-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/08/2015 in all areas
-
Câu Chuyện Phong Thủy
hungphupy and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Có một doanh nhân thứ xịn. Hẳn giám đốc một ngân hàng có tên tuổi, cùng người bạn đến nhà sư phụ xem bói và đặt vấn đề mần cái phoeng xui. Vừa bước vào cổng, đúng lúc nhà sư phụ đang thay nước hồ cá, nước chảy tràn mặt sân và ra cả ngoài đường. Ông lái xe cho hai nữ doanh nhân này tỏ ra có kiến thức cao siêu về phong thủy, phán một câu xanh rờn: "Thày phong thủy này dởm rùi! Phong thủy gia giỏi, ai mà để nước chảy tóe loe ra ngoài sân thế này!". Nghe "cao thủ lái xe" phán về phoeng shui, hai vị doanh nhân này xem bói mấy câu bâng quơ rồi ra về, không đặt vấn đề làm phoeng sui nữa. Đúng là sui thật! Sư phụ mất mựa nó sở hụi chỉ vì cao thủ lái xe phán. Thời gian trôi qua, cũng hơn kém nửa năm nay, ngân hàng này nghe nói đã bị sát nhập, không bít vị nữ doanh nhân này đang đi về đâu.Cũng sui thật.4 likes -
Quán vắng!
hoctronho and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
CÓ NGƯỜI HỎI TÔI https://www.facebook.com/thiensu.lacviet Minh Nguyen: Kính thưa thầy. Con thiếu hiểu biết nên xin phép đc hỏi thầy 1 chút ạ. Có người anh nói vơi' con rằng: giữa 2 việc: 1.phóng sinh và 2.làm từ thiện (dùng tiền của mình giúp đỡ người nghèo khó). Thì việc phóng sinh ko tốt = việc làm từ thiện. Việc phóng sinh ko để lại phúc cho con cháu = việc làm từ thiện. Lí do là: việc phóng sinh chỉ làm giảm khí xấu tạm thời, tạo khí tốt. Khi có j đó phiền muộn, u buồn thì đi phóng sinh sẽ giúp xua tan khí xấu, tăng khí tốt ở thời điểm đó. Còn việc làm từ thiện giúp người nghèo khó thì mới giúp để lại phúc cho con, cháu. Vì theo đúng giáo lý nhà Phật. Dạ. Ý kiến của thầy về việc này như thế nào ạ? Con cám ơn thầy nhiều ạ. Thien Su Lac Viet: Theo lão thì lời khuyên của người thầy phoengshui này rất khập khiễng. Chứng tỏ một thứ tư duy đầy tham sân si và mưu lợi nhiều hơn là một lời khuyên chân thành. Theo ông thày này thì làm từ thiện giúp người nghèo sẽ có lợi hơn là thả chim. Vậy việc phóng sinh không nên làm, hoặc chí ít theo cách nói của ông thày này thì nó ít lợi hơn so với làm từ thiện giúp người nghèo chăng? Đây chính là nguyên do để lão xác định ông thày này còn tham sân si. Khi ông ta phân biệt giữa cái lợi và cái ít lợi hơn, mặc dù cả hai đều vì giá trị nhân bản. Như vậy, với lời khuyên của ông thày này, lợi nhuận và những mưu đồ cá nhân đã can thiệp vào những giá trị nhân bản. Đây là một mối nguy của thế nhân. Bây giờ, chúng ta xét việc phóng sinh và làm từ thiện. Thực chất cả hai việc này đều cần phải xuất phát từ những giá trị nhân bản và sự xúc động thật sự của lòng nhân ái. Nếu không có sự nhận thức gía trị nhân bản và sự xúc động của lòng nhân ái thì ăn mày cũng chưa chắc đã được cho, đừng nói đến phóng sinh. Và khi với một con người nhận thức những gía trị nhân bản và giầu lòng nhân ái, thì bất luận làm từ thiện hay phóng sinh là do tùy duyên. Và khi con người đã thật sự có lòng từ bi thì sẽ không có phân biệt giữa phóng sinh và từ thiện. Đức Phật khuyên ăn chay, tức là tỏ lòng từ bi đến tất cả các chúng sinh trên thế gian này.4 likes -
Ngày về của người sống sót sau vụ đánh bom ở Bangkok 11:50 ngày 20/08/2015 Một phụ nữ Malaysia đến Thái Lan trong tâm trạng hồ hởi của người đi du lịch. Nhưng khi về, cô mang theo thi thể của 4 người thân. Người nhà nạn nhân khóc tại Viện Pháp y ở Bangkok. Ảnh: Reuters Neoh Ee Ling, 33 tuổi, tới sân bay lúc 17h54 ngày 19/8. Cô mang theo xác của 4 người thân thiệt mạng trong vụ đánh bom rung chuyển Bangkok ngày 17/8. Máy bay của Thai Airways chở Ee Ling và các thành viên trong gia đình về bang Penang, Malaysia từ sân bay quốc tế Suvarnabhumi, chiều qua. Đại sứ Malaysia tại Thái Lan Datuk Nazirah Hussaincho biết Đại sứ quán đã lên kế hoạch đưa thi thể Lim Su See, một nạn nhân khác mang quốc tịch Malaysia, về nước dù nhà chức trách Thái vẫn chưa thể xác định tử thi của Su See. "Chúng tôi đợi cảnh sát xác nhận kết quả DNA nhưng vẫn chuẩn bị trước", bà Nazirah nói. Trong khi đó, sức khỏe của Tan Rui Hun, người bị thương trong vụ đánh bom gần đền Erawan, đã ổn định hơn và anh sẽ ra viện sớm. Khi vụ tấn công xảy ra, Tan đứng gần hiện trường và bị thương ở vai, cánh tay và chân. Anh trải qua ca phẫu thuật ở bệnh viện Hua Chiew để bỏ mảnh bom. Tan là một trong 3 người Malaysia bị thương trong thảm kịch. Hôm 19/8, đền Erawan, điểm du lịch và tâm linh nổi tiếng Thái Lan, đã mở cửa trở lại nhưng nhiều nhà báo hơn du khách hiện diện ở đây. Du khách vẫn quan ngại về tình hình an ninh tại thành phố. John, một người đến Thái Lan tham quan, cho rằng những vụ khủng bố có thể xảy ra ở mọi nơi trên quốc gia này. Tuy nhiên, một người New Zealand lại tỏ ra lạc quan hơn khi tuyên bố ông sẽ tiếp tục tới Thái Lan du lịch. "Tôi thích đất nước này", ông nói. Vivian, người Trung Quốc, là một trong số ít du khách tới Erawan sau vụ nổ. Cô muốn tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng. "Tôi sốc và rất tiếc vì vụ đánh bom đẫm máu xảy ra ở đây. Gia đình chúng tôi vừa đến đây để tưởng niệm những người đã mất", Vivian nói. Cô và người thân sẽ tới Phuket trong vài ngày tới. Kumpa Yodsrimuang, người bán hoa ở trước Erawan, cho biết doanh thu của cô giảm 90% sau vụ đánh bom tối 17/8. ==================== Một cháu quen với Bon béo nhà tôi kể: Nhờ một bảo vật của Địa Lý Lạc Việt mà bố của cháu luôn mang theo trong xe hơi, nên ông ta đã thoát chết trong vụ nổ bom ở Thái Lan. Cụ tỷ là thế này: Ông này vốn người ở Tây Ninh, sang bên Thái làm nghề bán tăng, bạt để che các công trình xây dựng cho một người Việt, cũng là bạn ông ta. Khi xe hơi của ông đến gần trung tâm Bangkok, cách khoảng 300 m thì bỗng nhiên xe đột ngột chết máy. Ông gọi