• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/07/2015 in Bài viết

  1. Báo Singapore: Trung Quốc coi chừng "gió đổi chiều" tại ASEAN Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như quên một thực tế rằng, trong bất kỳ mối quan hệ nào, Trung Quốc cũng cần có Đông Nam Á để phát triển. Trả lời trong bài viết đăng trên tờ Straits Times (Singapore), ông Rafael Alunan, cựu Bộ trưởng Nội vụ của Philippines dưới thời Tổng thống Fidel Ramos hồi tưởng lại sự việc Trung Quốc đặt chân tới Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Mối lo ngại của họ cuối cùng cũng thành hiện thực khi giờ đây khu vực này đã trở thành căn cứ quân sự chính thức. Ông đưa ra nhận định: “Với việc Trung Quốc ngày càng tăng cường việc “gây thù” và phá hoại trật tự chung của toàn cầu, mọi người đều mong rằng họ sẽ “tiêu tùng” trước khi gây thêm thiệt hại đối với hạnh phúc nhân loại và sự ổn định của khu vực”. Philippines đã từng một thời xác định đường lối chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ, đòi Mỹ phải chuyển căn cứ quân sự khỏi cảng Subic (Philippines) để dảm bảo chủ quyền toàn vẹn của nước này. Tuy nhiên, hiện nay mục tiêu chống đối đã chuyển sang Trung Quốc một cách rõ rệt. Gió đang đổi chiều tại Đông Nam Á? Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây đắp đảo nhân tạo phi pháp tại Đá Vành Khăn (Ảnh: CSIS) Thái độ của Philippines chỉ là một ví dụ cho bức tranh chung là Đông Nam Á đang chuyển những nỗi sợ phương Tây trước kia thành sự “khó chịu” đối với Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á phải xem xét ngân sách cho quốc phòng, tìm kiếm liên minh an ninh mới và suy ngẫm về tương lai của một khu vực vốn đang bình yên trong hơn hai thập kỷ. Trong vụ đối đầu “nóng” ở bãi cạn Scarborough năm 2012, Hải quân Philippines đã tìm cách bắt 8 tàu cá của Trung Quốc và bị các tàu hải giám của Trung Quốc chặn lại. Hai bên chỉ đồng ý rút lui sau khi Mỹ can thiệp. Manila đã giữ lời, nhưng Bắc Kinh thì không như vậy. Trung Quốc sau đó đã sử dụng chiến thuật bầy đàn để ngăn chặn tàu thuyền Philippines xâm nhập lại vào khu vực. Tháng 1 sau đó Philippines đã khởi tố Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về luật biển, khiến cả thế giới kinh ngạc. Còn đối với Malaysia, nước này đã thiết lập các phương án an ninh mới và ngày càng thể hiện rõ sự lo lắng của mình trước Bắc Kinh sau những năm “mềm mỏng” với người hàng xóm “khổng lồ”. Khi Thủ tướng Malaysia ông Najib Razak trở lại tranh cử vào năm 2013, các cử tri nước này đã có thái độ bất mãn với Hiệp hội Malaysia - Trung Quốc. Ông đã thực hiện một điểm đặc biệt khi khởi công xây dựng khu công nghiệp Kuantan Malaysia – Trung Quốc tại quê nhà của mình. Các quốc gia ASEAN đang từng bước mở rộng hợp tác quốc phòng với các cường quốc khác, trong đó có Nhật Bản (Ảnh minh họa) Tuy nhiên, bước sang tháng Tư vừa qua, ông cũng phải lên tiếng bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” đối với hoạt động xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Đáng chú ý, ông đã bay tới Tokyo chỉ vài tuần sau bài phát biểu. Malaysia đã nâng tầm mối quan hệ với Nhật Bản thành “đối tác chiến lược”. Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á – cũng rất thận trọng. Nước này nằm ngoài vấn đề Biển Đông khi không tuyên bố chủ quyền trên các thực thể, nhưng đường “lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc đưa ra cũng vòng xuống phía quần đảo Natuna của họ. Mặc dù chưa bao giờ làm rõ sự “mơ hồ” của đường 9 đoạn này, các quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc vẫn đơn phương tuyên bố rằng Jakarta đang “ngồi trên 50.000 km2 vùng biển của chúng tôi". Trong khi đó, Việt Nam – quốc gia có mối liên hệ lịch sử và chính trị mật thiết với Trung Quốc trong số các nước ASEAN – đang nhanh chóng thắt chặt quan hệ đa phương hóa, nhìn nhận Trung Quốc vừa là “đối tác” vừa là “đối tượng”, hợp tác nhưng cũng đồng thời đấu tranh, ký kết những thỏa thuận về quốc phòng với nhiều đối tác quốc tế khác. Trong tuần này, đại diện của 57 quốc gia đã họp tại Bắc Kinh để ký các điều khoản nhằm thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên, 3/7 quốc gia đến từ ASEAN chưa chấp thuận, ngoài Philippines, đáng ngạc nhiên là có cả Malaysia và Thái Lan, hai đối tác thân thiết của Trung Quốc. Lời giải thích chính thức Thái Lan đưa ra là họ đang trông chờ vào sự thông quan nội địa trước khi ký vào. Phá bỏ an ninh, Trung Quốc đang nghĩ gì? Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược đối với hạm đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc (Ảnh minh họa: AFP) Tiến sĩ Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại Hải Khẩu – Hải Nam đã phân tích về chính sách an ninh của nước này. Tiến sĩ Wu biện bạch: Mỹ và Nhật Bản có xu hướng gây khó khăn cho Trung Quốc khi xâm nhập vào khu vực Tây Thái Bình Dương thông qua biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Vì thế Biển Đông tạo ra “lá chắn tự nhiên” chống lại khả năng can thiệp của 2 nước này. Ông lý giải rằng, Bắc Kinh đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ đều nhắm tới mục tiêu kiềm chế Trung Quốc và Biển Đông chỉ đơn thuần là một “công cụ thuận lợi”. Ông cho biết: “Mỹ đã điều chỉnh vị trí của họ trong cuộc tranh chấp, từ chỗ hạn chế can thiệp tới tích cực can thiệp”. Nhưng vấn đề ở đây là, nếu không còn cách nào khác để ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, tại sao Trung Quốc lại không có thái độ hợp tác, xúc tiến nhanh chóng việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các nước ASEAN? Tiến sĩ Wu cho rằng rằng COC phức tạp hơn nhiều so với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002. Hơn nữa, bản thân các nước thành viên ASEAN không thống nhất được nội dung của COC: Malaysia cho rằng COC chỉ nên áp dụng ở quần đảo Trường Sa, trong khi Việt Nam muốn nó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, Trung Quốc và ASEAN không dễ dàng đạt được đồng thuận trong vấn đề này. Một số nhà phân tích quốc phòng cho rằng, mối quan tâm thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông là tạo cơ sở an toàn cho hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) nước này – nút chặn hạt nhân cuối cùng trong cân bằng sức mạnh hạt nhân giữa các cường quốc. Tuy nhiên Biển Đông là một vùng biển nông so với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Điều này làm cho các tàu ngầm “ồn ào” của Trung Quốc dễ bị phát hiện. Vì vậy, Trung Quốc nỗ lực biến Biển Đông thành “ao nhà” thực chất để tạo không gian cho các tàu ngầm của họ “vươn ra biển lớn”. “Trung Quốc hãy coi chừng” Trung Quốc dường như quên rằng mối quan hệ giữa họ và ASEAN là phụ thuộc lẫn nhau (Ảnh minh họa) Theo bài phân tích của Ravi Velloor trên tờ Straits Times, tất cả những điều này gia tăng nguy cơ một hình thái “chiến tranh lạnh” mới trước ngưỡng cửa của ASEAN. Do vậy, khi Trung Quốc tung ra các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng khu vực như AIIB, các chính phủ ngay lập tức cũng tăng chi tiêu cho quốc phòng, gây ảnh hưởng tới ngân sách dành cho giáo dục và y tế. Điều đáng sợ là không có cơ chế để ngăn chặn sự cố trong trường hợp nó xảy ra. Bản thân Trung Quốc cần nhận thức được những thiệt hại về uy tín mà họ đã gây ra, đặc biệt là việc tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp.Bắc Kinh cũng phải biết rằng, khi họ kiểm soát tình hình và là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sự phụ thuộc này không phải là sự phụ thuộc một chiều. Khi nền kinh tế bị chững lại, đặc biệt với một nền kinh tế tăng trưởng nóng, Trung Quốc sẽ mất đi phần nào ưu thế của mình. Các Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh cho biết tỷ lệ lợi nhuận các công ty con của họ kiếm được tại Trung Quốc đang dần trượt dốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Indonesia và Thái Lan – 2 nền kinh tế lớn nhất ASEAN. Nhưng 2 nước này nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang nước này. Singapore là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất tại Trung Quốc trong 2 năm qua. Trên thực tế, suy thoái tại Trung Quốc phần nhiều là do sự sụt giảm đáng kể trong các khoản đầu tư kể từ năm 2009. Tác giả Ravi Velloor “nhắc nhở”, Bắc Kinh hãy chú ý rằng khu vực Đông Nam Á này cũng quan trọng với Trung Quốc không kém gì so với vai trò của Bắc Kinh đối với nơi đây. Những nước đi hung hăn sẽ vấp lấy hậu quả. Theo Ánh Ngọc Pháp luật TPHCM ================== Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra cương quyết và cứng rắn đến mức sẵn sàng tham chiến ở biển Tây Thái Bình Dương thì tất cả các nước từ Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương theo Hoa Kỳ hết. Cái này lão Gàn nói lâu rồi. Bởi vậy, lão mới bảo Bắc Kinh đã mắc sai lầm chiến lược. Thôi! Đây là sự nhân ái của lão Gàn, nên có lời khuyên rằng: Bắc Kinh hãy đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế - thông qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam về đề tài khoa học, do lão Gàn đặt tên như sau: "Khám phá bí ẩn huyền vĩ và cội nguồn của nền văn minh Đông phương". Trong đó, hệ thống luận điểm của lão Gàn - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - là nội dung chính để thảo luận; khách mời là tất cả các học giả có tên tuổi trên thế giới và cả Trung Quốc, tập trung phản biện lão Gàn. Nếu lão Gàn biện minh được thì Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được công nhận ở tầm quốc tế. Trong điều kiện này, lão có thể chắc chắn rằng: Đây là một lực tương tác mạnh vào việc bảo đảm hòa bình cho sự hội nhập toàn cầu. Cũng trong điều kiện này, lão sẽ bỏ qua cho đám tư duy "ở trần đóng khô", vì dốt nát mà chống lại nền văn hiến huyền vĩ Việt. Còn nếu không thì đây: Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn Trời gần, Đất xa. Nguyễn Du.
