnh: Internet “Siêu vi khuẩn kháng thuốc” đang là một cụm từ khiến giới nghiên cứu rất lo ngại và người ta gọi chúng là “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “ siêu vi khuẩn chết người”. Và dự báo những loại siêu vi khuẩn này đang có mức độ phát triển khá nhanh và tạo nên một mối nguy khó lường cho nhân loại. Theo đó, chúng sẽ gây nên các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị và làm tử vong khoảng 10 tỷ người vào năm 2050. 4. Các thảm họa thiên nhiên sẽ đổ ập đến Thảm họa thiên nhiên đang đe dọa cuộc sống của loài người – Ảnh: Internet Bạn sẽ không thể tưởng tượng được rằng, tới năm 2050, tình trạng nóng lên của Trái Đất sẽ khiến mực nước biển tăng lên khoảng 35cm khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước. Tính toán đơn giản rằng, Trái đất cứ tăng 1 độ C thì sẽ có khoảng 40 trong số 700 di sản và thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước và nếu nhiệt độ tăng 3 độ C thì sẽ là 136 di sản. Và sự nóng dần lên của khí hậu cùng là nguyên nhân khiến các cơn bão mạnh và dữ dội hơn. 5. Trái đất và con người đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6 Liệu có phải chính con người sẽ đưa thế giới vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6 – Ảnh: Internet Đây có lẽ là viễn cảnh có tính nghiêm trọng nhất, thời đại tuyệt chủng thứ 6 có nghĩa là con người và toàn bộ sinh vật sẽ đi tới ngày tận diệt. Đó là một dự báo dược trích dẫn trên Tờ Independent (Anh). Thực tế cho thấy, hiện nay, số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần bình thường. Và nếu điều đó còn tiếp diễn thì rất có thể sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng. Chính con người đang đưa hành tinh xinh đẹp này tiến dần tới thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6. ======================== Hiện nay, mỗi quốc gia đang mạnh nước nào, nước ấy phát triển theo kiểu của họ và vì quyền lợi của họ. Cho nên cần một tổ chức quốc tế, hoặc bá chủ thế giới đủ quyền lực để thống nhất giải quyết các vấn nạn khoa học đưa ra. Do đó, vấn đề hội nhập toàn cầu là một tính tất yếu của nhân loại trong tương lai gần. Bởi vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chính là một cuộc lột xác của thế giới đi đến một giai đoạn mới của nền văn minh "hội nhập toàn cầu". Hoặc là cuộc lột xác thành công, nền văn minh nhân loại tiếp tục tiến hóa; hoặc nó sẽ thất bại và bị hủy diệt, như những lo lắng của các nhà khoa học. Đây là điều tôi đã nói từ lâu rồi. Thành công hay bị hủy diệt, sẽ được quyết định bởi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chân lý. Bởi vì đằng sau lịch sử văn hiến Việt là cả một nền văn minh vượt trội hàng Thiên niên kỷ so với nền văn minh hiện đại. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" Vanga.
    3 likes
  5. Trung Quốc sợ Đảng Cộng sản khủng hoảng vì tham nhũng 08/09/2015 15:56 GMT+7 TO - Ngày 8-9, một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết điều Bắc Kinh lo sợ nhất là một cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã đánh đổ nhiều hổ lớn - Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong cuộc gặp các học giả Trung Quốc và phương Tây ở Bắc Kinh, ông Vương Gia Thụy - ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng - thừa nhận sau nhiều thập kỷ cầm quyền từ năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề tham nhũng nghiêm trọng. “Vì tình trạng đó, một số quan chức chắc chắn sẽ bị thải loại. Nhưng nếu có quá nhiều quan chức tham nhũng thì khủng hoảng sẽ xảy ra đối với Đảng Cộng sản. Đó là vấn đề mà chúng tôi lo ngại nhất” - ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh. Ông Vương mô tả tình hình tham nhũng ở Trung Quốc là “rất nghiêm trọng”. Ông Vương cho biết không giống như các quốc gia dân chủ, Trung Quốc không có đảng đối lập thay thế Đảng Cộng sản nếu khủng hoảng xảy ra. Dù vậy ông Vương bày tỏ tin tưởng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chống tham nhũng hiệu quả. “Đảng có thể loại bỏ các mầm mống tham nhũng và chúng tôi đang làm như vậy một cách hiệu quả. Chúng tôi có kỷ luật, nguyên tắc và triết lý của mình. Chúng tôi sẽ không đánh mất người dân” - ông Vương quả quyết. Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở chiến dịch chống tham nhũng “đánh cả ruồi lẫn hổ”. Năm 2013, ông Tập từng cảnh báo tham nhũng ở Trung Quốc trầm trọng đến mức có thể đe dọa chính quyền của Đảng Cộng sản. Đến nay, chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc đã đánh đổ nhiều “con hổ” lớn như ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, phó chủ tịch Chính hiệp Lệnh Kế Hoạch… NGUYỆT PHƯƠNG ================ Ngày xưa, thời còn ngài Chu Dung Cơ mần cái Thủ Tướng, một đại gia Tàu chạy chọt nhờ ký một chiện gì đó và đặt thẳng vấn đề: "Ngài cần bao nhiêu tiền để ký văn kiện này?". Sự "thật thà" của doanh nghiệp này khiến ngài Chu Dung Cơ giận tái mặt. Vài tháng sau, tay đại gia Tàu này bị bắt. Báo chí Việt Nam đăng tin rầm rĩ về việc này, như là một minh chứng cho sự quyết liệt chống tham nhũng của ngài Chu Dung Cơ. Từ thời ngài Chu Dung Cơ mần cái thủ tướng đến nay, cũng qua vài đời tể tướng Tàu. Tham nhũng không giảm mà còn tăng lên đến mức long trọng - Ý lộn! Nghiêm trọng. Bởi vậy, những hành động chống tham nhũng của ngài Tập, chỉ chứng tỏ tính quyết liệt loại trừ những phần tử tham nhũng hơn mấy triều đại khác mà thôi. Nó chưa đủ tạo niềm tin cho người dân Tàu. Cho nên, lão Gàn đã phát biểu ý kiến từ rất lâu, rằng: "Lấy gì bảo đảm rằng: Các vị quan Tàu đương nhiệm, không lặp lại hành vi tham nhũng của những người tiền nhiệm trước đó?". Không phải là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, các vị sẽ rất khó để thực hiện điều này. Cho nên, sự lo lắng của các vị là hoàn toàn có "cơ sở khoa học": Vừa rồi, các vị tổ chức lễ duyệt binh rùm beng lễ kỷ niệm hành vi chống Nhật của Trung Quốc ở Thiên An Môn. Lão Gàn đây chỉ nghe hơi nồi chõ rằng quy mô nhớn nắm. Phải chăng các ngài mún thể hiện cho dân chúng rằng: "Chính Đảng Cộng Sản Trung Quốc là thế lực chủ chốt giải phóng đất nước khỏi sự xâm lược của Nhật Bản", tạo thế chính thống trong lịch sử cho sự lãnh đạo của các ngài?!" Bởi vậy, những thế lực chính trị ở Đài Loan cực lực phản đối chính khách của họ tham dự cuộc duyệt binh này? Nghe lão Gàn phán đây: Tính chính thống của một triều đại rất wan trọng trong tâm thức của con người của nền văn minh Đông phương, nó thể hiện ở hai vấn đề: Lãnh đạo dân tộc giải phóng đất nước. Giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhưng cái quan trọng bậc nhất và mang tính thực chất vẫn là: "Dân lấy ăn làm trời. Vua lấy dân làm trời". Nếu cái thực chất này không còn thì, như việc Tào Tháo tuy toát mồ hôi - với bài hịch Phạt Tào của Viên Thiệu do Trần Lâm viết - nhưng đã phát biểu: "Văn Trần Lâm tuy hay, những vũ bị của Viên Thiệu lại dở. Cho nên không có gì đáng ngại". Bởi vậy, khi dân chúng không có cái "cơ sở khoa học" để tin rằng kẻ cầm quyền tiếp theo vị tham quan bị trừng phạt, sẽ không lặp lại hành vi tham nhũng của người tiền nhiệm, thì các ngài có duyệt binh rầm rộ hơn thế nữa, cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.
