• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/08/2015 in all areas

  1. KHOE MỘT CÁI - TẬP II Thưa quý vị và anh chị em. Đây chính là căn nhà thực hiện theo Địa Lý Lạc Việt ở Quảng Ninh, do đại đệ tử của Phong thủy Lạc Việt - tuyetminhnguyen thiết kế, theo hướng dẫn của tôi. Tất nhiên ngoài hình dáng thông thường như bao căn nhà khác, thì cấu trúc bên trong và vị trí căn nhà trên lô đất, cùng với những tuyệt chiêu của Địa Lý Lạc Việt, khiến nó không hề suy chuyển lấy một hòn đất nhỏ trong vườn. Nhưng chỉ cách khuôn viên căn nhà nửa thước (50 cm) thì quang cảnh khác hẳn, như báo đăng. Cảm ơn tuyetminhnguyen, còn lưu giữ hình ảnh này.
    5 likes
  2. Chuyên gia quân sự Úc chê tàu ngầm của ông Trân thế nào? Thiên Minh | 03/08/2015 07:21 "Những lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế" - Giáo sư Carl Thayer nhận định. Loạt bài tàu ngầm "Made in Việt Nam" do ông Phan Bội Trân chế tạo đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Để có thêm cái nhìn nhiều chiều, chúng tôi đã liên hệ với Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia phân tích chính trị - quân sự đến từ Học viện quốc phòng Australia. Sau khi cân nhắc những thông tin mà chúng tôi cung cấp, Giáo sư Carl Thayer đã đồng ý chia sẻ quan điểm của mình về tàu ngầm của ông Phan Bội Trân. Theo những gì mà ông Phan Bội Trân giới thiệu trước đó, tàu ngầm Yết Kiêu 1 do ông chế tạo có chiều dài 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn 1 tấn. Tàu chạy bằng động cơ điện 3 pha và có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Vỏ tàu được làm từ vật liệu composite với nền nhựa và cốt là sợi thủy tinh, giúp con tàu gần như trong suốt. Đặc biệt, ông Trân cho biết, tàu ngầm Yết Kiêu có thể chạy với tốc độ lên tới 50 hải lý/h. "Với ưu điểm là nhẹ nên tàu ngầm của tôi chạy với tốc độ khoảng 50 hải lý/h, hơn một chiếc tàu khu trục, đó là một sự đột phá" , ông Trân nói. Về vũ khí trên tàu, ông Trân cho hay tàu có thể được trang bị ngư lôi tự sản xuất theo quy định của Nhà nước. "Ngư lôi này sẽ chạy nhanh hơn ngư lôi của đối thủ, bắn không phải dạng đục lỗ mà là loại ngư lôi có thể bắn gẫy đôi đối thủ. Ngoài ra, còn có những loại vũ khí khác... Vũ khí này được điều khiển và đuổi bám tấn công đối thủ tùy theo hướng của xạ thủ" - Ông Trân mô tả. Giáo sư Carl Thayer cho rằng lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Giáo sư Carl Thayer nhận định: "Chế tạo một chiếc tàu ngầm có thể đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ được yêu cầu đang vượt quá khả năng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Ngay đến Australia cũng gặp rất nhiều khó khăn lớn khi đóng tàu ngầm diesel-điện lớp Colin, thậm chí khi đã hoàn thiện, chúng vẫn có vô số vấn đề. Theo tôi, những lời giới thiệu về tàu ngầm Yết Kiêu đã bị thổi phồng, nếu không muốn nói là phi thực tế". Chiến thuật bầy sói Bên cạnh việc chế tạo tàu ngầm, ông Trân còn tiết lộ, mình đang nghiên cứu một modul tiếp vận trên biển, giúp tàu ngầm có thể hoạt động cách xa căn cứ mẹ khoảng 1.000km mà không gặp khó khăn, trở ngại gì về việc thiếu nhiên liệu cũng như nhu yếu phẩm…. Kinh phí để nghiên cứu modul này sẽ được trích ra từ số tiền thừa kế của ông. Ông Trân chia sẻ, tàu ngầm của ông đáp ứng được hai yếu tố: Rẻ và mạnh. Hạm đội tàu ngầm như vậy khi hoàn thiện sẽ mạnh ngang với Hạm đội 7 của Mỹ. Về chiến thuật tác chiến, ông Trân cho biết sẽ sử dụng "chiến thuật bầy sói" để tiêu diệt tàu chiến của đối phương. Chiến thuật này từng được các tàu ngầm U-boat của Đức sử dụng trong Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945) hay các tàu ngầm Mỹ khi đối phó với tàu chiến Nhật tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Nhận định về "chiến thuật bầy sói" mà ông Trân đưa ra, Giáo sư Thayer cho rằng: "Loại tàu ngầm như mô tả quá nhỏ để có thể mang theo ngư lôi hạng nặng đủ khả năng làm tổn hại một chiếc tàu khu trục, khinh hạm hay tàu hộ tống chủ lực của đối phương. Con tàu sẽ có tầm hoạt động cực kỳ hạn chế và chỉ có thể lặn xuống trong một thời gian ngắn. Các tàu ngầm lớp