• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/09/2015 in all areas

  1. Một dự thảo giáo dục ...."Phản giáo dục!" 08:44 | 04/09/2015 Gần đây dư luận lại xôn xao về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Tôi đã tò mò đọc bởi đinh ninh rằng, dự án này sẽ rút kinh nghiệm được những gì mà ngành giáo dục đã loay hoay trong mấy chục năm chưa tìm được lối thoát. Nhưng khi đọc xong thì tôi hoàn toàn thất vọng và không thể hiểu nổi tư duy của những người biên soạn ra dự thảo này (mặc dù họ có nói rằng, tham khảo sách giáo khoa và cách giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới). Nếu nói dự thảo này là một dự thảo “phản giáo dục” cũng hơi quá, nhưng có lẽ họ “phản giáo dục” thật khi gạt Lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học) và biến môn học cơ bản này thành môn tự chọn. Và thậm chí còn ghi rõ ràng: “Nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn Lịch sử, Địa lý…”. Tôi cam đoan là những người tham gia soạn thảo ra chương trình này, khi đăng đàn ở đâu đó để nói về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, họ sẽ nói cực hay và chắc họ cũng sẽ không quên trích dẫn câu “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” của Bác Hồ. Họ cũng sẽ xoen xoét nói rằng, phải dạy trẻ con biết lễ phép, biết nghe lời, chăm học, biết giúp cha mẹ, biết thương yêu đồng bào… Ấy vậy mà, việc họ đang muốn làm tiêu biến một môn học mà từ xưa được coi là quan trọng và là môn cốt lõi bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc nâng cao tinh thần yêu nước và góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người. Hình như những người này đã mang nặng “tư duy tiền”. Nghĩa là những môn học nào có thể giúp học sinh “kiếm tiền” được thì đưa vào chương trình học bắt buộc, còn những môn học nào chưa chắc có thể giúp học sinh “kiếm cơm” được thì coi nhẹ, thậm chí gạt bỏ. Điều gì sẽ xảy ra, nếu như các thế hệ người Việt tới đây không biết gì về lịch sử nước nhà, hoặc nếu biết thì cũng chỉ biết lơ mơ, đại khái. Và rồi suốt ngày nhặt nhạnh các thông tin về lịch sử đã bị xuyên tạc trên các trang mạng, sách báo phản động. Và câu chuyện thuộc sử nước ngoài nhưng sử ta thì không biết, không hay cũng sẽ còn được nói dài dài. Đây quả là điều không thể hiểu nổi. Chẳng lẽ những người soạn thảo ra chương trình này không hiểu biết gì về ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử? Chẳng lẽ họ không biết rằng, giáo dục lịch sử là giáo dục về văn hóa, truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Dạy lịch sử còn là dạy làm Người, dạy giữ gìn phẩm giá, nhân cách cho con người; đồng thời và góp phần quan trọng vào việc nâng cao “phông” văn hóa cho học sinh. Học lịch sử còn là để biết giá trị của ngày hôm nay và từ đó biết ý nghĩa của câu “uống nước nhớ nguồn”. Không biết làm toán… thì có lẽ chỉ khó khăn chút chút khi… cộng trừ tiền lương. Còn không biết lịch sử thì… điều gì xảy ra, khi con cái không biết cha mẹ, ông bà mình ai? Không biết quá khứ của gia đình, địa phương và cả của Quốc gia. Nếu như không dạy lịch sử một cách tử tế thì chưa biết chừng, đến một lúc nào đó, chính thế hệ được dạy bằng chương trình này sẽ quay lưng lại với cha ông. Bởi lẽ các thế lực thù địch, muốn xóa đi một nề văn hóa, thì điều đầu tiên phải làm là xóa đi lịch sử. “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” - câu nói này của Nhà văn Xôviết Rasul Gamzatop cho đến nay vẫn nguyên giá trị - Nếu không trân trọng và thấu hiểu quá khứ, tương lai sẽ đối xử với anh còn tệ bạc hơn. Rồi nữa, họ lại còn vẽ ra chương trình giáo dục âm nhạc cho học sinh với mục tiêu, yêu cầu như thế này: “Giai đoạn giáo dục cơ bản: Học sinh được trải nghiệm, khám phá thể hiện bản thân mình trong môi trường âm nhạc, thông qua các hoạt động: ca hát, nghe nhạc, vận động, nhảy múa, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, trình diễn, sáng tạo âm nhạc. Học sinh nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc, mối liên hệ giữ âm nhạc với văn hóa, lịch sử và các loại nghệ thuật, học sinh nghe có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống”. Giời ơi là giời! Tôi cam đoan rằng, không một nhà trường nào ở Việt Nam hiện nay có thể dạy được cho học sinh biết ký xướng âm một bài hát đơn giản, chứ đừng nói là có đủ giáo viên dạy được theo tiêu chí trên (tất nhiên là trừ một số nhạc viện và các trường năng khiếu nghệ thuật). Đúng là một cách “vẽ” ra, đọc cho vui, điều đó thấy rằng, chúng ta giáo dục con trẻ rất “toàn diện”, mà không biết liệu có làm được hay không? Thật là kỳ quặc khi đến bây giờ họ vẫn ôm đồm, vẫn muốn áp đặt học sinh cái gì cũng phải biết, thế mới là “toàn diện”. Chính cách soạn chương trình giáo dục như hiện nay đã làm nảy sinh ra các thế hệ người Việt “có chữ” nhưng “ít văn hóa”. Và chỉ riêng những người có trách nhiệm soạn thảo chương trình này, không đưa lịch sử vào chương trình học bắt buộc, cũng là những người… khó có thể gọi là… có văn hóa! Chúng tôi khẩn thiết mong các vị lãnh đạo của ngành giáo dục hãy xem xét một cách cực kỳ cẩn trọng dự thảo này, đặc biệt hãy lắng nghe dư luận cũng như những ý kiến phản biện. Lê-nin từng dạy rằng: “Muốn đạt được mục tiêu lớn, thì phải bắt đầu từ mục tiêu nhỏ”. Vì thế, ngành giáo dục đừng nên tham lam, ôm đồm và cố nhồi nhét vào đầu học trò đủ mọi thứ kiến thức. Đối với con trẻ, phải làm thế nào có một chương trình giáo dục, mà chúng thấy vui khi đến trường, không phải lo ngày lo đêm đi học thêm, không phải cõng cái balô nặng gập lưng… Theo tôi, chương trình giáo dục mới nên tách hẳn ra hai giai đoạn giáo dục: Giai đoạn thứ nhất là ở chương trình tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Giai đoạn này chỉ nên tập trung giáo dục kỹ năng sống và dạy cho học sinh theo 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng. Về kiến thức, không cần nhồi nhét, chỉ cần con trẻ biết viết chữ và đọc đúng chính tả, cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100, biết hát biết múa, thậm chí có thể biết ký xướng âm một bản nhạc rất đơn giản thế là đủ. Giai đoạn thứ hai là giáo dục các kiến thức tự nhiên, xã hội. Lúc này, kiến thức học có thể nâng cao, bởi lúc này, nhân cách, cá tính của các em đã hình thành, việc học có “căng” hơn về kiến thức cũng còn dễ chấp nhận. Nhưng chương trình muốn đổi mới kiểu gì và dạy gì thì dạy, học gì thì học, nhưng nếu không dạy cho con người ta biết “uống nước nhớ nguồn” thì đó là cái họa lâu dài và thậm chí là cái họa mất gốc. Tôi thành thật xin lỗi những người đã soạn thảo chương trình này khi đã gọi dự thảo này là “phản giáo dục” nhưng tôi cũng thấy khó dùng từ nào hơn từ này. Như ThổNguồn: Năng lượng Mới 454 ======================= Lạ nhỉ? Vừa mới ngày 29/ 8 2015 báo GDVN đăng bài: Hẳn ngài Thứ Trưởng phát biểu cho thấy tính nghiêm túc của vấn đề. Nhưng chỉ vài ngày sau, trên web Petrotimes lại đăng bài trên, cho thấy một dự thảo bỏ môn Sử?! http://petrotimes.vn/mot-du-thao-giao-duc-phan-giao-duc-320616.html Thực ra thì lão Gàn vốn "người nhỏ làm việc nhỏ". nên chả wan tâm gì lắm đến các chuyện nhớn quốc gia. Lão chỉ quyết liệt một việc duy nhất: Chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương phải được sáng tỏ. Tất nhiên, nó liên quan đến môn lịch sử, vì nó liên quan đến cội nguồn lịch sử của cả dân tộc Việt Nam. Và lão nhận thấy một hiện tượng là: Kể từ khi cải cách giáo dục lần thứ nhất sau 1992 - với quan điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chính thức đưa vào sách giáo khoa thì sau đó là những cuộc cải cách liên miên, cho đến ngày hôm nay, khi lão đang gõ hàng chữ này. Chẳng phải ngẫu nhiên, ngay từ năm 2006, một thành viên chủ chốt trên diễn đàn hỏi lão về vấn đề cải cách giáo dục ở Việt Nam, lão đã phát biểu: "Khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ tính chân lý của nó thì không thể có một cuộc cải cách giáo dục thành công ở Việt Nam". Cho đến nay đã 10 năm trôi qua, các cuộc cải cách giáo dục vẫn đang tiếp tục và chưa có lối ra. Sự lúng túng của ngành giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ môn lịch sử. Môn học này tệ đến mức nào thì quý vị và anh chị em cứ việc lên mạng tìm hiểu, lão không cần diễn tả lại. Sau đó kéo theo toàn bộ nền giáo