-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 28/07/2015 in all areas
-
Trung Quốc đả hổ trong đội... đả hổ, săn cáo, đập ruồi (Tin tức 24h) - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông Chung Thế Kiên vừa bị đình chỉ chức vụ, cách ly để điều tra. Ông Tập Cận Bình:Chống tham nhũng như tên bay khỏi cung Thông tin này được công bố ngày 21/7 trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (UBKTKLTW). Theo đó Chung Thế Kiên, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật (UBKTKL) tỉnh ủy, Giám đốc Sở Giám sát, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông là một trong những người đi tiên phong trong cơn lốc “đả hổ, săn cáo, đập ruồi” của nước này. Dù là một trong những người đi tiên phong trong cơn lốc “đả hổ, săn cáo, đập ruồi” của nước này nhưng ông Chung Thế Kiên cũng bị 'dính chàm' Hiện Chung Thế Kiên được cho là đã vi phạm nghiêm trọng quy định chính trị và kỷ luật thẩm tra, can thiệp vào việc xét xử các vụ án, vi phạm kỷ luật bảo mật, tiết lộ bí mật tình hình điều tra cho đối tượng bị thẩm tra. Ông này cũng vi phạm quy định về liêm khiết giữ mình, nhận tiền, lễ vật; vi phạm nghiêm trọng tinh thần “8 điều quy định của trung ương”. Ngay cả việc nhiều lần nhận lời mời dự tiệc; lợi dụng thuận lợi về chức vụ để mưu lợi cho người khác trong vấn đề đề bạt cán bộ, kinh doanh làm ăn để nhận hối lộ số tiền rất lớn; đưa hối lộ cho cấp trên để mưu cầu thăng tiến cho bản thân cũng được các cơ quan chức năng nước này nêu ra. Ngoài đưa và nhận hối lộ, Chung Thế Kiên còn có hành vi gây nhiễu, cản trở việc thẩm tra của tổ chức, thông cung cho một bộ phận đối tượng đưa hối lộ, chuyển số lớn tài sản đi cất giấu. Sau Đại hội 18, nhiều quan chức cấp cao trong hệ thống cơ quan UBKTKL bị ngã ngựa như Bí thư đảng đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Hà Bắc; cả hai người này đều là Ủy viên UBKTKLTW khóa 18. Ngoài ra, các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh như Lý Sùng Hỉ ở Tứ Xuyên, Kim Đạo Minh ở Sơn Tây, Chu Minh Quốc ở Quảng Đông đều từng giữ chức Bí thư UBKTKL tỉnh ủy. Ngay cả trong ngạch quân đội Bắc Kinh cũng từng thay đổi chức vụ của hàng chục cán bộ quân đội và cảnh sát cốt cán của quân đội và cảnh sát nhằm tăng cường trấn áp tham nhũng. Theo đó trong năm 2014 đã có 40 cán bộ quan chức cấp cao trong lực lượng quân đội và an ninh của chính quyền Bắc Kinh bị điều chuyển công tác. Động thái này được giới quan sát quốc tế nhận định rằng nó thể hiện quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình và Quân ủy trung ương trong việc tăng cường sức chiến đấu và trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo của quân giải phóng Trung Quốc. Cũng kể từ đó đến nay hoạt động chống tham nhũng của nước này không ngừng thể hiện sức càn quét và đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì: “Công tác xây dựng tác phong liêm chính và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ không dừng lại, cũng giống như mũi tên khi đã bay ra khỏi cánh cung thì không bao giờ quay trở về”. Phương Nguyên (Tổng hợp) ======================== Bởi vậy! Lão Gàn nói rồi: Ngài Tập không thể lấy lại được niềm tin của người dân Tàu, cho dù tất cả những "hổ và ruồi" bị ngài bắt hết. Bởi vì, ngài không thể chứng minh được rằng: Các vị quan Tàu mới thay thế các quan tham Tàu cũ, sẽ không lặp lại hành vi của các vị quan tham tiền nhiệm. Vị quan chống tham nhũng bị bắt này là một trong nhiều ví dụ.3 likes
-
Hungnguyen thân mến. Đúng là trước đây tôi có nói như vậy. Một thí dụ là cứ Tàu lục địa động đậy ở biển Đông thì Bắc Triều Tiên lại gây căng thẳng, muốn đánh nhau tới nơi. Sau này, vì một nước Cao Ly thống nhất, việc này đã không xảy ra. (Tuy nhiên, mọi việc cũng vừa phải thôi, vì lão Gàn có thể hiệu chỉnh lời tiên tri). Sóng viba là loại sóng vô hình với nhận thức của con người. Nên tương tác của nó không cụ thể như đạn, vòi rồng...vv...Do đó, nếu Tàu lục địa dùng sóng viba chống lại ngư dân Việt thì chỉ có Hoa Kỳ mới có tư cách để phản đối. Vì họ có đủ phương tiện để xác định Tàu đã dùng sóng viba. Nó tương tự như những tương tác của Phong thủy vậy, rất tế vi và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong phong thủy Lạc Việt còn những loại sóng khủng hơn nhiều. So với các loại sóng bức xạ của Phong Thủy Lạc Việt, sóng viba chưa là cái đinh gì. Cũng may là lão Gàn chưa bao giờ công bố những bí mật này (Việc công bố trước khi ứng dụng phong thủy chữa ung thư, chứng tỏ tôi phải nắm rất rõ những quy luật tương tác của các loại sóng này). Cái sóng vi ba của Tàu thì thực chất các siêu cường như Hoa Kỳ ứng dụng từ rất lâu rồi. Họ còn có những ứng dụng các loại sóng siêu hơn nhiều. Nhưng lão Gàn cũng đã phát biểu - đại ý: Vũ khí càng hiện đại thì để trị nó đôi khi rất đơn giản. Nước Tàu rõ ràng càng ngày càng chứng tỏ họ quan tâm đến vũ lực để đạt mục đích. Tất nhiên, hậu quả của họ sẽ rất khủng vì những gì họ đang làm. Thật tội nghiệp! Quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế!(*) * Vì có một vị giáo sư đặt vấn đề - khi lão Gàn xác định thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất - rằng: Lý thuyết thống nhất thì nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh.Bởi vậy, lão Gàn phải mất cả một chương để xác định mối liên hệ giữa thuyết ADNh với Đạo Mẫu ở Việt Nam, trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tất nhiên, để xác định tính "giải thích các vấn đề tôn giáo và tâm linh", nên lão Gàn dùng hình tượng Thượng Đế để mô tả các quy luật khắt khe của vũ trụ.3 likes
-
ĐỘNG THỔ PHẠM THÁI TUẾ. Anh chị em Địa Lý Lạc Việt thân mến. Hôm qua, tôi vừa đi giải quyết hậu quả của một công trình xây dựng quy mô, nhưng bị sự cố tai nạn làm chết vài người. Cách đây vài ngày, một thân chủ cũ của tôi giới thiệu vài vị lãnh đạo thi công một công trường xây dựng xảy ra sự cố đau lòng. Tôi hỏi các thông số liên quan đến phong thủy, như: vị trí diện tích xây dựng, phần việc của đơn vị (Do nhiều đơn vị thi công), tuổi người đứng đầu....vv....Tôi xác định ngay: Các anh động thổ hướng Tây Nam phải không? Thân chủ tôi vẽ phác sơ đồ và xác định vị trí động thổ: Đúng là hướng Tây Nam. Anh chị em cũng biết rằng: Năm nay động thổ hướng Tây Nam là phạm Thái Tuế. Đây không phải là công trình xây dựng, duy nhất tôi gặp, bị phạm Thái Tuế gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể nói, lần đầu tiên tôi gặp trường hợp này, khoảng từ 2006, hay 2007 gì đó. Ngày ấy, tôi cùng Linh Trang, Hà Hùng và Nhớ Sơn La đi xem phong thủy từ thiện cho bạn của một thành viên trên diễn đàn là Bidog, ở Ninh Bình (Hay Nghệ An, tôi không nhớ rõ địa danh. Bài chi tiết có đăng trên một diễn đàn trước đây tôi sinh hoạt). Người nay tuổi Giáp Thìn, anh ta là lao động chính trong gia đình. Khi làm ăn được, anh ta cất nhà. Khi cất nhà anh ta đào một cái giếng sau nhà, để lấy đất làm nền. Khi đào sâu xuống, anh ta gặp một tàng đá, bèn cho nổ mìn phá tảng đá này. Gần như ngay lập tức, anh ta phát điên, đâm chết cha ruột và chị ruột chết tươi tại chỗ. Vụ án mạng này, báo chí đã đăng rầm rĩ một thời. Khi chúng tôi đến nơi thì anh ta đã ở nhà thương điên được hai năm, sau khi sảy ra sự cố. Có thể nói rõ. Việc động thổ phạm Thái Tuế này do Linh Trang phát hiện đầu tiên, khi cả nhóm đang loay hoay khảo sát trong nhà. Ngoài việc hướng dẫn làm phong thủy ngôi gia giúp gia đình này, chúng tôi có lên mộ của người ông trực hệ để xem xét. Nhìn ngôi mộ và vị trí của nó, tôi mô tả những thực tại của dòng tộc này đang hứng chịu và giúp ý kiến cải tạo mộ. Mọi việc xong xuôi, nhưng vì gia đình nghèo quá, lao động chính đã bị nhốt vì tâm thần, chúng tôi đóng góp mỗi người một ít để giúp gia đình làm phong thủy. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị trước, nên chỉ có anh chị em trong nhóm, có bao nhiêu góp bấy nhiêu. Nhưng chỉ hai tháng sau, thông tin từ nick Bigdog cho biết: anh Giáp Thìn đã trở về nhà sau hai năm điều trị và đã tỉnh táo đi thăm hỏi bà con dòng họ và láng giềng. Trong cuộc đời làm phong thủy của tôi, tôi đã gặp không ít chuyện động thổ phạm Thái Tuế. Khi phạm phải điều này, nếu nhẹ thì gia đình bất hòa, hay tranh luận. Nặng nữa thì phạm pháp, cãi cọ chia ly.... Nặng nhất trong các trường hợp tôi gặp, chính là câu truyện tôi nói ở trên với anh bạn của nick Bigdog. Tuy nhiên có thể nói rằng: Việc phạm Thái Tuế rất hiếm gặp. Vì xác xuất động thổ phạm Thái Tuế chỉ là 1/ 12. Nhưng, với xác xuất 1/ 1000. 000 vẫn có thể xảy ra. Đó là những người trúng số độc đắc. Do đó, việc thiếu hiểu biết để động thổ phạm Thái Tuế vẫn có thể xảy ra với một xác xuất lớn hơn nhiều: 1/ 12. Và trong trường hợp này, nếu kết hợp các yếu tố xấu khác trong kiến trúc, xây dựng gần như sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng có thể tiên tri. Nhưng bản chất của việc phạm Thái Tuế là gì? Vì sao nó có thể gây nguy hiểm đến như vậy? Đây là một hiện tượng có thực trên thực tế - qua những kiểm chứng thực tế của tôi, trong quãng đời làm phong thủy. Đây cũng là điều đã được ghi nhận trong các bản văn chữ Hán cổ liên quan đến phong thủy. Và tất nhiên: Nó cũng chỉ ghi nhận như vậy và - cùng chung số phận với tất cả những ngành ứng dụng khác trong Lý học Đông phương qua bản văn chữ Hán - nó cũng không hề có một lời giải thích. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định rằng: Sao Thái Tuế và mô hình biểu kiến mô tả quy luật vận động của nó - chính là sao Mộc trong Thái Dương Hệ và là sao lớn nhất gần trái Đất sau Mặt trời. Chu kỳ vận động của sao Mộc quay quanh Mắt trời là 11, 8 năm Địa Cầu, tương đương chu kỳ 12 năm của 12 con giáp trong Việt Lịch Đông phương (Quen gọi là Âm lịch). Trong Phong thủy thì cứ mỗi năm Thái Tuế chiếu hai sơn trong 24 sơn, tương đương chu kỳ Thái Tuế quay quanh mặt trời là 12 năm. Từ lâu, trong các sách đã xuất bản và trong các bài viết trên diễn đàn, tôi đã xác định rằng: Tất cả mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - từ Tử Vi, Phong Thủy với các môn dự báo khác....đều là những chuyên ngành phản ánh quy luật tương tác từ vũ trụ. Chính vì tính quy luật đó, nên đã tạo ra khả năng tiên tri. Hiện tượng sao Thái Tuế chiếu trong phong thủy cũng là sự phản ánh quy luật này. Vì là ngôi sao lớn nhất trong Thái Dương hệ gần trái Đất, nên sao Thái Tuế (Sao Mộc) có lực tương tác mạnh với phương vị Thái Tuế chiếu. Chính lực tương tác mạnh này, kết hợp với lực tương tác của con người khi động thổ phương Thái Tuế, đã tạo ra một hiệu ứng tương tác dây chuyền lên con người và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nhưng từ sự tương tác giữa sao Thái Tuế và phương vị động thổ cụ thể là như thế nào, để có thể gây ra hiện tượng xấu cho con người, thì chắc chắn, nền văn minh cổ xưa phải có phương tiện, hoặc phương pháp xác định trực tiếp hoặc gián tiếp, để được công nhận và mang tính phổ biến. Lực tương tác này, hiện nay chưa có một phương tiện kỹ thuật nào của nền văn minh hiện đại ghi nhận được, để gọi là "khoa học công nhận". Cho nên tôi chỉ có thể mô tả tóm tắt mang tính lý thuyết. Nhưng đây là một lý thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và có hệ thống, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri. Bởi vậy, khi thực hiện một dịch vụ phong thủy - dù là xây cất mới, hay sửa chữa chỉnh sửa, tôi và các học trò tôi rất lưu ý vị trí động thổ. Vài lời chia sẻ. Cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm.3 likes
-
Video Tổng thống Obama say sưa nhảy múa trên sân khấu Kenya 27/07/2015 11:03 GMT+7 TTO - Hôm qua 26-7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bước lên sân khấu và nhảy múa nhiệt tình theo điệu nhạc trước sự hò reo cổ vũ của toàn thể quan khách. Có vẻ như vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đã có những giờ phút vui vẻ và thoải mái thật sự tại quê nhà Kenya. Tổng thống Obama nhảy trên sân khấu dưới sự hướng dẫn từ ca sĩ - Ảnh: Washington Post Trong phần trình diễn của các ca sĩ Kenya tại một buổi tiệc chiêu đãi của chính phủ, Tổng thống Obama cùng các quan chức cấp cao đã được mời bước ra sân khấu tham gia một điệu nhảy đơn giản. Ông tươi cười làm theo chỉ dẫn của ca sĩ: "bước sang trái, bước sang phải, xoay một vòng..." trong sự hò reo phấn khích của toàn bộ quan khách tham dự. Cùng nhảy với ông còn có chị của ông - những người cũng rất vui vẻ và nhiệt tình tham gia buổi biểu diễn. Cuối điệu nhảy, ông cùng các quan chức khác khoác vai và bắt tay nhau thân mật trước loạt vỗ tay không ngớt từ "khán giả". Có thể thấy đây là một trong những chuyến đi ấm áp và ý nghĩa nhất của ông Obama trên cương vị một tổng thống Mỹ. Bên cạnh những giờ phút căng thẳng khi bàn về những vấn đề trị sự quan trọng, Tổng thống Obama đã có những khoảnh khắc cười đùa thoải mái bên người thân và họ hàng của mình. Chuyến công du đến châu Phi lần này được xem là một dịp hết sức quan trọng đối với người dân Kenya khi lần đầu họ tiếp đón một tổng thống Mỹ. Tự hào được xem là "đồng hương" của ông Obama, dân chúng nước này không khỏi kỳ vọng vào những gì mà tổng thống sẽ làm cho họ. Tổng thống Obama say sưa hòa vào điệu nhảy - Ảnh: Washington Post Tổng thống Obama khoác vai thân mật ca sĩ sau bài nhảy - Ảnh: Washington Post Tổng thống Obama được mời bước ra sân khấu và nhảy theo chỉ dẫn của ca sĩ - Nguồn: YouTube https://www.youtube.com/watch?t=87&v=KNyext1vwqk HẢI YẾN =========== Nếu không có sự tự tin về một chiến lược được chuẩn bị từ rất lâu trước sự bành trướng và đe dọa ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ, thì Tổng Thống Obama không thể vô tư nhảy tưng bừng như thế này.2 likes
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hơn 11.000 tỉ đồng cho bảo tàng lớn nhất VN? 27/07/2015 11:36 GMT+7 TTO - Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tổng mức đầu tư lên đến 11.277 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày... Bảo tàng Hà Nội - Ảnh: N.Khánh Theo tờ trình thẩm định dự án năm 2012 của Bộ Xây dựng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tổng mức đầu tư lên đến 11.277 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày. Điều kiện kinh tế khó khăn Cổng thông tin điện tử chính phủ cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Xây dựng làm việc với các Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch vốn đầu tư cho dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đồng thời tổng hợp các khoản chi phí cấp bách phải chi trong năm 2015 báo cáo thường trực Chính phủ. Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn Bộ Xây dựng lập kế hoạch vốn bảo đảm khả thi. Ngày 19-12-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Nguồn vốn đầu tư cho công trình này được xác định là vốn ngân sách nhà nước cùng với sự huy động từ nhiều nguồn vốn hợp pháp khác. Anh Phan Thanh Nhàn (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho rằng: “Mức vốn đầu tư quá lớn. Với kinh phí đó có thể thực hiện bao nhiêu công trình phúc lợi xã hội khác”. Theo anh Nhàn, ở nước ta hầu như địa phương nào cũng có bảo tàng và ở các TP số lượng bảo tàng lại càng nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả đều hoạt động chưa hiệu quả. Chị Hoàng Lam (TP.HCM) bức xúc: “Thời buổi kinh tế khó khăn, bội chi ngân sách, thắt lưng buộc bụng, nợ công tăng, cần đầu tư phục vụ các yêu cầu cấp thiết dân sinh. Bảo tàng Hà Nội xây dịp 1.000 năm Thăng Long cũng to, đẹp, “ngốn” hơn 2.000 tỉ đồng nhưng rồi có mấy ai vào tham quan, để đó chờ…tu sửa”. “Kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói nợ công gần chạm ngưỡng an toàn. Cứ đeo theo những công trình quy mô như vậy thì đất nước sẽ càng thêm khó khăn”, ông Đình Bá (Q.6, TP.HCM) lo lắng. Trong khi đó, anh Hoàng Dũng (30 tuổi) so sánh việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia với sự kiện VN đăng cai Asiad 18. “Với Asiad, chúng ta đã kịp thời dừng lại. Ta sẵn sàng chịu phạt để đảm bảo lợi ích lâu dài hơn cho đất nước. Vậy với bảo tàng này thì sao? Phải hết sức cân nhắc”, anh Dũng đặt câu hỏi. Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia Cân nhắc việc tiếp tục xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia hình thành trên cơ sở sưu tập các tài liệu, hiện vật và đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Lịch sử VN và Bảo tàng Cách mạng VN. Theo đề án xây dựng, bảo tàng là một công trình văn hóa hiện đại xứng tầm với lịch sử dân tộc, một bảo tàng lớn nhất VN. Công trình có ý nghĩa to lớn về chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội nhằm lưu giữ và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa VN, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, cung cấp kiến thức về lịch sử, di sản văn hóa… Theo lộ trình, thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 11-2012 đến tháng 5-2016. Tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho chủ quản lý sử dụng từ tháng 7-2016. Tuy nhiên, anh Bùi Nghĩa (Hà Nội) bức xúc: “Ban đầu dự kiến bảo tàng này khánh thành vào năm 2012 giờ hoãn lại thành 2016. Nhưng nay đã hơn nửa năm 2015 rồi mà vẫn chưa thấy gì. Không biết dự án rồi về đâu?”. “Bảo tàng ở VN chưa phát huy hiệu quả. Chỉ số ít có khách đến thăm, chủ yếu là một số người nước ngoài hoặc đoàn học sinh, sinh viên đi theo diện nhà trường tổ chức. Nhiều bảo tàng nhỏ rồi mà lại xây bảo tàng lớn sẽ dẫn đến tình trạng lớn sống, nhỏ chết và ngược lại”, anh Ngô Tấn Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) phân tích. Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu - giảng viên khoa văn hóa học (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) - cho rằng mục đích xây dựng bảo tàng là tốt, mang ý nghĩa nhân văn nhưng ở thời điểm hiện tại, khi nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách thì đất nước sẽ càng thêm nặng gánh. “Người dân có thể cùng chung tay xây dựng một Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đầu tư cho văn hóa - lịch sử là đầu tư mang tính lâu dài, đầu tư cho con người, cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở thời điểm kinh tế còn khó khăn, hệ thống bảo tàng hiện có vẫn chưa phát huy giá trị thì việc tiếp tục xây dựng một công trình quy mô là chưa cần thiết”, ông Hiếu khẳng định. Phối cảnh góc Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Ảnh: baotanglichsu.vn TS Lý Tùng Hiếu cho biết nên có một cuộc khảo sát ý kiến người dân về việc tiếp tục xây dựng công trình này nhằm đảm bảo hợp lòng dân. Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng quan điểm. Ông Nhã cho biết bên cạnh kinh phí xây dựng cần quan tâm đến cách thức hoạt động của bảo tàng làm sao để thu hút người dân, khách du lịch. Có như vậy, việc đầu tư với mức kinh phí cao mới mang lại ý nghĩa thực sự. Nếu không đây sẽ là sự lãng phí rất lớn. VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG ========================== Lão Gàn không có ý kiến gì về việc xây hay không. Nhưng về góc độ phong thủy thì cả hai mô hình đều....dở ẹc. Mô hình này thì mọi người đã thấy hậu quả của nó rồi: Vắng như chùa Bà Đanh. Chưa kể xuống cấp chờ thanh lý. Í lộn - chờ sửa chữa. Sory! Wên! Gõ nhầm! Đây là cách cô âm vì Âm quá thịnh. Lão có thể xác định rằng: Nền bảo tàng này có hiện tượng, lún, nứt. Mặc dù lão Gàn chưa hề bước chân vào bảo tàng này. Còn cái này cần hiệu chỉnh về hình thể. Nếu không còn phiền hơn nhiều. Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia2 likes -
