-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/08/2015 in Bài viết
-
XUỐNG XE, ĐI BỘ..... ====================== Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Không thể trông chờ Mỹ (Tài chính) - Mỹ không thể giúp gì bởi chính sách do Trung Quốc đề ra, kinh tế do họ tự điều hành.., Trung Quốc phải tự xử lý vấn đề của mình. Báo Nga: Thời kỳ khó khăn của Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Điều tế nhị với Mỹ Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ Trao đổi với Đất Việt về việc "Trung Quốc hắt hơi, kinh tế Mỹ sổ mũi", PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, với tình trạng Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ như hiện nay, những biến động kinh tế tại Trung Quốc không tác động nhiều đến Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2015 của Mỹ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3% và dự báo của các nhà kinh tế là 3,2%. Ngoài ra, biên độ mà Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ vừa qua đối với Mỹ là bất ngờ nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. "Dĩ nhiên Mỹ có chịu ảnh hưởng vì trong thời đại ngày nay các nền kinh tế đều ảnh hưởng đến nhau, nhất là vấn đề tỷ giá. Quan hệ kinh tế nói chung giữa hai nước không phải là vấn đề đột xuất và khủng hoảng nước nào nước ấy lo nhưng chuyến đi Trung Quốc của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và USD vẫn là vấn đề trao đổi thường xuyên giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ 2005 đến trước khi Trung Quốc phá giá đồng tiền chỉ xuôi một chiều: Trung Quốc từng bước tăng giá đồng nhân dân tệ và Mỹ ngày càng hài lòng. Thế nhưng, vừa qua, lần đầu tiên Trung Quốc đã giảm giá đồng nhân dân tệ. Trung Quốc phải tự giải quyết những vấn đề của nền kinh tế Tuyên bố chung tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 7 vừa qua không đề cập đến vấn đề tỷ giá và nếu không có chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của Chủ tịch Tập Cận Bình thì bà Rice không phải cấp bách sang Trung Quốc như vậy. Nhưng động thái vừa qua của Trung Quốc là vấn đề đột xuất mà lãnh đạo hai nước sắp gặp nhau nên buộc phải giải quyết. Mỹ vẫn luôn yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ lên 40% và Trung Quốc đã điều chỉnh khoảng 30%. Bây giờ Bắc Kinh không nâng tiếp mà lại hạ giá đồng nhân dân tệ, do vậy Mỹ vẫn kiên trì quan điểm là: tỷ giá hiện nay (6,4 NDT ăn 1 USD) vẫn không tương xứng giá trị thực tế của đồng NDT và USD. Do đó, từ nay về sau, kể cả chuyến đi sắp tới của ông Tập Cận Bình sang Mỹ, lập trường của Mỹ vẫn là yêu cầu Trung Quốc phải đánh giá đúng giá trị thực chất của 2 đồng tiền. Trung Quốc không từ chối việc này mà cho rằng sẽ tiếp tục cải cách cơ chế quyết định tỷ giá hối đoái và hối đoái lên xuống thế nào không phải do sức ép của nước ngoài mà căn cứ vào thực chất so sánh về giá trị đồng tiền. Mục tiêu của Trung Quốc là sự lên xuống của đồng tiền phải phù hợp với sự công bằng trong hối đoái và có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Điều khiến người ta lo ngại là cơn sốt của Trung Quốc có phải cơn sốt chu kỳ bình thường không hay là cơn sốt thể hiện một căn bệnh trầm trọng mà Trung Quốc giấu kín từ trước đến nay, đó là tỷ lệ tăng trưởng và thực lực kinh tế của Trung Quốc không phải như con số họ công bố. Con số tăng trưởng vừa rồi của Trung Quốc đã gặp đúng nguy cơ đó và nếu đúng như vậy thì hậu quả đối với kinh tế thế giới sẽ ở mức nghiêm trọng hơn", PGS.TS Nguyễn Huy Quý phân tích. Đánh giá về tác động của những biến động trên thị trường Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cũng cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề chứ chưa phải là khủng hoảng và nó không đủ khiến kinh tế Mỹ lao đao. "Nếu kinh tế Trung Quốc khủng hoảng thì kinh tế cả châu Á cũng khủng hoảng và kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Các biến động ở Trung Quốc hiện nay ít tác động đến Mỹ, Mỹ chỉ bị thiệt hại ở khâu xuất khẩu và các nhà sản xuất của Mỹ ở Trung Quốc là chính, thế nhưng ngay cả xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không nhiều và xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là một phần không đáng kể trong đó. Những biến động trên không thể tác động trực tiếp đến kinh tế Mỹ bởi Trung Quốc không phải là đầu tàu kinh tế mà chỉ là một nền kinh tế lớn. Có người cho rằng, giả sử có chuyện gì ở Trung Quốc thì cũng không thể bị nặng như vụ Lehman Brothers được", ông Sơn nói. Ngay trong topic này, khi Trung Quốc mới bị khủng hoảng chứng khoán, cũng có một bình luận gia tầm cỡ ở Việt Nam cho rằng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Lão phát biểu thẳng thừng: Hoa Kỳ chẳng làm sao cả! Tất nhiên, lão không phải Thánh để lúc nào cũng từ đúng trở lên. Nhưng riêng vấn đề này, lão chắc chắn đúng! Không tin hãy chờ xem.1 like
