• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/08/2015 in Bài viết

  1. Cốt lõi của vấn đề vẫn là "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào? Hoa Kỳ không thể từ bỏ ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế, vì "sự trỗi dậy trong hòa bình" của Trung Quốc. Còn riêng Trung Quốc có thể lùi được không, hay tiếp tục mần tới? Cái này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Mún bít những yếu tố tương tác phức tạp đến mức độ nào thì cứ 1 phút tư vấn của lão Gàn là 10. 000 Dol. Lưu ý là lão Gàn hay nói lắp.
    4 likes
  2. Một nước làm bá chủ thế giới thì phải thể hiện trách nhiệm với tất cả mọi dân tộc. Ngài Obama đang phát biểu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm với sự sống trên hành tinh này. Lão Gàn cũng ủng hộ ngài Obama về chính sách năng lượng sạch.
    3 likes
  3. Nếu chỉ bộc lộ cảm xúc không thì cũng không thiếu gì kẻ ngơ ngác không hiểu tại sao.....bị nghe những lời thể hiện cảm xúc của lão Gàn. Cho nên lão thấy cũng cần phải phân tích một vài vấn đề liên quan, để cho dễ hiểu về mặt lý thuyết. Lão bắt đầu từ một câu chuyện lịch sử cách đây gần 2000 năm. Có lẽ tất cả những ai đang xem bài này đều biết chuyện Tam Quốc Chí của Tàu. Trong đó Khổng Minh nhận lời làm 10. 000 mũi tên chỉ trong 3 ngày. Chu Du cười đểu vì Không Minh chém gió kiểu này chắc chắn chết. Đám thuộc hạ của ông ta cũng mỉm cười ủng hộ. Đấy là Chu Du và bộ tham mưu của cả một quốc gia. Còn đám lính lãi thì chắc cười vỡ bụng vì không thể tin nổi. Nhưng khi sự việc diễn ra, mọi người té ngửa. Vì thực tế Khổng Minh đã có 10. 000 mũi tên chỉ trong một đêm. Đám hậu sinh khả ố sau hơn 2000 năm, bày đặt chê Chu Du dốt nát, khen Khổng Minh tài. Nhưng đâu biết rằng, nếu vào hoàn cảnh hơn 2000 năm trước, chắc họ cũng lên mạng chém gió chê Khổng Minh ....chém gió. Một ví dụ khác là việc hoàng đế Napoleon đuổi người kỹ sư khốn khổ ra khỏi nhà. Vì ông không thể tin nổi chiếc tàu bằng sắt mà cũng có thể nổi được trên mặt nước. Xem xong tài liệu lịch sử về Napoleon, ai cũng lấy làm tiếc cho vị hoàng đế vĩ đại nhất của nước Pháp đã sai lầm. Nếu lúc ấy có mạng Fb, chắc các nhà chém gió cũng lên tiếng phản đối ẩm ầm về sự hoang tưởng của tay kỹ sư khốn khổ kia với những lời chê bai quen thuộc. Tất nhiên, tất cả những học giả nghiêm túc thời bấy giờ của nước Pháp, cũng sẽ phân tích với những kiến thức chuyên môn khiến những thường dân ngụ ở khu "Cu đen", điếu thể hiểu nổi rằng: Không thể có cái tàu sắt mà có thể nổi được, một cách rất có "cơ sở khoa học". Gần đây hơn một tý - tức đầu thế kỷ trước - lý thuyết di truyền của Morgan bị coi như là một thứ lý luận hoang tưởng, siêu hình và rất....phản động. Không ít những nhà khoa học ở Liên Xô nghiên cứu học thuyết này bị đi tù và...cả mất tích. Nhưng ngày này, thuyết di truyền được công nhận tính chân lý và thằng nào, con nào không hiểu nó thì bị coi là tinh thần thiểu năng, với khả năng tư duy "Ở trần đóng khố". Qua vài ví dự trên cho thấy hai mặt của một vấn đề: Mặt thứ nhất là sở dĩ có sự chê bai, đả kích vì lối mòn tư duy của một dạng tri thức phổ biến. Mà lão Gàn mô tả ở cấp độ vĩ mô là: "Tri thức nền tảng của nền văn minh". Tất nhiên nó luôn được ủng hộ của số đông với những tri thức đầu bảng thành đạt nhờ sự chăm chỉ học hành, cộng với may mắn của số phận, nhưng thiếu khả năng tư duy. Về phương diện này không bàn nữa. Mặt thứ hai về bản chất để có sự phát minh vượt trội đó chính là phương pháp, hoặc trên một nguyên lý hoàn toàn khác trong việc giải thích cùng một hiện tượng. * Khổng Minh dùng phương pháp khác để tạo ra 10. 000 mũi tên, chứ không làm bằng tay. * Tàu bằng sắt cũng nổi được, nhưng với phương pháp làm rỗng cùng một trọng lượng sắt với thể tích lớn hơn. Mà cả bộ sậu triều đại Napoleon chưa nghĩ ra. * Thuyết Di truyền của Morgan - ở buổi ban đầu, giải thích một hiện tượng khách quan hiển nhiên : "Trứng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu". Hay nói theo văn hóa truyền thống Việt trong trò chơi trẻ em: "Tênh tênh bò đẻ ra bò" - theo các nhìn của thuyết này. Trong khi thuyết tiến hóa phổ biến vào thời bấy giờ xác định sự tiến hóa. Bởi tính phổ biến của tri thức theo thuyết tiến hóa, khiến người ta thấy nó mâu thuẫn về mặt lý thuyết với học thuyết này. Tất nhiên, chỉ dành cho thứ tư duy "ở trần đóng khố" với chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Xô Viết thời bấy giờ là Lưsenko. Một chức danh xịn hơn nhiều với "giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam". Bản chất khoa học của thuyết di truyền ở chỗ: Nó giải thích một thực tại khách quan ("Bò đẻ ra bò"), bằng một nguyên nhân khách quan là cấu trúc di truyền trong cơ thể muôn loài. Tất nhiên, khi mới đặt vấn đề giải thích của học thuyết này, vào thời điểm đầu thế kỷ 20 với sự mông muội, mù mờ của nền văn minh khoa học hiện đại, chưa có phương tiện kỹ thuật để kiếm chứng. Bởi vậy, nó bị dìm hàng ở những nơi mà những kẻ chém gió có quyền lực như Lưsenko, khi ông ta phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có tính giai cấp". Tóm lại, trên cơ sở này, cho thấy rằng: Về mặt lý thuyết thì ông Trân hoàn toàn có khả năng thực hiện được chiếc tàu ngầm chạy 80 hải lý. Vấn đề là phương pháp và nguyên lý của ông ta phải khác hẳn các phương pháp ứng dụng trước đấy. Tức là vượt ra khỏi thứ tư duy "ở trần đóng khố". Với những hiểu biết của lão Gàn thì nền văn minh cổ xưa - chủ nhân thực sự của thuyết ADNh - coi cái tàu ngầm của ông Trân - nếu thực hiện được - vẫn chưa là cái đinh gì. Với nền văn minh này thì tàu ngầm của ông Trân giống cái thuyền giấy của trẻ con và gắn thêm cục xà phòng mà thôi. Cũng như chiếc điện thoại bàn quay số, gây sự ngạc nhiên từ "Nhà giây thép" (Tên gọi Bưu Điện thành phố ngày xưa), của Pháp vào cuối thế kỷ XIX ở Hanoi vậy. Lão Gàn xin lỗi vì nói ra ngoài lề một chút: Nói về khả năng đúng của một lý thuyết, tôi bày tỏ sự cảm ơn một lần nữa đến giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức, khi duy nhất có ông cho rằng: "Về lý thuyết, tôi tin Tuấn Anh có thể làm được". Giáo sư phát biểu câu này trong sự ầm ĩ chê bai của cả thế giới với những xác định của lão Gàn trong vấn đề thời tiết của 1000 năm Thăng Long Hanoi. Và thực tế đã chứng minh về mặt lý thuyết đúng. Tóm lại, không có sự vượt trội trên cái thế gian thường tình thì không gọi là phát minh. Phát minh về lý thuyết thì phải thẩm định trên cơ sở lý thuyết. Phát minh sản phẩm ứng dụng thì chờ kết quả. Đừng có vội chê bai họ vội. Đến khi họ "chẳng may" đúng thì trơ cái mặt địa ra. Hiểu không?! Cũng như việc chứng minh chữ Việt cổ của bác Xuyền. Ông hoàn toàn dùng một phương pháp tiếp cận khác. Bởi vậy mới bị đì là: không có "cơ sở khoa học". Híc! Tạm thời chưa thể hiện cảm xúc.
    2 likes
  4. Lão Tử Trong các ngôi chùa VN từ xưa hoặc mới xây ngày nay đều thờ Tam giáo đồng nguyên, tức tất cả gồm Phật – Nho – Đạo, là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Đồng thời với ban thờ này còn có một ban thờ riêng nữa là thờ Đạo Mẫu, tín ngưỡng cổ xưa nhất của người Việt. Đạo giáo còn gọi là đạo Lão, tương truyền do Lão Tử gây dựng. Đời sau sách sử còn viết Lão Tử có họ tên thật, quê quán rõ ràng, ví dụ ở TQ thì đó là một ông người họ Trang, nên thường gọi là Trang Tử. Nhưng cái tên mà Hán nho dùng gọi là Lão Tử thì phổ biến hơn cả. Nghĩa tiếng Việt thì Lão Tử là Tử Lão. Tử Lão = Tu Lão = Cụ Lâu = Cả Lục. Chỉ mỗi một chữ nho Tí 子 (tên đầu tiên, tức là thời điểm sớm nhất, trong mười hai con giáp dùng đếm thời gian) mà đại diện cho cả một nôi khái niệm: Con = Kô = Cu = Cả = Cụ = Tu = Tủa = Tử = Dử. Chi tiết: Con 子 = Kô 子 (tiếng Nhật, Ko-do-mo nghĩa là con trai) = Cu 子 (Cu nghĩa là con trai, tiếng Việt) = Cả = Cụ (nhấn “Cụ Chi 之!” = =Kì, Kì Lão 耆 老 nghĩa là Cụ Lão, Hán ngữ hiện đại cũng vẫn dùng chữ Kì Lão 耆 老 như “cổ Hán ngữ” đã dùng như ngữ pháp tiếng Việt, chứ không gọi là Lão Kì 老 耆 theo ngữ pháp của Hán ngữ hiện đại, nghĩa là Cụ Già nếu đổi ngược lại sang ngữ pháp tiếng Việt) = Tu 子 (tiếng Tày) = Tủa 子 (tiếng Hmông) = Tí 子 = Tử 子 = Dử 子 (Hán ngữ “Zi 子”). Diễn biến âm thêm nữa thành tên gọi các nhân vật viết bằng các chữ nho khác: Con = Cán 干 = Quan 官 = Quân 軍 = =Quân 君 = Quản 管 = Cả. Quân 君 Vương là người Quản lý cả một nước, như lướt lủn “Quan Cả” = “Quan Tổng” = Quản 管, mà người Cán 干 bộ có trách nhiệm “Coi Toàn” = Quan 官, lớn hơn thì là “Quan Tổng” = Quản. Còn Quân 軍 chỉ là người lính coi sóc (coi sóc cũng gọi là quán xuyến) một việc cụ thể, tức lướt lủn “Quan nhỏ là Lính” = Quán, nên có từ quán xuyến đồng nghĩa coi sóc. Tranh vẽ và tượng Lão Tử dáng thong thả cưỡi con trâu thì có nhiều từ xửa từ xưa. Chứng tỏ Đạo giáo có xuất xứ từ nền văn minh lúa nước cổ đại. Cuốn <Đạo đức kinh> có nội dung chủ yếu là sống thuận thiên, thích nghi với tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái (chứ không phải là “chinh phục vũ trụ”) Lão Tử 老子 là cách viết của Hán nho, có sau. Cổ xưa viết Kì Lão 耆 老 là Cụ Lâu tức cụ già. Mà nói lướt thì “Cụ Lâu” = Cậu. Từ Cậu này đồng âm với từ Cậu 舅 chỉ cụ thể thì là “em trai của mẹ”, chỉ chung thì là “người trai” đối nghịch với Cô 姑 chỉ cụ thể là “em gái của cha”, chỉ chung thì là “người gái” trong cặp đối nguyên thủy tương đương Â/D = Cô故 / Cậu舅. Cặp Âm/Dương là cặp đối nguyên thủy điển hình, có cùng tơi là “vắng tơi”, thậm chí cùng rỡi là Âm = Ương, trong từ dính Ẩm-Ương, là từ “bóng”, chưa tách rõ hẳn giới tính là Âm hay là Dương, từ dính Ẩm-Ương chuyển nghĩa chỉ sự Dùng-Dằng, chưa Dứt hẳn sang phía nào. Cô 姑 là gái nhưng trong Cô có gen “ô” là tơi của Ông là của Ông bố. Cậu 舅 là trai nhưng trong Cậu có gen “âu” là rỡi của Âu là của “Mẹ Âu” = Mẫu = U. Cặp đối của tiếng Việt là Cô 姑 / Cậu 舅 (cùng tơi C) tương ứng trong Hán ngữ là cặp đối Gu 姑 / Jiu 舅 (cùng rỡi U). Vũ trụ hình thành do tố Dương sinh ra tố Âm (nhất nguyên sinh nhị nguyên) rồi mới hình thành Vũ Trụ. Tương ứng: cặp từ đối Cô 姑 / Cậu 舅 cùng Tơi (= Tía) chung, phải là sinh ra trước cặp đối Gu 姑 / Jiu 舅 cùng Rỡi (=U=Má) chung, dù cặp từ ấy cùng dùng chung chữ nho để diễn đạt, hoặc về sau cùng dùng chữ Latin để phiên âm). “Cậu ông Trời” phải là người sống cùng thời ông Trời ra đời. Ông Trời là Vũ Trụ ( “Vòm Ủ” = Vũ 宇 là không gian, “Trời Du” = Trụ 宙 là thời gian; Từ Điển: vũ trụ là không gian và thời gian). Vậy “Cậu ông Trời” cũng phải sinh ra từ thời vũ trụ sinh ra, nhưng “Cậu” ấy không phải là con của ông Trời, mà là em trai của mẹ ông Trời, nhưng có khi còn kém tuổi ông Trời, vì đàn bà Việt đẻ nhiều con (mẹ Âu Cơ còn sinh một lần cả trăm con), có khi mẹ sinh con út còn muộn hơn con gái của mẹ sinh con đầu lòng, “con đẻ, mẹ cũng đẻ” là bình thường trong xã hội Việt xưa. Khen “người Việt có sức sống mãnh liệt” thì có mà khen cả ngày, dòng giống cha Rồng mẹ Tiên là “Con rắn không chưn đi nổi năm rừng bảy rú. Con gà không vú nuôi nổi chín mười con”. Tí là con giáp đầu tiên, Tí = Tiên. Dù Tí là đầu tiên nhưng trước nó vẫn có vũ trụ, “Trước Tí” = =Trí. Làm bất cứ việc gì cũng cần có cái đầu tiên là có Trí 智 (suy nghĩ kĩ rồi mới làm), cũng chính là có cái từ vũ trụ cho, gọi là trời phú, cũng hiểu là làm việc gì cũng phải đầu tiên là thuận thiên (Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa). Trí 智 = Sĩ 士 = Sư 師 = Thư 書 = (nhấn) "Thư 書 Hầy是!" = Thầy (có sách là Thư thì mới đào tạo ra Thầy, Thầy là cuốn sách, cuốn sách chính là Thầy). Tức làm “dự án” gì cũng phải suy nghĩ kĩ (Trí), hỏi ý kiến các sĩ phu (Sĩ), hỏi ý kiến các sư phụ (Sư), tham khảo các sách (Thư), hỏi ý kiến các tôn giáo (Thầy). Tất cả các nhân tố đó, thời xưa chỉ gọi chung là giới có học, mà lướt thì “Có Học” = Cóc. Nên mới có câu “con Cóc là Cậu ông Trời”. Trên trống đồng có tượng Cóc là vậy, và có tranh dân gian thầy đồ Cóc là vậy. Còn cổ xưa, con cóc sinh ra nòng - nọc (từ dính thể hiện dương - âm, vì nó ở dưới nước thuộc thế giới âm nên Nòng là âm mà mang dấu ngược là “huyền” = 1, Nọc là dương mà mang dấu ngược là “nặng” = 0. Lên cạn thuộc thế giới dương thì tất cả nòng nọc đều thành Cóc, dấu “sắc” = 1). Nhưng gốc của từ dính nòng-nọc lại chính là cái tế bào Noa (là con vật đẻ ra ở Nước, có tên là Oa). Con Noa nở ra từ dính Nòng-Nọc, còn con Oa 蛙 nở ra từ dính Ễnh - Ương (= Âm – Dương, đàn bà to bụng gọi là “Ễnh bụng”, đàn ông to bụng gọi là “Trướng bụng”). Con “Có Học” = Cóc, (do nó đã từng dày công “Ham làm việc bằng Óc” = Học 學) là Thầy đồ, tức là Sư, nó lại còn là “Cụ Lâu” = Cậu của ông Trời. Như vậy cái “Lý thuyết thống nhất vũ trụ”, nó là cái khách quan, có sẵn từ khi hình thành vũ trụ. Thầy (là Cóc), tức là Sư phụ, là người biết Thư (nhấn "Thầy Chứ 之!" = Thư書 , Thư 書 là cuốn sách, là Thầy của người đọc,đương nhiên cũng có nhấn "Thư 書 Hầy 是!" = Thầy ), nên từ Thầy đã phiên thiết thành hai chữ Thiềm Thừ 蟾 蜍. (Chữ Thiềm Thừ viết bằng cách "biểu ý + tá âm": biểu ý bằng bộ Trùng 虫 tức họ Con Trùn viết bằng chữ Côn Trùng 昆 虫, tá âm bằng chữ Nghiêm 檐 cho từ Thiềm 蟾 và bằng chữ Dư 余cho từ Thừ 蜍). Chính là tế bào Thầy nở ra từ dính Thiềm 蟾 -Thừ 蜍, thiết lại thì “Thiềm 蟾 Thừ 蜍” = Thư書(con Thiềm - Thừ là con Cóc, là thầy đồ thì mới biết viết sách là Thư). Hán ngữ mà thiết thì là “Chán 蟾 Chú 蜍” = Chu, trật, không thành “Shu 書”. Thư có nghĩa là sách, sách ở đây là sách trời tức Thiên Thư, hay còn gọi là “Lý thuyết thống nhất vũ trụ”. Học được lý thuyết ấy thì biết sống thuận thiên, giữ được sinh thái.
