• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/08/2015 in all areas

  1. Khi nào con người đi xuyên được thời gian? Quentin Cooper 5 tháng 8 2015 Đã có hơn 100 phim nói về đề tài du hành thời gian kể từ khi ‘Terminator’ và ‘Back to the Future’ ra mắt hơn 30 năm trước đây. Tất cả đều là phim khoa học viễn tưởng và không có liên quan gì đến khoa học. Trong bộ phim mới ra, ‘Predestination’, Ethan Hawke đóng vai một điệp viên thời gian xẹt về quá khứ để ngăn chặn tội ác trước khi nó xảy ra. Hình: Thinkstock Phi lý Mọi thứ rất nhanh chóng trở nên rối trí. Hãy thử nghĩ về điều này: nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian thì điều gì sẽ ngăn chặn họ quay ngược lại một phút trước và đập vỡ nó trước khi nó được sử dụng? Điều này có nghĩa là chưa có ai từng sử dụng nó – vậy thì làm sao mà nó bị đập vỡ được? Điều ngăn chặn một loạt những chuyện ngược đời do đi ngược cỗ máy thời gian tìm về quá khứ tạo ra – trở thành ông của chính bạn, giết chết Hitler trước khi ông ta phát động Đệ nhị Thế chiến – chính là việc cỗ máy thời gian này đã đi ngược lại quy luật vật lý. Vũ trụ mà chúng ta biết thì đều tuân theo các quy luật. Một trong những nguyên lý cơ bản không chỉ của vật lý mà còn của bất cứ phương diện nào của vật chất là luật nhân quả. Quy luật này luôn phải theo đúng trật tự nguyên nhân – kết quả. Nếu thay đổi quá khứ thì cũng có nghĩa là quy luật này bị vi phạm: hành động của bạn sẽ tác động đến điều đã khiến bạn phải quay trở lại quá khứ ngay từ đầu. Do đó, nếu bạn có thể đã giết được Hitler thì Hitler đã không thể làm được điều đã khiến bạn phải quay ngược lại thời gian và giết ông ta. Nhưng điều đó chẳng ngăn được các nhà làm phim khai thác các khía cạnh về các câu chuyện có thể xảy ra nếu bằng cách nào đó bạn quay trở về lịch sử. Đối với Hollywood thì việc du hành ngược thời gian tạo cho họ vô số cơ hội để phát huy trí tưởng tượng và tận dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính. Không giống như các thể loại phim khoa học viễn tưởng khác như người máy có trí khôn hơn con người, du hành xuyên hành tinh hay gặp người ngoài hành tinh – tất cả những chủ đề đều ít nhiều có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết – du hành ngược thời gian trở lại quá khứ sẽ mãi mãi chỉ là khoa học viễn tưởng. Lỗ mọt Nhưng có một lỗ hổng. Một lỗ hổng rất nhỏ gọi là lỗ mọt. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Một mặt, nó hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và hầu hết những ý tưởng lớn đương thời khác về bản chất hiện thực. Mặt khác, nó mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian – đi vào một đầu của lỗ mọt và đi ra vào những ngày, những năm hoặc hàng trăm năm trước đó – mà còn kết nối những nơi xa tít của vũ trụ. Hình: Stage 6 Films Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ý tưởng lỗ mọt thường được vận dụng trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, Stargate, the Avengers và Interstellar. Chỉ có một từ cảnh báo cho những ai muốn chế tàu vũ trụ và lái vào lỗ mọt gần nhất: chúng có thể có thật, chúng có thể có nhiều, chúng có thể là cầu nối không gian và thời gian. Thế nhưng có lỗ mọt là một chuyện, mà sử dụng được nó hay không lại là chuyện khác. Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ mọt được cho rằng chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó quá nhỏ để mà chúng ta đưa tàu không gian vào. Tuy nhiên, cũng có người lập luận rằng với công nghệ phát triển và cùng với thời gian thì cuối cùng nhân loại sẽ tìm ra cách bẫy những lỗ mọt tí ti này và sau đó biến chúng lớn thêm gấp hàng tỷ lần để chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Tất cả chỉ là sự phỏng đoán vào lúc này, nhưng thử hình dung một ngày nào đó một lỗ mọt như thế sẽ mở ra cho con người di chuyển và con người sẽ phải hết sức cẩn thận để tránh tất cả những can thiệp cố ý vào quá khứ thì chúng ta vẫn có thể đâm vào một tình huống cấm. Hình: Paramount Pictures Hậu quả khôn lường Trong truyện ngắn cổ điển ‘A Sound of Thunder’ của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đang phải bay lên trên cao để hạn chế tối đa việc va chạm với quá khứ. Ai đó té ngã và vô tình đè nát