-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/06/2015 in all areas
-
Thưa quí vị và anh chị em. Luận điểm của tôi về cổ sử Việt luôn khẳng định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng tương tự như tôi, nhưng phương pháp chứng minh hoàn toàn khác nhau và cũng có những luận cứ khác nhau. Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy về hiện tương giáo sư sử học Hoa Kỳ Keith Weller Taylor được trao giải Phan Chu Trinh vừa gửi cho tôi qua email. Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy cũng có quan điểm tương đồng với tôi về cội nguồn Việt sử. Nhưng phương pháp và luận cứ chứng minh khác tôi. Do đó cùng một hiện tượng liên quan đến cổ sử Việt của giáo sư sử học Hoa kỳ K.W.Taylor với giải thưởng giành cho ông cũng có cái nhìn khác nhau. Tôi đăng bài của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy lên topic này để quý vị và anh chị em rộng đường tham khảo từ một góc nhìn khác về hiện tượng này. Xin trân trọng giới thiệu. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ============================ VỀ HIỆN TƯỢNG KEITH WELLER TAYLOR Hà Văn Thùy Trong lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho sử gia người Mỹ K.W.Taylor, diễn ra tại khách sạn Caravelle thành phố Hồ Chí Minh ngày 24-3-2015, nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi người nhận giải bằng những lời có cánh: “Keith Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài. Ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy.” Và: “Xin cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.” Không ít phản ứng trái chiều đã rộ lên. Nhưng với người am hiểu, sẽ thấy rằng, đó không phải lời lẽ của riêng Nguyên Ngọc. Ông Nguyên Ngọc chỉ là người phát ngôn cho xu hướng đang ngự trị giới sử học Việt Nam hiện nay. Đó là xu hướng xét lại, phủ định lịch sử Việt Nam hình thành từ xa xưa tới thời Việt Nam dân chủ công hòa. Một xu hướng được bắt đầu bằng việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt, bằng chối bỏ nhà nước Xích Quỷ cùng Kinh Dương Vương để dựng lên nhà nước Văn Lang 2700 năm tuổi. Đó cũng là xu hướng phủ định một dân tộc Việt Nam thống nhất, có lịch sử lâu dài. Xin mời đọc: Trần Trọng Dương-Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia (http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=8708) Để rộng đường ngôn luận, tôi xin thưa lại đôi lời. Về sử gia Keith Weller Taylor và môn phái của ông, tôi đã có những bài viết: Bài học khó thuộc (2005), Một cách nhìn lịch sử xuyên tạc và méo mó (2006), Học giả Mỹ viết gì về sử Việt (2014). Ở đây chỉ xin nói một cách khái quát. I. Hoàn cảnh khai sinh của sử gia K.W. Taylor Năm 1972, chàng trai trẻ vốn dòng hào kiệt K.W.Taylor ôm đầu máu trở về từ Việt Nam trong lúc cao trào chống chiến tranh xâm lược sôi động khắp nước Mỹ. Chung số phận nhiều cựu chiến binh khác, chàng trai đã có lúc mất phương hướng. Nhưng rồi là người có nghị lực nên lý trí trở lại. Vốn sẵn có lợi thế tiếng Việt của một sĩ quan tình báo quân đội và những trải nghiệm cá nhân từ Việt Nam, Taylor ghi tên học Việt học. Năm 1976 nhận bằng Tiến sĩ Đại học Michigan. Cuộc chiến Việt Nam chia rẽ nước Mỹ với câu hỏi đau đớn: Vì lẽ gì, con voi thua con kiến?! Lúc này những chính trị gia và học giả trung thực cho rằng, Mỹ đã chọn lầm đối tượng. Việt Nam là nước nhỏ nhưng tinh thần dân tộc rất cao và được dẫn dắt bởi một vĩ nhân là Hồ Chí Minh. Với tinh thần thượng võ, không ít người Mỹ nghiêng mình bái phục dân tộc Việt. Cũng lúc này, chủ súy ngành Việt học nước Mỹ là Giáo sư O.W. Wolters. Là người Anh, từng sống nhiều năm ở Malaysia, hiểu biết và có cái nhìn chân thực về lịch sử Đông Nam Á, ông có tiếng nói quan trọng với giới