-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/08/2015 in all areas
-
Trung Quốc “đau đầu” với cơn ác mộng chiến tranh liên Triều Thứ hai, 24/08/2015 - 07:00 Nguy cơ chiến tranh Hàn - Triều dâng cao khi đàm phán không có kết quả, đang là một "cơn ác mộng" gây "đau đầu" chính quyền Trung Quốc những ngày qua. 2 miền Triều Tiên chiều 23/8 đã nối lại cuộc đàm phán cấp cao nhằm tránh xảy ra nguy cơ đụng độ quân sự. Seoul đã cáo buộc Bình Nhưỡng làm xói mòn tiến trình này khi tiếp tục các hoạt động triển khai trên biển và trên bộ. Tuy nhiên cuộc đàm phán kéo dài từ đêm 22/8 tới sáng 23/8 mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng nào. Quan chức quân đội cấp cao Triều Tiên Hwang Pyong So (trái) bắt tay cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan Jin tại buổi hội đàm. Đàm phán không có kết quả đã dẫn đến những tuyên bố và động thái “cứng rắn” từ các bên. Hãng tin nhà nước Triều Tiên, KCNA đã ngay lập tức lên tiếng: “Chúng tôi đã tự kiềm chế trong hàng thập kỉ qua. Giờ chắc không có ai có thể nói rằng, tự kiềm chế sẽ giúp ích cho việc giải quyết tình hình”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, khoảng 70% số tàu ngầm của Triều Tiên, tương đương 50 chiếc đã rời các căn cứ quân sự tại khu vực duyên hải phía Tây và phía Đông của Triều Tiên ngày 22/8 song đã không bị quân đội Hàn Quốc phát hiện. Con số 70% này cho thấy các hoạt động quân sự của Triều Tiên đang gia tăng ở mức cao, tăng gấp 10 lần kể từ khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953, trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến căng thẳng. Về phía Hàn Quốc, vào ngày 22/8, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã điều 8 máy bay chiến đấu tấn công các mục tiêu mô phỏng để tăng cường sức mạnh. Diễn biến này đã khiến Trung Quốc phải có động thái chuẩn bị cho bất kỳ tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Vào ngày 21/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh cho biết, Bắc Kinh vẫn theo dõi sát sao mọi diễn biến và vô cùng quan ngại trước những căng thẳng gần đây giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Đi kèm với phát ngôn “quan ngại”, Trung Quốc cũng gia tăng quân sự ở khu vực biên giới. Theo báo chí Hongkong, quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới nước này với Triều Tiên. Người dân ở giáp biên với Triều Tiên đã chứng kiến sự xuất hiện bất thường của lực lượng xe bọc thép, xe tăng quân đội trên đường phố thuộc thành phố Diên Cát, Diên Biên phía Đông tỉnh Cát Lâm. Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Việc triển khai lực lượng quân sự áp sát biên giới Triều Tiên phản ánh Bắc Kinh đang lo lắng một cách nghiêm túc về bế tắc hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Bắc Kinh “phát hoảng” vì bị đẩy làm trung gian? Tối hậu thư mà Triều Tiên gửi cho Hàn Quốc hôm 21/8 vừa qua lại chính là được đưa tới Đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, tối hậu thư nhấn mạnh Triều Tiên sẽ bắt đầu thực hiện các hành động quân sự mạnh mẽ nếu như phía Hàn Quốc không chấm dứt cuộc chiến tranh tâm lý. Đáp lại, Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục có các hành động, mà Hàn Quốc gọi là khiêu khích. An ninh tăng cường ở khu vực biên giới 2 miền Triều Tiên. Reuters dẫn lời Đại sứ Triều Tiên tại Nga rằng bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực chiến tranh và Triều Tiên sẽ phản ứng mạnh mẽ trong trường hợp Hàn Quốc bác bỏ các yêu cầu của Triều Tiên về việc chấm dứt các chương trình phát thanh tuyên truyền ở biên giới, trước thời hạn chót vào chiều 21/8. Ngoài việc 2 miền Triều Tiên tung ra những lời lẽ cứng rắn thì giới phân tích lại để ý nhiều tới yếu tố Bắc Kinh trong dụng ý hành động của phía Bình Nhưỡng. Việc Bình Nhưỡng “bắn tin” cho Seoul thông qua đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh chỉ là nhằm lôi kéo Trung Quốc vào cuộc hòng gây áp lực tâm lý với Hàn Quốc. Một mũi tên trúng 2 đích, vừa là để trả đũa cuộc tập trận chung Mỹ -Hàn; nhưng sâu xa cũng là “lời nhắn gửi” với Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 2-4/9 tới. Mỹ, Nhật nhảy vào nếu xảy ra chiến tranh Hàn – Triều Ngay khi có thông tin về cuộc nã pháo giữa 2 miền Triều Tiên, báo chí Nga đã đưa ra nhận định về khả năng Mỹ, Nhật sẽ vào cuộc nếu xảy ra chiến tranh liên Triều. Đối với Washington, Hàn Quốc là một tiền đồn hoàn hảo nằm gần biên giới Trung Quốc. Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở quốc gia này và cả ở Nhật Bản, Hawaii là vì những tuyên bố đe dọa ngày càng tăng cường độ nguy hiểm của Triều Tiên cũng như việc quốc gia này theo đuổi vũ khí hạt nhân. Việc Hàn Quốc bị “tấn công” chắc chắn sẽ khiến Mỹ “không thể ngồi yên”. Nhật Bản cũng vậy, chắc chắn sẽ gia tăng sức mạnh quân sự của mình đề phòng trường hợp xấu nhất là chiến tranh lan ra khu vực Đông Bắc Á. Sự gia tăng hiện diện của Mỹ và Nhật sẽ khiến tham vọng kiểm soát vùng biển Hoa Đông của Bắc Kinh chính thức phá sản. Nói tóm lại, một cuộc chiến liên Triều dù khó xảy ra nhưng nếu trở thành sự thật, sẽ mang lại bất lợi vô cùng lớn cho Trung Quốc, đẩy chính quyền Bắc Kinh vào một “cơn ác mộng” thực sự khó lường./. Theo Ngân Giang/VOV.VN ======================== Về mặt tổng thể, biển Đông cùng lắm là dây dẫn nổ, thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Cái này lão Gàn phát bỉu nâu dồi. Nhưng về diễn biến cụ tỷ thì nó như thế lào thì cơ bủn sẽ là Đài Loan - cái này cũng nói rùi - Nhưng râu ria, gọi là dẫn chuyện có thể diễn biến dưới nhiều hình thức. