-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/08/2015 in all areas
-
Ông Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn, phóng viên Lan Anh trên Tuanvietnam, đã phát biểu: Tất nhiên, những trí thức vĩ đại thì phải biết "xem bói" - ấy là lão suy ra từ cụm từ "biết tương lai" - còn trí ngủ thì không cần "xem bói". Bởi vậy ông Giang mới phát biểu: "nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Vậy thì ông muốn làm gì thì cứ làm, cần quái gì biết đến hậu quả chăng ? - vì "tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Cho nên, chỉ có nền văn hiến Việt vĩ đại trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mới có thể nắm bắt quy luật để biết tương lai thôi. Tương lai của năm tới là kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng và lần này sẽ gây hiệu ứng nặng nề hơn nhiều với những đại gia và cả nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, lão mới phán sau bài phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang và Trần Ngọc Dương ở "Quán vắng" là: Xem xong bài này, lão có ý tưởng thành lập câu lạc bộ "Chém gió". Chỉ có nền văn hiến Việt mới hiểu rất rõ những quy luật của các mối quan hệ xã hội để có thể biết cần phải làm gì. Còn thì chỉ chém gió chơi cho vui.3 likes
-
Điều ít biết về đội quân ngoại cảm của Tổng thống Mỹ Hồ Khuê | 24/08/2015 15:05 Shenzhen Hotline cho biết đã có 12 cao thủ trong lĩnh vực ngoại cảm được mời đến thể hiện tài năng trước tổng thống Jimmy Carter. Lầu Năm Góc đã mua 100 chú dê để cho các nhà ngoại cảm dùng ánh mắt hạ sát và trên thực tế đã có những chú dê bị chết. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cao trào giữa Liên Xô và Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang không có điểm dừng. Hai cường quốc hàng đầu thế giới so kè nhau từng loại pháo, xe tăng, máy bay, tàu ngầm, cạnh tranh nhau về việc phát triển vũ khí hạt nhân, chinh phục vũ trụ… Và bên cạnh cuộc đua về các loại vũ khí là thành tựu khoa học đỉnh cao, còn có những cuộc đua ngầm không được tiết lộ. Trang Tin tức buổi chiều Trùng Khánh đã có một bài viết về chuyện Lầu Năm Góc nuôi “âm binh” để phục vụ các mưu đồ riêng trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Âm binh theo quan niệm phương Đông được hiểu là những âm hồn của người cõi âm bị các phù thủy trên dương gian dùng bùa chú khống chế và họ phải làm theo lệnh của phù thủy. Các âm binh của Lầu Năm Góc mà tờ báo Trung Quốc trên nêu không phải là các âm hồn kiểu như vậy. Lực lượng âm binh của Lầu Năm Góc là những ai? Tất cả đều là người sống nhưng họ cố gắng rèn luyện những kỹ năng chẳng khác nào âm binh với mong muốn hành động xuất quỷ nhập nhập thần. Tờ Shenzhen Hotline (Thâm Quyến) cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập ra 2 kế hoạch trong những năm của thập niên 70 là “Kế hoạch Jedy” và “Chương trình cánh cửa ngôi sao”. Kế hoạch Jedy được Lầu Năm Góc khởi xướng để phục vụ chiến tranh tại Đông Dương. Tập hợp các nhà tâm lý hàng đầu, chiêm tinh gia và cả phù thủy, người Mỹ muốn các “siêu nhân” này tìm hiểu suy nghĩ, toan tính của các nhân vật hàng đầu bên phía đối phương. Mức độ thành công của kế hoạch này như thế nào thì chúng ta đều biết. Quân đội Mỹ, tình báo Mỹ đều thất bại trong chiến tranh tại Đông Dương. Sau đó chương trình Cánh cửa ngôi sao được khởi động để phục vụ cho chiến tranh lạnh với mục nhọn được chĩa vào Liên Xô. Các nhà ngoại cảm được trưng dụng cho chương trình này. Nhiệm vụ của các nhà ngoại cảm trong Cánh cửa ngôi sao còn được yêu cầu cao hơn cả trong Kế hoạch Jedy. Lầu Năm Góc muốn “âm binh” không chỉ hiểu được suy nghĩ của đối phương mà còn làm rối loạn chúng. Việc điều khiển suy nghĩ các lãnh đạo phía Liên Xô được cho là khó thực hiện vì Mỹ tin rằng phía Liên Xô cũng có các biện pháp để chống lại. Thế nên, họ muốn dùng “âm binh” thay không quân. Nghe thì có vẻ khôi hài và khó tin nhưng Shenzhen Hotline cho rằng các âm binh của Lầu Năm Góc sẽ khiến phi công của đối phương có ý nghĩ tự sát và tạo ra nhũng vụ tai nạn máy bay. Kế hoạch này cũng được áp dụng với ý đồ muốn Liên Xô tự phá kho vũ khí hạt nhân làm Mỹ e ngại. Shenzhen Hotline cho biết đã có 12 cao thủ trong lĩnh vực ngoại cảm được mời đến thể hiện tài năng trước tổng thống Jimmy Carter. Họ được bố trí ngồi một chỗ, bịt kín tai mắt và phải dùng suy nghĩ để đọc ra những đồ vật được giấu ở khoảng cách xa. Kết quả chính xác một cách không ngờ và Lầu Năm Góc vững tin cho họ thử sang bài thứ 2. Đó là dùng suy nghĩ để giết chết người. Vật thử đầu tiên là một chú chó nhưng việc dùng suy nghĩ của các nhà ngoại cảm không làm chú chó bị ảnh hưởng gì. Theo Shenzhen Hotline, Lầu Năm Góc đã mua 100 chú dê để cho các nhà ngoại cảm dùng ánh mắt hạ sát và đã có những chú dê bị chết. Một binh sĩ có tên Wheaton cũng tình nguyện tham gia thí nghiệm của các nhà ngoại cảm. Micheal đã bị lên cơn đau tim trong lúc bị “âm binh” tấn công và may mắn thoát chết. Nhưng để làm được phi công đối phương bị hạ như Wheaton từ khoảng cách hàng ngàn cây số thì không đơn giản. Trong lúc chương trình Cánh cửa ngôi sao còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thì Liên Xô tan rã. Nó còn tồn tại hay không thì chỉ có các âm binh mới biết. theo Một thế giới =============== Cái này không có "cơ sở khoa học". Cơ sở khoa học là gì? Đi hỏi ông Phan Huy Lê!2 likes
-
Quán vắng!
