-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/08/2015 in Bài viết
-
Báo cáo Sư phụ, Phamhung đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ: 1. Đã liên lạc với Cán bộ Xã để đón và hỗ trợ đoàn 2. Đã thông tin cụ thể đia chỉ nhà, số điện thoại chủ nhà 3. Đã gửi toàn bộ số tiền 30.700.000đ (Ba mươi triệu bảy trăm ngàn đồng) mọi người ủng hộ cho anh Hải và đã được anh Hải xác nhận Chúc đoàn lên đường thượng lộ bình an và hoàn thành nhiệm vụ để khẳng định khả năng đặc biệt của Phong thủy Lạc việt Chúc cháu bé mau lành bệnh, gia đình mạnh khỏe, ăn lên, làm ra. À, câu chuyện vui một chút, Phamhung ghi trong tờ giấy chuyển tiền là: "Chuyển tiền ủng hộ ứng dụng Phong thủy chữa bệnh" các cô gái làm việc ở Ngân hàng ngạc nhiên và xúm lại hỏi han xem cụ thể là thế nào. Hì Sau khi nghe giải thích, họ ngạc nhiên lắm vì từ sưa đến giờ chưa nghe việc chỉ sửa chữa nhà, trấn yểm ... mà lại chữa được bệnh, rồi họ bảo bao nhiêu người bệnh đầy người mà không biết để nhờ giúp chữa bệnh, hihihi4 likes
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
thienan and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
GẶP LẠI CỤ NHƯỢC THỦY Chắc các bạn còn nhớ, ngày 12. 4 . 2015 tôi đã công bố chữa ung thư cho cụ trước khi thực hiện các biện pháp của Địa Lý Lạc Việt. Lúc ấy cụ bệnh rất nặng: Ung thư thực quản đã hoại tử, ung thư gan thời kỳ cuối. Cụ phải thở oxy và ăn bằng ống truyền. Lúc gặp tôi, cụ chỉ ước muốn sống thêm ba năm nữa.Xin tham khảo bài viết trong link này: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/22857-tan-man-chuyen-phong-thuy/page-8 Hôm nay, tôi xuống lại nơi đây, để kiểm tra lại việc thực hiện các biện pháp của Địa Lý Lạc Việt, với mục đích là thẩm định lại những chỉnh sửa theo phong thủy Lạc Việt của các thân chủ nơi đây. Trong đó có con trai ngay cạnh nhà cụ Nhược Thủy. Biết cụ là một trí giả viết sách, tôi mang theo tặng cụ cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tôi rất mừng vì cụ khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Cụ chân thành chúc tôi luôn khỏe mạnh để tiếp tục giúp những người có hoàn cảnh như cụ. Cũng hôm nay, tôi mới được biết cụ thọ Pháp hòa thượng Thích Thanh Từ với pháp danh là Nguyên Giác, Nhược Thủy là bút danh của cụ trên web học thuật Đông phương. Tôi cũng bày tỏ sự mong muốn cụ tiếp tục sống viên mãn với tuổi già và sức khỏe ngày càng bình phục. Tuy nhiên tôi cũng khuyến cáo gia đình hãy tiếp tục thực hiện hoàn tất những yêu cầu sửa chữa phong thủy mà tôi đã đề nghị, để cụ sống lâu hơn nữa giúp ích cho đời, ngoài mong ước của cụ. Dưới đây là những hình ảnh về lần gặp gỡ này: Ký tặng sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" tặng cụ Nhược Thủy. Cụ rất vui khi nhận sách. Sau khi đi kiểm tra việc thực hiện phong thủy Lạc Việt, các thân chủ trong đó có con trai cụ Nhược Thủy, mời chúng tôi đi ăn đặc sản Trảng Bàng. Thêm một phụ tá học nghề của tôi: Lữ Huy Cường4 likes -
Ngẫm Nghĩ
thienma_78 and 2 others liked a post in a topic by yeuphunu
Ngân Giang thơ đẹp, người đẹp của muôn người Năm 1978 nhìn nhà thơ Ngân Giang của chúng ta vẫn rất đẹp, vẻ đẹp sang mà quý phái. Sinh ra và lớn lên ở Hà Đông nhưng lại sống nhiều ở Hà Nội, gia đình khá giả, chị theo cách mạng rất sớm. Khi 16 tuổi chị đã được một đồng chí giác ngộ theo cách mạng, cuộc hẹn hò của họ thường ở miếu Ba Cô tại Nghi Tàm (Hà Nội), đó cũng là mối tình đầu chị yêu thầm nhớ trộm một con người “của cách mạng”. Cũng vì thương nhớ người bạn cách mạng, chị đã giấu giữ tài liệu, vào hôm lên xe hoa, chị mang theo cả mớ tài liệu ấy về nhà chồng. Ngày hôm sau “mật thám” đã đến khám, gia đình phải chạy vạy nên chị không bị bắt. Ngay từ năm 1935, chị đã tham gia cách mạng từ đó. Năm 1944 là Trưởng đoàn phụ nữ thành Hoàng Diệu, góp phần xây dựng “Tuần lễ vàng”. Với một dáng vẻ sang trọng, quý phái, chị đã vào giải cứu một số đồng chí trinh sát thành bộ bị bắt giam tại Ôn Như Hầu (trong đó có nhạc sĩ Đỗ Nhuận). Những tháng năm sau chị được phân công chuẩn bị lương thực cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Tôi nhớ rất nhiều lần chị kể với tôi gia đình chị quyên góp bằng vàng. Số vàng ấy quy ra gạo cũng chất hàng toa xe lửa (ngày ấy ai ai cũng tính ra gạo để quyên góp cho cách mạng, đó là lòng yêu nước của tầng lớp thương gia). Trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Pháp, chị công tác tại Sở Tuyên truyền khu vực I (Thái Nguyên). Cuối 1949, chị biệt phái về thủ đô cho tới ngày hòa bình. Lần gặp gỡ sau này giữa tôi và chị, khi tôi hỏi sao lúc đó chị không làm việc ở một cơ quan nào đó cho đời sống ổn định hơn khi mà chị rất đông con, chị trả lời: “Thời ấy đón đoàn quân về Hà Nội là mừng đến chảy nước mắt và thế là thành người dân xứ “Độc lập”. Ta mừng ta hát, ta làm ta ăn là sung sướng. Có biết đâu sau này lại có một lớp cán bộ nhà nước được sống khá hơn”. Lời nói của nhà thơ Ngân Giang rất đúng như bài thơ chị đã làm năm đó: Năm cửa ô cùng lên tiếng hát Đón muôn nhịp bước chín thu ròng Đã khơi nguồn sống trong dân tộc Đẹp cỏ hoa và đẹp núi sông. ... Hà Nội tưng bừng hồn Tổ quốc Thét lên thành nhạc, nói thành thơ ... Lắng bước anh hùng trong tiếng nhạc Nghe hồn thiêng dân tộc dẫn đường về…(Chín mùa trông đợi) Một lần đi họp ở Hội Văn nghệ Hà Nội, tôi mời chị ăn phở ở Lý Quốc Sư, hai chị em nói chuyện say sưa quá đà, chị lại đứng lên đọc lại bài Trưng Nữ Vương: Bốn phương gió bãi lùa chân ngựa, Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai! Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi Lạc tướng quên đâu lời huyết hận Non Hồng quét sạch bụi trần ai Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời. Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi…(Trưng Nữ Vương, 1934) Chị càng đọc, đôi mắt càng sáng, người và lời thơ như bay lên giữa Hà Nội. Tôi hình dung 1934 khi bài thơ Trưng Nữ Vương ra đời như một quả bom tấn nổ giữa trời Hà Nội. Một lần nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói ở lớp học chúng tôi: “Khi bài thơ của Ngân Giang ra đời, chúng tôi tìm đọc và càng muốn tìm đọc vì đó là bài thơ đầy khí tiết của một nữ sĩ được ra đời giữa Hà Nội”. Nhà thơ Ngân Giang, người đứng thứ ba từ trái sang phải, chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhâ Đại hội Hội Nhà văn lần thứ V . Nếu ngồi nói chuyện với chị, đến thơ ca, chị như người lên đồng cứ lúng liếng, đọc hết bài thơ này sang bài thơ khác. Chị ít kể về thời hoạt động của mình, chỉ một lần duy nhất chị nói: “Chị đã được gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch”, nói xong chị ca ngợi Chủ tịch đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Những năm đó tôi còn làm ở tổ thơ của báo Văn Nghệ, chị cho con mang đến cả một xấp thơ chị viết trên giấy trắng, những bài thơ hầu như ít được đăng, nên tôi hay tìm để trả về cho chị (thời đó chưa có phô-tô, nên thơ viết ra rất dễ bị mất). Khi được gặp nhà thơ Anh Thơ, câu chuyện của tôi và chị Anh Thơ hay xoay quanh chủ đề về Ngân Giang: “Khi mình còn nhỏ được đến nhà của chị Ngân Giang ở Hà Đông, chị đẹp, sống sang trọng trong một ngôi nhà giàu có với đầy đủ sập gụ tủ chè”. Với Ngân Giang, Anh Thơ phục về tài và sắc. Trong suốt cuộc đời vất vả của Ngân Giang, Anh Thơ luôn luôn ở bên giúp đỡ. Khi căn nhà được cấp ở Bách Khoa (do anh em báo chí, báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn đấu tranh cho chị được phân ở) chị bán nhà được phân, mua đất ở ngoài bãi Yên Dũng (Hà Nội) dựng nhà. Sau này chị cũng được Hội Nhà văn trợ cấp khó khăn, trợ cấp sáng tác, nhưng cũng chỉ là đỡ dăm bảy bữa cho bớt một phần nhỏ khó khăn. Căn nhà số 48 (trước là nhà số 3) ở Nghĩa Dũng có hai khóm trúc Phật Bà trồng trước cửa, một thời chị cũng bán trà chén sống qua ngày: Còm cõi bên sông tóc úa dần Tay nâng chén nước lệ đầy khăn Bữa cơm rau muống chia từng ngọn Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần.(Quán mưa bãi vắng, 1976) Cuộc sống sau này của nhà thơ càng vất vả khi tuổi ngày càng cao. Cuộc đời làm thơ của chị đã cho ra đời các tác phẩm:Những người sống mãi (thơ in chung, 1931), Giọt lệ Xuân (thơ, 1931), Tiếng vọng sông Ngân (thơ, 1944), Thơ Ngân Giang(1990, 1994), Tuyển tập thơ Ngân Giang (1996). Trong đó có: Thơ Ngân Giang in 1996 do một giám đốc bao bì là Hồ Ngọc Chương in cho chị 3000 quyển không lấy tiền. Chị Lý Thị Trung có nhờ các anh Đàm Quang Trung, sau đó là Mạc Văn Trọng (Giám đốc Thư viện Quân Đội mua hộ 1000 quyển phân cho bộ đội có thơ Ngân Giang đọc). Còn lại chị bán lắt lay mãi sau này. (Ban Nhà văn nữ thường họp ở nhà chị Phan Thị Thanh Nhàn, khi họp xong chúng tôi thường nhắc tới việc thăm chị Ngân Giang. Chị Cẩm Lai và chị Lý Thị Trung thường nhắc chúng tôi tới thăm thì nên mua gạo chở đến cho chị để có cái ăn dài dài (đó là những năm 1997, 1998, 1999, 2000, mà chị vẫn còn thiếu gạo). Riêng chị Cẩm Lai mỗi lần đến thăm là đưa gạo, chị Lý Thị Trung thì chuẩn bị thức ăn. Tình thương của các chị nó gắn rất chặt với đời sống thực tế và cũng là thương nhau lắm lắm, mặc dù tuổi cao mà luôn nhớ thương nhau. Còn sự giúp đỡ của các cơ quan quanh Hội Nhà văn, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, bạn bè cũng chỉ vơi đi một chút khó khăn thường nhật. Những năm đó chúng ta chưa đưa vấn đề nghèo khó của văn nghệ sĩ ra cho toàn xã hội cùng tham gia góp sức giúp đỡ. Giá chị sống đến bây giờ thì sẽ có nhiều bàn tay giúp đỡ chị hơn khi mà vấn đề người nghèo và sức khỏe của người khó khăn được toàn xã hội quan tâm đến. Chị sống ở Hà Nội nhưng cũng đổi nhiều chỗ ở như gác 3, số 175 Bà Triệu, Bách Khoa, nhà 48 Nghĩa Dũng. Chị mất năm 2002 vào mùa mưa ở bãi Nghĩa Dũng, căn nhà có hai khóm trúc trước nhà ngập cùng bãi sông Hồng, bà con phường Nghĩa Dũng và gia đình đẩy chị trên một chiếc trõng tre đưa lên bờ đê sông Hồng rồi mới chuyển vào nhà tang lễ Phùng Hưng. Chị ra đi trong khi nước sông Hồng tràn vào nhà, bà con nâng chị trên tay cùng sông nước, những cảnh đó ít người biết đến. Nhưng ngày truy điệu thì đông vô cùng, dân chúng mến mộ thơ chị đến đặt vòng hoa tưởng niệm. Chị không làm ở một cơ quan nào khác, nhưng người yêu thơ chị tự bỏ tiền túi mua hoa viếng một nữ sĩ tài hoa, một nữ sĩ đẹp người, đẹp cả tâm hồn. Hình ảnh một nhà thơ lên ngâm thơ, chị múa cùng thơ, chân tay đeo rất nhiều vòng, cổ đeo chuỗi hạt lấp lánh mà công chúng thủ đô đã được xem trên ti-vi, trên bục thơ còn đọng lại trong lòng họ. Không mấy ai biết chị sống cơ cực ra sao, nhưng mỗi chúng ta đều ngầm hiểu chị đã suốt đời say thơ, cống hiến cho độc giả những vần thơ hay nhất của mình. Ngược lại công chúng yêu thơ luôn luôn yêu chị về những bài thơ mà Ngân Giang đã “làm thức tỉnh mọi người, thức tỉnh cả Hà nội, nhờ bài thơ Trưng Nữ Vương của Ngân Giang” (lời của Nguyễn Tuân). Chị đã đi xa chúng ta 8 năm, nhưng suy nghĩ về văn chị đã viết: “Tuổi cầm bút của tôi gần bằng tuổi đời. Những truân chuyên điêu đứng của tôi lại hơn cả tuổi đời và tuổi cầm bút. Tôi chỉ có một chủ trương: Phục vụ dân tộc, xã hội; sẵn sàng quật khởi chống lại bạo lực, giai cấp bóc lột, thống trị, tha thiết hy sinh cho xã hội, dân tộc, nhân loại, hòa bình. Trong tôi, luôn là một tình cảm, một tâm hồn xa với quyền và lợi. Tôi yêu quê hương, yêu xã hội vô cùng. Cho nên, dù những năm tháng qua tôi sống rất khó khăn nhưng cuối cùng tôi tồn tại… Tôi luôn biết hy vọng ở tương lai”. Đây cũng là tâm huyết của một cây bút đã bảy mươi năm làm thơ yêu nước, đọc xong chúng ta ngẫm nghĩ được rất nhiều điều trong đó. Theo: http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2582-ngan-giang-tho-dep-nguoi-dep-cua-muon-nguoi-.aspx ============================================================================ Nhân dịp kỷ niệm 13 năm (17/8/2002 -17/8/2015) ngày mất của Thi Sĩ Ngân Giang, cũng là Mẹ của Sư Phụ Thiên Sứ, con mới có dịp xem các bài báo viết về Bà, đọc các bài thơ mà Bà đã viết. Một nhà thơ tài năng, sao mà khổ quá: Trích: " Còm cõi bên sông tóc úa dần Tay nâng chén nước lệ đầy khăn Bữa cơm rau muống chia từng ngọn Giấc ngủ giường tre đêm khắc lần". (Quán mưa bãi vắng, 1976)3 likes -
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn Phamhung nhiều. Các cụ thường nói: "Gái có công, chồng không nỡ phụ". Hùng hãy yên tâm là sẽ còn nhiều tuyệt chiêu phoengshui Lạc Việt dành cho những anh chị em như Hùng, Hải và Lê Ninh với một số rất ít anh chị em khác.2 likes -
Ngẫm Nghĩ
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi cũng có lần hỏi mẹ tôi như vậy: "Sao mẹ nghèo mãi vậy?". Mẹ tôi trả lời: "Nếu tao muốn làm giầu, không cần đến trí thông minh". Ngày ấy, với trí óc non nớt của gã thành niên mới lớn, tôi chưa hiểu lắm câu nói của mẹ tôi. Đến nay, tuổi gần hết đát, tôi mới thấy mẹ tôi nói đúng. Không phải người nào giầu cũng thông minh. Bởi vậy, tôi hiểu một cách sâu sắc về bản chất của định mệnh.2 likes -