Mỹ bị ảnh hưởng thế nào khi kinh tế Trung Quốc suy yếu? 27/07/2015 16:49 (TNO) Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng rất chậm, việc kinh tế Trung Quốc suy yếu có thể gây trì trệ những nền kinh tế lớn khác, chẳng hạn như Mỹ. Hãng tin CNN hôm 26.7 có bài viết chỉ ra tác hại của chuyện này đối với Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc đe dọa kinh tế toàn cầu - Ảnh: Reuters Các nhà đầu tư toàn cầu đang lâm vào cảnh báo động khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu sụp đổ vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Mặc dù hiện tại chứng khoán Trung Quốc đã dần bình ổn trở lại sau các biện pháp can thiệp của chính phủ, các nhà đầu tư vẫn đang rất lo lắng, dẫn đến giá dầu và vàng liên tục chao đảo. Sau đây là những tác động đối với nền kinh tế Mỹ của khủng hoảng kinh tế Trung Quốc, theo phân tích của CNN: 1. Giao thương chững lại: Trong vòng 2 năm tới, kim ngạch thương mại Mỹ - Trung được dự đoán sẽ vượt kim ngạch giao thương giữa Mỹ - Canada để trở thành kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới, theo báo cáo của State Street Global Advisors, chi nhánh của tập đoàn quản lý tài sản hàng đầu thế giới State Street có trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc tuột dốc quá nhanh, sức tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm cả hàng hóa của Mỹ. Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì cường quốc này hiện không quá lệ thuộc vào hoạt động giao thương với nước ngoài. Xuất khẩu chỉ chiếm 13% GDP của Mỹ, trong khi sức tiêu thụ nội địa chiếm đến hơn 2/3, theo CNN. Điều này đồng nghĩa với việc miễn là người tiêu dùng trong nước không bóp chặt hầu bao, kinh tế Mỹ vẫn đủ sức vượt qua những thời điểm “giông bão”. “Mỹ tách biệt hơn những nước khác. Nếu Trung Quốc bị cảm sốt, Mỹ có thể chỉ bị hắt hơi”, Kristina Hooper, chuyên gia phân tích chiến lược đầu tư của tập đoàn quản lý đầu tư Allianz Global Advisors (Đức), nhận định. 2. Doanh nghiệp Mỹ chịu tổn thất: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ gây thiệt hại cho các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán S&P 500 của Mỹ. Hồi tuần trước, tập đoàn công nghệ United Technologies (Mỹ) đưa ra dự đoán bi quan về tình hình kinh doanh năm 2015, lấy lý do là vì kinh tế Trung Quốc. Tập đoàn đa quốc gia này cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới trong mảng kinh doanh thang máy hiệu Otis tại Trung Quốc giảm đến 10% trong quý 2 vừa qua. “Suy thoái tại Trung Quốc tồi tệ hơn chúng tôi dự đoán”, CNN dẫn lời Akhil Johri, giám đốc tài chính của United Technologies, trần tình. Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh hồi tuần trước, với chỉ số Dow Jones giảm gần 3% do nhà đầu tư lo ngại về tình hình kinh tế châu Á. Tuy nhiên, nhìn chung, giới lãnh đạo tập đoàn Mỹ không quá bấn loạn về biến động tài chính tại Trung Quốc, CNN bình luận. Một số tập đoàn lớn như Apple và Nike cho biết họ vẫn “ăn nên làm ra” tại cường quốc châu Á này. 3. Nguy cơ nợ xấu gây khủng hoảng tài chính toàn cầu Do kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, giới phân tích lo ngại về nguy cơ phát sinh nợ xấu và dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính có khả năng lan rộng ra phạm vi toàn cầu, giống như những gì đã xảy ra ở Mỹ hồi năm 2008. “Một cuộc khủng hoảng tài chính… có khả năng nhấn chìm cả thế giới vào suy thoái, đặc biệt là nếu cuộc khủng hoảng này lan ra khắp châu Á”, chuyên gia hoạch định chiến lược đầu tư toàn cầu George Hoguet thuộc State Street Global Advisors cảnh báo. Tuy nhiên, ông Hoguet cũng tin rằng Bắc Kinh sẽ ra tay can thiệp trước khi điều này diễn ra. Cường quốc này có lượng dự trữ tiền mặt khổng lồ, với trị giá lên đến 4.000 tỉ USD, theo CNN. Bắc Kinh cũng đã chi rất nhiều tiền hòng ngăn đà tụt giảm của thị trường chứng khoán trong nước và ngân hàng trung ương nước này đã giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. CNN nhận định nhiều ngân hàng Trung Quốc trực thuộc nhà nước và điều này giúp hạn chế nguy cơ khủng hoảng tài chính lan ra các nước khác. Hoàng Uy =================== Mỹ chẳng ảnh hưởng cái khỉ gió gì cả. Bởi vì đây là nền kinh tế đa diện, hùng mạnh bởi chính nội lực của nó, chứ không phải phụ thuộc vào xuất khẩu, vay mượn! Hãy chờ xem!2 likes
-
Bây giờ là 3g 15 phút sáng 29/ 7. Tôi xem bộ phim này hơn hai tiếng. Tôi đưa bộ phim này lên đây để các bạn tham khảo, cũng như trước đây, tôi cũng đưa bộ phim hoạt hình của Mỹ, ngay trong topic này. https://www.youtube.com/watch?v=zb4qNCnYXeY Tất nhiên tình tiết phim rất hấp dẫn: bắn súng phi dao găm, võ thuật, đấm đá cứ như phim. Hì!.....Nhưng nếu chúng ta bỏ qua tiểu tiết thì nó mô tả một tham vọng bá chủ thế giới làm nước Mỹ lâm nguy. Cuối cùng nước Mỹ được cứu vào phút chót đầy gay cấn với sự trợ giúp của các Ninja Nhật. Người Mỹ đã có ý thức về vấn đề này và đã chuẩn bị rất lâu cho "canh bạc cuối cùng". Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế.1 like
-
Chứng khoán Trung Quốc liên tiếp vấp cú sốc lớn 'Vạn lý trường thành' sẽ đổ? 28/07/2015 16:02 (TNO) Trong phiên giao dịch ngày 27.7, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất 8,5% kéo theo hàng loạt chỉ số chứng khoán toàn cầu sụt giảm. Hơn 1.500 mã cổ phiếu ở cả 2 sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm 10%, mức giới hạn giảm cao nhất trong ngày giao dịch. >> Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Cú sốc tiếp theo >> Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh Thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tiếp vấp những cú sốc lớn - Ảnh: AFP Cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều trông chờ chính quyền Bắc Kinh có những chính sách mới để cứu thị trường. Với các nhà đầu tư nước ngoài, điều họ mong đợi và nghĩ nó sẽ ổn định được thị trường đó là dỡ bỏ “Vạn lý trường thành” bao bọc thị trường chứng khoán. Để chống lại sự xâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán các nhà điều hành ở Bắc Kinh đã ngăn không cho nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào cổ phiếu loại A, cổ phiếu chủ yếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích ví von rằng các nhà điều hành ở Bắc Kinh đã xây “Vạn lý trường thành” bao bọc chứng khoán. Điều này rất có thể sẽ thay đổi trong năm nay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có dấu hiệu vỡ bong bóng. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào cổ phiếu loại B được giao dịch bằng đồng USD và đô la Hồng Kông tại 2 thị trường Hồng Kông và Trung Quốc cùng cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Riêng cổ phiếu loại A chỉ dành riêng cho nhà đầu tư Trung Quốc và giao dịch bằng đồng nhân dân tệ. Chỉ những tổ chức đầu tư nước ngoài được chính quyền cho phép mới được đầu tư loại cổ phiếu này. Điều đáng nói là sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc là do chính cổ phiếu loại A mất giá. Cách đây một năm, để hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nước tăng trưởng chính quyền Trung Quốc đã nới lỏng các điều khoản tín dụng để khuyến khích nhà đầu tư vay tiền mua cổ phiếu. Điều này đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng gấp đôi giá trị chỉ trong vòng một năm và thu hút khoảng 90 triệu nhà đầu tư cá nhân, tương đương dân số của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, như cô Dai, một nhà đầu tư vừa mất 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.610 USD) vào hôm 27.7 khi thị trường chứng khoán sụt giảm, cho biết “đơn giản là không có gì logic ở thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tôi không nghĩ là nó lại quay quắt 180 độ như thế. Tôi không còn hi vọng kiếm tiền ở thị trường điên khùng này”. Tương tự, Lu Tao, một sinh viên đại học, cũng có suy nghĩ như cô Dai, khi đã đầu tư 200.000 nhân dân tệ (khoảng 32.200 USD) vay của bố mẹ vào chứng khoán với ý định sẽ kiếm được nhiều tiền. Giờ đây, khi thị trường lao dốc anh chỉ còn biết trông chờ vào sự giải cứu của chính quyền Bắc Kinh. Lu Tao tin rằng chính quyền sẽ có những chính sách thích hợp để cứu thị trường. Điều Lu Tao mong đợi chính quyền Bắc Kinh cũng đã làm. Tuy nhiên việc bơm tiền vào thị trường hay các quy định thắt chặt cho vay, cấm bán tháo cổ phiếu, hoãn phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường cũng như ngừng giao dịch cổ phiếu của hàng ngàn doanh nghiệp… của chính quyền đến nay vẫn chưa có tác động tích cực. Một trong những nguyên do khiến cô Dai và nhiều nhà đầu tư khác đi đến kết luận rằng “không có gì logic ở thị trường chứng khoán Trung Quốc” là do thi thoảng, để hỗ trợ giá chính quyền Bắc Kinh đã can thiệp trực tiếp vào thị trường. Điều này làm cho thị trường trở nên kém minh bạch. Với nhiều nhà đầu tư nước ngoài thị trường chứng khoán lớn thứ 2 thế giới này vẫn còn là nơi kỳ lạ và khó hiểu. Tuy nhiên, như thế cũng không có nghĩa nhà đầu tư nước ngoài không muốn tham gia vào thị trường này, vốn gồm toàn những công ty lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước như Tập đoàn dầu khí Sinopec, công ty bảo hiểm khổng lồ Life Insurance hay ngân hàng Bank of Communications… “Còn nhiều loại cổ phiếu không được giao dịch. Trừ khi những hạn chế này được dỡ bỏ, tôi nghĩ thị trường sẽ bình ổn trở lại”, Randy Frederick, Giám đốc điều hành kinh doanh của Charles Schwab ở Austin, Texas (Mỹ) nhận xét. Vào tháng 6, Vanguard Group, một trong những công ty đầu tư lớn nhất của Mỹ, cho biết họ đã nhận được giấy phép đầu tư ở Đại lục. Vanguard Group cũng cho biết sẽ bắt đầu đổ hàng tỉ USD vào cổ phiếu loại A. Joe Brennan, một trong những người đứng đầu của Vanguard Group cho biết sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài có thể làm giảm đi sự bất ổn và mở ra những thuận lợi khác cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo dự đoán của tờ Pensions & Investments làn sóng các tổ chức đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng vọt nếu như cổ phiếu loại A được giao dịch tự do. Nếu điều này xảy ra sẽ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ quyền điều hành các công ty chủ chốt của Trung Quốc. Liệu chính quyền Bắc Kinh có dám dỡ bỏ “Vạn lý trường thành” bao bọc thị trường chứng khoán để ổn định thị trường? Lê Uyên (tổng hợp) ====================== Ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama có lần nói rằng: "Trung Quốc đã ngồi chung xe với chúng ta quá lâu rồi". Bây giờ họ xuống xe và đi bộ. Còn ngài Obama đang nhảy ở Kenya.1 like
-
Donald Trump - hiện tượng thú vị trong cuộc đua vào Nhà Trắng Thứ ba, 28/07/2015 - 06:20 Dân trí Chưa từng có kinh nghiệm chính trị, quá giàu có để được xem là gần gũi với đại bộ phận cử tri Mỹ, trong khi nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi, thậm chí mang tính miệt thị, vậy nhưng tỷ phú Donald Trump lại đang có sức hút rất lớn. >> Tỷ phú “nổi loạn” Donald Trump ngày càng hút cử tri Mỹ >> Tỷ phú Donald Trump đi bước lớn trong cuộc chạy đua tổng thống Ngày 26/7, hai kênh truyền hình hàng đầu nước Mỹ là CNN và NBC đã công bố kết quả khảo sát cử tri đối với các ứng viên của đảng Cộng hòa đang chạy đua vào Nhà Trắng. Kết quả một lần nữa khiến giới quan sát phải ngạc nhiên khi tỷ phú Donald Trump đang dẫn đầu... Donald Trump khoe bảng kê tóm tắt tài sản (Ảnh: AP) Cụ thể, khảo sát của NBC tại bang New Hampshire cho thấy Trump hơn người xếp sau 7 điểm, và về nhì tại bang Iowa với 2 điểm ít hơn người dẫn đầu. Khảo sát của CNN có kết quả đáng ngạc nhiên: 22% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng vị tỷ phú xứng đáng đại diện cho đảng mình so kè với ứng viên phe Dân chủ, dù có 16 ứng viên còn đang đua tranh. Trong số ứng viên này, có Jeb Bush, người có cả anh trai và bố từng là tổng thống Mỹ. Là một doanh nhân giàu có nổi tiếng trên thị trường bất động sản, nhưng hoàn toàn không có kinh nghiệm trên chính trường, do đâu Donald Trump lại có sức hút với cử tri lớn đến vậy? Điều này báo hiệu điều gì ở cuộc đua vào Nhà Trắng năm tới? Đây là những câu hỏi nhiều học giả và các tờ báo Mỹ đang bàn luận sôi nổi, và vô hình chung giúp Trump càng thêm nổi tiếng. Khẩu khí ngang tàng Kênh truyền hình CNN ngày 18/7 đã có hẳn một cuộc phỏng vấn với những cử tri đảng Cộng hòa ủng hộ Donald Trump, để tìm hiểu vì sao họ thích ứng viên nổi tiếng với những phát biểu gây tranh cãi này. Trump là thành viên đảng Cộng hòa, nhưng công khai chỉ trích đảng của mình cũng như các chính trị gia nói chung. “Họ chỉ biết nói giỏi, nhưng có hành động gì đâu”, Trump phát biểu trong cuộc vận động tại thành phố Laconia, bang New Hamshire. “Theo nhiều cách khác nhau tôi còn thất vọng hơn về những người Cộng hòa. Họ đều biết sự phẫn nỗ lớn này, cho dù là vụ Benghazi hay những bức thư điện tử…nhưng không có gì xảy ra cả”, vị tỷ phú nhắc tới vụ lãnh sự Mỹ tại Benghazi, Libya bị tấn công cùng việc bà Hillary Clinton dùng email cá nhân trong công việc khi tại vị. Trước đó, ngay trong ngày mở màn chiến dịch tranh cử, Donald Trump không ngần ngại gọi những người nhập cư Mexico là những kẻ tội phạm, hiếp dâm và buôn ma túy. Vị tỷ phú thậm chí còn kêu gọi xây một bức “trường thành” trên biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Phát ngôn này khiến người Mexico tức giận. Mới đây nhất, Donald Trump đã công kích cả một “đại thụ” của đảng Cộng hòa là Thượng nghị sỹ John McCain, một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam và đang là chủ tịch Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện, thành viên Ủy ban an ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện. Sự ngang tàng trong phong cách của Trump còn thể hiện ngay ở sự không né tránh chuyện tài sản như các ứng viên khác. Trong khi các đối thủ cố gắng nhận mạnh khía cạnh xuất thân từ gia đình lao động, hoặc không công khai tài sản để thu hút cử tri, Trump tuyên bố: “tôi nghĩ mình thực sự giàu”. Tiếp sau đó, hôm 3/6 ông công bố sở hữu tài sản ròng 10 tỷ USD, dù tạp chí Forbes hiện vẫn chỉ ghi nhận con số 4 tỷ USD. “Bong bóng” chính trị? Trong cuộc phỏng vấn với CNN, một cử tri cho biết bà ủng hộ Trump vì ông nói trúng sự thất vọng họ dành cho đảng Cộng hòa, thậm chí hơn cả chính phủ của phe Dân chủ. Cử tri đang thích Donald Trump vì dám công kích chính phủ và các chính trị gia Cộng hòa (Ảnh: AP) “Dù là người đảng Cộng hòa và chắc chắn tôi sẽ bỏ phiếu theo hướng đó, tôi rất thất vọng với các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện. Họ thật yếu đuối”, bà Julie Pagliarulo, một cư dân 56 tuổi, đến từ Belmont, New Hampshire chia sẻ. “Donald đã nói thẳng vào điều đó. Tôi thích vậy”. Bert Hansen, 74 tuổi, cũng là một trong số những cử tri ngồi chật cứng một hội trường tại thành phố Laconia để chờ nghe Trump diễn thuyết. “Có một sự giận dữ lớn đang dồn nén trong dân chúng ngay lúc này và sẵn sàng bùng nổ. Đó là lí do vì sao Trump đang rất thu hút”. Bà Brenda Connolly, một cử tri độc lập 73 tuổi thì cho biết đã mất niềm tin vào chính trị gia từ lâu. Nhưng khi nhận xét về Trump, bà tin vị tỷ phú đã nói trúng tâm tư của tầng lớp trung lưu trong xã hội. “Tôi thậm chí không nghĩ ông ta sẽ chạy đua để trở thành Tổng thống, nhưng tôi nghĩ ông ta đang khiến những người Cộng hòa nhận ra người Mỹ trung lưu muốn gì”, bà Connolly nói. Từ góc độ của một chuyên gia, phó giáo sư khoa học chính trị John Sides, đại học George Washington đã có một phân tích công phu và chi tiết trên tờ Bưu điện Washington. Theo đó, ông tin rằng chính truyền thông đang khiến Trump trở nên nổi tiếng và đầy sức hút. Đồ thị được ông cùng một chuyên gia chính trị nữa lập nên cho thấy, tần suất Donald Trump xuất hiện trên các bản tin từ khi tuyên bố tranh cử đến nay cao hơn hẳn các ứng viên khác của đảng Cộng hòa. Cụ thể, trước ngày công bố tranh cử, Trump chỉ xuất hiện trong 4% số tin tức đăng tải về toàn bộ các ứng viên. Nhưng ngày sau đó, tỉ lệ này vọt lên 31%. Quan trọng hơn, sự chú ý của truyền thông dành cho tỷ phú này không hề giảm như với các ứng viên khác. “Ông trùm” bất động sản luôn thu hút 20-30% tổng số tin tức đăng tải về các ứng viên. Chỉ duy nhất Jeb Bush có được sự ưu ái tương tự từ báo giới. Tính chung 1 tháng sau khi tuyên bố tranh cử, tỷ lệ bao phủ mặt báo của Trump là 21%, trong khi của Bush là 20%. Theo ông Sides, cử tri không thay đổi quan điểm khi không có thông tin mới. Họ chỉ thay đổi khi nghe được những thông tin chưa từng được nghe. Và khi họ bị truyền thông “dội bom” những câu chuyện về Trump, sự thay đổi diễn ra, kéo theo là kết quả trong các cuộc khảo sát nghiêng về vị tỷ phú Mỹ. Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ cử tri được khảo sát ủng hộ Trump chỉ tăng sau khi tin tức về vị tỷ phú xuất hiện dồn dập. Trong giai đoạn 13 - 15/6 ngay trước khi Trump tuyên bố tranh cử, khảo sát của YouGov/ và báo Economist cho thấy tỉ lệ người ủng hộ chỉ là 2%. Nhưng cùng khả sát do YouGove tiến hành hôm 20-22/6, 11% người được hỏi ủng hộ “ông trùm” bất động sản. Ông Sides tin rằng, chừng nào báo giới Mỹ thôi tập chung vào những chi tiết đời tư, hay những phát biểu gây tranh cãi của Donald Trump, mà thay vào đó mổ sẻ các quan điểm và chính sách tỷ phú này đưa ra, khi đó “bong bóng” chính trị Donald mới vỡ. Thanh Tùng Tổng hợp ================ Trong giai đoạn hiện nay, nước Mỹ cần một nhà chính trị có đường lối cứng rắn và tài năng với một đường lối và chính kiến rõ ràng. Họ không cần một kẻ quen chỉ trích. Nếu tôi là công dân Hoa Kỳ, tôi sẽ bầu tiếp cho ngài Obama, nếu ngài được phép ứng cử nhiệm kỳ III. Để công kích, không cần một tài năng tầm cỡ chính trị gia tranh cử Tổng Thống, mà chỉ cần một tay lắm mồm và bất mãn.1 like