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Hai miền Cao Ly có uýnh nhau hủy diệt, hay thống nhất thì Tàu đều bị động kinh như nhau. Nước Tàu đang bị dồn vào thế bí. Nước Thục ngày xưa bị dồn vào thế bí, khiến Khổng Minh phải bỏ cả triều chính để ngắm cá Koi. Nhưng sau đó ngài giải quyết được. Vì thời ấy chỉ dồn nhau về mặt quân sự. Nên sau những giải pháp của ngài thì việc thân chinh đánh Mạch Hoạch như là một giải pháp triệt để. Nhưng nước Tàu bây giờ thì khác hẳn nước Thục ngày xưa. Đã vậy lại thiếu hẳn một khả năng tư duy của Khổng Minh. Điều này sẽ dẫn đến - hoặc là Tàu phải liều uýnh nhau với Huê Kỳ một trận, như một vài tướng Tàu đã phát biểu; hoặc chấp nhận thất bại và nhượng bộ Hoa Kỳ. Nhưng lão nhắc lại rằng: Cho dù bây giờ nước Tàu có lùi cũng đã muộn rồi. Hôm nay, lão hé lộ thêm một chút: Chỉ cần Hoa Kỳ vây chặt, không cần động binh, nước Tàu sẽ phải buộc tiến hành chiến tranh như một cú tự sát kiểu Samurai, hoặc tự sụp đổ. Lão thừa biết thế lực nào đứng đằng sau việc nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Liệu cái thần hồn! Lão vẫn còn đang rất chính danh khi tỏ ra muốn một cuộc tranh luận khoa học làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử.4 likes
-
Tình tiết bất ngờ giữa căng thẳng đối thoại Triều Tiên-Hàn Quốc Hải Võ | 24/08/2015 13:55 Cuộc đối thoại cấp cao Hàn-Triều đang diễn ra căng thẳng, song những tín hiệu bất ngờ từ Bình Nhưỡng cho thấy tình hình bán đảo lạc quan hơn so với các báo cáo rất nhiều. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp khẩn với Quân ủy Trung ương nước này, thảo luận việc "chuẩn bị cho chiến tranh". Bình Nhưỡng bất ngờ gọi Hàn Quốc bằng "tên thân mật" Chiều tối 22/8, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA và phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) gần như cùng lúc công bố thông tin, quan chức cấp cao 2 miền bán đảo liên Triều đã tổ chức cuộc tiếp xúc khẩn cấp tại khu vực đình chiến Bàn Môn Điếm. Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong So, Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon đại diện cho Bình Nhưỡng trong cuộc đàm phán với Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hong Yong-pyo. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) chỉ ra, việc truyền thông nhà nước Triều Tiên nhanh chóng đăng tải thông tin về cuộc đối thoại cấp cao giữa 2 miền là "vô cùng hiếm thấy". Đặc biệt hơn nữa, trong các báo cáo của mình, Triều Tiên đã gọi Hàn Quốc là "Đại Hàn Dân Quốc", như một tín hiệu khiến truyền thông quốc tế hết sức quan tâm. Từ trước đến nay, cách xưng hô "thân mật" như trên mà Bình Nhưỡng dành cho Seoul chỉ được sử dụng vào thời kỳ chính quyền của các Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Roh Moo Hyun thực hiện "chính sách Ánh dương", làm ấm lại quan hệ 2 miền bán đảo. Ngoài các giai đoạn trên, các cơ quan ngôn luận của Bình Nhưỡng luôn gọi Hàn Quốc là "bù nhìn Nam Triều Tiên", Hoàn Cầu cho hay. Trong các thời kỳ cầm quyền của đảng bảo thủ Hàn Quốc, Triều Tiên cũng chưa từng gọi người láng giềng là "Đại Hàn Dân Quốc". Các quan chức cấp cao Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay trước cuộc hội đàm chiều tối 22/8 tại Bàn Môn Điếm. Ảnh Hoàn Cầu bình luận, cử chỉ tôn trọng rất hiếm thấy mà Triều Tiên dành cho Hàn Quốc này, là biểu hiện khá rõ Bình Nhưỡng mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng, bất chấp nhiều báo cáo cho thấy song phương đều có các hoạt động quân sự "nóng". Hãng Yonhap (Hàn Quốc) cho hay, Seoul yêu cầu Triều Tiên xin lỗi về việc nổ mìn tại khu phi quân sự hồi đầu tháng và nã pháo sang Hàn Quốc hôm 20/8, trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc họ có hành vi khiêu khích, và yêu cầu Hàn Quốc dừng tuyên truyền chống Triều Tiên. 15h30 chiều 23/8, cuộc đối thoại cấp cao tại Bàn Môn Điếm đã tái khởi động. Theo Yonhap, hội đàm kéo dài một cách khó tin và có thể tiếp tục kéo dài theo hình thức "Marathon". Triều Tiên muốn làm Tập Cận Bình "muối mặt"? Trang Đa Chiều chỉ ra, ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố sáng 20/8 rằng sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 2/9 dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, thì chiều cùng ngày, Triều Tiên đã "nã" rocket sang căn cứ Hàn Quốc. Động thái này được cho là "dằn mặt" Seoul, nhưng đồng thời được cho là Bình Nhưỡng cố ý khiến Bắc Kinh "xấu mặt". Đa Chiều phân tích, mối đe dọa lớn nhất đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể không phải là Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc, mà là Trung Quốc. Bình Nhưỡng quan ngại Trung Quốc chiếm vị thế chủ đạo trong quan hệ song phương và buộc Triều Tiên phải "phối hợp" với Bắc Kinh. Ông Kim có thể