• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/08/2015 in all areas

  1. “Sói Tây Bắc” Quách Bá Hùng và thói mê tín dị đoan Dân tríThế giới Thứ ba, 11/08/2015 - 21:00 Một thời gian dài, "Quách gia binh" dưới sự che chắn của Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Quách Bá Hùng đã mặc sức hô phong hoán vũ. Điều đặc biệt là gia tộc này không có "bề dày lịch sử", không thuộc thế hệ “Hồng nhị đại” nhưng đã trở thành gia tộc uy thế nhất nhì trong vùng. >> Cuộc chiến quật ngã “Đại lão hổ” Quách Bá Hùng >> Các tội của “Quân trung Đệ nhất Hổ” Quách Bá Hùng Xuất thân cơ hàn Từ huyện thành Lễ Tuyền đi về hướng tây nam hơn 10km đường gập ghềnh là đến thôn Trương Tắc, xã Tân Thời. Đây từng là thôn nghèo nhất tỉnh Thiểm Tây, cũng là cố hương của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Quách Bá Hùng. Từ trái sang: Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng và Lệnh Kế Hoạch tại lễ mừng phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 7 có người lái. Một thời gian dài, Quách Bá Hùng từng là niềm tự hào của thôn dân. "Ông ta là quan lớn nhất trong thôn từ mấy trăm năm nay", họ kháo nhau như vậy. Trong thôn nghèo này khu nhà thờ của gia tộc họ Quách với 4 tòa nhà lớn nổi bật lên giữa quang cảnh quạnh hiu. Ngôi nhà tổ rộng lớn, cổng đỏ, tường gạch xám, có hai sư tử đá rất lớn trấn môn. Phía trong có hoa viên và phần mộ của ông Quách Hiếu Tây - cha của Quách Bá Hùng. Khu nhà thờ do các anh em Quách Bá Hùng xây dựng từ năm 2013, nhưng thường xuyên đóng cửa, không có ai ở. Chỉ đến tiết thanh minh mới về tảo mộ. Trong thôn có 3 dòng họ là Trần, Nhuế và Quách. Cha của Quách Bá Hùng là Quách Hiếu Tây là bần nông, qua đời vào những năm 70 của thế kỷ trước. Mẹ họ Tào quần quật làm lụng nuôi 7 đứa con, 5 trai, 2 gái. Quách Bá Hùng ra đời tháng 7/1942, là trai trưởng, phải vất vả phụ mẹ nuôi em. Theo lời kể của thôn dân, nhà của Quách Bá Hùng thuộc loại nghèo nhất, thiếu ăn thiếu mặc, một chiếc áo, đôi giày đã là thứ xa xỉ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính cách của anh em nhà họ Quách sau này. Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu (phải). Quách Bá Hùng lúc nhỏ học lực bình thường, tính cách nghịch ngợm. Học xong trung học, Quách Bá Hùng không đi Thanh Hải lao động như phong trào lúc bấy giờ mà ở lại làm công nhân ở xưởng trang thiết bị 408 thuộc huyện Hưng Bình trong tỉnh, thời buổi khó khăn chỉ đủ nuôi thân. Một số công nhân làm chung nhớ lại, Quách Bá Hùng lúc ấy có tính kiêu ngạo, không hợp với mọi người. Trong "Thư tố giác của tập thể cán bộ Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc" thì Quách từng ăn trộm một chiếc xe đạp, bị tố giác, phải thịt con lợn trong nhà làm lễ cho trưởng xưởng 408. Trưởng xưởng mới khuyên giờ là lúc nên gia nhập quân đội, Quách Bá Hùng nghe theo. Và điều không ai ngờ đã xảy ra: từ một tên lính vô danh tiểu tốt của Sư đoàn 55, Quân đoàn 19 Lục quân Giải phóng quân Trung Quốc (PLA), Quách Bá Hùng đã "nhất bộ cao thăng", làm Phó tham mưu trưởng Quân khu Lan Châu, Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 47 Lục quân, Phó tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, Tư lệnh Quân khu Lan Châu. Năm 2002, tại Đại hội 16, Quách Bá Hùng được Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giới thiệu và được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy thứ nhất Trung ương. Từ năm 2002 đến 2012, Quách Bá Hùng chịu trách nhiệm xử lý công việc hàng ngày của Quân ủy, trở thành người nắm giữ quyền lực thứ hai của quân đội Trung Quốc, "tay mặt tay trái với Từ Tài Hậu - người được mệnh danh là "Hổ đông bắc". Nhiều nguồn tin nói rằng, quý nhân phù trợ đầu tiên của Quách Bá Hùng là Phó Toàn Hữu, người giữ chức Tư lệnh Quân khu Lan Châu năm 1990. Phó thấy Quách hầu hạ rất vừa ý nên cho đi học Đại học Quốc phòng để sau đó trở về nhậm thực chức. "Quách gia binh" Theo đà thăng tiến trên quan lộ của Quách Bá Hùng, các thành viên khác trong gia tộc họ Quách cũng được nâng đỡ không ngừng, nhất là "đường binh vận". Ngoài con trai là Thiếu tướng Quách Chính Cương, sinh năm 1970, nguyên Phó chính ủy Quân khu Triết Giang, người em thứ hai của Quách Bá Hùng là Quách Bá Lễ cũng công tác tại Quân khu Lan Châu. Em thứ năm là Quách Bá Doanh làm cán bộ quản lý khu phục vụ quân nhân Phân khu Thiểm Tây. Người em thứ tư là Quách Bá Quyền làm Trưởng phòng Dân chính tỉnh Thiểm Tây. Một góc nhà thờ tổ của họ Quách. Ngoài ra, một người em vợ của Quách Bá Hùng cũng làm đến Phó tư lệnh Quân khu Thiểm Tây. Con gái là Quách Vĩnh Hồng thì quan hệ làm ăn với Cốc Tuấn Sơn, nguyên Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (đã bị bắt). Khi Quách Vĩnh Hồng tham gia kinh doanh, Cốc Tuấn Sơn đem tặng 3 triệu nhân dân tệ (NDT) tiền mặt (khoảng 10,5 tỉ VNĐ) và chuyển vào tài khoản thêm 20 triệu NDT (70 tỉ VNĐ). Cốc Tuấn Sơn còn cam kết sẽ tạo điều kiện để Quách Vĩnh Hồng kiếm được mỗi năm 30 triệu NDT (!). Cha và con dâu đều mê tín Sự thăng tiến ngoài sức tưởng tượng của Quách Bá Hùng và các thành viên trong gia tộc khiến ông ta luôn tin tưởng là có sự phù hộ của cõi âm? Vì thế Quách rất chú trọng đến việc phong thủy, bùa chú, thờ cúng, cầu an…, thường đến chùa miếu đốt hương cầu thần linh che chở. Điều này rất hợp với cô con dâu Ngô Phương Phương, vợ thứ hai của Quách Chính Cương. Ngô Phương Phương, con dâu của Quách Bá Hùng. Chỉ có điều, kết quả của sự mê tín ấy thì đều đã rõ. Hai năm trước, Ngô Phương Phương đã mời thầy phong thủy về xem tổ phần họ Quách ở Lễ Tuyền và đoán họa phúc cho Quách Bá Hùng. Thầy phong thủy phán rằng: "Lão gia cát nhân thiên tướng, không có việc gì đâu"(!) Ngô Phương Phương nhờ thế lực của cha chồng và chồng mà trở thành doanh nhân thành đạt nhờ kinh doanh không vốn trên hai khu thương mại xây dựng trên đất quân đội của Quân khu Triết Giang tại Hàng Châu. Tháng 12/2012, Ngô Phương Phương kết hôn với Quách Chính Cương sau khi ép anh này ly hôn vợ trước. Từ đó về sau, theo lời thầy bói, Ngô Phương Phương đổi tên thành Ngô Hựu Huyên ký kết trên các giấy tờ. Ngay tên con trai chung của hai người cũng là được đặt tên theo lời thầy bói. Ngô Phương Phương rất tin phong thủy, thường mời rất nhiều thầy phong thủy ở Đài Loan, Đại lục về hành lễ trong các buổi khai trương, động thổ, tư vấn các việc trong sinh hoạt hàng ngày. Ngày 10-2-2015, sau khi Quách Chính Cương bị bắt điều tra, cơ quan chức năng tìm thấy 7 triệu NDT tiền mặt trong nhà của hai vợ chồng ở Hàng Châu. Năm 2000, bà Tào - mẹ của Quách Bá Hùng qua đời được an táng trong nghĩa trang của thôn. Riêng ngôi mộ của Quách Hiếu Tây - cha Quách Bá Hùng thì vẫn giữ nguyên trong khu nhà thờ vì Quách tin rằng mộ của cha mình rất hợp phong thủy, là đất kết, đất phát nên không di dời, chỉ cho dựng một tấm bia đá hợp tên cha mẹ lại vào năm 2003. Cư dân địa phương đồn đại rằng, tháng 4/2014, Quách Bá Hùng về thăm nhà cũ, đưa theo một vị phong thủy đại sư, giữa đêm khuya vắng ra đốt hương múa kiếm, niệm chú vẽ bùa trên tổ phần họ Quách để cầu bình an vạn sự. Cảnh tượng khiến rợn người. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho nhiều người biết chuyện phỏng đoán rằng hẳn có một điềm gì đó xảy ra khiến họ Quách cảm thấy bất an mà làm vậy? Quách Bá Hùng cũng lên Thiếu Lâm Tự ở Hà Nam gặp sư trụ trì Thích Vĩnh Tín, vừa thực hiện cầu an vừa xem võ tăng biểu diễn công phu. Năm 2013, một vị hiệu phó Trường đại học Quốc phòng bỏ 6 triệu NDT mua một khối ngọc phỉ thúy (màu xanh cánh trả) tặng Quách Bá Hùng, sau đó Quách cho thỉnh chuyên gia điêu khắc hàng đầu Trung Quốc là Uất Trường Hải chạm khắc thành một chiếc ấn lớn, cho đưa lên đạo quán Bạch Vân Quan để 1 ngày 1 đêm "thụ khí", không biết dùng phép thuật gì, rồi đem về và cả nhà gọi đó là "Trấn Long ấn", cho rằng có thể che chắn được "bên trên", đảm bảo bản thân Quách Bá Hùng bình an vạn sự. Nghe nói riêng chi phí chạm khắc đã tốn gần 1 triệu NDT. Quách Bá Hùng lên Thiếu Lâm Tự cầu an. Nhưng rồi tất cả đã tiêu tan, không thế lực nào che chở nổi cho những sai phạm nghiêm trọng của Quách Bá Hùng và một số người trong gia tộc. Kể từ ngày 3/2/2015, Quách Chính Cương bị bắt điều tra sau 46 ngày được thăng hàm Thiếu tướng, lần lượt đến Quách Vĩnh Hồng, Ngô Phương Phương, Quách Bá Quyền và gần đây nhất là Quách Bá Hùng cũng không thoát khỏi lưới trời lồng lộng. Gieo gió gặt bão, lẽ đời là vậy. Ngày 9/4/2015, Trung ương ĐCS Trung Quốc quyết định tiến hành điều tra nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng với tội danh “Lợi dụng chức vụ, mưu cầu lợi ích cho người khác như việc thăng cấp, trực tiếp hoặc thông qua người nhà nhận hối lộ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, liên quan phạm tội nhận hối lộ, tình tiết nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu”. Theo Tân Hoa xã, tối 30/7 vừa qua, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc họp xem xét và thông qua “Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Quân ủy Trung ương về tình hình tổ chức điều tra và xin ý kiến xử lý đối với Quách Bá Hùng”; đã quyết định khai trừ đảng tịch Quách Bá Hùng và chuyển giao vấn đề cùng các manh mối phạm tội nhận hối lộ cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ủy quyền cơ quan Viện Kiểm sát Quân sự xử lý theo pháp luật. Theo Thiên Tường (tổng hợp) An ninh Thế giới ======================== Cứ giật cái "tít" kiểu tướng Tàu "mê tín dị đoan" là lão Gàn lại tự ái nổi lên đùng đùng. Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng nghĩa của từ này, cho dù khái niệm "Khoa học" được định nghĩa như thế nào - bây giờ và hàng ngàn năm sau. Cái này lão đã chứng minh rùi: "Phong thủy là một ngành khoa học" với hẳn một cuộc hội thảo hoàng tráng, qui mô tại Hanoi, từ 2009. Từ đó đến nay, Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt phát triển với tốc độ kinh khủng, chóng mặt. Và nó xác định chắc chắn rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, tổng hợp và phân loại tất cả mọi thực tế tồn tại của vật chất và mọi mối tương tác của vũ trụ. Người Tàu thì biết cái gì? Chẳng qua khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử, tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và sai lệch những mảnh vụn còn sót lại của nền văn minh này, nên mới tệ hại như vậy. Cái này lão Gàn nói thẳng - không hề chém gió - rằng: Nếu được tự ý lựa chọn thực hiện kiến trúc theo phong thủy, lão Gàn có thể cho biến mất cả một siêu cường. Do đó, các tướng Tàu theo phong thủy Tàu thì chết là phải. Họ chỉ nhờ những tay thợ phong thủy với tay nghề phọt phẹt. Bởi vậy, lão mún báo chí từ nay giật tít liên quan đến tướng Tàu và phong thủy Tàu, nên viết thế này: "Tướng Tàu chết vì phoengshui Tàu dở hơi". Ngay cả Quách Bá Hùng đang bị "đì" như vậy, nếu ngài Tập Cận Bình đồng ý để lão Gàn sửa phong thủy - từ mộ phần, nhà thờ tổ cho đến nhà ở..- lão sẽ khiến tướng Quách Bá Hùng thoát hiểm, trước những quyết định của chính ngài Tập. Tất nhiên, giá cả không thể hữu nghị. Lão sẽ lấy tiền sau khi thực hiện ca phongshui này. Không hề "chém gió". PS: Đã vậy lại còn nhờ lão sư hổ mang này nữa thì sống thế điếu nào được. Quách Bá Hùng lên Thiếu Lâm Tự cầu an.