học thuật. Trong bối cảnh đó, cuốn The Birtth of Vietnam (Việt Nam khai quốc) ra đời. Nhưng cũng vào năm tháng đó, cùng với những thất bại của chính quyền Việt Nam như việc chiếm đóng Campuchia, bóp nghẹt nhân quyền, vụ thuyền nhân, nền kinh tế suy sụp… một phong trào chống Cộng được dấy lên trong nước Mỹ. Những tư tưởng phục thù dai dẳng từ sau 1975 được dịp vùng dậy. Không ăn được thì đạp đổ là tâm lý của những người này. Họ đã ra sức đạp đổ bằng cách vùi dập dân tộc Việt. Từ vùi dập Hồ Chí Minh, đến vùi dập lý tưởng cao cả giải phóng dân tộc của người Việt. Với giới học thuật, không gì tiện hơn là phủ định sử Việt: phủ định cái nguyên nhân căn cốt làm nên chiến thắng. “Việt Nam không hề là một dân tộc thống nhất mà chỉ là đám người nói tiếng Việt tụ tập nhau tại đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ cuối trước Công nguyên”. “Đó là những con người hiếu chiến luôn chém giết nhau bằng những cuộc tranh giành giữa các vùng miền…” K.W. Taylor quay ngược ngọn cờ. Bằng nhiều bài viết mà tập trung là cuốn Có một lịch sử của người Việt Nam A History of the Vietnamese (2003) ông đã thể hiện mãnh liệt ý hướng đó. II. Đánh giá “công trình” của K.W.Taylor. “Sự nghiệp” Việt học của K.W.Taylor được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu với The Birth of Vietnam. Giống như đứa trẻ “lần giường tập đi”, khi bước vào lĩnh vực mới mẻ, Taylor phải nương vào sách sử Việt Nam từ Đại Việt sử ký toàn thư cho tới thành quả của nền sử học Việt Nam hiện đại. Cuốn sách gần như một bản chuyển ngữ từ cuốn thông sử Việt Nam sang tiếng Anh. “Nó là một kênh truyền tải tiếng nói của các nhận thức lịch sử ở trong nước [Việt Nam] đến với giới học thuật quốc tế thông qua lăng kính khúc xạ mang tên K.W. Taylor.” [Trần Trọng Dương - bài đã dẫn]. Các nhà chép sử người Việt có thể vui mừng vì có một cậu học trò thuộc bài. Ở Việt Nam không ai đánh giá cao cuốn sách này. Giai đoạn sau với cuốn A History of the Vietnamese (2003). Nhận định về cuốn sách này, Tiến sĩ Trần Trọng Dương viết: “… ông đã tự thanh tẩy toàn bộ/ hoặc phần lớn những tri thức của mình về lịch sử Việt Nam. Taylor đã dành hơn hai chục năm vừa rồi để viết lại những nhận thức KHÁC. Chính vì vậy, trong cuốn sách mới này, ông chỉ dành vỏn vẹn 30 trang, để xóa bỏ hết những gì đã viết trong gần 400 trang của cuốn The Birth of Vietnam.” [TTD-bài đã dẫn] Và đây là cái KHÁC của tác giả: “Ông lấy An Dương Vương làm vị vua khởi đầu của lịch sử, và gần như đã không đề cập gì đến những huyền thoại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân- Âu Cơ (bọc trăm trứng), Sơn Tinh- Thủy Tinh, Tản Viên, Chử Đồng Tử,... nữa. Cả khái niệm “Bách Việt” do người Hán sáng tạo để áp đặt/nô dịch tinh thần những cộng đồng dân cư khác Hán ở Phương Nam, đến đây cũng đã bị loại thải. Cái quan niệm của chủ nghĩa huyết thống tập thể, rằng “tất cả những người có cùng quốc tịch (bất kể thuộc về dân tộc nào) đều là những người cùng huyết thống, là cùng một bọc sinh ra, là đồng bào, anh em cốt nhục”..., đến đây, cũng đã được cho vào quên lãng. Ông viết rằng: “nhu cầu truy tầm nguồn gốc trong quá khứ xa xăm là nỗ lực nhận thức chung của nhiều dân tộc ở mọi thời điểm và mọi không gian... Nhưng nhu cầu bức thiết kết nối với quá khứ đó chỉ là một ham muốn chứng thực tự thân, chứ không phải là nỗ lực học thuật”. Ông cũng nói rõ rằng, những gì mà các sử thần thời Trần và Lê sơ đã làm khi biên soạn những bộ sử đầu tiên của người Việt là cắt dán, lắp ghép các nguồn tư liệu Hán văn cho phù hợp với sự tưởng tượng về quá khứ và tổ tiên của mình, nhằm tạo ra lịch sử của phương Nam trong thế đối chọi với lịch sử của phương Bắc. Sử Tàu dài bao nhiêu sử Việt nhiều từng ấy, họ có gì thì ta có đó. Với cách làm như vậy, phần lớn sử thần Nho gia thời trung đại đã mắc bẫy các sử thần Nho gia Trung Hoa, bằng cách kéo nhập lịch sử Việt Nam “đồng nguyên” [cùng một gốc] với lịch sử Trung Quốc. (TTD-bài đã dẫn) Và “Các học giả Việt Nam đã/ đang nỗ lực triển khai dự án để đẩy bản sắc dân tộc trở ngược về quá khứ xa nhất có thể. Trong thời kỳ hiện đại, điều đó đã trở thành phổ thông/ phổ biến với người Việt khi họ xác nhận lịch sử quốc gia kéo dài 4.000 năm, cho đến tận thời điểm mà các niên đại và hiện vật khảo cổ học được tập hợp và phân loại trong nền văn hóa Phùng Nguyên... Nhiều học giả người Việt toan tính vạch đường “chỉ đỏ xuyên suốt” ở lĩnh vực văn hóa, thậm chí cả ở ngôn ngữ - dân tộc, [để chứng minh] sự phát triển nối liền từ thời Phùng Nguyên đến tận Việt Nam hiện đại.” (TTD-bài đã dẫn) Tới đây, ta hãy thử bàn về những “khám phá” của “nhà Việt học.” Nói nôm na, Việt học là việc nghiên cứu tất cả những gì thuộc về người Việt trong tư cách một dân tộc, một đất nước. Do vậy, vấn đề tiên quyết đặt ra là xác định: người Việt là ai, có cội nguồn từ đâu, qua quá trình lịch sử thế nào để có mặt trên đất nước Việt Nam như ngày hôm nay? Cho đến giữa thế kỷ trước, từ cổ thư Trung Hoa và những khám phá khảo cổ học sơ khởi ở Đông Á, học giả Pháp cho rằng: “Tổ tiên ngưởi Việt xuất hiện trên đất Trung Hoa từ thế kỷ XI TCN mà hậu duệ là nước Việt của Việt vương Câu Tiễn. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt, một bộ phận người Việt chạy xuống Bắc Việt Nam, trở thành người Việt hôm nay.” Nhưng tới thập niên 1980s, bằng khảo sát hơn trăm cốt sọ tìm được ở Việt Nam và Đông Nam Á cùng với những khám phá khảo cổ học mới nhất, khoa học đã xác nhận: suốt Thời Đá mới, dân cư trên đất Việt Nam thuộc chủng Australoid nhưng sang Thời kỳ Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở nên chủ thể dân cư đất nước này.[1] Như vậy, bằng khảo cổ và cổ nhân chủng học, khoa học khẳng định, người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam định cư trên đất Việt Nam từ hơn 4000 năm trước. Không chỉ vậy, sang thế kỷ này, nhiều tài liệu di truyền học khám phá rằng: Người tiền sử đặt chân tới Việt Nam từ 70.000 năm trước, sau đó tăng nhân số rồi lan tỏa ra toàn bộ châu Á.[2] Người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á.[3] Như vậy, bằng việc “tra hỏi” các mẩu xương, các hòn đá và cả ADN, khoa học chỉ ra, người Việt Nam là tổ tiên các dân cư châu Á, đất Việt là nơi phát tích của con người châu Á. Người tiền sử đặt chân lên trước hết tới Việt Nam. Sau khi hòa huyết, hòa trộn tiếng nói, người từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Khoảng 7000 năm trước, tại phía nam Hoàng Hà, người Việt Australoid hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra người Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều. Khoảng 5000 năm trước, tại lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử xuất hiện nhà nước sớm nhất của người Việt với vị vua huyền thoại Thần Nông mà kinh đô là Lương Chử. Khoảng 2879 năm TCN, trên đất đai của nhà nước Thần Nông, nhà nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời. Khoảng năm 2698 TCN, người du mục Mông Cổ mở trận quyết chiến ở Trác Lộc đánh bại liên quân Việt của Lạc Long Quân và Đế Lai. Do bại trận, người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ Núi Thái - Sông Nguồn (đồng bằng Trung Nguyên ngày nay) di cư về Việt Nam và Đông Nam Á. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid phương Nam hòa huyết với dân Australoid bản địa, làm chuyển hóa đại bộ phận dân cư Đông Nam Á sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Và đó là người Đông Nam Á hiện đại. Không phải đám trôi sông lạc chợ tụ tập nhau ở đồng bằng sông Hồng thiên niên kỷ cuối Trước Công nguyên mà người Việt có mặt ở Việt Nam từ 70.000 năm trước. “Đồng bào”- cùng một bọc - là chữ chính xác nhất và hay nhất để nói về dân cư Việt Nam: Trên đất Việt, chỉ duy nhất chủng người Việt Mongoloid phương Nam với nhiều sắc tộc khác nhau.[4] Cũng từ chứng cứ không thể phản bác, khoa học chứng minh rằng, phần chủ thể của dân cư Trung Hoa là người Việt. Do vậy, tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Từ những phát hiện khảo cổ học về ký tự ở văn hóa Giả Hồ, Bán Pha, Lương Chử, nhất là phù tự Cảm Tang cuối năm 2011 cùng chữ viết của 340.000 người thiểu số tộc Thủy Quảng Tây và từ chính chữ Trung Hoa cho thấy, người Việt là chủ thể sáng tạo của Giáp cốt văn. Không chỉ vậy, những thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Dịch, kinh Thi… cũng là sản phẩm của tộc Việt.[5] Từ những khám phá mới về lịch sử phương Đông nhìn vào hai cuốn sách của K.W.Taylor ta thấy: The Birth of Vietnam tuy không có bổ sung hay diễn giải mới về sử Việt nhưng là việc làm lương thiện vì có công chuyển ngữ cuốn sử Việt Nam sang tiếng Anh. Trong khi đó A Hystory of the Vietnamese là một sự xuyên tạc thô bạo lịch sử Việt Nam, tạo ra một lịch sử giả tưởng theo chủ quan người viết. Jared Diamond, nhà nhân học hàng đầu nước Mỹ có câu nói đáng suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Tất cả những gì liên quan tới con người mà không được di truyền học kiểm định đều không đáng tin.” Khi viết sử Việt Nam, ông K.W. Taylor chưa thể tiếp cận những tài liệu di truyền học là điều có thể hiểu được vì lúc đó những tài liệu như vậy chưa có. Nhưng việc không biết tới những phát hiện khảo cổ học của Solheim II [6], sách Eden in the East [7] … là điều không thể chấp nhận! Sứ mạng sử gia là đem lại chân lý cho lịch sử. Với cuốn sách sai lạc như vậy, ông không những không góp được gì mà trái lại, làm rối loạn học thuật. Một câu hỏi cũng cần được đặt ra: vì sao K.W.Taylor được ủng hộ không chỉ ở nước Mỹ mà ngay cả ở Việt Nam? Ở Mỹ, câu chuyện khá đơn giản. Khi giới sử gia già như Wolter khuất bóng thì với The Birth of Vietnam, K.W.Taylor được ngộ nhận trở thành thống soái môn Việt học nước Mỹ. Không ít đệ tử trẻ tuổi cùng xu hướng tư tưởng như ông. Và cũng có sự thực là, chính những lời tán dương của học giả Việt Nam góp phần không nhỏ chắp cánh cho “uy tín” của “nhà Việt học hàng đầu”! Xin dẫn một thí dụ. Đầu năm 2005, sau khi khai quật di chỉ Mán Bạc ở Ninh Bình, Tiến sĩ Marc Oxenham tuyên bố: “Người từ Trung Quốc mang nông nghiệp tới Việt nam.” Bị giới làm sử Việt Nam phản đối, vị học giả của Đại học Canberra phải lên tiếng cải chính. Hẳn sau này ông sẽ viết lách thận trọng hơn. Nhưng với Taylor thì khác. Trong khi cố tình lờ đi, coi như không biết tới bài Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào? Một bài viết với giọng hằn học xúc phạm dân tộc Việt cùng cuộc chiến tranh giải phóng thì người ta dịch rồi in trên tạp chí Xưa&Nay, bài Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 19, một bài viết xuyên tạc trắng trợn lịch sử Việt Nam Trung đại! Nếu các nhà chép sử Việt Nam lên tiếng phản bác một quan điểm như vậy, chắc tình hình sẽ khác đi! Còn ở Việt Nam, câu trả lời cũng không khó. Do bị hàng ngàn năm chiếm đóng nên lịch sử Việt Nam là những trang vô cùng mong manh với rất nhiều nghi vấn. Vì vậy, từ lâu, người Việt không hài lòng với cuốn sử của mình. Nhu cầu chỉnh sửa là mong ước tự thân. Truyền thuyết một bọc trăm trứng từng được coi là ma trâu thần rắn, nay có người thấy cần thay bằng cái gì đó “biện chứng” hơn, “duy vật” hơn. Và những điều khác nữa… Tuy nhiên, vì lo sợ cho sự an toàn của bản