• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/08/2015 in Bài viết

  1. Khi nào con người đi xuyên được thời gian? Quentin Cooper 5 tháng 8 2015 Đã có hơn 100 phim nói về đề tài du hành thời gian kể từ khi ‘Terminator’ và ‘Back to the Future’ ra mắt hơn 30 năm trước đây. Tất cả đều là phim khoa học viễn tưởng và không có liên quan gì đến khoa học. Trong bộ phim mới ra, ‘Predestination’, Ethan Hawke đóng vai một điệp viên thời gian xẹt về quá khứ để ngăn chặn tội ác trước khi nó xảy ra. Hình: Thinkstock Phi lý Mọi thứ rất nhanh chóng trở nên rối trí. Hãy thử nghĩ về điều này: nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian thì điều gì sẽ ngăn chặn họ quay ngược lại một phút trước và đập vỡ nó trước khi nó được sử dụng? Điều này có nghĩa là chưa có ai từng sử dụng nó – vậy thì làm sao mà nó bị đập vỡ được? Điều ngăn chặn một loạt những chuyện ngược đời do đi ngược cỗ máy thời gian tìm về quá khứ tạo ra – trở thành ông của chính bạn, giết chết Hitler trước khi ông ta phát động Đệ nhị Thế chiến – chính là việc cỗ máy thời gian này đã đi ngược lại quy luật vật lý. Vũ trụ mà chúng ta biết thì đều tuân theo các quy luật. Một trong những nguyên lý cơ bản không chỉ của vật lý mà còn của bất cứ phương diện nào của vật chất là luật nhân quả. Quy luật này luôn phải theo đúng trật tự nguyên nhân – kết quả. Nếu thay đổi quá khứ thì cũng có nghĩa là quy luật này bị vi phạm: hành động của bạn sẽ tác động đến điều đã khiến bạn phải quay trở lại quá khứ ngay từ đầu. Do đó, nếu bạn có thể đã giết được Hitler thì Hitler đã không thể làm được điều đã khiến bạn phải quay ngược lại thời gian và giết ông ta. Nhưng điều đó chẳng ngăn được các nhà làm phim khai thác các khía cạnh về các câu chuyện có thể xảy ra nếu bằng cách nào đó bạn quay trở về lịch sử. Đối với Hollywood thì việc du hành ngược thời gian tạo cho họ vô số cơ hội để phát huy trí tưởng tượng và tận dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính. Không giống như các thể loại phim khoa học viễn tưởng khác như người máy có trí khôn hơn con người, du hành xuyên hành tinh hay gặp người ngoài hành tinh – tất cả những chủ đề đều ít nhiều có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết – du hành ngược thời gian trở lại quá khứ sẽ mãi mãi chỉ là khoa học viễn tưởng. Lỗ mọt Nhưng có một lỗ hổng. Một lỗ hổng rất nhỏ gọi là lỗ mọt. Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian. Một mặt, nó hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và hầu hết những ý tưởng lớn đương thời khác về bản chất hiện thực. Mặt khác, nó mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian – đi vào một đầu của lỗ mọt và đi ra vào những ngày, những năm hoặc hàng trăm năm trước đó – mà còn kết nối những nơi xa tít của vũ trụ. Hình: Stage 6 Films Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ý tưởng lỗ mọt thường được vận dụng trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, Stargate, the Avengers và Interstellar. Chỉ có một từ cảnh báo cho những ai muốn chế tàu vũ trụ và lái vào lỗ mọt gần nhất: chúng có thể có thật, chúng có thể có nhiều, chúng có thể là cầu nối không gian và thời gian. Thế nhưng có lỗ mọt là một chuyện, mà sử dụng được nó hay không lại là chuyện khác. Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ mọt được cho rằng chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó quá nhỏ để mà chúng ta đưa tàu không gian vào. Tuy nhiên, cũng có người lập luận rằng với công nghệ phát triển và cùng với thời gian thì cuối cùng nhân loại sẽ tìm ra cách bẫy những lỗ mọt tí ti này và sau đó biến chúng lớn thêm gấp hàng tỷ lần để chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Tất cả chỉ là sự phỏng đoán vào lúc này, nhưng thử hình dung một ngày nào đó một lỗ mọt như thế sẽ mở ra cho con người di chuyển và con người sẽ phải hết sức cẩn thận để tránh tất cả những can thiệp cố ý vào quá khứ thì chúng ta vẫn có thể đâm vào một tình huống cấm. Hình: Paramount Pictures Hậu quả khôn lường Trong truyện ngắn cổ điển ‘A Sound of Thunder’ của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đang phải bay lên trên cao để hạn chế tối đa việc va chạm với quá khứ. Ai đó té ngã và vô tình đè nát một con bướm. Thế mà khi họ trở về hiện tại rất nhiều thứ, từ chính tả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử đều khác biệt và họ phải tạo ra một hiện thực thay thế. Câu chuyện của Bradbury là sự khắc họa đầu tiên ‘Hiệu ứng con bướm’ thường được nhắc đến trong các lý thuyết về sự hỗn loạn: chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường sau này. Và đó là trở ngại thật sự của việc du hành xuyên thời gian. Nếu ai đó có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là