-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 27/07/2015 in Bài viết
-
ĐỘNG THỔ PHẠM THÁI TUẾ. Anh chị em Địa Lý Lạc Việt thân mến. Hôm qua, tôi vừa đi giải quyết hậu quả của một công trình xây dựng quy mô, nhưng bị sự cố tai nạn làm chết vài người. Cách đây vài ngày, một thân chủ cũ của tôi giới thiệu vài vị lãnh đạo thi công một công trường xây dựng xảy ra sự cố đau lòng. Tôi hỏi các thông số liên quan đến phong thủy, như: vị trí diện tích xây dựng, phần việc của đơn vị (Do nhiều đơn vị thi công), tuổi người đứng đầu....vv....Tôi xác định ngay: Các anh động thổ hướng Tây Nam phải không? Thân chủ tôi vẽ phác sơ đồ và xác định vị trí động thổ: Đúng là hướng Tây Nam. Anh chị em cũng biết rằng: Năm nay động thổ hướng Tây Nam là phạm Thái Tuế. Đây không phải là công trình xây dựng, duy nhất tôi gặp, bị phạm Thái Tuế gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể nói, lần đầu tiên tôi gặp trường hợp này, khoảng từ 2006, hay 2007 gì đó. Ngày ấy, tôi cùng Linh Trang, Hà Hùng và Nhớ Sơn La đi xem phong thủy từ thiện cho bạn của một thành viên trên diễn đàn là Bidog, ở Ninh Bình (Hay Nghệ An, tôi không nhớ rõ địa danh. Bài chi tiết có đăng trên một diễn đàn trước đây tôi sinh hoạt). Người nay tuổi Giáp Thìn, anh ta là lao động chính trong gia đình. Khi làm ăn được, anh ta cất nhà. Khi cất nhà anh ta đào một cái giếng sau nhà, để lấy đất làm nền. Khi đào sâu xuống, anh ta gặp một tàng đá, bèn cho nổ mìn phá tảng đá này. Gần như ngay lập tức, anh ta phát điên, đâm chết cha ruột và chị ruột chết tươi tại chỗ. Vụ án mạng này, báo chí đã đăng rầm rĩ một thời. Khi chúng tôi đến nơi thì anh ta đã ở nhà thương điên được hai năm, sau khi sảy ra sự cố. Có thể nói rõ. Việc động thổ phạm Thái Tuế này do Linh Trang phát hiện đầu tiên, khi cả nhóm đang loay hoay khảo sát trong nhà. Ngoài việc hướng dẫn làm phong thủy ngôi gia giúp gia đình này, chúng tôi có lên mộ của người ông trực hệ để xem xét. Nhìn ngôi mộ và vị trí của nó, tôi mô tả những thực tại của dòng tộc này đang hứng chịu và giúp ý kiến cải tạo mộ. Mọi việc xong xuôi, nhưng vì gia đình nghèo quá, lao động chính đã bị nhốt vì tâm thần, chúng tôi đóng góp mỗi người một ít để giúp gia đình làm phong thủy. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị trước, nên chỉ có anh chị em trong nhóm, có bao nhiêu góp bấy nhiêu. Nhưng chỉ hai tháng sau, thông tin từ nick Bigdog cho biết: anh Giáp Thìn đã trở về nhà sau hai năm điều trị và đã tỉnh táo đi thăm hỏi bà con dòng họ và láng giềng. Trong cuộc đời làm phong thủy của tôi, tôi đã gặp không ít chuyện động thổ phạm Thái Tuế. Khi phạm phải điều này, nếu nhẹ thì gia đình bất hòa, hay tranh luận. Nặng nữa thì phạm pháp, cãi cọ chia ly.... Nặng nhất trong các trường hợp tôi gặp, chính là câu truyện tôi nói ở trên với anh bạn của nick Bigdog. Tuy nhiên có thể nói rằng: Việc phạm Thái Tuế rất hiếm gặp. Vì xác xuất động thổ phạm Thái Tuế chỉ là 1/ 12. Nhưng, với xác xuất 1/ 1000. 000 vẫn có thể xảy ra. Đó là những người trúng số độc đắc. Do đó, việc thiếu hiểu biết để động thổ phạm Thái Tuế vẫn có thể xảy ra với một xác xuất lớn hơn nhiều: 1/ 12. Và trong trường hợp này, nếu kết hợp các yếu tố xấu khác trong kiến trúc, xây dựng gần như sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng có thể tiên tri. Nhưng bản chất của việc phạm Thái Tuế là gì? Vì sao nó có thể gây nguy hiểm đến như vậy? Đây là một hiện tượng có thực trên thực tế - qua những kiểm chứng thực tế của tôi, trong quãng đời làm phong thủy. Đây cũng là điều đã được ghi nhận trong các bản văn chữ Hán cổ liên quan đến phong thủy. Và tất nhiên: Nó cũng chỉ ghi nhận như vậy và - cùng chung số phận với tất cả những ngành ứng dụng khác trong Lý học Đông phương qua bản văn chữ Hán - nó cũng không hề có một lời giải thích. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định rằng: Sao Thái Tuế và mô hình biểu kiến mô tả quy luật vận động của nó - chính là sao Mộc trong Thái Dương Hệ và là sao lớn nhất gần trái Đất sau Mặt trời. Chu kỳ vận động của sao Mộc quay quanh Mắt trời là 11, 8 năm Địa Cầu, tương đương chu kỳ 12 năm của 12 con giáp trong Việt Lịch Đông phương (Quen gọi là Âm lịch). Trong Phong thủy thì cứ mỗi năm Thái Tuế chiếu hai sơn trong 24 sơn, tương đương chu kỳ Thái Tuế quay quanh mặt trời là 12 năm. Từ lâu, trong các sách đã xuất bản và trong các bài viết trên diễn đàn, tôi đã xác định rằng: Tất cả mọi phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - từ Tử Vi, Phong Thủy với các môn dự báo khác....đều là những chuyên ngành phản ánh quy luật tương tác từ vũ trụ. Chính vì tính quy luật đó, nên đã tạo ra khả năng tiên tri. Hiện tượng sao Thái Tuế chiếu trong phong thủy cũng là sự phản ánh quy luật này. Vì là ngôi sao lớn nhất trong Thái Dương hệ gần trái Đất, nên sao Thái Tuế (Sao Mộc) có lực tương tác mạnh với phương vị Thái Tuế chiếu. Chính lực tương tác mạnh này, kết hợp với lực tương tác của con người khi động thổ phương Thái Tuế, đã tạo ra một hiệu ứng tương tác dây chuyền lên con người và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nhưng từ sự tương tác giữa sao Thái Tuế và phương vị động thổ cụ thể là như thế nào, để có thể gây ra hiện tượng xấu cho con người, thì chắc chắn, nền văn minh cổ xưa phải có phương tiện, hoặc phương pháp xác định trực tiếp hoặc gián tiếp, để được công nhận và mang tính phổ biến. Lực tương tác này, hiện nay chưa có một phương tiện kỹ thuật nào của nền văn minh hiện đại ghi nhận được, để gọi là "khoa học công nhận". Cho nên tôi chỉ có thể mô tả tóm tắt mang tính lý thuyết. Nhưng đây là một lý thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và có hệ thống, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri. Bởi vậy, khi thực hiện một dịch vụ phong thủy - dù là xây cất mới, hay sửa chữa chỉnh sửa, tôi và các học trò tôi rất lưu ý vị trí động thổ. Vài lời chia sẻ. Cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm.7 likes
-
Bởi vậy, anh chị em hãy tạm ngưng đóng góp. Chờ ý kiến chính thức của họ đã. Nếu họ không tin vào Phong thủy thì đành chịu chứ làm sao bây giờ. Lúc đó thì anh chị em có thể tùy nghi gửi tiền theo con đường báo Dân Trí đã nêu.2 likes
-
Quán vắng!
vandung689 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Điếu mựa! Tự nhiên một con mẹ lãng nhách ở đâu nhảy vào giữa tòa, điếu có vật chứng, tang chứng gì cả, cứ xưng xưng buộc ông Chấn phạm tội. May cho con mẹ này là lão Gàn không phải cảnh sát bảo vệ. Nếu không lão đuổi mẹ nó ra khỏi tòa, hoặc bắt nhốt, vì can tội quấy rối nơi công cộng. Lời khuyên của lão Gàn là chấm dứt ngay cái trò này. Nếu không sẽ trở thành tiền lệ rất nguy hiểm cho mọi mối quan hệ xã hội. Hiểu không? Hay lại viện dẫn "cơ sở khoa học", rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý"?! =============== Chú thích: * Điếu 1/ "Điếu" / Danh từ: từ mô tả vật dụng không thể thiếu khi người Việt hút thuốc lào, trong bộ hút thuốc gọi là "bát, điếu". 2/ "Điếu" / Động từ: mô tả hành vi của con người đối với người đã khuất trong đám tang. Điếu văn; phúng điếu, đi điếu... 3/ Điếu/ Tính từ: Duy nhất do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh dùng trong các bài viết, mang tính phổ biến và bình dân. Chưa có trong từ điển Việt Nam, dùng để nhấn mạnh cảm xúc. * Điếu mựa/ Tính từ:Duy nhất do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh dùng trong các bài viết. Chưa có trong từ điển Việt Nam, dùng để nhấn mạnh cảm xúc. * "Cơ sở khoa học": Từ phổ biến, do giáo sư tiến sĩ, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp quốc sự dụng nhiều lần trong cuộc hội thảo "Chữ Việt Cổ" của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền. Ai không hiểu thì tra từ điển Việt Nam, nếu không có thì đến hỏi ông Phan Huy Lê. * "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" - Phát ngôn nổi tiếng của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, tại cafe Trung Nguyên. Nếu luận điểm của hẳn giáo sư hàng đầu Việt Nam đúng thì xã hội loài người nói chung đang ở thời kỳ người vượn tiền đồ đá.2 likes -
Hungnguyen thân mến. Đúng là trước đây tôi có nói như vậy. Một thí dụ là cứ Tàu lục địa động đậy ở biển Đông thì Bắc Triều Tiên lại gây căng thẳng, muốn đánh nhau tới nơi. Sau này, vì một nước Cao Ly thống nhất, việc này đã không xảy ra. (Tuy nhiên, mọi việc cũng vừa phải thôi, vì lão Gàn có thể hiệu chỉnh lời tiên tri). Sóng viba là loại sóng vô hình với nhận thức của con người. Nên tương tác của nó không cụ thể như đạn, vòi rồng...vv...Do đó, nếu Tàu lục địa dùng sóng viba chống lại ngư dân Việt thì chỉ có Hoa Kỳ mới có tư cách để phản đối. Vì họ có đủ phương tiện để xác định Tàu đã dùng sóng viba. Nó tương tự như những tương tác của Phong thủy vậy, rất tế vi và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong phong thủy Lạc Việt còn những loại sóng khủng hơn nhiều. So với các loại sóng bức xạ của Phong Thủy Lạc Việt, sóng viba chưa là cái đinh gì. Cũng may là lão Gàn chưa bao giờ công bố những bí mật này (Việc công bố trước khi ứng dụng phong thủy chữa ung thư, chứng tỏ tôi phải nắm rất rõ những quy luật tương tác của các loại sóng này). Cái sóng vi ba của Tàu thì thực chất các siêu cường như Hoa Kỳ ứng dụng từ rất lâu rồi. Họ còn có những ứng dụng các loại sóng siêu hơn nhiều. Nhưng lão Gàn cũng đã phát biểu - đại ý: Vũ khí càng hiện đại thì để trị nó đôi khi rất đơn giản. Nước Tàu rõ ràng càng ngày càng chứng tỏ họ quan tâm đến vũ lực để đạt mục đích. Tất nhiên, hậu quả của họ sẽ rất khủng vì những gì họ đang làm. Thật tội nghiệp! Quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế!(*) * Vì có một vị giáo sư đặt vấn đề - khi lão Gàn xác định thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất - rằng: Lý thuyết thống nhất thì nó phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh.Bởi vậy, lão Gàn phải mất cả một chương để xác định mối liên hệ giữa thuyết ADNh với Đạo Mẫu ở Việt Nam, trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tất nhiên, để xác định tính "giải thích các vấn đề tôn giáo và tâm linh", nên lão Gàn dùng hình tượng Thượng Đế để mô tả các quy luật khắt khe của vũ trụ.1 like
-
Tiếng Việt
mutin liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ Cánh Từ Cánh chỉ bộ phận gắn bên Cạnh thân của cơ thể động vật, vì nó mọc ở hai bên nên gọi là “Cạnh Cạnh” = Cánh, 0+0=1. Cánh là từ cụ thể, chỉ bộ phận bằng xương bằng thịt, ở con người nó là Cánh Tay, ở con cá nó là cái Vi = Vây, ở con chim nó là Cánh. Cánh trừu tượng hóa thành từ Cánh Tả ( tả dực 左 翼), Cánh Hữu ( hữu dực 右 翼) dùng trong văn chính luận. Từ gốc là từ Đi = Di = Vi = Vây = Vẫy = Dẫy = Dang, là cái bộ phận (thường chọn dùng một chữ là cái Vây) giúp con cá di chuyển trong nước, có nghĩa là giúp nó “Di chuyển trong Tức” = Dực 翼 (từ Tức là tiếng Khơme gọi Nước, Tức = Đức = =Đác = Lạc = Nác = Nước), chữ Dực 翼 là chữ nho, có nghĩa là cái Cánh, từ Vi Hành nghĩa là Đi, từ Hành Vi 行 為 nghĩa là hành động, đều có xuất xứ do từ Đi của tiếng Việt. Vi = Sí, nho viết chữ Sí 翅 chỉ bộ phận của cái cánh, cũng dùng để chỉ cái Vi cá, gọi là Sí 翅 vì nó là do nhấn mạnh “Son Chi 之!” = Sí. Son là từ chỉ cái tế bào chưa tách nở ra tế bào mới. Tế bào đẻ bằng cách mỗi tế bào tự tách đôi thành hai tế bào riêng, gọi bằng lướt lủn là “Son Tách” = Són, Són mang nghĩa là đẻ, ra nhiều tế bào là “Son Son” = Sòn, 0+0=1, nên đẻ nhiều còn gọi là Đẻ Sòn Sòn. Khi tế bào đẻ tách ra tế bào mới thì gọi là “Đẻ San” = Đản, thường dùng từ đôi là Đản Sinh 誕 生. (Ngày Phật Đản nghĩa là ngày Phật được sinh ra). Còn từ Vợ Chồng Son thì từ Son này hàm hai ý , vừa là ám chỉ cái tế bào nguyên (Son), vừa là diễn ý “Sẵn sàng đẻ Con” = Son. Dù hai vợ chồng cưới nhau cả chục năm rồi mà chưa có con, người ta vẫn gọi là “vợ chồng son” để có ý khuyến khích, chứ không gọi là “vợ chồng điếc” để