    4 likes
  2. Vi Tiểu Bảo thân mến. Đại Không Vong là hướng nhà nằm đúng với đường phân cách giữa 2 cung; Tiểu Không Vong là hướng nhà nằm giữa đường phân cách giữa 24 sơn (Mỗi cung gồm ba sơn). Tại sao phạm Không Vong, nhất là Đại Không Vong lại kiêng? - Thì - vấn đề bản chất của Không Vong là gì tôi đã giảng trong lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp: Đó là sự triệt tiêu do cân bằng giữa lực tương tác của từ trường Trái đất và tôi cũng đã nêu phương pháp hóa giải. Tuy nhiên, tôi lưu ý anh chị em là: Đại và Tiểu không vong cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố tương tác trong phong thủy. Để tránh xây nhà Phạm Không vong nói chung - thì - phương pháp theo kinh nghiệp của dân gian các cụ để lại, như Vi Tiểu Bảo nói là hoàn toàn chính xác. Còn vấn đề: Năm chẵn chọn nhà Đông Tây, năm lẻ chọn Nam Bắc điều này liên quan đến một bí ẩn vũ trụ, tôi sẽ nói đến bản chất của nó trong buổi Off sau. Bởi vì, đám tư duy "ở trần đóng khố" sẽ phản biện: "Vậy năm lẻ thì người Tây trạch không được xây nhà sao?" Anh chị em thân mến. Lần đầu tiên sau nhiều năm gặp lại anh chị em Địa Lý Lạc Việt. tôi rất mừng vì sự phát huy kiến thức Địa Lý Lạc Việt của anh chị em. Những thành quả của anh chị em thực hiện trong nhiều năm qua thật tuyệt vời và đáng để cho đám Phongshui Tàu phải bái phục. Chỉ một chiêu của Le Ninh, khiến một nam thanh niên tuyên bố không bao giờ lấy vợ, tự nhiên đòi lấy vợ ngay chỉ sau 100 ngày; Một chiêu khác của Hoàng Triều Hải làm căn nhà vượng khí đến không thể chê được, chưa kể những đồ chơi hiện đại, như: máy tầm ...ma từ Hoa Kỳ; Một chưởng ứng dụng đồ chơi phong thủy của Tuấn Dương khiến gia đình trở nên no ấm....vv.... Nhưng dù sao, tôi vẫn lưu ý anh chị em rằng: cần phải tiếp tục tiếp thu những kiến thức Địa Lý Lạc Việt còn lưu truyền trong dân gian. Sau đó lấy nguyên lý căn để của Lý học Đông phương là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" để kiểm chứng, hiệu chỉnh, phục hồi lại những gía trị đích thực của nền văn hiến Việt. Một lần nữa cảm ơn anh chị em, chúc anh chị em thành công. PS: Trường hợp của chị HươngTL, là mô tả "hệ miễn dịch tấn công cơ thể", một căn bệnh thời đại hiện chưa có thuốc chữa. Tôi có để nghị chị kiếm cho ít nhất 10 trường hợp điển hình, để Địa Lý Lạc Việt can thiệp. Phamhung lưu ý giúp sư phụ nhắc chị HươngTL, nếu có thì thày trò kéo nhau đi. Nguyên lý lý thuyết của loại bệnh này tôi đã giải thích theo Lý học Việt với anh chị em. Với nhà nghèo thì miễn phí, với nhà giàu thì yêu cầu họ trả tiền , như một hình thức tài trợ cho các công trình nghiên cứu. Chữa không khỏi sư phụ trả lại tiền.
    4 likes
  3. Xin được thay mặt cho anh chị em thành viên CLB PTLV tại Hà Nội, con xin cám ơn Sư phụ đã dành thời gian và giảng giải cho chúng con những điều thật quý báu ạ, đúng là hết sức ý nghĩa, mặc dù đã được Sư phụ giảng lý thuyết trong lớp nhưng để ứng dụng thì đúng là nhiều người còn chưa hiểu và ứng dụng được ạ. Cũng xin được cám ơn sự nhiệt tình của Gia đình anh Hoàng Triều Hải đã giúp đỡ về địa điểm tổ chức và tài trợ bữa nhậu nhẹt gọi là túy lúy, và cho anh chị em có dịp thực mục sở thị công trình biệt thự ven sông Hồng với hình cụ Rùa và đã ứng dụng 100% Phong thủy lạc việt. Điều đó đã mang lại cho gia đình thịnh vượng và hạnh phúc, thật ngưỡng mộ và khâm phục khi đệ tử của Sư phụ trẻ vậy mà sở hữu căn biệt thự hạng sang như thế. (ghen ghê, bắt đền Sư phụ chưa giúp bọn con được như sư huynh Hoàng Triều Hải. huhuhuu) Với một số nội dung nhắc lại lý thuyết và hướng dẫn ứng dụng của Sư phụ, bản thân phamhung đã mở mang nhiều kiến thức về ứng dụng từ ứng dung Thuyết Âm dương ngũ hành để luận phong thủy, môi trường xung quanh, con người và đến cả căn bệnh quái ác mà Y học đang chưa chữa được rốt ráo rồi đến căn bệnh mà cả nền y học thế giới đang chưa tìm được nguyên nhân và cách chữa trị như bệnh mà chị LươngThienHuong đã trình bày phamhung không nhớ từ chuyên môn nhưng đại khái là Hệ miễn dịch của con người, lẽ ra sản sinh ra các kháng thể để diệt các virut xâm hại cơ thể thì lại đi chống lại cơ thể .... Sau đây là một vài hình ảnh của buổi offline: Sư phụ và đệ tử Le Ninh (tức Lê Văn Định) Sư phụ và chị Huongthienluong anh chị em lắng nghe giảng bài Trời đã tối mà vẫn chăm chú lắng nghe đệ tử Tuấn Dương lâu mới tham gia off ẹp. Anh em vui vẻ giao lưu Sang mục thứ 2 là nhậu nhẹt với tài trợ của Gia đình anh Hải
    3 likes
  4. BẢN THAM LUẬN VỀ GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH. Thưa quý vị và anh chị em. Tôi nhận được thư mời dự hội thảo rất muộn, nếu tôi nhớ không nhầm thì sớm nhất là rạng sáng ngày hôm kia. Mặc dù cuộc hội thảo này sẽ tiến hành vào ngày mai 21. 5 Ất Mùi Việt lịch, bởi Trung Tâm Minh triết Việt, thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam. Tôi cấp tốc viết bài tham luận này, trong một hoàn cảnh mà tư liệu duy nhất là mạng internet. Vì tôi đang ở xa nhà. Tôi không biết có thể tham dự được không, vì có một độ Phong thủy, mà tôi đã hẹn thân chủ đúng vào buổi sáng tổ chức hội thảo, từ trước đó. Nhưng dù sao tôi cũng kịp viết xong và gửi bài tham luận của tôi. Tôi xin được trình bày toàn văn bản tham luận này để quý vị và anh chị em tham khảo. Vì vấn đề có liên quan đến quan điểm của tôi về cội nguồn Việt sử. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ======================= TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH VÀ MINH TRIẾT VIỆT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa các vị đại biểu. Kính thưa các vị khách quý có mặt nơi đây. Cách đây ba năm vào ngày 14. 