làm thế nào đi xuyên thời gian được thì họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may. Chỉ cần thay đổi một chút thôi thì có khả năng sẽ thay đổi tất cả mọi thứ và cuối cùng là viết lại hiện thực. Hình: Nasa Du hành vào tương lai Du hành vào tương lai không phải là không làm được. Trên thực tế, có những người đã làm được điều này. Đứng đầu trong số này là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây. Không nhiều lắm, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Tất cả đều xuất phát từ sự co giãn thời gian, điều mà thuyết tương đối của Einstein đã chỉ ra và chúng ta có thể đo lường được. Theo đó, khi con người ta di chuyển nhanh hơn thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất. Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS di chuyển với tốc độ 17.000 dặm một giờ. Điều này lại càng phức tạp hơn khi tính đến yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, Sergei đã già ít hơn so với nếu ông không đi vào không gian. Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm. Đó mới đúng là du hành thời gian. Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở. Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó. ========================= Cá nhân tôi rất kính trọng ngài S. W Hawking. Nhờ ngài - với trước tác nổi tiếng "Lược sử thời gian", đã cho tôi những dữ kiện đầu tiên để so sánh Lý học Đông phương với những tri thức căn bản của nền khoa học hiện đại. Sau đó là sự tiếp tục với các hệ thống kiến thức khoa học hiện đại khác: "Thuyết Vonfram"; "Nghịch lý toán học Cantor".... Nhưng gần đây, có vẻ như ngài SW Hawking có những sai lầm. Đó là những nhận định của ngài về "sự sống ngoài vũ trụ"; về sự "hủy diệt của một xã hội robot hóa"....Và bây giờ là lý thuyết về lỗ mọi trong không gian liên quan đến thời gian. Không chỉ ngài SW Hawking, mà có lẽ ngay cả với những nhà khoa học ưu tú của nền văn minh cũng tỏ ra lúng túng với thuyết "Hạt của Chúa", mà nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã chứng minh là sai lầm. Thực tế đã xác định như vậy. Tất cả những điều này, đã chứng tỏ rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại đã bế tắc trên mọi phương diện. Nó đã đặt ra những ý tưởng không thể chứng nghiệm. Tất cả những quan điểm của lý thuyết khoa học hiện đại nhất, như: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Địa cầu"...Đều đã được Lý học Việt phân tích và mổ sẻ. Bây giờ là vấn đề: "Du hành vào thời gian". Lý thuyết khoa học hiện đại xác định rằng: Về hiện tượng này, Lý học Việt đã nói từ lâu rồi - với vận tốc khác nhau thì sự vận động của thời gian sẽ khác nhau. Lý học Việt mô tả là các "cõi" (Tôi đã có bài nói về điều này ngay trong topic này) . Và nó được mô tả trong câu truyện cổ tích nổi tiếng "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai". Câu chuyện thần thoại của nền văn hiến Việt đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu lạc vào một "cõi" khác - cõi Thiên Thai - thì như Lý học Việt đã trình bày ngay trong topic này:Tùy theo tốc độ của sự vận động, chúng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau về mặt khái niệm thời gian. Những hệ quy chiếu khác nhau này, tổ tiên người Việt mô tả bằng danh từ "cõi", mà những nhà khoa học nửa mùa, coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy, khi Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai trong "cõi Tiên", thì một năm sau trở về nới trần thế, đã ba trăm năm trôi qua. Và điều này, chính tri thức khoa học hiện đại đã xác nhận rằng: Sự xác định của tri thức khoa học hiện đại, đã thừa nhận một sự thật rằng: Trong những hệ quy chiếu có vận tốc khác nhau thì khái niệm thời gian thay đổi. Và điều này đã được mô tả trong truyền thuyết "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" của nền văn hiến Việt. Hay nói cách khác: Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó là sản phẩm của tư duy nhận thức thực tại vận động của vũ trụ. Khái niệm thời gian phụ thuộc vào vận tốc của vật chất trong tương quan với vận động cơ lý nội tại của sinh vật trong môi trường sống của nó. Do đó, thực tế vận động của vật chất tạo ra khái niệm thời gian. Nói rõ hơn là thời gian vốn không có thật trong sự vận động và tiến hóa vũ trụ. Từ sự xác định này, vấn đề được đặt ra là: có thể quay về quá khứ, hay "nhập vào tương lai" của con người được hay không? - sẽ được giải quyết từ cái nhìn của Lý học Việt. Tôi có thể chắc chắn - nhân danh những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt, rằng: Bản chất của vũ trụ này không có thời gian. Do đó chúng ta không thể đi về qúa khứ, hoặc tương lai. Con người sẽ nhận thức được qúa khứ, tương lai và cả hiện tại. Nhưng không phải bằng những phương tiện kỹ thuật. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong topic này, nếu tôi rảnh. PS: bài viết này không dành cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