thienma_78 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
“Ném đá”, “mạt sát” thì dễ, động viên, chung sức mới khó Thứ hai, 24/08/2015 - 05:53 (Dân trí) - Từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu… >> Bộ trưởng Luận cần một cơ hội >> Bất cập trong xét tuyển ĐH: Đổi mới giáo dục đã bị che khuất >> Tâm thư của phụ huynh về câu chuyện xét tuyển đại học (Minh họa: Ngọc Diệp) Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định việc gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học đã đạt được một số thành công nhất định, và đặc biệt là mở đầu cho cuộc "cách mạng giáo dục" theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ. Với mong muốn tạo được sự công bằng nhất có thể, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nghiên cứu và đề ra phương thức tuyển sinh mới, không khống chế ở ba nguyện vọng như trước đây, tránh cho các em sự thiệt thòi khi có kết quả kỳ thi cao, thậm chí rất cao nhưng vẫn không được vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, do chưa lường hết được những khó khăn và những diễn biến phức tạp của việc thi cử đã vô tình đã tạo nên một sức ép không nhỏ đối với cả phụ huynh và học sinh trong những ngày qua. Điều này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chính thức xác nhận, không né tránh và ngay lập tức đề ra các phương án khắc phục. Hành động nhanh chóng, kịp thời và không né tránh của người đứng đầu ngành giáo dục là cần thiết và đáng ghi nhận. Dù có những bất cập trên, song không thể phủ nhận những thành công và đặc biệt là sự trăn trở, vật vã của ngành giáo dục nói chung, lãnh đạo Bộ GDĐT và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói riêng. Sự vất vả, hy sinh, dám hành động này là rất cần thiết cho một cuộc "cách mạng" của ngành, bởi bất cứ sự đổi mới nào cũng cần những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ, tất cả mọi người Việt Nam đều biết rõ ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu và nhu cầu cần một cuộc “cách mạng” cấp thiết như thế nào. Sự trì trệ, thậm chí “thụt lùi” manh nha cách đây đã 30-40 năm và giờ đây chỉ là hậu quả của quá trình đó. Là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, chắc chắn lãnh đạo ngành giáo dục càng thẩu hiểu điều đó hơn ai hết. Và đây chính là lý do vì sao thời gian qua, ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ. GS. Hồ Ngọc Đại từng ví như một cuộc “cách mạng âm thầm” khi ông nói: “Ngành giáo dục âm thầm tiến hành một cuộc “cách mạng” thật sự”. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Đối với kỳ thi năm nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đánh giá: “Bộ GD&ĐT đã làm một việc rất tốt: Đó là đổi mới. Chúng ta phải đổi mới, không thể chấp nhận mãi cái cũ. Đã chấp nhận đổi mới thì phải đương đầu với trở lực, trở ngại, những rủi ro. Cái chúng ta cần đồng cảm với Bộ GD&ĐT, Bộ đã dám đổi mới, chúng ta nên chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn”. TS Trần Đình Lý - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm - khẳng định: “Sự đổi mới của kỳ thi là không thể không thừa nhận”. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng gặt hái được thành công trọn vẹn như mong muốn, nhất là trong lần đầu tiên thực hiện, mà việc xét tuyển kỳ thi đại học vừa qua là một ví dụ. Song, không vì thế mà ngành giáo dục lùi bước bởi không còn cách nào khác, ngoài việc phải thay đổi, thay đổi và thay đổi mà nói như nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 22/8/2015: “Việc bỏ đi một kỳ thi chính là khởi đầu cho một cuộc cách mạng giáo dục mà những bất cập hôm nay chỉ là từ cách làm trước một điều chưa từng có tiền lệ”. “Không có khởi đầu nào là suôn sẻ. Hãy cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo thêm thời gian, thêm một sự thông cảm để ông dũng cảm bước tiếp trên con đường biết chắc là sẽ còn nhiều chông gai". Không có con đường nào khác, chúng ta buộc phải thay đổi và tiếp tục thay đổi nếu không muốn "kéo lùi trở lại như những gì của ngày hôm qua!” như lời Nhà báo Đào Tuấn. Đây quả là một nhận xét thấu tình, đạt lý. Còn một điều không thể không nhắc đến, có một thế hệ các bộ trưởng trẻ đầy năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, quyết không “mũ ni che tai”, “tư duy nhiệm kỳ” như các vị: Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các Bộ trưởng như Đinh La Thăng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Vũ Luận, … Họ đã có những thành công cũng như sai lầm khác nhau nhưng nhìn chung đều đang nỗ lực hết mình và ở đâu người đứng đầu năng động, lăn lộn và hành động quyết liệt thì ở đó có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tất nhiên, đối với những ngành như y tế, giáo dục thì sự chuyển biến không thể là ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình không ngắn. Trở lại với ngành giáo dục, từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Cần tỉnh táo trước khi đưa ra những nhận định mang tính quy chụp, phiến diện theo tâm lý đám đông. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu và có nghĩa là đất nước Việt Nam phải gánh chịu. Hy vọng rằng, lãnh đạo Bộ và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dũng cảm bước tiếp trên con đường đổi mới ngành giáo dục. Mong rằng ngành giáo dục sớm gặt hái những thành công bởi nhân dân, đất nước đang trông đợi vào những quyết sách mang tầm “cách mạng”. Bùi Hoàng Tám BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm. Cám ơn các bạn! ============== Theo như sự tìm hiểu của tôi thì quyết định của Bộ Giáo Dục trong vấn đề tuyển sinh gây dự luận vừa qua chỉ là chưa thật hoàn chỉnh, chứ không có nghĩa là sai. Sự xáo trộn khiến phụ huynh phải chạy tới, chạy lui là do các trường thay đổi điểm chuẩn khi có quá nhiều thí sinh nộp đơn vào trường, vượt khả năng đào tạo của họ và họ phải nâng điểm chuẩn. Cho nên những thí sinh nộp đơn trước, bị không đủ điểm chuẩn phải nhanh chóng rút hồ sơ ra đưa vào trường khác, tạo nên vụ lộn xộn vừa qua. Tôi chưa chắc chắn lắm về sự hiểu biết của tôi, tôi sẽ hỏi lại và trình bày lên đây. Nếu đúng như những gì tôi biết, thì chỉ cần bổ xung thêm những quy định về xét tuyển của các trường Đại học và điều kiện thời gian để các thí sinh không được tuyển vào trường họ lựa, có thể chuyển đơn sang trường khác. Tôi đồng ý với tác giả bài báo.2 likes -
