-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/06/2015 in Bài viết
-
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Những chuyện nhỏ giúp tôi hiểu sự thần kỳ Nhật Bản Thứ Ba, 23/06/2015 - 09:00 Và thêm một lần tôi hiểu, sự thần kỳ Nhật Bản giản dị và có thể học, có thể làm được, bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như thế, như thế… >> Người Nhật "tốt" hay không "tốt"? Người viết bài này, thú thực chỉ mới 2 lần đến thăm nước Nhật, nhưng không hiểu sao cứ mang ấn tượng sâu đậm về người Nhật qua một câu chuyện vẻ như tình cờ mà vô cùng thú vị ấy. Đầu năm 2011, tranh thủ quãng nghỉ giữa các buổi làm việc với bạn, chúng tôi rủ nhau đi tìm cửa hàng 100 yên theo mách bảo của một số bạn bè từng đến đó. Một chị cán bộ sứ quán chỉ đường ra bến tàu cao tốc và “chúc mọi người có một buổi shopping vui vẻ”. Vậy là tự lo liệu quãng đường còn lại. Chỉ còn cách hỏi đường, gặp ai cũng hỏi. Trong đoàn tất nhiên nhiều người biết tiếng Anh và người Nhật cũng có nhiều người giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Nhưng cũng phải một lúc mới gặp được hai bạn trẻ, họ vui vẻ trả lời đại ý là không phải dân gốc Tokyo, nhưng có biết cửa hàng đó và sẽ dẫn đến nơi gần nhất có thể. Xong việc các bạn ấy lại cuốc bộ trở lại nơi xuất phát trong sự biết ơn và ngạc nhiên vô cùng của chúng tôi. Hết buổi shopping, cả đoàn lục tục trở lại tàu cao tốc vào thời điểm tan tầm, chật ních người, dù chỉ mấy phút lại có một chuyến mới. Vị trưởng đoàn sơ ý thông báo ban đầu sai bến xuống. Khi lên tàu quá đông nên khi trưởng đoàn thông báo lại có một vị không biết và kết quả là anh này xuống trước một bến! Du khách Việt chờ tàu cao tốc tại một bến ở Tokyo Cả đoàn ngơ ngác giữa sân ga không biết nên làm gì, đi thì không nỡ mà ở thì loay hoay như gà mắc tóc. Đúng khi đó có một người phụ nữ Nhật lại gần và hỏi chúng tôi: có phải các bạn bị lạc, cần gì tôi sẵn sàng giúp đỡ? Vị trưởng đoàn ân cần cảm ơn và nói rằng, có người bị lạc nhưng chúng tôi sẽ tự xử lý được. Người phụ nữ sau đó tất bật lên tàu, chắc hành trình của chị ấy còn xa… Rất may là người bị lạc kia từng có cả chục năm du học tại Pháp, chuyện đi lại tàu xe dù ở nơi xa lạ chỉ là bé mọn. Cách duy nhất là lên taxi và tìm về sứ quán, nơi đoàn tạm trú. Bác tài xế già nói có biết khu vực sứ quán Việt Nam nhưng phố nào thì chịu. Đến khu vực sứ quán, bác này tắt công tơ mét và vẫn tiếp tục lái xe đi tìm hỏi cho kỳ được. Điều kỳ lạ là khi cả đoàn chúng tôi về đến sứ quán thì người bị lạc kia cũng mở cửa taxi bước xuống. Mừng vì đoàn lại tề tựu đông đủ sau mấy tiếng toát mồ hôi hột. Và ngạc nhiên làm sao chỉ trong một buổi chiều mà chúng tôi liên tiếp gặp được những người Nhật tốt bụng đến thế. Tôi cảm nhận đây không phải là sự tình cờ đơn lẻ, mà là chuyện thường ngày của bất cứ người dân Nhật nào. Tôi cứ nghĩ mãi, nhớ mãi buổi chiều hôm đó. Người Nhật từng tạo ra sự thần kỳ Nhật Bản và sự thần kỳ đó tôi hiểu bắt đầu trước hết bằng những việc làm bé nhỏ, bình dị như vừa kể trên, không phải của một đôi người thi thoảng mà đã là nếp sống, lẽ sống của tất cả mọi người. Một con phố ở Tokyo Gần đây nhiều người quan tâm lo lắng câu chuyện các công dân Nhật bị IS tử hình và vô cùng ngạc nhiên khi bố mẹ những người xấu số kia lên truyền hình xin lỗi tất cả mọi người dân về sự việc của con cái họ đã gây ra sự phiền toái cho chính phủ và người dân Nhật! Có lẽ không có nơi nào trên thế giới ý thức công dân, trách nhiệm công dân đối với đất nước và cộng đồng lại sâu sắc và cao cả như thế! Tình cờ dịp đó tôi có xem bộ phim Death of a Samurai (Cái chết của một võ sĩ Samurai) của Nhật nói về chuyện xưa các võ sỹ tự rạch bụng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Phim kể chuyện người võ sỹ già gả con gái cho một võ sỹ trẻ nghèo. Vì nghèo không thể có tiền chạy thuốc cho con nên vị võ sỹ trẻ kia đã chấp nhận tự rạch bụng mình đổi lấy đồng tiền oan nghiệt nhưng vẫn không cứu được con. Giây phút nghẹn lòng uất hận đó, vị võ sỹ già thốt lên lời xin lỗi đứa con gái bất hạnh của mình, trong khi người mẹ trẻ vô cùng đáng thương kia lại quỳ gối xin lỗi bậc sinh thành, xin lỗi đứa con bé bỏng trên tay… Một con phố ở Tokyo Cũng vì một chút đam mê văn chương, khi nghe giới chuyên môn nói về các ứng viên giải Nobel tiềm năng nhất của văn học Châu Á là Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Haruki Murakami (Nhật Bản), tôi cố công tìm đọc phần lớn tác phẩm của họ đã được dịch ra Tiếng Việt. Mạc Ngôn sau đó đã được vinh danh xứng đáng nhưng không hiểu sao tôi vẫn bị ám ảnh rất nhiều sau khi đọc Rừng Nauy (kể cả xem phim của Trần Anh Hùng) hay Kafka bên bờ biển… Con người Nhật Bản truyền thống và hiện đại, xã hội Nhật Bản với đầy đủ các cung bậc