• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/08/2015 in all areas

  1. Cảm ơn Như Thông. Cái vụ "Xú uế nhập trung cung" này, bây giờ lên đến cả vài chục vụ rồi. Chú đã nhiều lần nói rằng: Phong thủy chính là sự tổng hợp những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ đến với ngôi gia và ảnh hưởng đến con người. Chúng ta phải sống với những tương tác này như phải ăn cơm hai bữa vậy. Ăn cơm lành, canh ngọt thì cuộc sống bình thường. Ăn phải độc tố,nếu ăn ít thì chết từ từ, ăn nhiều độc tố thì lăn ra chết ngay. Phong thủy cũng vậy, nếu nhiều tương tác xấu thì bệnh tật ốm o, làm ăn thất bát. Nhiều quá thì chết, phá sản. Tổ tiên người Lạc Việt - hậu duệ của một nền văn minh Atlantic kỳ vĩ, chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương - đã tổng kết thành một hệ thống lý thuyết tổng hợp những quy luật tương tác, cho nên nó giải thích tất cả mọi vấn đề liên quan trên cơ sở lý thuyết của nó và có khả năng tiên tri. Tất nhiên, nó biết cách hóa giải để đem lại sự tốt đẹp cho cuộc sống con người. Nhưng rất tiếc! Con người còn một cách giải thích khác cho mọi sự kiện liên quan đến con người một cách trực quan. Hoặc nếu có tín ngưỡng nào thì giải thích theo tín ngưỡng đó. Theo Chúa thì giải thích theo kiểu : Tất cả là do ý Chúa; theo Phật thì bảo nghiệp chướng và cứ phải tụng kinh gõ mõ, không cần phoengshui (*). Theo khoa học nửa mùa thì bảo không có "cơ sở khoa học". Và họ không tin phong thủy. Thí dụ: Ông A bệnh sắp chết - theo "khoa học giải thích rằng" thì là vì ung thư đã bị hoại tử. Đấy là giải thích theo khoa học.Nhưng nếu hiểu biết lý học thì chỉ sửa một tý phong thủy là giăng ngay cục ung thư ra ngoài với khả năng tiên tri. B) . Trường hợp của Như Thông, nếu nghe chú thì ông ta đâu có đến nỗi phá sản. Bây giờ các vị đại gia mới thấy rằng: Thuê một thày phong thủy vài chục triệu là quá rẻ so với phá sản. Tất nhiên phải thày Phong thủy Lạc Việt. Nhưng không phải ai theo học Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng là Phoengshui Lạc Việt đâu nhá. Nhiều học trò của lão vì miếng cơm, manh áo, theo số đông để kiếm tiền, đã công khai từ bỏ phong thủy Lạc Việt và ủng hộ phong thủy Tàu đấy. Tự tìm hiểu. Lão đang suy nghĩ, có thể lão ký cho các học trò đã theo lão lâu năm và đã chứng nghiệm Địa Lý Lạc Việt, một giấy xác nhận Phong thủy gia Địa Lý Lạc Việt. Bây giờ là: Hoàng Triều Hải,Thiên Luân, Thiên Đồng, Lê Ninh, Mộc Bản, Vũ Song Anh, Nhị Địa sinh, Tuyetminhnguyen...còn ai nữa lão chưa nhớ ra. =============== * Thiên Luân có nói với một gia đình Phật tử: Cần sửa lại phong thủy thì mới bán cafe đắt được. Họ trả lời: Họ là Phật tử nên chỉ cần tin vào Phật. Đến lúc phá sản, hỏi Thiên Luân. Thiên Luân trả lời: Vì tụng kinh chưa đủ...
    3 likes
  2. Thưa Sư phụ! Thưa anh chị em. Phamhung vừa liên hệ với chị Thu mẹ của cháu Hồng Hoa rồi, con có trao đổi với chị mấy nội dung, cụ thể như sau: 1. Chị ấy đã đưa cháu đến Bệnh viện chữa bệnh và hiện đã đưa về nhà, khi nào hết thuốc lại xuống Hà Nội để lấy thuốc; 2. Bệnh tình của cháu hiện chưa thuyên giảm (tạm thời bác sỹ đang chữa hiện tượng biểu hiện bên ngoài da thôi; 3. Chị ấy gửi lời cám ơn và đồng ý nhờ Thày và mọi người giúp ứng dụng Phong thủy để sửa nhà chữa bệnh cho cháu. Con xin báo cáo để Sư phụ biết và quyết định về việc làm từ thiện Ứng dụng phong thủy để chữa bệnh cho cháu Hồng Hoa ạ.
    3 likes
  3. Đọc vụ phá sản mà như thông đưa lên rất hay, chú thiên sứ làm phong thủy rất đúng và hiệu nghiệm, không hiểu sao mọi người dc chú tư vấn cho lại không chịu sửa cho triệt để, có lẽ họ ko coi trọng phong thủy và vẫn cho phong thủy là 1 cái gì đó mơ hồ nên thích thì sửa không thích thì thôi vì thế khi dính chưởng mới tin Còn vụ từ thiện rất mong chú thiên sứ quyết định sớm để anh em sắp xếp ạ
    2 likes
  4. Lâu quá mới quay lại diễn đàn. Chú Thiên Sứ còn nhớ cách đây mấy năm, chú ra Nha Trang làm phong thủy rồi có ghé nhà bác của con không ? Ngôi nhà bị phạm khu hầm xí ngay trung cung ngôi nhà, chú có nói nếu không sửa chữa lại thì sẽ dẫn đến phá sản. Năm 2014, ứng nghiệm thật, bác con bị phá sản và đã bán nhà luôn rồi. Một điểm tuyệt vời cho Phong Thủy Lạc Việt. :)
    2 likes
  5. Cảm ơn Phamhung đã nhiệt tình liên lạc và cho thông tin. Bây giờ mọi chuyện đã thuận từ phía chị Thu và cả chính quyền địa phương. Đề nghị anh chị em có lòng hảo tâm, gửi tiền vào tài khoản của Phamhung (Phamhung đưa lại số Tài khoản lên đây và thông báo mỗi khi nhận được tiền). Riêng về cá nhân tôi thì công việc khiến tôi không thể ở lâu hơn. Dự liệu anh em gom tiền nhanh trong vòng một tuần, thì tôi không còn ở Hanoi nữa. Nên tôi đã ủy nhiệm cho Hoàng Triều Hải và Lê Ninh - là hai cao thủ của Địa Lý Lạc Việt - trực tiếp cùng anh chị em xuống giúp đỡ gia đình chị Thu và cháu Hoa. Anh chị em cứ việc thực hiện đúng bài bản của Địa Lý Lạc Việt, cháu sẽ khỏi. Mọi chuyện tôi đã căn dặn Hải và Lê Ninh đầy đủ, có gì khó khăn, liên hệ với sư phụ qua điện thoại, hoặc email. Anh chị em cũng cần phải thực hành Địa Lý Lạc Việt chữa bệnh. Ngày mai Phamhung ghé sư phụ để sư phụ trao 5 triệu. Khoảng 15, chậm là 20 ngày nữa tôi có thể lại ra Hanoi. Lúc ấy nếu có trục trặc gì - cháu chưa khỏi (Ấy là cứ để phòng vậy, chứ tôi rất tự tin và tin khả năng của anh em) thì tôi và Hải, hoặc Lê Ninh sẽ lên sau, thêm một lần nữa. Một lần nữa chân thành cảm ơn anh chị em có lòng hảo tâm giúp đỡ cháu bé này. PS: Nhớ vẽ sơ đồ nhà, để tuyetminhnguyen, hoặc Hải phân cung điểm hướng cẩn thận. Quan sát kỹ Loan đầu.