7 2012, TT Minh Triết Việt cùng với TTNC Lý học Đông phương đã tổ chức một cuộc hội thảo về giáo sư Lương Kim Định, người chỉ đường đến kho tàng minh triết Việt. Những giá trị khai sáng của giáo sư để lại cho hậu thế về một nền minh triết Việt, chính là con đường tìm về cội nguồn Việt tộc. Giáo sư Kim Định đã xác định rằng: Việt tộc có một cội nguồn văn hóa rất riêng và hoàn toàn phi Hán. Thời gian trôi quan đã ba năm, hôm nay chúng ta lại có mặt ở đây để tiếp tục tìm hiểu sâu thêm những giá trị của minh triết Việt từ con đường mà giáo sư đã mô tả tìm về cội nguồn Việt tộc. Kính thưa quý vị. Phần đầu tiên tôi hân hạnh được trình bày với quý vị có chủ đề là: I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI NHỮNG TÁC PHẨM CỦA GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH VỀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ Vào thời điểm giáo sư Kim Định bắt đầu xác định con đường tìm về cội nguồn Việt tộc - thì đó là lúc nước Việt đang trong một hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Ở miền Bắc, các nhà khoa học và những lãnh tụ cách mạng - đã thành công trong sự nghiệp giành độc lập của người Việt sau gần 100 năm Pháp thuộc - đều xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Trong tác phẩm "Lịch sử nước ta", Ngài Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam...". Và Ngài xác định: Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang Hiến pháp trước năm 1992 cũng đã xác định điều này, ngay trong "Lời nói đầu". Tất cả những sự xác định cội nguồn Việt sử này, đều căn cứ vào truyền thống văn hóa sử của Việt tộc và được ghi nhận trong chính sử. Các nhà khoa học miền Bắc đã có những cố gắng để chứng minh trên nền tảng trí thức khoa học hiện đại về những giá trị lịch sử của Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, tiêu biểu là giáo sư Phạm Huy Thông. Trong khi đó ở miền Nam, các học giả tuy vẫn thừa nhận cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến, nhưng chỉ như một sự mặc định có sẵn. Nhưng có thể nói: người đầu tiên đặt vấn đề đi tìm giá trị thật của của cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt với sự xác định của cha ông để lại trải gần 5000 năm văn hiến, qua những giá trị văn hóa truyền thống Việt, chính là giáo sư Lương Kim Định. Tác phẩm đầu tiên của ông với vấn đề này, là cuốn "Nguyên Nho - Cửa Khổng" do Nhà xuất bản Ra Khơi 1965, ấn hành. Cả cuộc đời ông đã để lại những công trình nghiên cứu đồ sộ với ngót 40 tác phẩm có chủ đề tìm về những giá trị thật của cội nguồn Việt sử. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng: tất cả những cố gắng của các nhà khoa học Việt ở cả hai miền Nam Bắc - mà ở miền Nam tiêu biểu là giáo sư Lương Kim Định - đều không thỏa mãn được những nhận thức của tri thức khoa học hiện đại vào thời kỳ hơn 50 năm về trước. Nguyên nhân chính theo quan điểm của tôi là nền tảng tri thức khoa học bấy giờ, chưa đủ khả năng hình thành một hệ thống chuẩn mực chặt chẽ để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học. Nền tảng tri thức khoa học cách đây 50 năm ở Việt Nam và thế giới cũng chưa đủ khả năng hình thành những luận cứ chứng minh một cách chặt chẽ cho cội nguồn Việt sử, qua những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Riêng giáo sư Lương Kim Định, ông đã có một định hướng đúng, khi tìm về cội nguồn Việt sử từ những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Nhưng ông mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện và mô tả. Trong hệ thống luận điểm của ông, thiếu vắng những luận cứ để chứng minh nhân danh khoa học cho quan điểm của ông. Nên từ những năm đầu của thập niên 1970, nở rộ một phong trào nhân danh khoa học, đòi xác định lại quan niệm truyền thống về cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Mặc dù hệ thống luận điểm phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhân danh khoa học. Nhưng trên thực tế, luận điểm của hệ thống này, chỉ dừng lại ở sự hoài nghi vì không tìm thấy những vật chứng khảo cổ và những văn bản cổ xác định về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, theo những mặc định về "cơ sở khoa học" thời bấy giờ. Nhưng có thể nói: hầu hết những luận điểm phản biện quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, đều thiếu những luận cứ chặt chẽ, không có tính hệ thống một cách sắc sảo. Và điều cốt lõi là: những luận điểm này chỉ dựa trên sự hoài nghi những vấn đề chưa được sáng tỏ liên quan. Tuy nhiên, quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, lại mang tính phổ biến kể từ năm 1992, gây bức xúc những người quan tâm về cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 văn hiến Đi ngược lại số đông những học giả trong nước và quốc tế phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, là những nhà nghiên cứu có chiều hướng chứng minh nhằm bảo vệ cội nguồn văn hiến Việt sử. Có thể nói rằng: những nhà nghiên cứu bảo vệ truyền thống văn hóa sử Việt đã đạt được những kết quả cục bộ rất thuyết phục. Trong những học giả có tên tuổi và tâm huyết với chứng minh sự huyền vĩ của Việt sử, chính là giáo sư linh mục Lương Kim Định và đó là nguyên nhân để chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay. Do đó, một vấn đề cần được nói rõ trong tham luận của tôi và cũng là phần II trong bản tham luận này, là: II. VỀ NỘI DUNG KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM CỦA GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC. Kính thưa quý vị: Để có thể mô tả một cách khái quát nội dung chủ đạo trong gần 50 tác phẩm của giáo sư Lương Kim Định. Tôi xin giới thiệu với quý vị một trong