• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/08/2015 in all areas

  1. Lão Gàn sắp ra Hanoi, vé tàu bay đặt trước cả tuần rùi. Cụ thể là ngày mai. Thần Mưa chơi kiểu này khó xử quá nhỉ? Xin cụ! Cụ lùi lại đợi em zdìa hãy mưa to tại những nơi em mần ăn nha. Lên một wẻ Lạc Việt độn toán cho nó đúng chủ đề. Không thì người ta lại bảo "mê tín dị đoan". Giờ khe, 5g. 15. 7 . Ất Mùi Việt lịch: Sinh Vô Vong/ Thương Đại An. Hì! Thuần Mộc & Thổ. Không có Thủy. Chưa mưa to được khi lão Gàn còn loanh quanh Hanoi. Rất có "Cơ sở Lý học".
    2 likes
  2. Sách nhảm gây ô nhiễm học đường: Không phải cứ thu hồi là xong (LĐ) - Số 198 MINH THI 7:0 AM, 28/08/2015 Những ngày qua, diễn đàn cư dân mạng dậy sóng vì “phát kiến” của “tiến sĩ thủy tinh” với bài học về lòng dũng cảm thể hiện qua hành động đi qua thảm thủy tinh vỡ. Nhiều câu hỏi đặt ra là vì sao suốt 10 năm qua cuốn sách vẫn “bình yên” trên bục giảng, thì nay lại bị “phanh phui” một cách “bầm dập”? Phải chăng không ai phát hiện ra cho đến ngày có người nào đó “chơi xỏ” một nhóm biên soạn khác? Cư dân mạng phản ứng Ngay sau khi có những ồn ào quanh bài học đi qua thảm thủy tinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu NXB Giáo dục thu hồi cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” nói trên. Thế nhưng, cư dân mạng lập tức trưng thêm “bằng chứng ngô nghê” ở cuốn “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 2”, cũng do tiến sĩ Phan Quốc Việt chủ biên. Đấy là bài học chống lại nỗi sợ bằng cách... nhảy lên tấm ván đặt trên một con lăn, cách mặt đất 15cm, hay đội 4 cái bát đi vòng quanh lớp (!). Tiếp đó, trên mạng lại lan truyền một đáp án bài học (được cho là từ sách dịch) cho các bé khá sốc. “Một chiếc xe tải chở hàng hóa phải đi qua gầm cầm vượt. Nhưng vì nóc xe cao hơn so với gầm cầu là 1m nên xe không thể đi được... Đáp án: Câu trả lời rất đơn giản. Các bé hãy bảo bác tài xế xì bớt hơi trong các bánh xe để hạ độ cao của nóc thùng xe xuống 1m là có thể chui qua gầm cầu dễ dàng”. Lối “tư duy” trên bị chỉ trích là “bại não”, không hiểu là đưa đáp án như thế thật, hay là sách... hài. Không chỉ thế, nhiều phụ huynh than thở rằng những cuốn sách nhảm từng bị báo chí chỉ trích, nay vẫn chễm chệ trên các kệ của các nhà sách. Cụ thể, cuốn “Hỏi đáp nhanh trí” gắn mác trắc nghiệm IQ, toàn những câu hỏi về chặt đầu, chém giết, người chết... cùng hình ảnh gây sốc, vẫn có thể mua dễ dàng ở nhiều nơi. Ngoài ra, sách dạy giới tính cũng bị phát hiện hình ảnh phản cảm, khi khu vệ sinh nam nữ cùng chung một không gian, với gương mặt ngó nghiêng tò mò và câu hỏi “kỳ lạ”, thiếu tính giáo dục. Sửa sai từ đâu? Tịch thu một cuốn sách là chưa đủ, bởi lẽ hậu quả sau 10 năm sách “tung hoành trong học đường” không phải là ít. Vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Xuất bản có kiểm soát được những loại sách “nhảm” như vậy không? Một đại diện NXB cho rằng, đến NXB Giáo dục mà còn làm sách kiểu vậy, thì thử hỏi, những NXB khác sẽ ra sao? Hiện nay, quy trình làm sách khá tắc trách, từ khâu biên soạn, biên tập cho đến phát hành. Một NXB trung bình sản xuất vài ngàn cuốn sách một năm, mà đội ngũ biên tập viên chỉ dưới 20 người, thì quả là không thể đảm bảo xuể nội dung. Một câu hỏi nữa đặt ra là, làm sao thu hồi rất nhiều những sách nhảm đang ngang nhiên được trưng bày ở các nhà sách, khi chính đơn vị chủ quản cũng không hay biết, phải nhờ báo chí, phụ huynh phát hiện những lỗi to tướng mới... giật mình? Ngay cả việc các NXB lên kế hoạch B, liên kết với các đối tác cũng còn không biết đến nội dung phản cảm của những cuốn sách đó, thì thử hỏi, làm sao họ “rút kinh nghiệm” về việc trên? Các cuốn sách thiếu nhi toàn hình ảnh bạo lực, sex, hoặc sách nhảm, tào lao, đối thoại thiếu văn hóa giữa các nhân vật... đang là nỗi kinh hoàng của phụ huynh. Thu hồi rồi vẫn chưa phải là xong, vì còn phải có đoàn kiểm tra đến các nhà sách, phải có biện pháp mạnh và khung phạt cho các đơn vị vi phạm. Nhiều người đòi NXB Giáo dục phải xin lỗi học sinh vì những sự cố gần đây và phải chọn người biên soạn tử tế hơn. Tuy nhiên, theo nhà văn Trần Quốc Toàn, người chuyên viết cho thiếu nhi, giải quyết những vấn đề trên cần tỉnh táo, không phải nghe một chiều từ phía phụ huynh, cư dân mạng. Là bởi, người ta thường “ném đá” tập thể khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó. Có những cuốn đáng bị phản ứng, nhưng có những cuốn vô tình bị vạ lây. Thế cho nên, cần có bộ phận thẩm định chuyên môn chuyên nghiệp, cũng như cần có giáo viên tâm lý cho những môn học về kỹ năng sống nói trên. ======================== Bởi vậy, từ lâu lão Gàn đã ủng hộ quan điểm của giáo sư Hoàng Tụy, là: Phải có một triết lý giáo dục làm kim chỉ nam cho những hành vi giáo dục. Nhưng ngẫm lại, không thiếu những trí thức được coi là đầu bảng còn chém gió vung xích chó, mà chẳng hiểu mình đang nói cái gì, thế thì - Sory - đám phọt phẹt khác chẳng đủ tầm để hiểu bản chất của vấn đề.
    1 like
  3. Mê mẩn với bộ tranh vẽ Hà Nội "đẹp như thật" Pat | 22/08/2015 15:52596 Những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội như ngõ nhỏ, phố cổ, cây bàng, quán nước... đều hiện ra vô cùng chân thực và đẹp đẽ trong bộ tranh này. Chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đây là ảnh chụp Hà Nội, chứ không phải tranh vẽ bởi sự chân thật và tuyệt đẹp của nó. Tác giả của bộ tranh này là họa sĩ Phạm Bình Chương (1973). Anh là cái tên tiêu biểu của nhóm nghệ sỹ có tên gọi Nhóm hiện thực – chuyên theo trường phái hiện thực. Họa sĩ Phạm Bình Chương tốt nghiệp khoa hội họa Trường ĐH Mỹ Thuật năm 1995. Hiện anh đang là giảng viên của trường. Anh từng nhận được rất nhiều giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam trong các năm 1997-1999. Một buổi sớm Hà Nội sau cơn mưa. Dù từng vẽ qua rất nhiều chủ đề, nhưng Hà Nội phố luôn là chủ đề bất tận và tâm huyết nhất của anh. Có thể nói, Phạm Bình Chương chính là chàng thi sĩ của Hà Nội trong mảng hội họa. Dù sử dụng lối vẽ thực, nhưng tranh của Phạm Bình Chương vẫn rất thơ và bay bổng, vẽ Hà Nội hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay Hà Nội phải thế này, thế kia. Hà Nội trong tranh của Chương đúng như Hà Nội hiện đại mà chúng ta vẫn yêu thương, nhung nhớ. Gầm cầu Long Biên thanh bình mà nhọc nhằn. Một góc rất lạ trong tranh của Phạm Bình Chương. Một cảnh thường thấy trên hè phố Hà Nội. Những gánh hàng rong. Nắng trong tranh của Phạm Bình Chương rất tài tình và vô cùng chân thật. Một cửa hàng cho thuê sách ở phố Thi Sách. Xe đạp luôn xuất hiện trong cuộc sống của người Hà Nội. Khung cảnh thường thấy của mùa thu Hà Nội. Bên trong những ngõ nhỏ của Hà Nội. ======================= Không phải đẹp như thật. Mà là cái đẹp của hiện thực đã được nghệ thuật nâng cao đến hoàn mỹ qua cây bút tài hoa của vị họa sĩ này....