dục bị lôi vào vòng xoáy mê hồn trận của những cuộc cải cách liên miên. Tính từ năm 1992 đến nay là hơn 20 năm, cả một thế hệ đã vào đời với tư duy về cội nguồn dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - chỉ là một "liên minh bộ lạc " với những người dân "ở trần đóng khố". Và người ta mô tả cụ thể cội nguồn dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - như thế này: Một quan điểm rất phản khoa học lên ngôi, phủ nhận chân lý của văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Một khi chân lý đã bị phủ nhận thì không thể có "cơ sở khoa học" để làm nền tảng cho một cuộc cải cách giáo dục. Đấy là một trong những yếu tố nền tảng để lão phát biểu về sự thất bại của những cuộc cải cách giáo dục, khi phủ nhận chân lý về cội nguồn Việt sử. Ngay từ hàng ngàn năm trước, Lý học Việt đã xác định: "Người hiền là rường của quốc gia. Sử là điển tích của quốc gia". Bởi vậy, khi đám tư duy giẻ rách phủ nhân cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến lên ngôi, thì nghiễm nhiên nó đã phá hoại rường cột quốc gia. Khi cội nguồn chính thống của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận thì nó đã xóa bỏ điển tích của quốc gia. Do đó, không phải ngẫu nhiên, tác giả bài trên đã viết: Về việc này thì lão cũng đã nói từ lâu rồi: "Việc xóa bỏ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thực chất là âm mưu của các thế lực quốc tế nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam". Lão Gàn không dây dưa đến chính trị, nên lão không bàn tới thế lực thù địch, nhưng tương lai của cả Việt tộc sẽ ra sao, nếu cội nguồn Việt sử bị xuyên tạc và phủ nhận trắng trợn? Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu - đại ý: "Phải bảo vệ quyết liệt cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, vì tương lai của cả dân tộc Việt". Nếu như cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tạo điều kiện làm sáng tỏ tính chân lý của nó nhân danh khoa học (qua hội thảo, xuất bản sách, tranh luận trên báo chính thống...vv...) thì lão Gàn sẽ góp phần gọi là nhỏ bé để đưa nền giáo dục Việt Nam vào hàng ngũ nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, không chỉ hiện tại mà còn cả trong tương lai. Lão không hề chém gió việc này và phát biểu rất nghiêm túc với tính trách nhiệm. Tương tự như việc lão xác định Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi không có mưa vậy(*). Đối với lão thì việc xác định Đại lễ 1000 năm Thăng Long không mưa, còn khó hơn nhiều so với sự thành công trong cải cách giáo dục. Bởi vì, đằng sau Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một nền văn minh đi trước cả nền văn minh hiện đại hàng Thiên Niên kỷ. ======================= * Do những kẻ hèn hạ xuyên tạc, và muốn dìm hàng lão Gàn, nên nhiều người không có mặt trong thời gian này vẫn còn hoài nghi về sự thành công của lão Gàn trong việc xác định thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Loang Hanoi. Bởi vậy, lão Gàn lưu ý rằng: Ban tổ chức Đại lễ có chuẩn bị một phương án II, là: Tổ chức kỷ niệm trong nhà, nếu trời mưa. Lão xác định rằng trong tất cả các chương trình của Đại Lễ kéo dài 10 ngày, không có chương trình nào phải dùng phương án II
    3 likes
  2. Văn hóa đối thoại 10:33-03/01/2006 Với đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức. 1) Một trong những tiến bộ đáng nể nhất của tư duy hiện đại là đã vượt qua thời nguyên lý loại trừ bước sang kỷ nguyên của nguyên lý bổ sung. Nguyên lý loại trừ có một sức ỳ thâm căn cố đế vì nó đã chế ngự tư duy nhân loại đằng đẵng hàng nghìn năm trời. Nó vận hành trên hai vế đúng/sai và không công nhận, tuyệt đối không công nhận có vế thứ ba. Cách hành xử của nó là độc thoại và cao trào của nó là định kiến: kẻ nào không đi với ta là chống lại ta. Phong cách của nó là khép kín, bảo thủ, hẹp hòi và độc đoán. Lịch sử còn nhớ lời phát ngôn nổi tiếng của Goebel một cánh tay đắc lực của Hitle: "Khi tôi nghe thấy từ văn hóa, tôi rút súng ra". Nguyên lý bổ sung cung cấp cho vận hành tư duy hiện đại một vế thứ ba: cái khác. Cách hành xử của nó là đối thoại. Phong thái của nó là cởi mở, dung nhận, thực sự cầu thị, bình đẳng và đoàn kết. Nó phủ-nhận mọi chân lý độc tôn, tất định. Nó khuyến khích mọi cuộc tranh luận, mọi ý kiến khác biệt trên con đường không có kết thúc (non finito) của hành trình chân lý. Nguyên lý bổ sung của Bohr và đôi bạn đồng hành nguyên lý bất định của Heisenberg và nguyên lý bất toàn của Godel hoạt động như bộ ba "ngự lâm quân pháo thủ" của tư duy hiện đại. Hiểu biết của con người ngày một trưởng thành. Con người ngày càng hiểu rằng tri thức của mình là hữu hạn, rằng chân lý là một quá trình tiếp cận trường kỳ, chân lý luôn luôn trên đường đi và không có ngày Chúa nhặt cũng như không có một công ty độc quyền chân lý. Xây dựng một nền văn hóa đối thoại hết sức bức thiết nhưng cũng trường kỳ khó khăn vì loài người sống quá lâu năm trong thói quen độc thoại- Nó như một bóng ma bất đắc kỳ tử luôn luôn ám ảnh hành trình đối thoại của loài người. 2) Tôi xin phép được nhắc lại và nhấn mạnh đề phòng mọi sự hiểu lầm. - Độc thoại là tin rằng mình đã nắm vững chân lý và chỉ có nhiệm vụ cao cả là thuyết phục kẻ khác chấp thuận. Tật cố hữu của nó là áp đặt cửa quyền và sốt ruột. Các nhà tri thức học gọi đó là phong cách nóng (hot). Như trên đã nói: với người độc thoại chân lý là đã có sẵn và ở phía sau lưng nên do đó thường có tính chất bảo thủ tự mãn và đa nghi. - Đối thoại, ngược lại, tin rằng chân lý không phải một tiền đề (précepte) mà một hậu đề (postcete) kết quả của một quá trình phân tích, thảo luận, xây dựng của nhiều người nên phong cách của nó là thành khẩn, bình tĩnh và dân chủ. Giới học thuyết gọi đó là phong cách mát (cool). 3) Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng. Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm. Một số cá nhân hoạt động văn hóa "nhà nọ nhà kia" hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh của đám người ngoài chợ. Một số người còn mắc bệnh cay cú "cãi lấy được" cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm (?) để hạ "nốc ao" đối thủ. Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta (đó cũng là thái độ tự trọng) và cố gắng "fair play" (chơi đẹp) đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách. Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Học nói chính là văn hóa đối thoại. Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "Lời chào cao hơn mâm cỗ", "Một sự nhịn là chín sự lành", "Nói phải củ cải nghe cũng được". Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe. Một thiền sư dạy: Không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng. 4) Đầu thế kỷ XX trước thiên hướng chuyên môn hóa cao của khoa học, Nitsơ đã lo rằng một ngày không xa con người sẽ chuyên môn hóa đến mức trở thành những thằng gù(?) Như những Cátxăngđrơ (cô đồng báo điềm gở), các trí tuệ lớn thường đứng ở điểm lâm nguy của nhân loại. Mặc dầu khả năng tiên tri lỗi lạc, Nietzsche cũng chưa vượt qua được nguyên lý loại trừ của thời đại minh. Cơ nguy chuyên môn đến mức "gù hóa" là có thật nhưng chưa bao giờ người ta đề cập đến những khoa học liên thông liên ngành nhiều như bây giờ. Nhà bác học lớn người Bỉ Prigogine còn công khai hô hào cho một khối liên minh mới giữa tất cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội để tạo dựng một cái nhìn nên thơ và đỡ khô cứng đối với sự sống. Và những câu nói "hội nhập", "toàn cầu hóa" gần như đã trở thành lời nói cửa miệng của thế kỷ XXI. Văn hóa đối thoại đã trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Lê Đạt Nguồn tin: Tia Sáng ===================== Trong các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng và các mối quan hệ xã hội khác, người ta có thể từ chối đối thoại về một vấn đề gì đó. Thí dụ như câu: "Không thèm nói tới cái mặt đó". Đây là những thực tế thường xảy ra trong cuộc sống. Và như vậy, đó chính là sự giới hạn của văn hóa đối thoại. Nhưng trong khoa học nghiêm túc thì việc từ chối đối thoại là điều rất bất thường. Vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bị một đàm tư duy giẻ rách phủ nhận và chưa hề có đối thoại. Đấy là một hiện tượng bất thường, chưa hề có tiền lệ trong khoa học.