-
Tiếng Việt
mutin liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ Cánh Từ Cánh chỉ bộ phận gắn bên Cạnh thân của cơ thể động vật, vì nó mọc ở hai bên nên gọi là “Cạnh Cạnh” = Cánh, 0+0=1. Cánh là từ cụ thể, chỉ bộ phận bằng xương bằng thịt, ở con người nó là Cánh Tay, ở con cá nó là cái Vi = Vây, ở con chim nó là Cánh. Cánh trừu tượng hóa thành từ Cánh Tả ( tả dực 左 翼), Cánh Hữu ( hữu dực 右 翼) dùng trong văn chính luận. Từ gốc là từ Đi = Di = Vi = Vây = Vẫy = Dẫy = Dang, là cái bộ phận (thường chọn dùng một chữ là cái Vây) giúp con cá di chuyển trong nước, có nghĩa là giúp nó “Di chuyển trong Tức” = Dực 翼 (từ Tức là tiếng Khơme gọi Nước, Tức = Đức = =Đác = Lạc = Nác = Nước), chữ Dực 翼 là chữ nho, có nghĩa là cái Cánh, từ Vi Hành nghĩa là Đi, từ Hành Vi 行 為 nghĩa là hành động, đều có xuất xứ do từ Đi của tiếng Việt. Vi = Sí, nho viết chữ Sí 翅 chỉ bộ phận của cái cánh, cũng dùng để chỉ cái Vi cá, gọi là Sí 翅 vì nó là do nhấn mạnh “Son Chi 之!” = Sí. Son là từ chỉ cái tế bào chưa tách nở ra tế bào mới. Tế bào đẻ bằng cách mỗi tế bào tự tách đôi thành hai tế bào riêng, gọi bằng lướt lủn là “Son Tách” = Són, Són mang nghĩa là đẻ, ra nhiều tế bào là “Son Son” = Sòn, 0+0=1, nên đẻ nhiều còn gọi là Đẻ Sòn Sòn. Khi tế bào đẻ tách ra tế bào mới thì gọi là “Đẻ San” = Đản, thường dùng từ đôi là Đản Sinh 誕 生. (Ngày Phật Đản nghĩa là ngày Phật được sinh ra). Còn từ Vợ Chồng Son thì từ Son này hàm hai ý , vừa là ám chỉ cái tế bào nguyên (Son), vừa là diễn ý “Sẵn sàng đẻ Con” = Son. Dù hai vợ chồng cưới nhau cả chục năm rồi mà chưa có con, người ta vẫn gọi là “vợ chồng son” để có ý khuyến khích, chứ không gọi là “vợ chồng điếc” để gây cụt hứng mất lòng, như gọi trái dừa “điếc” là trái dừa không có khả năng nảy mầm để thành cây dừa mới. Tế bào sinh ra tế bào mới, tức “Son Đản” = Sản, thường dùng từ đôi Sản Sinh 產 生, vì đẻ ra nhiều, nên dùng từ đôi. Sinh là động từ “Sẻ ra từ cửa Mình” = Sinh 生, động từ Sinh 生 đồng nghĩa với động từ Đẻ. Đi = Di = Vi = Vây = Vẫy (chuyển động của cái Vây của con cá) = Bay (chuyển động của cái Cánh của con chim) = Pay (tiếng Tày-Thái chỉ sự Đi). Bay = Bơi, chỉ sự đi của chim cũng bằng sự đi của cá. Cái bộ phận (cái Sí 翅) mà khi “Bay thì dang Ngang” = Bàng 膀, nên nho viết chữ Bàng 膀 chỉ cái cánh chim, chữ có bộ Nhục 月(là bằng xương bằng thịt) và bộ “Bên Ngang” = Bàng 旁 chỉ vị trí hai bên cơ thể. Do vậy từ Cánh (dùng để bay của con chim) thì nho còn viết cụ thể hơn bằng ghép hai chữ Sí Bàng 翅 膀 (nghĩa đen là “cái bộ phận của cơ thể con chim mà khi bay thì nó dang ngang). Sí = Sải = Trải = Triển 展 = Trang 張 = Dang = Giương 揚 = Trương 張, nên có các động từ bằng từ ghép: Sải Tay = Sải Cánh = =Dang Cánh = Giương Cánh, từ Dang Cánh thì nho viết bằng chữ Trương Dực 張 翼, Hán ngữ còn dùng từ ghép Triển Sí 展 翅 (nghĩa chữ là mới dang bộ phận của cái cánh chứ chưa phải toàn bộ cánh là Sí Bàng 翅 膀), Hán ngữ dùng từ ghép Sí Bàng 翅 膀 như là một từ hai âm tiết không thể tách rời để chỉ cái cánh chim, còn dùng riêng chữ Bàng 膀 họ lại không hiểu đó là cái cánh chim, mà họ phải dùng từ Bàng Tử 膀 子 hay Bàng Nhi 膀 兒 thì mới là nghĩa cánh chim. Chưa biết ngôn ngữ nào mượn từ của ngôn ngữ nào thì cứ lấy từ Đi làm gốc mà luận theo cái Nôi khái niệm do từ Đi sinh ra. Đi = “Yi” = “Ichi” = Ti = Tẩu = “Gâu”. Đi = Yi (tiếng Hán, Di 移) = Ichi (tiếng Nga) = Ti (tiếng Mường, đi bằng Túc tức Tay là : Tí-Toáy = Mó-Máy = Động-Đậy, đều là chỉ sự chuyển động) = Tẩu 走 = Gâu (tiếng Anh, Go). Động vật bậc thấp hễ vừa “Đẻ” ra là nó biết “Đi” liền à, đó là bản năng tự nhiên.1 like -
Trung Quốc lo lắng trước kế hoạch của Mỹ (Bình luận quân sự) - Lần đầu tiên Mỹ úp mở về khả năng điều tiêm kích F-35C đến châu Á-Thái Bình Dương, một sự tăng cường cần thiết cho chiến lược xoay trục của Mỹ. Mỹ không trung lập trong giải quyết tranh chấp Biển Đông Tình hình Biển Đông thêm nóng sau tuyên bố của La Viện Trung Quốc bất an Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc. Cụ thể, Đô đốc Greenert cũng đề nghị Hải quân Mỹ triển khai các loại máy bay quân sự tiên tiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - bao gồm chiến đấu cơ F-35C Lighting II, máy bay chiến đấu F/A-18E /F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Ngoài ra còn có máy bay tuần tra P-8A Poseidon, máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout … ở Guam và Nhật Bản. Nói về bản danh sách này, Đô đốc Greenert cho biết việc triển khai máy bay tàu chiến Mỹ nhằm đối phó với hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Trung Quốc đã rất lo ngại Hải quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay. Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 này đã hoàn tất thao tác cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz. Siêu tiêm kích F-35C trên tàu sân bay USS Nimitz. Siêu tiêm kích tàng hình F-35C có bình chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều so với máy bay F-18E/F và có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Theo Hoàn Cầu thời báo, F-35C có thể được triển khai ở Biển Đông và có khả năng tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc từ một tàu sân bay ở vùng biển Philippines. Duy trì sức ép Mới đây, trang Defense News (Mỹ) có bài viết cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Aston Carter và chính quyền của Tổng thống Obama đang hành động thận trọng, bên cạnh những tuyên bố cứng rắn để thực hiện chiến lược của mình tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo Defense News, một mặt, Mỹ đang tỏ rõ lập trường để làm yên lòng các đồng minh và đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời vẫn giữ vững vị thế của mình trong khu vực. Mặt khác, theo Defense News, Washington vẫn phải thận trọng và không thể "làm quá căng" với Bắc Kinh, dẫn đến tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Trước đây, đã có nhiều tờ báo quốc tế bày tỏ quan ngại rằng diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông trong thời gian qua có thể dẫn đến xung đột quân sự. Thậm chí, đã có không ít chuyên gia, học giả phán đoán rằng nếu Mỹ kiên quyết không từ bỏ hoạt động trinh sát và gìn giữ tự do hàng hải ở Biển Đông thì "trận đại chiến" giữa Trung-Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo sư Andrew Erickson của Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ đánh giá, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông ngày nay "không phải nước nào cũng có thể đánh bại được". Theo ông Erickson, để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết các mâu thuẫn trên Biển Đông, Mỹ buộc phải đối đầu với "cây đinh ba" của Bắc Kinh gồm Hải quân, hải cảnh và lực lượng phi quân sự (bị Bắc Kinh lợi dụng vào mục đích chiến lược). Do đó, Erickson chỉ ra, ngoài việc thắt chặt các mối quan hệ hợp tác với đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ bắt buộc phải duy trì được "sức uy hiếp quân sự mạnh mẽ", để áp đảo được Trung Quốc đang không ngừng mở rộng "kho vũ khí" của mình. Thế nhưng, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với Washington hiện nay, ông Erickson kết luận. Uy dũng dàn pháo hạm của Hải quân Việt Nam Tuấn Vũ ====================== Trung Quốc ngang ngược nói các nước khác chiếm đảo Chủ nhật, 26/07/2015 - 09:39 Dân trí Hải quân Trung Quốc đã bao biện về các cuộc tập quân sự gần đây ở Biển Đông và ngang ngược chỉ trích các nước khác chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Asahi) Trung Quốc gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, nơi các quốc gia có các tranh chấp chủ quyền chồng lấn. "Tổ chức các cuộc tập trận trên biển là một hoạt động bình thường đối với hải quân các nước khác", Xinhua dẫn những lời bao biện của người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương. "Cuộc tận trận thường niên của hải quân Trung Quốc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, nâng cao tính cơ động, năng lực tìm kiếm và cứu hộ và khả năng hoàn thành các sứ mệnh đa dạng của quân đội", ông Lương nói thêm. Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh xây dựng phi pháp trên các bãi đá ở Biển Đông trong những tháng gần đây, thiết lập các sân bay, các hệ thống phòng thủ và thậm trí các đơn vị hành chính quân sự trên các bãi đá nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh còn thông qua các hướng dẫn cho phép các tàu dân sự có thể được chuyển đổi nhanh chóng cho mục đích quân sự. Nhiều cuộc đối đầu của Trung Quốc với các láng giềng đã có sự tham gia của các tàu quân sự và dân sự, bao gồm các tàu cá. Nhưng ông Lương Dương lại ngang ngược cáo buộc các láng giềng chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. "Một số quốc gia láng giềng từ lâu đã chiếm đóng trái phép một số hòn đảo, xây dựng các cơ sở trên đó như sân bay và thậm chí triển khai các vũ khí phòng thủ hạng nặng", ông Lương ngang ngược nói. Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa nước này với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Động thái hải quân của Trung Quốc cũng xung đột với các hoạt động trên không và trên biển của các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ với Đông Nam Á và Trung Đông. Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 17/7 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông. An Bình ====================== Trong nghề coi bói của lão Gàn, có những trường hợp vĩnh viễn sẽ là bí ẩn, mặc dù nó chỉ là một câu chuyện rất đơn giản. Ngoài những trường hợp bí ẩn theo kiểu đoán chính xác đến từng milimet và tại sao nó lại như vậy thì không bàn vội. Nhưng những bí ẩn ở đây mà tôi muốn nói chính là sự lựa chọn và con người không thể kiểm chứng được. Đó là câu chuyện trong ví dụ sau đây: Một cô gái có hai người cùng yêu. Cô ta đến hỏi tôi: "Thưa thầy! Con nên chọn ai làm chồng giữa hai người này thì cuộc sống sẽ tốt hơn?". Tôi trả lời: "Đây là một câu hỏi không thể trả lời!". "Vì sao vậy? Thưa thày!". "Bởi vì cô không thể tách cô ra làm hai người, để lấy cả hai anh này và kiểm chứng được lời nói của tôi!". "Nếu tôi bảo cô lấy anh A và cô nghe tôi. Đêm tân hôn nó cho cô hai cái bạt tai. Lúc ấy cô sẽ trách tôi và nghĩ thà lấy anh B. Nhưng cô đâu có thể kiểm chứng được rằng, nếu lấy anh B, nó bán cô đi để lấy tiền chơi ma túy". Tôi muốn trình bày với quý vị rằng: Có những sự kiện tiên tri không thể kiểm chứng được - mặc dù nó chỉ là chuyện rất nhỏ trong xã hội loài người - ngay khi nó đã xảy ra, như trường hợp cô gái trên. Tương tự như vậy, lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt". Đó là lời tiên tri có thể kiểm chứng được với thời gian. Cho đến ngay hôm nay thì tôi tin rằng: tất cả những ai quan tâm đến trang web này đều có thể cảm nhận được rằng "Lý thuyết cổ xưa" mà bà Vanga nói tới, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bà Vanga đã đúng một nửa. Nửa còn lại "chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì thời gian sẽ kiểm chứng. Nhưng lời tiên tri của tôi về khả năng hóa giải một cuộc chiến để đến mức "dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì không thể kiểm chứng được. Bởi vì nó không được thực hiện vào đúng thời điểm lựa chọn của nó, để kiểm chứng. Tất nhiên, trong trường hợp này, những kẻ tư duy thuộc loại giẻ rách, vẫn chém gió ầm ầm là điều đó không thể xẩy ra và lão Gàn Thiên Sứ chỉ là thằng bốc phét. Ngay cả trường hợp có thể kiểm chứng được - nhưng chưa xảy ra, cũng đầy những kẻ tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố", cũng phản đối ầm ầm. Huống chi là một sự kiện không thể kiểm chứng. Nhưng lão Gàn nhắc lại rằng: Phần còn lại trong lời tiên tri của bà Vanga có thể kiểm chứng. .1 like
-
Ngôn Ngữ Việt
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Các bạn hãy so sánh ký hiệu 12 cung Hoàng Đạo của nền thiên văn cổ xưa và ký tự trên trống đồng Lũng Cú trưng bày ở Paris. Điều này một lần nữa xác định rằng: Nền văn hiến của Việt tộc có xuất xứ từ một nền văn minh tối cổ và liên quan đến tất cả những tri thức Thiên Văn của các nền văn minh tối cổ này. Đây là bằng chứng bổ sung cho những luận cứ đã chứng minh của tôi và không phải là bằng chứng duy nhất. Chữ Khoa đẩu trên trống đồng Lũng Cú - đặt tại bảo tàng Pháp tại Paris.1 like -
Sự sống ở “Trái đất" thứ hai ra sao? 25/07/2015 12:22 GMT+7 TT - Các nhà thiên văn học chuyên săn lùng những hành tinh ngoài hệ mặt trời vừa phát hiện một hành tinh có nhiều đặc điểm rất giống hành tinh xanh của chúng ta. Nghe đọc bài: Sự sống ở “Trái đất" thứ hai ra sao? Niềm hi vọng về khả năng tìm thấy sự sống ngoài Trái đất tiếp tục bừng lên. Hình vẽ của NASA minh họa hành tinh Kepler 452b xoay quanh ngôi sao chủ giống Mặt trời - Ảnh: Reuters Theo AFP, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hành tinh Kepler 452b nằm cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Cygnus. Nó di chuyển trong “vùng ở được” xung quanh một ngôi sao chủ tương tự Mặt trời của chúng ta. Trong “vùng ở được”, nhiệt độ trên bề mặt hành tinh cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng, điều kiện tiên quyết của sự sống. Ngôi sao chủ có độ tuổi 6 tỉ năm (Mặt trời hiện 4,6 tỉ năm tuổi). Kepler 452b lớn hơn Trái đất khoảng 60% và mỗi năm trên hành tinh này dài 385 ngày. Trước đây các nhà khoa học từng tìm thấy những hành tinh nằm trong “vùng ở được” của các ngôi sao, nhưng đa số những ngôi sao này đều nguội hơn và nhỏ hơn Mặt trời của chúng ta. Nhà vật lý John Grunsfeld, một lãnh đạo NASA, mô tả Kepler 452b là “anh em sinh đôi gần gũi nhất với Trái đất” hoặc “trái đất 2.0”. Kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện Kepler 452b. Kính thiên văn này đã săn tìm các thế giới bên ngoài hệ mặt trời từ năm 2009. Chuyên gia Jon Jenkins của NASA cho biết Kepler 452b có lực hấp dẫn lớn gấp hai lần Trái đất. Hành tinh này nhiều khả năng có bầu khí quyển dày, trên bề mặt có nhiều núi lửa đang hoạt động và thậm chí cả đại dương. “Hôm nay Trái đất đã bớt cô đơn hơn” - chuyên gia Jenkins nhấn mạnh. Tuy nhiên ngôi sao chủ của Kepler 452b do già hơn Mặt trời 1,5 tỉ năm nên sáng hơn đến 20%. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng sự sống tồn tại trên hành tinh Kepler 452b. Các chuyên gia NASA cho biết nghiên cứu Kepler 452b sẽ giúp loài người hiểu rõ được tương lai trên Trái đất sau 1,5 tỉ năm nữa, khi Mặt trời tỏa sáng hơn, đẩy nhiệt độ Trái đất tăng cao, đe dọa sự tồn tại các đại dương, sông hồ và cả sự sống loài người. Ở khoảng cách 1.400 năm ánh sáng, loài người hoàn toàn không có cơ hội ghé thăm “trái đất 2.0”. Nhà khoa học Jeff Coughlin của Viện Săn tìm trí tuệ ngoài Trái đất (SETI) nhận định đây mới chỉ là bước đầu tiên của con người trong nỗ lực trả lời câu hỏi “Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ không?”