-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 05/07/2015 in Bài viết
-
BẢN THAM LUẬN VỀ GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH. Thưa quý vị và anh chị em. Tôi nhận được thư mời dự hội thảo rất muộn, nếu tôi nhớ không nhầm thì sớm nhất là rạng sáng ngày hôm kia. Mặc dù cuộc hội thảo này sẽ tiến hành vào ngày mai 21. 5 Ất Mùi Việt lịch, bởi Trung Tâm Minh triết Việt, thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam. Tôi cấp tốc viết bài tham luận này, trong một hoàn cảnh mà tư liệu duy nhất là mạng internet. Vì tôi đang ở xa nhà. Tôi không biết có thể tham dự được không, vì có một độ Phong thủy, mà tôi đã hẹn thân chủ đúng vào buổi sáng tổ chức hội thảo, từ trước đó. Nhưng dù sao tôi cũng kịp viết xong và gửi bài tham luận của tôi. Tôi xin được trình bày toàn văn bản tham luận này để quý vị và anh chị em tham khảo. Vì vấn đề có liên quan đến quan điểm của tôi về cội nguồn Việt sử. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ======================= TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH VÀ MINH TRIẾT VIỆT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa các vị đại biểu. Kính thưa các vị khách quý có mặt nơi đây. Cách đây ba năm vào ngày 14. 7 2012, TT Minh Triết Việt cùng với TTNC Lý học Đông phương đã tổ chức một cuộc hội thảo về giáo sư Lương Kim Định, người chỉ đường đến kho tàng minh triết Việt. Những giá trị khai sáng của giáo sư để lại cho hậu thế về một nền minh triết Việt, chính là con đường tìm về cội nguồn Việt tộc. Giáo sư Kim Định đã xác định rằng: Việt tộc có một cội nguồn văn hóa rất riêng và hoàn toàn phi Hán. Thời gian trôi quan đã ba năm, hôm nay chúng ta lại có mặt ở đây để tiếp tục tìm hiểu sâu thêm những giá trị của minh triết Việt từ con đường mà giáo sư đã mô tả tìm về cội nguồn Việt tộc. Kính thưa quý vị. Phần đầu tiên tôi hân hạnh được trình bày với quý vị có chủ đề là: I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI NHỮNG TÁC PHẨM CỦA GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH VỀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ Vào thời điểm giáo sư Kim Định bắt đầu xác định con đường tìm về cội nguồn Việt tộc - thì đó là lúc nước Việt đang trong một hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Ở miền Bắc, các nhà khoa học và những lãnh tụ cách mạng - đã thành công trong sự nghiệp giành độc lập của người Việt sau gần 100 năm Pháp thuộc - đều xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Trong tác phẩm "Lịch sử nước ta", Ngài Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam...". Và Ngài xác định: Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang Hiến pháp trước năm 1992 cũng đã xác định điều này, ngay trong "Lời nói đầu". Tất cả những sự xác định cội nguồn Việt sử này, đều căn cứ vào truyền thống văn hóa sử của Việt tộc và được ghi nhận trong chính sử. Các nhà khoa học miền Bắc đã có những cố gắng để chứng minh trên nền tảng trí thức khoa học hiện đại về những giá trị lịch sử của Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, tiêu biểu là giáo sư Phạm Huy Thông. Trong khi đó ở miền Nam, các học giả tuy vẫn thừa nhận cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến, nhưng chỉ như một sự mặc định có sẵn. Nhưng có thể nói: người đầu tiên đặt vấn đề đi tìm giá trị thật của của cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt với sự xác định của cha ông để lại trải gần 5000 năm văn hiến, qua những giá trị văn hóa truyền thống Việt, chính là giáo sư Lương Kim Định. Tác phẩm đầu tiên của ông với vấn đề này, là cuốn "Nguyên Nho - Cửa Khổng" do Nhà xuất bản Ra Khơi 1965, ấn hành. Cả cuộc đời ông đã để lại những công trình nghiên cứu đồ sộ với ngót 40 tác phẩm có chủ đề tìm về những giá trị thật của cội nguồn Việt sử. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng: tất cả những cố gắng của các nhà khoa học Việt ở cả hai miền Nam Bắc - mà ở miền Nam tiêu biểu là giáo sư Lương Kim Định - đều không thỏa mãn được những nhận thức của tri thức khoa học hiện đại vào thời kỳ hơn 50 năm về trước. Nguyên nhân chính theo quan điểm của tôi là nền tảng tri thức khoa học bấy giờ, chưa đủ khả năng hình thành một hệ thống chuẩn mực chặt chẽ để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học. Nền tảng tri thức khoa học cách đây 50 năm ở Việt Nam và thế giới cũng chưa đủ khả năng hình thành những luận cứ chứng minh một cách chặt chẽ cho cội nguồn Việt sử, qua những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Riêng giáo sư Lương Kim Định, ông đã có một định hướng đúng, khi tìm về cội nguồn Việt sử từ những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Nhưng ông mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện và mô tả. Trong hệ thống luận điểm của ông, thiếu vắng những luận cứ để chứng minh nhân danh khoa học cho quan điểm của ông. Nên từ những năm đầu của thập niên 1970, nở rộ một phong trào nhân danh khoa học, đòi xác định lại quan niệm truyền thống về cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Mặc dù hệ thống luận điểm phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhân danh khoa học. Nhưng trên thực tế, luận điểm của hệ thống này, chỉ dừng lại ở sự hoài nghi vì không tìm thấy những vật chứng khảo cổ và những văn bản cổ xác định về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, theo những mặc định về "cơ sở khoa học" thời bấy giờ. Nhưng có thể nói: hầu hết những luận điểm phản biện quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, đều thiếu những luận cứ chặt chẽ, không có tính hệ thống một cách sắc sảo. Và điều cốt lõi là: những luận điểm này chỉ dựa trên sự hoài nghi những vấn đề chưa được sáng tỏ liên quan. Tuy nhiên, quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, lại mang tính phổ biến kể từ năm 1992, gây bức xúc những người quan tâm về cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 văn hiến Đi ngược lại số đông những học giả trong nước và quốc tế phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, là những nhà nghiên cứu có chiều hướng chứng minh nhằm bảo vệ cội nguồn văn hiến Việt sử. Có thể nói rằng: những nhà nghiên cứu bảo vệ truyền thống văn hóa sử Việt đã đạt được những kết quả cục bộ rất thuyết phục. Trong những học giả có tên tuổi và tâm huyết với chứng minh sự huyền vĩ của Việt sử, chính là giáo sư linh mục Lương Kim Định và đó là nguyên nhân để chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay. Do đó, một vấn đề cần được nói rõ trong tham luận của tôi và cũng là phần II trong bản tham luận này, là: II. VỀ NỘI DUNG KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM CỦA GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC. Kính thưa quý vị: Để có thể mô tả một cách khái quát nội dung chủ đạo trong gần 50 tác phẩm của giáo sư Lương Kim Định. Tôi xin giới thiệu với quý vị một trong những học giả tiêu biểu phản bác trực tiếp lại những luận điểm của giáo sư Lương Kim Định. Đó là giáo sư sử học Hoa Kỳ Kelley. Ông đã viết trong một tiểu luận có tựa là: "Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam" - bài do Lê Minh Khải | Trà Mi dịch. Trong đó có đoạn cần lưu ý sau đây: "Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học như Lévi-Strauss, đã xây dựng tư tưởng của mình bằng cách nghiên cứu các xã hội (“nguyên thủy”) hiện đại, và thông tin mà họ có đã phải là của những thời đại khác. Điều này, tôi cho rằng, đã khiến những lập luận như vậy có sức thuyết phục hơn. Học thuật tiến bộ khi các học giả sử dụng lý thuyết để đưa ra những tuyên bố táo bạo. Những tuyên bố đó đôi khi “quá” táo bạo, khiến các học giả khác thách thức những tuyên bố đó và dẫn đến một sự hiểu biết hợp lý hơn. Tuy nhiên, kết quả là học thuật tiến bộ. Nói cách khác, nó là điều tốt để có những học giả đã tuyên bố táo bạo (như Edward Said, Benedict Anderson, James Scott, v.v...), bởi vì nó khiến các học giả khác thách thức và điều chỉnh những tuyên bố đó. Tuy thế; để điều đó xảy ra, các học giả thách thức những tuyên bố táo bạo cần phải tinh thông về mặt lý thuyết như các học giả đã đưa ra những tư tưởng ban đầu. Đây là điều đã không bao giờ xảy ra với Kim Định. Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam)." Nhà sử học Kelley Kính thưa quý vị. Tôi thực sự không quan tâm đến nhà sử học Hoa Kỳ Kelley và cũng không cần chú ý nhiều đến quan điểm của ông ta về giáo sư Lương Kim Định - là người tôi rất kính trọng. Nhưng ông Kelley đã lợi dụng gián tiếp, hoặc ông ta chỉ hiểu một cách mơ hồ về một tiêu chí khoa học dành cho một giả thuyết nhân danh khoa học, vốn có nội dung như sau: "Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết được coi là khoa học thì người ta có thể căn cứ vào nền tảng tri thức khoa học để có thể chỉ ra được cái sai trong luận cứ của nó". Do đó, với luận điểm của ông Kelley, chính là sự mô tả tiêu chí trên, khi ông cho rằng: "kể từ thời điểm đó ( thập niên 60 của thế kỷ XX/ Người viết) đã không có người nào có những kiến thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết". Với luận điểm này, ông Kelley đã gián tiếp phủ nhận tính khoa học trong các luận điểm của giáo sư Kim Định. Hay nói các khác: ông Kelley đã xác định hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định không đủ yếu tố cấu thành nên một giả thuyết khoa học. Cá nhân tôi cũng thừa nhận rằng: hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định chưa đủ sức thuyết phục những nhà khoa học quốc tế về một cội nguồn Việt sử, như truyền thống văn hóa sử Việt mô tả. Một điều đơn giản để xác định nó chính là: Nếu hệ thống luận điểm của giáo sư Lương Kim Định đủ sức thuyết phục, theo những chuẩn mực khoa học dựa trên nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh này, thì chắc chắn sẽ không thể có sự kiện xét lại cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, bắt đầu từ những thập niên 70 và kéo dài đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta ngồi đây để hội thảo về giáo sư Lương Kim Định. Và tất nhiên cũng sẽ không có những nhận xét có phần thô bạo về học thuật của giáo sư Kelley. Kính thưa quý vị. Như tôi đã trình bày: Sở dĩ hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định, khiến người ta không thể chỉ ra cái sai của giáo sư. Vì nó thiếu những luận cứ trong việc biện minh cho quan điểm của giáo sư. Tôi xin được mô tả một cách cụ thể như sau: Quan điểm của giáo sư Kim Định mặc dù hướng tới sự xác định một cội nguồn văn hóa Việt phi Hán, là hoàn toàn chính xác. Nhưng hệ thống luận điểm của giáo sư chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề và mô tả: có một nền văn hóa truyền thống Việt độc lập với những hiện tượng văn hóa Hán. Tuy nhiên, giáo sư chưa có một hệ thống luận cứ chứng minh được một cách sắc sảo những hiện tượng trong văn hóa truyền thống Việt - mà giáo sư mô tả - có liên hệ với cội nguồn văn hiến Việt phi Hán. Vì giáo sư chưa xác định và chứng minh được bản chất của nền văn hiến Việt với những giá trị căn bản của nền văn hóa phương Đông, vốn bị cả thế giới mặc định thuộc về văn hóa Hán từ hàng ngàn năm qua. Chính vì thiếu một hệ thống luận cứ đó, nên giáo sư Kim Định cũng chưa đưa ra được một chuẩn mực để thẩm định - tức cơ sở để người ta có thể chỉ ra cái sai trong hệ thống luận điểm của ông. Và đây chính là nguyên nhân để ông Kelley phát biểu: "....vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm". Kính thưa quý vị Chỉ có tôn giáo, tín ngưỡng mới không có những chuẩn mực khoa học, để người ta có thể chỉ ra cái sai trong hệ thống luận điểm của nó. Tóm lại ông Kelley phủ nhận tính khoa học trong toàn bộ những giá trị hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định. Nhưng rất tiếc cho ông Kelley! Có lẽ vì là một giáo sư chuyên ngành Sử học, nên thiếu hẳn kiến thức khoa học hiện đại khác, vì nó không thuộc hệ thống trí thức của ông. Cho nên, sự phủ nhận những giá trị thể hiện quan điểm của giáo sư Lương Kim Định, lại là một sai lầm tệ hại trong sự nghiệp tìm hiểu lịch sử của Kelley. Bởi vì, trong khoa học - kể cả tự nhiên và xã hội - thì một ý tưởng nhận thức chân lý sơ khai, hoặc một giả thuyết , hay một hệ thống lý thuyết khoa học sơ khai có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng không có nghĩa là nó sai. Kính thưa quý vị Chúng ta đều biết