dt nhờ người đến kéo giúp cái xe vào TT để sửa chữa. Bình thường thì xe hỏng sẽ kéo vào Trung tâm, nhưng hôm đó do đông xe, nên họ kéo thẳng vào một chi nhánh. Xe vừa khởi động kéo đi thì vụ nổ xảy ra. Nếu không chết máy thì chắc chắn ông có mặt trong số những nạn nhân của vụ nổ. Đã nhiều lần, ông luôn gặp may từ khi mang theo bảo vật của Địa Lý Lạc Việt. Cảnh sát Thái chưa bao giờ phạt xe của ông này. Chỉ có một lần duy nhất bị đút lót ba bao thuốc lá. Còn các xe khác của người Việt sống bên Thái thường bị phạt rất nặng, hoặc tiền kẹp trong giấy phép trình cảnh sát phải rất dày. Ông kể câu chuyện này cho con ông, người đưa cho ông bảo vật Địa Lý Lạc Việt, khiến ông đã bao lần gặp may. Con ông ta là bạn của Bon béo, con tôi, nó kể với tôi, tôi kể lên đây . Hì! Tất cả anh chị em Địa lý Lạc Việt đều có bảo vật này trên xe. Đừng nói nó là cái gì nha.3 likes
-
Ông Sam Rainsy thừa nhận gây rối vấn đề biên giới với Việt Nam19/08/2015 18:29 (TNO) Thủ tướng Campuchia Hun Sen gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng đối lập, là “lãnh đạo của những kẻ trộm”; ông Sam Rainsy được cho đã thú nhận việc gây rối về vấn đề biên giới với Việt Nam nhằm tạo khó khăn cho chính phủ của ông Hun Sen. Ông Sam Rainsy, lãnh đạo CNRP, thú nhận gây rối biên giới với Việt Nam - Ảnh: Reuters Tờ Cambodia Daily hôm nay 19.8 cho hay Thủ tướng Campuchia đã gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo của đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) như thế trong một chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh địa phương Daem Ampil trưa 18.8 khi đề cập đến ông Sam Rainsy và lời thú tội của lãnh đạo CNRP một ngày trước đó. Ông Hun Sen nói rằng đảng CNRP nên chấm dứt sử dụng vấn đề biên giới với Việt Nam để gây bất ổn cho chính phủ của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và ngưng ngay việc “thọc gậy bánh xe” vào chính phủ của ông. “Ông Sam Rainsy và các thành viên của CNRP, những thủ lĩnh của những kẻ trộm, đã thú tội ngay ngày hôm nay”, ông Hun Sen nói trên đài phát thanh ngày 18.8. “Nhóm những tên "đầu trộm đuôi cướp" này đã lộ diện để đầu thú và những kẻ tạo ra sự bất ổn (cho Campuchia) chính là Sam Rainsy và đảng của ông ta, những kẻ luôn chống phá chính phủ từ phía sau”, ông nói tiếp. "Để xóa nghi ngờ cho Hun Sen và chính phủ, đảng của Sam Rainsy và ông ta phải sửa chữa những sai lầm mà họ đã gây ra khi chống lại chính phủ và đảng CPP. Và như thế, văn hóa đối thoại mới có thể tiến về phía trước", Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh khi phát biểu trên đài phát thanh. Phản ứng trước những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen, ông Rainsy cho rằng người đứng đầu chính phủ Campuchia đã hiểu nhầm những gì ông nói khi đến thăm những thành viên của CNRP đang bị giam giữ ở nhà tù Prey Sar (thủ đô Phnom Penh). Những người Campuchia trong chương trình ủng hộ ông Hun Sen ở Phnom Penh - Ảnh: Minh Quang Trả lời phỏng vấn Cambodia Daily, ông Rainsy nói “đã giải thích với ông Hun Sen và được ông chấp thuận lời giải thích đó”. Ông này còn cho biết khi gặp Thủ tướng Hun Sen, ông đã nói rằng CNRP sẽ ngưng chiến dịch chống phá chính phủ Campuchia liên quan đến vấn đề biên giới với Việt Nam. Cáo buộc chính phủ Campuchia nhượng bộ trong phân định biên giới và nhường đất cho Việt Nam, CNRP thực hiện nhiều chiến dịch chống phá chính phủ, an ninh chính trị nước này và gây ra những hiểu nhầm, mâu thuẫn giữa 2 nước. “Nếu chúng tôi biết vấn đề (biên giới với Việt Nam) nhạy cảm, chúng tôi đã không chọc vào, thay vào đó tìm cách khác. Khi nhận ra vấn đề (nhạy cảm), chúng tôi nghĩ rằng phải thận trọng. Chúng tôi trấn an họ để tìm ra phương cách khác tốt cho Campuchia”, lãnh đạo CNRP thú nhận với báo chí hôm 17.8. Cambodia Daily cho biết ông Rainsy “thức tỉnh” về những việc mình đã làm sau khi nghị sĩ đối lập Hong Sok Hour và 14 thành viên của CNRP khác bị bắt. Việc bắt giữ này là thông điệp của Thủ tướng Campuchia gửi đến phe đối lập rằng “hãy chấm dứt những chuyện rác rưởi ấy đi”. Minh Quan =================== Điếu mựa! Vũ trụ này chỉ có chân lý khách quan - "Trên Thiên Đường không có dân chủ" - Đấy là phát biểu của lão Gàn và rất có "cơ sở khoa học". Còn nếu như "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" thì điều này chỉ được chứng minh khi động đất hủy diệt và thiên thạch rơi xuống trái Đất này xóa sổ nền văn minh. Và lúc đó Thượng Đế sẽ nói rằng: "Điều này rất vô lý với những con bò. Nhưng nó hợp lý với quyết định của Ta".3 likes
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
tantran and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi cần nói rõ thêm rằng: Cụ Nhược Thủy không chịu chữa bệnh bằng các phương pháp xạ trị, mổ cắt...của Tây Y. Cụ chỉ uống thuốc Nam, cho đến khi ứng dụng Địa Lý Lạc Việt. Kết quả cho đến lúc tôi "gặp lại cụ Nhược Thủy" thì ung thư gan đang gần như khỏi hẳn. Ung thư vòm họng có chiều hướng xuất hiện lại. Nhưng gia đình cụ chưa sửa chữa rốt ráo toàn bộ những yêu cầu của tôi. Nhưng tôi xác định rằng: Ngoại trừ những yếu tố bất thường, tôi chắc chắn rằng: cụ không thể đi vì ung thư trong vòng ba năm theo đúng yêu cầu ban đầu của cụ với những gì gia đình cụ đã chỉnh sửa. Nếu gia đình sửa một cách rốt ráo thì cụ sẽ khỏi hẳn và cụ sẽ còn sống một cách khỏe mạnh rất lâu.2 likes -
