-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/08/2015 in all areas
-
Bệnh Rò Hậu Môn ( Mạch Lươn)
dbinh92 and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chú đã làm xong thuốc và gửi cho Như Thông sáng nay. Cách sử dụng như sau: BỘT BẠCH HOA XÀ Mỗi ngày, lấy một muỗng (thìa) cafe bột, đổ vào ly (cốc) loại dùng uống nước chanh. Đổ nước sôi vào và đậy lại. Khi nước nguội thì uống nước trong. Uống hết thì đổ tiếp nước sôi....Cả ngày chỉ uống nước Bạch Hoa Xà như vậy. Khi qua ngày, lấy bã đổ vào tấm gạc chờ hơi khô, đắp vào vết thương. RƯỢU BẠCH HOA XÀ Nếu vết thương gần, dùng bơm kim tiêm, bơm rượu vào vào vết thương. Nếu vết thương quá xa thì dùng rượu này để uống - đã uống rượu thì thôi uống bột Bạch Hoa Xà - Mỗi ngày một nửa ly uống trà, hoặc một phần ba ly. Uống bảy ngày thì ngưng. Kết quả thế nào cho chú biết. Chúc Như Thông chóng khỏi bệnh và vạn sự an lành.4 likes -
Quán vắng!
Chipbee cherries and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cuộc đời cay đắng của hai chị em sát thủ nhỏ tuổi nhất nước Mỹ Thứ tư, 26/08/2015 - 02:00 Hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones đã bị cáo buộc phạm tội giết người khi mới 12,13 tuổi. Mặc dù chưa đủ tuổi vị thành niên nhưng cả hai đã phải hầu tòa và chấp hành bản án như những người trưởng thành. Họ đã trở thành sát thủ và phạm nhân trẻ nhất trong lịch sử tòa án nước Mỹ. Giết người trả thù Catherine Jones và Curtis Jones bị tòa án Liên bang Mỹ kết án 18 năm tù giam vì tội giết người khi Catherine Jones 13 tuổi và em trai Curtis Jones 12 tuổi. Ngay sau khi phiên tòa diễn ra, dư luận đã tranh cãi rất nhiều về việc tại sao hai đứa trẻ Catherine Jones và Curtis Jones lại bị kết án như những người trưởng thành. Mặc dù dư luận có nhiều tranh cãi nhưng tòa án vẫn quyết định chỉ giảm tội danh giết người cấp độ 1 xuống tội danh giết người cấp độ 2 cùng bản án 18 năm tù và cả hai đều bị quản thúc đến hết đời. Theo hồ sơ cảnh sát thì thảm kịch xảy ra vào ngày 1 tháng 6 năm 1999. Cảnh sát nhận được tin báo từ phía gia đình của nạn nhân ở Cocoa Beach, bang Florida. Khi cảnh sát có mặt tại hiện trường chứng kiến cảnh tượng nạn nhân là một người phụ nữ đang nằm giữa vũng máu ngay tại phòng khách. Sau khi khám nghiệm hiện trường thì nạn nhân là cô Sonya Speights, 29 tuổi. Nạn nhân đã bị giết chết bằng 2 phát súng ở cự ly gần và chắc chắn không phải là một vụ tự sát. Cảnh sát điều tra lục soát toàn bộ căn hộ và thu được một khẩu súng ngắn cùng một số vỏ đạn nhưng không hề có dấu vân tay trên khẩu súng. Đồ đạc trong nhà vẫn nguyên vẹn và ngay ngắn chứng tỏ rằng không có sự giằng co hay cự cãi trước khi vụ án mạng xảy ra. Kết quả điều tra ban đầu cho biết đây có thể là một vụ trả thù chứ không phải là một vụ án giết người cướp của. Công việc điều tra được bắt đầu từ những thành viên trong gia đình và những người có liên quan đến nạn nhân. Hai sát thủ nhí Catherine Jones và Curtis Jones. Theo lời kể của người nhà nạn nhân thì cô Sonya Speights hiện đang sống cùng một người đàn ông và hai con riêng của ông ta là Catherine Jones và Curtis Jones. Mặc dù chưa tổ chức đám cưới nhưng họ vẫn sống với nhau như một gia đình. Nhìn vào thì ai cũng tưởng họ là một gia đình bình thường như những gia đình khác nhưng họ luôn xảy ra mâu thuẫn. Hai đứa trẻ là Catherine Jones và Curtis Jones không chịu chấp nhận cho cha của chúng sống chung với Sonya Speights. Chính vì vậy mà cả hai đứa trẻ cùng Sonya Speights thường xuyên xảy ra những cuộc tranh cãi và cha của hai đứa đã không ủng hộ con mình mà hoàn toàn tin tưởng cô nhân tình Sonya Speights. Chính vì vậy mà càng ngày bọn trẻ càng căm ghét Sonya Speights bởi chúng cho rằng chính cô ta là người chia rẽ tình cảm của cha con chúng. Nỗi căm hận càng lên đến đỉnh điểm khi Catherine Jones bị một người họ hàng lạm dụng tình dục. Phải trải qua nỗi ám ảnh kinh hoàng nhưng Catherine Jones chỉ biết chia sẻ cùng em của mình là Curtis Jones. Và cuối cùng bọn trẻ cũng quyết định nói chuyện này với cha nhưng cha chúng lại không tin và cho rằng chúng bịa đặt mọi chuyện. Không chỉ bị cha từ chối quan tâm giúp đỡ mà nhân tình của cha là cô Sonya Speights còn tỏ ra miệt thị, coi thường hai đứa trẻ. Nỗi đau về thể xác vì bị lạm dụng tình dục cùng với nỗi đau về tinh thần khi bị chính cha đẻ của mình bỏ rơi khiến hai đứa trẻ chỉ nghĩ đến việc trả thù. Người mà chúng nhắm đến là Sonya Speights bởi chỉ có cô ta mới làm cho cha chúng thay đổi và người tiếp theo cả hai đứa trẻ muốn giết đó là kẻ đã lạm dụng tình dục và giở trò đồi bại với cô bé Catherine Jones. Cha đẻ của chúng cũng sẽ là nạn nhân tiếp theo bởi chúng căm hận cha, cha đã đẩy chúng đến với những bi kịch mà ông không hề hay biết. Trước khi thực hiện việc trả thù, Catherine Jones đã viết trong nhật ký rằng: “Tôi sẽ giết hết tất cả mọi người để lấy lại sự công bằng cho chị em tôi. Chính các người đã đẩy tôi vào bi kịch của cuộc đời này”. Sau khi viết nhật ký, Catherine Jones đã sang phòng em trai và bàn kế hoạch trả thù. Curtis Jones ủng hộ mọi kế hoạch của chị và cả hai đã vào phòng cha lấy khẩu súng 9mm bán tự động của cha và ngay lập tức chúng đã chạy đến nhà bạn gái của cha để thực hiện kế hoạch. Vừa nhìn thấy cô Sonya Speights đang ngồi trong phòng khách, Catherine Jones đã rút súng bắn hai phát vào người khiến cô Sonya Speights ngã vật xuống sàn nhà. Hai đứa trẻ vẫn rất bình tĩnh, sau khi bắn cô Sonya Speights, bọn chúng còn dùng giẻ lau sạch khẩu súng để xóa dấu vân tay. Cả hai nghĩ rằng sẽ tiếp tục kế hoạch trả thù của mình nhưng khi chứng kiến cô Sonya Speights nằm bất tỉnh trên vũng máu thì bọn chúng đã vô cùng hoảng sợ. Không biết làm gì bọn chúng đã vứt lại khẩu súng và chạy vào khu rừng gần nhà trốn. Hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones đã rất lo sợ nhưng bọn chúng cũng không dám đi quá xa khu nhà ở. Kết án Sau khi cảnh sát khám xét hiện trường và tìm được cuốn nhật ký của Catherine Jones, cảnh sát đã truy tìm hai chị em cô bé và chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ, cảnh sát đã tìm thấy Catherine Jones và Curtis Jones. Khi đối diện với cảnh sát, cả hai chị em đã không còn hoảng sợ như lúc vừa nổ súng và chạy trốn. Cả hai đã thành thật khai báo toàn bộ sự thật với cảnh sát. Bọn chúng thực hiện kế hoạch giết người bởi không thể chịu đựng được sự ghẻ lạnh của cha, căm thù người đã cướp cha của chúng. Catherine Jones và Curtis Jones đã bị tạm giam và chờ đối mặt với phiên tòa xét xử. Mặc dù là tội phạm vị thành niên nhưng Catherine Jones và Curtis Jones đã phải chịu bản án như những người trưởng thành và cả hai là những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Mỹ phạm tội giết người cấp độ 1. Sau những lời bào chữa của luật sư, Catherine Jones và Curtis Jones đã được giảm xuống tội giết người cấp độ 2, nhận bản án 18 năm tù và chịu sự quản thúc suốt đời. Phiên tòa xét xử kết thúc, bị cáo được nói những lời cuối cùng thì Curtis Jones đã bày tỏ nguyện vọng được mang theo máy trò chơi điện tử Nintendo vào tù. Những lời nói ngây thơ và nguyện vọng của bị cáo thật đáng thương khiến những người dự khán không khỏi xót xa, đau lòng. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009, Catherine Jones nói với tờ USA Today rằng, cô cảm thấy hối hận vì đã tước đi mạng sống của một con người, nhưng cũng khẳng định, khi đó cô sẵn sàng làm mọi thứ để có thể thoát khỏi sự xâm hại. Giờ đây sau 16 năm thụ án, Catherine Jones đã 30 tuổi, còn em trai Curtis Jones 29 tuổi và họ đã sắp được mãn hạn tù. Theo những nguồn tin của cảnh sát thì trước khi vào tù hai chị em chưa bao giờ dùng điện thoại, chưa bao giờ lái xe và nhiều kỹ năng sống khác họ không có. Chính vì vậy mà sau khi mãn hạn tù chắc chắn họ rất khó để hòa nhập được với xã hội hiện đại. Ngoài ra, do lệnh quản chế, họ có thể trở lại nhà tù bất cứ lúc nào nếu mắc phải một vi phạm dù là nhỏ nhất. Điều này thật sự là một gánh nặng đè lên cuộc sống của hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones. Nhưng vẫn có một điều may mắn đó là trong thời gian thụ án, Catherine Jones đã kết bạn với một thủy thủ hải quân qua thư từ và chàng thủy thủ này đã thực sự cảm động trước câu chuyện của cuộc đời Catherine Jones nên anh đã đem lòng yêu mến và quyết định kết hôn với cô ngay khi cô vẫn còn ở tù. Hy vọng rằng đây chính là một điểm tựa vững chắc của hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones khi họ bước ra ngoài xã hội và khởi đầu cho một cuộc sống mới đầy may mắn. Theo Huyền Hương Cảnh sát toàn cầu ================== Hồi lão mới vào Sè Gòng, khoảng năm 1976, lão có được xem một cuốn sách "Những truyện kỳ lạ trên thế giới", gồm nhiều tập. Trong đó có một câu chuyện như sau: Một sát thủ giết 5 người, đốt nhà hơn 15 lần, cướp 30 lần và tất nhiên y bị ra tòa. Tại tòa, y tự bào chữa cho minh. Y chứng minh y là một người lương thiện và bất đắc dĩ phải làm như vậy. Y chứng minh rằng chính cơ cấu xã hội Pháp đã đẩy y đến bước đường cùng và buộc y phải hành động để tồn tại. Y cãi hay đến mức mà người nghe cảm giác rằng: Nếu y bị thụ án thì toàn bộ hệ thống đạo đức xã hội Pháp sụp đổ. Câu chuyện kể lại: chính Tổng thống Pháp phải thức trắng ba đêm liền và quyết định ân xá cho y. Đồng thời chính phủ Pháp trợ cấp cho ông ta một số tiền làm vốn sinh sống. Cuộc đời sau đó chứng minh ông ta là một người lương thiện. Ông ta mua một xe chở khách và tổ chức những tour du lịch, trở nên khá giả. Sau này ông ta trở thành một mục sư. Tất nhiên, vào thời điểm đó, nước Pháp là một siêu cường của thế giới, khi nước Mỹ chưa được nhắc tới nhiều. Lời khuyên của lão Gàn là nước Mỹ nên ân xá cho hai chị em trong câu truyện này. Họ chỉ là những đứa trẻ khi phạm tội và nhân danh công lý. Nước Mỹ sẽ ra sao, nếu những con người bị áp bức như hai đứa trẻ này, không được quyền phản ứng, khi chúng không còn một chỗ dựa nào cả, ngay cả với cha nó?! Luật pháp đã được thực thi với bản án 18 năm tù, vấn đề tiếp theo là những giá trị của con người trong cuộc sống còn lại của họ.3 likes -
Quán vắng!
Chipbee cherries and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nếu lão Gàn chỉ viết một câu như bài trên thì những trí ngủ lại cho rằng lão phát biểu không có "cơ sở khoa học" (Muốn biết "cơ sở khoa học" là gì? Đi hỏi ông Phan Huy Lê). Bây giờ thì ông Phan Huy Lê có đồng minh là ông Vũ Minh Giang. Ông Vũ Minh Giang cũng dùng từ này, hẳn phải hiểu biết rất sâu về nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học": Thưa quý vị và anh chị em wan tâm. Thế nào là nội hàm của khái niệm "khoa học" thì ngay cả trên cái gu gồ cũng chỉ tìm thấy ở phần tiếng Việt một định nghĩa tạm thời, chưa chính thức. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" là gì chắc chắn nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, hết ông Lê, bi wờ đến ông Giang, toàn là trí thức có hạng, bằng cấp lùng bùng phát biểu về "cơ sở khoa học", mà phó thường dân như lão chẳng hiểu là cái gì. Nghe nói ông Giang còn được chánh phủ Cộng Hòa Pháp tặng hẳn cho một cái huân chương Bắc Đẩu bội tinh nữa kia. Khiếp! Hẳn cứ phải là từ xuất sắc trở lên chứ không phải thứ tầm thường. Nhưng có lẽ cũng như ông Phan Huy Lê, ông Vũ Minh Giang cũng chưa thể công khai định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, nhưng cứ phát biểu vung xích chó. Hẳn giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên chứ làm sao mà sai được. Cũng như "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Ấy là hẳn cụ nghị Quế ở Đoài thôn, cụ ấy bảo thế. Hổng bít mẹ nó cái gì cả, mà phát biểu cứ như đúng rồi thì đấy là "chém gió". Mà phàm đã là "chém gió" thì chả chết thằng Tây nào. Cho nên không ai rách việc mà phản đối. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến chiện "quốc gia đại sự", nên dù không chết thằng Tây nào, nó cũng làm mất thì giờ. Cho nên, cứ theo cụ nghị Quế phát biểu trong Tắt Đèn: "Thời Tây bây giờ "thì giờ là vàng bạc"". Nên không có chỗ cho "chém gió" câu giờ. Do đó, lão phải bớt chút thời gian của lão để bàn về cái mà lão bảo là "chém gió" này. Bi wờ xem mấy thứ nập nuận chủ chốt của cụ Giang về cải cách xã hội nhá, xem phát biểu của cụ có phù hợp với tiêu chí "chém gió" có "cơ sở khoa học" không? Cụ Giang đưa ra ba cái "R", như là những tiêu chí để "cải": Nếu là những cái đã qua mới đây thì nhìn lại để làm gì nữa? Những việc đã qua thì cái hậu quả nó thế nào, nó đã chềnh ềnh ra đấy. Nhìn để làm cái gì? Để xem nó có thật là sai, hay thật là đúng không à? Hay là nó vẫn có ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục và cuối cùng là "hòa cả làng"? Bởi vậy, ngay sau câu này, ông Giang cũng thừa nhận: "Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ". Ô hay! Thế trước đây ông không "nhìn lại những việc đã qua" à?. Bởi vậy, tiêu chí này của ông Giang chỉ chém gió chơi cho vui. Ô hay! Cái chó gì trên thế gian này mà chả có luận cứ và có luận chứng. Kể cả hai con mẹ bán cá ở chợ Bắc Qua chửi nhau, họ đều có "cơ sở khoa học" và luận chứng đấy chứ. Không tin cứ ra chợ Bắc Qua xem mấy con mẹ bán cá chửi nhau mà xem. Công khai, minh bạch đàng hoàng, chửi rất to, cả làng Vũ Đại đều nghe thấy. Thí dụ: "Cái con mặt l...kia, bà chưa bán mở hàng , mà nó đã kéo khách về hàng nhà nó...". Thưa! Đấy là "luận cứ", là "cơ sở khoa học" để bà chửi. Còn bà kể lể thế nào đó là luận chứng. Rồi bà đào, bà cho ăn, bà xé...đấy là hậu quả. Bởi vậy, bất cứ một quyết sách nào, đều tự nó có luận cứ "- cụ Giang gọi là "cơ sở khoa học" - và luận chứng của nó. Xin lỗi cụ Giang nhá. Đến đám IS cũng có luận cứ và luận chứng. Nếu cụ lại phân tích cái "cơ sở khoa học" của cụ, nó khác hẳn khái niệm "luận cứ" thì cụ hãy thay ông Phan Huy Lê định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" đi đã, cho phó thường dân hiểu được bản chất của cái "cơ sở khoa học" thì mới bàn tiếp được. Ô hay! Thế thì cả cái bài phỏng zdấn này bàn về cái gì ấy nhể? Hình như nó bàn về "cải cách xã hội" thì phải?! Vậy mà cụ lại bảo "cải cách", như một yếu tố cần trong "cải cách". Vậy rút cục nó là cái quái gì thế? Mún "Cải cách" thì phải "cải cách"? Hơ! Híc! Nhưng khổ một nỗi, cái này cụ lại dịch từ tiếng Tây "Reform". Cụ bàn về "cải cách" và cụ bảo "reform". Cuối cùng thì thì chúng ta cứ phải "reform" liên tục. Mà muốn "reform" liên tục thì phải cải cách. Muốn cải cách thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform". Muốn "reform", thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform"....Dạ thưa cụ! Cái này zdăng hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, kêu bằng (Ngoài Bắc nói là "gọi là") rằng thì là mà: "Mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là mồm bò". Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, chỉ tóm gọn một câu "chính danh". Muốn biết chính danh là gì thì hoặc là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải trả lại đúng với chân lý của nó. Hoặc là tra "cổ thư chữ Hán" để "nghiên cứu", và nhìn lại "quá khứ". Lát nữa, nếu rách việc, lão bàn tiếp về câu này:3 likes -
Trung Quốc: Tăng trưởng kì diệu đến hồi kết? Thứ tư, 26/08/2015 - 08:00 Truyền thông Trung Quốc ngày 24/8 có một sự kiện khác lạ: Tờ Nhân dân Nhật báo bản tiếng Anh cho chạy dòng tít: “Chứng khoán giảm điểm kỉ lục kể từ năm 2007 khi các giải pháp hỗ trợ của nhà nước thất bại”. >> Trung Quốc có còn mạnh? >> Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua Thông tin được đưa ra sau khi chỉ số chứng khoán Shanghai Composite giảm 8,5% kết thúc phiên giao dịch cùng ngày, với hiệu ứng lan sang các thị trường tài chính, hàng hóa toàn cầu, kéo khắp từ châu Á, châu Âu cho tới Bắc Mỹ. Bài viết trên tờ báo chính thống cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh chính thức thừa nhận thất bại trong điều hành thị trường. Hơn 100 tỉ USD đã được bơm ra vẫn không đủ để “khôi phục lòng tin thị trường”. Mức độ tồi tệ chưa dừng ở đó, đằng sau sự nhảy múa của các cổ phiếu là một loạt những dữ liệu chỉ báo giai đoạn “suy thoái sâu” của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các bước can thiệp của chính phủ Trung Quốc chưa cứu được thị trường chứng khoán. (Ảnh: WSJ) Ngôn từ hiếm gặp của một tờ báo chính thống khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Điều gì đang diễn ra? Có vẻ như tâm lý hoảng loạn đã bắt đầu xâm lấn dư luận Trung Quốc. “Thực sự ở đây mọi người có cảm giác rằng mọi thứ đang dần chệch khỏi đường ray. Lãnh đạo Trung Quốc cố gắng hỗ trợ giá chứng khoán, phá giá đồng tiền, cùng lúc lại nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang suy giảm. Thế nhưng họ không thể có đủ tiền để thực hiện cùng lúc các mục tiêu này, có cái sẽ phải hy sinh và đó là chứng khoán đại lục”, Andrew Polk, nhà kinh tế cao cấp thuộc Tổ chức Conference Board chuyên nghiên cứu cho các tập đoàn của Mỹ, châu Âu có trụ sở tại Bắc Kinh nhìn nhận. “Ngày thứ hai đen tối” của chứng khoán Trung Quốc xảy đến tại thời điểm khó có thể tồi tệ hơn. Đi dọc đại lục là các dấu hiệu của đình trệ. Kinh tế bắt đầu suy thoái do hệ quả của việc tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và định hướng xuất khẩu, tệ tham nhũng kéo dài. “Công xưởng của thế giới” đã có nhiều điểm thay đổi ít thấy. Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, công nhân giờ đã được cho nghỉ luân phiên, dù thời tiết không nóng tới 40 độ C (ngưỡng được nghỉ làm việc) - Lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước ở miền Đông bày tỏ và nói hài hước rằng đó là “ngày nghỉ địa phương”. Một kĩ sư khác thì tiết lộ, công ty anh này làm việc đã hoạt động dưới công suất trong một năm qua. Nhiều công nhân lành nghề đã bị buộc phải nghỉ không lương, những lao động di cư từ các vùng nông thôn khác còn gặp khó khăn hơn nhiều. Những câu chuyện tiểu tiết như vậy phản ánh thách thức thực sự mà Trung Quốc đang gặp phải. Nhìn rộng ra, bức tranh không được đẹp cho lắm. Từ các siêu đô thị trung tâm như Thâm Quyến tới vùng Tân Cương kém phát triển ở tây bắc, cảm giác bao trùm là thất vọng. Tất cả những chỉ số trong một năm qua đều cho thấy một tương lai không màu hồng. Tại thời điểm tháng 6, tiêu thụ điện năng - một trong những chỉ dấu tin cậy nhất về sức khỏe nền kinh tế đại lục, ghi nhận mức tăng chậm nhất trong gần 3 thập kỉ qua. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt liên tục giảm từ tháng 9/2014 trở lại đây. Xuất khẩu giảm 8,3% trong tháng 7, trong khi giá nhà đất đóng băng. Sản lượng công nghiệp, tổng mức hàng hóa bán lẻ, vốn đầu tư đều ở mức yếu. Trong quá khứ, dự đoán về suy giảm kinh tế nghiêm trọng luôn thất bại, vì Trung Quốc đã giải quyết mọi thách thức theo cách riêng của mình. Tại đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng 9,2% trong năm 2009, trong lúc Mỹ và Anh lần lượt suy giảm 2,8% và 4,3%. Thành quả này chủ yếu dựa trên việc bơm một lượng cực lớn vốn giá rẻ vào thị trường nội địa, cùng với đó là bùng nổ đầu tư vào các dự án hạ tầng. Nhưng tác dụng phụ đi kèm những điểm đen liên quan đến tài chính, tín dụng dần tích tụ. Tổng cục Thống kê Trung Quốc tuyên bố kinh tế nước này vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7% trong hai quý vừa qua. Vấn đề nằm ở chỗ tính xác thực đến đâu. Theo Andrew Polk, mức tăng trưởng trên thực tế chỉ là 4% trong hai năm qua. Đối với một nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, thì mức tăng này là tiệm cận ngưỡng suy thoái, vì “4% đó chỉ là mức tăng 0% tương ứng tại các nền kinh tế phát triển như Anh và Mỹ”. Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tạo ra những thách thức to lớn về công ăn việc làm. Thời kì kinh tế Trung Quốc gặp khốn khó gần nhất đã là hơn 25 năm, khi mức lạm phát lên đến 30% vào năm 1988, với hàng chục triệu người đổ về các thành phố tìm kiếm việc làm. Thế nhưng suy thoái lần này sẽ khác, đó là tác động của nó đến kinh tế toàn cầu. Hãy quên Hy Lạp đi, những xáo động tại Trung Quốc mới là câu chuyện đáng quan tâm nhất của kinh tế thế giới trong năm 2015. Lý do là bởi Hy Lạp chỉ chiếm 0,3% kinh tế toàn cầu, trong khi con số đó của Trung Quốc là hơn 13,4%. Nội một chiếc lốp trên “cỗ xe Trung Quốc” phát nổ cũng đủ làm tổn thương bất kì ai, từ những tập đoàn xuyên quốc gia “mắc nợ” khi đặt cược vào tương lai tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tới những nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc hoặc có giao dịch thương mại. Chưa thể biết Trung Quốc trong thế kỉ 21 sẽ như thế nào. Liệu đà suy giảm chỉ là nhất thời và quãng thời gian đó đủ để Bắc Kinh dọn dẹp những khoản nợ xấu ngân hàng đang phình to trước khi lại vươn mình trỗi dậy; hay đó sẽ là mốc khởi đầu về sự kết thúc của giấc mộng Trung Hoa? Theo Hoài Thanh/Spectator ======================== Trong topic này, lão Gàn đã phát biểu - đại ý - sự khủng hoảng thị trường chứng khoán Tàu, chỉ là phần mở đầu cho hàng loạt những sự kiện xảy ra sau đó (Bài cũng gần đây, nhưng không nhớ ở trang nào). Và rằng - đại ý - nó cũng là điều chứng nghiệm cho lời tiên tri của lão rằng: Kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái vào nửa cuối năm. Nó cũng là tiền đề cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ xảy ra vào năm tới. Lần này sẽ là một cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn diện. Bắc Kinh sẽ không thể đỡ nổi cuộc khủng khoảng kinh tế lần này. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn thì hậu quả sẽ là một con ngáo ọp thật sự đe dọa các người. Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tạo ra những thách thức to lớn về công ăn việc làm. Lão thừa biết những thế lực quốc tế nào đứng đằng sau việc phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Hãy liệu cái thần hồn! Nếu ngoan cố chống lại chân lý thì lão thành thật khuyên các người hãy sám hối đi là vừa. Lão nhắc lại rằng: Trận động đất có tính hủy diệt xảy ra ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, như các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ dự báo, đến nay vẫn chưa xảy ra, theo sự xác định của lão Gàn.2 likes
-
Trung Quốc động binh, Hàn-Triều hạ sốt nhanh? (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc động binh không phải để tấn công hay ngăn chặn liên quân Mỹ-Hàn tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhật Bản đã xin lỗi đủ? Thỏa thuận 6 điểm của cuộc đàm phán “bên miệng hố chiến tranh” giữa 2 bên Bắc-Nam Triều Tiên được ký kết, ngòi nổ chiến tranh đã được tháo. Dư luận thế giới mừng cho anh em nhà Triều Tiên tránh được cảnh “huynh đệ tương tàn”, nhưng đằng sau đó là những vấn đề nổi cộm mà giới quan sát rất quan tâm. Đó là tại sao thỏa thuận được ký kết sau một cuộc đàm phán lâu kỷ lục như vậy với 2 miền Nam-Bắc? Rõ ràng là khi có 2 lính Hàn Quốc bị vấp mìn thì căng thẳng được Hàn Quốc đẩy lên cao. Ngoài việc hai bên bắn pháo “chỉ thiên, vu vơ” vào nhau thì việc Hàn Quốc triển khai hàng trăm loa phóng thanh công suất lớn chĩa vào Bắc Triều Tiên là điểm nhấn buộc Bắc Triều Tiên đưa ra tối hậu thư, ban bố tình trạng chiến tranh, điều 50 tàu ngầm đến vị trí xuất phát tấn công, hơn 1 triệu thanh niên đăng ký nhập ngũ, hàng ngàn quân và xe tăng áp sát giới tuyến…Phía Nam Triều Tiên cũng không kém khi lạnh lùng điều binh với một tinh thần, ý chí quyết tâm cao. Có thể nói đây là lần căng thẳng nhất, có nguy cơ xảy ra chiến tranh của 2 Miền Nam-Bắc cao nhất từ trước đến nay khiến Mỹ cũng phải dè chừng nên buộc phải ngừng cuộc tập trận với Hàn Quốc gần khu giới tuyến để giảm căng thẳng và tránh xảy ra sự “cướp cò”. Căng thẳng đã xảy ra trong tình thế Bắc Triều Tiên và Trung Quốc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Lãnh đạo cao nhất của Bắc Triều Tiên là Kim Jong un từ chối lời mời dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, cuộc duyệt binh có ý nghĩa chính trị trọng đại mang tính toàn cầu của Trung Quốc. Những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đã không còn là một “vùng đệm”, "sân sau" của Trung Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài với thời lượng 43 giờ đồng hồ, đôi bên chắc đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề, phải chăng giống như kết quả của một ‘cơn đau đẻ” khi ngôn từ dành cho nhau đã êm ái hơn, đằm thắm hơn, Bắc Triều Tiên đã biết “lấy làm tiếc” vì vụ nổ mìn, không còn gọi Nam Hàn là “Ngụy quyền tay sai của Mỹ” và Hàn Quốc có vẻ như thông cảm với Bắc Triều Tiên khi họ biết đặt Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ trên hết…? Chúng ta còn nhớ vào những ngày này năm trước, năm 2014, khi cuộc tập trận của Mỹ-Hàn (thường niên) xảy ra, căng thẳng cũng lên cao khi Bắc Triều Tiên đe dọa sẽ trả đũa “khủng khiếp”, nhưng thay vì điều binh vào sát cuộc tập trận thì “Bắc Triều Tiên vội điều ngược 80 xe tăng hạng nặng tiên tiến nhất tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp” (tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin). Đây là nơi sát với khu vực mà mà trước đó, đầu năm 2014, Trung Quốc đã điều động tập đoàn quân 39 của Quân khu Thẩm Dương, cùng với xe tăng hiện đại Type 99G. Nên biết rằng “tập đoàn quân 39 này có khả năng đánh bại toàn bộ quân đội Triều Tiên trong một cuộc xung đột toàn năng”. Xe tăng và xe bọc thép Trung Quốc tại thị trấn Diên Cát cách Triều Tiên 30 km (Ảnh WantChinaTimes) Hôm nay, khi tình hình Nam-Bắc Triều Tiên căng thẳng thì Trung Quốc đã chính thức điều động hàng ngàn xe tăng và binh lính áp sát cách biên giới Bắc Triều Tiên 30 km. Họ động binh làm gì? Chắc chắn không phải là để phòng thủ ngăn chặn quân Mỹ-Hàn Quốc tràn vào lãnh thổ của họ, điều không thể xảy ra. Vì lý do gì khiến Triều Tiên bị chia cắt 2 miền? Người Triều Tiên quá rõ động thái này và đặc biệt là Bắc Triều Tiên, khi đã quyết tâm không nằm dưới gậy chỉ huy của Trung Quốc thì phải cực kỳ cảnh giác. Tuyên bố ngạo mạn của Hoàn cầu Thời báo dù là của một tờ báo sặc mùi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến nhưng không thể không lưu tâm và không phải không bộc lộ ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Phải chăng khi Trung Quốc động binh ở biên giới phía Bắc thì người Triều Tiên đã hiểu ra vấn đề và vội vàng giảm ngay căng thẳng “thù trong” để đối phó với “giặc ngoài”? Tưởng như chiến tranh 2 miền sắp xảy ra thì xuất hiện thỏa thuận 6 điểm khiến 2 bên đều vui mừng, mở ra những “điều tốt đẹp” cho tương lai một nền hòa bình dài lâu. Có lẽ người Triều Tiên đã ngấm nỗi đau chia cắt, chiến tranh “huynh đệ tương tàn” và hiểu rằng, điều đó chỉ tồn tại trong một quốc gia hạng ba, cho nên đã đến lúc cần thay đổi? Lê Ngọc Thống ========================= Lão cũng đã nói dồi! Sau vụ này tình hình hai miền Cao Ly sẽ khác, không lằng nhằng như hiện nay. Và rằng: Nửa đầu năm tuy keng thẻng, nhưng nửa cuối năm sẽ tiến triển tốt..(Lời tiên tri Ất Mùi 2015). Bởi vậy, hai miền Cao Ly tranh thủ thống nhất đi. Nếu để qua 2016 thì không còn cơ hội nữa đâu. Lão Gàn sẽ ủng hộ các bạn. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó.1 like
-
Trong Kinh Thư đã nói đến Nhị thập bát tú và Thất chính đã được quan sát thiên văn thời vua Nghiêu, tôi trích ở đây bài viết về các dụng cụ thiên văn ngày xưa và thử kiểm tra xem cổ vật thời kỳ này có còn hay không, hay chúng được mô phỏng đại loại như vậy thông qua các cổ vật nào khác nữa. Đã tìm được chiếc đĩa bích có 3 mấu, văn hóa Lương Chử như một mô phỏng công cụ Tuyền ky trong thiên văn. Do vậy, ống tông cũng là dạng mô phỏng của ống vọng trong thiên văn. Dạng đĩa bích có mấu này trong văn ngọc khí Hồng Sơn vẫn có, 3 cái mấu lớn tượng trưng cho 3 đầu chim én, màu xuân, nên thường gọi là Tam Xuân, Tam Dương, trong đó Nhất Xuân tượng trưng cho mùa xuân của chu kỳ 1 năm trái đất quanh quanh mặt trời, còn Tam Xuân hay Tam Dương (tương ứng Tam Hoàng) tượng trưng cho mùa xuân vũ trụ, chu kỳ 25.920 năm. Cho nên câu nói "Tam xuân khái thái" là nói về một mùa xuân vũ trụ, một chu kỳ với trường khí tốt lành của chu kỳ lớn vũ trụ đi tới ngập tràn trên trái đất, có thể dịch hiểu "Khí lành mở ra vận đẹp" là vậy. "Huang" hay Hoàng, biểu tượng cho 1/3 Tam Hoàng, cho nên cấu trúc Hoàng ngọc chuẩn là 1/3 vòng tròn của đĩa bích là ý nghĩ sâu sắc nhất bởi vì Tam Hoàng đại diện cho Tam Tài hợp nhất - Thiên Địa Nhân: Hoàng ngọc thời Chu Còn ống tông, trục rỗng tròn ở trong lòng ống vuông ngoài tượng trưng cho trục vũ trụ, trục định vị, Dương và bốn góc ngoài tượng trưng cho sự định vị trên mặt đất, Âm, đây là nguyên lý "Dương trong Âm ngoài". Ống tông còn mô phỏng trục xương sống con người, tượng trưng sự liên hợp Tam Tài trong Đạo giáo. Đĩa bích tròn tượng trưng cho Trời trong so sánh với Đất, có thể hình dung đĩa bích như một chiếc là bàn trên mặt đất dùng định vị tương quan Đất, Trời và Người đang quan sát. Vòng tròn đĩa bích không phải quay quan trục Thiên cực bắc mà quay quanh trục Thiên đỉnh với Nhị thập bát tú xung quanh. Đĩa bích có ba mấu Đĩa bích Lương Chử Ống tông Lương Chử Rìu Việt - Jade qi-axe blade from tomb M27 of the upper layer at GaoMiao Những dụng cụ dùng trong Thiên văn học Trung Hoa Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA 1. Cây nêu và thổ khuê 2. Các dụng cụ đo thời gian 3. Ống vọng đồng và tuyền ky 4. Hồn nghi (Armillaires, Armillaries) 5. Hồn thiên tượng (globe céleste) Nói về thiên văn học cổ Trung Hoa, ít có người nghĩ rằng người xưa cũng đã có nhiều dụng cụ và nhiều phương pháp để quan sát tinh tượng, ghi chú thời gian, đo đạc vòm trời, v.v. Chúng ta đọc các chuyện cổ thường chỉ thấy các danh nhân đêm đêm ra xem tinh tượng trên trời để rồi suy đoán ra họa phúc, suy thịnh ở trần gian. Đọc Tây Hán Diễn Nghĩa chẳng hạn, ta thấy khi Hạng Võ kéo quân vào Quang Trung, viết thư bức bách Bái Công mở ải dâng thành, quân sư Phạm Tăng và tướng Hạng Bá đêm đến rủ nhau ra Hồng Nhạn Xuyên xem thiên văn để luận thời cuộc. Phạm Tăng hỏi nhỏ Hạng Bá: «Hiền công cũng biết xem thiên văn chứ?» Hạng Bá nói: «Tôi từ nhỏ có một người bạn hữu là người ở nước Hàn, va thường nói với tôi rằng: ‘Hễ đạo làm tướng thì phải biết xem thiên văn, xét địa lợi, biện mây gió, xem khí sắc, mới nên hành binh.’ Bởi đó nên tôi thường đọc sách ấy, cũng biết đại lược, xin tiên sinh dạy bảo thêm.» Rồi đó, Phạm Tăng và Hạng Bá lẳng lặng mà xem, trước phân triền cơ, sau xem kinh vĩ, có 5 sao triền độ, có 12 chu thiên, có Nhị thập bát tú, có Cửu châu phân dã, có khải, bế, hối, sóc, huyền, vọng. Làm sao gọi là Bắc Thần, làm sao gọi là Nam Cực, làm sao gọi là Tả Phụ, làm sao gọi là Hữu Bật, chỗ nào ứng vận về Lỗ Công, chỗ nào ứng điềm về Bái Công, v.v.[1] Thật là ly kỳ, thật là giản dị. Nhưng khi khảo các sách thiên văn học Trung Hoa, ta thấy người xưa thực ra cũng có một số dụng cụ, tuy không phức tạp, tuy không tinh xảo bằng nay, nhưng cũng giúp họ rất nhiều trong công cuộc suy toán và khảo sát. Hơn nữa họ cũng có một số phương pháp để quan sát tinh tượng. Cho nên trong chương này, chúng ta đề cập «những dụng cụ thiên văn xưa». Còn «những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn học xưa» sẽ được trình bày ở chương 4. NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA Trong tiết mục này ta sẽ đặc biệt chú ý đến những dụng cụ sau đây: 1. Cây nêu (biểu can) và thổ khuê (gnomon and gnomon shadow template; gnomon et tablette). 2. Các dụng cụ đo thời gian: a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời. b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock). - Lậu hồ nước (water-clock) - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass) c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock). d. Đồng hồ đèn. 3. Ống vọng đồng (tube de visée; sighting-tube) và Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; cicumpolar constellation tem[late). 4. Các loại Hồn nghi (armillaires; armillaries). 5. Hồn tượng (globe céleste; celestial globe). 1. CÂY NÊU VÀ THỔ KHUÊ Cây nêu tên chữ là biểu can hoặc bi, hoặc bễ, hoặc bài. Thoạt kỳ thủy, nó chỉ là một khúc cây thẳng, dài ngắn khác khác nhau tùy thời, dùng để cắm xuống đất mà đo bóng mặt trời. Mới đầu, người ta dùng biểu can dài 10 thước (khoảng 2m4); khoảng từ năm 600 đến 800 tcn.