. “Tôi và bạn có thể sẽ không đi đến được các hành tinh ngoài hệ mặt trời, nhưng biết đâu nếu có một sự đột phá công nghệ, cháu chắt của chúng ta sẽ làm được điều đó” - ông Coughlin nói. Đến nay, kính thiên văn không gian Kepler đã tìm thấy 1.030 hành tinh và phát hiện thêm 4.700 “ứng cử viên” hành tinh khác. Trong danh sách này có 11 có thể là các hành tinh giống Trái đất. NASA đã chi khoảng 600 triệu USD cho dự án Kepler. Hai năm trước, NASA cho biết hai trong số bốn bánh xe định hướng của Kepler đã bị hỏng. Dự kiến năm 2017 NASA phóng lên không gian vệ tinh TESS để tiếp tục nhiệm vụ săn tìm các hành tinh giống Trái đất bên ngoài hệ mặt trời. “Nếu chúng ta tiếp tục nỗ lực tuyệt vời như hiện nay thì chắc chắn chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi liệu sự sống có tồn tại trên một hành tinh khác hay không” - báo New York Times dẫn lời tiến sĩ Didier Queloz thuộc ĐH Cambridge (Anh). Nhà vật lý Grunsfeld cho biết các nỗ lực nghiên cứu hành tinh Kepler 452b, ví dụ như xác định xem nó có bầu khí quyển hay không, sẽ phải chờ sự triển khai của các loại kính thiên văn không gian thế hệ mới nhạy hơn, có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn so với Kepler. HIẾU TRUNG =================== Tôi nhớ là đã có một buổi nói chuyện với anh chị em Địa Lý Lạc Việt tại Hanoi, mô tả một cách khái quát rằng: Cho dù có đến 12 hành tinh giống hệt Trái Đất và quay quanh Mặt trời trong Thái Dương hệ như trái Đất với cùng một quỹ đạo - thì - sự sống cũng không thể có ở cùng 12 hành tinh này. Chỉ có một trái Đất có sự sống mà thôi. "Không có sự sống ngoài trái Đất" - Đó là sự xác định của tôi. Các nhà khoa học cho rằng: Chỉ cần có một hành tinh có những điều kiện giống trái Đất thì nó sẽ có sự sống như trái Đất. Đó chỉ là một nhận thức rất sơ khai và mang tính cơ học. Chỉ cần quán xét ngay lịch sử hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta thì trong giai đoạn đầu hình thành, các cấu trúc vật chất xoay quanh tâm của - tôi tạm gọi là "tinh vân Ngân Hà" trước khi hình thành Mặt trời và các hành tinh , như chúng ta thấy hiện nay - cũng hoàn toàn khác nhau. Do sức ly tâm của vòng xoáy, chúng sẽ tạo ra các tầng cấu trúc vật chất khác nhau tính từ tâm của Tinh vân Ngân Hà. Và từ đó hình thành cấu trúc vật chất khác nhau của mặt trời và các hành tính tính từ tâm của hệ mặt trời, chính là Mặt trời. Qúa trình hình thành và tiến hóa trong lịch sử hệ Mặt trời bao gồm rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp của vũ trụ và của chính sự tương tác trong cấu trúc vận động của Hệ Mặt trời. Do đó, với cấu trúc đặc thù của vật chất tạo nên trái Đất - sẽ khác hẳn cấu trúc tạo nên các hành tinh khác trong cùng hệ Mặt trời. Cho nên khi những tương tác của vũ trụ và cấu trúc nội tại trong sự vận động của Hệ Mặt trời với tương tác của chính cấu trúc nội tại của trái Đất với chính nó, tạo nên sự sống trên trái Đất, thì chúng không thể xảy ra ở một hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, dù chỉ là có sự sai lệch rất ít trong cấu trúc tương tự. Từ luận cứ này, suy luận ra toàn bộ giải Ngân Hà với lịch sử của nó - Hay với toàn bộ vũ trụ và lịch sử hình thành của nó, sẽ dẫn đến một sự xác định rằng: Không thể có sự sống trên bất cứ đâu trong vũ trụ. Chính bởi vì cấu trúc vật chất khác nhau và tính tương tác khác nhau, trong các hành tinh và các ngôi sao trong vũ trụ được hình thành trong lịch sử phát triển của nó. Những luận cứ trên, tôi không hề viện dẫn đến những trí thức nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành - điều mà người ta có thể từ chối bình luận với lý do "không chuyên môn". Tóm lại: Để xuất hiện sự sống trên trái Đất, gồm những tương tác cực kỳ phức tạp trong cả lịch sử hình thành vũ trụ với chính tương tác từ nội tại hành tinh hình thành sự sống. Do đó, không thể có hai hành tinh có sự sống trong vũ trụ này. Xin cảm ơn một vị khách đang xem topic này, khiến tôi cảm hứng viết bài này1 like
-
Đài Loan phản đối Trung Quốc tập trận “nhắm vào Đài Bắc” 25/07/2015 11:18 GMT+7 TTO - Ngày 24-7, Đài Loan nói họ đã có công hàm phản đối chính thức việc Trung Quốc tập trận lấy đảo Đài Loan làm mục tiêu. Phủ tổng thống Đài Loan (trái) và cuộc tập trận của Trung Quốc với hình ảnh được chụp lại trên CCTV - Ảnh: wordpress.com Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV vừa đăng một đoạn video cho thấy các binh sĩ của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chạy về một tòa nhà năm tầng sơn màu đỏ với bề ngoài giống phủ tổng thống của Đài Loan. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan La Thiệu Hòa (Lou Shou He) nói rằng những hình ảnh đó làm tổn thương tình cảm của người dân cả hai bờ eo biển Đài Loan và không thể chấp nhận được với người Đài Loan và cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, người phát ngôn của Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan Ngô Mỹ Hồng (Wu Mei Hung) cáo buộc Trung Quốc tiến hành “tập trận với mục tiêu cụ thể là Đài Bắc”, làm phương hại tới quan hệ đang cải thiện giữa Đài Loan và Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, một thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông tin đó là một cuộc tập trận thường niên “như lịch trình” không nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào. Từ tháng 6, PLA đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận trên đất liên và trên bộ, bao gồm mới nhất là cuộc tập trận trên biển Đông bắt đầu từ ngày 23-7. Trong một tuyên bố riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cực kỳ quan ngại” với việc Nhật Bản đã đón tiếp cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui), một người có lập trường ly khai cực đoan ở hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ này. CHIÊU VĂN ======================= Bởi vậy, "qua" đã nói rùi: Cô em Đài Loan nên phủ nhận cái "Đường lưỡi bò" mà chính Trung Hoa Dân Quốc bịa ra từ năm 1947 hay 1948 gì đó đi. Nếu không cô em bị loại khỏi cuộc chơi bởi cả hai bên. Không ai bênh cô em cả khi "canh bạc cuối cùng" sát phạt gay cấn. "Qua" không nói nhiều được - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Cô em hãy suy ngẫm lời "qua" nói.1 like
-
Nhật tố Trung Quốc đưa 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp 22/07/2015 17:42 GMT+7 TTO - Ngày 22-7, Nhật cáo buộc Trung Quốc đã triển khai tới 16 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông bất chấp các thỏa thuận trước đây. Tàu Nhật và Trung Quốc vờn nhau trên biển Hoa Đông Ảnh: Yomiuri Theo AFP, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga công bố biểu đồ cho thấy vị trí của 16 giàn khoan trên biển Hoa Đông. “Việc Trung Quốc đơn phương khai thác tài nguyên khi tranh chấp biên giới biển còn chưa được giải quyết là rất đáng lên án” - ông Suga chỉ trích. Ông Suga nhấn mạnh Trung Quốc hành động ngang ngược bất chấp việc hồi tháng 6-2008 hai nước đạt thỏa thuận cùng khai thác chung vùng biển trên. Theo chính phủ Nhật, trong số 16 giàn khoan đang hoạt động ở vùng biển tranh chấp, có 12 được triển khai trong vòng hai năm qua. Ông Suga khẳng định Tokyo đã liên tục phản đối hành vi khai thác đơn phương của Bắc Kinh. “Tuy nhiên Trung Quốc không chiu nối lại đàm phán về việc thực hiện thỏa thuận tháng 6-2008“ - ông Suga bức xúc phản đối. Mới hôm qua, chính phủ Nhật công bố sách trắng quốc phòng chỉ trích Trung Quốc gây hấn và bắt nạt trên biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và phản ứng. Tokyo cho rằng Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để thực hiện chủ quyền vô lý. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Phàm ngày xưa lão Gàn còn nhỏ, đi xem cinéma, khi gần hết phim, nhạc nổi lên "tèn ten tén". Các vai chính thường xuất hiện cuối bộ phim với vẻ mặt thể hiện đoạn chót của sự tích đã "chớp". Ở hàng ghế hạng bét - thường là hạng 2 hào - và một số ở hạng trung, nhiều người xô ghế đứng dậy, để tỏ ra ta đây sâu sắc, không thèm xem đoạn cuối, cũng thừa biết nội dung. Hành vi tạo âm thanh ồn ào rất khó chịu. Về nhà các cụ hỏi: "Hôm nay cinéma chớp tích gì?". Hôm nay 23/ 7 / 2015 , nhằm mùng 8. 6 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn trả lời: "Hôm nay cinéma chớp tích 'Biển Đông dậy sóng'". Nó sắp đến hồi kết, bắt đầu từ tích "cắt cáp tàu Bình Minh", cho đến nay vào lúc sắp The en, phim chiếu cảnh Đô đốc Hoa Kỳ Swift ngồi tàu bay lượn vòng vòng trên biển Đông. Nhạc nổi lên "tèn ten tén"...lão Gàn ngồi hạng hai hào, gần sát màn ảnh, xô ghế đứng dậy ra về. Miệng nói to cho những người xung quanh nghe được, mục đích để ...thể hiện: "Phim chán bỏ mẹ! Tao biết ngay từ lúc đầu kịch bản phim, khi chiếu cảnh tàu Bình Minh bị cắt cáp". PS: Cuối năm nay, chậm là đầu năm tới rạp Ciné Lý học trình chiếu bộ phim "Canh bạc cuối cùng" tập II". Đặc biệt có dàn diễn viên mới nổi: Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016/ 2020 và toàn bộ chính phủ mới của Hoa Kỳ. Bộ phim do hãng "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", đang gấp rút hoàn thành những cảnh quay cuối cùng. Xin trân trọng kính mời.1 like
-
Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông Thứ Tư, 22/07/2015 - 14:10 Mỹ không trung lập khi xét đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông và sẽ hành động mạnh mẽ để bảo đảm rằng tất cả các bên đều tuân thủ luật – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tuyên bố ngày 21/7. >> Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc không có quyền áp đặt lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông >> Chuyên gia CSIS nói về hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”. Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói rõ rằng tính trung lập kia chỉ xét đến thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải là về cách thức giải quyết tranh chấp. Tàu sân bay USS George Washington lớp Nimizt hiện diện ở Biển Đông. (Ảnh: US Navy) Trong bài phát biểu đề dẫn tại cuộc hội thảo lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington ngày 21/7, ông Russel nói: “Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ… Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác”. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, Washington đang hối thúc các bên có tranh chấp ở Biển Đông tạo dựng bầu không khí và các điều kiện cần thiết để xử lý tranh chấp hòa bình, ngoại giao, đúng luật, dù có xuất hiện căng thẳng gần đây do một số hoạt động của Trung Quốc. Theo ông Russel, mấu chốt chính nằm ở việc hạ nhiệt căng thẳng, tạo ra không gian để theo đuổi đường hướng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình như thông qua đàm phán, cơ chế trọng tài. Vị quan chức ngoại giao Mỹ khuyến khích tất cả các bên dừng ngay các hoạt động đi ngược lại tinh thần này – ví như việc xây dựng “đảo nhân tạo”, xây dựng các công trình, quân sự hóa các cấu trúc đảo. Gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành xây “đảo nhân tạo” quy mô lớn ở Biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại. Ông Russel cũng cho biết, Ngoại trưởng John Kerry sẽ thúc đẩy bước tiến trên mặt trận này tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được tổ chức tại Malaysia trong tháng tới và nói rằng “đây là một ưu tiên quan trọng". Đề cập đến cách thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình qua đối thoại song phương, ông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận rất khó để theo đuổi tiến trình này với một bầu không khí như hiện nay. Dù không trực tiếp nhắc tới Trung Quốc, nhưng ông lưu ý các tuyên bố mang tính “đóng đinh” khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” sẽ làm cho đối thoại thêm khó khăn. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp xử lý thành công, ví như các tranh chấp giữa Indonesia và Philippines, Malaysia với Singapore, Bangladesh với Myanmar. Đề cập đến hướng xử lý thứ hai – cơ chế trọng tài, ông Russel đặc biệt lưu ý vụ Tòa trọng tài Quốc tế ở La Haye đang xem xét đơn Philippines khởi kiện Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, bất kể kết cục ra sao, Bắc Kinh và Manila đều phải tuân thủ phán quyết có tính ràng buộc của tòa, vì cả hai đều tham gia ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. “Tuân thủ luật pháp, cả Trung Quốc và Philippines đều phải có nghĩa vụ tuân thủ quyết định được đưa ra, dù có thích hay không” – ông Russel bình luận. Ông nói rằng Washington sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình theo những cách thức khác nhau: Tuân thủ các cam kết đồng minh, an ninh, trợ giúp có hiệu quả đối với các tổ chức tại khu vực, tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Trong phần cuối bài phát biểu, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khái quát: Mấu chốt không phải là các rạn đá, bãi cạn; vấn đề là luật lệ, là tình cảm láng giềng mà mọi người ai cũng muốn sống chung. Theo Hoài Thanh/The Diplomat/baotintuc.vn ===================== Để thực hiện mục tiêu chiến lược trong chiến tranh Lạnh, người Mỹ hy sinh cả Đài Loan, Bye bye cô em ra khỏi Liên hiệp Quốc; rút quân khỏi Việt Nam và bắt tay với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh hiện nay thì tầm nhìn rất tiểu tiết, "vơ bèo vạt tép". Chính vì vậy dẫn đến sai lầm có tính chiến lược và sẽ chẳng làm nên trò trống gì.1 like
-
Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây Thứ Ba, 21/07/2015 - 21:50 Dân trí Ngày 21/7, Ngân hàng phát triển mới (NDB) do nhóm 5 nước công nghiệp mới (BRICS) thành lập với số vốn 100 tỷ USD đã khai trương tại Thượng Hải, Trung Quốc. NDB được tin sẽ phá thế độc tôn của đồng USD cũng như giành quyền lực mềm của phương Tây. NDB ra đời dựa trên sáng kiến của nhóm 5 cường quốc công nghiệp mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hay còn gọi là nhóm BRICS. Trên trang web của mình, NDB đã khẳng định rõ ràng vị thế là “một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đang do Mỹ dẫn dắt”, và sẽ đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng và bền vững. Các lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ khai trương ngân hàng NDB (Ảnh: EPA) Với quy mô vốn được cấp 100 tỷ USD, trong đó lượng vốn góp năm đầu tiên là 50 tỷ USD chia đều cho 5 quốc gia, NDB được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, trong hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi đầu tháng 7, sẽ “minh chứng cho một hệ thống quan hệ quốc tế mới đa cực”, khẳng định ảnh hưởng ngày càng tăng của “những trung tâm quyền lực mới”. Theo cơ chế phân bổ quyền lực, Tổng giám đốc NDB, ông K. V. Kamath, người Ấn Độ sẽ giữ chức vụ này trong 5 năm đầu, conf Chủ tịch hội đồng thống đốc là người Nga, một chủ tịch hội đồng quản trị là người Brazil. Phá thế độc tôn của phương Tây BRICS ra đời trong bối cảnh Bắc Kinh đang muốn tìm kiếm vai trò lớn hơn trên sân khấu chính trị toàn cầu, sau những thành công về kinh tế khi vươn lên trở thành nền kinh tế số hai thế giới. Ngoài việc góp vốn vào NDB, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy hình thành Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Trong khi đó Nga, một trong những thành viên sáng lập NDB, đang phải đối diện với các lệnh trừng phạt của phương Tây, sau cuộc khủng hoảng Ukraine và gặp khó khăn trong huy động vốn từ thị trường quốc tế. Bộ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Lou Jiwei, đã “né” khi được hỏi về khả năng NDB cạnh tranh với WB hay IMF. “NDB sẽ bổ sung cho hệ thống tài chính quốc tế hiện có theo một cách lành mạnh và tìm kiếm những đổi mới trong mô hình quản trị”, ông Lou phát biểu trong lễ khai trương NDB tại Thượng Hải. Dù vậy, trong bài phân tích trên tờ Bưu điện Washington hồi năm ngoái, 2 phó giáo sư phát triển quốc tế Raj M. Desai và James Vreeland đến từ đại học Georgetown khẳng định, NDB ra đời chính từ thực tế các nước công nghiệp mới nổi đang có tiếng nói tại IMF và WB không tương xứng với sự phát triển của họ. Nhóm BRICS (hàng trước) đang muốn giành thêm "quyền lực mềm" từ tay phương Tây (Ảnh: Tass) Theo các học giả này, nhóm 5 nước BRICS đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu, trong khi chỉ được phân bổ 11% số phiếu biểu quyết tại IMF. Trong khi đó, các nước châu Âu được phân bổ tới 27,5% phiếu bầu dù chỉ đóng góp 18% GDP toàn cầu. Vị trí lãnh đạo IMF luôn thuộc về châu Âu, trong khi chủ tịch WB luôn do Tổng thống Mỹ đề bạt. Năm 2010, các nước đã thống nhất sẽ cải tổ, tăng gấp đôi lượng vốn đóng góp cho IMF, lên 720 tỷ USD, qua đó giúp các nước nghèo hơn có thêm 6% số phiếu biểu quyết. Tuy vậy đề xuất cải cách sau đó lại bị Quốc hội Mỹ bác bỏ. Đến nay kim ngạch mậu dịch Nam – Nam (giữa các nước ở Nam bán cầu) hiện đã cao hơn kim ngạch thương mại Bắc – Nam khoảng 2.200 tỷ USD. Brazil hiện có nhiều đại sứ quán tại châu Phi hơn cả Anh, còn Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi. Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển hy vọng ngân hàng của khối BRICS có thể thách thức vị thế độc tôn của WB và IMF trong các lĩnh vực như: tài trợ cho các dịch vụ cơ bản, hỗ trợ khẩn cấp, chính sách cho vay và tài trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. WB ước tính, nhu cầu đầu tư hạ tầng tại các nước đang phát triển cao hơn nguồn lực của các nước này khoảng 1000 tỷ USD. Các ngân hàng phát triển đa phương hiện có thể đáp ứng 40% khoản thiếu hụt này. Do đó, việc NDB nhắm tới việc phát triển điện năng, giao thông, viễn thông và nước sinh hoạt, nước thải là rất hữu ích. Dù vậy, NDB không phải liều thuốc chữa bách bệnh. Theo các nhà phân tích, quy mô ngân hàng này là khá nhỏ. Hai nhà phân tích Ben Steil và Dinah Walker đến từ Hội đồng quan nghệ đối ngoại tại Mỹ từng chỉ ra rằng số nợ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vay từ WB lên tới 66 tỷ USD, nhiều hơn cả vốn của NDB hiện nay. Tương tự, mặc dù các điều kiện vay vốn của IMF hay WB có thể đang quá ngặt nghèo, một phần lí do khiến các nước đang phát triển xem các định chế này là công cụ áp đặt ảnh hưởng của phương Tây, việc cho vay quá “thoáng” cũng không phải lựa chọn tốt của NDB. Trong tương lai gần, một điều có thể chắc chắn là NDB khó có khả năng thay thế IMF hay WB, bởi đây vẫn là những định chế đầy ảnh hưởng trong trật tự kinh tế thế giới. Do đó mối quan hệ giữa họ sẽ mang tính bổ trợ tốt hơn là đối đầu. Trong dài hạn, cuộc cạnh tranh giữa hai khối sẽ tăng lên và kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực giữa hai khối: các nước đang phát triển và các nước phát triển. Thanh Tùng Theo FT, WP, AFP ==================== 100 tỷ dollar! Khiếp nhỉ?! Ngân hàng này đã ra đời trong một hoàn cảnh không phù hợp với nó. Nó xuất phát từ một trí tưởng tượng và tham vọng, hơn là một nhận thức nhu cầu thực tế. Kết quả cuối cùng của ngân hàng này là sự phá sản. 100 tỷ dollar chỉ là số tiền dọa mấy bà ve chai thuộc diện xóa đói giảm nghèo và lão Gàn đang nợ như chúa Chổm. Nó chẳng là cái đinh gì so với nhu cầu của thế giới hiện đại. Chỉ một cái máy gia tốc hạt đủ để hết vốn của ngân hàng này. Thành lập ngân hàng quốc tế NDB là một sai lầm lớn có nguyên nhân từ một tầm nhìn hạn chế. Hãy chờ xem! Không quá 10 năm nữa cho sự khủng khoảng trong hoạt động của ngân hàng này.1 like