đã xem việc Trung Quốc "giúp đỡ" Triều Tiên có dấu hiệu của sự kiềm chế. Kể từ năm ngoái, Triều Tiên đã liên tục nỗ lực tìm kiếm đột phá ngoại giao với Nga, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản... thậm chí muốn "hất cẳng" Trung Quốc để độc lập về ngoại giao và kinh tế, Đa Chiều cho hay. Sau sự kiện "nã pháo" hôm 20, Hàn Quốc nhanh chóng trao đổi với Washington, trong khi Triều Tiên không hề thông báo hoặc "có lời" với Bắc Kinh. Mục đích của Bình Nhưỡng nhiều khả năng là "vượt mặt" Trung Quốc để đàm phám với Seoul. Đa Chiều cho rằng, với việc Moscow nhanh chóng lên tiếng kêu gọi các bên ở bán đảo kiềm chế ngay trong ngày xảy ra vụ đấu pháo cho thấy Thứ trưởng Ngoại giao nước này có thể đã thông báo vụ việc với Điện Kremlin từ sớm trong chuyến công du Nga. Kết quả, việc Nga, Mỹ lên tiếng trước về vấn đề bán đảo Triều Tiên đã tạo thành hiệu ứng "đẩy Bắc Kinh ra ngoài", đúng như những gì Triều Tiên tính toán. Toàn văn bài viết chứng minh ông Tập vấp phải kháng cự mãnh liệt theo Đại Lộ2 likes
-
Bệnh Rò Hậu Môn ( Mạch Lươn)
mutin and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Gửi địa chỉ cho chú. Chủ gửi thuốc Bạch Hoa Xà cho dùng. Về Phong thủy xem lại đường cống thoát nước trong nhà, có chỗ nào có vấn đề gì không?2 likes -
Báo Hồng Kông: Trung Quốc kéo quân áp sát biên giới Triều Tiên Hồng Thủy 23/08/15 14:40 Thảo luận (0) (GDVN) - Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Xe tăng Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Boxun. Đông Phương nhật báo Hồng Kông ngày 23/8 đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới nước này với Bắc Triều Tiên. Người dân châu tự trị Diên Biên giáp biên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã chứng kiến sự xuất hiện bất thường của lực lượng xe bọc thép, xe tăng quân đội trên đường phố thuộc thành phố Diên Cát, Diên Biên phía Đông tỉnh Cát Lâm. Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Việc triển khai lực lượng quân sự áp sát biên giới Triều Tiên phản ánh Bắc Kinh đang lo lắng một cách nghiêm túc về bế tắc hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Đại biểu 2 miền bán đảo Triều Tiên đã đồng ý tiếp tục đàm phán lúc 3 giờ chiều nay 23/8 giờ địa phương sau khi cuộc đối thoại đầu tiên kéo dài 10 tiếng đồng hồ ngày hôm qua kết thúc. Cuộc đàm phán thứ nhất bắt đầu khoảng 6 giờ 30 phút chiều qua 22/8, Bình Nhưỡng ra tối hậu thư đòi Seoul phải dừng phát sóng chương trình tâm lý chiến chống Triều Tiên ở biên giới và đe dọa chiến tranh toàn diện nếu Hàn Quốc không thực hiện. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm chỉ ngừng phát sóng nếu có một "kết quả chấp nhận được" từ cuộc đàm phán với miền Bắc. Hoạt động phát thanh tâm lý chiến chống Triều Tiên bắt đầu sau một vụ nổ mìn ở biên giới làm 2 lính Hàn Quốc bị thương, Seoul cho rằng Bình Nhưỡng là thủ phạm. Hôm Thứ Năm vừa qua hai miền đã nổ ra một cuộc đọ pháo qua biên giới. Bế tắc giữa 2 miền Triều Tiên cũng xảy ra đúng lúc cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn đang diễn ra. Ngày 21/8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc về diễn biến trên bán đảo gần đây. "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng leo thang. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, xử lý đúng đắn tình hình hiện nay thông qua tiếp xúc và đối thoại, ngừng làm bất cứ điều gì có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên", bà Oánh nói. Quan chức cấp cao hai miền bán đảo Triều Tiên đã đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục nhằm tìm cách tháo ngòi căng thẳng. Ảnh: Yonhap. Thời báo Hoàn Cầu cũng cố gắng làm giảm nhẹ nguy cơ xung đột quân sự với bài xã luận cho rằng, hai miền Triều Tiên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, không ai muốn khơi mào một uộc chiến tranh. Đáp lại thông điệp này của Bắc Kinh, Thông tấn xã Triều Tiên KCNA ngày 21 nói: "Chúng tôi đã tự kiềm chế trong suốt mấy thập kỷ qua. Bây giờ bất cứ ai nói về tự kiềm chế đều chẳng giúp ích gì cho việc kiểm soát tình hình". Bình luận về diễn biến này, Đa Chiều ngày 22/8 có bài: "Nam Bắc Hàn đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục, Bình Nhưỡng cả đêm kêu gọi Bắc Kinh ngậm miệng". Đa Chiều cho rằng Trung Quốc kêu gọi "các bên" kiềm chế, nhưng Triều Tiên không những không nghe mà còn tỏ thái độ thách thức Bắc Kinh rất đáng để các bên suy ngẫm. Một số nhà phân tích cho rằng, trước đây Trung Quốc coi Triều Tiên là "phên giậu hoãn xung" của mình, nhưng tình hình giờ đã đảo ngược, Bắc Kinh mới thực sự là "phên giậu giảm sóc" của Bình Nhưỡng. Bản thân lãnh đạo Trung Quốc hiện tại cũng rất lo lắng Bình Nhưỡng có thể quyết định hành động liều lĩnh, cực đoan làm cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên càng trở nên trầm trọng, khó kiểm soát. Trong khi đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tỏ ra "không có lý do gì để nghe Trung Quốc", ông tiếp tục tích cực xây dựng "thế trận phòng thủ chống ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng". Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, nếu như Seoul lập tức thông báo cho Mỹ và các bên liên quan diễn biến tình hình thì người ta không thấy dấu hiệu nào về việc Bình Nhưỡng trao đổi với Bắc Kinh, trong khi đó Triều Tiên đã sớm phái một Thứ trưởng Ngoại giao sang Moscow để trao đổi về vụ pháo kích nên người Nga mới có phản ứng nhanh như vậy. Kết quả là chỉ riêng mỗi Bắc Kinh là bất ngờ và bị gạt ra ngoài lề sự việc. Không thông báo gì cho Trung Quốc đã đành, ngay cả khi đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế về vụ đọ pháo hôm Thứ Năm, giới truyền thông nhà nước của nước sở tại cũng không được mời. Giới quan sát cho rằng động thái này của Bình Nhưỡng nhằm 3 mục đích: Một là thể hiện sự bất mãn với Bắc Kinh vì Trung Quốc đã không còn ủng hộ Triều Tiên. Hai là muốn cho Bắc Kinh thấy Bình Nhưỡng có khả năng kéo họ xuống bùn bất cứ lúc nào, thứ ba là việc Bình Nhưỡng muốn thể hiện năng lực độc lập tự chủ xử lý vấn đề. Minh chứng cho điều này là 2 miền Triều Tiên đã nhanh chóng tổ chức hội đàm tháo ngòi nổ căng thẳng mà không cần phải thông qua Bắc Kinh. Kim Jong-un nhìn thấy rõ thời cơ lịch sử Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn "làm được gì đó" trước khi rời Nhà Trắng, có thể học tập Iran để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ - Hàn mà chưa chắc Trung Quốc đã được tham gia. Hồng Thủy ==================== Lão Gàn nói rồi: Sau vụ tố sì phé - thì - hoặc là hai miền sẽ nhanh chóng thống nhất; hoặc là chiến tranh sẽ xảy ra. Chứ không còn tình trạng lằng nhằng như hiện nay. Tuy nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, thì sự sụp đổ của ngài Kim Jong Un không phải do thắng hay thua với liên quân Mỹ Hàn, mà chính là Trung Quốc. Lão nghĩ rằng ngài Kim Jong Un đủ tỉnh táo nghĩ đến việc này.2 likes
-
Trúc mọc bên đình Họ Dương 楊 là một họ cổ xưa của người Việt, của văn minh nông nghiệp, nên chữ Dương 楊 gồm bộ Mặt trời (Dương 陽) và bộ Mọc (Mộc 木), nghĩa của chữ Dương 楊 là “Mặt trời mọc”. Khi người Việt cổ từ đồng bằng sông Hồng đi thuyền Dong buồm (Giương buồm) đi lên khai phá đất đai phía bắc đến vùng thuộc Giang Tô – Thượng Hải ngày nay, thì những người đó xưng là họ Giương 揚, chữ có bộ Tay 扌chèo, họ lập nên vùng Dương Châu 揚 州, họ Dương 揚 ở TQ là chữ Dương 揚 này, có bộ Tay 扌. Một họ Dương 羊 nữa ở TQ là họ của dân chăn Dê 羊, là họ Dương 羊 này. Chữ lót Đình, nếu là lấy chữ Triều Đình 朝 廷thì chữ Đình 廷ấy hơi giống chữ Diên Trường 延 长 nghĩa là Dãn 延 Dài 长. Còn chữ cái Đình 亭 hoặc gia Đình 庭 là những chữ Đình khác, thường không lấy làm tên lót, vì nó không hợp nghĩa. Vì họ Dương 楊 là họ nông nghiệp, nghĩa chữ lại là “Mặt 陽 trời Mọc 木), đó là lúc bình minh, lúc sáng đẹp nhất trong ngày. Nên chữ Đình 婷 làm tên lót của họ Dương 楊 không phải là chữ Đình 廷 của Triều Đình 朝 廷, mà là chữ Đình 婷 mang ý nghĩa “Đẹp Xinh” = Đình 婷 (Đẹp Xinh thiết Đình 婷), chữ Đình 婷 này mang ý nghĩa là tươi đẹp, và chỉ dùng cho sách, tức chỉ có trong “tự điển” của các cụ Tiên Chỉ ở làng dùng để đặt tên, chứ không phải là từ dùng trong nói năng. Chữ Đình 婷 này cũng thường gắn với chữ họ Dương 楊 như là một họ kép gọi là họ Dương Đình 楊 婷 (bởi “Mặt trời Mọc” thì phải tươi đẹp, tức là “Đẹp Xinh” = Đình 婷, chữ Đình 婷 này gồm bộ Nữ 女 và cái Đình 亭 là tá âm, nhưng chính vì các cụ Việt nho đặt ra chữ Đình 婷 này, mà mới có câu ca dao: “ Trúc xinh trúc mọc bên Đình 亭. Em 女 xinh Em 女 đứng một mình cũng xinh”, câu này khác gì vịnh chữ “Đẹp Xinh thiết Đình 婷”, là chữ Đình 婷 mang nghĩa tươi đẹp). Dương Đình Nghệ, truy nguyên phải là chữ này: Dương Đình Nghệ 楊 婷 藝. Có thể vì sau ông có làm quan ở triều đình, nên người viết phả đã dùng chữ Đình 廷 của Triều Đình 朝 廷 viết thành tên lót của ông là Dương Đình Nghệ 楊 廷 藝. Ngôn từ Việt không chỉ để lại nhan nhản trong Hán ngữ mà còn để lại cũng nhan nhản trong Nhật ngữ. Thiết “Nhiều Lắm” = Nhặn, từ Nhặn viết bằng chữ Nhiên 然. Nhặn nở ra từ dính Nhan-Nhản. Vũ trụ là Đất + Trời = Tất+Càn = Tất+Cả = Tạo Hóa. Nhấn “Tạo hóa Chứ!” = Tự. Tự Nhiên 自 然 là viết theo cú pháp Việt, có nghĩa là “tạo hóa sinh ra nhiều thứ lắm”. Ví dụ, cụm từ “Nhật Bản Gọi” thì tiếng Nhật là “Ni Hôn Gô 日 本 語 ” (tức Nhật Bản ngữ 日 本 語). Ví dụ, nôi khái niệm “đẹp” là: Đẹp = (nhấn) “Đẹp Chi 之!” = Đĩ (vẻ đẹp ngồ ngộ) = “Quá Đĩ” = Kĩ 妓 (vẻ đẹp sexy) = Ý 懿 = Ki-Rei-Y ( tiếng Nhật))= “Mặt đẹp Chi 之!” = Mĩ 美 = (nhấn) “Mĩ Đấy!” = Mei 美 (tiếng Hán) = “Làm đẹp Hề兮!” = Lệ 麗 = (nhấn) “Lệ Chi 之!” = Li 麗 (tiếng Hán). Từ đôi Mĩ Lệ 美 麗 được Hán ngữ dùng chỉ cái đẹp gọi là “Mei Li 美 麗”. Đẹp khi nhìn gọi là “Đẹp Nom” = Đỏm. Đẹp nhiều gọi là “Đẹp Nhiều” = Điệu 窕, “Đẹp Dáng” = “Đỏm Dáng” = Đàng, thành từ đôi Điệu Đàng. Đẹp của phái yếu gọi là Yểu Điệu 窈 窕. Bổn chữ là Ấu 幼 Đào 咷 (trẻ con Gào khóc, lúc đó dáng nó dễ thương). Mẹ nó là Âu Cơ thì đương nhiên con là “Âu Giống” = Ấu (lướt lủn), Ấu chỉ đứa con nít, Ấu Con 幼 子 = Oắt Con = Wa-Kai (tiếng Nhật chỉ đứa con nít). Nhật ngữ đã dùng ba chữ Kĩ 妓, Lệ 麗(Rei), Ý 懿 để ghép thành tính từ tiếng Nhật là Ki-Rei-Y nghĩa là đẹp. “Đẹp” tiếng Nhật là ki-rei-y, còn “đẹp đấy nhé!” là ki-rei-y đex né! Chữ Ý 懿 có nghĩa là đẹp, dù Hán ngữ hiện đại không dùng, dù Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ VN xb 