• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/08/2015 in all areas

  1. Bí ẩn quả trứng gà 2.000 năm tuổi chôn trong ngôi mộ cổ Phương Anh (Vietnam+) lúc : 26/08/15 12:04 Ngày 24/8, một quả trứng gà hơn 2.000 năm tuổi đã được phát hiện trong một ngôi mộ cổ bên bờ sông Xích Thủy, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Quả trứng gà có tuổi thọ 2.000 năm. (Nguồn: QQ) Đây là lần đầu tiên một quả trứng như vậy được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở Quý Châu. Đội khảo cổ đang "đau đầu" vì chưa tìm ra cách đưa quả trứng lên khi nó đã quá mềm. Khu di chỉ Hoàng Kim Loan nằm bên bờ sông Xích Thủy, thị trấn Thủ Thành là khu di chỉ lớn nhất được khai thuật ở Quý Châu đến thời điểm này. Đội khảo cổ đã phát hiện rất nhiều đồ gốm và một phần xương động vật trong một ngôi mộ 2.000 năm thời nhà Hán. Điều đặc biệt, một quả bóng có màu hơi vàng được tìm thấy bên đống đồ gốm. "Khi dùng chổi lông quét qua nhẹ nhàng, bề mặt quả bóng rạn nứt," Trương Cải khóa, người phụ trách đội khảo cổ cho biết. "Chúng tôi đã xem xét cẩn thận và so sánh kỹ lưỡng cuối cùng xác định đó là một quả trứng gà." Do bị chôn trong lòng đất quá lâu nên không thể phân biệt được lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, theo quan sát thì vỏ trứng được bảo tồn khá nguyên vẹn. Phát hiện trứng gà trong mộ cổ không chỉ là chuyện xảy ra đầu tiên trong lịch sử khảo cổ ở Quý Châu mà đây còn là chuyện rất hiếm gặp ở Trung Quốc. Trước đây, trứng gà cũng từng được phát hiện trong các ngôi mộ ở Hà Nam, Sơn Tây hay Trùng Khánh. Các ngôi mộ này có điểm chung là đều có từ đời nhà Hán. Theo những người chứng kiến, quả trứng này nhỏ hơn những quả trứng gà được bán hiện nay. Nhưng tại sao lại chôn kèm trứng gà trong những ngôi mộ cổ? Trương Cải Khóa cho rằng người Hán coi chết cũng như sống nên những đồ vật dùng khi còn sống sẽ được đốt thành gốm làm vật chôn cùng. Tương tự, rượu, ngũ cốc hay trứng gà... tất cả những thứ họ thường ăn khi sống cũng trở thành đồ vật chôn cùng. Hiện nay, các nhân viên trong đội khảo cổ đang tìm cách đưa quả trứng lên bởi có thể chỉ cần chạm vào là nó sẽ vỡ ngay lập tức. "Nếu làm theo cách truyền thống dùng phương pháp bọc thạch cao thì có thể đưa lên nhưng sau đó lại rất khó để tách thạch cao ra khỏi bề mặt quả trứng," Trương Cải Khóa nói. Dù đưa lên thành công nhưng làm thế nào để bảo tồn một quả trứng có tuổi thọ 2.000 năm lại là một câu chuyện khác./. ========================== Điếu mựa. Với những ngôi mộ trên 2000 năm tuổi hoàng tráng phát hiện được ở Nam Dương tử thì một bọn khốn khiếp cứ xưng xưng là "Mộ Hán". Hán cái mả mựa chúng nó. Điếu có "cơ sở khoa học". Đây là mộ của những quý tộc Việt - một thời huy hoàng ở miền Nam Dương tử. Hiểu không? Điếu mựa! Nếu là "mộ Hán" thì những ngôi mộ tương tự phải được tìm thấy cả ở Bắc Dương tử chứ?! Đằng này, phía Bắc Dương Tử - nơi xuất phát của Hán tộc lại điếu có ngôi mộ nào tương tự và có niên đại lâu như vậy; hay nếu có thì không mang tính phổ biến và nhiều như ở Nam Dương tử. Đã phát hiện được ngôi "Mộ rồng" (Bài trên diễn đàn) có cách đây trên 6000 năm ở Nam Dương tử, xác định điều này(*). Lúc ấy, cái tằng tổ Hán chưa hề có mặt ở Nam Dương tử, lấy điếu đâu ra cái mộ rồng ở đây?! Lão đây là trùm dùng trứng gà để trấn yểm, hoặc phát huy các khí trạch tốt trong mộ trạch đây. Lão hiểu rõ vì sao dùng trứng gà đặt trong mộ. * Khi tài liệu về "Mộ Rồng" được công bố và chính các nhà khoa học Tàu xác định niên đại trên 6000 năm ở Nam Dương Tử và cũng được công bố tại diễn đàn lyhocdongphuong - thì - cũng có vài ngoe ăn cơm Việt, tưới xì dầu, cho rằng: sự xác định niên đại 6000 năm không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Bất cứ cái gì có lợi cho việc chứng minh Việt sử gần 5000 năm văn hiến thì lúc nào có một bọn khốn nạn tìm mọi cách phủ nhận rất trắng trợn và từ phía sau. Lão cáu tiết lắm rùi đấy! Thậm chí khi "cùn" lên, đám này cho rằng: Không cần thiết phải tìm hiểu quá khứ, mà cần chú trọng tương lai.
    6 likes
  2. Nhà Trắng chịu sức ép phải hủy bỏ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình Đăng Bởi Một Thế Giới 08:39 27-08-2015 Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm” Ngày 26.8, Hãng thông tấn PTI dẫn lời Phó phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ không hủy chuyến thăm nước này của Chủ tịch Tập, bất chấp phản đối từ nhiều phía. Theo báo Thanh Niên, dự kiến ông Tập sẽ đến Washington DC vào tháng 9 nhưng các bên chưa thông báo ngày cụ thể. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang khá phức tạp với nhiều vấn đề gây bất đồng sâu sắc như các hành động gây quan ngại của Bắc Kinh ở biển Đông và an ninh mạng. Vì thế, quan hệ với Trung Quốc, cụ thể là chuyến thăm của ông Tập, trở thành một trong những chủ để bàn luận sôi nổi của các ứng viên Tổng thống Mỹ hiện nay, đặc biệt là về phía đảng Cộng hòa. Trang tin The Hill dẫn lời Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker tuyên bố: “Trước tình trạng Trung Quốc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhà nước liên tục can thiệp vào nền kinh tế... Tổng thống Obama cần hủy chuyến thăm”. Ngoài ra, việc Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hồi giữa tháng 8 cũng như tình trạng hỗn loạn của thị trường tài chính toàn cầu mấy ngày qua xuất phát từ các vấn đề của nước này cũng khiến nhiều chính trị gia Mỹ khó chịu. Như Một Thế Giới đã đưa tin, tỷ phú Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích việc Trung Quốc đang tàn phá nước Mỹ bằng việc phá giá đồng NDT trong một cuộc phỏng vấn với CNN mới đây. "Họ đang phá hủy chúng ta. Họ tiếp tục làm mất giá đồng tiền của họ cho đến khi họ muốn. Họ đang phá giá lớn đồng nhân dân tệ, và đó sẽ là sự tàn phá đối với chúng ta", ông Trump nhấn mạnh. "Chúng ta nhận thấy có quá nhiều quyền lực ở Trung Quốc", ông nói với CNN. "Trung Quốc đã nhận được sự đầu tư lớn của chúng ta. Trung quốc dùng số tiền đó để xây dựng đất nước với số tiền mà họ lấy từ Mỹ và họ cướp mất công việc ra khỏi nước Mỹ". Chấn Phong (tổng hợp) ======================= Bởi vậy, cứ khi nào ngài Tập lên tàu bay du Hoaky, lão mới "bói" một wẻ. "Bói" sớm wá thì phạm húy "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Lúc ấy, một trong hai bên, hoặc cả hai có khả năng dựa vào quẻ bói của lão để điều chỉnh sách lược, thành....bói sai. 'Bói" muộn quá, thiên hạ lại bảo "bói" dựa. Chỉ đúng lúc ngài Tập lên tàu bay và chưa bước xuống sân bay thì là chuẩn nhất. Lúc ấy, mọi chuyện đã an bài, muốn thay đổi cũng không được. Ka! Ka! Ka!...