Nếu lão Gàn chỉ viết một câu như bài trên thì những trí ngủ lại cho rằng lão phát biểu không có "cơ sở khoa học" (Muốn biết "cơ sở khoa học" là gì? Đi hỏi ông Phan Huy Lê). Bây giờ thì ông Phan Huy Lê có đồng minh là ông Vũ Minh Giang. Ông Vũ Minh Giang cũng dùng từ này, hẳn phải hiểu biết rất sâu về nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học": Thưa quý vị và anh chị em wan tâm. Thế nào là nội hàm của khái niệm "khoa học" thì ngay cả trên cái gu gồ cũng chỉ tìm thấy ở phần tiếng Việt một định nghĩa tạm thời, chưa chính thức. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" là gì chắc chắn nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, hết ông Lê, bi wờ đến ông Giang, toàn là trí thức có hạng, bằng cấp lùng bùng phát biểu về "cơ sở khoa học", mà phó thường dân như lão chẳng hiểu là cái gì. Nghe nói ông Giang còn được chánh phủ Cộng Hòa Pháp tặng hẳn cho một cái huân chương Bắc Đẩu bội tinh nữa kia. Khiếp! Hẳn cứ phải là từ xuất sắc trở lên chứ không phải thứ tầm thường. Nhưng có lẽ cũng như ông Phan Huy Lê, ông Vũ Minh Giang cũng chưa thể công khai định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, nhưng cứ phát biểu vung xích chó. Hẳn giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên chứ làm sao mà sai được. Cũng như "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Ấy là hẳn cụ nghị Quế ở Đoài thôn, cụ ấy bảo thế. Hổng bít mẹ nó cái gì cả, mà phát biểu cứ như đúng rồi thì đấy là "chém gió". Mà phàm đã là "chém gió" thì chả chết thằng Tây nào. Cho nên không ai rách việc mà phản đối. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến chiện "quốc gia đại sự", nên dù không chết thằng Tây nào, nó cũng làm mất thì giờ. Cho nên, cứ theo cụ nghị Quế phát biểu trong Tắt Đèn: "Thời Tây bây giờ "thì giờ là vàng bạc"". Nên không có chỗ cho "chém gió" câu giờ. Do đó, lão phải bớt chút thời gian của lão để bàn về cái mà lão bảo là "chém gió" này. Bi wờ xem mấy thứ nập nuận chủ chốt của cụ Giang về cải cách xã hội nhá, xem phát biểu của cụ có phù hợp với tiêu chí "chém gió" có "cơ sở khoa học" không? Cụ Giang đưa ra ba cái "R", như là những tiêu chí để "cải": Nếu là những cái đã qua mới đây thì nhìn lại để làm gì nữa? Những việc đã qua thì cái hậu quả nó thế nào, nó đã chềnh ềnh ra đấy. Nhìn để làm cái gì? Để xem nó có thật là sai, hay thật là đúng không à? Hay là nó vẫn có ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục và cuối cùng là "hòa cả làng"? Bởi vậy, ngay sau câu này, ông Giang cũng thừa nhận: "Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ". Ô hay! Thế trước đây ông không "nhìn lại những việc đã qua" à?. Bởi vậy, tiêu chí này của ông Giang chỉ chém gió chơi cho vui. Ô hay! Cái chó gì trên thế gian này mà chả có luận cứ và có luận chứng. Kể cả hai con mẹ bán cá ở chợ Bắc Qua chửi nhau, họ đều có "cơ sở khoa học" và luận chứng đấy chứ. Không tin cứ ra chợ Bắc Qua xem mấy con mẹ bán cá chửi nhau mà xem. Công khai, minh bạch đàng hoàng, chửi rất to, cả làng Vũ Đại đều nghe thấy. Thí dụ: "Cái con mặt l...kia, bà chưa bán mở hàng , mà nó đã kéo khách về hàng nhà nó...". Thưa! Đấy là "luận cứ", là "cơ sở khoa học" để bà chửi. Còn bà kể lể thế nào đó là luận chứng. Rồi bà đào, bà cho ăn, bà xé...đấy là hậu quả. Bởi vậy, bất cứ một quyết sách nào, đều tự nó có luận cứ "- cụ Giang gọi là "cơ sở khoa học" - và luận chứng của nó. Xin lỗi cụ Giang nhá. Đến đám IS cũng có luận cứ và luận chứng. Nếu cụ lại phân tích cái "cơ sở khoa học" của cụ, nó khác hẳn khái niệm "luận cứ" thì cụ hãy thay ông Phan Huy Lê định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" đi đã, cho phó thường dân hiểu được bản chất của cái "cơ sở khoa học" thì mới bàn tiếp được. Ô hay! Thế thì cả cái bài phỏng zdấn này bàn về cái gì ấy nhể? Hình như nó bàn về "cải cách xã hội" thì phải?! Vậy mà cụ lại bảo "cải cách", như một yếu tố cần trong "cải cách". Vậy rút cục nó là cái quái gì thế? Mún "Cải cách" thì phải "cải cách"? Hơ! Híc! Nhưng khổ một nỗi, cái này cụ lại dịch từ tiếng Tây "Reform". Cụ bàn về "cải cách" và cụ bảo "reform". Cuối cùng thì thì chúng ta cứ phải "reform" liên tục. Mà muốn "reform" liên tục thì phải cải cách. Muốn cải cách thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform". Muốn "reform", thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform"....Dạ thưa cụ! Cái này zdăng hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, kêu bằng (Ngoài Bắc nói là "gọi là") rằng thì là mà: "Mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là mồm bò". Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, chỉ tóm gọn một câu "chính danh". Muốn biết chính danh là gì thì hoặc là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải trả lại đúng với chân lý của nó. Hoặc là tra "cổ thư chữ Hán" để "nghiên cứu", và nhìn lại "quá khứ". Lát nữa, nếu rách việc, lão bàn tiếp về câu này:1 like
-
Giải mã 5 câu hỏi về “ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán toàn cầu (TTXVN/Vietnam+) lúc : 25/08/15 11:08 Nhà đầu tư theo dõi bảng điện tử chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch ở Tokyo, Nhật Bản ngày 24/8. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Mạng tin của kênh truyền hình BFMTV của Pháp ngày 24/8, tiếp nối đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới mấy ngày qua trước những lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, tất cả các thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt lao dốc trong ngày 24/8. Các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa giảm mạnh, với chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải giảm 8,5%, chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa giảm 5,35%, xuống dưới 4.400 điểm. Các thị trường chứng khoán châu Âu khác cũng đều giảm mạnh, với ít nhất là 4%. Cơn bão trên thị trường chứng khoán bắt đầu từ kinh tế vĩ mô, và cụ thể hơn là từ những quan ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nguyên nhân từ đâu? Những hoài nghi về đà tăng trưởng của Trung Quốc là “tâm chấn của trận động đất.” Theo giáo sư Claude Meyer tại Đại học Sciences Po, tổng hợp các chỉ số xấu phản ánh một sự suy giảm đáng kể trong nền kinh tế Trung Quốc như sụt giảm xuất nhập khẩu, đầu tư, tiêu dùng… Điều này cho thấy mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc đã không đạt được. Trong nhiều năm nay, Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi định hướng kinh tế từ ưu tiên tăng trưởng GDP dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang ưu tiên cho tiêu dùng và dịch vụ. Những lo ngại này đã gây ra làn sóng giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến chỉ số chứng khoán nước này giảm gần 40% kể từ tháng 6. Sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc càng gia tăng sau khi Bắc Kinh liên tiếp điều chỉnh hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) đầu tháng này. Ông Guillaume Tresca, chuyên gia chiến lược đối với các thị trường mới nổi của Ngân hàng