gây cụt hứng mất lòng, như gọi trái dừa “điếc” là trái dừa không có khả năng nảy mầm để thành cây dừa mới. Tế bào sinh ra tế bào mới, tức “Son Đản” = Sản, thường dùng từ đôi Sản Sinh 產 生, vì đẻ ra nhiều, nên dùng từ đôi. Sinh là động từ “Sẻ ra từ cửa Mình” = Sinh 生, động từ Sinh 生 đồng nghĩa với động từ Đẻ. Đi = Di = Vi = Vây = Vẫy (chuyển động của cái Vây của con cá) = Bay (chuyển động của cái Cánh của con chim) = Pay (tiếng Tày-Thái chỉ sự Đi). Bay = Bơi, chỉ sự đi của chim cũng bằng sự đi của cá. Cái bộ phận (cái Sí 翅) mà khi “Bay thì dang Ngang” = Bàng 膀, nên nho viết chữ Bàng 膀 chỉ cái cánh chim, chữ có bộ Nhục 月(là bằng xương bằng thịt) và bộ “Bên Ngang” = Bàng 旁 chỉ vị trí hai bên cơ thể. Do vậy từ Cánh (dùng để bay của con chim) thì nho còn viết cụ thể hơn bằng ghép hai chữ Sí Bàng 翅 膀 (nghĩa đen là “cái bộ phận của cơ thể con chim mà khi bay thì nó dang ngang). Sí = Sải = Trải = Triển 展 = Trang 張 = Dang = Giương 揚 = Trương 張, nên có các động từ bằng từ ghép: Sải Tay = Sải Cánh = =Dang Cánh = Giương Cánh, từ Dang Cánh thì nho viết bằng chữ Trương Dực 張 翼, Hán ngữ còn dùng từ ghép Triển Sí 展 翅 (nghĩa chữ là mới dang bộ phận của cái cánh chứ chưa phải toàn bộ cánh là Sí Bàng 翅 膀), Hán ngữ dùng từ ghép Sí Bàng 翅 膀 như là một từ hai âm tiết không thể tách rời để chỉ cái cánh chim, còn dùng riêng chữ Bàng 膀 họ lại không hiểu đó là cái cánh chim, mà họ phải dùng từ Bàng Tử 膀 子 hay Bàng Nhi 膀 兒 thì mới là nghĩa cánh chim. Chưa biết ngôn ngữ nào mượn từ của ngôn ngữ nào thì cứ lấy từ Đi làm gốc mà luận theo cái Nôi khái niệm do từ Đi sinh ra. Đi = “Yi” = “Ichi” = Ti = Tẩu = “Gâu”. Đi = Yi (tiếng Hán, Di 移) = Ichi (tiếng Nga) = Ti (tiếng Mường, đi bằng Túc tức Tay là : Tí-Toáy = Mó-Máy = Động-Đậy, đều là chỉ sự chuyển động) = Tẩu 走 = Gâu (tiếng Anh, Go). Động vật bậc thấp hễ vừa “Đẻ” ra là nó biết “Đi” liền à, đó là bản năng tự nhiên.1 like -
Chiến lược mà Trung Quốc đầy tâm đắc bị "bóc mẽ" Hải Võ | 26/07/2015 14:10 Đó là đánh giá của tạp chí The Diplomat đối với chiến lược để trở thành một nước "có vị thế và sức mạnh" trên thế giới mà Trung Quốc cho là rất toàn diện và hiệu quả. Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: People's Daily. Chiến lược để thành "một thế lực lớn" của Bắc Kinh Tạp chí The Diplomat hôm 25/7 đăng tải bài viết tiêu đề "Chiến lược lớn của Trung Quốc 'cao tay' nhưng nhiều khuyết điểm" phân tích những bất ổn trong chính sách ngoại giao toàn cầu và khu vực của Bắc Kinh. Theo đó, các điểm mấu chốt trong chiến lược của Trung Quốc gồm: Xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực, xây dựng trật tự thế giới mới nhằm tạo dựng môi trường quốc tế tốt cho sự trỗi dậy của nước này. The Diplomat bình luận, chiến lược của Bắc Kinh nhìn chung là hoàn hảo đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại vô cùng bất lợi đối với cục diện an ninh châu Á, khiến Mỹ, đồng minh và các đối tác không thể "khoanh tay đứng nhìn". Trong "thế giới hoàn mỹ" của Trung Quốc, nước này có thể mặc sức tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị, đồng thời hy vọng xây dựng quan hệ với Washington dựa trên cơ sở "các nước lớn không xâm phạm lợi ích cốt lõi của nhau". Mặt khác, Bắc Kinh muốn thông qua "quyền lực mềm" để lôi kéo thêm đồng minh, đối tác, qua đó hình thành một trật tự thế giới mới có chỗ đứng cho "nhóm Trung Quốc". Cũng theo lý thuyết, chính sách "phòng ngự chủ động trên biển" và "chống can thiệp" đầy mơ hồ mà Trung Quốc đưa ra trong sách trắng quốc phòng hôm 26/5 có thể giúp nước này chống đỡ các thế lực bên ngoài "đe dọa lợi ích cốt lõi". Theo The Diplomat, trong môi trường "giả định lý tưởng", chiến lược để "vươn vòi ra toàn cầu" mà Bắc Kinh đề ra là "cao tay và toàn diện". Nhưng trên thực tế, các đối thủ của Trung Quốc không phải khi nào cũng hành động như kịch bản của họ. Chiến lược của Trung Quốc: Lợi bất cập hại Nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ Edward Luttwak gọi điều này là "nghịch lý chiến lược". Ông Luttwak chỉ ra, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào tăng cường sức mạnh quân sự sau khi đạt được tăng trưởng về kinh tế. Nhưng khi quân lực được nâng cao, sự trỗi dậy của Bắc Kinh vô hình trung trở thành mối quan ngại và thúc đẩy một số nước tìm cách kiềm chế nước này cả về kinh tế lẫn chiến lược. Trong chiến lược của mình, Bắc Kinh "tưởng" rằng các quốc gia trong khu vực sẽ đứng yên nhìn họ bành trướng về quân sự. (Ảnh minh họa) Theo The Diplomat, đối với Trung Quốc, việc theo đuối chiến lược lớn hiện nay chẳng những không đem lại danh vọng và sức hút, mà còn khiến họ tự biến mình thành mối nguy đối với an ninh khu vực. Sự bành trướng của Trung Quốc đẩy các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc vào tình thế buộc phải tăng mạnh chi phí quốc phòng, đồng thời khiến nhiều nước khác từ châu Á-Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương xích lại gần Mỹ hơn. Điển hình, truyền thông quốc tế mới đây đánh giá rất tích cực chuyến bay thị sát Biển Đông của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) Scott Swift là thể hiện vai trò cao hơn của Mỹ trong việc hiện diện, gìn giữ hòa bình, tự do hàng hải trong khu vực. Điều này khiến Trung Quốc tức tối và lập tức trả đũa bằng cách tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trái phép kéo dài 10 ngày từ 22/7 ở phía đông bắc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. The Diplomat kết luận, nếu Bắc Kinh định thông qua chiến lược "chống can thiệp" để "đuổi" Mỹ khỏi châu Á, phương Tây sẽ đáp trả "cả vốn lẫn lời" bằng cấm vận kinh tế, tài chính, các công