    4 likes
  2. Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gây sốc toàn cầu 11/08/2015 18:56 GMT+7 TTO - Ngày 11-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây cú sốc lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) gần 2% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. Đồng NDT giảm giá có thể dẫn tới chiến tranh tiền tệ Ảnh: AFP Theo Tân Hoa xã, PBoC tuyên bố điều chỉnh tỷ giá đồng NDT từ mức 6.1162 NDT đổi được 1 USD xuống còn 6,2298 NDT đổi được 1 USD. Đây là mức giá đồng NDT thấp nhất trong gần ba năm qua. PBoC khẳng định giá đồng NDT vẫn tương đối mạnh so với các đồng ngoại tệ khác. Ngay lập tức, thị trường tài chính toàn cầu chấn động. Bloomberg đưa tin đồng tiền các nước Singapore, Úc và Hàn Quốc đồng loạt giảm ít nhất 1% do giới đầu tư dự báo các nước sẽ điều chỉnh tỷ giá để đảm bảo hàng xuất khẩu nước mình giữ được tính cạnh tranh. Giá đồng rupee Ấn Độ và yen Nhật cũng giảm. Cứu nền kinh tế Giá cổ phiếu của các hãng hàng không Trung Quốc sụt giảm mạnh trước nguy cơ gánh nợ tính theo đồng USD trở nên nặng nề hơn. Giá các loại hàng hóa sụt giảm trước tin đồn đồng NDT suy yếu sẽ làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc. Nhà kinh tế Liu Li-Gang của ngân hàng ANZ tại Hong Kong nhận định Trung Quốc đột ngột phá giá đồng NDT do xuất khẩu nước này sụt giảm mạnh hồi tháng 7 và nguy cơ giảm phát gia tăng. Mới đây chính quyền Trung Quốc thông báo xuất khẩu tháng 7 sụt tới 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc phá giá đồng NDT cho thấy rõ sự lo ngại của chính quyền nước này với tình hình kinh tế hiện nay. Đồng NDT suy yếu sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc, giảm bớt sức ép đang đè nặng lên các nhà xuất khẩu nước này. Trong năm 2014, GDP Trung Quốc chỉ tăng 7,4%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. GDP nửa đầu năm nay đạt 7%, nhưng giới kinh tế cho rằng tăng trưởng thực sự của Trung Quôc thấp hơn trên thực tế và Bắc Kinh “tô hồng” số liệu GDP để tránh phản ứng của dư luận trong nước. Các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều dự báo GDP Trung Quốc năm 2015 có thể sẽ không đạt được mức 7% như kế hoạch đã đề ra. Với một quốc gia trên 1,3 tỷ dân như Trung Quốc, một sự sụt giảm nhỏ ở GDP cũng dẫn tới cảnh hàng chục triệu lao động mất việc làm. Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, nhưng biện pháp này không đem lại nhiều hiệu quả cụ thể. Vì những lý do trên, PBoC đã gây bất ngờ khi phá giá đồng NDT. Trước đó, nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ không áp dụng biện pháp này vì muốn thúc đẩy vai trò của đồng NDT như một đồng tiền dự trữ quốc tế. Nguy cơ chiến tranh tiền tệ Giới chuyên gia cảnh báo động thái của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho một cuộc “chiến tranh tiền tệ”. Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Stephen Roach thuộc ĐH Yale, cựu quan chức ngân hàng Morgan Stanley, cho biết chắc chắn các cường quốc xuất khẩu ở châu Á sẽ tìm cách giảm giá đồng tiền của mình để đảm bảo sự cạnh tranh của hàng xuất khẩu. “Khó mà tin rằng Trung Quốc sẽ chỉ điều chỉnh giá đồng NDT một lần duy nhất. Do nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu, việc giảm giá gần 2% sẽ không thể kích thích hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Điều đó dẫn đến nguy cơ chiến tranh tiền tệ bùng nổ và lan rộng” - ông Roach nhấn mạnh. Quyết định của Trung Quốc cũng có thể sẽ khiến quan hệ của nước này với Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Trước đó các nghị sĩ và quan chức Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc thao túng giá đồng NDT để giành lợi thế thương mại thiếu công bằng. Giá đồng NDT giảm sẽ giúp hàng xuất khẩu Trung Quốc cạnh tranh hơn, và chắc chắn các nhà sản xuất Mỹ sẽ lên tiếng phản ứng dữ dội. Nhiều khả năng giá đồng NDT sẽ là một đề tài nóng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Mỹ và hội kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 9 tới. NGUYỆT PHƯƠNG ================== Chiến tranh tiền tệ à? Tưởng nó xảy ra lâu rồi chứ? Nhưng bây giờ mới nói thì Tàu bị "oan Thị Mầu" là gây chiến trước. Hì! Tàu lại sai lầm nữa rồi. Rõ khổ! Đây là nước "cờ bí, dí tốt" của Tàu. Hoa Kỳ và Đồng Minh sẽ có đủ 1001 lý do để không nhập khẩu hàng của Tàu. Thế là "The En". Nhưng dù sao chiến tranh kinh tế còn đỡ hơn chiến tranh bằng vũ khí. Lão Gàn duyệt kịch bản này! Nhưng lão luôn nhắc nhở rằng: Thượng Đế mới là sự phán quyết cuối cùng.
    3 likes
  3. Hải thì giỏi rồi. Bởi vậy, sư phụ mới tin tưởng nhờ Hải và Lê Ninh đứng ra thay mặt sư phụ chữa bệnh cho cháu bé. Hải và Lê Ninh nhớ là: Đây là việc sử dụng phong thủy Lạc Việt chữa bệnh công khai, mang tính tiên tri. Tức là xác định chữa bệnh bằng Phong thủy Lạc Việt, trước khi có kết quả. Do đó, chúng ta phải thành công để chứng tỏ sự huyền vĩ của phong thủy Lạc Việt. Tương tự như sư phụ công khai chữa bệnh ung thư bằng phong thủy trước khi có kết quả vậy. Hải và Lê Ninh lưu ý rằng: Ca bệnh này khó hơn, vì cháu bị u tủy. Cần phải tổng hợp ý kiến của anh chị em và phải đo đạc, lên bản vẽ, xem xét kỹ mọi tình huống ở những phương vị liên quan đến cháu bé này (Con trưởng, con thứ với phương vị liên quan....), cột kèo, xà cái (đòn dong) và cả Loan đầu. Để bảo đảm chắc chắn, có thể chúng ta đề nghị gia đình cháu gặp ông lang sau đây để phối hợp chữa bệnh: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33646-ky-dieu-bai-thuoc-cuu-song-nhieu-nguoi-ung-thu-giai-doan-cuoi/#entry242320 Chúng ta không loại trừ thất bại. Nhưng nếu xảy ra trường hợp này phải có sự giải thích hợp lý bằng Lý học Việt. Chúng ta sẽ tổ chức họp mặt để chia sẻ kết quả. Đây sẽ là một tuyệt chiêu của Địa Lý Lạc Việt, lưu truyền nội bộ. PS: Lê Ninh ủng hộ tối thiểu hai triệu và xe hơi. Nhưng chi trực tiếp khi đến nơi. Vì tối qua kẹt xe, không kịp gặp Phamhung. Phamhung cũng lưu ý là không chỉ đúng 20 triệu thì đi. Nếu nhiều hơn càng tốt và khi cùng anh chị em đến nhà cháu thì liên lạc thường xuyên với sư phụ về việc này.
    3 likes
  4. BỔ SUNG THÊM Thiên can con thuận cha, mạng và địa chi hợp mẹ là tốt nhất.
    3 likes
  5. Kỳ diệu bài thuốc cứu sống nhiều người ung thư giai đoạn cuối 06/11/2014 | 12:26 GMT+7 (PLXH) - Đã có nhiều bệnh nhân ung thư lại tìm được đường sống cho mình từ bài thuốc của y học cổ truyền của Lương y Trần Gia Đạt ở Hà Nội. Ung thư là một trong những bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay y học thế giới vẫn còn bó tay; Có chăng cũng chỉ là phương pháp điều trị kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư, kéo dài thêm sự sống của bệnh nhân mà thôi. Chính vì thế, khi nghe một số bạn bè và một vài tờ báo ở Thủ đô nói về lương y Trần Gia Đạt chữa trị thành công hàng trăm trường hợp bị ung thư, tôi vẫn chưa tin và quyết định đến phòng khám của ông ở Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thấy chúng tôi đến, ông nói: “ Các anh thông cảm chờ tôi 30 phút nữa nhé. Tôi đang cân thuốc cho bệnh nhân”. Phòng khám khá rộng, trên bàn và tủ có tới trên 60 chiếc hộp đựng các loại thuốc và đều là thuốc đã tán thành bột. Dừng tay, ông mời chúng tôi uống nước. Để khỏi mất thời gian chúng tôi đi ngay vào vấn đề… Ông cười hiền hậu: “Thật tình tôi rất bận, các anh thông cảm; tốt nhất là tôi cho các anh xem toàn bộ số hồ sơ bệnh án mà tôi đã điều trị thành công, hy vọng có thể giúp anh điều gì đó. Nếu vấn đề gì các anh thấy chưa rõ thì tôi sẽ trao đổi lại”. Nhìn chồng hồ sơ bệnh án, tôi thật sự ái ngại. Tôi nói với ông: “Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu hết số hồ sơ bệnh án này, ông có thể giới thiệu cho tôi những trường hợp điển hình về ung thư gan, phổi, dạ dày… mà ông đã điều trị thành công”. Ông cẩn thận rút trong chồng hồ sơ bệnh án lấy ra cho tôi 8,9 bộ hồ sơ bệnh án: gồm 3 bệnh nhân ung thư gan, 3 bệnh nhân ung thư phổi, 1 bệnh nhân ung thư não, một bị ung thư dạ dày và một bị vảy nến á sừng rất nặng. Trong mỗi bệnh án, đều có những thông tin về tên, tuổi, địa chỉ cụ thể của bệnh nhân; đặc biệt là có số di động của bệnh nhân hoặc người thân của họ. Sau khi xem hồ sơ bệnh án để đảm bảo mắt thấy tai nghe, dựa trên địa chỉ và số điện thoại có trong bệnh án chúng tôi liên lạc hoặc tìm đến bệnh nhân. Những điều mắt thấy tai nghe Trước hết, xin giới thiệu với bạn đọc bệnh nhân bị ung thư gan đã được lương y Trần Gia Đạt điều trị thành công. Bệnh nhân là Nguyễn Khắc Lâm 34 tuổi, hộ khẩu thường trú: Tổ 58, thị trấn Đông Anh, Hà Nội. Rất may là tôi gặp anh Lâm tại phòng khám của lương y Trần Gia Đạt. Anh kể cho chúng tôi: Cách đây 4 năm tự nhiên em thấy người mệt mỏi, đau bụng và sút cân rất nhanh. Người nhà đưa em đi khám ở Khoa u bướu bệnh viện Thanh Nhàn. Qua xét nghiệm, chụp, chiếu, siêu âm, các bác sĩ kết luận em bị ung thư gan với 4 khối u ở gan. U to nhất là 10cm; tế bào ung thư trong máu trên 1.000. Sau 17 ngày nằm điều trị ở bệnh viện nhưng bệnh tình không thuyên giảm, gia đình đưa em về nhà chữa thuốc Nam. Thời gian này, có người thân mách cứ đến cắt thuốc ở lương y Đạt, biết đâu gặp thầy gặp thuốc. Thế là vợ em đi cắt thử 1 đợt với suy nghĩ “còn nước còn tát”. Điều kỳ diệu đã đến với em. Sau 6 tháng uống thuốc của lương y Đạt, em thấy người khỏe ra, ăn ngủ tốt và tăng cân. Và em liên tục uống thuốc cho đến hôm nay. Hai năm kể từ ngày mắc bệnh, sau khi uống thuốc của lương y Đạt, em đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm lại thì 4 khối u trong gan không còn nữa. Tế bào ung thư trong máu hiện còn là 1,7- dưới mức cho phép rất xa. Em thấy hạnh phúc vô cùng. Và bây giờ, em tình nguyện giúp việc ở đây. Thầy Đạt- người đã cứu sống em. Bệnh nhân Vũ Thị Quốn, 72 tuổi ở xã Tống Trân, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Dù đã 72 tuổi, lại vừa trải qua bệnh hiểm nghèo nhưng bà rất vui khi tiếp chúng tôi. Ông Nguyễn Đình Nhận – chồng bà kể: Nhà tôi phát bệnh vào khoảng cuối năm 2010, đi khám ở bệnh viện Hưng Hà, bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu của bệnh gan. Sau khi chuyển lên khám ở Viện K thì họ kết luận bị u gan đa ổ giai đoạn cuối, cùng lắm chỉ sống được vài tháng nữa”. Cái tin sét đánh đó như trời giáng xuống đầu ông và các con. Hàng ngày, chăm sóc vợ bên giường bệnh, ông chỉ mong sao có một phép nhiệm màu có thể cứu sống bà. Vì thế, khi nghe ở đâu có thầy thuốc hay là ông và các con lại tìm đến. Bệnh tình của bà không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn. Chỉ đến khi nghe người em họ trên Hà Nội mách tới phòng khám Đông y của lương y Trần Gia Đạt chuyên chữa các bệnh hiểm nghèo “bệnh viện trả về” thì ông bảo ngay cậu con trai là anh Nguyễn Đình Công tới bốc thuốc. Lúc đó, vào khoảng giữa tháng 6-2011. Cũng như nhiều bệnh nhân khác, anh Công chỉ cần kể lại đúng bệnh tình hoặc mang hồ sơ bệnh án đến là lương y Trần Gia Đạt có thể kê đơn bốc thuốc. Uống thuốc được 1 tháng, bà Quốn đã thấy đỡ đau, bắt đầu ngủ được, ăn được. Ba tháng sau đi siêu âm thì thấy tan các u gan, da dẻ khác hẳn. Đến tháng 11 đi siêu âm lần nữa thì bà bị tắc tĩnh mạch cửa gan. Theo những người trong ngành thì bị tắc tĩnh mạch cửa coi như chết nhưng kỳ diệu là sau khi uống những thang tiếp theo, tĩnh mạch đã thông hoàn toàn. Lương y Trần Gia Đạt cho biết: Trong số hàng trăm người thì may mắn có 5,7 người là thoát chết khi bị tắc tĩnh mạch cửa. Bà Quốn là người may mắn trong số đó”. Quả thực, nếu không tận mắt chứng kiến và xem lại toàn bộ hồ sơ bệnh án thì có lẽ chúng tôi sẽ không tin rằng, người phụ nữ đang ngồi trước mặt mình giờ khỏe mạnh bình thường lại là người từng “chờ lo hậu sự”. Ông Vương Xuân Thiếp 76 tuổi, là Thượng tá Quân đội đã nghỉ hưu, ở thôn Tráng Việt, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Liên lạc với ông qua số điện thoại ghi trong bệnh án, người trả lời máy là con trai ông tên là Úy. Anh Úy cho biết: Năm 2011, bố tôi bị ho nhiều, khó thở và sức yếu nên được đi khám tại bệnh viện 108. Các bác sĩ phát hiện cụ Thiếp có K phổi, kích thước u là 5cm. Các bác sĩ nói cụ bị cao huyết áp, suy tim độ 3, tim to, sức rất yếu không thể tia xạ, truyền hóa chất được. Và bệnh viện cũng chỉ điều trị khoảng nửa tháng để “động viên” cụ rồi cho về nhà. Thấy các bác sĩ nói tình trạng bệnh của bố mình như thế, tôi cũng xác định y học hiện đại không can thiệp được, mà tuổi cụ cũng cao, sức yếu nên chắc chỉ còn cách đưa cụ về chăm sóc những ngày cuối đời. Gia đình cũng chuẩn bị sẵn hậu sự, xây sẵn mộ để đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng có lẽ, cái phúc của gia đình tôi vẫn lớn khi có người bạn đến nhà chơi mách rằng có biết một nơi chữa ung thư bằng thuốc Nam gia truyền tốt lắm. “Còn nước còn tát”, gia đình cứ thử đến bốc thuốc cho cụ. Mặc dù đi bốc thuốc Nam nhưng tôi vẫn bán tín bán nghi, nhưng nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương” nên cũng tìm đến. Thật không ngờ, sau 7 tháng dùng thuốc của lương y Trần Gia Đạt, bố tôi khỏe trở lại. Cụ ăn uống ngon miệng, trọng lượng cơ thể tăng 10kg. Và hiện nay, mỗi ngày cụ đi bộ 5km. Đặc biệt là khi đến bệnh viện 108 kiểm tra, các bác sĩ cho biết đã hết tế bào ung thư, u không còn nữa. Tôi thấy đây là một bài thuốc kỳ diệu của lương y Trần Gia Đạt. Bà Nguyễn Thị Thư, 79 tuổi, hiện ở số nhà 12, tổ 12 phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Năm nay, dù ở tuổi 79 lại đã bị thực dân Pháp tù đày và vừa trải qua căn bệnh hiểm nghèo, nhưng trông bà khỏe mạnh, béo tốt. Tiếp chuyện chúng tôi, con trai bà cho biết: Tháng 2 năm 2012 khi thấy mẹ tôi mệt mỏi, gầy dần, ho và đau ngực, khó thở nhiều, chúng tôi cho mẹ đến bệnh viện phổi Trung ương để khám. Các bác sĩ chụp, chiếu kết luận mẹ tôi bị K phổi, tràn dịch màng phổi và màng tim nhiều. Trong vài tuần, bệnh viện hút đến 5 lần, mỗi lần trên 1 lít dịch màu đỏ, dịch rất nhiều máu. Sau vài tuần các bác sỹ khuyên đưa bà về nhà vì đã ở giai đoạn cuối. Về nhà chúng tôi nghĩ không để mẹ tôi chờ chết, chúng tôi cho mẹ đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội xin điều trị tiếp. Bác sỹ bệnh viện Bạch Mai cũng khuyên cho mẹ tôi về điều trị thuốc Nam, sống thêm ngày nào, tháng nào hay ngày tháng đó. Thấy không còn cơ hội gì, chúng tôi buồn chán và bất lực. Ra viện chúng tôi được mọi người mách về Phòng khám Đông y ở ngõ 325 Kim Ngưu có nhà thuốc chữa nhiều bệnh nan y tốt, thế là chúng tôi đến xin cắt thuốc chữa bệnh. Mặc dù lúc này bệnh tình mẹ tôi rất nặng, gần như nằm liệt giường. Gia đình tôi đã chuẩn bị hậu sự cho bà đầy đủ, ra chùa gần nhà thờ họ tính ngày giờ “đi” của bà. Song số mẹ tôi ông trời vẫn thương cho sống. Mới chỉ một tháng đầu tiên dùng thuốc mà mẹ tôi đã khỏe mạnh, hết ho, hết đau, không khó thở nữa, đi lại nhanh nhẹn, ăn khỏe. Uống hết thuốc tháng đầu tiên mẹ tôi đã đến nhà thuốc để thầy thuốc biết mặt và báo tin mừng. Bà đã lên được 6kg; chụp, chiếu tim phổi bà đã trở về bình thường, không còn dấu hiệu ung thư. Bây giờ, dù ở tuổi 79 nhưng trông bà vẫn khỏe mạnh, béo tốt, hồng hào. Trường hợp bệnh nhân ung thư não. là anh: Nguyên Đình Hợp, 51 tuổi, ở thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội). Chúng tôi liên lạc với anh Hợp thì được anh kể: Không may tôi mắc phải căn bệnh ung thư não. Khi phát hiện bệnh, gia đình cho tôi vào Bệnh viện TW Quân đội 108. Vì có người nhà làm trưởng khoa Bệnh viện, sau chụp chiếu, bác sỹ kết luận là ung thư não giai đoạn cuối, khối u chèn ép gây méo mồm, liệt nửa người, giảm trí nhớ, sút cân nhiều. Nằm 16 ngày tại bệnh viện để điều trị, tiêm và truyền dịch cho đỡ méo mồm, bác sỹ Trưởng khoa thần kinh cùng bác sỹ người nhà (Trưởng khoa A5) khẳng định không can thiệp được gì từ Tây y vì tia xạ vào càng liệt, hoa chất cũng không giải quyết được, nên quyết định cho tôi về và bảo đi chữa bằng thuốc Nam. Được người này người khác mách bảo đến Phòng khám lương y Đạt tại Hà Nội để chữa rồi gia đình đến Phòng khám xin thuốc điều trị. Chỉ vài tháng dùng thuốc tôi thấy mỗi ngày một tỉnh táo, minh mẫn, chân tay đỡ liệt, ăn uống thấy ngon, khỏe mạnh rồi lên cân. Thời gian cứ trôi đi, dùng thuốc trên 1 năm, tôi thấy khỏe mạnh, hết liệt, hết méo mồm, hết đau đầu và lên cân. Đến tháng 11-2010, tôi quyết định đến Bệnh viện 108 để chụp chiếu; các bác sỹ cho biết kết quả khối u ung thư não đã hết. Sau kết quả đó, tôi vẫn xin thuốc uống gần 1 năm. Đầu năm 2012, tôi lại đi kiểm tra tiếp và được các bác sỹ Quân đội Bệnh viện 108 kết luận bệnh ung thư của tôi đã hết. Tôi sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày là ông Nguyễn Thanh Tuấn, 57 tuổi, ở số nhà 25B, quốc lộ 2, Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội. Ông là một thương binh làm kinh tế giỏi của Hà Nội. Mặc dù gần 60 tuổi, với một bên chân bị thương và vừa trải qua “cuộc chiến” sinh tử với bệnh ung thư dạ dày nhưng ông Tuấn vẫn nhanh nhẹn. Ông điềm tĩnh kể với chúng tôi về quá trình điều trị căn bệnh ung thư dạ dày của mình. Năm 2009, đột nhiên tôi thấy sức khỏe giảm sút, đau bụng không dứt. Đi khám tại Bệnh viện K Trung ương, bác sĩ kết luận tôi bị K dạ dày mà tôi không thể tin nổi. Mặc dù bệnh viện khuyên gia đình nên mổ để duy trì sự sống nhưng tôi không nghe. Lúc ấy có người chú mách là có em bị ung thư gan, chỉ nằm thoi thóp chờ chết, gia đình đã chuẩn bị sẵn đồ lo hậu sự nhưng uống thuốc của lương y Trần Gia Đạt nên đã khỏi, khỏe mạnh trở lại. Thế là tôi tìm đến địa chỉ phòng khám của lương y. "Không phải tôi đến chữa một cách tù mù mà đến nghe Lương y nói bệnh của tôi tình trạng nào, cách chữa ra sao thấy hợp lý nên tôi mới chữa. Điều khác biệt của ông ấy là không bốc thuốc đồng loạt cho mọi bệnh nhân mà với mỗi người lại có cách uống, liều dùng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. Sau khi uống 3 tháng tôi thấy người khỏe lại, ăn bắt đầu ngon miệng nên dần tăng được 3,5kg. Sau khoảng 7 tháng thì cơ thể tôi hồi phục, không còn những cơn đau bụng. Lúc ấy tôi đi kiểm tra tại Bệnh viện K bác sĩ cho biết đã hết khối u. Từ đó đến nay đã 3 năm, tôi không còn biểu hiện của bệnh tật nữa"-ông Tuấn cho biết. Đôi lời nhận xét Qua những trường hợp mắc bệnh ung thư và qua tiếp xúc với nhiều bệnh án của hàng chục bệnh nhân đã điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần Gia Đạt, chúng tôi thấy: Phần lớn bệnh nhân đều ở giai đoạn cuối, sau khi được khám điều trị ở các bệnh viện. Hầu như các bệnh nhân uống thuốc của lương y Trần Gia Đạt nhanh là 20 ngày, chậm là hai tháng bệnh sẽ có chuyển biến tiến bộ. Bệnh nhân qua được giai đoạn hiểm nghèo, sức khỏe khá dần lên, ăn được ngủ được và tăng cân. Và tiếp tục uống thuốc từ 6 tháng đến vài năm. Sau thời gian đó, đi kiểm tra, xét nghiệm lại, các khối u đều teo lại và thậm chí là nhiều trường hợp khối u mất hẳn. Tế bào ung thư trong máu phần lớn là hết, có chăng chỉ ở dưới mức cho phép. Để đi đến kết luận chuẩn xác về giá trị từ bài thuốc gia truyền của lương y Trần Gia Đạt trong việc điều trị khỏi hẳn căn bệnh ung thư cần phải có thời gian và phải có khảo cứu khoa học kỹ lưỡng. Tuy nhiên, những điều mắt thấy tai nghe, gặp gỡ trao đổi với những bệnh nhân đã được lương y Trần Gia Đạt điều trị thành công hàng chục năm nay như đã nêu ở trên, chúng tôi thấy dây là địa chỉ tin cậy và đem lại niềm hy vọng lớn đối với những ai không may mắc phải căn bệnh quái ác này. Theo Pháp luật Xã hội
    2 likes
  6. Dear Mr. Phamhung; Mình cũng xin phép được đóng góp chữa bệnh bằng phong thủy. Số tiền: 600K. Trong chiều nay 12.8 khoảng 6pm sẽ chuyển khoản. TK số xxx0011.
    1 like
  7. 1. Thông báo: 9h56' ngày 25/7/2015 Phamhung đã nhận được 1.000.000đ (Một triệu đồng) do Van Lang ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. 2. Thông báo: 9h00' ngày 25/7/2015 Phamhung đã nhận được 100.000đ (Một trăm ngàn) do Nguyễn Châu Lanh ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. 3. Thông báo: 10h21' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 1.000.000đ (Một triệu đồng) do Longphibaccai ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. 4. Thông báo: 10h39' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 1.000.000đ (Một triệu đồng) do Luu Van Thanh - Miền Nam ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. (Bạn Luu Van Thanh có nick ở diễn đàn là gì thì Phamhung không biết, đề nghị bạn vào đây xác nhận giúp) 5. Thông báo: 10h46' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 1.000.000đ (Một triệu đồng) do Nguyen Anh Nguyet ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. (Bạn Nguyen Anh Nguyet có nick ở diễn đàn là gì thì Phamhung không biết, đề nghị bạn vào đây xác nhận giúp và phí chuyển tiền do Ngân hàng thu chứ không chuyển vào tài khoản cho phamhung nên chỉ nhận được 1.000.000đ) 6. Thông báo: 13h59' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 2.000.000đ (Hai triệu đồng) do Bach Dang Giang ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. 7. Thông báo: 13h59' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng) do Tan Tran ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. (Bạn Luu Van Thanh có nick ở diễn đàn là gì thì Phamhung không biết, đề nghị bạn vào đây xác nhận giúp) 8. Thông báo: 15h23' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 2.000.000đ (Hai triệu đồng) do Nguyen Duong Thanh ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. (Bạn Nguyen Duong Thanh có nick ở diễn đàn là gì thì Phamhung không biết, đề nghị bạn vào đây xác nhận giúp) 9. Thông báo: 15h23' ngày 11/8/2015 Phamhung đã nhận được 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng) do Do Thi Thuy Hang gửi nhưng không biết có phải ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy này hay không? Bạn vui lòng vào đây xác nhận giúp). 10. Thông báo: 19h00' ngày 11/8/2015 Phamhung đã trực tiếp gặp Sư phụ để báo cáo tình hình và nhận từ Sư phụ 5.000.000đ (Năm triệu đồng) bằng Tiền mặt do Sư phụ Thiên sứ người khởi xướng chương trình Ứng dụng Phong thủy để chữa bệnh cho cháu bé này đóng góp 11. Anh Hoàng Triều Hải đóng góp bằng hiện vật trị giá 2.000.000đ 12. Thông báo: 9h27' ngày 12/8/2015 Phamhung đã nhận được 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng) do Nguyen Thanh ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. 13. Thông báo: 11h13' ngày 12/8/2015 Phamhung đã nhận được 1.000.000đ (Một triệu đồng) do Le Tran Trung ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy. Tổng cộng ủng hộ bằng Tiền mặt đến giờ này được: 15.600.000đ (Mười bốn triệu một trăm ngàn đồng) Ủng hộ bằng hiện vật sử dụng để trấn yểm trị giá: 2.000.000đ từ anh Hoàng Triều Hải Như vậy có thể quy ra tiền đến giờ này tổng cộng là: 17.600.000đ (Mười bảy triệu, sáu trăm ngàn đồng) (Đề nghị mọi người khi chuyển tiền ghi rõ; Ủng hộ chữa bệnh bằng PT giúp tôi với nhé, để xác định cho đúng đối tượng vì TK có nhiều khoảng chuyển khác nhau, xin cám ơn)
    1 like
  8. Em xin kính chào anh phạm hùng! Em là Do Thi Thuy Hang, ngày hôm qua em đã gửi số tiền 500k vào tài khoản của anh để ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy cho bé gái. Đọc được thông báo của anh trên diễn đàn nên em vào đây xác nhận để anh được biết. Trân trọng!
    1 like
  9. Truyện Kiều chuyển giới Đạm Tiên 11/08/2015 23:32 GMT+7 TTO - Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, Hội Kiều học ở Việt Nam và NXb Trẻ vừa ấn hành quyển Truyện Kiều, ra mắt trong hội thảo quốc tế vừa tổ chức tại Hà Nội ngày 8-8 vừa qua. Truyện Kiều do Hội Kiều học ở Việt Nam và NXb Trẻ vừa ấn hành - Ảnh: L.Điền Quyển Truyện Kiều này được Hội Kiều học biên soạn dựa trên 8 bản Kiều Nôm khắc in trong khoảng từ năm 1866 đến 1896, ngoài ra còn tham khảo các bản Kiều về sau, khoảng đầu thế kỷ 20. Biên soạn Truyện Kiều thường là công việc gây tranh cãi và thường làm phát sinh các dị bản, bởi vấn đề truyền bản Truyện Kiều cho đến nay vẫn chưa tìm/ xác định được đâu là bản gốc của chính tác giả Nguyễn Du. Bản Kiều 2015 mới nhất này, được biên soạn bởi một tập thể 8 người, đủ thấy mức độ phức tạp và vất vả của công việc, nhưng rồi lại cũng gây xôn xao dư luận. Ở đây chỉ bàn hai vấn đề dễ nhận thấy. Thứ nhất là cách chú thích. Truyện Kiều là kho tàng kiến thức vừa bác học vừa dân gian, có chơi chữ có dụng điển, ngụ ý ẩn ý vân vân, người đương thời Nguyễn Du đã cần phải chú thích, huống hồ người đời sau, khi mức độ am hiểu các tầng mức văn hóa ngữ nghĩa văn chương mỗi lúc một cách biệt, công việc chú thích Truyện Kiều lại càng cần thiết. Và ở bản Kiều mới này, PGS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, đại học KHXH&NV TPHCM, có một phát hiện “cười ra nước mắt”. Đó là ở chú thích trang 29: từ “ca nhi” trong câu “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi” được chú thích như sau: “Ca nhi: Tống thư có câu: “Ca nhi, vữ nữ” (con trai hát, con gái múa)”. Rõ ràng nếu chú thích như vậy, thì người đọc sẽ hiểu là ca nhi vốn nằm trong câu “ca nhi, vũ nữ”, và nghĩa của ca nhi là “con trai hát” còn nghĩa của vũ nữ là “con gái múa”. Mở ngoặc giải thích các chữ “ca nhi vũ nữ” như vậy là vừa bỏ sót nghĩa chữ “nhi”, vừa sai với đối tượng cần được chú thích: là “ca nhi Đạm Tiên”. Nếu hiểu ca nhi là “con trai hát”, thì tình trạng giới tính “xưa là ca nhi” của Đạm Tiên hẳn là con trai, đến nay bỗng được gọi “nàng ấy” thì khác nào đã được chuyển giới. Vấn đề này được một người mê Kiều tại TPHCM phàn nàn: chữ ca nhi có gì mà phải chú thích dài dòng như thế, các cụ túc Nho như Đào Duy Anh cũng chỉ chú thích giản đơn ca nhi = con hát, như thế thì ai cũng hiểu. Ý kiến này đáng quan tâm, bởi chú thích là giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ những chỗ chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ. Nếu không chú ý chỗ quan yếu này, mà người làm công việc chú thích sa vào chỗ huy động những kiến thức của mình để show ra, nhiều khi lại đẩy cái phần chú thích đi xa đến mức không ăn nhập gì đến đối tượng đang cần được chú thích. Như huy động kiến thức về Tống thư để dẫn người đọc đến chỗ hiểu ca nhi Đạm Tiên là con trai, là một điển hình cho việc “đẩy xa” ấy. Cửa nhà Thúy Kiều "niêm phong chặt chẽ" xem ra “hiện đại hóa” quá Vấn đề thứ hai là cân nhắc để hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nói cân nhắc là vì trước rất nhiều dị bản Truyện Kiều, cần chọn cách ứng xử cho ổn. Xin nêu mấy trường hợp. Ở câu 285 có cụm từ "động khóa nguồn phong" (đọc theo Đào Duy Anh - LĐ). Trong 4 chữ Nôm này có 3 chữ động, khóa, nguồn trước nay chép khác nhau giữa các bản Kiều. Giáo sư Đào Duy Anh trong công trình phiên âm chú giải Truyện Kiều và biên soạn Từ điển Truyện Kiều, đã có ý kiến về việc phiên âm ba chữ dị biệt trong cụm "động khóa nguồn phong" này. Theo ông, nên phiên "động khóa nguồn" mới là "đúng cách phiên chữ Nôm". Và GS Đào Duy Anh giải thích là: “động tỏa là cửa động khóa kín, nguồn phong là nguồn nước bọc kín, tức không có lối vào được chỗ động tiên, chỗ nguồn đào”. Như vậy, theo ý cụ Đào Duy Anh thì ở cụm từ này Nguyễn Du đã sử dụng điển tích. Sau Đào Duy Anh, bản hiệu chú Đoạn Trường Tân Thanh của tú tài Nguyễn Văn Anh (xuất bản 1958) có giải thích rõ hơn: điển tích ở đây là Lưu Nguyễn tái đáo Thiên Thai (Lưu Nguyễn trở lại tìm tiên). Nay, bản Kiều 2015 do Hội Kiều học Việt Nam soạn, chỗ câu 285 này dùng cụm từ "đồng tỏa nguyên phong", chú thích là: "khóa bằng đồng đã niêm phong chặt chẽ, giữ nguyên không thể xê dịch…". Cách hiểu này không mới, trước đây cụ Bùi Kỷ cũng giảng tương tự, và cụ Đào Duy Anh đã chỉ chính rằng "phiên là đồng tỏa nguyên phong mà cắt nghĩa là cái khóa đồng cứ khóa mãi, thì sai". (ảnh 2) Như vậy, trong tình trạng hiện nay, nếu phải biên soạn thêm một bản Truyện Kiều, cần cân nhắc chọn lựa giữa khả năng Nguyễn Du dụng điển để lột tả tâm trạng của chàng Kim si tình ngày ngày nhìn cổng nhà Thúy Kiều khép kín mà hình dung tình cảnh mình cũng giống như Lưu Nguyễn trở lại Thiên Thai đứng trước cửa động tiên đóng chặt, nguồn nước bọc kín không vào được, với cái nhìn cho rằng cửa nhà Thúy Kiều bị niêm phong chặt chẽ trước mắt Kim Trọng. Cái ý cửa nhà Thúy Kiều bị "niêm phong chặt chẽ" ấy xem ra nó “hiện đại hóa” quá, dễ khiến em cháu ngày nay làm văn sai lạc kiểu như: “câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" đã “cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"! Ý kiến của GS Đào Duy Anh về chú thích cụm từ "động khóa nguồn phong" - Ảnh: L.Điền Ở câu 492, bản Kiều 2015 này in là “Nhột lòng mình cũng nao nao lòng người”, với chữ “nhột” được chọn ở đây thật khó hiểu. Bởi trong các bản Kiều Nôm mà nhóm biên soạn căn cứ, chỉ có 1 bản Kiều Oánh Mậu dùng chữ “nhột”, các bản khác đều dùng chữ “dột”. Vấn đề là, hai chữ “dột” và “nhột” ở một số vùng miền trung đọc lẫn nhau, nhưng nghĩa hai chữ này thì khác nhau: dột là trạng thái buồn bã trong lòng; còn nhột là “cảm giác khó chịu ở da thịt bắt phải cười” (từ điển Thanh Nghị). Như vậy, nếu phải chọn giữa chữ dột và chữ nhột trong câu này - đang nói về cảm giác của Kim Trọng do tiếng đàn Thúy Kiều mang lại, thì hẳn phải là dột, tức là chàng Kim nói nàng đàn làm ta buồn quá. Chứ tiếng đàn Thúy Kiều mà mang lại cảm giác khó chịu ở da thịt Kim Trọng khiến phải mắc cười, thì cách hiểu âm nhạc của Hội Kiều học có phần khó hiểu. Tất nhiên bản Kiều 2015 này còn không ít chỗ như vậy mà muốn kê cứu ra cho kỳ hết chắc phải cần một bài khảo cứu khoa học. LAM ĐIỀN ============= Câu "động khóa, nguồn phong" có gì là lạ đâu mà các học giả, học thật bàn lém thế. 1/ "động khóa": cửa động - hình tượng một lối vào đã bị khóa. 2/ "nguồn phong": "nguồn" nơi xuất phát để hình thành một cái gì đó, dân gian gọi là nguồn, Thí dụ: cội nguồn, nguồn cơn, nguồn gốc...; "phong" trong trường hợp này không thể gọi là "gió" mà là ngôn ngữ cổ phổ biến có ý nghĩa là bao trùm lên một cái gì đó, bọc lại một cái gì đó, nhằm bảo vệ, che chắn. Thí dụ: phong thư, phong bao, phong bì, niêm phong, phong tỏa...vv.... 3/ "Động khóa, nguồn phong" là một hình tượng mô tả lối ra, vào đều bị chặn lại, che chắn. Chỉ đơn giản vậy thôi. Các thày nhiều chữ quá, nên bị "ngộ" chữ, "chém gió vung xích chó" cả. Điếu mựa! Cái này thì không ngửi nổi thật. Đã "Đạm Tiên nàng ấy" thì đã xác định Đạm Tiên là người nữ/ "nàng" rùi! Lại còn dẫn sách Tàu ra để dịch tiếng Nôm ra tiếng Việt, rồi suy ra Đạm Tiên thành FD thì chán wá thật. "Ca nhi" nguyên tiếng Việt cổ, nó đồng nghĩa như từ "ca sĩ" bây giờ. Mà đã là ca sĩ thì liền ông, liền bà, đồng bóng, lại cái gì cũng là ca sĩ được tuốt. Sau này, văn miêng phát triển, cái thế giới nay mới nâng cấp, lên "le vồ" và gọi các ca nhi thành "ca sĩ". Còn Tàu đời Tống nó nói thì kệ mựa nó, liên quan chó gì đến chữ Nôm, tiếng Việt mà phải tra dẫn. Nếu có tra dẫn thì tra dẫn điển tích, vì văn hiến Việt là cội nguồn của văn miêng Tàu, cho nên các cụ vẫn dẫn tích cổ Việt bị đồng hóa và ngộ nhận là của Tàu. Còn tra sách Tàu để tìm nghĩa tiếng Việt là tư duy nô lệ, vì nghĩ rằng tiếng Việt từ Tàu mà ra, nên loay hoay kiếm chác từ đấy. Bởi vậy, tư duy thì mù mờ, đầu óc thì bã đậu, điếu biết đường mà tìm về cội nguồn dân tộc. Giẻ rách cả.