    2 likes
  5. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Một dự báo về khả năng xảy ra một trận động đất hủy diệt bờ biển phía Tây của các nhà khoa học Hoa Kỳ có khả năng xảy ra trong thời gian ngắn gần đây. Phiên bản tiếng Việt cho dự báo này được Hungnguyen - hội viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn đưa lên để tham khảo, so sánh đưa dự báo của các nhà khoa học Hoa Kỳ với kết luận của Lý học Việt. Cá nhân tôi đã có kết luận về dự báo này, trong một số topic trên diễn đàn. Nhưng để tiện theo dõi và đối chiếu kết quả giữa nền tảng tri thức của Lý học Việt - cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương - với tri thức của nền văn minh hiện đại liên quan đến động đất, tôi lập riêng một topic này với những dự báo của tôi, về khả năng" Có hay không động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ". Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. =================== Thứ sáu, 17/07/2015 | 19:48 Thưa quý vị và anh chị em.Thông tin trên do HungNguyen đưa lên diễn đàn trong "Thông tin cập nhật". Giả sử trận động đất này có xảy ra thì cũng không ngoài tời tiên tri của lão Gàn: "Động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay". Các thông số của các ngành khoa học liên quan theo mô tả của bài báo trên - đã xác định rằng: sẽ xảy ra động đất hủy diệt miền Tây nước Mỹ. Đồng thời, rất nhiều nhà tiên tri trên thế giới, đều cho rằng: Tổng Thống Obama là Tổng thống cuối cùng của nước Mỹ, Và nước Mỹ sẽ bị hủy diệt trong năm nay....vv. Tuy nhiên, cũng liên quan đến lời tiên tri 2015, lão Gàn cũng đã xác định rằng: "Nước Mỹ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Và để chứng tỏ điều này, năm nay sẽ có một trận động đất không mang tính hủy diệt ở Tây Nam Hoa Kỳ". Và trong bài viết trên, cũng có một hy vọng cuối cùng sau đây, khi tất cả các thông số của tri thức khoa học đều chỉ đến một trận động đất hủy diệt - Đó là: Với những người không tin vào Thượng Đế - cũng không có vấn đề gì - thì lão Gàn mô tả như sau: Như tôi thường nói trên diễn đàn rằng: tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết hết được những quy luật và bản chất tương tác của vũ trụ. Nên khả năng tiên tri của những tri thức khoa học hiện đại rất thấp và cục bộ. Bởi vậy, tất cả những thông số mà tri thức khoa học mô tả về khả năng động đất lớn sẽ xảy ra tại Hoa Kỳ, lại không phản ánh thực chất điều này. Cho nên trận động đất lớn này lại không xảy ra ở đây. Tuy nhiên, nó vẫn xảy ra ở nơi khác, nhưng không mạnh như bài báo mô tả. Đây là kết luận của tôi cho thông tin trên. Và nước Mỹ nên cảm ơn Thượng Đế, nếu chẳng may tôi đúng. Và nếu nước Mỹ có thiện chí thì nên trả tiền cho quẻ bói này. Gía hữu nghị là 1.000. 000 Dol. Hì. PS: Nếu lời tiên tri này của lão Gàn đúng và động đất lớn không xảy ra ở Hoa Kỳ thì một lần nữa cho thấy sức mạnh của Lý học Việt và sự vượt trội của nó so với tri thức khoa học hiện đại của nền văn minh này. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33334-nhung-van-de-va-tien-tri-nam-at-mui-2015/page-20 =================== Thứ bảy, 18/07/2015 | 19:03 Thưa quý vị và anh chị em. Khi thông tin của HungNguyen và lời tiên tri của tôi đưa lên diễn đàn Lý học Đông phương ngày hôm qua, thì hôm nay có tin về động đất sau đây: Thưa quý vị và anh chị em. Trong "Lời tiên tri 2015", tôi đã xác định rằng: "Động đất là thiên tai ấn tượng của năm 2015". Và ngay từ đầu năm, một trận động đất mang tính hủy diệt đã xảy ra ở Nepal. Nhưng sau khi động đất xảy ra, tôi đã xác định: Trận động đất ở Nepal chỉ là một ví dụ về tính ấn tượng của động đất trong năm nay. Tất nhiên nó sẽ còn tiếp tục. Gần đây Cơ Quan Đối Phó Khẩn Cấp của Hoa Kỳ (FEMA - Federal Emergency Management Agency) tính toán và vừa công bố rằng một Trận Động Đất Khủng Khiếp (Mega-Quake) có nguy cơ sắp xảy ra và tạo thành cơn sóng thần, qua bài giới thiệu của HungNguyen. Nhưng tôi đã công khai xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ không có động đất mang tính hủy diệt trong năm nay. Nhưng cũng như tôi đã xác định: Vẫn sẽ có một trận động đất lớn xảy ra trên trái Đất và lần này, tôi dự báo rằng: Sẽ xảy ra - nhanh thì ngay trong tháng 6 Việt lịch - chậm không quá nửa đầu tháng 7. Nó sẽ xảy ra ở phía Nam xích đạo. Cụ thể ở đâu thì tôi không có thời gian để tính toán kỹ hơn. Ai giỏi thì cứ vào bổ sung hoặc phản biện. Trận động đất ở trên web Tuổi Trẻ mà tôi giới thiệu ở trên, không phải trận động đất của dự báo này của tôi. =================== Chủ nhật, 19/07/2015 | 07:21 Thưa quý vị và anh chị em. Đây là thông tin chính thức về khả năng xảy ra một trận động đất ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương: Siêu động đất tại Thái Bình Dương, 13.000 người có thể sẽ thiệt mạng Chủ nhật, 06:01, 19/07/2015 VOV.VN - Các nhà địa chất dự báo sắp có một trận siêu động đất trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, đe dọa đến tính mạng của 13.000 người. Hãng tin Foxnews vừa đưa tin, sắp xảy ra một trận động đất kinh hoàng trong lịch sử trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, có thể khiến 13.000 người thiệt mạng. Trận siêu động đất này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 70.000 người dân. Foxnews cảnh báo, trận động đất sắp tới khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ mạnh gấp 30 lần so với các vụ động đất do đứt gãy San Andreas. Trận động đất sắp xảy ra này thuộc vết đứt gãy Cascadia. Tính mạng của 13.000 người có thể bị đe dọa bởi trận động đất kinh hoàng này. Theo như nghiên cứu của các nhà địa chất, những trận động đất gây ra bởi vết đứt gãy Cascadia xảy ra theo chu kỳ 240 năm. Và trận động đất cuối cùng là cách đây 300 năm, vào khoảng những năm 1700. Trận động đất đó đã tạo những con sóng thần cao tới 600 foot (gần 200m) ở Nhật Bản. Giáo sư vật lý Michio Kaku tại trường đại học Thành phố New York cho biết, trận siêu động đất sẽ không xảy ra tại California, mà nó sẽ xảy ra tại vết đứt gãy Cascadia (kéo dài từ San Francisco tới Seattle). Siêu động đất sẽ có cường độ 9,2 độ richter. Giáo sư vật lý Michio Kaku tiết lộ, trước khi trận động đất xảy ra, chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên từ các loài động vật. “Các loài động vật sẽ có hành động kỳ lạ, đó là dấu hiệu. Và sau đó một đến hai phút, trận động đất thực sự sẽ xảy ra,” ông nói. Theo dự đoán, trận động đất sẽ có cường độ 9,2 độ richter và kéo dài khoảng 4 phút. Sau đó khoảng 15 phút, sóng thần sẽ nhấn chìm các thành phố gần bờ biển./. Trần Ngọc/VOV.VN Theo Foxnews ======================= Thưa quý vị và anh chị em. Trước đây nhiều năm, những nhà khoa học Hoa Kỳ cũng thông báo về một trận động đất có tính hủy diệt ở California. Thâm chí có nhà khoa học còn khẳng định rằng: Nó sẽ xảy ra trong năm có thông tin này (Cách đây nhiều năm). Điều này đã khiến chính quyền bang Cali nắm đó, phải huy động một cuộc tập phòng chống động đất quy mô lớn có 10.000 người tham gia. Nhưng Thiên Sứ tôi, nhân danh Lý học Việt đã xác định sẽ không thể xảy ra động đất ở đây. Đến nay, nhiều năm đã trồi qua. Và Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã chứng tỏ tính chính xác trong dự báo của mình. Đến nay - trong bài viết trên - các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định động đất không thể xảy ra ở California: Quote Nhưng họ lại cho rằng: Động đất hủy diệt sẽ xảy ra từ vết đứt gãy Cascadia (kéo dài từ San Francisco tới Seattle). Và họ cho rằng: Nó sắp xảy ra ....ngay bây giờ. Một lần nữa Thiên Sứ tôi, nhân danh nền Lý học Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, xác định rằng: Sẽ không có động đất hủy diệt ở vết đứt gãy Cascadia (kéo dài từ San Francisco tới Seattle) Mục đích viết bài này của tôi, là: * Nhắc lại lời tiên tri xác định không có động đất mang tính hủy diệt ở Cali của Lý học Việt, trước tất cả các nhà khoa học Hoa Kỳ. Và Lý học Việt đã đúng tính đến hôm nay là ngót chục năm trôi qua. * Xác định lại một lần nữa - qua các bài viết trên - rằng: Không thể có động đất hủy diệt tại vết đứt gãy Cascadia, như các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nêu trong bài viết trên. Ít nhất trong năm nay. * Tôi cải chính lại vùng động đất, mà tôi đã dự báo trong bài viết trên là: Nay xin sửa lại là: PS: Tôi đã đi Hoa Kỳ ba lần, qua 8 tiểu bang và khoảng 25 thành phố, thị trấn ở Hoa Kỳ (do các thân chủ mời đi mần Phoengshui. Hì). Riêng Cali tôi ở lâu nhất và đi nhiều nơi nhất. Tôi đã cảm nhận được khí chất của nơi này. Cho nên tôi mới có "cơ sở Lý học" để xác định rằng: Không thể có động đất ở đây. Tuy nhiên, hiện nay tôi được biết tiểu bang này đang bị hạn hán nặng. Về vấn đề này, tôi đã đưa lên topic này từ rất lâu. Đồng thời tôi cũng đã xác định rằng: Nếu chính quyền bang Cali đồng ý chi một triệu Dollar trọn gói, tôi sẽ dự báo và xác định một trận mưa lớn khắp Cali. Lấy tiền sau khi dịch vụ được thực hiện. (Thiên Sứ tui bị áp lực trả nợ, nên mong quý vị cũng thông cảm. Giá này quá rẻ). Bây giờ, cái gì lão Gàn cũng quy ra thóc hết. Làm không thì ông giáo sư Vật lý Lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, ông ấy lại đến Cafe Trung Nguyên hỏi: "Có mục đích gì?" thì mệt lắm! ======================= Thứ sáu, 24/07/2015 | 18:32 Dọa hoài! Lão Gàn chờ đến cuối năm xem động đất có xảy ra như bài báo nêu không. Nếu đến ngày mà lão Gàn chọn là 24 của tháng Chạp năm Ất Mùi (2015) Việt lịch, mà động đất không xảy ra thì lão và Hungnguyen sẽ nhậu với chai Hennessy loại xịn, để gọi là ăn mừng tính vượt trội của Lý học Việt so với tri thức của nền văn minh hiện đại. Giống như đã nhậu với anh chị em trong việc xác định: "Không có ngày tận thế" vậy. Nếu Hungnguyen bận, lão nhậu một mình. Tất nhiên lão sẽ chụp ảnh đưa lên đây! =======================Thứ bảy, 01/08/2015 | 04:46 Đến nay là 15 ngày rùi! Chưa xảy ra. Lão đợi đến 24 tháng Chạp Việt lịch mà vưỡn không xảy ra thì lão sẽ "chém gió" thế này: Từ nay, mọi thiên tai trên trái Đất được dự báo từ các cơ quan khoa học quốc tế, phải được thông qua Lý học Việt duyệt đã nhá! Nếu ai đó mà chê lão Gàn chém gió, thì có muốn lão ngưng chém gió trong trường hợp này không? Hì! ======================= Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Phần trên là các bài viết liên quan của tôi đã thể hiện dự báo của tôi về khả năng có hay không động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ. Tôi đã xác định: "Không thể xảy ra!". Các bài viết tiếp theo trong topic này sẽ tiếp tục phân tích các vấn đề liên quan với trong thời gian chứng nghiệm là hết năm nay. Kết thúc vào ngày 24 tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch. Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like
  6. Môn võ Việt chuyên dùng "thần chú" tạo sức mạnh phi thường Lê Sơn | 04/08/2015 07:31 Chia sẻ: Chỉ cần đọc bài "thần chú" xong bỗng dưng nội công thâm hậu, sức mạnh phi thường là một trong những điều kỳ lạ đến khó tin của môn võ Thất Sơn Thần Quyền (Quyền thề). Cao thủ Việt võ đạo khiến cánh mày râu vừa sợ vừa… yêu Clip: Cú lên gối tàn bạo nhất năm Pha dứt điểm khiến đối thủ “dở điên, dở dại” Môn võ của “bùa chú” Đến nay, có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh Thất Sơn Thần Quyền vẫn chưa có lời giải. Một điều đặc biệt là các môn đệ Thất Sơn Thần Quyền thường ít khi tập luyện công khai chốn đông người và cách thức tập luyện, những chiêu thức thường mang đậm màu sắc tâm linh huyền bí, rất khó để lý giải. Chính vì yếu tố bí mật, không tiết lộ với giới “ngoại đạo” nên người ta đã gán cho Thất Sơn Thần Quyền đủ các loại biệt danh như: Võ bùa, võ ma, thần quyền… và biến nó trở thành một môn phái như dị giáo. Theo những đệ tử Thất Sơn Thần Quyền, về mặt dương công (tức quyền pháp) thì môn võ này không có hệ thống quyền pháp cụ thể nào, không luyện tập binh khí cũng như thi đấu đối kháng. Người luyện tập không đánh theo khuôn mẫu nào cả. Nhìn một người theo Thất Sơn luyện tập “múa may quay cuồng”, y như người “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một sức mạnh khủng khiếp, chỉ cần lãnh một đòn, đối phương có thể nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt trước lúc xuất chiêu, các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền phải đọc một bài thần chú để “nhập quyền”. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên được học “thần quyền”. Do đó khi vượt qua được 9 lời thề ban đầu của người học, sư phụ và học trò sẽ nhìn thấy cơ duyên của học trò đó có tiếp tục tiến tới những tầng tiếp theo của võ công Thất Sơn hay không. Một màn biểu diễn thường thấy của Thất Sơn Thần Quyền. Những “lời thề” nghe huyền bí nhưng thực chất là những nguyên tắc về “đạo” như: hiếu thảo với cha mẹ, không phản thầy, phản bạn, không ỷ mạnh hiếp yếu, không làm điều ác… Khi tiếp xúc với 16 lời thề tiếp theo, môn sinh sẽ được đọc kỹ và nói chuyện với sư phụ để tiếp tục tiến đến những khóa luyện trì cao hơn. Tới lúc đạt được đến những đỉnh cao hơn có thể thề đến hàng chục điều (cao nhất 55 điều). Theo một số tài liệu, Thất Sơn Thần Quyền được chia làm 2 hệ chính là "Dương công" và "Âm công". Dương công thì tập trung vào các bài quyền cận chiến, các miếng đánh, chủ yếu rèn luyện tốc độ và nhanh nhẹn. Còn Âm công thì luyện theo bùa hoặc theo câu niệm (tập trung vào ý chí người luyện võ), có thêm một số chi thì luyện thêm phần chịu đòn, dùng gậy hoặc dao chém vào cơ thể để luyện sự dẻo dai chịu đựng. Âm công sử dụng sức mạnh tâm linh, ý chí nên khi ra đòn thường không theo chiêu thức nào nhất định cả. Những khả năng “dị” khó tin Khi đã “nhập” được quyền, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền có thể đạt được những khả năng cực “dị” như bị đánh không biết đau, có thể dùng dao chém vào người, nhai thủy tinh, công phá gạch ngói, nâng vật nặng... Đệ tử Thất Sơn thần quyền còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, sở hữu sức mạnh siêu phàm, giúp 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Nhưng để đạt tới cảnh giới “vô lượng” như vậy, các đệ tử Thất Sơn sẽ phải trải qua quá trình khổ luyện rất gian khổ và phải có “duyên” mới gặp cơ may luyện thành. Theo các đệ tử của môn võ này, khi luyện đến mức "nội công thâm hậu" thì sau khi “nhập quyền”, phía trước mặt sẽ xuất hiện một vòng tròn lượn lờ xung quanh. Người học chỉ cần tìm đúng tâm vòng tròn ấy rồi dùng chân, tay đấm đá là được. Thậm chí các môn đệ Thất Sơn còn có thể truyền “nội công” cho nhau, hoặc có thể "đả thông kinh mạch" bằng việc đấm đá liên tục vào cơ thể… Theo các môn sinh, khi họ ra đòn đều có câu "thần chú", điều này nhằm hợp sức mạnh của “bảy quả núi chụm lại”. Một khi đã dính phải quyền cước của họ tung ra thì có thể mất mạng. Clip những pha biểu diễn của Thất Sơn Thần Quyền: Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA Theo một số đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền, việc học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Ngoài ra, họ còn có thể chữa đau mắt, đau răng, đau đầu, quai bị hay u nhọt… Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề rất nhanh. Bên cạnh đó, trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn. Cho tới nay, vẫn chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh những khả năng này của các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền. Một số người gọi đó là những khả năng mang tính tiềm ẩn, có thể khai thác và thực hiện được khi người ta có niềm tin, tinh thần tốt. Có lẽ chúng ta cũng nên nhìn nhận về Thất Sơn Thần Quyền như vậy thay vì những lý giải mang tính chất mê tín, dị đoan. Kỳ lạ từ nguồn gốc Cho tới nay, các nhà nghiên cứu võ thuật vẫn chưa thể hiểu được Thất Sơn Thần Quyền ra đời ở Việt Nam từ bao giờ và như thế nào. Tất cả chỉ dừng lại ở những truyền thuyết trong dân gian, khiến cho môn võ này càng trở nên kỳ dị và khó giải thích. Thất Sơn Thần Quyền tương truyền do một vị Sư tổ sáng lập, nhưng không rõ là người Việt Nam hay Tây Tạng, do có nhiều tin đồn khác nhau. Tuy nhiên theo cố trưởng môn Nguyễn Văn Cảo cho biết, môn phái này có 3 vị Sư tổ, đều là người Việt Nam, cùng học Phật pháp tại vùng núi Thất Sơn sáng lập ra môn phái này. Trước đó, cả 3 vị Sư tổ này đều theo học một môn phái của đạo Phật do một vị Sư giác ngộ người Thiên Trúc (Ấn Độ) sáng lập. Nơi ông Cảo và các sư huynh đệ đã luyện tập trước đây là vùng Bảy núi thuộc tỉnh Long An ngày nay (nên có tên là Thất Sơn). Môn phái này là một dòng phái của Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên, vị Thượng sư này được thờ tượng ở các bàn thờ của môn, ở vị trí cao nhất. Có nhiều người cho rằng, Thất Sơn Thần Quyền của Việt Nam chẳng qua là môn Quyền thề của các đạo sĩ Trung Quốc. Lễ giỗ tổ của môn võ Nhưng luồng ý kiến khác lại lý giải Quyền thề của Trung Quốc là môn phái lâu đời của các Đạo sĩ trong khi Thất Sơn Thần Quyền mới hình thành và xuất phát từ vùng núi Thất Sơn của tỉnh Long An trên cơ sở hệ phái Tì Ni Đa Lưu Chi kết hợp giữa Thiền tông và Mật tông. Theo Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, người Trung Quốc không có môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Trong số 3 học trò đầu tiên mà ông Cảo dạy có một người có nguồn gốc Trung Quốc là ông Hợi (học trò đầu tiên), hai ông tiếp theo là ông Cư và ông Mạc (người Phú Thọ). Về sau Nguyễn Văn Cảo được mọi người tôn vinh là người sáng lập ra Thất Sơn Thần Quyền tại Việt Nam. Cũng có một giai thoại khác nói về môn võ đầy bí ẩn này. Tương truyền khi xưa người dân sinh sống dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vẫn còn thấy một đạo sĩ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi. Không ai biết thân thế, tên tuổi thật của ông. Chỉ thỉnh thoảng gặp và thấy ông không bao giờ rời lưng ngựa. Ông trông rất ốm yếu nhưng lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa. Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp, bị toán cướp xông vào vây đánh. Chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông rùng mình một cái “bay” đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại. Xong, ông ung dung lên ngựa trở về núi. Biết chuyện, nhiều thanh niên thán phục, rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Về sau nhiều người cho rằng đây chính là nhân vật sáng lập ra Thất Sơn thần quyền. Nhìn chung tới nay vẫn chưa có một tài liệu thực sự đáng tin cậy nào nói về sự ra đời của Thất Sơn Thần Quyền. Những truyền nhân thực sự của môn võ đến nay cũng không còn nên những bí ẩn của Thất Sơn Thần Quyền gần như đã rơi vào quên lãng. Sức mạnh kinh khủng của "dị nhân 3 hiệp" theo Đại Lộ
    1 like
  7. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/470-cach-thuc-gui-hinh-anh-len-mang/ Bạn chịu khó đọc tí, trong diễn đàn có đầy đủ.