1991 cũng không đưa nó vào gọi là “tố gốc Hán”, vậy nó là thuộc “cổ Hán ngữ” tức là của tiếng Việt vậy. Ví dụ, người thợ làm đầu nói: “ Tôi sửa tóc như vầy vừa Đẹp chưa?” ( “Tôi sửa tóc như vầy vừa Ý chưa?”). Khách trả lời: “ Vừa Ý!” ( “Vừa Đẹp!”, “Coi là vừa Đi!” hay cộc lốc “Được!” – Hán ngữ dùng câu cộc lốc “Hành!”). Ví dụ: “Trong mấy cái áo này con thích cái nào?”, trả lời: “Con thích cái Ý cơ!” (“Con thích cái Đẹp cơ!). Ví dụ: “ Hết Ý!” (“Đẹp hết xảy!). Nhân xưng ngôi một tiếng Việt là Ta. Ta=Ngã=Người. Xưng “Ta” có nghĩa là xưng “Người”, đương nhiên ngôi thứ hai sẽ là “Người Hai” = Ngươi (do lướt lủn). Cùng logic, xưng ngôi một xưng là Mình, đương nhiên ngôi hai sẽ là “Mình Hai” = Mày, nhấn “Mày Chi!” = Mi, hay “Mày Chứ!” = Mừ (Mừ là nhân xưng ngôi hai của tiếng Tày-Thái). Tiếng Nhật xưng ngôi một là wa-Ta-xi, ngôi hai là a-na-Ta, cũng đều có “Ta” cả, mà Ta nghĩa là người, là “hi-To”, đều do từ nôi khái niệm của tiếng Việt mà ra cả. Người Nhật chỉ ưa nhất là “ người -Ta NÓ cần- mẫn”, câu này ở tiếng Nhật theo cú pháp thuyết trước đề sau là “kin-ben NÔ hi-Tô”. Cho nên chỉ vài chục năm sau chiến tranh, nước Nhật đã thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Chỉ cần người-Ta (hi-Tô) cần 勤 (kin勤) cù lao động và mẫn 敏 (ben敏) cảm với thời cuộc thì làm được tất cả, bởi chưa biết làm sẽ có người cùng làm mà thạo hơn bày vẽ cho. Chứ chưa cần anh phải “dân trí cao” tới cỡ nào. Có mần thì mới biết mẫn, bởi mần nhiều thì là “Mần Mần” = Mẫn, 1+1=0, không mần thì làm sao biết mẫn cảm với biến đổi khí hậu hay mẫn cảm với biến động của thị trường, không mần thì lấy đâu mà biết “thức thời mẫn thế” để mà đón được “thiên cơ vận hội”. Mà công việc “mần dâu trăm họ” trong xã hội thì phải biết “một sự nhịn chín sự lành”. Nín = Nhịn = Nhẫn 忍, người Nhật lại gọi chữ Nhẫn 忍 là “Nin 忍”. Nhịn là Nhịn Người tức “Nín Ngài” = Nại 耐, tức Nại Người. Người = Ngã = Ta. Nhịn Người tức Nại Người thì tiếng Nhật lại đọc ngược là “Ta Nại” = “Tai 耐”. Câu tục ngữ “Một sự nhịn chín sự lành” thì Việt nho viết thành câu đối là: Nhất cần thiên hạ vô nan sự. Bá nhẫn gia trung hữu thái hòa (壹勤天下無難事。百忍家中有泰和)QT Lướt (thiết) và QT Tơi-Rỡi là có tồn tại trong tiếng Việt, không chối cãi được, Chối = Thối 退 = Thoái 退 = Thoán 竄, Cãi = Cải 改, từ Chối Cãi viết bằng chữ Thoán Cải 竄 改. Dùng các QT trên sẽ giúp tìm được gốc các tên làng cổ. Ví dụ đền Lí bát đế thờ các Vua triều Lí ở làng Đình Bảng, làng ấy cổ xưa trước thời Lí đã có tên là Kẻ Báng vì đã có đền Báng, tức đền “Bái Sang” = “Bái Vãng” = Báng, là đền bái vọng thủy tổ xưa, không phải là gốc ở đất ấy. Sang = Vãng = Vọng, khách đi sang đi lại gọi là khách vãng lai. Mẫn 敏 = “Biết Mẫn” = Bân 斌 = Bén (Nhật đọc chữ Mẫn 敏 là “Ben”) = Bẩy (biết chọn lọc, tức “Biết Lẩy” = Bẩy) = Nhậy = Nhanh = (từ đôi) Nhanh Nhậy, Nhậy Bén. Chữ Bân 斌 là chữ đặt gồm Văn 文 và Võ 武, có nghĩa là “văn võ kiêm toàn”, nhưng đọc đúng luật từ phải sang trái là “Võ Văn” = Vân. Vân 云 nghĩa là nói, đây chính là sức mạnh ngoại giao. Thành ngữ “Mạnh vì Gạo, bạo vì Tiền”. Ở khái niệm cụ thể thì Gạo và Tiền chỉ là chỉ hai vật chất cụ thể, rời rạc. Ở khái niệm trừu tượng thì như là ám ngữ: “Gạo Tiền” = Ghiền = Nghiên, là nghiên cứu. “Tiền Gạo” = Tạo, là sáng tạo. Có được sức mạnh nghiên cứu sáng tạo (“kinh tế tri thức”) thì sẽ được Bái (tâm phục khẩu phục), Bái có dấu 1, chỉ tác động ngoài, mang nghĩa tích cực. Ngược lại thì là Bại, Bại có dấu 0, mang nghĩa tiêu cực, ám chỉ thua từ trong (thành ngữ “Tiên trách kỉ hậu trách nhân”, lỗi do mình chứ không phải do khách quan nào cả). Đây chính là giải nghĩa tại sao đặt chữ Bân 斌 (bổn chữ ám nghĩa là Văn 文 Võ 武 kiêm toàn) mà chữ lại mang dấu 0, ám chỉ cái tiềm năng vô hạn bên trong của con người, tiềm năng ấy là cái Tàng, Tàng phiên thiết Tạo Sáng, Tạo Sáng là cái Cống Hiến của con người. Bân 斌 thể hiện cái trí tuệ: Văn 文 phiên thiết Viết + Ngăn (biết Nói – Viết 曰 và biết Không Nói – Ngăn). Võ 武 phiên thiết Việt + Co (biết Tiến – Việt 越 và biết Dừng – Co, Co = Họ, lệnh con trâu “Hãm Đó!” = Họ!). Ngược với Bân dấu 0 có ba từ dấu 1 là Bần (hành xử nghèo về trí tuệ), là Bấn (hành xử bí về phương pháp), là Bẩn (hành xử chơi bẩn về chiến lược hay chiến thuật) đều dẫn đến Bại (Bại phiên thiết Bị Hại, do chính mình “vác đá chọi bàn chân”), mà không được Bái (thiên hạ tâm phục khẩu phục). Vậy mà Bân chỉ đơn giản là “Biết Mần” = Bân: biết hiểu đúng qui luật của vũ trụ, thuyết ÂDNH, để mà “Mình vì Dân” = Mần. Trong diễn xướng dân gian thì diễn viên được gọi bằng hai cái tên là Kép (nếu là người trai) và Đào (nếu là người gái), trong hát Xoan Phú Thọ gọi diễn viên là Ké và Đà. Gốc thật của từ là Cái = “Cái Nè!” = Ké = Kép; Đực = “Đực Ạ!” = Đà = Đào (còn có từ “số Đào hoa” chỉ người đàn ông có tính Đực mạnh). Như vậy ở người thật thì đàn ông mới chính là Đào, còn đàn bà mới chính là Kép. Nhưng khi làm diễn viên, bản thân từ Diễn đã có nghĩa là “Diễn Ạ!” = Giả, nghệ sĩ phải “giả” đóng vai nọ kia để mà “diễn”, bởi vậy diễn viên phải mang cái tên giả: bản thân người thật là trai nhưng phải chịu mang cái tên giả là Kép, anh Kép (từ Kép thuộc Cái); bản thân người thật là gái nhưng phải chịu mang cái tên giả là Đào, cô Đào (từ Đào thuộc Đực). Khi khen thì khán giả khen người thật là “nghệ sĩ ưu tú” chứ không có “diễn viên ưu tú”, bởi khi “diễn” thì đó chỉ là “giả”. Hết nghiệp diễn thì chỉ gọi họ là nghệ sĩ chứ không còn gọi họ bằng cái tên giả là Kép hay Đào nữa.