thân, họ đã im lặng. Trong hai năm 1993-1994 sang Việt Nam nghiên cứu trở lại, Taylor là cơ hội bằng vàng để đồng nghiệp Việt Nam chia sẻ với ông tâm tư của họ. Kết quả là một số ý tưởng của học giả Việt Nam chuyển sang cho Taylor để rồi được phát biểu trên đất Mỹ. Cố nhiên, người ta chỉ chờ có thế để tung hô như một sự “phát hiện, sáng tạo”! Ông Nguyên Ngọc đã đánh giá rất đúng: “và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy.” Đúng là sự “gắn bó” một đồng một cốt! Những lời như thế không thể là tự có của một nhà văn mà nó tới tai ông từ những “sử gia”. Hãy nghe Giáo sư Lê Văn Lan trong Lời giới thiệu cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường của Tạ Đức: “Tuy nhiên thật mừng là khá lâu rồi, bây giờ mới thấy có người đủ sức, đặc biệt là đủ gan để làm những chuyện này. Cái gan đầu tiên, chính là việc không những chê, mà còn gỡ bỏ, điều mà tác giả gọi là “vòng kim cô” của những học thuyết một thời chính thống về sự phát triển bản địa tuyệt đối (liên quan đến các vấn đề tự lực tự cường, độc lập tự chủ…) của dân tộc, về sự coi nhẹ, thậm chí phủ nhận, các tác động và ảnh hưởng quyết định ngoại lai, đặc biệt là các cuộc và kiểu thiên di (liên quan đến sự nghiệp chống ngoại xâm, chống can thiệp từ bên ngoài…) của lịch sử”. “Nhưng rồi qua từng trang, từng mục, đọc rất hấp dẫn, thấy tác giả, khi nói ra những điều này, là nói với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử; và nhất là cái hệ thống mà Tạ Đức xây dựng nên ở đây, là sản phẩm của một qúa trình tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tổng hợp, công phu, rộng lớn và có phương pháp; đồng thời thăng (cân) bằng rành rẽ trên nền của bước phát triển khoa học và công nghệ thông tin hiện đại.” Xu hướng đòi viết lại lịch sử Việt Nam là có thực. Nhưng một nguyên nhân quan trọng là nhà chép sử của chúng ta, do tri thức lịch sử hạn hẹp, lại thiếu một bản lĩnh văn hóa nên không thấu hiểu bản chất của một dân tộc có lịch sử lâu dài, thống nhất. Họ trông gà hóa cuốc rồi phủ định giá trị sâu bền nhất của lịch sử dân tộc. Do những áp lực nội tại, họ không dám nói thẳng suy nghĩ của mình nhưng đã truyền cho những người như Taylor. Với thói quen nô lệ vọng ngoại, người ta nống một cậu học trò làm thầy, đem đặt lên bệ thờ để mượn tay thầy đập phá bát hương trong ngôi đền thiêng dân tộc! Tác hại nhỡn tiền là sinh ra đám con nhang đệ tử trẻ người non dạ, ăn theo nói leo kiểu Tiến sĩ Trần Trọng Dương cùng luận thuyết “Kinh Dương Vương là sản phẩm của văn hóa Tàu”! Điều xót xa là, trong khi cay độc vùi dập dân tộc Việt thì ông K.W.Taylor không ngờ rằng, 40.000 năm trước, có một dòng con cháu người Việt từ Đông Á qua Trung Á tới Nam Âu. Tại đây, họ lai giống với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da sậm màu, là tổ tiên của người châu Âu hiện đại. Vì vậy, trong dòng máu Anglo Saxon của ông Taylor, chắc là có một phần máu Việt. Ngay cả những tếng mẹ đẻ của ông như Water, sand, people… cũng là từ gốc Việt: nước, sạn, bầu bí! Sau này, nếu con cháu ông có tâm và hiểu biết, hẳn sẽ hành hương về Việt Nam, tới Núi Đọ bái kính nơi phát tích của tổ tiên! Cuốn sách của Taylor in năm 2003 nay đã lạc hậu, không nói làm gì. Chỉ nực cười là, cho tới năm 2015 này, thông tin về cội nguồn đích thực của tộc Việt tràn trên mạng thì xảy ra chuyện, tại một nơi rất sang trọng, có những người rất quan trọng, làm cái việc rất long trọng là trao vương miện cho cái xác chết! III. Kết luận Suốt thế kỷ XX, bằng tất cả những phương cách sáng tạo được như khảo cổ học, cổ nhân học, văn hóa học, ngôn ngữ so sánh… khoa học cũng không thể giải quyết vấn đề căn cốt nhất: Tổ tiên người Việt là ai? Từ đâu ra? Trải quá trình lịch sử như thế