    1 like
  8. Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Thứ ba, 04/08/2015 - 14:53 Dân trí Sức sống mãnh liệt và câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật đã thể hiện ý chí quật cường, thiện chí hữu nghị, và cả một phần nào đó cốt cách đặc trưng của người Nhật. Cây thông trắng 390 năm tuổi của một nghệ nhân trồng bonsai người Nhật gửi tặng Vườn thực vật Quốc gia Mỹ năm 1976. Đến thăm Vườn thực vật Quốc gia Mỹ nằm ở thủ đô Washington DC, có một cây bonsai của Nhật được tạo dáng cầu kỳ, tán cây tạo thành hình mũ nấm. Những du khách đi qua cái cây này có thể sẽ ấn tượng về độ dày của tán, về cách tạo dáng của cây, thêm nữa thì có thể là về độ tuổi của cây - một cây bonsai 390 năm tuổi. Nhưng đó mới chỉ là một phần bí mật của cái cây rất đặc biệt này, một khi biết được tất cả lai lịch của cây, người ta sẽ phải kinh ngạc và nhìn nó “bằng một ánh mắt khác”. Cây thông trắng Nhật Bản này đã được hiến tặng cho Vườn thực vật Quốc gia Mỹ năm 1976 và từ đó đến nay là cây cảnh lâu đời nhất trong khu vườn thực vật này. Điều đặc biệt nhất của cây là nó đã sống sót vượt qua vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II. Vụ ném bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt đã làm sập nhà cửa, gây ra thương vong, làm chấn động nước Nhật, nhưng cái cây bén rễ từ thế kỷ 17 ấy vẫn đứng vững, không chết, không tàn lụi, nó vẫn tiếp tục giữ thế đứng của mình, tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, ra lá mới dù nằm trong vùng ảnh hưởng của vụ ném bom. Năm nay là tròn 70 năm xảy ra vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và câu chuyện về cây bonsai 390 năm tuổi được nhắc tới như một biểu tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Từ nhiều thập kỷ qua, du khách đến với vườn thực vật này đã nhìn thấy cái cây đứng đó, nhưng mãi cho tới gần đây, câu chuyện và ý nghĩa đằng sau cây mới được biết tới rộng rãi. Một nghệ nhân trồng bonsai người Nhật có tên Masaru Yamaki đã hiến tặng 53 cây quý cho vườn thực vật hồi năm 1976 nhân dịp nước Mỹ kỷ niệm 200 năm ngày độc lập. Người ta đón nhận những cây mà ông Yamaki gửi đến, không hề biết gì về câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi. Mãi cho tới tháng 3/2001 khi hai người cháu trai của ông Yamaki từ Nhật sang thăm viện bảo tàng để thấy lại “cái cây của ông”, chính lúc này vườn thực vật mới được biết ý nghĩa của cây bonsai lâu đời mà ông Yamaki đã hiến tặng không một lời nhắn nhủ về lai lịch của nó. Người ta đã rất kinh ngạc khi biết ông Yamaki tặng đi một cây bonsai quý mang đầy ý nghĩa như vậy cho bên đã ném bom hủy diệt xuống thành phố quê hương ông, và thậm chí còn hào phóng cho đi mà không đề cập lấy một lời. Câu chuyện về cây bonsai của ông Yamaki đã khiến những người am hiểu và yêu mến bonsai cảm thấy xúc động. Hai người cháu trai của ông Yamaki sinh ra sau khi ông đã hiến tặng cây, vì vậy, hai cậu chỉ được nghe gia đình kể lại về cây, họ quyết định một ngày nào đó phải được tận mắt trông thấy cái cây huyền thoại của ông. Một tấm ảnh còn lưu giữ được của gia đình Yamaki cho thấy sau vụ ném bom nguyên tử, sức nén của quả bom đã tác động mạnh lên mọi vật trong nhà, nhưng trong khu vườn, sau tất cả, cái cây này vẫn giữ nguyên thế đứng, không hề suy suyển. Trong những câu chuyện của gia đình Yamaki, cây thông trắng đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Bonsai đối với các nghệ nhân không phải chỉ là một dạng cây cảnh, trong đó gửi gắm cả cái tình của người chăm sóc cây, mỗi một cây bonsai được trồng bởi một nghệ nhân là sự kết hợp của cả tình yêu thương, vẻ đẹp tự nhiên, và nghệ thuật trồng cây cảnh. Việc cho đi một cây quý không bao giờ là quyết định dễ dàng đối với người trồng bonsai. Cây bonsai của ông Yamaki đã được gia đình trồng từ năm 1625, điều đó đồng nghĩa với việc từ năm 1625 cho tới năm 1976, mỗi ngày, cái cây đều được một người trong gia đình Yamaki quan tâm chăm sóc. Vào ngày 6/8/1945, một quả bom nặng 4.400kg phát nổ tại Hiroshima vào lúc 8h15 sáng. Vườn cây nhà ông Yamaki nằm cách trung tâm vụ nổ bom hơn 3km. Cái cây ngày ngày được chăm sóc nâng niu này đã không phụ lòng ông Yamaki, khi nó đã sống sót và vẫn đứng vững. Tất cả cửa kính trong nhà khi đó đều vụn vỡ và bay loạn xạ khiến người nhà bị thương, cái cây ở ngoài vườn cũng rung rinh và rơi chút lá. Tính tới thời điểm này, cây thông trắng của ông Yamaki đã sống lâu hơn nhiều so với vòng đời được kỳ vọng. Đám mây phát ra từ quả bom nguyên tử hình cây nấm, tán cây bonsai của ông Yamaki cũng hình cây nấm. Mỗi khi lật lại hình ảnh về quả bom nguyên tử năm xưa rơi xuống Hiroshima, biết bao ký ức đau buồn lại trỗi dậy, còn hình ảnh về cây bonsai sống sót vượt qua biến cố đem lại niềm tin và sự thán phục. Sức sống mãnh liệt và câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật quả thực truyền cảm hứng. Cái cây đã âm thầm là cầu nối thể hiện ý chí quật cường, thiện chí hữu nghị, và cả một phần nào đó cốt cách đặc trưng của người Nhật. Bích Ngọc Theo Washington Post
    1 like
  9. Obama công bố 'Kế hoạch Năng lượng Sạch' Tổng thống Barack Obama vừa công bố điều được ông gọi là "bước đi lớn và quan trọng nhất" mà Hoa Kỳ từng thực hiện nhằm đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu. Ông Obama kêu gọi cần hành động trước khi "quá muộn". Mục tiêu của Kế hoạch Năng lượng Sạch sửa đổi là nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện của Hoa Kỳ xuống còn một phần ba trong vòng 15 năm tới. Các biện pháp mới sẽ đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Tuy nhiên, nhiều đại diện từ ngành năng lượng Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ chống lại kế hoạch này. "Tôi tin rằng không có thách thức nào lớn hơn sự đe dọa đối với tương lai của hành tinh," ông Obama nói, đồng thời kêu gọi hành động trước khi "quá trễ". Những người phản đối kế hoạch này nói ông Obama đã "tuyên chiến với ngành than". Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chiếm hơn một phần ba nguồn cung cấp điện tại Hoa Kỳ. Kế hoạch sửa đổi sẽ hướng đến việc giảm lượng khí CO2 từ ngành năng lượng trong 15 năm tới xuống còn 32% so với năm 2005. "Chúng ta là thế hệ đầu tiên bắt đầu cảm nhận được tác động của tình trạng thay đổi khí hậu, và cũng là thế hệ cuối cùng có thể thay đổi điều này", ông Obama nói. Ông so sánh quy mô của kế hoạch này với việc loại bỏ 166 triệu xe hơi tại Hoa Kỳ. Ông nói việc đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu là một "trách nhiệm đạo đức". Ông cũng bác bỏ ý kiến nói kế hoạch là "Cuộc chiến chống lại ngành than", khiến cho nhiều người lao động mất việc làm. Chiến thuật gieo rắc nỗi sợ hãi sẽ không ngăn chặn được đề xuất này, ông nói. "Nếu chúng ta không làm thì cũng không ai khác sẽ làm. Hoa Kỳ phải đi đầu, đó là trọng tâm của kế hoạch này. Đây là cơ hội để chúng ta làm điều đúng cho thế hệ sau," ông nói. Mỗi tiểu bang Hoa Kỳ sẽ được giao chỉ tiêu cắt giảm khí thải và phải trình lên Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) kế hoạch để đạt được chỉ tiêu này. Phóng viên BBC Tom Bateman tại Washington nói Tổng thống Obama hy vọng công bố hôm 3/8 sẽ giúp ông để lại di sản về vấn đề thay đổi khí hậu. Các biện pháp mới sẽ cho tổng thống thẩm quyền đạo đức mà ông cần để kêu gọi giảm khí thải nhà kính trên toàn cầu tại một hội nghị quan trọng ở Paris vào năm nay, phóng viên của chúng tôi nhận định. Tuy nhiên, một số thống đốc các bang đã nói họ sẽ làm ngơ trước đề xuất này. Nhà Trắng cho biết kế hoạch là "phát súng mở đầu cho hàng loạt biện pháp đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu" từ Tổng thống Obama và nội các của ông. Các nhà máy điện là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Hoa Kỳ Bà Hillary Clinton 'ủng hộ' Trong một đoạn video do Nhà Trắng đăng tải, ông Obama nói các biện pháp mới đã được dữ liệu của hàng chục năm trở lại đây chứng minh. Ông cũng nói thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thời tiết khắc nghiệt hơn cũng như ngày càng nhiều các vấn đề về y tế nếu không hành động. "Tình trạng thay đổi khí hậu không phải là vấn đề của thế hệ sau nữa", ông Obama nói. "Chính quyền của tôi sẽ công bố phiên bản hoàn thiện của Kế hoạch Năng lượng Sạch, bước đi quan trọng nhất mà chúng ta từng thực hiện để đối mặt với tình trạng thay đổi khí hậu". Ứng viên tổng thống từ đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, nói bà sẽ bảo vệ kế hoạch này nếu trúng cử để thay thế ông Obama. "Kế hoạch này sẽ cần được bảo vệ, vì những người hoài nghi và chủ bại ở đảng Cộng hòa, bao gồm tất cả các ứng viên tổng thống của phe Cộng hòa, sẽ không đưa ra biện pháp khả thi nào", bà nói. "Sự thật là họ không muốn một biện pháp nào cả". Một trong các ứng viên tổng thống từ đảng Cộng hòa, ông Marco Rubio, nói kế hoạch này sẽ gây nên "thảm họa", trong khi một ứng viên khác, cựu thống đống bang Floria Jeb Bush, nói kế hoạch này là "vô trách nhiệm và vượt quá thẩm quyền". "Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng EPA có thẩm quyền kiểm soát khí thải nhà kính", ông Heather Zichal, cựu cố vấn về khí hậu và năng lượng của tổng thống và cũng là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Kế hoạch Năng lượng Sạch, nói với BBC. "Việc kiểm soát [khí thải nhà kính] là không thể tránh khỏi và tôi nghĩ việc lãnh đạo đảng Cộng hòa nói họ không có giải pháp nào ... rằng họ không tin vào khoa học ... là hết sức vô trách nhiệm". "Đây sẽ là một trong những vấn đề nóng trong cuộc vận động tranh cử năm 2016". "Phe Dân chủ có lập trường về chính sách có trách nhiệm hơn rất nhiều. Điều đó sẽ giúp họ giành chiến thắng". Các nhà quan sát nói việc tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo đánh dấu sự thay đổi lớn so với phiên bản trước đó của kế hoạch, vốn tìm cách thúc đẩy việc chuyển đổi từ năng lượng than sang năng lượng khí đốt tự nhiên, giúp phát thải ít CO2 hơn. Kế hoạch sửa đổi được cho là sẽ làm tăng tỷ lệ khí đốt tự nhiên được sử dụng tại các nhà máy điện ở Hoa Kỳ so với hiện nay. Các nhà máy điện là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất tại Hoa Kỳ, đóng góp một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính ở nước này. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150804_us_energy_plan ---------------------------------------- Nước Mỹ đang có lượng dầu mỏ dự trữ lớn nhất thế giới, với công nghệ khai thác hiện đại và sản xuất lượng dầu khí cũng hàng đầu thế giới, nếu kế hoạch này được thông qua thì các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt...) sẽ giảm đáng kể; Và nếu chính phủ cho phép xuất khẩu dầu thì giá nhiên liệu than, dầu còn giảm nhiều nữa. Mỹ đã và luôn dẫn đầu trong nhiều ngành khoa học và cả chống biến đổi khí hậu toàn cầu, ít ra cũng là nước lớn có trách nhiệm, không như a Tàu, bằng mọi giá phát triển kinh tế để bây giờ lãnh hậu quả lớn về môi trường ô nhiễm... Đúng là một nhiệm kỳ tổng thống để lại nhiều dấu ấn. Ủng hộ ông Obama!