    1 like
  6. Chiều và Hướng Quan sát mặt trời trong ngày . Một ngày là một chu kì thời gian nhỏ, tiếng Tày gọi ngày là “Vằn” tức một Vận 運 , chữ có bộ thủ Đi 辶, chỉ sự vận chuyển của thời gian trong phạm vi một chu kì nhỏ. Cái bao la tức cái rộng đa chiều trong không gian (Bao La là phiên thiết của con số Ba, ám chỉ Thiên- Địa-Nhân đại diện cho vũ trụ) , bao la là cái “Thì 時 của Trời” = Thời, gọi là Thời Gian 時 間( Thời = “Thai-M” – Time, tiếng Anh). Quan sát đó sẽ cảm thấy mặt trời “đi” trong ngày, thể hiện trong các cặp từ đối Mọc/Mất; Ló/Lặn; Tỏ/Tận 盡 (Tà = Tàn = Tận = Túi = “Túi Rồi” = Tối); Trỗi/Tra (Trỗi thường dùng trong ngôn ngữ dân gian Bắc Bộ, nghĩa là Dậy, từ đôi Trỗi Dậy. Tra thường dùng trong ngôn ngữ dân gian Bắc Trung Bộ, nghĩa là Già); Dậy/Dấm (Âm 陰 = Dâm = Dấm = Dấu = “Dấu trong bóng Túi” = Dúi, từ đôi Dấm Dúi); Tọc/Tà (Mọc = Chọc = Tọc, nghĩa là đâm lên, “tọc mạch” nghĩa là xía vô việc của người khác để mách lẻo); Chọc/Chiều; Xới/Xế (từ đôi Xế Chiều, Chiều Tà, chuyển nghĩa Tà = Xa, nên Chiều cũng nhiễm chuyển nghĩa là Xa); Húc 旭 / Hun 昏 ( “Hửng Lúc” = Húc 旭, từ ghép Húc Đông 旭 東 chỉ lúc mặt trời mọc lên ở phía đông. Mun = Hun = Hôn 昏 là màu đen như hun khói). Mầm hột cây Mọc tức Trỗi Dậy còn gọi là Trổ. Mặt trời trong ngày cũng từ Trổ đến Trưa rồi đến Tra, tức từ lúc Hửng đến lúc Hoàng 煌 rồi đến Hết (từ đôi hửng sáng, “Hỏa Sáng” = Hoàng 煌 là lúc nắng hừng hực của buổi trưa, chữ có bộ thủ Hỏa 火) , cho đến mặt trời đang lặn dần còn nửa sáng nửa tối gọi là Hoàng Hôn 黃 昏. Hột cây mọc nhờ mặt trời lên ấm áp đánh thức nó dậy, từ Mọc này viết bằng chữ Mộc 木, < TVGT>: ”Mộc 木 nghĩa là xuất từ đất”. Chữ Mộc 木 này, theo logic, dùng chỉ phương đông là phương mặt trời mọc. Mặt trời mọc là thời khắc đem lại sự sống động cho muôn loài sau giấc ngủ đêm. Đông 東 = Sống = Động 動 (tương đương Hán ngữ: Dong 東 // Huo 活 // Dong 動). Mầm cây mọc ra từ chỗ cuống nối hột cây với cơ thể mẹ. Hột cây đều có dạng hình ô van (do sức hút trái đất tác động khi hột to dần lên trong quá trình trưởng thành), bởi vậy khi hột rớt xuống đất thì nó sẽ nằm ngang, phía đầu là vết tích cuống nối cũ, sẽ dậy lên cái mầm vươn lên trời, thẳng với mầm là mọc rễ vươn xuống đất, lúc này phần cơm hột chưa tiêu hết giống như cái bình dinh dưỡng đeo ngang bụng là ranh giữa rễ và cây. Cây mầm là lúc ngon nhất, lộc cây cũng là lúc ngon nhất, bởi vậy hái rau hay lá thuốc thường vào buổi sáng sớm với mặt trời mọc mà không ai hái lúc chiều tà. Mầm cây luôn yêu hướng đông là lẽ tự nhiên. Trái dừa để nằm ngang, nó mọc mầm nơi vết cuống, mầm hướng lên, rễ hướng xuống, khi trồng cả cụm trái dừa đã có mầm và rễ ấy xuống hố, người ta lại đặt trái dừa sao cho phần mầm rễ ấy phía đông, phần cùi trái là cái bầu dinh dưỡng phía tây, đảm bảo cây dừa trồng cách đó cho trái ngon ngọt hơn cây dừa khi đặt trồng không đúng hướng. Chiều là do “đi”, của mặt trời mà có, do đi nên có phương về phía trước, “Hành theo phương Trước” = Hướng (lướt “Hành theo Phương” = Hương, rồi lướt lủn “Hương Trước” = Hướng, gọi là hướng; từ đôi Chiều Hướng nói về hai sắc thái là Chiều và Hướng, hoặc nói tắt là Chiều hay Hướng mà không có từ đôi “hướng chiều” ngô nghê. Nho viết từ Chiều bằng chữ “Đúng Chiều” = Điều 迢, chữ có bộ thủ Đi 辶 và tá âm Chiêu 召. Càng đi càng xa, Chiều chuyển nghĩa là Xa, do vậy chữ Điều 迢 mang nghĩa là xa, từ lặp Chiều Chiều là nhấn những buổi Chiều, buổi Chiều là thời gian đã xa cái buổi mặt trời mọc, cũng là nhấn mạnh cái sự xa, trèo lên núi cao cũng là đi xa nên còn có chữ Điều 岹 có bộ Núi 山, mang nghĩa là cao ngất, các chữ Điều 迢, Điều 岹 đều được coi là “cổ Hán ngữ”, không còn dùng. Ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều” (đúng là đã đi lấy chồng xa, buổi chiều nào cũng ngóng về quê, buồn cho chín lần xa). Chiều là cái hướng, nhưng nó là cái hướng vận động vốn có của vũ trụ, không hề thay đổi, nên từ Chiều dùng chỉ sự tự quay của vật như sự tự quay của vũ trụ. Đối với xã hội thì Chiều là sự vận động nội tại đúng qui luật của xã hội đó , như là một Chiêu độc đáo của võ thuật vậy, nó quay bằng sức của Một con ngựa kéo là đúng qui luật hay quay bằng sức của Ba con ngựa kéo là đúng qui luật, đều là do tự nó, điện và động cơ còn có 3 pha. Ca dao “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , đến cái Bếp còn phải do “Ba đầu rau Xếp” = Bếp, không có sự xếp đặt của đủ ba yếu tố độc lập (ba ông đầu rau) ràng buộc lẫn nhau bằng tương tác đó thì chẳng thể thành Bếp. Minh triết Việt thật đơn giản là vậy, Minh là do “Mắt Tinh” = Minh, chữ Minh 明 gồm hai con Mắt:日 và 月; Triết là do “Trác 琢 Thiệt 舌” = Triết 哲, chữ có bộ thủ Miệng 口, chữ Trác Thiệt 琢 舌 nghĩa là mài lưỡi, “mài lưỡi bảy lần mới nói” thì cho ra lời đẹp tức “Ngôn 言 Nhan 颜” = Ngạn 諺, là Ngạn Ngữ 諺 語, là những lời nói đẹp do dân gian đúc kết sáng tạo, còn gọi là Triết Lí 哲 理. (Ví dụ: “Chẳng thơm không thể hoa nhài. Đã không lịch sự chẳng người Tràng An” là một câu khẳng định cái đẹp của người thủ đô. Câu ngạn ngữ này đã bị nói sai thành không còn là ngạn ngữ, là “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An” là một câu kênh kiệu, là “xấu ngữ” là điều người đời không muốn truyền). Chiều là một Chiêu vận động độc đáo của bản thể (hoặc của xã hội gọi là cơ chế), cho nên mới gọi là “chiều kim đồng hồ” mà không thể nói là “hướng kim đồng hồ” vì hướng thì có thể thay đổi tùy ý trong so sánh với các Phương cố định. Khi làm ra cái máy là người ta đã định cái Chiều quay nội tại cho