• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 31/07/2015 in Bài viết

  1. Xuống xe đi bộ.... ================ ​Khủng hoảng chứng khoán Trung Quốc đe dọa tăng trưởng 30/07/2015 15:49 GMT+7 TTO - Các chuyên gia của Ngân hàng Thụy sĩ Credit Suisse vừa lên tiếng khẳng định cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán sẽ đe dọa tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại Một nhà đầu tư lo lắng theo dõi giá chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong phiên giao dịch hôm nay 30-7, giá chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do truyền thông địa phương đưa tin hàng loạt ngân hàng đang điều tra nguy cơ khủng hoảng chứng khoán những ngày qua tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Chỉ số chứng khoán CSI 300 của các công ty niêm yết lớn nhất tại hai sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 2,9%, trong khi chỉ số chứng khoán Thượng Hải sụt 2,2%. Trước đó, chứng khoán Trung Quốc cũng liên tục sụt giảm bất chấp các biện pháp can thiệp sâu của chính phủ. Nhóm phân tích của Ngân hàng Credit Suisse cảnh báo khủng hoảng chứng khoán sẽ đẩy GDP Trung Quốc giảm mạnh. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7%. Theo Credit Suisse, GDP Trung Quốc đạt 7% trong quý vừa qua chủ yếu nhờ sự tăng trưởng dữ dội của ngành tài chính. GDP của ngành tài chính Trung Quốc tăng tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên hiện chứng khoán Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Credit Suisse cho biết do ảnh hưởng của chứng khoán, GDP ngành tài chính Trung Quốc sẽ chỉ còn đạt mức 10,4% trong năm 2015. Hậu quả là tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống chỉ còn 6,4%. Không đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ là một cú đòn mạnh giáng vào uy tín của Chính phủ Trung Quốc. Đây vẫn có thể là mức tăng trưởng cao so với các nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng đất nước Trung Quốc có tới hơn 1,3 tỉ dân. Chỉ cần tăng trưởng sụt giảm nhẹ cũng đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người lao động mất công ăn việc làm. Các nhà phân tích Credit Suisse cảnh báo khủng hoảng trên thị trường chứng khoán có thể làm suy yếu hoạt động kinh doanh địa ốc của Trung Quốc, dẫn tới hậu quả là ngành địa ốc và ngành công nghiệp xây dựng lao đao. Chuyên gia Vincent Chan của Credit Suisse cho biết hoạt động kinh doanh địa ốc ở Trung Quốc sẽ đối mặt với thời điểm quyết định trong vài tháng tới. Trong lá thư gửi các nhà đầu tư mới đây, quỹ đầu tư khổng lồ Bridgewater cảnh báo khủng hoảng chứng khoán và nợ công leo thang có thể khiến GDP Trung Quốc sụt giảm tới 2,5% trong vòng ba năm tới. NGUYỆT PHƯƠNG ================ Lão Gàn phát biểu rằng thì là: 1/ Tại topic này: Thị trường chứng khoán Tàu có xuống bằng "0", cũng không làm nước Tàu sụp đổ. 2/ Tại topic "Lời tiên tri Ất Mùi 2015", khi bàn đến thị trường Tàu bị khủng hoảng có hay không ảnh hướng đến nền kinh tế Mỹ: Tại sao Hoa Kỳ không thể bị ảnh hưởng lớn khi kinh tế Tàu lục địa khủng hoảng, thì lão nói rồi. Nhưng sự khủng hoảng kinh tế của Tàu sẽ gây ra một hiệu ứng khủng hoảng xã hội rất mạnh mẽ, trong hoàn cảnh nội bộ nước Tàu hiện nay. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". 3/ Lão Gàn cũng đã phán một cách ngoại lệ từ trước đến nay, là: Sang năm, một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới sẽ bắt đầu. Và đây sẽ là điều tệ hại nhất cho nền kinh tế toàn cầu, kể từ "Lời Tiên tri" của lão về khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Khái niệm "Ở trần, đóng khố" sẽ được tất cả mọi người nhận thức rất có "cơ sở khoa học", vì nó là nhận thức rất trực quan. Lúc ấy, quả là "Lý thuyết khoa học hiện đại, không có tính hợp lý". Nhưng đừng ai vội buồn và nên cảm ơn Thượng Đế. Tại sao lại như vậy? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."
    5 likes
  2. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc sẽ trả giá đắt khi thiết lập ADIZ tại Biển Đông Đăng Bởi Một Thế Giới 10:02 31-07-2015 Theo tướng Lê Kế Lâm, nếu thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông (ADIZ), Trung Quốc sẽ bị cô lập và thiệt nhiều hơn lợi. Việc Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá ngầm là một trong những yếu tố khiến các nước cho rằng nước này có khả năng sẽ thiết lập ADIZ trên Biển Đông Ảnh (Ảnh: CSIS/IHS Jane’s) Có thể bạn quan tâm Những phần mềm mới hay nhất ngày 29.7.2015 Trước việc Trung Quốc tích cực thay đổi thực trạng trên biển Đông thông qua hoạt động bồi đắp các thực thể (chiếm của Việt Nam), nhiều nhà phân tích tình hình quốc tế cho rằng trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, nhất là thời điểm sau chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc. Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM về vấn đề này. Các nước lớn sẽ không để yên - Nhiều nhà phân tích tình hình quốc tế cho rằng sau khi cải tạo các thực thể tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông, nhất là thời điểm sau chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã làm điều này ở biển Hoa Đông. Thưa chuẩn đô đốc, ông có đánh giá như thế nào về nhận định này? Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Về phỏng đoán Trung Quốc có khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, cũng có thể có, có thể không. Biển Đông là một biển "mở", bầu trời trên biển Đông cũng là bầu trời "mở". Và tự do hàng hải trên mặt biển và và tự do trên bầu trời là các quyền tự do của tất cả các nước trong khu vực ASEAN cũng như các nước trên thế giới. Do đó, biển Đông có một vị trí quan trọng tạo nên một sự quan tâm không chỉ từ các nước liên quan đến biển Đông mà còn các nước trên thế giới. Khu vực biển Đông khác với vùng biển Hoa Đông. Biển Hoa Đông có sự tranh chấp giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đã công bố ADIZ của mình tại vùng biển này. Còn Trung Quốc, năm 2013, họ đã công bố ADIZ của mình nhưng có nhiều vùng chồng lấn vào vùng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc tranh chấp tại đây chủ yếu là giữa 3 nước. Nhưng căng thẳng nhất là giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Còn ở biển Đông, đó là một sự quan tâm của cả thế giới chứ không chỉ của Trung Quốc và ASEAN. Động đến bầu trời trên biển Đông là động đến sự quan tâm của toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cũng phải cân nhắc, đánh giá thiệt và hại trong vấn đề công bố ADIZ tại biển Đông. Vì nếu công bố thì Trung Quốc công bố đến đâu và các