-
Bí ẩn tượng gỗ 11 vạn năm không mục nát Minh Hạnh 19:13 ngày 28 tháng 08 năm 2015 TPO - Shigir Idol - một bức tượng gỗ còn khá nguyên vẹn được kéo lên từ một đầm lầy ở Nga cách đây 125 năm đã khiến không ít nhà khoa học đau đầu vì tìm tuổi thật. Mới đây, nhớ một công nghệ mới hiện đại, bức tượng này đã được xác định có độ tuổi khoảng… 11 vạn năm. Cách đây 125 năm, một bức tượng gỗ còn khá nguyên vẹn đã được kéo lên từ một đầm lầy ở Nga. Bức tượng này được đặt tên là Shigir Idol và là bức tượng gỗ lâu đời nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Nỗ lực dự đoán tuổi của Shigir Idol đã được thực hiện 107 năm sau khi bức tượng được phát hiện, vào năm 1997. Các phân tích đồng vị carbon phóng xạ đầu tiên cho thấy bức tượng đã ra đời cách đây 9.500 năm. Thế nhưng mới đây, nhờ máy móc hiện đại, tuổi của bức tượng này đã một lần nữa được xác định lại, là lên tới khoảng 11.000 năm. Như vậy, Shigir Idol có tuổi gần gấp 3 danh thắng Stonehenge và gấp đôi Kim tự tháp Ai Cập. Bức tượng này được làm từ gỗ của cây lạc diệp tùng 157 năm tuổi. Do nằm trong than bùn dưới đầm lầy lâu ngày, được than bùn bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên bức tượng vẫn còn nguyên vẹn, chưa mục nát. Bức tượng này hiện cao 2,8 mét. Chiều cao ban đầu của bức tượng lên tới 5,3 mét – bằng một ngôi nhà hai tầng. Thế nhưng, một phần bức tượng đã bị lấy cắp trong những cuộc chiến tranh và cách mạng ở thế kỷ 20. Xung quanh bức tượng Shigir vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp. Các nhà khoa học vẫn chưa thể hoàn toàn giải thích thông điệp của những hình chạm khắc trên thân tượng. Một giả thuyết cho rằng khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa của con người thuộc thời đại Đồ đá giữa. Đây cũng là cách để người xưa truyền lại nhận thức sơ khai về nguồn gốc con người và thế giới cho hậu thế. Giữa các mảnh gỗ tạo nên bức tượng còn có 7 khuôn mặt bí ẩn (khoanh tròn đỏ) mà những nhà nghiên cứu vẫn đang đau đầu tìm lời giải. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định chắc chắn: những hình ảnh này phản ánh sự sáng tạo và trình độ phát triển của xã hội con người, rằng khi bức tượng này ra đời, con người đã có sự phát triển trí tuệ tiên tiến và thế giới tâm linh phức tạp. Theo Dailymail, Siberian Times ========================== Từ lâu tôi đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất. Đây là kết quả của sự tìm hiểu về cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Những phát hiện khảo cổ ngày càng chứng minh tính chân lý của luận điểm này. Nhưng đối với cá nhân tôi thì đây là kết quả của sự hợp lý lý thuyết liên quan đến một học thuyết cổ xưa là thuyết Âm Dương Ngũ hành.1 like
-
Lũ lụt tàn phá Triều Tiên, 40 người chết 26/08/2015 17:00 GMT+7 TTO - Ngày 26-8, truyền thông Triền Tiên và Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế (IFRC) cho biết mưa lớn tại nước này tạo lũ quét đã cướp đi sinh mạng của 40 người và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Một con đường ở Rajin ngập bùn sau khi nước rút - Ảnh: Reuters Theo Reuters, người phát ngôn IFRC ở Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo trong hai ngày cuối tuần qua, hơn 11.000 người dân Triều Tiên phải đi di tản để tránh lũ lụt lớn ở thành phố Rajin, gần biên giới Nga và Trung Quốc. Rajin là thủ phủ của khu kinh tế đặc biệt Rason thuộc tỉnh Hamgyong Bắc. “Trời mưa cực lớn và quá nhanh. Từ sáng 24-8 cả thành phố đã bị ngập nặng, nhiều xe bị nước cuốn trôi. Nhiều cánh đồng lúa cũng ngập trắng” - một người có mặt ở Rajin mô tả. Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên đưa tin 40 người đã thiệt mạng sau khi hơn 250mm mưa đổ xuống khu vực Rajin trong hai ngày cuối tuần. Mưa lũ cũng gây thiệt mạng kinh tế “khổng lồ”. Báo chí Trung Quốc cho biết sau khi mưa đổ xuống, nhà chức trách Trung Quốc đã phối hợp với lính biên phòng Triều Tiên để di tản 484 du khách Trung Quốc có mặt ở Rajin để dự một hội chợ thương mại. Phía Trung Quốc cũng đưa các thiết bị tới Rajin để hỗ trợ chính quyền địa phương di tản và cứu trợ người dân. Lũ lụt xảy ra ở Triều Tiên khá thường xuyên. Hồi đầu tháng 8, Văn phòng Điều phối nhân đạo LHQ cho biết mưa lớn cũng ở Rajin khiến 21 người chết và 3.400 người phải di tản. NGUYỆT PHƯƠNG1 like