    4 likes
  3. Trong nghiên cứu khoa học chạy theo đám đông toàn là những thằng ngu! Cái này ông Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bảo thế. Ghi vào! Ghi vào! Để sau này còn trích dẫn. Còn câu của siêu tỷ phú Warren Buffett Chứng tỏ thằng cha này giàu gặp may vì số phận mỉm cười, chứ hoàn toàn không do tài năng của ông ta. Bởi vì bất cứ con mẹ bán ve chai nào cũng không hề muốn thua lỗ khi gánh thúng ve chai trên vai. Nhưng chỉ vì ông ta nổi tiếng, nên - như các cụ nhà ta nói : Vai mang túi bạc kè kè. Nói quấy, nói quá, người nghe rầm rầm... Bởi vậy, những con bò luôn luôn thấy đúng. Trong khi câu của ông Warren Buffett nó cũng chỉ đơn giản là: "Nhảy vào lửa chắc chắn bị bỏng". Số đông rất cần thiết với những người hoạt động chính trị và kinh doanh. Chính vì sức mạnh đó, nên nó quan trọng với họ. Nhưng để phát triển thì cần những cá nhân sáng tạo. Điếu có một phát minh nào được biểu quyết để thẩm định tính chân lý cả. Cái tít bài báo thì hay: "Không đủ giỏi, không nên đi ngược lại số đông". Nhưng cái nội dung thì dở ẹc.
    4 likes
  4. Ngày xưa, lão còn nhỏ, đi học và về nhà các cụ dạy về sự dũng cảm của những người lương thiện, Thí dụ như: Thạch Sanh, chém Chằn tinh, vào hang đại bàng cứu công chúa...vv...Còn việc đi trên thủy tinh, nuốt lửa, lấy thanh sắt cháy đỏ dí vào tay, đó là việc của giang hồ. Thời còn nhỏ, trước đây có Hội Hướng Đạo, rồi Thiếu Niên Tiền phong, dạy kỹ năng sống như, thắt nút, buộc chặt các vật thể, đánh dấu đường đi, dạy quan sát môi trường, phương pháp nấu ăn, cắm trại, tập bơi lội....Như vậy mới là kỹ năng sống. Còn lập luận như họ thì sao không cho các em nhảy qua hố chông, đập đầu vào gạch...để rèn luyện sự can đảm?! Đã vậy lại còn phát biểu: Vì không hiểu bản chất của giáo dục, nên mới đặt vấn đề đa chiều. Đa năng và đa dạng chỉ khi phân loại ngành nghề. Không có đa chiều cho trẻ thơ đang cần hấp thụ những giá trị căn bản của cuộc sống và nền văn minh. Khi nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì lão tuy tài hèn cũng cố gắng "chém gió" một tiểu luận về bản chất của giáo dục - nhân danh nền văn hiến Việt. Hy vọng đóng góp được cái gì đó cho nền giáo dục của cả cái thế giới khốn khổ này.
    1 like
  5. Dạo gần đây vụ gì cũng đem giáo sư râu tóc bạc phơ đẹp lão ra thị phạm.... bắt đầu thấy ngán. Bài viết này cứ trainer này trainer nọ làm thấy chướng. Tiếng Việt thiếu từ sao mà cứ trainer, chắc cho nó oách xà lách. Muốn ném đá ghê...hị hị. Riêng vụ miểng chai thì cũng lặp lại lỗi tham xa bỏ gần. Cũng giống như thay vì vở lòng thì nên dạy con nít yêu cha mẹ ông bà, anh chi em nó trước cái đã, rồi mới đến hàng xóm, rồi mới đến đồng bào xa xôi hơn. Từ nó lớn lên đọc sách đọc báo, tìm hiểu từ nhiều nguồn, tự biết nên yêu quý, tôn kính, biết ơn ai. Cái sự yêu kính đó, nếu có, mới đáng quý, thực chất và lâu bền. Đằng này mới nứt mắt đi lớp mầm, chưa biết gì hết đã về nhà nằng nặc đòi ra Hà nội. Cái sự dũng cảm cũng vậy thôi.
    1 like
  6. Thầy Văn Như Cương phản biện các chỉ trích vụ trẻ dẫm qua thảm thủy tinh Đăng Bởi Một Thế Giới 08:37 27-08-2015 "Chúng ta nên dừng lại việc phán xét, đánh giá, đừng nhìn một việc đã qua mà "đổ hết xuống sông" những nỗ lực của họ. Chúng ta cần những thầy cô hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng sống sẽ giúp các con tốt hơn" - Trainer Phạm Ngọc Anh khẳng định. Có thể bạn quan tâm >> Thầy Văn Như Cương phản biện các chỉ trích vụ trẻ dẫm qua thảm thủy tinh >> 'Cả nước làm cả năm không đủ cho doanh nghiệp nhà nước trả nợ' >> Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo vụ sách dạy trẻ dẫm lên thủy tinh Những ngày gần đây, trên khắp các kênh truyền thông và mạng xã hội, rất nhiều phụ huynh phản ứng trái chiều trước nội dung dạy trẻ về lòng dung cảm bằng cách đi trên thủy tinh trong cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 của tiến sĩ Phan Quốc Việt. Cụ thể, bài học nêu: "Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt học sinh và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh. Nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ, và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh.” Đã có một số chuyên gia đưa ra những phân tích rất kỹ về bài thực hành này, chứng minh được tính an toàn gần như tuyệt đối của nó. Đồng thời, một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm “Giáo dục cách tân thời đại cũng nên nhìn xa, nhìn thoáng, cứ như cô Tấm mãi không được”. Trainer Phạm Ngọc Anh Tuy nhiên, đại đa số phản hồi bác bỏ cách dạy này vì lo sợ học sinh gặp nguy hiểm. Những quan điểm gặp nhiều nhất là: nguy cơ các em bị thương, trẻ con thường hiếu động và nếu chúng tự làm tại nhà thì đây sẽ trở thành đại họa. Dũng cảm hay liều lĩnh, giáo dục trẻ sao lại dai dột như thế này, không đồng tình, không chấp nhận cũng là những điều mà phụ huynh quan tâm và lo lắng nhất. Chia sẻ với báo chí khi được hỏi ý kiến về bài thực hành cho trẻ đi trên thủy tinh trong sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, Trainer Phạm Ngọc Anh – CEO Công ty đào tạo VietFuture khẳng định: “Một vấn đề nên được nhìn nhận đa chiều và trong trường hợp này, những người làm công tác giáo dục phải biết đứng về phía các em học sinh”. Trao đổi với chúng tôi, Trainer Phạm Ngọc Anh, người có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và phát triển con người, là người sáng lập Công ty Viet Future – công ty chuyên về đào tạo kỹ năng, thái độ sống cho thanh thiếu niên với khóa học Thiếu niên siêu đẳng nổi tiếng cho biết: Một vấn đề nên được nhìn nhận đa chiều và trong trường hợp này, những người làm giáo dục cần phải có sự phân tích và giải thích thấu đáo ý nghĩa của các bài học tránh việc hiểu sai hoặc cho tác dụng ngược. Theo Trainer Phạm Ngọc Anh: Việc cung cấp, trang bị những kỹ năng sống cho các em nhỏ là điều hết sức cần thiết. Các quốc gia phát triển trên thế giới cũng có những giáo trình, phương pháp đào tạo kỹ năng cho trẻ rất đa dạng và linh hoạt. Bản thân Trainer Phạm Ngọc Anh cũng đã tham gia các khóa học phát