Sự kiện lịch sử 30.4: Nhìn từ nhiều phía Kỳ 33: Việt Nam sau “ly rượu mừng” giữa Richard Nixon với Mao Trạch Đông Đăng Bởi Một Thế Giới 07:13 21-07-2015 Sau ngày Mao và Nixon bắt tay, Trung Quốc và Mỹ thay nhau gây nên cảnh chết chóc, cửa nát nhà tan ởcả hai miền Nam – Bắc Việt Nam… Tổng thống Thiệu và tổng thống Mỹ Nixon. Rời Bắc Kinh về Washington, tổng thống Mỹ Nixon đưa một lực lượng không quân và hải quân hùng hậu trút hơn 20.000 tấn bom rải thảm Hà Nội – Hải Phòng và nhiều nơi khác ở miền Bắc Việt Nam làm ít nhất 2.000 người chết trong vòng 12 ngày đêm của mùa giáng sinh 1972. Đức Giáo hoàng và các nhà hoạt động nhân văn trên thế giới chỉ trích Nixon mạnh mẽ. Phần Mao Trạch Đông chỉ phản ứng “chiếu lệ” vì Mao đã xem Nixon là “người bạn mới” đang cùng Mao toan tính “thay đổi thế giới” (chữ Nixon dùng lúc nâng cốc trong buổi tiệc từ giã Bắc Kinh đêm 27.2.1972). * ĐÁNH PHÁ MIỀN BẮC – CẮT VIỆN TRỢ MIỀN NAM: Để tiến hành cuộc đánh bom hủy diệt trên, theo Linebacker: Karl J. Eschmann – The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam, Nixon đã huy động: - Gần 50% số máy bay ném bom chiến lược B.52 của toàn bộ không lực nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc). Thực tế xuất kích 741 lần/chiếc. - Gần một phần ba (1/3) số máy bay chiến thuật của toàn lực lượng quân sự nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc). Thực tế xuất kích 3.920 lần/chiếc - Một phần tư (1/4) số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy – dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu rada, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu,… - Các tập đoàn không quân số 7 và số 8 (Seventh air force và Eighth air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B.52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam gồm 143 chiếc B.52G, B.52D và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B.52D đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan). - 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng trên đất Thái Lan (tại các căn cứ không quân Ubon, Korat và Takhli), 2 liên đội gồm 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng)” (Dẫn theo cuốn: “Từ Xuân – Hè năm 1972 đến Điện Biên Phủ trên không qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” – sđd Kỳ 1 – tr.386) Luật gia Joseph Amter, chủ tịch Quỹ tổ chức nghiên cứu hòa bình (The Peace Research Organisation Fund), đồng chủ tịch Hội nghị nghiên cứu và cộng tác quốc tế của Nhà Trắng, viết: “Thật mỉa mai là khi tổng thống Nixon, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai say mê trong các bữa tiệc thịnh soạn ở Bắc Kinh, thì quân đội Mỹ đang đánh nhau ở Đông Dương, hàng nghìn tấn bom đang phá hủy các làng Nam Việt Nam, cũng như các khu vực Bắc Việt Nam và hàng nghìn các người dân Đông Nam Á tiếp tục chết” (Lời phán quyết về Việt Nam – Nguyễn Tấn Cưu dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1985, tr.375). Nếu Mao Trạch Đông “nhắm mắt” để Nixon mở đợt tấn công tàn khốc nhằm đưa Bắc Việt Nam về “thời kỳ đồ đá”, thì chỉ một năm sau đến lượt Nixon đáp lễ “làm ngơ” để Mao xua hải quân và không quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974). Mao nói trí trá là “để tự vệ”, nhưng “thực chất là xâm lược”, nhằm khống chế Việt Nam từ các vùng hải đảo, tạo bàn đạp độc chiếm biển Đông: “Hành động xâm lược của họ (Trung Quốc) có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và, hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa” để mặc quân Mao tràn vào bắn giết người Việt Nam (trích công bố của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN - Hà Nội 4.10.1979: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – Văn kiện dày 108 trang - tr. 25). Cũng năm đó (1974), trên tiến trình “thỏa hiệp và phối hợp hành động” với Mao, Nixon quyết định cắt xén nguồn viện trợ VNCH mạnh tay hơn nữa, tới mức “cạn tàu ráo máng” (chữ TS Hưng dùng) buộc tổng thống Thiệu không được sử dụng tiền do Quỹ đối giá (phát xuất từ viện trợ kinh tế đổi sang tiền Việt) để tài trợ ngân sách quốc phòng, trả lương cho quân đội (gồm 1.200.000 quân nhân) và cảnh sát (với lực lượng 120.000 người): “Lúc đó, nếu biết được đến nông nỗi ấy, thì liệu quân dân miền Nam nghĩ sao? Vì vậy, tin trên (giấu nhẹm) không được phổ biến” (…) Đến nay, ta có thể đặt lại câu hỏi: vậy (nếu tồn tại sau 1975) thì bắt đầu từ năm 1976 trở đi chính phủ VNCH lấy tiền đâu mà trả lương cho quân đội, cảnh sát?”. Có lẽ họ sẽ phải “cố gắng tan hàng” thôi (TS. Nguyễn Tiến Hưng – Khi đồng minh tháo chạy, sđd Kỳ 2, tr. 457). * VÌ SAO MỸ DỨT KHOÁT BỎ RƠI VIỆT NAM CỘNG HÒA? Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, nhận định: “một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6.1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội”, chưa kể “thực phẩm, quần áo, thuốc men, băng cứu thương cho quân đội, cũng như nhu cầu sinh sống của gia đình họ (lấy đâu ra)?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nguyên do nào khiến Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH? Theo TS. Nguyễn Tiến Hưng(1) vì: “Quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam đã không còn nữa”. Ông dẫn chứng về hai trường hợp giống nhau cùng được Mỹ ủng hộ, viện trợ (Israel và Nam Việt Nam) nhưng đã và đang đón nhận hai số phận khác nhau: 1. Sau Thế chiến thứ hai (1945), Mỹ giúp thành lập quốc gia Israel (Do Thái) với tuyên bố độc lập ngày 14.5.1947. Lập tức quân đội của 5 nước Ả Rập (Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon và Iraq) hợp lực tấn công muốn xóa sổ Israel ngay. Mỹ nhảy vào can thiệp, yểm trợ và chính thức công nhận Israel là quốc gia độc lập, có chủ quyền. 2. Ngày 26.10.1955: “nước VNCH được thành lập, Hà Nội nhất quyết đòi hỏi phải tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc (tháng 7.1956) để đi tới thống nhất, theo như quy định của Hiệp định Genève. Tổng thống Diệm, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, tiếp tục bác bỏ. Tổng thống Eisenhower tuyên bố ông có thể “trỏ tay vào quốc gia Việt Nam tự do với niềm hãnh diện”. Nghị sĩ John F. Kennedy (sau này kế vị Eisenhower) còn bình thêm: “Tự do chính trị ở miền Nam (Việt Nam) là một nguồn cảm hứng”. Tính ra, VNCH mai một đã 40 năm rồi (1975 - 2015), nhưng Israel vẫn còn trường tồn, là vì: “Mỹ vẫn còn cần đến Do Thái (Israel) làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông (cho Mỹ)” nên dù phải gánh chịu những chi phí nặng nề, kể cả một số phản ứng bất lợi ở quốc nội và trên trường quốc tế, Mỹ vẫn chấp nhận, chịu đựng. Thực ra “nếu Do Thái không có Mỹ yểm trợ thì với chỉ vỏn vẹn chưa tới 6 triệu dân, quân đội Do Thái dù có tài giỏi, lãnh đạo dù có sáng suốt, trong sạch, dân chủ gấp mấy lần miền Nam (Việt Nam) đi nữa, thì chắc cũng đã bị toàn khối Ả Rập áp đảo rồi. Ta cứ chờ đến khi nào thế giới không còn cần nhiều đến dầu lửa nữa vì có được những nguồn năng lượng quan trọng khác như ánh sáng mặt trời hay kỹ nghệ nguyên tử lực, thì lúc đó mới biết Do Thái có còn trường tồn được hay không?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nếu hiện nay “tiền đồn dầu lửa” ở Trung Đông (Israel) còn cần thiết, thì “tiền đồn của thế giới Tự do” ở châu Á (Nam Việt Nam - VNCH) lại không cần đến nữa, vì kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông (1972), thì “giá trị của miền Nam (Việt Nam) trong vai trò “ngăn chặn làn sóng đỏ” đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (combenefits). Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi”. Song bất hạnh ở chỗ con đường triệt thoái của Mỹ sớm “bắt đầu rải đầy xác chết” không bao lâu sau lúc “ly rượu mừng” uống với Mao vừa cạn – Theo The Daily Telegraph 24.3.1975 – Font PTTg, hồ sơ số 3810 – nguồn dẫn từ Kỳ 1: Đọc hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn (còn nữa) Giao Hưởng ================= Cũng sau "ly rượu mừng" này, vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị một phong trào rầm rộ đòi xét lại để phủ nhận . Và 20 năm sau, khi Liên Xô sụp đổ, quan điểm này chính thức lên ngôi (1992). Hừm! :ph34r:2 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cái này lão Gàn nói lâu rùi! Rằng thì là mà "Có một nền zdăng miêng toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này và chính họ là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thực tế phát hiện được không hề phản bác lại luận điểm của lão Gàn, mà ngày càng chứng tỏ lão cứ từ đúng trở lên. Với lão thì những thứ gọi là di vật khảo cổ, chỉ là bằng chứng cho những thứ tư duy chậm phát triển. Lão chỉ cần phân tích về lý thuyết cũng đủ thấy rất rõ điều này.2 likes -
13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015): “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Thứ hai, 17/08/2015 - 08:00 Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...” Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ. Giờ này trăng chửa qua rèm lụa, Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa, Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây. Tưởng ai thức trắng đêm dài viết, Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn, Về đi, vườn ruộng ngát hương say... (Thơ Ngân Giang) So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”. Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều: “Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”. Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ. Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm. "Một tài thơ thiên phú!" Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên: "Tàu về rồi tàu lại đi Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga" "Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn. Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết: "Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu, Trăm năm thân thế gửi về đâu". Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội: "Ngày chửa sang thu đã thấy buồn Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn Trời không mưa gió lòng mưa gió Người ở đầu thôn mộng cuối thôn". Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”... Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam. Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen: "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" Ngơ ngác phương trời con én lạc Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, cùng đàn con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. "Thân gái bơ vơ giữa dặm trường". Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của Quốc Dân Đàng Việt Nam, cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc: “Gác xép mơ màng tin quốc sự Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau”. Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và cả đàn con đây? Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên: "Ngơ ngác phương trời con én lạc Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng" Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương. Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai. Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ? Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là: "Mười năm quét lá bên sông Hình hài để lại cái còng trên lưng" Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ. "Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng Nào có ham gì miếng ngọt ngon" Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo". Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước: "Một quán bên sông cuối phố nghèo Miếng trầu bát nước có bao nhiêu" Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng: "Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bảy khách văn chương Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..." Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm: "Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon" Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến: "Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi". Mối tình si Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo. Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang. Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này “Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi” và: “Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”. Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài: Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi… Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay. Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi. Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà. Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quang và cay đắng, mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này. Lê Thọ Bình2 likes
-
"Lạ gì bỉ sắc tư phong... Trời xanh quen thói má hồng... đánh ghen" (Kiều - Nguyễn Du) =========== TRƯNG NỮ VƯƠNG Ngân Giang - Đỗ Thị Quế Thù hận đôi lần chau khoé hạnh Một trời loáng thoáng bóng sao rơi Dồn sương vó ngựa xa non thẳm Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi Ngang dọc non sông đuờng kiếm mã Huy hoàng cung điện nếp cân đai Bốn phương gió bão dồn chân ngựa Tám nẻo mưa ngàn táp đoá mai Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận Non hồng quét sạch bụi trần ai Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời... Ải bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá, Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi 1939 Nguồn: http://www.thivien.net/Ng%C3%A2n-Giang/Tr%C6%B0ng-N%E1%BB%AF-V%C6%B0%C6%A1ng/poem-HVcWXgMMLfQkhrjp5dm9qA2 likes
-
Ông Sam Rainsy thừa nhận gây rối vấn đề biên giới với Việt Nam19/08/2015 18:29 (TNO) Thủ tướng Campuchia Hun Sen gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng đối lập, là “lãnh đạo của những kẻ trộm”; ông Sam Rainsy được cho đã thú nhận việc gây rối về vấn đề biên giới với Việt Nam nhằm tạo khó khăn cho chính phủ của ông Hun Sen. Ông Sam Rainsy, lãnh đạo CNRP, thú nhận gây rối biên giới với Việt Nam - Ảnh: Reuters Tờ Cambodia Daily hôm nay 19.8 cho hay Thủ tướng Campuchia đã gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo của đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) như thế trong một chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh địa phương Daem Ampil trưa 18.8 khi đề cập đến ông Sam Rainsy và lời thú tội của lãnh đạo CNRP một ngày trước đó. Ông Hun Sen nói rằng đảng CNRP nên chấm dứt sử dụng vấn đề biên giới với Việt Nam để gây bất ổn cho chính phủ của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và ngưng ngay việc “thọc gậy bánh xe” vào chính phủ của ông. “Ông Sam Rainsy và các thành viên của CNRP, những thủ lĩnh của những kẻ trộm, đã thú tội ngay ngày hôm nay”, ông Hun Sen nói trên đài phát thanh ngày 18.8. “Nhóm những tên "đầu trộm đuôi cướp" này đã lộ diện để đầu thú và những kẻ tạo ra sự bất ổn (cho Campuchia) chính là Sam Rainsy và đảng của ông ta, những kẻ luôn chống phá chính phủ từ phía sau”, ông nói tiếp. "Để xóa nghi ngờ cho Hun Sen và chính phủ, đảng của Sam Rainsy và ông ta phải sửa chữa những sai lầm mà họ đã gây ra khi chống lại chính phủ và đảng CPP. Và như thế, văn hóa đối thoại mới có thể tiến về phía trước", Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh khi phát biểu trên đài phát thanh. Phản ứng trước những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen, ông Rainsy cho rằng người đứng đầu chính phủ Campuchia đã hiểu nhầm những gì ông nói khi đến thăm những thành viên của CNRP đang bị giam giữ ở nhà tù Prey Sar (thủ đô Phnom Penh). Những người Campuchia trong chương trình ủng hộ ông Hun Sen ở Phnom Penh - Ảnh: Minh Quang Trả lời phỏng vấn Cambodia Daily, ông Rainsy nói “đã giải thích với ông Hun Sen và được ông chấp thuận lời giải thích đó”. Ông này còn cho biết khi gặp Thủ tướng Hun Sen, ông đã nói rằng CNRP sẽ ngưng chiến dịch chống phá chính phủ Campuchia liên quan đến vấn đề biên giới với Việt Nam. Cáo buộc chính phủ Campuchia nhượng bộ trong phân định biên giới và nhường đất cho Việt Nam, CNRP thực hiện nhiều chiến dịch chống phá chính phủ, an ninh chính trị nước này và gây ra những hiểu nhầm, mâu thuẫn giữa 2 nước. “Nếu chúng tôi biết vấn đề (biên giới với Việt Nam) nhạy cảm, chúng tôi đã không chọc vào, thay vào đó tìm cách khác. Khi nhận ra vấn đề (nhạy cảm), chúng tôi nghĩ rằng phải thận trọng. Chúng tôi trấn an họ để tìm ra phương cách khác tốt cho Campuchia”, lãnh đạo CNRP thú nhận với báo chí hôm 17.8. Cambodia Daily cho biết ông Rainsy “thức tỉnh” về những việc mình đã làm sau khi nghị sĩ đối lập Hong Sok Hour và 14 thành viên của CNRP khác bị bắt. Việc bắt giữ này là thông điệp của Thủ tướng Campuchia gửi đến phe đối lập rằng “hãy chấm dứt những chuyện rác rưởi ấy đi”. Minh Quan =================== Điếu mựa! Vũ trụ này chỉ có chân lý khách quan - "Trên Thiên Đường không có dân chủ" - Đấy là phát biểu của lão Gàn và rất có "cơ sở khoa học". Còn nếu như "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" thì điều này chỉ được chứng minh khi động đất hủy diệt và thiên thạch rơi xuống trái Đất này xóa sổ nền văn minh. Và lúc đó Thượng Đế sẽ nói rằng: "Điều này rất vô lý với những con bò. Nhưng nó hợp lý với quyết định của Ta".1 like