    2 likes
  2. LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 "Giá dầu giảm cuối năm nay. Nhưng giá dầu xuống đến 20 Dol/ Thùng thì hơi quá. Khoảng xấp xỉ 40 Dol thì khả thi....". * Lão Gàn có thể hiệu chỉnh lời tiên tri theo xu hướng gía dầu xuống thấp hơn nữa, tùy thuộc vào vài yếu tố tương tác làm lão Gàn cảm thấy...khó chịu, gây cảm ứng tiên tri. ======================= Kịch bản giá dầu 40 USD/thùng: Cán cân quyền lực Mỹ-Nga thay đổi (Thị trường) - Giá dầu gần như nằm trong tay Mỹ, vị thế cường quốc của Nga trên thế giới chắc chắn bị suy giảm nặng nề. Kịch bản giá dầu 40 USD/thùng: Nga bị dồn vào chân tường? Kinh tế Nga đang hồi sinh nhanh hay sẽ trả giá đắt? Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nhận định như vậy khi trao đổi với Đất Việt về kịch bản giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng. Mỹ không hề hấn gì! Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, với diễn biến trên thị trường dầu lửa thế giới hiện nay, nguy cơ giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng, thậm chí 30 USD/thùng hoàn toàn có thể xảy ra. Hàng loạt nhân tố đang ép cho giá dầu suy giảm mạnh: Mỹ đã không cần nguồn dầu của thế giới, thậm chí còn xuất khẩu dầu; OPEC không muốn cắt giảm sản lượng dầu vì sợ mất thị phần vào tay Mỹ và phương Tây; Iran quay trở lại thị trường dầu lửa và các nước vốn lệ thuộc vào dầu lửa đang cố bán dầu để đem tiền về cho ngân sách rỗng bất chấp giá dầu rẻ. Ngoài ra, tảng băng năng lượng sạch bắt đầu tiến đến. Còn kinh tế Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu lửa lớn thứ hai trên thế đang đi xuống, nếu có quay trở lại cũng không thể tăng trưởng cao như trước và không thể dùng năng lượng như xưa vì vấn đề môi trường đã quá nặng nề. Nhu cầu về dầu lửa không quá mạnh mẽ như thập kỷ vừa qua sẽ khiến giá dầu tiếp tục đà giảm mạnh. Giá dầu lao dốc cùng lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kinh tế Nga nguy khốn Nhiều nước trên thế giới đang lo giá dầu giảm xuống dữ dội vì sự quay trở lại của Iran. Có ý kiến cho rằng nhanh thì Iran mất hàng năm mới khai thác được dầu vì các giếng dầu của Iran bị bỏ lâu năm, nhưng thực tế một chuyên gia nghiên cứu Iran đã chỉ ra rằng, cùng lắm Tehran chỉ mất 6 tháng. Còn Bộ trưởng dầu mỏ Iran tuyên bố, nước này có thể tăng mạnh khối lượng dầu mỏ xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tuần đầu tiên và 1 triệu thùng/ngày trong tháng đầu tiên ngay sau khi các lệnh cấm vận liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran được dỡ bỏ. Lượng dầu dự trữ ở trong Iran là cực lớn, Iran đã có sẵn hàng triệu thùng trên các tàu chở dầu. Trong khi đó nắm trong tay công nghệ khai thác dầu đá phiến giá rẻ, khi giá dầu xuống thấp, các công ty khai thác dầu của Mỹ chỉ việc đóng giếng dầu lại và khi giá lên cao họ lại mở lại các giếng dầu đó, hút dầu lên và đem bán. Theo một tính toán, với kịch bản giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng, doanh nghiệp Mỹ vẫn lãi 10%. Có dầu đá phiến, công nghệ sử dụng năng lượng sạch của Mỹ cũng đang tăng lên rất mạnh. Không phải ngẫu nhiên ngày 3/8 vừa qua Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch năng lượng sạch, nâng tỷ trọng sử dụng điện gió và năng lượng mặt trời. Cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng sạch Mỹ đã nắm trong tay và khi đó họ không cần dùng tới dầu lửa. Nếu Mỹ lại thông qua đạo luật cho phép các công ty Mỹ được xuất khẩu dầu lửa thì giá dầu còn tụt xuống thê thảm nữa, thậm chí có thể rơi thẳng xuống 30 USD/thùng. Các công ty của Mỹ đang khiếu nại chính phủ rằng lệnh cấm xuất khẩu dầu lửa khiến họ phải bán dầu trong nước với giá còn thấp hơn giá bán cho nước ngoài tới 10 USD/thùng. Bởi thế khi giá dầu xuống 30 USD/thùng thì Mỹ vẫn chẳng bị ảnh hưởng gì, trong khi các nước xuất khẩu dầu chỉ có nước mang dầu về "uống", ông Sơn phân tích. Vị chuyên gia kinh tế cũng nhắc lại phát ngôn của một quan chức tình báo Mỹ khi người này thừa nhận rằng hiệu ứng giá dầu đã đem lại hiệu ứng về địa chính trị rất lớn mà người Mỹ không ngờ. Trước đây, để có được hiệu ứng như vậy, Mỹ phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Bằng chứng là Iran đã phải nhanh chóng chấp nhận thoả hiệp, Cuba xích lại gần Mỹ, Venezuela lâm vào cảnh nguy khốn, đặc biệt là Nga, với 70% nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt như trước đây, hay 50% như những năm qua thì Moscow gần như trắng tay. Giá dầu hầu như do Mỹ quyết định.