    1 like
  10. LUẬN TUỔI LẠC VIỆT (bài giảng của sư phụ Thiên Sứ) A. NGUYÊN LÝ VỀ CAN - CHI - MẠNG: 1) Thiên Can - Dương: Chồng Dưỡng vợ là số 1 2) Mạng - Âm Vợ Dưỡng chồng là số 1 3) Địa chi - Dương trong Âm - Vợ chồng tương hợp. i) Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Chồng sinh vợ 2) Vợ khắc chồng 3) Bình hòa (Thí dụ: Giáp hợp Kỷ, hoặc vợ chồng cùng hành: Bính - Bính, hoặc Chồng Bính - vợ Đinh, chồng Đinh vợ Bính) 4) Vợ sinh chồng 5) Chồng khắc vợ ii) Về Thân Mạng Chú ý: Nguyên tắc theo Lạc Thư Hoa giáp: Tham khảo bảng Lạc Thư hoa giáp trong bài: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" hoặc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp". Sử dụng bảng Lục thập hoa giáp từ sách cổ chữ Hán, chắc chắn sẽ sai ở hành Hoả và Thuỷ. Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Vợ sinh chồng 2) Chồng khắc vợ 3) Bình hoà 4) Chồng sinh vợ 5) Vợ khắc chồng iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian. "Trường hợp hai vợ chồng cùng tuổi lấy nhau thì sanh con thoải mái. Nhưng năm Kỵ thì phải là con gái, và năm hợp phải là con trai" *) Các cách đặc biệt trong Luận tuổi Lạc Việt Nếu tương quan tuổi theo qui luật phổ biến trên và lại nằm trong các cách minh họa sau đây thì sẽ tốt hơn rất nhiều: 1) Thiên Can trùng. Hình minh họa dưới đây là một thí dụ. 2) Tuổi nằm trong tứ sinh, tứ vượng, tứ mộ. 3) Ba tuổi liền nhau và tạo đỉnh đối xứng. (Dù bất cứ chiều nào) 3bis) Trường hợp riêng của điều kiện 3. Phát rất nhanh, nhưng dễ xuống nếu tương tác xấu nằm trong qui luật chung. 4) Đối xứng Có thể đối xứng qua trục tung và hoành của 12 cung minh họa trên và các đướng chéo. Lưu ý: Các trường hợp tương quan tuổi vợ chồng tuy xấu, nhưng nếu gặp một trong những trường hợp sau đây có thể hóa giải: * Bỏ xứ ly quê. * Phẫu thuật hoặc bị thương tật. B. TƯƠNG QUAN TRONG QUAN HỆ CHỒNG - VỢ Nguyên tắc chồng là Dương phải sinh cho vợ là Âm, vợ phải dưỡng chồng. Tương quan vợ chồng âm dương nhưng là ở cùng cấp độ (đồng đẳng) nên vợ dưỡng chồng là thuận lý. Dương thuận âm nghịch, lấy dương làm trọng nên thiên can chồng sinh vợ là tốt nhất, khắc vợ là xấu nhất, thân mạng vợ dưỡng chồng là tốt nhất, địa chi có dương trong âm nên hợp nhau là tốt nhất. i)Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Chồng sinh vợ 2) Vợ khắc chống 3) Bình hoà, hợp 4) Vợ sinh chồng 5) Chồng khắc vợ ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) Vợ sinh chồng 2) Chồng khắc vợ 3) Bình hoà 4) Chồng sinh vợ 5) Vợ khắc chồng iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt C. TƯƠNG QUAN GIỮA CHA/MẸ VỚI CON Nguyên tắc quan trọng là con phải hợp mẹ hơn cha, cha giáo mẹ dưỡng. Tương quan giữa cha mẹ và con cái là không đồng đẳng nên con cái khắc cha mẹ là tối kỵ, con cái sinh cho cha mẹ cũng không tốt (con nhỏ không đủ sức dưỡng cha mẹ, nếu gặp như vậy thì khi con trưởng thành mới chuyển xấu thành tốt). Âm dương tương hợp nên con trai ảnh hưởng nhiều tới mẹ, con gái ảnh hưởng nhiều tới cha. Con út là mắt xích cuối cùng trong gia đình nên có ảnh hưởng quyết định đến toàn gia. I) Về Thiên Can Tính tốt xấu theo thứ tự như sau: 1)Cha mẹ sinh con 2)Con khắc cha mẹ 3) Bình hoà, hợp 4)Con sinh cha mẹ 5)Cha mẹ khắc con ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Cha mẹ sinh con 2)Con khắc cha mẹ 3) Bình hoà 4)Con sinh cha mẹ 5)Cha mẹ khắc con iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt D. TƯƠNG QUAN QUAN HỆ GIỮA ANH/CHỊ - EM Anh chị em trong nhà tuy phân trước sau nhưng là con cùng một nhà nên lấy tương sinh, thuận hòa làm trọng. Tuy nhiên giữa thiên can và thân mạng nên có cả sinh cả dưỡng mới tốt. Âm dương tương hợp nên anh trai-em gái hay chị gái-em trai sẽ chịu ảnh hưởng của nhau nhiều hơn. i) Về Thiên Can Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Anh chị sinh cho em 2)Em khắc anh chị 3) Bình hoà, hợp 4)Em sinh cho anh chị 5)Anh chị khắc em ii) Về Thân Mạng Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1)Em sinh cho anh chị 2)Anh chị khắc em 3) Bình hoà, hợp 4)Anh chị sinh cho em 5)Em khắc anh chị iii) Về Địa chi Coi theo cách thông thường trong dân gian, Tính tốt xấu thuận tự như sau: 1) tam hợp, nhị hợp 2) cùng địa chi 3) không có liên hệ trực tiếp 4) xung hình hại tuyệt E.TƯƠNG QUAN TOÀN THỂ GIA ĐÌNH Khi chưa có con thì xét tương quan vợ chồng, khi có con thì xét tương quan đứa con cuối cùng với bố mẹ làm trọng, tương quan giữa anh chị em là bổ trợ, thứ yếu.
    1 like
  11. Thấy cũng tội nghiệp. Tính lão Gàn thì hay thương người. Ngài Tập đem ngay 10 thùng Mao Đài thứ xịn - loại lão ún hôm 22. 12. 2012 - gọi là lễ ra mắt. Lúc đó, lão Gàn sẽ xem xét. Nếu lão lấy làm hài lòng thì chỉ búng tay đánh "chóc", mọi chuyện sẽ đâu vào đấy! Nhưng Bắc Kinh phải long trọng công nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông và hai khu vực ở biên giới mà lão Gàn yêu cầu. Cái này gọi là"chém gió vung xích chó". Hì. PS: Nhìn hình ảnh hai vị đứng đầu hai siêu cường trong bài viết trên, lão lại nhớ đến bộ phim hoạt hình mà lão đưa lên đây với hình ảnh hai thủ lĩnh của hai phe trong bộ phim này. Hì!
    1 like
  12. “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!” 10/08/15 07:05 Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị. Không cạnh tranh được trong ASEAN thì nói gì đến cạnh tranh với Mỹ, EU Tiếp tục bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng (Infonet đã đưa tin), chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu rõ, nhìn vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta với các đối tác chiếm tỉ lệ rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tham dự hội nghị kết nối do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8 (Ảnh: HC) Tuy nhiên, nếu nhìn vào bước đường hội nhập thì có thể thấy điều rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho đến nay vẫn còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar). “Do vậy, năm 2014, Thủ tướng đã đưa ra những cố gắng để cải thiện môi trường kinh doanh một cách cơ bản cho DN, và sau đó quyết định lấy năm 2015 là “Năm Doanh nghiệp”. Trên tinh thần đó, nhiều nơi cũng quyết định lấy năm nay là năm của DN. Quốc hội, Ban Kinh tế TƯ cũng coi năm nay là năm tập trung để cải thiện cho DN. Cải thiện môi trường kinh doanh chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam!” – Bà Phạm Chi Lan nói. Theo bà, Thủ tướng quyết định lấy chuẩn của các nước ASEAN làm chuẩn cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Năm 2014, Thủ tướng chủ trương Việt Nam phải cải thiện các chỉ số của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh sao cho ngang bằng với ASEAN 6. Năm nay thì Thủ tướng đưa ra tiêu chuẩn ở mức cao hơn là đến năm 2015, Việt Nam phải cạnh tranh được với ASEAN 4 (4 nước tiên tiến nhất trong ASEAN). “Tham gia hội nhập với rất nhiều nước lớn nhưng ASEAN phải là nơi đầu tiên mà Việt Nam có thể cạnh tranh được. Không cạnh tranh được trong ASEAN thì phải nói thẳng là với các đối tác lớn hơn như Hoa Kỳ, EU có khả năng cạnh tranh cao hơn rất nhiều thì Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn!” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh. Để có 1 đồng lợi nhuận phải mất… 1,02 đồng “bôi trơn”! Bà Phạm Chi Lan còn nêu rõ, không chỉ xếp hạng về môi trường kinh doanh mà xếp hạng về thể chế của Việt Nam hiện nay cũng khá thấp. Đặc biệt, trong xếp hạng về thể chế thì Việt Nam xếp ở mức rất kém trong các chỉ số về chi phí ngoài pháp luật, chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác. “Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi. Đây là một trong những điều giải thích tại sao DN Việt Nam cứ nhỏ mãi. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nhận xét DN Việt Nam hiện nay có xu hướng… li ti hóa, tức là nhỏ đi so với trước!” – chuyên gia Phạm Chi Lan cho hay. Dẫn số liệu điều tra của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam cho thấy, so với 10 năm trước đây thì quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn bằng một nửa, chuyên gia Phạm Chi Lan bức xúc đặt câu hỏi. “Đáng lẽ sau 10 năm, quy mô của DN Việt Nam phải lớn lên chứ tại sao lại nhỏ đi?”. Rồi bà trả lời: “Một trong những nguyên nhân chính là tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận của DN. Bị lấy mất lợi nhuận rồi thì DN còn gì để tái đầu tư, để mở rộng được? Và DN sẽ co lại vì họ làm được 1 nhưng có những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn 1 thì tội gì họ làm nữa”. Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC) Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, trong các nước tham gia TPP thì Việt Nam xếp ở hàng thấp nhất về trình độ công nghệ dù đây là yếu tố mà ai cũng biết là vô cùng quan trọng đối với năng lực cạnh tranh. Đây là vấn đề thuộc về tầm quốc gia và phải được Nhà nước ưu tiên quan tâm chứ không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của DN. “Hệ thống chính sách của chúng ta nói rất nhiều, rất hay về đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế, rất nhiều DN cho biết họ không thể tiếp cận được với những chính sách khuyến khích của Nhà nước. Chỉ ai tự có năng lực thì mới tự đổi mới công nghệ được thôi chứ còn họ “quên” đi tất cả những cái của Nhà nước, bởi vì chi phí để nhận được ưu đãi có khi lại còn lớn hơn cả mức được ưu đãi. Đó là điều rất đau gây cản trở cho sự phát triển công nghệ của chúng ta!” – chuyên gia Phạm Chi Lan bức xúc nói. Mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước... không chịu phát triển?! Bà Phạm Chi Lan nêu rõ, Nhà nước phải cố gắng rất nhiều để đàm phán và ký kết các FTA, trong đó phải có những nhượng bộ để các đối tác mở cửa thị trường cho mình. Nhưng trên thực tế, đến thời điểm này tận dụng được tốt nhất FTA đã ký chỉ là với Hàn Quốc. Theo đó, hơn 73% chứng nhận xuất khẩu sang Hàn Quốc là được hưởng ưu đãi. Nhưng đi sâu vào 73% này thì lại thấy đa phần DN được hưởng ưu đãi lại là DN Hàn Quốc chứ không phải Việt Nam. “Điều đó cho thấy DN Việt Nam chưa tận dụng được những ưu thế từ FTA. Chúng tôi đang đề xuất Bộ Công thương xem lại chính cách thức của Bộ trong việc cung cấp các ưu đãi hoặc phổ biến như thế nào mà để DN Việt Nam tiếp cận được ưu đãi thấp như thế? Nếu DN không biết hoặc quá khó để tiếp cận được thì là thành phí hoài công sức của các vị ấy đi đàm phán. Đây cũng là sự lãng phí rất lớn!” – Bà Phạm Chi Lan nói. Theo chuyên gia này, khó khăn đối với DN Việt Nam gần như là chuyện muôn thuở. 5 – 7 năm nay, Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến hành điều tra thì đều cho ra sơ đồ tương tự nhau về khó khăn của DN Việt Nam chứ không thay đổi bao nhiêu. Bà nói thẳng là cảm thấy rất đau khi các chuyên gia Diễn đàn Kinh tế thế giới hỏi: Tại sao Việt Nam kỳ lạ thế, những điều này nói hoài mà không sửa được, không thay đổi được? “Một số chuyên gia WB còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” – chuyên gia Phạm Chi Lan nói một cách khá chua chát. Theo bà, khi tham gia các FTA thì không phải chỉ cạnh tranh ở tầm DN mà cạnh tranh ở tầm nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Nhà nước Việt Nam cũng phải cạnh tranh với Nhà nước của các nước khác về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô… Mặc dù khi tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đòi hỏi cao hơn, khắc nghiệt hơn nhưng chính điều này sẽ giúp Việt Nam nâng tầm mình lên. “Nói thật, chơi mà cứ cạnh tranh loanh quanh trong cái ao của ASEAN thì không đủ. Chúng ta phải cố gắng để vươn ra biển lớn, chấp nhận sóng gió lớn hơn thì mới có thể vượt lên được. Trong điều kiện môi trường kinh doanh của chúng ta chưa thuận lợi, khi có các hiệp định mới này, chắc chắn Nhà nước sẽ phải thay đổi nhiều về hệ thống luật pháp, chính sách trong nước cho phù hợp với các cam kết. Và từ đó đổi mới kinh tế sang hệ thống kinh tế thị trường đầy đủ sẽ giúp cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam tốt hơn, bình đẳng hơn!” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh. HẢI CHÂU =================== Với những tri thức, như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thì mọi chuyện hợp lý - là tiền đề - để xã hội phát triển đều không có "cơ sở khoa học". Mới chỉ là tiền đề thôi, chứ chưa chắc thực hiện được, mà đã không có "cơ sở khoa học" rùi, thế thì để thực hiện cũng đã rất khó khăn, chưa nói đến hiệu quả đạt được. Bởi vậy, xin nói thẳng cho cả làng Vũ Đại, rằng: phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một sai lầm lớn nhất xét về mọi góc nhìn.