nước có liên quan tại biển Đông có khả năng cao cũng sẽ công bố vùng ADIZ của mình. Sự chồng lấn khi đó sẽ rất phức tạp. Như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng không trên bầu trời biển Đông đối với thế giới. Các nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Úc, Nhật Bản, châu Âu hằng ngày đều có hàng chục chuyến máy bay bay qua bầu trời biển Đông. Vậy khi đã có những vùng chồng lấn thì sẽ giải quyết như thế nào? Điều này hết sức phức tạp. Tại biển Đông, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chưa đặt vấn đề công bố ADIZ ở biển Đông. Cũng có thể họ đã tính đến việc công bố và họ biết rằng đó là một vùng nhạy cảm, rất phức tạp. -Nhưng với những biểu hiện ở biển Đông của Trung Quốc cũng khiến cho những nhận định về việc nước này thiết lập ADIZ không phải là không có căn cứ, thưa ông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng vậy. Tại thời điểm này họ chưa công bố nhưng không loại trừ khả năng họ sẽ công bố thiết lập ADIZ tại biển Đông trong thời gian tới bởi một bộ phận lãnh đạo quân sự Trung Quốc thường hung hăng. Họ cảm thấy họ mạnh, đặc biệt là việc xây dựng, cải tạo 7 bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa vào các năm 1988 và 1995 thành các đảo nhân tạo lớn. Có một điều chắc chắn là họ đang và sẽ thiết lập những căn cứ hải quân thực sự chứ không có chuyện họ bỏ ra hàng chục tỉ USD để cải tạo những bãi đá ngầm đó thành ra những đảo nhân tạo chỉ để phục vụ nhân dân, làm hậu cần cho các tàu cá, nghiên cứu khoa học như họ nói... Đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn trong thâm tâm của họ là biến những đảo nhân tạo này thành các căn cứ hải quân ở giữa lòng biển Đông để tăng sức mạnh của họ và để dần biến "đường lưỡi bò" của họ thành ra lãnh thổ của Trung Quốc như họ đã tuyên bố. Đến lúc đó, Trung Quốc có thể có tính toán sai lầm, cho rằng mình đã mạnh lên rồi, có quyền quyết định mà sẽ thiết lập ADIZ tại biển Đông. Nhưng tôi nghĩ, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ tính rất kỹ. Đây là ván bài hết sức khó khăn đối với Trung Quốc. Về phần Việt Nam, chúng ta phải đề phòng, cảnh giác, theo dõi chặt chẽ những bước đi của hải quân Trung Quốc, quân đội Trung Quốc trên biển Đông. -Trong trường hợp, Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Đông, theo ông, những điều tồi tệ nào sẽ chờ đón họ? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Thứ nhất việc thiết lập này ngăn cản không chỉ đến chủ quyền và quyền lợi của các nước ven biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia... mà nó còn chạm đến quyền lợi của các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... Các nước lớn này sẽ không để yên dù chúng ta cũng sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Họ sẽ thực hiện quyền của họ. Trung Quốc sẽ làm như thế nào? Họ dám bắn hạ máy bay của các nước này khi bay qua biển Đông? Bây giờ Trung Quốc bắt chẹt hãng hàng không của Lào mới đây bay qua biển Hoa Đông, tôi nghĩ rằng đằng sau phải xét thêm sự việc này. Liệu "thầy phù thủy Trung Quốc" có đang đạo diễn việc này không? Tại sao với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác họ không làm gì mà với Lào lại yêu cầu nhận dạng như vậy. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Đông, họ sẽ bị cô lập trên thế giới. Và Trung Quốc khó lòng thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được, khó khăn nhiều hơn những thuận lợi họ có được. Đâu là gót chân Asin của Trung Quốc trong ván bài biển Đông? -Như ông vừa nói, các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các nước châu Âu sẽ không để yên cho Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc xảy ra một cuộc chiến quân sự là điều rất khó xảy ra giữa các nước này với Trung Quốc nhưng trên phương diện kinh tế, những biện pháp trừng phạt về kinh tế không phải là quá khó xảy ra. Ông có nghĩ rằng sẽ có một biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc khi các nước này thiết lập ADIZ tại biển Đông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Cái này cũng chưa thế nói ngay được. Ngay cả việc xảy ra một cuộc chiến về quân sự cũng không thể nói trước. Nếu Trung Quốc quá hung hăng và đánh giá sai mình là đã mạnh hơn sức mạnh của thế giới thì họ sẽ vướng vào sai lầm và thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông. Như vậy, họ sẽ phải trả giá rất đắt. Còn vấn đề trừng phạt kinh tế thì các nước lớn cũng sẽ phải tính. Đối với các nước vừa và nhỏ thì biện pháp này có thể thành công nhưng đối với các nước lớn như Trung Quốc thì chỉ có thể làm cho nước bị trừng phạt yếu đi, dân tình khó khăn nhưng để họ phải khuất phục thì hơi khó. -Với một đất nước đang muốn lan tỏa sự ảnh hưởng của mình đối với các khu vực và các nước trên thế giới như Trung Quốc, phải chăng uy tín quốc tế mới là "gót chân Asin" của Trung Quốc khi họ thiết lập ADIZ tại biển Đông, thưa ông? -Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng vậy. Tại châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực tạo sự ảnh hưởng bằng những khoản đầu tư khổng lồ. Tại các vùng khác cũng vậy. Như vậy, trong việc cân nhắc thiết lập vùng ADIZ với những cái có thể bị mất thì có lẽ Trung Quốc sẽ đủ thông minh để lựa chọn đại cục. Tư tưởng chiến lược nước lớn của họ mạnh mẽ lắm. Họ hung hăng như vậy là để đe doạ những nước nhỏ hơn trong ASEAN nhưng đối với các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga... thì họ lại chơi theo bài khác: hòa hoãn, quan hệ nước lớn kiểu mới, đánh đổi lợi ích... Nếu họ tuyên bố ADIZ tại biển Đông thì họ sẽ mất nhiều hơn được. Nếu bị các nước quay lưng lại thì khi đó Trung Quốc sẽ bị khó khăn, nội bộ Trung Quốc sẽ lục đục. Đời sống nhân dân Trung Quốc bị ảnh hưởng thì liệu họ có để cho lãnh đạo Trung Quốc làm như vậy? Đó là điều hết sức quan trọng. Nhân dân Trung Quốc thông minh nên họ đã đánh giá được vấn đề nào đúng, vấn đề nào sai, chỉ là họ đã nói ra hay chưa mà thôi. -Xin trân trọng cảm ơn ông. Tuệ Minh (thực hiện) ================= Đấy là tướng Lê Kế Lâm nói. Vì ông ta là tướng Hải quân, nên còn chừng mực vì nhiều yếu tố trong quan hệ quốc tế. Còn lão Gàn - phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ thì phán vung xích chó, chẳng ảnh hưởng gì đến "Hòa bình thế giới" cả. Hì! Lão quảng cáo rằng - Í lộn! "Cảnh báo". Lộn! Lộn! Sory - "Cảnh báo" rằng: Lập cái "A rít" trên bể Đông là một hình thức tuyên chiến của Tàu với Hoa Kỳ và Đồng minh. Lần này chắc Thái Lan quay phim thời sự các trận chiến thu VCD bán. Wài! Mệt quá!