    1 like
  4. Những điều ít biết về Đội trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông Thứ năm, 27/08/2015 - 23:00 Ngày 21/8, Tân Hoa xã đưa tin, ông Uông Đông Hưng, nguyên Đội trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông đã qua đời vào lúc 5h28 phút ngày 21/8 ở Bắc Kinh, hưởng thọ 99 tuổi. >> Vệ sĩ chính của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời Tuy là một trong bốn Phó Chủ tịch đảng Cộng sản Trung quốc, là người đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị, nhưng có quá ít bài báo, tài liệu nói về ông Uông Đông Hưng. Và mặc dù từng bị liệt vào một trong những tâm phúc của "bè lũ 4 tên", nhưng ông Uông Đông Hưng lại là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch bắt "bè lũ 4 tên". Được chọn làm vệ sỹ Tờ Tuần báo Phương Nam từng dẫn lại lời Chủ tịch Mao Trạch Đông nói về ông Uông Đông Hưng: "Tôi không tin tưởng nhiều người, nên thường cắt cử Uông Đông Hưng theo sát mình". Ông Uông Đông Hưng là người đứng đầu đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời là chỉ huy "Bộ đội 8341" trong nhiều thập kỷ. Ông Uông Đông Hưng sinh ngày 1/1/1916 tại Dặc Dương, huyện Thái Hòa, tỉnh Giang Tây, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1927, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lập căn cứ du kích ở núi Tĩnh Cương, tỉnh Giang Tây được ít lâu, ông Uông Đông Hưng đã gia nhập tổ chức "Hồng tiểu quỷ" của Đội thiếu niên Cộng sản. Năm 1933, Uông Đông Hưng được phiên chế vào Hồng quân, và làm cảnh vệ tại Cục Bảo vệ quân khu Mân Tráng, mặc dù ông chưa trải qua bất cứ một khoá đào tạo chính quy nào. Sau đó ít lâu, ông Uông Đông Hưng được cử làm bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông Uông Đông Hưng luôn bên cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một trong những nguyên nhân khiến ông Uông Đông Hưng được chọn làm nhiệm vụ quan trọng này bởi xuất thân rõ ràng, trong sạch, sớm đi theo cách mạng và khi đó Quốc dân đảng đang tìm cách tiêu diệt Đảng Cộng sản, còn chàng thanh niên này lại sinh ra và lớn lên ở vùng núi Tĩnh Cương nên thông thạo địa hình, có thể tìm đường tẩu thoát nhanh chóng, dễ dàng. Uông Đông Hưng từng bảo vệ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và một số cán bộ lãnh đạo cấp cao khác rút khỏi Diên An trước những cuộc tiến công của quân Quốc dân đảng do Hồ Tùng Nam chỉ huy. Sau khi nhận nhiệm vụ, ông Uông Đông Hưng không những tỏ ra rất mực trung thành, mà còn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nấu ăn, làm cần vụ cho Mao Trạch Đông, nên được Chủ tịch tin dùng. Và những lúc nhàn rỗi, Chủ tịch Mao Trạch Đông thường dạy ông Uông Đông Hưng đọc, viết và giáo dục lý luận cách mạng, nên tình cảm giữa 2 người được hình thành từ khi đó. Sau hội nghị Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông được cử thay Chu Ân Lai giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tháng 1/1935), nên công tác bảo vệ càng được tăng cường và ông Uông Đông Hưng được giao lãnh đạo 12 cảnh vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch. Theo hồi ký của một số nhân viên từng bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, từ năm 1947, ông Uông Đông Hưng đã được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng phương diện quân do Nhiệm Bách Thời làm Tư lệnh và Diệp Tử Long làm Tham mưu trưởng. Sau đó, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Phó Văn phòng thư ký kiêm Trưởng phòng Bảo vệ chính vụ viện (tiền thân của Quốc vụ viện). Về sau, tuy tên gọi và chức vụ của ông Uông Đông Hưng thỉnh thoảng lại thay đổi (từng là Phó Cục trưởng Cục 8 thuộc Bộ Công an), nhưng chức trách cơ bản không thay đổi - bảo vệ an toàn cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Khi Chủ tịch Mao Trạch Đông sang Moskva (từ tháng 12/1949 đến tháng 2/1950), ông Uông Đông Hưng cũng được cử đi theo phụ trách công tác bảo vệ. Đó là lần đầu tiên ra nước ngoài và xuất hiện công khai trước công chúng của ông Uông Đông Hưng. Trong 7 năm liền (1951-1958), ông Uông Đông Hưng không hề xuất hiện công khai trong bất cứ trường hợp nào. Chỉ có một lần duy nhất báo chí Trung Quốc nhắc đến ông khi dẫn lại tin của Tân Hoa xã (ngày 28/12/1955): Ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng chức vụ quan trọng nhất của ông Uông Đông Hưng khi đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng - hoạt động độc lập, tách khỏi các tổ chức an ninh và tình báo trong Quân-Chính-Đảng, chỉ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Mao Trạch Đông. "Bộ đội 8341" khi đó nằm hoàn toàn dưới sự chỉ đạo của ông Uông Đông Hưng. Chỉ huy "Bộ đội 8341" Ban đầu, ông Uông Đông Hưng chỉ huy một đội đặc biệt được gọi là "đội súng ngắn" với khoảng 30 tay súng trực thuộc Đoàn bảo vệ trung ương. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), Đoàn bảo vệ trung ương được đổi thành "Bộ đội 8341". Mãi đến giữa thập niên 1970, "Bộ đội 8341" mới đổi phiên hiệu thành 57001. "Bộ đội 8341" có tới hàng vạn người, đảm trách bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, và các cơ sở quan trọng cùng những nhân vật trọng yếu của Quân-Chính-Đảng. Sở dĩ gọi là "Bộ đội 8341" bởi khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông từng gặp một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu, và hỏi "khi nào thì nên vào Trung Nam Hải". Đại lão hòa thượng không nói không rằng, chỉ viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi: Quyền vị của mình giữ được bao lâu? Đại lão lại viết dãy số 8341. Ngày 9/9/1949, Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội bảo vệ của mình thành "Bộ đội 8341"; đồng thời hỏi một số bạn học vấn cao siêu như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan về 2 thuật số 99 và 8341. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời (ngày 9/9/1976), 2 thuật số kể trên mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9/1976, thọ 83 tuổi (1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976). Có thể nói giai đoạn 1958-1960 là một bước thử thách quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Uông Đông Hưng bởi khi đó ông "bị đày" về làm Phó Tỉnh trưởng quê nhà (Tỉnh trưởng khi đó là Thiếu Đức Bình). Trong thời gian này, ông Uông Đông Hưng được giao chủ quản lĩnh vực nông lâm và khai hoang, kiêm Bí thư Đảng ủy trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa mới được thành lập (tạm thời gác chức Thứ trưởng Bộ Công an). Sở dĩ có sự điều động này là vì trong thời gian đó, Chủ tịch Mao Trạch Đông đang phát động phong trào "cán bộ xuống cơ sở, sỹ quan xuống tiểu đội" với mục đích hồi phục sức sống cách mạng cho cán bộ và cải thiện quan hệ giữa sỹ quan và binh lính. Nhưng chuyến đi thực tế này của ông Uông Đông Hưng còn có một trọng trách khác, đó là phối hợp với địa phương thành lập các công xã nông thôn để phục vụ "Đại nhảy vọt". Ngoài ra, ông Uông Đông Hưng còn tham gia công tác xây dựng và quản lý trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa bởi đây là loại trường kết hợp công-nông nghiệp "không chính quy", với đối tượng chiêu sinh là cán bộ trẻ và trung niên, vừa học, vừa làm. Nhưng đến năm 1961, số phận của trường đại học này bị đe dọa. Vì sau khi "Đại nhảy vọt" thất bại, Lưu Thiếu Kỳ đã ra lệnh cho các trường, viện "không chính quy" như trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa (những trường như thế này được dựng lên ở khắp nơi vào cuối thập niên 1950) phải giải tán. Uông Đông Hưng đã yêu cầu Chủ tịch Mao Trạch Đông cứu "sản phẩm kết tinh" này, nên ngày 30/7/1961, Mao Trạch Đông đã viết một bức thư gửi cho trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa, xác định "phương hướng giáo dục" và đánh giá cao thành tích của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua, thậm chí kêu gọi các tỉnh, thành khác phải học tập kinh nghiệm của trường này. Ông Uông Đông Hưng (giữa) trong Trung Nam Hải. Điều thú vị là 16 năm sau (tháng 7/1977), nội dung bức thư của Chủ tịch Mao Trạch Đông lần đầu tiên được đăng trên báo chí Trung Quốc, tuyên truyền cho sự trưởng thành và tiến bộ của trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa. Thời kỳ đó, được Chủ tịch Mao Trạch Đông quan tâm, nhắc nhở là vốn chính trị quan trọng nhất, nên việc này đã được ông Uông Đông Hưng tận dụng để tăng cường thêm uy tín