triển bản thân của các diễn giả nổi tiếng như Anthony Robbins và có trải qua bài học này. Không bàn đến việc an toàn như Tâm Việt giải thích, bởi bài học đương nhiên phải an toàn mới được đem ra sử dụng. Chủ tịch của Viet Future cho rằng cần hiểu rõ tính mục đích của bài học. Bản chất của trải nghiệm này là để học viên vượt qua bản thân và bình tĩnh đối diện nỗi sợ hãi trước những hoàn cảnh tưởng như không thể. Nỗi sợ hãi của con người không sai và trong cuộc sống có nhiều nỗi sợ hãi là cần thiết. Nhưng nguyên nhân của đại đa số các nỗi sợ hãi đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về nó. Nếu các học sinh kia đều biết được quy tắc vật lý, việc đi trên thảm có nhiều mảnh thủy tinh hoàn toàn khác so với đi trên một, hai miếng đơn lẻ và với độ dày tối thiểu 3cm, khi chúng dựng đứng, chịu áp suất lớn từ chân người sẽ được dàn bằng xuống và nằm ngang - thì chắc chắn nỗi sợ hãi đó sẽ chỉ là về mặt tâm lý và thị giác. Bài học sẽ không bị chê trách khi người trainer nói rõ nguồn gốc của nỗi sợ hãi, cung cấp kiến thức về vấn đề - để học viên hiểu rằng việc vượt qua nó chỉ là rào cản tâm lý và chính bản thân mình. Việc cho học sinh đi trên thảm thủy tinh là do người viết và người dạy bài học đã chưa hiểu rõ về bản chất thực sự của bài học Anh cũng cho biết nguyên nhân khiến cư dân mạng nổi sóng là người viết và dạy bài học này đã chưa hiểu rõ về bản chất của bài học. Do đó việc giải thích về tính an toàn hay chỉ vài dòng về lòng dũng cảm trên 1 trang giấy sách giáo khoa thực chất chưa thỏa đáng. Bài học về lòng dũng cảm phải là vì mục đích chính nghĩa, có ích chứ không phải dạy trẻ những trò làm xiếc nguy hiểm, hay để trẻ có những hành động liều lĩnh khi chưa hiểu biết về hiện tượng và sự việc. Ở đây trong bài học này, nếu được phân tích kỹ về kiến thức thì việc đi qua mảnh chai chỉ là vấn đề vượt qua bản thân mình chứ không phải vượt qua nỗi sợ trong một hành động nguy hiểm. Bản chất các nỗi sợ cũng khác nhau, nếu là nỗi sợ về việc đi trên mảnh chai đơn thuần sẽ không thể biện chứng về việc dùng cách vượt qua nỗi sợ này, để áp dụng cho nỗi sợ kia. Việc vượt qua bản thân từ đó sẽ khác với một hành động liều mạng. Bản lĩnh sẽ khác với liều lĩnh. Đó cũng là những điều mà trong những khóa học tương tự Viet Future luôn phân biệt rất rõ ràng cho học sinh. Trở lại với bài thực hành cho trẻ đi trên thủy tinh, Trainer Phạm Ngọc Anh thẳng thắn chia sẻ: Đứng trên phương diện là những người luôn tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục và phát triển con người, tôi thấu hiểu, cảm thông và đồng cảm với tác giả chủ biên bài thực hành này. Tuy nhiên, chi tiết hơn thì cá nhân tôi không hoàn toàn ủng hộ bài tập cho học sinh lớp 1 đi trên thủy tinh. Chúng ta có nhiều phương án để lựa chọn, nhiều cách tốt hơn để có thể hướng tới mục tiêu trang bị lòng dũng cảm, hay rộng hơn nữa là nâng khả năng thích ứng và sinh tồn cho các em. Nếu không giữ trong mình giá trị cốt lõi này, rất có thể chúng ta sẽ sa đà vào kết quả trước mắt và kèm theo đó là những hệ lụy không tốt theo kèm. Tôi nghĩ, đây cũng có thể coi như một bài học tốt để người lớn chúng ta nhìn nhận lại, tâm huyết không đồng nghĩa với sự vội vã. Hãy cùng chung sức, chung tay vì thế hệ tương lai của Việt Nam chúng ta. "Chúng ta nên dừng lại việc phán xét, đánh giá, đừng nhìn một việc đã qua mà "đổ hết xuống sông" những nỗ lực của họ. Chúng ta cần những thầy cô hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng sống sẽ giúp các con tốt hơn" - Trainer Phạm Ngọc Anh khẳng định. Chia quan điểm với Trainer Phạm Ngọc Anh, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng việc trải những mảnh thủy tinh thành những tấm thảm để học sinh bước lên ở một lớp huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh biết ý thức được sự nguy hiểm khác với đối với học sinh lớp 1. Riêng với bài học “bước lên thảm thủy tinh để rèn luyện lòng dũng cảm” thì bài học này nên thực hành đối với học sinh lớp 6 trở lên và có sự theo dõi cũng như trao đổi với các phụ huynh, thầy cô giáo của các em trước khi tiến hành. PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cũng khẳng định: Với chương trình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh, thay vì để phát triển một cách tràn lan, không có hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến việc mở một khoa đào tạo những giáo viên để dạy môn kỹ năng sống cho các em học sinh. Đó mới là cách quản lý hay. PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) Cũng trong buổi thảo luận, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng chia sẻ rằng: Mấy ngày nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề đào tạo kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 sao cho đúng cũng như những bài học thực tế. Nhưng các vị phụ huynh cũng nên lưu ý cho rằng trước khi cho trẻ tập bài tập này các giảng viên thường cố tình làm cho những em này rất sợ bằng cách đập vỡ chai ngay trước mặt các em với những thanh âm ghê rợn cùng những mảnh thủy tinh sắc nhọn bắn tóe tung sau đó họ bình thản bước qua và khuyến khích học viên làm theo điều này. Các em sẽ cảm nhận được tận cùng nỗi sợ hãi, sau đó được khích lệ và động viên các em rụt rè bước từng bước một. Khi vượt qua được đoạn đường đó, các em thở phào và sung sướng nhận ra rằng: Ồ, sợ thế mà vẫn còn vượt qua được cơ mà. "Bài tập này chính là cách để các giảng viên giúp các em đi đến tận cùng của nỗi sợ hãi, tăng dải tần cảm xúc. Khi biên độ cảm xúc càng lớn thì các em càng dễ dàng đối diện với mọi trở ngại, mọi tình huống trong cuộc sống”- PGS Văn Như Cương nhấn mạnh. Minh Khuê ================== Lính thủy đánh bộ Huê Kỳ rèn luyện kỹ năng sống khi lạc trong rừng, khắc nghiệt hơn nhiều. Nhưng đó là sự rèn luyện của quân nhân. Xin lỗi quý vị có ý tưởng này. Quý vị đang làm biến thái một bọn trẻ con. Khiến cho chúng có sự dũng cảm của một đám lưu manh, chứ không phải sự dũng cảm của một con người lương thiện. Lão phát biểu thế đấy và không phân tích, vì không qưỡn. Không nghe thì thôi.