Credit Agricole CIB, đánh giá quyết định này của Bắc Kinh đặt ra những câu hỏi xung quanh mô hình kinh tế của các nước mới nổi vì các nước này cũng từng đạt được mức tăng trưởng rất cao thời kỳ trước sự kiện Lehman Brothers (châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008). Ngoài ra, một mối quan tâm khác của các nhà đầu tư là viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất, gây nhiều rủi ro cho các khoản vay bằng USD. Sự khủng hoảng niềm tin này cũng tác động tiêu cực tới các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu. Kịch bản 2008 có tái diễn? Có thể nói tình hình hiện nay hoàn toàn khác với cuộc khủng hoảng năm 2008. Trước hết, cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán lần này xuất phát từ các nước mới nổi. Trường hợp năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của một ngân hàng có tính hệ thống, có nghĩa là sự sụp đổ của Lehman Brothers (Mỹ) đe dọa toàn bộ hệ thống kinh tế. Hơn nữa, độ lớn của các cuộc khủng hoảng này cũng rất khác nhau. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tạo tiền đề cho sự đổ vỡ dây chuyền. Cho đến thời điểm này, tình hình chưa nghiêm trọng như năm 2008. Đe dọa sự phục hồi kinh tế? Chuyên gia kinh tế Christophe Blot của tổ chức nghiên cứu kinh tế OFCE cho rằng rất khó để đưa ra kết luận rõ ràng về hậu quả của "trận động đất" nói trên. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay chỉ là trong ngắn hạn, nếu các chỉ số tiếp tục sụt mạnh trong cả tuần thì tác động sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các nước mới nổi, nhất là sau đó liệu có xảy ra làn sóng mất lòng tin ở cả các nước phát triển hay không? Ngoài ra, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán còn đi kèm với các hiệu ứng khác trên thị trường nguyên liệu đầu vào như dầu mỏ… Do đó, hiện là quá sớm để biết liệu cơn cơn bão chứng khoán này có làm suy yếu sự phục hồi vốn chậm chạp trong Khu vực đồng euro hay không. Chính phủ Trung Quốc có thể làm gì? Như ông Claude Meyer nhấn mạnh cho đến nay, các cơ quan chức năng đã không ngồi yên và thậm chí Trung Quốc đã cho phép quỹ hưu trí sử dụng 30% dự trữ để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Theo ông Claude Meyer, Trung Quốc vẫn đang cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% bằng cách thực hiện các gói kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư, theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nhằm đẩy mạnh tín dụng hoặc hỗ trợ thị trường chứng khoán bằng cách yêu cầu các quỹ đầu tư vào chứng khoán. Vấn đề là chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường lại đang mắc nợ rất nhiều và nếu đà giảm trên thị trường không được kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt vấn đề không chỉ đối với cá nhân các nhà đầu tư này mà nó có thể gây hậu quả nhiều hơn thế, thậm chí đến cả nền kinh tế Trung Quốc. Tại sao giá vàng không tăng mạnh? Trong thực tế vàng đóng vai trò như một tài sản an toàn dù không phải lúc nào cũng hiện diện rõ ràng. Vàng cũng đã tăng giá chút ít từ 1.094 USD/ounce đầu tháng này lên 1.165 USD/ounce vào cuối tuần trước. Ông Benjamin Louvet, Phó Giám đốc điều hành tổ chức Prim'Finance, cho rằng vàng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm giá đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào. Chính vì những nghi ngờ về đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào đã giảm, bao gồm cả đồng, kẽm, dầu mỏ và cả vàng. Tuy vậy, vai trò của vàng như một nơi trú ẩn an toàn có thể sẽ tăng nếu khủng hoảng tiếp tục gia tăng./. ========================== Híc! Một câu hỏi chứng tỏ tác giả không hề biết tiếng Việt để vào trang web Lý Học Đông phương. Hì! Cái này lão Gàn nói lâu rùi mừ! Sang năm đợt sóng khủng khoảng như 2008 sẽ tái nạm. Lần trước thì nền kinh thế tàn cầu còn gượng dậy được, vì còn tài sản dự trữ trong những năm phát triển như điên trước đó. Còn lần nay thì không.Vì mọi tài sản dự trữ đã cạn kiệt. Đại khái vậy. Gần cuối năm, lão sẽ thông báo chi tiết hơn. Tuy nhiên, lão đã xác định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này, sẽ không gây khủng hoảng nhân đạo mà thôi. Lần này sẽ không chỉ "Ở trần đóng khố" , mà là sexy hết. Híc!1 like
-
70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9: Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc “Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác” – GS Trần Ngọc Vương. Xem lại Kì 1: Giá phải trả để được sống trong tự do và độc lập Xem lại Kì 2: Không được lòng dân thì nắm quyền cũng chẳng để làm gì Tuần Việt Nam xin giới thiệu kì cuối tọa đàm nhân dịp 70 năm thành lập nước với chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhà báo Lan Anh: Trong 70 năm qua, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước đổi mới và sau đổi mới. Từ những bài học thực tiễn hiện nay thì theo các vị, tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của dân tộc trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân? GS Vũ Minh Giang: Tầm nhìn và quyết đoán là hai phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau của người làm lãnh đạo. Tầm nhìn là sự lường tính những điều chưa xảy ra để tính toán các khả năng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Muốn có được nó, ta phải biết được quy luật phát triển và vận động của xã hội. Tính quyết đoán liên quan đến phẩm chất khác của người lãnh đạo. Phân tích được thực trạng trước một diễn biến nào đó, từ đó đưa ra các phương án khác nhau và chọn một phương án phù hợp nhất. Khi nhìn lại 70 năm, việc phân chia làm hai giai đoạn trước và sau đổi mới cũng là hợp lí. Gs Vũ Minh Giang: "Cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù". Ảnh: Phạm Hải Giai đoạn trước đổi mới, năng lực về tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc dự báo những tình huống quân sự để đề ra những chủ trương, đường lối kháng chiến có thể nói là rất xuất sắc và đã đưa ra được những quyết định táo bạo. Chúng ta đã chấp nhận tiến hành một cuộc đối đầu với siêu cường số một thế giới mà phần thắng cuối cùng đã thuộc về Việt Nam. Chiến thắng anh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định những quyết sách ấy là đúng đắn. Tuy nhiên, cũng chính trong thời kì đó, tầm nhìn của chúng ta về mô hình kinh tế, về tổ chức xã hội có thể coi là yếu. Chúng ta đã dồn sức xây dựng khu gang thép Thái Nguyên bằng tư duy ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với hi vọng sẽ có một nền công nghiệp đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đời sống nhân dân còn đang vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là, ta đã không có nền luyện kim ra hồn. Chúng