nào để có diện mạo như hôm nay? Vì vậy, cuốn sử Việt Nam có nhiều bất cập. Viết lại lịch sử là nhu cầu bức thiết. Từ thập niên 1970 xuất hiện những nhà duy sử với ý tưởng xóa bỏ truyền thuyết huyền thoại để xác lập một lịch sử duy vật như bản thân nó có, dựa vào cổ thư Trung Hoa cùng những tài liệu khảo cổ thời Đông Sơn. Là người nắm bắt ý hướng này, K.W. Taylor đã đẩy tới cực đoan, biến tác phẩm của mình trở thành tài liệu không chỉ xuyên tạc, bóp méo lịch sử Việt Nam mà còn xúc phạm dân tộc Việt. Có những người ủng hộ “sử gia” này. Nhưng theo tôi, đại đa số người dân Việt Nam không đồng tình. Dù không giải thích được nhưng trong tâm cảm, người Việt vẫn ngưỡng vọng về Kinh Dương Vương, về Lạc Long Quân, về nơi phát tích của tổ tiên Núi Thái Sông Nguồn… Những khám phá của công nghệ di truyền thập niên đầu thế kỷ chứng tỏ niềm tin nguyên sơ dai dẳng của người Việt là đúng. Và cuốn sử Việt Nam đang được viết lại. Nhưng không phải như K.W.Taylor và môn đồ của ông tưởng tượng. Không chỉ là lịch sử 4000 năm mà tộc Việt có tới 70.000 năm sống, sinh ra toàn bộ dân cư châu Á và sáng tạo nền văn hóa phương Đông rực rỡ. Sài Gòn, 6. 2015 ============================ Tài liệu tham khảo: 1 Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN, H. 1983) 2. J.Y. Chu et al: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 N. 95 tr. 11763-11768. 3. S.W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. (Genetic 1992 N.130 Tr.139-45) 4. Hà Văn Thùy. Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. http://www.amazon.com/Tien-Trinh-Lich-Vietnamese-Edition/dp/1502407043/ref=pd_sim_b_1?ie=UTF8&refRID=0166EHCRB7JE84435N41 5. Hà Văn Thùy. Viết lại lịch sử Trung Hoa http://www.amazon.com/Viet-Lai-Lich-Trung-Vietnamese/dp/1500462675/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1407022568&sr=1-1&keywords=ha+van+thuy 6. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 N.3 Mar. 1971. 7. Stephen Oppenheimer. Eden in the East : the Drowned Continent of Southeast Asia - Phoenix London 19981 like
-
Ngẫm Nghĩ
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cũng thường thôi. Ngày xưa nữ hoàng Ai Cập Cleopatra bỏ viên ngọc trai thất bảo trị giá hàng trăm cây vàng vào dấm cho tan ra và pha với rượu, làm cái "ực" xong cả trăm cây vàng. Hàn Tín ngày xưa còn đem cả ngàn lạng vàng quăng xuống sông để đền nghĩa cho người giặt lụa bên sông. U Vương thưởng 1000 lạng vàng cho ai làm được cho Bao Tự cười (Gặp lão Gàn chỉ lấy 100 lượng. Bảo đảm Bao Tự cười như điên.Hì)...Như vậy mới gọi là chịu chơi đi vào lịch sử. Còn mấy vị này chỉ được đăng báo coi chơi thì chán bỏ mẹ. Thúy Kiều ngày xưa bán mình còn được 400 lượng. Bi wờ hoa hậu bán có vài ngàn dollar. Vậy mà mấy đại gia cũng gọi là chơi. Vớ vẩn.1 like -
Phát hiện "kim tự tháp" xuất hiện trong video sao Hỏa của NASA Mai Nguyen (Vietnam+) lúc : 23/06/15 12:13 Kim tự tháp Ai Cập xuất hiện trong video của NASA. (Nguồn: NASA) Những nhà nghiên cứu người ngoài hành tinh nghiệp dư khẳng định đã phát hiện ra một cấu trúc giống hệt kim tự tháp Ai Cập trong những bức hình chính thức về sao Hỏa được NASA công bố, làm dấy lên những giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn minh trên hành tinh Đỏ. Kênh video ParanomalCrucible trên YouTube, chuyên chủ đề tìm kiếm những dạng sống ngoài hành tinh đã sử dụng một đoạn video do Curiosity - tàu thám hiểm sao Hỏa không người lái của NASA ghi lại làm căn cứ cho phát hiện gây chấn động nói trên. “Kim tự tháp” trong hình được cho là chỉ nhỏ cỡ một chiếc ôtô. “Kim tự tháp” trong hình được cho là chỉ nhỏ cỡ một chiếc ô tô, nhưng những người theo thuyết âm mưu hoàn toàn tin tưởng rằng đây là một chỉ dấu cho thấy có