-
Báo Úc: Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc 21/07/2015 14:43 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua dự luật an ninh mới, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong bài viết trên tờ The Age (Úc) hôm nay 21.7, giáo sư Hugh White thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (Đại học Quốc gia Úc) nhận định rằng châu Á rất cần một Nhật Bản hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự trong bối cảnh tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa cho các nước châu Á. Sẽ không sai nếu để một Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong việc lãnh đạo khu vực, nhưng lại rất sai nếu để Trung Quốc thống trị châu Á, tác giả bài viết nhận định. Với riêng Nhật Bản, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể kéo theo căng thẳng gia tăng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Tokyo và Bắc Kinh. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát. Ngoài ra, tác giả bài báo cũng đặt câu hỏi liệu Washington có theo đuổi được lời hứa bảo vệ đồng minh và ủng hộ Nhật Bản như Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố hay không, nếu cuộc đối đầu với Trung Quốc tốn nhiều sức lực và tiền của của người dân Mỹ? Rủi ro sẽ rất cao nếu sự tốn kém đó quá lớn. “Cho dù Washington có nói gì thì thực tế Nhật Bản cũng sẽ bị bỏ rơi một mình để đối mặt với Trung Quốc. Điều này có nghĩa chính sách an ninh (được Mỹ bảo vệ) của Nhật Bản dù có tốt và kéo dài bao lâu thì sẽ không thể tiếp tục trong tương lai (với sự trỗi dậy của Trung Quốc)”, từ nhận định đó, giáo sư White cho rằng chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm kiếm một chiến lược mới. Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters Thủ tướng Abe đang thực hiện chiến lược song song: một mặt tiếp tục tăng cường liên minh với Mỹ, mặt khác hợp tác với những nước khác. Trong đó Úc, Ấn Độ hoặc các nước Đông Nam Á có triển vọng trở thành đối tác đáng tin cậy của Tokyo. Những nước này cũng muốn chống lại sức mạnh của Trung Quốc và kiềm chế tham vọng bá chủ của Bắc Kinh ở châu Á. Để thực hiện những điều này, Tokyo đã có những động thái gia tăng sức mạnh quân sự vốn lâu nay chỉ dựa vào Washington, như hợp pháp hóa sự hiện diện của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài, tham gia hoạt động quân sự và chuyển giao công nghệ quân sự cho nước khác… "Điều quan trọng mà tất cả chúng ta phải nhớ rằng Nhật Bản đang và sẽ vẫn là một cường quốc ở châu Á; châu Á nói chung không thể được ổn định trừ khi nước Nhật an toàn", giáo sư đại học Úc nhận xét. “Con đường tốt nhất của Nhật Bản là tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời góp phần xây dựng một tập thể lãnh đạo khu vực trong đó Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn những quốc gia còn lại. Đó sẽ là một di sản mà ông Abe có thể tự hào nếu Tokyo thành công”, giáo sư White kết luận. Minh Quang ================== Bây giờ người ta mới thấy Nhật Bản cần cho châu Á, chứ lão Gàn thì thấy cần từ lâu rùi! Đây chính là lý do mà vào năm 2011, khi tiên tri một trận động đất khủng sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Rất tiếc! Ý chí chủ quan của lão không cứu được nước Nhật thoát khỏi trận động đất này. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà Bắc Kinh mới lên gân, lên cốt vì ăn dưng cái siêu cướng thứ II thế giới, khi Nhật Bản xuống hạng vì động đất. Và cũng vì sự ngạo nghễ này, mà Bắc Kinh đã gây sự ở biển Đông, thể hiện bản chất tham vọng của họ. "Ba năm sau, Nhật Bản sẽ phục hồi lại và vươn lên mạnh mẽ. Nhật Bản sẽ trở lại vị trí siêu cường thế giới thứ II của họ" - Đó là lời tiên tri tiếp theo của lão Gàn, ngay sau khi trận động đất xảy ra. Và đến nay - "Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc" - là một hiệu ứng tất yếu có tính quy luật của lời tiên tri này. Trong "canh bạc cuối cùng", nước Nhật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không có nước Nhật, nước Mỹ không thể làm bá chủ thế giới. Nước Mỹ cần phải lưu ý điều này, để có sách lược thích hợp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão Gàn chỉ còn một hy vọng le lói cuối cùng, là: "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng một cuộc chiến. PS: Người Nhật cần lưu ý rằng: Nguồn gốc thật sự của dân tộc Nhật, chính là một bộ phận trong các dân tộc của nước Văn Lang xưa, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước.1 like
-
Tên lửa siêu thanh Trung Quốc đang thách thức Mỹ? Thứ Ba, 21/07/2015 - 08:52 Dân trí Chỉ trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành tới 4 cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh nỗ lực chế tạo các loại vũ khí tiên tiến và có thể sẽ thách thức vai trò thống lĩnh của Mỹ trong tương lai. Một trong các vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh gần đây của Trung Quốc (Ảnh: Errymath) Ông James Acton, đồng Giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie tại Washington, nhận định Trung Quốc đang ráo riết phát triển năng lực siêu thanh và có thể qua mặt Mỹ trong tương lai. “Theo tôi, những bằng chứng có được cho thấy mức độ phát triển tên lửa siêu thanh của Trung Quốc còn kém Mỹ khá nhiều vào thời điểm này. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận là họ có thể phát triển một cách nhanh chóng hơn và sự dẫn đầu của Mỹ không phải là vĩnh viễn”, ông James Acton cảnh báo. Chuyên gia này còn cho rằng ngay cả trong trường hợp Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong việc phát triển năng lực cực siêu thanh, thì những loại vũ khí cực siêu thanh của Trung Quốc vẫn tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nước Mỹ. “Không có phương thức kỹ thuật khả dĩ nào để phòng vệ những khu vực rộng lớn trước các loại vũ khí siêu thanh”, ông Action giải thích cho lập luận ở trên. Trong một năm rưỡi qua, Trung Quốc đã tiến hành tổng cộng 4 vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh tiên tiến, có vận tốc cao hơn 5 lần tốc độ âm thanh. Trong 4 lần thử nghiệm thì có một lần thất bại và vụ thử nghiệm gần đây nhất diễn ra hôm 9/6 vừa qua. Bắc Kinh tuyên bố việc thử nghiệm những tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và bay với tốc độ cao kỷ lục chỉ “thuần tuý có tính chất khoa học và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào”. Với các vụ thử nghiệm trên, Trung Quốc là nước thứ hai - sau Mỹ - tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trước khi bị phát hiện. Các vụ thử cũng sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa truyền thống và chiến lược của Trung Quốc. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đang ráo riết đẩy mạnh phát triển loại tên lửa có tốc độ lên tới 12.359 km/h này, thậm chí có thể còn nhanh hơn. Vũ Anh Theo NHK =================== Nước Mỹ sẽ không thể chờ đến lúc Bắc Kinh chế tạo thành công tên lửa siêu thanh bắn vào Hoa Kỳ, mới phát động chiến tranh. Bởi vậy, vấn đề chỉ còn là thời gian xảy ra vào lúc nào mà thôi. Tất nhiên là trừ năm nay. Tiếc thay! Gía như năm ngoái, một cuộc hội thảo quy mô hoành tráng về "Cội nguồn Việt sử vả văn minh Đông phương" được thực hiện, thì cục diện năm nay sẽ đổi khác! Âu cũng là cái số. Bây giờ thì muộn rồi, nên lão Gàn cũng nản.1 like
-
Đánh bom tự sát tại công viên Trung Quốc, 2 người chết Thứ Ba, 21/07/2015 - 11:02 Dân trí Một người đàn ông Trung Quốc đã tự kích hoạt khối thuốc nổ mang theo tại một công viên ở tỉnh Sơn Đông khiến bản thân và 1 người khác thiệt mạng, 24 người khác bị thương. Hình ảnh tại hiện trường vụ nổ. (Ảnh: China Daily) Theo Tân Hoa xã, vụ nổ xảy ra vào khoảng 20h34 tối 20/7 tại công viên Hồ Tây, huyện Thiền, thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn ĐôngVụ việc làm hai người chết, 24 người bị thương, trong đó có 3 người đang nguy kịch. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Weibo cho thấy cảnh sát phong tỏa xung quanh khu vực có nhiều mảnh vỡ, vài người bị thương nặng. Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, lực lượng cảnh sát và cứu hộ ngay lập tức tới hiện trường dập tắt đám cháy và đưa những người gặp nạn tới bệnh viện cấp cứu. Chinanews dẫn kết quả điều tra ban đầu cho biết nghi phạm là Giải Hưng Đường đã tử vong trong vụ nổ. Theo báo trên, nghi phạm Giải Hưng Đường (nam, sinh năm 1982) đang thất nghiệp và bị bệnh u gan cổ trướng. Mới đây bệnh tình tái phát khiến người này thần kinh không ổn định. Động cơ của nghi phạm vẫn đang được các nhà chức trách địa phương tiến hành điều tra. Cũng trong ngày hôm qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin cảnh sát nước này đã phá âm mưu đánh bom khủng bố tại một trung tâm mua sắm ở tỉnh Hà Bắc. Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đến từ thành phố Kashgar, khu tự trị Tân Cương, và từng được huấn luyện ở Syria. Một số hình ảnh tại hiện trường vụ nổ: Bạch Trúc- Hương Giang Theo Indianexpress ================ Mạnh Tử viết: "Khi người dân không sợ chết nữa, thì không thể đem cái chết ra dọa họ được". Không phải chủ nhân của Lý học Đông phương, nên họ không đủ trình độ để có một cuộc cải cách toàn diện các mối quan hệ xã hội.1 like
-
Trung Quốc giận dữ chuyện Tư lệnh Mỹ bay giám sát Biển Đông Thứ Ba, 21/07/2015 - 00:02 Dân trí Trung Quốc ngày 20/7 đã kêu gọi Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, truyền thông nhà nước đưa tin, sau khi một tư lệnh Hải quân Mỹ bay giám sát trên Biển Đông. Đô đốc Scott Swift trên một máy bay Poseidon của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy) Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 18/7 đã thực hiện chuyến bay mà hạm đội này gọi là một “sứ mệnh giám sát hàng hải kéo dài 7 giờ” qua Biển Đông trên một máy bay US P-8A Poseidon của Mỹ. Trang web của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa tin về chuyến bay giám sát, nhưng không cho biết ông Swift đã bay qua những khu vực nào của Biển Đông. Ông Swift cũng tới thăm Philippines, một đồng minh thân cận của Washington và là một trong vài nước vướng vào tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. Đáp trả các động thái trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ “hành động thêm để thúc đẩy hòa bình và sự ổn định trong khu vực, chứ không phải điều ngược lại”. “Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thêm trong một tuyên bố được Thời báo Hoàn cầu đăng tải. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. Philippines đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Tuần trước, Manila cho biết sẽ mở lại một căn cứ hải quân của Mỹ gần Biển Đông, vốn bị đóng cửa hơn 20 năm trước. An Bình Theo AFP =================== Hì! Hài thật! Hề Xuân Hinh gọi bằng cụ! Bây giờ hãng thông tấn Convico (Con vịt cồ), phỏng vấn đô đốc S. Swift thì ông ta vẫn phán chắc nịch rằng: "Hoa Kỳ không đứng về phía nào trên bể Đông". Nhưng hành động của ông ta nhằm bảo vệ tự do hàng hải. Hì! Điếu mựa! Bắc Kinh đang bị Hoa Kỳ cho vào làm xiếc! Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn. Bây giờ mới thấy con ngoáo ộp thực sự. Này! Thưa ngài Thường Vạn Toàn - Lão gàn kiên quyết bảo vệ hòa bình thế giới đấy! Hì. Nhưng mừ nếu có chiến tranh thì đừng lôi lão ra bắt đền nhé. Hì.1 like
-
Báo Hồng Kông lại kích động Trung Quốc lặp lại "bài học 1979" Hồng Thủy 20/07/15 14:52 Thảo luận (0) (GDVN) - Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu. Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp người đồng cấp Campuchia Tea Banh, ảnh: Mod.gov.cn Tờ Phương Đông thuộc Tập đoàn Báo chí Phương Đông, Hồng Kông ngày 19/7 đăng bài bình luận của Phùng Hải Văn, một bình luận viên thời sự khá có tiếng của hãng này kích động Trung Quốc lôi kéo Campuchia chống phá Việt Nam. Phùng Hải Văn cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu sang Trung Quốc đúng thời điểm này là một động thái rất đáng chú ý. Hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 80%, chỉ hơn 20% đang tiếp tục. Phùng Hải Văn tuyên truyền kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, xuyên tạc lịch sử: "Xét về thực lực quân sự mà nói, Campuchia căn bản không phải đối thủ của Việt Nam, do đó mới phải cầu viện nước lớn cũng là điều bình thường. Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh nhất của Campchia, năm xưa Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công (xâm lược toàn tuyến) biên giới Việt Nam cũng là vì mục đích ngăn chặn Việt Nam 'thôn tính' Campuchia"?!. Thái độ hằn học, chống phá Việt Nam quyết liệt của những tay "hỏa lực mồm" như Phùng Hải Văn không có gì lạ bởi nó được tiêm nhiễm hàng ngày từ chính luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử của truyền thông Trung Quốc về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 và kéo dài mãi đến năm 1990. Một trong những nguyên nhân chính khiến Đặng Tiểu Bình quyết "dạy cho đồng chí, anh em một bài học" là để hỗ trợ cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn, giật dây chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam. Người Việt Nam sẽ không thể quên bài học mà Đặng Tiểu Bình đã "dạy". Ảnh: SCMP. Vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam lại phải gồng mình giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ và đảm bảo an ninh cho chính mình ở biên giới Tây Nam đất nước, vừa phải đánh trả cánh quân xâm lược hùng hổ từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến này đến nay vẫn còn ám ảnh không ít gia đình Việt Nam cũng như những người lính Trung Quốc bị chính Đặng Tiểu Bình lừa gạt đẩy vào chỗ hòn tên mũi đạn với cái cớ lừa phỉnh: "phản kích tự vệ". Đã không rút được bài học xương máu từ quá khứ, Phùng Hải Văn và một bộ phận truyền thông Hoa ngữ lại đang kích động chiến tranh, lấy xương máu của chính con em người dân Trung Quốc lương thiện ra làm trò đùa, vật thí nghiệm cho tư tưởng bành trướng đại Hán là một việc làm trời không dung, đất không tha, chỉ đẩy dân tộc họ đến chỗ thân bại danh liệt, núi xương sông máu hao tổn vô ích mà thôi. Phùng Hải Văn kích động tiếp: "Do đó lần này đoàn đại biểu quân đội Campuchia mới sang Trung Quốc cầu viện, hy vọng Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Campuchia để cân bằng với (cái gọi là) áp lực từ Việt Nam. Đối với Trung Quốc mà nói, mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là một cơ hội (?!). Một mặt Campuchia là đồng minh chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mấy lần ra tay giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông được Việt Nam hoặc Philippines đưa ra ASEAN bàn bạc, Campuchia đều gạt đi, chống lại các đề nghị từ Việt Nam và Philippines. Có thể nói nếu không có bàn tay của Campuchia ở ASEAN, Trung Quốc rất có khả năng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông. Do đó để có đi có lại, Trung Quốc nên giúp Campuchia cũng là chuyện đương nhiên"?! Phùng Hải Văn kích động. "Mặt khác, giúp Campuchia cũng là cách Trung Quốc chống lại (cái gọi là) bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á và cân bằng với sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Vài năm gần đây Việt Nam liên tục hoan nghênh Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, hai bên ngày càng tiến lại gần nhau, đặc biệt là sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm lịch sử chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Mỹ không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng vẫn đang bị một số người xem như cái cớ để cổ súy chiến tranh, chống phá Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đối với vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia lần này, Trung Quốc hoàn toàn có thể động thủ trói chặt chân tay Việt Nam từ bên sườn Tây Nam, buộc họ trông chỗ này thì mất chỗ nọ", một âm mưu can thiệp tàn độc mà Phùng Hải Văn xúi giục Trung Nam Hải. Bàn tay can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia không phải dư luận không nhìn ra. Các học giả quốc tế đã nhìn thấy điều này, nhưng nói sổ toẹt ra như Phùng Hải Văn cùng với những luận điệu chống phá điên cuồng nhằm vào Việt Nam thì quả thực chưa từng có. Không cần phải đợi đến khi những hỏa lực mồm như Phùng Hải Văn dọa nạt người Việt mới cảnh giác. Với những bài học xương máu trong lịch sử về bảo vệ biên cương, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cảnh giác đã có sẵn trong huyết quản của mỗi người con đất Việt. Cách đây không lâu, ông Trương Cao Lệ, một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc khi thăm Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi hai nước giảm thiểu bất đồng, tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Mặc dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động bành trướng bất hợp pháp ngoài 7 bãi đá họ xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 ở Trường Sa và nay đã trở thành các đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép. Ông Lệ cũng nhắc đến tình đồng chí anh em, sự tương đồng về chính trị giữa hai nước là "rất quan trọng" đối với quan hệ song phương. Nhưng nếu Trung Quốc không có những bước đi thiện chí xuống thang trong thực tế mà lại tiếp tục giương đông kích tây, tìm cách chống phá Việt Nam thì bản chất bành trướng ngày càng bại lộ. Mặc dù về mặt ngôn từ ngoại giao, truyền thông nhà nước Trung Quốc hết lời ca ngợi chuyến đi này cũng như muốn củng cố quan hệ giữa hai nước, nhưng xã luận trên Tân Hoa Xã ngày 16/7 vẫn "thòng" vào những luận điệu đầy ẩn ý: tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?! Còn một tờ báo khác của người Trung Quốc ở hải ngoại, tờ Đa Chiều ngày 17/7 thì nói thẳng ra rằng, ông Trương Cao Lệ vội vã sang Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Mỹ là để "thăm dò thực hư". Người Việt Nam không muốn chiến tranh bởi đã từng phải gánh chịu quá nhiều đau khổ vì bom đạn chiến tranh. Nhưng khi cần người Việt sẽ bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá. Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu cho những mưu đồ chính trị đen tối, tham vọng bành trướng, vị kỷ hẹp hòi của các thế lực muốn xâm phạm bờ cõi Việt Nam hay thò tay can thiệp, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng gây bất ổn đối với Việt Nam - PV. Hồng Thủy ============== Híc! Những tưởng với cú ngoại giao xuyên Thái Bình Dương đủ làm cho Bắc Kinh tỉnh ngộ. Hóa ra vưỡn "chứng nào, tật đấy". Sai lầm chồng chất sai lầm. Thấy cũng tội nghiệp! Nhưng chính họ tự đưa mình vào chỗ hiểm nghèo thì cũng chịu chứ biết làm sao bây giờ?! Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. Tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông thực chất chả là cái đinh gì với môi trường chính trị của Trung Quốc cả. Nhưng nói thấy ghét. Liệu cái thần hồn! Họa chính từ đây mà ra cho các người. Chỉ cuối năm nay thôi. Hồng Kông chuẩn bị có những cơn địa chấn chính trị lớn. Hãy chờ xem!1 like
-
Viễn cảnh cuộc đụng độ "ác mộng" không kém Mỹ-TQ trên Biển Đông Đức Huy | 17/07/2015 14:36 Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant Với các nước châu Á - TBD, giao tranh Mỹ-Trung trên Biển Đông thật sự là một viễn cảnh ác mộng; nhưng một cuộc đụng độ khác cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề không kém cho khu vực. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia Darshana Baruah thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược ORF (Ấn Độ) nhận định, diễn biến trên Biển Đông hiện nay có mối liên hệ mật thiết với lợi ích quốc gia cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực. Từ trước đến nay, New Delhi vẫn áp dụng chính sách giữ khoảng cách và tránh trình bày quan điểm trực tiếp về các vấn để thế giới nổi cộm như Biển Đông, mà thay vào đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, theo bà Baruah, có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang "mạnh dạn" hơn. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi đã biến chính sách đối ngoại "Nhìn sang phía Đông" trở thành "Hành động ở phía Đông". Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Modi. Ảnh: AP Ấn Độ - một thế lực "đảm bảo an ninh đáng tin cậy" Cụ thể, ông Modi đã có những phát biểu thẳng thắn về sự cần thiết của việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, kí kết hiệp ước tầm nhìn chiến lược chung với Mỹ tại châu Á - TBD, cũng như đàm phán với các đối tác trong khu vực để cải thiện hợp tác quân sự, đặc biệt là trên biển. Theo bà Baruah, chính phủ Modi đã nhìn ra tầm quan trọng của Biển Đông trong mối quan hệ chiến lược của Ấn Độ với các nước phía Đông. Và để đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các quốc gia này, Ấn Độ phải cho thấy hình ảnh một thế lực có khả năng đảm bảo an ninh khu vực. Trước mắt, Ấn Độ đã phần nào thể hiện được vai trò này với việc công khai bày tỏ quan ngại trước tình hình Biển Đông thay vì những phát biểu vòng vo, bóng gió. Bà Baruah nhận định, tâm thế mới của Ấn Độ trong vấn đề an ninh hàng hải châu Á-TBD có thể coi là biểu hiện của việc nước này đã sẵn sàng linh động trong chính sách trung lập hoàn toàn của mình khi cần. Với sự nổi lên đi kèm mưu đồ bành trướng sang Ấn Độ Dương của Trung Quốc, Ấn Độ giờ đây đã nhận ra họ cần liên minh với các đối tác chiến lược trong khu vực trước những diễn biến phức tạp trong mô hình an ninh Thái Bình - Ấn Độ Dương. Ngoài ra, ngay tại "sân nhà" của mình, Ấn Độ cũng gặp phải không ít rắc rối dọc biên giới với Trung Quốc. New Delhi cũng tỏ rõ sự lo ngại khi Trung Quốc bắt đầu "nhúng tay" vào Ấn Độ Dương. Theo bà Baruah, sự ngang ngược của Bắc Kinh thể hiện ở chỗ dù một mặt cảnh cáo Ấn Độ ngừng hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn bảo vệ hành lang kinh tế của mình với Pakistan. Một diễn biến có thể ảnh hưởng tới an ninh hàng hải Ấn Độ Dương trong tương lai là việc tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan năm nay cũng như Sri Lanka năm ngoái, như một lời cảnh cáo của Bắc Kinh rằng Ấn Độ không nên coi Ấn Độ Dương như "sân sau" của mình. Tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan vào năm nay và Sri Lanka trong năm ngoái. Ảnh: Reuters Có thể khẳng định, sự hiện diện của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương giờ không còn là một "khả năng" nữa, mà đã là thực tế. Với Ấn Độ, thách thức trước mắt là điều tiết diễn biến "lành ít dữ nhiều" này đồng thời đảm bảo lợi ích chiến lược của mình trong khu vực. Ấn Độ Dương đã, đang, và sẽ luôn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của New Delhi, và sự hiện diện ngày một rõ rệt của Trung Quốc rõ ràng sẽ là thách thức đối với trật tự an ninh hiện nay tại khu vực này. Xung đột với Trung Quốc Ấn Độ và Trung Quốc từ trước đến nay luôn "hục hặc" xung quanh các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nay những xung đột này đã lan sang cả lãnh hải. An ninh hàng hải Ấn Độ Dương sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu hai "gã khồng lồ" châu Á này không thể kiểm soát xung đột. Thông điệp của Trung Quốc đã quá rõ ràng: Bắc Kinh muốn trở thành một siêu cường, và sẽ tăng cường hiện diện trên các vùng biển ở châu Á và xa hơn nữa để đạt được tham vọng đó. Nếu Thái Bình Dương đã không yên, thì Ấn Độ Dương bất ổn chỉ còn là vấn đề thời gian. Theo bà Baruah, Ấn Độ đã tính toán sai lầm khi không cử Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Manohar Parrikar, tới tham gia Đối thoại Shangri-La 2015, qua đó mất đi cơ hội đóng góp tiếng nói vào các vấn đề an ninh khu vực. Sự có mặt của Parrikar cũng như những tương tác của ông với đại diện các nước tham gia Shangri-La đáng lẽ ra đã có thể giúp New Delhi khẳng định thông điệp rằng Ấn Độ sẵn sàng đảm đương trách nhiệm và đóng góp phần mình vào tiến trình gìn giữ an ninh khu vực. Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Carnegie Douglas Paal Hợp tác chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông là mục tiêu lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ của Mỹ. Đó đơn giản là kêu gọi bạn bè và đồng minh tham gia bảo vệ trật tự thế giới. Những gì đã được thiết lập tại Tây Thái Bình Dương suốt hơn 70 năm qua cần được gìn giữ, và người Ấn Độ có thể đóng góp một phần trong tiến trình đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, ngoài thiếu sót nói trên, Ấn Độ vẫn đang đẩy mạnh quan hệ song phương với các quốc gia ASEAN. New Delhi đã nhận ra sự cần thiết của việc hợp tác đa phương trong việc ổn định an ninh khu vực. Ông Modi đã nhắc đến việc khôi phục lại cuộc tập trận Bộ Tứ (Quad) cùng Mỹ, Australia, và Nhật Bản. Nhật Bản lần đầu tiên sau 8 năm sẽ trở lại tham gia tập trận Malabar cùng Mỹ và Ấn Độ. Ấn Độ và Australia cũng sẽ tập trận trên biển lần đầu tiên vào tháng 10 tới. Ngoài ra, New Delhi đã tính đến việc tăng cường hợp tác quân sự trên biển với Indonesia. Ấn Độ cũng là chủ nhà của cuộc họp ba bên cấp Ngoại trưởng với Nhật Bản và Australia vào tháng 6 vừa qua. Theo bà Baruah, chia sẻ trách nhiệm là phương án tiếp cận tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, và Ấn Độ đang cho thấy họ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong đảm bảo an ninh khu vực. Có nhiều lý do để New Delhi tiếp tục nâng cao vai trò của mình — việc quá cẩn trọng với Trung Quốc như những gì họ đã thể hiện sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh một "quốc gia đảm bảo an ninh đáng tin cậy" mà Ấn Độ mong muốn. Tóm lại, để làm được điều này, bà Baruah nhấn mạnh New Delhi cần phải có những bước đi thường xuyên và công khai hơn, dù là lời nói mang ý nghĩa biểu tượng hay những hành động thực chất. Ấn Độ hoàn toàn có thể làm được điều đó mà vẫn tránh được "thất sách"— một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc, viễn cảnh không hề có lợi cho cả hai bên tham gia và cũng là "ác mộng" đối với toàn thể khu vực châu Á-TBD. Kim Jong Un công khai thách thức Bắc Kinh, lộ rõ mâu thuẫn theo Đại Lộ ===================== Cô gái Ấn Độ đã bước vào sòng bài để tham gia "Canh bạc cuối cùng". Lão Gàn khuyên cô gái Ấn Độ hãy ngồi xuống chiếu bạc đi, còn e thẹn gì nữa. Tiền bạc rủng rỉnh, phải chịu chơi một tý chứ! Cho dù cô gái Ấn Độ không "canh ty" với ai, một mình một tụ thì cũng cần thể hiện sự có mặt của mình trong canh bạc quốc tế này chứ nhỉ! Hì! Thượng Đế chưa quyết đinh em nào mần cái bá chửi thế giới này. Chỉ một trận động đất; hoặc một quả thiên thạch đủ nặng là sang phim - The en.1 like
-
Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn? Hồng Thủy 17/07/15 07:30 Thảo luận (0) (GDVN) - “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận. "Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định" Học giả Nga: Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông Ông Trương Cao Lệ, ảnh: CNN. Ông Tập Cận Bình và Obama có thể cùng thăm Việt Nam năm nay Liêu Vọng, một tạp chí của Tân Hoa Xã dẫn nguồn tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 16/7 cho hay, chuyến thăm Việt Nam 3 ngày bắt đầu từ Thứ Năm 16/7 của ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc có thể là hoạt động dọn đường cho ông Tập Cận Bình công du Việt Nam trong năm nay. Nguồn tin từ giới ngoại giao Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng, ông Trương Cao Lệ đi Việt Nam là để nhằm “dọn đường cho chuyến thăm cấp cao”, củng cố quan hệ truyền thống hữu nghị, tăng cường trao đổi liên lạc giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giao lưu thiết thực. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ông Bình đã nhận lời. Có nguồn tin nói rằng chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Thông thường người đi tiền trạm cho ông Bình mỗi lần xuất ngoại sẽ là Ngoại trưởng Vương Nghị hoặc Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì. Cả hai ông Vương Nghị và Dương Khiết Trì đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Việc một trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc được cử đi tiền trạm cho thấy Bắc Kinh coi trọng chuyến đi này, Liêu Vọng lưu ý. Nguồn tin nói rằng lựa chọn ông Trương Cao Lệ đi tiền trạm là do “đặc thù của quan hệ Việt – Trung”, hai nước không chỉ là láng giềng mà còn là “anh em đồng chí chung lý tưởng, chế độ”, mặc dù lịch sử cũng có những giai đoạn xung đột kịch liệt. Vài năm trở lại đây vì vấn đề Biển Đông, hai bên đã có “một số khác biệt”. Hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khiến tâm lý phản đối Trung Quốc (bành trướng) gia tăng trong người dân Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại vừa thực hiện chuyến thăm lịch sử sang Hoa Kỳ, Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề chính của hợp tác Việt – Mỹ, Liêu Vọng nói. Về quan hệ Mỹ - Việt và khả năng ông Obama thăm Việt Nam, học giả Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Ngoại giao – quốc phòng Nga ngày 16/7 bình luận trên tờ Ria Novosti, Tổng thống Mỹ Barack Obama rất cần một “chiến thắng đối ngoại trước khi đi vào lịch sử”, khép lại 2 nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng. Trong khi các vấn đề quốc tế hiện nay như Syria, Trung Đông, khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết được trong ngắn hạn, những thành tựu đối ngoại đạt được trong quan hệ với Cuba, Việt Nam và giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đã trở thành “tư lương” cho ông Obama rời Nhà Trắng, tạo tiền đề cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tới. Trước đó đã có những nguồn tin, bình luận cho biết, ông Obama có thể thăm Việt Nam cuối năm nay. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng Tư vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã. Ông Trương Cao Lệ sẽ trình bày lập trường về trục Mỹ - Việt – Trung khi thăm Việt Nam? Liêu Vọng cho hay, Khang Lâm, một thành viên Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập cho rằng, việc Trung Quốc phái ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam thời điểm này cho thấy Bắc Kinh “coi trọng” quan hệ với Việt Nam và muốn “củng cố hữu nghị”. Chuyến đi này, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông. Cuối năm nay ông Tập Cận Bình cũng lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ, Khang Lâm cho rằng ông Lệ sẽ trình bày với phía Việt Nam về lập trường của Bắc Kinh trong trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung cũng như những phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ gần đây. “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận. Tờ Channel News Asia của Singapore ngày 16/7 cũng lưu ý rằng, việc ông Trương Cao Lệ đi thăm Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ là “có hàm ý”. Quan hệ Việt – Mỹ phát triển hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai nước Bình luận về tam giác Mỹ - Việt – Trung, ngày 10/7 học giả Alexei Maslov từ khoa Nghiên cứu Phương Đông đại học Kinh tế nói với Ria Novosti, việc tái lập quan hệ với Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chính sách mới của Hoa Kỳ. Đặc biệt hai nước đã nhất trí tăng cường số lượng các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau, mở rộng tham vấn song phương, thúc đẩy hợp tác trong đàm phán ký kết TPP. “Điều này cũng có lợi đối với Việt Nam hiện nay bởi sức ép quá mạnh từ Trung Quốc cả về tài chính lẫn quân sự, cũng như vấn đề Biển Đông. Việt Nam đang tìm kiếm các đối tác mới. Một sự xích lại gần với Hoa Kỳ lúc này gần như không có rủi ro. Khối lượng thương mại Mỹ - Việt đã đạt gần 38 tỉ USD (năm 2014), lớn hơn rất nhiều lần kim ngạch thương mại Nga – Việt”, ông Alexei Maslov bình luận. Ông cũng nhận định rằng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang quan tâm tìm cách cân bằng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam cũng rất quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới và xử lý khá tốt những mâu thuẫn trong quan hệ với 2 cường quốc Đông – Tây này để ổn định tình hình. Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Ảnh: Zimbio. Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào hoạt động hỗ trợ đào tạo cho các chuyên gia lĩnh vực công nghệ mới đang phát triển ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sản xuất ở Việt Nam sẽ rẻ hơn ở Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc. Về mặt quốc phòng, hai bên đã ký kết một số văn bản bao gồm tầm nhìn hợp tác quân sự song phương có thể bao gồm việc Việt Nam mua các thiết bị, công nghệ quân sự Mỹ cho quân đội. Đó là nội dung rất đáng chú ý ngoài hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, ông Alexei Maslov bình luận. Trục Mỹ-Việt-Trung bước vào giai đoạn 3 của một chu kỳ Đó là bình luận của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore trên trang Diễn đàn Đông Á ngày 8/7 vừa qua xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung với chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo Tiến sĩ Hiệp, các động lực bên trong tam giác chiến lược Mỹ - Việt – Trung đang bước vào giai đoạn thứ 3 của một chu kỳ. Những năm 1950 – 1960 Việt Nam và Trung Quốc bắt tay chống Mỹ. Trong những năm 1970 - 1980 Trung Quốc đứng về phía Hoa Kỳ chống Việt Nam. Bây giờ “thủy triều thời cuộc” đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau khi cả hai cùng đôi mặt với một Trung Quốc (bành trướng) đang lên. Trung Quốc không nên đổ lỗi cho các nước khác mà họ gọi là “các thế lực thù địch” trong khu vực. Hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) chính là chất xúc tác cho tất cả những biến đổi chiến lược. Chính Trung Quốc phải là người khắc phục những căng thẳng gia tăng do chính họ gây ra. Trong lúc chờ đợi, sự leo thang hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm xuống trong tương lai gần, những hoạt động xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, dù Bắc Kinh phật ý. Hồng Thủy ===================== Hì! Cái này Phoengshui Lạc Việt gọi là "Tâm" của đối tượng khảo sát. Tức là nơi cân bằng mọi lực tương tác nói theo Phong Thủy Lạc Việt. Nói theo "pha học hiện đại" thì Việt Nam đang ở vị trí của "một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, có thể gây ra bão ở Thái Bình Dương". Ka! Ka! Ka! Về chính chị, chính em, lão không wan tâm. Nhưng lão sẽ đánh giá hai siêu cường này qua việc nước nào ủng hộ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là một bí mật sâu thẳm của quá khứ, trong thời gian chiến tranh Lạnh của đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Cho nên, nước nào giải tỏa được bí ẩn này, chính là quốc gia thành thật nhất trong quan hệ với Việt tộc. Lão phát biểu nhân danh cá nhân và nhân danh Việt sử trái gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Nếu các người không chấp nhận điều kiện này với cá nhân lão Gàn thì lão Gàn sẽ khoanh tay đứng nhìn.1 like