-
MÊ PHONG THỦY NHƯ DOANH NHÂN Từ nhà ở, văn phòng... Anh M. Chính, Giám đốc Công ty Huấn luyện và Tư vấn Tài năng Việt được tiếng là người rất coi trọng việc vận dụng phong thủy vào công việc kinh doanh. Kể từ khi biết đến liệu pháp phong thủy, anh say mê và nghiền ngẫm mọi góc cạnh trong văn phòng, nhà ở để thay đổi cho phù hợp. Thuộc mạng Mộc, anh đâm ra "ghiền" hai màu xanh và màu đất nung -s màu mang đến thịnh vượng cho tài chủ.. Công ty thì đố tìm được vị trí nào ngồi xoay lưng ra cả, vì đó là tư thế lo sợ, khó tập trung. Mà hình như từ hồi áp dụng phong thủy vào kinh doanh, công việc trở nên suôn sẻ hẳn, càng khiến anh tin tưởng vào phong thủy hơn. Doanh nhân trẻ P.Nguyên thuộc hành Kim, nên khi chọn văn phòng thì nó nhất định phải hình vuông, dù ở trên tầng cao chót vót. Ngược với anh, chị Minh Như ở một Công ty tư vấn du học thuộc hành Thủy, nên văn phòng riêng của chị luôn được trang trí, trưng bày vật dụng sao cho nó...tròn tròn để hợp với phong thủy. Ở một Công ty quảng cáo khác, cứ đến cuối năm thì sếp lại đưa cho thư ký một list vật dụng mua mới (thường là mỗi năm một màu), thay thế cho toàn bộ vật dụng cả trong phòng. Đó chỉ là vài ví dụ nhỏ về chuyện các doanh nghiệp mê phong thủy. Một người bạn từng nói: "Đã là doanh nhân, dù doanh nghiệp, Công ty chỉ mới có...hai thành viên thì đố ai tìm ra ai không tin phong thủy, dù ít dù nhiều". Tuy nhiên, dân kinh doanh gốc Hoa tin phong thủy mới kinh khủng hơn cả. Nội thất của một Tòa nhà là một Công ty quảng cáo ở Quận I có chủ người là người Hoa khá lạ: mỗi tầng sơn một màu, mà nghe đâu chuyện chọn màu sắc cho đến từng milimet thiết kế ở nơi này đều đã được vài ba thầy phong thủy "soi kính lúp" để đảm bảo là mang đến những điều tốt lành nhất cho chủ doanh nghiệp, từ việc chọn loại cây gì, tranh gì, đặt ở đâu...đều được tính toán kỹ càng. Song đôi khi điều lợi của sếp chưa hẳn là điều tốt cho nhân viên. Có một chuyện vui là trong văn phòng trên tòa cao ốc nọ, người sếp cương quyết chọn một góc phòng để "đóng đô". Khổ nỗi, ông được tiếng là..."máu lạnh", trong khi máy điều hòa thì nằm ở hướng khác. Thế là cứ hễ ông vào đến văn phòng thì máy lạnh luôn bật maximum. Chỉ tội cho nhân viên nào ngồi ngay dưới tầm máy lanh thì luôn phải chịu cảnh "mùa đông Bắc cực". Vị trí đó cứ vài tháng thì...đổi chủ một lần. Ai cũng hiểu nguyên do, chỉ duy nhất sếp chặc lưỡi: "Chỗ này phong thủy không đến nỗi tệ, sao lạ thế nhỉ?"! ...đến tất tần tật mọi thứ Bên cạnh liên quan mật thiết đến nhà ở, văn phòng, thuật phong thủy còn theo chân nhiều doanh nhân vào tận mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ chuyện ăn, ngủ, ký hợp đồng cho đến chiếc xe hơi. Đối với xe hơi - "ngôi nhà thứ ba", phong thủy thường gắn liền với màu sơn và nội thất xe. Thế nên mới có chuyện nhiều doanh nhân dẫu có tiền tỉ chưa chắc đã mua được chiếc xe như ý ngay lập tức. Câu chuyện của anh T là một ví dụ. Trong khi cả giới chơi xe đồn đại ầm ĩ là "đại gia" này chơi trội, không dưng lại đổi màu sơn chiếc Mercedes S mới nhập cáu cạnh, chưa có một vết xước từ đen sang xám bạc, thì lý do lại rất đơn giản: màu đen theo phong thủy khắc với mạng hỏa của anh, dễ bại lụi trong kinh doanh nên anh sẵn sàng chi thêm cả trăm triệu để đổi màu sơn cho như ý. Chuyện chị T.Hương, chủ một doanh nghiệp thời trang thì lại khác. Để ăn nên làm ra, chị sẵn sàng chờ gần nửa năm để nhập cho bằng được chiếc xe Toyota màu đen cho hợp với mạng Thủy của mình (Tất nhiên giá xe cũng tăng gần gấp đôi). Xe về đến nơi, chị lại tốn thêm vài ngàn USD thay luôn vài phần nội thất trong xe cho ưng mắt, hợp với...ý "thầy" phong thủy. Hay anh Dũng, chủ một doanh nghiệp ngành thiết kế kiến trúc - xây dựng ở Tân Bình lại khác. Ở nhà anh, người mạng nào thì xe màu nấy. Đứa con gái mạng Thủy - xe màu đen, chị vợ mạng Kim - xe màu bạc, riêng anh thì chiếc ô tô lẫn xe máy đều phải màu đỏ. "Tôi không mê tín lắm, nhưng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Cả nhà tôi ngồi trên xe còn nhiều hơn ở nhà, nên phải lựa màu cho hợp tuổi, trước hết là mong tránh được tai nạn, xui rủi, thứ đến mới mong phát đạt, thuận buồm xuôi gió trong công việc"- anh cho biết. Thật ra, không chỉ người mua mới tin phong thủy, mà ngay các nhà sản xuất xe cũng vậy. Xe dân dụng luôn có một quy tắc gọi là "Tứ linh kinh điển", nghĩa là phải cân bằng hai bên, tổng thể xe hơi dốc về phía trước. Cũng có những chiếc xe nhìn bề ngoài thì phía sau thấp hơn, nhưng thực ra khi bước vào phía trong thì xe vẫn dốc về phía trước, nhờ vào thiết kế gầm hoặc khung xe. Hiện nay, ngay cả chuyện sim card điện thoại cũng đậm mùi phong thủy. Chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp sim phong thủy đã "rao" trên mạng rằng: "Các số sim phong thủy được lựa chọn và phân tích kỹ càng để phù hợp với chủ nhân sử dụng theo Kinh dịch và Phong thủy, giúp phù trợ tốt cho chủ sở hữu sim đó. Trung bình, trong 10.000 sim số, chỉ có khoảng 1.500 sim thực sự tốt với phong thủy. Mặt khác, các yếu tố cơ bản như cân bằng Âm - Dương, Ngũ hành bản mệnh, Thiên thời, Quái khí...chỉ mang 60% tính đúng đắn, 40% còn lại phụ thuộc vào sự kết hợp giữa từng con số, từng cặp số trong dãy số, số chủ, tuổi, giờ sinh, bản mệnh...". Như vậy, có thể nói là để có được sim phong thủy cũng phức tạp lắm! Sim bây giờ cũng có đủ kiểu: sim phú quý, sim phúc đức, sim sức khỏe, sim công danh, sim tình duyên, sim tiền tài...song tựu trung lại, bán chạy nhất vẫn là sim có tổng là 9, hay có số lộc phát (68) hoặc có số tứ quý (9999). Tất nhiên, giá cả các loại sim này cũng rất "trên trời", thậm chí còn leo thang theo kiểu ai "giàu" hơn người ấy được. Lắm lúc, doanh nhân tin phong thủy, bổn mạng đến mức trở thành...mê tín. Anh Mạnh, Giám đốc tiếp thị của ngân hàng Vietcombank cho biết: "Không biết các ngành khác thế nào, chứ dân ngân hàng là tin phong thủy số một, thậm chí còn thành ra mê tín. Chắc có lẽ vì ngành này liên quan trực tiếp đến tiền! Có chủ ngân hàng khai trương chi nhánh mới còn bắt nhân viên đi làm lễ từ... bốn giờ sáng cho hên".Mà có lẽ không riêng gì ngân hàng, nhiều chủ doanh nghiệp cũng thế. Một người bạn làm trong phòng nhân sự một Công ty liên doanh cho biết, trong một lần tuyển trợ lý mới cho sếp, một ứng cử viên bằng cấp thuộc hàng siêu sao, kinh nghiệm siêu hạng, cả phòng ai cũng ưng, thế mà đến vòng "sếp" bị loại ngay lập tức từ cái liếc hồ sơ đầu tiên. Không phải vì cô xấu xí, mà chỉ vì cô... mạng Hỏa. Nghe đâu, có thầy nói sếp không hợp với mạng Hỏa... Một chuyện khác, ông chủ một tập đoàn vật liệu xây dựng nổi tiếng cả nước từng ký rồi hủy hợp đồng làm ăn với một doanh nghiệp trong vòng chưa đầy tuần lễ, dù đối tác không sai sót gì và ông phải bồi hoàn hợp đồng tương đối lớn. Lý do duy nhất cũng do có thầy phán: sự hợp tác này không có lợi cho ông, dễ làm lụn bại doanh nghiệp! Giá trị của "phong thủy hài hòa" Để bắt kịp nhu cầu quá lớn, hầu hết trên các báo, tạp chí đều luôn dành đất cho mục phong thủy, sách phong thủy cũng được bày bán tràn lan. Thật ra, các thuật phong thủy thường nêu trên báo chí chỉ là ứng dụng cơ bản nhất, hay nói cách khác từ lý thuyết để dẫn đến thực hành còn khá xa, bởi còn nhiều yếu tố phụ trợ khác như sao bản mệnh của chủ nhân và các thành viên trong gia đình, hướng khí... Khi nó về vấn đề này, chị Hương cho biết: "Thật ra, phong thủy với mình như một liệu pháp tinh thần vậy, làm theo thì thấy yên tâm hơn dù không biết có tốt hơn không". Thế nên có chủ nhà tuy không tin phong thủy, nhưng thỉnh thoảng vẫn tò mò xem, mà đã xem thì thường tin theo như một cách "thủ hòa"! Thông thường khi cất nhà, mua nhà, thuê văn phòng phải đến 90% chủ nhà đi coi thầy. Hàng loạt quy định như ngày động thổ, ráp kèo, gác đòn dông...và vô số "chống chỉ định" khác như cái mở thẳng ra đường, cầu thang phải xài bậc lẻ, nhà không lệch tầng, kho hàng không được ở hướng chính Nam...cần dung hòa và chỉ có các thấy mới xem và phán chính xác nhất. Vì thế mà "thầy phong thủy" cũng là thứ nghề "hot" hiện nay. Nhưng, số thầy cao thủ ở thành phố nghe đâu chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn thầy làng nhàng ("thầy bùa") thì nhiều vô số kể. Do đó, hầu hết doanh nhân đều chọn cách rỉ tai nhau, đảm bảo độ an toàn, tin tưởng. Giá cả coi thầy vì thế mà cũng chênh lệch dữ dội. Thầy thường thường bậc trung thì chỉ độ vài trăm đến một triệu/lần, còn thầy cao tay ấn thì dăm ba triệu/lần đã là nhẹ nhàng lắm. Một lần xem ở đây được mặc định là một lần bước vào nhà (hoặc Công ty). Có khi một lần xem thầy chỉ đưa ra vài gợi ý, muốn sâu sát hơn thì phải mời hai, ba lần. Đức Hiền Báo Thể thao Văn hóa ======================================================== Mình cũng là doanh nhân (nhỏ nhỏ) cũng mê phong thủy, cái chính là phải có chút ít kiến thức và hiểu về địa lý Lạc việt. Còn các vị doanh nhân kia, nhắm mắt theo thầy tào lao , tốn tiền :ph34r:1 like
-
Quán vắng!
tuấn dương liked a post in a topic by vandung689
Thành kính phân ưu, xin thắp nén nhang tưởng nhớ nữ sĩ Ngân Giang - Thân mẫu của Sư phụ Thiên Sứ, nhìn ảnh cụ giống có nét rất giống Sư phụ. Hì! 13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015): “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...” Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ. Giờ này trăng chửa qua rèm lụa, Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa, Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây. Tưởng ai thức trắng đêm dài viết, Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn, Về đi, vường ruộng ngát hương say... (Thơ Ngân Giang) So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”. Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều: “Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”. Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ. Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm. "Một tài thơ thiên phú!" Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên: "Tàu về rồi tàu lại đi Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga" "Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn. Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết: "Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu, Trăm năm thân thế gửi về đâu". Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội: "Ngày chửa sang thu đã thấy buồn Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn Trời không mưa gió lòng mưa gió Người ở đầu thôn mộng cuối thôn". Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”... Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam. Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen: "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" Ngơ ngác phương trời con én lạc Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, bồng hai con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành. "Thân gái bơ vơ giữa dặm trường. Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ" - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của quân Tưởng cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc: “Gác xép mơ màng tin quốc sự Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau” Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và gần chục đứa con đây? Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên: "Ngơ ngác phương trời con én lạc Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng" Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương. Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai. Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ? Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là: "Mười năm quét lá bên sông Hình hài để lại cái còng trên lưng" Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ. "Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng Nào có ham gì miếng ngọt ngon" Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo". Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước: "Một quán bên sông cuối phố nghèo Miếng trầu bát nước có bao nhiêu" Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng: "Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bảy khách văn chương Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..." Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm: "Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon" Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...) Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến: "Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi". Mối tình si Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo. Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang. Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này “Hồn người chín suối cười an ủi Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi” và: “Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”. Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài: Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi… Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay. Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi. Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà. Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quan và cay đắng mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này. Lê Thọ Bình1 like -
Thiên tai tăng nặng.... * Có hai triệu dol, một quẻ Lạc Việt độn toán để mưa khắp Califonia. Vậy mà cũng kiết.... =========================== Mỹ điều 13.000 lính cứu hỏa kiểm soát đám cháy 48.000ha rừng (TTXVN/Vietnam+) lúc : 17/08/15 12:21 Khoảng 13.000 lính cứu hỏa đã được điều động tới kiểm soát các đám cháy ở bang Oregon và California, Mỹ Lính cứu hỏa làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ cháy gần Clearlake, California. (Nguồn: AFP/TTXVN) Cháy đã gây mất điện cho hàng nghìn hộ gia đình ở bang Washington và che phủ khu vực vịnh San Francisco bằng lớp khói dày. Tại miền Trung bang Oregon, lửa chùm gần 13.000ha đất rừng, lực lượng cứu hỏa đã phải đóng cửa đường quốc lộ nối giữa Mount Hood và Portland cũng như một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, di tản 500 nhân viên và khách. Ở phía Đông bang này, lửa lan khắp hơn 35.000ha rừng. Hàng chục đám cháy bất ngờ bùng lên tại thị trấn Chelan, bang Washington, đã khiến khoảng 2.000 người phải sống trong cảnh mất điện, một bệnh viện phải sơ tán bệnh nhân. Tại California, cháy rừng tiếp tục gây ảnh hưởng; khoảng 14.000 lính cứu hỏa đã được điều động đối phó với 18 đám cháy lớn./.1 like
-
Nhưng dự báo của Lý học Việt, khác xa về bản chất với những dự báo của khoa học hiện đại. Tất cả những điều ông Alan Phan nói tới, đã được Lý học Việt dự báo từ đầu năm Ất Mùi 2015. Như vậy, từ hai phương pháp khác nhau và độc lập với nhau, đều đi đến một kết luận chung. Cái này khoa học gọi là chứng nhân của nhau.1 like
-