    1 like
  6. Đáng nhẽ hỏi sớm, sinh năm nay thì tốt. Năm tốt nhất gần nhất so với thời điểm này là Mậu Tuất. Trai, gái gì cũng được, nhưng con trai tốt hơn con gái
    1 like
  7. Mềnh rất ghét cái loại biết mà cứ giả vờ như không biết rồi viết bài cứ như giờ mới biết để lừa thiên hạ hả? Lói cho mà biết nhá, cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. Hoàn Cầu: “Tam giác” kiềm tỏa Trung Quốc ở châu Á đã thành hình (Quốc tế) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã cảnh báo về sự định hình của một “tam giác sức mạnh mới” để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Viraat (R22) của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.com Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/9 dẫn bài viết của học giả Harsh V. Pant đăng trên tờ Japan Times (Nhật Bản) hôm 20/8, phân tích về sự định hình của “tam giác 3 bên” ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo ông Pant, cấu tạo mới của cục điện địa chính trị châu Á đang được hình thành nhanh chóng. Tháng 6 vừa qua, thế giới đã chứng kiến đề xuất về việc xây dựng “nhóm hợp tác 3 bên mới” gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia được khởi xướng. Thời điểm đó, một cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ, Australia và Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã diễn ra. Đáng chú ý, kết quả cuộc trao đổi là Nhật Bản sẽ được trở ltham gia cuộc tập trận Malabar hàng năm được tổ chức giữa Mỹ và Ấn Độ. Theo đài RFI (Pháp), Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews hôm 3/9 cũng công khai xác nhận ý muốn tham gia cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Mỹ-Ấn. Mặc dù trước đây Nhật cũng từng tham dự cuộc tập trận này, song lần thứ 2 Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận ở Ấn Độ Dương sẽ “mang ý nghĩa chiến lược quan trọng”, học giả Harsh Pant nhận định. Harsh V. Pant là giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Khoa quốc phòng ĐH Hoàng gia London. Hiện ông tập trung nghiên cứu các vấn đề an ninh châu Á. Giáo sư Pant phân tích, các quốc gia trong khu vực ngày càng thống nhất với quan điểm rằng “khuôn khổ chiến lược” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là con đường phát triển tối ưu, nhằm kiểm soát các vấn đề châu Á đang nóng lên nhanh chóng. Khuôn khổ hợp tác 3 bên này ban đầu do Nhật Bản khởi xướng và được chính phủ của Thủ tướng Australia Tony Abbott hưởng ứng nhiệt tình, đồng thời đến nay cũng trở nên phổ biến ở Mỹ. Washington ngày càng tỏ thái độ rõ rệt rằng, sự hình thành “tam giác” Australia-Ấn Độ-Nhật Bản ở châu Á là yêu cầu tất yếu. Mặc dù Bắc Kinh tỏ ra nghi ngại đối với “bộ 3″ này, song nhiều người Trung Quốc thừa nhận, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành không gian tối quan trọng đối với New Delhi, và Trung Quốc cần phải “đồng bộ chính sách” của họ đối với cả khu vực này. Do chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ và ngược lại mang màu sắc căng thẳng, đặc biệt về vấn đề biên giới Trung-Ấn, nên các diễn biến trong khu vực như trên mới làm nổi bật “cấu tạo khu vực” mới đang diễn ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng xem việc mở rộng quan hệ với Nhật và Australia là một bộ phận cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Chính phủ nước này, bởi New Delhi cho rằng, trục Tokyo-Canberra là mắt xích an ninh hết sức quan trọng. Tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc tập trận Malabar 2014 với Hải quân Ấn Độ và Mỹ. Sự mạnh lên của Trung Quốc thúc đẩy “tam giác chiến lược” mới ở châu Á Theo Hoàn Cầu, việc Trung Quốc ngày càng gia tăng tầm ảnh hưởng về ngoại giao và kinh tế đã đưa tới sự điều chỉnh về quân sự của Bắc Kinh, đồng thời khiến nước này có nhiều chính sách ngoại giao cứng rắn hơn. Hoạt động lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) vẫn luôn là vấn đề khiến cộng đồng quốc tế quan ngại nhất. Các động thái của Bắc Kinh ở biển Đông đã chứng thực nước này muốn thúc đẩy cục diện khu vực phát triển theo hướng có lợi cho họ. Điều này khiến Ấn Độ, Nhật Bản và Australia nhận thấy cần phải kiểm soát “khoảng trống” ngày càng lớn trong khu vực, nhằm cân bằng sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông qua giành đa số phiếu ở Hạ viện đã thông qua dự luật an ninh mới về quyền phòng vệ tập thể. Nếu Thượng viện Nhật Bản phê chuẩn, bộ luật an ninh mới sẽ cho phép quân đội Nhật cùng tác chiến với Mỹ ở các