nó rồi là theo CW (theo chiều kim đồng hồ) hoặc theo CCW (theo ngược chiều kim đồng hồ), còn muốn nó quay theo hướng nào là tùy ý đặt nó tương đối với Phương, như xe chạy theo hướng Bắc hay theo hướng Tây là tùy ý chuyển, còn cái máy dùng chạy xe là đã định chiều quay tới, chứ không phải định chiều quay lùi. Cái quan trọng là “định chiều” (cái bất biến) chứ không phải là “định hướng” (cái vạn biến), cứ “định chiều” mà theo hoài là đúng, như cái đồng hồ chỉ quay theo một chiều bất biến do nội tại của nó, còn cứ “định hướng” mà theo thì mắc mớ gì phải theo hoài. Hoặc nói: “Vì Chiều con mà luôn luôn tìm cách Hướng con đi theo phương nào có lợi cho con nhất” như vậy là “hướng” có thể thay đổi tùy thời, tùy hoàn cảnh, tùy môi trường; nhưng tình cảm “chiều” con thì không bao giờ thay đổi, lòng thương là cái bất biến. Con người còn phải sống “Chiều” theo sự vận động của vũ trụ, gọi là sống “thuận thiên”. Từ Chiều của tiếng Việt được Hán ngữ hiện đại phiên âm là “Jiao”, và phải mượn âm chữ Giác 角 mà Hán ngữ phát âm là “Jiao 角”(chiao), Đảo Chiều quay cho cái máy gọi là “Dao Jiao 倒 角” (cũng tương đương đổi cơ chế vận hành cho cái xã hội). Chữ Giác 角 chỉ Góc, đây là chữ tượng hình từ thời kẻ chữ trên mui rùa, chỉ cái sừng là cái Mọc = Góc = Chọc = Chạc = Gạc = Giác 角, từ đôi Gai Góc, Chạc = Chàng Nạng, là cái chạc cây trẻ con hay dùng làm dàn thun bắn chơi.
    1 like
  7. Những lời khai như đùa của quan tham Trung Quốc 10/08/2015 10:26 Nhiều quan chức tham nhũng của Trung Quốc đã có những lời ngụy biện “không thể tin nổi” khi đối mặt với nhà điều tra. Từ trái qua: Dư Trị Bình, Lưu Thiết Nam và Từ Tinh - Ảnh: Ifeng.com/ v4.cc Tính đến tháng 6.2015, chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi”, phát động tại Trung Quốc từ tháng 11.2012, đã khiến hơn 120.000 quan tham sa lưới, bao gồm những “con hổ lớn” như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch…, thu hồi 38,7 tỉ nhân dân tệ (6,32 tỉ USD). Trong quá trình điều tra, nhiều người ra sức tìm đủ cách để chạy tội, bào chữa và tờ Nhân Dân nhật báo vừa đăng tải những lời biện hộ “sáng tạo” nhất của các quan tham trong phòng thẩm vấn. Tham nhũng “vì quốc gia” Theo Nhân Dân nhật báo, không ít người “mặt dày” đến mức khẳng định hành vi phạm tội của họ là nhằm “đóng góp cho quốc gia”. Chẳng hạn khi bị điều tra về cáo buộc biển thủ 5,6 triệu nhân dân tệ (hơn 900.000 USD), cựu Phó chủ tịch huyện Mông Âm (tỉnh Sơn Đông) Viên Phong Kiếm tuyên bố phần lớn số tiền nói trên không để chi xài xa hoa hay ăn chơi hủ hóa mà được cất giữ rất cẩn thận. Vì thế, Viên cho rằng về nguyên tắc, mình “đang tích trữ tiền cho quốc gia phòng khi hữu sự sẽ mang ra đóng góp”. Các điều tra viên cũng rất sửng sốt trong buổi thẩm vấn Giáo sư Từ Tinh, Trưởng dự án phát triển công nghệ thông tin của ĐH Công nghiệp Bắc Kinh - hiện đang thụ án 13 năm tù giam vì tội biển thủ 9 triệu nhân dân tệ (hơn 1,4 triệu USD). Bà này khai đã dùng tiền phi pháp để cho con gái đi du học, “tuân theo chương trình bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia nên không thể bị xem là tham nhũng”. “Yêu nước” không kém là cựu Phó trưởng ban Phát triển và cải cách quốc gia Lưu Thiết Nam. Trước mặt cảnh sát, ông Lưu ngậm ngùi nói mình nhận hối lộ lên tới 35,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,8 triệu USD) vì “lo lắng cho cuộc sống khi về già”. Theo ông này, “đời sống ngày càng khó khăn, tôi muốn chuẩn bị cho tương lai của mình để đến lúc già không trở thành gánh nặng cho xã hội và đất nước”. Lưu đã bị kết án tù chung thân vì nhận hối lộ vào tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra, không ít quan tham cho rằng tham nhũng, nhận hối lộ là “không có gì bất thường, phù hợp quy tắc ứng xử trên quan trường”. Nhân Dân nhật báo dẫn lời cựu Phó thị trưởng thành phố Mi Sơn (tỉnh Tứ Xuyên) là Dư Trị Bình nói rằng: “Không nhận tiền, không chấm mút là rất bất bình thường, sẽ gây cản trở cho công việc và ảnh hưởng đến thăng quan tiến chức”. Tương tự, cựu Phó chủ tịch huyện Đồng Nam thuộc Trùng Khánh, Đàm Tân Sanh cũng ngụy biện rằng nhận tiền và quà cáp là một phần của công việc. Tập luyện thẩm vấn với vợ con Bên cạnh đó, Tân Hoa xã ngày 8.8 dẫn lời các nhà điều tra chống tham nhũng cho biết quan tham ngày càng tinh vi và chuẩn bị sẵn các phương án che giấu tội trạng. Nhiều người bước vào phòng thẩm vấn một cách vô cùng tự tin và trả lời rất trơn tru. Sau này, giới chức mới phát hiện nghi phạm nhờ họ hàng làm trong ngành tư pháp vạch sẵn các kịch bản thẩm vấn rồi thường xuyên diễn tập với vợ con. “Họ ngày càng nhuần nhuyễn các thủ đoạn như thông cung, làm giả chứng cứ hay ngụy trang cho tài sản phi pháp”, một sĩ quan cảnh sát cấp cao ở tỉnh Giang Tây nhận định. Ngoài ra, ngày càng có nhiều quan tham chọn cách tự sát để trốn tội cũng như bảo toàn tài sản phi pháp cho gia đình. Tờ Want Daily loan tin trong năm 2014 có 39 quan chức tự kết liễu khi đang bị điều tra, tăng từ 7 người trong năm 2013. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, Trung Quốc vừa quy định giới công tố và điều tra viên sẽ bị kỷ luật nếu để xảy ra trường hợp nghi phạm tham nhũng tự sát, theo AFP ngày 9.8. Văn Khoa ================ Thấy các vị quan tham Tàu khai thì buồn cười thật. Nhưng nó buồn cười vì sự ngớ ngẩn. Trong dân gian Việt Nam lưu truyền từ rất lâu - tất nhiên không phải từ "ngày xửa, ngày xưa", mà là mới chỉ gần 60 năm trước, một câu "minh triết" hơn nhiều: "Tham ô cho đỡ lãng phí". Hì!