[2] Dùng Thổ Khuê và Biểu Can để đo nhật ảnh, xác định ngày Đông Chí. Tới khoảng thế kỷ 2 tcn, người ta chấp nhận một loại biểu can chính thức dài 8 thước (khoảng 1m64). Đến đời nhà Nguyên (1280-1333) người ta lại còn dùng những biểu can dài 40 thước, hoặc xây những trắc ảnh đài cao lớn đồ sộ để đo bóng mặt trời. Hiện nay ở Dương Thành còn có loại trắc ảnh đài nói trên, tục truyền do Chu Công khởi tạo; sau này đến đời Nguyên, Quách Thủ Kính đã cho xây cất, sang sửa lại, và đến đời Minh cũng được tân trang lại. Đài Chu Công ở Dương Thành, xây khoảng 1276, trùng tu đời Minh Dùng biểu can 8 thước để đo bóng mặt trời trưa ngày Hạ Chí ở vĩ tuyến Lạc Dương, ta sẽ được một bóng dài 1 thước 55 (tức 36 cm). Nếu dùng một biểu can dài 10 thước, ta sẽ được một bóng dài 1 thước 94. Muốn đo bóng cho chính xác, người ta dùng những miếng ngọc gọi là thổ khuê. Henri Michel đã tìm ra được những miếng ngôc thổ khuê. - Một thứ dài 36 cm (1thước 55). - Một thứ dài 44 cm (1thước 94). Nhưng sách Chu Lễ cho rằng: nếu cây nêu dài 8 thước thì bóng sẽ là 1 thước 5, như vật thổ khuê chính thức cũng phải là 1thước 5 (nếu bóng được đo ở Dương Thành, cách Lạc Dương 50 dăm về phía Đông Nam). Theo nguyên tắc, cây nêu phải được cắm trên một mặt phẳng. Linh mục Du Halde mô tả biểu can thấy ở Thiên văn đài Bắc Kinh hồi thế kỷ 17 như sau: «Ở thiên văn đài Bắc Kinh có một cột đồng hình trụ cao 8 thước 3 tấc, dựng trên một mặt bàn đồng dài 18 thước, rộng 2 thước, dày 1 tấc. Bàn đó được chia làm 17 thước bắt đầu từ chân cột đồng; mỗi thước chia thành 10 tấc; mỗi tấc chia thành 10 phân. «Chung quanh bàn có một đường soi, rộng và sâu chừng ½ đốt ngón tay. Người ta đổ nước đầy vào đường soi ấy để đánh thăng bằng và kê bàn cho phẳng. Dụng cụ này xưa dùng để đo bóng kinh tuyến. «Nhưng theo đà thời gian cột đồng này đã bị nghiêng, không còn thẳng góc với mặt bàn nữa.» [3] Trong quyển Trung Quốc Khoa Học Kỹ Thuật Sử của Joseph Needham, tập 3, tr.300, ta thấy có hình chụp biểu can này. Đọc đoạn này ta thấy: - Biểu can làm bằng đồng. - Thổ khuê biến thành mặt bàn có ghi thước tấc. - Ngoài ra còn có đường soi để đánh thăng bằng. Khảo sát lại trắc ảnh đài ở Dương Thành do Quách Thủ Kính xây năm 1276 và đến đời nhà Minh được trùng tu lại, ta thấy: - Biểu can 40 thước được đặt giữa đài. Trên biểu can có một lỗ để cho ánh mặt trời soi qua. - Thổ khuê đây là một thước đá dài xây trên mặt đất gọi là lượng thiên xích. - Trên mặt đá có những đường rãnh song song để đựng nước. Tóm lại biểu can có thể bằng cây, bằng đồng, bằng gạch; thổ khuê có thể bằng đất nung, bằng ngọc dài 1th5, hoặc 1th94, hoặc là những bàn bằng đồng, bằng đá có ghi sẵn thước tấc. Công dụng của cây nêu 1. Xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu Một công dụng giản dị nhất của cây nêu chính là để xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu để áng chừng là mấy giờ trong ngày. Xưa ở Việt Nam trong các sân nhà quan, nhà giàu thường dựng cây nêu, để biết giờ mà thổi cơm cho thợ gặt ăn cho kịp giờ trưa. 2. Cây nêu cốt là để đo bóng mặt trời để xác định các ngày Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân, v.v. Theo Đổng Tác Tân, tác giả bộ Ân đại chi lịch pháp nông nghiệp dữ khí tượng, từ đời Thương người ta đã biết dùng cây nêu để đo bóng mặt trời. « cây nêu Xuân Thu Tả Truyện viết: «Năm thứ 5 đời Hi Công (654) mùa xuân, mồng 1, tháng giêng, ngày Tân Hợi, mặt trời tới cực Nam.Hi Công truyền báo cáo ngày sóc; sau đó vua lên quan sát đài để xem [bóng nêu] và [các thiên văn gia] ghi [độ dài của bóng] như thường lệ. Các ngày Đông Chí, Hạ Chí, cũng như các ngày Xuân, Thu Phân, và các ngày đầu mùa Xuân Hạ (khải) đầu mùa Thu Đông (bế) đều ghi chú các hiện tượng mây để dự phòng và tiên liệu.» Trong Thi Kinh ta cũng thấy đề cập đến công dụng của cây nêu. Xưa người ta dùng cây nêu đo bóng mặt trời, để định phương hướng. (Xem Thi Kinh- Dung Phong, bài Đính chi phương trung.) Lê Quí Đôn, trong Vân Đài Loại Ngữ, có ghi chú nhiều tài liệu về công dụng của cây nêu ở Trung Hoa. Thiên Hình Tượng của sách Vân Đài Loại Ngữ viết: «Sách Thượng Thư vĩ khảo tinh diệu chép rằng: ‘Ngày dài thì bóng mặt trời dài 1 th 6 tấc; ngày ngắn thì bóng mặt trời dài 1 th 3 tấc.’ Sách Dịch Vĩ nói: ‘Ngày Đông Chí trồng một cây nêu cao 8 thước, đến trưa xem bóng mặt trời dài ngắn để chiêm nghiệm có điều hòa không. Phép xem bóng ấy cho biết ngày Hạ Chí bóng dài 1 thước 4 tấc 8 phân; ngày Đông Chí bóng dài 1 trượng 3 thước.» [4] «Sách Chu Bễ nói: Trong đất nhà Thành Chu, ngày Hạ Chí, bóng mặt trời dài 1 thước 6 tấc; ngày Đông Chí, dài 1 trượng 5 thước 5 tấc.» [5] 3. Đo bóng mặt trời để xác định ngày Phân, ngày Chí Xác định được ngày Phân, ngày Chí bằng cách đo bóng mặt trời, sẽ giúp ta làm được lịch.Lịch Thụ thời hay Thái Sơ đời Hán Nguyên Đế (148-33 tcn) do Hứa Hành và Quách Thủ Kính làm đã căn cứ vào bóng mặt trời. Lê Quí Đôn viết: «Quĩ ảnh (cột đo bóng mặt trời) lấy cọc đánh dấu đo bóng mặt trời là thiên tượng rõ ràng nhất; dựa vào đó, lượng đo kỹ càng, để lấy khí trung bình của trời, không nương tựa xê xích vào đâu, thế mới đúng với độ trời.» [6] 4. Đo bóng mặt trời để tính chiều cao của mặt trời Từ thế kỷ 2 trước công nguyên, người ta đã biết áp dụng đặc tính của hình tam giác vuông góc và bóng của mặt trời để đo chiều cao của trời và mặt trời. Chu Lễ viết: «Quan đại tư đồ dùng biểu can và thổ khuê để định khoảng cách giữa đất và mặt trời, định chiều dài của bóng mặt trời, và định tâm điểm của trái đất. Tâm điểm trái đất là nơi mà bóng mặt trời ngày Hạ Chí đo được là 1 thước 5.» [7] Hoài Nam Tử viết: «Muốn đo chiều cao của trời (tức là của mặt trời) ta phải cắm một cây nêu 10 thước và đo bóng cây nêu trong cùng một ngày ở hai nơi cách xa nhau 1.000 dặm trên cùng một đường kinh tuyến. Nếu cây nêu ở phía Bắc có bóng là 2 thước, thì cây nêu ở phía Nam có bóng là 1 thước 9. Và cứ mỗi nghìn dặm về phía Nam bóng cây nêu sẽ giảm đi 1 tấc. «Ở 20.000 dặm về phía Nam, cây nêu sẽ không có bóng, và nơi ấy ở ngay dưới mặt trời. «Như vậy, bắt đầu với một bóng là 2 thước và một cây nêu 10 thước, ta thấy rằng một thước bóng mất đi ta sẽ được 5 thước cao của cây nêu. Lấy số 20.000 dặm nhân với 5, ta được 100.000 dặm, đó là chiều cao của trời (của mặt trời).» [8] 5. Đo bóng mặt trời để tính độ lệch của vòng Hoàng Đạo Đo bóng mặt trời ngày Đông Chí và Hạ Chí còn cho biết độ lệch của vòng Hoàng Đạo. Độ lệch của vòng Hoàng Đạo có lẽ đã được biết khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên, khi mà Thạch Thân, Cam Đức bắt đầu tính độ vị của các sao. Trong Hậu Hán Thư, Cổ Quì năm 89 đã viết: «Ngày Đông Chí mặt trời cách Bắc Cực 115o; ngày Hạ Chí cách 67o.» Chia đôi sự sai biệt này ta có (115o - 67o):2= 24o. Sau này các nhà thiên văn học Trung Hoa và các học giả Pháp như Laplace, Gaubil, Cassini đã nhiều lần khảo sát lại độ lệch của vòng Hoàng Đạo theo sự suy toán của các thiên văn gia Trung Hoa, và thấy: - Khoảng năm 1000 độ lệch là 24o54. - Năm 1 độ lệch là 23o50. - Năm 1000 độ lệch là 23ò42. - Năm 1900 độ lệch là 23o27. Thiên văn học ngày nay cũng đã nhận chân rằng độ lệch của vòng Hoàng Đạo không cố định và xê xích đôi chút với thời gian. 6. Đo bóng cây nêu để định khoảng cách giữa các tỉnh Nguyên tắc: Chọn một thành phố làm tâm điểm để tiện việc so sánh. Xưa người ta chọn Dương Thành cách Lạc Dương 50 dặm về phía Đông Nam, ở vĩ tuyến 34o26. - Đo các thành phố trên cùng một đường kinh tuyến. - Dùng cây nêu cùng một loại kích thước. - Định xem hai thành phố cách nhau một ngàn dặm thì chênh nhau bao nhiêu tấc bóng. Trương Hành, Trịnh Huyền, Vương Phồn, Lục Tích cho rằng 1 tấc bóng ăn 1.000 dặm. Hà Thừa Thiên toán rằng cứ 3 tấc 56 bóng mới ăn 1.000 dặm. Lưu Trác cũng đồng quan điểm như vậy. Nhất Hạnh và Nam Cung Thuyết toán rằng ngót 4 tấc bóng mới ăn 1.000 dặm. Dẫu sao thì lịch sử cũng cho thấy người Trung Hoa xưa thường đo bóng nêu ở khắp các tỉnh, các miền họ đến. Năm 445, Hà Thừa Thiên đo bóng nêu ở Giao Châu (Hà Nội) và cho hay Giao Châu cách Dương Thành 5.000 dặm. Năm 349, Quán Thúy đo bóng nêu ở Chiêm Thành khoảng vĩ tuyến 13o (Tuy Hòa) hoặc vĩ tuyến giữa 17o05 và 19o35 (khoảng Đồng Hới - Thanh Hóa). Trong khoảng những năm từ 721 đến 725, Nam Cung Thuyết và Nhất Hạnh cũng đo bóng nêu ở nhiều nơi từ vĩ tuyến 17o4 (gần Đồng Hới) cho đến vĩ tuyến 40o, tại Weichow, gần Vạn Lý Trường Thành, và kết luận: - 1o là cách 351 dặm 80 bộ. - Gần 1 tấc bóng là 1.000 dặm cách xa. Vân Đài Loại Ngữ ghi: «Khi tăng Nhất Hạnh làm lịch Đại Diễn, vua Đường có hạ chiếu cho quan thái sử phải đo bóng khắp thiên hạ mà lấy chỗ đất giữa làm định số. Khi họp bàn có nói rằng: Chu Quan (sách) dùng thổ khuê (thước đo bóng mặt trời bằng ngọc) đo, thì lấy chỗ bóng mặt trời 1 thước 5 tấc làm trung tâm điểm của đất, mà họ Trịnh (Trịnh Huyền) thì cho bóng chiếu xuống đất, cứ 1 nghìn dặm sai 1 tấc. Như vậy về phía Nam xứ Đái Nhật Hạ, xa cách 15.000 thì sai mất 1 thước 5 tấc. Đất cùng với tinh thần tứ du, lên xuống trong 3 vạn dặm; lấy số ấy mà chia đôi thì thấy được chỗ địa trung. Đĩnh Xuyên quận, đất Dương Thành ngày nay, tức là địa trung đó. «Trong khoảng năm Nguyên Gia (424-454), nhà Tống đi đánh nước Lâm Ấp (Chiêm Thành); ngày tháng 5 dựng cây nêu để trông, thì thấy mặt trời ở về phía Bắc cây nêu; ở Giao Châu thì bóng mặt trời ở về phía Nam cây nêu 3 tấc. Năm Khải Nguyên thứ 12 (724, đời Đường Huyền Tông) đo bóng mặt trời ở Giao Châu (tức là Thăng Long, Hà Nội ngày nay) vào ngày Hạ Chí, thì thấy bóng ở phía Nam cây nêu 3 tấc 3 phân, cùng với sự đo vào năm Nguyên Gia nói trên giống nhau.» [9] 7. Cây nêu cũng có thể dùng để xem sao Cắm một cây nêu cao, ngồi quay mặt về hướng Nam, ta có thể quan sát và nhận định dễ dàng những ngôi sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu). Tóm lại, biết sử dụng cây nêu, ta cũng thấy nó hết sức ly kỳ. Sau này, nếu có dịp, ta sẽ đề cập đến chuyện linh mục Ferdinand Verbiest hồi thế kỷ 17 chỉ nhờ biết toán trước chiều dài của bóng nêu mà chinh phục được cả triều đình Mãn Thanh, y như xưa Khổng Minh dùng ba tấc lưỡi khuất phục được quần nho nước Đông Ngô. 2. CÁC DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN Đời xưa không có đồng hồ như ngày nay, nhưng cũng có những dụng cụ để đo thời gian. Ta sẽ khảo cứu: a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời. b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock). - Lậu hồ nước (water-clock) - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass) c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock). d. Đồng hồ đèn. a. Nhật quĩ Trên nguyên tắc, nhật quĩ là một vòng tròn, chung quanh có ghi giờ hoặc ghi khắc. Giữa vòng tròn có một cây trục để lấy bóng mặt trời. Nhật quĩ có thứ để thẳng, có thứ để nghiêng theo độ dốc của đường xích đạo. Cũng có thứ nhật quĩ hình chữ nhật. Nhật quĩ hình chữ nhật Hình trên nhật quĩ Nhật quĩ đào được ở Lạc Dương Năm 1932, người ta đào được ở Lạc Dương một thứ nhật quĩ để thẳng. Đó là một vòng tròn, có lỗ ở tâm điểm để cắm cọc lấy bóng. Chung quanh vòng tròn chia thành 100độ tức 100 khắc. Nhưng 32/100 thì để trống; 68/100 còn lại chia thành 68 khắc. Khắc đầu và khắc cuối của nhật quĩ này cho thấy hướng mặt trời mọc và lặn ngày Hạ Chí. Trên nhật quĩ này ta còn thấy những hình tương tự như các mẫu tự T, L, V. Cho đến nay người ta cũng chưa biết được ý nghĩa của những hình ấy. Có cái lạ nữa là những hình T, L, V này còn được thấy khắc trên cái gương đời Hán, cũng như trên nhiều đồ chơi của người xưa. Nhật quĩ ít nhất là có từ đời Hán. Sách Tiền Hán Thư viết: «Các vị bác sĩ họp nhau tại kinh đô, đã định các hướng chính Đông, chính Tây, sử dụng nhật quĩ cây nêu và lậu khắc. Với những dụng cụ ấy, họ định phương vị của Nhị thập bát tú, định các ngày hối, sóc, nhị Phân, nhị Chí, sự vận chuyển của tinh cầu và tuần tiết của mặt trăng.» [10] b. Lậu khắc hay lậu hồ * Nguyên tắc: Dùng lượng nước chảy nhỏ giọt đều đặn từ bình nọ sang bình kia, sẽ định được thời khắc. Trong hồ có để một cái thẻ có ghi sẵn giờ khắc. Thẻ này sẽ nhô lê (phù tiễn), hoặc tụt xuống (trầm tiễn) tùy theo lậu hồ có nước chảy vào hay có nước thoát ra. Trông giờ khắc ghi trên thẻ nơi ngang miệng bình sẽ biết được giờ khắc. * Phân loại: Lậu hồ có hai loại chính: (1) Một thứ là những bình có lỗ ở đáy để cho nước thoát ra. Người ta gọi là hạ lậu (outflow type). Thẻ ghi khắc trong hạ lậu được gọi là trầm tiễn, vì nó tụt xuống dần với mực nước. (2) Một thứ là những bình không có lỗ ở đáy để hứng nước chảy vào. Người ta gọi là phù lậu (inflow type). Thẻ ghi giờ khắc trong phù lậu sẽ tùy theo mực nước chảy vào hồ mà nhô lên dần, vì thế gọi là phù tiễn. « Hai loại lậu hồ Thường thì lậu khắc kềnh càng, cần phải để ở một nơi cố định, nhưng sau người ta cũng chế ra những lậu khắc nhỏ dùng thủy ngân (lưu châu) thay nước và có thể đem theo xe, để xem giờ dọc đường. Joseph Needham cho rằng có thể người Trung Hoa đã học cách chế lậu khắc của người Babylone hoặc Ai Cập, và lậu hồ chỉ có từ đời nhà Thương (1500). Thuyết này không lấy gì làm đúng. Người Trung Hoa cho rằng lậu hồ đã có từ thời Hoàng Đế (2616). Ngoài ra ta còn thấy có những loại lậu khắc cát. Dùng cát chảy thay nước. Vương Chấn Đạc cho rằng người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha đã cho du nhập những loại lậu hồ cát này vào Trung Hoa. Trái lại, Lâm Ngữ Đường, dẫn chứng vài đoạn sách của Tô Đông Pha, đã cho rằng lậu khắc cát đã có từ đời Tống. Dẫu sao thì đầu đời Minh đã thấy có lậu hồ cát. Những lậu hồ lớn còn ghi được tất cả những tiết khí quanh năm. Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn ghi chú về lậu hồ như sau: «Sách Sơ Học Ký chép rằng: ‘Việc chế tạo ra lậu khắc (dụng cụ đo thời giờ bằng nước nhỏ giọt) có từ thời Hoàng Đế truyền đến đời nhà Hạ, nhà Thương.’ Theo phép ấy, sáng sớm tiết Đông Chí, giọt nước chảy đến khấc 45, sau tiết Đông Chí thì ngày dài, cứ 9 ngày dài thêm 1 khấc; sáng sớm ngày tiết Hạ Chí, giọt nước chảy đến khấc 65, sau tiết Hạ Chí, ngày ngắn, cứ 9 ngày giảm đi một khấc. «Dụng cụ dùng nước có ba tầng ấy, đường kính đều 1 thước, để trên cái thùng hứng nước (trì chù) hình khối vuông, có con rùa vàng miệng phun nước vào thùng hứng nước; nước chảy ngang dọc lại chảy xuống cái chứa nước để ngang ở dưới, gọi là cái cừ. Trên cái cừ ấy có đặt một hình người tên là Quan Tư Thần (giữ việc giờ khắc) đúc bằng vàng, mặc đủ áo mũ, hai tay cầm cái tên. Ấy là phép lậu khắc (xem giờ bằng giọt nước của Ân Quì). «Lại còn một phép nữa: Lấy đồng đúc một con quạ khát nước (gọi là khát ô) hình dáng như cái móc câu uốn khúc, dẫn nước vào mồm con rồng bạc để nó phun vào chậu đựng nước; cứ nước chảy xuống được một thưng, trọng lượng hai cân là một khắc. Ấy là phép lậu khắc của Lý Lan. «Hà Thừa Thiên đời Tống đã cải tiến phép ấy, định lại là hai ngày Xuân Phân và Thu Phân sớm tối, ngày đêm đều 55 khắc. Đến đời Lương, Vũ Đế cho ngày đêm có 100 khắc, đem phân phối cho 12 giờ, mỗi ngày 8 khắc, thì còn có phần thừa, nên chỉ lấy 96 khắc cho cả ngày lẫn đêm. Số 96 ấy chia làm 12 giờ, thì mỗi giờ chẵn 8 khắc. Đến năm Đại Đồng thứ 10 (tức 544), lại đổi làm 108 khắc. Tiết Đông Chí giờ ban ngày là 48 khắc, giờ ban đêm là 60 khắc. Tiết Hạ Chí giờ ban ngày là 70 khắc, giờ ban đêm là 38 khắc. Ngày Xuân Phân, Thu Phân, giờ ban ngày là 60 khắc, giờ ban đêm là 48 khắc. Còn các buổi tối, buổi sáng đều là 3 khắc. Đến đời Trần lại phục hồi phép có cả ngày lẫn đêm là 100 khắc. «Đời Đường lại chế ra phép thủy hải phù tiễn (tên nổi trong biển nước), có 4 cái thùng rót nước, lấy tên nổi lên chia ra khắc; chia ngày đêm làm 12 giờ, mỗi giờ là 8 khắc, 30 phân; mỗi khắc 60 phân, cộng 48 cái tên; 2 cái tên là một khí; một năm cộng có 2.191.000 phân đều có khắc ở trên cái tên; có con quạ bằng đồng dẫn nước xuống, tên nổi lên; đến chỗ chia biết ngày đêm, chia tiết hậu, ngày Đông Chí, Hạ Chí; mùa hạ ngày dài, mùa đông ngày ngắn, buổi sớm, buổi tối, lúc ẩn, lúc hiện, đều đúng với cách đo bóng của sách Chu Quan, không sai chút nào. Cách thức chế tạo lậu khắc đời Tống và đời Nguyên không giống nhau, nhưng đều lấy 100 khắc làm phép áp dụng cả.» [11] c. Đồng hồ hương (Hương triện) Tiết Quí Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ 12 cho rằng: ngoài lậu hồ và nhật quĩ, người ta còn có thể dùng hương triện để xem giờ, nhất là ban đêm. Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta có thể buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy. Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng động, đánh thức ngày ta dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ thọ theo lối chữ Triện. Hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã canh mấy. d. Đồng hồ đèn Gọi là đồng hồ đèn cũng hơi quá đáng. Nhưng trên nguyên tắc một ngọn đèn để ở một chỗ kín gió, cháy bằng một loại dầu nhất định cũng có thể dùng để kiểm soát thời gian, nhất là để xem các nhật quĩ, các lậu hồ có được chính xác hay không. Dương Vũ trong tập Sơn Cư Tân Thoại có đề cập đến những loại đèn này được thắp trong một ngôi đền. Ông thuật lời một nhà thiên văn học đời Tống tên là Phạm Thuấn Thần, kể lại rằng một ngọn đèn như vậy mỗi năm tiêu thụ một số lượng dầu nhất định là 27 hộp dầu. Joseph Needham gọi những loại đồng hồ này là lamp clock hay là time indicating lamp. Ông còn lưu ý rằng: Theo Hough thì ở bên Đức khoảng thế kỷ 18 người ta cũng hay dùng những loại đồng hồ đèn này. 3. ỐNG VỌNG ĐỒNG VÀ TUYỀN KY a. Ống vọng đồng (tube de visée, sighting tube) Chắc chắn là ống vọng đồng đã được dùng từ lâu. Cuối đời Chu và đầu đời Hán, các thiên văn gia đã dùng ống vọng đồng để quan sát tinh tượng, vì thế mới có thành ngữ «dĩ quản khuy thiên» 以 管 窺 天. Hoài Nam Tử (120 tcn) cũng viết: «Có người muốn đo chiều cao sự vật mà chịu không biết phải làm sao. Họ sẽ mừng nếu ta dạy họ dùng ống vọng đồng và quản chuẩn (thăng bằng nước).» [12] Nhìn qua ống vọng đồng sẽ thấy sao rõ hơn, vì như vậy sẽ bớt được ánh sáng lóe. Thời cổ xưa người Hi Lạp cũng hay nhìn xuống giếng nước sâu để xem sao ban ngày. Có lẽ vì vậy mà Platon đã kể chuyện Thalès de Milet đã ngã xuống giếng khi xem sao.[13] Trầm Quát, thế kỷ 11, đã dùng ống vọng đồng để tìm phương vị Bắc Cực và quan sát các vì sao xoay quanh Bắc Cực. Trong sách Chu Bễ Toán Kinh cũng có một đoạn nói về cách dùng ống vọng đồng để đo đường kính mặt trời.[14] b. Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; circumpolar constellation template) Một loại ống đồng cổ kính nhất đã được đề cập trong Thư Kinh, thiên Thuấn Điển. Thư Kinh viết: «Vua Thuấn quan sát tuyền ky và ống ngọc hành, để điều chỉnh thất chính.» Đó là một đoạn văn hóc búa làm điên đầu không biết bao nhiêu học giả. Các nhà dịch giả và bình giải xưa nay đều không biết tuyền ky là gì, và dùng để làm gì, nên thường dịch tuyền ky là quả cầu quay nạm ngọc (Legge, Couvreur). Mã Dung, Thái Ung, Trịnh Huyền giải Tuyền ky là một dụng cụ thiên văn. Phục Thắng cho rằng đó là một đám sao ở Bắc Cực. Mãi đến năm 1959, học giả Henri Michel mới khám phá ra rằng tuyền ky là một dụng cụ để quan sát sao Bắc Thần, và định vị trí Bắc Cực.