THÔNG TIN BỔ SUNG Thảm họa Thiên Tân: Cháy nhà ra hàng loạt vấn đề Thu Thủy | 16/08/2015 09:12 Sáng 15/8, đám cháy tiếp tục bùng lên ở một số chỗ, kéo theo một số vụ nổ nhỏ. Dự đoán số người chết trong vụ nổ ở Thiên Tân lên tới hàng ngàn. Số người chết Trung Quốc công bố là số xác chết tìm được . Vụ nổ tạo thành chiếc hố độ sâu chưa xác định được, bán kính mấy chục mét. Ảnh chụp trưa 15/8 Theo thông tin chính thức từ Tân Hoa xã: Tính đến tối 15/8 đã có 104 người chết, 71 người bị thương nặng, 722 người phải nhập viện. Riêng lính cứu hỏa 12 người chết, 36 người khác mất tích, 9 xe chữa cháy bị thiêu rụi. Vụ nổ đã tạo nên một hố sâu có bán kính mấy chục mét, các tòa nhà trong bán kính 2km đều bị vỡ cửa kính, thiệt hại về tài sản lên tới hàng chục tỷ tệ (Nhân dân tệ), chỉ riêng số xe hơi nhập khẩu khoảng 8.000 chiếc tập kết trong bãi bị cháy rụi đã trị giá hơn 2 tỷ tệ. Về người, con số chính thức có 56 người chết, nhưng theo phóng viên các báo Hoa ngữ Hongkong đột nhập các bệnh viện, tìm hiểu qua các nhân chứng, số người chết có thể lên tới hàng ngàn người, riêng số lính cứu hỏa vào dập lửa đợt đầu khoảng 180 người đều chết và mất tích. Các thùng container hóa chất bị cháy, nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nhân dân nhật báo cho biết, mặc dù gió thổi các đám khói ra phía Vịnh Bột Hải, nhưng hàm lượng Cyanua trong không khí khu vực vụ nổ cũng đã vượt 8 lần mức cho phép…Trong mấy ngày qua, báo chí Trung Quốc đã tìm hiểu và phát hiện nhiều vấn đề bất cập nghiêm trọng bộc lộ phía sau thảm họa này. Vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn Theo quy định của Luật an toàn và Luật bảo vệ môi trường Trung Quốc, nhà kho chứa những hàng hóa nguy hiểm của Công ty vận tải quốc tế Thụy Hải phải cách khu dân cư và đường quốc lộ ít nhất 1 km, thế nhưng trên thực tế nó chỉ cách khu dân cư gần nhất 600 m và cách đường cao tốc chỉ mấy chục mét. Được biết quy hoạch khu Tân Hải có trước, khu dân cư xây trước, sau đó người ta mới cho xây dựng khu nhà kho và cách đây 1 năm nó mới được sử dụng làm nơi tập kết, trung chuyển hàng nguy hiểm. Rõ ràng, việc cho phép sử dụng khu nhà kho ở gần khu dân cư là vi phạm nghiêm trọng quy định, thế mà nó vẫn trót lọt qua mắt được các cơ quan giám sát an toàn và bảo vệ môi trường của khu Tân Hải cùng thành phố Thiên Tân. Có ý kiến phê phán chính quyền thành phố Thiên Tân do chạy theo chỉ số phát triển nóng (chỉ tiêu tăng GDP 9,4% cho năm 2015), trong đó khu Tân Hải là mũi nhọn đóng góp 55% cho GDP toàn thành phố nên đã nhắm mắt làm bừa, cho phép công ty Thụy Hải có vốn đăng ký tới 100 triệu tệ được đặt nhà kho, rồi từ mấy tháng trước còn cho phép họ lưu giữ các hàng hóa nguy hiểm ở kho thông thường nằm gần khu dân cư và đường cao tốc. Vậy ai là người đã phê chuẩn cho phép đặt nhà kho trái quy định? Chủ của công ty Thụy Hải là ai? Tờ Đa Chiều ngày 15/8 đã tìm hiểu và cho biết: ông chủ thực sự của Thụy Hải là người có quan hệ thân gia (thông gia) với Phó thủ tướng Trương Cao Lệ; người phê chuẩn cho phép Thụy Hải xây dựng nhà kho trái phép là Hà Lập Phong, nguyên Bí thư khu Tân Hải, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban cải cách, phát triển quốc gia. Nghiêm trọng hơn, công ty Thụy Hải đã hoạt động kinh doanh việc bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa nguy hiểm mà không có giấy phép của cơ quan kiểm định, giám sát an toàn địa phương; trong hồ sơ đăng ký nghiệp vụ kinh doanh với cơ quan quản lý công thương cũng không có hạng mục vận chuyển, lưu giữ hàng hóa nguy hiểm. Do lính cứu hỏa thao tác sai hay do đánh bom khủng bố? Sau khi vụ nổ xảy ra, các cơ quan truyền thông đưa tin thống nhất: Vụ nổ, thực ra là hai vụ nổ cách nhau mấy chục giây có uy lực tương đương 24 tấn TNT, gây nên động đất 2,9 độ. Tuy nhiên, báo “Đô thị phương Nam” ngày 14/8 dẫn lời giáo sư Trình Liêm, chuyên gia về Kiến trúc và xây dựng công trình ở Đại học Vũ Hán, người có thâm niên 30 năm nghiên cứu vấn đề nổ công trình cho rằng căn cứ vào thực tế sóng xung kích khiến cửa kính các ngôi nhà cách vụ nổ 800m đều vỡ vụn, có thể khẳng định vụ nổ có đương lượng tới 1.000 tấn TNT chứ không thể là 24 tấn. Tại cuộc họp báo chiều 14/8, chính quyền Thiên Tân thông báo nhà cửa của 17 ngàn hộ gia đình bị hư hại, 1.700 xí nghiệp công nghiệp và 675 hộ kinh doanh bị thiệt hại. Bãi xe và khu dân cư bị thiêu rụi Về nguyên nhân vụ nổ tuy chưa được công bố chính thức, nhưng phần đông dư luận đều nghiêng về giả thuyết do sai sót của các lính cứu hỏa khi tìm cách dập tắt đám cháy ban đầu đã phun nước vào khu vực kho chứa Điện thạch (Calcium Carbide, hay Canxi Cacbua - CaC2, còn gọi là Đất đèn). CaC2 khi gặp nước đã phản ứng tạo thành khí Acetylene, gây nổ. Điều này đã được ông Lôi Tiến Đức, Phó phòng Tuyên truyền Cục Phòng cháy chữa cháy Bộ Công an Trung Quốc xác nhận khi trả lời phóng viên Hãng thông tấn The Paper. Ông Đức nói, lính cứu hỏa đã dùng nước để dập lửa dù biết có CaC2 ở trong kho, nhưng không rõ nó nằm chỗ nào. Lôi Tiến Đức thừa nhận: “Đến nay vẫn chưa biết chất gì đã gây nổ, phải đợi kết quả giám định mới biết được. Chúng tôi chỉ biết, căn cứ vào phiếu kho, nơi đó có mấy chục loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ dạng khí, lỏng và rắn thuộc 4 chủng loại lớn mà thôi”. Trong khi đó, tờ Đông Phương nhật báo lại nêu lên giả thuyết không loại trừ vụ nổ này do các phần tử khủng bố người Uyghur Tân Cương gây ra bằng cách đánh bom cảm tử bằng xe hơi. Có những thông tin cho thấy các kho chứa vật tư dễ cháy nổ là một trong những mục tiêu được chúng săn lùng gần đây. Trước khi xảy ra vụ nổ mấy ngày cảnh sát đã bắt được mấy kẻ khả nghi người Uyghur ở ngay khu Tân Hải này, vì thế không loại trừ vụ nổ này do chúng gây ra. Nguy cơ xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường? Mặc dù sau vụ nổ, chính quyền Thiên Tân lập tức tuyên bố không có vấn đề ô nhiễm không khí và nước ngầm, nhưng ngày 14/8, họ đã thừa nhận tìm thấy hàm lượng chất cực độc Sodium cyanide (NaCn) cao gấp 8 lần tại cửa cống nước thải từ khu vực đám cháy. Tân Kinh báo cũng cho biết, hiện có tới 700 tấn Sodium cyanide nằm ngổn ngang khắp nơi sau vụ nổ, nếu trời mưa khiến chúng tan ra thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp đối với cả tự nhiên lẫn con người. Điều khiến người ta thêm lo ngại là: Tại cuộc họp báo sáng 14/8, ông Cao Hoài Hữu, Cục phó Cục giám sát an toàn Thiên Tân cho biết: đến giờ vẫn chưa biết rõ trong kho của công ty Thụy Hải chứa những hóa chất gì và số lượng bao nhiêu bởi sổ sách đều đã bị cháy; ngay những ông chủ và các nhân viên quản lý khai báo cũng khác xa nhau. Dư luận lo ngại nếu 700 tấn Sodium cyanide này và hàng ngàn tấn hóa chất độc hại khác không được nhanh chóng thu hồi và tiêu hủy thì nguy cơ xảy ra một vụ Trecnobyl về môi trường không phải là không thể. theo Tiền Phong ==================== Chỉ tính riêng ba tòa chung cư trong hình này, cũng đủ thấy con số 104 người chết chỉ phù hợp với lý thuyết khoa học của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam là ông Nguyễn Văn Trọng.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Khoảng 6 năm trước. Híc! Mới bốn năm trước Còn đây là bi wờ - Hàng quá đát, chờ thanh lý!1 like -
LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Dù sao tai nạn máy bay năm nay cũng không khủng bằng năm ngoái, nặng về nửa đầu năm..... =========================== Tìm thấy mảnh vỡ máy bay Indonesia Chủ nhật, 16/08/2015 - 21:48 Dân trí Mảnh vỡ của chiếc máy bay chở 54 người đã được tìm thấy tại tỉnh Papua của Indonesia sau khi nó mất liên lạc vào chiều nay 16/8, giới chức nước này cho biết. >> Máy bay Indonesia chở 54 người mất tích Chiếc máy bay ATR42-300 trong một bức ảnh chụp năm 2008 BBC đưa tin, Bộ trưởng Giao thông Indonesia cho biết chiếc máy bay đã được tìm thấy trên cao nguyên Bintang thuộc vùng Oksibil. Hiện chưa rõ có ai sống sót hay không. AFP cho biết, mảnh vỡ máy bay đã được người dân địa phương tìm thấy. Người dân nói với giới chức rằng máy bay đã đâm xuống một ngọn núi. Hiện thông tin này đang được xác minh. Trước đó, một chiến dịch tìm kiếm đã bị tạm dừng do trời tối và thời tiết xấu. Chiếc máy bay của hãng hàng không Trigana Air cất cánh từ thủ phủ vùng Jayapura để tới Oksibil ở phía nam vào khoảng 14h21 ngày 16/8 giờ địa phương, nhưng mất liên lạc với cơ quan kiểm soát mặt đất. Chiếc ATR42-300 chở tổng cộng 54 người, gồm 44 hành khách người lớn, 5 trẻ em và 5 thành viên phi hành đoàn. Máy bay đã mất tích tại tỉnh Papua vào chiều nay giờ địa phương (Đồ họa: BBC) Máy bay cất cánh từ sân bay Sentani tại Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua, để tới Oksibil. Nó đã mất liên lạc với cơ quan kiểm soát mặt đất khoảng nửa giờ sau khi cất cánh, vào lúc 14h55. Oksibil, nằm cách Jayapura khoảng 280 km về phía nam, là một khu vực hẻo lánh, nhiều núi non nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Thời tiết có thể là nguyên nhân của vụ tai nạn. Một chiếc máy bay thứ 2, cất cánh để tìm kiếm máy bay mất tích, đã buộc phải quay trở lại vì điều kiện bay nguy hiểm. Trigana Air từng gặp 14 tai nạn nghiêm trọng Chiếc máy bay ATR 42-300 mất tích hôm nay cất cánh lần đầu tiên 27 năm trước. ATR là một liên doanh giữa Airbus và Alenia Aermacchi, một chi nhánh của công ty hàng không vũ trụ Ý Finmeccanica. Trigana Air là một hãng hàng không nội địa của Indonesia, khai thác các đường bay trên khắp cả nước. Theo Mạng lưới An toàn Hàng không, Trigana Air đã gặp phải 14 tai nạn nghiêm trọng kể từ khi đi vào hoạt động năm 1991. Không tính vụ việc mới nhất, hãng này đã mất 10 máy bay. Trigana Air đã nằm trong danh sách cấm bay vào khu vực của Liên minh châu Âu kể từ năm 2007. Indonesia có hồ sơ an toàn bay kém. Hầu hết các hãng hàng không của Indonesia đều nằm trong "danh sách đen" của EU, ngoại trừ 4 hãng. An Bình ================= Chu choa! Nhìn cái logo của hãng hàng không Indo này xấu quá về mặt Lý học. Mặc dù nó có vẻ tương tự về màu sắc với logo của TTNC LHDP, nhưng khác hẳn về nội dung. Hàng không Indo có mún vẽ lại logo cho hợp với quy luật tự nhiên, như là một yếu tố tốt theo quan niệm của Lý học, thì lão sẽ vẽ cho với giá hữu nghị: Chỉ có 5000 Dol. Chiếc máy bay ATR42-300 trong một bức ảnh chụp năm 20081 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Sự thật cái chết của Phó Thủ tướng Triều Tiên 14:42 ngày 16 tháng 08 năm 2015 Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon được cho là đã bị xử tử theo lệnh của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un hồi tháng 5/2015. Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon được cho là đã bị xử tử theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 5/2015 vì công khai bất đồng với chính sách lâm nghiệp của nhà lãnh đạo trẻ tuổi họ Kim. Lý do hành quyết ông Choe được đưa ra là do ông không đạt được bất kỳ thành tích nào trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Phó Thủ tướng Choe sinh năm 1952 và từng lãnh đạo Phái đoàn Triều Tiên trong cuộc hội đàm kinh tế liên Triều ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong năm 2005. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Joguk năm 2006, ông Choe thông báo rằng khu tổ hợp công nghiệp Kaesong sẽ đóng vai trò là trung tâm hậu cần nội bộ Triều Tiên vốn thu hút nhiều sự chú ý vào thời điểm đó. Ông Choe được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Triều Tiên vào ngày 19/6/2014. Lần cuối cùng ông Choe xuất hiện trên truyền thông quốc gia Triều Tiên là tháng 12 năm ngoái, tại lễ tưởng niệm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) trước đó từng thông báo, từ khi lên năm quyền, ông Kim Jong-un đã xử tử khoảng 60 quan chức. NIS nói rằng ông Kim Jong-un không muốn bị chỉ trích và thường thanh trừng những thành phần tử chống đối. Những bức ảnh mà Triều Tiên công bố gần đây cho thấy, ông Kim Jong-un dường như đang tăng cân. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng không xuất hiện trước công chúng trong 40 ngày liên tiếp từ tháng 9 đến tháng 10/2014, làm dấy lên đồn đoán rằng ông gặp vấn đề sức khỏe. Được biết, cả nhà sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Il-sung lẫn con trai ông là cố lãnh đạo Kim Jong-il (cha của Kim Jong-un) đều mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Theo kienthuc.net.vn ================= Lão Gàn cũng không muốn bị chỉ trích và sẵn sàng "đì lét" tất cả những ai chống lại lão Gàn với những luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, trên diễn đàn này mà không có "cơ sở khoa học". Nhưng hành vi của lão Gàn không thể được coi là mang tính cưỡng chế học thuật. Bởi vì những người có luận điểm chống lại Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn có thể thể hiện quan điểm của họ ở bất cứ nơi đâu. Thậm chí ở cả những phương tiện truyền thông chính thống. Và lão Gàn không phải là một dương vật - í lộn - nhân vật chính trị. Mà là một người chứng minh cho một chân lý khách quan. Do đó, bất cứ ở nơi đâu, những người phản biện lão Gàn cũng có thể bày tỏ quan điểm của họ và vấn đề là sự thuyết phục của hệ thống luận điểm chứng minh. Thậm chí tận Hoa Kỳ, tiến sĩ Hà Hưng Quốc viết hẳn một bộ sách hai cuốn, để phản biện lão Gàn. Nhưng cả hệ thống luận điểm đồ sộ của ông ta, lão chỉ gõ chưa tới 5 dòng là sang phim. Chính bởi tính khách quan chân lý mà lão Gàn chứng minh, tự nó sẽ có tính thuyết phục hay không, chứ không phải bằng biện pháp delete riêng trong trang web này, mà lão Gàn trở nên đúng. Và cũng không phải vì "dân chủ" cho tự do chỉ trích trên web này, mà lão Gàn sai, trong giới hạn của trang web này. Mà cái gọi là "dân chủ" giả hiệu ấy, chỉ làm cho lão thêm mất thì giờ. Lão không có thời gian thuyết phục những con bò. Cho nên lão Gàn xác định một lần nữa rằng: Bất cứ ai tỏ thái độ chống lại quan điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử, sẽ bị loại khỏi diễn đàn. Đây là diễn đàn duy nhất không kết nạp thêm hội viên và đang có xu hướng loại bớt những hội viên vô tích sự. Bởi vì mục đích của nó là chứng minh cho chân lý tồn tại khách quan. Nếu thực sự muốn phản biện lão Gàn và chứng minh sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là đúng, thì hãy công khai tranh luận trong một hội thảo chính thức được bảo trợ bởi cơ quan có thẩm quyền trong nước hoặc quốc tế. Hoặc lão Gàn đúng, hoặc lão Gàn sai, nếu có ai đó có khả năng vạch ra cái sai của lão Gàn. Đó là lý do trang web lyhocdongphuong, chỉ là một phương tiện giới thiệu một hệ luận chứng minh cho một chân lý, chứ nó không quyết định được tính phổ biến của chân lý. Tất nhiên, nó không liên quan gì đến "độc tài" hay "dân chủ". Nó chỉ liên quan đến "đúng" hay "sai" với các chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học. Lão Gàn không có một mục đích chính trị nào trong việc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử. Về mặt học thuật, điếu có vấn đề Trung Quốc và Hoa Kỳ ở đây. Nhưng nếu như lão Gàn không thể có cơ hội chứng minh cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì đúng 10/ 3 năm Bính Thân, lão Gàn sẽ cáo lỗi với tổ tiên và trang web này sẽ chuyên quảng cáo về dịch vụ làm Phong Thủy Lạc Việt. Lúc ấy, lão tin rằng những quy luật tương tác của vũ trụ sẽ phải tìm biện pháp khác, để làm sáng tỏ chân lý. Cảm ơn những ai chia sẻ.1 like -