    2 likes
  3. 18 địa điểm và đồ vật kiêng kỵ chụp hình bạn cần phải biết Thứ Tư, 29/07/2015 | 16:48 GMT+7 Chụp ảnh vừa là sở thích vừa là một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, nếu không chú ý bạn có thể vô tình chụp hình tại một số nơi chọc giận những thứ không nên đụng vào, khiến bản thân bị “ám”, từ đó thường xuyên gặp xui xẻo, tài vận vì thế mà tổn hao. 1. Đừng nên chụp ảnh chung với quần áo, nhà cửa có niên đại rất lâu năm. Ví dụ như một số người đến Cố Cung chơi, thường nhân lúc nhân viên công tác ở đó không chú ý, len lén lẻn vào ngồi lên ghế của vua hoặc các đại thần từng dùng qua, thậm chí còn nằm trên long sàng, ngay đến cả mặc những bộ quần áo mà các thái giám tổng quản từng mặc để chụp ảnh. Điều này cho thấy bạn không những không tôn trọng đối cổ vật, mà phiền phức cũng có thể theo đó mà đến. 2. Đi du lịch bên ngoài, tuyệt đối đừng chụp ảnh cùng với cổ thụ nghìn năm, nhà cổ trăm năm. 3. Tuyệt đối không thể chụp ảnh ngay điểm trung tâm bên trong tháp, vì đây là nơi tháp nhắm đến và những tháp này thường được xây để trấn yêu ma. 4. Không nên hướng về phía gương mà chụp hình bạn hoặc người khác vào buổi tối. Tấm gương thuộc về âm tính, dễ dàng chiêu mời â m khí. Thường trong những tình huống không thể ngờ đến, người ta sẽ phải chứng kiến mấy thứ không mong muốn. 5. Ba người chụp ảnh chung cần phải chú ý. Trong quá khứ các họa sĩ thường từ chối vẽ ba người cùng lúc trong một bức tranh. Theo dân gian truyền lại, người chụp ở giữa sẽ bị hai người bạn ở hai bên xa lánh. Vậy nên cần cẩn thận trong việc chụp ảnh ba người. Tuy nhiên, đối với gia đình ba thành viên thì lại không có vấn đề gì cả. 6. Vào tiết thanh minh, không ít người đi tảo mộ, một số người còn chụp ảnh chung với bia mộ người thân, nhưng lại không biết rằng, một vài ống kính cũng chụp luôn mộ phần của người khác nữa. 7. Sau khi mang thai không nên chụp ảnh ở những nơi âm khí rất nặng, ví dụ như bệnh viện, nghĩa địa hoặc nhà có đám tang, lò giết mổ, ngôi nhà trống ít người ở, sân nhà vắng tanh, v.v…Điều này không chỉ không tốt đối với người lớn, mà còn không tốt cho thai nhi. Xin chú ý rằng ngay cả cái bụng bự của bà bầu cũng không thể chụp tùy tiện được. 8. Đối với những vật thể không xác định đột nhiên xuất hiện, khi chụp hình cần phải cẩn thận. Một số thứ mà người ta cho rằng đó là UFO, nên vừa muốn quay phim vừa muốn chụp hình. Thông thường, các UFO rất khó mà chụp được, còn nếu chụp phải những thứ khác thì chúng lại mang đến rắc rối cho bạn. 9.Trần nhà trong thang máy đừng nên chụp, vì lý học cho rằng những linh hồn sau khi chết thích rong chơi trên nóc thang máy. Nói thêm rằng, chụp ảnh dưới tầng hầm cũng nên cẩn thận, cho dù bạn sống ở dưới tầng hầm, hoặc đi tham quan dưới tầng hầm cũng vậy. 10. Sương mù trong những căn nhà cũ cũng đừng nên chụp. Đối với những thứ quái lạ không giải thích được thì đều nên cẩn thận khi chụp, trừ phi bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. 11. Đường hầm, cửa sơn động nên cẩn thận khi chụp. Vì những nơi này thường là ranh giới câu thông với một thế giới khác. 12. Đừng nên lấy lăng mộ trong các danh lam thắng cảnh làm bối cảnh mà chụp hình chung. Ví dụ như mười ba lăng mộ ở Bắc Kinh, v.v…cũng xin đừng tùy tiện mà chụp ảnh cùng, nhất là sau 3 giờ chiều. 13. Hãy cẩn thận trong việc chụp ảnh chung hoặc chụp hình với những người mắc bệnh lâu năm mà không khỏi. Kết quả sau cùng thường là không được như mong muốn. Xin bạn hãy cẩn thận trong việc này. 14. Cẩn thận trong việc quay ph im chụp hình với những hình người không có phần đầu, bạn có thể nhìn thấy những thứ khác trên tấm ảnh . 15. Trong lúc đi chơi đêm tốt nhất là không nên chụp ảnh lung tung, nếu không những vật thể không rõ ràng sẽ chui vào trong ống kính chụp hình chung với bạn, đèn pin cầm tay cũng không nên chiếu loạn xạ lên trên cây, để tránh làm kinh động đến hững con chim và linh hồn thích đậu trên ngọn cây. 16. Cẩn thận khi quay chụp lại những tấm ảnh cũ. Một số người thích quay p him chụp những bức ảnh cũ, rất có thể điều này sẽ khiến bạn gặp rắc rối. Ví dụ, ai đó đến Cố Cung vui chơi, nhân lúc người ta không có chú ý, đã chụp lại bức ảnh của Từ Hy thái hậu, kết quả vận may trượt dốc nghìn trượng. 17. Một số người thích vẽ chân dung, nên đến ngoại ô hoặc núi sâu rừng già chụp hình khỏa thân. Người dân vùng đó không chấp nhận thì không nói, bản thân người chụp còn có thể dễ dàng chiêu mời những rắc rối khác. Ví như vụ động đất xảy ra ở bang Sabah, Malaysia bị chính quyền địa phương cho rằng nguyên nhân có thể đến từ việc một nhóm du khách khỏa thân tại vùng núi thiêng của họ, và điều này đã khiến các vị Thần nơi đây nổi giận. Ông bà ta thường nói “có kiêng có lành”, đã là đất thiêng thì cũng nên có thái độ tôn trọng một chút, không phải muốn làm gì thì làm. 18. Có một số người cho rằng chụp hình nhân vật cần phải cẩn thận, chụp hình phong cảnh thì có thể tùy ý, xin nói rằng đây là quan niệm sai lầm. Nếu như ống kính của bạn nhắm trúng ‘phong cảnh’ có sát khí rất nặng, như vậy vận đen rất có thể sẽ được chụp lại. http://tinvn.info/18-dia-diem-va-do-vat-keng-ky-chup-hinh-ban-can-phai-biet.html ====================== Đúng là vớ vẩn thật. Lại còn lôi cả "Lý học" vào đây nữa chứ?! Chưa bao giờ Lý học Đông phương đích thực nhân danh nền văn hiến Việt, lại "cho rằng những linh hồn sau khi chết thích rong chơi trên nóc thang máy". Lý học Việt đích thực không có mê tín dị đoan. Nhưng thật buồn cười cho cái sự đời của những kẻ a dua thiếu hiểu biết. Khi "Phong thủy" lên ngôi, nhân danh Lý học Việt chứng minh hoàn toàn khoa học, thì không thiếu gì những kẻ ăn theo, cái gì cũng nhân danh phong thủy: Sim số cũng phong thủy, lấy nhau, cưới gả.... cũng theo "phong thủy. Khi khoa học lên ngôi thì cũng chẳng thiếu gì những kẻ a dua. Cái gì cũng "khoa học giải thích rằng..."; "khoa học công nhận"; "khoa học chưa công nhận"...lại còn cả "cơ sở khoa học" nữa chứ?! Mà cho đến bây giờ, ngay khái niệm "khoa học" là gì vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng. Vớ vẩn cả. Lão Gàn khuyên mọi người: Có một số việc chụp ảnh cần kiêng cữ (*), còn cứ chụp ảnh vung xích chó. Có điều kiêng dùng đèn flash trong một số trường hợp. Bởi vì dùng đèn flash, ánh sáng sẽ tương tác với đối tượng chụp ảnh. Đương nhiên, đối tượng chụp ảnh sẽ tương tác trở lại, lúc ấy tùy theo đối tượng tương tác tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng tới người chụp. Tất nhiên, vẫn sử dụng đèn flash trong điều kiện công việc bắt buộc cần chụp. PS: * Kiêng chụp ba người, dễ chia ly. Vì Lý học giải thích rằng: Ba người là sự cân bằng tuyệt đối, sẽ không kích hoạt sự phát triển. Trong vũ trụ này mọi thứ đều cần phát triển. Sự cân bằng tuyệt đối ngăn cản tính phát triển. Trong làm ăn cũng kiêng hùn ba người. * Kiêng chụp ảnh gương (Kiếng) bị cắt đầu với hình người trong gương (Kiếng). Đây chính là hiệu ứng bức xạ không cân bằng. Đã giải thích trong "Huyết ma đại sát". Chứ không phải kiêng chụp ảnh không đầu. Vậy cảnh sát điều tra án mạng thấy thi thể không đầu thì không chụp sao? Vớ vẩn. * Ngay cả một thực tại mà bạn gọi là "ma", nếu chụp được thì cứ chụp, đưa lên Fb chém gió chơi. Có điều không nên treo ảnh ma trong nhà. ..... Đại khái vậy.