    1 like
  8. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ: Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại Chủ nhật, 09/08/2015 - 16:00 Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này đã và đang tự chuốc lấy thất bại. >> Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự >> Đô đốc Mỹ: Trung Quốc xây “vạn lý trường thành” trên Biển Đông Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift Theo tân chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, “bức trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang kiến tạo ở Biển Đông đã thúc đẩy các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, từ Australia cho tới Nhật Bản tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ của mình, cũng như tìm kiếm sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Mỹ. Trước đó, người tiền nhiệm của ông Swift, Đô đốc Harry Haris, đương kim Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đã từng lên tiếng báo động về “Vạn lý trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông. Phát biểu bên lề Đối thoại lãnh đạo Mỹ - Australia, Đô đốc Swift cho rằng, việc quân đội Mỹ có thêm cơ sở quân sự mới ở Thái Bình Dương là không cần thiết và tốn kém, bởi nhiều quốc gia trong khu vực đang sẵn sàng mở cửa các cơ sở căn cứ của họ cho tàu Mỹ. Để dẫn chứng, ông cho hay, Australia đã quyết định xây dựng chương trình quân sự Air Warfare Destroyers (tuần dương hạm không chiến) mới ở Adelaide và tiếp tục phát triển một hạm đội tàu ngầm mới. Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ là hạm đội hải quân lớn nhất và mạnh hơn bất kỳ lực lượng hải quân quốc gia nào bên ngoài nước Mỹ, với 5 nhóm tàu sân bay, 200 tàu và tàu ngầm, 2.000 máy bay cùng 250.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến. Hạm đội này hiện đang sở hữu khoảng một nửa toàn bộ tài sản của của hải quân Mỹ và sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội vẫn cho rằng, cho dù toàn bộ Hải quân Mỹ đóng quân ở biển Hoa Đông và Biển Đông thì sẽ vẫn là chưa đủ đối với nhu cầu của các nước trong khu vực, cũng như kỳ vọng của họ vào chính sách “tái cân bằng” của chính quyền Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, Đô đốc Swift cũng cho hay, theo thông tin riêng của ông, mạng lưới tình báo rộng lớn của Mỹ đã ghi nhận hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo của Trung Quốc đã diễn ra với tốc độ chậm lại, nhưng Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mới được tạo ra đó. Sự chuyển hướng này, theo ông Swift, có thể là một phản ứng của Trung Quốc trước sự lên án của khu vực và quốc tế, hoặc chỉ đơn thuần là một chiến thuật hòa hoãn của Bắc Kinh trước chuyến thăm Mỹ diễn ra vào tháng 9 tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những phát biểu của Đô đốc Scott Swift đưa ra trong bối cảnh các hành động khiêu khích và hành vi xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây quan ngại sâu sắc trong các nước láng giềng của Bắc Kinh, cũng như cộng đồng quốc tế. Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 bế mạc tại Kuala Lumpur, Malaysia 2 ngày trước đã phá vỡ sự dè dặt ngoại giao thường thấy của khối để cảnh báo về “nguy cơ xói mòn lòng tin và tin cậy” ở Biển Đông, do các hành vi tôn tạo, bồi đắp, thay đổi hiện trạng ở vùng biển này. Cũng tại các sự kiện của ASEAN trong dịp này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công khai tố cáo Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh luôn miệng đảm bảo rằng các hoạt động hợp pháp này sẽ không bị cản trở. Trước sự chỉ trích gay gắt của quốc tế, Trung Quốc đã tố ngược rằng Mỹ đang “quân sự hóa” Biển Đông và cố gắng “gây mất đoàn kết” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Theo Linh Phương PetroTimes ====================== Nghe thiên hạ đồn rằng: Khi ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry xác định máy bay, tàu thủy Hoa Kỳ bay tuần tra trên bể Đông nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tự do hàng hải, thì ngoại trưởng Tàu phát biểu rằng Tàu cũng rất ư bảo vệ tự do hàng hải, nhưng Hoa Kỳ không được phép xâm phạm vào lãnh thổ của họ. Khi bị phản biện, ngài ngoại trưởng Hoa Kỳ tỏ ra lúng túng. Đấy là tin đồn, chẳng biết đúng hay sai. Nhưng nếu đúng thì "chẳng phải tay ông". Tức là, nếu là lão Gàn thì lão sẽ phát biểu thế này: Thưa ngài Vương Nghị! Quân lực Hoa Kỳ không vô cớ xâm phạm lãnh thổ và vùng biển đảo có chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Nhưng những hòn đảo và vùng biển trên bể Đông đang là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia, "chưa được quốc tế công nhận" (*). Chính vì vậy, cho nên Hoa Kỳ cần phải đưa tàu chiến và máy bay để giám sát, nhằm bảo vệ tự do hàng hải trên các vùng biển đảo tranh chấp, chưa được cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền. Được chưa! Lão đã phát biểu ngay trên topic này: Biển Đông phải đưa ra trước Liên hiệp Quốc. Và nó phải được "cộng đồng quốc tế" phán quyết chủ quyền trên cơ sở các công ước quốc tế. Hiểu không?! Thưa ngài bộ trưởng cả Tàu lẫn Tây. Mặc dù có thể nó không giải quyết được bản chất vấn đề, nếu như nước Tàu vẫn khăng khăng dùng vũ lực cản trở - thì - ít nhất nó cũng xác định tính chính danh làm tiền đề cho những chuẩn mực quốc tế, cho việc hội nhập toàn cầu trong tương lai. Lão Gàn phát biểu thế này - cứ coi là "chém gió" - rằng: Sức mạnh của những quy luật vũ trụ đang tương tác với trái Đất - nói nôm là Thượng Đế - chưa có quyết định cuối cùng. Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt ở đới nứt gãy hai bờ Thái Binh Dương; hoặc một thiên thạch đủ lớn để rớt xuống một vùng lãnh thổ; hay một trận Đại Hồng Thủy làm biến đổi bề mặt Địa Cầu là....sang phim cả một nền văn minh. Tạm thời, trận động đất được suy đoán trên kiến thức khoa học hiện đại của các nhà khoa học Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, không thể xảy ra. Đây là lời xác định của lão Gàn và lão bảo kê ba năm về điều này. Hết ba năm, lão sẽ xem xét. Hiểu không! PS: Trước mắt cuối năm nay, không xảy ra động đất mà các nhà khoa học Hoa Kỳ đã suy đoán, lão sẽ nhậu Hennessy ăn mừng Lý học Việt luôn luôn ưu thế với tri thức khoa học hiện đại đã. Hì. =================== * Cái này là mượn hình tượng của câu "Chưa được khoa học công nhận". Hì!