ta đã không làm được như Hàn Quốc. Chỉ với vài trăm triệu đô la được bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, họ đã xây dựng được POSCO, một tập đoàn thép ngang tầm thế giới. Một câu chuyện khác về tổ chức mô hình đưa các nước tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất lớn trong nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quá trình tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta tưởng rằng làm ăn lớn như thế, sản xuất lớn như thế thì sẽ dư giả lương thực thóc lúa. Khi cả nước tiến lên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng xậy dựng các hợp tác xã cấp cao (quy mô lớn) và các nông trường quốc doanh. Kết quả là ta lâm vào khủng hoảng và đói nghèo. Đổi mới do Đảng khởi xướng chính thức từ năm 1986 lại là một thí dụ khác về tầm nhìn. Lãnh đạo của chúng ta đã nhìn ra những khuyết tật và hạn chế để quyết tâm đổi mới. Nhân đây tôi muốn nói về những đánh giá mới của giới học giả về tầm quan trọng của cải cách, gắn với tầm nhìn. Tôi từng tham dự một hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng tư sản Pháp. Tại đây giới sử học đưa ra một luận điểm mới và lạ. Họ đánh giá cao những cuộc cải cách trong lịch sử, trong đó cải cách Meiji được phân tích rất nhiều. Thậm chí họ còn cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi. Cách mạng bùng nổ ra khi chính quyền cản trở sự phát triển, không chịu đổi thay nên bị lật đổ. Đổi mới ở Việt Nam là một cuộc cải cách sâu sắc. Năm 2009, tôi lại có một cơ may khác, được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đến Việt Nam. Điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi ông nói rằng Việt Nam là nước có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, theo ông, Việt Nam lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. GS Trần Ngọc Vương: Cá nhân tôi có cách nhìn hơi khác một chút về khái niệm đổi mới như cách mà mọi người vẫn nói lâu nay. Thời bắt đầu đổi mới, lúc đó ta làm theo cách trả lại sự vật, để nó đi vào quỹ đạo vốn có, quỹ đạo tự nhiên của nó. Gs Trần Ngọc Vương: "Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp." Ảnh: Phạm Hải Hồi đó, người nông dân làm ra thóc gạo nhưng lại không giao đất cho họ. Với cách làm kiểu hợp tác hóa như cũ, kiểu cấm chợ ngăn sông thì cả nước sẽ không có gạo mà ăn, dân đói khổ. Vì vậy, trả lại sự vật theo quỹ đạo của nó tức là trả lại ruộng đất cho người dân, hàng hóa được lưu thông. Từ đó, mọi chuyện khác hẳn. Chúng ta từng có lúc duy ý chí, từ đó áp dụng sai quy luật và đã lãnh đủ hậu quả. Rồi ta phải trả lại sự vật theo đúng trạng thái tự nhiên vốn có của nó. Đổi mới đích thực là cách tân, và hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là sáng tạo. Đổi mới có thêm hàm lượng nhân vi, con người bằng ý chí và nỗ lực để đưa trí tuệ vào đó để sự vật không chỉ thực hiện theo quán tính của nó. Nếu chúng ta chỉ đổi mới bằng cách trả lại trạng thái quán tính của sự vật thôi thì các nước trên thế giới phát triển đến một ngưỡng nào đó là mất đà, rơi vào“bẫy thu nhập trung bình”. Nhà báo Lan Anh:Điều gì khiến các vị suy nghĩ và trăn trở nhất trong bối cảnh đất nước hiện nay? GS Vũ Minh Giang:Thứ nhất, tôi đau đáu và lo ngại khi thấy tình trạng có người dân bị oan và bị đối xử bất công như báo chí đang nêu ngày càng nhiều. Trong suốt 70 năm qua nhân dân chúng ta luôn phải gồng mình lên để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giờ đây, vấn đề cấp bách này đang đặt nặng lên vai các vị lãnh đạo. Đại hội Đảng XII sắp tới chắc chắn phải giải quyết triệt để vấn đề này, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là yêu cầu của người dân. Thứ hai, là bẫy thu nhập trung bình. Theo các tiêu chí thuần tuý kinh tế thì còn lâu nước ta mới đạt tới trình độ của một nước có thu nhập trung bình (3.000-5.000 đô/người). Nhưng nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo sớm rằng, nếu không biết lo xa thì việc Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi. Bài toán cần giải quyết lúc này là khơi thông các nguồn lực để tạo bước đột phá, đưa đất nước phát triển. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi ở đường băng mà không cất cánh được thì sẽ thất bại, sẽ mãi là nước nghèo. Thứ ba, cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù. Điều đơn giản như một chân lý là: trong chính trị không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách thực tế bạn và thù để có những quyết sách đúng đắn. GS Trần Ngọc Vương: Hãy nhìn lại câu chuyện của nước Nga thời Stalin. Người ta đã nói rất nhiều đến mặt trái của ông ấy, nhưng cũng cần phải nhìn nhận, ông ấy cũng làm được một số thành tựu lớn cho Liên Xô cũ. Bởi khi nói đến những thành tựu lớn nhất của Liên Xô cũ, chủ yếu người ta nhắc đến thời kì của Stalin. Tôi có đọc trong một tư liệu kể lại rằng, khi kết thúc thế chiến thứ hai một tuần, Stalin mời các vị nguyên soái và các nhà lãnh đạo quân sự đến họp bàn. Ông đã đề nghị họ đứng ra thay ông tiếp quản tất cả các vấn đề quân sự, ông hoàn toàn không đóng vai trò đại nguyên soái nữa. Tiếp sau đó, ông triệu tập hội đồng các thị trưởng họp để kiến thiết quốc gia và tái phục hồi năng lực quốc gia, đồng thời giúp đỡ các quốc gia mới ở Đông Âu. Hẳn ông phải có một cái nhìn rất tỉnh táo đối với sứ mệnh của mình nên ông mới làm được điều đó. Do đó điều tôi đang quan tâm trăn trở hiện nay là: Thứ nhất, tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp. Thứ hai, người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng. Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác. Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì? GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển. Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi. GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai. "Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện". Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Tuy nhiên, đúng là vẫn còn cách tư duy không nghiên cứu phân tích toàn diện, khách quan mà chỉ thích “nhấm nháp” những vinh quang trong quá khứ theo kiểu “ăn mày dĩ vãng”. Đây là thói quen cần phải loại bỏ. Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm “nhân tố phượng hoàng” (phoenix factor) để chỉ những hiểu biết có được nhờ phân tích thất bại. Theo truyền thuyết châu Âu có hình ảnh con chim phượng hoàng đẹp đẽ bay lên từ đống tro tàn. Hình ảnh ấy được các nhà kinh tế học mượn để ví với những kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phân tích những thất bại trong quá khứ. Đó chính là cách mở đường để đi lên. Thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi. Nhà báo Lan Anh: Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, người thì cho rằng, cần một cuộc đổi mới 2, người thì bảo phải làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ, quyết đoán như hồi năm 1986…. ý kiến của các các vị thế nào? Chúng ta cần phải làm gì trong tình thế hiện nay? GS Vũ Minh Giang: Tôi không ủng hộ quan điểm cần phải có cuộc đổi mới này hay cuộc đổi mới khác. Liên quan đến sự phát triển của một quốc gia, trong thời đại ngày nay người ta thường khái quát bằng ba chữ R. Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ. Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng. Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục. Nhiều người coi ngành sử học như “gương chiếu hậu”. Nhưng như các bạn thấy đấy, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền nhất cũng cần phải có gương chiếu hậu, thậm chí còn có cả camera sau xe. Dẫn ví dụ thế để thấy, nếu ai đó nói rằng cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai thì cũng là một cách diễn đạt. Nhưng theo tôi cái trước nhất ta cần làm lúc này là ta phải có một tổng kết nghiêm túc về chặng đường chúng ta đã đi kể từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, Tôi nghĩ hơi khác giáo sư Vương một chút. Nếu nói Đổi mới chỉ là trả lại cái vốn có của nó thì cũng không hẳn đúng. Bên cạnh việc “cởi trói”, nghĩa là để cho kinh tế phát triển tương đối tự nhiên thông qua điều tiết của thị trường, công cuộc đổi mới thực sự có nhiều yếu tố mới, nhất là việc mở cửa tiếp nhận những giá trị nhân loại trong thời đại toàn cầu. Trên phương diện này nhiều bước phát triển nhờ Đổi mới, đất nước đã vượt xa những gì ta có trong giá trị truyền thống. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, ba cái chữ R mà tôi vừa nhắc tới phải là thường trực, luôn luôn phải xem xét lại những gì đã qua, tiên lượng được tương lai sẽ tới, để từ đó liên tục đổi mới, làm mới mình thì mới bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại. Tuần Việt Nam ============= Sau khi xem bài viết này trên Tuanvietnam, lão Gàn có ý tưởng khôi hài là thành lập một Câu lạc bộ "Chém gió".1 like
-
Tình tiết bất ngờ giữa căng thẳng đối thoại Triều Tiên-Hàn Quốc Hải Võ | 24/08/2015 13:55 Cuộc đối thoại cấp cao Hàn-Triều đang diễn ra căng thẳng, song những tín hiệu bất ngờ từ Bình Nhưỡng cho thấy tình hình bán đảo lạc quan hơn so với các báo cáo rất nhiều. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp khẩn với Quân ủy Trung ương nước này, thảo luận việc "chuẩn bị cho chiến tranh". Bình Nhưỡng bất ngờ gọi Hàn Quốc bằng "tên thân mật" Chiều tối 22/8, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA và phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) gần như cùng lúc công bố thông tin, quan chức cấp cao 2 miền bán đảo liên Triều đã tổ chức cuộc tiếp xúc khẩn cấp tại khu vực đình chiến Bàn Môn Điếm. Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong So, Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon đại diện cho Bình Nhưỡng trong cuộc đàm phán với Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hong Yong-pyo. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) chỉ ra, việc truyền thông nhà nước Triều Tiên nhanh chóng đăng tải thông tin về cuộc đối thoại cấp cao giữa 2 miền là "vô cùng hiếm thấy". Đặc biệt hơn nữa, trong các báo cáo của mình, Triều Tiên đã gọi Hàn Quốc là "Đại Hàn Dân Quốc", như một tín hiệu khiến truyền thông quốc tế hết sức quan tâm. Từ trước đến nay, cách xưng hô "thân mật" như trên mà Bình Nhưỡng dành cho Seoul chỉ được sử dụng vào thời kỳ chính quyền của các Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Roh Moo Hyun thực hiện "chính sách Ánh dương", làm ấm lại quan hệ 2 miền bán đảo. Ngoài các giai đoạn trên, các cơ quan ngôn luận của Bình Nhưỡng luôn gọi Hàn Quốc là "bù nhìn Nam Triều Tiên", Hoàn Cầu cho hay. Trong các thời kỳ cầm quyền của đảng bảo thủ Hàn Quốc, Triều Tiên cũng chưa từng gọi người láng giềng là "Đại Hàn Dân Quốc". Các quan chức cấp cao Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay trước cuộc hội đàm chiều tối 22/8 tại Bàn Môn Điếm. Ảnh Hoàn Cầu bình luận, cử chỉ tôn trọng rất hiếm thấy mà Triều Tiên dành cho Hàn Quốc này, là biểu hiện khá rõ Bình Nhưỡng mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng, bất chấp nhiều báo cáo cho thấy song phương đều có các hoạt động quân sự "nóng". Hãng Yonhap (Hàn Quốc) cho hay, Seoul yêu cầu Triều Tiên xin lỗi về việc nổ mìn tại khu phi quân sự hồi đầu tháng và nã pháo sang Hàn Quốc hôm 20/8, trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc họ có hành vi khiêu khích, và yêu cầu Hàn Quốc dừng tuyên truyền chống Triều Tiên. 15h30 chiều 23/8, cuộc đối thoại cấp cao tại Bàn Môn Điếm đã tái khởi động. Theo Yonhap, hội đàm kéo dài một cách khó tin và có thể tiếp tục kéo dài theo hình thức "Marathon". Triều Tiên muốn làm Tập Cận Bình "muối mặt"? Trang Đa Chiều chỉ ra, ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố sáng 20/8 rằng sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 2/9 dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, thì chiều cùng ngày, Triều Tiên đã "nã" rocket sang căn cứ Hàn Quốc. Động thái này được cho là "dằn mặt" Seoul, nhưng đồng thời được cho là Bình Nhưỡng cố ý khiến Bắc Kinh "xấu mặt". Đa Chiều phân tích, mối đe dọa lớn nhất đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể không phải là Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc, mà là Trung Quốc. Bình Nhưỡng quan ngại Trung Quốc chiếm vị thế chủ đạo trong quan hệ song phương và buộc Triều Tiên phải "phối hợp" với Bắc Kinh. Ông Kim có thể đã xem việc Trung Quốc "giúp đỡ" Triều Tiên có dấu hiệu của sự kiềm chế. Kể từ năm ngoái, Triều Tiên đã liên tục nỗ lực tìm kiếm đột phá ngoại giao với Nga, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản... thậm chí muốn "hất cẳng" Trung Quốc để độc lập về ngoại giao và kinh tế, Đa Chiều cho hay. Sau sự kiện "nã pháo" hôm 20, Hàn Quốc nhanh chóng trao đổi với Washington, trong khi Triều Tiên không hề thông báo hoặc "có lời" với Bắc Kinh. Mục đích của Bình Nhưỡng nhiều khả năng là "vượt mặt" Trung Quốc để đàm phám với Seoul. Đa Chiều cho rằng, với việc Moscow nhanh chóng lên tiếng kêu gọi các bên ở bán đảo kiềm chế ngay trong ngày xảy ra vụ đấu pháo cho thấy Thứ trưởng Ngoại giao nước này có thể đã thông báo vụ việc với Điện Kremlin từ sớm trong chuyến công du Nga. Kết quả, việc Nga, Mỹ lên tiếng trước về vấn đề bán đảo Triều Tiên đã tạo thành hiệu ứng "đẩy Bắc Kinh ra ngoài", đúng như những gì Triều Tiên tính toán. Toàn văn bài viết chứng minh ông Tập vấp phải kháng cự mãnh liệt theo Đại Lộ1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