Giá vàng sụt giảm: Mỹ "ngồi chơi" vẫn được lợi? (Tài chính) - Tăng cường mua vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia nhưng Nga đã tính toán sai khi giá vàng giảm mạnh, do đó thiệt hại là đương nhiên. TS Nguyễn Thanh Bình, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trao đổi về sự lợi, thiệt của các quốc gia dự trữ lượng vàng lớn khi giá của loại hàng hóa đặc biệt này sụt giảm. Mỹ thiệt một vì vàng, lợi mười nhờ thuế lạm phát Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến đầu tháng 8/2015, giá trị vàng dự trữ của Nga chỉ còn khoảng 44,5 tỷ USD, so với 47 tỷ USD giữa tháng 7. Trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 61 tỷ USD xuống 58 tỷ USD. Đây là hai quốc gia mua vào nhiều nhất trong 6 năm qua. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng gần 60% từ năm 2009, còn tại Nga là gấp đôi. TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các quốc gia trên bị thiệt hại vì vàng là điều dễ hiểu. Theo đó, giai đoạn Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tăng dự trữ vàng mạnh nhất là sau năm 2008, khi đồng USD yếu đi rất nhiều. Tuy nhiên, do chiến lược đẩy mạnh dự trữ vàng dài hạn, các quốc gia này có thể đã bỏ qua giai đoạn giá vàng đạt đỉnh (vào năm 2011) không bán ra, đồng thời nhận định sai về khả năng hồi phục dài hạn của nền kinh tế Mỹ nên tiếp tục mua vàng vào dẫn đến những thiệt hại lớn khi giá vàng xuống dốc và kinh tế Mỹ hồi phục. Diễn biến giá vàng thế giới trong 30 ngày qua. Ảnh: Kitco "Việc Nga tăng cường dự trữ vàng trong thời gian qua còn liên quan đến yếu tố chính trị. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga bị Mỹ và các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, do đó việc Nga dự trữ vàng, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào cũng thúc đẩy Nga tiếp tục gia tăng mua vàng. Ngay cả Trung Quốc, trong giai đoạn 2000-2007, khi thặng dư thương mại của nước này lớn, giá vàng còn thấp, nhiều học giả Trung Quốc kiến nghị Trung Quốc nên mua vàng. Tương tự, ở giai đoạn này, Nga chưa chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Ukraine, thu được nhiều đô la dầu nhờ xuất siêu mặt hàng này, dự trữ ngoại hối tăng lên. Cả Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã rút ra được bài học từ các cuộc khủng hoảng của Mỹ vào giai đoạn 1971-1979 hay năm 2008 khiến Washington phải phá giá đồng USD, gây thiệt hại lớn cho các nước này. Bởi thế, các quốc gia trên không dám mạo hiểm chỉ "ôm" USD, thay vào đó họ đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia, chuyển sang dự trữ vàng, đó là một lựa chọn đúng. Tuy nhiên, Nga và các nước dự trữ vàng chưa lường được biến động giảm mạnh của giá vàng khi USD hồi phục nên việc bị thiệt hại là đương nhiên. Đặc biệt, nếu Nga dự trữ vàng mạnh vào thời điểm sau năm 2009 đầu năm 2010, giá vàng chênh lệch lớn thì thua lỗ rất nặng nề", ông Bình phân tích. Đối với Mỹ, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, Mỹ bao giờ cũng là nước dự trữ vàng lớn nhất để khẳng định sức mạnh của đồng USD. Hiện đồng USD đang là đồng tiền mạnh nhất thế giới và được dự trữ nhiều nhất. Khi giá vàng giảm, kho vàng của Mỹ cũng bị thiệt hại nhưng theo TS Nguyễn Thanh Bình, Mỹ được lợi rất nhiều từ thuế lạm phát. "Mỹ là nước hưởng lợi từ thuế lạm phát trên thế giới nhiều nhất. Ví dụ, nếu chúng ta giữ 1 đồng USD trong khi mỗi năm USD mất giá 2% do lạm phát thì mỗi USD ở hải ngoại Mỹ được 2% của tất cả các nước giữ đồng USD. Mỹ có thể thiệt hại vì kho vàng nhưng lợi hẳn mười phần từ thuế lạm phát. Bởi thế, tính tổng thể, Mỹ là quốc gia được hưởng lợi khi họ dùng chính sách đồng USD yếu trong nhiều năm để hồi phục kinh tế". =================== Bởi vậy, khi có người phát biểu rằng: "Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hường, nếu kinh tế Tàu suy thoái", lão Gàn đã phát biểu thẳng thừng: "Hoa Kỳ chả làm sao cả". Nay đúng như vậy. Híc! Lão Gàn luôn khách wan và có "cơ sở khoa học", lão chẳng ủng hộ phe nào - "Chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây". Ấy là cụ Tú Xương bảo thế! Hì. Chiến tranh kinh tế đã xảy ra từ lâu, cái này lão Gàn nói rồi. Trong các cuộc chiến tranh truyền thống, kẻ gây chiến có thể bị thua. Nhưng trong chiến tranh kinh tế thì kẻ gây chiến thường nắm chắc phần thắng. Ai là kẻ gây chiến trong cuộc chiến kinh tế này? Lão hổng bít. Có lẽ là vương quốc Xì Trum. Hì!2 likes
-
Chắc được mà. Xe còn rộng mà. Đi cho zdui. Vi Tiểu Bảo liên hệ với Hải. SDT Phamhung đã công khai, để Hải sắp xếp. Anh em nên có kế hoạch hẹn với gia đình cháu bé về thời gian lên kiểm tra việc thực hiện sửa chữa theo Phong thủy. Lần sau này tôi sẽ sắp xếp để cùng đi với anh chị em. Tất cả mọi chuyện và hành vi của con người đều chịu sự chi phối có tính quy luật của những cái bên ngoài con người, từ nhà ở đến cả cái vũ trụ này. Nếu chúng ta nắm được những quy luật này thì chuyện chữa bệnh, phòng bệnh cũng chỉ là ...chuyện vặt. Lão Gàn đây chữa ngót cả chục ca ung thư sắp chết, chưa nói đến các loại bệnh khác. Tất nhiên là mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Lão không làm cho người chết sống lại được. Nhưng hiện tượng xác chết biết đi và tìm về nhà ở Indonesia, lão đang nghiên cứu về mặt lý thuyết. Khi nào lão nghiên cứu thành công thì sẽ cần vài người mới chết làm thí nghiệm cho sống lại. Tất nhiên là miễn phí. Trong văn hóa dân gian Việt đã để lại một cẩm nang, nhưng khó quá! Tuy nhiên, nếu có nghiên cứu thành công và thực hiện có kết quả, thì chắc chắn lại có những kẻ chê bai là lão gặp may và "khoa học giải thích rằng...". Phát chán, chém gió chơi vậy. PS: Thành công vụ này thì Hải nổi như cồn, Lê Ninh ké. Sư phụ thì oai như cóc. Hì! Chúc mọi sự như ý.2 likes
-
Ngẫm Nghĩ
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi cũng có lần hỏi mẹ tôi như vậy: "Sao mẹ nghèo mãi vậy?". Mẹ tôi trả lời: "Nếu tao muốn làm giầu, không cần đến trí thông minh". Ngày ấy, với trí óc non nớt của gã thành niên mới lớn, tôi chưa hiểu lắm câu nói của mẹ tôi. Đến nay, tuổi gần hết đát, tôi mới thấy mẹ tôi nói đúng. Không phải người nào giầu cũng thông minh. Bởi vậy, tôi hiểu một cách sâu sắc về bản chất của định mệnh.2 likes -