    1 like
  10. THẢO LUẬN VỚI GIÁO SƯ LIAM C KELLEY VỀ TRIẾT GIA KIM ĐỊNH Hà Văn Thùy Từ Cali, nhà nghiên cứu Việt Nhân Nguyễn Cảnh Hậu chuyển cho tôi bài viết của Giáo sư L.C.Kelley về học giả Kim Định, qua bản dịch của Trà Mi, nhan đề: “Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam.”* Ông không quên kèm theo nhận xét: “Ông này chỉ mới nhận được cái ngọn mà chưa hiểu tận cái gốc của Con Người và Tinh thần Dân tộc Việt Nam. Kim Định nhờ tinh thần triết học Đông phương tức là triết lý An Vi mới khai quật lên được nền Văn hoá độc đáo Việt Nam. Kim Định không phải là một sử gia.” Ông Hà Văn Thùy Đồng ý với nhà Kim Định học lão thành, tôi cho rằng, Kim Định không phải là sử gia. Bởi lẽ, mở đầu cuốn sử của mình, ông viết: “ Sống sót sau bốn lần băng giá, khoảng 500.000 năm trước, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn. Những người đi về phía tây trở thành tổ tiên người da trắng. Người đi về phía đông trở thành tổ tiên các tộc người Việt, Hán, Hồi, Mông, Mãn. Người Việt theo ngọn sông Dương Tử vào chiếm 18 tỉnh của Trung Quốc. Người Hán theo phương thức du mục lang thang trên cao nguyên Thanh Hải lúc đó còn là phúc địa. Về sau vượt sông Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt…” “Người Hán đuổi người Việt chạy có cờ qua sông Dương Tử rồi quay về chế ra chữ Việt bộ Tẩu phỉ báng người Việt.” Nếu là sử gia, thì với tri thức sai lạc như thế, sự nghiệp Kim Định đã sụp đổ. Có lẽ do biết trước sự thể nên đã hơn một lần ông tuyên bố: “Những gì liên quan tới chứng cứ lịch sử, nhiều lắm cũng chưa tới 10% đề xuất của tôi. Nếu có sai đi nữa thì những gì còn lại là Việt nho và đạo Việt An vi mới là đóng góp quan trọng nhất.” Điều đó chứng tỏ, Kim Định ý thức được đóng góp của mình cho học thuật và hoàn toàn không nhận là sử gia. Tôi cũng không chia sẻ với Giáo sư Kelley khi ông cho rằng “không ai biết” tới Kim Định. Ngược lại, sự thật là, vào đầu thập niên 1970, sinh viên nô nức ghi tên học các khóa ông giảng và tác phẩm Kim Định là “sách gối đầu giường” của học sinh sinh viên miền Nam. Thuyết Việt Nho thành tư tưởng thời thượng, in sâu trong tâm khảm một lớp người. Sau năm 1975, học trò của Kim Định lập Hội An Việt ở nhiều nước phương Tây, in sách báo, dựng đài phát thanh quảng bá tư tưởng Thầy. Trong nước Việt Nam, tuy sách của Kim Định bị cấm nhưng vẫn có người tìm đọc. Và hôm nay, tư tưởng Kim Định lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Tháng 7 năm 2012, tại Văn miếu Quốc tử giám, Lễ tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức trọng thể. Và đầu tháng Bảy năm nay, cũng tại Hà Nội, Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh triết gia Kim Định được tổ chức. . Điều này thì vị giáo sư Đại học Manoa nói đúng: Kim Định không được công nhận! Bốn mươi năm nay, Kim Định không được chính thức công nhận mà chỉ là một thứ hoa dại sống giữa nhân gian. Tuy vậy thưa Giáo sư, cũng không phải như ông nói: “không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông (KĐ) đã làm.” Từ lâu người Việt Nam đã nhận ra thiên tài ở Kim Định. Không chỉ là “lời nói gió bay” mà được định hình bằng văn tự. Nhưng tôi đồng ý với ông là Kim Định “đã đẩy tư tưởng của mình đi quá xa.” Một trong thao tác làm việc của Kim Định là từ tâm lý miền sâu, từ chiều sâu tâm linh để giải mã huyền thoại rồi suy luận, tưởng tượng. Nếu từng sản sinh ra kết luận thiên tài, thì sự tưởng tượng ấy cũng lắm lúc đẻ ra quái vật! Có thể nhặt ra hàng đống sạn trong sách Kim Định mà Loa Thành Đồ Thuyết là một thí dụ. Nhưng dù vậy, Kim Định vẫn quá lớn lao, vẫn vô cùng vĩ đại! . Ông Liam C. Kelley Giáo sư Kelley viết: “Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v… Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.” Người từng theo dõi những bài viết của Kelley sẽ thấy, ông vẫn loay hoay với ý tưởng lẩn thẩn rằng Lĩnh Nam chích quái vô giá trị vì chỉ được viết vào thế kỷ XV, là sản phẩm của đám trí thức Hán hóa người Việt tân tạo theo sách Trung Hoa! Chính do thiếu chiều sâu lịch sử và văn hóa phương Đông nên ông không hiểu được rằng, từng có nhà nước Lương Chử – Xích Quỷ xuất hiện 3000 năm TCN. Đó là một nhà nước vĩ đại không chỉ về văn minh mà còn về quy mô, chiếm hơn nửa diện tích và dân số Trung Hoa. Sau hơn 1000 năm tồn tại, bị phân rã do tác động của vương triều Hạ, người Lương Chử-Xích Quỷ di tản tới Việt Nam, Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… mang theo truyền thuyết gốc của tổ tiên mình về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ với một bọc trăm trứng. Câu chuyện Kinh Dương Vương vang bóng trong huyền thoại Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện. Một bọc trăm trứng đã vào kinh Phật. Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó sống lâu dài trong văn chương truyền miệng để rồi được ghi lại vào thế kỷ XV. Như vậy, tuy được chép muộn hơn nhưng tính chân thực của câu chuyện không hề thua kém so với Sử ký! Nhiều sử gia trước đây đã tin như thế. Chỉ vì cố tỏ ra độc đáo khác người, ông giáo sư đã hoang tưởng! Về câu: “Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX,” Đúng là Kim Định đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ thời đại ông như Granet, Lévi-Strauss … Nhưng một vấn đề được đặt ra: sách của các vị này dành cho mọi người mà vì lẽ gì chỉ Kim Định phát huy hiệu năng cao nhất? Điều này, học giả phương Tây khó lòng hiểu nổi! Từ hàng chục năm nay, những người nghiên cứu Kim Định nhận ra rằng, tri thức Tây học chỉ là chất xúc tác giúp Kim Định bộc lộ phẩm tính riêng, đó là khả năng lãng du về ký ức miền sâu, có thể bao gồm cả thiền định để giải mã những truyền thuyết, huyền thoại cùng huyền sử, khám phá những bí ẩn tận cùng của lịch sử, văn hóa! Đấy chính là cái làm nên thiên tài của Kim Định. Giáo sư L.C.Kelley viết: “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).” Tôi không chia sẻ với ông ý tưởng “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước.” Cái lịch sử mà Kim Định đề cập không phải lịch sử Việt Nam mà là lịch sử của tộc Việt, cụ thể là Bách Việt. Tộc người từng mang tên Tam Miêu, vào chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhất. Còn về lịch sử Việt Nam, Kim Định cũng không vượt qua giới hạn của thời ông sống: “Người Việt Nam là dòng duy nhất trong Bách Việt do có được lãnh thổ riêng nên giữ đựơc độc lập, không bị Hán hóa.” Tuy nhiên, một lịch sử như vậy của cả Việt Nam lẫn Bách Việt cũng xưa rồi. Thực tế lịch sử còn “xa” hơn cả sự tưởng tưởng của thiên tài Kim Định! Tuy vậy, phần sau của đoạn trích đáng được chia sẻ. Sự thực là, kết hợp tinh hoa tri thức thời đại với phẩm tính riêng, Kim Định đã dựng cho mình một đỉnh cao trí tuệ mà các học giả cùng thời chỉ mon men nơi chân núi. Người yêu ông không đủ chứng lý bảo vệ ông. Người ghét ông càng không có cơ sở vững chắc để phủ nhận. Kim Định không có người đối thoại. Vì vậy, tình trạng “đáng xấu hổ” như ông Kelley nói, đã xảy ra. Chỉ sang thế kỷ này, khi trí tuệ nhân loại sáng lập đỉnh cao mới thì chúng ta mới có điều kiện thực sự để cọ xát với Kim Định. Hóa ra, toàn bộ giá trị “sử gia” của Kim Định chỉ còn một câu duy nhất: “người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước.” Nhưng đúng là “trên cả tuyệt vời” khi thực tế được khám phá đã hơn cả điều Kim Đinh tưởng tượng: không phải từ Tây Tạng xuống mà người Việt từ Việt Nam mang rìu đá, giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó… đi lên chinh phục đất Trung Hoa. Mặc nhiên, luận thuyết vẫn bị nhạo báng, coi là “lâu đài cất bằng hơi nước” của Kim Định được xác lập cơ sở khoa học! Một mùa hè nhập môn Kim Định học, bản thu hoạch của Giáo sư L.C. Kelley hơi bị “khiêm tốn”. Điều này dễ hiểu vì lâu đài trí tuệ Kim Định dựng lên không chỉ có quy mô quá lớn về câu chữ mà điều quan trọng là quá uyên áo, như một mê cung, nhiều tầng nhiều lớp… khiến cho người duy lý phương Tây khó nắm bắt. Giáo sư Kelley có lẽ là học giả phương Tây đầu tiên mạo hiểm tiếp cận. Cũng dễ hiểu khi khám phá của ông mới dừng lại ở bề ngoài. Điều đáng ghi nhận là ông đã tới với Kim Định bằng tấm lòng thành. Ta cảm ơn ông ở chỗ đó! Sài Gòn, tháng 6 năm 2015. H.V.T Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/08/thao-luan-voi-giao-su-liam-c-kelley-ve.html ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    1 like
  11. Lão thì bảo điếu phải động đất. Nhưng nó là cái gì thì bảo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam đến nghiên cứu. Nếu ông ta giải thích một cách hợp lý và cho kết quả đúng với một dự báo thì ông ta tự phủ nhận luận điểm "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Kể cả với một kết luận ngớ ngẩn nhất là: "Sở dĩ đám ếch nhảy ra ngoài nhiều thế này vì nó thích nhảy ra đường chơi. Chúng nó đi picnic theo kiểu ếch". Nếu ông ta giải thích trên cơ sở luận điểm của ông ta thì không thể dẫn tới bất kỳ một kết luận nào. Thật không hiểu đám học trò của ông giáo sư này, hoặc những người được ông ta tư vấn có một kết quả thế nào. Bởi vậy, phản biện lão Gàn bằng bất cứ giá nào sẽ có một kết quả cực kỳ lố bịch với một hậu quả xấu trên mọi phương diện. Trong thời gian lão Gàn có những cố gắng cuối cùng chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, muốn phản biện lão thì suy nghĩ thật kỹ nha. Khi nào lão Gàn qưỡn, sẽ mở lớp giảng dạy ngắn ngày cho các giáo sư chuyên về động đất, để biết về bản chất của động đất và các "điềm" báo liên quan. Học viên phải có bằng giáo sư trở lên. Phó giáo sư trở xuống đi chỗ khác chơi. Câu "sì lô gân" quảng cáo chiêu sinh của lớp học này là:" Các nhà khoa học Hoa Kỳ sai rồi! Không có động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ trong năm 2015".
    1 like
  12. Chuyên gia quân sự Úc chê tàu ngầm của ông Trân thế nào? Thiên Minh | 03/08/2015 07:21 "Những lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế" - Giáo sư Carl Thayer nhận định. Loạt bài tàu ngầm "Made in Việt Nam" do ông Phan Bội Trân chế tạo đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Để có thêm cái nhìn nhiều chiều, chúng tôi đã liên hệ với Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia phân tích chính trị - quân sự đến từ Học viện quốc phòng Australia. Sau khi cân nhắc những thông tin mà chúng tôi cung cấp, Giáo sư Carl Thayer đã đồng ý chia sẻ quan điểm của mình về tàu ngầm của ông Phan Bội Trân. Theo những gì mà ông Phan Bội Trân giới thiệu trước đó, tàu ngầm Yết Kiêu 1 do ông chế tạo có chiều dài 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn 1 tấn. Tàu chạy bằng động cơ điện 3 pha và có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Vỏ tàu được làm từ vật liệu composite với nền nhựa và cốt là sợi thủy tinh, giúp con tàu gần như trong suốt. Đặc biệt, ông Trân cho biết, tàu ngầm Yết Kiêu có thể chạy với tốc độ lên tới 50 hải lý/h. "Với ưu điểm là nhẹ nên tàu ngầm của tôi chạy với tốc độ khoảng 50 hải lý/h, hơn một chiếc tàu khu trục, đó là một sự đột phá" , ông Trân nói. Về vũ khí trên tàu, ông Trân cho hay tàu có thể được trang bị ngư lôi tự sản xuất theo quy định của Nhà nước. "Ngư lôi này sẽ chạy nhanh hơn ngư lôi của đối thủ, bắn không phải dạng đục lỗ mà là loại ngư lôi có thể bắn gẫy đôi đối thủ. Ngoài ra, còn có những loại vũ khí khác... Vũ khí này được điều khiển và đuổi bám tấn công đối thủ tùy theo hướng của xạ thủ" - Ông Trân mô tả. Giáo sư Carl Thayer cho rằng lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Giáo sư Carl Thayer nhận định: "Chế tạo một chiếc tàu ngầm có thể đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ được yêu cầu đang vượt quá khả năng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Ngay đến Australia cũng gặp rất nhiều khó khăn lớn khi đóng tàu ngầm diesel-điện lớp Colin, thậm chí khi đã hoàn thiện, chúng vẫn có vô số vấn đề. Theo tôi, những lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế". Chiến thuật bầy sói Bên cạnh việc chế tạo tàu ngầm, ông Trân còn tiết lộ, mình đang nghiên cứu một modul tiếp vận trên biển, giúp tàu ngầm có thể hoạt động cách xa căn cứ mẹ khoảng 1.000km mà không gặp khó khăn, trở ngại gì về việc thiếu nhiên liệu cũng như nhu yếu phẩm…. Kinh phí để nghiên cứu modul này sẽ được trích ra từ số tiền thừa kế của ông. Ông Trân chia sẻ, tàu ngầm của ông đáp ứng được hai yếu tố: Rẻ và mạnh. Hạm đội tàu ngầm như vậy khi hoàn thiện sẽ mạnh ngang với Hạm đội 7 của Mỹ. Về chiến thuật tác chiến, ông Trân cho biết sẽ sử dụng "chiến thuật bầy sói" để tiêu diệt tàu chiến của đối phương. Chiến thuật này từng được các tàu ngầm U-boat của Đức sử dụng trong Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945) hay các tàu ngầm Mỹ khi đối phó với tàu chiến Nhật tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Nhận định về "chiến thuật bầy sói" mà ông Trân đưa ra, Giáo sư Thayer cho rằng: "Loại tàu ngầm như mô tả quá nhỏ để có thể mang theo ngư lôi hạng nặng đủ khả năng làm tổn hại một chiếc tàu khu trục, khinh hạm hay tàu hộ tống chủ lực của đối phương. Con tàu sẽ có tầm hoạt động cực kỳ hạn chế và chỉ có thể lặn xuống trong một thời gian ngắn. Các tàu ngầm lớp Kilo được cải tiến của Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả theo nhóm. Tuy nhiên, cần nhớ lại rằng các tàu ngầm theo chiến thuật "bầy sói" của Đức chỉ phóng được ngư lôi và chúng phải tiếp cận tương đối gần với các mục tiêu. Trong khi đó, tàu ngầm hiện đại vừa có thể mang ngư lôi hạng nặng, lại vừa được trang bị các tên lửa hành trình chống tàu có thể phóng khi tàu đang lặn. Chúng có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn. Tàu ngầm Yết Kiêu sẽ thiếu những khả năng này". Giáo sư Thayer cho rằng tàu ngầm của ông Trân quá nhỏ để có thể mang theo ngư lôi hạng nặng đủ khả năng làm tổn hại một chiếc tàu khu trục, khinh hạm hay tàu hộ tống chủ lực của đối phương. Tương lai tàu chiến "Made in Việt Nam" Nói về những khó khăn và triển vọng trong việc tự chế tạo tàu chiến ở Việt Nam, Giáo sư Thayer nhận định: "Các xưởng đóng tàu của Việt Nam đang từng bước chế tạo các tàu chiến với kích cỡ lớn hơn và tinh vi hơn, phù hợp với yêu cầu tác chiến của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. Việt Nam đã phải trì hoãn kế hoạch đóng các khinh hạm cỡ lớn nhưng lại có được kinh nghiệm thông qua việc lắp ráp các thiết bị, phụ tùng do Nga cung cấp. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự đóng tàu pháo dựa trên các thiết kế của Nga. Việt Nam đã chế tạo thành công tàu pháo TT-400TP và đóng nhiều tàu có lượng giãn nước 2.000 tấn. Sẽ mất một khoảng thời gian để Việt Nam có thể làm chủ công nghệ đóng tàu nhưng Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khi tham gia đóng các tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tại Việt Nam. Cách hiệu quả nhất để có được kinh nghiệm trong lĩnh vực này là thông qua chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất". (Còn tiếp...) theo Đại Lộ ================== Lão Gàn đã quá mệt mỏi khi phải đối phó với những kẻ chém gió ngu xuẩn. Họ chẳng mất xu mẹ nào, khi lão Gàn xác định thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi không mưa. Nhưng cứ thi nhau chém gió để thể hiện sự ....dốt nát. Cuối cùng, sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng của họ: Suốt 10 ngày Đại Lễ không mưa. Tất cả những ai ở Hanoi vào thời gian này đều biết rõ điều đó. Ngoại trừ những kẻ chỉ nghe hơi nồi chõ, không chứng kiến, tiếp tục lải nhải. Bởi vậy, khi ông Trân bị chỉ trích, lão liên hệ với trường hợp của lão. Điếu thằng nào mất xu mẻ nào nếu ông Trân thất bại. Nhưng nếu thành công thì cả xã hội được lợi. Thế mà xúm nhau vào chỉ trích, chê bai là thế điếu nào? Cá nhân lão chân thành chúc ông Trân thành công. Và lão sẵn sàng giúp ông với kiến thức của mình, biến tất cả những ý đồ của ông Trân thành sự thật. Điếu mựa! Một sản phẩm kỹ thuật ứng dụng thì phải chờ nó ra đời và ứng dụng mới biết nó có hiệu quả hay không? Điếu mựa! Chưa thấy mặt mũi nó như thế điếu nào, bày đặt chê bai. Tiền thì mình điếu phải bỏ ra, thậm chí cũng điếu phải tiền thuế của nhân dân đóng góp. Chê là chê cái điếu gì mới được chứ. Điếu mựa! Vào thời Napoleon, một kỹ sư đến trình với ông ta một mô hình tàu chiến bằng sắt. Điếu mựa! Toàn bộ các nhà khoa học Pháp quốc và cả hoàng đế Napoleon vĩ đại đều điếu thể tin được tàu bằng sắt mà có thể nổi được trên mặt nước. Vì lúc ấy, chỉ quen đóng tàu bằng gỗ. Bởi vậy, người kỹ sư đó bị đuổi ra khỏi đại bản doanh của vị hoàng đế vĩ đại của nước Pháp. Sau này, khi bị đi đày trên đảo Coóc, nhìn thấy một cái tàu sắt chạy bằng hơi nước của nước Anh chạy qua, vị hoàng đế vĩ đại của nước Pháp ngậm ngùi phát biểu: Ta đã bại trận, từ khi đuổi vị kỹ sư này ra khỏi cửa. Điếu mựa! Đuổi là phải. Ngu thì chết ngài Napoleon ạ. Bởi vì thằng kỹ sư khốn khổ, ăn mặc rách rưới đó, điếu phải giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu. Đã vậy còn lấy tiền thuế của nhân dân Pháp để thực hiện ý đồ mà ngài cho là ngu xuẩn. Còn ông Trân, ông ta điếu lấy tiền của ai. Nếu ông ta thành công thì tất cả đều được lợi. Tôi mà là ông Trân tôi cứ lẳng lặng làm. Thực nghiệm xong thì hãy quảng cáo. Nói làm điếu gì với đám ngu này. Bực mình quá, nên phải thể hiện cảm xúc.