Kilo được cải tiến của Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả theo nhóm. Tuy nhiên, cần nhớ lại rằng các tàu ngầm theo chiến thuật "bầy sói" của Đức chỉ phóng được ngư lôi và chúng phải tiếp cận tương đối gần với các mục tiêu. Trong khi đó, tàu ngầm hiện đại vừa có thể mang ngư lôi hạng nặng, lại vừa được trang bị các tên lửa hành trình chống tàu có thể phóng khi tàu đang lặn. Chúng có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn. Tàu ngầm Yết Kiêu sẽ thiếu những khả năng này". Giáo sư Thayer cho rằng tàu ngầm của ông Trân quá nhỏ để có thể mang theo ngư lôi hạng nặng đủ khả năng làm tổn hại một chiếc tàu khu trục, khinh hạm hay tàu hộ tống chủ lực của đối phương. Tương lai tàu chiến "Made in Việt Nam" Nói về những khó khăn và triển vọng trong việc tự chế tạo tàu chiến ở Việt Nam, Giáo sư Thayer nhận định: "Các xưởng đóng tàu của Việt Nam đang từng bước chế tạo các tàu chiến với kích cỡ lớn hơn và tinh vi hơn, phù hợp với yêu cầu tác chiến của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. Việt Nam đã phải trì hoãn kế hoạch đóng các khinh hạm cỡ lớn nhưng lại có được kinh nghiệm thông qua việc lắp ráp các thiết bị, phụ tùng do Nga cung cấp. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự đóng tàu pháo dựa trên các thiết kế của Nga. Việt Nam đã chế tạo thành công tàu pháo TT-400TP và đóng nhiều tàu có lượng giãn nước 2.000 tấn. Sẽ mất một khoảng thời gian để Việt Nam có thể làm chủ công nghệ đóng tàu nhưng Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khi tham gia đóng các tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tại Việt Nam. Cách hiệu quả nhất để có được kinh nghiệm trong lĩnh vực này là thông qua chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất". (Còn tiếp...) theo Đại Lộ ================== Lão Gàn đã quá mệt mỏi khi phải đối phó với những kẻ chém gió ngu xuẩn. Họ chẳng mất xu mẹ nào, khi lão Gàn xác định thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi không mưa. Nhưng cứ thi nhau chém gió để thể hiện sự ....dốt nát. Cuối cùng, sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng của họ: Suốt 10 ngày Đại Lễ không mưa. Tất cả những ai ở Hanoi vào thời gian này đều biết rõ điều đó. Ngoại trừ những kẻ chỉ nghe hơi nồi chõ, không chứng kiến, tiếp tục lải nhải. Bởi vậy, khi ông Trân bị chỉ trích, lão liên hệ với trường hợp của lão. Điếu thằng nào mất xu mẻ nào nếu ông Trân thất bại. Nhưng nếu thành công thì cả xã hội được lợi. Thế mà xúm nhau vào chỉ trích, chê bai là thế điếu nào? Cá nhân lão chân thành chúc ông Trân thành công. Và lão sẵn sàng giúp ông với kiến thức của mình, biến tất cả những ý đồ của ông Trân thành sự thật. Điếu mựa! Một sản phẩm kỹ thuật ứng dụng thì phải chờ nó ra đời và ứng dụng mới biết nó có hiệu quả hay không? Điếu mựa! Chưa thấy mặt mũi nó như thế điếu nào, bày đặt chê bai. Tiền thì mình điếu phải bỏ ra, thậm chí cũng điếu phải tiền thuế của nhân dân đóng góp. Chê là chê cái điếu gì mới được chứ. Điếu mựa! Vào thời Napoleon, một kỹ sư đến trình với ông ta một mô hình tàu chiến bằng sắt. Điếu mựa! Toàn bộ các nhà khoa học Pháp quốc và cả hoàng đế Napoleon vĩ đại đều điếu thể tin được tàu bằng sắt mà có thể nổi được trên mặt nước. Vì lúc ấy, chỉ quen đóng tàu bằng gỗ. Bởi vậy, người kỹ sư đó bị đuổi ra khỏi đại bản doanh của vị hoàng đế vĩ đại của nước Pháp. Sau này, khi bị đi đày trên đảo Coóc, nhìn thấy một cái tàu sắt chạy bằng hơi nước của nước Anh chạy qua, vị hoàng đế vĩ đại của nước Pháp ngậm ngùi phát biểu: Ta đã bại trận, từ khi đuổi vị kỹ sư này ra khỏi cửa. Điếu mựa! Đuổi là phải. Ngu thì chết ngài Napoleon ạ. Bởi vì thằng kỹ sư khốn khổ, ăn mặc rách rưới đó, điếu phải giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu. Đã vậy còn lấy tiền thuế của nhân dân Pháp để thực hiện ý đồ mà ngài cho là ngu xuẩn. Còn ông Trân, ông ta điếu lấy tiền của ai. Nếu ông ta thành công thì tất cả đều được lợi. Tôi mà là ông Trân tôi cứ lẳng lặng làm. Thực nghiệm xong thì hãy quảng cáo. Nói làm điếu gì với đám ngu này. Bực mình quá, nên phải thể hiện cảm xúc.