vùng xung đột không có quan hệ trực tiếp tới an ninh quốc gia của nước này. Bộ quốc phòng Nhật Bản mới đây cũng đã “lập kỷ lục” với đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2016. Hoàn Cầu nhận định, trong khi Mỹ bị “mắc kẹt” bởi tình hình Trung Đông, đặc biệt là vấn đề tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) thì các cường quốc châu Á như Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đang đóng vai trò ngày càng quan trọng nhằm đối phó với biến động khu vực. “Hiệp ước 3 bên” mới xuất hiện ở châu Á này đang vượt qua “bước đệm” là những cuộc tập trận chung đơn thuần trong quá khứ. Tháng 12/2013, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Ấn Độ đã có cuộc tập trận song phương đầu tiên tại Ấn Độ Dương. Cùng với sự thống nhất gia tăng trong chiến lược song phương, năm 2014, JMSDF đã được Ấn Độ mời tham gia cuộc tập trận Malabar với Hải quân Ấn Độ và Mỹ ở Thái bình Dương. Hoàn Cầu cho biết, giữa Nhật-Mỹ-Ấn Độ từ lâu đã tồn tại quan hệ đối tác đối thoại chiến lược 3 bên. Việc duy trì thế cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như an ninh trên biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đã là một phần không thể thiếu của đối thoại này. Trong khi đó, giữa Mỹ-Nhật-Australia cũng tồn tại một cơ chế đối thoại tương tự. Đến nay, Ấn Độ-Nhật-Australia hình thành một “tam giác mới” cũng xuất phát từ chính những biến chuyển tiềm tang trong tình hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Tam giác mới” giữa New Delhi-Tokyo-Canberra để duy trì an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được hình thành. Sự can thiệp của Trung Quốc vào “cỗ xe 4 bánh” Mỹ-Nhật-Ấn-Australia Hoàn Cầu cho hay, mối quan hệ hợp tác 4 bên nói trên đã được đặt cơ sở từ cuối năm 2004, khi 4 quốc gia này hợp tác thực hiện chiến dịch cứu hộ, cứu nạn sau vụ sóng thần trên Ấn Độ Dương. Tokyo chính là bên đầu tiên ủng hộ mối liên kết này. Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2007, Thủ tướng Shinzo Abe đã có chuyến công du thuyết phục các nước châu Á “đoàn kết lại” và nhận được sự ủng hộ của Mỹ. Thành quả của việc này là cuộc tập trận chung giữa Hải quân của 5 nước tại Vịnh Bengal. Học giả Harsh Pant chỉ ra, Trung Quốc đã nhanh chóng nhận ra sự gắn kết giữa “nhóm 4 nước” và gửi đi tín hiệu tới New Delhi cùng Canberra, khiến “trục châu Á-Thái Bình Dương” mà Mỹ-Nhật ủng hộ mất đi động lực. Cả Australia và Ấn Độ khi đó đều nhận định việc gây căng thẳng với Bắc Kinh là hành động không lý trí. Tuy nhiên, hiện nay cả 2 nước này đều sẵn sàng “tái gia nhập” nhóm Mỹ-Nhật. Thời báo Hoàn Cầu đánh giá, trong số tư tưởng chiến lược của các nước lớn ở châu Á, chiếm vị trí chủ chốt là “sự không xác định đối với sức mạnh và ý đồ của Trung Quốc”, “không xác định nỗ lực của Mỹ để duy trì cục diện châu Á trong tương lai”. Tờ này khẳng định, những quan điểm mới trên đang thúc đẩy nhóm Ấn Độ-Nhật-Australia chế định một “chiến lược thay thế” nhằm cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. Theo đó, mặc dù các quốc gia này vẫn duy trì hợp tác an ninh với Mỹ, song bọn họ đang có những động thái tích cực hơn để “xích lại gần nhau”, tránh tình trạng “trở tay không kịp” khi Washington không thể “tái cân bằng” được thực lực của Bắc Kinh. (Theo Trí Thức Trẻ)
    1 like
  8. Vài từ “Hán Việt Việt hóa” Theo sách của ông Nguyễn Tài Cẩn: “Ví dụ về chữ vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Hán Việt Việt hóa: Can-> Gan, Cận-> Gần, Bổn-> Vốn, Bản-> Ván”. Cách phân tích của ông Nguyễn Tài Cẩn là lấy chữ (chữ Nho mà người Hán đã lấy dùng cách nay 3000 năm), để nói rằng cái chữ ấy nó biến ngược lại thành cái từ mà người Việt đã nói cách nay 10 000 năm. Ví dụ ông ấy nói rằng từ “gan” trong tiếng Việt là do học chữ Can 肝 của người Hán, rồi Việt hóa cái “từ Hán Việt” gọi là “Can 肝” ấy để thành từ “Gan” trong tiếng Việt. Còn trước khi học được Hán tự “Can 肝” thì người Việt chưa biết cái bộ phận Gan. Còn theo cách phân tích của Lãn Miên thì từ (văn nói) là có trước chữ (văn viết) hàng nhiều ngàn năm, dù có viết bằng kiểu ký tự gì thì cái âm tiết của từ vẫn y nguyên. Sao ông Nguyễn Tài Cẩn lại không thấy rằng từ Gan trong tiếng Việt đã dùng từ 10 000 năm trước, cụ thể thành ngữ “Gan cóc tía” trong tiếng Việt đã dùng trong truyện cổ tích Cóc kiện Trời đã có từ thời ít nhất là 3500 năm trước (thời có trống đồng cầu mưa), trước khi người Hán dùng chữ nho đọc là Can 肝 cách nay 3000 