-
Bí ẩn quả trứng gà 2.000 năm tuổi chôn trong ngôi mộ cổ Phương Anh (Vietnam+) lúc : 26/08/15 12:04 Ngày 24/8, một quả trứng gà hơn 2.000 năm tuổi đã được phát hiện trong một ngôi mộ cổ bên bờ sông Xích Thủy, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Quả trứng gà có tuổi thọ 2.000 năm. (Nguồn: QQ) Đây là lần đầu tiên một quả trứng như vậy được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở Quý Châu. Đội khảo cổ đang "đau đầu" vì chưa tìm ra cách đưa quả trứng lên khi nó đã quá mềm. Khu di chỉ Hoàng Kim Loan nằm bên bờ sông Xích Thủy, thị trấn Thủ Thành là khu di chỉ lớn nhất được khai thuật ở Quý Châu đến thời điểm này. Đội khảo cổ đã phát hiện rất nhiều đồ gốm và một phần xương động vật trong một ngôi mộ 2.000 năm thời nhà Hán. Điều đặc biệt, một quả bóng có màu hơi vàng được tìm thấy bên đống đồ gốm. "Khi dùng chổi lông quét qua nhẹ nhàng, bề mặt quả bóng rạn nứt," Trương Cải khóa, người phụ trách đội khảo cổ cho biết. "Chúng tôi đã xem xét cẩn thận và so sánh kỹ lưỡng cuối cùng xác định đó là một quả trứng gà." Do bị chôn trong lòng đất quá lâu nên không thể phân biệt được lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, theo quan sát thì vỏ trứng được bảo tồn khá nguyên vẹn. Phát hiện trứng gà trong mộ cổ không chỉ là chuyện xảy ra đầu tiên trong lịch sử khảo cổ ở Quý Châu mà đây còn là chuyện rất hiếm gặp ở Trung Quốc. Trước đây, trứng gà cũng từng được phát hiện trong các ngôi mộ ở Hà Nam, Sơn Tây hay Trùng Khánh. Các ngôi mộ này có điểm chung là đều có từ đời nhà Hán. Theo những người chứng kiến, quả trứng này nhỏ hơn những quả trứng gà được bán hiện nay. Nhưng tại sao lại chôn kèm trứng gà trong những ngôi mộ cổ? Trương Cải Khóa cho rằng người Hán coi chết cũng như sống nên những đồ vật dùng khi còn sống sẽ được đốt thành gốm làm vật chôn cùng. Tương tự, rượu, ngũ cốc hay trứng gà... tất cả những thứ họ thường ăn khi sống cũng trở thành đồ vật chôn cùng. Hiện nay, các nhân viên trong đội khảo cổ đang tìm cách đưa quả trứng lên bởi có thể chỉ cần chạm vào là nó sẽ vỡ ngay lập tức. "Nếu làm theo cách truyền thống dùng phương pháp bọc thạch cao thì có thể đưa lên nhưng sau đó lại rất khó để tách thạch cao ra khỏi bề mặt quả trứng," Trương Cải Khóa nói. Dù đưa lên thành công nhưng làm thế nào để bảo tồn một quả trứng có tuổi thọ 2.000 năm lại là một câu chuyện khác./. ========================== Điếu mựa. Với những ngôi mộ trên 2000 năm tuổi hoàng tráng phát hiện được ở Nam Dương tử thì một bọn khốn khiếp cứ xưng xưng là "Mộ Hán". Hán cái mả mựa chúng nó. Điếu có "cơ sở khoa học". Đây là mộ của những quý tộc Việt - một thời huy hoàng ở miền Nam Dương tử. Hiểu không? Điếu mựa! Nếu là "mộ Hán" thì những ngôi mộ tương tự phải được tìm thấy cả ở Bắc Dương tử chứ?! Đằng này, phía Bắc Dương Tử - nơi xuất phát của Hán tộc lại điếu có ngôi mộ nào tương tự và có niên đại lâu như vậy; hay nếu có thì không mang tính phổ biến và nhiều như ở Nam Dương tử. Đã phát hiện được ngôi "Mộ rồng" (Bài trên diễn đàn) có cách đây trên 6000 năm ở Nam Dương tử, xác định điều này(*). Lúc ấy, cái tằng tổ Hán chưa hề có mặt ở Nam Dương tử, lấy điếu đâu ra cái mộ rồng ở đây?! Lão đây là trùm dùng trứng gà để trấn yểm, hoặc phát huy các khí trạch tốt trong mộ trạch đây. Lão hiểu rõ vì sao dùng trứng gà đặt trong mộ. * Khi tài liệu về "Mộ Rồng" được công bố và chính các nhà khoa học Tàu xác định niên đại trên 6000 năm ở Nam Dương Tử và cũng được công bố tại diễn đàn lyhocdongphuong - thì - cũng có vài ngoe ăn cơm Việt, tưới xì dầu, cho rằng: sự xác định niên đại 6000 năm không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Bất cứ cái gì có lợi cho việc chứng minh Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì lúc nào có một bọn khốn nạn tìm mọi cách phủ nhận rất trắng trợn và từ phía sau. Lão cáu tiết lắm rùi đấy! Thậm chí khi "cùn" lên, đám này cho rằng: Không cần thiết phải tìm hiểu quá khứ, mà cần chú trọng tương lai.1 like