    1 like
  7. Quay lại chữ Nòng Nọc trên bức tranh dân gian Đông Hồ, Lợn Nọc và Lợn Đàn. Bức tranh Lợn Nọc mang độ số 1, cung Càn còn bức tranh Lợn Đàn hay Lợn Nòng mang độ số 6, cung Khảm trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ. Cả hai bức tranh thể hiện hành Khảm: "Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi" trong Kinh Dịch. Lợn Nọc (Lợn Độc, Lợn ăn cây ráy 3 lá) - "Thiên nhất sinh thủy" Lợn Nòng (Lợn Đàn) - "Địa lục thành chi" Bộ tranh lợn tương đương ý nghĩa ẩn dấu "Nòng Nọc", đặc biệt cần chú ý cây ráy 3 lá mọc ở giữa 4 con lợn, 5 con lợn con ở đây tượng trưng cho Ngũ Hành, còn con lợn nhảy lên mông một con lợn khác thể hiện trục Thiên cực bắc về chòm sao Tiểu Hùng thay vì nằm ở giữa, hành thổ của Ngũ hành. Đây là bức tranh tiên tri, khi mặt trời đi vào cung Bảo Bình thì sẽ xuất hiện cây ráy 3 lá (cây ráy ăn vào rất ngứa, nhưng loài lợn ăn không sao cả) tượng trưng cho hành Mộc, độ số 3, cung Chấn tượng mặt trời. Điều này cũng có thể hiểu sâu xa đó là "Nòng Nọc đứt đuôi thành Cóc". Vào dịp Tết nguyên đán của dân tộc Tày (ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nơi có trận đánh lịch sử Đông Khê), đòng bào làm bánh có tên dân tộc là “Pẻng khua” (bánh cười). Củ ráy loại cây “xanh biếc, cực kỳ ngứa” được đồng bào dân tộc thường nấu cám lợn, giã nhuyễn lấy nước để ngâm với gạo nếp đã được vo đãi sẵn rồi đem đồ xôi. Giã xôi nhuyễn bết để dàn mỏng thành tấm, đem phơi cho se, cắt thành miếng cỡ đầu ngón tay lại phơi cho thật khô, rồi mới cho vào chảo mỡ rán phồng bằng quả trứng gà, nhào đường bọc ngoài bánh. Cây ráy Bánh cười "Pẻng khua là vô địch vì ăn không biết chán”, lại dễ bảo quản, cả tuần lễ vẫn còn thơm ngon đậm đà. ông Đoàn Lư nói: “Giá như được quan tâm nghiên cứu, rất có thể Pẻng khua Đông Khê cũng có mặt trên thị trường để trở thành một món ăn đặc sản làm phong phú thêm các loại bánh kẹo Việt Nam…” Và theo thiển ý của chúng tôi, nếu bánh có tác dụng dược lý, nó sẽ trở thành một loại bánh thuốc đặc sắc của dược thiện Đông y Việt Nam với khả năng nâng cao sức đề kháng cho đồng bào miền núi xa xôi hẻo lánh, phòng chống có hiệu quả các loại bệnh viêm nhiễm tại địa phương. Như vậy, cây ráy trong hai bức tranh Lợn Đông Hồ có liên quan đến chiếc Bánh Cười vào dịp Tết nguyên đán của dân tộc Tày vậy, liên quan đến Lịch Âm để cho thấy kết thúc một chu kỳ vũ trụ, "Bánh Cười" vì toàn nói láo cả, "Bốn mươi năm nói láo" của Vũ Trọng Phụng chưa ăn thua gì, mà phải 2.000 năm nói láo nó mới đã. Trên bức tranh Lợn Đàn, con lợn mẹ đang ngẩng đầu trên cái máng và "cười". Cái cười này giống như cái cười trong câu truyện "Thầy bói mù sờ voi" của dân tộc Việt đó! Ghi chú: Bức tranh Lợn Nọc và Lợn Nòng là một bộ tranh nhị bình 2 bức. Tranh Hà Nội, họa sĩ Phạm Bình Chương
    1 like
  8. Ấn tượng trong tuần Bảo tàng nghìn tỷ và chuyện lên sếp 'sau một đêm' TuanVietNam ›› 01/08/2015 02:00 GMT+7 Chợt nhớ tới cô người mẫu chân dài Ngọc Trinh. Câu nói hồn nhiên và tỉnh bơ của cô không có tiền, cạp đất mà ăn à, hẳn rồi sẽ… dài theo thời gian. Vì vô tình câu đó nói hộ “nỗi lòng” của bao vị. Bphone, Văn miếu Vĩnh Phúc và 'cuộc chơi' toàn cầu của VN 'Chưa thấy cán bộ nào phải bỏ tiền túi ra đền' Bệnh vô cảm, công chức cắp ô và giấc mơ ‘hóa rồng’ Ai cần kiểu công chức 'con cháu các cụ' Cứ tưởng cái chuyện xây bảo tàng đã được cho vào… bảo tàng từ lâu bởi quá nhiều thứ bất cập, thì đột nhiên vụ việc xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại nổi lên trong tuần này như một “hiện vật” đáng chú ý, thu hút hàng triệu con mắt bạn đọc. Chúng ta đang làm ngược! Cái “hiện vật” này, dù mới ở dạng dự án, nhưng những phác thảo của nó cho thấy rất hoành tráng, chiếm khoảng 10 hecta ở khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ Liêm, Hà Nội). Cũng vì thế, mà số tiền đầu tư cho công trình xây dựng này “hoành tráng” không kém - 11.277 tỷ đồng. Cũng bởi số tiền đầu tư hoành tráng quá, khiến dư luận XH thành ra của đau con xót. Và dư luận XH có lý. Vì ngay lập tức, người ta nhớ đến một “hiện vật bảo tàng” bề thế không kém, vẫn đang phải chịu cảnh bia miệng trơ trơ. Đó là Bảo tàng Hà Nội. Người viết bài mãi không quên được cái cảm giác sửng sốt, sững sờ lần đầu tiên nhìn thấy kiến trúc của Bảo tàng HN. Rũ ra cười. Cười xong, bỗng thấy rất ngượng ngùng. Bởi không hình dung nổi một công trình kiến trúc, diện mạo văn hóa của Thủ đô lại phi lý đến thế. Một cái nhà to tướng lộn ngược, nghênh ngang, mà đứng về phong thủy, thì cảm giác cho thấy sự… phiêu lưu, chông chênh, không vững chãi, cho dù phía trước là hồ nước biểu trưng cho tiền vào như nước Cũng đúng là tiền vào như nước cho… cái kiến trúc rất xấu xí và phi lý này- tới 2.300 tỉ đồng. Rút cục đến giờ, khi nói về Bảo tàng HN, dân gian hay dùng thành ngữ vắng như chùa Bà Đanh. Còn hiện vật trưng bầy tại bảo tàng thì lèo tèo không kém. Phó Gs-Ts Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc, từng gọi những thứ đang trưng bày tại bảo tàng chỉ là “lấp chỗ trống”: Đấy chưa gọi là trưng bày chuyên nghiệp mà mới chỉ là những thứ mangtính nhất thời thôi (Thanh niên, ngày 17/7). Chưa kể mới khánh thành ít lâu, công trình đã xuống cấp như… đạo đức xây dựng hiện nay, mỗi trận mưa to, bảo tàng lại dột từ nóc dột xuống. Còn nhiều năm trước đó, ngày 08/10/2012 trao đổi với VnExpress, Gs Sử học Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta hì hục xây dựng một bảo tàng chi phí hàng nghìn tỷ mà không tính đến cái ruột của nó là điều vô lý. Để bây giờ bảo tàng đã mở cửa song rất ít người đến thăm, trong khi vẫn phải có một bộ máy quản lý, bảo quản các hiện vật. Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia quy mô trên 11.000 tỉ đồng. Ảnh: T.L Chưa kể, theo báo cáo tài chính mới được Vinaconex công bố, tính đến hết quý 1/2015, Sở Xây dựng HN đang nợ đơn vị này 1.589 tỉ đồng khoản thu từ việc đầu tư xây dựng Bảo tàng HN theo hình thức BT, từ năm 2010, chưa kể tiền lãi (Thanh niên, ngày 17/7) Đồng ý rằng việc đầu tư cho văn hóa không thể coi là đầu tư ra tiền bạc ngay, nhưng cũng xin đừng nhân danh, lợi dụng đặc thù đó để lãng phí, làm ẩu thông qua các công trình kiến trúc bảo tàng, nhà văn hóa vừa xấu vừa đứng lẻ loi, bẽ bàng trơ gan cùng tuế nguyệt bởi tiếng dở đồn xa, vì thế, càng ít khách thăm. Nhưng lại có người tổng kết hệt người mẫu chân dài Ngọc Trinh: Không dự án, cạp đất mà ăn à? Bỗng nhớ đến các bảo tàng các quốc gia trên thế giới, mà người viết bài có dịp đến thăm: Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Anh (Anh Quốc), Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage (St. Peterburg- Nga), Bảo tàng tư nhân của dòng họ Mêdixi (Italia)… Mỗi bảo tàng là một sắc thái riêng biệt về cả bề dày, đỉnh cao và chiều sâu văn hóa của các thời đại lịch sử mỗi quốc gia, thông qua muôn ngàn hiện vật “biết nói” từ cổ đại tới đương đại. Để rồi ngưỡng mộ, khâm phục tài trí con người quá, nhất là trân trọng thái độ các quốc gia khi họ biết cách đầu tư vào văn hóa, thế hiện vị thế kiêu hãnh của quốc gia họ. Chả thế, các bảo tàng lúc nào cũng ngựa xe như nước áo quần như nêm. Trong khi đó, rất đáng buồn, hãy xem nước Việt, có bề dầy “hàng nghìn năm lịch sử” và nền văn hóa văn minh lúa nước đặc sắc, thời hiện đại này, người ta xây dựng bảo tàng, làm văn hóa bảo tàng với sự hiểu biết ra sao. Đâu chỉ có Bảo tàng HN như một minh chứng cho sự kém cỏi thiếu tầm tư duy tổng thể về bảo tàng, các tỉnh khác, với tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy, cũng đua nhau thể hiện văn hóa tỉnh mình. Rút cục rơi vào trạng thái giống nhau như anh em cùng “tông chi họ hàng”. Hãy nghe một khách thăm Bảo tàng Ninh Thuận thẳng thắn trên vitalk.vn, ngày 26/6: Nhìn bên ngoài bảo tàng thật bề thế, có kiến trúc đẹp mắt. Tuy nhiên vào trong thì toàn bộ chắc khoảng được 100 "hiện vật". Nói là "hiện vật" cho sang thôi chứ các vật trưng bày đều rất tầm thường. Đó là các chứng nhận của tỉnh và cả một góc hoành tráng trưng bày yến sào, không quên in ảnh chủ doanh nghiệp to hơn người thật và số điện thoại liên hệ. Tất cả bảo tàng đi thăm mất khoảng 10 phút là hết (?) Hạng mục Tả Vu và Hữu Vu của Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: Dân trí Mà cũng đâu chỉ có bảo tàng đòi hỏi thiết kế, trưng bầy công phu, có thông điệp, có tư tưởng từ quá khứ đến hiện tại. Ngay nhà văn hóa, các kiến trúc về Văn Miếu các tỉnh cũng… rứa. Cách đây ít lâu, huyện Đan Phượng- HN đã khiến nhiều địa phương cả nước ghen tỵ vì độ chơi sang, khi dám đầu tư 117 tỉ đồng, để xây một nhà hát cấp huyện, diện tích sàn 7.100 m2, có sức chứa ngang Nhà hát Lớn. Chỉ tiếc, sau 02 năm khởi công xây dựng thì đắp chiếu vì thiếu vốn. Không biết đến bao giờ các nghệ sĩ mới có cơ biểu diễn. Chỉ biết hiện nay, đây là nơi các “diễn viên”…. chuột suốt ngày chí chóe, chit chit. Rồi cũng tiếp sau con đường mòn ấy của Vĩnh Phúc, mới đây, theo Dân trí, ngày 29/7, TP Hà Tĩnh cũng đang xây công trình Văn Miếu gần 80 tỷ đồng. Thế nhưng xây xong lại không biết thờ ai ?! Không biết mốt bảo tàng to, cổ vật nhỏ, mốt xây Văn Miếu xong không biết thờ ai có phải là xu thế thời thượng của văn hóa nước Việt hay không? Chỉ biết, ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia xung quanh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rất đáng suy nghĩ. Ông Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học, Ủy viên HĐ tư vấn khoa học cho Ban quản lý xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Bảo tàng HN với vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng xây dựng cho kịp Đại lễ 1.000 năm TL – HN giờ này vắng vẻ, xuống cấp đã là một bài học đau xót. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn to hơn gần 05 lần (tính theo vốn đầu tư) thì vận hành nó còn phức tạp hơn bao nhiêu lần? Muốn làm một bảo tàng đúng nghĩa, phải tổng kiểm kê nhân lực và hiện vật, xây dựng phương án trưng bày, lên kịch bản từ tổng thể đến chi tiết, đưa ra những phương án tiếp cận mới, chiến lược thu hút người xem... Nhưng hiện tại tôi chưa thấy ai làm việc đó cả. Bên xây chỉ lo xây, bên quản lý hiện vật chỉ lo sưu tầm và mua thêm hiện vật. Tất cả những động thái đó đều không phải là bản chất, là cốt lõi của công tác bảo tàng. Ts. KTS Nguyễn Quốc Thông (Phó CT Hội KTS VN): Ở tất cả các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến khác, phải có một dây chuyền bảo tàng chuyên nghiệp rồi người ta mới tiến hành làm cái vỏ, có nghĩa là có con người, có hiện vật, có công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng. Còn chúng ta đang làm ngược lại. Cứ xây cái đã, trong ruột có gì tính sau (!) Chúng ta đang làm ngược lại! Người viết bài chợt nghĩ về kiến trúc Bảo tàng HN. Chả lẽ, cái vóc dáng lộn ngược phi lý đó lại ứng nghiệm luôn vào cái cách làm văn hóa của nước Việt hôm nay? “Loạn… cán bộ” Cũng cứ tưởng câu chuyện hài hước - lái xe- sau một đêm ngủ dậy bỗng trở thành phó chánh văn phòng huyện, đã đi vào dĩ vãng, sau những phản ứng, chỉ trích của dư luận XH, thì mới đây, cái cách bồi dưỡng cán bộ “kế cận” oái oăm kiểu này bỗng nhiên được nhắc đến, như là một con đường độc đáo trong hành trình tiến thân của một số lái xe cho huyện ủy, nhất là ở Thanh Hóa. Và hiện tượng này cũng là kết quả nghiên cứu vừa công bố của Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra CP) liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng. Điển hình của vụ việc là các lái xe của các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Lang Chánh…, đều trở thành Phó, Chánh VP huyện ủy, Phó Chánh VP HĐND- UBND, trong khi họ đều không có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ liên quan gì đến “cái ghế” này. Khiến cho dân gian nói vui, có một con đường tiến thân lên quan chức khá nhanh là làm lái xe…. huyện ủy! Ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra cho biết, yếu tố năng lực không được đề cao và không phải là then chốt trong việc tuyển dụng này. Biểu đồ kết quả khảo sát yếu tố tác động đến tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Ảnh: T.Hằng Tuyển dụng mà yếu tố năng lực không được đề cao thì đề cao cái gì nhỉ? Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 43,2% người được hỏi cho rằng yếu tố người có thẩm quyền tác động có ảnh hưởng đến sự thành công trong việc tuyển dụng công chức, viên chức. 37% nhìn nhận yếu tố tặng quà, tiền và có người thân quen tác động đến sự thành công trong tuyển dụng cán bộ, công chức (VietNamNet, ngày 29/7). Cũng đừng tưởng khi dư luận XH phản ứng, các đ/c bí thư, chủ tịch các huyện đã thấy được cái dở của mình đâu. Ngược lại, các đ/c cãi chầy cãi cối, để làm đẹp lòng cả hai bên, bên dư luận XH, và bên… lái xe. Còn vì sao mà các đ/c biện hộ đến vậy, thì chỉ có các đ/c đó và các lái xe kiêm Chánh, Phó VP huyện ủy biết với nhau. Thú vị nhất là ý kiến của một quan chức Huyện ủy Nga Sơn trước đó, năm 2014 trên báo GDVN, ngày 26/3 nhận xét về năng lực các lái xe:“Trong quá trình làm lái xe cho Bí thư và Chủ tịch, lãnh đạo huyện nhận thấy anh em có tinh thần học hỏi và trưởng thành theo phong cách làm việc của lãnh đạo” (?) Còn ông Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho rằng: Xét về lý thì phải làm theo quy định, nhưng cũng phải nghĩ đến cái tình bởi lẽ cũng nên để cho anh em có chút chức vụ trước khi về hưu cho mát mặt anh em, họ hàng. Người viết bài bỗng… mất điện luôn, trước những tâm sự này, ngẩn ngơ mà không thể bình. Thế nên, những hiện tượng nhiều lái xe trở thành các Phó, Chánh VP Huyện ủy, Ủy ban các huyện mà đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học TT liệu có góp phần vào một thực trạng đáng quan tâm, mà báo chí đã và đang lên tiếng báo động? Đó là“Chứng minh nghịch lý càng tinh giản, biên chế càng tăng” (Đất Việt, ngày 17/4/2014), “Biên chế công chức: Một số tỉnh đã làm trái luật” (VnEconomy, ngày (24/5/2015), “Tinh giản biên chế trước nhiều thách thức” (NLD, ngày 5/7/2015)… Đại biểu dự một hội thảo về vị trí việc làm do Bộ Nội vụ tổ chức. Ảnh: Lê Anh Dũng Theo các bài báo này thì số liệu của Bộ Nội vụ cho biết, qua 05 năm thực hiện Nghị định 132 của CP về tinh giản biên chế, đến cuối năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện tăng thêm 388 – 480 người và CBCC cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế. Tổng biên chế cả nước năm 2013 cũng tăng hơn năm 2012. Riêng HN, tổng biên chế năm 2013, so với trước khi có chủ trương tinh giản biên chế tăng 4.704 người. Nhiều tỉnh có số biên chế rất cao, như Nghệ An 18.000 người, Thanh Hóa 17.300 người, nhiều hơn cả CBCC ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có số dân đông nhất và nhiều cơ quan hành chính công. Còn báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình- kết quả thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn- cho thấy số lượng cấp phó trong các cơ quan hành chính nhà nước còn vượt so với quy định của pháp luật. Một số địa phương vẫn có tình trạng tự ý quyết định vượt thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao. Chợt nhớ chuyện dân ở các xã của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) suốt 10 năm qua oằn lưng đóng các khoản phí vô lý, trong đó có việc nuôi các loại cán bộ xã. Đủ biết “loạn… cán bộ” là nỗi sợ không chỉ riêng nhà nước, mà còn là của dân. Vậy nhưng chuyện tinh giản bộ máy này, một khi trót phình to ra lại không đơn giản, thậm chí rất phức tạp. Nhất là ở những thời điểm nhạy cảm. Chả thế, chuyên viên cao cấp Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, kể lại chuyện cựu TT Phan Văn Khải trước diễn đàn QH đã từng nhắc lại câu nói chua chát của một chủ tịch tỉnh rằng “mình vừa có ý định thay nó (một giám đốc sở) thì nó đã vận động thay mình”(?) Cải cách hành chính, tinh giản biên chế, gọn nhẹ bộ máy là chủ trương đúng đắn. Thế nhưng, nếu làm không cẩn thận, thì nó cũng có thể hàm chứa trong đó những hành động... không đúng đắn. Thế nên muốn chống tham nhũng, cần cơ chế quản lý công khai, minh bạch. Còn muốn tinh giản bộ máy, biên chế cồng kềnh, công cuộc cải cách hành chính này lại cần gắn rất chặt với việc ngăn chặn, phòng chống tham nhũng hiệu quả. Chợt nhớ tới cô người mẫu chân dài Ngọc Trinh. Câu nói hồn nhiên và tỉnh bơ của cô không có tiền, cạp đất mà ăn à, hẳn rồi sẽ … dài theo thời gian. Vì vô tình câu đó nói hộ “nỗi lòng” của bao vị quan chức, cán bộ. Và cũng vô tình, giữa chuyện bảo tàng nghìn tỷ đến chuyện “loạn… cán bộ”, lại nối với nhau chỉ bằng một sợi dây kim tiền mong manh mà bền chặt! Kỳ Duyên ===================== Cả nước Việt này là cả một bảo tàng vô giá của cả nhân loại. Tôi cần thấy sự bảo vệ những hiện vật trong bảo tàng vĩ đại này trong nước Việt. Bởi vậy, tôi rất căm phẫn trước một gã thày chùa, chỉ vì sự ích kỷ của bản thân, đã đập chùa Trăm Gian hàng 1000 năm tuổi - một hiện vật vô giá của Việt Nam Điếu mựa! Không ở được thì lập mựa nó cái am cỏ để tu. Hà cớ gì đi đập tan nát một di sản văn hiến Việt?!.