    2 likes
  3. 5 viễn cảnh không thể tin nổi về Trái đất năm 2050 September 5, 2015Loan Nguyễn Thiên tai, Trái đất 2050, Tuyệt chủng Đã khi nào bạn tưởng tượng thế giới sau chừng 30 năm – 40 năm nữa sẽ thế nào không? Sự thay đổi chóng mặt của công nghiệp hóa tạo nên vô vàn những phát minh tối tân sẽ ảnh hưởng ra sao tới cảnh quan và cuộc sống của con người ? Nhiều lúc ta cứ nghĩ rằng đó là chỉ là những điều tưởng tượng viễn vông, nhưng bạn ạ, mọi thứ mà chúng ta đã và đang làm đều có tác động trực tiếp tới tương lai. Song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ như ô tô tự lái, robot bán thông minh là những hiểm họa mà con người phải đối mặt về biến đổi khí hậu, về dịch bệnh và đói nghèo. Chính vì vậy nên rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các giả định về viễn cảnh của một thế giới những năm 2050. Trong đó có rất nhiều viễn cảnh đã nhận được khá nhiều sự tranh cãi và cả những mối quan tâm về một thực trạng đáng lo ngại của hành tinh chừng 40 năm nữa. Vậy đó là gì? 1. Hơn một nửa dân số thế giới không có nước để sử dụng Tình trạng khan hiếm nước đang diễn ra ngày một trầm trọng – Ảnh: Internet Không còn nói đâu xa, mà hiện nay có rất nhiều vùng trên thế giới, người dân đã phải đối mặt với thực trạng không có nước sạch để sử dụng và con số này đang có dấu hiệu tăng cao theo thời gian. Theo dự báo của Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, sẽ có khoản gần 2 tỷ người, chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi không chỉ không có nước sạch dùng trong sinh hoạt và ngay cả nguồn nước tưới tiêu cũng không còn. 2. Số lượng người chết đói sẽ còn tăng mạnh Số lượng người chết đói đang có xu hướng tăng nhanh – Ảnh: Internet Đừng chỉ nhìn vào thực trạng phát triển của kinh tế và xã hội mà cho rằng cuộc sống của con người đang ngày càng tốt đẹp hơn, số lượng người đói nghèo sẽ không còn nữa. Nhưng một thực tế đáng lo ngại đang xảy ra khi lượng thức ăn trên toàn thế giới đang giảm khoảng 2% và theo tính toán chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực trong khoảng 10 năm tới. 3. Siêu vi khuẩn sẽ khiến 10 tỷ người tử vong mỗi năm “Cơn ác mộng vi khuẩn” – Điều khiến người ta trở nên lo sợ – Ảnh: Internet “Siêu vi khuẩn kháng thuốc” đang là một cụm từ khiến giới nghiên cứu rất lo ngại và người ta gọi chúng là “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “ siêu vi khuẩn chết người”. Và dự báo những loại siêu vi khuẩn này đang có mức độ phát triển khá nhanh và tạo nên một mối nguy khó lường cho nhân loại. Theo đó, chúng sẽ gây nên các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị và làm tử vong khoảng 10 tỷ người vào năm 2050. 4. Các thảm họa thiên nhiên sẽ đổ ập đến Thảm họa thiên nhiên đang đe dọa cuộc sống của loài người – Ảnh: Internet Bạn sẽ không thể tưởng tượng được rằng, tới năm 2050, tình trạng nóng lên của Trái Đất sẽ khiến mực nước biển tăng lên khoảng 35cm khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước. Tính toán đơn giản rằng, Trái đất cứ tăng 1 độ C thì sẽ có khoảng 40 trong số 700 di sản và thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước và nếu nhiệt độ tăng 3 độ C thì sẽ là 136 di sản. Và sự nóng dần lên của khí hậu cùng là nguyên nhân khiến các cơn bão mạnh và dữ dội hơn. 5. Trái đất và con người đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6 Liệu có phải chính con người sẽ đưa thế giới vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6 – Ảnh: Internet Đây có lẽ là viễn cảnh có tính nghiêm trọng nhất, thời đại tuyệt chủng thứ 6 có nghĩa là con người và toàn bộ sinh vật sẽ đi tới ngày tận diệt. Đó là một dự báo dược trích dẫn trên Tờ Independent (Anh). Thực tế cho thấy, hiện nay, số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần bình thường. Và nếu điều đó còn tiếp diễn thì rất có thể sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng. Chính con người đang đưa hành tinh xinh đẹp này tiến dần tới thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6. ======================== Hiện nay, mỗi quốc gia đang mạnh nước nào, nước ấy phát triển theo kiểu của họ và vì quyền lợi của họ. Cho nên cần một tổ chức quốc tế, hoặc bá chủ thế giới đủ quyền lực để thống nhất giải quyết các vấn nạn khoa học đưa ra. Do đó, vấn đề hội nhập toàn cầu là một tính tất yếu của nhân loại trong tương lai gần. Bởi vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chính là một cuộc lột xác của thế giới đi đến một giai đoạn mới của nền văn minh "hội nhập toàn cầu". Hoặc là cuộc lột xác thành công, nền văn minh nhân loại tiếp tục tiến hóa; hoặc nó sẽ thất bại và bị hủy diệt, như những lo lắng của các nhà khoa học. Đây là điều tôi đã nói từ lâu rồi. Thành công hay bị hủy diệt, sẽ được quyết định bởi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chân lý. Bởi vì đằng sau lịch sử văn hiến Việt là cả một nền văn minh vượt trội hàng Thiên niên kỷ so với nền văn minh hiện đại. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" Vanga.
    2 likes
  4. Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão Gàn cũng nói từ lâu rồi! Đây là một siêu cường hạt nhân. Cho nên Hoa Kỳ không thể vội vàng. Họ chưa thể rút găng tay nhung bây giờ và tạm thời không để mọi chuyện tồi tệ hơn. Nhưng lão cảnh báo rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử cần được sáng tỏ tính chân lý của nó. Đừng có ngu lâu quá như vậy. "Thiên cơ bất khả lộ" lão chỉ nói đến đấy!