    1 like
  9. Người đàn ông bắt gà đất cất tiếng gáyChủ nhật, 9/8/2015 | 03:00 GMT+7 Bắt những con gà đất vô tri vô giác biết gáy như gà thật, món đồ chơi dân gian dân tộc Tày của ông Choóng trở nên đặc biệt “có một không hai”. Đam mê với con gà đất từ hồi mới là đứa trẻ lên 10, ông Hoàng Choóng (69 tuổi, trú xã Na Sầm, Văn Lãng, Lạng Sơn) đã bỏ ra nhiều công sức mày mò tìm hiểu, khôi phục lại loại đồ chơi này. Thầy dạy ông Choóng làm gà đất là cụ già người dân tộc đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhận thấy niềm đam mê đặc biệt của một đứa bé nên quyết định truyền nghề. Gà đất biết gáy là món đồ chơi dân gian của người Tày khu vực Đông Bắc. Nó phát ra tiếng cục cục, mỗi khi thổi hơi vào lại có tiếng gáy như một chú gà trống nghe rất vui tai. Tuy nhiên, để làm hoàn chỉnh được một sản phẩm mất rất nhiều công sức. Vậy nên, cách làm gà đất gáy dần mai một và nhiều người không còn biết tiếng gáy của nó ra sao. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi đang là Trưởng phòng Văn hóa huyện Văn Lãng, ông Choóng đã đau đáu nỗi niềm phải tìm mọi cách khiến những cục đất vô tri vô giác hình con gà cất tiếng gáy. Ông tập làm nhiều lần nhưng đều thất bại. Sau đó, công việc ngày một bận rộn, niềm đam mê cùng gà đất của ông đành gác sang một bên. Gà đất biết gáy của ông Hoàng Choóng rất sinh động và đặc biệt. Ảnh: Hồng Vân Từ năm 2009, khi về hưu ông Choóng mới có thời gian dành toàn tâm toàn ý cho món đồ chơi này. Thoạt đầu cứ tưởng với những kiến thức được thầy truyền dạy, ông có thể làm được một con gà biết gáy, vậy nhưng bắt tay thực hiện mới thấy khó khăn chồng chất. Hàng chục con gà đất hỏng phải vứt bỏ, tốn bao nhiêu công sức mà ông vẫn không tìm ra được phương pháp đúng. Trong nhà ông lúc nào cũng ngổn ngang đất, giấy, cây sậy, có người còn bảo ông về hưu rảnh rỗi quá bày đặt để có việc làm. Chính ông cũng đôi lúc cảm thấy nản nhưng cứ nghĩ đến việc một món đồ chơi dân gian biến mất ông lại quyết tâm. “Cụ dạy tôi cách làm con gà đất cơ bản như thế nào, nhưng để có được con gà gáy tốt như bây giờ thì tôi phải tự học hỏi, mày mò tìm hiểu rất nhiều”, ông Choóng chia sẻ. Nguyên liệu để làm con gà đất là thứ đất đặc biệt có tên gọi theo tiếng dân tộc là Thó. Đất màu trắng, chỉ có ở sông suối khu vực huyện Văn Lãng. Muốn kiếm đất tốt có khi phải đào sâu đến cả mét mới lấy được. Đất lấy đất về phơi thật khô, giã mịn và loại bỏ hết bụi bẩn. Đem thứ bột ấy trộn cùng nước nhào kỹ cho dẻo, tiếp tục cho vào khuôn nặn thành hình đầu gà và đuôi gà, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tay nặn sao cho thật đều, thật giống hình con gà. Đến công đoạn này chỉ mới xong phần vỏ, bí kíp khiến gà đất phát ra tiếng kêu giống như thật nằm trong chiếc lưỡi. Ông Choóng mất rất nhiều thời gian để phát hiện ra rằng lưỡi gà khi đặt vào trong chiếc kèn làm bằng thân cây sậy cần cân đối, vừa khít. Tiếng gà gáy trong hay đục, cao hay thấp phụ thuộc vào điều này. Người làm gà đất nếu không hiểu, không nắm bắt được điểm này thì làm cả trăm con gà tiếng gáy vẫn không đúng điệu. Bây giờ, nếu có đủ nguyên liệu thì mỗi ngày ông Choóng sẽ làm ra được 8-10 con gà đất. Món đồ chơi chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay nhỏ bé, xinh xắn tưởng như không còn giờ xuất hiện trở lại tạo sự thích thú cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Ông Choóng đang chế tác những chú gà đất biết gáy. Ảnh: Hồng Vân Khôi phục hoàn chỉnh con gà đất biết gáy ông Choóng coi đó mới thành công một nửa, nửa còn lại là phải làm sao để càng nhiều người biết đến và yêu thích món đồ chơi này. Mặt khác, ông rất lo lắng trước sự xâm nhập của các món đồ chơi độc hại, bạo lực không nhãn mác từ bên kia biên giới tràn vào ảnh hưởng tới con trẻ. "Tôi làm con gà đất để trẻ con không chơi đồ chơi Trung Quốc nữa, thêm yêu nông thôn, đồng ruộng”, ông lý giải. Hiện nay, ông đã truyền nghề cho 3 người con trai, tuy nhiên hàng ngày ông vẫn đều đặn hoàn thiện những con gà đất để đem đến trưng bày, bán tại các dịp lễ hội, Tết tại địa phương và các tỉnh lân cận. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa cùng với sự tâm huyết, ông Choóng đã bắt những cục đất biết cất tiếng gáy. Ông vui mừng khoe: “Tôi mang con gà này xuống cả Hà Nội cho nó gáy, đem vào Bảo tàng dân tộc, trẻ con thành phố thích lắm. Còn khỏe, tôi còn mang gà đất đến nhiều nơi, chắc chắn người Việt mình sẽ thích đồ chơi dân gian”. Hồng Vân
    1 like
  10. Khi nào con người đi xuyên được thời gian? Quentin Cooper 5 tháng 8 2015 Đã có hơn 100 phim nói về đề tài du hành thời gian kể từ khi ‘Terminator’ và ‘Back to the Future’ ra mắt hơn 30 năm trước đây. Tất cả đều là phim khoa học viễn tưởng và không có liên quan gì đến khoa học. Trong bộ phim mới ra, ‘Predestination’, Ethan Hawke đóng vai một điệp viên thời gian xẹt về quá khứ để ngăn chặn tội ác trước khi nó xảy ra. Hình: Thinkstock Phi lý Mọi thứ rất nhanh chóng trở nên rối trí. Hãy thử nghĩ về điều này: nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian thì điều gì sẽ ngăn chặn họ quay ngược lại một phút trước và đập vỡ nó trước khi nó được sử dụng? Điều này có nghĩa là chưa có ai từng sử dụng nó – vậy thì làm sao mà nó bị đập vỡ được? Điều ngăn chặn một loạt những chuyện ngược đời do đi ngược cỗ máy thời gian tìm về quá khứ tạo ra – trở thành ông của chính bạn, giết