nghệ nhạy cảm và thậm chí là cả... nguyên liệu thô. "Bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào từ Mỹ và đồng minh đều có khả năng đẩy nền kinh tế bất ổn của Trung Quốc vào tình trạng 'đứt gãy', đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước này trong khu vực và trên thế giới" - The Diplomat viết. Nhật Bản cứng rắn đáp trả "đòn phủ đầu" của Nga tại Kuril theo Đại Lộ =========== Sai lầm của Bắc Kinh thì lão Gàn đã nhìn thấy từ rất lâu rùi. Sai lầm đến nỗi lúc đầu lão Gàn cứ tưởng là có gián điệp cao cấp cài ở vị trí ảnh hưởng đến chiến lược quốc gia. Sau này, xâu chuỗi lại các sự kiện diễn biến trong lịch sử thì lão Gàn mới xác định rằng: Khả năng bị gián điệp gần bằng không và đây là sai lầm từ sự hợm hĩnh và hạn chế tầm nhìn. Chính sai lầm này đã đẩy thế giới vào một hoàn cảnh như hôm nay. Tuy nhiên, chưa bao giờ lão Gàn phân tích sai lầm của Bắc Kinh như thế nào và nếu đúng thì nó sẽ phải như thế nào. Mặc dù lão đã biết từ lâu sai lầm này. Không phải lão Gàn không đủ khả năng. Mà là "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Sau này - có thể vài chục năm sau, sẽ có người phân tích. Hôm nay, lão Gàn chỉ hé lộ một chút về quá khứ. Đó là: Hoa Kỳ đã chuẩn bị từ rất lâu cho những sự kiện ở Châu Á Thái Bình Dương, sau sai lầm say men chiến thắng của họ khi kết thúc chiến tranh Lạnh.1 like
-
Thông báo: 9h56' ngày 25/7/2015 Phamhung đã nhận được 1tr do Van Lang ủng hộ chữa bệnh bằng phong thủy.1 like
-
Không khí "nóng" bên trong phòng phân xử vụ kiện "đường lưỡi bò" Thứ sáu, 24/07/2015 - 14:46 Dân trí Nằm bên trong Cung điện Hòa Bình, Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan mang đầy vẻ tráng lệ, uy nghi. Đây chính là nơi Philippines đã cử tới một phái đoàn hùng hậu để tiến hành vụ kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải. Từ ngày 7-13/7, các phiên điều trần của Philippines trước Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã diễn ra tại The Hague nhưng báo giới quốc tế không được phép tham dự. Mới đây, PCA đã quyết định công bố những hình ảnh bên trong phòng tranh tụng cho thấy hết không khí “nóng” bên trong Cung điện Hòa bình nguy nga với tuổi đời hơn 100 năm. Phía Philippines đã huy động một đội ngũ hùng hậu thành viên tham dự, gồm các quan chức chính phủ, luật sư, cố vấn pháp lý, các nhà ngoại giao mà dẫn đầu là ngoại trưởng Albert del Rosario. Trong khi đó, bồi thẩm đoàn gồm 5 người đều là những thẩm phán và chuyên gia danh tiếng hàng đầu thế giới. PCA cho biết cơ quan này đang trong giai đoạn quyết định xem liệu mình có thẩm quyền phân xử khiếu nại của Philippines hay không. Trong ngày hôm nay 24/7, Manila dự kiến sẽ đệ trình thêm các tài liệu mới, dài khoảng 3.000 trang để phản hồi những câu hỏi được bồi thẩm đoàn đưa ra. PCA cho biết phán quyết về vụ việc sẽ được đưa ra “trước cuối năm nay”. Một số hình ảnh từ Tòa trọng tài thường trực, Hà Lan Tòa trọng tài thường trực nằm trong Cung điện Hòa bình, đầy vẻ cổ kính, tráng lệ (Ảnh: Telegraph) Phiên xét xử diễn ra trong phòng kín, không có sự tham dự của báo giới Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu mở màn vụ kiện Đây là vụ kiện mang tính lịch sử bởi là lần đầu tiên một quốc gia khởi kiện Trung Quốc ra tòa liên quan tới chủ quyền trên Biển Đông Cố vấn trưởng Florin Hilbay, đại diện cho chính phủ Philippines tại tòa Philippines đem tới đội ngũ chuyên gia hùng hậu, bao gồm giáo sư Bernard Oxman, giáo sư Alan Boyle và ông Lawrence Martin Luật sư danh tiếng thế giới Paul Reichler, luật sư trưởng của Philippines, phát biểu tại tòa Giáo sư Philippe Sands QC, cố vấn luật pháp của Philippines Các thành viên trong đoàn Philippines, có Bộ trưởng tư pháp Leila de Lima, cố vấn pháp lý cấp cao Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio và thứ trưởng trường trực các vấn đề luật pháp Menardo Guevarra Chủ tịch hạ viện Philippines Feliciano Belmonte Jr cũng có mặt tại phiên điều trần Bồi thẩm đoàn do thẩm phán Thomas Mensah (giữa) làm chủ tọa. Ông Mensah cũng là chủ tịch thứ nhất Trọng tài quốc tế về Luật Biển. Các thành viên (từ trái sang phải) gồm thẩm phán Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Judge Rüdiger Wolfrum và giáo sư Alfred H. A. Soons. Phiên tòa thu hút sự chú ý của nhiều bên, với các quan sát viên từ Việt nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản Đoàn Philippines, gồm đại diện của cả cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp, đều đã có mặt tại The Hague. Thanh Tùng Theo Rappler/PCA ======================== Nhìn cấu trúc của tòa nhà này, cộng với những phân tích từ trước từ hệ luận của Lý học Việt, lão Gàn chắc chắn 100% là tòa sẽ có phán quyết cuối cùng để xác định trắng đen, chứ không mập mờ, nước đôi. Xét thêm cấu trúc bên trong tòa nhà, lão Gàn xác định rằng: Sẽ có những tranh luận này lửa và khá công khai, chứ không khép kín như hiện nay.1 like
-