    2 likes
  5. Các nhà khoa học đau đầu trước cái chết của hàng vạn con linh dương Huy Đồng (Vietnam+) lúc : 07/09/15 05:20 Các nhà khoa học cho biết họ đang cố gắng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng vạn con linh dương Saiga ở vùng đồng cỏ tại Kazakhstan. Những con linh dương đổ bệnh chết hàng loạt. (Nguồn: cbsnews.com) Hồi cuối tháng ​Năm, khi nhà sinh thái học Steffen Zuther và đồng nghiệp tới Kazakhstan để theo dõi kỳ sinh sản ​của một bầy linh dương Saiga, họ đã rất bất ngờ và sốc khi nghe tin có tới 60.000 con linh dương Saiga chết chỉ trong vòng bốn ngày. Theo nhận định ban đầu của các nhà khoa học, nguyên nhân khiến hàng vạn con linh dương Saiga đột tử là do độc tố trong một vi khuẩn Pasteurella phát tán trong môi trường sống của chúng. ​Độc tố này khiến những con linh dương bị xuất huyết trong dẫn đến tử vong. Nhiều khả năng, những con linh dương Saiga mẹ đã truyền độc tố qua sữa cho con con khiến chúng tử vong vì sức đề kháng còn yếu. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến hiện tượng linh dương đổ bệnh chết hàng loạt như trên. Trong năm 2014, đã có khoảng 250.000 con linh dương Saiga (​chiếm hơn nửa số linh dương ​ở Kazakhstan) đột ngột chết hàng loạt. Hay trước đó, hồi năm 1988, đã có ​hơn 400.000 con linh dương đổ bệnh do nhiễm vi khuẩn Pasteurella và lăn ra chết./. =========================== Về lý thuyết của ngành Địa Lý Lạc Việt thì phải có một loại bức xạ tác động mạnh, liên quan đến môi trường của Linh Dương, làm phát triển loại vi trùng Pasteurella; hoặc nguồn Sinh Khí dẫn đến môi trường sống của Linh Dương bị chặn, bởi những công trình xây dựng nào đó, cho dù công trình này cách đó rất xa. ...
    2 likes
  6. 2 likes
  7. Philippines: Trung Quốc phải bỏ giọng điệu dối trá về Biển Đông Thứ hai, 07/09/2015 - 06:27 Dân trí Bắc Kinh cần hành động nhiều hơn là những lời hứa dối trá nếu nước này muốn thực sự đảm bảo hòa bình ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines ngày 6/9 tuyên bố. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez (Ảnh: Inquirer) "Lãnh đạo Trung Quốc cần hành động nhiều hơn thay vì giọng điệu dối trá khẳng định các nỗ lực hòa bình, trước khi sự hung hăng của họ gây ra mất mát lớn hơn và không thể khắc phục đối với khu vực và xa hơn thế", phát ngôn viên Peter Paul Galvez cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho thấy sự chân thành, ít nhất là bằng cách ngừng tất cả các hoạt động quân sự hóa và xây dựng hiện thời, và tránh hạn chế tự do hàng hải và hàng không", ở Biển Đông, ông Galvez nói thêm. Bình luận trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong một cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 ngày kết thúc Thế chiến 2, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tại sự kiện rằng Trung Quốc cam kết giữ gìn hòa bình và không tìm kiếm sự bá quyền. Ông Galvez nói thêm, Bộ Quốc phòng Philippines hoan nghênh tuyên bố gần đây của ban lãnh đạo Trung Quốc về cam kết hòa bình, nhưng cũng đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại phô diễn các vũ khí tấn công trong cuộc duyệt binh mới đây. Một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và một tàu cung ứng của Philippines lâm vào cuộc đối đầu gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 2014 (Ảnh: AFP) Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng. Philippines đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền bằng cách biến các bãi cạn thành các đảo nhân tạo có thể chứa các cơ sở quân sự. Philippines, nước có một trong những lực lượng quân đội yếu nhất khu vực, đã tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với các nước khác như Mỹ và Nhật Bản để đối trọng với các lực lượng của Trung Quốc. Manila cũng kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế nhằm thách thức các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc. An Bình Theo AFP ======================== Muộn rồi! Thưa quý vị! Ngay bây giờ Trung Quốc có rút hết khỏi các đảo lấn chiếm ở biển Đông, triệt phá các căn cứ ở Hải Nam, long trọng công nhận Senkaku là của Nhật Bản, tuyên bố không bao giờ tấn công Đài Loan trước...vv....Nhưng Hoa Kỳ và Đồng minh của họ đã kịp hiểu tham vọng đứng đầu thế giới của Bắc Kinh và tất nhiên họ không thể chấp nhận tham vọng này, nên không thể để một lần nữa nó có thể trỗi dậy. Do đó, tất cả đã muộn. Bắc Kinh đã bị dồn vào thế bí, dù muốn hay không, họ phải chấp nhận đánh nốt "canh bạc cuối cùng". Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ đang là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế. Trước đây, lão Gàn muốn chứng tỏ điều này bằng một trận động đất xấp xỉ 6 độ Richter ở Tây Nam Hoa Kỳ trong năm 2015. Nhưng bây giờ là không cần thiết. Vì chính những nhà khoa học thượng thặng của Hoa Kỳ đã xác định: Sẽ có một trận động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Nhưng lão Gàn đã xác định nó không xảy ra. Lão Gàn đã tỏ ra "khách quan khoa học", thể hiện "cơ sở khoa học", nên rất sòng phẳng khi đặt vấn đề về một cuộc trao đổi sòng phẳng về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lão quảng cáo rằng: Lão chờ đến hết ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, nếu không thể thực hiện được việc này, lão sẽ chuyển giao, hoặc đóng cửa trang web này, và cáo lỗi với tổ tiên vì lão đã bị những hoàn cảnh khách quan cản trở, nên không thể chứng minh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, để các Ngài tìm phương pháp khác.