Tốt quá! Vì Hùng liên hệ từ đầu với gia đình cô bé và địa phương. Như vậy sẽ chính danh hơn. Hùng sẽ giới thiệu Hải - Phó giám đốc thường trực TT và Lê Ninh thành viên ban nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt. Chúc anh chị em lên đường bình yên và may mắn. Chúc cháu bé sáng sủa thông minh sẽ khỏi bệnh. PS: Lê Ninh hứa sẽ ủng hộ tối thiểu 2 triệu đấy! Như vậy về Hùng nhớ thông báo thêm số tiền của Lê Ninh và cho gia đình cháu bé địa chỉ ông lang mà Vi Tiểu Bảo giới thiệu nha. Số tiền này thừa đủ để sửa chữa nhà theo Địa Lý Lạc Việt, kể cả làm lại bể phot, WC. Cháu bé khỏi bệnh sư phụ sẽ tặng cho nó cái laptop mới toanh.1 like
-
Ai bảo cô Đinh Mão là Hỏa? Sách Tàu nói thế à? Căn cứ vào đâu để sách Tàu nói thế? Có "cơ sở khoa học" không? Chính Thiệu Vĩ Hoa phát biểu: "Các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay vẫn chưa biết vì sao lại có bảng Lục thập hoa giáp?". Vậy mà mấy tay không phải Tàu ở khắp thế giới cứ xoen xoét Thủy với Hỏa. Yêu nhau cứ lấy, muốn thì sang năm, vướng bận thì từ nay cho đến tận 2024 cưới năm nào cũng được. Đứa con đầu Đinh Dậu (2017), đứa con sau Giáp Thìn (2014) thì người mẹ hơi yếu sức khỏe, nhưng rất khá giả. Phong thủy tốt nữa thì giàu có. Được chưa?1 like
-
KHOE MỘT CÁI Khả năng huyền vĩ của Địa Lý Lạc Việt không chỉ dừng lại ở chữa bệnh, ngăn chặn, phòng trừ tai họa, mà còn là mang lại sự phú túc phồn vinh cho mỗi ngôi gia. Hôm nay, tôi khoe với các bạn về một văn phòng đã thành công khi ứng dụng triệt để Địa Lý (Phong thủy) Lạc Việt. Tôi không thể công khai tên chi nhánh văn phòng Cty, vì chưa được sự đồng ý của thân chủ. Nhưng hình ảnh xếp tôi ngồi bên ông Khiết chụp chỉ sau một phút, cho thấy thực tế này. Hi. Mười bốn tỷ, bốn trăm ba mươi triệu , một trăm chín mươi bảy ngàn VND. Ảnh chụp sau một phút tại VP Cty. Sự thành công này thuộc về văn phòng đại diện của một Cty kinh doanh. Nhưng họ triệt để tuân thủ mọi thiết kế phong thủy của tôi. Sau khi nhận bản vẽ thiết kế phong thủy của tôi, họ trao cho một Cty chuyên thực hiện trang trí nội thất làm lại văn phòng. Cty này thiết kế xong phải vẽ hình 3D cho tôi xem. Tôi đồng ý, họ mới thực hiện. Trong qúa trình thực hiện, có một chi tiết là cái cửa lùi sang trái 20 cm. Tôi đến kiểm tra thấy sai, nhưng vì thợ đã chót làm, nếu sửa lại tốn kém vài chục triệu, nên tôi để nghị dùng biện pháp trấn để khắc phục và không cần sửa lại cửa. Tuy nhiên sau khi nghe tôi phân tích cái cửa sai sẽ ảnh hường như thế nào, và trấn yểm khắc phục được bao nhiêu % - thì họ chấp nhận tốn kém và sửa phong thủy theo đúng ý tôi. Tóm lại họ thực thi nghiêm chỉnh và không hề sai với ý của tôi. Tất nhiên, với trường hợp như vậy, tôi tự thấy phải có trách nhiệm với chính mình. Bởi vì, với những thân chủ làm theo phong thủy Lạc Việt, vấn đề không chỉ ở tiền bạc. Mà còn là tính chứng nghiệm của một chân lý do tôi mô tả và là người duy nhất đầu tiên xác định rằng: Nền văn hiến Việt chính là cội nguồn của văn minh Đông phương. Và phong thủy thuộc về một ngành khoa học ứng dụng của nền văn minh này. Đây chính là nguyên nhân căn bản để Phong thủy Lạc Việt không được phép thất bại - nếu thân chủ tuân thủ một cách tuyệt đối - như trường hợp này. Để bảo đám tính trách nhiệm và sự tôn trọng của thân chủ với tôi, tôi đã đề nghị sửa ngay nhà ở của thân chủ tôi với giá...dưới đất. Nhưng phong thủy không phải thần thánh. Có những trường hợp không thể khắc phục được - bởi những nguyên nhân khách quan, như: 1/ Nhà không thể sửa chữa được, bởi chủ nhà, chủ đầu tư, hay của pháp luật (Bên Mỹ rất khó làm phong thủy là vậy. Ngoại trừ đất nước này đưa môn phong thủy vào các trường đại học kiến trúc và xây dựng). Nên chỉ khắc phục được phần nào. Hoặc nhà đã xây sẵn, có những cấu trúc không thể đập được. 2/ Thân chủ có kiến thức phong thủy chỉ nửa vời. Cái gì họ sửa được thì sửa, cái gì không sửa được thì ...thôi. Hoặc trong nhà có người muốn làm phongshui, có người không. 3/ Những hoàn cảnh không thể khắc phục được. Ngoài những yếu tố trên thì còn những yếu tố sau: * Cảnh quan môi trường (Loan đầu) quá xấu. Để khắc phục điều này phải là cơ quan thẩm quyền của nhà nước quyết định. Hoặc khi phong thủy là tri thức nền tảng của quốc gia, mang tính phổ biến. * Sự vận động của vũ trụ - Huyền không - Điều này, chỉ có thể hạn chế tác hại. 4/ Sự việc đã đến hồi kết. Thí dụ ung thư đến lúc sắp chết, thì sửa chỉ để làm đám ma. Thí dụ có một ca ung thư đến nhờ tôi. Tôi chưa nhận tiền và yêu cầu cho gặp bệnh nhân mới nhận lời. Đến bv Chợ Rẫy gặp mặt bệnh nhân. Tôi nói: Nếu qua ba ngày sau, người này còn sống thì tôi sẽ giúp. Nhưng đúng ngày thứ ba thì họ chết. 5/ Không còn khả năng để sửa chữa. Vì không có điều kiện kinh tế. Chính vì thế nên phong thủy không phải là thần thánh. Nhưng nó có thể thay đổi định lượng của số phận và khắc phục sai lầm, do thiếu hiếu biết gây hậu quả nghiêm trọng. PS: Phi vụ phoengshui này có Hoàng Triều Hải cùng đi. Trước khi gặp tôi, thân chủ cũng đã gặp một phong thủy gia khác. Thày kia đòi 1 dol, tôi đòi 3 dol (Con số tượng trưng, không phải thật). Họ đồng ý nhờ tôi làm. Tôi hỏi còn muốn gì nữa không? Họ đưa yêu cầu, tôi lấy thêm 4 dol nữa. Tổng sỉ vả là 7 dol. Tiền nào của đó. So với con số khủng trên, vài đôn của tôi không nằm trong con số lẻ .1 like
-