năm. Chữ nho Can 肝 tiếng Việt đọc là Can, tiếng Hán cũng dùng chữ nho ấy, cũng đọc là Can. Chữ Can 肝 là của tiếng Việt, do thiết từ “Cái Gan” = Can 肝, nên chữ Can 肝 là nghĩa chữ (từ hàn lâm) của từ Gan (từ dân gian). Người Hán học tiếng Việt bằng chữ Nho (bỏ hẳn tiếng Mông Cổ, cũng vậy về sau người Mãn Thanh cũng bỏ mất hẳn tiếng Mãn Thanh, tuy nước Trung Hoa mà họ thống trị thì được gọi là nước Đại Thanh), phát âm lơ lớ, xếp lại câu cú bằng chữ Nho theo ngữ pháp Hán (thuyết trước đề sau) thì tạo thành ngôn ngữ mới là Hán ngữ, và khi ấy chữ Nho được người Hán gọi là Hán tự. Thiết “Cái Gan” = Can 肝. Từ Cái Gan thì Hán ngữ gọi ngược là Can Tử, nếu thiết “Can Tử” = Cử, thì không trở lại được từ gốc là Gan, chứng tỏ từ Can trong Hán ngữ mới là từ mượn (của Viêt) chứ không phải từ Gan trong tiếng Việt là từ mới (mượn của từ Can trong tiếng Hán). Từ Gần cũng vậy, nó phải có trước từ Cận 近 hàng nhiều ngàn năm khi còn chưa có chữ viết. Có gần thì mới thành “Có Gần” = Cận 近, là từ có viết bằng chữ nho của từ Gần, ví dụ nói: “Nhà mày ở có gần nhà nó không?” thì người ta cũng hỏi bằng câu: “Nhà mày ở cận nhà nó không?” (câu rút ngắn bớt được một từ do bỏ từ “có”). Rồi diễn biến theo QT Tơi-Rỡi mà có Cận = Cạnh = (nhấn) “Cạnh Hề 兮!” = Kề = Kế 繼. Và thế là người ta lại có thể hỏi: “Nhà mày ở cạnh nhà nó không?”, “Nhà mày ở kề nhà nó không?”, “Nhà mày ở kế nhà nó không?”, mà những câu sau không thể đưa từ “có” vào như “có cạnh”, “có kề”, “có kế” thì nghe chối tai như ngô nói ngọng. Chứng tỏ rõ ràng là từ Cận là do thiết “Có Gần” = Cận, tức Gần là từ mẹ, có trước Cận là từ con hàng nhiều ngàn năm. Những câu hỏi đồng nghĩa hoàn toàn này trong Hán ngữ chỉ có thể hỏi bằng những câu có sử dụng chữ nho Cận 近 hay Kế 繼 mà thôi, còn những câu có từ không có chữ nho như Gần, Cạnh, Kề thì không có. Cái logic rõ ràng là từ dân gian có trước nhiều ngàn năm rồi mới xuất hiện chữ viết cho cái từ đó. Từ Vốn có trước từ Bổn 本 hàng nhiều ngàn năm, chẳng có lý gì phải học chữ Bổn 本 rồi mới “Hán Việt Việt hóa” nó đi để có từ Vốn. Khi trồng cây thì người ta phải Vùi cái hột hoặc cái hom cây xuống đất, Vun lên thành một cái Vồn (Vồng) đất để đợi hột hoặc hom nẩy mầm lên thành cây. Cái Vùi xuống đất ấy gọi là Chôn Vốn (hột giống hoặc hom giống), Vốn ấy sẽ Vươn lên thành cây Vượt cao lên trời. Sau có thương mại bằng tiền thì đồng tiền để sinh lời người ta gọi là tiền Vốn, muốn làm ăn có lời thì phải bỏ vốn (khác với trồng cây là chôn vốn), thiết “Bỏ Vốn” = Bổn 本, chữ Bổn 本 cũng đọc là Bản 本. Từ Cây thì người Việt viết đại diện bằng chữ Mọc 木 (biểu ý là “Mầm cây Chọc” = Mọc, làm thủng mặt đất diễn tả bằng một kẻ ngang -- trên bị chọc thủng giữa bởi cái “Ngòi Nhọn” = Ngọn của cái Mầm 个, từ Mọc còn đọc là Mộc, <TVGT>: “Mộc 木 là xuất lên từ đất”). Người Nhật gọi Cây bằng từ nhấn “Cây Chi 之!” = Ki (cũng giống như gọi cái Tay bằng từ nhấn “Tay Hề 兮” = Tê, “Ka-ra Tê Đô” nghĩa là “Không Tay Đạo 空 手 道”, tức là “đánh tay không”), nên người Nhật đọc chữ Mộc 木 là “Ki” hoặc bằng phiên âm tiếng Việt từ “Mộc 木” ra là “Mô-cư 木”. Người Nhật (là dân nông nghiệp trồng trọt) vẫn còn nhớ cái Hom giống Chôn xuống đất của tiếng Việt là “Hom Chôn” = Hôn 本, nên đọc chữ Bổn 本 là “Hôn 本”. Bản thân cái chữ nho Bổn 本 biểu ý này đã nói rõ nó có mẹ nó xa xưa là từ Vốn của tiếng Việt: cái hom giống là dùng chữ Mộc (木) để tải cái nghĩa là cây, nhưng gốc thì bị vùi dưới mặt đất biểu thị bằng một kẻ ngang ( - ) biểu diễn cái ý là “Vùi hom Chôn” = Vốn. Câu “Vùi hom Chôn” mà dịch sang tiếng Hán thì là “Cha Yang 插 秧”, nếu thiết thì là “Cha 插 Yang 秧” = Chang , trật, không thành “Ben 本” như Hán ngữ đọc lơ lớ chữ Bổn 本 mượn của tiếng Việt. Hán ngữ mượn dùng chữ nho Bổn 本, nên cũng dùng từ Bổn 本 để chỉ cả cái gốc cây. Trong nông nghiệp trồng trọt có câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, khâu chọn giống là khâu thứ tư, do chú Tư mần, giống là hột hoặc hom, nhiều khi là phải mua nếu muốn có giống mới tốt hơn, tức phải dùng “Tiền Chứ!” = Tư, nên mới có từ Tư Bổn (Tư Bổn có nghĩa đen là “tiền bỏ vốn”, ngày nay gọi văn vẻ là “đầu tư tài chính”). Từ Ván với từ Bản 板 cũng vậy, tuy đồng nghĩa nhưng Ván là từ mẹ có trước từ Bản 板 là từ con. Muốn có tấm ván thì phải xẻ cây gỗ tròn, Xẻ = Vẽ = Ván (miếng cá to khi ăn phải lấy đũa xẻ ra từng miếng nhỏ gọi là Vẽ cá). Những tấm ván khi làm tường phải bắt lại với nhau, thiết “Bắt Ván” = Bản 板, Bản trong tiếng Việt là để chỉ Ván đã