hay dở, tiến bộ và lạc hậu qua ngòi bút của Haruki Murakami hiện lên thật sinh động và tài tình, như tôi từng thấy, từng gặp trên đường tới cửa hàng 100 yên, từng được họ giúp đỡ trên sân ga, trên cuốc taxi tắt công-tơ-mét của bác tài già… Lần thứ 2 đến đất nước Nhật, khi đi qua một cánh đồng quê tôi nhìn thấy những chiếc chòi xinh xắn dường như chất ít lúa ngô trên đó. Hỏi ra mới biết là người nông dân Nhật sau mùa thu hoạch thường để lại thức ăn trên đồng cho các loài chim! Và thêm một lần tôi hiểu, sự thần kỳ Nhật Bản giản dị và có thể học, có thể làm được, bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như thế, như thế… Bài và ảnh, theo Bùi Nam Sơn Vietnamne ========================= Những chuyện như thế này Việt Nam cũng có thể có được. Nhưng với điều kiện những kẻ tự nhận là học giả, nhà khoa học đừng tự hạ thấp giá trị tổ tiên của mình. Từ trải gần 5000 năm lịch sử xuống còn 2700 năm với cội nguồn là một liên minh bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố". Nhục nhã, vô liêm sỉ.3 likes -
Tôi phải chân thành xin lỗi quý vị và anh chị em quan tâm. Bởi vì khi phân tích sâu những vấn đề liên quan tôi nhận thấy rằng sẽ dẫn tới điều phải cân nhắc là "Thiên cơ bất khả lậu". Cho nên xin được trình bày vào một dịp khác. Khi mà tôi có thời gian để suy nghĩ và thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ thích hợp Nhưng có thể xác định rằng: Tất cả những điều mà tôi chưa thể trình bày một cách có hệ thống ở đây thì đã trình bày một cách rải rác trong những bài viết liên quan, ngay trong topic này. Tạm thời tôi bày tỏ sự mong muốn của tôi là: Dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và ủng hộ những nguyên tắc quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia trong sự phát triển và hội nhập toàn cầu. Người Việt rất kiên quyết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình trên cơ sở chuẩn mực quốc tế và tin vào những chuẩn mực này phải được thực hiện một cách thực tế bởi những siêu cường có trách nhiệm. Người Việt không tham gia một thế lực nào chống lại một thế lực khác, nhưng ủng hộ chân lý. PS: Chính Hoa Kỳ phải xem xét lại sách lược quốc gia của họ theo chiều hướng cương quyết hơn.3 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mỹ: New York đưa Tết Nguyên đán thành ngày nghỉ lễ chính thức Thứ Tư, 24/06/2015 - 15:58 Theo quyết định trên, các trường học sẽ được nghỉ trong ngày 8/2/2016 để các học sinh châu Á đón Tết Nguyên đán. Sau San Francisco, New York là thành phố lớn thứ hai đưa Tết Nguyên đán của người châu Á vào lịch nghỉ lễ chính thức của các trường học. >> Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ Chợ hoa Phước-Lộc-Thọ ở thành phố Westminter, trung tâm của bà con người Việt ở phía Nam tiểu bang California, Mỹ (Ảnh minh họa, nguồn: vov.vn) Tết Nguyên đán đã chính thức trở thành ngày nghỉ lễ tại các trường công lập của thành phố New York, Mỹ, tạo điều kiện để hàng chục nghìn gia đình đến từ châu Á có con em đang theo học các trường trong thành phố được đoàn tụ đón mừng ngày lễ truyền thống. Theo quyết định trên, các trường học sẽ được nghỉ trong ngày 8/2/2016 để các học sinh châu Á đón Tết Nguyên đán. Sau San Francisco, New York là thành phố lớn thứ hai đưa Tết Nguyên đán của người châu Á vào lịch nghỉ lễ chính thức của các trường học. Trước đó ba tháng, Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng đưa hai ngày lễ lớn của đạo Hồi là Eid al-Fitr và Eid al-Adha vào lịch nghỉ lễ của các trường công. Sở Giáo dục thành phố đã tính toán để tăng một ngày nghỉ lễ trong khi vẫn đảm bảo 180 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Giải pháp đưa ra là gộp hai ngày làm việc bán thời gian vốn không được tính trước đó thành một ngày làm việc. Ron Kim, Ủy viên Hội đồng lập pháp của khu Queens, thành phố New York, cho biết quyết định trên là sự công nhận của thành phố đối với hàng trăm nghìn người Mỹ gốc Á đang sinh sống tại đây rằng văn hóa và di sản của họ cũng là một phần của nước Mỹ. Theo ông, đây là một bước tiến trong việc xóa bỏ cảm giác cô lập và phân biệt của cộng đồng người Mỹ gốc Á. Người Mỹ gốc Á hiện là cộng đồng đang lớn mạnh nhanh nhất tại New York. Theo thống kê công bố hôm 23/6, có gần 175.000 học sinh gốc châu Á đang theo học tại các trường công lập trong thành phố. Khu Brooklyn là "nhà" của cộng đồng người châu Á lớn nhất tại các nước và vùng lãnh thổ ngoài châu Á. Học sinh Mỹ gốc Á hiện chiếm hơn 12% số người theo học tại các trường công lập của Manhattan./. Theo (TTXVN/Vietnam+) ===================== Vậy mà ở Việt Nam, không thiếu gì kẻ la lối lớn tiếng nên bỏ Tết Nguyên đán để ...mạnh như Nhật. Điếu mựa! Đúng là phải nói chuyện với mấy còn bò thật khó chịu.2 likes -
Quán vắng!