Trung Quốc lo lắng trước kế hoạch của Mỹ (Bình luận quân sự) - Lần đầu tiên Mỹ úp mở về khả năng điều tiêm kích F-35C đến châu Á-Thái Bình Dương, một sự tăng cường cần thiết cho chiến lược xoay trục của Mỹ. Mỹ không trung lập trong giải quyết tranh chấp Biển Đông Tình hình Biển Đông thêm nóng sau tuyên bố của La Viện Trung Quốc bất an Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc. Cụ thể, Đô đốc Greenert cũng đề nghị Hải quân Mỹ triển khai các loại máy bay quân sự tiên tiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - bao gồm chiến đấu cơ F-35C Lighting II, máy bay chiến đấu F/A-18E /F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Ngoài ra còn có máy bay tuần tra P-8A Poseidon, máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout … ở Guam và Nhật Bản. Nói về bản danh sách này, Đô đốc Greenert cho biết việc triển khai máy bay tàu chiến Mỹ nhằm đối phó với hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Trung Quốc đã rất lo ngại Hải quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay. Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 này đã hoàn tất thao tác cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz. Siêu tiêm kích F-35C trên tàu sân bay USS Nimitz. Siêu tiêm kích tàng hình F-35C có bình chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều so với máy bay F-18E/F và có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Theo Hoàn Cầu thời báo, F-35C có thể được triển khai ở Biển Đông và có khả năng tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc từ một tàu sân bay ở vùng biển Philippines. Duy trì sức ép Mới đây, trang Defense News (Mỹ) có bài viết cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Aston Carter và chính quyền của Tổng thống Obama đang hành động thận trọng, bên cạnh những tuyên bố cứng rắn để thực hiện chiến lược của mình tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo Defense News, một mặt, Mỹ đang tỏ rõ lập trường để làm yên lòng các đồng minh và đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời vẫn giữ vững vị thế của mình trong khu vực. Mặt khác, theo Defense News, Washington vẫn phải thận trọng và không thể "làm quá căng" với Bắc Kinh, dẫn đến tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Trước đây, đã có nhiều tờ báo quốc tế bày tỏ quan ngại rằng diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông trong thời gian qua có thể dẫn đến xung đột quân sự. Thậm chí, đã có không ít chuyên gia, học giả phán đoán rằng nếu Mỹ kiên quyết không từ bỏ hoạt động trinh sát và gìn giữ tự do hàng hải ở Biển Đông thì "trận đại chiến" giữa Trung-Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo sư Andrew Erickson của Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ đánh giá, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông ngày nay "không phải nước nào cũng có thể đánh bại được". Theo ông Erickson, để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết các mâu thuẫn trên Biển Đông, Mỹ buộc phải đối đầu với "cây đinh ba" của Bắc Kinh gồm Hải quân, hải cảnh và lực lượng phi quân sự (bị Bắc Kinh lợi dụng vào mục đích chiến lược). Do đó, Erickson chỉ ra, ngoài việc thắt chặt các mối quan hệ hợp tác với đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ bắt buộc phải duy trì được "sức uy hiếp quân sự mạnh mẽ", để áp đảo được Trung Quốc đang không ngừng mở rộng "kho vũ khí" của mình. Thế nhưng, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với Washington hiện nay, ông Erickson kết luận. Uy dũng dàn pháo hạm của Hải quân Việt Nam Tuấn Vũ ====================== Trung Quốc ngang ngược nói các nước khác chiếm đảo Chủ nhật, 26/07/2015 - 09:39 Dân trí Hải quân Trung Quốc đã bao biện về các cuộc tập quân sự gần đây ở Biển Đông và ngang ngược chỉ trích các nước khác chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Asahi) Trung Quốc gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, nơi các quốc gia có các tranh chấp chủ quyền chồng lấn. "Tổ chức các cuộc tập trận trên biển là một hoạt động bình thường đối với hải quân các nước khác", Xinhua dẫn những lời bao biện của người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương. "Cuộc tận trận thường niên của hải quân Trung Quốc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, nâng cao tính cơ động, năng lực tìm kiếm và cứu hộ và khả năng hoàn thành các sứ mệnh đa dạng của quân đội", ông Lương nói thêm. Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh xây dựng phi pháp trên các bãi đá ở Biển Đông trong những tháng gần đây, thiết lập các sân bay, các hệ thống phòng thủ và thậm trí các đơn vị hành chính quân sự trên các bãi đá nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh còn thông qua các hướng dẫn cho phép các tàu dân sự có thể được chuyển đổi nhanh chóng cho mục đích quân sự. Nhiều cuộc đối đầu của Trung Quốc với các láng giềng đã có sự tham gia của các tàu quân sự và dân sự, bao gồm các tàu cá. Nhưng ông Lương Dương lại ngang ngược cáo buộc các láng giềng chiếm đóng "trái phép" các hòn đảo trong khu vực. "Một số quốc gia láng giềng từ lâu đã chiếm đóng trái phép một số hòn đảo, xây dựng các cơ sở trên đó như sân bay và thậm chí triển khai các vũ khí phòng thủ hạng nặng", ông Lương ngang ngược nói. Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa nước này với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Động thái hải quân của Trung Quốc cũng xung đột với các hoạt động trên không và trên biển của các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ với Đông Nam Á và Trung Đông. Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 17/7 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông. An Bình ====================== Trong nghề coi bói của lão Gàn, có những trường hợp vĩnh viễn sẽ là bí ẩn, mặc dù nó chỉ là một câu chuyện rất đơn giản. Ngoài những trường hợp bí ẩn theo kiểu đoán chính xác đến từng milimet và tại sao nó lại như vậy thì không bàn vội. Nhưng những bí ẩn ở đây mà tôi muốn nói chính là sự lựa chọn và con người không thể kiểm chứng được. Đó là câu chuyện trong ví dụ sau đây: Một cô gái có hai người cùng yêu. Cô ta đến hỏi tôi: "Thưa thầy! Con nên chọn ai làm chồng giữa hai người này thì cuộc sống sẽ tốt hơn?". Tôi trả lời: "Đây là một câu hỏi không thể trả lời!". "Vì sao vậy? Thưa thày!". "Bởi vì cô không thể tách cô ra làm hai người, để lấy cả hai anh này và kiểm chứng được lời nói của tôi!". "Nếu tôi bảo cô lấy anh A và cô nghe tôi. Đêm tân hôn nó cho cô hai cái bạt tai. Lúc ấy cô sẽ trách tôi và nghĩ thà lấy anh B. Nhưng cô đâu có thể kiểm chứng được rằng, nếu lấy anh B, nó bán cô đi để lấy tiền chơi ma túy". Tôi muốn trình bày với quý vị rằng: Có những sự kiện tiên tri không thể kiểm chứng được - mặc dù nó chỉ là chuyện rất nhỏ trong xã hội loài người - ngay khi nó đã xảy ra, như trường hợp cô gái trên. Tương tự như vậy, lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt". Đó là lời tiên tri có thể kiểm chứng được với thời gian. Cho đến ngay hôm nay thì tôi tin rằng: tất cả những ai quan tâm đến trang web này đều có thể cảm nhận được rằng "Lý thuyết cổ xưa" mà bà Vanga nói tới, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bà Vanga đã đúng một nửa. Nửa còn lại "chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì thời gian sẽ kiểm chứng. Nhưng lời tiên tri của tôi về khả năng hóa giải một cuộc chiến để đến mức "dân tộc Arsyri bị tiêu diệt" thì không thể kiểm chứng được. Bởi vì nó không được thực hiện vào đúng thời điểm lựa chọn của nó, để kiểm chứng. Tất nhiên, trong trường hợp này, những kẻ tư duy thuộc loại giẻ rách, vẫn chém gió ầm ầm là điều đó không thể xẩy ra và lão Gàn Thiên Sứ chỉ là thằng bốc phét. Ngay cả trường hợp có thể kiểm chứng được - nhưng chưa xảy ra, cũng đầy những kẻ tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố", cũng phản đối ầm ầm. Huống chi là một sự kiện không thể kiểm chứng. Nhưng lão Gàn nhắc lại rằng: Phần còn lại trong lời tiên tri của bà Vanga có thể kiểm chứng. .1 like
-
Ngôn Ngữ Việt
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Các bạn hãy so sánh ký hiệu 12 cung Hoàng Đạo của nền thiên văn cổ xưa và ký tự trên trống đồng Lũng Cú trưng bày ở Paris. Điều này một lần nữa xác định rằng: Nền văn hiến của Việt tộc có xuất xứ từ một nền văn minh tối cổ và liên quan đến tất cả những tri thức Thiên Văn của các nền văn minh tối cổ này. Đây là bằng chứng bổ sung cho những luận cứ đã chứng minh của tôi và không phải là bằng chứng duy nhất. Chữ Khoa đẩu trên trống đồng Lũng Cú - đặt tại bảo tàng Pháp tại Paris.1 like -
Bí ẩn văn tự Champa trong động Phong Nha 24/07/2015 13:13 GMT+7 TT - Đã 116 năm kể từ khi nhà truyền đạo người Pháp Léopold Cadière phát hiện những dòng chữ Champa cổ viết trên vách đá nằm sâu trong động Phong Nha (Quảng Bình). Chữ Champa cổ viết trên vách đá trong động Phong Nha - Ảnh: Lam Giang Đến nay những con chữ đó vẫn là sự bí ẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Mới đây nhất, từ ngày 11 đến 14-7-2015, một nhóm chuyên gia ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême - Orient, Pháp) đã đến động Phong Nha nghiên cứu những dòng chữ Champa viết trên vách thạch nhũ ở hang Bi Ký mà 116 năm trước cũng do chính người Pháp phát hiện. Một thánh đường Champa? Theo tài liệu của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tại thời điểm cuối năm 1899 giáo sĩ L. Cadière đến Quảng Bình ngoài chức trách truyền giáo ở vùng dân cư Cổ Lạc và Cổ Giang còn có thú ham thích khám phá, vì vậy ông đã vào động Phong Nha với mục đích nghiên cứu, khảo sát. Chỉ bằng một chiếc thuyền độc mộc của người dân bản địa, ông đã len lỏi vào sâu trong động Phong Nha đến hơn 600m. Tại điểm cuối của động lúc đó, ông phát hiện văn bản này và một số di tích cổ như bàn thờ, bệ thờ, gạch nung, mảnh gốm, mảnh sành, đĩa... Tháng 12-1899, L. Cadière viết thư gửi giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ là Louis Finot, báo tin về những phát hiện quý báu trong động Phong Nha. Thư có đoạn: “Những gì còn lại đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích không ít cho khoa học”. Chính từ phát hiện này của L. Cadière trong động Phong Nha mà khu vực hang có văn bản này được đặt tên là Bi Ký như đang gọi ngày nay. Đến đầu thế kỷ 20, có thêm các nhà thám hiểm và học giả người Pháp, Anh đến động Phong Nha như Barton (năm 1924), Antonie (1928), M. Bouffie (1929), Pavi, Goloubew, Finot... Các nhóm này phát hiện thêm nhiều di vật Champa như tượng đá, tượng Phật, đá, gạch Champa, bài vị, mảnh gốm... Với 97 chữ Champa viết trên vách đá trong động Phong Nha, ngay từ chuyến khảo sát đầu thế kỷ 20 ông Pavi - học giả người Pháp - cũng cho rằng rất khó đọc, khó để viết phỏng lại chính xác. Cuối cùng ông Pavi chỉ nhận ra được một chữ và ông cho rằng đó là “capimala”. Sau này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, nếu đúng là chữ “capimala” thì đó là tên một vị la hán, tổ thứ 13 của Phật giáo. Tháng 7-1995, qua nghiên cứu và khảo sát động Phong Nha, giáo sư Trần Quốc Vượng và nhóm cộng tác viên ở Viện Khảo cổ học Hà Nội nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Các dấu tích ở hang Bi Ký cho thấy rất có thể đây là một thánh đường Champa từ thế kỷ 9 - 11. Cần thời gian giải mã Tháng 3-2008, một đoàn nghiên cứu của các nhà khoa học VN và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích văn tự trong động Phong Nha là theo dạng chữ sanskrit phối hợp với dạng chữ Champa cổ. Trong bài nghiên cứu về Phật giáo Champa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ 9 - 10), nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - nguyên phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại Huế - cho rằng những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu Việt - Nhật đã hé lộ nhiều thông tin đáng quan tâm nhằm làm rõ thêm di tích Phật giáo Chăm trong thạch động thuộc di sản thiên nhiên thế giới. Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái (Quảng Bình) cho biết chuyện giải mã chữ viết của người Champa trong động Phong Nha là khá nan giải “vì có những ngôn ngữ đã chết, hoặc có sự biến ngữ, hoặc có loại ngôn ngữ được thần thánh hóa khi viết cho bí ẩn trong tôn giáo”. Qua khảo sát và nghiên cứu bước đầu, giáo sư Arlo Griffiths của Trường Viễn Đông Bác Cổ cho biết hiện vẫn chưa thể dịch nghĩa được những dòng chữ này có nội dung gì, chỉ khẳng định được chữ viết ở văn bia này là chữ viết của người Champa. Ông nhận định văn bản này được viết vào những năm đầu thế kỷ 11 (cách đây khoảng 1.000 năm). Đây là lần đầu tiên văn bia trong động Phong Nha được xác định niên đại cụ thể, so với những nhận định trước đó đều có khoảng cách từ thế kỷ 9 - 10 hoặc từ thế kỷ 10 - 11. Sau khi đã khảo sát kỹ, các nhà ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ đã chụp ảnh văn bia để đưa về Pháp nghiên cứu dịch nghĩa và cam kết sẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm mục đích giới thiệu cho du khách tham quan. LAM GIANG ========================== So sánh mẫu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với ký tự trong động Phong Nha. Cái gọi là chữ Champa trong động Phong Nha, giống đến 90% chữ Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học????!1 like
-
1 like
-
Anh chị em chỉ ghi nhận vậy thôi. Chưa đóng tiền vội. Khi nào thấy tạm tạm, lúc đó hãy đóng. Tổng sỉ vả hiện nay là 14T rùi. Còn thiếu 6T nữa. Hoàng Triều Hải thế nào cũng ít nhất 1T, cho đến 2T và xe. Nếu đi đông thì phải hai xe 7 chỗ. Anh chị em nào ở miền Nam có đóng tiền, hoặc nước ngoài, không đi được mà có đóng tiền thì tôi sẽ gửi CD để tham khảo. Nhưng tuyệt đối không phổ biến ra ngoài.1 like
-
[ Trích: Hà Hữu Nga thì cố liều chết dịch ý hết cả bài như sau: 台峰拱炤水灣環 毓秀鐘靈在此閒 壇上翻瓢消旱魃 空中敲鼓走狂蠻 龜碑石篆經霜綠 鳳札金章炤日丹 今古迭更棋幾局 凛然正氣舊江山 Đài phong củng chiếu thủy loan hoàn Dục tú chung tinh tại thử gian Đàn thượng phiên biều tiêu hạn bạt Không trung xao cổ tẩu cuồng man Qui bi thạch triện kinh sương lục Phượng trát kim chương chiếu nhật đan Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục Lẫm nhiên chính khí cựu giang sơn. Thái sơn quần tụ soi đầm ngọc Anh linh chung đúc đất thiêng này Gáo trời gội sạch ngày nắng hạn Trống rung tan tác lũ cuồng man Kinh đá bia rùa sương khói biếc Chương vàng thẻ phượng rạng chiếu ban Kim cổ cuộc cờ luôn đắp đổi Lẫy lừng chính khí cựu giang san các bậc tiền bối đối với nền sử học Việt (và không có ý so sánh với bản chuyển ngữ xuất sắc của ông Hà Hữu Nga): Non Đài quay lại, nước bao vây, Chung đúc anh linh ở chốn này. Bầu giốc đàn trên mưa dưới khắp, Trống khua tầng thẳm giặc tan bay. Bia rùa truyện đá ngàn sương phủ, Trát phượng niêm vàng ánh nắng gay. Câm cổ cuộc cờ bao xóa đổi, Vẫn lừng chính khí nước non đây. Ngoài một vài chữ khác như tinh (靈), triện (篆), sương (霜)… so với bản dịch của Le Minh Khai, trong bản dịch của ông Trần Tuấn Khải có một chi tiết thú vị như sau. Câu thứ 7 của bài thơ Kim cổ điệt canh kỳ kỷ cục 今古迭更棋幾局, trong phần phiên âm lẫn phần tạm dịch Việt văn, ông Trần Tuấn Khải đều dùng chữ “câm” chứ không phải là “kim”; trong khi ở nguyên bản chữ Hán vẫn viết là 今. Có lẽ dịch giả chọn âm này cho đúng với cách đọc biên soạn sách của các sử quan có liên quan đến lệ kỵ húy của triều đình nhà Nguyễn chăng, bởi tên người sáng lập nhà Nguyễn là ông Nguyễn Kim chăng? Hết trích ] Phân tích: Khả Lao là chữ phiên âm cho từ Kẻ Lào. Lào là từ chung chỉ phía Tây, phía mặt trời “Lặn Vào” = Lào. Gió thổi từ phía Tây vẫn gọi là “gió lào” nên chữ “lào” này không phải viết hoa vì không phải là chỉ nước Lào. Đi lên rừng núi phía Tây để tìm lâm sản người ta vẫn gọi là “đi lào”. Đan Nê chẳng phải là từ của dân tộc thiểu số nào cả, nó là chữ nho ghi âm từ của tiếng Kinh là từ “Đồi Núi”, từ Đồi Núi được viết bằng chữ Đan Nê. Bởi nhấn “Núi Hề 兮!” = Nê. Đồi và Đàn đều là cái Nền đất nổi tự nhiên, viết chung bằng mượn chữ Đan 丹(cứ cái âm, chớ cứ cái nghĩa chữ Đan 丹 là màu đỏ). Nôi khái niệm: Nền = Non = Hòn = Cồn = Đồn = Đàn 壇 = Đài 臺, 台 = Đồi = Đột 凸, 土 = Đống = Đan 丹,坦 = Địa 地 = Đỉn (tiếng Thái) = Đất 坦 (chữ Nôm) = Tất (tiếng Mường). Từ Đất tiếng Kinh đã phiên thiết thành Đỉn Tất, "Đỉn" cho tiếng Thái, "Tất" cho tiếng Mường, thiết lại "Đỉn Tất" = Đất. Bởi Kinh còn gọi là Keo, là 'Keo Dính" = Kinh, cũng là 'Kẻ xưng Mình" = Kinh, Kinh là Keo kết dính mọi chi của đại tộc Việt, nên nhân văn Việt không có kì thị sắc tộc, "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Người Thái Lan gọi người Kinh là 'Keo" (do lướt "Kết Lẹo" = Keo, "Lẹo" tiếng Thái nghĩa là Rồi, viết bằng chữ Liễu 了), hay còn gọi người Kinh là "Duôn" (do lướt "Dân Nguồn" = Duôn, dân nguồn nghĩa là tộc gốc, từ thời Kinh Dương Vương). Chữ Kim tiền 金 錢 hay Kim thế今 世 là hai chữ Kim đồng âm dị nghĩa, âm tiết “Kim” đều được người Thái vùng Thanh Nghệ đọc là “Căm”, giống như người Quảng Đông cũng đọc chữ Kim 金 là “Căm”, do vậy ông Trần Tuấn Khải phiên âm chữ Kim 今 là “Câm” là do phát âm của vùng đó, chứ không phải là ông ấy sợ húy gì cái âm “Kim”. Chữ Kim tiền là chỉ kim loại, thời đồ đồng người ta gọi kim loại đồng là Câm hay kim loại nói chung là “Của Ngậm” = Câm, hay “Của Im” = Kim 金. Vì kim loại là do quặng nằm Im dưới đất chứ không phải là “vô khảo mà xưng”, mà phải Tìm mới thấy, và nó Ngậm một giá trị riêng. Cái tên gọi là Câm hay Kim là do tính cách của nó, như các thành ngữ đã chỉ rõ: “lạnh như đồng”, “ lạnh như tiền”, lạnh ở đây là “mặt lạnh” tức im lặng không nói gì; “ngậm miệng ăn tiền”, câu này nghĩa đen là kim loại ăn tiền hay tiền ăn tiền khi chủ ngữ là chính nó, nhưng