    1 like
  9. Nếu lão Gàn chỉ viết một câu như bài trên thì những trí ngủ lại cho rằng lão phát biểu không có "cơ sở khoa học" (Muốn biết "cơ sở khoa học" là gì? Đi hỏi ông Phan Huy Lê). Bây giờ thì ông Phan Huy Lê có đồng minh là ông Vũ Minh Giang. Ông Vũ Minh Giang cũng dùng từ này, hẳn phải hiểu biết rất sâu về nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học": Thưa quý vị và anh chị em wan tâm. Thế nào là nội hàm của khái niệm "khoa học" thì ngay cả trên cái gu gồ cũng chỉ tìm thấy ở phần tiếng Việt một định nghĩa tạm thời, chưa chính thức. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" là gì chắc chắn nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, hết ông Lê, bi wờ đến ông Giang, toàn là trí thức có hạng, bằng cấp lùng bùng phát biểu về "cơ sở khoa học", mà phó thường dân như lão chẳng hiểu là cái gì. Nghe nói ông Giang còn được chánh phủ Cộng Hòa Pháp tặng hẳn cho một cái huân chương Bắc Đẩu bội tinh nữa kia. Khiếp! Hẳn cứ phải là từ xuất sắc trở lên chứ không phải thứ tầm thường. Nhưng có lẽ cũng như ông Phan Huy Lê, ông Vũ Minh Giang cũng chưa thể công khai định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, nhưng cứ phát biểu vung xích chó. Hẳn giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên chứ làm sao mà sai được. Cũng như "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Ấy là hẳn cụ nghị Quế ở Đoài thôn, cụ ấy bảo thế. Hổng bít mẹ nó cái gì cả, mà phát biểu cứ như đúng rồi thì đấy là "chém gió". Mà phàm đã là "chém gió" thì chả chết thằng Tây nào. Cho nên không ai rách việc mà phản đối. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến chiện "quốc gia đại sự", nên dù không chết thằng Tây nào, nó cũng làm mất thì giờ. Cho nên, cứ theo cụ nghị Quế phát biểu trong Tắt Đèn: "Thời Tây bây giờ "thì giờ là vàng bạc"". Nên không có chỗ cho "chém gió" câu giờ. Do đó, lão phải bớt chút thời gian của lão để bàn về cái mà lão bảo là "chém gió" này. Bi wờ xem mấy thứ nập nuận chủ chốt của cụ Giang về cải cách xã hội nhá, xem phát biểu của cụ có phù hợp với tiêu chí "chém gió" có "cơ sở khoa học" không? Cụ Giang đưa ra ba cái "R", như là những tiêu chí để "cải": Nếu là những cái đã qua mới đây thì nhìn lại để làm gì nữa? Những việc đã qua thì cái hậu quả nó thế nào, nó đã chềnh ềnh ra đấy. Nhìn để làm cái gì? Để xem nó có thật là sai, hay thật là đúng không à? Hay là nó vẫn có ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục và cuối cùng là "hòa cả làng"? Bởi vậy, ngay sau câu này, ông Giang cũng thừa nhận: "Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ". Ô hay! Thế trước đây ông không "nhìn lại những việc đã qua" à?. Bởi vậy, tiêu chí này của ông Giang chỉ chém gió chơi cho vui. Ô hay! Cái chó gì trên thế gian này mà chả có luận cứ và có luận chứng. Kể cả hai con mẹ bán cá ở chợ Bắc Qua chửi nhau, họ đều có "cơ sở khoa học" và luận chứng đấy chứ. Không tin cứ ra chợ Bắc Qua xem mấy con mẹ bán cá chửi nhau mà xem. Công khai, minh bạch đàng hoàng, chửi rất to, cả làng Vũ Đại đều nghe thấy. Thí dụ: "Cái con mặt l...kia, bà chưa bán mở hàng , mà nó đã kéo khách về hàng nhà nó...". Thưa! Đấy là "luận cứ", là "cơ sở khoa học" để bà chửi. Còn bà kể lể thế nào đó là luận chứng. Rồi bà đào, bà cho ăn, bà xé...đấy là hậu quả. Bởi vậy, bất cứ một quyết sách nào, đều tự nó có luận cứ "- cụ Giang gọi là "cơ sở khoa học" - và luận chứng của nó. Xin lỗi cụ Giang nhá. Đến đám IS cũng có luận cứ và luận chứng. Nếu cụ lại phân tích cái "cơ sở khoa học" của cụ, nó khác hẳn khái niệm "luận cứ" thì cụ hãy thay ông Phan Huy Lê định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" đi đã, cho phó thường dân hiểu được bản chất của cái "cơ sở khoa học" thì mới bàn tiếp được. Ô hay! Thế thì cả cái bài phỏng zdấn này bàn về cái gì ấy nhể? Hình như nó bàn về "cải cách xã hội" thì phải?! Vậy mà cụ lại bảo "cải cách", như một yếu tố cần trong "cải cách". Vậy rút cục nó là cái quái gì thế? Mún "Cải cách" thì phải "cải cách"? Hơ! Híc! Nhưng khổ một nỗi, cái này cụ lại dịch từ tiếng Tây "Reform". Cụ bàn về "cải cách" và cụ bảo "reform". Cuối cùng thì thì chúng ta cứ phải "reform" liên tục. Mà muốn "reform" liên tục thì phải cải cách. Muốn cải cách thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform". Muốn "reform", thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform"....Dạ thưa cụ! Cái này zdăng hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, kêu bằng (Ngoài Bắc nói là "gọi là") rằng thì là mà: "Mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là mồm bò". Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, chỉ tóm gọn một câu "chính danh". Muốn biết chính danh là gì thì hoặc là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải trả lại đúng với chân lý của nó. Hoặc là tra "cổ thư chữ Hán" để "nghiên cứu", và nhìn lại "quá khứ". Lát nữa, nếu rách việc, lão bàn tiếp về câu này:
    1 like
  10. 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9: Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc “Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác” – GS Trần Ngọc Vương. Xem lại Kì 1: Giá phải trả để được sống trong tự do và độc lập Xem lại Kì 2: Không được lòng dân thì nắm quyền cũng chẳng để làm gì Tuần Việt Nam xin giới thiệu kì cuối tọa đàm nhân dịp 70 năm thành lập nước với chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhà báo Lan Anh: Trong 70 năm qua, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước đổi mới và sau đổi mới. Từ những bài học thực tiễn hiện nay thì theo các vị, tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của dân tộc trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân? GS Vũ Minh Giang: Tầm nhìn và quyết đoán là hai phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau của người làm lãnh đạo. Tầm nhìn là sự lường tính những điều chưa xảy ra để tính toán các khả năng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Muốn có được nó, ta phải biết được quy luật phát triển và vận động của xã hội. Tính quyết đoán liên quan đến phẩm chất khác của người lãnh đạo. Phân tích được thực trạng trước một diễn biến nào đó, từ đó đưa ra các phương án khác nhau và chọn một phương án phù hợp nhất. Khi nhìn lại 70 năm, việc phân chia làm hai giai đoạn trước và sau đổi mới cũng là hợp lí. Gs Vũ Minh Giang: "Cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù". Ảnh: Phạm Hải Giai đoạn trước đổi mới, năng lực về tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc dự báo những tình huống quân sự để đề ra những chủ trương, đường lối kháng chiến có thể nói là rất xuất sắc và đã đưa ra được những quyết định táo bạo. Chúng ta đã chấp nhận tiến hành một cuộc đối đầu với siêu cường số một thế giới mà phần thắng cuối cùng đã thuộc về Việt Nam. Chiến thắng anh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định những quyết sách ấy là đúng đắn. Tuy nhiên, cũng chính trong thời kì đó, tầm nhìn của chúng ta về mô hình kinh tế, về tổ chức xã hội có thể coi là yếu. Chúng ta đã dồn sức xây dựng khu gang thép Thái Nguyên bằng tư duy ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với hi vọng sẽ có một nền công nghiệp đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đời sống nhân dân còn đang vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là, ta đã không có nền luyện kim ra hồn. Chúng ta đã không làm được như Hàn Quốc. Chỉ với vài trăm triệu đô la được bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, họ đã xây dựng được POSCO, một tập đoàn thép ngang tầm thế giới. Một câu chuyện khác về tổ chức mô hình đưa các nước tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất lớn trong nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quá trình tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta tưởng rằng làm ăn lớn như thế, sản xuất lớn như thế thì sẽ dư giả lương thực thóc lúa. Khi cả nước tiến lên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng xậy dựng các hợp tác xã cấp cao (quy mô lớn) và các nông trường quốc doanh. Kết quả là ta lâm vào