Đại Phúc liked a post in a topic by phamhung
Đại biểu Quốc hội kể chuyện Cao Biền yểm bùa đất sinh đế vương ở Việt Nam (Xã hội) - “Cao Biền là người giỏi về địa lý được cử sang nước ta làm An Nam Tiết độ sứ, thực hiện âm mưu thâm độc, yểm bùa khống chế sự phát triển nhân tài nước ta”. Chiều 24/6, mở đầu phần thảo luận về dự án Luật khí tượng Thủy văn, Đại biểu Trần Văn Bản (đoàn Bình Định) – Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam không phân tích về kỹ thuật làm luật mà đưa ra một góc nhìn hoàn toàn khác về thủy văn. Khí tượng thủy văn là hệ quả của mối tương tác ảnh hưởng đến nhau, giữa thiên, địa và nhân, trong kinh dịch gọi là tam tài. Trong tương tác, các quy luật hoạt động trong các hành tinh, các sao, trong các hệ của Thiên Hà như Nhị Thập Bát Tú, Cửu Diệu tinh, các sao thành phần Bắc Đẩu thất tinh… Liên quan nhiều nhất với chúng ta là hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim hai sao này không có vệ tinh, Trái Đất có một vệ tinh đó là Mặt Trăng, sao Hỏa có 2 vệ tinh, sao Mộc có 63 vệ tinh, sao Thổ có 56 vệ tinh, sao Thiên Vương có 26 vệ tinh và sao Hải Vương có 13 hệ vệ tinh. Về đường kính các sao, sao lớn nhất là sao Thổ là 120.000km và nhỏ nhất là sao Thủy là 4,8km, Trái Đất là 12,756 km. Chu kỳ quanh quanh mặt trời dài nhất là sao Hải Vương 164 năm, ngắn nhất Sao Thủy 87 ngày và trái đất 365,26 ngày. Chu kỳ tự quanh xung quanh mình nhanh nhất Sao Mộc 9,84h và chậm nhất Sao Kim 243 ngày và trái đất 24h. Các hành tinh trong vũ trụ hoạt động theo quỹ đạo, quỹ đạo địa tĩnh, tác động của Mặt Trời, sức hút của trái đất và sự tương tác đan xen giao thoa đó tạo thành ngày, đêm, sáng, tối, nhiệt độ, nóng, lạnh, nước biển lên xuống và môi trường, không khí. Địa lý cho chúng ta biết về thổ nhưỡng, các lớp nham thạch gồm nước, mạch nước ngầm, nói chung là đất, nước và tài nguyên. Trong sách địa lý Chân Long của Tả Ao nói rất kỹ về Nhị Thập Bát Tứ tương tác giữa thiên, địa, nhân, tạo ra phong, vũ, lôi, chấn. Tùy mức độ tương tác khác nhau mà tạo thành mưa, giông, bão, sấm, sét, hạn hán, lũ lụt, động đất, nước biển dâng… Con người được thụ hưởng những kết quả do thiên địa mang lại. Khi mối tương tác của thiên, địa, nhân, theo đúng quy luật hợp lý, hài hòa thì có lợi cho con người, ngược lại thì có hại cho con người. Vận dụng các quy luật tự nhiên này trong lịch sử Gia Cát Lượng là người thông thiên văn, tường địa lý, hiểu nhân tình, thế thái đã giúp Lưu Bị thành công trong các trận chiến xây dựng lại cơ đồ nhà Hán. Ngô Quyền vận dụng quy luật của thủy triều đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Chưa kể đến chuyện Cao Biền là người giỏi về địa lý được Trung Tôn cử sang nước ta làm An Nam Tiết độ sứ, thực hiện âm mưu thâm độc, yểm phái các huyệt kết của đất nhằm chống, khống chế lại sự phát triển nguồn nhân tài của nước ta, nhưng sự việc không thành. Chỉ đến khi chúng ta bắt sống được tướng Hoàng Phúc thu được sách Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự mới biết Cao Biền đã viết 632 huyệt đất kết ở Việt Nam đẻ sinh ra đế vương, công hầu, hanh tướng. Đại biểu Quốc hội Trần Văn Bản. ảnh: quochoi.vn Từ thực tiễn trên, khi nghiên cứu dự án luật này, chúng ta không chỉ sử dụng tư liệu thống kê lưu trữ trong luật đã đề cập mà phải nghiên cứu các quy luật của thiên văn, của địa lý và môi trường tương tác ảnh hưởng của con người. Con người là đối tượng thụ hưởng tài nguyên thiên nhiên, là người trực tiếp tác động đến tự nhiên, môi trường cũng là đối tượng tạo nên sự biến động các quy luật tự nhiên gây biến đổi khí tượng thủy văn. Do đó khi xây dựng luật cần đặc biệt chú ý đến yếu tố con người để mọi người biết sử dụng các quy luật bình thường của tự nhiên, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, gây biến đổi khí hậu. Ví dụ, từ tiết Kinh chập trở đi là sâu bọ dở, tất nhiên độ ẩm không khí phải cao, có khi tới 100% hoặc từ Tiết Cốc Vũ trở đi phải có mưa rào, đó là những quy luật bình thường, không như thế là khác thường. Trong dự thảo luật kỳ này mới chỉ tập trung vào công tác quản lý hệ thống tổ chức khí tượng thủy văn, thống kê dữ liệu, thông tin giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn… để phù hợp với nội dung trong dự thảo luật, tôi đề nghị chỉnh sửa tên luật là: Luật về theo dõi, cảnh báo, xử lý biến động khí tượng thủy văn. Về giải thích từ ngữ, thủy văn là trạng thái quá trình diễn biến và sự vận động của nước trong sông, hồ. Tôi đề nghị sửa đổi là thủy văn là trạng thái sự vận động và biến đổi của nước ở sông, hồ, ao, biển. Vì thủy có nghĩa là nước và văn nghĩa là xem và nghe. Như vậy, bao hàm cả nước biển, đề nghị bỏ phần giải thích từ ngữ hải văn, về thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng, đề nghị sửa đổi là thời tiết là tiết khí trong một thời gian cụ thể tại kinh độ, vĩ độ cụ thể được xác định bởi các yếu tố và hiện tượng khí tượng, vì trong vận khí quyển mỗi năm có 24 tiết khí, phân bố theo chu kỳ nhất định, bắt đầu từ Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh chập làm chủ sơ khí đến tiểu tuyết, đại tuyết, đông trí, tiểu hàn làm chủ trung khí, đó là 6 bước của chủ khí. Trong đó từ Đại Hàn đến Xuân Phân sau 12 ngày làm chủ sơ vận, từ sau Lập Đông 4 ngày đến cuối tiểu hàn làm chủ ngũ vận đó là 5 bước của ngũ vận. Ngũ vận phối hợp với lục khí tạo thành vận khí trong năm. Về khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó. Như vậy chưa thể hiện rõ nội hàm và lượng hóa được thời gian theo quy luật, nếu tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng, có nghĩa là thống kê những gì đã xảy ra ở vùng đó. Còn dùng đại lượng thống kê dài hạn thì dài hạn là bao nhiêu? Do đó, tôi đề nghị sửa là: Khí hậu là hệ quả của quá trình tương tác giữa các điều kiện tự nhiên và môi trường tại một khu vực theo quy luật, trong chu kỳ 60 năm và 180 năm tức là một tuế hội hay tam nguyên giáp tý. Về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, để có dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sát với từng vùng, từng khu vực, không thể theo địa giới hành chính mà phải theo kinh độ, vĩ độ của trái đất mới đảm bảo tính chính xác. Ví dụ, dự báo thời tiết ở Thủ đô Hà Nội cần phải nêu gió tọa độ từ 20 độ 53 phút đến 21 độ 23 phút độ Vĩ Bắc và 104 độ 44 phút đến 106 độ 2 phút độ Kinh Đông sẽ đảm bảo độ chính xác hơn và hạn chế những tình trạng ngoài sân đang mưa ầm ầm, trong nhà ti vi dự báo dự báo trời nắng không mưa. (Theo Giáo Dục)1 like -