    2 likes
  3. Tàu ngầm Mỹ đã giám sát Biển Đông từ lâu Thứ năm, 06/08/2015 - 23:00 Sau khi điều 2 máy máy bay B-52, Mỹ tiếp tục gây bất ngờ khi cho tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic khi tình hình Biển Đông đang nóng. Thông tin này được Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết, tàu ngầm tấn công nhanh USS Chicago đã cập cảng Vịnh Subic, Philippines trong ngày 3/8. Sự kiện tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic diễn ra khi xuất hiện những lo ngại về việc Trung Quốc mưu toan biến bãi cạn Scarborough thành căn cứ quân sự. Trước đó, các quan chức Philippines nói với tờ Wall Street Journal rằng họ sợ Trung Quốc sẽ lại bồi đắp, biến bãi cạn Scarborugh thành “đảo nhân tạo” và sau đó quân sự hóa. Trước khi đưa tàu ngầm USS Chicago đến Philippines, hai trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio đã được Mỹ triển khai đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm do thám tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng biển Philippines. Một trong hai chiếc tàu ngầm này là USS Michigan đã neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore. Được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và nhiều nhân viên đặc biệt, tàu ngầm USS Michigan được đánh giá là một sứ giả hòa bình “đáng gờm” trong khu vực. Đại úy Benjamin Pearson - người chỉ huy tàu USS Michigan – cho biết chiếc tàu ngầm này được triển khai đến Thái Bình Dương từ tháng 12/2013 nhằm tiến hành giám sát, đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ bí mật khác. “Chúng tôi hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông và biển Philippines. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi” – ông Pearson tiết lộ. Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm lớp Ohio có khả năng tung ra tất cả các tên lửa hành trình tấn công mặt đất 154 Tomahawk. Đồng thời, trung úy chỉ huy Aaron Kakiel – phát ngôn viên Tư lệnh nhóm tàu ngầm Hải quân Mỹ - cho biết USS Michigan là thứ vũ khí quan trọng nhất giúp hạm đội trong khu vực hoạt động. Nó cho phép Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi 1.000 hải lý. Ngoài các loại tàu ngầm như USS Michigan, USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia cũng được triển khai đến khu vực này hồi cuối năm 2013. Xem ra lời tuyên bố sẽ giám sát Biển Đông của Mỹ hồi tháng 8/2014 vừa qua chỉ để "hợp thức hóa" việc các tàu chiến của Mỹ có mặt tại Biển Đông mà thôi. Khi đó, ngay sau khi Trung Quốc cự tuyệt những áp lực từ phía Washington nhằm kiềm chế các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên. Trên thực tế, Mỹ đã thực hiện giám sát Biển Đông từ lâu. (Ảnh trong bài: Tàu ngầm USS Chicago). Theo Đất Việt ===================== Bi wờ ra răng? Can tội mần cái "ngoáo ộp" dọa lão Gàn. Như thế nà náo nắm đấy! Thấy "ngoáo ộp" thực sự chưa? Hì.