    4 likes
  3. Đà Nẵng đậy sông ô nhiễm: Quản lý nói ngược khoa học (Tin tức thời sự) - Dự án xây sàn bê tông lấp sông Phú Lộc bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học, gây ảnh hưởng đến cảnh quan. Đà Nẵng xây nắp đậy sông ô nhiễm: Hại đủ đường Đà Nẵng xây nắp đậy sông ô nhiễm: Chỉ đẹp phần ngọn Quá nhiều sai sót? Chia sẻ với Đất Việt, về dự án “ Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc”, ông Tô Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng cho biết: "Dự án này không thể chấp nhận được bởi nó bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học mà chắc chắn rằng nếu hiện thức hóa thì hậu quả rất nghiêm trọng". Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ rõ: "Thứ nhất ngay từ tên gọi, dự án “Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc” là hoàn toàn sai, bởi từ xưa đến nay bất kỳ người dân Đà Nẵng nào cũng điều biết đây là sông Phú Lộc. Việc dự án tự ý đổi tên sông thành kênh đã là sự xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử. Ngay cả nếu thật sự Phú Lộc là kênh cũng không thể ứng xử với nó một cách thô bạo như vậy. Bài học từ việc cải tạo Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của TPHCM, được xã hội hoan nghênh, từ một con kênh ô nhiễm trầm trọng nay đã có thể nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lội. Hay dự cải tạo suối Cheonggyecheon, nguyên tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã xóa bỏ con đường cao tốc được xây dựng ngay trên dòng suối Cheonggyecheon trước đây bị ô nhiễm, dự án gây nhiều tranh cải, tiêu tốn 900 triệu đô và là một trong những thành công giúp thị trưởng Seoul Lee Myung-bak trở thành tổng thống. Ngày nay, suối Cheonggyecheon đã được khôi phục, trở thành kỳ quan của thủ đô Seoul là bài học đắt giá cho mọi quốc gia phát triển. Đà Nẵng xây nắp đậy sông ô nhiễm: Hại đủ đường Thứ hai, dự án cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do 2 nguyên nhân: nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sông Phú Lộc và tình trạng gây mất vệ sinh do chính người dân sinh sống dọc 2 bên bờ của dòng sông. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang triển khai dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải sông Phú Lộc cùng với hệ thống kè chắn sóng tại vị trí cửa sông. Nếu các công trình này được triển khai đúng với các yêu cầu và tiêu chí của dự án thì chắc chắn rằng, nguyên nhân thứ nhất sẽ được khắc phục khi nước thải ra sông đã qua xử lý và nước sông lưu thông tốt do hết tình trạng bồi lắng cửa sông. Không nên xây dựng sàn bê tông lấp sông Phú Lộc Thứ ba, với lý do không còn quỹ đất nên lắp mặt sông để tạo công viên phục vụ nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho người dân nơi đây thì quả là sự ngớ ngẩn đến không tưởng. Với mức đầu tư 128 tỷ cho khuôn viên có quy mô 1,4ha như vậy liệu có thật sự kinh tế hay không? Đặc biệt khu vực này là nơi đón gió trực tiếp từ biển và là nơi chịu tác động gió bão lớn nhất hằng năm, vậy thì với hệ thống cây xanh trồng trên 1 lớp đất dày từ 0,5-1m được đổ trên lớp nền bê tông mặt sông liệu có thể tồn tại được mấy mùa mưa bão? Thứ tư, việc lắp mặt sông sẽ là nguyên nhân hủy hoại hệ sinh thái sông Phú Lộc. Một trong những nguyên tắc cơ bản khi triển khai các dự án cảnh quan thì phải đảm bảo duy trì ổn định, đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Việc ngăn chặn ánh sáng mặt trời sẽ hủy diệt toàn bộ hệ sinh vật trong nước, góp phần tạo nên mùi hôi thối từ các sinh vật chết, càng nguy hiểm hơn khi bề mặt không thông thoáng và không có quá trình đối lưu không khí. Thứ năm, dự án sẽ làm tắc đường thông thương của con sông, ngay tại cửa sông tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng. Cái sai lớn nhất từ dự án này chính là lối tư duy lệch lạc và thái độ ứng xử thiếu văn minh. Chính vì thế, ông Hùng đặt câu hỏi: "Liệu rằng Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống hay không khi khi không còn sông, không còn núi? Đồng tình quan điểm, PGS. TS Trần Cát (ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng) không tán thành dự án này, bởi theo ông vấn đề bức thiết ở đây là xử lý ô nhiễm từ nước sông Phú Lộc cho người dân, nên dồn kinh phí cho trạm xử lý nước thải Phú Lộc để xử lý triệt để mùi hôi rồi hẵng tính đến việc cải tạo cảnh quan trên bề mặt sông. Đại diện cho Hội Quy hoạch Đà Nẵng, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội cũng cho rằng, dự án này sẽ không thể mang lại hiệu quả, bởi: Vườn hoa và vui chơi trẻ em không thể phát triển bền vững ở vị trí ngay cửa sông, trực diện với vịnh Đà Nẵng và hướng thẳng góc với biển Đông, nơi đón gió, mưa bão và nắng nóng gay gắt vào mùa khô. Trong khi đó lớp đất đổ trên mặt sàn bê tông cốt thép chỉ có độ dày 0,8 ~ 1,00 m làm sao trồng và phát triển bền vững được “cây rễ cọc, cây tán lớn, cây cổ thụ cao, thấp, lá bàn, lá kim… để tạo thành những mảng rừng chống gió bụi”. =========================== "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Đây chính là điều ngu xuẩn nhất được phát ngôn nhân danh một nhà khoa học được coi là giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam. Những kẻ có quyền lợi chống lại