    2 likes
  8. Đề xuất môn Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình mới Xuân Trung - Thùy Linh 29/08/15 06:58 Thảo luận (47) (GDVN) - Chiều ngày 28/8, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã có báo cáo với lãnh đạo Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam về Chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo dục đại học phải là đầu tàu Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới sự phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Ông cũng cho rằng, trong chương trình mới này việc dạy tích hợp không có nghĩa là ghép các môn với nhau, bên cạnh đó đội ngũ giáo viên muốn thực hiện chương trình này cũng phải bồi dưỡng thêm. “Chúng ta vừa làm vừa điều chỉnh, không thể đợi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mới triển khai. Vì từ năm 2012 đã dự định dạy tích hợp nhưng sợ chưa chuẩn bị kịp nên không bắt tay vào làm, thực tế từ đó đến nay cũng không chuẩn bị được gì thêm. Vì vậy, phải bắt tay vào làm. Không nên quá cầu toàn rằng làm là phải tốt ngay, mà phải với tinh thần gì đúng thì làm ngay. Trong quá trình đó sẽ hoàn thiện. Chương trình này không phải đến năm 2018 mới triển khai mà ngay từ bây giờ, những gì đã đúng sẽ đưa vào dạy, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện, năm 2018 triển khai đồng loạt” ông Hiển cho biết thêm. Nhiều luồng ý kiến cho rằng, chương trình mới sẽ khiến giáo viên khó dạy tích hợp. Ông Hiển giải thích, việc này đã thử, đã dạy 1 năm qua ở mô hình trường học mới (VNEM), cho thấy giáo viên hoàn toàn có thể dạy được khi tích hợp KHTN, KHXH. Vấn đề là giáo viên có tâm huyết, nhà trường tự thiết kế được chương trình dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế nhà trường, giáo viên và học sinh hay không. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, khi Bộ lấy ý kiến về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều ý kiến ủng hộ. Nhưng cũng nhiều góp ý với nhận thức cũ, không đưa tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT để tiếp cận chương trình này. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT chiều ngày 28/8. Ảnh Xuân Trung Chia sẻ, góp ý cho Bộ, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) rất tâm đắc về nội dung đổi mới đánh giá, thi cử mà Bộ đề ra trong chương trình mới. Theo GS. Thiệp, ở Việt Nam thi thế nào học thế ấy, vì vậy chọn đột phá khâu thi cử, đánh giá là rất chính xác. Tương tự, GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, dù sao đổi mới không thể phủ nhận sạch trơn, mà phải kế thừa những gì là thế mạnh của giáo dục Việt Nam. Ví dụ phẩm chất của học sinh theo Chương trình mới là sống yêu thương, trách nhiệm thì có nên thỏa đáng khi thay cho 5 điều Bác Hồ dạy không?. “Từ năm 1945, Bác Hồ đã nêu nhiệm vụ của trường học là phát triển năng lực toàn diện của học sinh chứ không phải là phát triển kiến thức học sinh, tuy nhiên chúng ta chưa làm được điều này, đến dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì chúng ta mới đề cập lại” GS. Dong cho biết. Cũng theo GS. Dong, cấn đề hướng nghiệp ở THPT, trước đây trường học chúng ta rất coi trọng lao động, nhưng trong dự thảo rất mờ nhạt điều này. Cơ hội để học sinh trải nghiệm lao động hiện nay ít hơn rất nhiều. Bao nhiêu thế hệ học sinh đã trưởng thành hơn nhờ những việc lao động trong trường học. “Hà Nội vừa qua yêu cầu học sinh phải trực nhật, vệ sinh lớp học, không được thuê nữa, cho thấy yếu tố lao động cho học sinh trong trường học đã nhạt nhòa đi nhiều. Không dạy cho học sinh yêu lao động, ý thức lao động thì rất thiếu sót. Chương trình mới đề cao hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh, tôi cho rằng cần kế thừa việc dạy tinh thần lao động cho học sinh” GS. Dong nhấn mạnh. Theo GS. Phạm Tất Dong, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì sư phạm phải là đầu tàu, không phải là toa kéo. Nếu sư phạm chỉ là toa kéo thì “hỏng”. Trước khi có cải cách giáo dục phổ thông thì phải cải cách sư phạm. Mặt khác, giáo dục đại học phải định hướng cho giáo dục phổ thông, có tác động đến giáo dục phổ thông, không tách rời. Đề cao tính dân tộc, môn sử là môn bắt buộc Cũng theo GS. Phạm Tất Dong, chương trình mới cần đề cao tính dân tộc. Và trong bối cảnh mà học sinh chán môn sử thì càng phải đề cao tính dân tộc. Đề cao tính dân tộc không có nghĩa là bảo thủ, mà phải chọn lọc những kinh nghiệm thế giới. GS. Dong mạnh dạn cho rằng, cần nhìn nhận rõ những yếu kém của giáo dục phổ thông để đổi mới. Theo đó, ông cho rằng, một trong yếu kém đó là môn sử. “Học sinh đã chán môn sử, mà trong chương trình mới lại cho tự chọn thì càng nguy hiểm, vì vậy đề nghị sử là môn bắt buộc. Nếu học sinh quay lưng lại với môn sử thì cùng tai hại cho tương lai đất nước. Thứ hai, lao động quá yếu, vì vậy học sinh không gắn được với nghề rất lạ khi mà Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Thứ ba, học sinh yếu về ngoại ngữ, kém ngoại ngữ là một dạng mù chức năng vì nhiều ngành nghề, không có ngoại ngữ thì không thể làm được việc” GS. Dong đề nghị. GS. Dong cũng lưu ý đối với Bộ GD&ĐT rằng, trong chương trình mới cần chú ý tới nội dung dạy tích hợp và phân háo. Vì ông cho rằng, tích hợp kiến thức thì dễ, nhưng tích hợp 2 khoa học vào nhau là rất khó. Ví dụ tích hợp dân số vào toán, vào sinh thì dễ, nhưng tích hợp các môn khoa học khác nhau thì rất khó, vì mỗi môn là một khoa học chuyên sâu. Nếu không cẩn thận dạy tích hợp giáo viên sẽ dạy kém đi, và điều này chúng ta cần cẩn trọng. Ông Phan Đăng Hùng (Hội Khuyến học Việt Nam) cho biết, khi đổi mới chương trình thi ông thầy luôn là số 1, nếu ông thầy không đủ trình độ thì không thể dạy tích hợp, không thể đổi mới giáo dục phổ thông thành công. “Mỗi trường hiện nay chỉ được 3-4 thầy giỏi thực sự. Cần phải đào tạo giáo viên một cách bài bản, vì thế các trường sư phạm có vai trò rất lớn, phải vào cuộc thực sự. Nhưng tôi cho rằng, giáo viên giỏi mà môi trường không ổn thì cũng không thể dạy tốt. Như vậy, sau thầy giáo phải là nhà trường-môi trường dạy học. Làm được 2 điều này thì đổi mới mới thành công” ông Hùng khẳng định. Bày tỏ quan điểm của mình, ông Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng Giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng, chương trình tổng thể cần làm rõ vấn đề dạy tích hợp hơn. Quan trọng, theo ông Khuyến phải chỉ ra được ai là kiến trúc sư của chương trình mới, vì nếu không có kiến trúc sư thì không có sự liên thông. Xuân Trung - Thùy Linh ==================== Hồi còn học sinh, lão Gàn đi học cũng có hai ban, là Tự Nhiên: Toán Lý Hóa (Hoặc Sinh vật học) và Xã hội, là Văn, Sử, Địa. Cho nên, việc "Đưa môn sử trở thành môn học bắt buộc", là một ý tưởng đúng nói chung với các quốc gia trên thế giới, tức là đúng ở tầm vĩ mô, đúng nói chung và mang tính khái quát. Nó cũng giống như "Hòa bình thế giới muôn năm" được hô to ba lần và vỗ tay vậy. Tuy nhiên ở góc độ phần tử trong cái tập hợp vĩ mô ấy thì vấn đề cần bàn là: Nội dung của lịch sử và phương pháp giảng dạy. Về nội dung lịch sử của bất cứ dân tộc nào tất nhiên nó phải bắt đầu từ cội nguồn dân tộc. Lịch sử Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chứ không lẽ dân tộc Việt Nam từ trên Trời rơi xuống? Lão phát biểu điều này, hoàn toàn có "cơ sở khoa học". Về mặt này, lão Gàn tìm hiểu tất cả lịch sử các dân tộc khác trên thế giới thì chưa có một dân tộc nào tự phủ nhận cội nguồn vinh quang, đầy tự hào của mình, cho dù nó rất thần thoại hoặc vô lý, như chính các nhà sử học Việt Nam đã phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của mình từ gần 5000 năm văn hiến thành hơn 2000 năm với một "liên minh bộ lạc" và những người dân "Ở trần đóng khố" cả. Từ năm 2006, khi trao đổi với một thành viên chủ chốt của diễn đàn lúc bấy giờ, lão Gàn đã xác định rằng: "Nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được trả lại đúng tính chân lý của nó thì sẽ không có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam". Lão đã công khai công bố điều này trên web lyhocdongphuong và lâu lâu lại nhắc lại để mọi người khỏi quên. Từ năm 2006 đến nay 2015, Việt Nam vẫn đang "cải cách giáo dục". Không ai có lỗi trong việc cải cách giáo dục. Mà sự thất bại theo cái nhìn của lão Gàn chính là "Hầu hết những khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lõa Gàn nói thêm rằng: Sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến không chỉ kéo theo sự thất bại nặng nề trong việc giáo dục môn Sử ở nhà trường (Cái này báo chính thống đăng nhiều rồi), mà nó còn kéo theo sự suy thoái của cả ngành giáo dục Việt Nam. Mối liên hệ tương tác nào đã xảy ra giữa hành vi phủ nhận chân lý cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với công cuộc giáo dục ở Việt Nam thì đẳng cấp cỡ giáo sư Vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, như ông Nguyễn Văn Trọng không đủ tầm để hiểu. Chưa nói đến mấy vị giáo sư tiến sĩ dạng chém gió, đập ruồi, phán vung xích chó mà chẳng hiểu mình đang nói gì (Cho đến giờ này, vẫn chưa ai đăng đàn phát biểu về nội hàm của cụm từ "cở sở khoa học"). Sau này, khi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vinh vì giá trị chân lý của nó, nếu qưỡn lão Gàn sẽ phân tích.