    1 like
  4. Em trai Lệnh Kế Hoạch dọa tung bí mật quốc gia cho Mỹ 06/08/2015 16:10 (TNO) Số phận của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị bắt để điều tra tham nhũng, vẫn chưa được định đoạt do em trai là Lệnh Hoàn Thành nắm giữ các thông tin cơ mật cực kỳ nhạy cảm và đã trốn sang Mỹ, một trang tin của người Trung Quốc ở nước ngoài tiết lộ. Ảnh chân dung anh em Lệnh Kế Hoạch (phải) và Lệnh Hoàn Thành - Ảnh: Reuters, SCMP Trường hợp của Lệnh Kế Hoạch sẽ có thêm diễn biến vì người em Lệnh Hoàn Thành được cho là đang nắm giữ “các bí mật cốt lõi” mà ông anh đã âm thầm thu thập trong suốt 15 năm làm việc tại Văn phòng trung ương Đảng, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 5.8 dẫn bản tin tiếng Trung của Duowei, một trang tin của người Trung Quốc ở hải ngoại (trụ sở tại New York, Mỹ), cho biết. Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, từng được biết đến như “cánh tay mặt” cuả cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cuối năm 2014, ông Lệnh bị điều tra với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”. Tháng 7.2015, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hồ sơ của ông Lệnh đã được chuyển qua cơ quan tư pháp và ông Lệnh đã bị bắt. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị khai trừ khỏi đảng, với cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước. Duowei khẳng định Lệnh Hoàn Thành đang lẩn trốn ở Mỹ và cũng đang dùng số tài liệu mật này để đe dọa chính phủ Trung Quốc, hòng giải thoát cho người anh trai. Trang tin này còn cho biết thêm rằng thông tin mà Lệnh Hoàn Thành đang nắm nhạy cảm và quan trọng hơn rất nhiều so với số tài liệu mà cựu giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân, người đang chịu án 15 năm tù, mang theo khi chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn hồi năm 2012. Thậm chí mức độ chấn động một khi được công bố của số tài liệu mật mà Lệnh Hoàn Thành đang có sẽ lớn hơn cả tài liệu NSA nghe lén người dân và thế giới do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tung ra hồi năm 2013, theo Duowei. Ngoài ra, nếu thông tin Lệnh Hoàn Thành đang xin tị nạn ở Mỹ là thật, thì ông này sẽ trở thành một Edward Snowden phiên bản Trung Quốc, Duowei ví von. Những tài liệu mà Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) rò rỉ cho báo giới cho thấy NSA tiến hành những chương trình do thám, nghe lén điện thoại, theo dõi hàng triệu người Mỹ và cả những lãnh đạo thế giới. Snowden đang tị nạn tại Nga. Thông tin của Duowei trùng với bài viết mới đây của tờ The New York Times (Mỹ). Ngày 4.8, tờ báo này cho biết Lệnh Hoàn Thành “có lẽ đang nắm các thông tin có thể làm xấu mặt các quan chức, cả đương nhiệm lẫn nghỉ hưu, vẫn đang trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình”. Trang tin Duowei cũng nói thêm rằng nếu Lệnh Hoàn Thành được Mỹ cho tị nạn, Bắc Kinh sẽ chuyển vụ án tham nhũng thành vụ án liên quan đến an ninh quốc gia. Hoàng Uy =================== Bởi vậy, lão Gàn nói dồi: Dù ngài Tập có bắt hết hổ, đập hết ruồi thì cái khó khăn lớn nhất để tạo niềm tin cho dân chúng rằng: Người kế nhiệm hổ và ruồi sẽ không lập lại hành vi tham nhũng trước đó. Bi wờ lại có thêm chú em dai thân mến của ngài Lệnh Kế Hoạch nữa. Chẳng cần chú em dai này có hay không công bố những chiện "thâm cung bí sử", chỉ cần chú ấy nhá nhá, chém gió rằng "có thể", là cũng phiền lém. Wow! Lão Gàn đang cần một Edward Snowden Tàu hoặc Hoa Kỳ mô tả chuyện "thâm cung bí sử" của hai siêu cường này liên quan đến cội nguồn văn hiến Việt.
    1 like
  5. Lão Gàn nói ra thì e các cụ "kiêng", lại phàn nàn lão Gàn "thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...nhanh quá!".Rồi các cụ lại "quở" thì lão Gàn lại ốm o, bệnh tật thì phiền lém! Chứ các biện pháp ngoại giao bi wờ chỉ còn là gây ảnh hưởng dư luận. Hay nói đúng hơn là chuẩn bị dư luận cho "canh bạc cuối cùng". Để đỡ tốn kém ngân sách quốc gia vốn eo hẹp, làm ảnh hưởng đến ngân sách Bộ Ngoại giao, lệnh bà cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Raice phán một câu xanh rờn - cái này báo đăng - rằng: "Với Trung Quốc không cần nói nhiều. Cứ việc điều tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương". Ấy là wan chức Huê Kỳ nói. Họ nói có "cơ sở khoa học"....quân sự. Cái này gọi là "mạnh vì gạo, bạo vì ..súng". Còn các nước khác, loại phọt phẹt, như Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan...thì vưỡn cứ mua sắm vũ khí để bảo vệ an ninh quốc gia và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới...Hì! Thấy thiên hạ chém gió, lão Gàn cũng "chém gió vung xích chó" chơi cho vui. Gọi là xả cái "sì choét", rằng: "Nhân danh những quy luật vũ trụ - vốn khách quan - lão Gàn không can thiệp vào những sự kiện ở thế gian. Nhưng lão ủng hộ hòa bình thế giới". Nghe cứ hao hao tuyên bố của Hoa Kỳ "không ủng hộ phe nào trong tranh chấp biển ở Hoa Đông và Biển Đông, nhưng bảo vệ tự do hàng hải".Hì! À mà này! Đến nay là 20 ngày chưa có động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ đấy nhá! Lão chờ đến đúng ngày 24 tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch, mà vưỡn không có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Huê Kỳ thì lão "chém gió vung xích voi". Nhìn mấy cái mặt ngáo, thấy mà phát chán. Híc! Lão Gàn cũng nhắc lại rằng: "Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng đế".Thí dụ như nếu dự báo của các nhà khoa học Hoa Kỳ về trận động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ đúng , thì đấy cũng là một ví dụ cho sự thay đổi ngôi vị bá chủ thế giới. PS: Sau ngày 24 tháng Chạp Ất Mùi, lão sẽ mở lớp học chuyên ngành về "chém gió" có "cơ sở khoa học". Hì!