    1 like
  13. Câu trả lời nằm trong phần trả lời trước rồi đấy!
    1 like
  14. Lão Gàn đang nghiên cứu để chọi một cục gạch vào nơi thích hợp....Híc!
    1 like
  15. Vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ Quốc Việt | 01/08/2015 15:00 Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đánh giá bom hạt nhân B61-12 là vũ khí nguyên tử đáng sợ nhất nhờ khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao nên chỉ cần công suất vừa đủ. B61-12 là bom hạt nhân chiến thuật mạnh nhất của Mỹ. Ảnh: Defenceforcenews Theo báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ FAS công bố trong tháng 4, Mỹ duy trì kho vũ khí hạt nhân với khoảng 7.200 đầu đạn, trong đó có 2.000 chiếc được triển khai (gồm 1.900 vũ khí hạt nhân chiến lược và 180 vũ khí chiến thuật). Bên cạnh kho vũ khí hủy diệt hàng loạt đồ sộ, Washington có rất nhiều lựa chọn để triển khai các phương tiện răn đe chiến lược. Không quân Mỹ có 94 máy bay B-2 và B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II mỗi tàu. Những vũ khí này có sức hủy diệt cao và tính năng liên tục được cải tiến. Trong những năm 1980, một ICBM mang theo đầu đạn hạt nhân có khoảng 60% cơ hội hủy diệt silo chứa vũ khí chiến lược của đối phương. Nhưng ngày nay, tên lửa Trident II có thể hoàn thành tới 99% nhiệm vụ này. Tuy nhiên, phó giáo sư Keir A. Lieber, chuyên gia về vũ khí nguyên tử và răn đe chiến lược Mỹ cho rằng, Trident, Minuteman không phải những vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất của Mỹ. Chúng chỉ nguy hiểm ở góc độ sức mạnh hủy diệt. Trong khi đó, B61-12 mới là vũ khí sát thủ số 1. F-35 có thể mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12. Ảnh: Business Insider Vị chuyên gia lập luận, yếu tố giúp vũ khí chiến thuật này trở nên nguy hiểm là Washington tập trung rất nhiều công nghệ tiên tiến cho chương trình, đưa nó trở thành một trong những bom hạt nhân đắt giá nhất. B61 có đương lượng nổ khoảng 50 kiloton (50.000 tấn TNT), trong khi đó bom B83 có công suất tới 1.200 kiloton. Xét ở góc độ sức mạnh, nó còn thua xa nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của Mỹ. Sự nguy hiểm của B61 nằm ở khả năng tấn công với độ chính xác rất cao. Hans Kristensen, thành viên của FAS cho biết, đây là loại bom hạt nhân có dẫn đường đầu tiên của Mỹ. Bán kính lệch mục tiêu CEP của nó chỉ khoảng 30 m. Với khả năng chính xác cao nên chỉ cần đương lượng nổ vừa phải nó có thể tiêu diệt mọi mục tiêu. Bên cạnh đó, người ta có thể điều chỉnh công suất nổ tùy từng nhiệm vụ cụ thể để hạn chế tối đa lượng bụi phóng xạ. Các nhà khoa học của FAS đã sử dụng máy tính để mô phỏng vụ nổ hạt nhân công suất lớn vào silo chứa tên lửa của đối phương, khiến 3 đến 4 triệu người thiệt mạng. Trong khi đó, các vũ khí công suất thấp nhưng chính xác cao như B61-12 sẽ giảm con số tử vong xuống còn khoảng 700 người. Một tính năng đặc biệt nguy hiểm của B61-12 là nó có thể trang bị cho tiêm kích tàng hình F-35. Tiêm kích này có khả năng xâm nhập không phận đối phương và tung đòn hủy diệt. Sự kết hợp giữa độ chính xác cao, đương lượng nổ thấp và phương tiện mang phóng linh hoạt khiến nó trở thành vũ khí nguyên tử hiệu quả nhất của Mỹ, Lieber nhận xét. Bom hạt nhân B61-12 mới của Mỹ có khả năng tự dẫn theo zing.vn ===================== 2 vũ khí bí hiểm của TQ khiến Mỹ không thể xem thường Vy Lam | 02/08/2015 07:44 Theo NI, hiện chưa thể biết chắc chắn khả năng chính xác của J-20 và J-31 nhưng 2 mẫu máy bay chiến đấu này có thể sẽ mang lại những lo ngại lớn cho Mỹ trong trường hợp xung đột. Ảnh đồ họa J-20 bắn tên lửa không đối không Tạp chí The National Interest (Mỹ) đăng bài viết cho rằng nên cảnh giác với 2 mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 và J-31 của Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết: Xuyên suốt lịch sử, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đều tụt lại phía sau các cường quốc khác trên thế giới, như Mỹ, khi xét tới các dự án hàng không. Song giờ đây, Trung Quốc đã quyết tâm chế tạo bằng được các mẫu chiến đấu cơ “thế hệ 5” nội địa có thể sánh ngang với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ. Nhiều quan chức và phi công Mỹ nghi ngờ rằng Trung Quốc đã sử dụng công nghệ mà Mỹ bị đánh cắp để hỗ trợ phát triển các chương trình tiêm kích nội địa của họ. Nước này còn ứng dụng công nghệ in 3D để tăng tốc độ, hiệu quả chế tạo các mẫu máy bay và để cạnh tranh với Mỹ. J-20 Black Eagle, mẫu tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, có thể sẽ đạt khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2018, còn J-31 Gyrfalcon, mẫu thứ 2, là vào năm 2020. Đồ họa J-20 và J-31 tham gia tác chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nếu đúng thì các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc có thể tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ khu vực mà nước này coi là “không phận chủ quyền”. Không những thế, chúng còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên không trong trường hợp có chiến tranh, đặc biệt là khi Trung Quốc muốn dùng vũ lực với Đài Loan. Những bước tiến mới của PLAAF Trong giai đoạn 1990-1992, Trung Quốc đã mua 24 chiến đấu cơ Su-27 Flanker từ Nga và chỉnh sửa thiết kế của chúng một chút để thành phiên bản J-11 (Flanker B+). Để đáp trả, Mỹ đã bán 150 tiêm kích F-16 Fighting Falcon cho Đài Loan. Quyết định trang bị các chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-27 đã đưa Không quân Trung Quốc tiến lên hiện đại và cũng kể từ đó, lực lượng này đã dần cải thiện được năng lực chiến đấu. Năm 2010, một nửa đội chiến đấu cơ của PLAAF vẫn là mẫu máy bay ra đời sau những năm 1950, 1960 MiG-19 Farmer và mẫu MiG-21 Fishbed. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, khả năng triển khai sức mạnh trên không của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Gần đây, ngoài dự án tiêm kích nội địa thế hệ 5, Bắc Kinh và Moscow còn sắp hoàn tất thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc 24 chiến đấu cơ Su-35 Super Flanker, một mẫu máy bay thế hệ 4++ uy lực do Nga sản xuất. Hiện tại, tiêm kích chủ lực của PLAAF là J-11 nhưng năng lực của mẫu máy bay này phần lớn chưa được chứng minh. Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ảnh tiêm kích J-11BH của Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát Mỹ ở khoảng cách nguy hiểm. Nó được biến đến nhiều nhất qua sự kiện tháng 8/2014, trong đó tiêm kích J-11BH, biến thể J-11 dành cho hải quân, đã bay cản mũi máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại vị trí cách đảo Hải Nam 135 dặm về phía đông. J-11 đã 2 lần áp sát chiếc P-8A ở khoảng cách hết sức nguy hiểm, chỉ khoảng 15m, có lúc chỉ vẻn vẹn 6m. Qua động thái hung hăng của phi công Trung Quốc, PLAAF muốn Mỹ nhận thức được rõ ràng rằng máy bay trinh sát Mỹ không được “chào đón” tại không phận thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Không nên xem nhẹ Từ năm 2008, Trung Quốc đã bắt tay vào thiết kế và chế tạo các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như bán ra thế giới. Có 2 công ty Trung Quốc tham gia thiết kế, đó là công ty máy bay Thành Đô (với mẫu J-20) và Thẩm Dương (với J-31). Đây đều là công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC). Có vẻ J-20 và J-31 sẽ đóng vai trò hỗ trợ nhau khi chúng được đưa vào kho vũ khí của PLAAF. J-20 sắp sẵn sàng hoạt động, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011. Nó dự kiến sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) vào năm 2018. Do cả J-20 và J-31 đều đang trong giai đoạn nguyên mẫu nên chưa thể biết chắc chắn khả năng chính xác của chúng. Tuy nhiên, có những dự đoán rằng J-20 sẽ cung cấp cho Trung Quốc một hệ thống tấn công tầm xa, có khả năng vươn tới bất cứ nơi nào tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, J-20 còn là mẫu chiến đấu cơ đầu tiên của Trung Quốc có thiết kế tàng hình. J-20 hứa hẹn mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công tầm xa. Trong trường hợp xảy ra xung đột, nhiều khả năng J-20 sẽ được triển khai tác chiến không đối không, với nhiệm vụ là khiến phạm vi bao phủ của radar và tầm tấn công của đối phương bị hạn chế. Trong khi đó, J-31 có thể đóng vai trò hỗ trợ J-20, tương tự như cặp đôi F-22 và F-35 của Mỹ. Trong ki J-20 sở hữu năng lực không chiến vượt trội thì J-31 sẽ là công cụ “hoàn hảo” để Trung Quốc triển khai chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) tại Tây Thái Bình Dương. J-20 có tốc độ vượt trội hơn một chút so với J-31 (Mach 2.5 so với Mach 2). Cả 2 mẫu máy bay này đều có bán kính tác chiến vào khoảng 2.000km. Chủ tịch AVIC Lin Zhouming mạnh miệng tuyên bố rằng: Khi đi vào hoạt động, J-31 (dưới) chắc chắn sẽ đánh bại F-35. Một số quan chức Mỹ tin rằng J-31 sẽ ngang ngửa hoặc vượt trội các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Strike Eagle và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, thậm chí có thể cạnh tranh với F-22 và F-35. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng phi công, chất lượng máy bay được sản xuất, độ tin cậy của radar và các thiết bị khác trên khoang. Hồi cuối năm 2014, Chủ tịch AVIC Lin Zhouming còn đưa ra một dự đoán táo bạo hơn, rằng: “Khi J-31 đi vào hoạt động, nó dứt khoát sẽ đánh bại F-35. Đây là điều chắc chắn”. Ngay cả nếu không mẫu chiến đấu cơ nào trong số này của Trung Quốc hoàn toàn ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ, chúng vẫn có thể tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc xung đột với Mỹ hay khi Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan. Nếu Trung Quốc tấn công qua eo biển Đài Loan, ưu thế trên không sẽ rất quan trọng vì 3 lý do: Không phận tương đối nhỏ của Đài Loan, khả năng bao phủ không phận bằng chiến đấu cơ của Không quân Đài Loan và các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của họ. Nếu PLAAF không thể ngăn chặn hoặc hạn chế đáng kể các cuộc tấn công nhằm vào tàu hải quân của nước này khi di chuyển qua eo biển Đài Loan, kế hoạch của Trung Quốc gần như chắc chắn thất bại. Nhìn chung, sự tích lũy công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc có thể mang lại cho họ lợi thế trên không quan trọng khi đối đầu Không quân Đài Loan. Điều này cũng sẽ gây ra cho Mỹ những lo ngại ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật trong chiến tranh. J-20 và J-31 có thể tê liệt nếu Trung Quốc không mua Su-35? theo Đại Lộ ===================== Thấy thiên hạ quảng cáo vũ khí thấy mà ớn lạnh, nổi da gà. Lão Gàn chẳng có gì. Nhưng nhớ ngày xưa, lúc sửa lại cái lò gạch làng Vũ Đại, lão có quăng mấy cục lên Giời. Gạch vỡ, gạch thẻ, gạch ống cứ bay loạn cào cào, sau này thiên hạ gọi là "Thiên thạch". Chẳng bít lúc nào nó rơi xuống đây? Ớn quá! Nhớ "chuyện xưa, tích cũ". Lúc ấy, lão Gàn cùng cụ Lốc cốc tử lên cái Pò Lùng Chải ở Lào Cai. Xem xong, lão viết thư về cho cụ Sơn Hồng Đăng, thủ từ Đền Quốc Tổ Lạc Hồng ở Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp, Sè Goòng), trong đó có đoạn: "Sau khi xem xong bãi đá cổ Sapa, con thấy nền khoa học kỹ thuật của nền văn minh hiện đại chẳng là cái gì. Chỉ cần một trận động đất làm ví dụ thì tên lửa vượt đại châu, vệ tinh nhân tạo móp méo như đồ chơi trẻ con". Sau đó, vào năm 2004, lão Gàn dự báo: "Năm nay sẽ có một trận động đất kinh hoàng ở Indo và Phi Luật Tân. Sức mạnh của trận động đất này, đủ để tri thức khoa học hiện đại thấy sự nhỏ bé của nó trước cơn thịnh nộ của đất trời". Bởi vậy, các quý vị siêu cường, nên khiêm tốn. Có chém gió cũng vừa vừa phai phải. Còn chém gió vung xích chó thế này thì phạm phải sức mạnh tương tác của các quy luật vũ trụ. Ai chứ, các cụ nhà ta thì kiêng đấy! PS: Trình chém gió vung xích chó của các siêu cường còn thua lão Gàn xa. Thí dụ như sự kiện dự báo động đất của các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ, chẳng hạn. Chém gió cả! Trong trường hợp này, các vị khoa học Hoa Kỳ có mún lão Gàn "khiêm tốn" không?Hì!