-
Chân lý và nhận thức chân lýkhoahoc.com.vn Cập nhật lúc 09h40' ngày 19/07/2014 Chúng ta đều biết, nhận thức là một quá trình tiệm cận tới chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó, cho dù là rất… rất gần. Điều này được lý giải bởi tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất mà trong đó có chúng ta đang sống và nhận thức nó. Chính vì thế, khoa học luôn luôn phát triển không ngừng. Mỗi lý thuyết vật lý được đưa ra ở từng thời kỳ có thể sẽ tiến được đến gần hơn tới chân lý (có thể gọi là “hội tụ”, hay “tiệm cận”), nhưng cũng có thể sẽ rời xa hơn (có thể gọi là “phân kỳ”, hay “lạc hướng”). Nhưng điều oái ăm là ở chỗ chính cái gọi là “chân lý” ấy lại không bao giờ lộ diện đầy đủ để ta có thể đem “nhận thức” (lý thuyết vật lý) ra so sánh xem đã “gần” hay “xa”? “hội tụ” hay “phân kỳ”, “lạc hướng”? Bởi vậy, từ xưa tới nay, người ta thường phải dựa vào các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng với tiêu chí: “Thực nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý”, tức là thay vì “chân lý”, người ta dùng “thực nghiệm” làm “vật thay thế”. Chẳng hạn, để lật đổ quan niệm “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Copernicus đã tiến hành đo đạc quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và Mặt trời và nhận thấy: những kết quả “thực nghiệm” sẽ phù hợp hơn nếu cho rằng Mặt trời mới là “trung tâm”; để chứng minh “chân lý” – “Trên trái đất, mọi vật đều rơi như nhau”, Galileo đã thực hiện thí nghiệm với các vật rơi nặng, nhẹ khác nhau trước sự chứng kiến của các thẩm phán Toà án Vatican xét xử ông vì những tư tưởng “dị giáo” đó; để chứng minh “chân lý” – “ánh sáng là sóng”, thí nghiệm khe Young là một “thực nghiệm” được coi là có tính thuyết phục, nhưng thí nghiệm “hiệu ứng quang điện” cũng tỏ ra là một “thực nghiệm” không hề kém thuyết phục hơn để minh chứng cho một “chân lý” (ngược lại) – “ánh sáng là hạt”, v.v.. Tức là ở đây, thay vì “chân lý” là cái “trừu tượng” (không biết), người ta lựa chọn “thực nghiệm” là cái có thể “sờ mó” được làm “vật thay thế”, làm “tiêu chuẩn chân lý”. Và thế là đến đây, mọi sự việc lại thay đổi sang một hướng khác: thay thế “chân lý (khách quan)” bằng “nhận thức thực nghiệm (chủ quan)” để xây dựng “nhận thức lý thuyết” (tất nhiên là cũng chủ quan nốt). Chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của con người, nhưng “vật thay thế” nó – “thực nghiệm” lại là nhận thức chủ quan phụ thuộc vào sự công nhận (biểu quyết) của số đông. Kết quả là trong suốt quá trình phát triển gần 400 năm nay của vật lý học, người ta đã lấy chính cái “chủ quan – thực nghiệm” làm tiêu chuẩn cho “chủ quan – lý thuyết”, tức là yếu tố “khách quan” bị đẩy ra ngoài lúc nào mà không hề hay biết(?). Bởi thế, chúng ta mới nghe thấy những điều tuyên bố hùng hồn tương tự như: “Lưỡng tính sóng-hạt được thực nghiệm khẳng định”, “Đã tìm thấy hạt quark”, “Thực nghiệm đo độ cong của tia sáng đi gần Mặt trời vào thời gian Nhật thực khẳng định tính đúng đắn của GR” v.v.. và v.v.. Tuy sự cần thiết của các thí nghiệm (thực nghiệm) là không có gì phải nghi ngờ, nhưng “sự tuyệt đối hóa” quá mức tính “chân lý” của nó đã khiến cho vật lý thực sự rẽ sang một lối khác: ngày càng rời xa “chân lý – khách quan” để sa vào cái “bẫy” của “nhận thức thực nghiệm – chủ quan” do chính con người tạo ra, và kết quả là đã dọn đường cho “nhận thức lý thuyết – chủ quan” (các phương trình toán học – con đẻ của tư duy trừu tượng) ngày càng rời xa thế giới vật chất khách quan hiện hữu để đến với siêu hình – điều mà chính Newton đã cảnh báo: “Vật lý! Hãy cẩn trọng với siêu hình!”