những học giả tiêu biểu phản bác trực tiếp lại những luận điểm của giáo sư Lương Kim Định. Đó là giáo sư sử học Hoa Kỳ Kelley. Ông đã viết trong một tiểu luận có tựa là: "Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam" - bài do Lê Minh Khải | Trà Mi dịch. Trong đó có đoạn cần lưu ý sau đây: "Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học như Lévi-Strauss, đã xây dựng tư tưởng của mình bằng cách nghiên cứu các xã hội (“nguyên thủy”) hiện đại, và thông tin mà họ có đã phải là của những thời đại khác. Điều này, tôi cho rằng, đã khiến những lập luận như vậy có sức thuyết phục hơn. Học thuật tiến bộ khi các học giả sử dụng lý thuyết để đưa ra những tuyên bố táo bạo. Những tuyên bố đó đôi khi “quá” táo bạo, khiến các học giả khác thách thức những tuyên bố đó và dẫn đến một sự hiểu biết hợp lý hơn. Tuy nhiên, kết quả là học thuật tiến bộ. Nói cách khác, nó là điều tốt để có những học giả đã tuyên bố táo bạo (như Edward Said, Benedict Anderson, James Scott, v.v...), bởi vì nó khiến các học giả khác thách thức và điều chỉnh những tuyên bố đó. Tuy thế; để điều đó xảy ra, các học giả thách thức những tuyên bố táo bạo cần phải tinh thông về mặt lý thuyết như các học giả đã đưa ra những tư tưởng ban đầu. Đây là điều đã không bao giờ xảy ra với Kim Định. Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam)." Nhà sử học Kelley Kính thưa quý vị. Tôi thực sự không quan tâm đến nhà sử học Hoa Kỳ Kelley và cũng không cần chú ý nhiều đến quan điểm của ông ta về giáo sư Lương Kim Định - là người tôi rất kính trọng. Nhưng ông Kelley đã lợi dụng gián tiếp, hoặc ông ta chỉ hiểu một cách mơ hồ về một tiêu chí khoa học dành cho một giả thuyết nhân danh khoa học, vốn có nội dung như sau: "Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết được coi là khoa học thì người ta có thể căn cứ vào nền tảng tri thức khoa học để có thể chỉ ra được cái sai trong luận cứ của nó". Do đó, với luận điểm của ông Kelley, chính là sự mô tả tiêu chí trên, khi ông cho rằng: "kể từ thời điểm đó ( thập niên 60 của thế kỷ XX/ Người viết) đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết". Với luận điểm này, ông Kelley đã gián tiếp phủ nhận tính khoa học trong các luận điểm của giáo sư Kim Định. Hay nói các khác: ông Kelley đã xác định hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định không đủ yếu tố cấu thành nên một giả thuyết khoa học. Cá nhân tôi cũng thừa nhận rằng: hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định chưa đủ sức thuyết phục những nhà khoa học quốc tế về một cội nguồn Việt sử, như truyền thống văn hóa sử Việt mô tả. Một điều đơn giản để xác định nó chính là: Nếu hệ thống luận điểm của giáo sư Lương Kim Định đủ sức thuyết phục, theo những chuẩn mực khoa học dựa trên nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh này, thì chắc chắn sẽ không thể có sự kiện xét lại cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, bắt đầu từ những thập niên 70 và kéo dài đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta ngồi đây để hội thảo về giáo sư Lương Kim Định. Và tất nhiên cũng sẽ không có những nhận xét có phần thô bạo về học thuật của giáo sư Kelley. Kính thưa quý vị. Như tôi đã trình bày: Sở dĩ hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định, khiến người ta không thể chỉ ra cái sai của giáo sư. Vì nó thiếu những luận cứ trong việc biện minh cho quan điểm của giáo sư. Tôi xin được mô tả một cách cụ thể như sau: Quan điểm của giáo sư Kim Định mặc dù hướng tới sự xác định một cội nguồn văn hóa Việt phi Hán, là hoàn toàn chính xác. Nhưng hệ thống luận điểm của giáo sư chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề và mô tả: có một nền văn hóa truyền thống Việt độc lập với những hiện tượng văn hóa Hán. Tuy nhiên, giáo sư chưa có một hệ thống luận cứ chứng minh được một cách sắc sảo những hiện tượng trong văn hóa truyền thống Việt - mà giáo sư mô tả - có liên hệ với cội nguồn văn hiến Việt phi Hán. Vì giáo sư chưa xác định và chứng minh được bản chất của nền văn hiến Việt với những giá trị căn bản của nền văn hóa phương Đông, vốn bị cả thế giới mặc định thuộc về văn hóa Hán từ hàng ngàn năm qua. Chính vì thiếu một hệ thống luận cứ đó, nên giáo sư Kim Định cũng chưa đưa ra được một chuẩn mực để thẩm định - tức cơ sở để người ta có thể chỉ ra cái sai trong hệ thống luận điểm của ông. Và đây chính là nguyên nhân để ông Kelley phát biểu: "....vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm". Kính thưa quý vị Chỉ có tôn giáo, tín ngưỡng mới không có những chuẩn mực khoa học, để người ta có thể chỉ ra cái sai trong hệ thống luận điểm của nó. Tóm lại ông Kelley phủ nhận tính khoa học trong toàn bộ những giá trị hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định. Nhưng rất tiếc cho ông Kelley! Có lẽ vì là một giáo sư chuyên ngành Sử học, nên thiếu hẳn kiến thức khoa học hiện đại khác, vì nó không thuộc hệ thống trí thức của ông. Cho nên, sự phủ nhận những giá trị thể hiện quan điểm của giáo sư Lương Kim Định, lại là một sai lầm tệ hại trong sự nghiệp tìm hiểu lịch sử của Kelley. Bởi vì, trong khoa học - kể cả tự nhiên và xã hội - thì một ý tưởng nhận thức chân lý sơ khai, hoặc một giả thuyết , hay một hệ thống lý thuyết khoa học sơ khai có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng không có nghĩa là nó sai. Kính thưa quý vị Chúng ta đều biết rằng: Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học, chỉ bị coi là sai, khi những phương tiện khoa học, chứng minh một cách trực quan từ những thực tại khách quan nhận thức được để bác bỏ nó; hoặc nó cũng bị coi là sai, khi