    2 likes
  4. Mỹ có thể soi rõ căn cứ tàu sân bay Trung Quốc (Lực lượng vũ trang) - Tạp chí Kanwa số ra tháng 7 cho hay, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu sân bay thứ 2 lớn nhất thế giới tại đảo Hải Nam. Toan tính của Trung Quốc với giàn khoan Hải Dương 982 Trung Quốc ngang nhiên công bố hình ảnh tập trận biển Đông Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới Theo Kanwa, căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam có thể cùng là nơi neo đậu cho 2 tàu sân bay cỡ lớn. Nguồn tin này, căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành cầu tàu dài nhất thế giới. Theo những thông tin công khai, căn cứ tàu sân bay của Hải quân Mỹ tại Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản chỉ dài 400 m. Hay căn cứ Hải quân Norfolk, ở bang Virginia cũng chỉ dài 430 m nhưng vẫn đủ chỗ để neo đậu cùng lúc 2 tàu sân bay. Ngoài ra, căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam còn được đánh giá là có bến cảng rộng nhất thế giới (120 m). Địa thế này cho phép quân đội Trung Quốc triển khai nhanh chóng tiếp nhiên liệu cho các tàu từ cả hai hướng cũng như tạo điều kiện để các tàu cung ứng di chuyển tự do quanh bến cảng. Ngay thư đầu năm 2012, các bến cảng tại căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã được xây dựng và phần cấu trúc bên ngoài vào thời điểm đó đang được hoàn thiện. Theo những hình ảnh thu thập được, Kanwa phân tích bên sườn đồi kế bên căn cứ có 3 mái vòm che radar màu xanh. Theo nguồn tin này, Cục 3 Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc vốn phụ trách nghiên cứu khoa học, công nghệ và tình báo, đã biến khu vực này trở thành trạm kiểm soát sóng tín hiệu. Nhưng cũng không loại trừ khả năng, những thiết bị radar đặt ở đây có thể là radar định vị hoặc radar giám sát. Ngoài ra phía Tây sườn đồi cách bến tàu khoảng 8.000 m, còn có 2 mái vòm lớn màu xanh khác. Tạp chí Kanwa nhấn mạnh Hải Nam là một trong những căn cứ quan trọng giúp Cục 3 của Trung Quốc thu thập thông tin tình báo liên quan tới Việt Nam. Vào năm 2012, Bắc Kinh cho triển khai xây dựng các cơ sở cung ứng bao gồm 2 cầu cảng và cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Những cơ sở này trải dài từ đỉnh sườn đồi kế bên và trông giống như một hang động nhân tạo nhô ra biển. Theo cách thiết kế truyền thống của Trung Quốc, nhiều khả năng công trình giống hang động này được Hải quân nước này sử dụng làm nơi chứa đạn dược và nhiên liệu. Một góc căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Vào tháng 10/2013, quá trình xây dựng hai cầu cảng gần hoàn thành và tới tháng 11 thì chính thức kết thúc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đã cập cảng này sau khi hoàn thành hành trình chạy thử nghiệm trên Biển Đông cùng với một tàu cung ứng. Cầu cảng thứ ba và thứ tư cũng được triển khai xây dựng vào năm 2012 nhưng tới giữa năm 2014, chúng vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra, nằm ngay giữa bến tàu là một tòa nhà gắn 6 ăng-ten đĩa vệ tinh phía trên. Khả năng tòa nhà này sẽ trở thành nơi điều phối hoạt động di chuyển của các tàu sân bay Trung Quốc. Vào tháng 11/2014, hai tàu hộ tống và một tàu cung ứng của Trung Quốc đã tới neo đậu tại căn cứ mới trên đảo Hải Nam. Điều này cho thấy cơ sở này đã chính thức đi vào hoạt động. Mỹ giám sát Hải Nam Nói về khả năng giám sát căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đô đốc John Kirby cho biết bất cứ hoạt động bất chính nào của Bắc Kinh trên hòn đảo này và toàn bộ Biển Đông đều nằm trong tầm giám sát của Mỹ. Theo báo cáo thường niên đầu năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu sân bay quy mô lớn trên đảo Hải Nam, đồng thời có sự hiện diện của 3 tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) chạy bằng động cơ hạt nhân, vũ trang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân JL- 2 bắn xa đến 7.400 km tại hòn đảo này. Để có được kết quả này, Hải quân Mỹ dùng tới phi đội gồm 6 chiếc máy bay tuần tiễu săn ngầm P-8A bố trí ở Okinawa (Nhật Bản) từ năm 2013 thay cho đội bay EP-3 cũ kỹ thời chiến tranh lạnh, phụ trách trinh sát biển ở vùng biển Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ còn còn sở hữu mạng lưới radar do thám cực hiện đại có thể giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc không chỉ ở đảo Hải Nam mà trên toàn bộ Thái Bình Dương. Vì vậy, việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng và hoàn thành đối với căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam khong phải là chuyện bất ngờ đối với Mỹ, Đô đốc John Kirby cho biết. Vị đô đốc này cho biết thêm, tuy nhiên Trung Quóc sử dụng căn cứ này cho mục đích gì thì cần phải theo dỏi động thái tiếp theo của nước này. Hòa Sơn ===================== Soi rõ căn cứ tàu sân bay thì nói làm mựa gì! Chuyện này thuộc dạng "ngày xửa, ngày xưa" rùi...Cần phải nói rằng: Soi rõ phù hiệu cấp bậc và tên người lính gắn trên ngực áo trong căn cứ tàu sân bay đó.
    2 likes
  5. Quý vị và anh chị em thân mến. Tôi không bảo giả thuyết loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" sai. Nhưng vấn đề niên đại phải xác định lại. Hệ quả của giả thuyết này đã dẫn đến việc cho rằng: "cách đây 10.000 năm, người từ Đông Nam Á tràn lên Nam Dương tử". Những bằng chứng khảo cổ học ngày càng chứng minh giả thuyết của tôi về một nền văn minh có trước nền văn minh hiện này là hoàn toàn chính xác.Nhưng giả thuyết của tôi về một nền văn minh tồn tại trước nền văn minh hiện nay và một cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, không hoàn toàn dựa vào những bằng chứng khảo cổ này. =================== Phát hiện chiếc răng cổ xưa 560.000 năm tuổi gây chấn động Mai Nguyễn (Vietnam+) lúc : 28/07/15 05:12 Hình ảnh chiếc răng cổ được phát hiện. (Nguồn: thelocal.fr) Một chiếc răng có tuổi thọ lên đến 560.000 năm vừa được một nhóm sinh viên khảo cổ tìm thấy tại Pháp. Đây cũng là bộ phận cơ thể cổ xưa nhất từng được tìm thấy tại ​khu vực này. Nhóm sinh viên hiện đang làm việc tình nguyện trong hang Arago ở Tautavel, tỉnh Pyrénées-Orientales ở miền nam nước Pháp là những người đã có phát hiện gây chấn động ​kể trên. ​ Khu vực Tautavel vốn đã là một khu khảo cổ nổi tiếng sau khi “Tautaviel Man” - di thể của một người thuộc chủng tộc Homo Erectus có niên đại 450.000 năm được phát hiện tại đây. Tuy nhiên, chiếc răng được tìm thấy còn “già” hơn Tautavel Man tới 100.000 năm tuổi. ​ Christian Perrenoud, một nhà địa-khảo cổ học làm việc tại khu vực cho biết ngoài chiếc răng, còn rất nhiều thứ khác để tìm kiếm tại đây. Ông không cho rằng nhóm khảo cổ có thể tìm thấy hài cốt nguyên vẹn của chủ nhân chiếc răng, nhưng họ vẫn hy vọng sẽ đào được một vài khúc xương. ​ “Chúng tôi khá tự tin là khu vực này còn có nhiều điều để khám phá. Thi thể của những người có tuổi thọ giữa 500.000-800.000 năm đang trở nên hiếm gặp ở châu Âu, và chiếc răng được tìm thấy đã lấp được một chút khoảng trống 300.000 năm đó.” ​ Perrenoud cũng nói thêm rằng nhóm khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật từ khi bắt đầu khai quật lớp trầm tích 560.000 năm tuổi hồi tháng Năm vừa qua. ​ Chiếc răng đã được tình nguyện viên Camille, 16 tuổi tìm thấy hôm thứ Năm tuần trước khi đang làm việc cùng một nhà khảo cổ trẻ. ​ Đây là một chiếc răng của người trưởng thành, tuy nhiên chưa rõ là nam hay nữ. Chiếc răng đã khá mục nát, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng có thể dựa vào đó để tìm hiểu thêm về nhân dạng của những cư dân châu Âu đầu tiên. Năm 2011, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc răng trẻ em tại hang Arago, có thể thuộc về người Homo heidelbergensis, tổ tiên của người hiện đại Homo sapiens ở châu Phi và người Neanderthal ở châu Âu./.