. Từ đây xuất hiện một vấn đề: vậy, lấy gì làm “tiêu chuẩn chân lý” khi mà cái gọi là “thực nghiệm” lại có thể không đáng tin cậy như vậy? Không lẽ phải từ bỏ nó? Chúng ta biết rằng kết quả của cái được gọi là “thực nghiệm” như vừa đề cập bao giờ cũng là kết quả của việc đo đạc các thông số khác nhau của đối tượng, để qua đó nhận biết được nó là chính nó chứ không phải là một cái gì khác. Chính vì vậy, câu trả lời trước tiên phải dành cho các nhà đo lường học. “Đo lường học – là khoa học về các phép đo, phương pháp và phương tiện đảm bảo sự thống nhất của chúng và các giải pháp đạt tới độ chính xác cần thiết” trong đó, phép đo được hiểu là “quá trình tìm giá trị của đại lượng vật lý nhờ các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng (gọi là phương tiện đo)”. Nói cách khác, đo lường chính là một phương pháp (thực nghiệm) để nhận thức “chân lý khách quan”. Nhà bác học người Nga Mendeleev đã rất có lý khi nói: “Khoa học chính xác chỉ bắt đầu khi người ta bắt đầu đo”. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học nổi tiếng mang tên ông là minh chứng cụ thể cho điều đó. Tuy nhiên, đối với các nhà đo lường học, phép đo không phải là “thần thánh” mà trái lại, cần phải hiểu bản chất cốt lõi của nó chỉ là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin về đại lượng cần đo; các quá trình này luôn chứa đựng đầy rẫy những rủi ro, những yếu tố bất định tiểm ẩn do giới hạn của phương tiện kỹ thuật, của trình độ nhận thức con người về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và của cả ảnh hưởng môi trường xung quanh khi thực hiện phép đo. Chẳng hạn trong thí nghiệm rơi tự do của Galileo, các vật rơi tuy có khối lượng rất khác nhau, nhưng nếu so với khối lượng của Trái đất, vật thể quyết định tới gia tốc rơi của mọi vật, thì sự sai khác ấy chẳng đáng là bao, nên kết quả đo gia tốc rơi của tất cả chúng đều như nhau là điều dễ hiểu, chỉ có điều lúc bấy giờ, định luật vạn vật hấp dẫn chưa được phát minh ra nên sự rơi ấy không được gắn với bản thân Trái đất như đáng lẽ ra phải như thế. Tức là ở đây, đã có sự thiếu hụt nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên. Khi khối lượng của vật rơi so sánh được với khối lượng của Trái đất, mọi việc sẽ khác hẳn: vật càng nặng rơi càng nhanh, đúng như Aristotel đã tiên đoán từ 2500 năm trước. Hoặc giả có được thiết bị đo có độ chính xác cực lớn với sai số chỉ cỡ 10-24 thì chắc chắn cũng phát hiện được sự sai khác ngay trong thí nghiệm của Galileo. Điều này còn đặc biệt nghiêm trọng khi phải thực hiện các phép đo gián tiếp hay tổ hợp khi mà đại lượng cần đo không những còn cần phải được chuyển đổi về một trong những đại lượng thuận tiện cho phép đo, mà còn phụ thuộc vào các lý thuyết mà con người xây dựng nên để kết nối giữa các đại lượng vật lý đo được trực tiếp với đại lượng vật lý cần đo. Khi đó sẽ xuất hiện một thành phần sai số gọi là sai số phương pháp; nó không thể bị loại trừ khi xử lý kết quả đo và trực tiếp ảnh hưởng tới độ tin cậy của phép đo, cũng tức là độ tin cậy của cái gọi là “thực nghiệm”. Chẳng hạn trong “thực nghiệm” khẳng định vũ trụ giãn nở, người ta đo được “độ dịch chuyển đỏ” của các thiên hà phụ thuộc vào khoảng cách tới chúng. Khoan hẵng bàn tới bản thân khoảng cách tới các thiên hà là một đại lượng không thể đo được trực tiếp, mà bản thân sự dịch chuyển về phía đỏ của ánh sáng được cho là do hiệu ứng Dopler cũng chỉ là giả thiết khi mà bản thân cái gọi là “ánh sáng” còn chưa ai biết nó là cái gì? Theo CĐM, với cấu trúc là hai hạt electron và positron vừa quay xung quanh tâm quán tính của chúng, vừa chuyển động với tốc độ ánh sáng trong trường hấp dẫn đã khiến cho photon mất dần năng lượng (như bất kể một vật thể nào khác được biết tới) và kết quả là đã gây nên “sự dịch chuyển đỏ” chứ có phải các thiên hà đang chạy ra xa nhau đâu mà bảo là “vũ trụ giãn nở”? Tóm lại, cần phân biệt rõ: chân lý là khách quan không phụ thuộc vào chủ quan, nhưng nhận thức chân lý (cả lý thuyết lẫn thực nghiệm) đều là chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc vào biểu quyết của số đông. Chính vì vậy, việc đặt niềm tin thái quá vào chúng có thể sẽ dẫn tới nhận thức sai lầm. Vậy, cần phải đặt ra câu hỏi là: nếu “thực nghiệm” cũng có thể sai thì làm thế nào để biết rằng nó sai? Không lẽ còn có một cái gì đó khác có thể đóng vai trò là “tiêu chuẩn của chân lý”? Đến đây, một lần nữa cần phải có kiến thức đầy đủ về đo lường học: Một kết quả đo được coi là tin cậy khi, và chỉ khi nó không chứa sai số hệ thống. Từ đây suy ra một “thực nghiệm” là đúng, nếu nó không chịu ảnh hưởng của những yếu tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng làm thí nghiệm, hoặc nếu có thì phải được tính đến đầy đủ và tìm cách bù trừ, hay loại trừ chúng. Nếu yếu tố