người ta có thể căn cứ vào những chuẩn mực khoa học, để chỉ ra một mắt xích sai trong toàn bộ hệ thống luận điểm của một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học, mà những chủ thể nhân danh học thuyết này không thể biện minh được. Một thí dụ cập nhật ngay trong thời đại của chúng ta, là: Cơ quan khoa học Châu Âu đã rất nhiệt tình đi tìm "Hạt của Chúa". Họ tiêu tốn hàng trăm tỷ dollar cho những phương tiện kỹ thuật để thực hiện mục đích. Nhưng kết quả cuối cùng lại không thể xác định được dạng tồn tại của vật chất tìm thấy được trong máy gia tốc hạt, chính là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản.Chưa một nhà khoa học, hoặc một tổ chức khoa học nào trên thế giới xác định điều này. Do đó, vấn đề một thực tại nào là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản vẫn là một bí ẩn trong giới khoa học hiện nay. Đây là một ví dụ cho sự không hoàn chỉnh của một lý thuyết nhân danh khoa học, được thẩm định bằng thực tế nhận thức trực quan thông qua các phương tiện kỹ thuật. Hoặc một thí dụ khác cho một giả thuyết khoa học sơ khai, nổi tiếng trong lịch sử văn minh nhân loại là thuyết trái Đất quay quanh mặt Trời của Galile. Ông Galileo đã không thể thuyết phục được trái Đất đang quay quanh mặt Trời vào thời đại của ông. Vì phát minh của ông mang tính cục bộ cho một hiện tượng vũ trụ. Nó không đủ sức thuyết phục cả một hệ thống tôn giáo giải thích mọi vấn đề liên quan được phổ biến vào thời bấy giờ. Nhưng không có nghĩa là vì vậy thuyết của Galile sai. Những nghiên cứu khoa học của những thế kỷ tiếp theo Galileo là chứng nhân xác định quan điểm của ông hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì bản chất quan điểm của Galileo phản ánh chân lý, dù mang tính cục bộ. Cho nên, khi nền tảng tri thức khoa học hiện đại đã phát triển thì quan điểm của Galileo trở thành một bộ phận chân lý được thừa nhận trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại. Trở lại với quan điểm của giáo sư Lương Kim Định, tôi xác định rằng: hệ thống luận điểm của giáo sư chính là một giả thuyết khoa học sơ khai. Nhưng vào thời điểm của những thập niên 60 của thế kỷ trước, những tri thức khoa học hiện đại chưa đủ sức để hình thành những luận cứ thuyết phục. Và về phía những người quan tâm, cũng chưa đủ khả năng để biện minh tiếp tục cho giáo sư. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giáo sư Lương Kim Định đã sai. Cụ thể là: giáo sư Lương Kim Định chủ yếu dựa trên những giá trị văn hóa phi vật thể trong văn hóa truyền thống Việt để mô tả những luận điểm của ông. Nhưng chỉ sau khi ông mất 1997, thì đến tháng 5/ 2002 - tức năm năm sau - cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc mới chính thức công nhận giá trị văn hóa phi vật thể là bằng chứng khoa học chứng minh cho lịch sử. Kính thưa quý vị: Như tôi đã trình bày: Do sự hạn chế của nền tảng tri thức thời đại, nên giáo sư Lương Kim Định chưa thể thuyết phục được những nhà khoa học trong thời đại của ông. Một nguyên nhân khác là do hệ thống luận điểm của giáo sư thiếu những luận cứ có tính hệ thống. Nhưng một định hướng tìm về cội nguồn Việt sử từ những giá trị minh triết Việt thể hiện trong văn hóa truyền thống Việt, có thể coi như một giả thuyết khoa học, và không có nghĩa là nó sai. Do đó, vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn được những thế hệ tiếp theo tiếp tục chứng minh với nhiều phương pháp tiếp cận chân lý khác nhau. Có những người đã trở thành chứng nhân của giáo sư, khi sử dụng những giá trị văn hóa phi vật thể trong truyền thống văn hóa Việt, để chứng minh cội nguồn Việt sử, trong đó có tôi. Mặc dù, phương pháp chứng minh của tôi hoàn toàn khác hẳn giáo sư Kim Định và không phải bắt đầu từ những hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định. Nhưng chính vì từ hai hoàn cảnh và phương pháp khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau, nên vấn đề sử dụng những giá trị văn hóa phi vật thể làm phương tiện chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đã chứng tỏ rằng: ý niệm về về cội nguồn văn hiến Việt thông qua những di sản văn hóa truyền thống Việt của giáo sư Lương Kim Định là một giả thuyết đúng. Bởi vậy, nội dung tiếp theo, tôi xin được trình bày với quý vị về vấn đề "Minh Triết Việt" trong văn hóa truyền thống Việt và cội nguồn văn minh Đông phương. III. TÍNH MINH TRIẾT TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VÀ CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Kính thưa quý vị. Giáo sư Lương Kim Định đã đặt vấn đề và mô tả về những giá trị văn hóa truyền thống Việt phi Hán. Tất nhiên nó phải có một cội nguồn rất riêng và có trước Hán. Tôi nghĩ tất cả những ai quan tâm đến luận điểm của giáo sư đều nhận thấy điều này, qua những tác phẩm của giáo sư. Về vấn đề này, tôi đã chứng minh rằng: cội nguồn văn minh Đông phương mà nền tảng là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn thuộc về nền văn hiến Việt. Những luận cứ để chứng minh quan điểm của tôi dựa trên chuẩn mực khoa học là những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Và tôi cũng dựa trên những tiêu chí khoa học để thẩm định một hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh nào là chủ thể xuất hiện lý thuyết đó. Những tiêu chí này là: 1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó. 