[15] Michel giải tuyền ky là một miếng ngọc dẹt chung quanh có một số khía. Miếng ngọc này có thể xoay quanh một cái ống để nhòm. Nếu quay đúng vị trí, các sao Bắc Đẩu và hàng sao Tả Khu, Thượng Tể, Thượng Phụ, Thượng Thừa, v.v. sẽ lọt đúng vào chỗ các khía đã làm sẵn của tuyền ky, còn sao Bắc Thần (étoile polaire) sẽ hiện ra ở gần nơi tâm điểm tuyền ky. Như vậy tuyền ky sẽ định được chính Bắc Cực (pôle nord). Phỏng theo Michel, ta có thể giải đoạn Thư Kinh ở trên như sau: 1. Tuyền ky là miếng ngọc hình tròn, dẹt, chung quanh có khíâ Miếng ngọc này có thể xoay quanh (tuyền) một ống nhòm, tức là ngọc hành. 2. Ngọc hành là ống nhòm có thể tra vào miếng tuyền ky. 3. Thất chính ở đây là 7 sao Bắc Đẩu chứ không phải là mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh như người ta thường giải. 4. Điều chỉnh được 7 sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía tuyền ky, ta sẽ thấy được Bắc Thần và Bắc Cực hiện ra ở chính giữa lòng tuyền ky. Michel cũng giải: Tuyền ky là một dụng cụ để quan sát các tinh tú. Nó có thể quay được. Phần quay được gọi là tuyền ky, ta dùng nó để nhìn độ quay. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky. Hiểu được đoạn này ta mới hiểu được tại sao Chu Bễ Toán Kinh lại viết: «Chính Bắc Cực ở giữa tuyền ky. Chính Bắc là tâm điểm của trời. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky gọi là Thiên Tâm, vì thế nên gọi là tuyền ky.» [16] Trên mặt tuyền ky còn có một đường thẳng đứng. Henri Michel giảng rằng: Nếu điều chỉnh các sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía rồi, ta dùng tuyền ky để quan sát mặt trời, thì ngày Đông Chí mặt trời sẽ ở trên đường kinh tuyến định bởi đường thẳng đứng ấy. Ống tuyền ky, ngọc hành sau này biến thành những dụng cụ trang trí như: - Ngọc bích và ống đại tông. - Ngọc bích và ngọc khuê. 4. HỒN NGHI (Armillaires, Armillaries) Hồn nghi là một dụng cụ để xem xét sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một (mọc và lặn) của các vì sao. Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang chép: «Đời vua Hoàng Đế, Dung Thành đã phát minh ra cái máy Cái Thiên để quan sát tinh tượng. Đến đời Đông Hán có Trương Hành chế ra hai thứ máy gọi là Hồn thiên nghi, xem biết sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một của các ngôi sao, và Địa động nghi để xem nơi nào có địa chấn. Hai thứ máy ấy rất có giá trị; đời sau nhiều người bắt chước làm theo.» [17] Hồn nghi tân tiến Hồn thiên nghi tại Bắc Kinh Hồn nghi tại Bắc Kinh Hồn nghi tại Nam Kinh Hồn nghi trên núi Tử Kim Sơn, Nam Kinh Hồn nghi có thể phân thành ba loại: a. Xích đạo hồn nghi (equatorial armilliary sphere) Trên hồn nghi này chỉ có một vòng xích đạo và vòng kinh tuyến. Người Trung Hoa xưa dùng loại này. b. Hoàng Đạo hồn nghi (eclytic armilliary sphere) Trên hồn nghi này chỉ có một vòng Hoàng Đạo. Người Hi Lạp xưa ưa dùng loại hồn nghi này. c. Hồn nghi tân tiến Hồn nghi này gồm đủ các vòng: Hoàng Đạo (écliptique; ecliptic), Xích đạo (équateur; equator), Nhẫn giới (horizon). Một hồn nghi tân tiến đại loại gồm các bộ phận sau đây: a. Các bộ phận phía ngoài: (1) Vòng Thiên kinh hay Dương kinh (thiên kinh hoàn, dương kinh hoàn: prime meridian circle). (2) Vòng Âm vĩ (âm vĩ hoàn, địa hồn hoàn: horizon circle). (3) Vòng Xích đạo ngoài (outer equatorial circle). b. Các bộ phận phía giữa: (1) Tam thần nghi song hoàn (vòng kinh tuyến mặt trời ngày Đông Chí : solstitial colure circle). (2) Vòng Hoàng Đạo (hoàng đạo hoàn: ecliptic circle). (3) Vòng Xích đạo phía trong (inner equator circle)(không thấy). (4) Hệ thống máy móc để vận chuyển hồn nghi (diurnal motion gearing connecting with the power drive). c. Các bộ phận phía trong: (1) Tứ du hoàn (polar mounted declination ring or hour angle circle). (2) Vọng đồng (sighting tube). (3) Trực củ (diametral brace). d. Các bộ phận khác: (1) Ngao văn trụ (concealing the transmission shaft). (2) Long trụ (supporting columns in the form of dragon). (3) Thủy phu, thủy chuẩn (cross-piece of the base, incorporating water-level). (4) Nam cực (south polar pivot). (5) Bắc cực (north polar pivot). Hồn nghi thô sơ nhất có lẽ có từ thời Thạch Thân, Cam Đức (thế kỷ 4 tcn). Lạc Hà Hoành và Tiên Vu Vọng Nhân cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 1 tcn cũng vẫn còn dùng những loại hồn nghi cổ ấy. Năm 52 tcn, Cảnh Thọ Xương làm cho vòng xích đạo trờ nên cố định. Dương Hùng (52 tcn- 18 cn) cũng biết làm cầu hồn nghi. Năm 84 cn, Cổ Quì gắn thêm vòng Hoàng Đạo vào hồn nghi. Khoảng năm 125 cn, Trương Hành[18] gắn thêm vòng nhãn giới và các vòng kinh tuyến (vòng âm vĩ, tam thần, tứ du, v.v.). Trương Hành mô tả về hồn nghi như sau: Vòng Xích đạo chạy quanh hồn nghi và cách Bắc Cực 915/19o. Vòng Hoàng Đạo cũng chạy quanh hồn nghi và tạo với vòng Xích đạo 24o. Như vậy thì ngày Hạ Chí, vòng Hoàng Đạo cách Bắc Cực khoảng 67o, và ngày Đông Chí, cách Bắc Cực là 115o. Trương Hành (78-139 cn) Nơi vòng Hoàng Đạo và Xích đạo gặp nhau sẽ cho biết độ cách Bắc Cực của ngày Xuân Phân, Thu Phân. Ngày Xuân Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 94o¼. Ngày Thu Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 92o¼. Những độ cách trên được chấp nhận vì phù hợp với phương pháp đo bóng mặt trời theo lịch nhà Hạ.[19] Sau này, Trương Hành còn dùng sức nước làm cho hồn nghi quay được đều đặn, và còn gắn các sao vào cầu hồn nghi để mô phỏng bầu trời và tinh tượng. Hồn nghi của ông quay phù hợp với sự vận chuyển của tinh cầu trên trời. Tấn Thư- Thiên văn chí viết: «Trương Hành làm hồn nghi và cho đặt trong phòng kín. Hồn thiên nghi, nhờ sức nước chảy, có thể quay. Ông cho đóng cửa lại. Người ở trong buồng sẽ thông báo cho ngày ở trên nóc thiên quan đài biết rằng hồn nghi (trong buồng) cho thấy sao nào vừa mọc, sao nào vừa lặn, nhất nhất đều đúng như hai mảnh tre ghép lại. Thôi Tử Ngọc đã viết trên mộ của Trương Hành như sau: Số thuật của ngày bao quát trời đất; tài sáng chế của ngài ngang với tạo hóa. Ngài tài cao, nghệ trổi sánh ngang thần minh.» [20] Hồn nghi của Tô Tụng Tô Tụng 蘇 頌 (1020-1101) Tân Nghi Tượng Pháp Yếu của Tô Tụng 5. HỒN THIÊN TƯỢNG (globe céleste) Hồn thiên tượng là những bầu trời nhân tạo, có gắn đủ tinh tú, và có thể quay theo nhịp vận chuyển của trời. Đọc Tấn Thư, ta có thể nói được rằng Trương Hành chẳng những đã chế được hồn nghi mà cũng đã tạo ra những hồn thiên tượng có thể quay được. Câu chuyện vừa kể trên về sự thí nghiệm của ông đã chứng tỏ điều đó. Đời Lương (khoảng 550 cn) đã thấy có những hồn thiên tượng được tàng trữ trong bí phủ. Tùy Thư - Thiên văn chí có ghi: «Cuối đời nhà Lương, ở trong bí phủ đã có hồn thiên tượng. Hồn thiên tượng làm bằng gỗ, tròn như trái cầu, to nhiều sải tay ôm mới xuể; có thể quay quanh trục Nam Bắc cực. «Quanh cầu có Nhị thập bát tú và các tinh tú mà ba nhà thiên văn xưa (Thạch Thân, Cam Đức, Vu Hàm) đã tìm ra được, có Hoàng Đạo, Xích đạo, Ngân hà, v.v.Khi quả cầu quay từ Đông sang Tây, các sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu) buổi sáng và buổi tối, ứng đúng với độ vị của nó, và các điểm nhị Phân cũng như 24 khí đều có ghi chú, chẳng khác gì trên bầu trời vậy.» [21] Hồn thiên tượng khác với hồn nghi, vì hồn nghi thì phải có gắn một ống vọng đồng (sighting tube) để độ lượng suy toán sự vận chuyển của mặt trời, mặt trăng, cũng như vị trí và độ số các vì sao.[22] Theo Nguyên sử, thì thiên văn đài Trung Hoa thuở Nguyên đã được trang bị lại trong khoảng những năm từ 1276 đến 1279, và có những dụng cụ sau: Hồn thiên tượng do F. Verbiest tạo cho thiên văn đài Bắc Kinh năm 1673 1. Linh lung nghi (Igenious armillary sphere) 2. Giản nghi (Simplified instrument) 3. Hồn thiên tượng (Celestial globe) 4. Ngưỡng nghi (Upward looking instrument) 5. Cao biểu (câu nêu cao: Lofty gnomon) 6. Lập vận nghi (Vertical revolving circle) 7. Chứng lý nghi (Verification instrument) 8. Ảnh phù (Shadow definer) 9. Khuy kỷ (Observing table) 10. Nhật nguyệt thực nghi (Instrument for observation of solar and lunar eclipses) 11. Tinh quĩ (Star dial) 12. Định thời nghi (Time determining instrument) 13. Chính phương nghi (Direction determining table) 14. Hầu cực nghi (Pole observing instrument) 15. Cửu biểu huyền (Nine suspended indicator) 16. Chính nghi (Rectifying instrument) 17. Tòa chính nghi (Rectifying instrument on a stand)[23] Năm 1267, Hulagu Khan gởi dâng cho vua Thiết Mộc Chân (Khubilai Khan) ít nhiều dụng cụ thiên văn Âu Châu, lại sai Trác Mã Lỗ Đình (Jamal-al-Din) mang sang Trung Hoa để chỉ cho người Trung Hoa cách sử dụng. Những dụng cụ đó là: 1. Hồn thiên nghi (armillary sphere) 2. Trắc nghiệm chu thiên tinh diệu chi khí (instrument for observing and measuring the rays of the stars of the celestial vault) 3. Đông Hạ Chí quĩ (solstitial dial) 4. Xuân Thu Phân quĩ (equinoctial dial) 5. Trắc hoàn hồn thiên đồ (obiquely set globe with map of the stars) 6. Địa lý chí (terrestrial globe) 7. Kính trắc tinh (astrolabe)[24] *** Năm 1599, linh mục Ricci đi thăm thiên văn đài Nam Kinh, đã thấy những dụng cụ thiên văn sau đây: - Hồn nghi (armillaire) - Nhật quĩ (cadran solaire) - Những kính trắc tinh (astrolabes) với những thước chuẩn xích (alidades) và những chiêu chuẩn (pinnules). Những hồn nghi rất lớn, 3 người ôm không xuể, đều làm bằng đồng đúc trông rất đẹp. Ở thiên văn đài Bắc Kinh cũng có những dụng cụ tương tự. Từ khi các linh mục dòng Tên làm giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh, các dụng cụ thiên văn cũ dần dần bị đào thải. Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu,1552-1610) và Từ Quang Khải (Paul Từ, 1562-1633), một tín đồ Thiên Chúa giáo và là thiên văn gia Trung Hoa Năm 1669, linh mục Ferdinad Verbiest, giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh, đã cho cất hết các dụng cụ thiên văn cũ đi, và trang bị thiên văn đài bằng những dụng cụ mới. Ngài trang bị như sau: - Hoàng Đạo kinh vĩ nghi (simple ecliptic armillary sphere) - Xích Đạo kinh vĩ nghi (simple equatorial armillary sphere) đặt trên lưng một con rồng. - Thiên thể nghi (large celestial globe) đặt trong một khung tròn ngang có 4 chân. - Địa bình kinh nghi (horizon circle for azimuth measurements) - Địa bình vĩ nghi (hay Tượng hạn nghi: quadrant) - Kỷ hạn nghi (sextant) - Địa bình kinh vĩ nghi (quadrant altazimuth) - Ky hành vũ thần nghi (elaborate equatorial armillary sphere) - Hồn tượng (smaller celestial sphere)[25] Sau này, linh mục Bernard Kilian Stumpf (Kỷ Lý An), giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh từ 1712 đến 1720, đã đem phá hủy các dụng cụ cũ bằng đồng đúc, để lấy đồng đúc những dụng cụ mới. Cái đại bình kinh vĩ nghi (quadrant altizimuth) của Bernard Kilian Stumpf đúc có lẽ là bằng đồng của các dụng cụ thời Nguyên và Minh. Mai Cốc Thành (1633-1721), một toán học gia Trung Hoa, rất bực với linh mục Stumpf về chuyện này.[26] Sự phá hủy ấy dẫu sao cũng rất đáng tiếc. Cuối cùng, thiết tưởng cũng nên nhắc đến những hàn thử biểu (airthermometer) và thấp kế (hygrometer) của linh mục Verbiest hay trắc vũ đài (rain gauge) để đo lượng nước mưa. CHÚ THÍCH [1] Tây Hán Diễn Nghĩa, Thanh Phong dịch, tr.117-118. [2] Thước Trung Hoa thoạt kỳ thủy bằng 100 hạt kê xếp liền, tức là khoảng 22 cm 85. Thước nhà Chu dài 21 cm 25, thước nhà Hán dài 23 cm 41. [3] J.B. Du Halde, Description géographique, historique, chronologique, politique et physique de l’Empire de la Chine et de la Tartarie chinoise, tập 3, tr.350. [4] Văn Hóa, Vân Đài Loại Ngữ, q.1, tr.98. [5] Ibid. p.89. [6] Ibid. p.83-84. [7] Cf. Chu li, trad. Biot, vol. I, p. 200; Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 286. [8] Cf. Hoài Nam Tử, trad. Chatley; J. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 225. [9] Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 90-91. [10] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 302. [11] Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 99-100. [12] Hoài Nam Tử, ch.20, tr. 15a. Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332. [13] Theaet., 174 A. [14] Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332. [15] Henri Michel, Méthodes astronomiques des hautes époques chinoises, p. 10-13; và Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 332-339. [16] Chu Bễ Toán Kinh, q. hạ, tr. 3. [17] Phan Khoang, Trung Quốc Sử Lược, tr. 157. [18] Trương Hành cũng đồng thời với Ptolémée; quyển Almagest của Ptolémée hoàn thành vào khoảng 144 cn. [19] Cf. Hậu Hán Thư, lời bình. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 355. [20] Tấn Thư - Thiên văn chí, q. 2, tr.3b. [21] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 384. [22] Tùy Thư - Thiên văn chí, chương 19, tr. 17. Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 384. [23] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 369-370. [24] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 373-374. [25] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 451-452. [26] Needham, Science and Civilisation in China, Vol.III, p. 380-452.1 like
-
Ông Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn, phóng viên Lan Anh trên Tuanvietnam, đã phát biểu: Tất nhiên, những trí thức vĩ đại thì phải biết "xem bói" - ấy là lão suy ra từ cụm từ "biết tương lai" - còn trí ngủ thì không cần "xem bói". Bởi vậy ông Giang mới phát biểu: "nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Vậy thì ông muốn làm gì thì cứ làm, cần quái gì biết đến hậu quả chăng ? - vì "tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Cho nên, chỉ có nền văn hiến Việt vĩ đại trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mới có thể nắm bắt quy luật để biết tương lai thôi. Tương lai của năm tới là kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng và lần này sẽ gây hiệu ứng nặng nề hơn nhiều với những đại gia và cả nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, lão mới phán sau bài phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang và Trần Ngọc Dương ở "Quán vắng" là: Xem xong bài này, lão có ý tưởng thành lập câu lạc bộ "Chém gió". Chỉ có nền văn hiến Việt mới hiểu rất rõ những quy luật của các mối quan hệ xã hội để có thể biết cần phải làm gì. Còn thì chỉ chém gió chơi cho vui.1 like
-
Chuyện kỳ lạ bà lang chữa khỏi tiểu đường bằng dược liệu núi rừng Cập nhật lúc: 14:00 25/08/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Bài thuốc của bà lang Nguyễn Thị Phú (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) đã trở thành khắc tinh của căn bệnh tiểu đường, giúp hàng nghìn bệnh nhân ổn định đường huyết. trở lại cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Rất đông bệnh nhân đang chờ đến lượt lấy thuốc Với hơn 30 loại thuốc quý có lịch sử 1000 năm trước, kết hợp các loại thảo dược là “bí quyết riêng” của gia đình, bài thuốc của bà lang Nguyễn Thị Phú - trú tại Huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa Bình đã trở thành “ khắc tinh” của căn bệnh tiểu đường, giúp hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường ổn định lại đường huyết và trở lại cuộc sống khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Nhiều năm gắn bó với nghề thuốc, ám ảnh lớn với hình ảnh đau đớn, kiệt quệ về sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bà Nguyễn Thị Phú đã dày công tìm tòi, nghiên cứu để có được bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên liệu bài thuốc đều lấy từ kho dược liệu được ghi chép từ thời Hải thượng Lãn Ông, kết hợp với một số vị thuốc quí của người Mường, Tày,…đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh khiến họ mờ mắt, buồn nôn, thường xuyên đi tiểu vặt, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, lao phổi,… Bài thuốc trị tiểu đường được nhiều người nhắc tới Tìm về Huyện Lương Sơn, bám theo quốc lộ 6 đi từ Hà Nội theo hướng Tây Bắc, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của bà lang Nguyễn Thị Phú. Ngôi nhà nằm lọt giữa một vườn cây cối um tùm và tươi tốt, dù mới sáng đầu năm mới nhưng chúng tôi đã thấy không ít bệnh nhân lặn lội từ Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang,…tới nhờ bà Phú cắt thuốc tiểu đường. Được biết, bà lang Nguyễn Thị Phú sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thu mua cây thuốc nam. Ngay từ khi còn rất nhỏ, bà Phú đã cùng cha rong ruổi khắp các miền đất rừng thuộc tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,…Tiếp xúc lâu năm với cây thuốc, đến giờ bà Phú có thể nhận mặt, biết tên hàng trăm loại dược liệu quí. Đồng hồ điểm 12h30, nhưng rất đông bệnh nhân vẫn chưa tới lượt được lấy thuốc. Năm 1996, bà Phú chữa cho bệnh nhân đầu tiên là bác Trần Thị Ngọc - em dâu thứ hai của bà Phú bị bệnh tiểu đường gần 5 năm, một lần đang làm vườn, bác Ngọc chợt thấy hoa mắt, nhìn mọi vật mờ dần. Bác có cảm giác như bị đè, bị ép ở ngực, khó thở, toát mồ hôi, buồn nôn rồi ngất đi, khi tỉnh dậy đã thấy con cháu đưa tới bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xét nghiệm thấy lượng đường huyết của bác Ngọc tăng cao trên 200mg/dl. Từ đó, bác Ngọc phải