một con bướm. Thế mà khi họ trở về hiện tại rất nhiều thứ, từ chính tả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử đều khác biệt và họ phải tạo ra một hiện thực thay thế. Câu chuyện của Bradbury là sự khắc họa đầu tiên ‘Hiệu ứng con bướm’ thường được nhắc đến trong các lý thuyết về sự hỗn loạn: chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường sau này. Và đó là trở ngại thật sự của việc du hành xuyên thời gian. Nếu ai đó có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là làm thế nào đi xuyên thời gian được thì họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may. Chỉ cần thay đổi một chút thôi thì có khả năng sẽ thay đổi tất cả mọi thứ và cuối cùng là viết lại hiện thực. Hình: Nasa Du hành vào tương lai Du hành vào tương lai không phải là không làm được. Trên thực tế, có những người đã làm được điều này. Đứng đầu trong số này là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây. Không nhiều lắm, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Tất cả đều xuất phát từ sự co giãn thời gian, điều mà thuyết tương đối của Einstein đã chỉ ra và chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển nhanh hơn thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất. Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS di chuyển với tốc độ 17.000 dặm một giờ. Điều này lại càng phức tạp hơn khi tính đến yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, Sergei đã già ít hơn so với nếu ông không đi vào không gian. Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm. Đó mới đúng là du hành thời gian. Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở. Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó. ========================= Cá nhân tôi rất kính trọng ngài S. W Hawking. Nhờ ngài - với trước tác nổi tiếng "Lược sử thời gian", đã cho tôi những dữ kiện đầu tiên để so sánh Lý học Đông phương với những tri thức căn bản của nền khoa học hiện đại. Sau đó là sự tiếp tục với các hệ thống kiến thức khoa học hiện đại khác: "Thuyết Vonfram"; "Nghịch lý toán học Cantor".... Nhưng gần đây, có vẻ như ngài SW Hawking có những sai lầm. Đó là những nhận định của ngài về "sự sống ngoài vũ trụ"; về sự "hủy diệt của một xã hội robot hóa"....Và bây giờ là lý thuyết về lỗ mọi trong không gian liên quan đến thời gian. Không chỉ ngài SW Hawking, mà có lẽ ngay cả với những nhà khoa học ưu tú của nền văn minh cũng tỏ ra lúng túng với thuyết "Hạt của Chúa", mà nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã chứng minh là sai lầm. Thực tế đã xác định như vậy. Tất cả những điều này, đã chứng tỏ rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại đã bế tắc trên mọi phương diện. Nó đã đặt ra những ý tưởng không thể chứng nghiệm. Tất cả những quan điểm của lý thuyết khoa học hiện đại nhất, như: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Địa cầu"...Đều đã được Lý học Việt phân tích và mổ sẻ. Bây giờ là vấn đề: "Du hành vào thời gian". Lý thuyết khoa học hiện đại xác định rằng: Về hiện tượng này, Lý học Việt đã nói từ lâu rồi - với vận tốc khác nhau thì sự vận động của thời gian sẽ khác nhau. Lý học Việt mô tả là các "cõi" (Tôi đã có bài nói về điều này ngay trong topic này) . Và nó được mô tả trong câu truyện cổ tích nổi tiếng "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai". Câu chuyện thần thoại của nền văn hiến Việt đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu lạc vào một "cõi" khác - cõi Thiên Thai - thì như Lý học Việt đã trình bày ngay trong topic này:Tùy theo tốc độ của sự vận động, chúng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau về mặt khái niệm thời gian. Những hệ quy chiếu khác nhau này, tổ tiên người Việt mô tả bằng danh từ "cõi", mà những nhà khoa học nửa mùa, coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy, khi Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai trong "cõi Tiên", thì một năm sau trở về nới trần thế, đã ba trăm năm trôi qua. Và điều này, chính tri thức khoa học hiện đại đã xác nhận rằng: Sự xác định của tri thức khoa học hiện đại, đã thừa nhận một sự thật rằng: Trong những hệ quy chiếu có vận tốc khác nhau thì khái niệm thời gian thay đổi. Và điều này đã được mô