bắt ghép lại với nhau thành tấm tường, tường ấy không phải là tường xây bằng gạch mà gọi là tường bằng “Ván Bắt” = Vách. Hán ngữ chỉ dùng từ có chữ nho, do vậy chữ Bản 板 trong Hán ngữ để chỉ Tấm bằng bất cứ vật liệu gì, còn tấm bằng gỗ phải đi kèm từ Mộc mới rõ nghĩa: Mộc Bản木 板 là ván gỗ (tiếng Việt thì Ván đã hàm ý là bằng gỗ rồi và chỉ bằng gỗ mà thôi, chẳng hề có từ ván tre hay ván inox). Vậy thì mắc mớ gì phải học chữ Bản 板 để rồi “Hán Việt Việt hóa” mới có được từ Ván cho thợ rừng thời cổ đại, họ chẳng quen ông hàn lâm nào cũng chẳng biết một chữ bẻ đôi nào, vẫn biết nói “ vào rừng xẻ gỗ lấy ván”. Cũng giống như Mần với Vụ hay Mùa với Vụ: Từ Mùa có trước từ Vụ. Muốn = Mua = Mùa = Mần = Tẩn = Tật = Tịch = Thích = Thú = Vụ = Việc. VD: “Mần chi rứa?” = “Việc gì đó?” = “Vụ gì vậy?”, “Thằng ấy có cái Tật là Thích Tẩn mẩn tần Mần như thần Muốn ngủ, thật là Mua Việc”, “Đừng có mà mần bộ mần Tịch” (mần Không mần Việc). Mô = =Vô 無 = Bộ= Bố = Bất 不 (Bố tiếng Tày nghĩa là Không, Bộ tiếng miền Nam nghĩa là Không trong cụm từ nói tắt Chứ Bộ nghĩa là “có (chứ) chẳng lẽ không (bộ)”). Hoặc cũng giống như Mùi với Vị: Mùi 未 = “Mùi Chi 之! = Mị = =“Viết 曰 Mị” = Vị 未,味 (chữ Vị 味 này là Khẩu 口 Vị 未 tức cái Mùi 未). Khi xét Hơi với Khí, Mây với Vân, Mưa với Vũ sẽ thấy tất cả đều là từ NÔI khái niệm của tiếng Việt mà ra. Bắt nguồn từ tiếng Việt, cái hố trống bao la giữa Trời và Đất gọi là “Hố Trời” = Hơi, là một thể trong suốt, không nhìn thấy, không sờ nắm được, đó là Hơi, tiếng Việt Nam gọi là Hơi, tiếng Việt Đông (Quảng Đông) cũng gọi là Hơi, từ Độc Khí 毒 氣, viết theo cú pháp Hán, thì tiếng Quảng Đông đọc là “Tộc Hơi 毒 氣”. < TVGT> hướng dẫn đọc chữ Khí 氣 : Hứa Cái thiết 許 既 切, tức lướt “Hứa 許 Cái 既” = Hơi. Hơi = “Khoảnh Hơi” = Khói (do ô nhiễm mà hơi thành có màu) = Khí 氣 (do nhấn “Khói Chi 之 !” = Khí) = Khiếu 竅 (lỗ) = Khổng 孔 (hố)= Không 空 (zero) = Khuy 虧 = Khước 卻. Bị Hố nghĩa là bị Không (không được);Lỗ Vốn viết bằng chữ Khuy Bổn 虧 本; Khuy 虧 nghĩa là Không, Khuy cũng dùng chỉ cái lỗ để cài cúc áo mà thợ may phải chằm từng mũi kim chỉ để “thùa khuy”; Không Tên viết bằng chữ Khước Danh 卻 名. Tên = Tánh 姓 = Danh 名. Danh là “Dân Ranh” = Danh, là tên gọi chia phân biệt từng người. Tên là chữ chỉ một người riêng (“Tự Hiện” = Tên); Tánh là chữ chỉ “Tên một họ Nhánh” = Tánh; Tổ là “Tất cả các họ nhánh xưa đều là chung một Ổ” = Tổ 祖, là tổ tiên (còn chữ tổ khác là “Tập họp thành một Ổ” = Tổ 組, là cái tổ chức). Hán ngữ hình thành do bằng dùng chữ nho, nên chữ Tánh 姓 trong Hán ngữ dùng để chỉ Họ. “Thành Danh” = Thánh. “Đứng Tên” = Đền, cái Đền nào cũng là đứng tên một người đã “Thành Danh” = =Thánh. Người được phong Thánh thì đúng là cộng đồng chẳng tốn đồng xu cắc bạc nào, chỉ vinh danh cái tên của người đó, thay “ông” hay “bà” bằng “Thánh”, nhưng tốn một cái còn tốn hơn tất cả, đó là lòng ngưỡng mộ của toàn dân; ví dụ những tên địa danh: Non bà Pênh là Pnom Pênh, tỉnh Bà Rịa (xuất xứ từ chợ Bà Rịa, bà Rịa quê ở Phú Yên), cầu Ông Lãnh (ông lãnh binh Thăng). Tiếng Nhật gọi cái Đền là “Tên” (dù viết bằng kí tự của Nhật, nhưng đọc là “Tên”). Đền = “Tên” = “Tên Chứ!” = Tự 寺 = Vũ 宇. Hán dùng chữ Tự 寺 để chỉ cái đền hay cái chùa, dùng chữ Vũ 宇 để chỉ cái Miếu 廟 = Miễu.廟. Từ cái Đền và chữ Đền không có trong Hán ngữ, chữ Nôm viết chữ Đền bằng ghép chữ Thổ và chữ Điền 土田 , vì khi phong Thánh thì cộng đồng cũng dành ra một ít ruộng gọi là ruộng giỗ ("Cúng bằng xôi Đỗ" = Cỗ, "Dâng Cỗ" = Giỗ), ruộng giỗ nhằm lấy hoa lợi chi cho cúng giỗ hàng năm và tu bổ Đền thờ khi cần; mặt khác, ghép hai chữ đó là “Thổ Điền” = Thiền, vào đền muốn gặp được Thánh về thì phải thiền may ra mới gặp được; lại nữa “Điền Thổ” = Đỗ, nơi Thánh về đỗ là cái Đền thờ, cho nên chữ Long Đỗ nghĩa là Đền Rồng chăng (?). Người được “Đứng Tên” = Đền là người có công lao cho cộng đồng, được thờ là được nhớ ơn (“Thành tâm mà Nhớ” = Thờ), được nhớ ơn tức được Đền bù (về mặt tinh thần) sau khi đã chết. Chữ Khí viết nhiều kiểu khác nhau: 暣、気、炁,氣, tiếng Nhật đọc là “Ki 氣”, tiếng Hán đọc là “Qi 氣”. Nếu thiết “Hứa 許 Cái 既” = Hơi như Hán ngữ thì là “Xu 許 Ji 既” = Xi, trật, không thành Qi; Hán ngữ gọi khói là “Yan 焰”. Nước có thể hơi là Hơi Nước. Hơi nước từ đất ẩm bốc lên nếu gặp lạnh sát mặt đất thì đọng lại thành giọt nước li ti trên cỏ gọi là sương, bốc lên cao hơn chút mới đọng thành những hạt nước li ti che làm cho mắt tối không nhìn rõ đường đi, gọi là thứ làm cho “Mắt U” = Mù. Nếu