thường xuyên đến bệnh viện làm các xét nghiệm theo định kì và mua thuốc tây giúp ổn định đường huyết, để chữa bệnh của nả của gia đình bác Ngọc lần lượt đội nón ra đi. Biết được thông tin người em dâu bị tiểu đường, bà Phú liều mình mang theo mười thang thuốc tự tay bốc lấy tới thăm bác Ngọc, dặn bác uống đều đặn trong vòng một tháng rồi theo dõi tình trạng sức khỏe. Không ngờ, 30 ngày sau, chính bác Ngọc lên tận nhà bà Phú và vui mừng thông báo tình trạng sức khỏe đã tiến triển rất tốt, không còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Uống thêm hai tháng thuốc nữa, bác Ngọc đi xét nghiệm lại thì nhận được kết quả lượng đường huyết đã trở về ổn định như người bình thường, đến nay, sức khỏe bác Ngọc rất tốt. Một đồn mười, từ đó bệnh nhân tiểu đường từ khắp mọi nơi liên tục tìm về nhờ bà Phú chữa trị. Thời gian trôi qua, ngày càng nhiều những người từ xa đến hỏi thăm bà Phú. Hỏi ra mới biết, nhiều người bị tiểu đường sau một thời gian uống thuốc lượng đường huyết đã trở lại bình thường, lại giới thiệu cho những người thân, họ hàng, bạn bè khác đang loay hoay tìm thuốc chữa tiểu đường. Mỗi năm, có hàng nghìn lượt bệnh nhân đến nhờ bà Phú xin được cắt thuốc, chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi ổn định đường huyết đã gọi điện, viết thư cảm ơn bà Phú , xem bà như ân nhân của cả gia đình. Bệnh nhân lấy thuốc ra về. Bà Phú cho biết, theo y học cổ truyền, bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, thuộc chứng “tiêu khát”. Bệnh thường có 3 biểu hiện chính là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Nước tiểu của người bệnh có chứa nhiều đường nên thường thấy nhiều ruồi và kiến bâu. Những vị thuốc quý làm nên danh tiếng của bài thuốc trị tiểu đường Theo bà lang Nguyễn Thị Phú, tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang mãn tính, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh do ngũ tạng không điều hòa, ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ít lao động,…dẫn tới thận suy, phế vị táo nhiệt. Bởi vậy, bài thuốc của bà Phú chú trọng “giải quyết vấn đề” tại tuyến tụy. Theo bà, tuyến tụy hoạt động trở lại bình thường là chiếc chìa khóa vàng kéo lại sức khỏe cho người bệnh. Bài thuốc của bà Phú gồm hơn 30 vị thuốc, gồm những dược liệu chính như đảng sâm, thục địa, táo nhân, xuyến khung, bạch thược, trần bì, cỏ ngọt, giảo cổ lam, mướp đắng, chuối hột,…Bà lang xứ mường cho biết, nguyên liệu của bài thuốc trị tiểu đường đều là những cây thuốc được sử dụng cách đây hàng nghìn năm, nhiều dược liệu đã được ghi vào tài liệu y học từ thời Hải Thượng Lãn Ông. Trong đó, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc có tác dụng tiêu độc. Mướp đắng được y học hiện đại dùng để diệt khuẩn, diệt virut, chống lão hóa, ngăn ngừa tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh,…Mướp đắng còn giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2. Chuối hột là vị thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Chuối hột còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, điều hòa huyết áp,… Giảo cổ lam là một vị thuốc Đông y đã được các nhà khoa học chứng minh giúp kích thích tiết insulin trên cơ thể chuột. Ngoài ra, dược liệu quí này làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống lão hóa,… Tuy nhiên, theo bà Phú, để bài thuốc có hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố liều lượng, cách phân phối các loại thuốc, lấy thuốc vào thời kỳ nào,…rất quan trọng, không phải ai cầm được thang thuốc trên tay, có chút hiểu biết về y học cổ truyền là có thể bốc được gói thuốc có tác dụng y hệt. “Tôi chữa bệnh theo qui trình làm đào thải độc tố trong tuyến tụy, sau đó giúp tuyến này được phục hồi chức năng bằng cách bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Khi đã “khỏe lại”, hoạt động của tuyến tụy sẽ trở lại bình thường, khiến cơ thể mau chóng lấy lại được thể trạng bình thường”, bà Phú cho biết. Bà Phú cũng chia sẻ thêm về bệnh tiểu đường,căn bệnh này nếu điều trị kịp thời, với phương pháp trị bệnh hợp lí, thay đổi thói quen ăn uống và thường xuyên tập thể dục thể thao, ….thì có thể kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng. Hơn hai mươi năm trong nghề, bà Phú đã chữa thành công cho hàng nghìn ca tiểu đường, chỉ sau khoảng 3-6 tháng dùng thuốc, bệnh nhân không còn dấu hiệu đường huyết cao, tỉ lệ tái mắc bệnh trở lại rất thấp. Chị Phạm Thị Thủy(35 tuổi, Bắc Giang) bị tiểu đường tuýp 2 từ năm 2010, chị luôn trong tình trạng mệt mỏi, mắt mờ, đi tiểu nhiều, tăng huyết áp, sức khỏe sa sút trầm trọng,…khoảng hai năm trở lại đây, chị Thủy phải lui tới bệnh viện thường xuyên để tiêm insulin theo định kỳ. Ước muốn được làm mẹ của chị cũng vì căn bệnh tiểu đường mà bị cản trở. Chữa bằng thuốc Tây không khỏi, chị Thủy chuyển sang tìm hiểu các bài thuốc Đông y. Được một người đồng nghiệp giới thiệu bà lang Phú đã chữa thành công cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, chị Thủy gấp rút đến gặp bà Phú. Sau khi nghe tình trạng bệnh của chị Thủy, bà Phú cắt cho chị 2 tháng thuốc, dặn mỗi thang uống trong 3 ngày, chia làm 3 lượt. Mỗi lần để xâm xấp nước, sắc lấy một bát nước dùng khi khát. “Uống được một nửa số thuốc của bà Phú cắt cho, tôi đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn hẳn. Tôi không bị chóng mặt hay mẩn ngứa như trước, đi khám thì lượng đường trong máu đã giảm hẳn, cứ thế, tôi uống thuốc trong nửa năm thì lượng đường huyết đã ổn định ở mức bình thường”, chị Thủy hồ hởi chia sẻ khi chúng tôi gọi điện xác minh câu chuyện về bài thuốc trị tiểu đường của bà lang Nguyễn Thị Phú. Câu chuyện về bà lang xứ mường và những bệnh nhân tiểu đường còn dài mãi, chúng tôi xin phép được kể tiếp ở dịp sau. Chia tay người phụ nữ với đôi mắt ánh lên sự hiền từ, chúng tôi còn nhớ mãi câu nói của bà, “Nghề thuốc là nghề rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính trách nhiệm. Tôi luôn tâm niệm, có phúc sẽ có phần, nên chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện làm giàu bằng những gói thuốc nhỏ. Cứu được người bệnh mới có ý nghĩa nhất trong cuốc sống. Đến giờ, chúng tôi mới chợt hiểu vì sao bà lang Mường với bài thuốc trị tiểu đường lại được nhiều người tín nhiệm đến vậy. PV http://kienthuc.net.vn/khoe/chuyen-ky-la-ba-lang-chua-khoi-tieu-duong-bang-duoc-lieu-nui-rung-546980.html1 like
-
70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9: Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc “Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác” – GS Trần Ngọc Vương. Xem lại Kì 1: Giá phải trả để được sống trong tự do và độc lập Xem lại Kì 2: Không được lòng dân thì nắm quyền cũng chẳng để làm gì Tuần Việt Nam xin giới thiệu kì cuối tọa đàm nhân dịp 70 năm thành lập nước với chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhà báo Lan Anh: Trong 70 năm qua, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước đổi mới và sau đổi mới. Từ những bài học thực tiễn hiện nay thì theo các vị, tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của dân tộc trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân? GS Vũ Minh Giang: Tầm nhìn và quyết đoán là hai phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau của người làm lãnh đạo. Tầm nhìn là sự lường tính những điều chưa xảy ra để tính toán các khả năng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Muốn có được nó, ta phải biết được quy luật phát triển và vận động của xã hội. Tính quyết đoán liên quan đến phẩm chất khác của người lãnh đạo. Phân tích được thực trạng trước một diễn biến nào đó, từ đó đưa ra các phương án khác nhau và chọn một phương án phù hợp nhất. Khi nhìn lại 70 năm, việc phân chia làm hai giai đoạn trước và sau đổi mới cũng là hợp lí. Gs Vũ Minh Giang: "Cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù". Ảnh: Phạm Hải Giai đoạn trước đổi mới, năng lực về tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc dự báo những tình huống quân sự để đề ra những chủ trương, đường lối kháng chiến có thể nói là rất xuất sắc và đã đưa ra được những quyết định táo bạo. Chúng ta đã chấp nhận tiến hành một cuộc đối đầu với siêu cường số một thế giới mà phần thắng cuối cùng đã thuộc về Việt Nam. Chiến thắng anh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định những quyết sách ấy là đúng đắn. Tuy nhiên, cũng chính trong thời kì đó, tầm nhìn của chúng ta về mô hình kinh tế, về tổ chức xã hội có thể coi là yếu. Chúng ta đã dồn sức xây dựng khu gang thép Thái Nguyên bằng tư duy ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với hi vọng sẽ có một nền công nghiệp đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đời sống nhân dân còn đang vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là, ta đã không có nền luyện kim ra hồn. Chúng ta đã không làm được như Hàn Quốc. Chỉ với vài trăm triệu đô la được bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, họ đã xây dựng được POSCO, một tập đoàn thép ngang tầm thế giới. Một câu chuyện khác về tổ chức mô hình đưa các nước tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất lớn trong nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quá trình tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta tưởng rằng làm ăn lớn như thế, sản xuất lớn như thế thì sẽ dư giả lương thực thóc lúa. Khi cả nước tiến lên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng xậy dựng các hợp tác xã cấp cao (quy mô lớn) và các nông trường quốc doanh. Kết quả là ta lâm vào khủng hoảng và đói nghèo. Đổi mới do Đảng khởi xướng chính thức từ năm 1986 lại là một thí dụ khác về tầm nhìn. Lãnh đạo của chúng ta đã nhìn ra những khuyết tật và hạn chế để quyết tâm đổi mới. Nhân đây tôi muốn nói về những đánh giá mới của giới học giả về tầm quan trọng của cải cách, gắn với tầm nhìn. Tôi từng tham dự một hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng tư sản Pháp. Tại đây giới sử học đưa ra một luận điểm mới và lạ. Họ đánh giá cao những cuộc cải cách trong lịch sử, trong đó cải cách Meiji được phân tích rất nhiều. Thậm chí họ còn cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi. Cách mạng bùng nổ ra khi chính quyền cản trở sự phát triển, không chịu đổi thay nên bị lật đổ. Đổi mới ở Việt Nam là một cuộc cải cách sâu sắc. Năm 2009, tôi lại có một cơ may khác, được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đến Việt Nam. Điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi ông nói rằng Việt Nam là nước có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, theo ông, Việt Nam lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. GS Trần Ngọc Vương: Cá nhân tôi có cách nhìn hơi khác một chút về khái niệm đổi mới như cách mà mọi người vẫn nói lâu nay. Thời bắt đầu đổi mới, lúc đó ta làm theo cách trả lại sự vật, để nó đi vào quỹ đạo vốn có, quỹ đạo tự nhiên của nó. Gs Trần Ngọc Vương: "Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp." Ảnh: Phạm Hải Hồi đó, người nông dân làm ra thóc gạo nhưng lại không giao đất cho họ. Với cách làm kiểu hợp tác hóa như cũ, kiểu cấm chợ ngăn sông thì cả nước sẽ không có gạo mà ăn, dân đói khổ. Vì vậy, trả lại sự vật theo quỹ đạo của nó tức là trả lại ruộng đất cho người dân, hàng hóa được lưu thông. Từ đó, mọi chuyện khác hẳn. Chúng ta từng có lúc duy ý chí, từ đó áp dụng sai quy luật và đã lãnh đủ hậu quả. Rồi ta phải trả lại sự vật theo đúng trạng thái tự nhiên vốn có của nó. Đổi mới đích thực là cách tân, và hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là sáng tạo. Đổi mới có thêm hàm lượng nhân vi, con người bằng ý chí và nỗ lực để đưa trí tuệ vào đó để sự vật không chỉ thực hiện theo quán tính của nó. Nếu chúng ta chỉ đổi mới bằng cách trả lại trạng thái quán tính của sự vật thôi thì các nước trên thế giới phát triển đến một ngưỡng nào đó là mất đà, rơi vào“bẫy thu nhập trung bình”. Nhà báo Lan Anh:Điều gì khiến các vị suy nghĩ và trăn trở nhất trong bối cảnh đất nước hiện nay? GS Vũ Minh Giang:Thứ nhất, tôi đau đáu và lo ngại khi thấy tình trạng có người dân bị oan và bị đối xử bất công như báo chí đang nêu ngày càng nhiều. Trong suốt 70 năm qua nhân dân chúng ta luôn phải gồng mình lên để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giờ đây, vấn đề cấp bách này đang đặt nặng lên vai các vị lãnh đạo. Đại hội Đảng XII sắp tới chắc chắn phải giải quyết triệt để vấn đề này, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là yêu cầu của người dân. Thứ hai, là bẫy thu nhập trung bình. Theo các tiêu chí thuần tuý kinh tế thì còn lâu nước ta mới đạt tới trình độ của một nước có thu nhập trung bình (3.000-5.000 đô/người). Nhưng nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo sớm rằng, nếu không biết lo xa thì việc Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi. Bài toán cần giải quyết lúc này là khơi thông các nguồn lực để tạo bước đột phá, đưa đất nước phát triển. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi ở đường băng mà không cất cánh được thì sẽ thất bại, sẽ mãi là nước nghèo. Thứ ba, cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù. Điều đơn giản như một chân lý là: trong chính trị không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách thực tế bạn và thù để có những quyết sách đúng đắn. GS Trần Ngọc Vương: Hãy nhìn lại câu chuyện của nước Nga thời Stalin. Người ta đã nói rất nhiều đến mặt trái của ông ấy, nhưng cũng cần phải nhìn nhận, ông ấy cũng làm được một số thành tựu lớn cho Liên Xô cũ. Bởi khi nói đến những thành tựu lớn nhất của Liên Xô cũ, chủ yếu người ta nhắc đến thời kì của Stalin. Tôi có đọc trong một tư liệu kể lại rằng, khi kết thúc thế chiến thứ hai một tuần, Stalin mời các vị nguyên soái và các nhà lãnh đạo quân sự đến họp bàn. Ông đã đề nghị họ đứng ra thay ông tiếp quản tất cả các vấn đề quân sự, ông hoàn toàn không đóng vai trò đại nguyên soái nữa. Tiếp sau đó, ông triệu tập hội đồng các thị trưởng họp để kiến thiết quốc gia và tái phục hồi năng lực quốc gia, đồng thời giúp đỡ các quốc gia mới ở Đông Âu. Hẳn ông phải có một cái nhìn rất tỉnh táo đối với sứ mệnh của mình nên ông mới làm được điều đó. Do đó điều tôi đang quan tâm trăn trở hiện nay là: Thứ nhất, tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp. Thứ hai, người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng. Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác. Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì? GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển. Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi. GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai. "Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện". Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Tuy nhiên, đúng là vẫn còn cách tư duy không nghiên cứu phân tích toàn diện, khách quan mà chỉ thích “nhấm nháp” những vinh quang trong quá khứ theo kiểu “ăn mày dĩ vãng”. Đây là thói quen cần phải loại bỏ. Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm “nhân tố phượng hoàng” (phoenix factor) để chỉ những hiểu biết có được nhờ phân tích thất bại. Theo truyền thuyết châu Âu có hình ảnh con chim phượng hoàng đẹp đẽ bay lên từ đống tro tàn. Hình ảnh ấy được các nhà kinh tế học mượn để ví với những kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phân tích những thất bại trong quá khứ. Đó chính là cách mở đường để đi lên. Thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi. Nhà báo Lan Anh: Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, người thì cho rằng, cần một cuộc đổi mới 2, người thì bảo phải làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ, quyết đoán như hồi năm 1986…. ý kiến của các các vị thế nào? Chúng ta cần phải làm gì trong tình thế hiện nay? GS Vũ Minh Giang: Tôi không ủng hộ quan điểm cần phải có cuộc đổi mới này hay cuộc đổi mới khác. Liên quan đến sự phát triển của một quốc gia, trong thời đại ngày nay người ta thường khái quát bằng ba chữ R. Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ. Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng. Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục. Nhiều người coi ngành sử học như “gương chiếu hậu”. Nhưng như các bạn thấy đấy, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền nhất cũng cần phải có gương chiếu hậu, thậm chí còn có cả camera sau xe. Dẫn ví dụ thế để thấy, nếu ai đó nói rằng cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai thì cũng là một cách diễn đạt. Nhưng theo tôi cái trước nhất ta cần làm lúc này là ta phải có một tổng kết nghiêm túc về chặng đường chúng ta đã đi kể từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, Tôi nghĩ hơi khác giáo sư Vương một chút. Nếu nói Đổi mới chỉ là trả lại cái vốn có của nó thì cũng không hẳn đúng. Bên cạnh việc “cởi trói”, nghĩa là để cho kinh tế phát triển tương đối tự nhiên thông qua điều tiết của thị trường, công cuộc đổi mới thực sự có nhiều yếu tố mới, nhất là việc mở cửa tiếp nhận những giá trị nhân loại trong thời đại toàn cầu. Trên phương diện này nhiều bước phát triển nhờ Đổi mới, đất nước đã vượt xa những gì ta có trong giá trị truyền thống. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, ba cái chữ R mà tôi vừa nhắc tới phải là thường trực, luôn luôn phải xem xét lại những gì đã qua, tiên lượng được tương lai sẽ tới, để từ đó liên tục đổi mới, làm mới mình thì mới bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại. Tuần Việt Nam ============= Sau khi xem bài viết này trên Tuanvietnam, lão Gàn có ý tưởng khôi hài là thành lập một Câu lạc bộ "Chém gió".1 like