Đào Kép hay diễn viên hoặc nghệ sĩ thì tiếng Nga đều gọi là “Artist”, nhưng ngôn ngữ dân gian Nga cũng dùng từ “Artist” chuyển nghĩa thành từ bóng để chỉ người giảo hoạt hay chỉ đứa trẻ con lém lỉnh “nói dối như cuội” là “Artist”. Để chứng minh gốc thật của từ Kép là do từ Cái và gốc thật của từ Đào là do từ Đực thì lấy ví dụ ở cây thị cổ thụ nghìn tuổi huyền bí tại đền Phủ Cống, Trường Yên, Ninh Bình, nơi thờ bảy vị tướng của Đinh Tiên Hoàng. Cây thị sum suê này cứ đến mùa là sây quả, nhưng trên cây có hai loại quả, quả Tròn có hột và quả Dẹp không có hột, mà nếu đem trồng nơi khác sẽ không có kết quả như vậy. Theo giới tính thì Dẹp là con Nòi = Nái = Nàng; Tròn = Trai là con Giống = Chồng = Chàng, phù hợp các cặp từ đối tương ứng Â/D là Nòi/Giống = Nái/Trai = Nàng/Chàng = Thị/Tộc. Quả có hột là “Quả Chắc” = Cặc = Cậu = Đậu = Đào. Quả không hột là “Quả Lép” = Kép = Dẹp. Đực phải tên là Đào mới đẹp, gọi là có số Đào hoa. Cái phải tên là Kép là Dẹp mới có Diễm lệ, Duyên dáng. Dương sinh ra Âm, nên lấy hột của quả Tròn đem trồng xuống Vuông đất thì sẽ mọc ra cây thị con, đó là câu “Mẹ Tròn con Vuông”. Chữ Bân 斌 khi tra <TVGT> trên mạng : [Shuowenjiezi zaixianchaxun Cidianwang] thì nhận được câu trả lời: 抱歉,没有收录汉字“斌” (Xin lỗi, không có thâu lục Hán tự “Bân”). Như vậy chữ Bân 斌 là chữ do Việt nho đặt ra, chỉ người “Biết Mần” = Bân 斌, người biết mần phải là người như chữ Bân 斌 hàm nội dung là Văn 文 Võ 武 song toàn, mà đọc từ phải sang trái là Võ 武 Văn 文 thiết Vân 云, Vân 云 nghĩa là nói, nói ở đây là sức mạnh ngoại giao, vì trong nội hàm có Văn 文 (Văn phiên thiết Viết + Ngăn, Viết 曰 là biết nói: “Việt 越 Nói” = Viết 曰, Ngăn là biết không nói: “Ngôn 言 Chặn” = Ngăn) và có Võ 武 (Võ phiên thiết Việt+Co, Việt là biết tiến: Việt 越 = Vượt, Co là biết dừng: Co = “Hãm Đó!” = Họ!, con trâu nghe quát “Họ!” còn biết dừng lại). Chữ Bân 斌 của người Việt chính là nhân vật Bờm trong bài ca dao “Thằng Bờm có cái quạt mo…”. Nó là người “Biết giữ cái Thơm” = Bờm, để mà giữ đạo lí lối sống của người Việt (“Đói cho sạch rách cho thơm”, “Ai biết sông Lam răng là trong là đục. Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh”…), như bài phân tích của tác giả Đỗ Minh Tuấn (báo Văn nghệ trẻ). Lướt “Biết Mần” = Bân 斌, người biết mần phải là người Văn 文 Võ 武 song toàn, Chữ Bân 斌 này Hán ngữ hiện đại không dùng, nhưng người TQ vẫn có người đặt tên là Bân 斌 bằng chữ Bân 斌 này (cũng giống như chữ Ý 懿 nghĩa là đẹp, Hán ngữ hiện đại không dùng, nhưng vẫn có người TQ đặt tên là Ý 懿 bằng chữ Ý 懿 này). Hán ngữ dùng chữ Bân 彬 này với nghĩa là nho nhã, từ nho nhã nghĩa là phong cách “nho” của người nước Nhã cổ đại, tức đất Việt phương Nam, mà Khổng Tử từng gọi văn chữ nho là Nhã ngữ, Khổng Tử từng nói: “Chúng ta phải học cái văn minh của người phương Nam”. Bản thân chữ Bân 彬 (nho nhã) có biểu ý đọc từ phải sang trái là Phức Tạp 彡 Lắm 林 (bộ thủ Sam 彡 nghĩa là Sồm-Soàm tức phức tạp,từ Lắm tá âm bằng chữ Lâm 林), chứng tỏ để làm được người nho nhã không phải dễ, chí ít cũng phải có văn võ song toàn. Vậy mà Bờm, là người “Biết giữ Thơm” = Bờm làm được, lại còn cười chê những kẻ giàu mà ngu. Ngược với “Biết Mần” = Bân (dấu 0, Âm, chỉ trí tuệ, như Nguyệt là vầng sáng của Trăng) là Bấn (dấu 1, Dương, ý là võ biền, dương dương tự đắc) nghĩa là bí, bế tắc, về phương pháp ( bấn loạn), nho đã tạo chữ Bấn bằng từ đôi “Tắc Bấn” = Tân 繽, chữ Tân 繽 này mang nghĩa là rối rắm, như câu thành ngữ “rối như tơ vò”, chữ Tân 繽 có bộ Tơ 糸. Mần thì phải Vận lực và tuệ từ trong bản thân, mà khi Vận thì phải chăm chú vào một vấn đề đang làm, do vậy mà có nôi khái niệm: Mần = Vận = “Vận Chú!” = Vụ 務 = “Vụ Chiếc” = Việc = (từ đôi) “Mần Vụ” = Mu = “Mu Ạ!” = Mùa. Người Nhật đã dùng từ “Mu 務” để đọc chữ Vụ 務, với nghĩa là việc làm hay nhiệm vụ. Nhưng từ Nhiệm Vụ là nói cái việc được giao cho mình làm chứ không phải việc của mình tự Mần, nó ở cái nôi khái niệm khác: Mần = Nhận 認 = Nhậm 任 = Nhiệm 任. Từ đôi Mùa Vụ hay Vụ Mùa là dùng nói riêng về công việc đồng áng.1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