gần mặt đất chưa đủ lạnh thì hơi nước còn bốc lên cao nữa, trên đó gặp lạnh mới ngưng tụ thành “Mảng Hơi” = Mây. Mây sẽ gây ra tức “Mây Đưa” = Mưa, Mưa là kết quả của Mây, nhấn “Mưa Hề!” = Mê. Mù dày là “Vãi Mù” = Vụ, từ Mù viết bằng chữ Vụ 霚. Vụ mà nặng hạt nữa thì nó sẽ không còn lơ lửng được mà ngã xuống đất thành “Vụ Ngã” = Vũ (lướt lủn), từ Mưa viết bằng chữ Vũ 雨. Đám mây đen sinh ra trận mưa ngắn, tức “Vũ Ngắn” = Vân 雲, trong chữ Vân 雲 có bộ Vũ 雨, từ Vân chính là chỉ cái nhân gây ra mưa ngắn, vì Vân phiên thiết thì thành Vũ Ngắn, cái nhân ấy chính là Mây, nên từ Mây viết bằng chữ Vân 雲. Tiếng Nhật đọc chữ Vũ của từ Mưa là “U”, ghép với từ nhấn “Mưa Hề!” = Mê, thành từ dính “U-Mê” để chỉ mưa, tương đương với từ đôi Vũ Mê hay Vũ Mưa. Nôi khái niệm về hơi nước là “Mảng Hơi” = Mây = Mưa = Mù = Vụ 霚 = Vũ 雨 = Vân 雲 = (từ đôi) Vũ Mưa = Vũ Mê = U-Mê. Trong các từ của nôi khái niệm về ăn uống sau đây thì từ nào là “Hán Việt Việt hóa” ? hay tất cả đều là trong NÔI khái niệm của tiếng Việt?, [phát âm của Hán ngữ để trong ngoặc vuông]: Từ chung là “In” theo QT Nở mà nở ra từ dính là Ăn-Uống. In = Kin (từ chung ăn uống của tiếng Tày, tiếng Thái Lan) = Kan (từ chung ăn uống của tiếng Vân Nam) = “Khản” 砍 [“Kan” 砍, nghĩa là đẵn] = Kan (tiếng Nhật đọc chữ Khảm 砍) = Cắn = Đẵn (nghĩa của chữ Khảm 砍) = Ăn = Ẩm 飲 = Nhấm 飲 (tiếng Việt Đông, nghĩa là uống) = Nhằn = Nhai = Nhồi = Nhét = Nhậu = Ngấu = =Nghiến 研 = Ngoạm = Khảm 砍 = Măm = Ngạm = Ngật 吃 [ Chi 吃 ] = Ngốn = Đốn = Đớp = Don (tiếng Nhật nghĩa là Đẵn) = Thôn 吞 [Tun 吞] = Thực 食 [ Shi 食 ] = Xực食(tiếng Việt Đông nghĩa là ăn) = Tức = Tớp = Táp = Tọng = =Lống (tiếng Thái nghĩa là ăn) = Trộng. Trẻ con “Mới tập Ăn” = Măm, có Măm mới sinh ra Máu. Tiếng Thái thì Lống là ăn, có Lống mới sinh ra Lượt (tức là Huyết). Ăn mà không phải nhai có thể nuốt ngay gọi là Nuốt Lống hay Nuốt Trộng. Những câu có phân biệt rõ đề và thuyết để chỉ sự tạp ăn là: Ăn ngấu nghiến, Ăn ngốn ngấu, Tọng nhồi nhét. Thành ngữ “Chó ngáp Táp phải ruồi”, Táp có nghĩa là Tớp = Đớp, là Ăn; từ Táp phiên thiết thành “Ta-bê-Mát”, thành ra từ dính Ta-bê-mát dùng trong tiếng Nhật có nghĩa là ăn. Từ Cơm của tiếng Việt là để chỉ những thứ “Của Thơm”= = Cơm, là những thứ ăn được, dùng chỉ chung bữa cơm gồm nhiều món ăn. Cơm phiên thiết thành “Kô-Mê”, Kô-Mê như là từ dính, tách riêng ra thì Kô = Cơm, Mê = Mễ 米 , nhấn “Mễ 米 Chi 之!” = Mỉ 米 = Mì. Hán ngữ dùng từ Mỉ 米 để ghép thành từ [Dao Mỉ 稻 米] chỉ gạo của lúa nước (chữ Đạo 稻 là do phản thiết câu “Gạo nàng Đào” thành lướt câu “Đào nàng Gạo” = Đạo 稻, chỉ hột Gạo lúa nước, tiếng Thái Lan gọi là Khao, tiếng Tày gọi là Khẩu, tiếng Nghệ gọi là Gấu, nhưng Hán ngữ dùng chỉ cây lúa nước là Thủy Đạo 水 稻). Tiếng Việt dùng từ Mì và “Mì Liền” = Miến để chỉ sợi làm bằng bột ngũ cốc. Tiếng Nhật dùng từ dính Kô-Mê để chỉ gạo. Muốn sống thì phải ăn, do vậy mà thiết “Phải Ăn” = Phạn 飯, Phạn chuyển nghĩa chỉ bữa cơm, chữ Phạn 飯 có bộ Thực 食chứng tỏ nghĩa đen của nó là phải ăn, Phạn 飯 chuyển nghĩa đồng nghĩa với từ Cơm, phải ăn cơm tức “Hãy ăn Phạn” = Han, nên tiếng Nhật đọc chữ Phạn 飯 là “Han 飯”. Từ Phải tiếng Nhật là “Hay” đồng nghĩa với từ Hầy của tiếng Nghệ hay từ “Hầy 是” của tiếng Việt Đông có nghĩa là “Thật Chi之!” = Thị 是, nghĩa là Là (Là = Thật = Thị 是 = Phải = “Hầy是” = =“Hay” = Hãy). Hán ngữ dùng chữ [ Fan 飯] chỉ bữa cơm, dùng từ [Mỉ Fan米 飯] chỉ món cơm gạo. Tiếng Nhật lướt cụm từ “cơm gạo” ngược theo cú pháp thuyết trước đề sau của Nhật là “Kô-Mê Han” = Gô-Han, Gô-Han tiếng Nhật có nghĩa là cơm gạo , cơm gạo tức là gạo đã nấu chín (Gô-Han có bóng dáng của từ Gao Ăn). Cú pháp tiếng Nhật thì động từ đứng sau trạng từ nên câu “đớp cơm” thì gọi là "Cơm Táp" tức “Gô-han Ố Ta-bê-mát”. Thành ngữ “ăn no Tức bụng”, ở đây Tức là “Tích Thực” = Tức, Tức chuyển nghĩa chỉ sự ăn nhiều. Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”, ở đây thì Tức (tiếng Khơme) có nghĩa là nước, dùng từ đôi Tức Nước để nhấn sự quá nhiều nước trong một đồ chứa hẹp. Tức nghĩa là Nước, nhai nhuyễn thức ăn thành “Nướt ướt Tuột” = Nuốt. Nuốt vào trong là “Tức vào Trong” = Tọng, Tọng mang nghĩa là Ngốn = Ngật 吃. Động tác của con vật dùng mõm Vặn đứt lá cây khi ăn lá là: Ăn = Đẵn 砍 = Đốn = Don (tiếng Nhật) = Ngốn = Ngạm = Khảm 砍 = Khản 砍 [Kan 砍] = Kan 砍 (tiếng Nhật) = Kan (tiếng Vân Nam) = Kin (tiếng Tày) = In = Ăn. Chữ Đốn 砍 cây (chữ Khảm 砍 ) có từ thời đồ đá, thấy rõ chữ có bộ Thạch 石 ám chỉ cái rìu bằng đá.