    1 like
  6. Một nước làm bá chủ thế giới thì phải thể hiện trách nhiệm với tất cả mọi dân tộc. Ngài Obama đang phát biểu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm với sự sống trên hành tinh này. Lão Gàn cũng ủng hộ ngài Obama về chính sách năng lượng sạch.
    1 like
  7. THẢO LUẬN VỚI GIÁO SƯ LIAM C KELLEY VỀ TRIẾT GIA KIM ĐỊNH Hà Văn Thùy Từ Cali, nhà nghiên cứu Việt Nhân Nguyễn Cảnh Hậu chuyển cho tôi bài viết của Giáo sư L.C.Kelley về học giả Kim Định, qua bản dịch của Trà Mi, nhan đề: “Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam.”* Ông không quên kèm theo nhận xét: “Ông này chỉ mới nhận được cái ngọn mà chưa hiểu tận cái gốc của Con Người và Tinh thần Dân tộc Việt Nam. Kim Định nhờ tinh thần triết học Đông phương tức là triết lý An Vi mới khai quật lên được nền Văn hoá độc đáo Việt Nam. Kim Định không phải là một sử gia.” Ông Hà Văn Thùy Đồng ý với nhà Kim Định học lão thành, tôi cho rằng, Kim Định không phải là sử gia. Bởi lẽ, mở đầu cuốn sử của mình, ông viết: “ Sống sót sau bốn lần băng giá, khoảng 500.000 năm trước, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn. Những người đi về phía tây trở thành tổ tiên người da trắng. Người đi về phía đông trở thành tổ tiên các tộc người Việt, Hán, Hồi, Mông, Mãn. Người Việt theo ngọn sông Dương Tử vào chiếm 18 tỉnh của Trung Quốc. Người Hán theo phương thức du mục lang thang trên cao nguyên Thanh Hải lúc đó còn là phúc địa. Về sau vượt sông Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt…” “Người Hán đuổi người Việt chạy có cờ qua sông Dương Tử rồi quay về chế ra chữ Việt bộ Tẩu phỉ báng người Việt.” Nếu là sử gia, thì với tri thức sai lạc như thế, sự nghiệp Kim Định đã sụp đổ. Có lẽ do biết trước sự thể nên đã hơn một lần ông tuyên bố: “Những gì liên quan tới chứng cứ lịch sử, nhiều lắm cũng chưa tới 10% đề xuất của tôi. Nếu có sai đi nữa thì những gì còn lại là Việt nho và đạo Việt An vi mới là đóng góp quan trọng nhất.” Điều đó chứng tỏ, Kim Định ý thức được đóng góp của mình cho học thuật và hoàn toàn không nhận là sử gia. Tôi cũng không chia sẻ với Giáo sư Kelley khi ông cho rằng “không ai biết” tới Kim Định. Ngược lại, sự thật là, vào đầu thập niên 1970, sinh viên nô nức ghi tên học các khóa ông giảng và tác phẩm Kim Định là “sách gối đầu giường” của học sinh sinh viên miền Nam. Thuyết Việt Nho thành tư tưởng thời thượng, in sâu trong tâm khảm một lớp người. Sau năm 1975, học trò của Kim Định lập Hội An Việt ở nhiều nước phương Tây, in sách báo, dựng đài phát thanh quảng bá tư tưởng Thầy. Trong nước Việt Nam, tuy sách của Kim Định bị cấm nhưng vẫn có người tìm đọc. Và hôm nay, tư tưởng Kim Định lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Tháng 7 năm 2012, tại Văn miếu Quốc tử giám, Lễ tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức trọng thể. Và đầu tháng Bảy năm nay, cũng tại Hà Nội, Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh triết gia Kim Định được tổ chức. . Điều này thì vị giáo sư Đại học Manoa nói đúng: Kim Định không được công nhận! Bốn mươi năm nay, Kim Định không được chính thức công nhận mà chỉ là một thứ hoa dại sống giữa nhân gian. Tuy vậy thưa Giáo sư, cũng không phải như ông nói: “không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông (KĐ) đã làm.” Từ lâu người Việt Nam đã nhận ra thiên tài ở Kim Định. Không chỉ là “lời nói gió bay” mà được định hình bằng văn tự. Nhưng tôi đồng ý với ông là Kim Định “đã đẩy tư tưởng của mình đi quá xa.” Một trong thao tác làm việc của Kim Định là từ tâm lý miền sâu, từ chiều sâu tâm linh để giải mã huyền thoại rồi suy luận, tưởng tượng. Nếu từng sản sinh ra kết luận thiên tài, thì sự tưởng tượng ấy cũng lắm lúc đẻ ra quái vật! Có thể nhặt ra hàng đống sạn trong sách Kim Định mà Loa Thành Đồ Thuyết là một thí dụ. Nhưng dù vậy, Kim Định vẫn quá lớn lao, vẫn vô cùng vĩ đại! . Ông Liam C. Kelley Giáo sư Kelley viết: “Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v… Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.” Người từng theo dõi những bài viết của Kelley sẽ thấy, ông vẫn loay hoay với ý tưởng lẩn thẩn rằng Lĩnh Nam chích quái vô giá trị vì chỉ được viết vào thế kỷ XV, là sản phẩm của đám trí thức Hán hóa người Việt tân tạo theo sách Trung Hoa! Chính do thiếu chiều sâu lịch sử và văn hóa phương Đông nên ông không hiểu được rằng, từng có nhà nước Lương Chử – Xích Quỷ xuất hiện 3000 năm TCN. Đó là một nhà nước vĩ đại không chỉ về văn minh mà còn về quy mô, chiếm hơn nửa diện tích và dân số Trung Hoa. Sau hơn 1000 năm tồn tại, bị phân rã do tác động của vương triều Hạ, người Lương Chử-Xích Quỷ di tản tới Việt Nam, Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… mang theo truyền thuyết gốc của tổ tiên mình về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ với một bọc trăm trứng. Câu chuyện Kinh Dương Vương vang bóng trong huyền thoại Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện. Một bọc trăm trứng đã vào kinh Phật. Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó sống lâu dài trong văn chương truyền miệng để rồi được ghi lại vào thế kỷ XV. Như vậy, tuy được chép muộn hơn nhưng tính chân thực của câu chuyện không hề thua kém so với Sử ký! Nhiều sử gia trước đây đã tin như thế. Chỉ vì cố tỏ ra độc đáo khác người, ông giáo sư đã hoang tưởng! Về câu: “Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX,” Đúng là Kim Định đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ thời đại ông như Granet, Lévi-Strauss … Nhưng một vấn đề được đặt ra: sách của các vị này dành cho mọi người mà vì lẽ gì chỉ Kim Định phát huy hiệu năng cao nhất? Điều này, học giả phương Tây khó lòng hiểu nổi! Từ hàng chục năm nay, những người nghiên cứu Kim Định nhận ra rằng, tri thức Tây học chỉ là chất xúc tác giúp Kim Định bộc lộ phẩm tính riêng, đó là khả năng lãng du về ký ức miền sâu, có thể bao gồm cả thiền định để giải mã những truyền thuyết, huyền thoại cùng huyền sử, khám phá những bí ẩn tận cùng của lịch sử, văn hóa! Đấy chính là cái làm nên thiên tài của Kim Định. Giáo sư L.C.Kelley viết: “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).” Tôi không chia sẻ với ông ý tưởng “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước.” Cái lịch sử mà Kim Định đề cập không phải lịch sử Việt Nam mà là lịch sử của tộc Việt, cụ thể là Bách Việt. Tộc người từng mang tên Tam Miêu, vào chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhất. Còn về lịch sử Việt Nam, Kim Định cũng không vượt qua giới hạn của thời ông sống: “Người Việt Nam là dòng duy nhất trong Bách Việt do có được lãnh thổ riêng nên giữ đựơc độc lập, không bị Hán hóa.” Tuy nhiên, một lịch sử như vậy của cả Việt Nam lẫn Bách Việt cũng xưa rồi. Thực tế lịch sử còn “xa” hơn cả sự tưởng tưởng của thiên tài Kim Định! Tuy vậy, phần sau của đoạn trích đáng được chia sẻ. Sự thực là, kết hợp tinh hoa tri thức thời đại với phẩm tính riêng, Kim Định đã dựng cho mình một đỉnh cao trí tuệ mà các học giả cùng thời chỉ mon men nơi chân núi. Người yêu ông không đủ chứng lý bảo vệ ông. Người ghét ông càng không có cơ sở vững chắc để phủ nhận. Kim Định không có người đối thoại. Vì vậy, tình trạng “đáng xấu hổ” như ông Kelley nói, đã xảy ra. Chỉ sang thế kỷ này, khi trí tuệ nhân loại sáng lập đỉnh cao mới thì chúng ta mới có điều kiện thực sự để cọ xát với Kim Định. Hóa ra, toàn bộ giá trị “sử gia” của Kim Định chỉ còn một câu duy nhất: “người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước.” Nhưng đúng là “trên cả tuyệt vời” khi thực tế được khám phá đã hơn cả điều Kim Đinh tưởng tượng: không phải từ Tây Tạng xuống mà người Việt từ Việt Nam mang rìu đá, giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó… đi lên chinh phục đất Trung Hoa. Mặc nhiên, luận thuyết vẫn bị nhạo báng, coi là “lâu đài cất bằng hơi nước” của Kim Định được xác lập cơ sở khoa học! Một mùa hè nhập môn Kim Định