    1 like
  13. Trung Quốc triển lãm chống tham nhũng để giáo dục quan chức 10/08/2015 20:24 (TNO) Trong một nỗ lực chống tham nhũng, chính quyền Trung Quốc thuê các công ty tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm khắp nước, phơi bày câu chuyện của hàng trăm quan chức tham nhũng đã xộ khám; nhưng những buổi triển lãm này lại bị chỉ trích là phí tiền ngân sách. Trung Quốc từng tổ chức tour cho các quan chức tham quan nhà tù để răn đe họ về hậu quả của việc tham nhũng - Ảnh: AFP Tại những buổi triển lãm, các viên chức nhà nước tham gia được tham quan mô hình nhà giam giữ các quan chức tham nhũng, theo tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 9.8. Triển lãm trưng bày hình ảnh, video, với âm thanh, ánh sáng hoành tráng thể hiện cuộc đời của các quan chức tham nhũng từ lúc lên chức cho đến khi bị phát hiện tham nhũng, thủ đoạn tham nhũng, ăn hối lộ, đến khi vào tù. Chính quyền Trung Quốc xem những cuộc triển lãm này là một biện pháp nhằm “giáo dục” công nhân viên chức nhà nước về tham nhũng. Công ty Beijing Sanyueyu, thành lập năm 2003, đã trúng thầu và thực hiện trên 100 cuộc triển lãm trong năm 2015 và xây dựng những trung tâm giáo dục chống tham nhũng ở khắp Trung Quốc. Một nhân viên họ Li của công ty Beijing Sanyueyu cho hay ngày càng nhiều công ty trúng thầu hợp đồng của chính phủ Trung Quốc, xây dựng nhiều trung tâm và triển lãm chống tham nhũng kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2012. Một nhân viên khác, họ Yuan của Beijing Sanyueyu cho hay công ty của ông còn thiết kế thêm âm thanh và ánh sáng để người tham quan có cảm giác ghê rợn, lạnh lẽo trong nhà tù nếu phạm tội tham nhũng. Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai bị kết án chung thân về tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền - Ảnh: Reuters Theo tờ nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, một cuộc triển lãm chống tham nhũng được tổ chức ở quận Hải Điến, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 4.2014 đã thu hút hút gần 7.000 công nhân viên chức tham quan. Một hướng dẫn viên tại một triển lãm đang diễn ra ở Bắc Kinh cho biết nhiều quan chức đã đăng ký tham dự và cô hướng dẫn 4-5 nhóm tham quan mỗi ngày. Một quan chức họ Gao chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên đến triển lãm. Đây cũng giống như lời cảnh báo…”. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc chỉ trích những cuộc triển lãm chống tham nhũng là lãng phí tiền ngân sách và giúp các quan tham học tập và “đề phòng”, thực hiện những hành vi tham nhũng, nhận hối lộ tinh vi hơn, theo tờ Hoàn cầu Thời báo. Ông Yuan tiết lộ chi phí tổ chức một phiên triển lãm khoảng 322.000 USD. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát hiện 1.650 vụ quan chức vi phạm luật phòng chống tham nhũng vào tháng 1.2015, và 1.406 người đã bị đem ra xét xử. Phúc Duy =================== Những cuộc triển lãm này vừa mang tính răn đe, vừa mang tính giáo dục đạo đức cho các quan....chưa bị lộ. Nhưng nó không phải biện pháp rốt ráo mà lão Gàn thường nêu ra là: Lấy gì bảo đảm rằng: những người kế nhiệm sẽ không lặp lại hành vi của người tiền nhiệm trước đó. Bởi vậy, dân Tàu kêu ca những cuộc triển lãm này tốn kém là phải. Nhưng thôi! Dân Tàu thì ăn xì dầu. Còn lão Gàn thì "rau muốn luột chấm nước mém". Chẳng liên quan gì đến nhau. Chém gió vung xích chó chơi cho zdui zdậy.
    1 like
  14. Ngài Tập đã "cươi lưng cop", nên phải làm tới thôi. Cái này nói rùi. Nhưng cái zdấn đề vưỡn là cái zdấn đề "lấy gì bảo đảm rằng người kế nhiệm các hổ và ruồi này không lặp lại người tiền nhiệm trước đó"?! Trong trận đấu làm sạch những con rồng đen này, nếu ngài Tập không đưa ra được một chính sách khả thi để làm sáng tỏ vấn đề trên, mà lão Gàn đưa ra - thì - ngài Tập rất có khả năng bị quả "Hồi long đao". Ấy là lão cũng quảng cáo zdậy. Đây là rồng chứ không phải cọp. Hỏi một câu thật ngớ ngẩn. Chứng tỏ người hỏi không hề có kiến thức về dòng văn học hiện đại Việt Nam thuộc trường phái hiện thực xã hội. Đây là một phiên bản nâng cấp của lão Đại tiền bối Chí Phèo đây mà! Chửi cả làng Vũ Đại, nhưng ai cũng nghĩ nó chừa mình ra. Hì!
    1 like
  15. Chiều và Hướng Quan sát mặt trời trong ngày . Một ngày là một chu kì thời gian nhỏ, tiếng Tày gọi ngày là “Vằn” tức một Vận 運 , chữ có bộ thủ Đi 辶, chỉ sự vận chuyển của thời gian trong phạm vi một chu kì nhỏ. Cái bao la tức cái rộng đa chiều trong không gian (Bao La là phiên thiết của con số Ba, ám chỉ Thiên- Địa-Nhân đại diện cho vũ trụ) , bao la là cái “Thì 時 của Trời” = Thời, gọi là Thời Gian 時 間( Thời = “Thai-M” – Time, tiếng Anh). Quan sát đó sẽ cảm thấy mặt trời “đi” trong ngày, thể hiện trong các cặp từ đối Mọc/Mất; Ló/Lặn; Tỏ/Tận 盡 (Tà = Tàn = Tận = Túi = “Túi Rồi” = Tối); Trỗi/Tra (Trỗi thường dùng trong ngôn ngữ dân gian Bắc Bộ, nghĩa là Dậy, từ đôi Trỗi Dậy. Tra thường dùng trong ngôn ngữ dân gian Bắc Trung Bộ, nghĩa là Già); Dậy/Dấm (Âm 陰 = Dâm = Dấm = Dấu = “Dấu trong bóng Túi” = Dúi, từ đôi Dấm Dúi); Tọc/Tà (Mọc = Chọc = Tọc, nghĩa là đâm lên, “tọc mạch” nghĩa là xía vô việc của người khác để mách lẻo); Chọc/Chiều; Xới/Xế (từ đôi Xế Chiều, Chiều Tà, chuyển nghĩa Tà = Xa, nên Chiều cũng nhiễm chuyển nghĩa là Xa); Húc 旭 / Hun 昏 ( “Hửng Lúc” = Húc 旭, từ ghép Húc Đông 旭 東 chỉ lúc mặt trời mọc lên ở phía đông. Mun = Hun = Hôn 昏 là màu đen như hun khói). Mầm hột cây Mọc tức Trỗi Dậy còn gọi là Trổ. Mặt trời trong ngày cũng từ Trổ đến Trưa rồi đến Tra, tức từ lúc Hửng đến lúc Hoàng 煌 rồi đến Hết (từ đôi hửng sáng, “Hỏa Sáng” = Hoàng 煌 là lúc nắng hừng hực của buổi trưa, chữ có bộ thủ Hỏa 火) , cho đến mặt trời đang lặn dần còn nửa sáng nửa tối gọi là Hoàng Hôn 黃 昏. Hột cây mọc nhờ mặt trời lên ấm áp đánh thức nó dậy, từ Mọc này viết bằng chữ Mộc 木, < TVGT>: ”Mộc 木 nghĩa là xuất từ đất”. Chữ Mộc 木 này, theo logic, dùng chỉ phương đông là phương mặt trời mọc. Mặt trời mọc là thời khắc đem lại sự sống động cho muôn loài sau giấc ngủ đêm. Đông 東 = Sống = Động 動 (tương đương Hán ngữ: Dong 東 // Huo 活 // Dong 動). Mầm cây mọc ra từ chỗ cuống nối hột cây với cơ thể mẹ. Hột cây đều có dạng hình ô van (do sức hút trái đất tác động khi hột to dần lên trong quá trình trưởng thành), bởi vậy khi hột rớt xuống đất thì nó sẽ nằm ngang, phía đầu là vết tích cuống nối cũ, sẽ dậy lên cái mầm vươn lên trời, thẳng với mầm là mọc rễ vươn xuống đất, lúc này phần cơm hột chưa tiêu hết giống như cái bình dinh dưỡng đeo ngang bụng là ranh giữa rễ và cây. Cây mầm là lúc ngon nhất, lộc cây cũng là lúc ngon nhất, bởi vậy hái rau hay lá thuốc thường vào buổi sáng sớm với mặt trời mọc mà không ai hái lúc chiều tà. Mầm cây luôn yêu hướng đông là lẽ tự nhiên. Trái dừa để nằm ngang, nó mọc mầm nơi vết cuống, mầm hướng lên, rễ hướng xuống, khi trồng cả cụm trái dừa đã có mầm và rễ ấy xuống hố, người ta lại đặt trái dừa sao cho phần mầm rễ ấy phía đông, phần cùi trái là cái bầu dinh dưỡng phía tây, đảm bảo cây dừa trồng cách đó cho trái ngon ngọt hơn cây dừa khi đặt trồng không đúng hướng. Chiều là do “đi”, của mặt trời mà có, do đi nên có phương về phía trước, “Hành theo phương Trước” = Hướng (lướt “Hành theo Phương” = Hương, rồi lướt lủn “Hương Trước” = Hướng, gọi là hướng; từ đôi Chiều Hướng nói về hai sắc thái là Chiều và Hướng, hoặc nói tắt là Chiều hay Hướng mà không có từ đôi “hướng chiều” ngô nghê. Nho viết từ Chiều bằng chữ “Đúng Chiều” = Điều 迢, chữ có bộ thủ Đi 辶 và tá âm Chiêu 召. Càng đi càng xa, Chiều chuyển nghĩa là Xa, do vậy chữ Điều 迢 mang nghĩa là xa, từ lặp Chiều Chiều là nhấn những buổi Chiều, buổi Chiều là thời gian đã xa cái buổi mặt trời mọc, cũng là nhấn mạnh cái sự xa, trèo lên núi cao cũng là đi xa nên còn có chữ Điều 岹 có bộ Núi 山, mang nghĩa là cao ngất, các chữ Điều 迢, Điều 岹 đều được coi là “cổ Hán ngữ”, không còn dùng. Ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều” (đúng là đã đi lấy chồng xa, buổi chiều nào cũng ngóng về quê, buồn cho chín lần xa). Chiều là cái hướng, nhưng nó là cái hướng vận động vốn có của vũ trụ, không hề thay đổi, nên từ Chiều dùng chỉ sự tự quay của vật như sự tự quay của vũ trụ. Đối với xã hội thì Chiều là sự vận động nội tại đúng qui luật của xã hội đó , như là một Chiêu độc đáo của võ thuật vậy, nó quay bằng sức của Một con ngựa kéo là đúng qui luật hay quay bằng sức của Ba con ngựa kéo là đúng qui luật, đều là do tự nó, điện và động cơ còn có 3 pha. Ca dao “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , đến cái Bếp còn phải do “Ba đầu rau Xếp” = Bếp, không có sự xếp đặt của đủ ba yếu tố độc lập (ba ông đầu rau) ràng buộc lẫn nhau bằng tương tác đó thì chẳng thể thành Bếp. Minh triết Việt thật đơn giản là vậy, Minh là do “Mắt Tinh” = Minh, chữ Minh 明 gồm hai con Mắt:日 và 月; Triết là do “Trác 琢 Thiệt 舌” = Triết 哲, chữ có bộ thủ Miệng 口, chữ Trác Thiệt 琢 舌 nghĩa là mài lưỡi, “mài lưỡi bảy lần mới nói” thì cho ra lời đẹp tức “Ngôn 言 Nhan 颜” = Ngạn 諺, là Ngạn Ngữ 諺 語, là những lời nói đẹp do dân gian đúc kết sáng tạo, còn gọi là Triết Lí 哲 理. (Ví dụ: “Chẳng thơm không thể hoa nhài. Đã không lịch sự chẳng người Tràng An” là một câu khẳng định cái đẹp của người thủ đô. Câu ngạn ngữ này đã bị nói sai thành không còn là ngạn ngữ, là “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An” là một câu kênh kiệu, là “xấu ngữ” là điều người đời không muốn truyền). Chiều là một Chiêu vận động độc đáo của bản thể (hoặc của xã hội gọi là cơ chế), cho nên mới gọi là “chiều kim đồng hồ” mà không thể nói là “hướng kim đồng hồ” vì hướng thì có thể thay đổi tùy ý trong so sánh với các Phương cố định. Khi làm ra cái máy là người ta đã định cái Chiều quay nội tại cho nó rồi là theo CW (theo chiều kim đồng hồ) hoặc theo CCW (theo ngược chiều kim đồng hồ), còn muốn nó quay theo hướng nào là tùy ý đặt nó tương đối với Phương, như xe chạy theo hướng Bắc hay theo hướng Tây là tùy ý chuyển, còn cái máy dùng chạy xe là đã định chiều quay tới, chứ không phải định chiều quay lùi. Cái quan trọng là “định chiều” (cái bất biến) chứ không phải là “định hướng” (cái vạn biến), cứ “định chiều” mà theo hoài là đúng, như cái đồng hồ chỉ quay theo một chiều bất biến do nội tại của nó, còn cứ “định hướng” mà theo thì mắc mớ gì phải theo hoài. Hoặc nói: “Vì Chiều con mà luôn luôn tìm cách Hướng con đi theo phương nào có lợi cho con nhất” như vậy là “hướng” có thể thay đổi tùy thời, tùy hoàn cảnh, tùy môi trường; nhưng tình cảm “chiều” con thì không bao giờ thay đổi, lòng thương là cái bất biến. Con người còn phải sống “Chiều” theo sự vận động của vũ trụ, gọi là sống “thuận thiên”. Từ Chiều của tiếng Việt được Hán ngữ hiện đại phiên âm là “Jiao”, và phải mượn âm chữ Giác 角 mà Hán ngữ phát âm là “Jiao 角”(chiao), Đảo Chiều quay cho cái máy gọi là “Dao Jiao 倒 角” (cũng tương đương đổi cơ chế vận hành cho cái xã hội). Chữ Giác 角 chỉ Góc, đây là chữ tượng hình từ thời kẻ chữ trên mui rùa, chỉ cái sừng là cái Mọc = Góc = Chọc = Chạc = Gạc = Giác 角, từ đôi Gai Góc, Chạc = Chàng Nạng, là cái chạc cây trẻ con hay dùng làm dàn thun bắn chơi.