    1 like
  16. Khu trục hạm Aegis 27DD của Nhật sẽ mạnh nhất thế giới? Chủ nhật, 02/08/2015 - 03:00 Theo thông tin mới nhất, khu trục hạm Aegis thế hệ mới của Nhật sẽ được trang bị cả pháo quỹ đạo điện từ và pháo laser. >> 5 vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc khiếp sợ-Kỳ cuối >> 5 vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc khiếp sợ-Kỳ 1 Theo thông tin trên trang web của Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc, Bộ quốc phòng Nhật Bản vừa lập dự toán ngân sách cho việc chế tạo 2 khu trục hạm thế hệ mới lớp 27DD, được đánh giá là thuộc loại mạnh nhất trên thế giới. Khu trục hạm mới với tính năng nâng cấp rất mạnh Theo thông tin từ truyền thông Nhật Bản, 2 khu trục hạm thế hệ mới của nước này sẽ được trang bị hệ thống động cơ turbin khí và hệ thống động lực điện mới nhất, có công suất và độ ổn định tốt nhất thế giới. Ngoài ra, tàu sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis phiên bản mới nhất của Mỹ, đồng thời còn được trang bị 2 loại vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới là pháo quỹ đạo điện từ và vũ khí phòng thủ laser. Từ trước đến nay, các tàu khu trục Nhật Bản đều được trang bị tên lửa SM-2 (Standard Missile-2) và SM-3 của Mỹ, sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41, có năng lực phòng không, phòng thủ tên lửa rất mạnh. Theo thông tin cho biết, khu trục hạm thế hệ mới của Nhật vẫn giữ nguyên cơ cấu tên lửa này. Tàu khu trục Aegis DDG-178 Ashigara thuộc lớp Atago Tên lửa SM-2 hiện đang sử dụng trên tàu khu trục Nhật là phiên bản SM-2 2MR BlockII hoặc SM-2 BlockIII có tầm bắn tới 167km với cơ chế dẫn đường phức hợp, đoạn giữa nó điều chỉnh đường bay bằng quán tính + vô tuyến điện, đoạn cuối dẫn đường bằng radar bán chủ động. Tên lửa SM-2 có tầm bắn ngắn hơn so với loại SM-3 nhưng vừa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, vừa có khả năng bắn hạ cả máy bay. Còn tên lửa đánh chặn RIM-161A, còn gọi là SM-3 có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km. Hệ thống tác chiến Aegis thế hệ mới, được trang bị hệ thống radar cải tiến, điều khiển bằng các hệ thống máy tính cực mạnh, có khả năng chống các sóng xung kích của bom xung mạch điện từ. Ngoài ra, hệ thống này còn được cải thiện khả năng chỉ thị mục tiêu bên ngoài và khả năng trao đổi thông tin số liệu. Truyền thông nước này cho biết, các khu trục hạm tương lai của Nhật có thể sẽ được trang bị radar AMDR của hãng Raytheon có tính năng còn cao hơn cả AN/SPY-1D(V) (phát hiện 300 mục tiêu, theo dõi 100 mục tiêu, tầm quét 320km, cùng lúc điều khiển chiến hạm tấn công 18 mục tiêu khác nhau với độ chính xác cao). Khu trục hạm Nhật có thể được trang bị radar AMDR của hãng Raytheon có tính năng còn cao hơn cả AN/SPY-1D(V) Hệ thống vũ khí laser hiện đang được Cục nghiên cứu và thiết kế công nghệ trực thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản phát triển, có khả năng tác chiến cả trên biển và đất liền, có khả năng đối phó được với bất cứ loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất và tên lửa chống hạm nào. Kế hoạch nghiên cứu phát triển pháo quỹ đạo điện từ cũng đang được Bộ quốc phòng Nhật Bản triển khai. Kinh phí phân bổ cho hạng mục này đã được phê duyệt trong ngân sách quốc phòng 2015. Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar tìm kiếm, đo đạc mục tiêu trên biển thế hệ mới và sonar kiểu mảng kéo nhằm thu thập các thông tin về tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được lắp đặt hệ thống pháo Phalanx Block 1B có khả năng đáp ứng được yêu cầu tác chiến phòng chống tên lửa giai đoạn cuối. Tên lửa đánh chặn tầm xa, tầm cao SM-3 trên tàu khu trục Aegis Hệ thống pháo Phalanx có ưu điểm là sử dụng chung hệ thống dẫn đường của tên lửa nên có độ chính xác rất cao trong đánh chặn tên lửa hành trình chống hạm. Sẽ có sự chuyển mình, trang bị tên lửa hành trình Tomahawk? Hiện nay Nhật Bản đang có 6 chiếc khu trục hạm Aegis, trong đó 4 chiếc thuộc lớp Kongo, bao gồm: DDG-173 Kongo, DDG-174 Kirishima, DDG-175 Myoko và DDG-176 Cyokai; 2 chiếc thuộc lớp Atago là DDG-177 Atago và DDG-178 Ashigara. Hiện số lượng tàu Aegis Nhật Bản đã vượt qua tất cả các đồng minh khác, chỉ chịu đứng sau Mỹ. Về mặt chất lượng, các tàu khu trục này cũng có chất lượng vượt trội các tàu khu trục phòng không của các cường quốc châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Không những thế, các chiến hạm này cũng hơn hẳn các tàu khu trục phòng không của châu Âu sử dụng các biến thể trên hạm của hệ thống phòng không Aster-30. Có thể khẳng định, lực lượng tàu Aegis của Nhật hiện đứng đầu châu Á về phòng không hạm, trên thế giới cũng chỉ kém duy nhất một mình Mỹ. Do hạn chế của “Hiến pháp hòa bình”, khu trục hạm Nhật không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là do những hạn chế trước đây của Bản “Hiến pháp hòa bình”, Nhật không được phép sở hữu các loại vũ khí mang tính chất tấn công nên các khu trục hạm nước này không được trang bị các tên lửa hành trình Tomahawk. Tuy nhiên, hiện nay Nhật đang nỗ lực phá bỏ những rào cản của bản Hiến pháp này, chuyển từ một chiến lược quân sự mang tính phòng thủ sang kết hợp phòng thủ và tấn công, được phép tham gia “Quyền phòng vệ tập thể” và tham gia hoạt động quân sự trên khắp thế giới. Tuy hiện nay chưa có thông tin gì về việc tàu khu trục Nhật Bản sẽ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất nhưng rất có thể với những “cởi trói” mới về chiến lược quân sự, khu trục hạm Nhật trong tương lai sẽ được trang bị loại tên lửa này? Khi đó, với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis tiên tiến nhất và khả năng tấn công mặt đất rất mạnh của tên lửa Tomahawk, có thể nhận định chắc chắn rằng, khu trục hạm Aegis tương lai của Nhật Bản sẽ được xếp vào dạng mạnh nhất trên thế giới. Theo Thiên Nam Đất Việt ================ Xét về toàn cục, nếu xảy ra một cuộc chiến "phi hạt nhân" thì Tàu và Nhật Bản, chưa bít "mèo nào cắn mỉu nào". Nhưng với lợi thế hạt nhân thì Tàu ăn đứt Nhật Bản với ưu thế tuyệt đối về hạt nhân. Bởi vậy, lão Gàn nhiều lần phát biểu rằng: Nếu Hoa Kỳ tỏ ra không kiên quyết sử dụng sức mạnh quân sự, thì tất cả Tây Thái Bình Dương bị Tàu xâm thực hết. Và sự thống trị của Hoa Kỳ trong vai trò bá chủ thế giới trên thực tế sẽ cáo chung. Bởi vậy, sự khôn ngoan thận trọng khi xoay trục về Tây Thái Bình Dương của ngài Obama là rất cần thiết với bàn tay sắt bọc nhung. Nhưng nó chỉ thích hợp trong năm nay. Sang năm, nước Mỹ cần một Tổng thống sáng suốt và kiên quyết để lãnh đạo trong thời điểm lịch sử có tính quyết định tương lai của nhân loại. Về phía Trung Quốc thì vai trò của ngài Tập đã được xác định. Mọi việc đã không thể lùi được nữa. Vấn đề đại cục còn lại: "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào, chỉ có "Giời biết".
    1 like
  17. Hải quân Mỹ quyết áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông Thứ bảy, 01/08/2015 - 13:00 Các quan chức Hải quân Mỹ tuyên bố bảo lưu quyền đi lại của tàu chiến, máy bay gần các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Ngày 31.7, tờ Politico ở Mỹ đăng tin nhiều tướng lĩnh hải quân Mỹ đang quyết tâm đưa máy bay, tàu chiến áp sát khu vực 12 hải lý xung quanh những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông, trong khi các quan chức Nhà Trắng tỏ ra thận trọng hơn và không muốn làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung trong “giai đoạn nhạy cảm”. Theo Politico, các tướng lĩnh Lầu Năm Góc đã nhiều lần tuyên bố rằng họ bảo lưu quyền đi lại của tàu thuyền hay bay ngang của máy bay gần những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng và đang “quân sự hóa”. Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên Biển Đông Hải quân Mỹ không tiết lộ họ đã thực hiện hành động áp sát này hay chưa, tuy nhiên nhiều quan chức quân đội và nghị sĩ Mỹ muốn chính phủ nước này có “màn thể hiện hoành tráng” bằng cách đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo để nói rõ với Trung Quốc rằng Mỹ không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của họ xung quanh những hòn đảo này. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), khu vực 12 hải lý được coi là “lãnh hải” của các thực thể có chủ quyền trên biển, và tàu quân sự nước ngoài không được phép xâm phạm khu vực này nếu không có sự nhất trí của quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, cũng theo UNCLOS, những hòn đảo nhân tạo như thế này của Trung Quốc không hề có giá trị về chủ quyền, do đó khu vực 12 hải lý xung quanh không được coi là “lãnh hải”. Các quan chức quân đội Mỹ cho rằng nếu không làm như vậy, Washington đang ngầm chấp nhận những hành động “gây bất ổn” của Bắc Kinh. Trực thăng Seahawk đáp xuống tàu USS Fort Worth sau khi tuần tra Biển Đông Trả lời phỏng vấn Politico, Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, cho biết: “Chúng ta đang tiếp tục hạn chế Hải quân không hoạt động trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc, đây là một sai lầm nguy hiểm chẳng khác gì thừa nhận trên thực tế những tuyên bố chủ quyền nhân tạo của họ”. Cho đến nay Hải quân Mỹ vẫn cố tình “mập mờ” về hoạt động của họ trên Biển Đông và không trả lời các câu hỏi về địa điểm chính xác mà tàu chiến của họ đã tuần tra trên vùng biển này. Hồi tháng Năm, khi tàu chiến USS Fort Worth của họ chạm mặt một tàu hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, Hải quân Mỹ cũng từ chối tiết lộ địa điểm chính xác nơi hai tàu gặp nhau. Mặc dù vậy, người phát ngôn Lầu Năm Góc William Urban khẳng định rằng chính sách của quân đội Mỹ trên Biển Đông vẫn không thay đổi, đó là “tiếp tục hoạt động phù hợp với quyền, tự do và sử dụng hợp pháp Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế”. Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông Một số nguồn tin tiết lộ với Politico rằng hiện đang có những bất đồng giữa giới chức quân sự với chính quyền Mỹ về việc đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo của Trung Quốc. Theo đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang ngày càng muốn tránh đối đầu với Trung Quốc bằng hành động “áp sát” này. Theo Politico, một số nghị sĩ đảng Cộng hòa đang tìm cách gây sức ép với Tổng thống Obama trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới đây nhằm thể hiện rõ lập trường của nước Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Trong phiên điều trần của Đô đốc John Richardson trước Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan đã nói thẳng: “Có vẻ như chính phủ đang cố tình trì hoãn việc đưa ra quyết sách, vì đây sẽ là việc chẳng hay ho gì trước thềm chuyến thăm của ông Tập vào tháng Chín tới đây”. Thượng nghị sĩ này đặt câu hỏi: “Đến lúc nào thì những nỗ lực của chúng ta nhằm khơi dậy thành ý và đóng góp của Trung Quốc cho hệ thống quốc tế trở thành muối bỏ bể vì những hành động om sòm của họ nhằm phá hoại trật tự pháp trị ở châu Á?” Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa này kết luận: “Chúng ta cần có một kế hoạch tự do hàng hải tích cực, bao gồm những hoạt động tuần tra và diễn tập chung quanh chuỗi đảo thứ nhất, và đặc biệt là ở Biển Đông”. Theo Trí Dũng/Politico/Dân Việt ======================= Đây là một trong những yếu tố mà lão Gàn xác định rằng: Năm nay chưa thể uýnh nhau được. Nhưng năm tới thì để....năm tới bàn. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...."
    1 like
  18. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc sẽ trả giá đắt khi thiết lập ADIZ tại Biển Đông Đăng Bởi Một Thế Giới 10:02 31-07-2015 Theo tướng Lê Kế Lâm, nếu thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông (ADIZ), Trung Quốc sẽ bị cô lập và thiệt nhiều hơn lợi. Việc Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá ngầm là một trong những yếu tố khiến các nước cho rằng nước này có khả năng sẽ thiết lập ADIZ trên Biển Đông Ảnh (Ảnh: CSIS/IHS Jane’s) Có thể bạn quan tâm Những phần mềm mới hay nhất ngày 29.7.2015 Trước việc Trung Quốc tích cực thay đổi thực trạng trên biển Đông thông qua hoạt động bồi đắp các thực thể (chiếm của Việt Nam), nhiều nhà phân tích tình hình quốc tế cho rằng trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, nhất là thời điểm sau chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc. Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM về vấn đề này. Các nước lớn sẽ không để yên - Nhiều nhà phân tích tình hình quốc tế cho rằng sau khi cải tạo các thực thể tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông, nhất là thời điểm sau chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã làm điều này ở biển Hoa Đông. Thưa chuẩn đô đốc, ông có đánh giá như thế nào về nhận định này? Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Về phỏng đoán Trung Quốc có khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, cũng có thể có, có thể không. Biển Đông là một biển "mở", bầu trời trên biển Đông cũng là bầu trời "mở". Và tự do hàng hải trên mặt biển và và tự do trên bầu trời là các quyền tự do của tất cả các nước trong khu vực ASEAN cũng như các nước trên thế giới. Do đó, biển Đông có một vị trí quan trọng tạo nên một sự quan tâm không chỉ từ các nước liên quan đến biển Đông mà còn các nước trên thế giới. Khu vực biển Đông khác với vùng biển Hoa Đông. Biển Hoa Đông có sự tranh chấp giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đã công bố ADIZ của mình tại vùng biển này. Còn Trung Quốc, năm 2013, họ đã công bố ADIZ của mình nhưng có nhiều vùng chồng lấn vào vùng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc tranh chấp tại đây chủ yếu là giữa 3 nước. Nhưng căng thẳng nhất là giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Còn ở biển Đông, đó là một sự quan tâm của cả thế giới chứ không chỉ của Trung Quốc và ASEAN. Động đến bầu trời trên biển Đông là động đến sự quan tâm của toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cũng phải cân nhắc, đánh giá thiệt và hại trong vấn đề công bố ADIZ tại biển Đông. Vì nếu công bố thì Trung Quốc công bố đến đâu và các nước có liên quan tại biển Đông có khả năng cao cũng sẽ công bố vùng ADIZ của mình. Sự chồng lấn khi đó sẽ rất phức tạp. Như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng không trên bầu trời biển Đông đối với thế giới. Các nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Úc, Nhật Bản, châu Âu hằng ngày đều có hàng chục chuyến máy bay bay qua bầu trời biển Đông. Vậy khi đã có những vùng chồng lấn thì sẽ giải quyết như thế nào? Điều này hết sức phức tạp. Tại biển Đông, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chưa đặt vấn đề công bố ADIZ ở biển Đông. Cũng có thể họ đã tính đến việc công bố và họ biết rằng đó là một vùng nhạy cảm, rất phức tạp. -Nhưng với những biểu hiện ở biển Đông của Trung Quốc cũng khiến cho những nhận định về việc nước này thiết lập ADIZ không phải là không có căn cứ, thưa ông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng vậy. Tại thời điểm này họ chưa công bố nhưng không loại trừ khả năng họ sẽ công bố thiết lập ADIZ tại biển Đông trong thời gian tới bởi một bộ phận lãnh đạo quân sự Trung Quốc thường hung hăng. Họ cảm thấy họ mạnh, đặc biệt là việc xây dựng, cải tạo 7 bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa vào các năm 1988 và 1995 thành các đảo nhân tạo lớn. Có một điều chắc chắn là họ đang và sẽ thiết lập những căn cứ hải quân thực sự chứ không có chuyện họ bỏ ra hàng chục tỉ USD để cải tạo những bãi đá ngầm đó thành ra những đảo nhân tạo chỉ để phục vụ nhân dân, làm hậu cần cho các tàu cá, nghiên cứu khoa học như họ nói... Đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn trong thâm tâm của họ là biến những đảo nhân tạo này thành các căn cứ hải quân ở giữa lòng biển Đông để tăng sức mạnh của họ và để dần biến "đường lưỡi bò" của họ thành ra lãnh thổ của Trung Quốc như họ đã tuyên bố. Đến lúc đó, Trung Quốc có thể có tính toán sai lầm, cho rằng mình đã mạnh lên rồi, có quyền quyết định mà sẽ thiết lập ADIZ tại biển Đông. Nhưng tôi nghĩ, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ tính rất kỹ. Đây là ván bài hết sức khó khăn đối với Trung Quốc. Về phần Việt Nam, chúng ta phải đề phòng, cảnh giác, theo dõi chặt chẽ những bước đi của hải quân Trung Quốc, quân đội Trung Quốc trên biển Đông. -Trong trường hợp, Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Đông, theo ông, những điều tồi tệ nào sẽ chờ đón họ? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Thứ nhất việc thiết lập này ngăn cản không chỉ đến chủ quyền và quyền lợi của các nước ven biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia... mà nó còn chạm đến quyền lợi của các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... Các nước lớn này sẽ không để yên dù chúng ta cũng sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Họ sẽ thực hiện quyền của họ. Trung Quốc sẽ làm như thế nào? Họ dám bắn hạ máy bay của các nước này khi bay qua biển Đông? Bây giờ Trung Quốc bắt chẹt hãng hàng không của Lào mới đây bay qua biển Hoa Đông, tôi nghĩ rằng đằng sau phải xét thêm sự việc này. Liệu "thầy phù thủy Trung Quốc" có đang đạo diễn việc này không? Tại sao với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác họ không làm gì mà với Lào lại yêu cầu nhận dạng như vậy. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Đông, họ sẽ bị cô lập trên thế giới. Và Trung Quốc khó lòng thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được, khó khăn nhiều hơn những thuận lợi họ có được. Đâu là gót chân Asin của Trung Quốc trong ván bài biển Đông? -Như ông vừa nói, các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các nước châu Âu sẽ không để yên cho Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc xảy ra một cuộc chiến quân sự là điều rất khó xảy ra giữa các nước này với Trung Quốc nhưng trên phương diện kinh tế, những biện pháp trừng phạt về kinh tế không phải là quá khó xảy ra. Ông có nghĩ rằng sẽ có một biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc khi các nước này thiết lập ADIZ tại biển Đông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Cái này cũng chưa thế nói ngay được. Ngay cả việc xảy ra một cuộc chiến về quân sự cũng không thể nói trước. Nếu Trung Quốc quá hung hăng và đánh giá sai mình là đã mạnh hơn sức mạnh của thế giới thì họ sẽ vướng vào sai lầm và thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông. Như vậy, họ sẽ phải trả giá rất đắt. Còn vấn đề trừng phạt kinh tế thì các nước lớn cũng sẽ phải tính. Đối với các nước vừa và nhỏ thì biện pháp này có thể thành công nhưng đối với các nước lớn như Trung Quốc thì chỉ có thể làm cho nước bị trừng phạt yếu đi, dân tình khó khăn nhưng để họ phải khuất phục thì hơi khó. -Với một đất nước đang muốn lan tỏa sự ảnh hưởng của mình đối với các khu vực và các nước trên thế giới như Trung Quốc, phải chăng uy tín quốc tế mới là "gót chân Asin" của Trung Quốc khi họ thiết lập ADIZ tại biển Đông, thưa ông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng vậy. Tại châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực tạo sự ảnh hưởng bằng những khoản đầu tư khổng lồ. Tại các vùng khác cũng vậy. Như vậy, trong việc cân nhắc thiết lập vùng ADIZ với những cái có thể bị mất thì có lẽ Trung Quốc sẽ đủ thông minh để lựa chọn đại cục. Tư tưởng chiến lược nước lớn của họ mạnh mẽ lắm. Họ hung hăng như vậy là để đe doạ những nước nhỏ hơn trong ASEAN nhưng đối với các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga... thì họ lại chơi theo bài khác: hòa hoãn, quan hệ nước lớn kiểu mới, đánh đổi lợi ích... Nếu họ tuyên bố ADIZ tại biển Đông thì họ sẽ mất nhiều hơn được. Nếu bị các nước quay lưng lại thì khi đó Trung Quốc sẽ bị khó khăn, nội bộ Trung Quốc sẽ lục đục. Đời sống nhân dân Trung Quốc bị ảnh hưởng thì liệu họ có để cho lãnh đạo Trung Quốc làm như vậy? Đó là điều hết sức quan trọng. Nhân dân Trung Quốc thông minh nên họ đã đánh giá được vấn đề nào đúng, vấn đề nào sai, chỉ là họ đã nói ra hay chưa mà thôi. -Xin trân trọng cảm ơn ông. Tuệ Minh (thực hiện) ================= Đấy là tướng Lê Kế Lâm nói. Vì ông ta là tướng Hải quân, nên còn chừng mực vì nhiều yếu tố trong quan hệ quốc tế. Còn lão Gàn - phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ thì phán vung xích chó, chẳng ảnh hưởng gì đến "Hòa bình thế giới" cả. Hì! Lão quảng cáo rằng - Í lộn! "Cảnh báo". Lộn! Lộn! Sory - "Cảnh báo" rằng: Lập cái "A rít" trên bể Đông là một hình thức tuyên chiến của Tàu với Hoa Kỳ và Đồng minh. Lần này chắc Thái Lan quay phim thời sự các trận chiến thu VCD bán. Wài! Mệt quá!