liên quan là chính một lý thuyết nào đó, thì cần phải xác định rõ phạm vi áp dụng của lý thuyết ấy có phù hợp với điều kiện thí nghiệm hay không? Chẳng hạn trong thực nghiệm “vũ trụ giãn nở” ở trên, sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn hoàn toàn không được tính đến, mặc dù rõ ràng nó bị trường hấp dẫn của Mặt trời tác động làm cong đi trong một thực nghiệm khác? Trong khi trên thực tế cuộc sống hàng ngày, không ghi nhận được bất kỳ chuyển động nào lại không bị tiêu hao năng lượng do có tương tác với các thực thể vật lý khác cả, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Một khi ánh sáng đã bị cong đi do tác động của trường hấp dẫn, thì tức là nó cũng đã bị thay đổi năng lượng, và khi lan truyền trên những khoảng cách lớn hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng, nó có bị suy giảm năng lượng cũng là chuyện bình thường chứ? Sao lại chỉ trông chờ vào mỗi hiệu ứng Dopler không thôi? Nếu chưa xây dựng được lý thuyết về sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn theo khoảng cách thì lại là một chuyện khác – cần phải xây dựng nó đã rồi hẵng tính đến hiệu ứng Dopler cũng chưa muộn. Cuối cùng, ngoài kiến thức về đo lường học ra, nhà khoa học còn cần phải có các kiến thức về lô-gíc học (lô-gíc hình thức cũng như lô-gíc biện chứng) và cả phương pháp biện chứng duy vật nữa. Sự thiếu hụt những kiến thức này sẽ dẫn đến những kiểu tư duy lộn xộn, phi lô-gíc và siêu hình trong nhận thức thế giới, kể cả là bằng “thực nghiệm” hẳn hoi như trong các thí nghiệm khe Young, rơi tự do, hấp thụ và bức xạ nhiệt, vũ trụ dãn nở v.v.. Kết quả là nhận được bức tranh méo mó về hiện thực khách quan như cơ học lượng tử, thậm chí đến mức phản khoa học như lý thuyết Big Bang, vũ trụ dãn nở tăng tốc… Vũ Huy Toàn ============= Đó là tác giả bài viết này trên khoahoc.com.vn nói và điều này chính SW Hawking cũng đã phát biểu gần đây: "Chúng ta sẽ không thể tìm ra lý thuyết thống nhất". Nhưng trong cái khái niệm "chúng ta" của đoạn trích dẫn ra thì xin trừ tôi ra. Bởi vì, tôi đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Tức là xác định rằng có một nền văn minh tạo ra lý thuyết này đã tiếp cận và nhận thức được tới chân lý tuyệt đối. Còn những vấn đề mà tác giả và rất nhiều nhà khoa học nói đến "vật lý thực nghiệm", suy cho cùng cũng chỉ là nhận thức trực quan được hỗ trợ bằng phương tiện kỹ thuật, để được gọi là "khoa học công nhận". Nhưng chính sự phát triển của phương tiện kỹ thuật, đã khiến nhận thức của con người từ những nhận thức tự nhiên, vũ trụ qua phương tiện tự thân, đã ngày càng nhận thức được bản thể cấu trúc vật chất hết sức phong phú: Từ các thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất mà những phương tiện hiện đại đã giúp còn người "nhìn thấy". Những nhà thông thái của nhân loại, bằng tư duy trừu tượng đã tổng hợp những nhận thức trực quan đó và đưa nó lên thành những hệ thống lý thuyết riêng phần, mô tả những quy luật cục bộ mà họ nhận thức được. Đương nhiên, để có một nhận thức trực quan đúng, nó còn phụ thuộc vào phương tiện và phương pháp nghiên cứu. Cũng phương tiện của nền văn minh hại điện, các nhà khoa học đã nhìn thấy "lưỡng tính sóng hạt" của vật chất vi mô. Và nó đẻ ra một thứ lý thuyết trên cơ sở bất định của vật chất vi mô mà họ "nhìn thấy", gọi là lý thuyết bất định. Nhưng cũng phương tiện ấy thì hai nhà bác học được giải Nobel 2013 thì lại xác định tính tất định của vật chất. Nay mai, cái máy gia tốc hạt to đùng của Tàu mới làm (Xem bài viết trên trong trang này) lại thấy vật chất biến mất. Híc! Thế là lại đẻ ra một thứ lý thuyết dở hơi nào đó. Trong điều kiện này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt lại bị coi là "mơ hồ" và không có "cơ sở khoa học". Nền khoa học lấy nền tảng là thực chứng, thực nghiệm như hiện nay đã khiến cho những lý thuyết khoa học lệ thuộc vào khả năng nhận thức và chứng minh qua phương tiện kỹ thuật. Càng lao vào bản chất của vật chất thì càng đòi hỏi những phương tiện cực kỳ tốn kém. Thí dụ như để thẩm định lý thuyết Higg, người ta phải tạo ra một cổ máy gia tốc hạt chi phí lên đến gần 100 tỷ Dollar. Khiếp! Kết quả cuối cùng cũng phát hiện ra một dạng hạt trong tiên đoán của lý thuyết này, Nhưng nó không phải là "Hạt của Chúa' theo nghĩa là nguyên nhân để tạo