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chỉnh trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Kính thưa quý vị. Trong các sách đã xuất bản, trong các tiểu luận và tham luận trong các hội thảo khoa học liên quan, tôi đã chứng minh rằng: Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Bởi vì, nó không hề thỏa mãn bất cứ một tiêu chí nào trong ba tiêu chí trên. Riêng tiêu chí thứ II, thì một hệ quả của nó được xác định rằng: Một nền văn minh là chủ nhân đích thực của một học thuyết thì nền tảng tri thức của nền văn minh đó phải có khả năng phục hồi được học thuyết có xuất xứ từ nền văn minh đó. Cho đến ngày hôm nay, khi chúng ta đang gặp nhau ở đây trở về hàng ngàn năm trước trong các bản văn chữ Hán, không hề có một cuốn sách nào mô tả một cách dù chỉ là tóm lược thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và nền văn minh Đông phương huyền vĩ đã thách thức tri thức của nền văn minh hiện đại có xuất xứ từ văn minh Tây phương - không phải bây giờ, mà đã trải hàng Thiên niên kỷ. Những di sản của nền văn minh này trong các phương pháp ứng dụng của nó, như: Đông Y, Phong thủy, dự báo...đã một thời được coi là huyền bí trong nhận thức của những tri thức khoa học hiện đại. Chính sự huyền bí không thể giải thích nổi từ hàng ngàn năm qua - tính từ khi nền văn minh Văn Lang, cội nguồn Việt sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC cho đến tận ngày hôm nay - đã là một minh chứng rất rõ rằng: Nền văn minh Hán hoàn toàn không phải cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Nhưng chỉ với những di sản còn lại lưu truyền trong nền văn hiến Việt, qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, lại hoàn toàn có khả năng phục hồi được những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương. Chính điều đó đã chứng minh rằng cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử. Quý vị có thể tham khảo hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã thể hiện trong các sách đã xuất bản và những tiểu luận của tôi, qua các đường link dưới đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ PHẦN KẾT LUẬN Kính thưa quý vị Tất cả hệ thống luận cứ và phương pháp chứng minh của tôi, hầu hết dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống phi vật thể còn sót lại sau hàng ngàn năm thăng trẩm của Việt sử.Và những luận cứ của tôi có chuẩn mực khoa học là những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định. Đây chính là một chứng nhân của giáo sư Lương Kim Định, khi ông đã đặt vấn đề về những giá trị Việt phi Hán lưu truyền trong văn hóa dân gian truyền thống Việt. Mà giáo sư Lương Kim Định đã bỏ cả một cuộc đời đau đáu để đi tìm về cội nguồn Việt sử. Do đó, cần phải xác định rằng: Giáo sư Lương Kim Định là người tiên phong, ngay từ giữa thế kỷ trước, đã tiếp nối truyền thống để xác định một nền văn hiến Việt độc lập và phi Hán trong nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Kính thưa quý vị. Để kết thúc bản tham luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến với ban tổ chức đã cho tôi có điều kiện thể hiện những suy tư của mình về những giá trị của cội nguồn minh triết Việt và giáo sư Lương Kim Định – một người mà tôi rất tôn trọng và quý mến, khi được biết đến những trước tác của ông. Tôi cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn đối với các vị khách quí đã quan tâm đến chủ đề này và có mặt nơi đây. Xin chân thành cảm ơn. Hanoi 4 . 7. 2015. Nhằm ngày 19. 5. Ất Mùi Việt lịch. Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    2 likes
  5. Đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng 70% số động vật hoang dã (TTXVN/Vietnam+) lúc : 02/07/15 15:47 Ảnh minh họa. (Nguồn: ucsusa.org) Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/7 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận. Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Brazil. Đập này đã tạo ra một trong những hồ thủy điện lớn nhất thế giới là hồ Balbina bằng cách làm ngập nước một khu vực đất rừng và chia khu vực này thành 3.546 hòn đảo. Trừ những hòn đảo lớn nhất, tại những hòn đảo còn lại, sự thay đổi cảnh quan đã khiến cho nhiều loài động vật có vú, các loài chim và rùa cạn bị tuyệt chủng trong hơn 26 năm qua. Nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng sẽ có tới gần 3/4 số động vật hoang dã trong khu vực này bị biến mất do sự tồn tại của đập Balbina. Cụ thể, theo một tác giả của nghiên cứu, ông Carlos Peres thuộc Đại học East Anglia (Anh), sẽ có hơn 70% trong tổng số 124.110 loài động vật hoang dã tại khu vực hồ Balbina bị tuyệt chủng. Trong khi đó, ông Maira Benchimol thuộc Đại học Estadual de Santa Cruz (Brazil), chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết chỉ có 25 trong số 3.546 hòn đảo ở hồ này, những đảo có diện tích lớn hơn 475ha, được đánh giá là vẫn bảo tồn được hệ động vật đa dạng ban đầu. Trong bối cảnh Brazil đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trong các năm tới, nhóm chuyên gia kêu gọi chính phủ cân nhắc tới kết quả nghiên cứu mới nhất này khi tiến hành đánh giá tác động tới môi trường của các công trình này. Các nhà máy thủy điện thường sử dụng các đập thủy điện để tăng áp lực của các nguồn nước tự nhiên để sản xuất điện. Những đập này từng được coi là một nguồn năng lượng sạch quan trọng do không đòi hỏi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, song một loạt những cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy những đập trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngư nghiệp và các cộng đồng dân cư địa phương. Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa./. ===================== Bài trên là một ví dụ khác về sự nguy hại về đập thủy điện. Nhưng nếu phân tích theo lý luận của Lý học thì đập thủy điện còn gây nguy cơ hơn rất nhiều những gì mà tri thức con người có thể biết được thông qua nhận thức trực quan.