tả trong truyền thuyết "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" của nền văn hiến Việt. Hay nói cách khác: Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó là sản phẩm của tư duy nhận thức thực tại vận động của vũ trụ. Khái niệm thời gian phụ thuộc vào vận tốc của vật chất trong tương quan với vận động cơ lý nội tại của sinh vật trong môi trường sống của nó. Do đó, thực tế vận động của vật chất tạo ra khái niệm thời gian. Nói rõ hơn là thời gian vốn không có thật trong sự vận động và tiến hóa vũ trụ. Từ sự xác định này, vấn đề được đặt ra là: có thể quay về quá khứ, hay "nhập vào tương lai" của con người được hay không? - sẽ được giải quyết từ cái nhìn của Lý học Việt. Tôi có thể chắc chắn - nhân danh những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt, rằng: Bản chất của vũ trụ này không có thời gian. Do đó chúng ta không thể đi về qúa khứ, hoặc tương lai. Con người sẽ nhận thức được qúa khứ, tương lai và cả hiện tại. Nhưng không phải bằng những phương tiện kỹ thuật. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong topic này, nếu tôi rảnh. PS: bài viết này không dành cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
    2 likes
  2. Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông (Vietnam+) lúc : 09/08/15 05:51 Máy bay tuần tra Beechcraft TC-90 của Không quân Nhật Bản. (Nguồn: Reuters) Theo Đài RFI, trang điện tử của tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) ngày 8/8 nhận định rằng thông tin về khả năng Nhật Bản tặng 3 máy bay tuần tra Beechcraft TC-90 King Air cho Philippines không khiến giới quan sát ngạc nhiên xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp giữa Manila và Tokyo. Nhật Bản và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011 và trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ thái độ hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, thì quan hệ giữa hai nước này lại càng thêm bền chặt, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm 6/8, Nhật Bản là một trong những nước bày tỏ quan ngại mạnh mẽ nhất về hoạt động bồi lấp của Trung Quốc tại Biển Đông. Bên cạnh đó, Tokyo còn tiết lộ ý định tặng Philippines 3 máy bay tuần tra để nước này tăng cường năng lực giám sát hải phận của mình. Từ ý định cho đến những việc làm cụ thể là cả một chặng đường dài, nhưng rõ ràng là Nhật Bản đang cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông đã được tuyên bố trong thời gian gần đây. Ngoài ra, nhằm giúp Manila tăng cường năng lực giám sát trên Biển Đông, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 tàu tuần duyên mới cho Philippines. Ba chiếc TC-90 sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng ứng phó của Philippines, vốn không có đủ máy bay để tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông. Các máy bay TC-90 có thể được trang bị hệ thống radar giám sát mặt nước và không trung, giúp Manila phản ứng kịp thời khi các đảo đá do Philippines kiểm soát ở Biển Đông bị Trung Quốc đe dọa. Trong tương lai, sự hợp tác quân sự giữa Tokyo và Manila được cho là sẽ tăng tiến mạnh mẽ hơn nữa, căn cứ vào những cam kết từng được hai bên đưa ra như ký kết một thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo và tổ chức tập trận song phương và đa phương. Thậm chí, Philippines còn không loại trừ việc đi đến một Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này, điều cho đến nay chỉ được Manila dành riêng cho Washington. Giới quan sát nhận định những ý định giúp đỡ trên của Nhật Bản đối với Philippines, phản ánh quyết tâm của Tokyo muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn tại châu Á./. ==================== Can dự cho nó zdui. Chủ yếu là thể hiện, chém gió là chính. Ló lặng zdìa chính trị nhiều hơn. Hôm lay, não hé nộ một tý nhoa: "Nếu" - nhớ là có chữ "nếu" đấy nha - "Nếu chiến tranh xảy ra thì nó sẽ bắt đầu từ Đài Loan". Quý zdị và anh chị em xem kỹ lại bức tranh, mà lão đặt tên là "Canh bạc cuối cùng": Họ đánh bạc trong một ngôi nhà bên bờ biển treo ảnh ngài Tôn Trung Sơn. Lúc ấy, lão sẽ lên diễn đàn lyhocdong phuong và Fb của lão, khuyên: "Các bên hãy bình tĩnh, mọi việc đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao". Hì!