cho mình. "Có công cứu giá" Mặc dù khá bận rộn với công việc tại tỉnh Giang Tây, nhưng tháng 12/1960, ông Uông Đông Hưng vẫn được tái bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an do Bộ trưởng Tạ Phú Trị lãnh đạo. Nhưng trong giai đoạn 1961-1965, tên tuổi của ông Uông Đông Hưng rất ít xuất hiện trên báo chí và đây là thời kỳ Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đang có xung đột về nhiều vấn đề. Trong năm 1965, cán bộ chiến sĩ thuộc "Bộ đội 8341" được cử tới các địa phương để thu thập tài liệu nhằm tuyên truyền cho "Chương trình giáo dục xã hội chủ nghĩa" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, gọi tắt là "23 điều". Đây là việc làm nhằm bác bỏ sự kiểm soát của Lưu Thiếu Kỳ đối với phong trào này, cũng như tìm cách lái đi theo hướng của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ngoài việc ủng hộ cương lĩnh chính trị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Uông Đông Hưng còn "do thám" một số lãnh đạo thuộc Quân-Chính-Đảng. Nhờ đó mới phát hiện, "đồng đảng" với Bành Chân, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Thị trưởng Bắc Kinh là Dương Thượng Côn, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đã đặt máy nghe trộm tại phòng làm việc của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Những điều này được tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 8/9/1977 đăng tải. Và người có công phát hiện ra máy nghe trộm là ông Uông Đông Hưng và Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng đã kiến nghị với Chủ tịch Mao Trạch Đông tương kế tựu kế - cung cấp thông tin giả cho đối phương. Và việc này có hiệu quả - cả Bành Chân và Lưu Thiếu Kỳ đều bị lừa vì không nắm được "tư tưởng chỉ đạo" thật sự của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong một thời gian tương đối dài. Nhưng sau sự kiện Thứ trưởng Bộ Công an Uông Đông Hưng tháp tùng Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan, Afghanistan và Myanmar trong 3 tuần (từ hạ tuần tháng 3 đến giữa tháng 4-1966) vụ nghe trộm đã kết thúc. Bởi trong thời gian Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan, Afghanistan và Myanmar, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng Lâm Bưu, Khang Sinh, Trần Bá Đạt và Giang Thanh chuẩn bị công kích ông và Bành Chân cùng những "cộng sự". Sau khi ông Lưu Thiếu Kỳ rời Pakistan được 2 ngày (26/3/1966), Bành Chân và những người khác đã bị chỉ trích mạnh trong hội nghị cấp cao. Và ngày 16/4/1966, cuộc đấu giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông với Bành Chân lên tới đỉnh cao. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã triệu tập phiên họp bất thường của Thường vụ Bộ Chính trị tại Hàng Châu để lên án "tội ác" của Bành Chân. Mặc dù ông Lưu Thiếu Kỳ biết tin này khá sớm, và về nước, đến Hàng Châu để kịp dự phiên họp này, nhưng khi Chủ tịch nước tới, cuộc họp đã kết thúc và số phận của Bành Chân đã được định đoạt. (Còn nữa) Lư Tuấn Nghĩa (tổng hợp) Cảnh sát toàn cầu ====================== Phạm Văn Lan viết bộ sách "Đại cương Triết học Trung Quốc" đây mà. Bản tiếng Việt gồm 5 cuốn, lão mua hồi mới viết sách chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Trích dẫn của ông này khá nhiều, cho nó có "cơ sở khoa học". Trình lão này cũng thuộc loại vớ vẩn. Nhưng qua đoạn trích dẫn này thấy ngài Mao cũng tỏ ra wan tâm đến Lý học chứ nhể! Cho nên lão mới phán rằng: "Tất cả những gì trong cõi Hậu Thiên này đều diễn biến có quy luật có thể tiên tri, kể cả các quyết sách chính trị quốc tế cũng không nằm ngoài những quy luật này". SW Hawking đã xác định - đại ý - rằng: "Nếu chúng ta biết được lý thuyết thống nhất, thì chúng ta sẽ ứng dụng quy luật của vũ trụ để điều hành xã hội của chúng ta". Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Và bất cứ kết quả "canh bạc cuối cùng" như thế nào, thì chức năng của ngôi vị bá chủ cũng cần phải có lý thuyết này. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà bà Vanga phát biểu rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại...". Người ta có thể không cần đến lý thuyết này, cũng như những kẻ ăn mày không cần sử dụng kiến thức toán học vậy.