    1 like
  6. Viện trưởng kiểm sát từng xét xử vợ Bạc Hy Lai chết bất thường Thứ năm, 30/07/2015 - 06:29 Dân trí Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 29/7 cho biết viện trưởng kiểm sát thành phố Hefei, ông Man Mingan, người từng truy tố vợ Bạc Hy Lai năm 2012, được phát hiện đã treo cổ tại nhà riêng. Bạc Hy Lai vẫn mỉm cười trong lần cuối xuất hiện trước công chúng Y án chung thân đối với Bạc Hy Lai Ông Man Mingan được phát hiện treo cổ tại nhà riêng (Ảnh: SCMP) Ông Man Mingan, phó chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thành phố Hefei, tỉnh Anhui được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ tại nhà riêng sáng ngày 28/7. Trước đó, cảnh sát địa phương nhận được tin báo vào khoảng 7 giờ sáng về một người treo cổ tại tầng thượng của ngôi nhà. Điều tra ban đầu cho thấy ông Man tự treo cổ, tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn đang điều tra để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới cái chết. Một bài viết trên trang tin The Paper tại Thượng Hải, dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, cơ quan chức năng đã đề nghị người thân và bạn bè của ông Man tạm thời không đến nhà chia buồn. Trong chiều 28/7, đảng ủy thành phố trên đã có một cuộc họp về cái chết của ông Man. Năm nay 60 tuổi, ông Man từng là viện trưởng viện kiểm sát, bí thư đảng bộ Viện kiểm sát thành phố Hefei suốt 10 năm qua. Năm 2012, viện kiểm sát Hefei đã truy tố bà Cốc Khai Lai, vợ của nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai về tội giết người. Nạn nhân là doanh nhân người Anh Neil Heywood. Cơ quan công tố xác định bà Cốc đã chỉ đạo và chứng kiến việc đầu độc ông Heywood, 41 tuổi, trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11/2011. Bà Cốc đã thừa nhận tội danh và bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành. Viện kiểm sát Hefei được tặng bằng khen cao nhất của Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc vì đã xét xử vụ việc. Thanh Tùng Theo SCMP ==================== Phải chi ông này chết đột tử do bị một loại bệnh nào đó, thí dụ "nhồi máu cơ tim" chẳng hạn, thì có thể giải thích có "cơ sở khoa học". Đằng này lại lăn ra chít vì treo cổ, cái này là một ví dụ cho thấy" Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý".
    1 like
  7. Vấn đề "Việt Nam chọn ai" đã lỗi thời rồi - sau chuyến đi Hoa Kỳ của ngài Tổng Bí Thư. Hiện tại theo cái nhìn của lão Gàn thì vị trí của Việt Nam lúc này phải là: Ai chọn Việt Nam thì nộp đơn để xét duyệt. Hì! Kể ra thì hơi hài. Nhưng lão nói thật đấy! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."
    1 like
  8. 3 quốc gia nào sẽ chế ngự TQ, "quyết định vận mệnh" châu Á-TBD? Đức Huy | 29/07/2015 13:29 Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: TheAustralian.com Tạp chí The Diplomat phân tích vai trò của 3 quốc gia sẽ nắm "chìa khóa" quyết định các diễn biến địa chính trị tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Tam giác liên minh và mưu đồ của Trung Quốc Theo phân tích của giáo sư Quan hệ Quốc tế Harsh V. Pant thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, tình hình địa chính trị châu Á đang có những biến chuyển mới tương đối rõ ràng. Tháng trước, tam giác liên minh khu vực Ấn Độ - Nhật Bản - Australia đã có cuộc hội đàm chính thức đầu tiên, với sự tham gia của Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Australia Peter Varghese và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki. Sắp tới, lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng sẽ có mặt trong cuộc tập trận trên biển Mỹ-Ấn thường niên Malabar. Dù trước đây Tokyo đã từng là thành viên của Malabar, đây mới là lần thứ hai Nhật Bản tham gia cuộc tập trận này trên hải phận Ấn Độ Dương. Và theo ông Pant, mọi đường đi nước bước của liên minh Ấn Độ - Nhật Bản - Australia, hiện tại cũng như trong tương lai, sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc "quyết định vận mệnh" khu vực châu Á - Thái Bình Dương thế kỉ 21. Chuyên gia này cho rằng, với những chuyển biến hiện nay trong khu vực, hợp tác liên minh là chiến lược đối ngoại thượng sách. Nhật Bản là nước đầu tiên đề nghị áp dụng mô hình này, và chính phủ Thủ tướng Tony Abbott đã nhiệt liệt hưởng ứng. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng đang ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành các liên minh hợp tác vì lợi ích chung. Duy chỉ có Trung Quốc nhìn mô hình chiến lược đối ngoại này bằng đôi mắt đầy ngờ vực. Theo ông Pant, sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại hiện nay trong khu vực xuất phát từ chính sách ngang ngược và gây hấn của Trung Quốc, song song với việc một thế lực khác là Ấn Độ cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chính sách đối phó Bắc Kinh. Điều này được thể hiện qua những động thái vừa qua của Thủ tướng Narendra Modi, khi ông chủ động bắt tay với Nhật Bản và Australia, trái ngược hoàn toàn với chính sách đối ngoại độc lập không bè phái mà New Delhi từ trước đến nay vẫn theo đuổi.Về phía Trung Quốc, với tầm ảnh hưởng kinh tế ngày một gia tăng cộng với nhu cầu bành trướng phục vụ mục đích đối nội "yên lòng dân", chính phủ Tập Cận Bình đã và đang tăng cường đầu tư quân sự hướng tới một chính sách đối ngoại ngang ngược hơn. Mưu đồ bành trướng này của Trung Quốc đã được cụ thể hóa bằng quyết định đơn phương thiết lập vùng định dạng phòng không (ADIZ) trên không phận biển Hoa Đông nằm trong tranh chấp với Nhật Bản, cũng như ngang ngược tự đặt ra luật lệ đánh cá gần hải phận Hải Nam. Mới đây nhất, những hành động xây dựng cải tạo trái phép trên các đảo đá thuộc Biển Đông là bước đi thể hiện rõ nhất mưu đồ thay đổi hiện trạng và bành trướng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, theo chuyên gia Pant, cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực hiện nay đang hướng tới mô hình liên minh nhằm chế ngự mưu đồ thống trị của Trung Quốc. Không thể cứ lệ thuộc vào Mỹ Hiện nay, với việc Mỹ có quá nhiều mối quan tâm cả trong (bình đẳng chủng tộc) và ngoài nước (Trung Đông, Nga), các thế lực khác tại châu Á - Thái Bình Dương, điển hình là tam giác Ấn Độ - Nhật Bản - Australia, đã và đang tỏ ra chủ động hơn trong công cuộc ổn định tình hình khu vực. Ngoài ra, từ năm 2011, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang duy trì đối thoại chiến lược ba bên với Mỹ. Trong đó, đảm bảo cân bằng quyền lực trong khu vực cũng như an ninh hàng hải tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là một phần của cuộc đối thoại này. Một cuộc đối thoại tương tự cũng đang được duy trì giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia. Và như đã nói ở trên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia mới đây đã có cuộc hội đàm ba bên đầu tiên, trong đó nhiều khả năng sẽ phát triển thành một "bộ tứ" (cùng Mỹ) đảm bảo an ninh khu vực. Gốc rễ của quan hệ đối tác tiềm năng này đã xuất hiện từ cuối năm 2004, khi lực lượng hải quân Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã phối hợp rất hiệu quả trong các hoạt động cứu trợ thảm họa sóng thần trên hải phận Ấn Độ Dương. Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên ủng hộ sáng kiến hình thành "bộ tứ". Năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cập tới điều này và lập tức nhận được sự ủng hộ từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân 5 nước trên Vịnh Bengal vào hồi tháng 9/2007 cũng xuất phát từ đó. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Singapore tập trận trên Vịnh Bengal. Ảnh: WikiMedia Khi đó, Trung Quốc sớm nhận ra nguy cơ bị nhóm này "bao vây" trong khu vực nên đã lập tức "đi đêm" với New Delhi và Canberra, khiến cả Ấn Độ và Australia chùn bước với lý do "khiêu khích Trung Quốc là một việc làm không khôn ngoan". Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc đang tỏ thái độ hung hăng hơn bao giờ hết, Ấn Độ và Australia đang cho thấy dấu hiệu quay trở lại với ý tưởng hình thành liên minh nói trên. Tóm lại, theo ông Pant, tình hình địa chính trị hiện nay bắt buộc các cường quốc bậc trung như Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia phải tự tìm ra những phương án đối phó trong trường hợp Mỹ không thể cản được cán cân quyền lực trong khu vực nghiêng về Trung Quốc. Do đó, dù việc Trung Quốc hiện thực hóa mưu đồ bành trướng sẽ rất đáng chú ý, thì mặt khác từng đường đi nước bước của tam giác Ấn Độ - Nhật Bản - Australia thậm chí sẽ còn được để mắt tới nhiều hơn, vì nó có liên quan trực tiếp tới vận mệnh của châu Á - Thái Bình Dương. TQ lại giãy nảy vì Đô đốc Mỹ dọa "tiêu diệt dễ dàng đảo nhân tạo" theo Đại Lộ ====================== Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn từ 8 năm trước và thể hiện rõ hơn trong bài viết "Canh bạc cuối cùng". Nhưng lão Gàn cũng quảng cáo rằng: Chỉ cần Hoa Kỳ không quan tâm đến Tây Thái Bình Dương thì tất cả các cái gọi là "liên minh" này tan rã hết và chính Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới. Tất nhiên, đây chỉ là giả thiết, tương tự như nếu trái Đất nổ tung thì mọi sinh vật sẽ chết hết mà thôi. Nhưng nó chính là sự kiện nòng cốt cho lịch sử của toàn bộ nền văn minh trong tương lai. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà lão Gàn xác định rằng: Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ mới phải có một quyết sách cứng rắn được thể hiện. Nếu không tất cả các nước Tây Thái Bình Dương sẽ bị Tàu xâm thực hết. "Canh bạc cuối cùng" là tên lão Gàn đặt ra cho bức tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại, gốc Hoa. Nói toạc ra thì đây chính là trận tranh hùng cuối cùng của nhân loại để đến một cuộc hội nhập toàn cầu. Cho nên, trong "canh bạc cuối cùng" này sẽ rất quyết liệt với mọi thủ đoạn có thể trong lịch sử nhân loại, mà con người có thể nhớ ra (Đây là chi tiết cô gái Trung Hoa dấu con bài phía sau lưng). Do đó, không phải ngẫu nhiên mà bà Vanga nói rằng: "Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Lão cũng cần nhắc lại rằng: Trong hai cuộc thế chiến khốc liệt của nhân loại ở thế kỷ XX, chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Kể cả dân Do Thái vốn là mục tiêu diệt chủng của Đức Quốc Xã. Tiếc thay! Lão Gàn muốn chỉnh sửa lại lời tiên tri của bà Van Ga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt" - Thành: "Một lý thuyết cổ xưa quay trở lại với nhân loại thì dân tộc Arxyria sẽ không bị tiêu diệt". Nhưng nó đã không thành công. Nói chính xác hơn: nó đã muộn rồi..... Hy vọng cuối cùng của lão Gàn là trong "canh bạc cuối cùng", sẽ không kết thúc bằng một cuộc chiến. Nhưng nó chỉ là hy vọng mà thôi. Cũng giống như lão mong được "lễ tạ" 80. 000 Dol để trả nợ vậy. Lão cũng sắp sửa đến tuổi "xưa nay hiếm", nhìn cuộc đời như xem cinéma hạng hai hào. Gần cuối phim xô ghế đứng dậy, cứ như biết rồi. Híc!
    1 like
  9. PS: Lão Gàn muốn thể hiện - như các vị chém gió trên mạng - nên coppi để nói thêm câu này: Các nhà khoa học sừng sỏ ở Hoa Kỳ đã xác nhận một trận động đất mang tính hủy diệt ở bờ Tây Hoa Kỳ. Và họ kết luận rằng: Chỉ còn trông vào Thượng Đế cứu rỗi mà thôi. Lão Gàn đây thì chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, cư trú ở cái lò gạch làng Vũ Đại. Nên hổng dám lại gần Thượng Đế để cầu xin. Nhưng lão nhân danh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử, mà phán rằng: Trận động đất sẽ không thể xảy ra. Nếu lão đúng thì lão chỉ khuyên những nhà khoa học sừng sỏ của Hoa Kỳ hãy nhận thấy sự vượt trội về trí thức của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, mà quan tâm đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Còn các vị khoa học Hoa Kỳ muốn lễ tạ thì lão cần ngay bây giờ 80. 000 Dol để trả nợ. Ít rùi đấy! Chứ lúc mới xây nhà thì cần đến gần 200. 000 Dol lận. Hì!
    1 like
  10. Các nhà khoa học thế giới cảnh báo về loại vũ khí "siêu tưởng" (TTXVN/Vietnam+) lúc : 29/07/15 05:16 Các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như nhà vật lý thiên văn học Stephen Hawking và người đồng sáng lập Tập đoàn công nghệ Apple - Steve Wozniak, đã cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của các cỗ máy giết người mang tính siêu tưởng. Phim Terminator đề cập đến thế hệ người máy Genisys thống trị thế giới. Trong một bức thư ngỏ, khoảng 1.000 lãnh đạo các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã bày tỏ lo ngại về các loại vũ khí siêu tưởng - vốn thường xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng và được chế tạo dựa trên trí tuệ nhân tạo để tấn công các mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người, có thể sẽ xuất hiện trong tương lai và đây sẽ là "cuộc cách mạng thứ ba về chiến tranh, sau súng đạn và vũ khí hạt nhân." Bức thư ngỏ viết: "Câu hỏi lớn cho loài người lúc này là liệu có nên khởi đầu một cuộc chạy đua về vũ khí dựa trên trí tuệ nhân tạo hay không hay phải ngăn chặn nó ngay từ bây giờ và nếu một cường quốc quân sự nào đó nào thúc đẩy việc phát triển các loại vũ khí giả tưởng này thì một cuộc chạy đua vũ trang là không thể tránh khỏi." Ý tưởng về những cỗ máy giết người hàng loạt, từng được đưa vào bộ phim "Kẻ hủy diệt" có sự diễn xuất của Arnold Schwarzenegger, đang dần trở nên thực tế và không còn là khoa học viễn tưởng. Việc phát triển những cỗ máy như vậy hiện chưa bị cấm và nó hoàn toàn khả thi trong vài năm hoặc vài thập kỷ tới. Công nghệ vô cùng phát triển hiện nay hoàn tàn có khả năng cho ra đời những loại vũ khí quân sự vốn tưởng chừng chỉ có thể xuất hiện trong những bộ phim viễn tưởng. Các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ lo ngại kịch bản "Ngày tận thế" có thể xảy ra với việc các vũ khí siêu tưởng này rơi vào tay những phẩn tử khủng bố, những kẻ độc tài hay những kẻ có tư tưởng hận thù sắc tộc. Bức thư này đã được công bố tại Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo năm 2015 đang diễn ra ở Buenos Aires (Argentina)./. ====================== Đã từ rất lâu rồi - có lẽ từ 2008, trong "Lời tiên tri" - lão Gàn đã phán rằng: Sẽ xuất hiện những loại siêu vũ khí như trong truyện khoa học viễn tưởng, hay như trong truyện thần thoại. Và rằng: Những loại vũ khí này làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh....Tất nhiên, khi lão Gàn đã phán như vậy, thì nó đã hình thành từ lâu trong ý tưởng của con người và sau đó nó đã hé lộ phần nào , để....chứng nghiệm lời tiên tri. Cho nên, đó cũng là một trong những yếu tố mà lão Gàn chưa bao giờ giới thiệu những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc lên web Lý học Đông phương. Bởi vì, đó chỉ là những thành tựu thuộc loại cổ điển. Cho dù, ngay bây giờ, người Tàu đổ bộ lên mặt Trăng - thì đó cũng chỉ là thành tựu mà Hoa Kỳ đã đạt được cách đây 1/2 Thế Kỷ. Nhưng trong tương lai, chính Lý học Đông phương mới là những trí thức nền tảng của nền văn minh nhân loại. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyria bị tiêu diệt". Trung Quốc không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Họ chỉ có những loại thày ứng dụng phọt phẹt, rồi sổ Nho lòe thiên hạ và không hề biết bản chất của những gía trị tri thức siêu việt này. Họ hoàn toàn không hiểu gì về những khái niệm nền tảng của tri thức thuộc văn minh Đông phương, vốn tự nhận là do tổ tiên họ để lại. Cho nên, họ đã mắc sai lầm chiến lược trong "Canh bạc cuối cùng". PS: Phàm muốn thắng thì anh phải ít nhất là bằng họ về kinh tế và quân sự. Cái này Tàu đã kém hẳn Hoa Kỳ. Trong trường hợp này thì chí ít anh phải thông minh hơn họ. Đại khái như Khổng Minh tuy thua Tào Tháo về vũ bị và kinh tế, nhưng hơn hẳn về trí tuệ, nên nước ngập Hạ Bì, lửa cháy Tân Dã....Đằng này may lắm thì Tàu mới chỉ bằng Mỹ về trí tuệ. Đấy là lão đã lên lever cho Tàu mấy cấp rùi. Vậy mà cũng đòi chòng chọi lên ngôi bá chủ. Bởi vậy, lão bảo Tàu sai lầm chiến lược là vậy. Sao giống mấy thằng trọc phú nhà quê, ăn may giàu nhất làng coi tỷ phú Waren Bufet không là cái đinh gì. Lão vốn chả ghét ai. Bàn chơi vậy thôi. Điếu có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến ai làm bá chủ thế giới.