thường dùng theo nghĩa bóng khi chủ ngữ là ẩn. Im = Âm, làm sao cho “Tỏ cái Im” = Tìm , hay “Tỏ cái Âm” = Tầm 尋 , từ Tìm viết bằng chữ Tầm 尋 (kết quả là thấy, vật được tìm không reo lên thì người tìm được nó cũng reo lên thành tiếng). Trong tiếng Việt còn có nhiều kiểu đặt tên gọi: do màu sắc thành tên gọi như Bạc, Vàng; do chức năng thành tên gọi như Cuốc, Cày; do tiếng kêu thành tên gọi nhu “Kêu gâu Gâu” = Cẩu 狗, “Kêu quà Qùa” = Qụa, “Tiếng Rống” = Trống; do chất liệu kèm chức năng thành tên gọi như “Mộc 木 Gõ” = Mõ, “Kim 金 loại lên Tiếng” = =Kẻng; v.v. Khi gia công dát mỏng kim loại có tên gọi là đồng thành tấm mỏng gọi là lá đồng ,Lá = Ná (tiếng Tày) = Nạ (tiếng Lào)có nghĩa là Mặt, tức thành cái “Mặt Câm” = Mâm, là cái mâm đồng. Gõ vào mâm đồng thì được kết quả “Gõ Mâm” = Gầm, tiếng rất vang. Vật dụng bằng đồng là Câm = Mâm = Gầm = Gươm = Kiếm = Kim (cái kim nhọn), từ Kim này viết bằng chữ Châm 針, đồng âm với Câm. Nôi khái niệm vật nhọn trong tiếng Việt là: Gai = Gài = Găm = Cắm = Kim = Câm = Châm 針 = Đâm = Điểm 點 = = Tiêm 尖 = Chiếm = Chích = Chốt = Chủng 種, nên có từ đôi Tiêm Chủng 尖 種, Hán ngữ gọi động từ Tiêm bằng từ ghép Đả Châm 打 針, chính là phiên thiết từ Đâm của tiếng Việt, thiết lại "Đả Châm" = Đâm; tiếng Tày lại gọi từ Đâm là "Tiêm Găm" = Tăm, tiếng Nghệ gọi "đi Đâm Gạo" thì tiếng Thái gọi là "pay Tăm Khao", tiếng Tày gọi là "pay Tăm Khẩu", phải đi đâm vì cối dã gạo dùng sức nước đặt ở ngoài suối, mối lần muốn dã gạo là phải đi; tiếng Kinh lại có cái Tăm để xỉa răng, mà Hán ngữ gọi khái niệm "cái gai để xỉa răng" là cái Nha Tiêm 牙 尖 ("Ya Jian"). Trong bài thơ trên tôi chẳng thấy từ nào kì thị người dân tộc thiểu số cả. Chữ Man là chỉ màu ngũ hành của phương Bắc, là phương của quẻ Khảm tượng nước. Nôi khái niệm: Khảm = Khẳm = Đẳm (tiếng Thái, nghĩa là màu đen) = Đậm = Đen = Mèn = Mun = Man = =Than = Thâm = Thủy = Sủy = Sậm = Lầm = Lạc = Nác = Nước = Nậm = Nam = Khảm. Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm = Thâm = Than = Thủy, màu ngũ hành của nước là màu đen. Cuồng Man có nghĩa là giặc Man, tức là giặc phương Bắc. vì Man là “Màu Than” = Man tức màu đen, là màu ngũ hành của nước, (“Màu Đen” = Mèn, do màu sắc mà thành tên gọi con dế mèn là con dế màu đen tuyền), nên giặc man còn gọi là giặc nước. Trong bài thơ có từ Thử Nhàn 此 閒, 此 閑 (nghĩa là ở cảnh nhàn này) chứ không phải chữ Thử Gian 此 間 (nghĩa là ở giữa chốn này). Tôi dịch bài thơ là như sau: 1. Non cao soi vịnh nước tròn. 2. Chuông thiêng thánh thót cảnh nhàn đẹp sao. 3. Nghiêng trời, hạn gặp mưa rào. 4. Trống rền dội tiếng, giặc nào cũng tan. 5. Bia rùa đá khắc triện vàng. 6. Công huân rực rỡ phượng hoàng uy nghi. 7. Nghìn năm biết mấy cuộc kỳ. 8. Lẫy lừng chính khí vẫn thì Giang Sơn. Bài thơ có Tám câu. Câu 3 nói về công dụng thời bình của trống đồng là dùng thi lễ cầu mưa. Mặt trống đồng có Cóc, hay Ễnh - Ương (con Âm – Dương), là loài lưỡng cư, sống cần phải có Đất Nước (như Đất Nước VN, một nửa là Biển Đông, một nửa là Đất liền). “Con cóc là cậu ông trời” nên trống đồng mà Gõ = “Gõ Nói” = Gọi = "Gọi Chớ!" = Gô 語 (tiếng Nhật) = "Gọi Chi 之!" = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = “Gọi Chứ!” = Gừ = “Người Gừ” = Ngữ 語 ("Người Ồn 音" = Ngôn 言), thì trời phải nghiêng mà trút mưa xuống. Câu 4 nói về công dụng của trống đồng thời chiến là động viên chiến đấu bằng cái Cối Gõ = Cối Vỗ = Cổ Vũ 鼓 舞. Hình dáng cái trống đồng như cái Cối úp, chính tên gọi theo hình thể của nó là cái Cối Vỗ , hễ vỗ vào mặt nó là nó phát ra “Tiếng Rống” = Trống, “trống” chỉ là cái tiếng của nó, tiếng nó trống không vang lên không trung. Xưa viết từ Cối bằng chữ Cữu 臼 (cối gỗ) và bằng chữ Cổ 鼓 (cối đồng, cối đồng không dùng dã gạo mà dùng để gõ, nó chính là cái đúng với logic thiết là cái "Căm 金 Vỗ 舞" = Cổ 鼓, nếu thiết theo phát âm của Hán ngữ thì là "Jin 金 Wu 舞"= Ju, trật, không thành "Gu 鼓"). Câu 8 là câu Tóm tắt, ý của câu này về sau đã trở thành câu kết trong lời của bài hát quốc ca do Văn Cao sáng tác là: “Nước non Việt Nam ta vững bền”. Sẽ mãi mãi vững bền muôn thủa khi vẫn giữ được cân bằng Âm/Dương là Nước/Non, còn nếu để cho tằm ăn dâu nó gặm lẹm mất dù là phần nhỏ nào của bên Nước hay bên Non thì đều làm chao đảo cái sự bền vững. Tác giả chọn cấu trúc bài thơ là 8 câu thất ngôn, cứ hai cái Thất thì được một cái Thật, vì “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Tám cái Thất thì được bốn cái Thật. Bốn cái Thật chính là bốn nét của chữ Tâm 心. Bốn cái Thật lại là một cái Thật, vì “Thật+Thật” = Thất = 0+0=1, và “Thất+Thất” = Thật = 1+1=0. Cho nên bốn nét của chữ Tâm 心 là một cái Thật = 0 (tâm hoàn toàn rỗng, tức hoàn toàn trong sáng). Trong di chúc của Hồ Chí Minh có một câu dặn dò rất dài, trong câu đó có 4 chữ Thật (xem bài “Bốn chữ Thật trong di chúc Hồ Chí Minh” của ông Vũ Kỳ). Muốn tâm rỗng thì phải Thiền thật lâu tức đạt đến trạng thái “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiện 善, 1+1=0, “Thiền 禪 Thiền 禪” = Thiên 天, 1+1=0, ở trạng thái đó thì trí tuệ của Người sáng suốt như của Trời. Tương ứng các chữ Thiền 禪 – Thiện 善 – Thiên 天 mà bằng phát âm của Hán ngữ thì là: “Chán 禪” – “Shàn 善” – “Tian 天”, thì sẽ không đúng cách “thiết” (QT Lướt) , tức “Chán 禪 Chán 禪” // Shan 善, “Chán 禪 Chán 禪” // Tian 天 (dấu // nghĩa là khác, không bằng). Vậy phát âm chữ nho như Việt phát âm là đúng hay phát âm chữ nho như Hán phát âm lơ lớ là đúng? Chẳng trách mà hơn 2000 năm trước đã phải có sách Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 (< TVGT>) của Hứa Thận 許 慎 để hướng dẫn cách đọc chữ nho cho đúng âm Việt bằng cách “thiết 切”.1 like