Tiểu thương tháo chạy khỏi Thuận Kiều Plaza 21:20 ngày 14 tháng 08 năm 2015 6 cửa hàng hoạt động ở Thuận Kiều Plaza đều trưng bảng giảm đến 60% giá để thanh lý, nhanh chóng trả mặt bằng, vì không còn sức cầm cự. Bảng thông báo giảm giá 50-60% được treo ở khắp nơi, nhưng trung tâm vẫn vắng tanh. Ảnh: Zen Nguyễn (chụp ngày 12/8). Vài ngày gần đây, những tiểu thương cuối cùng kinh doanh tại Thuận Kiều Plaza, quận 5, TP HCM bắt đầu dọn hàng hóa, trả lại mặt bằng vì buôn bán ế ẩm. Toàn bộ khu thương mại rộng hơn 5.000 m2 được bố trí tại tầng trệt và tầng 1 nhưng chỉ còn 5 quầy hoạt động ở tầng trệt. Họ đang cố xả hàng, mong vớt lại chút vốn. Những mặt hàng còn lại là đồ nội thất, gốm sứ, trang sức, mắt kiếng và một quầy hàng bán máy massage. Tất cả đều giảm 50-60% nhưng gần như cả ngày không thấy khách đến mua. Ông Tăng Quang Hoa, Giám đốc Công ty Nội thất Hong Kong cho biết, 1 tháng nữa, gian hàng của ông chuyển sang nơi khác. “Đồ nội thất nhập từ Hong Kong giảm đến 60%, nhiều bộ salon gỗ chỉ còn 5 triệu đồng nhưng vẫn không có ai hỏi mua. Rao cả tuần mà cửa hàng chỉ bán được 1-2 bộ", ông Hoa nói. Chủ doanh nghiệp này buôn bán ở Thuận Kiều Plaza được 10 năm. Thời gian đầu, lượng khách hàng khá tốt, nhưng sau cứ ngày càng thưa vắng, đến vài năm trở lại đây thì không còn khách. Để duy trì hoạt động, công ty phải tăng quảng cáo, bán hàng online, mở thêm các điểm bán ở khu vực khác. Chị Ngọc Lan ở quận 4, khách hàng duy nhất đến trung tâm thương mại này trong chiều 12/8, cho biết: “Nếu không là khách quen thì chẳng ai nghĩ đây là trung tâm thương mại. Hàng hóa phần lớn đều tốt, đặc biệt là đồ nội thất. Giá lại giảm chỉ còn chưa bằng nửa nhưng không hề có khách đến mua". Bên trong trung tâm thương mại không một bóng khách, chỉ vài nhân viên bán hàng đứng trò chuyện cùng nhau. Ảnh: Zen Nguyễn. Tại gian đồ sứ cao cấp, nhiều mặt hàng chén, dĩa sứ ngày thường có giá vài trăm đến hàng triệu đồng giờ được bán dưới 100.000 đồng cũng không có khách mua. Nhân viên bán hàng lau đi lau lại sản phẩm rồi nhìn đồng hồ, mong hết ngày. Một nhân viên tại cửa hàng gốm sứ này cho biết, mỗi ngày có 1-2 khách mua đã là may mắn. Cửa hàng đang tồn khá nhiều sản phẩm cao cấp, nhưng chủ hàng vẫn quyết định đóng cửa, trả mặt bằng. "Vắng vẻ, nhưng trung tâm cũng không có chiến lược quảng cáo thu hút khách hàng, làm việc buôn bán ở đây thêm khó khăn", nhân viên này chia sẻ. Ông Thành, chạy xe ôm ở ngay cổng trung tâm thương mại này hơn 10 năm nay, cho biết: "Quản lý cả trung tâm này giờ chỉ có 2 bảo vệ. Từ tháng trước, nhiều cửa hàng thời trang đã chuyển đi nơi khác. Ở đây nếu không có khu vực nhà hàng có khách vào ban đêm thì chắc vắng 'như chùa bà đanh' thôi". Theo ông Thành, phần lớn chủ gian hàng thuê ở đây là người Hoa, rất tin vào phong thủy, tín ngưỡng. Nhưng vài năm gần đây, nơi này xuất hiện quá nhiều đồn thổi về chuyện ma quái, khiến người kinh doanh không an tâm. Thêm vào đó, buôn bán ngày càng ế ẩm khiến họ lần lượt dọn đi. 3 tòa tháp của dự án Thuận Kiều Plaza hiện tại chỉ còn khoảng 10 hộ gia đình sinh sống. Ảnh: Lê Quân. Riêng 3 tòa tháp với hàng trăm căn hộ cao cấp hiện chỉ còn sót lại gần 10 hộ dân sinh sống, đa số là ở tầng 2 và 3 của tháp B. Lối lên các tháp đều được chằng buộc bằng dây xích. Khung cảnh bên trong vắng vẻ. Trên cửa các căn hộ dày đặc bảng rao bán, cho thuê. Phía sau tòa nhà được tận dụng làm nhà kho, bãi xe. Một phần diện tích lớn bị chiếm dụng kinh doanh gà sống khiến khu vực này tương đối nhếch nhác. Dự án Trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza tọa lạc tại khu đất vàng của quận 5, TP HCM, được xây dựng xong vào năm 1998, trên khu đất có diện tích gần 10.000 m2, với vốn đầu tư lên đến 55 triệu USD. Công trình gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình hồ bơi, khu giải trí, nhà xe... Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành, người dân không đến ở. Khu thương mại dần vắng khách và trở nên hoang hóa. Theo Zing ================ Từ gần 10 năm trước, trong bài tập luận về hình lý khí của khóa Phong Thủy Lạc Việt đầu tiên, đã bình luận về tòa nhà Thuận Kiều Plaza này. Anh chị em học viên chê đến mức chẳng còn chỗ nào để chê. Đến nay, với những khám phá mới trong Phong thủy Lạc Việt lại thấy càng chê, càng từ đúng trở lên. Hình như bài tập về hình lý khí Thuận Kiều Plaza vẫn còn trên trang chủ.1 like
-
Về hệ thống Đạo giáo thời Hùng Vương, các bài trước cũng đã viết bao gồm: Đạo Tổ Tông, Thần Đạo (sau chuyển thành Phật giáo), Tiên Đạo, Đạo Mẫu và Đạo Nho. Đạo Tổ Tông ở trung cung cho nên ghi chép các đời tổ tiên của Hùng Vương là xa nhất, còn các Đạo khác cũng được mã hóa chính xác các nhân vật lịch sử tương ứng nhưng không đi tới tận cùng là mẹ của Đế Hòa. Biểu tượng Đạo Tổ Tông của một gia đình chính là bàn thờ gia tiên, nơi đây nếu thờ hai đời thì phải bài trí thêm bức hoành phi "Cửu Huyền Thất Tổ" để cùng với hai đời này tạo thánh con số "Cửu Cửu", đây cũng chính là con số vận động của Huyền Không Phi Tinh, mang ý nghĩa trường cửu, vĩnh cửu, vô cùng tức "Toàn thể vũ trụ" hay bàn thờ gia tiên là bàn thờ vũ trụ. Bàn thờ gia tiên Hoành phi Cửu Huyền Thất Tổ Nếu không có bức hoàng phi này thì thất cách, khó được "Âm phù" hơn, Trên bức hoành phi này không có bất kỳ một "nhân vật" nào nữa dù đó là ai, cho nên bàn thờ gia tiên là hoàng tráng nhất trong một ngôi gia. Chúng ta định vị lại các mốc thời gian của lịch sử Văn Lang - lịch sử trên 5.000 năm: - Năm lên ngôi của Kinh Dương Vương: 2879 TCN, cũng tương ứng cho Đế Nghi lên ngôi của Bắc Dương Tử. Đây cũng là mốc lịch sử của toàn thế giới thời cổ đại. - Trước Kinh Dương Vương có 6 đời được ghi chép thành sử, trước đó nữa gọi là thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng Thị. - Hùng Vương gồm có 18 chi, tổng cộng có 108 đời vua tính từ Kinh Dương Vương và kết thúc là An Dương Dương Vương (tổng thời gian trị vì của các vị vua Hùng tính thiếu cho đời An Dương Vương khoảng 50 năm trong các cuốn chính sử hiện nay). Tên thời đại: - Từ Mẹ Oa của Đế Hòa trở về trước: Thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng (Đền Hùng). - Từ Đế Hòa ... Đế Minh gọi là: thời đại ánh sáng (phát sáng về trí tuệ - Đền Hùng). - Từ Kinh Dương Vương tới An Dương Vương gọi là: thời đại vàng (ngành vàng - Đền Hùng). - 5 đời Nhà Triệu khởi đầu là Triệu Vũ Đế gọi là: thời đại bạc (ngành bạc - Đền Đồng Xâm). - 1 đời Trưng Vương gọi là: thời đại đồng (ngành đồng - đền Đồng Nhân). Thời gian trị vì hơn 2.672 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng: Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương, Nhất thống sơn hà thập bát vương. Dư bách hệ truyền thiên cổ tại, Ức niên hương hỏa ức niên phương. Nghĩa là: Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương, Thống nhất sơn hà mười tám vương. Trên trăm hệ truyền từ xưa đó, Vạn năm hương khói vạn năm thơm. Giải mã sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cửu cửu Càn Khôn dĩ định, Thanh minh thời tiết hoa tàn. Trực đáo dương đầu mã vĩ, Hồ binh Bát Vạn nhập Trường An. Đây chính là nói năm nay Giáp Ngọ và đầu năm tới Ất Mùi (kết thúc kỷ Dương 30 của Lục thập hoa giáp sau khi đổi chỗ Tốn Khôn), đạo binh của Phật sẽ nhập kinh đô Bắc và Nam Dương Tử, lúc cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai của thời kỳ Bảo Bình (Hồ cũng là "bình", cũng là "phương Tây"; Bát Vạn là biểu tượng của Phật - trong quân bài Tổ Tôm). Hàm ý, cuối năm nay - năm Giáp Ngọ ý nghĩa chính xác của lịch sử thời Hùng Vương sẽ được giải mã xong và kết thúc.1 like
-
BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN © Giáo Sư NGUYỄN ĐĂNG THỤC Vấn đề dân tộc Việt Nam có “bốn ngàn năm văn hiến” như các nhà văn hóa hiện nay đã tuyên bố khiến cho trong giới thanh niên trí thức thắc mắc và nghi ngờ, không biết hai chữ “văn hiến” có ý nghĩa gì, và căn cứ vào đâu để nói với cả một tin tưởng. Nguyễn Trãi, khi giúp Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Minh, xây dựng lại nền độc lập, tự trị của nước nhà cũng chỉ tuyên cáo với quốc dân: Duy ngã Việt chí quốc, Thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực kỳ thù Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Việt, Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương. (Bình Ngô Đại Cáo) Nghĩa là: Thử xét nước nhà Đại Việt Vốn thật một nước văn hiến Núi sông khu vực đã khác biệt Phong tục phương Bắc, phương Nam không giống. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần dựng nên nước ta Với Hán, Đường, Tống, Nguyên ai nấy làm chúa một phương. Đấy là Nguyễn Trãi, muốn cổ võ cho tinh thần quốc gia dân tộc mà cũng chỉ dám kể từ nhà Triệu, tự xưng là Nam Việt vương đóng đô ở Phiên Ngung ngày nay là Quảng Châu tỉnh Quảng Đông vào năm 237 tr.cn. Như vậy thì lấy đâu ra 4000 năm văn hiến? Nói đến Văn hiến là ngụ ý có văn chương bút ký và người hiền tài, có công trình xây dựng cho nước, cho dân mà đời sau còn tôn thờ làm Anh hùng Dân tộc. Nói “Bốn ngàn năm văn hiến” của Việt Nam chẳng hóa ra ngoa ngôn cuồng tín hay sao? Khổng Phu tử xưa kia nói đến nước Hạ, nước Âu cũng chỉ dám tuyên bố: Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỷ bất túc trưng dã. Ân lễ ngô năng ngôn chi, Tống bất túc trưng dã. Văn hiến bất túc, cố dã! (Luận ngữ – Bát dật) Nghĩa là: Chế độ nhà Hạ ta có thể nói được mà nước Kỷ là dòng dõi nhà Hạ không còn gì đủ chứng lời ta. Chế độ nhà Ân ta có thể nói được mà nước Tống là dòng dõi nhà Ân không còn gì đủ chứng lời ta. Xem thế đủ thấy nhà sử gia có lương tâm của một người học giả phải thận trọng điều mình nói, mình viết là nhường nào! Nay nói “bốn ngàn năm văn hiến” có nghĩa là bốn ngàn năm nước Việt Nam đã có văn học và người hiền, vậy thì lấy gì làm chứng cứ? Lại theo quốc sử, vua Trần Nhân Tông khi sai Quốc Tuấn ra chận đánh quân Nguyên có ban cho câu thơ nhắc đến Việt tộc: Cối kê cựu sự quân tu kỳ Hoan Diễn do tồn thập vạn binh. Nghĩa là: Chuyện cũ ở kinh đô Cối kê của Việt vương Câu Tiễn, ông nên nhớ, Châu Hoan, châu Diễn (Thanh Hóa, Nghệ An) còn có mười vạn quân. Ở đây, Trần Nhân Tông đã nhắc đến dòng dõi nhà Trần ngược dòng lịch sử đến thời oanh liệt và nhục nhã của ông Tổ xa xăm là Việt vương Câu Tiễn, đóng đô ở Cối Kê miền Triết Giang bên Tầu. Theo “Sử ký Tư Mã Thiên” mục “Việt vương Câu Tiễn thế gia” q.41, ch.11: “Việt vương Câu Tiễn dòng dõi vua Vũ mà là con thứ của vua Hạ hậu Thiếu Khang (2079 tr.cn) được phong ở Cối Kê để thừa tự họ Vũ. Vẽ mình cắt tóc, phá cỏ rậm để lập ấp, sau hơn 20 đời đến Ô Doãn Thường. Doãn Thường bấy giờ cùng với vua Ngô Hạp Lư đánh nhau gây thành oán thù lẫn nhau. Doãn Thường mất, con là Câu Tiễn được nối ngôi làm vua Việt. Năm đầu vua nước Ngô là Hạp Lư nghe tin Doãn Thường đã chết mới kéo quân sang đánh nước Việt, Việt vương Câu Tiễn dùng mưu đem ba trăm tử tù đến trước cửa doanh vua Ngô, bầy hàng hô lên rồi tự đâm vào cổ chết. Quân vua Ngô ra xem, quân Việt nhân thế đánh tập kích quân Ngô, quân Ngô thua ở Tuy lý, quân Việt bắn trúng vua Ngô Hạp Lư, Hạp Lư bị thương rồi chết, bảo với con là Phù Sai rằng: “Không được quên mối thù đối với nước Việt!” Ba năm Câu Tiễn thấy vua Ngô Phù Sai đêm ngày luyện quân sĩ để báo thù nước Việt. Nước Việt muốn đánh Ngô trước khi nước Ngô chưa động binh. Phạm Lãi can vua rằng: “Không nên. Tôi nghe dạy rằng binh đao là đồ dữ, đánh nhau là cái đức tính ngược, tranh dành là việc hèn mạt vậy. Âm mưu, bạo ngược, thích dùng khí giới dữ tợn, đem thân thí nghiệm vào công việc hèn mạt ấy là điều Thượng Đế ngăn cấm, kẻ làm điều ấy không có lợi ích!” Vua Việt nói: “Ta đã quyết định rồi!” Vua kéo quân đi đánh nước Ngô. Vua nước Ngô được tin mới đem quân tinh nhuệ đánh quân Việt bại ở Phù tiêu. Vua Việt mới thu quân còn lại 5000 người về giữ ở Cối Kê. Vua Ngô đuổi đánh vây Côi Kê. Vua Việt gọi Phạm Lãi lại nói: “Vì không nghe lời ông cho nên đến nỗi này, biết sao bây giờ?” Lãi tâu: “Đầy mà không tràn là đạo Trời, khiêm nhường là đạo người, tiết dụng là theo phép đất: Đưa đồ lễ hậu sang, lấy lời nói nhún nhường của khúm núm, không để cho lấy nước Việt mà tự đem thân mình sang hầu hạ!” Nếu căn cứ vào dòng dõi Việt vương Câu Tiễn thì theo bộ sử cổ điển nhất của Tư Mã Thiên, một sử gia danh tiếng thế kỷ I trước công nguyên thì chủng tộc Việt Nam bắt nguồn từ nhà Hạ bên Tàu (2205-1770 tr.cn) mà họ Hồng Bàng theo Việt sử có từ 2879 tr.cn, bắt đầu từ Kinh Dương Vương, truyền đến Hùng Vương tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Phong Châu theo sử cũ thì phía Đông đến bể, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình hồ, Nam tiếp giáp với Hồ tôn. (Việt sử tiêu án) “Việt sử lược” là bộ sử đầu tiên của Việt Nam cũng viết rõ hơn: “Xưa Hoàng Đế dựng muôn nước thấy Giao Chỉ ở xa ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được bèn chia giới hạn ở góc Tây Nam. “Đến đời Thánh vương nhà Chu (1024-1005 tr.cn) Việt Thường thị mới đem dâng bạch trĩ, sách Xuân Thu, gọi là Khuyết địa Đài ký (Lễ ký Đại Đái, Tiểu Đái chú) gọi là Điêu đề. “Đến đời Trung vương nhà Chu (696-682 tr.cn) ở bộ Gia Ninh (tức là Mê Linh nhà Hán. Phong Châu đời Đường quê hương của Trưng Trắc mà theo truyền thuyết là dòng dõi Hùng Vương) có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong thục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505-465 tr.cn) đã sai sứ tới dụ, Hùng Vương chống cự lại. “Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu. “Cuối đời Trần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm Nam Hải, Tượng Quận, xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, quốc hiệu là Việt, tự xưng là Vũ Vương” (Việt Sử lược I, 1b) Trong các đoạn văn sử kiện chính thức của Tàu và Ta thì có điểm nào là sự thực, điểm nào là truyền thuyết? Ông giáo sư Henri Maspéro, trường E.F.E.O, Viễn Đông bác cổ học viện, có căn cứ vào hai chữ Văn Lang để mô tả xã hội xưa của giống người Việt trên đất Giao Chỉ. Truy nguyên hai chữ Văn Lang, H.Maspéro viết: “có sự lầm lẫn giữa chữ Văn Lang với chữ Dạ Lang. Sự sai lầm không phải hoàn toàn là một giả thuyết; những bản văn chứng rằng sự lầm lẫn đó đã xảy ra thực. Sách “Thông điển” viết: “Phong châu là nước Văn Lang cũ và chú thích rằng hiện nay có con sông con gọi là sông Văn Lang” (q.184 tr.25b). Sách “Nguyên hòa quận huyện chí” lại viết: “Phong châu là tên nước Dạ Lang cũ. Thực vậy, hiện nay thuộc huyện Tân Xương có con sông Dạ Lang. thế mà vào khoảng đầu đời nhà Hán có một nước Mèo ở về phía Nam Trung Hoa tên gọi là Dạ Lang chiếm một phần tỉnh Quảng Tây và Quế Châu. Về phía Tây giáp nước Điều của người Lô Lô miền Tây tỉnh Vân Nam bấy giờ, phía Đông hồ Vân Nam. Nhưng người ta biết rằng nước Mèo đã quy phục nhà Hán năm 111 tr.cn và gọi là Kiện Vi. Sau này quận đó chia làm hai, quận Kiện Vi ở phía bắc và quận Thương Ngô ở về phía nam. Nếu muốn biết rõ biên giới của hai quận này thì