hệ thống luận điểm minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đã chấp nhận những cái giá rất đắt, qua phát ngôn của "giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam", Nguyễn Văn Trọng. Hệ quả rất nguy hiểm của phát ngôn này, sẽ tạo một hiệu ứng dây chuyền trong mọi vấn đề quan hệ xã hội về tính phi lý dẫn đến phủ nhận tính hợp lý trong mọi quan hệ thuộc vấn đề quản lý xã hội, mà những cái đầu bã đậu không thể hiểu nổi hiệu ứng của nó. Bởi vì, tri thức khoa học chính là nền tảng của cả nền văn minh hiện nay, chấp nhận tính phi lý của lý thuyết khoa học hiện đại, không khác gì chấp nhận mọi sự phi lý trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Và bất cứ một cái gì nhân danh khoa học và cả cái gọi là "cơ sở khoa học", mà giáo sư Phan Huy Lê viện dẫn để phủ nhận hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, tự nó đã hết sức vô lý. Các người - tầm cỡ "giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam" - liệu có đủ hiểu biết để nhận thức được rằng: Việc phát ngôn của các người - hoặc dù chỉ là một ý tưởng khởi phát trong đầu, chưa nói ra - là nền tảng dẫn đến sự tan rã của cả một xã hội không? Khi - nội dung của phát ngôn đó - không thừa nhận tính hợp lý trong thực tế cuộc sống. Với phát ngôn này, các người đã không thể thừa nhận mọi chuẩn mực xã hội, từ pháp luật, đạo đức, quy định....hình thành trên cơ sở tính hợp lý bao trùm. Thế lực nào có lợi nhất trong việc phủ nhận cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến? Các người nếu quả là còn chút lương tri thì hãy suy nghĩ. Đây là cảnh báo cuối cùng của lão Gàn cho những hành vi chống lại việc minh chứng cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến - vì sự dốt nát, ích kỷ trở thành sự phá hoại với chính quyền lợi của các người. Nếu các người - tầm cỡ giáo sư Vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, cùng với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", đủ khả năng thì hãy trực tiếp phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh qua hệ thống luận cứ chứng minh cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến. Còn nếu các người không đủ khả năng thì phải chấp nhận chân lý.
    4 likes
  4. Miền Bắc tiếp tục mưa to trên diện rộng Chủ nhật, 02/08/2015 - 07:46 Dân trí Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ đêm 1/8 đến 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng. Dự kiến tổng lượng mưa trong cả đợt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ ltrong khoảng 50-150mm… >> Hãi hùng cảnh vỡ đập Huổi Củ, mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc >> Hà Nội: Người dân Định Công “be bờ, đắp đập” ngăn nước tràn vào nhà Miền Bắc tiếp tục có mưa to trên diện rộng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền núi vẫn rất cao. Trong ảnh đường Hàn Thuyên (TP.Nam Định) có đoạn ngập sâu hơn 50cm (TTXVN). Trong ngày hôm nay (1/8), ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được trong 12 giờ qua (tính đến 19 giờ 1/8) ở Sơn La 50mm; Bắc Hà (Lào Cai) 65mm; Tuyên Quang 70mm; Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 95mm; Đại Từ (Thái Nguyên) 110mm; Bắc Giang 100mm; Ba Vì (Hà Nội) 90mm; Hưng Yên 80mm. Mực nước sông Thương, sông Cầu đang lên chậm. Mực nước sông Đà đang lên nhanh. Lúc 19 giờ ngày 1/8, mực nước trên sông Thương (tại Phủ Lạng Thương) ở mức 4,8m (trên mức báo động 1 là 0,5m); sông Đà (tại Mường Tè) ở mức 286,45m (dưới báo động 2 là 1,05m). Dự báo, từ đêm 1/8 đến 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng. Dự kiến tổng lượng mưa trong cả đợt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ 50-150mm (riêng vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định 100-200mm); khu vực Việt Bắc 100-300mm; khu vực Tây Bắc 200-300mm, có nơi trên 400mm. Từ ngày 2 - 4/8, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét. Mực nước sông Thao (tại Yên Bái) có khả năng lên mức báo động 1; sông Thương (tại Phủ Lạng Thương): báo động 2; sông Cầu (tại Đáp Cầu) và sông Lục Nam (tại Lục Nam): báo động 1; sông Đà (tại Mường Tè): báo động 2; dòng chảy lớn nhất đến hồ Sơn La đạt mức 8500 m3/s. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối; ngập lụt đô thị ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Yên Bái. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định là cấp 2. Diễn biến về đợt mưa còn rất phức tạp. Nguyễn Dương ====================== Trùi! Ngày mai lão Gàn du Hanoi. Vé mua trước cả tuần cho nó rẻ. Bi wờ mà còn mưa to thế này, lão ướt như chuột thì mất mặt bầu cua hết. Thôi! Lão thành tâm cầu xin các vị thánh thần đủ loại của các tôn giáo, tín ngưỡng trên thế gian này, phù hộ cho mưa tạnh trên tất cả những nơi lão sẽ đi qua. Lão thành tâm có trái cây nghiêm chỉnh và hương nhang. trà rượu tử tế, chứ không phải chỉ chuối xanh muối ớt, như lần trước. Để lão còn kiếm độ phoengshui, cháo gà, vi cá , vịt hầm sâm sống qua ngày. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Lần này vì có trái cây xịn, nên xin thêm: Nắng đẹp để chụp ảnh và mát giời. Hì. PS: Trước 6g sáng ngày mùng 3/ 8, hy vọng lời cầu nguyện của lão được như ý. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.