    1 like
  16. 1 like
  17. Khi nào con người đi xuyên được thời gian? Quentin Cooper 5 tháng 8 2015 Đã có hơn 100 phim nói về đề tài du hành thời gian kể từ khi ‘Terminator’ và ‘Back to the Future’ ra mắt hơn 30 năm trước đây. Tất cả đều là phim khoa học viễn tưởng và không có liên quan gì đến khoa học. Trong bộ phim mới ra, ‘Predestination’, Ethan Hawke đóng vai một điệp viên thời gian xẹt về quá khứ để ngăn chặn tội ác trước khi nó xảy ra. Hình: Thinkstock Phi lý Mọi thứ rất nhanh chóng trở nên rối trí. Hãy thử nghĩ về điều này: nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian thì điều gì sẽ ngăn chặn họ quay ngược lại một phút trước và đập vỡ nó trước khi nó được sử dụng? Điều này có nghĩa là chưa có ai từng sử dụng nó – vậy thì làm sao mà nó bị đập vỡ được? Điều ngăn chặn một loạt những chuyện ngược đời do đi ngược cỗ máy thời gian tìm về quá khứ tạo ra – trở thành ông của chính bạn, giết chết Hitler trước khi ông ta phát động Đệ nhị Thế chiến – chính là việc cỗ máy thời gian này đã đi ngược lại quy luật vật lý. Vũ trụ mà chúng ta biết thì đều tuân theo các quy luật. Một trong những nguyên lý cơ bản không chỉ của vật lý mà còn của bất cứ phương diện nào của vật chất là luật nhân quả. Quy luật này luôn phải theo đúng trật tự nguyên nhân – kết quả. Nếu thay đổi quá khứ thì cũng có nghĩa là quy luật này bị vi phạm: hành động của bạn sẽ tác động đến điều đã khiến bạn phải quay trở lại quá khứ ngay từ đầu. Do đó, nếu bạn có thể đã giết được Hitler thì Hitler đã không thể làm được điều đã khiến bạn phải quay ngược lại thời gian và giết ông ta. Nhưng điều đó chẳng ngăn được các nhà làm phim khai thác các khía cạnh về các câu chuyện có thể xảy ra nếu bằng cách nào đó bạn quay trở về lịch sử. Đối với Hollywood thì việc du hành ngược thời gian tạo cho họ vô số cơ hội để phát huy trí tưởng tượng và tận dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính. Không giống như các thể loại phim khoa học viễn tưởng khác như người máy có trí khôn hơn con người, du hành xuyên hành tinh hay gặp người ngoài hành tinh – tất cả những chủ đề đều ít nhiều có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết – du hành ngược thời gian trở lại quá khứ sẽ mãi mãi chỉ là khoa học viễn tưởng. Lỗ mọt Nhưng có một lỗ hổng. Một lỗ hổng rất nhỏ gọi là lỗ mọt. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Một mặt, nó hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và hầu hết những ý tưởng lớn đương thời khác về bản chất hiện thực. Mặt khác, nó mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian – đi vào một đầu của lỗ mọt và đi ra vào những ngày, những năm hoặc hàng trăm năm trước đó – mà còn kết nối những nơi xa tít của vũ trụ. Hình: Stage 6 Films Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ý tưởng lỗ mọt thường được vận dụng trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, Stargate, the Avengers và Interstellar. Chỉ có một từ cảnh báo cho những ai muốn chế tàu vũ trụ và lái vào lỗ mọt gần nhất: chúng có thể có thật, chúng có thể có nhiều, chúng có thể là cầu nối không gian và thời gian. Thế nhưng có lỗ mọt là một chuyện, mà sử dụng được nó hay không lại là chuyện khác. Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ mọt được cho rằng chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó quá nhỏ để mà chúng ta đưa tàu không gian vào. Tuy nhiên, cũng có người lập luận rằng với công nghệ phát triển và cùng với thời gian thì cuối cùng nhân loại sẽ tìm ra cách bẫy những lỗ mọt tí ti này và sau đó biến chúng lớn thêm gấp hàng tỷ lần để chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Tất cả chỉ là sự phỏng đoán vào lúc này, nhưng thử hình dung một ngày nào đó một lỗ mọt như thế sẽ mở ra cho con người di chuyển và con người sẽ phải hết sức cẩn thận để tránh tất cả những can thiệp cố ý vào quá khứ thì chúng ta vẫn có thể đâm vào một tình huống cấm. Hình: Paramount Pictures Hậu quả khôn lường Trong truyện ngắn cổ điển ‘A Sound of Thunder’ của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đang phải bay lên trên cao để hạn chế tối đa việc va chạm với quá khứ. Ai đó té ngã và vô tình đè nát một con bướm. Thế mà khi họ trở về hiện tại rất nhiều thứ, từ chính tả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử đều khác biệt và họ phải tạo ra một hiện thực thay thế. Câu chuyện của Bradbury là sự khắc họa đầu tiên ‘Hiệu ứng con bướm’ thường được nhắc đến trong các lý thuyết về sự hỗn loạn: chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường sau này. Và đó là trở ngại thật sự của việc du hành xuyên thời gian. Nếu ai đó có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là làm thế nào đi xuyên thời gian được thì họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may. Chỉ cần thay đổi một chút thôi thì có khả năng sẽ thay đổi tất cả mọi thứ và cuối cùng là viết lại hiện thực. Hình: Nasa Du hành vào tương lai Du hành vào tương lai không phải là không làm được. Trên thực tế, có những người đã làm được điều này. Đứng đầu trong số này là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây. Không nhiều lắm, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Tất cả đều xuất phát từ sự co giãn thời gian, điều mà thuyết tương đối của Einstein đã chỉ ra và chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển nhanh hơn thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất. Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS di chuyển với tốc độ 17.000 dặm một giờ. Điều này lại càng phức tạp hơn khi tính đến yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, Sergei đã già ít hơn so với nếu ông không đi vào không gian. Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm. Đó mới đúng là du hành thời gian. Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở. Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó. ========================= Cá nhân tôi rất kính trọng ngài S. W Hawking. Nhờ ngài - với trước tác nổi tiếng "Lược sử thời gian", đã cho tôi những dữ kiện đầu tiên để so sánh Lý học Đông phương với những tri thức căn bản của nền khoa học hiện đại. Sau đó là sự tiếp tục với các hệ thống kiến thức khoa học hiện đại khác: "Thuyết Vonfram"; "Nghịch lý toán học Cantor".... Nhưng gần đây, có vẻ như ngài SW Hawking có những sai lầm. Đó là những nhận định của ngài về "sự sống ngoài vũ trụ"; về sự "hủy diệt của một xã hội robot hóa"....Và bây giờ là lý thuyết về lỗ mọi trong không gian liên quan đến thời gian. Không chỉ ngài SW Hawking, mà có lẽ ngay cả với những nhà khoa học ưu tú của nền văn minh cũng tỏ ra lúng túng với thuyết "Hạt của Chúa", mà nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã chứng minh là sai lầm. Thực tế đã xác định như vậy. Tất cả những điều này, đã chứng tỏ rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại đã bế tắc trên mọi phương diện. Nó đã đặt ra những ý tưởng không thể chứng nghiệm. Tất cả những quan điểm của lý thuyết khoa học hiện đại nhất, như: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Địa cầu"...Đều đã được Lý học Việt phân tích và mổ sẻ. Bây giờ là vấn đề: "Du hành vào thời gian". Lý thuyết khoa học hiện đại xác định rằng: Về hiện tượng này, Lý học Việt đã nói từ lâu rồi - với vận tốc khác nhau thì sự vận động của thời gian sẽ khác nhau. Lý học Việt mô tả là các "cõi" (Tôi đã có bài nói về điều này ngay trong topic này) . Và nó được mô tả trong câu truyện cổ tích nổi tiếng "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai". Câu chuyện thần thoại của nền văn hiến Việt đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu lạc vào một "cõi" khác - cõi Thiên Thai - thì như Lý học Việt đã trình bày ngay trong topic này:Tùy theo tốc độ của sự vận động, chúng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau về mặt khái niệm thời gian. Những hệ quy chiếu khác nhau này, tổ tiên người Việt mô tả bằng danh từ "cõi", mà những nhà khoa học nửa mùa, coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy, khi Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai trong "cõi Tiên", thì một năm sau trở về nới trần thế, đã ba trăm năm trôi qua. Và điều này, chính tri thức khoa học hiện đại đã xác nhận rằng: Sự xác định của tri thức khoa học hiện đại, đã thừa nhận một sự thật rằng: Trong những hệ quy chiếu có vận tốc khác nhau thì khái niệm thời gian thay đổi. Và điều này đã được mô tả trong truyền thuyết "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" của nền văn hiến Việt. Hay nói cách khác: Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó là sản phẩm của tư duy nhận thức thực tại vận động của vũ trụ. Khái niệm thời gian phụ thuộc vào vận tốc của vật chất trong tương quan với vận động cơ lý nội tại của sinh vật trong môi trường sống của nó. Do đó, thực tế vận động của vật chất tạo ra khái niệm thời gian. Nói rõ hơn là thời gian vốn không có thật trong sự vận động và tiến hóa vũ trụ. Từ sự xác định này, vấn đề được đặt ra là: có thể quay về quá khứ, hay "nhập vào tương lai" của con người được hay không? - sẽ được giải quyết từ cái nhìn của Lý học Việt. Tôi có thể chắc chắn - nhân danh những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt, rằng: Bản chất của vũ trụ này không có thời gian. Do đó chúng ta không thể đi về qúa khứ, hoặc tương lai. Con người sẽ nhận thức được qúa khứ, tương lai và cả hiện tại. Nhưng không phải bằng những phương tiện kỹ thuật. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong topic này, nếu tôi rảnh. PS: bài viết này không dành cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
    1 like
  18. Nếu chỉ bộc lộ cảm xúc không thì cũng không thiếu gì kẻ ngơ ngác không hiểu tại sao.....bị nghe những lời thể hiện cảm xúc của lão Gàn. Cho nên lão thấy cũng cần phải phân tích một vài vấn đề liên quan, để cho dễ hiểu về mặt lý thuyết. Lão bắt đầu từ một câu chuyện lịch sử cách đây gần 2000 năm. Có lẽ tất cả những ai đang xem bài này đều biết chuyện Tam Quốc Chí của Tàu. Trong đó Khổng Minh nhận lời làm 10. 000 mũi tên chỉ trong 3 ngày. Chu Du cười đểu vì Không Minh chém gió kiểu này chắc chắn chết. Đám thuộc hạ của ông ta cũng mỉm cười ủng hộ. Đấy là Chu Du và bộ tham mưu của cả một quốc gia. Còn đám lính lãi thì chắc cười vỡ bụng vì không thể tin nổi. Nhưng khi sự việc diễn ra, mọi người té ngửa. Vì thực tế Khổng Minh đã có 10. 000 mũi tên chỉ trong một đêm. Đám hậu sinh khả ố sau hơn 2000 năm, bày đặt chê Chu Du dốt nát, khen Khổng Minh tài. Nhưng đâu biết rằng, nếu vào hoàn cảnh hơn 2000 năm trước, chắc họ cũng lên mạng chém gió chê Khổng Minh ....chém gió. Một ví dụ khác là việc hoàng đế Napoleon đuổi người kỹ sư khốn khổ ra khỏi nhà. Vì ông không thể tin nổi chiếc tàu bằng sắt mà cũng có thể nổi được trên mặt nước. Xem xong tài liệu lịch sử về Napoleon, ai cũng lấy làm tiếc cho vị hoàng đế vĩ đại nhất của nước Pháp đã sai lầm. Nếu lúc ấy có mạng Fb, chắc các nhà chém gió cũng lên tiếng phản đối ẩm ầm về sự hoang tưởng của tay kỹ sư khốn khổ kia với những lời chê bai quen thuộc. Tất nhiên, tất cả những học giả nghiêm túc thời bấy giờ của nước Pháp, cũng sẽ phân tích với những kiến thức chuyên môn khiến những thường dân ngụ ở khu "Cu đen", điếu thể hiểu nổi rằng: Không thể có cái tàu sắt mà có thể nổi được, một cách rất có "cơ sở khoa học". Gần đây hơn một tý - tức đầu thế kỷ trước - lý thuyết di truyền của Morgan bị coi như là một thứ lý luận hoang tưởng, siêu hình và rất....phản động. Không ít những nhà khoa học ở Liên Xô nghiên cứu học thuyết này bị đi tù và...cả mất tích. Nhưng ngày này, thuyết di truyền được công nhận tính chân lý và thằng nào, con nào không hiểu nó thì bị coi là tinh thần thiểu năng, với khả năng tư duy "Ở trần đóng khố". Qua vài ví dự trên cho thấy hai mặt của một vấn đề: Mặt thứ nhất là sở dĩ có sự chê bai, đả kích vì lối mòn tư duy của một dạng tri thức phổ biến. Mà lão Gàn mô tả ở cấp độ vĩ mô là: "Tri thức nền tảng của nền văn minh". Tất nhiên nó luôn được ủng hộ của số đông với những tri thức đầu bảng thành đạt nhờ sự chăm chỉ học hành, cộng với may mắn của số phận, nhưng thiếu khả năng tư duy. Về phương diện này không bàn nữa. Mặt thứ hai về bản chất để có sự phát minh vượt trội đó chính là phương pháp, hoặc trên một nguyên lý hoàn toàn khác trong việc giải thích cùng một hiện tượng. * Khổng Minh dùng phương pháp khác để tạo ra 10. 000 mũi tên, chứ không làm bằng tay. * Tàu bằng sắt cũng nổi được, nhưng với phương pháp làm rỗng cùng một trọng lượng sắt với thể tích lớn hơn. Mà cả bộ sậu triều đại Napoleon chưa nghĩ ra. * Thuyết Di truyền của Morgan - ở buổi ban đầu, giải thích một hiện tượng khách quan hiển nhiên : "Trứng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu". Hay nói theo văn hóa truyền thống Việt trong trò chơi trẻ em: "Tênh tênh bò đẻ ra bò" - theo các nhìn của thuyết này. Trong khi thuyết tiến hóa phổ biến vào thời bấy giờ xác định sự tiến hóa. Bởi tính phổ biến của tri thức theo thuyết tiến hóa, khiến người ta thấy nó mâu thuẫn về mặt lý thuyết với học thuyết này. Tất nhiên, chỉ dành cho thứ tư duy "ở trần đóng khố" với chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Xô Viết thời bấy giờ là Lưsenko. Một chức danh xịn hơn nhiều với "giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam". Bản chất khoa học của thuyết di truyền ở chỗ: Nó giải thích một thực tại khách quan ("Bò đẻ ra bò"), bằng một nguyên nhân khách quan là cấu trúc di truyền trong cơ thể muôn loài. Tất nhiên, khi mới đặt vấn đề giải thích của học thuyết này, vào thời điểm đầu thế kỷ 20 với sự mông muội, mù mờ của nền văn minh khoa học hiện đại, chưa có phương tiện kỹ thuật để kiếm chứng. Bởi vậy, nó bị dìm hàng ở những nơi mà những kẻ chém gió có quyền lực như Lưsenko, khi ông ta phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có tính giai cấp". Tóm lại, trên cơ sở này, cho thấy rằng: Về mặt lý thuyết thì ông Trân hoàn toàn có khả năng thực hiện được chiếc tàu ngầm chạy 80 hải lý. Vấn đề là phương pháp và nguyên lý của ông ta phải khác hẳn các phương pháp ứng dụng trước đấy. Tức là vượt ra khỏi thứ tư duy "ở trần đóng khố". Với những hiểu biết của lão Gàn thì nền văn minh cổ xưa - chủ nhân thực sự của thuyết ADNh - coi cái tàu ngầm của ông Trân - nếu thực hiện được - vẫn chưa là cái đinh gì. Với nền văn minh này thì tàu ngầm của ông Trân giống cái thuyền giấy của trẻ con và gắn thêm cục xà phòng mà thôi. Cũng như chiếc điện thoại bàn quay số, gây sự ngạc nhiên từ "Nhà giây thép" (Tên gọi Bưu Điện thành phố ngày xưa), của Pháp vào cuối thế kỷ XIX ở Hanoi vậy. Lão Gàn xin lỗi vì nói ra ngoài lề một chút: Nói về khả năng đúng của một lý thuyết, tôi bày tỏ sự cảm ơn một lần nữa đến giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức, khi duy nhất có ông cho rằng: "Về lý thuyết, tôi tin Tuấn Anh có thể làm được". Giáo sư phát biểu câu này trong sự ầm ĩ chê bai của cả thế giới với những xác định của lão Gàn trong vấn đề thời tiết của 1000 năm Thăng Long Hanoi. Và thực tế đã chứng minh về mặt lý thuyết đúng. Tóm lại, không có sự vượt trội trên cái thế gian thường tình thì không gọi là phát minh. Phát minh về lý thuyết thì phải thẩm định trên cơ sở lý thuyết. Phát minh sản phẩm ứng dụng thì chờ kết quả. Đừng có vội chê bai họ vội. Đến khi họ "chẳng may" đúng thì trơ cái mặt địa ra. Hiểu không?! Cũng như việc chứng minh chữ Việt cổ của bác Xuyền. Ông hoàn toàn dùng một phương pháp tiếp cận khác. Bởi vậy mới bị đì là: không có "cơ sở khoa học". Híc! Tạm thời chưa thể hiện cảm xúc.