    2 likes
  9. 1 like
  10. Vừa rồi, một PV báo chí quen thuộc cho tôi đường link trên Fb về vị võ sư Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh. Ông ta xác định trước một ngày - từ 1g đêm mùng 1/ 9 - là ngày mùng 2/ 9 không mưa. Qua đó thấy rằng, việc xác định trước sự diễn biến của thời tiết là một khả năng có thể có thật. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=479881222188052&set=a.206549882854522.1073741825.100004985351759&type=1&theater
    1 like
  11. Những bức ảnh gây xúc động hàng triệu người 18:13 ngày 05 tháng 09 năm 2015 Khoảnh khắc binh sĩ Mỹ lần đầu gặp con sau thời gian dài chiến đấu ở Iraq hay cảnh nhân viên cứu hộ bế thi thể bé trai tị nạn dạt vào bờ biển khiến hàng triệu người rơi lệ. Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria mím chặt môi và giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỹ. Ngay sau khi xuất hiện trên Internet ngày 31/3, bức ảnh thu hút sự chú ý của toàn thế giới với hơn 11.000 lượt chia sẻ trên Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác. Bức ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên. Ảnh: Daily Mail Abdul Haleem al-Kader, người Syria gốc Palestine, đang cầm một nắm bút rao bán trên vỉa hè đường phố Beirut, thủ đô Lebanon khi con gái 4 tuổi tên Reem ngủ gục trên vai anh. "Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, Simonarason, nhà hoạt động người Na Uy nói với CNN. Chỉ vài giờ sau khi Simonarason đăng bức ảnh trên mạng trong tháng trước, hàng nghìn người gửi yêu cầu trợ giúp người cha tị nạn trong bức ảnh. Ảnh: Twitter Nhân viên cứu hộ bế thi thể bé trai mặc áo phông đỏ, quần xanh và đi giày dạt vào bờ biển bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ. Em bé người Kurd 3 tuổi cùng mẹ và anh trai thiệt mạng trên đường chạy trốn khỏi cuộc chiến tại Syria. Họ ở trên chiếc thuyền đông đúc chở người tị nạn bị lật đêm 1/9 khi vượt qua đảo Kos của Hy Lạp. Bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Twitter cho thấy làn sóng người nhập cư đang tàn phá châu Âu khi hàng nghìn người Trung Đông chạy khỏi đất nước. Nó cũng làm dấy lên cuộc tranh luận về cách xử lý cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu. Ảnh: Reuters. 4 ngày sau trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản tháng 3/2011, những người lính cứu hộ tìm thấy một em bé 4 tháng tuổi còn sống sót trong đống đổ nát. Bức ảnh tạo niềm tin về những kỳ tích trong thảm họa. Ảnh: Buzzfeed. Cụ bà Jeanette Toczko, 96 tuổi, và cụ ông Alexander Toczko, 95 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, ôm nhau qua đời sau 75 năm chung sống. Hai người mất cách nhau vài giờ hôm 17/6. Bức ảnh cuối cùng của hai ông bà do con cháu chụp khiến hàng triệu người xem nghẹn ngào. Ảnh: KGTV. Khoảnh khắc một lính Mỹ lần đầu gặp con sau nhiều tháng chiến đấu tại chiến trường Iraq khiến nhiều người suy nghĩ về cái giá của chiến tranh. Ảnh: Buzzfeed. Frank Praytor, trung sĩ hải quân Mỹ, đang cho con mèo 2 tuần tuổi ăn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952 sau khi mèo mẹ chết. Nhiều trang báo cho rằng, bức ảnh là một trong 30 tác phẩm đắt giá nhất trong chiến tranh và lay động trái tim hàng triệu người. Ảnh: Viralnova.com. Theo Zing
    1 like
  12. VẤN ĐỀ PHONG THỦY TỪ THIỆN CHO GIA ĐÌNH CHÁU BỊ BỆNH. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Mấy hôm vừa qua, tôi có ra Hanoi (29/ 8 đến mùng 1/ 9), nhưng sở dĩ chưa tổ chức đến nhà cháu bé, vì theo như Phạm Hùng cho biết: Gia đình cháu dự định tháng 8 Việt lịch mới sửa nhà. Bởi vậy, chúng tôi dự định tháng 8 Việt lịch mới ghé thăm lai và trao nốt số tiền 1. 700. 000 VND. Trong đó có một triệu của cô Truong Thi Thuy và 700. 000 VND còn lại do Hoàng Triều Hải rút ATM chỉ rút tiền chẵn, nên còn thiếu 700. 000 VND. Chúng tôi sẽ hoàn tất trách nhiệm của mình vì tấm lòng hảo tâm của quý vị và anh chị em. Một lần nữa xin cảm ơn sự nhiệt tình và tấm lòng của quý vị và anh chị em. Chân thành chúc tất cả quý vị và anh chị em đóng góp vào công việc từ thiện này một cuộc sống an lành và hạnh phúc.
    1 like
  13. PS: Để phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, lão thấy rất nhiều ý kiến phản biện một cách trơ tráo. Thí dụ: của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, long trọng phát biểu trước đám đông cử tọa tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Không biết các nhà khoa học quốc tế có ý kiến gì về điều này. Nhưng nếu quan điểm này được "khoa học công nhận" thì nó sẽ phá vỡ toàn bộ mối liên kết cấu trúc xã hội từ những mối quan hệ xã hội hình thành trên chuẩn mực của sự hợp lý về tính công bằng xã hội, dân chủ và cả tự do. Chưa hết! Có người còn dõng dạc phát biểu: "Một là, quá khứ hào hùng của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.!"? (Bài của tác giả Trần Văn Tuấn trên Vietnamnet - bài đã đăng trên diễn đàn). Vậy học môn lịch sử để làm cái điếu gì theo quan điểm của ông này? Hay là có một tiêu chuẩn kép trong việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến? Sự độc tôn rất bất thường của quan điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng từ trong nước ra đến quốc tế; sự phủ nhận phi lý độc quyền của cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới". Khoa học cái con mẹ gì đám này khi những hiện tượng rất bất thường như vậy cho sự phủ nhận cội nguồn Việt sử. Đem một thứ phi lý, phản khoa học trắng trợn như vậy - "lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" - vào giáo dục cụ thể là môn lịch sử thì làm sao mà có một chuẩn mực hợp lý để cái cách giáo dục thành công được? Đây cũng chỉ là một yếu tổ để mô tả sự xác định của lão Gàn, từ 2006: "Nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không được thừa nhận tính chân lý thì sẽ không thể có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công". Hãy chờ xem. ======================= TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài viết của tác giả Trần Văn Tuấn trên Vietnamnet
    1 like
  14. Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) 03/09/15 07:50 Thảo luận (0) (GDVN) - Bài báo nhìn lại một số hoạt động gần đây của Mỹ ở Biển Đông, đồng thời chỉ ra ý đồ can thiệp Biển Đông, đối phó Trung Quốc với 4 "chiêu" của Mỹ. Trung Quốc năm 2017 quân sự hóa đảo nhân tạo bao trùm cả Biển Đông Hải quân Trung Quốc tăng mạnh năng lực tiếp tế trên biển vì Biển Đông "Cần đoàn kết ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, cường quyền Biển Đông" Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 9 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tả Lập Bình thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc. Báo Giáo dục Việt Nam đăng đầy đủ nội dung bài viết để độc giả tham khảo và suy ngẫm: Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris vừa đến thăm Philippines và đến thăm đảo Palawan, điều này được báo chí Philippines gọi là Harry Harris "đến hiện trường khảo sát tình hình Biển Đông". Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift trả lời báo chí tuyên bố, sự bất an do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông đã làm cho các nước từ Australia đến Nhật Bản tăng cường phòng thủ của mình, đồng thời tìm kiếm triển khai quan hệ quân sự sâu sắc hơn với Mỹ. Tả Lập Bình đổ tội cho Mỹ, coi những động thái trên là "Mỹ không muốn tình hình Biển Đông trở nên yên ả". Tả Lập Bình nghĩ rằng, các động thái quan tâm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có một số "quá mức", đã hoàn toàn phá vỡ sự trông đợi “sẽ duy trì quan hệ Trung-Mỹ tương đối ổn định” trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 9 tới. Trên thực tế, chính tham vọng và hành động bành trướng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân căn bản, sâu xa và trực tiếp làm cho Biển Đông thường xuyên dậy sóng, gây ra điểm nóng khu vực và gây nguy cơ xung đột, chiến tranh – PV. Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông Ông Bình cho rằng, ý đồ can thiệp Biển Đông của Mỹ sẽ không còn che đậy như trước. Đối với vấn đề này, ông Bình đề nghị giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh phải luôn cảnh giác Mỹ dùng cách thức "nắm đấm tổng hợp" để can thiệp Biển Đông. Ông ta cho rằng, Mỹ có vài “chiêu” can thiệp Biển Đông sau: Chiêu thứ nhất, Mỹ sẽ lôi kéo các nước chủ trương chủ quyền khác như Philippines, Việt Nam để cùng đối phó Trung Quốc. Từ cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, trong các trường hợp công khai, quan chức cấp cao Quân đội Mỹ nhiều lần khuyến khích các nước ASEAN đoàn kết đối phó Trung Quốc, cho thấy Mỹ sẽ đứng về phía ASEAN, nhấn mạnh, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh ASEAN. Theo tuyên truyền của ông Bình, Mỹ dùng cách "đại ca bảo vệ tiểu đệ", có ý đồ tạo ra cục diện bị động "lấy lớn hiếp bé" cho Trung Quốc. Cách làm này thực sự đã làm gia tăng độ khó cho giải quyết "tranh chấp Biển Đông" giữa Trung Quốc với các nước này. Cuối tháng 8 năm 2015, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris đến thăm Philippines Chiêu thứ hai, dựa vào luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để gây khó khăn cho Trung Quốc. Ông Bình cho rằng, Mỹ đến nay vẫn chưa ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, nhưng những năm gần đây, Chính phủ, các chính khách Mỹ đã nhiều lần cho rằng, chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông đã ngăn cản nước khác tiến vào vùng biển quốc tế, đã ảnh hưởng đến tự do hàng hải theo quy định của luật biển quốc tế, rõ ràng Mỹ đã tìm một cái “lý do đường hoàng” để can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Nhưng, Tả Lập Bình tuyên truyền cho rằng, Mỹ "vận dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển một cách tùy ý và giải thích sai, cho rằng, các nước duyên hải có quyền quản lý đối với nghiên cứu khoa học biển triển khai ở vùng đặc quyền kinh tế, nhưng không có quyền quản lý đối với các hoạt động không phải là khoa học biển như trinh sát quân sự, đo đạc quân sự, điều này rõ ràng là một loại logic của bọn cướp". Ngày 11 tháng 5 năm 2015, tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi Chiêu thứ ba, ngầm đồng ý cho công ty Mỹ tiến hành khai thác năng lượng ở Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tả Lập Bình xuyên tạc: Do có lợi ích kinh tế to lớn, một số nước xung quanh áp dụng chính sách "từng bước xâm chiếm" đối với các đảo ở Biển Đông. Nhưng, bản thân những nước này hoàn toàn không có năng lực khai thác dầu mỏ, khí đốt ở vùng nước sâu trên Biển Đông, cho nên những công ty dầu mỏ Âu-Mỹ có nguồn vốn hùng hậu và công nghệ tiên tiến đã có thời cơ nhảy vào, thông qua phương thức hợp tác gián tiếp hoặc trực tiếp để "cướp đoạt" tài nguyên dầu khí Biển Đông. Hiện nay, có tới trên 200 công ty dầu khí quốc tế tiến hành thăm dò và khai thác dầu mỏ ở "vùng biển Trường Sa", trong đó nhiều nhất là công ty Mỹ. Như vậy, một khi Biển Đông xảy ra xung đột vũ trang sẽ đe dọa lợi ích của công ty nước mình, Mỹ sẽ có thể đứng ra can thiệp với lý do bảo vệ lợi ích thương mại ở nước ngoài của họ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và giải quyết cuối cùng tình hình Biển Đông. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chiêu thứ tư, tận dụng thực lực quân sự mạnh để “đe dọa” Trung Quốc. Theo Tả Lập Bình, để ngăn chặn Trung Quốc phát triển, ở Biển Đông, cường độ trinh sát trên không của Mỹ rõ ràng tăng lớn. Năm 2015, Quân đội Mỹ điều động máy bay trinh sát đến gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để tiến hành hoạt động trinh sát, đã vượt so với năm 2014. Theo ông Bình, trên thực tế, Mỹ dựa vào quyền đi lại tự do trên Biển Đông, thường xuyên điều tàu chiến, máy bay, tàu đo đạc quân sự đến hoạt động ở Biển Đông một cách không hạn chế, không ngại trinh sát, thu thập các thông tin quan trọng về môi trường điện từ, môi trường thủy văn, theo dõi, giám sát các hoạt động quân sự quan trọng của Trung Quốc, "đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia" của Trung Quốc. Ông Bình cho rằng, Mỹ thực hiện "nắm đấm tổng hợp" này trong vấn đề Biển Đông, kết quả sẽ chỉ làm cho tình hình an ninh Biển Đông phức tạp hơn. Đối với Trung Quốc, Mỹ can thiệp Biển Đông đã là một vấn đề chiến lược không thể né tránh. Trung tuần tháng 6 năm 2015, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận săn ngầm, phòng không, bắn đạn thật ở Biển Đông (ảnh tư liệu) Trong tương lai, Mỹ rốt cuộc sẽ đưa ra chiến lược Biển Đông như thế nào, mức độ can thiệp Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng lớn thế nào đối với sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, chính sách ngoại giao láng giềng, chiến lược quân sự của Trung Quốc, những vấn đề này đều cần Trung Quốc tiến hành xem xét và ứng phó một cách khách quan, bình tĩnh - Tả Lập Bình kết luận. Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) ======================= Đến tận bây giờ, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc - ông Tả Lập Bình - mới đặt vấn đề "Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi". Còn lão thì lão đã mô tả điều này từ 8 năm trước và xác định như là một điều tất yếu sẽ xảy ra - Xem " Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Bởi vậy, các người làm gì đủ trình để đụng tới Việt Nam cơ chứ. Cho nên, liệu cái thần hồn! Muốn hết ngu và tỉnh ra thì chung ngay cho lão 10 thùng Mao Đài thứ xịn, lão sẽ chỉ cho đường thoát hiểm. Vì bản chất lão vốn ưa chuộng hòa bình. Còn không thì điều mà "nhà ngâm cứu" Tả Lập Bình rụt rè nói tới sẽ thành một hiện thực thảm họa. Tầm cỡ các người hết sức chủ quan, dốt nát, đòi chống lại 5000 năm văn hiến Việt thật là chuyện không tưởng.Nhìn cái mặt ục một đống, thấy mà phát chán!
    1 like
  15. Trung Quốc phá âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhằm vào lễ duyệt binh 02/09/2015 18:30 (TNO) Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nghi phạm bị tình nghi âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhắm vào cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Á vào ngày 3.9 tại thủ đô Bắc Kinh. Lễ thượng cờ tại Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters Cảnh sát Trung Quốc đang thẩm vấn những nghi phạm để xác định danh tính và động cơ thực hiện vụ này, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 2.9. Trang tin tiếng Trung Bowen Press dẫn lời những nguồn tin quân đội Trung Quốc cho hay các nghi phạm đã lên kế hoạch tấn công từ nhiều tháng trước, nhắm vào cuộc duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Để đảm bảo an toàn cho các phi công lái những máy bay quân sự tham gia duyệt binh, quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xua đuổi chim khỏi bầu trời, bao gồm cả lệnh cấm thả rông thú nuôi, cấm thả các loại chim kể cả bồ câu tại các quận trung tâm Bắc Kinh. Chính quyền Bắc Kinh cho hay lệnh cấm này có hiệu lực từ 12 giờ trưa 2.9 (giờ địa phương) nhằm đảm bảo an toàn cho các phi công. Theo trang tin Bowen Press, các nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết thêm những phi công tham gia duyệt binh cũng được kiểm tra sức khỏe và tư tưởng chính trị kỹ càng vào ngày 31.8. Phúc Duy ===================== Chiêu này độc thật! Mọi người nên cảnh giác. Xem từ đầu đến cuối bài báo này không hề có một chữ liên quan đến Duy Ngô Nhĩ, khủng bố....Đương nhiên, những quốc gia đối nghịch không tham gia việc này. Vậy chỉ còn là vấn đề mâu thuẫn nội bộ?