    2 likes
  5. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet MẦU TRĂNG TRONG LÝ HỌC VIỆT Trăng vàng thuộc Thổ. Thổ thuộc Trung cung. Nơi cân bằng mọi lực tương tác của vũ trụ. Vạn vật vận động đúng như quy luật của nó. Thời tiết bình thường. Trăng đỏ (Trăng máu) thuộc Hỏa. Ở Hậu Thiên, Hỏa thuộc tinh thần, nên lòng người ly tán, loạn lạc trên thế gian. Trăng xanh thuộc Thủy. Thủy là khởi nguồn của vạn vật, chủ thiên tai, lũ lụt, mưa bão tàn phá cuộc sống của con người. Đừng bảo Lý học Việt "mê tín dị đoan" nhé! Con người chẳng hiểu bản chất thật của mình thì không thể hiểu được những quy luật vũ trụ đang chi phối chính con người và cả suy nghĩ của họ. Thưa quý vị. Ngay cả nguyên thủ quốc gia, suy nghĩ của họ cũng không nằm ngoài quy luật của vũ trụ. Cho nên mới có vấn đề "vận nước" có thể tiên tri.
    2 likes
  6. "Tàu ngầm ông Trân" làm được điều "vượt sức tưởng tượng"? Lý Minh Sơn | 29/07/2015 07:18 Đại tá Bùi Sỹ Tạo, nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân cho rằng, tốc độ 50 hải lý/h như ông Trân nói về chiếc tàu ngầm của mình là "vượt sức tưởng tượng". Tàu ngầm "made in Vietnam" xuất ngoại "Cha đẻ" tàu ngầm Trường Sa: Không có chuyện thử nghiệm trong bão Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc Khi nói về chiếc tàu ngầm của mình, một trong những điều mà ông Phan Bội Trân tâm đắc nhất là vỏ tàu được làm bằng composite, một loại vật liệu mà theo ông là có rất nhiều ưu điểm: Rẻ tiền, trong suốt với radar, và nhẹ (giúp tàu đạt tới tốc độ 50 hải lý/h) Nhưng liệu điều đó có gây ấn tượng với các chuyên gia kỹ thuật quân sự Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua cuộc trao đổi của chúng tôi với Đại tá Bùi Sỹ Tạo - Nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân. PV: Thưa Đại tá, thời gian qua, dư luận khá quan tâm đến việc ông Phan Bội Trân chế tạo một chiếc tàu ngầm mini với vỏ tàu bằng composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh, cũng như việc ông khẳng định quyết tâm chế tạo tàu ngầm hoàn toàn với điều kiện Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng, quyết tâm chế tạo tàu ngầm mini với loại vỏ đặc biệt như thế? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Tôi rất ấn tượng với ý tưởng sử dụng những nguyên vật liệu do Việt Nam có thể sản xuất để tạo ra một chiếc tàu ngầm 100% “Made in Vietnam” của anh Phan Bội Trân. Tôi được biết, bên Pháp, anh Trân có tham gia vào chương trình chế tạo tàu ngầm mini cho Trung Quốc với khả năng xuống đến độ sâu hơn 5km để có thể cắm cờ dưới lòng biển. Để tàu ngầm lặn được, nổi được, an toàn cho người thủy thủ thì phải qua rất nhiều khâu thiết kế với các cơ quan thiết kế riêng. Hiện nay, ở Việt Nam, mới chỉ có Viện Kỹ thuật Hải quân làm việc này và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm. Tôi cũng được biết, anh Trân có tài liệu về tàu ngầm của Pháp. Nhưng tôi nghĩ rằng, vẫn còn cần nhiều tài liệu nữa thì mới đủ thông tin để chế tạo một chiếc tàu ngầm hiện đại và tất nhiên, các tài liệu này mình phải bỏ tiền ra để mua bản quyền. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, nếu anh Trân làm chiếc tàu ngầm thế hệ thứ hai thì phải có nhiều người tham gia để có thể phát huy được nhiều điểm tốt từ ý tưởng của anh ấy, đặc biệt là khâu thiết kế và kiểm tra của đăng kiểm về thiết kế và vật liệu. Đại tá Bùi Sỹ Tạo - Nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân. PV: Thưa Đại tá, ông nhận định như thế nào về việc ông Phan Bội Trân quyết định sử dụng vật liệu composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh? Có ý kiến cho rằng vật liệu nhựa thì khó có thể bền trong môi trường nước biển? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Vật liệu composite chịu được nước biển. Sắt và nhôm bền nhất là do các lớp oxit bảo vệ. Nhưng nếu bị rách lớp oxit, kim loại đó rất dễ bị phá hủy trong môi trường nước biển. Composite khắc phục được những điểm yếu của kim loại sắt và nhôm, chịu được mặn. Độ bền cũng được. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu composite trong đó có loại composite sandwich (có 3 lớp, lớp cốt vật liệu được kẹp giữa 2 lớp) mà tôi đã sử dụng để chế tạo xuồng Hải quân CQ. Tuy nhiên, tôi được biết, chiếc tàu ngầm của anh Trân mới chỉ được thử nghiệm trong bể, không có vấn đề gì. Còn ở biển, vì sóng 4 phương, 8 hướng nên còn phải tính toán nhiều hơn để có thể chịu được sóng biển cũng như những dòng nước, độ sâu… Vỏ tàu ngầm Yết Kiêu được làm bằng vật liệu composite. PV: Chiếc tàu ngầm của ông Phan Bội Trân chưa thể đưa vào chiến đấu bởi còn thiếu nhiều thứ và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng thưa Đại tá, đó hẳn là một sản phẩm thú vị không chỉ với giới quân sự…? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Chiếc tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân có thể dùng cho Hải quân đào tạo thủy thủ và tập luyện trong thực tế. Thứ hai là nó có thể được sử dụng để kiểm tra các chân giàn khoan hoặc phục vụ cho ngành du lịch lặn biển. Còn vấn đề như nhiều người lo ngại khi không mấy người dám lặn thử thì tôi cho rằng đó là do nhiều người nghĩ chiếc tàu ngầm đó không có bản thiết kế và chưa có cơ quan đăng kiểm kiểm tra chất lượng mà chỉ dựa trên kinh nghiệm chế tạo. Và có lẽ đó là điểm yếu lớn nhất về mặt thiết kế của chiếc tàu ngầm mini đầu tiên mà anh Trân chế tạo. PV: Còn về khả năng lặn sâu của tàu ngầm mini, ông Phan Bội Trân nói rằng chiếc tàu ngầm do ông chế tạo có khả năng lặn sâu 70 mét. Với sự hiểu biết về vỏ tàu ngầm, xin Đại tá có thể chia sẻ những khó khăn khi chiếc tàu ngầm lặn đến độ sâu đó dưới biển? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Việc tàu ngầm của anh Phan Bội Trân có lặn được sâu 70 mét hay không thì phải qua tính toán độ bền vật liệu và sau cùng là phải có thử nghiệm thì mới có thể xác định cụ thể được. Nếu chế tạo tàu ngầm, tôi sẽ dùng loại vỏ composite dạng sandwich với cốt là lớp nhựa dẻo hoặc cốt nhôm được tạo ra dưới dạng tổ ong. Còn 2 bên thì là các vải sợi thủy tinh làm từ đá bazan. Tại các xưởng của Hải quân đã sử dụng loại vật liệu này để làm xuồng CQ (xuồng Cá mập). Đưa ra Trường Sa từ năm 2005 đến giờ nhưng chưa có chiếc nào phải đưa về đất liền để sửa. PV: Giá thành và ưu điểm của loại vật liệu này như thế nào, thưa Đại tá? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Hiện nay có hai nơi sản xuất chính vật liệu này là Nga và Úc. Việt Nam chưa sản xuất được. Giá thành của loại vật liệu này gấp 1,5 lần giá của nhôm và gấp đôi giá sắt. Nếu tàu ngầm bằng sắt thì hàng năm phải kéo lên sơn, tốn kém. Với vật liệu bằng nhôm cũng vậy. Còn nếu làm bằng vật liệu composite thì sơn được pha trong dung môi ở quá trình chế tạo vỏ nên nó sẽ bền hàng chục năm. Nếu tính cho cả quá trình sử dụng thì mức giá thành vật liệu vỏ làm bằng composite dạng sandwich không phải là đắt. "Cha đẻ" tàu ngầm Yết Kiêu Phan Bội Trân Với ưu điểm là nhẹ nên tàu ngầm của tôi chạy với tốc độ [khoảng 50 hải lý/h] hơn một chiếc tàu khu trục. Đó là một sự đột phá. PV: Còn về tốc độ của chiếc tàu ngầm, theo ông Phan Bội Trân, với ưu điểm là nhẹ nên chiếc tàu ngầm mini của ông có thể chạy với tốc độ tới 50 hải lý/h. Là người từng công tác trong Hải quân, theo ông, tốc độ này có phải là vượt sức tưởng tượng không? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Đúng là vượt sức tưởng tượng. Tốc độ đó tương đương gần 100 km/h. Tốc độ này đối với một chiếc tàu chạy trên mặt nước cũng đã là rất khó chứ chưa nói đến là tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm hiện nay chạy nhanh cũng chỉ được 20 - 30 hải lý/h chứ đạt đến con số 50 là chưa có. Và thường tàu ngầm mà chạy nổi thì chậm hơn là chạy khi chìm. Trong cuộc đời của tôi chưa gặp chiếc tàu ngầm nào có thể chạy với tốc độ 50 hải lý/h. Theo Đại tá Đào Sỹ Tạo, tốc độ 50 hải lý/h của tàu ngầm mini là "vượt sức tưởng tượng". (Trong ảnh: Tàu ngầm Yết Kiêu 1 của ông Phan Bội Trân trong lần thử nghiệm vào năm 2010). PV: Thưa Đại tá, ông có cho rằng với 10.000 USD có thể chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: 10.000 USD tương đương hơn 200 triệu đồng. Điều này quá khó bởi như vật liệu chúng tôi sử dụng, lớp ngoài của vật liệu cũng đã hơn 1 triệu/mét vuông. Mà một chiếc tàu ngầm thì có diện tích đến hàng chục mét vuông nên với 10.000 USD để chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm e rằng quá khó. Còn nếu sử dụng loại vật liệu rẻ tiền hơn nhiều thì khi đó, vấn đề được quan tâm nhất lúc ấy lại là khả năng chịu nén của vật liệu ấy khi tàu ngầm lặn sâu xuống. PV: Nếu ở vào vị trí của ông Phan Bội Trân thì ông sẽ làm như thế nào? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Để biến ý tưởng thành hiện thực thì cần một quá trình trong đó phải kết hợp với các cơ quan có khả năng để có thể thiết kế, đăng kiểm thiết kế và giám sát thi công. Đó là 3 giai đoạn quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm. Không một cá nhân nào có thể một mình tạo ra một chiếc tàu ngầm hoàn hảo mà phải cần đến nhiều người. Ý tưởng của anh Phan Bội Trân là rất hay và đó là một người giỏi nhưng làm sao có thể thông thạo hết tất cả các lĩnh vực trong hàng hải. Chính vì thế, để có thể tạo ra một sản phẩm thành công và hoạt động tốt thì nên kết hợp với nhiều cơ quan chức năng để thiết kế và thi công. Khi ra ngoài biển, còn rất nhiều yếu tố tự nhiên tác động như sóng, nước biển, tác động của các dòng chảy ngầm lên thân tàu… Đặc biệt là khả năng chịu áp lực khi cứ xuống sâu 10 mét thì áp suất tăng thêm 1 atmosphere, tương đương sức nặng của 1 tấn. Tôi rất quan tâm đến cái cửa và gioăng cửa. Nếu gioăng không đảm bảo thì đến độ sâu nào đó, có thể nước sẽ lọt vào trong tàu. Ngoài ra, còn các thiết bị điện tử khác trong tàu và chiếc ắcquy, vấn đề khi tác chiến, vũ khí... PV: Thưa Đại tá, với các tính năng nhẹ, rẻ, tốc độ cao, cha đẻ tàu ngầm Yết Kiêu cho rằng chiến thuật khi chiến đấu với mục tiêu là chiến thuật “bầy sói”: Nhiều tàu ngầm nhỏ bao vây, tấn công, tiêu diệt một mục tiêu lớn. Ông đánh giá như thế nào về chiến thuật này đối với tàu ngầm khi ông Phan Bội Trân cho biết tàu ngầm mini nếu được trang bị vũ khí thì sẽ sử dụng ngư lôi? Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Trong chiến tranh hiện đại, nếu là mục tiêu cố định thì độ chính xác khi tấn công là rất cao. Nhưng nếu là mục tiêu di động và trên biển hoặc ngầm trong nước thì độ chính xác sẽ giảm đi. Ngư lôi hiện nay có 3 loại: Loại thứ nhất là tìm nhiệt (cứ vật nào phát ra nhiệt thì lao vào), loại thứ 2 là tiếng ồn (cứ vật nào phát ra tiếng ồn thì lao vào) và loại thứ 3 là ngư lôi cảm ứng kim loại. Nếu như nhiều tàu ngầm cùng bao vây một chiếc tàu khu trục và có thể cùng tấn công thì sẽ rối đội hình. Chưa biết chừng, mục tiêu của ngư lôi từ tàu ngầm lại không phải là tàu khu trục mục tiêu mà lại là tàu ngầm đồng đội. Bởi tàu ngầm hoạt động thì phát ra tiếng ồn (tiếng ồn nào gần nhất thì ngư lôi lao vào), chân vịt vẫn quay… Chiến thuật bầy sói thường sử dụng cho các xuồng mặt nước nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn nhắc đến chiến thuật bầy sói và tàu ngầm mini có trang bị ngư lôi, tôi lại nghĩ đến việc nếu sử dụng trong hải quân thì sẽ trang bị loại tàu ngầm này ở các đảo. Nếu có mục tiêu tấn công đảo thì tàu ngầm sẽ hoạt động và tấn công. Khi đó, có thể hiệu quả của tàu ngầm sẽ cao hơn rất nhiều. Xin trân trọng cảm ơn Đại tá đã trả lời phỏng vấn! (Còn tiếp...) ** Mọi ý kiến, phản hồi, đóng góp, xin vui lòng nhập vào ô Bình luận bên dưới bài viết. Trân trọng! theo Đại Lộ =================== Khi quán xét một lý thuyết nhân danh khoa học, cần phải xem xét luận cứ của nó có phù hợp với tiêu chí khoa học hay không - thì ngược lại, không ít người la lối đòi kiểm chứng thực tế. Còn những sản phẩm kỹ thuật ứng dụng thì lại cũng không ít người lấy lý thuyết ra để chứng minh nó ....sai. Thế gian này buồn cười bỏ mựa. Tàu ngầm của cụ Trân, là sản phẩm kỹ thuật ứng dụng, nên vấn đề không phải là nó đúng hay sai. Tất nhiên nó không thể giải thích bằng cái thứ "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng được. Mà là cứ việc đem ra bể cho chạy thử nghiệm và kiểm tra các thông số kỹ thuật. Chỉ đơn giản vậy thôi! Lão Gàn mà là ông Trân thì điếu có nói nhiều. Bỏ tiền túi ra làm, chạy thử, tự kiểm tra và bán. Điếu việc gì phải bàn cả. Lão mà có tiền, lão đề nghị ông Trân cho hùn mở một Cty chuyên sản xuất tầu ngầm, ai mua thì bán.