-
Chào anh Như Thông ! Nguyen Huong có biết ông thầy chữa bệnh này bằng thuốc gia truyền và đã chữa khỏi cho nhiều ng . Anh Như Thông liên hệ thử xem sao nha . ĐC: 39/2 Tôn Đản , phường 14 , quận 4 , tp.HCM ĐT : 0903317039 ( Ô Sang ) Chúc anh mau khỏi bệnh1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
ĐỌC LẠI BÀI BÁO CŨ. ======================== "Hồi kết tan nát" của dị nhân đuổi mưa Đại Lễ Ngày 29 Tháng 6, 2011 | 03:46 PM Để độc giả có cái nhìn rõ hơn về ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Gia Huy - Hoàng Yến đăng trên VTCnews hồi tháng 10/2010. > Dị nhân dự đoán 3 lần mới đưa được rùa lên bờ > Gặp lại "Dị nhân đuổi mưa": Thiên hạ nói thế nào thì nói! Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng". Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan tỏa trên thế giới. Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải hủy bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ. Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ. Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn... Dự báo sai, tự nhận đúng (!?) Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ủy quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5 giờ -15 giờ ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa. Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to. Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!) Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự ủy thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5 giờ sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”. Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra. Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật! Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!) Về việc này, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì). Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán! Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hóa” - Độc giả phân tích trong thư. Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. “Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – PV) sẽ không lấy tiền” - Ông Tuấn Anh nhấn mạnh. Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc. Sau đó, ông Tuấn Anh đã hủy bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông. Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”... Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!). Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "năng mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò. Theo Gia Huy - Hoàng Yến VTC ========================= Xem lại một bài báo cũ - mặc dù chuyện đã qua - mới thấy thế gian này đúng là cũng không thiếu những kẻ miệng lưỡi lươn lẹo. Trong kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chưa có một chương trình nào phải dùng phương án II. Tức là phải làm lễ trong nhà khi trời có mưa. Nhưng thật khốn nạn vậy đó. Đây là cách người ta diễn đạt một cách cực kỳ đểu giả và rất bỉ ổi về một sự thật. Thời tiêt Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi diễn ra tốt đẹp, không thể phủ nhận, không chỉ người Hanoi mà tất cả những khách quốc tế đều biết rõ điều này, mà còn bị xuyên tạc trắng trợn như vậy. Thế thì những chuyện còn trong bóng tối, đừng trách thiên hạ hiểu nhầm nhá.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bứt phá trong cuộc đua vật liệu tàng hình (Công nghệ) - Không chỉ có Nga, Mỹ hay Pháp, hiện nay Trung Quốc cũng đang bắt đầu bứt phá trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình. Tướng Nga chứng minh máy bay tàng hình Mỹ vô dụng Chuyên gia Nga-Mỹ "mổ xẻ" khả năng tàng hình tăng Armata Báo chí Đài Loan dẫn nguồn tin từ mạng Sina quân sự có trụ sở ở Bắc Kinh, cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình, góp phần thúc đẩy đưa “giấc mơ chế tạo máy bay chiến đấu vô hình cho PLA” sớm trở thành hiện thực. Vật liệu kim loại dùng để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình là loại vật liệu có kết cấu nhân tạo. Chúng được nghiên cứu, sản xuất để hấp thụ hoàn toàn hoặc một phần các hiện tượng vật lý như ánh sáng, tín hiệu radar, sóng điện từ trường, sóng âm và sóng địa chấn. Bí quyết của việc chế tạo ra chúng dựa trên các vật liệu cơ bản nhưng khác biệt ở việc kết hợp vật liệu, thiết kế, hình dáng, kích cơ, hướng và cách bố trí… Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình. (Ảnh minh họa) Theo bản báo cáo do mạng Sina quân sự của Trung Quốc đăng tải, ứng dụng đối với vật liệu nhân tạo rất rộng lớn và Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu các dự án tham vọng trong đó có thể kể đến là dự định chế tạo anten vệ tinh có kích thước chỉ bằng một quyển sách nhỏ hay các dự án chế tạo sứ năng động, tường phòng thủ chống sóng thần, động đất, máy bay chiến đấu tàng hình… Không chỉ riêng Trung Quốc mà trước đó nhiều nước khác trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ tàng hình. Như hồi tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học tại Saratov (Nga) sẽ tạo ra các vật liệu tiên tiến theo hướng 'mặt nạ', mà theo ông Sergey Lisovsky - Bộ trưởng Bộ công nghiệp và năng lượng của Saratov, sẽ cho phép sản xuất các loại vải với những thuộc tính lớp phủ - từ các vật liệu chống tác động đến những vật liệu vô hình trong một dải phổ bức xạ nhất định. Các trang bị từ tổ hợp "chiến binh tương lai" - Ratnik (chiến binh) cũng có những tính năng tương tự như: bộ áo giáp chống bức xạ trong dải tia cực tím và hồng ngoại mà khiến cho người lính trở lên vô hình với các cảm biến nhiệt. Tuy nhiên, với những bộ trang phục trong tương lai mà đang được thiết kế hôm nay, những thuộc tính này sẽ được tăng cường. Hyperstealth Biotechnology đã chứng minh siêu vật liệu ngụy trang cho các nhà khoa học quân sự Mỹ vào năm ngoái. Nói cách khác, trong một vài năm tới, quân đội Nga sẽ nhận được "áo khoác tàng hình". Nhờ vào cấu trúc sợi, những vật liệu này sẽ nhẹ hơn và giúp người lính "dễ thở" hơn, điều này nghĩa là họ có thể mặc những trang phục này bất cứ lúc nào. Các thiết kế của trang bị Ratnik mới sẽ cho phép mặc nó trong suốt 48 giờ. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đang phát triển một bộ quần áo tàng hình cho binh sĩ của họ. Họ đã yêu cầu các công ty phát triển các loại vải tàng hình sẽ thử nghiệm các nguyên mẫu đầu tiên trong vòng 18 tháng tới. Bộ quân phục tàng hình này hi vọng có thể làm việc trong mọi địa hình, từ sa mạc đến rừng rậm - và ở mọi nhiệt độ. Quân đội Mỹ cho biết: "Một hệ thống ngụy trang giống như tắc kè hoa sẽ liên tục cập nhật những màu sắc và hoa văn theo thời gian thực- giúp che giấu sự hiện điện của những binh sỹ trên chiến trường". Quân đội Mỹ khuyến khích các nhà thầu đưa ra mẫu trang phục không sử dụng điện. Nếu trang phục tàng hình đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện, nó phải nặng không quá 0,45 kg và hoạt động được ít nhất 8 tiếng. Huyền Thương (Tổng hợp) ======================== Lão Gàn nhiều lần phát biểu ý kiến rằng: Công cụ càng hiện đại thì để hóa giải rất đơn giản. Chỉ cần một trận mưa là tất cả những cái công nghệ tàng hình tiên tiến này có thể nhìn bằng mắt thường. Hì! Không tin, lão khuyên tất cả các cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ, Nga, Tàu, Nhật Bổn, Anh, Pháp, Đức....thử thí nghiệm áo tàng hình dưới một cơn mưa xem ló ra thế lào.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thu phí Tiến quân ca sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng’ 21/08/2015 15:17 (TNO) Tiến quân ca khi trở thành Quốc ca là đã trở thành tinh thần dân tộc, không thể xem đó là một loại hàng hóa để tính toán thu phí. Làm như vậy mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca. MV Quốc ca do ca sĩ Minh Quân, Ngọc Anh và nhà báo Ngô Bá Lục khởi xướng, sau đó dự án cộng đồng này lan tỏa nhanh chóng và thu hút hơn 1.300 người tham gia, vào tháng 5.2014 Đó là một trong những ý kiến của các luật sư (LS) liên quan tới việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu thu phí tác quyền bài Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao. Theo đó, việc sử dụng Tiến quân ca trong một chương trình biểu diễn dù sử dụng tác quyền với mục đích thương mại cũng phải xem xét nhiều yếu tố mới quyết định được có thu phí hay không. Thu phí là trái với tâm nguyện cố nhạc sĩ Văn Cao và vợ Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. Theo thông tin từ VCPMC, trung tâm thu phí tác quyền ca khúc Tiến quân ca, hay còn là Quốc ca của Việt Nam khi ca khúc được trình diễn tại các chương trình nghệ thuật (mang tính thương mại) đều phải thu phí bản quyền. Nếu cử hành bài Tiến quân ca theo theo nghi lễ bình thường thì không thu tiền. Trao đổi với Thanh Niên Online, LS Nguyễn Thị Nhân Hậu (Đoàn LS TP.HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt Nam cho rằng việc thu tiền bản quyền phải xác định rõ: thu để làm gì, thu cho ai, bảo vệ quyền lợi cho ai, có mục đích cá nhân hay không, nếu sử dụng vào bất kỳ mục đích nào cho cá nhân, tổ chức nào cũng đều không đúng quy định pháp luật. Việc đề xuất trả tiền bản quyền là không hợp lý bởi theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào... 6.000 thanh niên cùng hát Quốc ca trong Ngày hội thanh niên Bình Định chào mừng 84 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ảnh: Thanh Tuyền “Khi luật đã quy định rõ như thế thì dù sử dụng tác phẩm Tiến quân ca vào mục đích thương mại, cũng phải xem xét nhiều yếu tố khác mới có thể thu phí như: tính chất thương mại như thế nào trong khi bài hát đã mang tính chất của công chúng, toàn Đảng, toàn dân; ý nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, mong muốn của gia đình cố nhạc sĩ có muốn thu phí hay không; thu tiền vào mục đích gì vì bài hát của công chúng thì không thể thu tiền cho cá nhân hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân?”, LS Hậu phân tích. Cũng theo LS Hậu, bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao đã có đơn hiến tặng tác phẩm này cho công chúng, Đảng, Quốc hội, Nhà nước. Trong đơn nêu rõ: “Quốc ca không của riêng cố nhạc sĩ nên tôi xin hiến tặng Nhà nước, Quốc hội. Đây không đơn thuần là một ca khúc âm nhạc nên gia đình chúng tôi không thể trao tặng Bộ VH-TT-DL mà chúng tôi muốn trao tặng cho Quốc hội. Vì Quốc hội đã là cơ quan chính thức chọn Tiến quân ca thành Quốc ca Việt Nam năm 1946”. Vì vậy, nếu thu bản quyền tác phẩm này là trái với tâm nguyện của cố nhạc sĩ cũng như vợ cố nhạc sĩ. Ngoài ra, tác phẩm Tiến quân ca là tác phẩm của công chúng và được Nhà nước, công chúng thừa nhận, do đó việc thu phí là không hợp lý. Quốc ca là tinh thần dân tộc không thể xem đó là một loại hàng hóa để tính toán thu phí trong từng chương trình là bao nhiêu, làm như vậy mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca. LS Nguyễn Văn Bun (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cũng cho rằng trong Khoản 3, Điều 13 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam 2013 quy định, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca. Khi Hiến pháp đã quy định cụ thể như vậy thì không thể thu bản quyền, bởi vì bản nhạc đã trở thành tác phẩm chung của toàn dân tộc, tác phẩm được xem là tài sản của quốc gia. Ngọc Lê ======================== Từ ngày cái "Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)" tuyên bố sẵn sàng xộc lên sân khấu để đòi tiền bản quyền nhạc Trịnh Công Sơn do Khánh Ly hát, lão thề sẽ không bao giờ đi coi tất cả các tụ điểm và sân khấu ca nhạc - trừ hát bài của Phú Quang - vì nhạc sĩ này đã rút đăng ký bảo hộ bản quyền tại TT này. Không phải lão cực đoan gì. Mà là lão sợ đang say sưa thưởng thức âm nhạc thì người của TT này xộc lên sân khấu đòi tiền bản quyền thì tụt mẹ nó hết cảm hứng. Mình là phó thường dân, thì làm điếu gì có quyền biết Cty tổ chức nó trả tiền bản quyền hay chưa? Bây giờ cái TT này lại đòi cả bản quyền bài Quốc Ca. Lần này thì điếu thể ngửi được nữa, lão phải nhảy sổ ra thể hiện cảm xúc vậy. Này! Lão nói cho cái mặt nào ở TT này có ý định đòi tiền bản quyền Quốc ca nhá: Điếu mựa! Chủ thể pháp lý xác định bài "Tiến Quân ca" của Văn Cao dùng làm Quốc ca này là Quốc hội nhá. Điếu mựa! Đến Quốc hội mà đòi bản quyền. Còn mọi người Việt hát Quốc ca là theo quyết định của Quốc hội nhá. Điếu mựa! Chưa có tiền trả bản quyền thì không lẽ chào cờ bằng bản Thiên Thai à? Điếu mựa! Ngu nó vừa thôi nha. Điếu mựa! Muốn phá hoại cả cái quốc gia này hả. Ông đây cứ hát Quốc ca đấy, điếu trả tiền bản quyền nha. Điếu mựa! Lên trụ sở Quốc hội đòi nhá.1 like -
Tại lâu quá và chỉ gặp một lần, sư phụ nhớ mang máng vậy. Bởi vậy, rất nhiều thầy nặng về chém gió cứ như đúng rồi, đại loại như cao thủ lái xe này. Cho nên nhiều đại gia Việt chết hàng loạt trong cơn khủng khoảng kinh tế thế giới, chỉ vì tin vào phoengshui Tàu. Sư phụ tự hào rằng: Những thân chủ làm phong thủy rốt ráo theo sư phụ, chưa vị nào viên tịch cả, mà vẫn phát triển vô tư, từ khủng khoảng thành đại gia cả. Không cần phải ví dụ. Hì! Nói đến chém gió như cao thủ. Sư phụ cùng vừa bị chém gió chỉ vì cái bể cá dưới gầm cầu thang. Có một thân chủ đến nhà định nhờ làm phong thủy. Thấy cái bể cá phán luôn: "Nghe nói người ta kiêng làm bể cá dưới gầm cầu thang. Thế sao thày lại làm bể cá dưới gầm cầu thang?". Điếu mựa! Cũng chỉ nghe nói. Giọng điệu đặc phoengshui Tàu. Tất cả phoengshui Tàu và cả cái Lý học Tàu đều "nghe nói" cả đấy chứ! Mạng Thủy, mạng Hỏa, nói cứ như đúng rùi, nhưng chính tổ sư bồ đề Tàu là Thiệu Vĩ Hoa cũng thừa nhận là chẳng biết gì về bảng Lục thập hoa giáp đã hàng ngàn năm nay. Vậy mà mấy tay ăn cơm Việt theo sách Tàu, nói sa sả y như sách Tàu cứ như đúng rồi. Khi sư phụ bảo sai thì trợn mắt, trợn mũi cãi lấy được, trong khi chính Tàu chẳng hiểu gì cả. Điếu mựa! Tất nhiên sư phụ tiếp nhạt nhẽo và khuyên họ đi tìm thày khác. Không có thời gian thuyết phục mấy con bò.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
CÓ NGƯỜI HỎI TÔI https://www.facebook.com/thiensu.lacviet Minh Nguyen: Kính thưa thầy. Con thiếu hiểu biết nên xin phép đc hỏi thầy 1 chút ạ. Có người anh nói vơi' con rằng: giữa 2 việc: 1.phóng sinh và 2.làm từ thiện (dùng tiền của mình giúp đỡ người nghèo khó). Thì việc phóng sinh ko tốt = việc làm từ thiện. Việc phóng sinh ko để lại phúc cho con cháu = việc làm từ thiện. Lí do là: việc phóng sinh chỉ làm giảm khí xấu tạm thời, tạo khí tốt. Khi có j đó phiền muộn, u buồn thì đi phóng sinh sẽ giúp xua tan khí xấu, tăng khí tốt ở thời điểm đó. Còn việc làm từ thiện giúp người nghèo khó thì mới giúp để lại phúc cho con, cháu. Vì theo đúng giáo lý nhà Phật. Dạ. Ý kiến của thầy về việc này như thế nào ạ? Con cám ơn thầy nhiều ạ. Thien Su Lac Viet: Theo lão thì lời khuyên của người thầy phoengshui này rất khập khiễng. Chứng tỏ một thứ tư duy đầy tham sân si và mưu lợi nhiều hơn là một lời khuyên chân thành. Theo ông thày này thì làm từ thiện giúp người nghèo sẽ có lợi hơn là thả chim. Vậy việc phóng sinh không nên làm, hoặc chí ít theo cách nói của ông thày này thì nó ít lợi hơn so với làm từ thiện giúp người nghèo chăng? Đây chính là nguyên do để lão xác định ông thày này còn tham sân si. Khi ông ta phân biệt giữa cái lợi và cái ít lợi hơn, mặc dù cả hai đều vì giá trị nhân bản. Như vậy, với lời khuyên của ông thày này, lợi nhuận và những mưu đồ cá nhân đã can thiệp vào những giá trị nhân bản. Đây là một mối nguy của thế nhân. Bây giờ, chúng ta xét việc phóng sinh và làm từ thiện. Thực chất cả hai việc này đều cần phải xuất phát từ những giá trị nhân bản và sự xúc động thật sự của lòng nhân ái. Nếu không có sự nhận thức gía trị nhân bản và sự xúc động của lòng nhân ái thì ăn mày cũng chưa chắc đã được cho, đừng nói đến phóng sinh. Và khi với một con người nhận thức những gía trị nhân bản và giầu lòng nhân ái, thì bất luận làm từ thiện hay phóng sinh là do tùy duyên. Và khi con người đã thật sự có lòng từ bi thì sẽ không có phân biệt giữa phóng sinh và từ thiện. Đức Phật khuyên ăn chay, tức là tỏ lòng từ bi đến tất cả các chúng sinh trên thế gian này.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cái này lão Gàn nói lâu rùi! Rằng thì là mà "Có một nền zdăng miêng toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này và chính họ là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thực tế phát hiện được không hề phản bác lại luận điểm của lão Gàn, mà ngày càng chứng tỏ lão cứ từ đúng trở lên. Với lão thì những thứ gọi là di vật khảo cổ, chỉ là bằng chứng cho những thứ tư duy chậm phát triển. Lão chỉ cần phân tích về lý thuyết cũng đủ thấy rất rõ điều này.1 like -
Quán vắng!