những sinh vật sống thông minh đã, hoặc vẫn đang trú ngụ trên Sao Hỏa. Khẳng định này đã kéo theo nhiều giả thuyết phong phú, từ đây chỉ là phần đỉnh của một công trình lớn hơn rất nhiều đang bị chôn vùi dưới đất, đến đây là một bia đá hay bia mộ. Trong khi đó, những người thực tế hơn thì cho rằng “kim tự tháp” chỉ là một mỏm đá ngẫu nhiên có hình dạng tương tự. ParanormalCrucible khẳng định vật thể họ phát hiện có thiết kế và hình dạng “gần như hoàn hảo”, và rất có thể là “sản phẩm của một dạng sống bậc cao và chắc chắn không phải là một trò lừa của ánh sáng và bóng tối.” Tuy nhiên không phải mọi khán giả theo dõi kênh đều cảm thấy thuyết phục, và cho rằng vật thể này được tạo ra nhờ sự hình thành đất đá do gió chuyển động trên bề mặt hành tinh. “Kim tự tháp” là phát hiện mới nhất trong chuỗi các phát hiện về “nền văn minh ngoài hành tinh” tìm thấy trong các hình ảnh về Sao Hỏa của NASA. Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu nghiệp dư cũng khẳng định đã tìm thấy những cây cột, tàn tích, những khuôn mặt được tạc trên đá hay thậm chí là cả một con nhân sư. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng các “phát hiện” này là “ảo giác khuôn mặt” (pareidolia) – một hiện tượng thần kinh học xuất hiện khi thị giác bị não đánh lừa và nhìn thấy những khuôn mặt, hình thú vật hay những vật thể xác định khác trên đá, trên tường hay những đám mây. ========================= Có hai vấn đề được đặt ra ở đây: 1/ Như các nhà khoa học trong bài báo nói trên, đã nhận xét: Với luận điểm này thì không có gì để bàn. Mọi việc sẽ sáng tỏ khi con tàu Curiosity đến gần và xác định nó. 2/ Đây đúng là phần đỉnh của một Kim Tự Tháp thật sự và là sản phẩm của một vật thể được tạo nên bởi trí thông minh sinh vật cao cấp nào đó. Trong trường hợp giả thuyết này đúng thì tôi giải thích rằng: Nó chính là sản phẩm của một nền văn minh kỳ vĩ đã tồn tại trên địa cầu và có trước nền văn minh của chúng ta. Họ đã đem đỉnh Kim Tự Tháp lên đây để lưu giữ những thành tựu của nền văn minh, trước khi nó bị hủy diệt. Có những hiện tượng gần gũi để xác định vấn đề này: */ Ý tưởng lưu giữ lại những tri thưc của nền văn minh trong vũ trụ thì ngay nền văn minh hiện nay cũng đã được các nhà khoa học Châu Ấu tiến hành. */ Đỉnh Kim Tự Tháp chính là phần bí ẩn nhất của Kim Tự Tháp. Các truyền thuyết của người Ai Cập cũng đã nói tới điều này và còn thể hiện ở tờ Dollar của Hoa Kỳ. */ Những gía trị tri thức của thuyết ADNh - nhân danh nền văn hiến Việt - là những tri thức vượt xa tất cả những tri thức mũi nhọn của nền văn minh hiện nay. Cho nên nó không thể nào xuất hiện vào thời đồ đá từ hơn 6000 năm trước. Mà nó phải thuộc về một nền văn minh có trước nền văn minh hiện nay. Và phần đỉnh Kim Tự Tháp này phải thuộc về nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên trái Đất và đã bị hủy diệt này. Tất cả các Kim Tự Tháp phát hiện trên trái Đất đều có niên đại từ thời rất xa xưa. Sự thống nhất về nền tảng tri thức xây dựng nên KTT, cho thấy sự có mặt của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại (Cùng với dấu ấn của đồ hình Âm Dương Lạc Việt). Cho nên: Không thể có sự sống ngoài trái Đất. Dù cho bất cứ một trong hai vấn đề được đặt ra được coi là đúng.1 like
-