IS thổi tung di sản văn hóa thế giới tại Palmyra 24/08/2015 06:27 GMT+7 TTO - Người đứng đầu chịu trách nhiệm cho các cổ vật của Syria Maamoun Abdulkarim ngày 23-8 cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thổi tung một ngôi đền cổ nằm trong danh sách di sản văn hóa Thế giới của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa LHQ (UNESCO). Ngôi đền Baal Shamin - Ảnh: AFP Theo AFP các chiến binh IS đã phá hủy ngôi đền Baal Shamin tại thành phố Palmyra của Syria bằng một khối lượng lớn thuốc nổ. "Daesh (một tên gọi khác của IS) đặt một số lượng lớn thuốc nổ trong ngôi đền Baal Shamin và kích nổ nó gây ra những thiệt hại lớn cho ngôi đền" - ông Maamoun cho biết. IS hiện đang kiểm soát một vùng đất rộng lớn của Syria và Iraq đã chiếm lấy Palmyra từ 21-5 và làm dấy lên mối quan tâm quốc tế về số phận của di sản văn hóa được UNESCO mô tả là "có giá trị phổ quát xuất sắc" trên. "Các khu vực bên trong đền thờ đã bị phá hủy và các cột trụ xung quanh sụp đổ" - ông Maamoun cho biết. Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh đang làm nhiệm vụ theo dõi cuộc chiến tranh dân sự ở Syria khẳng định việc IS phá hủy ngôi đền. Baal Shamin được xây dựng năm 17 Công nguyên (CN) và ngôi đền được mở rộng dưới sự trị vì của Hoàng đế La Mã Hadrian vào năm 130 CN. "Các dự đoán đen tối nhất của chúng tôi không may đã xảy ra" - ông Maamoun thông tin. Theo đó IS đã "thực hiện các cuộc hành quyết bên trong nhà hát cổ xưa của Palmyra, phá hủy tượng Sư tử nổi tiếng của Athena và biến đổi bảo tàng thành một nhà tù và phòng xử án". Việc phá hủy ngôi đền Baal Shamin diễn ra chỉ vài ngày sau khi IS chặt đầu nhà khảo cổ học kỳ cựu Khaled al-Assaad của Palmyra. ANH THƯ ==================== Cứ gì phải IS, vốn được coi là man rợ. Chỉ cần một sự dốt nát và tham vọng nổi lên, sư cụ chùa Trăm Gian - một tăng nhân theo Phật giáo lâu năm - về lý thuyết rất từ bi, hỉ xả, cũng đủ biến ngôi chùa 1000 năm tuổi của Việt Nam cũng thành củi.1 like -
Canh bạc tự hủy diệt của Trung Quốc 23/08/2015 08:44 Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài phân tích của học giả Masahiro Matsumura về sự nguy hiểm từ chiến lược biển của Trung Quốc đối với khu vực và chính nước này. Đại công trình phi pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải Một lần nữa, những tuyên bố chủ quyền và hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông phủ bóng lên các hội nghị khu vực. Lần này là tại đợt hội nghị ASEAN mở rộng ở Malaysia hồi đầu tháng. Và một lần nữa, Trung Quốc khước từ tất cả nỗ lực tiến tới một thỏa thuận đa phương nhằm kết thúc bế tắc kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Trớ trêu là lập trường này lại đe đọa lợi ích của Trung Quốc nhiều nhất so với những bên khác. Hại người, hại cả mình Rõ ràng Trung Quốc không nhận ra nguy cơ đối với mình và đang ra sức tăng cường các hành động để đạt tới bá quyền chiến lược ở Biển Đông. Với mưu đồ tạo ra sự đã rồi, nước này tiến hành nạo vét, bồi đắp đối với nhiều bãi đá ngầm và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa. Tàu quân sự và bán quân sự cùng máy bay được triển khai tới khu vực, đe dọa tự do lưu thông trên biển, điều Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kiên quyết phản đối ở Kuala Lumpur. Tuy nhiên, Trung Quốc, nước đang chơi canh bạc liều lĩnh về an ninh đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông, lại phụ thuộc vào chúng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tất nhiên, Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương khác có lợi ích chiến lược to lớn trong việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do lưu thông trên tuyến đường biển ở khu vực. Một Biển Đông nổi sóng gió sẽ thách thức con đường vận chuyển hiệu quả về chi phí đối với mặt hàng và nguyên liệu tối cần thiết cho các chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như phá vỡ dòng chảy dầu mỏ và khí đốt từ vịnh Ba Tư đến các thị trường châu Á. Dù vậy, các quốc gia khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn có một lựa chọn khác dù bất đắc dĩ là sử dụng những tuyến đường xung quanh sườn phía nam Indonesia. Cụ thể là eo biển Lombok, eo biển Ombai, eo biển Makassar và biển Philippines. Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Biển Đông vì mô hình phát triển kinh tế của nước này dựa vào các ngành công nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu chủ yếu hoạt động ở miền nam, cũng như các hải cảng đặt tại Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu. Với hơn 40% GDP đến từ xuất khẩu, sự hỗn loạn ở Biển Đông sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc. Chặn cửa để răn đe Đến nay, sự phản đối của Mỹ đối với các hành động của Trung Quốc không chỉ dừng ở lời nói. Trong các ngày 20 và 22.8, các quan chức Lầu Năm Góc liên tục một lần nữa làm rõ ý định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, tiếp tục tuần tra hải quân lẫn không quân trong vùng biển và không phận do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Mỹ cũng đang thảo luận về hợp tác quân sự 3 bên với Nhật và Úc, tập trung vào các nguy cơ trên biển. Ngoài ra, dù không công khai nhưng hầu hết các đồng minh của Philippines đều ngầm ủng hộ vụ kiện của nước này lên tòa án quốc tế nhằm vào các tuyên bố chủ quyền phi pháp, vi phạm Công ước LHQ về luật Biển do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông. Từ các phân tích ở trên, có thể thấy Mỹ và Nhật Bản đang nắm trong tay cơ hội quan trọng để ngăn chặn tình trạng bất tuân luật pháp ở Biển Đông. Họ có thể phô diễn sức mạnh hải quân áp đảo và qua đó cho thấy khả năng “đóng cửa” các tuyến đường biển quan trọng trước Trung Quốc. Trong các hoạt động hợp tác cứu trợ thiên tai, chống khủng bố hoặc đối phó các nguy cơ an ninh phi truyền thống, Mỹ và Nhật có thể triển khai đều đặn các đội tàu nhỏ và thỉnh thoảng điều tàu cỡ lớn như hàng không mẫu hạm và tàu tấn công đổ bộ đến khu vực. Chiến thuật này sẽ càng được nâng cao bằng việc huy động thêm tàu ngầm và máy bay tuần tra chống ngầm, lĩnh vực mà Mỹ và Nhật đi trước Trung Quốc tới mấy thập niên. Tất nhiên, không ai muốn có xung đột, nhưng có một số việc phải làm để khiến Trung Quốc nhận ra thực tế rằng với những hành động gây bất ổn ở Biển Đông, nước này đang gây tổn hại cho chính mình hơn bất kỳ nước nào khác. Vì Mỹ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cũng không có ý đồ gì với nguồn tài nguyên ở đây - bao gồm dầu mỏ, khí đốt và thủy sản - nên họ là những ứng viên lý tưởng đưa ra thông điệp này để rồi phối hợp với các bên khác thuyết phục Trung Quốc đi vào đàm phán một thỏa thuận an ninh đa phương. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng đang leo thang, có nguy cơ gây tổn hại an ninh của những tuyến đường biển mà nước này đang phụ thuộc, không còn thời gian để chần chừ nữa. Vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc phải làm việc với các bên để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế. Masahiro Matsumura (Giáo sư chính trị quốc tế Nhật Bản) (Văn Khoa lược dịch) © Project Syndicate ====================== Trung Quốc đã mắc sai lầm chiến lược. Cái này lão Gàn nói lâu rồi. Tất nhiên, khi đã mắc sai lầm chiến lược tầm cỡ quốc gia thì tất hậu quả sẽ như tác giả Masahiro Matsumura đã xác định: "Canh bạc tự hủy diệt của Trung Quốc". "Canh bạc" - Đó chính là từ mà lão Gàn sử dụng đầu tiên cho mối quan hệ quốc tế liên quan đến cuộc giành ngôi vị bá chủ thế giới. Trong canh bạc này, sai lầm của Trung Quốc, chính là người gầy sòng, nhưng lại không cầm cái. Sai lầm chiến lược tiếp theo chính là Trung Quốc đã sinh sự với Việt Nam trên biển Đông. Điều này lão cũng đã nói từ lâu. Kết quả đã thấy rõ. Một hậu quả nữa sắp sửa xảy ra cũng từ sai lầm gây sự với Việt Nam trên biển Đông là.... Thôi! Lão Gàn chỉ nói đến đấy. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Điều lão Gàn quan tâm chỉ là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phải được sáng tỏ tính chân lý của nó.1 like
-
Một lần nữa chân thành cảm ơn anh chị em đã đóng góp giúp cháu bé. Cảm ơn Hải, Phạm Hùng, vợ chồng Lê Ninh và bạn cùng đi, Thanhdc, Vi Tiểu Bảo . Chúng ta như vậy đã hoàn tất về mặt từ thiện giúp cháu bé. Vấn đề còn lại là cháu phải khỏi bệnh thì chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các chiêu thức của Địa Lý Lạc Việt giúp cháu. Theo như Phamhung đã nói thì cháu bị bệnh đã lâu, nên việc chữa bệnh phải có thời gian. Đợt tới, nếu có dịp đi Hanoi, tôi sẽ cùng anh chị em xuống tận nơi để bổ sung thêm vài chi tiết liên quan đến phong thủy. Cầu mong cháu sớm bình phục và tiếp tục đi học, như ước mơ của cháu.1 like
-
Báo cáo Sư phụ và mọi người Phamhung xin tường thuật sơ sơ tình hình chuyến đi hôm nay như sau: Sáng nay theo đúng kế hoạch nhóm anh chị em đại diện cho mọi người đã đến thôn Chúc, xã Đại Hóa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. để giúp cháu Hoa, cụ thể đoàn đi gồm: 1. Hoàng Triệu Hải 2. Lê Ninh 3. Sếp của Lê Ninh 4. Phamhung 5. Thanhdc 6. Vitieubao - 11h05 Đã đến nhà chị thu (nhà cháu Hồng Hoa) - Sau ít phút chào hỏi, nêu lý do, giới thiệu đại biểu - Theo phân công: + Thanhdc và Vitieubao đo vẽ, ghi chép cụ thể kích thước ngôi nhà + Phamhung và Anh Hải phỏng vấn gia đình, ghi chép thông tin khảo sát đầu vào + Le Ninh và Phu nhân sử dụng các đồ chơi đo hướng, đo khí ....(thiết bị mua từ Mỹ) - Chính quyền xã: Chị Nga - Cán bộ Văn hóa xã - Gia đình gồm: Ông chú, mẹ cháu Hoa, anh họ cháu Hoa Sau khi đo đạc, phân cung điểm hướng, phân tích thông tin đầu vào. anh Hải đão thảo luận với anh em trong đoàn và thống nhất đưa ra tư vấn cho gia chủ (đã ghi chép cẩn thận lời dặn, bản vẽ, chỉ tận nơi, nhắc từng việc để ông Chú, ông anh họ ghi chép cụ thể (phamhung sợ họ ghi sai nên cũng ghi thêm để đưa cho họ) Kết thúc công việc lúc 13h30, tiến hành trao số tiền 33.000.000đ cho chị Thu mẹ của cháu Hồng Hoa, có sự chứng kiến của anh em trong đoàn, ông chú, ông anh họ của cháu Đoàn chào ra về, tìm mãi không có chỗ ăn, nên chạy về tận Từ Sơn - Bắc Ninh mới có quán ăn, mọi người ai nấy đói mềm nhưng vui vì đã hoàn thành trách nhiệm Sư phụ giao phó và mọi người ủy nhiệm. Một vài hình anh tử xuất phát đến kết thúc: Nghỉ giải lao, hỏi thăm đường Xe do Viện Thẩm Mỹ EVA tài trợ Tới nhà cháu hồng Hoa Nhà đối diện cửa, cổng qua con đường, con kênh nhỏ cổng vào sân Kết quả chuẩn đoán hình anh Cột sống của cháu bị cong hình ảnh cắt lớp cột sống, xác định u tủy gây liệt 2 chân Đường vào nhà vệ sinh chuồng lợn để không Bếp cũ (cách đây hơn 1 tháng đã chuyển bếp mới lên phòng sát nhà) mái nhà cháu nằm xem tivi Ông Chú ghi chép lời dặn mặt tiền ngôi nhà Phân cung, chị thu chủ nhà sinh năm 1962, (chồng đãc hết năm 2011 do ung thư phổi) Ăn trưa lúc 15h00 Lê Ninh ủng hộ thêm 2.000.000đ Thanhdc ủng hôn thêm 1.000.000đ Và tổng số tiền Chị Thu ghi biên nhận là: 33.000.000 Vì phamhung bận ghi chép và hướng dẫn chủ nhà nên chụp được có vậy, mọi người chụp hình nhiều hơn và chi tiết hơn, đề nghị mọi người đăng thêm giúp, thanks! -1 like