    1 like
  7. Lão Gàn đang nghiên cứu để chọi một cục gạch vào nơi thích hợp....Híc!
    1 like
  8. Chữ Hành 行 Ai cũng bảo chữ Hành 行 là từ Hán-Việt. TĐ giải thích Hành 行 là cái tố gốc Hán, nghĩa là Đi (các nghĩa khác chỉ là phái sinh bởi từ Đi). Nôi khái niệm Đi = Ti (tiếng Mường) = Tẩu 走 = Chẩu (tiếng Quảng Đông) = Chạy = Pay (tiếng Tày-Thái). Tẩu Hành 走 行 là Pay Háng (tiếng Tày nghĩa là đi chợ). Vì Chợ là cả một cảnh hoạt động đi lại náo nhiệt “như ong vỡ tổ”, bởi Chợ là từ do nhấn “Chạy Chớ!” = Chợ, nên còn có từ đôi Chạy Chợ, người ta Chờ ở đó chỉ là tạm thời (lướt lủn “Chợ Dừng” = Chờ), mua được hàng hay bán xong hàng là người ta chạy khỏi đó ngay. Hán ngữ dùng và đọc chữ Hành 行 là “Xíng 行”. Nhưng trong Hán ngữ không có từ nào cùng tơi “X –“ mang nghĩa là Đứng để thành cặp đối nguyên thủy “X…/Xíng 行” như là 0/1 = Đứng/Đi. Đến như Điện 電 còn là có hai trạng thái Â/D là Điện Đứng = 0 (máy không chạy được, gọi là đứng im) và Điện Đi = 1 (máy chạy được, gọi là chuyển động). Còn từ Hành thì có ngay từ nghịch nghĩa cùng tơi để thành cặp đối nguyên thủy trong tiếng Việt là từ Họ nghĩa là đứng, mà con trâu con bò kéo cày của nền văn minh lúa nước đều hiểu, Â/D = Họ/Hành, rõ ràng từ Họ có dấu nhóm 0 còn từ Hành có dấu nhóm 1. Người Thái bản địa tức người Thái cổ vùng Thanh Nghệ vẫn quát (Quát = Coỏng, tiếng Quảng Đông, Đài Loan) con trâu “Họ!” để nó nghe lệnh mà đứng ngay lập tức. Người nhà quê lên thành phố bắt xe taxi vẫn vừa vẫy tay vừa quát con xe “Họ!” chứ không quát “Stop!”. Họ = “Đứng Họ” = Đõ = Đỗ = “Chựng Đỗ” = Chỗ = Tổ = Trộ = Trọ = Trú = Trụ = Ngụ. Sắc thái riêng: Đõ là nơi trú của bầy ong còn gọi là tổ ong; Chỗ viết bằng chữ “Chỗ Chi 之!” = Chỉ 址,là địa chỉ; Trộ chỉ khoảng thời gian dừng tạm thời rất ngắn tại chổ của đám mây để trút nước, gọi là “trộ mưa rào”; Trọ và Trú là nơi ở tạm thời; Trụ là nơi trú lâu là “Trú Trú” = Trụ, 1+1=0, như trụ sở, “Sẵn nhà công vụ Ở” = Sở; Ngụ là nơi “Người từ nơi khác đến Trụ” = Ngụ, gọi là dân ngụ cư. <TVGT>:人之步趨也。步,行也。趨,走也 Hành là bước đi của người, Hộ Canh thiết 戶 庚 切. Nếu thiết theo phát âm của Hán ngữ mà thiết thì là “Hu 戶 Geng 庚” = Heng, trật, làm sao thành “Xíng 行” được? trong khi âm Việt thiết chính xác “Hộ 戶 Canh 庚” = Hành 行. Đương nhiên thiết như <TVGT> chỉ là mượn âm của hai chữ Hộ 戶 và Canh 庚 để hướng dẫn đọc thiết cho đúng âm Việt, còn lướt như Việt thì mới là đúng logic là “Háng Banh” = Hành. Vì như <TVGT> đã giải thích đúng: “Hành là bước”, bước thì dù là bước ngang hay bước trước, lùi sau gì cũng đều phải “Háng Banh” = Hành. Hán ngữ cũng mượn từ Banh, nhưng lại chọn lấy từ nhấn mạnh của tiếng Việt là “Banh Banh” = Bành, 0+0=1, là chữ Bành 膨, để ghép với từ Giương viết bằng chữ Trương 張, cũng lại chọn cái nhấn mạnh là “Trương 張 Trương 張” = Trướng 脹,0+0=1, để có từ Bành Trướng.
    1 like
  9. KHOE MỘT CÁI Quảng Ninh đang bị mưa lụt hoành hành. Đây là một tin không mấy tốt đẹp. Nhưng chính tại nơi tan hoang về mưa lụt, thì căn nhà mà lão Gàn làm phong thủy, lại an toàn tuyệt đối. Mặc dù phía sau căn nhà này lại là một gò đất lớn cao gấp 3 lần tòa nhà. Căn nhà này chỉ cách những nhà hàng nổi tiếng của Vân Đồn không xa và do một đại đệ tử của lão Gàn thiết kế phần kiến trúc. Đó là bé Tuyetminhnguyen. Toàn bộ căn nhà và trong phạm vi khuôn viên, không hề dịch chuyển lấy 1 cục đất. Nhưng chỉ 50cm ra ngoài khuôn viên thì mọi chuyện như báo đăng. Khoe một cái để thấy được sự ưu việt của Địa Lý Lạc Việt.
    1 like