ra tất cả các hạt cơ bản! Nhưng cũng chính những lý thuyết khoa học xuất hiện một cách sơ khai trên nền tảng thực chứng, thực nghiệm này đã phát triển hình thành những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Rất nhiều tiêu chí khoa học rời rạc, rải rác đang ...."lưu truyền trong dân gian". Trên cơ sở tiêu chí khoa học và những gì nghiên cứu được của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định "không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Việc "không có sự sống trên sao Hỏa" chỉ là hệ quả của sự xác định: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Bởi vậy, vấn đề còn là phương pháp nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu, cộng với khả năng tư duy. Cho nên tôi trừ tôi ra trong cái "chúng ta đều biết...". Với tôi chân lý là tuyệt đối và có thể giải thích được. Mình tôi thôi. lạc lõng và cô đơn quá. Bởi vì, để tiếp cận chân lý tuyệt đối thì không thể có một phương tiện nào có thể giúp con người - kể cả thánh thần - nhìn thấy. Nhưng nó chính là tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó, trong "Nghịch lý Cantor". Cũng có thể mô tả nó bằng lý thuyết Vonfram. Câu chuyện cũng còn dài. Nhưng một tiền đề để các nhà khoa học đầu bảng cần xem xét luận điểm của tôi là: Khái niệm điểm trong toán học - mở đầu cho toàn bộ ngành toán học đồ sộ của văn minh hiện này là một ý niệm quy ước của tư duy trừu tượng. Trên thực tế không có cái gì chứa "điểm" trong khái niệm của con người. Bởi vì "điểm" là một khái niệm không có định lượng.1 like
-
Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn Từ ghép Trọn Vẹn đến từ ghép Hoàn Toàn 完 全là sự phát triển diễn biến âm của tiếng Việt. Sự diễn biến từ đơn âm ấy đã hoàn tất cách nay hơn 3000 năm, trước khi định hình Hán tự viết theo các qui tắc lục thư . Ngày nay các tiến sĩ Việt ngữ học người Việt Nam khi dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài vẫn giải thích rằng từ ghép Hoàn Toàn 完 全là “từ Hán Việt”. Ví dụ dạy câu: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã đi đến thắng lợi Hoàn Toàn”, học sinh có hỏi Hoàn Toàn nghĩa là gì, sẽ được trả lời là Hoàn Toàn là từ gốc Hán gọi là từ Hán Việt, nghĩa là xong tất cả. Bởi các tiến sĩ đang dạy tiếng Việt ấy là những người đã soạn ra từ điển. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ học, NXB KHXH Hà Nội 1991: Giải thích: Hoàn là Đầy đủ, Trọn vẹn; Xong hết (trang 174). Giải thích Toàn 全 là Hoàn chỉnh, Tất cả, Bao gồm mọi thành phần tạo nên chính thể; Nguyên vẹn, Không bị mất mát; Thuần một loại , Không bị pha trộn (trang 419). Lời nói đầu của cuốn Từ điển trên còn dõng dạc khẳng định: “Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ tiếng Việt” (trang 5). Theo như các vị đó giải thích ở câu vừa dẫn thì sự diễn biến âm của từ tiếng Việt đã đi theo chiều ngược, từ hiện tại đến quá khứ: Cách nay hơn 2000 năm người Hán đến đất Việt, Hán hóa người Việt, dạy cho người Việt cái chữ Hoàn Toàn. Rồi người Việt mới từ chữ Hoàn Toàn đó chế ra từ gọi Thiên là Trời và gọi Địa là Đất (?!). Trọn Vẹn và Hoàn Toàn là hai từ ghép như mẹ sinh ra con, của người Việt, nghĩa của nó là Cả Tất (Universal). Cả Tất là do từ Trời Đất (trời đất là tất cả, cái gì mà chẳng ở trong trời đất). Tôi không phải nhà Việt ngữ học, tôi chỉ là “dân Guộng”, nên tôi chỉ lấy ngôn từ của dân để mà giải thích mà thôi. Nói “dân Guộng” thì người Việt biết luôn cả xuất xứ tôi ở vùng nào của đất Việt ( nhưng nhiều nhà “chính sách phòng máy lạnh” có thể không biết, vì Từ điển Tiếng Việt không có từ Guộng). Chẳng ai nói ngọng cả. Ruộng=Guộng (theo qui tắc Tơi-Rỡi). “Gom Ruộng”=Guộng (theo qui tắc Lướt). Chính vùng “dân Guộng” bằng kiểu canh tác nông sản hàng hóa của họ đã làm nảy ra gợi ý cho chính sách kinh tế nông nghiệp với những từ khoa học như “tích tụ ruộng đất”, “cánh đồng mẫu lớn”. Từ cổ đại, một làng đã sở hữu nhiều cánh đồng liền nhau, mỗi cánh đồng có tên riêng bằng một từ. Cánh đồng cách nhau chỉ một cái bờ, nhìn thì bằng phẳng đồng loạt như nhau, nhưng thực ra đồng nào đất ấy (thổ nhưỡng khác nhau chút xíu, bình độ chênh nhau chỉ một vài cm, nên mới có câu ca dao “Trên đồng cạn dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Chênh nhau chỉ vài cm mà quan trọng lắm, cây đậu mà bị nước ngập ngọn một ngày thì nó thúi