-
Hay nói cách khác: Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra một chút nhượng bộ Trung Quốc thì không khác gì nhường ngôi bá chủ thế giới cho họ, ngay cả lúc Trung Quốc suy sụp về kinh tế. Tuy nhiên, hôm nay - vào thời điểm này - lão Gàn muốn nói rõ thêm rằng: Nước Mỹ cần xác định công khai rằng họ sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ở Tây Thái Bình Dương, dùng mọi biện pháp, kể cả sức mạnh quân sự để bảo đảm những công ước và luật pháp quốc tế được thực thi, nếu có một nước, hoặc một tổ chức nào đó nào đó (Cướp biển chẳng hạn), xâm phạm các công ước và luật pháp quốc tế này. Quân đội Mỹ tuyên bố trở lại Nhật Bản 17/07/2015 09:29 GMT+7 TTO - Chính quyền Washington tuyên bố lực lượng quân sự nước này sẽ trở lại các căn cứ quân sự gần Tokyo và dự định gửi thêm quân đội trong thời gian tới. Bệnh viện quân y đang được xây dựng tại căn cứ Zama nhằm phục vụ kế hoạch trở lại Nhật Bản của quân đội Mỹ - Ảnh: Stars and Stripes Tờ Stars and Stripes ngày 16-7 dẫn lời người phát ngôn quân đội Mỹ Kevin Toner cho biết quân đội nước này sẽ trở lại các khu vực mà họ từng chiếm đóng ở Nhật Bản trước đây, gồm 17ha tại căn cứ quân sự Sagami và một vài cứ điểm khác. Chính phủ hai nước từng có thỏa thuận về việc trở lại này vào năm 2006. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hiện thực hóa sau khi Hạ viện Nhật thông qua dự luật mở rộng quân đội. Trong trường hợp khẩn cấp, quân đội Mỹ sẽ có quyền sử dụng toàn bộ diện tích 35ha tại Sagami cho các hoạt động quân sự để hỗ trợ Nhật Bản theo như quy định trong Hiệp ước An ninh chung. Tại căn cứ đóng quân Zama - trụ sở liên quân Nhật - Mỹ, chính phủ hai nước cũng đã thỏa thuận xây dựng một bệnh viện và căn cứ đóng quân cho Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSD). Ngoài ra, Nhật còn kêu gọi quân đội Mỹ trở lại một vài căn cứ khác, gồm hàng ngàn mẫu đất trên Okinawa. Nơi này được dự kiến bỏ trống sau khi quân đội tại căn cứ không quân và hải quân Futenma chuyển sang Guam. Không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, quân đội Mỹ còn đang chuẩn bị trở lại một số căn cứ quân sự khác tại Hàn Quốc, bao gồm phần lớn khu vực đồn trú ở Seoul để hỗ trợ cho căn cứ Humphreys. Những động thái trên cho thấy Chính phủ Mỹ đang ngày càng nỗ lực củng cố cam kết an ninh với đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương của mình. HẢI YẾN ========== Cứ y như trong kinh. Can tội làm ngoáo ộp dọa Lão Gàn. Bây giờ con ngoáo ộp này mới thực sự là ngoáo ộp. Ai thắng, ai thua chưa bít. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Nhưng tất cả sẽ bị giăng miểng không ít thì nhìu. Bi wờ nàm siu? Mún gì cứ nói, lão sẽ xét! Thấy đẳng cấp chém gió thượng thừa của lão Gàn chưa!Hì!1 like
-
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật tuyên bố sẽ tuần tra Biển Đông 17/07/2015 08:13 (TNO) Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano đánh giá Trung Quốc sẽ tăng cường hành động tại Biển Đông nên có thể Tokyo sẽ thực hiện các cuộc tuần tra giám sát tại vùng biển này trong tương lai. Nhật Bản có thể sẽ tuần tra tại Biển Đông trong tương lai - Ảnh: Reuters Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho biết đã có các cuộc nói chuyện về việc Nhật Bản tuần tra tại Biển Đông, bao gồm các hoạt động chống tàu ngầm, theo Reuters ngày 17.7. Đô đốc Nhật Bản nói vấn đề này sẽ được cân nhắc tùy thuộc vào tình hình. Đô đốc Kawano trước đó đã gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey và thảo luận về việc hoàn thành các chương trình quốc phòng song phương được thỏa thuận trong năm nay. Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trái phép, bao gồm gần hết Biển Đông và cấp tập xây dựng các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động này gây ra các chỉ trích từ các nước láng giềng lẫn Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc cũng có những tranh cãi về chủ quyền với Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm phát triển năng lực của hải quân. Đô đốc Kawano nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn hơn và tìm cách mở rộng các hành động. “Theo dự cảm của tôi thì chiều hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và Trung Quốc sẽ đi xa hơn đến các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Vì vậy tôi tin rằng tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn”, Tổng tham mưu trưởng Kawano nói. Đô đốc Kawano cho biết số lượng máy bay Nhật Bản cất cánh nhằm ngăn cản các hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật vào năm ngoái tương đương mức độ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Tổng tham mưu trưởng Nhật Bản đưa ra những bình luận trên sau khi Hạ viện Nhật Bản ngày 16.7 thông qua dự luật an ninh mới cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Dự luật này được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra và đã chịu nhiều phản đối, tuy nhiên Đô đốc Kawano cho biết ông tự tin về việc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ giành được lòng tin của người dân. Bảo Vinh ================== Trong các chuyện lịch sử của cả Việt lẫn Tàu, có nhiều chỗ miêu tả quân bên này xúm xít chửi quân bên kia. Mục đích làm cho quân bên kia tức lên , xông ra đánh nhau thế là bụp. Cũng có những vị tướng điếc luôn, không ra đánh. Tất nhiên đó là chuyện thời Trung cổ. Còn thời nay thì "zdăng miêng" hơn, đem tàu thủy lượn lờ bên cạnh các hòn đảo, hoặc căn cứ quân sự đối phương. Nhưng nếu đối phương cứ lỳ ra đấy và gửi công hàm ngoại giao phản đối thì huề à? Làm gì có chuyện đó nhể! Bởi vậy lão Gàn lưu ý rằng: Sang năm 2016 là năm kỷ niệm 100 năm ngày bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ I. Và đây là "Canh bạc cuối cùng" cho sự hội nhập toàn cầu, quyết định ai sẽ là bá chủ thế giới để nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển, hay sụp đổ. Việt sử 5000 năm văn hiến có được công nhận tầm quốc tế ngay bây giờ thì cũng đã muộn rồi. Nó chỉ có thể cứu vãn được phần nào mà thôi. Đúng là kết quả của những tầm nhìn hạn chế.1 like
-
Giấc mơ Trung Hoa đang dần sụp đổ? (Tài chính) - Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là việc Trung Quốc đang dần sụp đổ. Chứng khoán Trung Quốc: Những nỗ lực 'giải cứu' thất bại Nỗi lòng người dân Trung Quốc chơi chứng khoán Trước đây hầu hết các quốc gia khác đều nhìn nhận Trung Quốc như một “kỳ phùng địch thủ” của Mỹ trên mọi mặt trận. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, trong một tương lai gần, đất nước Trung Hoa này sẽ vượt mặt đế quốc Mỹ, vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới. Tuy nhiên, đà lao dốc không phanh trên thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ nền kinh tế nước này chìm sâu trong một màu xám ảm đạm, nỗ lực cứu vãn tình thế của Chính phủ nước này lao vào ngõ cụt khi không nhận được sự đồng tình của người dân đã khiến tình trạng thêm phần nguy cấp. Và dường như giấc mơ của người Trung Hoa đang dần lụi tàn. Giấc mơ Trung Hoa sụp đổ Chỉ số Shanghai Composite Index tăng vọt 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12.6 vừa qua đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Đà lao dốc không phanh ngay sau đó khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay đã phải ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh. Và trước khi đà sụt giảm chấm dứt vào thứ 5 tuần trước, sàn Thượng Hải đã xoá sạch những gì kiếm được từ 3 tháng trước đó. Một nhà đầu tư chứng khoán nhìn chằm chẳm vào bảng điện tử theo dõi chỉ số. Ảnh được chụp vào ngày 10.7 tại Thượng Hải (Nguồn: Reuters/Aly Song) Có thể nói, đà sụt giảm ập đến bất ngờ trên sàn chứng khoán Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao, các tỷ phú trong và ngoài nước mất trắng hàng chục tỷ đồng, hơn 3.200 tỷ đô la “bốc hơi” chỉ trong ba tuần trên thị trường chứng khoán. Hàng loạt biện pháp của giới chức nước này đưa ra nhằm giải cứu thị trường như nỗ lực mua vào cổ phiếu, tung ra gói kích thích kinh tế mới, huỷ các thương vụ IPO, phá giá đồng nội tệ,… đều gặp thất bại bởi không nhận được sự tin tưởng từ người dân. Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực chống chọi, cố gắng vượt qua cú sốc này thì cả thế giới lại chưa hết bàng hoàng trước biến động nặng nề đến từ đất nước Trung Hoa. Trung Quốc đáng lo hơn Hy Lạp Thậm chí, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng Trung Quốc đáng nguy hơn đất nước mới vỡ nợ, Hy Lạp. Bởi nếu Trung Quốc đột nhiên bị một cú huých mạnh thì các nền kinh tế từ gần đến xa sẽ bị tàn phá nặng nề. Liệu có đáng sợ? Đà sụt giảm 30% của thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nguy cấp. Giới chức nước này quan ngại đất nước sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, mất đi trật tự xã hội. Bởi một khi người Trung Quốc cảm thấy những kế hoạch của Chính phủ đưa ra nhằm cứu vãn tình thế nhưng lại không mang về bất cứ lợi ích gì cho mình, họ sẽ tự động cô lập nó và không tuân theo luật lệ. Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu trên bảng điện tử. Ảnh được chụp tại một sàn chứng khoán ở Bắc Kinh hôm 6.7 (Nguồn: Reuters/Kim Kyung-Hoon) Đó là lý do tại sao chuyện sụp đổ của thị trường chứng khoán vô cùng nghiêm trọng với Chính phủ Trung Quốc. Một khi xảy ra sự việc như vậy, người dân nước họ sẽ không còn niềm tin để tiếp tục thực hiện giao dịch. “Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Cresdit Suisse. Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là Trung Quốc đang dần sụp đổ. Duy Duy (Tổng hợp) ================= Thị trường chứng khoán của Tàu có sụp ngay bây giờ thì nước Tàu cũng chưa chết ngay. Nhưng khủng hoảng xã hội quy mô lớn dần sẽ xuất hiện ..... "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý...". Đấy là một ví dụ.1 like
-
Đảng cộng sản Trung Quốc cố tránh vết xe đổ Nguồn baomoi.com. 16:04 | 04/07/2015 Ngày 20/2/2014 khi trả lời chất vấn của cán bộ cấp cao về vụ án Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đã từng nói “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chúng ta thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã” và Trung Quốc “đang đứng trước nguy cơ mất đảng mất nước”. Bởi vậy, chống tham nhũng là một biện pháp tránh vết xe đổ của ĐCS Liên Xô trước đây. Báo chí Trung Quốc cho biết nhân dịp kỉ niệm 94 ngày thành lập Đảng (1/7/1921 – 1/7/2015), ngày 1/7/2015, Ban tổ chức trung ương thông báo: 1- Năm 2014, đã kết nạp thêm hơn 1 triệu đảng viên, tính tới nay tổng số đảng viên tới trên 87,79 triệu người, đây là một chính đảng lớn nhất thế giới. 2- Đảng tiến hành bầu “Bí thư huyện ủy ưu tú” trong số hơn 2.800 bí thư huyện ủy trong cả nước. Báo Hồng Công ngày 2/7/2015 bình luận cho dù là một chính đảng lớn nhất thế giới nhưng chưa hẳn đã đại diện cho lợi ích của đất nước, hơn nữa nguy cơ hiện nay đang nảy sinh từ trong nội bộ Đảng giống như chứng bệnh mà ĐCS Liên Xô mắc phải trước đây. Năm 2007,chuyên gia vấn đề Trung Quốc thuộc Trường Đại học Washington, Giáo sư David Shambaugh có bài phân tích về ĐCS Trung Quốc nhan đề “ĐCS Trung Quốc thu mình và điều chỉnh”, trong đó nêu rõ Đảng đang điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới, tránh vết xe đổ của ĐSC Liên Xô trước đây. Bởi lẽ, tình hình nội bộ đảng đang xuất hiện những nguy cơ: 1-Các trí thức, các chuyên gia, các nhà kinh tế giỏi đang đua nhau chạy ra nước ngoài. 2-Tự do tư tưởng và ngôn luận bị hạn chế. 3-Rất nhiều đảng viên bề ngoài chỉ giả bộ tỏ ra trung thành, nhưng thực chất thì ngược lại. 4-Nạn tham nhũng ngày càng lộng hành. 5-Công cuộc cải cách kinh tế đang bị các Nhóm lợi ích ngăn cản. Tháng 3/2015, Shambaugh lại có bài “Trung Quốc thời gian tới sẽ tan vỡ”. Shambaugh dự đoán hiện nay ĐCS Trung Quốc bắt đầu chuyển vào “giai đoạn nắm quyền cuối cùng” và tốc độ mà đảng này bị đẩy ra khỏi vũ đài lịch sử sẽ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Các quan chức Trung Quốc vừa qua cũng có những đánh giá bi quan, như Bí thư tỉnh ủy Giang Tô La Chí Quân nhân kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng, viết trên tờ “Nhân dân nhật báo” cho rằng “Nhiều cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao nói chủ nghĩa Mác cho người khác nghe, còn bản thân họ theo chủ nghĩa tự do. Trong Hội nghị, trên lễ đài họ lên lớp cho mọi người, nhưng họ có biết rằng dân chúng nói về họ như thế nào?” Tờ “Thời báo hoàn cầu” – một tờ báo đối ngoại của tờ “Nhân dân nhật báo” nhân dịp này có bài xã luận: “Cảm nghĩ ĐCS 94 tuổi ”. Xã luận viết: “Khi đảng vẫn còn cách giới hạn nguy cơ một cự ly nhất định, thì chúng ta phải nhanh chóng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh... Tiếng chuông báo động nguy cơ này chính là nạn tham nhũng nghiêm trọng hiện nay”. Nhân dịp này, báo chí Trung Quốc cũng đăng nhiều bài phê phán tự do dân chủ của Mỹ và Phương Tây, cho đây là “nhân tố tác hại từ bên ngoài” nhằm lật đổ Trung Quốc. Trong khi đó, báo chí Hồng Công cho rằng nạn tham nhũng hoành hành trong nội bộ, sự hình thành các Nhóm lợi ích đã làm cho lòng tin và tư tưởng chính thống của Đảng bị lung lay, đảng ngày càng bị xa rời khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc, thậm chí đang đứng trước nguy cơ bị tan rã. Trong bài “Ai đang lật đổ Trung Quốc”, Giáo sư Vương Chiếm Dương thuộc Học viện chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc là một nước lớn, nên cái gọi là cách mạng màu mà Mỹ và Phương Tây làm ở Châu Phi, Châu Âu, các nước Trung Á... không có ý nghĩa lớn. Ngay những loại như phần tử trí thức chạy ra ngoài cấu kết với những đảng phái phản động chống Đảng, chống chế độ thì cũng không có mấy ý nghĩa và tác động lớn làm lung lay chế độ và tư tưởng của đảng. Nguy cơ mất đảng mất nước chính là nằm trong nội bộ Đảng do các phần tử thoái hóa biến chất đang nắm giữ các cương vị, trọng trách trong đảng và nhà nước. Chúng đang biến một đảng mầu hồng của chúng ta thành một đảng màu đen, làm cho quần chúng mất niềm tin vào đảng. Một số học giả khác của Trung Quốc cho rằng không thể xem nhẹ “dân chủ Mỹ và Phương Tây” cũng như các cuộc cách mạng màu hiện nay đang tác động vào xã hội Trung Quốc. Vì vậy, trong ngày 1/7/2015, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua hai quyết định quan trọng, trong đó đưa “an ninh ý thức hệ” vào trong “Luật an ninh quốc gia”. Dư luận cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động hiện đang chĩa mũi nhọn vào các thân tín của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, vì vậy cuộc đấu tranh nội bộ đảng đang diễn ra gay gắt, thậm chí hình thành thế đối đầu với ông Tập Cận Bình. Dư luận cho rằng trong Hội nghị Bắc Đới Hà dự kiến vào đầu tháng 8/2015 sẽ có cuộc điều chỉnh nhân sự lớn, tiến hành thanh trừng các thân tín của Chủ tịch Giang và tiếp tục đưa thêm các thân tín của ông Tập Cận Bình lần lượt nắm nốt các chức vụ quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị toàn thể TW 5 Khóa 18 họp vào tháng 10 năm nay./. Kiều Tỉnh ===================== Tham nhũng là một hiện tượng xã hội xưa như trái Đất trong lịch sử nhân loại. Sẽ không bao giờ hết tham nhũng tuyệt đối, vì trong cõi Hậu thiên này không bao giờ có cân bằng tuyệt đối. Bởi vậy, dù ngài Tập có tận diệt được hết sạch các phần tử tham nhũng trong xã hội Trung Hoa, thì ngài cũng không bao giờ xóa hết được tham nhũng. Mục đích thì tốt đẹp đấy - ít nhất nó được mô tả như vậy - Nhưng lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: "Một mục đích đúng thì sự thành công của nó sẽ lệ thuộc vào phương pháp thực hiện". Đề tài chống tham nhũng của ngài đã được mô tả ngay trong topic này với những bình luận của lão Gàn. Người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi nhau rằng - chứ không dám hỏi ngài - "Lấy gì bảo đảm rằng những người thay thế vào chỗ của những con hổ và ruồi tham nhũng sẽ không lặp lại những hành vi tham những, như những kẻ tiền nhiệm trước đó đã bị ngài tiêu diệt?". Lão Gàn chờ kết quả tập II chương trình chống tham nhũng của ngài Tập, khi tập I kết thúc ở hội nghị Bắc Đới Hà.1 like
-