    1 like
  19. CON GÀ HAY QUẢ TRỪNG CÓ TRƯỚC? Rầu quá! Cái vụ này tôi đã chứng minh trên diễn đàn là sự nhầm lẫn khái niệm. Con gà là khái niệm quy ước để mô tả một giống cụ thể - giống gà - xuất hiện trong quá trình tiến hóa - là một khái niệm phân loại trong loài "chim" nói chung. Nhưng quả trứng lại là khái niệm mô tả một sản phẩm của tất cả những loài có thể đẻ trứng trong quá trình tiến hóa. Nếu suy luận rộng thì kể cả sinh vật có vú. Bởi vậy, trong qúa trình tiến hóa của lịch sử tự nhiên thì bắt đầu có thể có rất nhiều loài đẻ trứng - như khủng long chẳng hạn - và chưa có giống mà người ta gọi là "gà", như khái niệm được mô tả như ngày nay. Như vậy, giống "Gà" là một khái niệm phân loại quy ước, nó phải xuất hiện sau quả trứng của một con mà trước đó không gọi là gà - vì khái niệm "gà" trước đó chưa có. Nếu suy tới tận khởi nguyên vũ trụ thì chính là Thái Cực trong lý học - được mô tả bằng hình tròn. Bài tương tự như thế này, ở đâu đó trong Quán Vắng, Mạn Đàm, hoặc ngay trong mục Lý học. Sự nhầm lẫn khái niệm và thực tại, khi không truy tìm đến gốc, bởi con người ngày càng chấp vào tính quy ước là một trong những nguyên nhân cản trở trí huệ của con người đi tìm chân lý - Phật giáo gọi là "chấp". Cũng như vấn đề "Không gian ba chiều" - thực chất là một quy ước mang tính biểu kiến để quán xét một vật thể chuyển động trong không gian. Nhưng vì chúng ta sinh ra trong một quy ước về không gian ba chiều đã có từ hàng trăm năm trước, nên chấp vào khái niệm không gian ba chiều. Và thế là những "thiên tài" có chỉ số Iq cao hơn bò, phát minh ra không gian nhiều chiều chứ không thể ba chiều được. Một ví dụ khác: "Điểm" trong toán học là một khái niệm quy ước có tính biểu kiến. Nhưng chúng ta sinh ra đã có khái niệm này. Và cứ ra rả như ve rằng: "Cho một điểm với một đường thẳng cho trước, chỉ có thể....mà thôi". Nhưng trên thực tế không hề có cái gọi là "điểm". Thiên Bồng và Yêu Phụ nữ nhận thức đúng rồi. Nhưng tiếc thay! Con người cứ khăng khăng con gà có trước cũng chẳng sao. Cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến trái đất tròn hay vuông. Bà ấy vẫn bán ve chai. Nếu quả thực là nhà khoa học xác định "con gà có trước" thì đấy là "các nhà khoa học" nói chung. Nhưng cụ thể là ai, nếu có thì tôi sẽ đề nghị ông ta hãy chỉ ra con nào là con gà? Tất nhiên, ông ta sẽ chỉ một con gà. Hỏi tiếp: "Ông hãy chỉ ra cho tôi trong qúa trình tiến hóa cái con gọi là gà đó có từ lúc nào?" PS: Đi làm phong thủy, thấy rất nhiều nhà trồng cây Thiết Mộc Lan. Tôi yêu cầu bỏ đi thì đôi khi họ nói đó là "Lan phát tài", nghe nói trồng nó thì tài lộc nhiều lắm. Tôi buồn cười quá, bèn đùa bằng cách quay về cây Thiết Mộc Lan, gọi: "Lan phát tài ơi!". Tất nhiên cây lan phát tài đó không trả lời. Tôi quay lại nói với thân chủ: Tôi gọi nó không thấy nó trả lời. Chứng tỏ cái tên phát tài là do người ta đặt cho nó, chứ nó không biết gì cả. Hôm nào ra vườn gọi: "gà ơi!". Tôi bảo đảm chẳng con nào gọi là "gà" chạy lại cả, ngoại trừ mỗi lần gọi rắc cho nó ít thóc. Bởi vì, nó không xác định nó là con gà. Hì. Cái chấp nó ở ngay trong ta và hàng ngày ta đang sống với nó. Thấy các vị cứ ra rả đòi phá chấp, tu tâm...vv..... Nhưng chẳng hiểu chấp là gì và tâm ở đâu?
    1 like
  20. TB hiểu "thuần nghĩa đen" là như dzầy: Theo "cơ sở khoa học": link đây... https://sites.google.com/site/luyenthisinhhoc2013/home/chuong-vi-bai-29/dhap-an-bai-29 Theo "lý học": một câu thôi... "Khí tụ thành hình, hình nào khí đó"... Đằng nào thì... quả trứng phải có trước...
    1 like
  21. [ Trích: Hà Hữu Nga thì cố liều chết dịch ý hết cả bài như sau: 台峰拱炤水灣環 毓秀鐘靈在此閒 壇上翻瓢消旱魃 空中敲鼓走狂蠻 龜碑石篆經霜綠 鳳札金章炤日丹 今古迭更棋幾局 凛然正氣舊江山 Đài phong củng chiếu thủy loan hoàn Dục tú chung tinh tại thử gian Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt Không trung xao cổ tẩu cuồng man Qui bi thạch triện kinh sương lục Phượng trát kim chương chiếu nhật đan Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục Lẫm nhiên chính khí cựu giang sơn. Thái sơn quần tụ soi đầm ngọc Anh linh chung đúc đất thiêng này Gáo trời gội sạch ngày nắng hạn Trống rung tan tác lũ cuồng man Kinh đá bia rùa sương khói biếc Chương vàng thẻ phượng rạng chiếu ban Kim cổ cuộc cờ luôn đắp đổi Lẫy lừng chính khí cựu giang san các bậc tiền bối đối với nền sử học Việt (và không có ý so sánh với bản chuyển ngữ xuất sắc của ông Hà Hữu Nga): Non Đài quay lại, nước bao vây, Chung đúc anh linh ở chốn này. Bầu giốc đàn trên mưa dưới khắp, Trống khua tầng thẳm giặc tan bay. Bia rùa truyện đá ngàn sương phủ, Trát phượng niêm vàng ánh nắng gay. Câm cổ cuộc cờ bao xóa đổi, Vẫn lừng chính khí nước non đây. Ngoài một vài chữ khác như tinh (靈), triện (篆), sương (霜)… so với bản dịch của Le Minh Khai, trong bản dịch của ông Trần Tuấn Khải có một chi tiết thú vị như sau. Câu thứ 7 của bài thơ Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục 今古迭更棋幾局, trong phần phiên âm lẫn phần tạm dịch Việt văn, ông Trần Tuấn Khải đều dùng chữ “câm” chứ không phải là “kim”; trong khi ở nguyên bản chữ Hán vẫn viết là 今. Có lẽ dịch giả chọn âm này cho đúng với cách đọc biên soạn sách của các sử quan có liên quan đến lệ kỵ húy của triều đình nhà Nguyễn chăng, bởi tên người sáng lập nhà Nguyễn là ông Nguyễn Kim chăng? Hết trích ] Phân tích: Khả Lao là chữ phiên âm cho từ Kẻ Lào. Lào là từ chung chỉ phía Tây, phía mặt trời “Lặn Vào” = Lào. Gió thổi từ phía Tây vẫn gọi là “gió lào” nên chữ “lào” này không phải viết hoa vì không phải là chỉ nước Lào. Đi lên rừng núi phía Tây để tìm lâm sản người ta vẫn gọi là “đi lào”. Đan Nê chẳng phải là từ của dân tộc thiểu số nào cả, nó là chữ nho ghi âm từ của tiếng Kinh là từ “Đồi Núi”, từ Đồi Núi được viết bằng chữ Đan Nê. Bởi nhấn “Núi Hề 兮!” = Nê. Đồi và Đàn đều là cái Nền đất nổi tự nhiên, viết chung bằng mượn chữ Đan 丹(cứ cái âm, chớ cứ cái nghĩa chữ Đan 丹 là màu đỏ). Nôi khái niệm: Nền = Non = Hòn = Cồn = Đồn = Đàn 壇 = Đài 臺, 台 = Đồi = Đột 凸, 土 = Đống = Đan 丹,坦 = Địa 地 = Đỉn (tiếng Thái) = Đất 坦 (chữ Nôm) = Tất (tiếng Mường). Từ Đất tiếng Kinh đã phiên thiết thành Đỉn Tất, "Đỉn" cho tiếng Thái, "Tất" cho tiếng Mường, thiết lại "Đỉn Tất" = Đất. Bởi Kinh còn gọi là Keo, là 'Keo Dính" = Kinh, cũng là 'Kẻ xưng Mình" = Kinh, Kinh là Keo kết dính mọi chi của đại tộc Việt, nên nhân văn Việt không có kì thị sắc tộc, "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Người Thái Lan gọi người Kinh là 'Keo" (do lướt "Kết Lẹo" = Keo, "Lẹo" tiếng Thái nghĩa là Rồi, viết bằng chữ Liễu 了), hay còn gọi người Kinh là "Duôn" (do lướt "Dân Nguồn" = Duôn, dân nguồn nghĩa là tộc gốc, từ thời Kinh Dương Vương). Chữ Kim tiền 金 錢 hay Kim thế今 世 là hai chữ Kim đồng âm dị nghĩa, âm tiết “Kim” đều được người Thái vùng Thanh Nghệ đọc là “Căm”, giống như người Quảng Đông cũng đọc chữ Kim 金 là “Căm”, do vậy ông Trần Tuấn Khải phiên âm chữ Kim 今 là “Câm” là do phát âm của vùng đó, chứ không phải là ông ấy sợ húy gì cái âm “Kim”. Chữ Kim tiền là chỉ kim loại, thời đồ đồng người ta gọi kim loại đồng là Câm hay kim loại nói chung là “Của Ngậm” = Câm, hay “Của Im” = Kim 金. Vì kim loại là do quặng nằm Im dưới đất chứ không phải là “vô khảo mà xưng”, mà phải Tìm mới thấy, và nó Ngậm một giá trị riêng. Cái tên gọi là Câm hay Kim là do tính cách của nó, như các thành ngữ đã chỉ rõ: “lạnh như đồng”, “ lạnh như tiền”, lạnh ở đây là “mặt lạnh” tức im lặng không nói gì; “ngậm miệng ăn tiền”, câu này nghĩa đen là kim loại ăn tiền hay tiền ăn tiền khi chủ ngữ là chính nó, nhưng thường dùng theo nghĩa bóng khi chủ ngữ là ẩn. Im = Âm, làm sao cho “Tỏ cái Im” = Tìm , hay “Tỏ cái Âm” = Tầm 尋 , từ Tìm viết bằng chữ Tầm 尋 (kết quả là thấy, vật được tìm không reo lên thì người tìm được nó cũng reo lên thành tiếng). Trong tiếng Việt còn có nhiều kiểu đặt tên gọi: do màu sắc thành tên gọi như Bạc, Vàng; do chức năng thành tên gọi như Cuốc, Cày; do tiếng kêu thành tên gọi nhu “Kêu gâu Gâu” = Cẩu 狗, “Kêu quà Qùa” = Qụa, “Tiếng Rống” = Trống; do chất liệu kèm chức năng thành tên gọi như “Mộc 木 Gõ” = Mõ, “Kim 金 loại lên Tiếng” = =Kẻng; v.v. Khi gia công dát mỏng kim loại có tên gọi là đồng thành tấm mỏng gọi là lá đồng ,Lá = Ná (tiếng Tày) = Nạ (tiếng Lào)có nghĩa là Mặt, tức thành cái “Mặt Câm” = Mâm, là cái mâm đồng. Gõ vào mâm đồng thì được kết quả “Gõ Mâm” = Gầm, tiếng rất vang. Vật dụng bằng đồng là Câm = Mâm = Gầm = Gươm = Kiếm = Kim (cái kim nhọn), từ Kim này viết bằng chữ Châm 針, đồng âm với Câm. Nôi khái niệm vật nhọn trong tiếng Việt là: Gai = Gài = Găm = Cắm = Kim = Câm = Châm 針 = Đâm = Điểm 點 = = Tiêm 尖 = Chiếm = Chích = Chốt = Chủng 種, nên có từ đôi Tiêm Chủng 尖 種, Hán ngữ gọi động từ Tiêm bằng từ ghép Đả Châm 打 針, chính là phiên thiết từ Đâm của tiếng Việt, thiết lại "Đả Châm" = Đâm; tiếng Tày lại gọi từ Đâm là "Tiêm Găm" = Tăm, tiếng Nghệ gọi "đi Đâm Gạo" thì tiếng Thái gọi là "pay Tăm Khao", tiếng Tày gọi là "pay Tăm Khẩu", phải đi đâm vì cối dã gạo dùng sức nước đặt ở ngoài suối, mối lần muốn dã gạo là phải đi; tiếng Kinh lại có cái Tăm để xỉa răng, mà Hán ngữ gọi khái niệm "cái gai để xỉa răng" là cái Nha Tiêm 牙 尖 ("Ya Jian"). Trong bài thơ trên tôi chẳng thấy từ nào kì thị người dân tộc thiểu số cả. Chữ Man là chỉ màu ngũ hành của phương Bắc, là phương của quẻ Khảm tượng nước. Nôi khái niệm: Khảm = Khẳm = Đẳm (tiếng Thái, nghĩa là màu đen) = Đậm = Đen = Mèn = Mun = Man = =Than = Thâm = Thủy = Sủy = Sậm = Lầm = Lạc = Nác = Nước = Nậm = Nam = Khảm. Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm = Thâm = Than = Thủy, màu ngũ hành của nước là màu đen. Cuồng Man có nghĩa là giặc Man, tức là giặc phương Bắc. vì Man là “Màu Than” = Man tức màu đen, là màu ngũ hành của nước, (“Màu Đen” = Mèn, do màu sắc mà thành tên gọi con dế mèn là con dế màu đen tuyền), nên giặc man còn gọi là giặc nước. Trong bài thơ có từ Thử Nhàn 此 閒, 此 閑 (nghĩa là ở cảnh nhàn này) chứ không phải chữ Thử Gian 此 間 (nghĩa là ở giữa chốn này). Tôi dịch bài thơ là như sau: 1. Non cao soi vịnh nước tròn. 2. Chuông thiêng thánh thót cảnh nhàn đẹp sao. 3. Nghiêng trời, hạn gặp mưa rào. 4. Trống rền dội tiếng, giặc nào cũng tan. 5. Bia rùa đá khắc triện vàng. 6. Công huân rực rỡ phượng hoàng uy nghi. 7. Nghìn năm biết mấy cuộc kỳ. 8. Lẫy lừng chính khí vẫn thì Giang Sơn. Bài thơ có Tám câu. Câu 3 nói về công dụng thời bình của trống đồng là dùng thi lễ cầu mưa. Mặt trống đồng có Cóc, hay Ễnh - Ương (con Âm – Dương), là loài lưỡng cư, sống cần phải có Đất Nước (như Đất Nước VN, một nửa là Biển Đông, một nửa là Đất liền). “Con cóc là cậu ông trời” nên trống đồng mà Gõ = “Gõ Nói” = Gọi = "Gọi Chớ!" = Gô 語 (tiếng Nhật) = "Gọi Chi 之!" = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = “Gọi Chứ!” = Gừ = “Người Gừ” = Ngữ 語 ("Người Ồn 音" = Ngôn 言), thì trời phải nghiêng mà trút mưa xuống. Câu 4 nói về công dụng của trống đồng thời chiến là động viên chiến đấu bằng cái Cối Gõ = Cối Vỗ = Cổ Vũ 鼓 舞. Hình dáng cái trống đồng như cái Cối úp, chính tên gọi theo hình thể của nó là cái Cối Vỗ , hễ vỗ vào mặt nó là nó phát ra “Tiếng Rống” = Trống, “trống” chỉ là cái tiếng của nó, tiếng nó trống không vang lên không trung. Xưa