học, bản thu hoạch của Giáo sư L.C. Kelley hơi bị “khiêm tốn”. Điều này dễ hiểu vì lâu đài trí tuệ Kim Định dựng lên không chỉ có quy mô quá lớn về câu chữ mà điều quan trọng là quá uyên áo, như một mê cung, nhiều tầng nhiều lớp… khiến cho người duy lý phương Tây khó nắm bắt. Giáo sư Kelley có lẽ là học giả phương Tây đầu tiên mạo hiểm tiếp cận. Cũng dễ hiểu khi khám phá của ông mới dừng lại ở bề ngoài. Điều đáng ghi nhận là ông đã tới với Kim Định bằng tấm lòng thành. Ta cảm ơn ông ở chỗ đó! Sài Gòn, tháng 6 năm 2015. H.V.T Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/08/thao-luan-voi-giao-su-liam-c-kelley-ve.html ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    1 like
  8. CON GÀ HAY QUẢ TRỪNG CÓ TRƯỚC? Rầu quá! Cái vụ này tôi đã chứng minh trên diễn đàn là sự nhầm lẫn khái niệm. Con gà là khái niệm quy ước để mô tả một giống cụ thể - giống gà - xuất hiện trong quá trình tiến hóa - là một khái niệm phân loại trong loài "chim" nói chung. Nhưng quả trứng lại là khái niệm mô tả một sản phẩm của tất cả những loài có thể đẻ trứng trong quá trình tiến hóa. Nếu suy luận rộng thì kể cả sinh vật có vú. Bởi vậy, trong qúa trình tiến hóa của lịch sử tự nhiên thì bắt đầu có thể có rất nhiều loài đẻ trứng - như khủng long chẳng hạn - và chưa có giống mà người ta gọi là "gà", như khái niệm được mô tả như ngày nay. Như vậy, giống "Gà" là một khái niệm phân loại quy ước, nó phải xuất hiện sau quả trứng của một con mà trước đó không gọi là gà - vì khái niệm "gà" trước đó chưa có. Nếu suy tới tận khởi nguyên vũ trụ thì chính là Thái Cực trong lý học - được mô tả bằng hình tròn. Bài tương tự như thế này, ở đâu đó trong Quán Vắng, Mạn Đàm, hoặc ngay trong mục Lý học. Sự nhầm lẫn khái niệm và thực tại, khi không truy tìm đến gốc, bởi con người ngày càng chấp vào tính quy ước là một trong những nguyên nhân cản trở trí huệ của con người đi tìm chân lý - Phật giáo gọi là "chấp". Cũng như vấn đề "Không gian ba chiều" - thực chất là một quy ước mang tính biểu kiến để quán xét một vật thể chuyển động trong không gian. Nhưng vì chúng ta sinh ra trong một quy ước về không gian ba chiều đã có từ hàng trăm năm trước, nên chấp vào khái niệm không gian ba chiều. Và thế là những "thiên tài" có chỉ số Iq cao hơn bò, phát minh ra không gian nhiều chiều chứ không thể ba chiều được. Một ví dụ khác: "Điểm" trong toán học là một khái niệm quy ước có tính biểu kiến. Nhưng chúng ta sinh ra đã có khái niệm này. Và cứ ra rả như ve rằng: "Cho một điểm với một đường thẳng cho trước, chỉ có thể....mà thôi". Nhưng trên thực tế không hề có cái gọi là "điểm". Thiên Bồng và Yêu Phụ nữ nhận thức đúng rồi. Nhưng tiếc thay! Con người cứ khăng khăng con gà có trước cũng chẳng sao. Cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến trái đất tròn hay vuông. Bà ấy vẫn bán ve chai. Nếu quả thực là nhà khoa học xác định "con gà có trước" thì đấy là "các nhà khoa học" nói chung. Nhưng cụ thể là ai, nếu có thì tôi sẽ đề nghị ông ta hãy chỉ ra con nào là con gà? Tất nhiên, ông ta sẽ chỉ một con gà. Hỏi tiếp: "Ông hãy chỉ ra cho tôi trong qúa trình tiến hóa cái con gọi là gà đó có từ lúc nào?" PS: Đi làm phong thủy, thấy rất nhiều nhà trồng cây Thiết Mộc Lan. Tôi yêu cầu bỏ đi thì đôi khi họ nói đó là "Lan phát tài", nghe nói trồng nó thì tài lộc nhiều lắm. Tôi buồn cười quá, bèn đùa bằng cách quay về cây Thiết Mộc Lan, gọi: "Lan phát tài ơi!". Tất nhiên cây lan phát tài đó không trả lời. Tôi quay lại nói với thân chủ: Tôi gọi nó không thấy nó trả lời. Chứng tỏ cái tên phát tài là do người ta đặt cho nó, chứ nó không biết gì cả. Hôm nào ra vườn gọi: "gà ơi!". Tôi bảo đảm chẳng con nào gọi là "gà" chạy lại cả, ngoại trừ mỗi lần gọi rắc cho nó ít thóc. Bởi vì, nó không xác định nó là con gà. Hì. Cái chấp nó ở ngay trong ta và hàng ngày ta đang sống với nó. Thấy các vị cứ ra rả đòi phá chấp, tu tâm...vv..... Nhưng chẳng hiểu chấp là gì và tâm ở đâu?
    1 like