chết Hitler trước khi ông ta phát động Đệ nhị Thế chiến – chính là việc cỗ máy thời gian này đã đi ngược lại quy luật vật lý. Vũ trụ mà chúng ta biết thì đều tuân theo các quy luật. Một trong những nguyên lý cơ bản không chỉ của vật lý mà còn của bất cứ phương diện nào của vật chất là luật nhân quả. Quy luật này luôn phải theo đúng trật tự nguyên nhân – kết quả. Nếu thay đổi quá khứ thì cũng có nghĩa là quy luật này bị vi phạm: hành động của bạn sẽ tác động đến điều đã khiến bạn phải quay trở lại quá khứ ngay từ đầu. Do đó, nếu bạn có thể đã giết được Hitler thì Hitler đã không thể làm được điều đã khiến bạn phải quay ngược lại thời gian và giết ông ta. Nhưng điều đó chẳng ngăn được các nhà làm phim khai thác các khía cạnh về các câu chuyện có thể xảy ra nếu bằng cách nào đó bạn quay trở về lịch sử. Đối với Hollywood thì việc du hành ngược thời gian tạo cho họ vô số cơ hội để phát huy trí tưởng tượng và tận dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính. Không giống như các thể loại phim khoa học viễn tưởng khác như người máy có trí khôn hơn con người, du hành xuyên hành tinh hay gặp người ngoài hành tinh – tất cả những chủ đề đều ít nhiều có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết – du hành ngược thời gian trở lại quá khứ sẽ mãi mãi chỉ là khoa học viễn tưởng. Lỗ mọt Nhưng có một lỗ hổng. Một lỗ hổng rất nhỏ gọi là lỗ mọt. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Một mặt, nó hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và hầu hết những ý tưởng lớn đương thời khác về bản chất hiện thực. Mặt khác, nó mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian – đi vào một đầu của lỗ mọt và đi ra vào những ngày, những năm hoặc hàng trăm năm trước đó – mà còn kết nối những nơi xa tít của vũ trụ. Hình: Stage 6 Films Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ý tưởng lỗ mọt thường được vận dụng trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, Stargate, the Avengers và Interstellar. Chỉ có một từ cảnh báo cho những ai muốn chế tàu vũ trụ và lái vào lỗ mọt gần nhất: chúng có thể có thật, chúng có thể có nhiều, chúng có thể là cầu nối không gian và thời gian. Thế nhưng có lỗ mọt là một chuyện, mà sử dụng được nó hay không lại là chuyện khác. Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ mọt được cho rằng chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó quá nhỏ để mà chúng ta đưa tàu không gian vào. Tuy nhiên, cũng có người lập luận rằng với công nghệ phát triển và cùng với thời gian thì cuối cùng nhân loại sẽ tìm ra cách bẫy những lỗ mọt tí ti này và sau đó biến chúng lớn thêm gấp hàng tỷ lần để chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Tất cả chỉ là sự phỏng đoán vào lúc này, nhưng thử hình dung một ngày nào đó một lỗ mọt như thế sẽ mở ra cho con người di chuyển và con người sẽ phải hết sức cẩn thận để tránh tất cả những can thiệp cố ý vào quá khứ thì chúng ta vẫn có thể đâm vào một tình huống cấm. Hình: Paramount Pictures Hậu quả khôn lường Trong truyện ngắn cổ điển ‘A Sound of Thunder’ của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đang phải bay lên trên cao để hạn chế tối đa việc va chạm với quá khứ. Ai đó té ngã và vô tình đè nát một con bướm. Thế mà khi họ trở về hiện tại rất nhiều thứ, từ chính tả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử đều khác biệt và họ phải tạo ra một hiện thực thay thế. Câu chuyện của Bradbury là sự khắc họa đầu tiên ‘Hiệu ứng con bướm’ thường được nhắc đến trong các lý thuyết về sự hỗn loạn: chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường sau này. Và đó là trở ngại thật sự của việc du hành xuyên thời gian. Nếu ai đó có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là làm thế nào đi xuyên thời gian được thì họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may. Chỉ cần thay đổi một chút thôi thì có khả năng sẽ thay đổi tất cả mọi thứ và cuối cùng là viết lại hiện thực. Hình: Nasa Du hành vào tương lai Du hành vào tương lai không phải là không làm được. Trên thực tế, có những người đã làm được điều này. Đứng đầu trong số này là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây. Không nhiều lắm, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Tất cả đều xuất phát từ sự co giãn thời gian, điều mà thuyết tương đối của Einstein đã chỉ ra và chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển nhanh hơn thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất. Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS di chuyển với tốc độ 17.000 dặm một giờ. Điều này lại càng phức tạp hơn khi tính đến yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, Sergei đã già ít hơn so với nếu ông không đi vào không gian. Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm. Đó mới đúng là du hành thời gian. Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở. Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó. ========================= Cá nhân tôi rất kính trọng ngài S. W Hawking. Nhờ ngài - với trước tác nổi tiếng "Lược sử thời gian", đã cho tôi những dữ kiện đầu tiên để so sánh Lý học Đông phương với những tri thức căn bản của nền khoa học hiện đại. Sau đó là sự tiếp tục với các hệ thống kiến thức khoa học hiện đại khác: "Thuyết Vonfram"; "Nghịch lý toán học Cantor".... Nhưng gần đây, có vẻ như ngài SW Hawking có những sai lầm. Đó là những nhận định của ngài về "sự sống ngoài vũ trụ"; về sự "hủy diệt của một xã hội robot hóa"....Và bây giờ là lý thuyết về lỗ mọi trong không gian liên quan đến thời gian. Không chỉ ngài SW Hawking, mà có lẽ ngay cả với những nhà khoa học ưu tú của nền văn minh cũng tỏ ra lúng túng với thuyết "Hạt của Chúa", mà nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã chứng minh là sai lầm. Thực tế đã xác định như vậy. Tất cả những điều này, đã chứng tỏ rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại đã bế tắc trên mọi phương diện. Nó đã đặt ra những ý tưởng không thể chứng nghiệm. Tất cả những quan điểm của lý thuyết khoa học hiện đại nhất, như: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Địa cầu"...Đều đã được Lý học Việt phân tích và mổ sẻ. Bây giờ là vấn đề: "Du hành vào thời gian". Lý thuyết khoa học hiện đại xác định rằng: Về hiện tượng này, Lý học Việt đã nói từ lâu rồi - với vận tốc khác nhau thì sự vận động của thời gian sẽ khác nhau. Lý học Việt mô tả là các "cõi" (Tôi đã có bài nói về điều này ngay trong topic này) . Và nó được mô tả trong câu truyện cổ tích nổi tiếng "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai". Câu chuyện thần thoại của nền văn hiến Việt đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu lạc vào một "cõi" khác - cõi Thiên Thai - thì như Lý học Việt đã trình bày ngay trong topic này:Tùy theo tốc độ của sự vận động, chúng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau về mặt khái niệm thời gian. Những hệ quy chiếu khác nhau này, tổ tiên người Việt mô tả bằng danh từ "cõi", mà những nhà khoa học nửa mùa, coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy, khi Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai trong "cõi Tiên", thì một năm sau trở về nới trần thế, đã ba trăm năm trôi qua. Và điều này, chính tri thức khoa học hiện đại đã xác nhận rằng: Sự xác định của tri thức khoa học hiện đại, đã thừa nhận một sự thật rằng: Trong những hệ quy chiếu có vận tốc khác nhau thì khái niệm thời gian thay đổi. Và điều này đã được mô tả trong truyền thuyết "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" của nền văn hiến Việt. Hay nói cách khác: Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó là sản phẩm của tư duy nhận thức thực tại vận động của vũ trụ. Khái niệm thời gian phụ thuộc vào vận tốc của vật chất trong tương quan với vận động cơ lý nội tại của sinh vật trong môi trường sống của nó. Do đó, thực tế vận động của vật chất tạo ra khái niệm thời gian. Nói rõ hơn là thời gian vốn không có thật trong sự vận động và tiến hóa vũ trụ. Từ sự xác định này, vấn đề được đặt ra là: có thể quay về quá khứ, hay "nhập vào tương lai" của con người được hay không? - sẽ được giải quyết từ cái nhìn của Lý học Việt. Tôi có thể chắc chắn - nhân danh những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt, rằng: Bản chất của vũ trụ này không có thời gian. Do đó chúng ta không thể đi về qúa khứ, hoặc tương lai. Con người sẽ nhận thức được qúa khứ, tương lai và cả hiện tại. Nhưng không phải bằng những phương tiện kỹ thuật. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong topic này, nếu tôi rảnh. PS: bài viết này không dành cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
    1 like
  11. Chữ Nê 泥 Chữ Nê còn đọc là Nệ, mang nghĩa là nặng, <TVGT>: Nê là Nước, Nô Đê thiết 奴 低 切 Nê (đúng logic thì là lướt “Nước Hề 兮!” = Nê, hay “Nước Chi 之!” = Ni, nhưng từ Nước là tiếng Việt, Hán ngữ là “Shui”). Nước = Nặm = =Nặng = Nậm = Thấm, nặng hơn đất nên nước thấm xuống dưới đất, do nhấn “Nặng Hề 兮!” = Nệ. Quá nặng tức “Nệ Nhiều” = Nề (do lướt lủn), cũng là do lướt từ lặp “Nệ Nệ” = Nề, 0+0=1. Do vậy quá nặng thì dùng từ đôi Nặng Nề, no quá tức no nặng thì dùng từ đôi No Nê, cũng cùng logic với nhấn “No Hề 兮!” = Nê. Các từ hai âm tiết No Nê, Nặng Nề là từ đôi chứ không phải là từ láy. Chữ Nệ là nhấn mạnh của từ Nặng, bởi vậy có các từ ghép Câu Nệ nghĩa là coi nặng, Nệ Cổ nghĩa là coi nặng cái cổ xưa, Chấp Nệ nghĩa là nặng về tranh chấp. Chữ Nê 泥 viết có bộ nước 氵và tá âm chữ Ni 尼 (trong từ Ni Cô 尼 姑 nghĩa là vị sư nữ, do lướt “Nữ 女 Chi 之!” = 尼). Chữ Nữ 女 xưa đọc là Nái, < TVGT>: “thời các nước Ngô, Sở, Việt, người Kinh Sở đọc chữ Nữ là thiết ”Nô 奴 Giải 解” = Nái” (sau nhấn “Nái Chứ!” = Nữ 女. Còn lướt lủn “Nàm Trai” = Nam 男, do Sức = Lực= Lộng 弄 = Lụng = Làm = Nàm = =“Nụng弄” , chữ Nam 男 viết kiểu hội ý, đọc từ trên xuống dưới là “Điền 田 Lực 力” = Đực), tiếng Việt còn dùng từ đôi Làm Lụng để nhấn mạnh ý làm nhiều, từ đôi Lộng Hành để diễn đạt ý làm quá chức trách, lướt lủn “Làm Nặng” = Lạm để diễn đạt ý làm quá sự cho phép, từ láy Làm Lung ý khinh làm không nghiêm chỉnh, từ láy Làm Liếc ý khinh làm không nên hồn. Hán ngữ thiết theo <TVGT> thì là “Nu 奴 Jie 解” = Nie, trật, không thành “Nủy 女”, cũng như đọc đúng luật từ trên xuống dưới là “Tian 田 Li 力” = Ti, trật, không thành “Nán 男”. Như vậy chữ Nữ 女 (Nái), Nam 男 (Đực) cũng như chữ Lộng 弄 (Làm), chữ Nê 泥 (Nặng) là những chữ nho phát âm như Việt là từ gốc Việt chứ không phải là “từ Hán-Việt” hay “tố gôc Hán” như Từ Điển VN giải thích. Chữ “Nặng Hề!” = Nê 泥 viết có bộ thủy 氵, biểu ý vật gì mà thấm nước thì cũng nặng hơn chính nó, như đất ngậm nước thì thành “Nê Hầy 是!” = Nầy = Lầy, nghĩa là bùn, “Nát như Bùn” = Nũn. Hán ngữ dùng chữ Nê Thổ 泥 土 nghĩa là đất bùn, dùng chữ Thủy Nê 水 泥 để chỉ xi măng. Chữ Nê 泥 còn được dùng mượn âm ghi từ khác không có chữ nho, ví dụ chữ Đan Nê 丹 泥 kí âm cho từ Đồi Núi (Đan Nê đọc phản thiết “Nê Đan” = =Non), chữ Phiếm Nê 泛 泥 kí âm cho từ Niêm (Phiếm Nê đọc phản thiết “Nê Phiếm” = Niêm, chỉ con Niêm là cái dấu “Nằm Nghiêm” = Niêm, không ai được tự ý làm mất dấu, trong từ Niêm Phong 封)