khủng hoảng và đói nghèo. Đổi mới do Đảng khởi xướng chính thức từ năm 1986 lại là một thí dụ khác về tầm nhìn. Lãnh đạo của chúng ta đã nhìn ra những khuyết tật và hạn chế để quyết tâm đổi mới. Nhân đây tôi muốn nói về những đánh giá mới của giới học giả về tầm quan trọng của cải cách, gắn với tầm nhìn. Tôi từng tham dự một hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng tư sản Pháp. Tại đây giới sử học đưa ra một luận điểm mới và lạ. Họ đánh giá cao những cuộc cải cách trong lịch sử, trong đó cải cách Meiji được phân tích rất nhiều. Thậm chí họ còn cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi. Cách mạng bùng nổ ra khi chính quyền cản trở sự phát triển, không chịu đổi thay nên bị lật đổ. Đổi mới ở Việt Nam là một cuộc cải cách sâu sắc. Năm 2009, tôi lại có một cơ may khác, được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đến Việt Nam. Điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi ông nói rằng Việt Nam là nước có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, theo ông, Việt Nam lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. GS Trần Ngọc Vương: Cá nhân tôi có cách nhìn hơi khác một chút về khái niệm đổi mới như cách mà mọi người vẫn nói lâu nay. Thời bắt đầu đổi mới, lúc đó ta làm theo cách trả lại sự vật, để nó đi vào quỹ đạo vốn có, quỹ đạo tự nhiên của nó. Gs Trần Ngọc Vương: "Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp." Ảnh: Phạm Hải Hồi đó, người nông dân làm ra thóc gạo nhưng lại không giao đất cho họ. Với cách làm kiểu hợp tác hóa như cũ, kiểu cấm chợ ngăn sông thì cả nước sẽ không có gạo mà ăn, dân đói khổ. Vì vậy, trả lại sự vật theo quỹ đạo của nó tức là trả lại ruộng đất cho người dân, hàng hóa được lưu thông. Từ đó, mọi chuyện khác hẳn. Chúng ta từng có lúc duy ý chí, từ đó áp dụng sai quy luật và đã lãnh đủ hậu quả. Rồi ta phải trả lại sự vật theo đúng trạng thái tự nhiên vốn có của nó. Đổi mới đích thực là cách tân, và hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là sáng tạo. Đổi mới có thêm hàm lượng nhân vi, con người bằng ý chí và nỗ lực để đưa trí tuệ vào đó để sự vật không chỉ thực hiện theo quán tính của nó. Nếu chúng ta chỉ đổi mới bằng cách trả lại trạng thái quán tính của sự vật thôi thì các nước trên thế giới phát triển đến một ngưỡng nào đó là mất đà, rơi vào“bẫy thu nhập trung bình”. Nhà báo Lan Anh:Điều gì khiến các vị suy nghĩ và trăn trở nhất trong bối cảnh đất nước hiện nay? GS Vũ Minh Giang:Thứ nhất, tôi đau đáu và lo ngại khi thấy tình trạng có người dân bị oan và bị đối xử bất công như báo chí đang nêu ngày càng nhiều. Trong suốt 70 năm qua nhân dân chúng ta luôn phải gồng mình lên để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giờ đây, vấn đề cấp bách này đang đặt nặng lên vai các vị lãnh đạo. Đại hội Đảng XII sắp tới chắc chắn phải giải quyết triệt để vấn đề này, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là yêu cầu của người dân. Thứ hai, là bẫy thu nhập trung bình. Theo các tiêu chí thuần tuý kinh tế thì còn lâu nước ta mới đạt tới trình độ của một nước có thu nhập trung bình (3.000-5.000 đô/người). Nhưng nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo sớm rằng, nếu không biết lo xa thì việc Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi. Bài toán cần giải quyết lúc này là khơi thông các nguồn lực để tạo bước đột phá, đưa đất nước phát triển. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi ở đường băng mà không cất cánh được thì sẽ thất bại, sẽ mãi là nước nghèo. Thứ ba, cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù. Điều đơn giản như một chân lý là: trong chính trị không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách thực tế bạn và thù để có những quyết sách đúng đắn. GS Trần Ngọc Vương: Hãy nhìn lại câu chuyện của nước Nga thời Stalin. Người ta đã nói rất nhiều đến mặt trái của ông ấy, nhưng cũng cần phải nhìn nhận, ông ấy cũng làm được một số thành tựu lớn cho Liên Xô cũ. Bởi khi nói đến những thành tựu lớn nhất của Liên Xô cũ, chủ yếu người ta nhắc đến thời kì của Stalin. Tôi có đọc trong một tư liệu kể lại rằng, khi kết thúc thế chiến thứ hai một tuần, Stalin mời các vị nguyên soái và các nhà lãnh đạo quân sự đến họp bàn. Ông đã đề nghị họ đứng ra thay ông tiếp quản tất cả các vấn đề quân sự, ông hoàn toàn không đóng vai trò đại nguyên soái nữa. Tiếp sau đó, ông triệu tập hội đồng các thị trưởng họp để kiến thiết quốc gia và tái phục hồi năng lực quốc gia, đồng thời giúp đỡ các quốc gia mới ở Đông Âu. Hẳn ông phải có một cái nhìn rất tỉnh táo đối với sứ mệnh của mình nên ông mới làm được điều đó. Do đó điều tôi đang quan tâm trăn trở hiện nay là: Thứ nhất, tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp. Thứ hai, người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng. Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác. Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì? GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển. Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi. GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai. "Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện". Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Tuy nhiên, đúng là vẫn còn cách tư duy không nghiên cứu phân tích toàn diện, khách quan mà chỉ thích “nhấm nháp” những vinh quang trong quá khứ theo kiểu “ăn mày dĩ vãng”. Đây là thói quen cần phải loại bỏ. Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm “nhân tố phượng hoàng” (phoenix factor) để chỉ những hiểu biết có được nhờ phân tích thất bại. Theo truyền thuyết châu Âu có hình ảnh con chim phượng hoàng đẹp đẽ bay lên từ đống tro tàn. Hình ảnh ấy được các nhà kinh tế học mượn để ví với những kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phân tích những thất bại trong quá khứ. Đó chính là cách mở đường để đi lên. Thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi. Nhà báo Lan Anh: Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, người thì cho rằng, cần một cuộc đổi mới 2, người thì bảo phải làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ, quyết đoán như hồi năm 1986…. ý kiến của các các vị thế nào? Chúng ta cần phải làm gì trong tình thế hiện nay? GS Vũ Minh Giang: Tôi không ủng hộ quan điểm cần phải có cuộc đổi mới này hay cuộc đổi mới khác. Liên quan đến sự phát triển của một quốc gia, trong thời đại ngày nay người ta thường khái quát bằng ba chữ R. Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ. Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng. Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục. Nhiều người coi ngành sử học như “gương chiếu hậu”. Nhưng như các bạn thấy đấy, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền nhất cũng cần phải có gương chiếu hậu, thậm chí còn có cả camera sau xe. Dẫn ví dụ thế để thấy, nếu ai đó nói rằng cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai thì cũng là một cách diễn đạt. Nhưng theo tôi cái trước nhất ta cần làm lúc này là ta phải có một tổng kết nghiêm túc về chặng đường chúng ta đã đi kể từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, Tôi nghĩ hơi khác giáo sư Vương một chút. Nếu nói Đổi mới chỉ là trả lại cái vốn có của nó thì cũng không hẳn đúng. Bên cạnh việc “cởi trói”, nghĩa là để cho kinh tế phát triển tương đối tự nhiên thông qua điều tiết của thị trường, công cuộc đổi mới thực sự có nhiều yếu tố mới, nhất là việc mở cửa tiếp nhận những giá trị nhân loại trong thời đại toàn cầu. Trên phương diện này nhiều bước phát triển nhờ Đổi mới, đất nước đã vượt xa những gì ta có trong giá trị truyền thống. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, ba cái chữ R mà tôi vừa nhắc tới phải là thường trực, luôn luôn phải xem xét lại những gì đã qua, tiên lượng được tương lai sẽ tới, để từ đó liên tục đổi mới, làm mới mình thì mới bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại. Tuần Việt Nam ============= Sau khi xem bài viết này trên Tuanvietnam, lão Gàn có ý tưởng khôi hài là thành lập một Câu lạc bộ "Chém gió".
    1 like