tuấn dương liked a post in a topic by vandung689
Thành kính phân ưu, xin thắp nén nhang tưởng nhớ nữ sĩ Ngân Giang - Thân mẫu của Sư phụ Thiên Sứ, nhìn ảnh cụ giống có nét rất giống Sư phụ. Hì! 13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015): “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...” Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ. Giờ này trăng chửa qua rèm lụa, Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa, Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây. Tưởng ai thức trắng đêm dài viết, Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn, Về đi, vường ruộng ngát hương say... (Thơ Ngân Giang) So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”. Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều: “Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”. Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ. Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm. "Một tài thơ thiên phú!" Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên: "Tàu về rồi tàu lại đi Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga" "Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn. Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết: "Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu, Trăm năm thân thế gửi về đâu". Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội: "Ngày chửa sang thu đã thấy buồn Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn Trời không mưa gió lòng mưa gió Người ở đầu thôn mộng cuối thôn". Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”... Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam. Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen: "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" Ngơ ngác phương trời con én lạc Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, bồng hai con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. "Thân gái bơ vơ giữa dặm trường. Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ" - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của quân Tưởng cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc: “Gác xép mơ màng tin quốc sự Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau” Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và gần chục đứa con đây? Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên: "Ngơ ngác phương trời con én lạc Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng" Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương. Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai. Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ? Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là: "Mười năm quét lá bên sông Hình hài để lại cái còng trên lưng" Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ. "Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng Nào có ham gì miếng ngọt ngon" Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo". Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước: "Một quán bên sông cuối phố nghèo Miếng trầu bát nước có bao nhiêu" Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng: "Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bảy khách văn chương Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..." Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm: "Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon" Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến: "Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi". Mối tình si Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo. Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang. Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này “Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi” và: “Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”. Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài: Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi… Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay. Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi. Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà. Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quan và cay đắng mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này. Lê Thọ Bình1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Khoảng 6 năm trước. Híc! Mới bốn năm trước Còn đây là bi wờ - Hàng quá đát, chờ thanh lý!1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu? Thứ bảy, 15/08/2015 - 20:00 Trong mấy tháng nay có hàng triệu, triệu người trên thế giới tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba. >> Quốc kỳ Mỹ lần đầu bay tại Cuba sau hơn nửa thế kỷ >> Cờ Mỹ tung bay ở La Habana: Người dân Cuba hy vọng vào sự thay đổi Người ta vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa đặt ra nhiều câu hỏi vì sao có sự cải thiện quan hệ này mà theo đó ý đồ của mỗi bên ra sao và đưa ra nhiều phỏng đoán đa dạng, khác nhau về triển vọng phát triển của mối quan hệ này. I. Trước hết, vì sao có sự kiện nói trên? Các nhà nghiên cứu tình hình quốc tế đã đi vào phân tích về từng phía để rút ra những nhận xét sát hợp. Về phía Mỹ, họ đưa ra mấy kết luận sau: - Rõ ràng đây là một thất bại của gần 10 đời Tổng thống Mỹ (từ John F. Kennedy, Lyndon B. Jonhson, Richard Nixon, G. Ford, Bush cha, Roland Reagan, Bush con, B. Clinton đến B. Obama) sau 54 năm dùng mọi biện pháp và thủ đoạn hòng bóp chết cách mạng Cuba nhưng không thành. Trong hơn nửa thế kỷ đó, các nhà cầm quyền ở Washington hết dùng lực lượng quân sự lớn gồm 15.000 lính đánh thuê để xâm lược Cuba ở bãi biển Giron năm 1961, lại lợi dụng vụ"tên lửa của Liên Xô ở Caribe" năm 1962 để định can thiệp vào Cuba, đến các âm mưu đầu độc hoặc ám hại lãnh tụ Cuba Fidel Castro, kích động sự chống đối và hoạt động lật đổ rồi bao vây, cấm vận, chặn hết mọi ngả đường ra vào Cuba... để gây ra muôn vàn khó khăn cùng cực chồng chất lên nhân dân Cuba. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ kể từ năm 1958 tại cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Washington ngày 20/7. (Ảnh: AFP/TTXVN) - Mỹ đã kích động hoặc phối hợp với các nước đồng minh và chư hầu ở khắp nơi và tại cả những vùng láng giềng với Cuba để o ép và quấy phá Cuba cả về chính trị, đối ngoại, kinh tế, quân sự, văn hóa, thương mại, tài chính,... nhưng đều thất bại. - Mỹ đã lợi dụng những diễn biến lớn trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước; sự phá sản của Chiến tranh Lạnh dẫn đến tình hình thế giới hình như chỉ còn một cực, một siêu cường, để gây sức ép mạnh với Cuba trong hoàn cảnh nước này không còn nhận được sự chi viện và giúp đỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa nữa để khuất phục Cuba. Bất chấp việc Đại hội đồng Liên hợp quốc từ năm 1992 năm nào cũng thông qua quyết định yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba nhưng Washington phớt lờ yêu cầu hợp lý này. - Nhưng trong những năm gần đây, chính bản thân nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn: Mỹ hầu như đã sa lầy ở Afganistan, Iraq, Trung Đông dù Mỹ đã đổ nhiều tỷ USD, vũ khí, khí tài và mất hàng nghìn binh lính tại những nơi này. Gần đây Mỹ và các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là khối xâm lược Bắc Đại Tây dương (NATO) vấp phải tình hình khó xử ở Ukraine khi Liên bang Nga đòi lại bán đảo Crimea từ Ukraine để sát nhập vào Liên bang Nga, khiến Mỹ và đồng minh lúng túng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa quyết liệt điện Kremlin nhưng không có hiệu quả. Khó khăn này cộng với nhu cầu Mỹ phải xoay trục mạnh sang khu vực châu Á - Thái Bình dương để tái cân bằng lực lượng với các cường quốc khác khiến chính quyền của ông Obama cũng phải "chịu nhún" một chút để ổn định "sân sau" của mình ở Mỹ La tinh. Về phía Cuba, các nhà phân tích gần như thống nhất nhận định rằng: - Việc Mỹ phải tính tới cải thiện quan hệ với Cuba là một thắng lợi bước đầu của cách mạng Cuba sau hơn nửa thế kỷ nước này kiên cường phấn đấu để tập hợp và tổ chức lực lượng về mọi mặt, gồm cả những cố gắng về kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự - an ninh - tình báo hùng mạnh, công tác giáo dục chính trị tư tưởng kiên nhẫn, liên tục và dẻo dai đến việc nâng cao ý thức tự lực, tự cường thường xuyên của nhân dân ở trên một hòn đảo nhỏ bé, đơn độc giữa vùng biển Caribe chỉ cách bang Florida to lớn của Mỹ chưa đến 100 hải lý. - Ngoài việc tự lực tự cường vươn lên, Cuba đã có đường lối đối ngoại khôn khéo để tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác, giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn, đồng chí, kể cả các lực lượng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh, để tăng thêm sức mạnh cho mình đủ sức đương đầu với một kẻ thù hung bạo ở ngay sát nách. Với đường lối khôn khéo này, Cuba còn biết tận dụng sức mạnh của quốc tế để phát triển những lĩnh vực mà nước này vốn có khả năng và sở trường như công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ nói chung để tạo thành các mũi nhọn phát triển và đem trao đổi, giúp đỡ bạn bè ở các nơi. Chính vì vậy mà không chỉ những năm trước Cuba đã "vượt trùng dương đi cứu bạn" khi các chiến sỹ Cuba sang giúp cách mạng Angola, Mozambique hoặc Ethiopia trong những năm 80 mà cả gần đây các "chiến sỹ áo trắng" Cuba còn sang cả Tây Phi để cứu giúp nhân dân ở khu vực đó chống lại đại dịch Ebola. - Cuba đã biết tranh thủ xu thế đối thoại, hòa bình - hợp tác, hội nhập và đa dạng hóa quan hệ quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ, kể cả các nhân sĩ, trí thức, các nghị sỹ Quốc hội và nhân dân Mỹ, đứng về phía mình. Về phía quốc tế, đáng kể là: - Trong những năm gần đây, xu thế đối ngoại, hòa bình - hợp tác và hội nhập quốc tế đã thức tỉnh nhân dân nhiều nước, kể cả nhân dân Mỹ, khiến người ta không ưa thích gì chiến tranh và những hành động tội ác mà chỉ muốn thế giới hòa bình, hợp tác để phát triển. - Nhiều nước và nhân vật nổi tiếng thế giới, kể cả Đức Giáo hoàng ở Vantican, cũng phản đối đường lối bao vây cấm vận dã man của Washington đối với nhân dân Cuba. Ngoài việc nhiều nước tự tách mình ra để làm ăn riêng với Cuba, họ còn mạnh dạn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Cuba. II.Vậy quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu? Tuy nhiên, con đường tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chưa phải đã "thuận chèo, mát mái" ngay và còn không ít trắc trở. Các nhà phân tích thường nêu ra mấy vấn đề lớn sau đây: Mỹ phải tính toán và bồi thường sòng phẳng những tổn thất mà nước này đã gây ra cho Cuba sau 54 năm bao vây, cấm vận (riêng Cuba đã có lần đưa ra con số tổn thất mà Mỹ đã gây ra cho họ tới hàng ngàn tỷ USD). Washington phải trả lại cho Cuba căn cứ Guantanamo mà Mỹ đã thuê và sử dụng nhiều năm nay để giam cầm những người tù mà Mỹ căm ghét và dùng làm nơi đóng quân Mỹ trên đất Cuba. Mỹ phải bồi thường danh dự cho Cuba sau bao nhiêu năm vu cáo nước này là "kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố". Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc xúi giục lật đổ, phá hoại, nuôi dưỡng cái gọi là "các lực lượng dân chủ" nhằm tiến hành "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" chống Cuba. Chấm dứt việc nuôi dưỡng lực lượng Cuba lưu vong hiện đang tập trung phần lớn tại Miami, bang Florida để chống cách mạng Cuba và trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ số này đã mang lại hàng triệu phiếu cho những người cầm quyền ở Washington. Mỹ phải đối xử bình đẳng và tôn trọng Cuba trên tất cả các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Phải tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Cuba. Không được sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng nước thứ ba chống phá và gây khó khăn cho Cuba. Điều cuối cùng và có ý nghĩa quyết định là Mỹ phải chấm dứt ngay, hoàn toàn và vô điều kiện việc bao vây, cấm vận, phong tỏa tài sản và cản trở các nước, các tổ chức và các cá nhân trên thế giới quan hệ và làm ăn với Cuba. Các nhà lãnh đạo và nhân dân Cuba đã từng dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách và kiên trì chờ đợi hơn nửa thế kỷ qua. Đối với họ những đức tính đó không còn phải nghi ngờ và đừng ai thách đố nữa. Nhưng ngược lại khó khăn về nhiều mặt lại đang đặt ra trước các nhà cầm quyền ở Washington nhiều thách đố, áp lực và cả lòng kiên nhẫn. Chúng ta hãy chờ xem: nhân dân Cuba nhất định thắng. Theo Hồ Đức Minh baotintuc.vn ====================== Bài phân tích chính trị dài quá! Lão hổng xem hết. Chỉ nhận thấy có một câu - mà lão gạch đít và tô đỏ - để chứng nghiệm lời tiên tri: Qua đó - một lần nữa xác định rằng: Phong thủy Lạc Việt - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Tất cả những quy luật tương tác của vũ trụ đầy bí ẩn, đã được tổng kết và lý thuyết hóa, mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên có khả năng tiên tri, bởi tính quy luật tương tác của nó - từ vĩ mô cùng khắp vũ trụ - cho đến chi tiết vi mô tác động đến cuộc sống của con người, thông qua ngành phong thủy Lạc Việt. Cho nên, chỉ cần nhìn qua cấu trúc hình thể hai tòa nhà đại diện cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Cu Ba, đủ để xác định quan hệ chưa thật suông sẻ - và đã được chứng nghiệm trong sự hồ hởi đầy hy vọng lúc đầu của không ít người, qua bài báo trên. Bây giờ lão bàn thế này: Cả Hoa Kỳ và Cu Ba đều muốn thể hiện trước thế giới về thiện chí của mình, trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai nước. Vậy lão đề nghị Hoa Kỳ và Cu Ba thể hiện thiện chí bằng cách mời lão sang mần cái phoengshui Lạc Việt cho cả hai tòa nhà của hai quý quốc. Lão ký hợp đồng bảo đảm tối đa một năm sau khi sửa xong phoengshui Lạc Việt thì mọi mối quan hệ của hai quý quốc sẽ rất suông sẻ. Lão thì có chiền, hai quý quốc thì vửa đạt được mục đích, vừa thể hiện thiện trí trước toàn thế giới rằng: Kể cả việc nhờ thày Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, mần phoengshui để mong muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, cũng đã làm. Hì! Gía hữu nghị làm phongshui cho hai tòa nhà này là hai triệu dol. PS: Chỉ trừ việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến ra, lão cống hiến vô tư. Còn tất cả mọi việc khác, từ nay lão "quy ra thóc" hết. Nếu không, ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, ông ấy lại hỏi lão "có mục đích gì?" thì mệt lém.1 like -
Bùn wá nhỉ! Chứng tỏ Phong thủy Lạc Việt chưa phải là một kiến thức phổ biến. Nhưng có lẽ cũng chưa cần phổ biến. Với kiến thức của vị tiến sĩ này thì phong thủy vẫn còn có phần..."mê tín dị đoan". Đúng là kiến thức vớ vẩn về phong thủy. Qua đó, anh chị em ĐL LV mới thấy rằng: Kiến thức phong thủy Lạc Việt mà tôi đã mô tả với anh chị em sâu sắc như thế nào - ít nhất so với vị tiến sĩ được hẳn báo đăng này. Đối với Phong thủy Lạc Việt, chỉ cần một đống rác để không đúng chỗ, cũng đủ tạo một tương tác. Anh chị em cũng nhớ rằng: Một trong ba chiêu chữa khỏi ung thư của cụ Nhược Thủy chính là dọn sạch rác dưới gốc cây si. Huống chi là "linh vật phong thủy". Đã vậy còn vác cả Tỳ Hưu vào nhà nữa chứ! Trong khi đó, Đại Lý Lạc Việt cấm tuyệt đối sử dụng vật phẩm này. Bởi vậy, các đại gia Việt tin vào phong thủy Tàu - và ngay cả các quan Tàu ở bên Tàu - chết hàng loạt vì kiến thức của chính phong thủy Tàu. Anh chị em Địa Lý Lạc Việt cao cấp, cần thấy rõ rằng: Sự sai lệch của nguyên lý Hà Đồ (Việt) với Lạc Thư (Tàu), chỉ sai ở phần phương Nam (Đổi chỗ Đoài / Ly và Tốn / Khôn). Qua bài báo mô tả kiến thức của hẳn tiến sĩ trưởng khoa, anh chị em mới thấy được giá trị tuyệt vời của Địa Lý Lạc Việt. Rất monh anh chị em sẽ tiếp tục nghiên cứu, tập hợp tất cả kiến thức của ngành phong thủy của tổ tiên để lại, còn lưu truyền rải rác trong dân gian và ngay trong các sách cổ chữ Hán, để phục hồi lại một giá trị kiến thức vô cùng đồ sộ của nền văn hiến Việt. Nếu đạt được mơ ước, thì tôi sẽ thành lập Viện Nghiên cứu Lý học Đông phương, hoặc Viện nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt. Nếu ước mơ của tôi không thực hiện được vì giới hạn thời gian của một kiếp người, rất mong trong anh chị em có người kế tục.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!” 10/08/15 07:05 Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị. Không cạnh tranh được trong ASEAN thì nói gì đến cạnh tranh với Mỹ, EU Tiếp tục bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng (Infonet đã đưa tin), chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu rõ, nhìn vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta với các đối tác chiếm tỉ lệ rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tham dự hội nghị kết nối do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8 (Ảnh: HC) Tuy nhiên, nếu nhìn vào bước đường hội nhập thì có thể thấy điều rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho đến nay vẫn còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar). “Do vậy, năm 2014, Thủ tướng đã đưa ra những cố gắng để cải thiện môi trường kinh doanh một cách cơ bản cho DN, và sau đó quyết định lấy năm 2015 là “Năm Doanh nghiệp”. Trên tinh thần đó, nhiều nơi cũng quyết định lấy năm nay là năm của DN. Quốc hội, Ban Kinh tế TƯ cũng coi năm nay là năm tập trung để cải thiện cho DN. Cải thiện môi trường kinh doanh chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam!” – Bà Phạm Chi Lan nói. Theo bà, Thủ tướng quyết định lấy chuẩn của các nước ASEAN làm chuẩn cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Năm 2014, Thủ tướng chủ trương Việt Nam phải cải thiện các chỉ số của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh sao cho ngang bằng với ASEAN 6. Năm nay thì Thủ tướng đưa ra tiêu chuẩn ở mức cao hơn là đến năm 2015, Việt Nam phải cạnh tranh được với ASEAN 4 (4 nước tiên tiến nhất trong ASEAN). “Tham gia hội nhập với rất nhiều nước lớn nhưng ASEAN phải là nơi đầu tiên mà Việt Nam có thể cạnh tranh được. Không cạnh tranh được trong ASEAN thì phải nói thẳng là với các đối tác lớn hơn như Hoa Kỳ, EU có khả năng cạnh tranh cao hơn rất nhiều thì Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn!” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh. Để có 1 đồng lợi nhuận phải mất… 1,02 đồng “bôi trơn”! Bà Phạm Chi Lan còn nêu rõ, không chỉ xếp hạng về môi trường kinh doanh mà xếp hạng về thể chế của Việt Nam hiện nay cũng khá thấp. Đặc biệt, trong xếp hạng về thể chế thì Việt Nam xếp ở mức rất kém trong các chỉ số về chi phí ngoài pháp luật, chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác. “Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi. Đây là một trong những điều giải thích tại sao DN Việt Nam cứ nhỏ mãi. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nhận xét DN Việt Nam hiện nay có xu hướng… li ti hóa, tức là nhỏ đi so với trước!” – chuyên gia Phạm Chi Lan cho hay. Dẫn số liệu điều tra của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam cho thấy, so với 10 năm trước đây thì quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn bằng một nửa, chuyên gia Phạm Chi Lan bức xúc đặt câu hỏi. “Đáng lẽ sau 10 năm, quy mô của DN Việt Nam phải lớn lên chứ tại sao lại nhỏ đi?”. Rồi bà trả lời: “Một trong những nguyên nhân chính là tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận của DN. Bị lấy mất lợi nhuận rồi thì DN còn gì để tái đầu tư, để mở rộng được? Và DN sẽ co lại vì họ làm được 1 nhưng có những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn 1 thì tội gì họ làm nữa”. Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC) Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, trong các nước tham gia TPP thì Việt Nam xếp ở hàng thấp nhất về trình độ công nghệ dù đây là yếu tố mà ai cũng biết là vô cùng quan trọng đối với năng lực cạnh tranh. Đây là vấn đề thuộc về tầm quốc gia và phải được Nhà nước ưu tiên quan tâm chứ không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của DN. “Hệ thống chính sách của chúng ta nói rất nhiều, rất hay về đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế, rất nhiều DN cho biết họ không thể tiếp cận được với những chính sách khuyến khích của Nhà nước. Chỉ ai tự có năng lực thì mới tự đổi mới công nghệ được thôi chứ còn họ “quên” đi tất cả những cái của Nhà nước, bởi vì chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn lớn hơn cả mức được ưu đãi. Đó là điều rất đau gây cản trở cho sự phát triển công nghệ của chúng ta!” – chuyên gia Phạm Chi Lan bức xúc nói. Mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước... không chịu phát triển?! Bà Phạm Chi Lan nêu rõ, Nhà nước phải cố gắng rất nhiều để đàm phán và ký kết các FTA, trong đó phải có những nhượng bộ để các đối tác mở cửa thị trường cho mình. Nhưng trên thực tế, đến thời điểm này tận dụng được tốt nhất FTA đã ký chỉ là với Hàn Quốc. Theo đó, hơn 73% chứng nhận xuất khẩu sang Hàn Quốc là được hưởng ưu đãi. Nhưng đi sâu vào 73% này thì lại thấy đa phần DN được hưởng ưu đãi lại là DN Hàn Quốc chứ không phải Việt Nam. “Điều đó cho thấy DN Việt Nam chưa tận dụng được những ưu thế từ FTA. Chúng tôi đang đề xuất Bộ Công thương xem lại chính cách thức của Bộ trong việc cung cấp các ưu đãi hoặc phổ biến như thế nào mà để DN Việt Nam tiếp cận được ưu đãi thấp như thế? Nếu DN không biết hoặc quá khó để tiếp cận được thì là thành phí hoài công sức của các vị ấy đi đàm phán. Đây cũng là sự lãng phí rất lớn!” – Bà Phạm Chi Lan nói. Theo chuyên gia này, khó khăn đối với DN Việt Nam gần như là chuyện muôn thuở. 5 – 7 năm nay, Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến hành điều tra thì đều cho ra sơ đồ tương tự nhau về khó khăn của DN Việt Nam chứ không thay đổi bao nhiêu. Bà nói thẳng là cảm thấy rất đau khi các chuyên gia Diễn đàn Kinh tế thế giới hỏi: Tại sao Việt Nam kỳ lạ thế, những điều này nói hoài mà không sửa được, không thay đổi được? “Một số chuyên gia WB còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” – chuyên gia Phạm Chi Lan nói một cách khá chua chát. Theo bà, khi tham gia các FTA thì không phải chỉ cạnh tranh ở tầm DN mà cạnh tranh ở tầm nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Nhà nước Việt Nam cũng phải cạnh tranh với Nhà nước của các nước khác về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô… Mặc dù khi tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đòi hỏi cao hơn, khắc nghiệt hơn nhưng chính điều này sẽ giúp Việt Nam nâng tầm mình lên. “Nói thật, chơi mà cứ cạnh tranh loanh quanh trong cái ao của ASEAN thì không đủ. Chúng ta phải cố gắng để vươn ra biển lớn, chấp nhận sóng gió lớn hơn thì mới có thể vượt lên được. Trong điều kiện môi trường kinh doanh của chúng ta chưa thuận lợi, khi có các hiệp định mới này, chắc chắn Nhà nước sẽ phải thay đổi nhiều về hệ thống luật pháp, chính sách trong nước cho phù hợp với các cam kết. Và từ đó đổi mới kinh tế sang hệ thống kinh tế thị trường đầy đủ sẽ giúp cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam tốt hơn, bình đẳng hơn!” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh. HẢI CHÂU =================== Với những tri thức, như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thì mọi chuyện hợp lý - là tiền đề - để xã hội phát triển đều không có "cơ sở khoa học". Mới chỉ là tiền đề thôi, chứ chưa chắc thực hiện được, mà đã không có "cơ sở khoa học" rùi, thế thì để thực hiện cũng đã rất khó khăn, chưa nói đến hiệu quả đạt được. Bởi vậy, xin nói thẳng cho cả làng Vũ Đại, rằng: phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một sai lầm lớn nhất xét về mọi góc nhìn.1 like -
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác đã thất bại khi rất muốn La tinh hoá chữ viết của họ chỉ có Việt Nam là thành công trong việc La tinh hoá chữ viết của mình. Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh? Tại sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viếtbiểu ý (ký tự – character) từ Nôm tự (quốc ngữ xưa) sang hệ thống chữ viết biểuâm (chữ cái – letter) dùng chữ cái La tinh (quốc ngữ nay) trong khi các quốcgia đồng văn khác như Trung Hoa, Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên hay Hàn Quốc)thì không? A. Trước hết, tôi xin được điểm qua một cáchkhái quát về hệ thống chữ viết. Trên thế giới, có nhiều hệ thống chữ viết khácnhau, nhưng tựu chung lại chỉ có hai hệ thống: chữ biểu âm và chữ biểu ý. Trong hệ thống chữ biểu âm, mỗi biểu tượng(symbol) hoặc ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character), nhưng cácký tự in được (printable character) được sử dụng để đại diện cho mỗi âm hay âmvị còn được gọi là chữ cái (letter). Chẳng hạn như chữ Latin, chữ Ả Rập, chữHindu, hiragana (平假名 Bình giả danh) và katakana (片假名 Phiến giả danh) của Nhật Bản. Bảng chữ cái (alphabet) của một số hệ thốngchữ viết biểu âm là cơ sở để dựa vào đó con người diễn đạt tiếng nói thành từ(word), cụm từ (phrase). Sau đây là các bảng chữ cái tiêu biểu của một số hệ thống: Latinh: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M,N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z. Hy Lạp: Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν,Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω. Hebrew: (đọc từ phải sang trái) א, ב, ג, ד, ה, ו, ז, ח, ט, י, כ, ל, מ, נ, ס, ע, פ, צ, ק, ר, ש, ת. Trong hệ thống chữ biểu ý, mỗi biểu tượng(symbol) hoặc mỗi ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character) đại diệncho một từ, hình vị hay đơn vị ngữ nghĩa. Chẳng hạn như chữ Ai Cập, chữ Hán, chữMaya và kanji (漢字Hán tự) của Nhật Bản. Bảng bộ thủ (部首) của hệthống chữ viết biểu ý Trung Hoa, có thể được coi như Bảng Mẫu tự Trung Hoa(Chinese Main Character Table) bởi lẽ 80% toàn bộ chữ Hán được tạo ra bằngphương thức Hình Thanh (形聲), (hay tượng thanh, hài thanh).Mượn phần âm thanh (聲) của một chữ có sẵn rồi ghép vào mộtbộ (phần hình 形) chỉ ý nghĩa, để tạo ra chữ mới. Bảng bộ thủ được phân loại thành 214 bộ (mẫu tự). Mỗi bộ thủ mẹ (mẫu tự) này được kếthợp với bộ thủ khác hoặc thêm một số nét để tạo thành một ký hiệu mới (newnotation) hay ký tự (character) mới hay chữ con mới (sub-character). Mẫu tựTrung Hoa được tạo ra dựa theo tám dạng nét cơ bản: 1. Nét ngang: hoành 一 (viết từ trái sang phải) như trong chữ [一 , nhất], (một) 2. Nét sổ thẳng: trực 丨 (viết từ trên xuống dưới) như trong chữ [十 , thập], (mười) 3. Nét phẩy: phiệt 丿(viếttừ trên-trái xuống phải-dưới) như trongchữ [八 , bát],(tám) 4. Nét mác: phật 乁 (viếttừ trên-trái xuống phải-dưới) như trong chữ [入, nhập],(vào) 5. Nét móc câu với 5 dạng khác nhau và khônghoán đổi nhau được: 乛, 亅, 勹, 乚 [hoành câu] nét ngang móc 乛 như trong chữ [字 , tự] (chữ) [sổ câu] nét đứng móc 亅 như trong chữ [小 , tiểu] (nhỏ) [loan câu] nét cong với móc 勹 như trong chữ [狗 , cẩu], (chó) [tiết câu] nét mác với móc 乚 như trong chữ [我 , ngã], (tôi) [bình câu] nét cong đối xứng với móc nhưtrong chữ [忘 ,vong], (quên) 6. Nét gãy: chiết フ 7. Nét xốc: khiêu 冫 như trong chữ [跳 , khiêu], (nhảy) 8. Nét chấm: điểm 丶 (viếttừ trên xuống dưới-phải hoặc trái) như trong chữ [六, lục],(sáu) Ngoài ra còn một số nét kết hợp không theo chuẩncơ bản. Bao gồm các dạng nét như sau: [sổ bình câu] nét đứng kết hợp với bình câu và móc như trong chữ [也 ,dã], (cũng) [phiệt điểm] nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm như trong chữ [女 , nữ],(con gái) [sổ triệp triệp câu] nét sổ với 2 lần gập và móc như trong chữ [馬 ,mã], (ngựa) Tuy phân chia chúng ra thành 8 dạng nét cơ bảncho tiện sắp xếp, nhưng trong đó một số nét cơ bản lại có nhiều tiểu dạng khácnhau và các dạng đó không hoán đổi với nhau được. Do vậy, dựa vào thực tế ta cóthể nói Mẫu tự Trung Hoa được tạo ra dựa theo 23 dạng nét (shape) cơ bản.Phương thức Hình Thanh (形聲) gây ra rất nhiều từ đồng âm,người ta phải xem hoặc đọc thêm bằng mắt (vì phần nghĩa do phần hình 形 chỉ định) mới hiểu rõ nghĩa. Bảng bộ thủ dựa theo số nét (number ofstrokes): 1. 一 丨 丶 丿 乙 亅 2. 二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜卩 厂 厶 又 3. 口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳 4. 心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬 5. 玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示禸 禾 穴 立 6. 竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾 7. 見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆里 8. 金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非 9. 面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香 10. 馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼 11. 魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻 12. 黄 黍 黑 黹 13. 黽 鼎 鼓 鼠 14. 鼻 齊 15. 齒 16. 龍 龜 17. 龠 Tuy nhiên, với việc giản thể hoá chữ Hán dochính quyền Trung Quốc khởi xướng sau này nên số bộ thủ tăng thêm 13 bộ nữa. Dođó, bảng bộ thủ (部首) ngày nay gồm 227 bộ thủ (mẫu tự TrungHoa). B. Tại sao các quốc gia như Trung Hoa, Nhật Bảnvà Cao Ly không đổi hệ thống chữ viễt biểu ý (ký tự – character) sang hệ thốngchữ viết dùng chữ cái La tinh, duy chỉ có Việt Nam? Tiếng Trung Hoa, Nhật, Cao Ly và Tiếng Việt Nồm(post-Nôm) là những tiếng đơn âm nên đều mắc phải một trở ngại chung là có nhiềuchữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dị nghĩa). Trung Hoa và NhậtBản không thể đổi sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh mà chỉ để phiênâm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa được dễ dàng, chứ không thay thế hẳnnhư trường hợp Việt Nam vì số âm tiết của ngôn ngữ họ hạn hẹp. Tiếng Bắc Kinh, Phổ Thông hay Quan Thoại chỉcó 1.300 âm, để giải quyết vấn đề đồng âm dị nghĩa do số âm tiết hạn chế ngườiTrung Hoa phải chế ra vô số ký hiệu hay ký tự (character) khác nhau để phân biệtý nghĩa của chúng dựa vào phương thức Hình Thanh là chính. Chẳng hạn, một tiếnghay một âm “hoàng”, trong Hán tự có 17 ký tự (character) khác nhau để ghi 17nghĩa khác nhau (đồng âm dị tự dị nghĩa), âm “kỳ” có 22, âm “hoa” có 10… Họ cốgắng giải quyết vấn đề đồng âm bằng cách ghép hai hay ba ký tự với nhau — tuynhiên có rất nhiều từ mới gồm hai hoặc ba ký tự hợp thành này, lại cũng thườngcó nhiều nghĩa. Do đó với hệ thống chữ viễt biểu ý, Tiếng Trung Hoa phải dùng227 bộ thủ (部首) hay mẫu tự Hán để tạo ra 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinese character) để ghi lại hơn 50.000 từ (word), trong khi đóTiếng Việt dùng 29 ký tự (chracter) hay chữ cái (letter) hoặc Tiếng Anh chỉdùng 26 ký tự hay chữ cái cũng để ghi một lượng từ tương đương. Do vậy nếukhông thuộc mặt chữ và biết rõ nghĩa của 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinesecharacter) của mỗi thời đại thì không thể nói và hiểu rành rọt được Tiếng Hán củathời đại đó. Tiếng Nhật do chỉ có 120 âm, 5 nguyên âm, nênđồng âm dị nghĩa rất nhiều, nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa. Nhật ngữhiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩacơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để bổ túc ý nghĩa và ngữ pháp Nhật.Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (gairaigo外來語, ngoại lai ngữ). Người Cao Ly dùng chữ ký âm, được gọi làHangul (한글) hay Chosŏn’gŭl (조선글) của riêng họ, tuy thoạt nhìn có vẻ giống Hántự ở một khía cạnh nào đó, nhưng thật ra họ chỉ dùng 24 ký tự giống như bảng chữcái La Tinh để ký âm tiếng Cao Ly. Do đó, thực sự mà nói là chỉ có Trung Quốcvà Nhật Bản là sử dụng hệ thống chữ viễt biểu ý. Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thống chữ biểuâm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm. Mỗi tiếng nói là do mộtâm tiết kết hợp với một thanh mà tạo thành. Tiếng Việt có khoảng 15.000 âm nênít bị trường hợp chữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dịnghĩa). Để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này, chưa kể f, j, w, z, chúngta dùng 29 ký tự (printable character) hay chữ cái (letter) bao gồm 12 nguyên âmgồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y; 17 phụ âm gồm b, c, d, đ, g (gh), h, k.l, m, n, p. q, r, s, t, v, x. Như vậy vẫn chưa đủ, ngoài ra ta còn có 3 bánnguyên âm đôi iê, ươ và uô; 9 phụ âm đôi (consonant digraph) gồm ch, gi, kh, ng(ngh), nh, ph, qu, th, tr, cộng thêm sáu thanh điệu (tone) được ghi bằng các dấuthanh (accent mark) gồm thanh ngang (không dấu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấusắc và dấu nặng. Thế mới thấy số lượng âm thanh của Tiếng Việt phong phú vàgiàu chất nhạc vô cùng. Do nhu cầu giao tiếp quốc tế cũng như ghi lại nhiều kiếnthức mới, khoa học mới. Khuynh hướng đưa thêm các chữ cái F, J, W, Z được dùngđể phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vực khoa học nhưhoá học, vật lý học, toán học… dần dần được nhiều người ủng hộ. Ngoài ra, vấn nạn “đồng tự, đồng âm nhưng dịnghĩa” đối với Tiếng Hán là một bài toán nan giải, thế nhưng đối với Tiếng Việt,chúng ta có thể giải quyết một cách triệt để được vấn đề “chữ viết giống nhau,đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa” nhờ thoát ra khỏi sự trói buộc, đóngkhung trong phép lục thư (六書) của Trung Hoa và thay vào đóbằng cách ghép các từ đơn căn bản thành nhiều từ kép mới, cũng như nhiều tiếngmới bằng những nguyên tắc, phương thức mới linh động: 1. Láy từ Ví dụ: Trắng tinh, trắng toát, trắng xoá Đen đúa, đen nghịt, đen ngòm, đen xì. 2. Đồng kết: ghép (kết hợp) từ thuần Việt vớitừ Nho Việt có cùng nghĩa (đồng nghĩa) Ví dụ: Hát xướng: hát (Việt), xướng (Nho). Trắng bạch: trắng (Việt) + bạch (Nho) 3. Dị tự: sử dụng chữ cái I hoặc Y tạo ra từ mới Ví dụ: Lí trong “lí nhí” khác với lý trong “lý tưởng” Kì trong “kì cọ” khác với kỳ trong “kỳ ngộ”,“kỳ tích” 4. Tạo tân từ hoàn toàn mới dựa vào dấu thanh Ví dụ: thẹ số: number tag, thẻ tín dụng: credit card siếu: meta, siêu: super Tóm lại, Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thốngchữ biểu âm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm và nhờ vào số lượngchữ cái dồi dào, 12 nguyên âm (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 3 bánnguyên âm đôi (iê, ươ và uô), 17 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g (gh), h, k. l, m, n,p. q, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr),cộng thêm sáu thanh (thanh ngang (không dắu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấusắc và dấu nặng) để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này. Hy vọng một ngàynào đẹp trời nào đó, các chữ cái F, J, W, Z được chính thức thêm vào bảng chữcái Tiếng Việt để phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vựckhoa học như hoá học, vật lý học, toán học… thì quá tuyệt vời. Thêm vào đó nhờthoát ra được sự trói buộc trong phép lục thư (六書) củaTrung Hoa, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ ghép mới bằng những nguyên tắc mớilinh động hơn, giảm thiểu được vấn đề đồng âm, đổng tự và góp phần làm trongsáng Tiếng Việt. Đặng Hải Nguyên http://thuatngu.tieng-viet.org/1 like
-
VinhL thân mến! Theo tôi, học thuyết ADNH không nghiên cứu chỉ có vật chất mà nó nghiên cứu bản thể vũ trụ (thể) cùng tất cả các biểu hiện của nó (tướng) trong tương tác Âm dương (dụng) và do đó, nó là học thuyết bao trùm Vũ trụ. Học thuyết ADNH không định nghĩa cụ thể vật chất mà coi những cái ta vẫn thấy như là vật chất chỉ là một biểu hiện của thực tướng vũ trụ mà thôi và còn rất nhiều những biểu hiện khác nữa mà có khi hiện nay ta chẳng có tý khái niệm nào về chúng. Không phải chúng không tồn tại mà do ta chưa biết đó thôi. Khái niệm vật chất là những khái niệm do con người đặt ra trong quá trình nghiên cứu tự nhiên không theo phương pháp của học thuyết ADNH và thay đổi rất nhiều theo thời gian tùy theo nhận thức của con người lúc đó. Ví dụ như khái niệm vật chất khá rộng của anh Thiên Sứ đưa ra ở trên. Nhưng nếu cho rằng: thì không chính xác. Tôi cho rằng, năng lượng cũng chỉ là một biểu hiện bản thể Vũ trụ mà thôi và các tương tác không nhất thiết phải bao hàm trao đổi năng lượng. Còn vô số những tồn tại mà không cần có năng lượng. Câu nghi vấn của anh Thiên Sứ: tôi cho rằng hoàn toàn có thể. Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH phủ nhận những tương tác ấy cả. Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH đòi hỏi phải có đều kiện năng lượng cho các tương tác âm dượng.Còn khoa học đương đại thì coi điều kiện tiên quyết của tương tác là phải có năng lượng bởi vì nó không phải là học thuyết ADNH và tỏ ra lúng túng khi vấp phải những thực tế tương tác phi vật chất. Khi không tìm thấy vai trò năng lượng trong các tương tác mà thực tế sảy ra thì hoặc cho là mê tín, hoặc cho là có năng lương nhưng rất nhỏ hay ở dưới dạng nào đó mà sau này họ sẽ tìm ra! Một ngày nào đó, toàn bộ nền khoa học đương đại sẽ được viết dưới dạng học thuyết ADNH thì VinhL sẽ thấy, cái gọi là lực chẳng qua là một trong các cách mô tả những tương tác âm dương mà thôi, và do đó, năng lượng cũng chỉ là cách một trong những hệ quả của phép mô tả đó. Năng lượng không phải là bản chất của vũ trụ mà chỉ là một trong những biểu hiện của bản thể vũ trụ mà thôi. Do đó, tồn tại những cái phi năng lượng mà vẫn tương tác với nhau và với chúng ta tức là tồn tại phi vật chất, thậm chí còn nhiều hơn cái gọi là vật chất nhiều lần (bởi vì năng lượng hay vật chất chỉ là một trong vô số biểu hiện của bản thể vũ trụ). Theo quan điểm này thì dự báo sự không thành công của thí nghiệm về vật lý mà các nhà khoa học đang dự định thực hiện của anh Thiên Sứ là hoàn toàn dễ hiểu.1 like