"Thảm họa" với an ninh quốc gia mà Trung Quốc vẫn chưa nhìn ra My Lan | 20/08/2015 07:20 Chuyên gia người Mỹ cảnh báo, Trung Quốc cần phải đặt vấn đề này làm ưu tiên hàng đầu nếu không muốn nó trở thành thảm hoạ. Lính Trung Quốc tập trận trong thời tiết giá lạnh Mối đe doạ phi truyền thống Phát biểu trước các sĩ quan mới tốt nghiệp thuộc Lực lượng bảo vệ Bờ biển Mỹ hồi tháng Năm năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại rằng, “chiến đấu và ứng phó với biến đổi khí hậu” là nhiệm vụ bắt buộc đối với an ninh quốc gia nước này. Tuyên bố của ông Obama đồng nhất với các đánh giá của chuyên gia Bộ Quốc phòng Mỹ, trong thời điểm nước này, cùng Trung Quốc đang là 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, theo thông tin từ tờ The Diplomat. Nhà nghiên cứu người Mỹ Wilson VornDick ghi nhận, Trung Quốc đã từng có các Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu, cung cấp dữ liệu, gửi các nhà khoa học tới Uỷ ban Quốc tế LHQ về Biến đổi Khí hậu, phối hợp thực hiện hàng loạt các sáng kiến trong vấn đề này. Tuy nhiên, trong một bài viết mới đây đăng tải trên tờ The Diplomat, ông này cho rằng Trung Quốc dường như vẫn chưa thực sự nhìn ra và thừa nhận mối đe doạ của biến đổi khí hậu đối với với an ninh quốc gia. Năm 2008, các nhà hoạch định an ninh Trung Quốc lần đầu tiên đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu trong Sách Trắng Quốc phòng nước này. Đây là điều đặc biệt đáng lưu tâm, bởi các trận bão tuyết nghiêm trọng tại miền nam Trung Quốc khi đó đã buộc các quan chức quân sự không thể ngồi yên. Theo đó, giới chức Trung Quốc đã liệt thảm hoạ tự nhiên là một trong các mối đe doạ tới an ninh quốc gia và coi việc ứng phó với nó là một phần nhiệm vụ của quân đội. Quân đội Trung Quốc khi đó cũng đã phải thiết lập một uỷ ban quân sự để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề an ninh quân sự và quốc gia Trung Quốc. Vấn đề biến đổi khí hậu tiếp tục xuất hiện lần thứ hai trong Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2010, song lại “biến mất” trong tài liệu này năm 2015. Theo ông VornDick, với Trung Quốc, “dường như vấn đề này đã được phân loại là vấn đề an ninh phi truyền thống".Tuy nhiên, nếu những dự đoán về biến đổi khí hậu là đúng, thì theo chuyên gia Mỹ này, “mối đe doạ phi truyền thống đó còn nguy hiểm hơn và gây chết người nhiều hơn tất cả các mối đe doạ truyền thống khác”. "Vô hiệu hoá bãi phóng tên lửa" Giáo sư Đại học Bắc Kinh Zheng Haibin, một nhà nghiên cứu hàng đầu về an ninh hoá biến đổi khí hậu ở Trung Quốc cũng cùng quan điểm này khi cho rằng, Trung Quốc nên làm nhiều hơn nữa. Nghiên cứu của ông này cho thấy, tác động do biến đổi khí hậu gây ra sẽ đe doạ tới quốc phòng quốc gia, các dự án chiến lược, cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng. Cụ thể, nhiệt độ ở khu vực phía tây Trung Quốc ngày càng tăng lên sẽ làm tan băng, “bẻ cong hàng nghìn km đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng mới được xây dựng với trị giá hàng tỉ USD”, đe doạ tới sự an toàn và tính liên tục trong liên kết chiến lược với Tây Tạng. The Diplomat cũng dẫn nghiên cứu này cho biết, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nhiệt, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy... thường xuyên xảy ra hơn sẽ làm suy yếu và đe dọa một loạt các cơ sở hạ tầng quan trọng về an ninh trên khắp Trung Quốc. Mưa nặng hạt ở vùng núi thậm chí có thể gây sạt lở đất, khiến hàng loạt các bãi phóng tên lửa của Quân đoàn Pháo binh số Hai - lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc, trở nên “vô dụng”. Thêm vào đó, theo ông Zheng, tần suất bão gia tăng trong suốt một thập kỉ qua tại bờ biển Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại lớn, hạn chế hoạt động đào tạo và làm giảm hiệu quả chiến đấu của quân đội. “Ngay cả đường ống dẫn dầu mới của Nga - Trung Quốc cũng có thể bị nguy hiểm do hình thái thời tiết cực đoan. Trong khi đó, mực nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp tới hành lang năng lượng chiến lược, quyền hàng hải và thuỷ sản của nước này”. Theo The Diplomat, quan điểm trên của ông Zheng cũng được không ít các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đồng tình. Chuyên gia người Mỹ VornDick cảnh báo, Trung Quốc nên bắt đầu chuẩn bị theo dõi chặt chẽ hơn vấn đề này và ứng phó với nó theo khuôn khổ an ninh quốc gia rộng lớn hơn. “Nếu Trung Quốc không hành động thì sẽ không thể chuẩn bị, phản ứng hay thích nghi với các tác động từ biến đổi khí hậu một cách hiệu quả”, và nó sẽ trở thành “thảm hoạ” đối với chính phủ và người dân Trung Quốc. Vì sao TQ bất lực trong việc tự chủ kết quả của lễ duyệt binh? theo Đại Lộ ======================== Hành động như thế nào để phản ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu mới được chứ? Cái này nằm ngoài tầm hiểu biết của cả nền văn minh hại điện này. Lão Gàn quảng cáo để nhân dân thế giới cảnh doác nha; Năm tới khí hậu còn khắc nghiệt hơn năm nay nhiều.1 like
-
Xuống xe, đi bộ... ================ Trung Quốc bơm gần 100 tỉ USD vực dậy nền kinh tế 19/08/2015 16:15 GMT+7 TTO - Chính phủ Trung Quốc vừa phải bơm gần 100 tỉ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối cho hai ngân hàng hàng đầu nước này nhằm vực dậy nền kinh tế đang lao đao. Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định bơm thêm gần 100 tỉ USD cho hai ngân hàng lớn của nước này để vực dậy nền kinh tế - Ảnh: Reuters Theo Economic Times, hôm 18-8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chuyển cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc 48 tỉ USD và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc 45 tỉ USD. Theo chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Shengzu thuộc Tập đoàn tài chính Barclays, “việc cấp thêm nguồn tài chính cho hai ngân hàng lớn cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang cố gắng đầu tư tài chính vào các lĩnh vực kinh tế thiết thực, cụ thể như xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng”. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Và năm nay tốc độ phát triển sẽ tiếp tục ì ạch, khi trong hai quý đầu năm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế mỗi quý cũng chỉ đạt 7,0%. Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2015 là 7%. Trong một động thái nhằm thúc đẩy kinh tế, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất tới 4 lần kể từ tháng 11 năm ngoái và cũng hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Chuyên gia tài chính Wang nói thêm: “Các khoản ngân sách được giải ngân trong chính sách nới lỏng tiền tệ trước đây đã không đi vào hoạt động kinh tế cụ thể. Thay vào đó, hầu hết số tiền đó đã chạy sang các tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán”. D. KIM THOA ================ Vấn đề không chỉ giới hạn ở Trung Quốc cứu nền kinh tế của họ như thế nào, thành công hay thất bại. Mà còn là thiên hạ không còn niềm tin để nhận thức về một nền kinh tế Trung Hoa làm bá chủ thế giới trong tương lai. Vấn đề đầu tiên là ngân hàng hỗ trợ kinh tế Châu Á gì đó mà Trung Quốc khởi xướng, sẽ chẳng có ma nào tham gia. Hãy chờ xem..1 like