viết từ Cối bằng chữ Cữu 臼 (cối gỗ) và bằng chữ Cổ 鼓 (cối đồng, cối đồng không dùng dã gạo mà dùng để gõ, nó chính là cái đúng với logic thiết là cái "Căm 金 Vỗ 舞" = Cổ 鼓, nếu thiết theo phát âm của Hán ngữ thì là "Jin 金 Wu 舞"= Ju, trật, không thành "Gu 鼓"). Câu 8 là câu Tóm tắt, ý của câu này về sau đã trở thành câu kết trong lời của bài hát quốc ca do Văn Cao sáng tác là: “Nước non Việt Nam ta vững bền”. Sẽ mãi mãi vững bền muôn thủa khi vẫn giữ được cân bằng Âm/Dương là Nước/Non, còn nếu để cho tằm ăn dâu nó gặm lẹm mất dù là phần nhỏ nào của bên Nước hay bên Non thì đều làm chao đảo cái sự bền vững. Tác giả chọn cấu trúc bài thơ là 8 câu thất ngôn, cứ hai cái Thất thì được một cái Thật, vì “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Tám cái Thất thì được bốn cái Thật. Bốn cái Thật chính là bốn nét của chữ Tâm 心. Bốn cái Thật lại là một cái Thật, vì “Thật+Thật” = Thất = 0+0=1, và “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Cho nên bốn nét của chữ Tâm 心 là một cái Thật = 0 (tâm hoàn toàn rỗng, tức hoàn toàn trong sáng). Trong di chúc của Hồ Chí Minh có một câu dặn dò rất dài, trong câu đó có 4 chữ Thật (xem bài “Bốn chữ Thật trong di chúc Hồ Chí Minh” của ông Vũ Kỳ). Muốn tâm rỗng thì phải Thiền thật lâu tức đạt đến trạng thái “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiện 善, 1+1=0, “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiên 天, 1+1=0, ở trạng thái đó thì trí tuệ của Người sáng suốt như của Trời. Tương ứng các chữ Thiền 禪 – Thiện 善 – Thiên 天 mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là: “Chán 禪” – “Shàn 善” – “Tian 天”, thì sẽ không đúng cách “thiết” (QT Lướt) , tức “Chán 禪 Chán 禪” // Shan 善, “Chán 禪 Chán 禪” // Tian 天 (dấu // nghĩa là khác, không bằng). Vậy phát âm chữ nho như Việt phát âm là đúng hay phát âm chữ nho như Hán phát âm lơ lớ là đúng? Chẳng trách mà hơn 2000 năm trước đã phải có sách Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 (< TVGT>) của Hứa Thận 許 慎 để hướng dẫn cách đọc chữ nho cho đúng âm Việt bằng cách “thiết 切”.
    1 like
  22. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo. Vì là người Việt, tiếp xúc với ngôn ngữ Việt, nên học bất cứ một ngoại ngữ nào thì cảm nhận đầu tiên là: các bài tập dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt đều rất dễ. Nhưng từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài rất khó. Nhưng vì đang học tiếng nước ngoài chưa thật thông thạo, nên cứ nghĩ là tại mình chưa hiểu hết, nên khó dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, tôi cần phải xác định với bạn đọc về một chân lý hiển nhiên là: một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ đó. Ngược lại, một ngôn ngữ kém phát triển hơn thì rất khó dịch từ ngôn ngữ đó ra ngôn ngữ cao cấp hơn. Đó là nguyên nhân chính để dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt rất dễ. Ngược lại thì rất khó là vậy. Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt có khả năng dịch tất cả các văn bản từ các ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt, ngược lại không phải các ngôn ngữ nào cũng có thể dịch một cách hoàn hảo các bản văn tiếng Việt ra ngôn ngữ đó. Thực tình lúc đầu khi tìm hiểu về cội nguồn Việt sử, tôi cũng chưa nghĩ đến điều này. Nhưng vào đầu năm 2000, hay 2001 gì đó, tôi làm một trang web để trình bày những luận điểm của tôi. Tôi đặt cái tựa là Việt sử 5000 năm văn hiến. và yêu cầu bên làm web có câu tiếng Anh kèm theo. Họ nói với tôi: Trong tiếng Anh không có từ văn hiến. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên. Bởi vì không lẽ một ngôn ngữ quốc tế bao trùm mọi lĩnh vực mà lại không có từ này? Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, quả là tiếng Anh không có từ này thật. Cuối cùng, để dịch thoát ý từ "văn hiến", tôi đề nghi dùng thuật ngữ là "nền văn hóa hướng thượng". Ngay cả tiếng Hán, một nền văn hóa mà rất không ít người ra rả như ve sầu rằng: Nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng từ văn hóa Hán, Hay tệ hơn, họ coi là nền văn minh Hán là chủ thể của văn hóa Việt. Cả thế giới tin điều đó. Nhưng thực ra, vấn đề hoàn toàn ngược lại: Chính nền văn hóa Việt là chủ thể của nền văn hóa Hán, sau khi nền văn minh Văn Lạng sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, nó thể hiện ngay trong ngôn ngữ Việt. Trước hết tôi xin nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thê nói cả thế giới tin rằng nó có cội nguồn từ văn minh Hán. Nhưng sự thực hiển nhiên và sờ sờ ra đấy , là các nhà nghiên cứu Hán hiện đại - tức là tri thức của họ tồng hợp cả một qúa trình lịch sử của một nền văn minh - lại không thể chứng minh được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Chưa hết, trong tất cả các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - tính từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử - chưa hề có một cuốn sách Hán ngữ nào mô tả - dù chỉ là tóm tắt sơ lược nội dung của học thuyết này?! Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó lại thể hiện rộng khắp trên tất cả các phương pháp ứng dụng: Dự báo, gồm Tử Vi, Bốc Dịch, Thái Ất, Độn giáp....vv...hoặc kiến trúc xây dựng (Phong thủy; Y học (Đông Y)....?! Tất cả đều rất mơ hồ và bí ẩn. Cho nên cả thế giới hiện đại đã coi nền văn minh Đông phương vốn mặc định từ văn minh Hán, hoàn toàn là huyền bí! Ngay cả khi hai nền văn minh Tây phương và Đông phương giao tiếp thì trí thức của cả hai nền văn minh này - gồm có nền văn minh Đông phương được mặc định từ văn minh Hán với những bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - cũng không thể phục hồi được của cái mà chính nền văn minh Hán tự nhận là của mình. Về vấn đề này, đã nhiều năm tôi đã chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Bởi vì, chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hoa truyền thống của người Việt - dù đã tan nát qua hơn 2000 năm lịch sử hiện đại - mới có khả năng phục hồi và làm sáng tỏ được học thuyết này. Chỉ có chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mới có thể làm sáng tỏ được sự bí ẩn huyền vĩ của nó. Đương nhiên, khi Việt tộc là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương thì có thể xác định rằng: ngôn ngữ Việt không thể là hệ quả của ngôn ngữ Hán. Đây là điều hiển nhiên. Bởi vì ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán, ít nhất là cách phát âm hoàn toàn khác nhau, như tiếng Tây với tiếng Tàu vậy. Một ngôn ngữ cao cấp trong tất cả các ngôn ngữ hiện đại, nếu nó không phải là nguồn gốc của tất cả những ngôn ngữ liên quan đến nó thì nó cũng không thể có cái gọi là "nguồn gốc" từ bất cứ ngôn ngữ nào. Cho dù người ta có thể tìm thấy mối liên hệ gần giống giữa vài cách phát âm. Cũng không ít các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ Việt có nguồn gốc từ Mã Lai, Nam đảo gì đó, vì so sánh một vài hiện tượng cục bộ. Nếu giả thuyết về nguồn gốc Mã Lai, Nam Đảo là đúng, vậy thì cái ngôn ngữ Hán đóng vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt trong ngôn từ? Chẳng một học giả nào tìm thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ Việt từ ngôn ngữ Hán. Nhưng họ lại cho rằng 70% tiếng Việt có gốc là từ Hán Việt, như là một bằng chứng cho văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán. Thật là một sự mâu thuẫn đến ngược đời khi đem đặt lập luận của họ cạnh nhau. Cụ Lê Gia thống kê có 30. 000 từ tiếng Việt có gốc Hán Việt. Cụ Lê Gia rất giỏi chữ Nho, tôi rất quý và kính trọng cụ, nhưng tôi tin cụ không giỏi tiếng Tàu. Các nhà nghiên cứu cứ bám vào số lượng từ Hán Việt từ chữ Nho để xác định văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán tộc. Nhưng rất tiếc! Cách phát âm của hơn 30. 000 chữ Nho trong ngôn ngữ Việt khác hoàn toàn ngôn ngữ Hán khi cùng đọc một ký tự, mặc dù có một số những từ gần giống. Ấy là khi dịch ra tiếng Việt thì phát âm lại càng khác hẳn. Tôi thí dụ như câu sau đây trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đọc theo Việt Nho là: Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu 獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁 Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán * 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Tiếng Việt khi đọc từ Việt Nho như tôi đã trình bày. Nhưng tiếng Hán lại phát âm khi đọc các từ trên như sau: Lia lia sing khí xi xu giai shấu. 獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁 Zdén zdén xeo kủ xi shứ chha ooan. 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Hán cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm: Lớp lớp sông cờ hề sầu ra ải Inh ỏi tiêu trống hề oán ly gia * Vậy với 30. 000 từ chiếm 70 % ngôn ngữ Việt thì người Việt sao không nói luôn tiếng Hán trong suốt 1000 năm đô hộ đó, mà phải mất công Việt hóa trên 30. 000 từ để phổ biến trong tiếng Việt làm gì?! Từ đây vấn đề được đặt ra: 1/ Ngay bản thân người Hán vào đầu thế kỷ XX - tức là một xã hội rất phát triển với mọi quan hệ xã hội phức tạp, bao gồm cả đời sống sinh hoạt xã hội và quan hệ xã hội - so với hàng ngàn năm trước đó; nhưng họ chỉ cần 1000 chữ phổ thông để xóa nạn mù chữ. Vậy xuất phát từ nhu cầu gì của người Việt để cần phải có cả một hệ thống hơn 30. 000 từ tiếng Việt Nho trong việc mô tả từ Hán? 2/ Chủ thể xuất xứ để tạo ra cả một hệ thống tiếng Việt Nho - quen gọi là từ Hán Việt ấy - là tổ chức nào trong lịch sử? Bởi vì, để tạo ra cả một hệ thống gần 30. 000 từ đó, cần phải có một tập hợp những tri thức cao cấp, chuyên ngành làm việc một cách qui mô và có tính hệ thống trong một cơ chế tổ chức chặt chẽ. Chưa hết, hệ thống gồm 30. 000 từ Việt Nho này còn cần những quyết định cấp quốc gia để phổ biến và lưu truyền đến ngày nay. Nó không phải chỉ vài chữ như "bánh dầy" hay "bánh giày", "Thúy" hay "Thúi" , "Cố Ngự" hay "Cổ Ngư" do vài nhà ngâm cứu đề xuất, mà còn rất chật vật. Đây là cả một hệ thống ngôn ngữ Việt Nho với cái mà chính những người phủ nhận truyền thống văn hiến Việt cho là : 70% tiếng Việt liên quan đến ngôn ngữ Hán. Híc! Trong lịch sử hơn 2000 năm nay của cả Trung Quốc và Việt Nam - tức sau khi nhà nước Văn Lang của Việt tộc sụp đổ ở bờ Nam Dương Tử - không hể nói tới một tổ chức quốc gia và một tập hợp qui mô của những nhà tri thức để có hệ thống 30. 000 từ Việt Nho này. Tất nhiên, vì nó không hề xảy ra vào thời Hán tộc xâm lược và cai trị Việt tộc ở Nam Dương tử. Chính tính qui mô của hệ thống Việt Nho và - xin lỗi - ngay thời hiện đại với tập hợp những nhà tri thức chuyên ngành với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng không thể thực hiện được một cách dễ dàng. Chưa nói đến từ hàng ngàn năm trước. Điều hiển nhiên này đã bác bỏ xuất xứ Hán của hệ thống Việt Nho, không thể do người Hán tạo nên trong quá trình Hán hóa nền văn hiến Việt. mặc dù ngay từ đầu có thể không phải có ngay 30. 000 từ như vậy. Thưa quí vị. Nếu thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" và "địa bản sinh hoạt chỉ vỏn vẹn ở đồng bắng sông Hồng" thì không cần thiết phải Hán hóa ký tự Hán ra ngôn ngữ Việt. Còn tiếp ============================ * Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm
    1 like