IS thổi tung di sản văn hóa thế giới tại Palmyra 24/08/2015 06:27 GMT+7 TTO - Người đứng đầu chịu trách nhiệm cho các cổ vật của Syria Maamoun Abdulkarim ngày 23-8 cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thổi tung một ngôi đền cổ nằm trong danh sách di sản văn hóa Thế giới của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa LHQ (UNESCO). Ngôi đền Baal Shamin - Ảnh: AFP Theo AFP các chiến binh IS đã phá hủy ngôi đền Baal Shamin tại thành phố Palmyra của Syria bằng một khối lượng lớn thuốc nổ. "Daesh (một tên gọi khác của IS) đặt một số lượng lớn thuốc nổ trong ngôi đền Baal Shamin và kích nổ nó gây ra những thiệt hại lớn cho ngôi đền" - ông Maamoun cho biết. IS hiện đang kiểm soát một vùng đất rộng lớn của Syria và Iraq đã chiếm lấy Palmyra từ 21-5 và làm dấy lên mối quan tâm quốc tế về số phận của di sản văn hóa được UNESCO mô tả là "có giá trị phổ quát xuất sắc" trên. "Các khu vực bên trong đền thờ đã bị phá hủy và các cột trụ xung quanh sụp đổ" - ông Maamoun cho biết. Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh đang làm nhiệm vụ theo dõi cuộc chiến tranh dân sự ở Syria khẳng định việc IS phá hủy ngôi đền. Baal Shamin được xây dựng năm 17 Công nguyên (CN) và ngôi đền được mở rộng dưới sự trị vì của Hoàng đế La Mã Hadrian vào năm 130 CN. "Các dự đoán đen tối nhất của chúng tôi không may đã xảy ra" - ông Maamoun thông tin. Theo đó IS đã "thực hiện các cuộc hành quyết bên trong nhà hát cổ xưa của Palmyra, phá hủy tượng Sư tử nổi tiếng của Athena và biến đổi bảo tàng thành một nhà tù và phòng xử án". Việc phá hủy ngôi đền Baal Shamin diễn ra chỉ vài ngày sau khi IS chặt đầu nhà khảo cổ học kỳ cựu Khaled al-Assaad của Palmyra. ANH THƯ ==================== Cứ gì phải IS, vốn được coi là man rợ. Chỉ cần một sự dốt nát và tham vọng nổi lên, sư cụ chùa Trăm Gian - một tăng nhân theo Phật giáo lâu năm - về lý thuyết rất từ bi, hỉ xả, cũng đủ biến ngôi chùa 1000 năm tuổi của Việt Nam cũng thành củi.1 like -
Cổ vật siêu linh Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn”. Cũng sự kiện này, sách Thông chí do Trịnh Tiều đời Tống soạn, chép rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa (quy lịch)”. Chúng ta có thể nhấn mạnh sự kiện giao hảo trên cũng là điểm lịch sử xa nhất trong chính sử về mối bang giao giữa Văn Lang và Trung Quốc. Lịch Rùa của người Mường vùng Thanh Hóa và Hòa Bình là một dẫn chứng đặc biệt không thể phủ bác, mặt khác chữ Khoa Đẩu cũng chính là biểu tượng Âm Dương hay gọi là chữ Âm Dương, chữ Nòng Nọc cũng hoàn toàn chính xác. Mặc dù vậy, độc giả cũng có thể hỏi rằng có chứng cứ vật thể tại thời vua Nghiêu hay không? Khi mà thời đại này còn có các loại cổ vật như đồ đá, đồ gốm, ngọc khí, xương, gỗ... một câu hỏi bình thường nhưng cũng rất quan trọng, bởi đó là sự thật không thể chối cãi. Tất nhiên là có, thời vua Nghiêu đã lấy hình tượng con rùa làm biểu tượng cho sự kiện vĩ đại này, chúng ta nhớ lại thời Hạ Vũ chỉ cách vua Nghiêu 2 đời, tức Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ và rõ ràng, thời Đại Vũ thì vua Nghiêu vẫn đang sống (sẽ minh định lại thời gian). Thời Đại Vũ hoặc có thể là con cháu gần đó đã nổi trội với 3 biểu tượng ống tông, đĩa bích và rìu Việt, và khả năng thời vua Nghiêu cũng có đồ ngọc khí mang tính biểu tượng. Con rùa trong văn hóa Hồng Sơn là một trong những biểu tượng đó, nó thể hiệu rõ ràng ngôn ngữ Khoa Đẩu. Con rùa ngọc với giữa mai là vòng tròn Âm Dương hòa quyện tức hai con Nòng nọc. Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Trung Quốc và thế giới không biết nó là cái gì và thường gọi là "Ngọc đám mây". Mộ táng kè đá thuộc văn hóa Hồng Sơn và con rùa ngọc (Trên hai tay nhân vật mộ táng đang cầm 2 con rùa, thân mỗi con rùa không thể hiện cấu trúc Nòng nọc bởi vì hai con rùa ở hai tay đã thể hiện tính đối ngẫu Âm Dương rồi, riêng con rùa Âm Dương được treo qua cổ bằng một sợi dây trước ngực, ngay phần gần trái tim. Con rùa ngọc đeo trước ngực mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu). Dưới đây là một cổ vật rùa nữa, nhưng cách thể hiện khác, hai vòng tròn Âm Dương nghịch đảo tức Hà đồ (bên trái người đọc theo hướng nhìn vào) - Lạc thư (bên phải). Bốn chân con rùa được cách điệu thành hình mặt trăng lưỡi liềm (Tứ Tượng). Như vậy, huyền sử được chép lại sau này trong chính sử là hoàn toàn chính xác 100%. Hà đồ - Lạc thư trên rùa ngọc Như vậy, lịch sử trước thời vua Nghiêu cần phải giải mã bằng cổ vật và huyền sử, gia phả... bởi vì "các sự kiện trong chính sử đã kết thúc tại thời vua Nghiêu". Do vậy, các sự kiện ghi chép trong Kinh Thư (Kinh Thư khởi đầu bằng câu: "Việt nhược kê cổ" tức "Người Việt kể lại tích xưa"; Cửu châu thời Đường Nghiêu cũng đã có rồi) về mọi lĩnh vực cần được hiểu rõ chính xác hơn nữa. Đồng thời, qua biểu tượng rùa ngọc thì rõ ràng, nó đã gián tiếp khẳng định 3 biểu tượng ống tông, đĩa bích, rìu Việt là thời Hạ Vũ, tiếp nối đồ ngọc khí biểu tượng thời vua Nghiêu và có lẽ, cả trước đó nữa. Kinh Thư (muộn nhất viết thời Đông Chu) đã chép vào thời vua Nghiêu mọi thứ đã đầy đủ, các kim loại, tơ lụa, luật lệ, quân đội... đến Hạ Vũ trị thủy ở cửu châu, do vậy khả năng Hạ Vũ cho chế tác 9 đỉnh đồng cũng cần minh xác lại! Con tằm ngọc đeo trước cổ Tất nhiên, chữ viết Nòng nọc này cũng là nền tảng để xây dựng nên chữ Giáp cốt thời Thương và chữ viết Văn Lang?. Cũng cần tham khảo thêm biểu tượng: Những gút thắt lịch sử đã mở ra "bằng cổ vật" được giải đọc bằng chữ Khoa Đẩu của các thời đại cách đây 2350 TCN để các nhà nghiên cứu mọi miền cùng tiếp tục một cách vững chắc.1 like
-
Thưa chú: Đúng là cách đây 4 tháng đường cấp nước máy sinh hoạt trong nhà cháu có bị rò rỉ nhưng cháu đã kêu thợ lại khắc phục xong rồi ạ. Chú hướng dẫn cách dùng thuốc Bạch Hoa Xà cụ thể giúp cháu với. Địa chỉ nhà cháu: Lương Hoài Phong - 9A Bạch Đằng - Nha trang - Khánh Hòa. ĐT: 0905523749. Bệnh mạch lươn thật là khổ tâm, cháu hi vọng với bài thuốc Bạch Hoa Xà sẽ giúp cháu hết bệnh. Một lần nữa cháu xin cảm ơn chú rất nhiều.1 like
-
Chết đi sống lại, 79 năm sau mới qua đời 24/08/2015 05:33 Một người đàn ông ở Anh quốc được tuyên bố chết khi ở tuổi 29 sau một vụ tai nạn xe hơi, nhưng thật ra vẫn thở đều cho đến 108 tuổi. Lúc 29 tuổi, Samuel Ledward gặp tai nạn thảm khốc, nhân viên y tế đến hiện trường kiểm tra và tuyên bố anh đã tắt thở. Thi thể nạn nhân được đưa tới nhà xác, tuy nhiên sau đó không lâu, anh tỉnh dậy và bình thản… ra về. Theo Dailypost, sau 79 năm được cho là đã vĩnh biệt cõi trần, ông Ledward (ảnh) mới vừa chết thật sự hồi tuần trước và được xem là một trong những người đàn ông già nhất nước Anh. C.Nhung1 like
-
Quán vắng!