    1 like
  19. Mỹ có thể soi rõ căn cứ tàu sân bay Trung Quốc (Lực lượng vũ trang) - Tạp chí Kanwa số ra tháng 7 cho hay, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu sân bay thứ 2 lớn nhất thế giới tại đảo Hải Nam. Toan tính của Trung Quốc với giàn khoan Hải Dương 982 Trung Quốc ngang nhiên công bố hình ảnh tập trận biển Đông Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới Theo Kanwa, căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam có thể cùng là nơi neo đậu cho 2 tàu sân bay cỡ lớn. Nguồn tin này, căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành cầu tàu dài nhất thế giới. Theo những thông tin công khai, căn cứ tàu sân bay của Hải quân Mỹ tại Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản chỉ dài 400 m. Hay căn cứ Hải quân Norfolk, ở bang Virginia cũng chỉ dài 430 m nhưng vẫn đủ chỗ để neo đậu cùng lúc 2 tàu sân bay. Ngoài ra, căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam còn được đánh giá là có bến cảng rộng nhất thế giới (120 m). Địa thế này cho phép quân đội Trung Quốc triển khai nhanh chóng tiếp nhiên liệu cho các tàu từ cả hai hướng cũng như tạo điều kiện để các tàu cung ứng di chuyển tự do quanh bến cảng. Ngay thư đầu năm 2012, các bến cảng tại căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã được xây dựng và phần cấu trúc bên ngoài vào thời điểm đó đang được hoàn thiện. Theo những hình ảnh thu thập được, Kanwa phân tích bên sườn đồi kế bên căn cứ có 3 mái vòm che radar màu xanh. Theo nguồn tin này, Cục 3 Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc vốn phụ trách nghiên cứu khoa học, công nghệ và tình báo, đã biến khu vực này trở thành trạm kiểm soát sóng tín hiệu. Nhưng cũng không loại trừ khả năng, những thiết bị radar đặt ở đây có thể là radar định vị hoặc radar giám sát. Ngoài ra phía Tây sườn đồi cách bến tàu khoảng 8.000 m, còn có 2 mái vòm lớn màu xanh khác. Tạp chí Kanwa nhấn mạnh Hải Nam là một trong những căn cứ quan trọng giúp Cục 3 của Trung Quốc thu thập thông tin tình báo liên quan tới Việt Nam. Vào năm 2012, Bắc Kinh cho triển khai xây dựng các cơ sở cung ứng bao gồm 2 cầu cảng và cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Những cơ sở này trải dài từ đỉnh sườn đồi kế bên và trông giống như một hang động nhân tạo nhô ra biển. Theo cách thiết kế truyền thống của Trung Quốc, nhiều khả năng công trình giống hang động này được Hải quân nước này sử dụng làm nơi chứa đạn dược và nhiên liệu. Một góc căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Vào tháng 10/2013, quá trình xây dựng hai cầu cảng gần hoàn thành và tới tháng 11 thì chính thức kết thúc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đã cập cảng này sau khi hoàn thành hành trình chạy thử nghiệm trên Biển Đông cùng với một tàu cung ứng. Cầu cảng thứ ba và thứ tư cũng được triển khai xây dựng vào năm 2012 nhưng tới giữa năm 2014, chúng vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra, nằm ngay giữa bến tàu là một tòa nhà gắn 6 ăng-ten đĩa vệ tinh phía trên. Khả năng tòa nhà này sẽ trở thành nơi điều phối hoạt động di chuyển của các tàu sân bay Trung Quốc. Vào tháng 11/2014, hai tàu hộ tống và một tàu cung ứng của Trung Quốc đã tới neo đậu tại căn cứ mới trên đảo Hải Nam. Điều này cho thấy cơ sở này đã chính thức đi vào hoạt động. Mỹ giám sát Hải Nam Nói về khả năng giám sát căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đô đốc John Kirby cho biết bất cứ hoạt động bất chính nào của Bắc Kinh trên hòn đảo này và toàn bộ Biển Đông đều nằm trong tầm giám sát của Mỹ. Theo báo cáo thường niên đầu năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu sân bay quy mô lớn trên đảo Hải Nam, đồng thời có sự hiện diện của 3 tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) chạy bằng động cơ hạt nhân, vũ trang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân JL- 2 bắn xa đến 7.400 km tại hòn đảo này. Để có được kết quả này, Hải quân Mỹ dùng tới phi đội gồm 6 chiếc máy bay tuần tiễu săn ngầm P-8A bố trí ở Okinawa (Nhật Bản) từ năm 2013 thay cho đội bay EP-3 cũ kỹ thời chiến tranh lạnh, phụ trách trinh sát biển ở vùng biển Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ còn còn sở hữu mạng lưới radar do thám cực hiện đại có thể giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc không chỉ ở đảo Hải Nam mà trên toàn bộ Thái Bình Dương. Vì vậy, việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng và hoàn thành đối với căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam khong phải là chuyện bất ngờ đối với Mỹ, Đô đốc John Kirby cho biết. Vị đô đốc này cho biết thêm, tuy nhiên Trung Quóc sử dụng căn cứ này cho mục đích gì thì cần phải theo dỏi động thái tiếp theo của nước này. Hòa Sơn ===================== Soi rõ căn cứ tàu sân bay thì nói làm mựa gì! Chuyện này thuộc dạng "ngày xửa, ngày xưa" rùi...Cần phải nói rằng: Soi rõ phù hiệu cấp bậc và tên người lính gắn trên ngực áo trong căn cứ tàu sân bay đó.
    1 like
  20. Xuống xe đi bộ.... ================ ​Khủng hoảng chứng khoán Trung Quốc đe dọa tăng trưởng 30/07/2015 15:49 GMT+7 TTO - Các chuyên gia của Ngân hàng Thụy sĩ Credit Suisse vừa lên tiếng khẳng định cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán sẽ đe dọa tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại Một nhà đầu tư lo lắng theo dõi giá chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong phiên giao dịch hôm nay 30-7, giá chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do truyền thông địa phương đưa tin hàng loạt ngân hàng đang điều tra nguy cơ khủng hoảng chứng khoán những ngày qua tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Chỉ số chứng khoán CSI 300 của các công ty niêm yết lớn nhất tại hai sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 2,9%, trong khi chỉ số chứng khoán Thượng Hải sụt 2,2%. Trước đó, chứng khoán Trung Quốc cũng liên tục sụt giảm bất chấp các biện pháp can thiệp sâu của chính phủ. Nhóm phân tích của Ngân hàng Credit Suisse cảnh báo khủng hoảng chứng khoán sẽ đẩy GDP Trung Quốc giảm mạnh. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7%. Theo Credit Suisse, GDP Trung Quốc đạt 7% trong quý vừa qua chủ yếu nhờ sự tăng trưởng dữ dội của ngành tài chính. GDP của ngành tài chính Trung Quốc tăng tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên hiện chứng khoán Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Credit Suisse cho biết do ảnh hưởng của chứng khoán, GDP ngành tài chính Trung Quốc sẽ chỉ còn đạt mức 10,4% trong năm 2015. Hậu quả là tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống chỉ còn 6,4%. Không đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ là một cú đòn mạnh giáng vào uy tín của Chính phủ Trung Quốc. Đây vẫn có thể là mức tăng trưởng cao so với các nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng đất nước Trung Quốc có tới hơn 1,3 tỉ dân. Chỉ cần tăng trưởng sụt giảm nhẹ cũng đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người lao động mất công ăn việc làm. Các nhà phân tích Credit Suisse cảnh báo khủng hoảng trên thị trường chứng khoán có thể làm suy yếu hoạt động kinh doanh địa ốc của Trung Quốc, dẫn tới hậu quả là ngành địa ốc và ngành công nghiệp xây dựng lao đao. Chuyên gia Vincent Chan của Credit Suisse cho biết hoạt động kinh doanh địa ốc ở Trung Quốc sẽ đối mặt với thời điểm quyết định trong vài tháng tới. Trong lá thư gửi các nhà đầu tư mới đây, quỹ đầu tư khổng lồ Bridgewater cảnh báo khủng hoảng chứng khoán và nợ công leo thang có thể khiến GDP Trung Quốc sụt giảm tới 2,5% trong vòng ba năm tới. NGUYỆT PHƯƠNG ================ Lão Gàn phát biểu rằng thì là: 1/ Tại topic này: Thị trường chứng khoán Tàu có xuống bằng "0", cũng không làm nước Tàu sụp đổ. 2/ Tại topic "Lời tiên tri Ất Mùi 2015", khi bàn đến thị trường Tàu bị khủng hoảng có hay không ảnh hướng đến nền kinh tế Mỹ: Tại sao Hoa Kỳ không thể bị ảnh hưởng lớn khi kinh tế Tàu lục địa khủng hoảng, thì lão nói rồi. Nhưng sự khủng hoảng kinh tế của Tàu sẽ gây ra một hiệu ứng khủng hoảng xã hội rất mạnh mẽ, trong hoàn cảnh nội bộ nước Tàu hiện nay. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". 3/ Lão Gàn cũng đã phán một cách ngoại lệ từ trước đến nay, là: Sang năm, một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới sẽ bắt đầu. Và đây sẽ là điều tệ hại nhất cho nền kinh tế toàn cầu, kể từ "Lời Tiên tri" của lão về khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Khái niệm "Ở trần, đóng khố" sẽ được tất cả mọi người nhận thức rất có "cơ sở khoa học", vì nó là nhận thức rất trực quan. Lúc ấy, quả là "Lý thuyết khoa học hiện đại, không có tính hợp lý". Nhưng đừng ai vội buồn và nên cảm ơn Thượng Đế. Tại sao lại như vậy? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."
    1 like
  21. Viện trưởng kiểm sát từng xét xử vợ Bạc Hy Lai chết bất thường Thứ năm, 30/07/2015 - 06:29 Dân trí Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 29/7 cho biết viện trưởng kiểm sát thành phố Hefei, ông Man Mingan, người từng truy tố vợ Bạc Hy Lai năm 2012, được phát hiện đã treo cổ tại nhà riêng. Bạc Hy Lai vẫn mỉm cười trong lần cuối xuất hiện trước công chúng Y án chung thân đối với Bạc Hy Lai Ông Man Mingan được phát hiện treo cổ tại nhà riêng (Ảnh: SCMP) Ông Man Mingan, phó chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thành phố Hefei, tỉnh Anhui được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ tại nhà riêng sáng ngày 28/7. Trước đó, cảnh sát địa phương nhận được tin báo vào khoảng 7 giờ sáng về một người treo cổ tại tầng thượng của ngôi nhà. Điều tra ban đầu cho thấy ông Man tự treo cổ, tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn đang điều tra để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới cái chết. Một bài viết trên trang tin The Paper tại Thượng Hải, dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, cơ quan chức năng đã đề nghị người thân và bạn bè của ông Man tạm thời không đến nhà chia buồn. Trong chiều 28/7, đảng ủy thành phố trên đã có một cuộc họp về cái chết của ông Man. Năm nay 60 tuổi, ông Man từng là viện trưởng viện kiểm sát, bí thư đảng bộ Viện kiểm sát thành phố Hefei suốt 10 năm qua. Năm 2012, viện kiểm sát Hefei đã truy tố bà Cốc Khai Lai, vợ của nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai về tội giết người. Nạn nhân là doanh nhân người Anh Neil Heywood. Cơ quan công tố xác định bà Cốc đã chỉ đạo và chứng kiến việc đầu độc ông Heywood, 41 tuổi, trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11/2011. Bà Cốc đã thừa nhận tội danh và bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành. Viện kiểm sát Hefei được tặng bằng khen cao nhất của Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc vì đã xét xử vụ việc. Thanh Tùng Theo SCMP ==================== Phải chi ông này chết đột tử do bị một loại bệnh nào đó, thí dụ "nhồi máu cơ tim" chẳng hạn, thì có thể giải thích có "cơ sở khoa học". Đằng này lại lăn ra chít vì treo cổ, cái này là một ví dụ cho thấy" Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý".
    1 like
  22. Vấn đề "Việt Nam chọn ai" đã lỗi thời rồi - sau chuyến đi Hoa Kỳ của ngài Tổng Bí Thư. Hiện tại theo cái nhìn của lão Gàn thì vị trí của Việt Nam lúc này phải là: Ai chọn Việt Nam thì nộp đơn để xét duyệt. Hì! Kể ra thì hơi hài. Nhưng lão nói thật đấy! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."
    1 like
  23. 3 quốc gia nào sẽ chế ngự TQ, "quyết định vận mệnh" châu Á-TBD? Đức Huy | 29/07/2015 13:29 Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: TheAustralian.com Tạp chí The Diplomat phân tích vai trò của 3 quốc gia sẽ nắm "chìa khóa" quyết định các diễn biến địa chính trị tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Tam giác liên minh và mưu đồ của Trung Quốc Theo phân tích của giáo sư Quan hệ Quốc tế Harsh V. Pant thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, tình hình địa chính trị châu Á đang có những biến chuyển mới tương đối rõ ràng. Tháng trước, tam giác liên minh khu vực Ấn Độ - Nhật Bản - Australia đã có cuộc hội đàm chính thức đầu tiên, với sự tham gia của Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Australia Peter Varghese và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki. Sắp tới, lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng sẽ có mặt trong cuộc tập trận trên biển Mỹ-Ấn thường niên Malabar. Dù trước đây Tokyo đã từng là thành viên của Malabar, đây mới là lần thứ hai Nhật Bản tham gia cuộc tập trận này trên hải phận Ấn Độ Dương. Và theo ông Pant, mọi đường đi nước bước của liên minh Ấn Độ - Nhật Bản - Australia, hiện tại cũng như trong tương lai, sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc "quyết định vận mệnh" khu vực châu Á - Thái Bình Dương thế kỉ 21. Chuyên gia này cho rằng, với những chuyển biến hiện nay trong khu vực, hợp tác liên minh là chiến lược đối ngoại thượng sách. Nhật Bản là nước đầu tiên đề nghị áp dụng mô hình này, và chính phủ Thủ tướng Tony Abbott đã nhiệt liệt hưởng ứng. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng đang ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành các liên minh hợp tác vì lợi ích chung. Duy chỉ có Trung Quốc nhìn mô hình chiến lược đối ngoại này bằng đôi mắt đầy ngờ vực. Theo ông Pant, sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại hiện nay trong khu vực xuất phát từ chính sách ngang ngược và gây hấn của Trung Quốc, song song với việc một thế lực khác là Ấn Độ cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chính sách đối phó Bắc Kinh. Điều này được thể hiện qua những động thái vừa qua của Thủ tướng Narendra Modi, khi ông chủ động bắt tay với Nhật Bản và Australia, trái ngược hoàn toàn với chính sách đối ngoại độc lập không bè phái mà New Delhi từ trước đến nay vẫn theo đuổi.Về phía Trung Quốc, với tầm ảnh hưởng kinh tế ngày một gia tăng cộng với nhu cầu bành trướng phục vụ mục đích đối nội "yên lòng dân", chính phủ Tập Cận Bình đã và đang tăng cường đầu tư quân sự hướng tới một chính sách đối ngoại ngang ngược hơn. Mưu đồ bành trướng này của Trung Quốc đã được cụ thể hóa bằng quyết định đơn phương thiết lập vùng định dạng phòng không (ADIZ) trên không phận biển Hoa Đông nằm trong tranh chấp với Nhật Bản, cũng như ngang ngược tự đặt ra luật lệ đánh cá gần hải phận Hải Nam. Mới đây nhất, những hành động xây dựng cải tạo trái phép trên các đảo đá thuộc Biển Đông là bước đi thể hiện rõ nhất mưu đồ thay đổi hiện trạng và bành trướng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, theo chuyên gia Pant, cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực hiện nay đang hướng tới mô hình liên minh nhằm chế ngự mưu đồ thống trị của Trung Quốc. Không thể cứ lệ thuộc vào Mỹ Hiện nay, với việc Mỹ có quá nhiều mối quan tâm cả trong (bình đẳng chủng tộc) và ngoài nước (Trung Đông, Nga), các thế lực khác tại châu Á - Thái Bình Dương, điển hình là tam giác Ấn Độ - Nhật Bản - Australia, đã và đang tỏ ra chủ động hơn trong công cuộc ổn định tình hình khu vực. Ngoài ra, từ năm 2011, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang duy trì đối thoại chiến lược ba bên với Mỹ. Trong đó, đảm bảo cân bằng quyền lực trong khu vực cũng như an ninh hàng hải tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là một phần của cuộc đối thoại này. Một cuộc đối thoại tương tự cũng đang được duy trì giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia. Và như đã nói ở trên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia mới đây đã có cuộc hội đàm ba bên đầu tiên, trong đó nhiều khả năng sẽ phát triển thành một "bộ tứ" (cùng Mỹ) đảm bảo an ninh khu vực. Gốc rễ của quan hệ đối tác tiềm năng này đã xuất hiện từ cuối năm 2004, khi lực lượng hải quân Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã phối hợp rất hiệu quả trong các hoạt động cứu trợ thảm họa sóng thần trên hải phận Ấn Độ Dương. Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên ủng hộ sáng kiến hình thành "bộ tứ". Năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cập tới điều này và lập tức nhận được sự ủng hộ từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân 5 nước trên Vịnh Bengal vào hồi tháng 9/2007 cũng xuất phát từ đó. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Singapore tập trận trên Vịnh Bengal. Ảnh: WikiMedia Khi đó, Trung Quốc sớm nhận ra nguy cơ bị nhóm này "bao vây" trong khu vực nên đã lập tức "đi đêm" với New Delhi và Canberra, khiến cả Ấn Độ và Australia chùn bước với lý do "khiêu khích Trung Quốc là một việc làm không khôn ngoan". Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc đang tỏ thái độ hung hăng hơn bao giờ hết, Ấn Độ và Australia đang cho thấy dấu hiệu quay trở lại với ý tưởng hình thành liên minh nói trên. Tóm lại, theo ông Pant, tình hình địa chính trị hiện nay bắt buộc các cường quốc bậc trung như Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia phải tự tìm ra những phương án đối phó trong trường hợp Mỹ không thể cản được cán cân quyền lực trong khu vực nghiêng về Trung Quốc. Do đó, dù việc Trung Quốc hiện thực hóa mưu đồ bành trướng sẽ rất đáng chú ý, thì mặt khác từng đường đi nước bước của tam giác Ấn Độ - Nhật Bản - Australia thậm chí sẽ còn được để mắt tới nhiều hơn, vì nó có liên quan trực tiếp tới vận mệnh của châu Á - Thái Bình Dương. TQ lại giãy nảy vì Đô đốc Mỹ dọa "tiêu diệt dễ dàng đảo nhân tạo" theo Đại Lộ ====================== Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn từ 8 năm trước và thể hiện rõ hơn trong bài viết "Canh bạc cuối cùng". Nhưng lão Gàn cũng quảng cáo rằng: Chỉ cần Hoa Kỳ không quan tâm đến Tây Thái Bình Dương thì tất cả các cái gọi là "liên minh" này tan rã hết và chính Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới. Tất nhiên, đây chỉ là giả thiết, tương tự như nếu trái Đất nổ tung thì mọi sinh vật sẽ chết hết mà thôi. Nhưng nó chính là sự kiện nòng cốt cho lịch sử của toàn bộ nền văn minh trong tương lai. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà lão Gàn xác định rằng: Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ mới phải có một quyết sách cứng rắn được thể hiện. Nếu không tất cả các nước Tây Thái Bình Dương sẽ bị Tàu xâm thực hết. "Canh bạc cuối cùng" là tên lão Gàn đặt ra cho bức tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại, gốc Hoa. Nói toạc ra thì đây chính là trận tranh hùng cuối cùng của nhân loại để đến một cuộc hội nhập toàn cầu. Cho nên, trong "canh bạc cuối cùng" này sẽ rất quyết liệt với mọi thủ đoạn có thể trong lịch sử nhân loại, mà con người có thể nhớ ra (Đây là chi tiết cô gái Trung Hoa dấu con bài phía sau lưng). Do đó, không phải ngẫu nhiên mà bà Vanga nói rằng: "Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Lão cũng cần nhắc lại rằng: Trong hai cuộc thế chiến khốc liệt của nhân loại ở thế kỷ XX, chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Kể cả dân Do Thái vốn là mục tiêu diệt chủng của Đức Quốc Xã. Tiếc thay! Lão Gàn muốn chỉnh sửa lại lời tiên tri của bà Van Ga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt" - Thành: "Một lý thuyết cổ xưa quay trở lại với nhân loại thì dân tộc Arxyria sẽ không bị tiêu diệt". Nhưng nó đã không thành công. Nói chính xác hơn: nó đã muộn rồi..... Hy vọng cuối cùng của lão Gàn là trong "canh bạc cuối cùng", sẽ không kết thúc bằng một cuộc chiến. Nhưng nó chỉ là hy vọng mà thôi. Cũng giống như lão mong được "lễ tạ" 80. 000 Dol để trả nợ vậy. Lão cũng sắp sửa đến tuổi "xưa nay hiếm", nhìn cuộc đời như xem cinéma hạng hai hào. Gần cuối phim xô ghế đứng dậy, cứ như biết rồi. Híc!