    1 like
  9. Mỹ giới thiệu pháo laser chỉ nhỏ bằng chiếc vali (Vũ khí) - Công ty Boeing của Mỹ vừa cho ra mắt một hệ thống pháo laser cơ động năng lượng cao HEL MD, có thể vô hiệu hóa UAV, đạn cối... Máy bay không người lái Mỹ sẽ có vũ khí laser Vũ khí laser của Mỹ tiêu diệt UAV trong 15 giây Hệ thống pháo laser năng lượng cao HEL MD. Nguyên mẫu trình diễn vũ khí cơ động laser năng lượng cao (HEL MD) của Boeing bắn ra một chùm tia laser định hướng có thể vô hiệu hóa mọi thứ, từ máy bay không người lái (UAV) cho đến những quả đạn cối đang bay trên không. Laser đã được sử dụng trên các xe quân sự và các tàu chiến hải quân, nhưng tại bang New Mexico vừa qua, công ty Boeing đã cho ra mắt một phiên bản vũ khí laser cơ động mới, có thể lắp vừa bên trong một chiếc vali. Tạp chí Wired cho biết, HEL MD có thể bắn ra một chùm tia laser định hướng với công suất 10 kW ở tốc độ ánh sáng để nhắm vào các mục tiêu trên không. Chùm sáng năng lượng định hướng này có thể nhanh chóng nung nóng lớp vỏ của mục tiêu tới khi làm nó bị nổ tung. Boeing tuyên bố rằng pháo laser có "định vị chính xác trong vòng 2 mục tiêu, sau đó sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu tiếp theo mà vẫn giữ nguyên chùm tia laser". Các nhà bình luận quân sự cho rằng, HEL MD có tiềm năng lớn để trở thành hệ thống vũ khí có thể đánh chặn các tên lửa siêu vượt âm - loại vũ khí bay với tốc độ nhanh hơn tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường. Còn theo tạp chí Wired, HEL MD đạt độ chính xác với bán kính chỉ vài inch, và nó có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy vật thể bay của đối phương tùy theo khoảng cách của nó đến mục tiêu. Vì thế, một quả đạn cối đang bay có thể bị phá hủy ở một khoảng cách an toàn. Laser được sử dụng nguồn năng lượng điện tử, vì thế nó sẽ không bắn ra đạn và miễn là hệ thống được cung cấp điện, nó có thể bắn ra những chùm tia laser liên tục. Vì lý do đó, hệ thống HEL MD là một ví dụ hiếm hoi của một sản phẩm phòng thủ công nghệ cao có chi phí vận hành thấp. Boeing hy vọng hệ thống laser của họ sẽ có người mua trong một hoặc hai năm tới, khi đó khách hàng mua HEL MD sẽ được Boeing bổ sung thêm hiệu ứng âm thanh để có thể nghe được tiếng bắn chùm tia laser khi hệ thống tấn công mục tiêu. PVD =================== Không có ai mua thì tội nghiệp hãng Boeing quá! Vũ khí hiện đại bậc nhất, lại có cả khuyến mãi mà còn sợ ế nữa. Nếu ế thì để lão Gàn giành tiền mua một cái về bắn chim chơi. Hì!
    1 like
  10. Đại sứ Lê Văn Bàng: Việt Nam nên chuẩn bị đón ông Obama tới thăm Nguyễn Hường 07/09/15 07:14 Thảo luận (1) (GDVN) - Tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm như vậy. Tân Hoa Xã: Ông John Kerry "dọn đường" cho Tổng thống Obama thăm Việt Nam? Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn? "Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định" Sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dư luận đã xuất hiện các thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ tới thăm Việt Nam vào cuối năm nay. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ Lê Văn Bàng đã đưa ra những lý do mà theo ông chắc chắn sẽ thúc đẩy Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam vào cuối năm nay. Tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm tới Việt Nam. Những dự đoán này là rất có sơ sở thực tế bởi tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm như vậy. Lý do thứ nhất là ông Obama sắp hết nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc cơ hội thăm Việt Nam trên cương vị là người đứng đầu nước Mỹ của ông Obama cũng đang thu hẹp lại. Trong khi đó, bản thân ông Obama cũng rất muốn để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong quan hệ Việt-Mỹ mà ông đã dành rất nhiều công sức để thúc đẩy trong suốt nhiệm kỳ vừa qua của mình. Theo tiết lộ của Tiến sĩ Murray Hiebert - phó giám đốc Tổ chức nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu chiến lược (CSIS) của Mỹ gần đây cho biết, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Philippines, và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia vào tháng 11 tới. Obama chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội ghé thăm Việt Nam khi có mặt ở Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhiều lần gửi lời mời chính thức và đặc biệt sau chuyến thăm Washington vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một động lực lớn thúc đẩy ông Obama không thể trì hoãn thêm nữa. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với truyền thông Việt Nam hồi tháng 6, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng đã hé mở về khả năng này. Theo Đại sứ Osius, trong năm nay sẽ có 5 hoặc 6 quan chức cấp Bộ trưởng trở lên của Mỹ, có thể cả Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama sẽ giúp thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao nữa như lời Ngoại trưởng John Kerry từng mô tả về mối quan hệ hiện nay giữa hai nước rằng: "Trên thế giới không có hai nước nào làm tốt hơn Việt Nam và Mỹ trong việc đưa mối quan hệ hai nước gần nhau hơn, hướng tới tương lai". Như ông Hiebert cũng nhận định, chuyến thăm Việt Nam sẽ là cơ hội để Obama tăng cường quyền lực mềm trong chính sách ngoại giao của Mỹ tại Đông Nam Á. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cũng sẽ là một dấu mốc quan trọng trong bối cảnh cả Hà Nội và Washington đang rất nỗ lực để hoàn tất Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Đại sứ Lê Văn Bàng, cũng giống như khả năng Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, TPP có rất nhiều khả năng sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Phía Mỹ đã cố gắng đấu tranh trong nội bộ rất nhiều để hoàn tất TPP. Chính phủ Obama đang cố gắng thông qua dự luật, trong đó cho phép Tổng thống Mỹ có quyền quyết định ký TPP mà không cần thông qua Quốc hội như các luật khác để tránh nguy cơ bị bác bỏ hoặc đưa ra những sửa đổi bất lợi cho tiến trình đàm phán, thu hút sự phản đối của các đối tác khác. Điều này cho thấy có sự quyết tâm rất cao trong nội bộ nước Mỹ. Tiến trình đàm phán TPP cũng chỉ còn một số vướng mắc nhỏ liên quan tới những mối quan tâm rất đặc thù của một số nước, nhưng đều sẽ được giải quyết trong thời gian tới. Hơn nữa, nếu TPP không được thông qua vào cuối năm nay, khả năng nó sẽ đạt được vào sang năm còn khó hơn. Theo ước tính của Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam, nếu đàm phán TPP hoàn tất, thương mại song phương Việt-Mỹ có thể sẽ tăng lên 57 tỷ USD vào năm 2020. Hiện kim ngạch thương mại song phương Việt-Mỹ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la. Muốn đạt được mục tiêu trở thành "đối tác thương mại số 1 của Việt Nam" như tuyên bố, Mỹ cần phải thúc đẩy các quan hệ thương mại song phương hơn nữa, trong đó TPP là một cánh cửa lớn để giúp đạt được điều đó./. Nguyễn Hường ======================== Mần một wẻ xem thế lào? Giờ Tuất 25. 7. Ất Mùi Việt lịch. Đỗ Vô Vong. Híc! Chưa thế nói được điều gì?