-
Hải ; Lê Ninh và anh chị em lưu ý : Lưu số điện thoại của ông Lang Này và giới thiệu với gia đình cô bé để đến chữa bệnh. Nếu chỉ dùng thuốc mà không chỉnh sửa phong thủy Lạc Việt thì khó khỏi bệnh, Nhưng nếu chỉ dùng phong thủy thì có thể khỏi, nhưng không chắc chắn, khi bệnh quá nặng. Chúng ta cần tổng hợp nhiều yếu tố tương tác.1 like
-
Sự kiện lịch sử 30.4: Nhìn từ nhiều phía Kỳ 33: Việt Nam sau “ly rượu mừng” giữa Richard Nixon với Mao Trạch Đông Đăng Bởi Một Thế Giới 07:13 21-07-2015 Sau ngày Mao và Nixon bắt tay, Trung Quốc và Mỹ thay nhau gây nên cảnh chết chóc, cửa nát nhà tan ởcả hai miền Nam – Bắc Việt Nam… Tổng thống Thiệu và tổng thống Mỹ Nixon. Rời Bắc Kinh về Washington, tổng thống Mỹ Nixon đưa một lực lượng không quân và hải quân hùng hậu trút hơn 20.000 tấn bom rải thảm Hà Nội – Hải Phòng và nhiều nơi khác ở miền Bắc Việt Nam làm ít nhất 2.000 người chết trong vòng 12 ngày đêm của mùa giáng sinh 1972. Đức Giáo hoàng và các nhà hoạt động nhân văn trên thế giới chỉ trích Nixon mạnh mẽ. Phần Mao Trạch Đông chỉ phản ứng “chiếu lệ” vì Mao đã xem Nixon là “người bạn mới” đang cùng Mao toan tính “thay đổi thế giới” (chữ Nixon dùng lúc nâng cốc trong buổi tiệc từ giã Bắc Kinh đêm 27.2.1972). * ĐÁNH PHÁ MIỀN BẮC – CẮT VIỆN TRỢ MIỀN NAM: Để tiến hành cuộc đánh bom hủy diệt trên, theo Linebacker: Karl J. Eschmann – The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam, Nixon đã huy động: - Gần 50% số máy bay ném bom chiến lược B.52 của toàn bộ không lực nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc). Thực tế xuất kích 741 lần/chiếc. - Gần một phần ba (1/3) số máy bay chiến thuật của toàn lực lượng quân sự nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc). Thực tế xuất kích 3.920 lần/chiếc - Một phần tư (1/4) số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy – dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu rada, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu,… - Các tập đoàn không quân số 7 và số 8 (Seventh air force và Eighth air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B.52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam gồm 143 chiếc B.52G, B.52D và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B.52D đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan). - 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng trên đất Thái Lan (tại các căn cứ không quân Ubon, Korat và Takhli), 2 liên đội gồm 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng)” (Dẫn theo cuốn: “Từ Xuân – Hè năm 1972 đến Điện Biên Phủ trên không qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” – sđd Kỳ 1 – tr.386) Luật gia Joseph Amter, chủ tịch Quỹ tổ chức nghiên cứu hòa bình (The Peace Research Organisation Fund), đồng chủ tịch Hội nghị nghiên cứu và cộng tác quốc tế của Nhà Trắng, viết: “Thật mỉa mai là khi tổng thống Nixon, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai say mê trong các bữa tiệc thịnh soạn ở Bắc Kinh, thì quân đội Mỹ đang đánh nhau ở Đông Dương, hàng nghìn tấn bom đang phá hủy các làng Nam Việt Nam, cũng như các khu vực Bắc Việt Nam và hàng nghìn các người dân Đông Nam Á tiếp tục chết” (Lời phán quyết về Việt Nam – Nguyễn Tấn Cưu dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1985, tr.375). Nếu Mao Trạch Đông “nhắm mắt” để Nixon mở đợt tấn công tàn khốc nhằm đưa Bắc Việt Nam về “thời kỳ đồ đá”, thì chỉ một năm sau đến lượt Nixon đáp lễ “làm ngơ” để Mao xua hải quân và không quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974). Mao nói trí trá là “để tự vệ”, nhưng “thực chất là xâm lược”, nhằm khống chế Việt Nam từ các vùng hải đảo, tạo bàn đạp độc chiếm biển Đông: “Hành động xâm lược của họ (Trung Quốc) có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và, hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa” để mặc quân Mao tràn vào bắn giết người Việt Nam (trích công bố của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN - Hà Nội 4.10.1979: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – Văn kiện dày 108 trang - tr. 25). Cũng năm đó (1974), trên tiến trình “thỏa hiệp và phối hợp hành động” với Mao, Nixon quyết định cắt xén nguồn viện trợ VNCH mạnh tay hơn nữa, tới mức “cạn tàu ráo máng” (chữ TS Hưng dùng) buộc tổng thống Thiệu không được sử dụng tiền do Quỹ đối giá (phát xuất từ viện trợ kinh tế đổi sang tiền Việt) để tài trợ ngân sách quốc phòng, trả lương cho quân đội (gồm 1.200.000 quân nhân) và cảnh sát (với lực lượng 120.000 người): “Lúc đó, nếu biết được đến nông nỗi ấy, thì liệu quân dân miền Nam nghĩ sao? Vì vậy, tin trên (giấu nhẹm) không được phổ biến” (…) Đến nay, ta có thể đặt lại câu hỏi: vậy (nếu tồn tại sau 1975) thì bắt đầu từ năm 1976 trở đi chính phủ VNCH lấy tiền đâu mà trả lương cho quân đội, cảnh sát?”. Có lẽ họ sẽ phải “cố gắng tan hàng” thôi (TS. Nguyễn Tiến Hưng – Khi đồng minh tháo chạy, sđd Kỳ 2, tr. 457). * VÌ SAO MỸ DỨT KHOÁT BỎ RƠI VIỆT NAM CỘNG HÒA? Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, nhận định: “một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6.1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội”, chưa kể “thực phẩm, quần áo, thuốc men, băng cứu thương cho quân đội, cũng như nhu cầu sinh sống của gia đình họ (lấy đâu ra)?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nguyên do nào khiến Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH? Theo TS. Nguyễn Tiến Hưng(1) vì: “Quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam đã không còn nữa”. Ông dẫn chứng về hai trường hợp giống nhau cùng được Mỹ ủng hộ, viện trợ (Israel và Nam Việt Nam) nhưng đã và đang đón nhận hai số phận khác nhau: 1. Sau Thế chiến thứ hai (1945), Mỹ giúp thành lập quốc gia Israel (Do Thái) với tuyên bố độc lập ngày 14.5.1947. Lập tức quân đội của 5 nước Ả Rập (Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon và Iraq) hợp lực tấn công muốn xóa sổ Israel ngay. Mỹ nhảy vào can thiệp, yểm trợ và chính thức công nhận Israel là quốc gia độc lập, có chủ quyền. 2. Ngày 26.10.1955: “nước VNCH được thành lập, Hà Nội nhất quyết đòi hỏi phải tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc (tháng 7.1956) để đi tới thống nhất, theo như quy định của Hiệp định Genève. Tổng thống Diệm, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, tiếp tục bác bỏ. Tổng thống Eisenhower tuyên bố ông có thể “trỏ tay vào quốc gia Việt Nam tự do với niềm hãnh diện”. Nghị sĩ John F. Kennedy (sau này kế vị Eisenhower) còn bình thêm: “Tự do chính trị ở miền Nam (Việt Nam) là một nguồn cảm hứng”. Tính ra, VNCH mai một đã 40 năm rồi (1975 - 2015), nhưng Israel vẫn còn trường tồn, là vì: “Mỹ vẫn còn cần đến Do Thái (Israel) làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông (cho Mỹ)” nên dù phải gánh chịu những chi phí nặng nề, kể cả một số phản ứng bất lợi ở quốc nội và trên trường quốc tế, Mỹ vẫn chấp nhận, chịu đựng. Thực ra “nếu Do Thái không có Mỹ yểm trợ thì với chỉ vỏn vẹn chưa tới 6 triệu dân, quân đội Do Thái dù có tài giỏi, lãnh đạo dù có sáng suốt, trong sạch, dân chủ gấp mấy lần miền Nam (Việt Nam) đi nữa, thì chắc cũng đã bị toàn khối Ả Rập áp đảo rồi. Ta cứ chờ đến khi nào thế giới không còn cần nhiều đến dầu lửa nữa vì có được những nguồn năng lượng quan trọng khác như ánh sáng mặt trời hay kỹ nghệ nguyên tử lực, thì lúc đó mới biết Do Thái có còn trường tồn được hay không?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nếu hiện nay “tiền đồn dầu lửa” ở Trung Đông (Israel) còn cần thiết, thì “tiền đồn của thế giới Tự do” ở châu Á (Nam Việt Nam - VNCH) lại không cần đến nữa, vì kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông (1972), thì “giá trị của miền Nam (Việt Nam) trong vai trò “ngăn chặn làn sóng đỏ” đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (combenefits). Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi”. Song bất hạnh ở chỗ con đường triệt thoái của Mỹ sớm “bắt đầu rải đầy xác chết” không bao lâu sau lúc “ly rượu mừng” uống với Mao vừa cạn – Theo The Daily Telegraph 24.3.1975 – Font PTTg, hồ sơ số 3810 – nguồn dẫn từ Kỳ 1: Đọc hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn (còn nữa) Giao Hưởng ================= Cũng sau "ly rượu mừng" này, vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị một phong trào rầm rộ đòi xét lại để phủ nhận . Và 20 năm sau, khi Liên Xô sụp đổ, quan điểm này chính thức lên ngôi (1992). Hừm! :ph34r:1 like
-
Rúp Nga lại lao đao vì giá dầu 18/08/2015 07:26 (TNO) Rúp Nga vừa chạm đáy nửa năm, xuống còn 65,7 RUB đổi 1 USD, trong bối cảnh Moscow tiếp tục gặp khó vì giá dầu hạ thấp và các lệnh trừng phạt không thuyên giảm. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP Theo CNN, bản tệ nước Nga giảm 1,3% xuống còn 65,7 RUB ngang giá 1 USD hôm 17.8. Sau đó, đồng tiền này có phục hồi một chút lên mức 65,5 RUB đổi được 1 USD. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 6 tháng qua của rúp Nga. Ngân hàng trung ương Nga đã ngừng mua dự trữ ngoại hối trong tháng 7 với hy vọng ngăn chặn đồng rúp không tuột giá sâu hơn nữa. Song động thái này không mang lại kết quả: RUB vẫn giảm 44,8% giá trị so với USD trong năm ngoái và 12% giá trị trong tháng qua. Nội tệ Nga bị tác động mạnh bởi giá dầu lao dốc. Một nửa nguồn thu của chính phủ đến từ ngành công nghiệp dầu khí. Ngân sách nước này dựa trên giả định giá dầu ở mức 50 USD/thùng hoặc cao hơn. Giờ đây, dầu đang được giao dịch ở mức 42 USD/thùng, tròn một năm sau khi đạt đến giá 115 USD/thùng mùa hè năm ngoái. Ngoài giá dầu giảm mạnh, Nga cũng đang đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên nước này vì căng thẳng ở Ukraine. Hai yếu tố trên tạo nên tác động kép, đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu lần đầu tiên kể từ năm 2009. Kinh tế Nga sụt giảm 4,6% trong quý 2/2015, mức giảm mạnh nhất kể từ thời khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của Nga sẽ sụt giảm 3,4% trong năm nay và hơn 1% trong năm sau vì tiền lương đi xuống, chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu nội địa bị tác động bởi niềm tin suy giảm. Lệnh cấm vận thực phẩm mà Moscow dùng để trả đũa phương Tây góp phần tạo nên lạm phát cao ở nước này, đạt đến 16% trong tháng 7. Cùng ngày, giá dầu WTI giao tháng 9 kết phiên giao dịch đầu tuần ở mức 41,87 USD.thùng, giảm so với ngày 14.8. Tại London, dầu Brent giao tháng 10 dừng với 48,74 USD/thùng, theo Reuters. Thu Thảo ================== Sự sụt gía đồng tiền của Nga vì hoàn cảnh khách quan, cũng chẳng khác gì sự sụt giá tự nguyện của đồng Nguyên Trung Quốc. Chiến tranh kinh tế đã bắt đầu từ lâu rùi và lão Gàn cũng nói từ lâu rùi, ngay từ khí giá dầu còn cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, lão Gàn duyệt kịch bản này như là một biện pháp nhân đạo trong "canh bạc cuối cùng", thay thế cho một cuộc chiến tranh nóng. Tuy nhiên, lão xác định lại rằng: Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế.1 like