    2 likes
  6. Sửa lại lịch sử khiến cho tương lai trở nên mong manh (Bình luận) - Lịch sử tồn tại khách quan và không thể thay đổi mà chỉ có con người ghi nhận, đánh giá về lịch sử. Mỹ và Việt Nam nên là bạn Tại sao phương Tây lại tẩy chay ngày chiến thắng phát xít được tổ chức tại Matxcova? Phải chăng phương Tây đã thay đổi quan điểm về tư tưởng, hành động của lực lượng phát xít tại châu Âu và thế giới trong thế chiến 2? Không phải vậy! Đó chỉ là do sự đối đầu của Mỹ-PT với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời, muốn phủ nhận vai trò, sức mạnh của Liên Xô trong chiến thắng phát xít Đức. Đây là một cuộc chiến tranh thông tin-tâm lý quyết liệt mà Mỹ và phương Tây đã và đang triển khai đối đầu với nước Nga. Khí phách hiên ngang của người lính Nga Sergei Makarovich Korolkov trong bầy sói phát xít Đức trước khi bị bắn chết-biểu tượng của dân tộc Nga Trước hết, chúng ta hãy đọc những thống kê “lạnh lùng” này… Tại mặt trận Xô-Đức. Đức đã tung 70% binh lực với các sư đoàn hùng mạnh và tinh nhuệ nhất cùng với khoảng 81% pháo, cối; 67% xe tăng; 60% máy bay chiến đấu. Ở hai bên chiến tuyến đồng thời hiện diện đến 12,8 triệu người, 163.000 khẩu pháo và cối, 20.000 xe tăng và pháo tự hành, 18.800 máy bay. Ngay cả sau khi Mỹ, Anh mở mặt trận thứ hai, Đức vẫn sử dụng gần 2/3 binh lực để chiến đấu với Liên Xô. Kết quả. Tại mặt trận Xô-Đức, đã tiêu diệt 607 sư đoàn phát xít, trong đó có 507 sư đoàn Đức tinh nhuệ, tương đương với 74% tổng số quân Đức trong chiến tranh, 75% xe tăng, 70% máy bay, 74% pháo binh. (Trong khi đó, các nước đồng minh khác trong suốt thời gian chiến tranh, trên tất cả các chiến trường đánh tan được 176 sư đoàn). Về tổn thất, chúng ta hãy xem bảng thống kê dưới đây: Thương vong trong ww 2 Vậy nhưng, mới đây, hãng ICM Research (Anh) đã công bố kết quả thăm dò dư luận ở Anh, Đức và Pháp về việc ai đã giải phóng châu Âu khỏi họa phát xít thì 52% người Đức và 61% người Pháp nghĩ rằng, Mỹ đã có đóng góp quyết định vào chiến thắng trước Đức phát xít. 46% người Anh tin rằng, chính nước Anh đã chiến thắng phát xít. Chỉ có 17% người Đức, 8% người Pháp và 13% người Anh cho rằng, Liên Xô đã có đóng góp quyết định cho chiến thắng. Kết quả thăm dò trung bình ở các nước Tây Âu, 43% số người được hỏi tin đó là chiến thắng của Mỹ, 20% là của Anh và Liên Xô là 13%. Kết quả đó cho thấy một xu hướng đáng buồn và rất đáng sợ. Kết quả thăm dò ấy đáng sợ ở chỗ nó đã khiến cho dân châu Âu coi nhẹ sự trỗi dậy của tư tưởng phát xít. Thậm chí khi đã có quốc gia như Ukraine coi Liên Xô và phát xít Đức là nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới lần 2 (tuyên bố của Tổng thống Poroshenko) và coi Liên Xô là kẻ “xâm lược nước Đức phát xít” (của thủ tướng Ukraine)…nhưng châu Âu vẫn hào hứng hỗ trợ, tiếp tay như sử dụng một quân cờ chống Nga. Đó chính là sự thảm họa của việc xuyên tạc, viết lại lịch sử, làm cho giá trị giáo dục của lịch sử không còn ý nghĩa, khiến cho thế hệ tương lai trở nên mong manh và mờ mịt. Tuy nhiên, “nếu như anh bắn vào lịch sử một viên đạn thì sẽ nhận được từ lịch sử một quả đại bác”. Lê Ngọc Thống =================== Tôi rất thích những bài viết của ông Lê Ngọc Thống, lập luận sắc bén, có chiều sâu. Mặc dù không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng ông hơn hẳn mấy tay giẻ rách có quyền chém gió. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông: Lịch sử là tồn tại khách quan. Cho nên Vâng! Lịch sử vĩ đại của Liên bang Xô Viết thì được chú ý và quan tâm đến như vậy. Và tôi tin rằng nó đã bị xuyên tạc như tác giả Lê Ngọc Thống mô tả. Tất nhiên hậu quả của nó sẽ rất khó lường, như tác giả đã viết. Về vấn đề này tôi ủng hộ tác giả. Nhưng ngược lại, nhìn lại những gì về lịch sử cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm, thì thật là ngậm ngùi. Một đám người nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn Việt sử huy hoàng, mà tổ tiên luôn nhắc nhở cho các thế hệ Việt mai sau. Họ trâng tráo, đọc hết tham luận này, bài viết khác nhân danh khoa học để phủ nhận sự tự hào dân tộc. Cội nguồn Việt tộc trong con mắt của họ - những người mang quốc tịch Việt, dòng máu Việt - chỉ còn là một đám người sống như thời đồ đá, mà họ gọi là "liên minh bộ lạc". Nhưng cái thứ khoa học của họ thì lại không có đối thoại. Không một cái mặt nào trong đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới", đủ có sự liêm sỉ và tự trọng tối thiểu để biện minh cho quan điểm của họ khi bị phản biện. Tôi hy vọng tác giả Lê Ngọc Thống quan tâm đến điều này. Tôi tin rằng ông đủ hiểu hậu quả của nó sẽ như thế nào, khi truyền thống đầy tự hào của Việt tộc bị xuyên tạc, như ông đã phân tích về hậu quả của việc xuyên tạc lịch sử WW2, đối với Liên Xô.
    1 like
  7. ngaquy Cháu xin chào các bác và anh chị trong diễn đàn. Nhờ mọi người xem giúp năm 2015 cháu tuổi kim lâu có cưới được k a? Và tư vấn cho cháu ngày tháng đẹp để cưới trong năm 2015. Nam : 10/10/1986 (dl) Nữ :16/06/1988 (dl) Cháu xin cảm ơn. Cưới được. Tháng 10 tốt, tháng Một (tức 11) tốt nhất. Ngày tốt: Tháng mười: ngày 08**, 9, 11, 20**, 21…kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 04**, 08, 16**, 20…kỵ giờ Dậu. Thiên Đồng meiucon Cháu chào bác cháu nhờ bác xem giúp cháu ngày cưới trong tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch ạ Nam: 23/01/1991 (al) Nữ: 22/10/1992 (al) Mong tin của bác sớm ạ. Cháu cám ơn bác Tháng 6 Đại lợi, tháng 5 hai nhạc thân. Loandong Chào Bác, Nam = 2-12-1978 Nữ = 14-3-1987 Nhờ Bác xem cho ngày Cưới, Hỏi trong năm 2015 này. Rất cám ơn Bác. Tháng Chạp tốt, Hoặc tháng 6, 7 âm Ngày tốt: Tháng sáu: ngày 21, 25 …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 10**, 15**, 20**…kỵ giờ Dần. Tháng Chạp (12): ngày 09**, 10, 16,kỵ giờ Mão. Thiên Đồng Like This Trả Lời Trích dẫn
    1 like