cũng không khó khăn lắm. cuối đời Tiền Hán, quận Kiện Vi phía Bắc và phía Tây giáp sông Dương Tử giang ngăn quận Kiện vi với quận Ba. Còn quận Thương Ngô thì phía Bắc giáp quận Kiên Vi, phía Tây giáp quận Tấn Ninh tức là nước Điền cũ, phía Đông Bắc giáp quận Vũ Lăng tức là quận Kiến Trung đời nhà Tấn. Ở đó có hồ Động Đình” (H.Maspéro, Le royaume de Văn Lang, BEFEO t.XVIII 3, 1918) “Vậy người ta có thể nói rằng, nước Dạ Lang một mặt thì giáp quận Ba Thục và một mặt thì giáp hồ Động Đình”. Đấy là Văn Lang về khu vực địa lý. Maspéro còn truy nguyên Văn Lang về ý nghĩa chủng tộc nữa như sau: “Nhưng cái tên Văn Lang ở đâu mà ra? Một tên không thấy nói đến trong văn chương đời xưa cho tới thời Đường xuất hiện một cách đột nhiên, và lúc bấy giờ đã bị lầm với tên Dạ Lang. Phải chăng người ta tự hỏi cái tên đó là do một sự lẫn lộn khác? Sách “Lâm ấp ký” đặt về phía Nam huyện Chu ngô trong hạt Nhật Nam, nơi có giống mọi gọi là Văn Lang (sách Thuỷ kinh chú, Thái bình hoàn vũ ký cũng có ghi như thế). Họ không biết xây nhà, ở trên cây, ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Họ lấy tên họ đặt cho con sông phía Nam huyện ấy. Văn Lang Cứu…. Sau này họ lại lầm Văn Lang với Dạ Lang thành thử họ cho Văn Lang ở quận Phong thuộc địa phận huyện Bạch Hạc và Việt Trì ngày nay, đồng thời lại viết lầm hai chữ mà sử gia Việt Nam đã chép theo”. Đoạn văn suy diễn trên đây của Maspéroo toàn là suy từ giả thiết lầm chữ nọ ra chữ kia của người xưa, thật cũng khó cho chúng ta tin, duy có chữ Văn Lang là tên một giống người ở phương Nam Trung Hoa là đáng cho chúng ta để ý. Sách sử ký của Tư Mã Thiên chép lại đoạn văn ở Chiến Quốc sách (q.6 tờ 21) thế kỷ thứ III tr.cn: “tiễn phát văn thân thố tí tả nhậm Âu Việt chi dân dã” (Sử ký q.43 tờ 9). Sách Hoài Nam tử (q.1 tờ 4) cũng có đoạn viết về tục người Việt, và là tài liệu xưa nhất về ký chú: “Cửu nghi chi Nam lục sự quả nhi thuỷ sự chúng. Ư thi dân nhân bị phát văn thân dĩ tượng lân trùng”. Nghĩa là: “Phía nam Cửu Nghi (tức Thương Ngô) người ta làm việc trên bộ ít mà làm việc dưới nước nhiều. Bởi thế nên nhân dân cắt tóc ngắn, vẽ mình để bắt chước thuồng luồng”. Theo giáo sư La Hương Lâm là nhà sử học danh tiếng Trung Quốc hiện đại, trong tác phẩm “Bách Việt nguyên lưu dữ văn hóa”: Việt tộc thời cổ lấy cắt tóc vẽ mình “bị phát văn thân” làm dấu hiệu đặc trưng duy nhất. Mặc tử thiên “Cống Mạnh” “Việt vương Câu Tiễn phát văn thân”. Hàn Phi tử thiên Thuyết lâm: “Lũ vì lý chi dã, nhi Việt nhân tiện hành, cảo vi quán chi dã, nhi Việt nhân bị phát”: “dép gai làm giầy mà người Việt đi chân, the lụa làm mũ mà người Việt búi tóc”. “Hán thư địa lý chí” viết: “Nay Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Châu, Nam Hải, Nhật Nam đều là địa phận của người Việt, là sau vua Vũ, con thứ vua Thiếu Khang Đế, được phong ấp ở Cối Kê, vẽ mình cắt tóc để tránh cái hại về giao long, thuồng luồng, cá sấu”. Tóm lại, các sách cổ Hán văn đều ghi từ kỷ nguyên trước kỷ nguyên Thiên Chúa, ở phương Nam nước Tàu ngày nay có một giống người có tục vẽ mình, Văn Lang phân chia ra nhiều bộ lạc mà sử gia giáo thụ La Hương Lâm đã kê cứu: Ô Việt, Âu Việt, Mân Việt, Dương Việt, Sơn Việt, Nam Việt, Lạc Việt, Tây Ấu Việt, Việt Thường, Đan Việt, Đằng Việt, Điều Việt, Việt Tuỷ, Cứu Việt, Dạ Lang, Quỳ Việt v.v… Đấy là tổng danh Bách Việt vậy. Giáo sư L.E.Aurousseau trường Viễn Đông bác cổ cũng căn cứ cái tục Văn Lang, nghĩa đen là bộ lạc giống người vẽ mình để truy nguyên nói giống Việt, căn cứ vào đoạn văn Sử ký sau đây: “Tiễn phát văn thân thố tí tả nhậm Âu Việt chi dân dã” (Sử ký q.43 tờ 9) Nghĩa là: “Cắt tóc vẽ mình, khoanh tay, cài bên trái, đấy là tục của dân Âu Việt”. Và chú giải của Tư Mã Thành rằng: “Họ Lưu bảo ngày nay (đầu thế kỷ thứ VIII) người quận Châu Nhai và Đàm Nhĩ có Âu Việt”. Trương Thủ Tiết (737) giải thích: “Tôi nghĩ gọi là Âu Việt bởi vì dân ấy thuộc về Nam Việt. Theo “Dư Địa chí” thì Giao Chỉ là xứ Lạc Việt thời nhà Chu (841-256 tr.cn), đến thời nhà Tần gọi là Tây Âu. Vẽ mình, ngắn tóc để tránh rồng (cá sấu). Nếu người ta gọi là Âu Lạc phía Tây (Tây Âu Lạc) là cũng vì xứ ấy ở về Tây Nam quận Phiên Ngung. Việt với Âu Lạc đều họ Mi. Thế Bản nói người Việt họ Mi cùng với người Sở một tổ vậy.” Rồi Aurousseau suy luận rằng: “Đoạn văn sử ký Tư Mã Thiên với lời chú giải và văn trích dẫn rất đáng chú ý về nhiều mặt. Những nét phong tục phác họa ở đấy ứng dụng vào cho nhân dân miền Lưỡng Quảng và Bắc kỳ hiện nay vào thời thế kỷ thứ III thứ II tr.cn. Không có gì phân biệt giữa nhân dân trên lãnh thổ rộng lớn ấy cả. Điều ấy rất hợp cho các bộ lạc miền cực Nam là dân An nam tr.cn cho nên có thể kết luận là toàn thể nhân dân tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam là giống người Việt Nam trước thế kỷ II tr.cn. Một danh từ nhân chủng là Việt chỉ định tổng quát. “Mặt khác, một tên họ Mi thời ấy được xác nhận cho người Việt – Việt Quảng Đông và Việt Phúc Kiến. Như vậy có sự quan hệ mật thiết về dòng dõi giữa nhân dân Phúc Kiến và nhân dân các xứ Việt Nam vào thế kỷ thứ III tr.cn. “Danh từ Việt vào giữa thế kỷ thứ IV trước kỷ nguyên Thiên Chúa còn ứng dụng cho một nước mà kinh đô ở tại tỉnh Thiệu Hưng (Triết Giang) ngày nay. Theo tôi hiểu thì nhân dân của nước ấy là nước Đại Việt thuộc về nòi giống Việt phương Nam tức là giống người Việt Nam vậy. “Thực thế, Tư Mã Thiên nói ở thiên sách sử ký về “Việt thế gia!”: Tổ Câu Tiễn là dòng vua Vũ… Văn thân đoạn phát… Danh từ “văn thân đoạn phát” đúng như danh từ được dùng “Chiến Quốc sách” (thế kỷ III tr.cn) ở sử ký (cuối thế kỷ II tr.cn) và ở “Tiền Hán Thư” (thế kỷ I đầu kỷ nguyên) để nói về phong tục giống nhau của giống người Việt, Việt phương Nam và Âu Việt tức Việt Nam. “Một tác phẩm khác cổ xưa, chuyên nói về sự suy bại của nước Việt là “Việt tuyệt thư” (thế kỷ I kỷ nguyên tây lịch) cũng nói ở mục Bản sự rằng: “Vua Việt Câu Tiễn, ở miền duyên hải phía Đông và cai trị một dân mọi vẽ mình”. Cái tên Việt với tục “văn thân” giống nhau ấy là xác chứng danh từ Việt phổ thông chỉ định vào thế kỷ III tr.cn cho toàn thể chủng tộc nhân dân các tỉnh Trung Hoa miền Nam và các xứ Việt Nam. “Cùng một nhân chủng Việt, cùng một họ Mi và cùng một phong tục, như vậy phải kết luận rằng người Việt Nam nguồn gốc ở nước Việt xưa, thiết dựng tại miền Triết Giang từ bao giờ không biết và, lần đầu thấy ở trong lịch sử chính thức vào cuối thế kỷ IV trước công nguyên” (L.Aurousseau, La première conquête chinoise des pays Annamite (IIIè siècle avant notre ère) BEFEO, t.XXIX, 1929). Vậy có thể nói chắc rằng thời cổ xưa ở miền Nam nước Trung Hoa có một giống người theo tục vẽ mình gọi là “Văn thân, Văn Lang” phân biệt với giống người Hán tộc ở trên phía bắc Trung Hoa, trong lưu vực Hoàng Hà, còn lưu vực Dương Tử kể từ nước Sở trở xuống là khu vực sinh hoạt của Việt tộc Văn Lang, họ Mi gọi chung là Bách Việt, mà Việt vương Câu Tiễn ở kinh đô Cối Kê, miền Triết Giang đã từng có một thời đế bá oanh liệt. Bởi thế nên trong thơ “Sở từ” của Khuất Nguyên mới có lời ai oán, tiếc nhớ: Răng đen mình trổ dọc ngang. Và lời thơ của vua Trần Nhân Tông giữa lúc vận nước điêu linh đã nói cho thượng tướng thống lĩnh quân dân cứu quốc” Cối Kê cựu sự quân tu kỳ! Như đã dẫn trên để chứng minh nhà Trần vẫn nghĩ đến dòng dõi Việt tộc Câu Tiễn ở Triết Giang thưở xưa. Hơn nữa chính sử của ta đều chép về nhà Trần sự kiện sau đây: “Thượng hoàng (Nhân Tông) thường ra ngự cung Trùng Quang. Vua Anh Tông đến chầu có Quốc Công, Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: Dòng nhà ta vốn sống nghề thuyền chài, đời đời hùng dũng ai ai đều xâm vẽ ở đùi. Đời nọ sang đời kia chuộng võ nghệ nên phải xem xâm vẽ đùi tỏ ra không quên gốc. Bấy giờ người thợ xâm mình đang chờ ở cửa để thừa hành mệnh lệnh. Vua Anh Tông liếc thấy Thượng Hoàng nhìn đi chỗ khác bèn bỏ về cung Trùng Hoa. Một lát sau Thượng Hoàng hỏi: Vua đâu? Tả hữu tâu rằng Vua đã về cung Trùng Hoa. Thượng Hoàng nói: Vua đã trốn chăng? Mới chỉ xâm mình cho Huệ Vũ Vương, Quốc Trân Vương, Hưng Đạo Vương ở đùi cái hình rồng “loa thoa”. Từ đấy về sau các vua nối nghiệp nhà Trần không xâm vẽ đùi nữa là bắt đầu từ vua Anh Tông vậy. “Buổi đầu lập quốc nhà Trần, quân sĩ đều cùng xâm hình rồng ở bụng, ở lưng và ở hai bên đùi, gọi là “thái long”, “vẽ rồng”. Bởi vậy mà lái buôn nhà Tống thấy dân Việt ta vẽ hình rồng vào thân mình mới bảo là giống thuồng luồng biển sợ hình rồng, thuyền đi biển gặp gió chìm đắm thì thuồng luồng không dám làm hại cho nên tự gọi là “thái long, vẽ rồng” vậy”. Xem đấy đủ thấy rằng không những ở giới lãnh đạo những người hiền năng “văn hiến” thuộc người phương bắc di cư xuống Việt Nam, lai máu định cư ở đấy lâu năm với người bản xứ, mà còn có cả lớp người bình dân như dòng Việt tộc phương Nam Trung Hoa đã di cư xuống Việt Nam còn giữ những tập tục cổ truyền Văn Lang. Ngoài ra, bên cạnh cái nền Văn hiến dòng Việt Câu Tiễn trong nền Văn hiến Việt Nam kể từ thế kỷ thứ IV, thuộc về sử kiện lịch sử, ngày nay người ta lại chứng minh cách chính xác sự có thật của Văn hiến Ba Thục (Tứ Xuyên) trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo Lã Sĩ Bằng trong tác phẩm “Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam” do “Đại học Trung văn” ở Hương Cảng xuất bản có trình bày sự kiện về tiền sử văn hóa Thục Việt như sau: “Qua sự khai quật khảo cổ cận đại, người ta thấy hai khu vực văn hóa trên rất giống nhau. Sự phát hiện về tiền sử ở Tứ Xuyên có thể phân ra 4 thời kỷ đồ đá: - thời đồ đã đẽo, - thời đồ đá truốt đẽo. - thời đồ đá đẽo - thời đồ đá mài sáng Trong bốn loại ấy, thì loại thứ 1 và thứ 2 thấy ở tầng lớp vị trí trước sau rõ ràng giống hệt với văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở Việt Nam. Như thế có nghĩa là thời đại Trung thạch khí (Mesolithic) ở Tứ Xuyên đến thời đại Á tân thạch khí (subsolithic) thì giống với văn hóa Việt Nam thời đại Hòa Bình Trung thạch khí, và thời đại Bắc Sơn nguyên tân thạch khí. Đại thể thì kỹ thuật thời tiền sử của hai khu vực văn hóa đó là một, có đường lối thông đồng. Chủ nhân của văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam thuộc về chủng tộc “Proto-Australoid” và “Proto-Melanésoid”, còn chủ nhân của văn hóa Bắc Sơn thành phần chủ yếu thuộc về “Indonesian” và “Proto-Melanésoid”. Về văn hóa thời đại Thanh đồng thuộc đồ kim khí ở Việt Nam gọi là văn hóa Đông Sơn lấy Trống đồng đại biểu cho nên gọi là văn hóa Trống đồng. Di tích phát hiện Trống đồng thấy ở một khu vực địa lý rộng lớn chu vi gồm lục địa Đông Nam Á, bán đảo hải đảo từ Tứ Xuyên cho đến quần đảo Malacca. Theo giáo sư Lăng Thuần Thanh từng nghiên cứu thì bắt đầu khởi đúc trống đồng là ở Trung Quốc Bách Việt mà Hoa trung là địa khu từ xưa của dân tộc Bách Việt chiếm cứ sinh hoạt. Theo sự phát hiện trống đồng tối cổ ở Hoa trung thì thấy nhiều nhất ở huyện Hưng Văn tỉnh Tứ Xuyên. Còn ở bán đảo Đông Dương thì trống đồng Lạc Việt ở Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ là có danh tiếng hơn cả. F.Heger, nhà khảo cổ học gọi trống đồng Lạc Việt thuộc hạng thứ nhất. Khảo về dân tộc Bách Việt thời cổ, bao hàm Bách Việt miền Đông Nam với Bách Bộc miền Tây nam Trung Quốc thấy rằng thời cổ xưa khu vực địa lý của nước Thục với Bách Việt vốn liền với nhau. Theo “Hoa dương quốc chí” q.3 Thục chí: “Vua Vũ nhà Chu đánh vua Trụ cùng với nước Thục. Đất Thục phía đông liền với nước Ba, phía Nam giáp với nước Việt, phía bắc phân giới với nước Tần, phía Tây gồm núi Ngọ và núi Phồn, đất ấy xưng là Thiên Phủ”. Nước Thục giao thông với bên ngoài rất phát đạt. Sự giao thông ấy lấy Điền (Vân Nam) và đất Kiềm làm chủ yếu, mà sự mở mang đất Vân Nam lại hướng vào nước Thục làm trọng tâm để buôn bán mậu dịch. Vân Nam với Bắc Việt liền tiếp với nhau, từ thời cổ xưa hai miền giao thông rất thịnh, cho nên thời cổ sự giao thông giữa Tứ Xuyên với Bắc Việt chắc hẳn là tấp nập. Bấy giờ miền hạ lưu sông Trường Giang chưa có ảnh hưởng khai hóa của Hán tộc, mãi đến thời Chiến quốc (dân mà người Hán gọi là man di phía Tây trong vùng Tứ Xuyên – Bắc Việt, và “Tây nam di ở Điền, Kiềm (Vân Nam, Quý Châu ngày nay), nước Tần, nước Sở đang đua tranh vũ lực để thôn tính, kết quả là vua nước Sở Trang Kiêu làm vua Điền (Vân Nam) nước Tần, chiếm lấy nước Ba, nước Thục, nước Kiềm tức Quý Châu. Theo Hoa dương quốc chí q.1 Ba chí viết: “Chu Thuận (Thuyến) làm vua 5 năm (316 tr.cn) vua nước Thục đánh chúa Tư, chúa Tư chạy vào nước Ba, nước Ba xin nước Tàu cứu. Vua Tần Huệ Văn sai Trương Nghi, Tư Mã Thác đi cứu nước Tư, Ba, bèn đánh nước Thục mà diệt đi. Từ Chu Thuận Tĩnh làm vua 5 năm (316 tr.cn) nước Thục mất về nước Tàu, cho đến Chu Báo làm vua 58 năm (257 tr.cn) An Dương Vương là Thục Phán xưng vua ở Việt Nam, thời gian cách nhau là 59 năm. Trong khoảng thời gian ấy, người dân nước Thục chịu sự áp bách của thế lực quân sự nhà Tần, tập đoàn chống đối quân Tân dần dần đi xuống phương Nam, đi vào bắc bộ Việt Nam, cùng với vua Hùng nước Văn Lang đánh nhau tranh dành. Lúc đầu, vì thế lực còn yếu, luôn luôn bị thua, mãi sau mới chinh phục được Văn Lang. Về việc An Dương Vương từ nước Thục đi vào nước Việt, thì sách sử của Tàu và Việt đều không ghi chép lịch trình tiến triển, nhưng cuộc chiến tranh giữa nước Tần và nước Thục có thể tìm thấy dấu vết ở cuộc thiên di về phương Nam của tập đoàn vương thất nước Thục chống đối với nhà Tần. “Hoa dương quốc chí” q.3 mục Thục chí viết: Chu Thuận Tĩnh làm vua 5 năm, quan đại phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô Uý Mặc cùng theo đường Thạch Ngưu đánh nước Thục. Vua nước Thục từ đất Hạ Manh chống cự, thất bại, vua chạy trốn đến đất Vũ Dương bị quân Tần giết hại. Tướng, Phó cùng Thái tử rút lui về Bàng Hương, chết ở dưới núi Bạch Lộc, họ Khai Minh mới hết, làm vua nước Thục 22 đời.” Lã Sĩ Bằng trong “Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam” suy diễn sử kiện trên đây như sau: “Xét về việc vua Thục bị ở đất Vũ Dương, ngày nay là Bái Sơn vị trí ở phía nam Thành đô, tên bờ sông Manh khoảng giữa đến như Bàng hương núi Bạch Lộc ngày nay ở đâu thì hông thể tìm xét, chỉ nên hiểu là ở phía nam núi Bành, thế nhân vì quân Tần từ phía bắc xuống miền Nam, tập đoàn ngừơi Thục chống đối quân Tần bị thua mà hướng phương Nam để thoát lui vậy. Từ đấy về sau 59 năm có lịch sử đích thực là vua Thục Phán làm vua Việt. Chúng ta có thể suy định rằng vua Thục bị bại ở Vũ Dương, quan Tướng, Phó, Thái tử đều chết ở núi Bạch Lộc, sau đấy đảng vua Thục còn lại mới suy tôn con hay cháu nhà vua lên tiếp tục chạy về phương Nam, theo hạ lưu sông Manh tiến vào khu đất tiếp giáp giữa Qúy Châu và Vân Nam thuộc phạm vi thế lực người Sở… Nhưng khu đất giao tiếp giữa Quý Châu (Kiềm) và Vân Nam (Điền) thời Hán là Trường Kha là đất thuỷ lảo nghèo nàn. Thục vốn là nước Thiên phủ, người Thục khó ở lâu tại đất ấy được, và thế lực quân Tần đang rất mạnh, dòng dõi vua Thục hết hy vọng khôi phục lại đất cũ mới tìm phát triển về phương Nam tiến vào đất bình nguyên Bắc Việt, khí