    1 like
  11. Bây giờ là 3g 15 phút sáng 29/ 7. Tôi xem bộ phim này hơn hai tiếng. Tôi đưa bộ phim này lên đây để các bạn tham khảo, cũng như trước đây, tôi cũng đưa bộ phim hoạt hình của Mỹ, ngay trong topic này. https://www.youtube.com/watch?v=zb4qNCnYXeY Tất nhiên tình tiết phim rất hấp dẫn: bắn súng phi dao găm, võ thuật, đấm đá cứ như phim. Hì!.....Nhưng nếu chúng ta bỏ qua tiểu tiết thì nó mô tả một tham vọng bá chủ thế giới làm nước Mỹ lâm nguy. Cuối cùng nước Mỹ được cứu vào phút chót đầy gay cấn với sự trợ giúp của các Ninja Nhật. Người Mỹ đã có ý thức về vấn đề này và đã chuẩn bị rất lâu cho "canh bạc cuối cùng". Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế.
    1 like
  12. [ Trích: Hà Hữu Nga thì cố liều chết dịch ý hết cả bài như sau: 台峰拱炤水灣環 毓秀鐘靈在此閒 壇上翻瓢消旱魃 空中敲鼓走狂蠻 龜碑石篆經霜綠 鳳札金章炤日丹 今古迭更棋幾局 凛然正氣舊江山 Đài phong củng chiếu thủy loan hoàn Dục tú chung tinh tại thử gian Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt Không trung xao cổ tẩu cuồng man Qui bi thạch triện kinh sương lục Phượng trát kim chương chiếu nhật đan Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục Lẫm nhiên chính khí cựu giang sơn. Thái sơn quần tụ soi đầm ngọc Anh linh chung đúc đất thiêng này Gáo trời gội sạch ngày nắng hạn Trống rung tan tác lũ cuồng man Kinh đá bia rùa sương khói biếc Chương vàng thẻ phượng rạng chiếu ban Kim cổ cuộc cờ luôn đắp đổi Lẫy lừng chính khí cựu giang san các bậc tiền bối đối với nền sử học Việt (và không có ý so sánh với bản chuyển ngữ xuất sắc của ông Hà Hữu Nga): Non Đài quay lại, nước bao vây, Chung đúc anh linh ở chốn này. Bầu giốc đàn trên mưa dưới khắp, Trống khua tầng thẳm giặc tan bay. Bia rùa truyện đá ngàn sương phủ, Trát phượng niêm vàng ánh nắng gay. Câm cổ cuộc cờ bao xóa đổi, Vẫn lừng chính khí nước non đây. Ngoài một vài chữ khác như tinh (靈), triện (篆), sương (霜)… so với bản dịch của Le Minh Khai, trong bản dịch của ông Trần Tuấn Khải có một chi tiết thú vị như sau. Câu thứ 7 của bài thơ Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục 今古迭更棋幾局, trong phần phiên âm lẫn phần tạm dịch Việt văn, ông Trần Tuấn Khải đều dùng chữ “câm” chứ không phải là “kim”; trong khi ở nguyên bản chữ Hán vẫn viết là 今. Có lẽ dịch giả chọn âm này cho đúng với cách đọc biên soạn sách của các sử quan có liên quan đến lệ kỵ húy của triều đình nhà Nguyễn chăng, bởi tên người sáng lập nhà Nguyễn là ông Nguyễn Kim chăng? Hết trích ] Phân tích: Khả Lao là chữ phiên âm cho từ Kẻ Lào. Lào là từ chung chỉ phía Tây, phía mặt trời “Lặn Vào” = Lào. Gió thổi từ phía Tây vẫn gọi là “gió lào” nên chữ “lào” này không phải viết hoa vì không phải là chỉ nước Lào. Đi lên rừng núi phía Tây để tìm lâm sản người ta vẫn gọi là “đi lào”. Đan Nê chẳng phải là từ của dân tộc thiểu số nào cả, nó là chữ nho ghi âm từ của tiếng Kinh là từ “Đồi Núi”, từ Đồi Núi được viết bằng chữ Đan Nê. Bởi nhấn “Núi Hề 兮!” = Nê. Đồi và Đàn đều là cái Nền đất nổi tự nhiên, viết chung bằng mượn chữ Đan 丹(cứ cái âm, chớ cứ cái nghĩa chữ Đan 丹 là màu đỏ). Nôi khái niệm: Nền = Non = Hòn = Cồn = Đồn = Đàn 壇 = Đài 臺, 台 = Đồi = Đột 凸, 土 = Đống = Đan 丹,坦 = Địa 地 = Đỉn (tiếng Thái) = Đất 坦 (chữ Nôm) = Tất (tiếng Mường). Từ Đất tiếng Kinh đã phiên thiết thành Đỉn Tất, "Đỉn" cho tiếng Thái, "Tất" cho tiếng Mường, thiết lại "Đỉn Tất" = Đất. Bởi Kinh còn gọi là Keo, là 'Keo Dính" = Kinh, cũng là 'Kẻ xưng Mình" = Kinh, Kinh là Keo kết dính mọi chi của đại tộc Việt, nên nhân văn Việt không có kì thị sắc tộc, "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Người Thái Lan gọi người Kinh là 'Keo" (do lướt "Kết Lẹo" = Keo, "Lẹo" tiếng Thái nghĩa là Rồi, viết bằng chữ Liễu 了), hay còn gọi người Kinh là "Duôn" (do lướt "Dân Nguồn" = Duôn, dân nguồn nghĩa là tộc gốc, từ thời Kinh Dương Vương). Chữ Kim tiền 金 錢 hay Kim thế今 世 là hai chữ Kim đồng âm dị nghĩa, âm tiết “Kim” đều được người Thái vùng Thanh Nghệ đọc là “Căm”, giống như người Quảng Đông cũng đọc chữ Kim 金 là “Căm”, do vậy ông Trần Tuấn Khải phiên âm chữ Kim 今 là “Câm” là do phát âm của vùng đó, chứ không phải là ông ấy sợ húy gì cái âm “Kim”. Chữ Kim tiền là chỉ kim loại, thời đồ đồng người ta gọi kim loại đồng là Câm hay kim loại nói chung là “Của Ngậm” = Câm, hay “Của Im” = Kim 金. Vì kim loại là do quặng nằm Im dưới đất chứ không phải là “vô khảo mà xưng”, mà phải Tìm mới thấy, và nó Ngậm một giá trị riêng. Cái tên gọi là Câm hay Kim là do tính cách của nó, như các thành ngữ đã chỉ rõ: “lạnh như đồng”, “ lạnh như tiền”, lạnh ở đây là “mặt lạnh” tức im lặng không nói gì; “ngậm miệng ăn tiền”, câu này nghĩa đen là kim loại ăn tiền hay tiền ăn tiền khi chủ ngữ là chính nó, nhưng thường dùng theo nghĩa bóng khi chủ ngữ là ẩn. Im = Âm, làm sao cho “Tỏ cái Im” = Tìm , hay “Tỏ cái Âm” = Tầm 尋 , từ Tìm viết bằng chữ Tầm 尋 (kết quả là thấy, vật được tìm không reo lên thì người tìm được nó cũng reo lên thành tiếng). Trong tiếng Việt còn có nhiều kiểu đặt tên gọi: do màu sắc thành tên gọi như Bạc, Vàng; do chức năng thành tên gọi như Cuốc, Cày; do tiếng kêu thành tên gọi nhu “Kêu gâu Gâu” = Cẩu 狗, “Kêu quà Qùa” = Qụa, “Tiếng Rống” = Trống; do chất liệu kèm chức năng thành tên gọi như “Mộc 