    1 like
  5. Ngày xưa, lão còn nhỏ, đi học và về nhà các cụ dạy về sự dũng cảm của những người lương thiện, Thí dụ như: Thạch Sanh, chém Chằn tinh, vào hang đại bàng cứu công chúa...vv...Còn việc đi trên thủy tinh, nuốt lửa, lấy thanh sắt cháy đỏ dí vào tay, đó là việc của giang hồ. Thời còn nhỏ, trước đây có Hội Hướng Đạo, rồi Thiếu Niên Tiền phong, dạy kỹ năng sống như, thắt nút, buộc chặt các vật thể, đánh dấu đường đi, dạy quan sát môi trường, phương pháp nấu ăn, cắm trại, tập bơi lội....Như vậy mới là kỹ năng sống. Còn lập luận như họ thì sao không cho các em nhảy qua hố chông, đập đầu vào gạch...để rèn luyện sự can đảm?! Đã vậy lại còn phát biểu: Vì không hiểu bản chất của giáo dục, nên mới đặt vấn đề đa chiều. Đa năng và đa dạng chỉ khi phân loại ngành nghề. Không có đa chiều cho trẻ thơ đang cần hấp thụ những giá trị căn bản của cuộc sống và nền văn minh. Khi nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì lão tuy tài hèn cũng cố gắng "chém gió" một tiểu luận về bản chất của giáo dục - nhân danh nền văn hiến Việt. Hy vọng đóng góp được cái gì đó cho nền giáo dục của cả cái thế giới khốn khổ này.
    1 like
  6. XUỐNG XE ĐI BỘ. * Đây sẽ là một quả tố "Sì phé" nặng đô của Bắc Kinh trong ván bài ổn định kinh tế của họ......Hậu quả sẽ ra thế nào? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....." =========================== Trung Quốc kéo quỹ lương hưu nhà nước vào cuộc chơi chứng khoán H. Bình | 24/08/2015 15:31 Các nhà đầu tư Trung Quốc đã trải qua một tuần khó khăn khi chỉ số này giảm tới 12% trong tuần trước. Ảnh: BBC Trung Quốc dự kiến cho phép quỹ lương hưu nhà nước lần đầu tiên được đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tân Hoa Xã dẫn quy định mới cho biết các quỹ sẽ được phép đầu tư tới 30% giá trị tài sản ròng của mình vào các cổ phiếu đang niêm yết trong nước. Quỹ lương hưu của Trung Quốc hiện nắm giữ 548 tỉ USD. Động thái này là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán trong nước. Quỹ nói trên sẽ được phép đầu tư không chỉ vào cổ phiếu mà còn vào một loạt các công cụ thị trường khác, trong đó có thị trường phái sinh. Do nhu cầu ngày càng tăng với các loại thị trường này, chính phủ hy vọng giá sẽ tăng lên. Cuối tuần qua, chỉ số Shanghai Composite Index giảm hơn 4% khi đóng cửa giữa lúc các số liệu cho thấy hoạt động sản xuất hàng tháng của Trung Quốc đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 6 năm qua. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã trải qua một tuần khó khăn khi chỉ số này giảm tới 12% trong tuần trước. Cổ phiếu Trung Quốc giảm hơn 30% kể từ giữa tháng 6. Đầu tháng này, các ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phá giá nhân dân tệ trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu. Biện pháp này được tiến hành trong bối cảnh kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Trong quý 2 năm nay, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7%, mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990 đến nay. Những lo ngại về sự suy giảm kéo dài ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng sụt giảm mạnh trong tuần qua. Thị trường chứng khoán châu Á kéo nhau đi xuống hôm 21-8. Ảnh: Reuters Vào ngày 24-8, chứng khoán châu Á và giá dầu đồng loạt