    1 like
  12. Chữ nôm: Non Từ Non trong tiếng Việt có hai từ đồng âm dị nghĩa, dị nghĩa bởi gốc chúng khác nhau. Một từ là Non với nghĩa “Nó còn nhỏ cỏn Con” = Non, từ Non này để chỉ một thực thể đang có khả năng lớn dần lên cho đến già. Khi còn Non, dù là của thực vật hay của động vật, thì nó ướt vì thành phần tỉ lệ của nó là nhiều nước hơn so với khi đã già, rồi đến khô héo. “Nhiều Ướt” = Nhớt, do vậy nó mềm mại dễ bị Tổn thương, sợ va chạm mạnh, gọi là rụt rè. Rụt = Dút = Dát = Dút Dát = Nhút Nhát. Vật còn “Non và Nhớt” = Nớt, gọi là vật Non Nớt (dùng từ đôi, kèm hàm ý tính nhát gan của nó). Từ Non-Nớt là một từ dính do cái trứng (tiếng) gọi là Non nở ra (theo QT Nở). Từ Non này nho viết bằng chữ “Non dễ Tổn” = Nộn 嫩. Hán ngữ mượn chữ nho Nộn 嫩, nhưng phát âm lơ lớ là “Nân”[ Nen 嫩] và dùng cho đến thời của Hán ngữ hiện đại như ngày nay vẫn dùng. Nhưng trong Hán ngữ không có từ dính Non-Nớt. Từ dính Non-Nớt rõ ràng là có một tiếng âm (Non, dấu thanh điệu nhóm âm là 0 – dấu “không”) và một tiếng dương (Nớt, dấu thanh điệu nhóm dương là 1- dấu “sắc”). Một từ khác là Non với nghĩa “Nó là một Hòn” = Non. Từ Non này tiếng Khơme là Pnom (ví dụ, Pnom Pênh nghĩa là hòn núi một, mang tên bà Pênh). Từ Non này nở ra từ dính Núi-Non (gồm một tiếng dương là Núi – dấu thanh điệu “sắc” là 1, và một tiếng âm là Non – dấu thanh điệu ‘không” là 0). Từ dính Núi-Non được dùng như từ đôi Núi Non (viết không có gạch nối) để nhấn ý nhiều, gồm cả những dãy núi dài và cả những hòn non đơn độc, thành ngữ chỉ nhiều núi non là “núi non trùng trùng điệp điệp”. Hán ngữ không có từ dính Núi-Non, mà dùng từ Sơn Lĩnh 山 嶺, nghĩa đen là dãy núi, để chỉ ý nhiều núi. Từ Hòn đã hàm ý là nó là một thực thể đơn độc, như hòn cuội, hòn đá. Hòn = Non = Đòn = Đơn = Đồi = Độc = Đột 凸 = Một, chỉ vật thể nhô lên so với mặt phẳng (như hình con số 1), dù vật thể đó nó có hình gì, nhìn xa chỉ thấy nó là một khối tròn nhô cao hơn mặt phẳng quanh nó. Tròn = Hòn = Hoàn 丸 = Toàn 全, chuyển nghĩa thì Tròn, Hoàn 丸, Toàn 全 hay từ đôi Hoàn Toàn đều mang nghĩa là “Tròn Tròn” = Trọn, 1+1=0, nghĩa là Trọn Vẹn = =Tròn Vuông. “Trăm năm tính cuộc vuông tròn”. Tròn và Vuông đều sinh ra từ Một gốc, thường dùng từ đôi Tròn Vuông = Trọn Vẹn, hay Vuông Tròn = Vẹn Toàn. Nhưng Vuông-Tròn lại là một từ dính (Vuông là âm - dấu “không”, Tròn là dương – dấu “sắc”) do chúng cùng một gốc là cái tố dương sinh ra, thành ngữ “mẹ tròn con vuông”. Từ Non = Hòn vì nó nhô cao hơn mặt phẳng mà nó đứng, nên Non = Hòn = Ngọn = Ngàn = San = Sơn 山, bởi vậy nho viết từ Non này bằng chữ Sơn 山 (ví dụ Ngàn Hống là Núi Hồng, thời Bắc thuộc không dùng chữ nho cổ nữa mà buộc phải dùng Hán nho viết theo Hán văn là Hồng Lĩnh 鴻 嶺). Thế kỷ 13 sáng tác chữ Nôm “mới” (chữ Nôm cổ có cách nay 6000 năm, tại di chỉ Cảm Tang, Quảng Tây TQ, mới khai quật mấy năm trước cho thấy), các thư lại “máy lạnh” thế kỷ 13 (tuy thời đó chưa có máy lạnh) chỉ hoàn toàn theo sáu cách tạo chữ (lục thư) của Hán nho (mà họ đã học nhằm lòng) để chế tác. Nên để viết từ Non = Hòn Núi đã lấy chữ Sơn 山 làm biểu ý, đặt ở trên, lại lấy chữ Nộn 嫩 làm tá âm đặt ở dưới, thành ra cái chữ “mới” khá phức tạp, bắt đọc là “Non” mà ghi âm đâu đã chính xác, vì cái âm mượn là “Nộn” cơ mà. Khác với phương án thời nhà Nguyễn của Nguyễn Trường Tộ (người đã quá giỏi Tây học, kể cả các ngành kĩ thuật như trắc đạc, khoan thăm dò, thiết kế xây dựng nhà hiện đại) đã trình với Vua, đại ý: nên chính thức dùng chữ quốc ngữ, còn nếu vẫn muốn dùng chữ nho thì cứ phải đọc như người Việt đọc, viết theo ngữ pháp Việt. Nếu như phương án hai (chỉ là chiều theo sự bướng của Vua) thì chữ nho Toàn 全 ở trên sẽ đọc bằng chọn một từ cụ thể trong nôi khái niệm: Non = Tròn = Hòn = Hoàn = =Toàn 全, tùy theo phù hợp ngữ cảnh, ví dụ nói “lên núi kiếm củi” thì không thể đọc là “lên Toàn 全 kiếm củi” mà tự biết đọc là “lên non kiếm củi”. Cuối cùng phương án một là dùng chính thức chữ quốc ngữ (để kí âm được chính xác) đã thắng, đúng ý người Việt nói, mỗi thời mỗi khác do biết thoát, “người Tắm dòng nước Tẩu, trâu Đằm vũng nước Đọng”. Nôi khái niệm: Thoát = Thôi = Đổi = =Đẩy = Đời =Mới.Giả dụ thời đó mà theo phương án dùng chính thức chữ Nôm của thế kỉ 13 thì ngày nay còn rầu nữa, vì theo các nhà ngôn ngữ học nói, “chữ Nôm khó gấp năm lần chữ Hán” (gấp năm lần là gấp bội số lần tức cộng thêm số lần, khác với bằng năm lần). Có lý, (mà mới chỉ là nói tối thiểu thôi), bởi một tiếng gốc nở thành từ dính là hai tiếng, tách riêng ra, mỗi tiếng mới ấy lại nở ra từ dính nữa là hai từ dính. Ví dụ từ diễn tả sự nhút nhát của con rùa là hễ thấy động thì Rút đầu cổ vào trong mui. Rút nở ra từ dính Rụt-Rè, tách ra thì Rụt lại nở ra từ dính Rút-Rát và Rè lại nở ra từ dính Rên-Rĩ. Viết ra thì một chữ gốc là Rút (tương đương chữ “Chou 抽” của Hán ngữ) lập tức có thêm ngay gấp năm lần của nó nữa là các chữ Rụt = Rát = Rè = Rên = Rĩ, cũng chỉ là trong cái nôi khái niệm diễn tả một sự nhút nhát của con rùa.
    1 like