rằng: Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học, chỉ bị coi là sai, khi những phương tiện khoa học, chứng minh một cách trực quan từ những thực tại khách quan nhận thức được để bác bỏ nó; hoặc nó cũng bị coi là sai, khi người ta có thể căn cứ vào những chuẩn mực khoa học, để chỉ ra một mắt xích sai trong toàn bộ hệ thống luận điểm của một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học, mà những chủ thể nhân danh học thuyết này không thể biện minh được. Một thí dụ cập nhật ngay trong thời đại của chúng ta, là: Cơ quan khoa học Châu Âu đã rất nhiệt tình đi tìm "Hạt của Chúa". Họ tiêu tốn hàng trăm tỷ dollar cho những phương tiện kỹ thuật để thực hiện mục đích. Nhưng kết quả cuối cùng lại không thể xác định được dạng tồn tại của vật chất tìm thấy được trong máy gia tốc hạt, chính là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản.Chưa một nhà khoa học, hoặc một tổ chức khoa học nào trên thế giới xác định điều này. Do đó, vấn đề một thực tại nào là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản vẫn là một bí ẩn trong giới khoa học hiện nay. Đây là một ví dụ cho sự không hoàn chỉnh của một lý thuyết nhân danh khoa học, được thẩm định bằng thực tế nhận thức trực quan thông qua các phương tiện kỹ thuật. Hoặc một thí dụ khác cho một giả thuyết khoa học sơ khai, nổi tiếng trong lịch sử văn minh nhân loại là thuyết trái Đất quay quanh mặt Trời của Galile. Ông Galileo đã không thể thuyết phục được trái Đất đang quay quanh mặt Trời vào thời đại của ông. Vì phát minh của ông mang tính cục bộ cho một hiện tượng vũ trụ. Nó không đủ sức thuyết phục cả một hệ thống tôn giáo giải thích mọi vấn đề liên quan được phổ biến vào thời bấy giờ. Nhưng không có nghĩa là vì vậy thuyết của Galile sai. Những nghiên cứu khoa học của những thế kỷ tiếp theo Galileo là chứng nhân xác định quan điểm của ông hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì bản chất quan điểm của Galileo phản ánh chân lý, dù mang tính cục bộ. Cho nên, khi nền tảng tri thức khoa học hiện đại đã phát triển thì quan điểm của Galileo trở thành một bộ phận chân lý được thừa nhận trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại. Trở lại với quan điểm của giáo sư Lương Kim Định, tôi xác định rằng: hệ thống luận điểm của giáo sư chính là một giả thuyết khoa học sơ khai. Nhưng vào thời điểm của những thập niên 60 của thế kỷ trước, những tri thức khoa học hiện đại chưa đủ sức để hình thành những luận cứ thuyết phục. Và về phía những người quan tâm, cũng chưa đủ khả năng để biện minh tiếp tục cho giáo sư. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giáo sư Lương Kim Định đã sai. Cụ thể là: giáo sư Lương Kim Định chủ yếu dựa trên những giá trị văn hóa phi vật thể trong văn hóa truyền thống Việt để mô tả những luận điểm của ông. Nhưng chỉ sau khi ông mất 1997, thì đến tháng 5/ 2002 - tức năm năm sau - cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc mới chính thức công nhận giá trị văn hóa phi vật thể là bằng chứng khoa học chứng minh cho lịch sử. Kính thưa quý vị: Như tôi đã trình bày: Do sự hạn chế của nền tảng tri thức thời đại, nên giáo sư Lương Kim Định chưa thể thuyết phục được những nhà khoa học trong thời đại của ông. Một nguyên nhân khác là do hệ thống luận điểm của giáo sư thiếu những luận cứ có tính hệ thống. Nhưng một định hướng tìm về cội nguồn Việt sử từ những giá trị minh triết Việt thể hiện trong văn hóa truyền thống Việt, có thể coi như một giả thuyết khoa học, và không có nghĩa là nó sai. Do đó, vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn được những thế hệ tiếp theo tiếp tục chứng minh với nhiều phương pháp tiếp cận chân lý khác nhau. Có những người đã trở thành chứng nhân của giáo sư, khi sử dụng những giá trị văn hóa phi vật thể trong truyền thống văn hóa Việt, để chứng minh cội nguồn Việt sử, trong đó có tôi. Mặc dù, phương pháp chứng minh của tôi hoàn toàn khác hẳn giáo sư Kim Định và không phải bắt đầu từ những hệ thống luận điểm của giáo sư Kim Định. Nhưng chính vì từ hai hoàn cảnh và phương pháp khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau, nên