    1 like
  16. Hẳn đại tướng chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh, mà phân tích dở ẹc. Chỉ mới so sánh hiện tượng và không phân tích được bản chất của vấn đề. Gợi ý thêm để lần sau có phân tích thì sâu sắc hơn một chút nhá: Ở nước Mỹ, người ta có thể bầu một con chó lên làm thị trưởng - thậm chí còn tham vọng ứng cử ...Tổng Thống Hoa Kỳ - và chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ cả. Đây cũng chỉ là hiện tượng thể hiện một yếu tố rất quan trọng về sức mạnh Mỹ. Không phân tích được điều này thì đừng chém gió nữa. Thưa ngài Đại tướng chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.
    1 like
  17. XUỐNG XE, ĐI BỘ..... ====================== Ông Tập Cận Bình đang làm gì khi kinh tế Trung Quốc bất ổn? 31/08/2015 20:59 (TNO) Trong khi kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, thị trường chứng khoán biến động và nạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài vẫn diễn ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các quan chức chính phủ khác lại kín tiếng một cách khó hiểu, theo bình luận của tờ The Wall Street Journal (Mỹ). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Trong bài xã luận đăng ngày 29.8, The Wall Street Journal cho biết trong khi người dân phương Tây thường quen với việc lãnh đạo đất nước lên truyền hình để trấn an hoặc động viên dư luận khi có phát sinh khủng hoảng, việc giới lãnh đạo Trung Quốc “im hơi lặng tiếng” trong giai đoạn hiện tại là điều khó lý giải. Tuy nhiên, những ai đinh ninh tình hình bất ổn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ khiến ông Tập mất tập trung đối với các mục tiêu lớn hơn đều là những người không nhận ra các ưu tiên của chủ tịch Trung Quốc, tờ báo Mỹ cho hay. “Sự thật là hơn bao giờ hết, chính chính trị chứ không phải kinh tế mới là ưu tiên hàng đầu của ông Tập Cận Bình”, The Wall Street Journal nhận định. “Để giữ vững quyền lực, diệt trừ tham nhũng là mục tiêu hàng đầu đối với chủ tịch Trung Quốc, thậm chí trước cả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ông Tập tin rằng chỉ có cách này mới có thể biến “Hoa Mộng” (giấc mơ Trung Hoa) thành hiện thực. Đây là lời cam kết sẽ biến Trung Quốc thành một đất nước vừa giàu có, vừa hùng mạnh do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng, vốn đang bắt đầu mờ nhạt dần”, theo tờ báo Mỹ. Chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập cho tới nay đã khiến hàng chục quan chức cấp bộ mất chức và ảnh hưởng hàng ngàn quan chức cấp thấp hơn, The Wall Street Journal thống kê. “Con hổ” lớn nhất sa lưới của Chủ tịch Trung Quốc chính là Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Và thay vì ngừng lại sau khi ông Chu bị bắt, chiến dịch bài tham nhũng vẫn tiếp tục tăng tốc, cho thấy quy mô cuộc đợt thanh trừng sẽ còn tiếp tục mở rộng, tờ báo Mỹ phân tích. Sau con "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa dừng lại - Ảnh: Reuters “Tiếp tục trấn áp quan chức tham nhũng sẽ đưa đến những kết quả tích cực về mặt kinh tế trong dài hạn. Vì hiện đang có các thành viên quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, những người hưởng lợi từ các tập đoàn độc quyền nhà nước, ra sức ngăn cản công cuộc cải tổ kinh tế của ông Tập, nhằm nâng cao vai trò của các thành phần khác trong thị trường”, The Wall Street Journal bình luận. “Nhưng trong ngắn hạn, cuộc chiến này đang khiến tình trạng suy thoái kinh tế thêm trầm trọng. Toàn bộ bộ máy hành chính đang sợ cứng người. Quan chức địa phương miễn cưỡng đưa ra các quyết sách vì sợ nếu có sơ suất, họ sẽ bị ‘soi’. Tinh thần của viên chức thuộc khối dịch vụ công đang xuống rất thấp. Những người có khả năng về mảng tổ chức hành chính đang chạy sang đầu quân cho các công ty, tổ chức tư nhân và tỉ lệ tuyển được viên chức hành chính đang giảm mạnh”, theo tờ báo Mỹ. Thế nhưng ít có khả năng điều này khiến ông Tập ngừng chiến dịch chống tham nhũng. Ông được bầu làm người đứng đầu Trung Quốc không chỉ vì thành tích quản lý kinh tế ấn tượng tại các tỉnh thành, mà còn vì với tư cách là một thành viên thuộc gia đình có truyền thống cách mạng lâu năm, ông được cho là người có đủ dũng khí để cứu đảng Cộng sản Trung Quốc khỏi “những bệnh dịch” bằng mọi giá, The Wall Street Journal cho biết. Trong ngắn hạn, cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đang khiến tình trạng suy thoái kinh tế thêm trầm trọng - Ảnh: Reuters Ảnh hưởng của vụ cháy nổ Thiên Tân The Wall Street Journal cho biết vụ cháy nổ kho hóa chất tại Thiên Tân vào ngày 12.8 khiến khoảng 150 người thiệt mạng, là có động cơ chính trị. Thiên Tân, thành phố cảng nằm cách thủ đô Bắc Kinh chưa đầy 30 phút di chuyển bằng tàu cao tốc, là mô hình cho chính sách phát triển đô thị trong tương lai của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập đang trông chờ vào sự tăng trưởng của các thành phố để tạo ra sức tiêu thụ mới cho nền kinh tế, vốn đang hứng chịu nạn quá tải về mặt công nghiệp và ngập trong nợ công. Một trong các dự án điển hình của ông Tập là đề xuất sáp nhập Thiên Tân với Bắc Kinh và nhiều vùng quanh tỉnh Hà Bắc, đông bắc Trung Quốc, để tạo ra một siêu đô thị với dân số lên đến 130 triệu người, đông hơn cả dân số của toàn Nhật Bản và chỉ ít hơn một chút so với Nga. Vụ nổ kinh hoàng giữa tháng 8 đã làm bộc lộ những mặt tồi tệ của Thiên Tân - Ảnh: Reuters Thế nhưng vụ cháy nổ đã làm bộc lộ những mặt tồi tệ tại Thiên Tân, cũng là thực trạng tại nhiều thành phố khác, chẳng hạn việc các chung cư dân sinh tọa lạc sát các khu vực lưu trữ hóa chất độc hại. Truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách đã bắt giữ 12 quan chức Thiên Tân vì tội xao nhãng nhiệm vụ. “Không có gì quan trọng đối với ông Tập bằng việc diệt trừ những thứ thối rữa kể trên, vốn đang đe dọa sự sống còn của đảng cầm quyền. Nếu điều này dẫn đến tình trạng bất ổn trong một thời gian nhất định, thì cũng phải chấp nhận. Ông Tập thậm chí có lẽ còn hoan nghênh điều này nếu nó cho phép ông có được một đảng cầm quyền đóng vai trò như cứu tinh duy nhất giải quyết các tệ nạn trong nước”, The Wall Street Journal kết luận. Hoàng Uy ====================== Làm gì nữa bây giờ? Ngài Tập đang tiến thoái lưỡng nan. Cái này lão cũng nói rồi. Lão đã chờ đến tận 10/ 3 Quý Tỵ (2013) để xác định quyết sách của ngài Tập với hy vọng ngài sẽ thay đổi quyết sách trước đó trong sự bành trường ở biển Đông. Tiếc thay! Ngài tiếp tục sai lầm. Lão đã tiên đoán trước tình trạng mà Bắc Kinh sẽ gặp phải ngày hôm nay, từ 2008 ("Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"). Bởi vậy, lối thoát duy nhất của ngài Tập là: Long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Trao trả toàn bộ các đảo lấn chiếm trên biển Đông cho Việt Nam. Với cá nhân lão cần thêm hai địa danh trên biên giới. Ngài sẽ tìm thấy sự thoát hiểm nếu quyết định theo chiều hướng này. Ngài có thể coi như lão Gàn chém gió, hoặc phát biểu nghiêm túc là do quyết định của ngài.
    1 like