木 Gõ” = Mõ, “Kim 金 loại lên Tiếng” = =Kẻng; v.v. Khi gia công dát mỏng kim loại có tên gọi là đồng thành tấm mỏng gọi là lá đồng ,Lá = Ná (tiếng Tày) = Nạ (tiếng Lào)có nghĩa là Mặt, tức thành cái “Mặt Câm” = Mâm, là cái mâm đồng. Gõ vào mâm đồng thì được kết quả “Gõ Mâm” = Gầm, tiếng rất vang. Vật dụng bằng đồng là Câm = Mâm = Gầm = Gươm = Kiếm = Kim (cái kim nhọn), từ Kim này viết bằng chữ Châm 針, đồng âm với Câm. Nôi khái niệm vật nhọn trong tiếng Việt là: Gai = Gài = Găm = Cắm = Kim = Câm = Châm 針 = Đâm = Điểm 點 = = Tiêm 尖 = Chiếm = Chích = Chốt = Chủng 種, nên có từ đôi Tiêm Chủng 尖 種, Hán ngữ gọi động từ Tiêm bằng từ ghép Đả Châm 打 針, chính là phiên thiết từ Đâm của tiếng Việt, thiết lại "Đả Châm" = Đâm; tiếng Tày lại gọi từ Đâm là "Tiêm Găm" = Tăm, tiếng Nghệ gọi "đi Đâm Gạo" thì tiếng Thái gọi là "pay Tăm Khao", tiếng Tày gọi là "pay Tăm Khẩu", phải đi đâm vì cối dã gạo dùng sức nước đặt ở ngoài suối, mối lần muốn dã gạo là phải đi; tiếng Kinh lại có cái Tăm để xỉa răng, mà Hán ngữ gọi khái niệm "cái gai để xỉa răng" là cái Nha Tiêm 牙 尖 ("Ya Jian"). Trong bài thơ trên tôi chẳng thấy từ nào kì thị người dân tộc thiểu số cả. Chữ Man là chỉ màu ngũ hành của phương Bắc, là phương của quẻ Khảm tượng nước. Nôi khái niệm: Khảm = Khẳm = Đẳm (tiếng Thái, nghĩa là màu đen) = Đậm = Đen = Mèn = Mun = Man = =Than = Thâm = Thủy = Sủy = Sậm = Lầm = Lạc = Nác = Nước = Nậm = Nam = Khảm. Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm = Thâm = Than = Thủy, màu ngũ hành của nước là màu đen. Cuồng Man có nghĩa là giặc Man, tức là giặc phương Bắc. vì Man là “Màu Than” = Man tức màu đen, là màu ngũ hành của nước, (“Màu Đen” = Mèn, do màu sắc mà thành tên gọi con dế mèn là con dế màu đen tuyền), nên giặc man còn gọi là giặc nước. Trong bài thơ có từ Thử Nhàn 此 閒, 此 閑 (nghĩa là ở cảnh nhàn này) chứ không phải chữ Thử Gian 此 間 (nghĩa là ở giữa chốn này). Tôi dịch bài thơ là như sau: 1. Non cao soi vịnh nước tròn. 2. Chuông thiêng thánh thót cảnh nhàn đẹp sao. 3. Nghiêng trời, hạn gặp mưa rào. 4. Trống rền dội tiếng, giặc nào cũng tan. 5. Bia rùa đá khắc triện vàng. 6. Công huân rực rỡ phượng hoàng uy nghi. 7. Nghìn năm biết mấy cuộc kỳ. 8. Lẫy lừng chính khí vẫn thì Giang Sơn. Bài thơ có Tám câu. Câu 3 nói về công dụng thời bình của trống đồng là dùng thi lễ cầu mưa. Mặt trống đồng có Cóc, hay Ễnh - Ương (con Âm – Dương), là loài lưỡng cư, sống cần phải có Đất Nước (như Đất Nước VN, một nửa là Biển Đông, một nửa là Đất liền). “Con cóc là cậu ông trời” nên trống đồng mà Gõ = “Gõ Nói” = Gọi = "Gọi Chớ!" = Gô 語 (tiếng Nhật) = "Gọi Chi 之!" = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = “Gọi Chứ!” = Gừ = “Người Gừ” = Ngữ 語 ("Người Ồn 音" = Ngôn 言), thì trời phải nghiêng mà trút mưa xuống. Câu 4 nói về công dụng của trống đồng thời chiến là động viên chiến đấu bằng cái Cối Gõ = Cối Vỗ = Cổ Vũ 鼓 舞. Hình dáng cái trống đồng như cái Cối úp, chính tên gọi theo hình thể của nó là cái Cối Vỗ , hễ vỗ vào mặt nó là nó phát ra “Tiếng Rống” = Trống, “trống” chỉ là cái tiếng của nó, tiếng nó trống không vang lên không trung. Xưa viết từ Cối bằng chữ Cữu 臼 (cối gỗ) và bằng chữ Cổ 鼓 (cối đồng, cối đồng không dùng dã gạo mà dùng để gõ, nó chính là cái đúng với logic thiết là cái "Căm 金 Vỗ 舞" = Cổ 鼓, nếu thiết theo phát âm của Hán ngữ thì là "Jin 金 Wu 舞"= Ju, trật, không thành "Gu 鼓"). Câu 8 là câu Tóm tắt, ý của câu này về sau đã trở thành câu kết trong lời của bài hát quốc ca do Văn Cao sáng tác là: “Nước non Việt Nam ta vững bền”. Sẽ mãi mãi vững bền muôn thủa khi vẫn giữ được cân bằng Âm/Dương là Nước/Non, còn nếu để cho tằm ăn dâu nó gặm lẹm mất dù là phần nhỏ nào của bên Nước hay bên Non thì đều làm chao đảo cái sự bền vững. Tác giả chọn cấu trúc bài thơ là 8 câu thất ngôn, cứ hai cái Thất thì được một cái Thật, vì “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Tám cái Thất thì được bốn cái Thật. Bốn cái Thật chính là bốn nét của chữ Tâm 心. Bốn cái Thật lại là một cái Thật, vì “Thật+Thật” = Thất = 0+0=1, và “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Cho nên bốn nét của chữ Tâm 心 là một cái Thật = 0 (tâm hoàn toàn rỗng, tức hoàn toàn trong sáng). Trong di chúc của Hồ Chí Minh có một câu dặn dò rất dài, trong câu đó có 4 chữ Thật (xem bài “Bốn chữ Thật trong di chúc Hồ Chí Minh” của ông Vũ Kỳ). Muốn tâm rỗng thì phải Thiền thật lâu tức đạt đến trạng thái “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiện 善, 1+1=0, “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiên 天, 1+1=0, ở trạng thái đó thì trí tuệ của Người sáng suốt như của Trời. Tương ứng các chữ Thiền 禪 – Thiện 善 – Thiên 天 mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là: “Chán 禪” – “Shàn 善” – “Tian 天”, thì sẽ không đúng cách “thiết” (QT Lướt) , tức “Chán 禪 Chán 禪” // Shan 善, “Chán 禪 Chán 禪” // Tian 天 (dấu // nghĩa là khác, không bằng). Vậy phát âm chữ nho như Việt phát âm là đúng hay phát âm chữ nho như Hán phát âm lơ lớ là đúng? Chẳng trách mà hơn 2000 năm trước đã phải có sách Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 (< TVGT>) của Hứa Thận 許 慎 để hướng dẫn cách đọc chữ nho cho đúng âm Việt bằng cách “thiết 切”.
    1 like