    1 like
  11. Trong topic này, tôi có dự đoán một trận động đất lớn sẽ xảy ra vào tháng 6 hoặc đầu tháng Bảy. Nhưng đến nay, chỉ có một trận động đất 6.4 độ richter. Đây không phải một trận động đất lớn. Thiên Sứ tôi xác nhận đoán sai việc này. Tuy nhiên, tôi vẫn không thay đổi lời tiên tri: Động đất là thiên tai ấn tượng trong năm này và sẽ còn một trận động đất lớn nữa xảy ra. Tôi xác định một lần nữa là không có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ trong năm nay. ================================== USGS: Động đất mạnh 6,4 độ Richter làm rung chuyển New Zealand (Vietnam+) lúc : 07/09/15 18:19 THX dẫn thông báo của Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ (USGS) cho biết vào lúc 9 giờ 13 phút (giờ GMT) ngày 7/9 đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,4 độ Richter ở cách đảo L'Esperance Rock của New Zealand 191 km về phía Nam Đông Nam. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: skynews.com.au) Tâm của trận động đất ở dưới độ sâu hơn 35 km, ban đầu được xác định tại 32,9323 độ vĩ Nam và 177,891 độ kinh Tây. Trước đó, hồi đầu tháng Một đã xảy ra trận động đất mạnh 5,6 độ Richter ở trung tâm đảo Nam của New Zealand, cách thị trấn gần nhất là Methven khoảng 45 km và cách thành phố Christchurch 101 km./.
    1 like
  12. 1 like
  13. Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão Gàn cũng nói từ lâu rồi! Đây là một siêu cường hạt nhân. Cho nên Hoa Kỳ không thể vội vàng. Họ chưa thể rút găng tay nhung bây giờ và tạm thời không để mọi chuyện tồi tệ hơn. Nhưng lão cảnh báo rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử cần được sáng tỏ tính chân lý của nó. Đừng có ngu lâu quá như vậy. "Thiên cơ bất khả lộ" lão chỉ nói đến đấy!
    1 like
  14. Các nhà khoa học đau đầu trước cái chết của hàng vạn con linh dương Huy Đồng (Vietnam+) lúc : 07/09/15 05:20 Các nhà khoa học cho biết họ đang cố gắng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng vạn con linh dương Saiga ở vùng đồng cỏ tại Kazakhstan. Những con linh dương đổ bệnh chết hàng loạt. (Nguồn: cbsnews.com) Hồi cuối tháng ​Năm, khi nhà sinh thái học Steffen Zuther và đồng nghiệp tới Kazakhstan để theo dõi kỳ sinh sản ​của một bầy linh dương Saiga, họ đã rất bất ngờ và sốc khi nghe tin có tới 60.000 con linh dương Saiga chết chỉ trong vòng bốn ngày. Theo nhận định ban đầu của các nhà khoa học, nguyên nhân khiến hàng vạn con linh dương Saiga đột tử là do độc tố trong một vi khuẩn Pasteurella phát tán trong môi trường sống của chúng. ​Độc tố này khiến những con linh dương bị xuất huyết trong dẫn đến tử vong. Nhiều khả năng, những con linh dương Saiga mẹ đã truyền độc tố qua sữa cho con con khiến chúng tử vong vì sức đề kháng còn yếu. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến hiện tượng linh dương đổ bệnh chết hàng loạt như trên. Trong năm 2014, đã có khoảng 250.000 con linh dương Saiga (​chiếm hơn nửa số linh dương ​ở Kazakhstan) đột ngột chết hàng loạt. Hay trước đó, hồi năm 1988, đã có ​hơn 400.000 con linh dương đổ bệnh do nhiễm vi khuẩn Pasteurella và lăn ra chết./. =========================== Về lý thuyết của ngành Địa Lý Lạc Việt thì phải có một loại bức xạ tác động mạnh, liên quan đến môi trường của Linh Dương, làm phát triển loại vi trùng Pasteurella; hoặc nguồn Sinh Khí dẫn đến môi trường sống của Linh Dương bị chặn, bởi những công trình xây dựng nào đó, cho dù công trình này cách đó rất xa. ...
    1 like
  15. 1 like
  16. VẤN ĐỀ PHONG THỦY TỪ THIỆN CHO GIA ĐÌNH CHÁU BỊ BỆNH. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Mấy hôm vừa qua, tôi có ra Hanoi (29/ 8 đến mùng 1/ 9), nhưng sở dĩ chưa tổ chức đến nhà cháu bé, vì theo như Phạm Hùng cho biết: Gia đình cháu dự định tháng 8 Việt lịch mới sửa nhà. Bởi vậy, chúng tôi dự định tháng 8 Việt lịch mới ghé thăm lai và trao nốt số tiền 1. 700. 000 VND. Trong đó có một triệu của cô Truong Thi Thuy và 700. 000 VND còn lại do Hoàng Triều Hải rút ATM chỉ rút tiền chẵn, nên còn thiếu 700. 000 VND. Chúng tôi sẽ hoàn tất trách nhiệm của mình vì tấm lòng hảo tâm của quý vị và anh chị em. Một lần nữa xin cảm ơn sự nhiệt tình và tấm lòng của quý vị và anh chị em. Chân thành chúc tất cả quý vị và anh chị em đóng góp vào công việc từ thiện này một cuộc sống an lành và hạnh phúc.
    1 like
  17. Thành kính phân ưu, xin thắp nén nhang tưởng nhớ nữ sĩ Ngân Giang - Thân mẫu của Sư phụ Thiên Sứ, nhìn ảnh cụ giống có nét rất giống Sư phụ. Hì! 13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015): “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...” Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ. Giờ này trăng chửa qua rèm lụa, Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa, Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây. Tưởng ai thức trắng đêm dài viết, Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn, Về đi, vường ruộng ngát hương say... (Thơ Ngân Giang) So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”. Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều: “Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”. Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ. Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm. "Một tài thơ thiên phú!" Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên: "Tàu về rồi tàu lại đi Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga" "Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn. Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết: "Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu, Trăm năm thân thế gửi về đâu". Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội: "Ngày chửa sang thu đã thấy buồn Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn Trời không mưa gió lòng mưa gió Người ở đầu thôn mộng cuối thôn". Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”... Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam. Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen: "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" Ngơ ngác phương trời con én lạc Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, bồng hai con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. "Thân gái bơ vơ giữa dặm trường. Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ" - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của quân Tưởng cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc: “Gác xép mơ màng tin quốc sự Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau” Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và gần chục đứa con đây? Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên: "Ngơ ngác phương trời con én lạc Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng" Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương. Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai. Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ? Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là: "Mười năm quét lá bên sông Hình hài để lại cái còng trên lưng" Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ. "Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng Nào có ham gì miếng ngọt ngon" Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo". Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước: "Một quán bên sông cuối phố nghèo Miếng trầu bát nước có bao nhiêu" Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng: "Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bảy khách văn chương Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..." Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm: "Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon" Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến: "Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi". Mối tình si Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo. Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang. Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này “Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi” và: “Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”. Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài: Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi… Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay. Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi. Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà. Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quan và cay đắng mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này. Lê Thọ Bình
    1 like