    1 like
  24. PS: Lão Gàn muốn thể hiện - như các vị chém gió trên mạng - nên coppi để nói thêm câu này: Các nhà khoa học sừng sỏ ở Hoa Kỳ đã xác nhận một trận động đất mang tính hủy diệt ở bờ Tây Hoa Kỳ. Và họ kết luận rằng: Chỉ còn trông vào Thượng Đế cứu rỗi mà thôi. Lão Gàn đây thì chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, cư trú ở cái lò gạch làng Vũ Đại. Nên hổng dám lại gần Thượng Đế để cầu xin. Nhưng lão nhân danh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử, mà phán rằng: Trận động đất sẽ không thể xảy ra. Nếu lão đúng thì lão chỉ khuyên những nhà khoa học sừng sỏ của Hoa Kỳ hãy nhận thấy sự vượt trội về trí thức của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, mà quan tâm đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Còn các vị khoa học Hoa Kỳ muốn lễ tạ thì lão cần ngay bây giờ 80. 000 Dol để trả nợ. Ít rùi đấy! Chứ lúc mới xây nhà thì cần đến gần 200. 000 Dol lận. Hì!
    1 like
  25. Các nhà khoa học thế giới cảnh báo về loại vũ khí "siêu tưởng" (TTXVN/Vietnam+) lúc : 29/07/15 05:16 Các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như nhà vật lý thiên văn học Stephen Hawking và người đồng sáng lập Tập đoàn công nghệ Apple - Steve Wozniak, đã cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của các cỗ máy giết người mang tính siêu tưởng. Phim Terminator đề cập đến thế hệ người máy Genisys thống trị thế giới. Trong một bức thư ngỏ, khoảng 1.000 lãnh đạo các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã bày tỏ lo ngại về các loại vũ khí siêu tưởng - vốn thường xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng và được chế tạo dựa trên trí tuệ nhân tạo để tấn công các mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người, có thể sẽ xuất hiện trong tương lai và đây sẽ là "cuộc cách mạng thứ ba về chiến tranh, sau súng đạn và vũ khí hạt nhân." Bức thư ngỏ viết: "Câu hỏi lớn cho loài người lúc này là liệu có nên khởi đầu một cuộc chạy đua về vũ khí dựa trên trí tuệ nhân tạo hay không hay phải ngăn chặn nó ngay từ bây giờ và nếu một cường quốc quân sự nào đó nào thúc đẩy việc phát triển các loại vũ khí giả tưởng này thì một cuộc chạy đua vũ trang là không thể tránh khỏi." Ý tưởng về những cỗ máy giết người hàng loạt, từng được đưa vào bộ phim "Kẻ hủy diệt" có sự diễn xuất của Arnold Schwarzenegger, đang dần trở nên thực tế và không còn là khoa học viễn tưởng. Việc phát triển những cỗ máy như vậy hiện chưa bị cấm và nó hoàn toàn khả thi trong vài năm hoặc vài thập kỷ tới. Công nghệ vô cùng phát triển hiện nay hoàn tàn có khả năng cho ra đời những loại vũ khí quân sự vốn tưởng chừng chỉ có thể xuất hiện trong những bộ phim viễn tưởng. Các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ lo ngại kịch bản "Ngày tận thế" có thể xảy ra với việc các vũ khí siêu tưởng này rơi vào tay những phẩn tử khủng bố, những kẻ độc tài hay những kẻ có tư tưởng hận thù sắc tộc. Bức thư này đã được công bố tại Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo năm 2015 đang diễn ra ở Buenos Aires (Argentina)./. ====================== Đã từ rất lâu rồi - có lẽ từ 2008, trong "Lời tiên tri" - lão Gàn đã phán rằng: Sẽ xuất hiện những loại siêu vũ khí như trong truyện khoa học viễn tưởng, hay như trong truyện thần thoại. Và rằng: Những loại vũ khí này làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh....Tất nhiên, khi lão Gàn đã phán như vậy, thì nó đã hình thành từ lâu trong ý tưởng của con người và sau đó nó đã hé lộ phần nào , để....chứng nghiệm lời tiên tri. Cho nên, đó cũng là một trong những yếu tố mà lão Gàn chưa bao giờ giới thiệu những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc lên web Lý học Đông phương. Bởi vì, đó chỉ là những thành tựu thuộc loại cổ điển. Cho dù, ngay bây giờ, người Tàu đổ bộ lên mặt Trăng - thì đó cũng chỉ là thành tựu mà Hoa Kỳ đã đạt được cách đây 1/2 Thế Kỷ. Nhưng trong tương lai, chính Lý học Đông phương mới là những trí thức nền tảng của nền văn minh nhân loại. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyria bị tiêu diệt". Trung Quốc không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Họ chỉ có những loại thày ứng dụng phọt phẹt, rồi sổ Nho lòe thiên hạ và không hề biết bản chất của những gía trị tri thức siêu việt này. Họ hoàn toàn không hiểu gì về những khái niệm nền tảng của tri thức thuộc văn minh Đông phương, vốn tự nhận là do tổ tiên họ để lại. Cho nên, họ đã mắc sai lầm chiến lược trong "Canh bạc cuối cùng". PS: Phàm muốn thắng thì anh phải ít nhất là bằng họ về kinh tế và quân sự. Cái này Tàu đã kém hẳn Hoa Kỳ. Trong trường hợp này thì chí ít anh phải thông minh hơn họ. Đại khái như Khổng Minh tuy thua Tào Tháo về vũ bị và kinh tế, nhưng hơn hẳn về trí tuệ, nên nước ngập Hạ Bì, lửa cháy Tân Dã....Đằng này may lắm thì Tàu mới chỉ bằng Mỹ về trí tuệ. Đấy là lão đã lên lever cho Tàu mấy cấp rùi. Vậy mà cũng đòi chòng chọi lên ngôi bá chủ. Bởi vậy, lão bảo Tàu sai lầm chiến lược là vậy. Sao giống mấy thằng trọc phú nhà quê, ăn may giàu nhất làng coi tỷ phú Waren Bufet không là cái đinh gì. Lão vốn chả ghét ai. Bàn chơi vậy thôi. Điếu có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến ai làm bá chủ thế giới.
    1 like
  26. Trung Quốc và ASEAN sẽ họp bàn về COC vào tuần tới 23/07/2015 20:09 (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.7 cho biết các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và ASEAN sẽ nhóm họp vào ngày 29.7 bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), theo Tân Hoa xã. Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Tư Nghĩa (Huy Gơ), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng ngày 23.7 cho biết các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp ở Thiên Tân, Trung Quốc vào ngày 29.7 tới. Đại diện của Trung Quốc tham gia cuộc họp là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân. Cuộc họp này sẽ xoay quanh vấn đề Biển Đông, các bên sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được ASEAN và Trung Quốc ký kết vào năm 2002 tại Campuchia. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng như vấn đề hợp tác hàng hải của các bên, theo Tân Hoa xã. Các nước ASEAN mong muốn thúc đẩy tiến độ đàm phán để sớm thông qua COC với Trung Quốc, tuy nhiên nhiều nhà phân tích nhận định triển vọng để thông qua COC còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phía Trung Quốc luôn muốn đưa vấn đề Biển Đông về các giải pháp song phương. Cuộc gặp sắp tới diễn ra trong bối cảnh vấn đề Biển Đông đang nóng lên tại nhiều cuộc hội nghị lớn nhỏ, cũng như tình hình căng thẳng liên quan tới những hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc. Ngọc Mai ===================== COC?! Híc! Vấn đề căn bủn là Bắc Kinh đã thể hiện mình sớm quá. Giống như một anh trọc phú mới nổi ở nhà quê, giàu nhất làng, nên cứ tưởng mình là thánh và mún gì cũng được. Cho nên COC với DOC bây giờ chỉ là chuyện chém gió cho vui. Đàm phán "song phương", hay "đa phương" cái con mựa hàng cháo gì thì cũng muộn mựa nó rùi. Cho dù bi wờ các thỏa thuận COC/ DOC hoàn toàn thuận lợi và công bằng cho các bên - thì Hoa Kỳ đem 60% quân lực đến Tây Thái Bình Dương không phải để giám sát thực thi các thỏa thuận COC/ DOC. Mà là nghe nói ở làng Vũ Đại có tay giang hồ mới nổi, muốn tranh giành ảnh hưởng của đại ca cấp Huyện. Cho nên dù lệ làng có thỏa thuận kiểu gì thì cao bồi Texa cũng phải thu phí. Không thu phí được thì phải đấu súng thôi. Ấy là lão cứ nói toạc mựa nó cái móng lợn ra thế. Tuy nhiên, từng nước trong ASEAN có thể lợi dụng việc này có lợi cho mình. Bắc Kinh không thể ép các nước ASEAN như trước đây. Nếu như họ muốn có một cuộc nói chuyện cởi mở hơn với Hoa Kỳ. Điếu mựa! Thích "song phương" thì được "song phương". Nhưng mà song phương với Hoa Kỳ. Hì! Mới hay trăm sự tại Trời. Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt ở trần, phải ở trần. Cho "song phương" mới được phần "song phương". Nghe nói tháng 9 Tây này có cái "song phương" ở Hoa Thịnh Đốn đấy! Hì! .
    1 like
  27. Quản lý Bảo tàng Quảng Ninh: Vừa bẩn mắt, vừa bẩn mũi Nằm ven đường bao biển khu vực Bờ Đông thành phố Hạ Long, khối kiến trúc Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh được xem là một công trình văn hóa hoàn hảo và là điểm nhấn bền vững của du lịch Hạ Long. Đây cũng là cụm kiến trúc đồ sộ có giá trị đầu tư lớn nhất (trên 900 tỉ đồng) và là nhà bảo tàng chính thức lần đầu tiên được xây dựng tại Quảng Ninh. Tuy nhiên, công trình đẹp đẽ này đang đứng trước hai nguy cơ: Sự ô nhiễm bởi nước thải và sự bày vẽ thô lậu của một vài người lãnh đạo ngành văn hóa. Không phải ngẫu nhiên VUPDA - tổ chức Quy hoạch phát triển đô thị VN - đã trao giải "Công trình kiến trúc của năm " cho tòa nhà Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh. Về công năng, đây là một bảo tàng tổng hợp địa phương. Trong 10.000m2 xử dụng phần dành cho trưng bày đủ rộng để đưa ra những mô hình bài trí thích hợp nhất. Vấn đề cần bàn ở đây là không gian bên ngoài - mặt chính - phía bắc của tòa nhà nơi tiếp giáp với con đường giao thông đi ngang qua. Toàn bộ mặt hè này được lát đá hoa cương, hai chiều ngang dọc đều thoáng rộng và ăn nhập một cách hài hòa với màu đen của cả khối kiến trúc được ốp kính cường lực cũng như hòa sắc của núi đá và mặt vịnh. Trớ trêu thay, một không gian đang đẹp không thiếu, không thừa như vậy, bỗng nhiên theo lệnh của một ông "quan văn hóa" nào đó, người ta cẩu từ đâu tới hai tảng than kíp lê, mỗi tảng vài ba tấn dáng bè bè như ngan cái ấp, đặt nằm trên bao cát choán hết cả một khu mặt tiền phía phải toà nhà bảo tàng. Cẩn trọng hơn, người ta đục thủng cả mặt hè, cắm cọc, chăng dây thép quây quanh hai tảng than. Và vì quá mải mê với "phát kiến mặt tiền", người quản lý đã cho xây lắp các bệ ghế băng, dựng giàn che sắt vây luôn cả những chiếc họng nước dành cho mục đích cứu hỏa. Chẳng thể biết khi lâm sự, người ta sẽ xoay xở ra sao? Hỏi bà Dung - Giám đốc Thư viện Quảng Ninh, bà Dung nói: "Đống đó của bảo tàng". Hỏi ông Trần Trọng Hà - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, ông Hà trả lời thẳng thừng: "Đấy là sản phẩm của Hoàng Quốc Thái (Phó Giám đốc Sở VHTTDL)!". Hỏi ông Hà Quang Long - Giám đốc sở, ông Long giải thích: “Anh em để tạm chờ xây bệ rồi đặt lên thay thế cho hai cái hòn than bé hai bên”. Chợt nhớ những chiếc tủ ba buồng thời bao cấp, chủ nhân khoe sang bằng cách đặt vào đó những con búp bê nhựa bên cạnh chồng bát sứ Hải Dương - một lối tư duy hàng xén không hơn, không kém. Và điều tệ hại là ở đây, hình như người ta không ý thức được một công trình văn hóa cộng đồng thì không phải là cái tủ ba buồng nhà họ. Chưa hết, mặt sau Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh, phía tiếp giáp đường bao biển và mặt vịnh. Đây là đoạn đường đi bộ lý tưởng bởi khung cảnh nước non vô cùng thoáng đãng. Thế nhưng gần suốt 400m chiều dài hầu như quãng nào và lúc nào cũng phảng phất mùi cống rãnh. Vào những ngày nước lên, mùi xú uế ở đây càng đậm đặc. Đơn giản là tất cả hệ thống cống tiêu thoát đổ ra từ các khu dân cư phía trong dọc con đường này đều không qua bất kỳ một trạm xử xý nước thải nào. Chưa nói tới tình trạng hàng quán tụ tập ban đêm xả rác bừa bãi, bất chấp sự canh gác của các nhân viên bảo vệ. Xung quanh một tòa nhà Bảo tàng - Thư viện bỗng “đẻ” ra bao nhiêu chuyện. Ai dám chắc trong lúc khó khăn này bỏ tiền ra xây dựng một cụm xử lý nước thải thì dễ hơn hay khuyến cáo người dân đừng xả rác bừa bãi dễ hơn? Khuyến cáo người dân đừng xả rác khó hơn hay van xin các công dân có quyền "vẽ rắn thêm chân" đừng vẽ rắn thêm chân khó hơn đây? theo http://laodong.com.vn/van-hoa/quan-ly-bao-tang-quang-ninh-vua-ban-mat-vua-ban-mui-234235.bld ===================================================== Về mặt khách quan, nếu tôi có quyền hành thì cho mấy bạn xây bảo tàng vào tù vì tội lãng phí tài sản của công. Về mặt phong thủy, nhìn thôi mà thấy phát ớn :ph34r: dù chưa vào bên trong
    1 like