chết cả cây luôn vì ngộp thở, nó không lặn ngoi dai được bằng cây lúa. Nhiều Đồng thì “Đồng Đồng”=Động洞, là một Vùng lớn. Không như có Thạc sĩ Việt ngữ học đã viết trên báo giải thích: “Phú Thọ, Vĩnh Phúc có nhiều địa phương mang tên Động này Động nọ, do thời Vua Hùng dân ta còn ở hang”. Bởi thạc sĩ nọ đã được dạy rằng chữ Động 洞 là “từ Hán Việt” nghĩa là hang núi (Từ điển đã dẫn, trang 141). Chữ Động 洞 gồm chữ Đồng 同 và chữ nước 氵, nghĩa Vùng, gồm nhiều cánh Đồng, các cánh Đồng phân biệt nhau ở bình độ, đo bằng mặt nước. Hán ngữ mượn âm chữ Động 洞 để phiên âm cái “Tung” của họ chỉ hang núi (chứ hang núi gì mà không có chữ sơn 山, lại có chữ nước 氵, đâu phải hang núi nào cũng có nước). Trọn Vẹn có nghĩa là Tất Cả (Universal), nó do từ ghép Trời Đất, mà Đất đã được thay bằng từ đại diện là Vuông (tức trái đất đã khai thác bề mặt làm Ruộng), do sự thay bằng từ đại diện (tượng trưng) nên có đẳng thức Trời Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn. Cả=Càn=Còn=Tròn. Ruộng=Vuông, tượng trưng Đất (do đã có khai thác bề mặt làm Ruộng). Tròn và Vuông đều là tự NÔI khái niệm ( “tất cả trong Một”): NÔI=Nơi=Trời=Tròn=Hòn=Hoàn=Woàn (tiếng Nam Bộ)=Wờn (tiếng Chợ Lớn)=Viên. Vuông thì có 4 Ven, mà 2 Ven thì “Ven Ven”= Vèn, 0+0=1; hai Vèn thì “Vèn Vèn”= Vẹn, 1+1=0; nên Vuông=Vẹn=Văn文 ( “do viết lệch cạnh của chữ Vuông 口”- giải thích của Thuyết Văn Giải Tự, cách nay 2000 năm). NÔI=Nơi=Nương=Ruộng=Vuông. Lúa Nếp (trồng ở Nương, thời biển chưa rút) là có trước (ở di chỉ Hòa Bình có di tích hạt Nếp cách nay 10000 năm), nên mới có bánh chưng thời Vua Hùng thứ 6. Lúa Tẻ (trồng ở đồng sình ven biển, thời biển rút tạo nên đồng bằng), là có sau. Đó là từ “bên Ni bên Tê”, Ni là Nhứt, Tê là Hai (tiếng Khơ Me), mà nhìn đồng thì “bên Tê đồng mênh mông bát ngát” (ca dao). Vuông=Vẹn=Vành, nên còn có từ Tròn Vành tương đương Trọn Vẹn. Vuông=Vẹn=Vành=Toanh, nên có từ Mới Toanh tức mới cách đầy đủ, không có bộ phận nào thiếu hay cũ mòn. Vuông=Vẹn=Vành=Toanh=Toàn 全, từ đó mà có từ ghép Hoàn Toàn 完 全 của tiếng Việt như là từ con của Trọn Vẹn của tiếng Việt, tức Việt đẻ ra Việt, chẳng hề có “từ Hán Việt” nào ở đây cả. Chẳng qua là quan thoại mượn chữ nho, kẻ bị thống trị bị cướp mất chữ đành gọi chữ đó là chữ của quan. Tộc Vân Kiều hệ ngữ Môn Khơ Me là một tộc sống trong dãy Trường Sơn từ cổ đại, không bị ảnh hưởng Hán hóa. Tiếng Vân Kiều đàn ông gọi là Cu, đàn bà gọi là Kan (như anh hùng Cu Vai và anh thư Kan Lịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước). Con=Kan=Quan=Quân=Kô (tiếng Nhật)=Cu=Tu (tiếng Tày)=Tử 子=Tí=Sĩ 士 đều là chỉ một cá nhân. Nho viết chữ Can 干 và chữ Sĩ 士 ngược nhau, xưa chỉ đàn ông mới gọi là Sĩ, (từ Cán Bộ 干 部 dùng ngày nay có gốc là từ Con 干 chứ chẳng có gì xa lạ là “từ Hán Việt” cả). Sĩ và Tử cùng nôi khái niệm nên gắn thành từ đôi Sĩ Tử để nói nhiều đàn ông, hoặc từ đôi Cu Tí để nhấn mạnh tính đàn ông. Cu Tí lên làm Vua một nước Việt hậu duệ của Bách Việt ở vùng Triết Giang, tên Cu Tí viết chữ là Câu Tiễn 勾 践, ý nói sẽ làm vua Lâu Viễn mãi về sau, kiểu như tung hô vạn tuế. Cu Tí Lâu Viễn ghép xen là Cu Lâu Tí Viễn, “Cu Lâu” = Câu, “Tí Viễn” =Tiễn (như tiếng Việt thường có lối nói trong thành ngữ : Tròn Trặn Vuông Vạnh thì lại nói xen là Tròn Vành Vạnh, Vuông Chằn Chặn). Bài “Việt nhân ca” cách nay 2800 năm thời nước Kinh Sở thì chỉ có dùng tiếng Kinh ngày nay mới dịch nổi. Một nữ tiến sĩ Việt ngữ học người TQ thì lại cho rằng “từ Hán Việt” là lối phát âm của người Hán thời nhà Đường, nên gọi nó là “cổ Hán ngữ” (?!). Nếu thời nhà Đường thì là Đường nào, bởi có thời Tiền Đường và thời Hậu Đường, không phải tiếp liền nhau. Thời Tiền Đường thì ngôn ngữ của cư dân còn gọi là tiếng Thoòng của người Việt Thường. Vì họa Hán xâm lăng mà Thoòng nhân di cư đi khắp thế giới, đến tận bây giờ “Thoòng Và” (nghĩa là “người Thoòng Van”, tức “người Thoòng Nói” vẫn là ngôn ngữ riêng của Thoòng nhân), họ là người Hoa gốc Việt. NÔI khái niệm cũng theo đúng qui tắc dấu thanh điệu. NÔI cả có vô cùng nhiều Nôi con. Nôi con của NÔI cả, tức Nôi của NÔI như con của mẹ, là Nôi NÔI, và lướt thì “Nôi NÔI”=Nối, 0+0=1, là sự tiếp tục mở rộng khái niệm của ngôn từ Việt, đó là sự hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài các ngôn ngữ Bách Việt có chung một nguồn gốc.1 like