    1 like
  3. THIÊN LÝ NHÃN Vừa rồi trong Album "Tuyệt chiêu Địa lý Lạc Việt", anh Trần Minh Nhật có hỏi: "Hi, con cũng chưa hiểu chiêu "Thiên Lý Nhãn" lắm. Con phải qua xin sư phụ học thêm". Vậy Thiên Lý Nhãn là gì? Phòng họp của Tổng Cty DTT được thiết kế theo hình Thiên Lý Nhãn Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.- nếu anh chị em vào đây và đọc được bài này. Tôi thường nhắc nhở anh chị em rằng: Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống tri thức chặt chẽ, nhất quán, hoàn chỉnh, mộ tả những quy luật tương tác khách quan và giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện trong phạm trù của nó có khả năng tiên tri. Nhưng, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử thì ngành học này đã thất truyền. Nền văn minh Hán tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, sai lệch và chỉ gồm những mảnh vụn rời rạc lưu truyền trong dân gian. Cái gọi là 4 trường phái phong thủy trong văn minh Hán, thực chất chỉ là bốn yếu tố tương tác trong một hệ luận nhất quán của Địa Lý Lạc Việt. Điều này giống như "Cửu Âm chân kinh" bị xé lẻ thành các võ phái Trung Hoa trong tiểu thuyết "Cô gái Đồ Long" của Kim Dung vậy. Cả một nền văn minh sụp đổ và bị đô hộ hơn 1000 năm - đây không phải con số vô cảm được đọc trong một giây - nên vẫn còn rất nhiều tri thức Địa Lý Lạc Việt rải rác trong dân gian và không....nằm trong cái gọi là trường phái nào của Tàu. Trong đó có những chiêu thức ứng dụng. Đó là lý do tôi thường khuyên anh chị em phải luôn sưu tầm tiếp thu các kiến thức Địa Lý Lạc Việt còn lưu truyền trong dân gian là vậy. Quay trở lại câu hỏi của Trần Minh Nhật - liên quan đến chiêu thức ứng dụng - Trong lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tôi có mô tả một yếu tố tương tác thứ V, ngoài 4 yếu tố tương tác tự nhiên mà người Tàu gọi là Trường phái - thì đây là yếu tố tương tác do con người mô phỏng thiên nhiên tác động lên chính cuộc sống của mình. Bởi vậy, những chiêu thức trong phong thủy hầu hết đều nằm trong yếu tố tương tác thứ 5 này, trong đó có "Thiên Lý Nhãn". Vấn đề là tại sao con người mô phỏng tự nhiên - một trong những nguyên lý của yếu tố tương tác thứ V - lại có thể thành chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt? Đó chính là sự vận dụng nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Hình ảnh cũ. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Biểu tượng của con mắt thứ ba. Hình ảnh cũ. Nguyên lý này thì ai tìm hiểu về Lý học chuyên sâu đều biết. Và đều có thể sổ Nho chém gió trên các bàn nhậu để dọa những người kém hiểu biết. Nhưng vấn đề là tại sao lại "hình nào khí đó"? Đến đây thì chỉ dành cho những người có khả năng tư duy thực sự và cập nhật kiến thức khoa học hiện đại nhất - đó là lý thuyết vật lý lượng tử. Những thực nghiệm của vật lý Lượng tử đã xác định rằng: Cho hai hạt cơ bản đồng tính chất cách nhau với một khoảng cách tính bằng năm ánh sáng. Nếu một hạt đảo chiều thì hạt kia ngay lập tức cũng quay theo cùng chiều với hạt ban đầu. Nói rộng ra ngoài lề một chút thì phải có một trường tương tác tức thời trong vũ trụ để tác động lên hạt thứ hai và tốc độ tương tác của trường này phải là tuyệt đối, hoặc gần như tuyệt đối. Từ đó chúng ta sẽ có một suy luận hợp lý rằng: Mọi cấu trúc vật chất có hình thể giống nhau sẽ có cùng một tính chất như nhau về cấu trúc vật chất được tạo thành từ những hạt cơ bản. Thí dụ: Một cục gang nằm lăn lóc trong đống phế liệu, cũng có cấu trúc vật chất giống một chiếc bánh trớn (Bánh đà) đúc bằng gang đang họat động trong một cái máy nổ. Một hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh trong nhà cũng sẽ có cấu trúc như núi đá vôi trong cả một dãy núi. Và dù là đá vôi, hay gang, thép thì chúng cũng có cấu trúc từ những hạt cơ bản. Những hạt cơ bản này sẽ thông qua trường tương tác có sự vận động cùng tính chất với các hạt tương tự trong cấu trúc hình thể giống nhau. Và nó phải tạo ra trong không gian xung quanh những hình thể giống nhau này, một trường tương tác tương ứng để có thể "nhận ra" tính chất của nhau , mà những thí nghiệm khoa học đã thể nghiệm ở