giảm sau khi thị trường chứng khoán phố Wall bị một đòn bầm mình bầm mẩy. Chứng khoán châu Á chạm đáy thấp nhất trong 3 năm qua. Giá dầu Brent (44,73 USD/thùng) và dâu thô Mỹ (39,61 USD/thùng) giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm rưỡi qua do thị trường dầu lo ngại nhu cầu của Trung Quốc càng ít đi. Trong khi đó, tuần trước là tuần giao dịch thê thảm của chứng khoán Mỹ với 4/5 phiên liên tục mất điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21-8, cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đều giảm rất mạnh, với mức giảm trên 3,0%, đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất trong gần 4 năm qua. Theo các nhà phân tích, nhà đầu tư dường như đã mất niềm tin vào các ngân hàng trung ương, từ Bắc Kinh tới Washington, trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó, đồng yen tăng giá 0,7% so với USD. theo Người lao động
    1 like
  7. Nhà Trắng chịu sức ép phải hủy bỏ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình Đăng Bởi Một Thế Giới 08:39 27-08-2015 Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm” Ngày 26.8, Hãng thông tấn PTI dẫn lời Phó phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ không hủy chuyến thăm nước này của Chủ tịch Tập, bất chấp phản đối từ nhiều phía. Theo báo Thanh Niên, dự kiến ông Tập sẽ đến Washington DC vào tháng 9 nhưng các bên chưa thông báo ngày cụ thể. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang khá phức tạp với nhiều vấn đề gây bất đồng sâu sắc như các hành động gây quan ngại của Bắc Kinh ở biển Đông và an ninh mạng. Vì thế, quan hệ với Trung Quốc, cụ thể là chuyến thăm của ông Tập, trở thành một trong những chủ để bàn luận sôi nổi của các ứng viên Tổng thống Mỹ hiện nay, đặc biệt là về phía đảng Cộng hòa. Trang tin The Hill dẫn lời Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm”. Ngoài ra, việc Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hồi giữa tháng 8 cũng như tình trạng hỗn loạn của thị trường tài chính toàn cầu mấy ngày qua xuất phát từ các vấn đề của nước này cũng khiến nhiều chính trị gia Mỹ khó chịu. Như Một Thế Giới đã đưa tin, tỷ phú Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích việc Trung Quốc đang tàn phá nước Mỹ bằng việc phá giá đồng NDT trong một cuộc phỏng vấn với CNN mới đây. "Họ đang phá hủy chúng ta. Họ tiếp tục làm mất giá đồng tiền của họ cho đến khi họ muốn. Họ đang phá giá lớn đồng nhân dân tệ, và đó sẽ là sự tàn phá đối với chúng ta", ông Trump nhấn mạnh. "Chúng ta nhận thấy có quá nhiều quyền lực ở Trung Quốc", ông nói với CNN. "Trung Quốc đã nhận được sự đầu tư lớn của chúng ta. Trung quốc dùng số tiền đó để xây dựng đất nước với số tiền mà họ lấy từ Mỹ và họ cướp mất công việc ra khỏi nước Mỹ". Chấn Phong (tổng hợp) ======================= Bởi vậy, cứ khi nào ngài Tập lên tàu bay du Hoaky, lão mới "bói" một wẻ. "Bói" sớm wá thì phạm húy "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Lúc ấy, một trong hai bên, hoặc cả hai có khả năng dựa vào quẻ bói của lão để điều chỉnh sách lược, thành....bói sai. 'Bói" muộn quá, thiên hạ lại bảo "bói" dựa. Chỉ đúng lúc ngài Tập lên tàu bay và chưa bước xuống sân bay thì là chuẩn nhất. Lúc ấy, mọi chuyện đã an bài, muốn thay đổi cũng không được. Ka! Ka! Ka!...
    1 like