hậu ôn hòa, nông sản phì nhiêu, cùng với Hùng Vương tranh chiến, nhiều phen thất bại đến đời Chu Bảo Vương năm 518 (tr.cn 257) mới chinh phục được Văn Lang. “Sách sử Trung Hoa và Việt Nam đều có ghi nhận giai đoạn lịch sử giữa Thục Phán An Dương Vương đánh nhau chinh phục Hùng Vương” Xem thế đủ biết chắc chắn là có sự cống hiến vào văn hiến nước Việt Nam của nòi giống Bách bộc bên cạnh sự cống hiến của Bách Việt. Sự hiện diện của Bách bộc do Thục An Vương với tập đoàn nhà Thục từ Tứ Xuyên đi xuống qua Quý Châu và Vân Nam phía tây bắc Bắc Việt ngày nay mà di tích là kiểu thành Cổ Loa vốn của nước Ba Thục. Một khi đã chứng nhận có Thục An Dương Vương vào thế kỷ thứ III trước kỷ nguyên Thiên Chúa thì phải công nhận có Hùng Vương của nước Văn Lang, là chủ nhân đất Bắc Việt trước khi tập đoàn vua Thục Phán chinh phục. Căn cứ vào kết quả của khảo cổ học của trường Viễn Đông Bác Cổ trước đây ở Thanh Hóa, Bắc Ninh (Bắc Việt Nam), và ở Óc Eo (Nam Việt Nam), giáo sư Olov Janse hội viên của Viện, đã tổng kết về “Việt Nam ngã ba của dân tộc và văn minh” (carrefour de peuples et de civilisations) ed France-Asie Tokyo 1961, tr.1645: “Theo một ý kiến thông thường trước đây thì văn minh Việt Nam hoàn toàn từ lưu vực sông Dương tử di chuyển xuống vào thế kỷ thứ IV tr.cn. Dân mới đến định cư tại Bắc Việt hiện thời đã mang theo một thứ văn hóa lai Tàu để rồi dần dần trở nên mô thức bản xứ. Thuyết ấy thiếu căn cứ, không dựa vào một cơ sở chắc chắn và không được hoặc khảo cổ học, hoặc ngữ học, hoặc nhân chủng học công nhận ấn chứng. Những phát hiện trong khoảng 30 năm gần đây chứng minh trái lại rằng văn minh Việt Nam đã tuần tự phát triển ở miền Bắc Việt và Trung Việt từ những pha trộn chủng tộc và những cống hiến văn hóa mà nguyên lai phải tìm không những ở Tàu mà là ở các biên giới phía Nam lục địa Á châu. Nếu người ta nghiên cứu về thời gian tính sự thành hình cá tính văn hóa thuần tuý Việt Nam người ta có thể phân thành được ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc tính kỹ thuật nhất định. Giai đoạn thứ nhất ngày nay gọi là văn minh Đông Sơn bao quát một thời đại giữa kỷ nguyên trước Thiên Chúa đến đầu kỷ nguyên sau Thiên Chúa. Về khu vực địa lý của kỹ thuật này thì thuộc miền tây nam Trung Hoa mà dân cư ở đấy không phải Tàu, bao hàm khắp bán đảo Đông Dương (Indochine) và một phần các xứ ngoại Ấn. Về Việt Nam thì văn minh Đông Sơn phần lớn của dân tộc Proto-Melanésoid Indonesian. Giai đoạn thứ hai là đặc trưng của kỹ thuật Lạch Trường bao quát đại khái ba thế kỷ trước và sau kỷ nguyên Thiên Chúa. Nó chi phối một khu vực không được giới hạn rõ rệt nhưng gồm một phần tây nam Trung Hoa Bắc Việt và một vài tỉnh trung Việt. Văn minh thời kỳ này là của chủng tộc phần lớn nguồn gốc Thái. Hai nhóm trên đây ảnh hưởng quyết định không những vào văn minh Việt Nam mà còn vào cả văn minh của nhân dân miền núi hiện đang sinh hoạt ở tây nam Trung Hoa và phần lớn miền Đông Nam Á. Giai đoạn thứ ba là văn minh Óc Eo mà đặc trưng là kỹ thuật thuộc thời kỳ đầu thế kỷ thứ II sau công nguyên cho đến năm 500. Nó bao quát một khu vực hãy còn chưa định rõ gồm miền nam Việt Nam và cũng phải đã ảnh hưởng ít nhiều vào các dân tộc sinh hoạt thời ấy theo bờ biển phía bắc đến tận Thanh Hóa. Văn minh Óc Eo thuộc hẳn về dân tộc Ấn Độ hay là Indo-Seythe (Nguyệt thị) hình như có giao dịch thông thương trực tiếp hay gián tiếp với miền Cận Đông và Đông La Hy”. Những suy đoán trên đây của nhà khảo cổ học về tiền sử Việt Nam trên dải đất Bắc Việt có vẻ chính xác hơn là những suy luận về tài liệu sử ký Tần. Tiếp tục công cuộc khảo cổ trên đây của trường Viễn Đông, Viễn Bảo tàng Hà Nội năm 1963 có phát hiện ở vị trí Văn điển gần Hà Nội những dụng cụ thuộc về thời kỳ “Nguyên tân thạch khí” (Upper Neolithic). Và ông Văn Tân đã suy đoán rằng: “Những hình dạng, kiểu thức và kỹ thuật sản xuất của chúng, cũng như những chất liệu nhắc lại những phát hiện ở Phùng Nguyên (Phú Thọ có đền Hùng). Vị trí của nơi phát hiện ở trung tâm trung châu chứng minh rằng 5000 năm về trước Tiên tổ chúng ta đã định cư tại đấy” (The beginnings of archaeology in the Democratic Republic of Việt Nam – Xunhasaba – Hanoi) Còn về thời đại đồ đồng thì những phát hiện mới đây ở Bắc Việt vẫn theo tài liệu ông Văn Tân dịch thuật ra Anh ngữ trên đây thì: “Một kho tàng gần 10.000 đầu tên nỏ bằng đồng đã khai quật ở Cổ Loa (kinh đô Thục An Dương Vương gần Hà Nội) ngày 17 tháng 7 năm 1959. Những đầu tên ấy đều lớn khổ, ba cạnh… Tất cả những đầu tên nỏ ấy đều tương tự với đầu tên của người Tàu thời Chiến Quốc (463-200 tr.cn). Ở vị trí Việt Tiên (Phú Thọ) phát hiện năm 1961 trong khoảng đất chu vi 400 thước vuông, người ta thấy những mảnh đất gốm, trang trí rất phong phú, mà đề tài thì tương tự với đề tài trang trí trên đồ khai quật được ở Phùng Nguyên. Hơn nữa, trong sự phát hiện thấy có đến 54,3% đồ bằng đá, điều này chưa từng thấy ởo các vị trí “thời đại đồ đồng” khác. Còn đồ đồng ở đây, phần lớn bị hủy hoại, thì đại khái là đồ nhỏ như lưỡi câu và vòng khuyên hoa tai. Chúng khác hẳn với những đồ phát hiện ở Đông Sơn, do đấy mà có thể kết luận rằng Văn minh Việt tiên (hay Phùng Nguyên) có trước thời Đông Sơn và các thời đồ đồng khác đã được khám phá ở Việt Nam. Tháng 9 ngày 14 năm 1960 sẩy bờ sông lở ở vị trí Dao Thịnh (Yên Bái, phía trên Phú Thọ) làm xuất hiện một cái cóng bằng đồng có nắp cao 0,84m và rộng 0.7m. Trên sườn có trạm trổ hình thuyền, người và chim (như ở trên trống đồng Đông Sơn) trên nắp có 4 đối tượng, đàn ông đàn bà đang giao hợp… Việt lở núi ngày 24 tháng 9 năm 1962 lại làm xuất hiện một cái trống đồng lớn. Theo giáo sư khảo cổ học ngừơi Nga là Boriskoswki đã hướng dẫn Viện lịch sử Hà Nội thì sự phát hiện vị trí Núi Do ở Thanh Hóa chứng minh miền ấy là một trung tâm văn minh thạch khí thời đại cổ nhất. Nó xác nhận cái giả thuyết khoa học cho rằng Việt Nam và toàn cõi Đông Dương là một khu vực có lẽ đã là một trong những cái nôi của nhân loại”. (thuật theo tài liệu đã dẫn trên) Kết luận của khảo cổ Bắc Việt hiện thời trên đây cũng phù hợp với kết luận của nhà khảo cổ Mỹ Wihelm G.Solheim đăng tải ở tạp chí National Geographic Vol 139 n.3 tháng 3-1971, dưới nhan đề “New light on forgotten past”: “Tôi đồng ý với Sauer rằng sự thuần thục các thứ cây ở thế giới đã là công trình của nhân dân thuộc văn hóa Hòa Bình ở một địa điểm Đông Nam Á. Tôi không thấy ngạc nhiên nếu sự kiện bắt đầu sớm nhất từ 15.000 năm trước dương lịch. “Tôi nghĩ rằng những đồ đá sắc cạnh có sớm nhất tìm thấy ở miền Bắc châu Uc 20.000 năm trước dương lịch nguyên lai thuộc Hòa Bình. Người ta hiện biết rằng đồ gốm sớm nhất là thấy ở Nhật Bản khoảng 10.000 tr.cn. Tôi mong rằng khi nào có nhiều phát hiện về văn minh Hòa Bình với đồ gốm có dấu dây thừng được quy định thời đại tính, bấy giờ chúng ta sẽ thấy loại đồ gốm ấy là do dân ở Hòa Bình chế tạo vào trước 10.000 tr.cn. “Thuyết tập truyền cho rằng tiền sử Đông Nam Á đã di chuyển từ phương Bắc xuống, mang theo những tiến triển quan trọng về nghệ thuật. Tôi thấy trái lại rằng văn hóa Nguyên tân thạch hệ (proto-neolithic) phía bắc Trung Hoa gọi là văn minh Yang-shao đã do trình độ thấp văn hóa Hòa Bình phát triển lên từ miền bắc Nam Á vào khoảng kỷ nguyên thứ VI hay thứ V tr.cn. “Tôi có ý kiến rằng văn hóa sau này được gọi là Lungshan mà người ta xưa nay vẫn cho nó xuất phát ở Yangshan phía bắc Trung Hoa, rồi mới bành trướng sang phía đông và đông nam, thì thực ra cả hai nền văn hóa ấy đều phát triển từ căn bản Hòa Bình. “Việc dùng thuyền độc mộc có lẽ đã được sử dụng trên các dòng sông nhỏ ở Đông Nam Á từ lâu, trước kỷ nguyên thứ V tr.cn. Tôi tin rằng việc di chuyển bằng thuyền ra ngoài bể bắt đầu khoảng 4000 tr.cn tình cờ đã đi đến Đài Loan và Nhật Bản đem theo nghề trồng khoai sọ và có lẽ các hoa màu khác. “Vào khoảng kỷ nguyên thứ III tr.cn các dân tộc Đông Nam Á đã lành nghề đi thuyền mới đi sang các đảo Nam Dương và Phi luật tân. Họ đem theo kiểu nghệ thuật kỷ hà học như các hình vòng tròn, xoáy ốc, hình tam giác và hình chữ nhật vẽ trên đồ gốm, trạm vào gỗ, xâm vào mình, quần áo bằng vỏ cây và sau đến là vải dệt. Đấy là những hình tượng thấy trên đồ đồng ở Đông Sơn (Thanh Hóa) mà có giả thuyết cho nó đã từ Đông Âu đưa đến. “Dân tộc Đông Nam Á cũng đã di chuyển sang phía Tây, đạt tới Madagascar có lẽ vào khoảng 2000 trước. Có lẽ họ đã cống hiến một số cây thuần thục cho nền kinh tế miền Đông Phi châu. “Vào khoảng đồng thời ấy có sự tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Địa Trung Hải có lẽ qua đường biển do kết quả của việc thông thương. Một số đồ đồng ít thông dụng xác chứng nguồn gốc từ Địa Trung Hải cũng đã được tìm thấy ở địa điểm Đông Sơn”. Kết Luận Với những tài liệu của sử học và khảo cổ học sơ lược trên đây của học giả đáng tin cậy, có quan hệ đến cổ sử dân tộc Việt Nam chúng ta, nay có thể tạm kết luận về “Bốn ngàn năm văn hiến” của nền văn hóa dân tộc. Người ta không còn có thể hoài nghi về di tích Cổ Loa với tên nỏ bằng đồng và triều đại nhà Thục của An Dương Vương vào thế kỷ thứ III tr.cn. Như thế thì cũng không có thể phủ nhận cuộc chinh chiến giữa nhà Hồng Bàng của nước Văn Lang, nước người xâm mình ở di tích Phùng Nguyên tỉnh Phú Thọ, Yên Bái theo bờ sông Hồng Hà ngày nay. Văn hóa Phùng Nguyên đã có đồ đồng đặc biệt là cóng bằng đồng với hình thuyền và người chim trạm trước văn hóa Đông Sơn với đặc trưng biểu hiệu của Trống đồng. Đồ đồng ở đây có trước Trung Hoa 1000 năm, vậy thì Văn Lang, Hồng Bàng hay Lạc Việt ít ra phải có trên 4000 năm văn hiến kể tới nay. Đặc biệt với tinh thần truyền thống dân tộc là cái Trống đồng tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn Việt Nam đã từ một dụng cụ kỹ thuật biến thành một đối tượng tín ngưỡng tôn giáo Quốc gia như là một vị Thần linh. Quốc tổ bắt đầu với triều Lý để thành cái Quốc lễ long trọng hàng năm triều đình, từ Vua đến các quan chức đến trước Thần Núi Trống đồng “Đồng cổ sơn thần” để thề trung thành với tổ quốc. Theo Đại Nam nhất thống chí - tỉnh Thanh Hóa chép rằng: “Ngày xưa vua Hùng đi đánh Chiêm Thành, đóng quân ở núi Khả Lao, đêm mơ thấy thần báo mộng bảo vua: “Xin có cái trống đồng và dùi đồng giúp nhà vua thắng trận phen này!” Đến lúc ra trận thì thấy trên không văng vẳng có tiếng trống đồng rồi quả nhiên Vua được toàn thắng. Vua bèn sắc phong là “Đồng cổ Đại vương”. Đời vua Lý Thái Tông khi còn làm Thái tử (1020) vâng mệnh đi đánh Chiêm Thành, đêm mơ thấy một người mình mặc áo nhung, tay cầm bảo kiếm tâu vua rằng: “Tôi là Thần núi Đồng Cổ xin theo để lập công cùng Thái tử”. Tới khi bình định được giặc liền lập miếu để thờ. Sau khi thái tử lên ngôi lại mộng thấy Thần mang bài thơ đến bảo cho biết là có ba vị vương định gây loạn, sau cả quả nhiên có thật. Nhân thế mới phong chức “Thiên hạ minh chủ” thăng lên làm Thượng đẳng Thần, và hàng năm đắp đàn ở trước cửa đền sai các quan đến lễ và đọc lời thề: “Đạo làm dân một nước, làm con một nhà cốt ở luân thường! Làm con, mà bất hiếu, làm dân mà không hết lòng yêu nước, xin Thần linh ngầm xét, tiêu diệt cả họ!” Ngày nay, nghĩa là trước năm 1945, theo tường thuật của Victor Goloubew (BEFEO t.33-1933) chùa Đồng Cổ trên con đường đi Phủ Quảng, gần bến đò Yên Định sông Mã. Chùa là một ngôi Đình kiến trúc khá xưa. Cái trống đồng để thờ trong chùa ấy được đặt trên cái giá gỗ trạm và sơn son tại trong cung cấm đình trong, bề kính, 0.85m bề cao 0.58m. Bên cạnh Trống có cái biểu gỗ khắc chữ. Đây là bản dịch của Trần Văn Giáp: “Tại phía Tây tỉnh Thanh Hóa, ở làng Đan nê, huyện Yên Định có ngọn núi Đồng Cổ. Ba ngọn hình ngôi sao cho nên cũng lại gọi là núi Tam thai. Trong thung lũng, gần núi ấy có ngôi đền cổ thờ Thần. Núi mà uy linh đã nổi tiếng là huyền diệu. “Mùa xuân năm Canh Tuất (1790) theo mệnh của đức vua cha, tôi nhậm chức cai quản hạt tỉnh lỵ biên thuỳ này. Trong khi ấy dân miền núi nổi lên khiến tôi phải cầm quân hai lần dẹp giặc. Đi qua hạt này, tôi thường hay nghỉ chân trong đền và tôi có kêu cầu Thần linh. Nhờ quyền năng vô hình, quân cảu tôi tấn công được dễ dàng. Biết có thần linh đã che chở, tôi tra hỏi các bô lão trong làng để được hiểu biết ít nhiều về vị thần cũng như về cái Trống Đồng, nhưng thiếu tài liệu ký chú, tôi không được biết chi hết, thời giai đã nhòa tátcả di tích quá khứ trong ký ức mọi người. “Vào năm Canh Tuất (1800) hai ngày trước ngày hội vào 9 tháng 9 sự tình cờ khiến tôi tìm thấy trên bờ sông phía Nam một cái trống đồng, cao 0.56m và rộng 0.75m, còn nguyên vẹn, công trình khuôn đúc tỉ mỉ công phu nhưng về nguyên lai vẫn mù tịt. “Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1802) trong khi đi giám sát,tôi lại đến bái yết ngôi đền, và khi trở về tôi có ra lệnh cho Quận công Tá trị Trương Hữu Tá và cho Xuân Hoa Nguyễn Xuân cho rước cái trống đồng để dâng cúng cho đền thờ Thần”. (Bản văn viết vào năm Bảo Hưng thứ 2 (1812) của em vua là Đức Tuyên, thanh tra chính trị tỉnh Thanh Hóa, do Trần Đình Hựu khắc viết vào gỗ bởi tay Quán quan sự Hoàng Đình Đồng). Ở trên núi Tam thai nói trên đây còn một tấm bia mới dựng để kỷ niệm ngày vãn cảnh chùa của ông Pierre Pasquier. Lời bia dịch ra như sau: “Trải qua các thế hệ chúng ta đã kính thờ thần Đồng cổ. Tiền nhân truyền lại cho chúng ta biết rằng vào thời Hùng Vương (265 tr.cn) nhà vua có cầm quyền dẹp giặc, và dưới triều vua Lý (1028-1253) để thuần phong mỹ tục nhà vua có lập tòa án để phạt kẻ phạm phép. Sơn Thần Đồng cổ là đệ nhất Thượng đẳng Thần cai quản thế gian và bảo vệ hòa bình, nhân loại. Nhờ những công lao phò trợ ấy mà các Đế vương các triều đại đã ban sắc phong cho Thần. Danh tiếng của Thần được lan truyền từ ba bốn ngàn năm nay, do đấy mà nhân dân sâu lắng chúng tôi đều muốn phụng thờ Thần linh quyền năng siêu việt”. Đấy là nét trọng yếu Thần đạo và Phật đạo, Đình với Chùa hợp nhất dung thông trong tin tưởng vào một nước”Bốn ngàn năm văn hiến” mà nhân dân Việt Nam ngày nay đòi trở về nguồn tổ Hùng Vương để biểu dương tinh thần dân tộc bất diệt vậy. © Giáo Sư NGUYỄN ĐĂNG THỤC1 like
-
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1c_ng%E1%BB%AF_h%E1%BB%8Dc1 like
-