Quyền lực ngầm ở Washington và tiếng nói về Biển Đông 12/07/2015 08:17 Hội tụ nhiều chuyên gia nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đóng tại Washington D.C không chỉ đủ sức tác động lên chính sách của Nhà Trắng, mà còn có tiếng nói đầy ảnh hưởng trong nhiều vấn đề toàn cầu. >> Chuyên gia CSIS: Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ mang tính bước ngoặt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Work (bên trái) và Tổng giám đốc CSIS John Hamre trước trụ sở CSIS - Ảnh: DOD Trên con đường Rhode Island đông đúc nằm cách Nhà Trắng khoảng 10 phút đi bộ, có một tòa nhà hiện đại không quá tấp nập người ra kẻ vào như những cao ốc khác quanh đó, nhưng lại là nơi thường xuyên có sự hiện diện của không ít chính trị gia và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới. Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng tại tòa nhà này. Đây chính là trụ sở của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Trong năm 2013, một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, CSIS là viện nghiên cứu chính sách đứng đầu thế giới về vấn đề an ninh và quốc tế. Ảnh hưởng mạnh mẽ Ngược dòng lịch sử, vào năm 1962, CSIS được thành lập bởi hai nhân vật rất nổi tiếng là Arleigh Burke và David Manker Abshire. Trong đó, Burke là một đô đốc lừng danh của hải quân Mỹ, từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên. Lớp tàu khu trục Arleigh Burke đang chiếm vai trò chủ lực trong hải quân Mỹ ngày nay được đặt theo chính tên của ông. Trong khi đó, Abshire lại khá nổi tiếng trên chính trường bởi từng là cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng giữ vị trí Đại sứ Mỹ tại NATO. Khi mới thành lập, CSIS trực thuộc Đại học Georgetown ở Washington D.C. Ngay từ những ngày đầu thành lập, trung tâm này đã sớm gây chú ý bằng các chương trình nghiên cứu chiến lược về an ninh, kinh tế, quốc phòng... một cách bài bản. Không những thế, CSIS cũng dần thu hút không ít nhân vật lẫy lừng trên chính trường Mỹ. Vào năm 1977, sau khi rời khỏi vị trí Ngoại trưởng Mỹ và “lỡ duyên” với Đại học Harvard, ông Henry Kissinger đã quyết định bỏ qua những lời mời từ các đại học lớn như Yale hay Oxford để góp sức phát triển CSIS thành một trong những viện chính sách hàng đầu thế giới. Kể từ đó, viện này lần lượt quy tụ hàng loạt nhân vật nổi tiếng khác: ông James Rodney Schlesinger (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1977 - 1979); ông William J.Crowe, từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ; ông Harold Brown, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ... Với một đội ngũ hùng hậu với các chuyên gia từng giữ nhiều trọng trách của chính phủ Mỹ, CSIS dần tạo ra không ít ảnh hưởng đối với chính sách của Nhà Trắng. Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh, những nghiên cứu tham vấn của trung tâm này ảnh hưởng không nhỏ đến sách lược của Mỹ đối với Liên Xô và khối Đông Âu. Sau khi những biến động chính trị ở Đông Âu diễn ra, CSIS dần chuyển sang nghiên cứu toàn diện các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, kinh tế. Kể từ đó, trung tâm này ngày càng có nhiều ảnh hưởng đối với Nhà Trắng. Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đích thân cám ơn CSIS vì đã đóng vai trò quan trọng, góp phần xây dựng nên chính sách của Nhà Trắng về chiến tranh mạng. Năm 2013, ông John O.Brennan, Cố vấn của Tổng thống Obama, công khai đánh giá CSIS có những phân tích quan trọng về thông tin tình báo cho Nhà Trắng. Bất ngờ hơn, vào năm 2013, tờ Boston Globe từng tiết lộ sự thật về bản thảo phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la 2013. Cụ thể, tờ Boston Globe khẳng định bản thảo này do CSIS cung cấp. Bên cạnh đó, ông Tom Donilon, người giữ chức Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, từng thừa nhận khi còn tại chức, ông vẫn sử dụng thông tin phân tích hằng tuần từ CSIS để đưa ra quyết định. Những tiếng nói về Biển Đông Biển Đông và chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á cũng như diễn biến chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng vai trò đáng kể trong số các chương trình nghiên cứu của CSIS, nhất là giữa bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, thách thức vai trò của Washington trong khu vực. Suốt những năm qua, các chuyên gia của CSIS thường xuyên tại các diễn đàn, hội thảo quan trọng ở châu Á để trình bày những đánh giá, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nổi bật trong số chuyên gia này phải kể đến ông Ernest Z.Bower và ông Murray Hiebert của chương trình Đông Nam Á (CSIS), bà Bonnie Glaser chuyên nghiên cứu về Trung Quốc (CSIS)... Tại Đối thoại Shangri-La vào năm 2014, bà Glaser đã thẳng thắn chỉ trích Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung lảng tránh các câu hỏi liên quan đến hành vi và việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Trước đó, tại Hội thảo Biển Đông diễn ra ở TP.HCM hồi cuối năm 2012, dù đang bị gãy chân phải bó bột, di chuyển bằng nạng nhưng bà Glaser đã không quản khó khăn, di chuyển từ Mỹ sang và đã đưa ra không ít ý kiến phản bác luận điệu của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Mặt khác, suốt 5 năm qua, CSIS cũng là nơi tổ chức hội thảo thường niên về vấn đề Biển Đông quy tụ rất nhiều chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo của các nước. Theo thư thông báo do CSIS gửi đến Thanh Niên, Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 5 sẽ diễn ra vào ngày 21.7. Hội thảo lần này sẽ tập trung thảo luận, phân tích về các lựa chọn chính sách của Mỹ và châu Á đối với Biển Đông. Dự kiến, đại biểu tham dự và thảo luận sẽ có đại diện giới nghiêu cứu của nhiều nước, bao gồm cả các bên tranh chấp. Danh sách đại biểu nổi bật gồm có: ông John Norton Moore, Giám đốc Trung tâm luật biển và chính sách - Trường đại học luật Virginia (Mỹ); Hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban hải lực và triển khai lực lượng - Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ; ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á - Thái Bình Dương. Ngô Minh Trí ========================= 32 triệu Dollar cơ à! Nhiều nhể. Chẳng bù lão Gàn cũng chém gió ầm ầm, mọi diễn biến cứ y như trong kinh, mà chẳng có một cent nào. Bắt đầu từ hôm nay trở đi, mọi việc sẽ diễn biến rất nhanh và như lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là: Phải thận trọng từng cm. Tất nhiên cả đối với lão Gàn. Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới, nhưng lão Gàn nhắc lại lời quảng cáo rằng: Nếu Hoa Kỳ không tỏ ra cứng rắn trong vấn đề biển Đông thì tất cả các nước Đông Nam Á sẽ phải tuân thủ luật chơi của Trung Quốc hết. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa xì dầu và maggi trong nước cờ của Việt Nam, sẽ khiến Trung Quốc thận trọng hơn. Nhưng đó lại chính là nguyên nhân của việc cẩn trọng từng cm. Trong hoàn cảnh hiện nay, lão rất hy vọng sự cân bằng của Việt Nam sẽ giúp cho "canh bạc cuối cùng" kết thúc phi chiến tranh. Lão Gàn lấy cái Phoeng Shui Lạc Việt ra để mô tả các vấn đề tương tác của thế giới: Sau khi định tâm đúng theo phoengshui Lạc Việt, sẽ cân bằng mọi lực tương tác và là vị trí trung tâm để quyết định mọi vấn đề liên quan đến ngôi gia. Nhưng môi trường bên ngoài luôn thay đổi, nên lực tương tác sẽ biến chuyển . Một ví dụ là sự vận động của vũ trụ, quen gọi là Huyền Không, hoặc ví dụ gần gũi hơn là khi môi trường thay đổi, hàng xóm xây nhà cao hơn chẳng hạn. Cho nên phải có quyết định chính xác và đúng thời điểm phù hợp với hoàn cảnh.1 like
-
Mỹ phủ nhận thao túng khủng hoảng chứng khoán Trung QuốcBảo Anh Thứ Sáu, ngày 10/7/2015 - 09:50 (PLO) - Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong tuần này là kết quả của đà bán tháo nội địa, không liên quan gì đến việc thao túng thị trường của Mỹ. Đó là khẳng định của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ ông Robert Dohner. Trong tháng Sáu, Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tụt mất hơn 1.600 điểm, tương đương khoảng 32%. Phía phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cáo buộc các ngân hàng đầu tư của Mỹ là thao túng thị trường. "Việc cáo buộc về việc Mỹ thao túng thị trường tài chính Trung Quốc là không chính xác, đó chính là do bán tháo nội địa tại Trung Quốc chứ không liên quan đến Mỹ", Dohner cho biết trong một bài phát biểu hôm 09-07 tại Trung tâm chiến lược Nghiên cứu quốc tế. Được biết, rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo Capital Economics, chỉ 1,5% cổ phiếu Trung Quốc được nắm giữ bởi khối nước ngoài, do Trung Quốc vẫn hạn chế đầu tư từ nước ngoài. Khủng hoảng thị trường chứng khoán ở Trung Quốc không liên quan gì đến Mỹ (ảnh Reuters) Vì thế, tác động của các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá thị trường cổ phiếu của Trung Quốc sẽ là một nhân tố không đáng kể trong cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc, ông nói thêm. Đầu tuần này, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp, cho tạm dừng giao dịch trên sàn chứng khoán và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn đà bán tháo trên thị trường. Nguyên nhân của đợt khủng hoảng chứng khoáng này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số nhà phân tích tài chính tin rằng nó có thể là một phản ứng dự báo rằng sự tăng trưởng kinh tế chung của Trung Quốc sẽ chậm hơn. Bảo Anh ===================== Bắc Kinh có thói quen đổ thừa tất cả những thất bại của họ là do từ bên ngoài. Cho nên dẫn đến một tâm lý vô trách nhiệm từ cấp cao nhất, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến cấp thấp nhất. Vì tất cả những hậu quả xấu đều đổ thừa do nguyên nhân khách quan. Đương nhiên hậu quả của nó đang là những gì chính họ phải chịu. Vấn đề sẽ không chỉ dừng lại ở sự sụp đổ thị trường chứng khoán, mà còn dài dài. Hiệp một của chính sách đối nội của ngài Tập, kết thúc bằng một hội nghị ở Bắc Đới Hà. Đây là phần bắt đầu của hiệp II, sau phần mở đầu.1 like
-
Việt Nam - Hoa Kỳ ra tuyên bố chung 08/07/2015 09:18 GMT+7 TTO - Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 7-7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn chung. Tổng thống Barack Obama bắt tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 7-7 - Ảnh: Reuters Nhận lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chuyến thăm, đã có cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 7-7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung. Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận những phát triển tích cực và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sự phát triển trong hợp tác kinh tế và thương mại, hợp tác trong việc xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh cũng như trong khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, quyền con người và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trên những vấn đề cùng quan tâm. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2013. Đặc biệt, thương mại và đầu tư song phương tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng; Hiệp định “123” về Hợp tác Sử dụng Năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã có hiệu lực; Việt Nam đã thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí hủy diệt; Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng được ký kết; hợp tác trong các vấn đề khu vực và đa phương được tăng cường. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và các viện của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ của Hoa Kỳ cũng đã lần đầu tiên tiến hành các hoạt động đối thoại và trao đổi, như đã đề ra trong quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013. Đạt được những kết quả trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính là nhờ hai bên đã cùng có những nỗ lực mang tính xây dựng nhằm vượt lên quá khứ, khắc phục khác biệt và thúc đẩy những lợi ích chung hướng tới tương lai. TTO giới thiệu toàn văn tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ: Tầm nhìn cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài Hướng tới tương lai quan hệ song phương và phát huy quan hệ Đối tác toàn diện, hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai bên cam kết thúc đẩy tối đa lợi ích chung và sự hợp tác ở cấp độ song phương và đa phương vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Việc tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao, tăng cường trao đổi cấp cao và mở rộng tham vấn song phương nhằm tiếp tục xây dựng lòng tin và gia tăng hợp tác vẫn là ưu tiên đối với cả Việt Nam và Hoa Kỳ, tương tự như việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, làm sâu sắc hợp tác trong khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và thực thi luật pháp. Hai nước ghi nhận thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đối với mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, như đã được đề cập trong Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ. Hai nước nhấn mạnh cam kết phối hợp trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, hợp tác an ninh hàng hải, nhận thức trong lĩnh vực hàng hải, thương mại quốc phòng và chia sẻ thông tin, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và trao đổi công nghệ quốc phòng. Hai nước hoan nghênh những nỗ lực chung nhằm xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh, bao gồm nhiệm vụ nhân đạo tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá vật liệu chưa nổ, tẩy rửa chất độc dipxin và hỗ trợ hơn nữa đối với các nỗ lực nhân đạo này. Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường. Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt. Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực hiện nay của Việt Nam hài hòa hóa luật với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam thực hiện nhằm phát triển toàn diện đất nước, kể cả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản. Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước về chống Tra tấn và các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn bạo, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục Con người và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, và hai nước mong muốn thúc đẩy hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này. Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác giáo dục, bao gồm hợp tác thông qua những tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam và các quan hệ đối tác giáo dục đại học khác cũng như trong các lĩnh vực hợp tác đào tạo tiếng Anh. Việc tăng cường giao lưu nhân dân tiếp tục có ý nghĩa quan trọng. Hai nước mong muốn xem xét các biện pháp tạo thuận lợi về thị thực nhằm khuyến khích tăng số lượng khách du lịch, học sinh và các nhà doanh nghiệp đến hai nước, đồng thời kêu gọi các cơ quan liên quan của Việt Nam và Hoa Kỳ sớm hoàn tất một thỏa thuận song phương về việc xây dựng trụ sở mới của các cơ quan đại diện, kể cả các đại sứ quán của hai nước. Tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu Hoa Kỳ hoan nghênh chính sách hội nhập quốc tế tích cực của Việt Nam, và Việt Nam hoan nghênh chính sách của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nước hoan nghênh đóng góp của nhau đối với việc ủng hộ hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng cam kết tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng có lợi ích và quan tâm. Hai nước cam kết thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, xử lý các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, kể cả thiên tai, buôn bán động vật hoang dã, an ninh nguồn nước và đại dịch. Hai nước cam kết mở rộng phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và biến đổi khí hậu, bày tỏ quan tâm tới Hội nghị Cấp cao về An ninh Hạt nhân năm 2016 và mong muốn các quốc gia có hành động cụ thể nhằm thúc đẩy an ninh hạt nhân. Hai nước hứa hẹn mở rộng hợp tác về Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA), kể cả hướng tới sớm đạt các mục tiêu của GHSA. Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Sáng kiến Hạ lưu Mê Kông và Diễn đàn Thượng đỉnh Đông Á, và ghi nhận tầm quan trọng của một ASEAN đoàn kết và vững mạnh, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc chính trị-an ninh khu vực, và Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN. Hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định. Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, kể cả như đã được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Những Hiệp định và Thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Các hiệp định và thỏa thuận dưới đây có đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và tạo cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai mà hai nước sẽ tiếp tục xây dựng, bao gồm: - Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; - Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; - Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; - Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; - Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới. DƯƠNG THU ====================== Bánh Tây (*) ăn với Ma gi Sực mỳ vằn thắn phải phi xì dầu. Rau muống thì chấm ở đâu? Nước mắm chanh ớt gật đầu khen ngon. Hì! * Bánh Tây là tên gọi cái bánh mỳ ngày nay. Từ bánh Tây rất phổ biến trước giải phóng miền Bắc năm 1954. Khoảng năm 1959/ 1960 mọi người mới theo cán bộ gọi là bánh mỳ.1 like