-
13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015): “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Thứ hai, 17/08/2015 - 08:00 Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...” Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ. Giờ này trăng chửa qua rèm lụa, Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa, Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây. Tưởng ai thức trắng đêm dài viết, Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn, Về đi, vườn ruộng ngát hương say... (Thơ Ngân Giang) So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”. Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều: “Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”. Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ. Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm. "Một tài thơ thiên phú!" Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên: "Tàu về rồi tàu lại đi Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga" "Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn. Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết: "Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu, Trăm năm thân thế gửi về đâu". Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội: "Ngày chửa sang thu đã thấy buồn Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn Trời không mưa gió lòng mưa gió Người ở đầu thôn mộng cuối thôn". Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”... Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam. Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen: "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" Ngơ ngác phương trời con én lạc Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, cùng đàn con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. "Thân gái bơ vơ giữa dặm trường". Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của Quốc Dân Đàng Việt Nam, cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc: “Gác xép mơ màng tin quốc sự Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau”. Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và cả đàn con đây? Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên: "Ngơ ngác phương trời con én lạc Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng" Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương. Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai. Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ? Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là: "Mười năm quét lá bên sông Hình hài để lại cái còng trên lưng" Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ. "Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng Nào có ham gì miếng ngọt ngon" Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo". Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước: "Một quán bên sông cuối phố nghèo Miếng trầu bát nước có bao nhiêu" Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng: "Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bảy khách văn chương Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..." Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm: "Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon" Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến: "Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi". Mối tình si Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo. Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang. Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này “Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi” và: “Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”. Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài: Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi… Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay. Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi. Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà. Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quang và cay đắng, mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này. Lê Thọ Bình1 like
-
"Lạ gì bỉ sắc tư phong... Trời xanh quen thói má hồng... đánh ghen" (Kiều - Nguyễn Du) =========== TRƯNG NỮ VƯƠNG Ngân Giang - Đỗ Thị Quế Thù hận đôi lần chau khoé hạnh Một trời loáng thoáng bóng sao rơi Dồn sương vó ngựa xa non thẳm Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi Ngang dọc non sông đuờng kiếm mã Huy hoàng cung điện nếp cân đai Bốn phương gió bão dồn chân ngựa Tám nẻo mưa ngàn táp đoá mai Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận Non hồng quét sạch bụi trần ai Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời... Ải bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá, Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi 1939 Nguồn: http://www.thivien.net/Ng%C3%A2n-Giang/Tr%C6%B0ng-N%E1%BB%AF-V%C6%B0%C6%A1ng/poem-HVcWXgMMLfQkhrjp5dm9qA1 like
-
Vật chất là một khái niệm mô tả tất cả những dạng tồn tại có tương tác - Đó là định nghĩa nhân danh nền văn hiến Việt - Do đó, nó có thể lớn vô cùng như cả cái vũ trụ này, hoặc nhỏ như khái niệm "điểm" trong toán học. Còn trong tương lai, khi con người nhận thức được tất cả những quy luật vũ trụ - tức là tìm ra được lý thuyết thống nhất - thì như SW Hawking đã nhận thức: "Lúc đó chúng ta sẽ ứng dụng những quy luật của vũ trụ để điều hành cuộc sống của chúng ta". Thuyết ADNh đã ứng dụng từ lâu rồi, trong đó "quy luật nhân quả " chỉ là một yếu tố cấu thành trong toàn thể quy luật vũ trụ. Thuyết ADNh có thể tiên tri đến từng hành vi của con người thì quy luật nhân quả chỉ nằm trong nội hàm của nó.1 like