Vi Tiểu Bảo liked a post in a topic by Thiên Sứ
Người chế tạo trực thăng "made in Vietnam" bị lập biên bản (Khoa học) - Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Gia Quất, Long Biên, Hà Nội) người tự chế trực thăng đã bị công an lập biên bản nghiêm cấm không được tiếp tục chế tạo Trần tình thử nghiệm thất bại của người chế trực thăng Người chế tạo tàu ngầm động viên người chế tạo trực thăng Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt chiều ngày 3/3/2014, anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay trực thăng đã có một cuộc làm việc với công an. Theo lời kể của anh Thắng, vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng 2/2014 (khoảng thứ 5, thứ 6, ngày 27-28/2/2014) đã có hai người, một là công an khu vực và một cán bộ công an của quận Long Biên đã đến tận nhà và làm việc với anh. Nội dung buổi làm việc, anh Thắng phải ký vào một biên bản, theo đó, anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy bay trực thăng của anh. Thậm chí những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng phải dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay của mình. Tuy nhiên, anh Thắng đã không đồng ý việc này. Anh Nguyễn Văn Thắng và máy bay trực thăng của mình Anh cho biết: “Trước đây, do thử nghiệm thất bại, máy bay của tôi đã bị hỏng và gãy cánh chính, vỡ gương buồng lái. Sau cuộc thử nghiệm này, tôi đã có một lần làm việc với bên quân đội, cụ thể là lữ đoàn 918 của Phòng không Không quân. Lúc này tôi đã phải ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay.” “Từ thời điểm đó đến giờ tôi không động vào chiếc máy bay của mình, dù là sửa lại cái gương cái cánh để lắp lên cho nó thành hình, rồi mình ngồi mình ngắm. Nhưng đã ký cam kết rồi nên tôi giữ nguyên trạng, giờ công an lại bắt gỡ động cơ, thế là mâu thuẫn nhau lắm”. “Người bạn tôi tên Long, đang có kho rộng để chứa xe máy của cửa hàng, tôi gửi nhờ trực thăng vào đó, anh Long cũng phải ký cam kết không được chế tạo, thử nghiệm như tôi” – Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm. Chiếc máy bay trực thăng bị hỏng nặng sau khi thử nghiệm hôm 16/1/2014 Người thợ máy chia sẻ: “Tôi chẳng có mục đích khoa học gì, cũng chẳng nghiên cứu gì phạm pháp. Tôi làm vì đam mê cơ khí và chế tạo. Nay phải ký biên bản, mai phải ký biên bản, tôi cảm thấy mất hết hào hứng, quyết tâm”. Trước đó, anh Thắng đã chế tạo được chiếc máy bay trực thăng mini thành hình thành dáng. Trong hai lần thử nghiệm đầu tiên, máy bay của anh Thắng đã cất cánh khỏi mặt đất được 50 cm. Lần thử nghiệm gần nhất vào ngày 16/1/2014, sau khi cất khỏi mặt đất gần 1m, do không biết lái, anh Thắng đã khiến máy bay mất thăng bằng và ngã nhào, hỏng nặng phần cánh. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW,2.0L với vòng tua 4000-4500 vòng/phút, vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Là chiếc trực thăng tự chế lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này. Ngoài trực thăng, anh Nguyễn Văn Thắng còn chế tạo thành công chiếc môtô 3 bánh 400 phân khối và đang chế tạo một chiếc môtô 5 bánh, dự kiến có mui trần và là mẫu xe độc bản duy nhất trên thế giới. Thu nhập chính của anh Thắng vào thời điểm này là chế tạo xe chuyên dụng cho người khuyết tật và buôn bán ô tô, xe máy. Nguyễn Văn Sĩ ===================== Luật pháp có điều khoản nào cấm chế tạo máy bay trực thăng không nhỉ?1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
ĐỌC LẠI BÀI BÁO CŨ. ======================== "Hồi kết tan nát" của dị nhân đuổi mưa Đại Lễ Ngày 29 Tháng 6, 2011 | 03:46 PM Để độc giả có cái nhìn rõ hơn về ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Gia Huy - Hoàng Yến đăng trên VTCnews hồi tháng 10/2010. > Dị nhân dự đoán 3 lần mới đưa được rùa lên bờ > Gặp lại "Dị nhân đuổi mưa": Thiên hạ nói thế nào thì nói! Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng". Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan tỏa trên thế giới. Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải hủy bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ. Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ. Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn... Dự báo sai, tự nhận đúng (!?) Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ủy quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5 giờ -15 giờ ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa. Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to. Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!) Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự ủy thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5 giờ sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”. Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra. Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật! Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!) Về việc này, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì). Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán! Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hóa” - Độc giả phân tích trong thư. Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. “Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – PV) sẽ không lấy tiền” - Ông Tuấn Anh nhấn mạnh. Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc. Sau đó, ông Tuấn Anh đã hủy bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông. Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”... Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!). Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "năng mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò. Theo Gia Huy - Hoàng Yến VTC ========================= Xem lại một bài báo cũ - mặc dù chuyện đã qua - mới thấy thế gian này đúng là cũng không thiếu những kẻ miệng lưỡi lươn lẹo. Trong kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chưa có một chương trình nào phải dùng phương án II. Tức là phải làm lễ trong nhà khi trời có mưa. Nhưng thật khốn nạn vậy đó. Đây là cách người ta diễn đạt một cách cực kỳ đểu giả và rất bỉ ổi về một sự thật. Thời tiêt Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi diễn ra tốt đẹp, không thể phủ nhận, không chỉ người Hanoi mà tất cả những khách quốc tế đều biết rõ điều này, mà còn bị xuyên tạc trắng trợn như vậy. Thế thì những chuyện còn trong bóng tối, đừng trách thiên hạ hiểu nhầm nhá.1 like