Tử là ngăn chặn, là phương Tây Nam. Lưu niên là Thủy phương Bắc. Bởi vậy, bão không thể tiếp tục đi lên phía Bắc mà lệch sang Tây Bắc là đúng. Đồng thời cũng có nghĩa Lưu niên bị chặn, có nghĩa tác động của cơn bão không mạnh bằng lúc mạnh nhất trước khi vào đất liền. Sư phụ gõ nhầm. Đáng nhẽ phải là: "Tuy không 'bão' lớn", lại thành "tuy không 'mưa' lớn". Cảnh Đại An nếu là quẻ chủ thì nó cho một hoàn cảnh tổng quát rằng: Cơn bão này không gây tàn phá lớn, nhưng tiềm ẩn nguy cơ liên quan (Tử Lưu niên), như: sạt lở, gây lũ sau bão mà KTTV đã thông báo. Cho nên sp bảo: "KTTV TW đoán đúng rồi" là vậy. Phamhung cần cố gắng học cho giỏi LVĐT. Đầu tiên phải biết mình đặt câu hỏi như thế nào. Một quẻ, bất cứ quẻ gì - Dịch, Tử Bình, Lạc Việt ...đều hàm chứa thông tin trong một tập hợp. Từ tình duyên gia đạo đến ..hòa bình thế giới. Cho nên cách đặt câu hỏi chính là sự lựa chọn thông tin dự báo. Cảm ứng lên quẻ của Phamhung tốt - bởi vậy, sp lấy ngay quẻ của Phamhung để luận - nhưng luận đoán còn lúng túng.1 like
-
============================ Trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhận thức được hiện nay - từ đồ đá, đồ đồng. đồ sắt.....- chưa phải là một bức tranh hoàn chỉnh cho cả quả trình tiến hóa đó. Tất cả mốc thời gian đều chỉ là giả thuyết. Do đó, tôi chỉ xác định lịch sử Việt tính từ thời Hùng Vương dựng nước bên bờ nam Dương Tử là gần 5000 năm lịch sử (2879 BC - 2015 AC). Đây chính là cột mốc của Việt sử do ông cha ta sáng lập. Cột mốc này phù hợp với định nghĩa hiện đại về lịch sử của một dân tộc như sau: Lịch sử của một dân tộc được tính từ khi dân tộc đó lập quốc. Việc phủ nhận Việt sử đã quá đà đến mức tự nó lột trần bản chất của thứ tư duy nô lệ văn hóa. Nghiên cứu sinh đàn bà Đỗ Ngọc Bích tại Hoa Kỳ đã trắng trợn tuyên bố trên đài phát thành quốc tế BBC rằng: "Lịch sử văn hóa Việt có cội nguồn từ Trung Quốc". Khi bị chỉ trích, ả còn nhâng nháo nói đây là những điều y thị được học trên ghế nhà trường. Thật là nhục nhã đến mức vô liêm sỉ. Cá nhân tôi không thể tiếp tục trao đổi học thuật với đám trơ tráo vô liêm sỉ này. Bởi vậy, tôi cần xác định rõ rằng: Nếu cả các học giả của thế giới này do dốt nát, trơ tráo, vô liêm sỉ tiếp tục phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử , thì Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn xác định rằng: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Người Việt chính là hậu duệ của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái đât này, trước nền văn minh của chúng ta. mà tôi tạm đặt tên là văn minh Atlantic. Và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ". Để thành Phật có tới 84.000 pháp môn. Cho nên, để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không nhất thiết phải đối thoại với những loại người vô liêm sỉ, tự sỉ nhục một cách ngoan cố phủ nhận tổ tiên của mình. Tôi sẽ tìm hiểu những biện pháp thể hiện Việt sử từ lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt".1 like
-
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời 24/06/2015 07:36 (TNO) Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút hôm nay 24.6. Ông thọ 94 tuổi. GS-TS Trần Văn Khê xuất hiện tại một triển lãm ảnh năm 2013 - Ảnh: Độc Lập Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), GS-TS Trần Văn Khê đã qua đời vào rạng sáng nay. Trước đó, ông nhập viện điều trị tại đây từ ngày 27.5. Chia sẻ với Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Văn Hân - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viên Nhân dân Gia Định cho biết GS-TS Trần Văn Khê tuổi cao lại mang trong người nhiều chứng bệnh nội khoa phối hợp về tim, phổi, thận trong đó nặng nhất là viêm phổi. Trước đây, ông từng nhiều lần ra vào bệnh viện để điều trị nhưng đây là lần nặng nhất. Trong những ngày nằm viện, giáo sư nằm tại khoa Hồi sức đặc biệt, điều trị cách ly. Người trực tiếp chỉ đạo điều trị cho GS-TS Trần Văn Khê là PGS-TS Hoàng Quốc Hòa - Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, những ngày trước, GS-TS Trần Văn Khê vẫn nhận biết được khi con cháu vào thăm. Thậm chí, ông chảy nước mắt xúc động khi có một người cháu nắm tay và hôn lên trán ông. Túc trực tại bệnh viện để chăm sóc giáo sư là người giúp việc Nguyễn Thị Na, người đã tận tình chăm sóc ông suốt 10 năm nay. Bên cạnh đó, các con của ông (hiện sống ở nước ngoài) cũng đã về VN để gần gũi, chăm sóc ông những ngày qua. GS-TS Trần Văn Khê - Ảnh: Độc Lập Người thân cho biết trước khi ra đi, ông đã sắp đặt mọi chuyện hậu sự của chính mình. Theo bản di nguyện của giáo sư (được người nhà cung cấp cho Thanh Niên), chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS-TS Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm: nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý. Dù không theo một tôn giáo nào nhưng Giáo sư Trần Văn Khê mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra còn có một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của GS-TS Trần Văn Khê, sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ. Cũng theo ước nguyện của GS-TS Trần Văn Khê, linh cữu của ông sẽ được quàn tại tư gia (số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong thời gian từ 1 tuần lễ cho đến 10 ngày để các con, các cháu, bạn bè thân thuộc ở xa có thời gian về kịp dự tang lễ. Thủ bút của GS-TS Trần Quang Hải cho phép PV Thanh Niên sử dụng Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê làm tư liệu cho bài viết - Ảnh: T.L Chi phí tang lễ sẽ được sử dụng từ tiền mặt của giáo sư và trích từ sổ tiết kiệm của ông tại VN. Ngoài ra, ông mong muốn tiền phúng điếu có thể dùng để lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hằng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu về âm nhạc truyền thống VN. Bên cạnh đó, ngôi nhà mà ông ở khi còn sống tại VN sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê. Trong bản di nguyện, ông bày tỏ mong muốn những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu. Ngoài ra, ông cũng không quên người đã tận tình giúp việc cho ông trên 10 năm là bà Nguyễn Thị Na. Theo ông, bà Na đã tự tay chăm sóc ngôi nhà này và biết rất rõ những sinh hoạt của ông trong căn nhà này. Vì thế, ông mong muốn bà Na sẽ được tiếp tục ở lại giúp cho người quản lý Nhà lưu niệm Trần Văn Khê sau này. Những di nguyện đầy tính nhân văn, thấm đẵm nghĩa tình với những người xung quanh của GS-TS Trần Văn Khê đã khiến nhiều người không khỏi xúc động... Thiên Hương >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 11: Bóng hồng đầu đời và người tình một đêm >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 10: 'Tài tử xi nê' Trần Văn Khê >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 9: Thầm lặng cho một tài hoa bay xa >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 8: Chiếc bóng bên đời người nhạc sĩ tài hoa >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 7: Không mặc áo dài thì không biểu diễn >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 6: Đem hồn dân tộc ra thế giới >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 5: 50 năm 'chim Việt nhớ cành nam' >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 4: Ước nguyện cuối đời >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 3: Bản di nguyện >> Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 2: Ước nguyện của GS-TS Trần Văn Khê1 like