trên. Lý học mô tả trường tương tác tương ứng này là "khí chất". Đó chính là nguyên lý của "Hình nào khí đó" trong Lý học Việt. Từ nguyên lý và bản chất của vấn đề mà tôi mô tả ở trên, đã hình thành yếu tố cấu trúc Hình Lý Khí trong Địa Lý Lạc Việt và tạo ra những chiêu thức trấn yểm trong yếu tố tương tác thứ V trong Địa lý Lạc Việt. Nói rộng hơn và ngoài lề một chút thì đây chính là nguyên nhân để tôi xác định rằng: Ngay cả các lý thuyết vật lý hiện đại nhất của nền văn minh hiện nay, dù phát triển thêm 50 năm nữa thì vẫn còn thua xa những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Vì nền văn minh này đã hiểu rõ và sâu sắc hơn nhiều khi đã ứng dụng một cách rất cụ thể, chi tiết trong đời sống con người. Bởi vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt phải hiểu được bản chất của nguyên lý lý thuyết này thì mới có thể hiểu một cách rõ ràng những chiêu thức ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Một lý thuyết nhân danh khoa học thì phải phản ánh những thực tại khách quan mà nó mô tả. Nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương phản ánh một thực tại khách quan liên hệ với những tri thức khoa học đã mô tả bắt đầu từ những thực nghiệm của vật lý lượng tử. Tất nhiên nó chỉ bí ẩn và "mê tín dị đoan" với những người không chịu tư duy. Trở lại với chiêu thức "Thiên Lý nhãn". Trước hết chiêu thức này có hình thức của một con mắt. Tính đến ngày hôm nay, tôi đã ứng dụng "Thiên Lý nhãn" trong 5 ca phong thủy. Trong đó có một ca chính là căn nhà của tôi thể hiện qua các khung cửa sổ (Khung cửa số nhà tôi thiết kế theo hình Thiên Lý nhãn"). Nhưng có thể nói ca ứng dụng hoàn hảo nhất là ở Tổng Cty DTT. Các bạn có thể xem sự ứng dụng chiêu thức này trong topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng, trong phần nói về Tổng Cty này. Vậy "Thiên Lý nhãn" có tác dụng gì? Trước hết, theo nguyên lý "hình nào khí đó" thì con mắt là biểu tượng của sự nhận thức, sự quán xét và là dữ kiện ban đầu của sự phát xét. Tất nhiên, theo nguyên lý "Hình nào khí đó" - đã chứng minh ở trên - thì khi ứng dụng hình thể nào nó sẽ tạo ra một trường khí tương tự và tác động đến những con người trong hình thể kiến trúc thuộc sở hữu của người đó. Tất nhiên, với trường khí tương tác của "Thiên lý nhãn" sẽ có tác dụng làm cho con người sống trong trường khí của nó lựa chọn và tập hợp được những đối tác tốt trong kinh doanh với những quyết định đúng đắn hơn. Như vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt - đặc biệt anh chị em nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt cao cấp - cần phải hiểu nguyên lý lý thuyết và bản chất thực tế của những phương pháp ứng dụng trong những chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt, mà tôi đã trình bày trong lớp. Như vậy, chúng ta có thể biến hóa thành rất nhiều chiêu thức để ứng dụng và trấn yểm. Nếu chỉ học phương pháp thì chỉ là sự ứng dụng thuần túy và thành thợ Phong Thủy. Cho dù là thợ cao cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân để Lý học Đông phương nói chung bị coi là huyền bí trong con mắt tha nhân hơn 2000 năm nay, khi nền văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Thực chất tất cả các ngành chuyên môn của Lý học Đông phương, từ bói toán, phong thủy, Đông y...hoàn toàn rất khoa học. ============================= PS: Viết thêm trong topic của web này: Tuy nhiên, để minh chứng cả một nền văn minh phương Đông huyền vĩ đến kỳ vĩ, nếu sự kiện cách đây chỉ 50 năm thôi - lúc ấy thuyết Lượng Tử chưa phát triển - có lẽ sẽ không được coi là có "cơ sở khoa học". Còn ngay bây giờ, có lẽ cũng chỉ vài người ở trình độ và khả năng tư duy rất cao cấp , cũng chỉ có thể lờ mờ hiểu được, vì cảm nhận được tính hợp lý lý thuyết. Sở dĩ như vậy, là do sự phát triển của nền văn minh hiện đại có xu hướng thực chứng, thực nghiệm này cũng chưa đủ chín để có những phương tiện kỹ thuật kiểm chứng những thực tế ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Hay nói cách khác là do khoảng cách chênh lệch trình độ giữa hai nền văn minh. Cho nên chỉ có thể mô tả trên tính hợp lý lý thuyết.
    1 like