NGHĨA TỪ NGUYÊN CỦA TỪ “VĂN HIẾN” QUA BỐI CẢNH TRI THỨC NHO GIÁO VIỆT NAM - TRUNG HOA TRẦN TRỌNG DƯƠNG Tóm tắt “Văn hiến” là khái niệm trước nay hay được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam thời Trung đại. Đây là một thuật ngữ của Nho gia có lẽ đã được sử dụng tại Việt Nam trong gần hai thiên niên kỷ qua. Mục đích của bài viết xuất phát từ quan niệm: khi nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực nào thì người nghiên cứu nên tự đặt mình vào bối cảnh thời đại cũng như bối cảnh tri thức của thời đại đó, tộc người đó. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn từ bên trong, tránh đi lối nhìn đã “hiện đại hóa” của đời sau. Chính vì vậy, bài viết sẽ khảo về từ nguyên của “văn hiến” để ngõ hầu lý giải được phần nào nội hàm của khái niệm này trong quá khứ từ đó góp phần vào việc nghiên cứu văn hiến nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. 1. Cách hiểu về “văn hiến” sau khi Nho học bị bãi bỏ Văn hiến là từ vựng gốc Hán, được viết bằng tự dạng 文獻. Kể từ sau khi Nho học bị bãi bỏ ở Việt Nam năm 1919, và nhất là kể từ sau khi chữ Hán chữ Nôm bị thay thế hoàn toàn bởi chữ quốc ngữ vào năm 1945, thì văn hiến cùng những từ gốc Hán khác đã chịu chung một số phận. Đó là sự cắt đoạn rời khỏi lịch sử vốn có của nó. Thêm nữa, việc cắt rời ấy đã khiến cho ngành từ nguyên học gặp rất nhiều khó khăn; ấy là chưa kể đến những thất thiệt khác cho sự đọc hiểu và nghiên cứu về tiếng Việt. Mục này, bài viết sẽ tiến hành khảo lại các định nghĩa của một số từ điển tiếng Việt được biên soạn trong thế kỷ XX, để hiểu thêm về lịch sử các cách định nghĩa cho khái niệm này. Đại từ điển tiếng Việt kế thừa và bổ sung “văn hiến: dt. Truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài” (1, tr.1744). Từ điển từ Hán Việt của Lại Cao Nguyện và Phan Văn Các (2, tr.534) và Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển (3, tr.1697) ghi: “văn hiến.t.d. truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp”. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003) ghi: “văn hiến. truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời. Chu Hy đời Tống chú thích một câu trong sách "Luận ngữ" như sau: "Văn là điển tịch; hiến là tốt đẹp, tài giỏi" (sic). Như vậy, "văn hiến" nguyên nghĩa là văn chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hoá lâu đời (4). Từ điển tiếng Việt (2000) của Viện Ngôn ngữ học ghi: “văn hiến.d.truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp” (5, tr.1100). Từ điển tiếng Việt (tb lần 2, 1977) do Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý bổ sung ghi: “văn hiến.t. Cg. Văn vật. Yêu chuộng văn học, văn hóa: Việt Nam là nước văn hiến” (6, tr.846). Từ điển Hán Việt từ nguyên (1999) của Bửu Kế ghi: “văn hiến. văn: sách sử. Hiến: kẻ hiền tài...Một nước có nhiều hiền tài có sử sách thì gọi là nước văn hiến” (7, tr. 2309). Tự điển Việt Nam của Ban Thu thư Khai trí (1971) ghi văn hiến cũng như văn minh (8, tr.911). Từ điển Việt Nam phổ thông (1951) của Đào Văn Tập, sau ghi giải thích đúng từ nguyên chữ văn hiến, lại phân suất nghĩa thành: “chỉ những cái hay trong một đời, đáng làm gương mẫu” (9, tr.689). Việt Nam tân từ điển (1951) của Thanh Nghị ghi: “văn hiến.d. sách vở hay và nhân vật tốt, nghĩa rộng như tiếng văn minh: nghìn năm văn hiến” (10, tr.1428). Tự điển Việt- Hoa- Pháp (1937) của Gustave Hue ghi nhận văn hiến = văn minh (11, tr.1113). Hán Việt từ điển giản yếu (1932) của Đào Duy Anh ghi: “văn hiến: sách vở và nhân vật tốt trong một đời” (12, tr.537). Việt Nam tự điển (1931) của Hội Khai trí Tiến đức ghi: “văn hiến文憲: học hành, hiền đức. Nơi văn hiến” (14, tr.626). Tuy nhiên, chữ Hán chế bản sai do đồng âm, 獻nhầm thành 憲. Đây là cuốn từ điển sớm nhất có mục từ này. Các từ điển của A.de Rhodes (1651) cho đến Huỳnh Tịnh Của (1898) đều không thấy ghi nhận. Có thể nói, các từ điển tiếng Việt hiện đại chỉ phân suất khái niệm này với một nét nghĩa chung chung mơ hồ. Đặc biệt là sự không phân biệt rạch ròi giữa khái niệm văn hóa và văn hiến, coi văn hiến là nền văn hóa tốt đẹp được kéo dài. Gần đây, để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, bộ sách “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” đã được ấn bản với số lượng trang sách lên đến 8000 trang, trong đó tinh thần làm việc của các soạn giả đều bàng bạc một sự mơ hồ về khái niệm. Có tác giả, mặc dù sau khi đã bàn qua về từ nguyên của khái niệm văn hiến vẫn sẵn sàng quy tất cả những lĩnh vực như toán học, kiến trúc, thương nghiệp, nghề truyền thống, thiết kế đô thị, và...tinh thần yêu nước vào nội hàm của văn hiến (15). Hơn thế nữa, cách hiểu ôm đồm ấy còn dẫn đến việc tác giả dùng các khái niệm (văn hiến, văn minh, văn hóa, văn vật,...) một cách lẫn lộn theo cảm hứng của người cầm bút. Năm 1998, Đỗ Trọng Huề đã định nghĩa như sau: “Văn hiến là trình độ văn hóa của một dân tộc đã thoát khỏi bóng tối của thời tiền sử để bước vào ánh sáng của thời kỳ lịch sử” (16). Đặc biệt, trước đó, văn hiến còn được triết gia Kim Định sáng tạo theo phong cách tư duy triết học của mình, bất kể sự thực lịch sử và những giới hạn cho phép của từ nguyên học cũng như văn hóa học và lịch sử tư tưởng. Ông viết: “Văn hiến là những người hy hiến thân tâm cho văn hóa và được người trong nước kính nể nghe theo. Đó là một loại tông đồ và có thể nói ở đây cũng tìm ra được nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nho. Bên Ấn Độ tuy cũng có văn hiến nhưng không vươn lên đến địa vị cao nhất trong xã hội vẫn dành cho tăng lữ Brahmana. Bên Âu Châu còn kém nữa đến độ không có văn hiến, chỉ mới có văn hào, văn sĩ ” (17, tr.303). Cách định nghĩa của Kim Định xuất phát từ cách ông hiểu về nguyên tự của văn hiến. Ông hiểu văn là văn hóa (theo nghĩa rộng và khá hiện đại), và hiến là hy hiến (hy trong từ hy sinh, hiến với nghĩa cơ bản của nó trong tiếng Hán là dâng hiến). Ông coi văn hiến là một danh từ trỏ người (người hy hiến, như văn hào, văn sĩ), chứng tỏ ông cũng từng biết đến nét nghĩa nguyên gốc thứ hai mà cổ nhân hiểu (hiến còn trỏ hiền nhân). Nhưng tư duy tư biện của ông quá mạnh! Có thể nói, văn hiến là một khái niệm đến nay khá mơ hồ đối với người hiện đại, nhất là khi nó được so sánh với một số khái niệm khác như văn hóa*, văn minh**, văn vật***. Thực tế, những thuật ngữ cơ bản trên của ngành văn hóa học đều xuất phát từ kinh điển Nho giáo. Nguyễn Vinh Phúc nói “Phương Tây không có khái niệm văn hiến. Chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo mới có khái niệm này” (15) là hoàn toàn hữu lý. Như trên đã bàn, văn hiến là một thuật ngữ của Nho gia, thuật ngữ này đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt khá sâu. Sâu đến mức nhiều người Việt (quãng gần 100 năm trở lại đây) dường như đã quên hẳn ý nghĩa từ nguyên của nó vốn được dùng trong quãng thời gian rất dài. Đây là một ví dụ cho thấy sự đứt gãy văn hóa do từ bỏ văn tự truyền thống (chữ Hán và chữ Nôm, và nhiều văn tự truyền thống khác). Chúng tôi cho rằng từ văn hiến đã gia nhập vào ngôn ngữ Việt Nam từ trước đây khá lâu. Nếu theo lý thuyết, thì chữ này có thể được đưa vào nước ta cùng với kinh sách của Nho học cách nay 2000 năm, ít nhất từ thời Sĩ Nhiếp. Nhưng từ văn hiến thực sự là một yếu tố của tiếng Việt thì có lẽ chỉ trong khoảng 1200 năm trở lại đây (18). Để xác định được thời điểm gia nhập của nó, chúng ta có thể tiến hành khảo cứu theo hai hướng. Hướng thứ nhất là tìm được ngữ liệu cụ thể của nó trong một văn bản tiếng Việt qua các văn bản Nôm. Hướng thứ hai là tìm được ngữ liệu cụ thể của nó trong văn bản Hán văn Việt Nam. Nhưng trước khi thực hiện những khảo cứu trên, bài viết sẽ tiến hành nghiên cứu về khái niệm này trong lịch sử tiếng Hán và văn hóa Hán. 2. Khái niệm văn hiến trong lịch sử tiếng Hán 2.1.Sách Luận ngữ thiên Bát dật có đoạn: Tử viết: Hạ lễ, ngô năng ngôn chi, Kỷ bất túc trưng dã; Ân lễ, ngô năng ngôn chi, Tống bất túc trưng dã; văn hiến bất túc cố dã” 子曰夏禮吾能言之杞不足徴也殷禮吾能言之宋不足徴也文獻不足故也 nghĩa là “Lễ nhà Hạ thì ta có thể bàn được, nhưng nước Kỷ (dòng dõi nhà Hạ) chẳng đủ để làm chứng; lễ của nhà Ân, thì ta cũng bàn được, nhưng nước Tống (dòng dõi nhà Ân) chẳng đủ để làm chứng. Ấy là vì văn hiến hai nước ấy không đủ”. Chu Hy chú: Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã 文典籍也獻賢也, (văn là điển tịch; hiến là người hiền vậy). Đoạn này cho thấy ý rất quan trọng về văn hiến. Trong đó, ta nên chú ý đến mối quan hệ giữa văn hiến và lễ. Cộng với lời chú của Chu Hy thì ta có thể có tam đoạn luận sau: Đoạn 1: Văn hiến = lễ Đoạn 2: Văn = điển tịch ; Hiến = người hiền à Đoạn 3 Văn hiến = điển tịch (ghi chép về lễ) + người hiền (người chế lễ, hành lễ) Đây có thể coi là nghĩa nguyên bản nhất của từ văn hiến từ bối cảnh tri thức của Nho học Trung Quốc, và cũng có thể coi đây là khái niệm trùng khít giữa Nho học Tiên Tần và Tân Nho học. 2.2. Sách Vũ cống đồi chỉ 禹貢錐指(quyển 19) của Hồ Vịnh đời Thanh có đoạn: “自兩漢以降嶺南之風氣漸移犀象毒冒珠璣銀銅果布之湊於是乎在魁奇忠信材徳之民於是乎生一以為脂膏之地一以為文獻之邦 nghĩa là “từ đời lưỡng Hán về sau, phong khí Lĩnh Nam**** dần đổi; cho nên sừng tê, ngà voi, đồi mồi, ngọc bích, vàng, đồng, hoa trái tích tụ đã nhiều; mà những bậc khôi kỳ, trung tín, tài đức xuất hiện cũng lắm, có thể coi [Lĩnh Nam] vừa là đất màu mỡ, vừa là nước văn hiến” Đoạn này nhấn mạnh đến nhân vật - yếu tố chủ thể làm nên văn hiến của một đất nước. Nhân vật đó phải là bậc khôi kỳ, có đức trung tín và tài năng theo quan niệm của Nho giáo. 2.3. Từ điển Từ nguyên - cuốn từ điển phổ dụng được soạn vào đầu thế kỷ XX, đã giải thích trên cơ sở định nghĩa của Chu Hy, nên đã viết: “văn trỏ những tư liệu văn tự liên quan đến điển chương chế độ, hiến trỏ những người nghe rộng biết nhiều” [tr.737]. Cách định nghĩa trên đây của từ điển Từ nguyên là tiếp thu tinh thần của Chu Hy. Tuy nhiên, định nghĩa hiến (trỏ những người nghe rộng biết nhiều) lại mang nét nghĩa hơi hẹp hơn so với thực tế. Bậc hiền đương nhiên là “bác lãm quần thư”, tri thức hoàn bị; song tri thức chỉ là một yếu tố, ngoài ra người hiền còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như đức độ, khí tiết, phải có chính tích, có trứ thư lập ngôn. 2.4. Từ điển Từ hải sau khi giải thích về từ nguyên, đã ghi nhận nghĩa của chữ văn hiến trong tiếng Hoa hiện nay chỉ còn một nghĩa mở rộng là “những tư liệu văn vật có giá trị lịch sử như: lịch sử văn hiến, đồng thời cũng chỉ những tư liệu sách vở quan trọng liên quan đến một ngành khoa học cụ thể, ví dụ: y học văn hiến. Nay (văn hiến) còn là tên gọi chung cho bất cứ một dạng vật chất nào sử dụng văn tự, tranh ảnh, phù hiệu, để kí tải tri thức, thông tin như: ấn phẩm, băng từ, đĩa CD, băng hình, bản in ốp sét”. Tóm lại, có thể nói rằng, từ văn hiến trong tiếng Hán đã thu hẹp nét nghĩa ban đầu của Nho học, mà trỏ chung cho các tư liệu lưu trữ thông tin. Còn từ văn hiến trong các từ điển tiếng Việt hiện đại được biên soạn trong suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI thể hiện sự bất nhất và không tường minh về mặt khái niệm như đã nêu. 3. Từ văn hiến trong tiếng Việt lịch sử Chúng tôi tìm được văn liệu có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ XVII trong cuốn Thiên Nam ngữ lục khi viết về Sĩ Nhiếp/ Tiếp 士燮 *****. Tác phẩm này đã ca ngợi “Nam Giao học tổ” như sau: Quan quân mà lại thầy ta, Phủ quân tôn vị hiệu là Sĩ vương Nước nên “văn hiến chi bang” Đức giáo chẳng nhường Đậu thị Hà Tây (câu 1930-1933) Ca ngợi Sĩ Nhiếp ở các mặt: tuần này ắt chẳng lo chi mối giềng đã tỏ, luật lề đã phân Đồng niên quý thuế có ngần Quan quân rõ phép, binh dân rõ đường Điều hòa chế độ kỷ cương Mở kho giáo hóa, rỡ ràng nhân luân” (c.1924-1928) Đoạn thơ trên ca ngợi họ Sĩ là bậc vương, bởi ông đã có công giáo hóa biến Giao Chỉ trở thành “văn hiến chi bang”. Về hình thức, ông là “quan quân”, nhưng thực tế ông lại là bậc sư biểu (thầy ta). Bậc sư biểu ấy đã dùng đức giáo để cho dân ta hiểu rõ “mối giềng”, “luật lệ”. Chữ mối giềng dịch từ chữ cương thường. Như thế, văn hiến ở đây tạm có thể phân suất được những nét nghĩa sau: 1) Cương thường (nhân luân); 2) Luật lệ (cho binh và dân); 3) Giáo hóa. Trong đó, cương thường là những thiết chế về mặt huyết tộc và đạo đức xã hội. Luật lệ là những quy phạm mang tính pháp chế và quản lý hành chính nhà nước. Sử cũ đều ca tụng Sĩ Nhiếp là vị quan tốt, rất có uy tín trong dân chúng. Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Vương (Sĩ Nhiếp) độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người"... Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? Đoạn trên cho ta hai nét nghĩa nữa của khái niệm văn hiến: 1) Thông thi thư (thông: hiểu; thi: Kinh thi; thư: Kinh thư); 2) Học Lễ và Nhạc. Ngữ cảnh tiếng Việt thứ hai mà chúng tôi biết được, xuất hiện trong lời giáng bút của Thánh Mẫu năm 1923, có đoạn mở đầu như sau: Sông Nhị núi Nùng, nước bốn ngàn năm văn hiến Con Hồng cháu Lạc, dân hai mươi triệu đồng bào (13, tr.216-218). Văn cảnh này không cung cấp thêm nét nghĩa nào cho khái niệm văn hiến. Tạm thời chúng tôi không bàn đến quãng thời gian đã được kéo dài bằng tâm lý dân tộc bản vị. Giá trị là ở chỗ, đây là văn cảnh tiếng Việt sớm nhất xuất hiện cụm từ “bốn ngàn năm văn hiến”. 4. Khái niệm văn hiến qua bối cảnh tri thức Nho gia Việt Nam 4.1. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi do Lý Tử Tấn viết thông luận, có đoạn: “từ khi người Nguyên vào Trung Quốc, về sau thiên hạ biến thành nói tiếng Hồ, mặc áo Hồ. Không thay đổi thì chỉ có nước ta cùng họ Chu ở Kim Lăng, họ triệu ở Kim Sơn mà thôi. Đến khi Thái tổ nhà Minh lên làm vua, sai Dịch Tế Dân sang thông hiếu, vua Dụ Tông sai Doãn Thuấn Thần sang cống nhà Minh. Vua Minh úy lạo, hỏi quốc sứ, khen phong tục, y phục vẫn giống như văn minh Trung Hoa, ban cho bài thơ ngự chế rằng”: 安南際有陳 / 風俗不元人 衣冠周制度/ 禮樂宋君臣 An Nam tế hữu Trần/ Phong tục bất Nguyên nhân Y quan Chu chế độ/ Lễ nhạc Tống quân thần. (Đất An Nam có họ Trần/ Phong tục không theo người Nguyên Áo mũ vẫn theo chế độ nhà Chu/ Lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống) Rồi cho bốn chữ “Văn Hiến Chi Bang” và thăng địa vị cho sứ thần của Đại Việt lên trên sứ thần Triều Tiên ba cấp” (22, tr.30a-30b). Đây là đoạn thông luận mà Lý Tử Tấn chua cho phần chính văn của Nguyễn Trãi đang gián tiếp bàn về văn hiến, đoạn ấy cụ thể như sau: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước” (22). Đoạn văn trên cho chúng ta biết một số dữ kiện như sau: 1) Chữ văn hiến được dùng cho Đại Việt vào cuối đời Trần; 2) Nho sĩ đời Trần mạt ít nhiều tạo dựng được bối cảnh tri thức cũng như bối cảnh văn hóa Nho giáo ở một mức độ nhất định, đến mức vua Minh Thái Tổ làm thơ ngự chế và ban tặng đích danh bốn chữ “văn hiến chi bang文獻之邦” vào năm Đại Trị thứ nhất (1368); 3) Như thế, đây là tư liệu thành văn sớm nhất (trái với quan niệm phổ biến trước đây, coi chữ văn hiến lần đầu xuất hiện trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Đoạn văn trên cũng cho biết một số thông tin cụ thể về nội hàm của khái niệm văn hiến trong bối cảnh tri thức Nho giáo. Đó là bốn yếu tố: 1) Phong tục; 2) Chế độ y quan; 3) Chế độ lễ nhạc; 4) Ngôn ngữ. 4.2. Chữ văn hiến được đưa vào văn chương trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (1428): 維我大越之國/ 實為文獻之邦 Duy ngã Đại Việt chi quốc/ Thực vi văn hiến chi bang Nghĩa là: Như nước Đại Việt ta/ Thực là nước văn hiến. Thế kỷ XV trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội), khoa Quang Thuận thứ 4 (1463) có ghi đoạn văn sau: "Học trò may được khắc trên bia đá này, phải theo danh nghĩa sửa đức hạnh, bắt chước tính giữ gìn văn hiến.1 like
-
Chào ACE, BW vừa mở chủ đề Tư Vấn - Xem Bói Tình Yêu, các ACE cần tư vấn hay xem bói cho tình yêu của mình tại TT Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương thì vào chủ đề dưới đây nhé: Tư Vấn - Xem Bói Tình Yêu1 like