-
Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo tự do lưu thông trên Biển Đông (TTXVN/Vietnam+) lúc : 23/06/15 22:01 Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo sự lưu thông tự do trên Biển Đông. (Nguồn: treasury) Ngày 23/6, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá Mỹ và Trung Quốc cần phải "trung thực và thẳng thắn" trong quan hệ song phương trong tương lai đồng thời Bắc Kinh phải đảm bảo sự tự do lưu thông trên các tuyến đường biển quốc tế. Phát biểu tại thủ đô Washington trong lễ tiếp đón phái đoàn quan chức cấp cao Trung Quốc tới tham gia Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ bảy, Phó Tổng thống Mỹ khẳng định Bắc Kinh cần đảm bảo sự hiện diện có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu. Hai bên cũng cần tìm những hướng đi mới để đảm bảo mối quan hệ hợp tác đi đôi với cạnh tranh. Ông hoan nghênh sự hợp tác của Trung Quốc trong nhiều vấn đề nóng quốc tế từ đàm phán hạt nhân tới biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông vẫn đang diễn biến phức tạp, Phó Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc rằng mọi tuyến đường biển quốc tế phải được "để ngỏ và bảo vệ" nhằm đảm bảo các tuyến giao thương trọng yếu. Ông Biden nhấn mạnh "các quốc gia bỏ qua con đường ngoại giao, lựa chọn áp bức và đe dọa để giải quyết tranh chấp, hoặc "mắt nhắm mắt mở" đối với hành động gây hấn của các nước khác sẽ chỉ mang lại bất ổn định." Trong khi đó, phát biểu cùng ngày tại Lễ khai mạc S&ED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama "quan ngại sâu sắc" về các vụ tấn công mạng do chính phủ các nước "đỡ đầu" nhằm đánh cắp bí mật thương mại của các công ty và doanh nghiệp. Ông nhận định Mỹ và Trung Quốc chia sẻ lợi ích chung trong đảm bảo an ninh mạng và Washington dự kiến đưa nội dung này ra bàn thảo với Bắc Kinh trong tuần này. Vòng đối thoại Mỹ-Trung năm 2015 bắt đầu ngày 22/6 tại Washington bao gồm ba phần: Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ bảy; Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân (CPE) lần thứ sáu và Đối thoại an ninh chiến lược (SDD) lần thứ năm. Chủ trì vòng đối thoại lần này về phía Mỹ có Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew. Trong khi đó, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì./. ====================== Điếu mựa! Mới đọc cái tựa bài báo và chú thích hình ảnh, lão Gàn giật mình như chạm điện. Điếu mựa! Xem hết cả bài báo mới thở phào. Thì ra Phó Tổng Thống Hoa Kỳ không đến nỗi ngu như vậy. Điếu mựa! nếu lão Gàn là cơ quản chủ quản thì yêu cầu bài báo phải đổi ngay cái tựa này thành: "Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải quốc tế". Điếu mựa! Bảo đảm tự do hàng hải quốc tế - nói chung - vì trách nhiệm nước lớn. Chứ làm điếu gì có chuyện Hoa Kỳ giao trách nhiệm cho nước Tàu "đảm bảo sự lưu thông tự do trên Biển Đông"?! Bởi vậy! Không dùng từ thể hiện cảm xúc sao được. Điếu mựa!1 like
-
Cuộc đối thoại chưa xảy ra. Nhưng lão Gàn có thể thấy cái "khí chất" nó bốc ra để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri", qua bài dưới đây. Hì! ==================== Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ Chủ Nhật, 21/06/2015 - 02:00 Dân trí Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/6 thông báo giới chức nước này và Mỹ sẽ tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 7 và cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung lần thứ 6 vào tuần tới tại thủ đô Washington. >> Trung Quốc mỗi ngày cải tạo trái phép 3,2ha trên đá Subi của Việt Nam >> 80% người dân Philippines lo bùng nổ xung đột vũ trang với Trung Quốc Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã) Chủ trì cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ phía Trung Quốc có Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, những đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew sẽ thay mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự. Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm nước này sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thực hiện các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, qua đó tăng cường liên lạc và thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi, giải quyết các bất đồng, cũng như thảo luận về cách xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc với Mỹ. Trong khi đó, cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung sẽ thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, y tế, thể thao, các vấn đề về phụ nữ và thanh niên, nhằm hỗ trợ mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, trái ngược với thông báo mang tính chung chung nêu trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mỹ đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ sắp tới. Đó là các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông, an ninh mạng và nhân quyền. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, ông Danny Russel hôm 18/6 đã khẳng định phái đoàn Mỹ sẽ nêu ra các quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ lo ngại rằng một khi các hoạt động xây dựng này được hoàn thành, Trung Quốc có thể áp đặt các quy định đối với tàu thuyền và máy bay nước ngoài trên Biển Đông, đe dọa tự do hàng hải. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cũng nhắc lại quan điểm trên trong cuộc họp báo hôm 19/6: "Có những vấn đề tiềm tàng về tự do hàng hải. Điều chúng tôi quan ngại nhất chính là quá trình quân sự hóa tại một số đảo mà Trung Quốc đang cải tạo. Chúng tôi cho rằng những hoạt động này chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực". Trong khi đó, chuyên gia phân tích về châu Á, ông Alison Kaufman cho rằng các nước trong khu vực đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước Trung Quốc trong cuộc đối thoại sắp tới. Ông cho rằng: "Tôi cho rằng Mỹ sẽ mất tín nhiệm với các quốc gia trong khu vực nếu không có những phản ứng mạnh mẽ trước các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua". Ngọc Anh Tổng hợp ==================== Bi wờ lão giở quẻ theo Lý học ra để xem cái wan hệ Mỹ Trung đi về đâu. Mà Lý học thì thường bị đám tư duy "ở trần đóng khố" gán cho cái mác "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Lão phát biểu rằng thì là: những cái đầu bã đậu lúc nào cũng hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng...." Thế thì cái tư duy khoa học bã đậu, "ở trần đóng khố" đó, chỉ là sự thay thế cho "mê tín dị đoan" và một kiểu thay đổi tín ngưỡng mà thôi. Tôn giáo cũng giải thích mọi hiện tượng thế gian theo giáo lý của họ. Thí dụ như với những kẻ khốn khổ ở trần gian thì Phật giáo giải thích rằng thì là bị nghiệp chướng từ kiếp trước. Thiên Chúa thì giải thích rằng đó là sự trừng phạt của Chúa...vv...và...vv... Lão nói cho mà biết: sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo tín ngưỡng chính là khả năng tiên tri, mặc dù với trình độ của nền khoa học hiện nay khả năng này còn hạn chế. Nhưng đó chính là cơ sở để phân biệt. Còn tôn giáo, tín ngưỡng thì chỉ có thể giải thích sự kiện hoặc hiện tượng. Thí dụ: Khoa học phát hiện ra rằng: Bệnh kiết lỵ là do vi trùng amip. Vậy thì khả năng tiên tri của nó chính là: ai bị nhiễm vi trùng amip ở đường ruột thì sẽ có khả năng bị kiết lỵ. Bởi vậy, mấy thứ tư duy "Ở trần đóng khố", khoa học nửa mùa, nên cứ hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng..." thì cũng chẳng khác gì sự giải thích của tư duy tôn giáo , tín ngưỡng cả. Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là chẳng hiểu cái điếu gì. Sắp sửa có kẻ lại lên gân phản biện là "Khoa học giải thích rằng..." thì có"cơ sở khoa học", còn tôn giáo thì không có "cơ sở khoa học". Nhưng "cơ sở khoa học" là cái gì thì cũng điếu biết. Bởi vậy, Đức Phật giải thích rằng: Những nỗi khổ ở trần gian có ba thứ, trong đó có một thứ là ngu đấy. Rất có "cơ sở Phật học". Vì vậy, khả năng tiên tri chính là một tiêu chí thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Trong khi đó với Lý học thì khả năng tiên tri vào loại bậc thầy. Điều này đã thể hiện một cách trực quan từ hàng ngàn năm nay ở nền văn minh Đông phương với những phương pháp tiên tri. Cái này là thực tế trực quan không cần phải chứng minh. Muốn có khả năng tiên tri của một lý thuyết khoa học thì lý thuyết đó phải phản ánh những quy luật khách quan - không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Nhưng phải là sự phản ánh quy luật khách quan. Chứ không thể là quy luật chủ quan. Không thể sắp xếp theo thứ tự một đàn gà từ nhỏ đến lớn theo một quy luật chủ quan, rồi phát biểu: Số lượng gà bằng nhau thì có trọng lượng bằng nhau được. Bởi vậy, tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải phản ánh những quy luật khách quan. Những quy luật khách quan của từng sự kiện và mọi hiện tượng phải có mối liên hệ tổng thể vì tính tương tác lẫn của mọi quy luật vận động riêng rẽ. Nên một lý thuyết khoa học càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực cũng phải phản ánh mối liên hệ này, gọi là tính hợp lý khi giải thích mọi vấn đề và mọi sự kiện liên quan đến nó. Đây cũng chính là tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Do đó, một lý thuyết càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực thì tính hợp lý lý thuyết càng phải rất chặt chẽ trong việc giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan, tất nhiên cũng phải có khả năng tiên tri trên mọi hiện tượng. Những lý thuyết của trí thức khoa học hiện đại chỉ mang tính cục bộ riêng phần, nên khả năng tiên tri rất hạn chế, chỉ giới hạn trong từng chuyên ngành. Còn Lý học thì khả năng tiên tri bao trùm lên mọi lĩnh vực, chính vì tính hợp lý lý thuyết bao trùm tất cả mọi quy luật tương tác trong mọi lĩnh vực. Do đó, lão Gàn phát biểu rất rõ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà cả nhân loại đang mơ ước. Đến đây, thì càng thấy rằng luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" chỉ phản ánh một thứ tư duy xếp vào loại "ở trần đóng khố". Hàng đầu còn như vậy thì hạng hai trở xuống thảm hại như thế nào! Cho nên cả cái nền khoa học hiện đại gọi là văn minh này vẫn hết sức ngớ ngẩn khi đi tìm "sự sống ngoài trái Đất". Chính Nasa với nhiều nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới - mà cỡ ông Trọng trở lên chưa là cái đinh gì - còn phải ngậm ngùi phát biểu :"Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Đây là điều mà lão Gàn phát biểu từ rất lâu rồi. Bởi vậy, đẳng cấp như ông Trọng mà cafe Trung Nguyên giới thiệu ra phản biện lão Gàn chỉ làm trò hề. Chính sự dốt nát này, đẳng cấp tư duy của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng là một ví dụ, nên nền văn minh hiện đại và những tri thức khoa học hướng tới giá trị nhân bản, vẫn không thuyết phục nổi những tư duy tôn giáo cực đoan, sẵn sàng nổ tung mình để lên Thiên Đường. Trong khi ở "trển" hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Hổng có chiện chư tiên đi bầu Thượng Đế. Chính sự giải thích một cách hợp lý tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó - là một tiêu chí khoa học - nên nó phải thể hiện trong sự nhất quán, hoàn chỉnh. Nếu không có sự nhất quán , hoàn chỉnh thì lý thuyết đó không thể nào "giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó". Hay nói cách khác: Không thể có tiêu chuẩn kép để giải thích cùng một hiện tượng. Ví dụ: Phật bảo rằng sự đau khổ của một kiếp người là do nghiệp chướng kiếp trước, hoặc qúa khứ của kiếp hiện hữu. Nhưng Chúa lại bảo do sự trừng phạt của Ngài. Trong hai cách giải thích của hai hệ thống lý thuyết khác nhau này chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai - do không nhất quán. Vậy trường hợp cả hai đều sai thì phải có một lý thuyết khác vượt trội để giải thích sự đau khổ của một kiếp người. Do đó, tính nhất quán chính là tiêu chí để thẩm định tính khoa học của một lý thuyết, hoặc một phương pháp nhân danh khoa học. Ngay trong tri thức khoa học cũng có nhiều phương pháp giải thích khác nhau cho một hiện tượng. Điều này chứng tỏ tính