vấn đề sử dụng những giá trị văn hóa phi vật thể làm phương tiện chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đã chứng tỏ rằng: ý niệm về về cội nguồn văn hiến Việt thông qua những di sản văn hóa truyền thống Việt của giáo sư Lương Kim Định là một giả thuyết đúng. Bởi vậy, nội dung tiếp theo, tôi xin được trình bày với quý vị về vấn đề "Minh Triết Việt" trong văn hóa truyền thống Việt và cội nguồn văn minh Đông phương. III. TÍNH MINH TRIẾT TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VÀ CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Kính thưa quý vị. Giáo sư Lương Kim Định đã đặt vấn đề và mô tả về những giá trị văn hóa truyền thống Việt phi Hán. Tất nhiên nó phải có một cội nguồn rất riêng và có trước Hán. Tôi nghĩ tất cả những ai quan tâm đến luận điểm của giáo sư đều nhận thấy điều này, qua những tác phẩm của giáo sư. Về vấn đề này, tôi đã chứng minh rằng: cội nguồn văn minh Đông phương mà nền tảng là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn thuộc về nền văn hiến Việt. Những luận cứ để chứng minh quan điểm của tôi dựa trên chuẩn mực khoa học là những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Và tôi cũng dựa trên những tiêu chí khoa học để thẩm định một hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh nào là chủ thể xuất hiện lý thuyết đó. Những tiêu chí này là: 1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó. 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chỉnh trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Kính thưa quý vị. Trong các sách đã xuất bản, trong các tiểu luận và tham luận trong các hội thảo khoa học liên quan, tôi đã chứng minh rằng: Nền văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Bởi vì, nó không hề thỏa mãn bất cứ một tiêu chí nào trong ba tiêu chí trên. Riêng tiêu chí thứ II, thì một hệ quả của nó được xác định rằng: Một nền văn minh là chủ nhân đích thực của một học thuyết thì nền tảng tri thức của nền văn minh đó phải có khả năng phục hồi được học thuyết có xuất xứ từ nền văn minh đó. Cho đến ngày hôm nay, khi chúng ta đang gặp nhau ở đây trở về hàng ngàn năm trước trong các bản văn chữ Hán, không hề có một cuốn sách nào mô tả một cách dù chỉ là tóm lược thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và nền văn minh Đông phương huyền vĩ đã thách thức tri thức của nền văn minh hiện đại có xuất xứ từ văn minh Tây phương - không phải bây giờ, mà đã trải hàng Thiên niên kỷ. Những di sản của nền văn minh này trong các phương pháp ứng dụng của nó, như: Đông Y, Phong thủy, dự báo...đã một thời được coi là huyền bí trong nhận thức của những tri thức khoa học hiện đại. Chính sự huyền bí không thể giải thích nổi từ hàng ngàn năm qua - tính từ khi nền văn minh Văn Lang, cội nguồn Việt sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC cho đến tận ngày hôm nay - đã là một minh chứng rất rõ rằng: Nền văn minh Hán hoàn toàn không phải cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Nhưng chỉ với những di sản còn lại lưu truyền trong nền văn hiến Việt, qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, lại hoàn toàn có khả năng phục hồi được những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương. Chính điều đó đã chứng minh rằng cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử. Quý vị có thể tham khảo hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã thể hiện trong các sách đã xuất bản và những tiểu luận của tôi, qua các đường link dưới đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ PHẦN KẾT LUẬN Kính thưa quý vị Tất cả hệ thống luận cứ và phương pháp chứng minh của tôi, hầu hết dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống phi vật thể còn sót lại sau hàng ngàn năm thăng trẩm của Việt sử.Và những luận cứ của tôi có chuẩn mực khoa học là những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định. Đây chính là một chứng nhân của giáo sư Lương Kim Định, khi ông đã đặt vấn đề về những giá trị Việt phi Hán lưu truyền trong văn hóa dân gian truyền thống Việt. Mà giáo sư Lương Kim Định đã bỏ cả một cuộc đời đau đáu để đi tìm về cội nguồn Việt sử. Do đó, cần phải xác định rằng: Giáo sư Lương Kim Định là người tiên phong, ngay từ giữa thế kỷ trước, đã tiếp nối truyền thống để xác định một nền văn hiến Việt độc lập và phi Hán trong nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Kính thưa quý vị. Để kết thúc bản tham luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến với ban tổ chức đã cho tôi có điều kiện thể hiện những suy tư của mình về những giá trị của cội nguồn minh triết Việt và giáo sư Lương Kim Định – một người mà tôi rất tôn trọng và quý mến, khi được biết đến những trước tác của ông. Tôi cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn đối với các vị khách quí đã quan tâm đến chủ đề này và có mặt nơi đây. Xin chân thành cảm ơn. Hanoi 4 . 7. 2015. Nhằm ngày 19. 5. Ất Mùi Việt lịch. Nguyễn Vũ Tuấn Anh4 likes
-
Nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng ở Biển Đông, Mỹ có tuốt gươm? Đăng Bởi Một Thế Giới 16:10 04-07-2015 Trung tuần tháng 6, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo: “dựa trên thông tin mà chúng tôi có được từ các cơ quan chức năng, dự án cải tạo đất phục vụ cho việc xây dựng trên một số hòn đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ sớm được hoàn thành”. Có thể bạn quan tâm >> Trùm xã hội đen “Răng Gãy” và chiêu trò của Bắc Kinh ở Macau - Kỳ 1: Răng Gãy là ai? >> Điều tra tai tiếng Thủ tướng Malaysia “vơ vét” 700 triệu USD >> Người dân Đạ M'ri có thể yêu cầu cơ quan pháp luật xử lý hình sự Cty Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ Trung Quốc thách thức Mỹ Dù không đề cập rõ thời điểm cụ thể việc hoàn tất quá trình cải tạo phi pháp nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định cho biết sau khi cải tạo xong, họ sẽ “xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện đầy đủ các chức năng kèm theo”. Phía Trung Quốc còn gửi thông điệp cứng rắn rằng 7 hòn đảo được họ "làm móng" xong sẽ được xây dựng phục vụ mục đích quân sự bên cạnh chức năng cứu nạn, nghiên cứu môi trường. Đây là những hòn đảo và đá thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp. Sau thời gian âm thầm cải tạo, giờ Bắc Kinh đã dám đăng đàn công khai nói về việc bồi đắp các đảo bất chấp luật pháp quốc tế. Đó giống như một lời thách thức ngang nhiên với cộng đồng quốc tế, mà hơn hết là Mỹ. Tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc được đưa ra lúc này không khác gì sự đáp trả những phê phán của Mỹ. Bởi 3 ngày trước khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc dừng ngay việc cải tạo đảo trái phép trên quần đảo Trường Sa. Đây không phải lần đầu tiên, Mỹ - Trung đốp chát về vấn đề Trung Quốc cải tạo phi pháp các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa. Hồi tháng 4, Hải quân Mỹ đã ra báo cáo cho biết Trung Quốc đã bồi đắp 7 đảo nhân tạo trong vùng biển quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), và “dường như xây nhiều cơ sở lớn hơn, có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân”. Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đăng đàn nói bất chấp lý lẽ: “Các hoạt động xây dựng có liên quan hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điều đó là công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào”. Việc Trung Quốc ngang nhiên nhận chủ quyền ở Trường Sa khiến Tổng thống Mỹ phải trực tiếp lên tiếng. Giữa tháng 4, khi công du Jamaica, ông Barack Obama đã tuyên bố thẳng thừng: “Điều chúng tôi quan ngại là Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế và đang sử dụng sức mạnh của mình để buộc các nước khác phải phục tùng”. Liệu Mỹ có tuốt gươm khỏi vỏ? Về mặt chiến lược và giao thương hàng hải, Biển Đông là chìa khóa trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ. Hằng năm, có tới 50% (trong 160 triệu tấn dầu) và 70% hàng hóa của Trung Quốc đi qua khu vực này. Trung Quốc không muốn huyết mạch của họ trong tay kẻ khác nên họ muốn kiểm soát Biển Đông bằng mọi giá, kể cả thiết lập cơ sở quân sự phi pháp trên Biển Đông. Nhưng cũng có tới 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Nhật