thiếu nhất quán và lúc đó sẽ xuất hiện một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học bao trùm lên mọi nguyên nhân cấu thành hiện tượng và thỏa mãn những cách giải thích khác nhau nhân danh khoa học, hay xác định những cách giải thích sai. Do đó, tính nhất quán và hoàn chỉnh là một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học. Cho nên, toàn bộ tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học, mà lão Gàn phát biểu đầy đủ rằng: Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành thỏa mãn tất cả những tiêu chí này và nó mô tả từ sự hình thành vũ trụ đến mọi sự vận đông nhỏ nhất, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ thiên nhiên, vũ trụ,cuộc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Bởi vậy nó chính là lý thuyết thống nhất khoa học. Nếu đặt vấn đề một lý thuyết thống nhất phải giải thích cả tôn giáo và tâm linh - thì - nó chính là sự mô tả Thượng Đế với sự khởi nguyên của vũ trụ. Nhân danh một lý thuyết khoa học với khả năng tiên tri, lão Gàn dở quẻ và phán qua bức ảnh trong bài báo trên như sau: - Quan hệ Mỹ Trung sẽ tan rã. PS: Lão Gàn không phân tích vì nó thuộc chuyên môn sâu. Nhưng phương pháp phân tích sẽ như trong bài "Kim Long đằng phi...". Xin hãy coi như đây là lời tiên tri . Thời gian chứng nghiệm: Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá cuối 2017. Hãy chờ xem.1 like
-
Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới Robert D. Kaplan: Phải nhìn nhận âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông thế nào? Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 19:30 Tờ Globe and Mail (Canada) vừa đăng tải một bài phỏng vấn Robert D. Kaplan - nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng về Biển Đông và tham vọng của Trung Quốc. >> “Bước tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông còn nguy hiểm hơn nhiều” >> Mỹ nhấn mạnh lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các "tiền đồn" trên Biển Đông PetroTimes xin lược dịch và trân trọng giới thiệu với bạn đọc quan điểm của vị học giả từng được Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers), tác giả của những cuốn sách “Chảo dầu sôi của châu Á”, "Bóng ma Balkan"... Robert D. Kaplan và bìa cuốn sách "Chảo dầu sôi của châu Á" của ông Tại sao ông lại coi Biển Đông là một mảnh ghép quan trọng hơn của bức tranh địa chính trị toàn cầu? Biển Đông đối với Trung Quốc cũng giống như Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) đối với Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã trở thành một siêu cường có sức mạnh địa chính trị rất lớn nhờ thống trị được vùng biển Caribbean. Một khi họ có thể làm được điều đó, họ có thể thống trị cả Tây Bán cầu, và thống trị được Tây Bán cầu là họ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Đông bán cầu. Những điều đó đã được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh. Nếu Trung Quốc giành được sự thống trị ở vùng biển này, họ có thể vươn ra ngoài Thái Bình Dương rộng lớn hơn, qua eo biển Malacca và nhập vào Ấn Độ Dương – huyết mạch giao thương năng lượng toàn cầu, nơi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc đi qua để đến các khu vực của châu Á. Vì vậy, Biển Đông là một công cụ thực sự lớn. Ngoài ra, nếu Trung Quốc có thể thống trị Biển Đông, họ có thể sẽ tiến hành hiệu quả chiến lược kiểu “Phần Lan hóa” (Finlandize) các quốc gia như Việt Nam và Philippines, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực ở châu Á. Xin ông nói rõ hơn là chiến lược kiểu “Phần Lan hóa”. Phải chăng đó là chiến lược lớn của Trung Quốc? Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thực hiện thành công chiến lược “Phần Lan hóa”. Về cơ bản, Phần Lan vẫn là nước dân chủ, tự do nhưng lại bị hạn chế về chính sách đối ngoại do ảnh hưởng của Liên Xô. Vì vậy mà Phần Lan không thể gia nhập NATO hay làm những việc khác mà có thể làm suy yếu lợi ích của Liên Xô. “Phần Lan hóa” trong trường hợp của Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ vẫn tồn tại trên danh nghĩa độc lập, nhưng các thông số chính sách đối ngoại của họ về cơ bản sẽ được hoạch định ở Bắc Kinh. Chiến lược này cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc hai đến ba bước tiến dài để thống trị Đài Loan. Tại sao Trung Quốc bất ngờ leo thang căng thẳng với các nước láng giềng? Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ven Biển Đông tập trung vào các vấn đề nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, các nước này không thể triển khai sức mạnh ra bên ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi. Bây giờ họ đang xây dựng lực lượng không quân và hải quân lớn hơn. Họ bắt đầu xung đột với nhau về việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc vấn đề tranh chấp Biển Đông trở nên căng thẳng là Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế hai con số hết năm này qua năm khác như thời gian trước nữa. Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn hơn ở trong nước và một trong những cách để một nước đối phó với sự bất mãn về kinh tế và chính trị là khơi lên chủ nghĩa dân tộc. Đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang làm. Càng có thái độ quyết đoán (hung hăng), các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Bạn biết đấy, thậm chí cả những kẻ chuyên quyền cũng phụ thuộc vào quan điểm của công chúng trong thế kỷ 21 này. Như vậy, không thể tránh khỏi một thực tế là nước Mỹ sẽ quay trở lại khu vực này? Vâng. Những gì mà chính sách của Mỹ đã làm là điều hướng giữa hai thái cực. Một mặt Mỹ phải ra sức ngăn chặn việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia ven Biển Đông, nhưng mặt khác, Washington cố gắng tránh một chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, bởi vì mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và vẫn sẽ là như thế trong tương lai gần. Điều này giải thích tại sao Mỹ phải bảo vệ các đồng minh hiệp ước của mình, như là Philippines, nhưng lại không cho phép Manila lôi kéo mình vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đây là một khó khăn và là một thách thức hiện tại với Mỹ, đặc biệt là với Bộ Quốc phòng Mỹ. Liệu có phải Mỹ đang có chiến lược sắp xếp các quốc gia ven Biển Đông thành một khối chống Trung Quốc không? Mỹ phải cho thấy là hải quân của họ sẽ không rút lui, mà thậm chí sẽ còn tăng cường sự hiện diện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Washington phải cho thấy là họ đang chuẩn bị đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực đến một mức độ nào đó mà không lún vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Một thách thức thực sự với Lầu Năm Góc là làm chậm lại quá trình trở thành một cường quốc quân sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á. Đơn giản là vì bạn không thể ngăn chặn một điều gì đó đang xảy ra không có nghĩa là bạn không thể trì hoãn nó trong 10 đến 15 năm. Trong thời gian một hoặc một thập niên rưỡi đó, toàn thế giới có thể thay đổi. Ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn nội bộ do khủng hoảng kinh tế, hay tính chất của hệ thống cầm quyền Trung Quốc có thể sẽ thay đổi. Ông nghĩ sao về việc nguy cơ căng thẳng trong tương lai có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ và Trung Quốc? Điều này có thể xảy ra.Philippines có thể là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Philippines rất yếu về mặt thể chế và thực lực quân sự. Nhưng Việt Nam thì khác, họ mạnh mẽ hơn. Vả lại Việt Nam có một truyền thống lâu đời và lịch sử xung đột với Trung Quốc. Những gì Việt Nam đang cố gắng làm là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về quan điểm lẫn các sự hỗ trợ khác, trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc. Theo Linh Phương (lược dịch) PetroTimes ======================== Không ngoài sự nhận xét của lão Gàn từ 2008, khi xác định rằng: Trung Quốc có âm mưu bá chủ toàn cầu. Nhưng bài phân tích của ông Robert D. Kaplan còn phản ảnh những nhận định của lão Gàn trước đây: Đoạn phân tích này cho thấy Trung Quốc có mưu đồ tương tự như Hoa Kỳ từ hơn ...100 năm trước, khi cả cái thế giới này mới bước vào sự sơ khai mở đầu cho nền văn minh hiện đại. Thời mà nền văn minh này chưa có cả khái niệm xe tăng và máy bay quân sự. Đây cũng là nguyên nhân để lão Gàn xác định rằng: chiến lược của Trung Quốc thuộc hàng tư duy cổ điển. Cho nên dù cố che dấu bằng những ngôn từ sáo rỗng, nhưng chẳng lừa được ai. Cho nên nó trở thành sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc. Nếu như cách đây hơn 100 năm, Trung Quốc không bị các cường quốc Âu Mỹ và Nhật Bản sâu xé thì với tiềm lực của nhà Thanh hồi bấy giờ, Trung Quốc có thể làm được việc mà ngày nay Bắc Kinh muốn làm. Hoặc xa xôi hơn nữa, vua Càn Long nhà Thanh trao Lưỡng Quảng cho Hoàng Đế Quang Trung thì cục diện lịch sử thế giới sẽ thay đổi lớn. Tiếc thay! Mọi việc không xảy ra như vậy. Trung Quốc ngay nay đã mắc một sai lầm chiến lược gần giống lịch sử nhà Thanh gần 200 năm trước, khi thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới vì đã đụng tới Việt Nam. Nếu mưu đồ này thành công thì ông Robert D. Kaplan nói đúng. Nhưng thật một lần nữa phân ưu với Bắc Kinh - như lão Gàn nhiều lần xác định: phương pháp sai sẽ làm hỏng mục đích. Bắc Kinh đã sai lầm khi dùng vũ lực và sức mạnh của tay trọc phú mới nổi để cưỡng chiếm biển Đông. Nói đúng ra, quân lực của tất cả các nước ASEAN công lại cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc trong một cuộc chiến thông thường, phi hạt nhân. Nó tương tự như hoàn cảnh của Hoa Kỳ hơn 100 năm trước thống trị vùng biển Caribe, khi mà thế giới chưa hội nhập. Lúc đó, nửa bên này địa cầu không có nhiều thông tin với nửa bên kia. Tương quan so sánh lực lượng Trung Quốc với Asean ngày nay và Hoa Kỳ với Tây bán cầu hàng 100 năm trước là tương tự. Cái khác nhau chính là ở không/ thời gian đã thay đổi và quyền lợi của hai nửa Địa Cầu rất quan trọng với nhau và nó trở nên rất gần nhau với thời gian va chạm, vì các phương tiện giao thông hiện đại. Cho nên hậu quả của Trung Quốc ngày nay, chính là nội dung đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan, mà cách đây hơn 100 năm, Hoa Kỳ không gặp phải trường hợp này khi sự chinh phục vùng Caribe. Tuy nhiên đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan lại chỉ đúng một nửa. Lão đã nhiều lần nói rằng: 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết gía rẻ. Nhưng "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Nửa kia lão Gàn không bảo ông Robert D. Kaplan sai. Bởi vì nếu lão đứng trong hoàn cảnh của ông ta thì cũng sẽ nói y như vậy. Tức là phản ánh một thực tế về hình thức đang diễn ra. Chứ không phải mô tả một cái sẽ xảy ra. Ông Robert D. Kaplan đang mô tả một nước Mỹ kiên quyết bảo vệ Đồng minh và không muốn chiến tranh xảy ra với Trung Quốc. Lão Gàn vốn cũng rất ủng hộ hòa bình thế giới. Bởi vậy trước hết, xin "cám ơn tư tưởng tốt". Hì. Ông Robert D. Kaplan đưa ra một khả năng sẽ xảy ra với Trung Quốc với giấc mơ "Bất chiến tự nhiên thành" và Hoa Kỳ ăn dưng trong "canh bạc cuối cùng". Sao dạo này xuất hiện nhiều tư tưởng lãng mạn thế nhỉ? Cứ như nhà thơ, hoặc trong chuyện cổ tích vậy. Cũng chẳng sao. Ước mơ này cũng có thể trở thành hiện thực nếu có Thượng Đế can thiệp.Hì. Chuyện thiên hạ, lão Gàn cũng chẳng cầm đèn chạy trước ô tô làm gì. Nhưng lão nghĩ rằng 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến đây không phải để làm thơ và viết truyện khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên có đoạn này đáng chú ý: Vừa rồi có một bài báo cũng nói về Việt Nam là một chốt chặn quan trọng để ngăn sự bành trướng của Trung Quốc (Bài viết gần đây, ngay trong topic này). Lão Gàn cho rằng nhuận bút bài báo đó có thể lên tới 5000 Dol và đó là một giá rẻ nếu nó tác động được đến Việt Nam trở thành một chốt chặn. Cũng trong topic này (Hay trong bài "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn để biển Đông"), lão Gàn cũng phát biểu rằng: Việt Nam không phải là gà để các siêu cường cá độ, như Iraq với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I. Bài viết về bài báo trước trong topic này cũng khá đầy đủ, nên không cần phải nói lại ở đây. Riêng vấn đề này, lão Gàn muốn nói rằng: Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn thể hiện thiện chí với Việt Nam thì việc đầu tiên, nhân danh cá nhân lão Gàn là cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chấm dứt ngay sản phẩm thời chiến tranh lạnh phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ tuy là một ứng cử viên sáng gía cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Năm nay sẽ có một trận động đất xấp xỉ 6 độ richter ở phía Tây Nam Hoa Kỳ - nhưng không gây thiệt hại lớn - để chứng tỏ quyền năng của những quy luật vũ trụ, xác định điều này. Lão Gàn không ghét bỏ và chẳng có "cơ sở khoa học" nào để căm thù ai cả. Viết phong long chém gió chơi vậy thôi.1 like