Bản, 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu phải đi qua vùng biển này... Nếu Trung Quốc kiểm soát được vùng Biển Đông thì họ giống như nắm được mạch máu của nền kinh tế Mỹ, Nhật. Khi ấy, Mỹ và Nhật sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc và dễ nhồi máu cơ tim nếu bị Trung Quốc phong tỏa huyết mạch. Cả Mỹ và Nhật đều hiểu rằng không thể để Trung Quốc độc bá Biển Đông và phải ngăn chặn Bắc Kinh biến các đảo, đá thành căn cứ quân sự giữa vùng biển Trường Sa. Các đảo, đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành căn cứ quân sự ở Trường Sa giống như cục máu đông với huyết mạch kinh tế của Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, việc chỉ cử tàu chiến qua lại để thực thi quyền tự do hàng hải hay cho máy bay “đi dạo” trên vùng trời Biển Đông liệu có đủ để răn đe Trung Quốc? Hơn nữa, Mỹ và Nhật cũng ý thức được rằng sở dĩ Trung Quốc giờ đây ngang nhiên thách thức cộng đồng quốc tế chuyện Biển Đông là do họ tự tin về sức mạnh quân sự do có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là việc tác chiến xa bờ. Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ cho biết về một số mặt hải quân Trung Quốc hiện giờ lớn hơn lực lượng của Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Philippines (những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc) cộng lại. Riêng từ năm 2012 đến 2015, hải quân PLA có thêm 50 tàu chiến, tăng 25% tổng lực lượng. Không những vậy, tốc độ “đẻ tàu” của hải quân PLA trong tương lai sẽ không ngừng lại mà tỷ lệ thuận với tham vọng của Bắc Kinh. Điều đáng nói, các tàu chiến mới đóng của Trung Quốc được đánh giá là khá hiện đại dù chưa được thử lửa thật sự. Chẳng hạn khu trục hạm mới nhất của hải quân PLA thuộc lớp Lạc Dương III có thể trang bị ASSM YJ-18. Loại tên lửa này được cải tiến có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn các tên lửa cũ và là sát thủ với tàu nổi của Mỹ. Chuyên gia quân sự Andrew Erickson của Trường hải chiến Mỹ nói rằng tên lửa YJ-18 “đặt ra những thách thức nguy hiểm cho hệ thống phòng không của tàu chiến Mỹ và đồng minh”. Ngoài ra, hải quân PLA còn tin vào những cú đấm chìm là lực lượng tàu ngầm. Tình báo Hải quân Mỹ cho biết hải quân PLA hiện có 5 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể gắn đầu đạn hạt nhân, và 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel. Trong tương lai số tàu này còn đông hơn nữa nên họ tự tin có thể đối phó với cả hạm đội 7, hạm đội 3 thậm chí cả hạm đội 5 của Mỹ nếu "có biến" ở Biển Đông. Trong mọi trường hợp, Mỹ muốn làm chủ Biển Đông mà không phải đối đầu trực diện với Trung Quốc. Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh là giúp các nước láng giềng có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông nâng cao khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền. Với Nhật, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã sửa đổi hiến pháp để có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể và gửi nhiều gói viện trợ quân sự cho các nước ASEAN. Trong khi đó, Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông nhiều hơn và gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Hậu thuẫn quân sự, ủng hộ ngoại giao với các nước có lợi ích hợp pháp tại Biển Đông là cách mà Mỹ đang gắng làm để chống lại tham vọng Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng và đe dọa sức mạnh thống trị của Mỹ thì liệu gươm của Mỹ còn để mãi trong vỏ? Thảo Anh/Duyên dáng Việt Nam ============================ Câu hỏi này - phát biểu theo ngôn ngữ của "ten" - là "hơi bị thừa". Lão Gàn đã nói từ lâu dùi, ngay trong topic này: "Nước Mỹ không tuốt gươm đồng nghĩa với việc nhường ngôi bá chủ thế giới cho Trung Quốc". Bởi vậy, Trung Quốc càng xung bao nhiêu trong việc lấn chiếm biển Đông, càng đẩy nguy cơ một cuộc chiến Trung Mỹ đến gần. Đến nay, vấn đề còn lại chỉ là xảy ra vào lúc nào? Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới, nên hy vọng vào những biện pháp phi chiến tranh để dẫn đến một quyền lực tập trung điều khiển thế giới này trong cuộc hội nhập toàn cầu. Một trong những yếu tố cần để dẫn tới khả năng đó thì điều kiện tiên quyết phải là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Từ đó mới làm hé lộ lý thuyết thống nhất vũ trụ, có tính quyết định một sự hội nhập toàn cầu trong hòa bình. Vì kiến thức vượt trội của một lý thuyết thống nhất, đủ khả năng hóa giải những mâu thuẫn xã hội đang căng thẳng hiện nay. Tiếc thay! Nó đã không xuất hiện vào đúng thời điểm cần thiết.2 likes
-
sytruong8x Tuổi gì: Đinh Mão Hỏi vào 23:22' ngày 20/6/2015 Câu hỏi 01: Cho em hỏi liệu khi nào đường công danh mới ổn định và phát triển a? Vì năm nay mới có tín hiệu việc làm mà bị di dời đến hai lần, lần thứ hai em tưởng được vào làm chỗ tốt rồi mà bị di chuyển lên làm k đúng chuyên ngành, em buồn lắm ạ. Công danh ổn định năm 2017, phát triển 2022. Câu hỏi 02: chồng em sinh năm 1981, bé đầu sinh năm 2013, gia đình em có thể sinh em bé nữa vào năm nào thì tốt ạ? nên sinh 2019 Câu hỏi 03: tình cảm và tài lộc gia đình em có tốt k? tốt Em xin chân thành cảm ơn anh. Mong anh luận giúp em! Thiên Đồng Tâng Khải Yến Kính chào chúThiên Đồng,cháu sinh năm Đinh Mão, kính nhờ chú xem dùm cháu ba câu hỏi vào hồi 9h:30AM ngày 10/06/2015: Câu hỏi 01: Lần này gia đình nhất định đưa cháu về quê công tác và làm việc. Liệu việc đó sẽ xảy ra chứ. Tương lai công việc đó sẽ thế nào hả chú. Tinh thần cháu k hào hứng tý nào, cháu luôn có suy nghĩ không muốn về dù chịu vất vả bên ngoài cũng được sẽ về, nhưng giờ chưa về, 3 năm nữa về. Câu hỏi 02: Vừa rồi có 1 ng đàn ông nc ngoài rất quý mến cháu nhưng k phải là ng phù hợp với cháu nên cháu đã dừng. Cháu muốn hỏi tình duyên trong năm nay. Nghe chừng cháu thấy cái cần thì k có, cái có thì không cần. Cháu k phải k có 1 đối tượng theo đuổi nhưng thực sự cháu k thấy ai phù hợp.haizzzz. k thể cố gắng được. Giờ cháu khá lỳ,nếu k có ai phù hợp chắc cháu ở vậy không ở vậy, nhanh tháng Một (tức 11) năm nay lên xe bông, chậm thì 2 năm nữa. Thực tình cũng k biết khi nào chú Đồng rảnh(thực ra gọi là anh Đồng hợp lý hơn nhưng xưa nay hỏi vẫn gọi chú quen rồi ạ :P). Tuy nhiên cũng viết cố mấy dòng hi vọng có duyên ạ, thật ra cũng tại lòng k an Hong sao Thiên Đồng Hồ Tây Kính chào anh Thiên Đồng, Em là Nam, tuổi Mậu Thìn, hỏi vào lúc 14h42 ngày 04/05/2015. Nhờ anh xem giúp em: 1. Em có xin được học bổng để làm tiến sĩ ở nước ngoài không ạ? Chưa được 2. Nếu được thì vào khoảng thời gian nào ạ? 1 năm sau, tính từ lúc hỏi. 3. Vợ e sinh năm Canh Ngọ, con gái đầu sinh năm Quý Tỵ , vậy nên sinh thêm cháu út vào năm nào ạ? năm 2022 hoặc 2023 Chân thành cảm ơn anh nhiều, chúc anh sức khỏe thành công và hạnh phúc. Thiên Đồng thaihoa Kính chào anh Thiên Đồng, em sinh năm Đinh Mão, kính nhờ anh trả lời dùm em ba câu hỏi vào hồi 4h:57 phút ngày 21/01/2015: Câu hỏi 01: Năm nay công danh sự nghiệp của em như thế nào? Chi tiêu nhiều, không dành dụm được bao nhiêu, có tiền nhưng tính đi tính lại cũng vửa đủ sống. Cơ hội thăng tiến hiếm hoi, nhưng sẽ vượt qua và có những thay đổi mới, công việc tốt vào tháng 8 âm trở đi. Câu hỏi 02: Cho đến giờ phút này, có một người ở cơ quan đang dọa sẽ nghỉ và em sẽ tiếp quản công việc đó (mà em không muốn tiếp quản công việc đó chút nào), vậy liệu việc đó có xảy ra không? có Câu hỏi 03: Em không muốn tiếp quản công việc đó, và ở nơi này, em cũng khó phát triển được, vậy liệu trong năm nay có con đường khác để em đi không? không, ráng ở lại có khi lại hay thì sao? Em xin cám ơn và chúc anh Thiên Đồng sức khỏe, hạnh phúc! Thiên Đồng xuka Kinh anh THiên Đồng, Cảm ơn anh nhiều. Năm nay tiền tài chật vật mà 2vc em tinh kiêm nhà ở để đoàn tụ gia đình. Năm nay chồng em trung THai Bạch cũng hơi lo ko biêt co tiền mua nhà được ko.Nhân đây, em xin anh thêm 1 quẻ về nhà cửa. 1. Năm nay 2 vc em co mua nhà được ko a. Nêu được thì vào thang mây. Được, tháng 10 âm. 2. Nha co tôt và hợp 2vc ko ah Tới nơi mới biết (nếu mời Thiên Đồng tới xem qua cái địa lý, dt TĐ 0937851322) Hỏi vào luc 21h56ph ngày 25.3.2o13 Chồng: Binh Thìn 1976 Vợ: Giap Ty 1984 Con: Quy Ty 2o13 Cảm ơn anh nhiều ah. Thiên Đồng1 like