Tốn công toi! Chủ yếu chất vấn nhau để thể hiện là chính. Chả được việc gì. Tốn tiền thuế của nhân dân. Rồi xem. ======================= CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI ======================= Rất tiếc, ngài cựu Thủ Tướng Úc đã phát biểu rất xác đáng - đại ý: "Không thể có một cơ chế quyền lực để có thể thỏa mãn cho sự hợp tác hai nước Mỹ Trung, cùng chỉ phối thế giới, trong một thế giới hội nhập". Ngài cựu Thủ Tướng Úc đã phát biểu đúng với nền tảng tri thức của nền văn minh nhân loại hiện này. Chỉ có một lý thuyết thống nhất vũ trụ - một tập hợp tri thức lớn hơn mới có thể thỏa mãn điều này. Thật không may, chưa ai biết đến điều đó, vì nó chỉ giới hạn trong ngộn ngữ Việt và trong một phạm vi hạn chế liên quan đến trang web này. Ngay bây giờ, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được công nhận, sau khi tôi gõ hàng chữ này thì cũng đã muộn rồi. Vì nó cần thời gian để lan tỏa. Phải chi từ năm ngoái thì mọi chuyện đã khác đi.1 like
-
“Nga là đồng minh sống còn của Mỹ để bình ổn thế giới” Thứ Ba, 23/06/2015 - 14:20 Dân trí Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong cuộc họp tại Berlin, Đức ngày 22/6 vừa qua. >> Mỹ tiếp tục tuyên bố đóng góp cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO Mỹ nhấn mạnh vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế. (Ảnh: Spunik News) Theo Spunik, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm châu Âu dài ngày. Trong cuộc họp đầu tiên tại Berlin (Đức), ông khẳng định chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Nga nếu Mátxcơva có thiện chí. Hai bên sẽ hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng như đàm phám nhóm P5+1 về hạt nhân Iran, chống phổ biển vũ khí hạt nhân và chống khủng bố. Ông Carter cũng nhấn mạnh rằng Mỹ chờ đợi Nga trở thành một đồng minh đáng để tôn trọng, luôn hướng về phía trước, đồng thời không cô lập hay tự đi lùi lại so với lịch sử... Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Mỹ mang tính sống còn đối với sự ổn định của thế giới. “Quan hệ hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Chúng tôi và Nga đã cùng làm điều đó, hãy để tôi nhấn mạnh rằng Mỹ đã cùng hợp tác với Nga, chứ không phải chống lại Nga”, ông Carter có những lời nhận xét được cho là rất mang tính xây dựng. Sau chuyến thăm đầu tiên tới Đức, Đoàn ngoại giao Mỹ sẽ có chuyến thăm Trung tâm hợp tác phòng thủ không gian mạng của NATO (NCCDCE) tại Estonia và cuộc họp thường kỳ với các bộ trưởng Quốc phòng trong khối NATO. Phong Vân Theo Sputnik News =============== Thế có phải tốt không. Đi song xa với Hoa Kỳ, chứ có phải ngồi nhờ xe qúa giang như Tàu để bị đuổi đâu!1 like
-
Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên (Tin tức thời sự) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp trợ lý Bộ trưởng QP Mỹ Tướng Vịnh: VN cử sĩ quan tham mưu gìn giữ hòa bình Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn. Việt Nam không đứng về bên nào Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: "Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi". Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta. "Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại. Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình", ông nhấn mạnh. Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng. "Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên. Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội. Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế", tướng Vịnh phân tích. Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác. "Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này", ông nói. (Lược theo Dân trí) ================ Ông Vịnh nói đúng. Ít nhất trong lúc này. Lão Gàn cũng có luận điểm như vậy (Ngay trong topic này). Còn sau này tùy cơ ứng biến. Ngày xưa, trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Ngài Hồ Chí Minh có dặn Ngài Huỳnh Thúc Kháng: "Lấy bất biến, ứng vạn biến". PS: Chiến tranh sẽ xảy ra ngay bây giờ nếu Việt Nam đứng hẳn về một phe nào đó. Lúc này vị thế nước Việt rất quan trọng. Nếu lợi dụng được thời cơ này thì Việt Nam ít nhất cũng có thể lên giọng kẻ cả, xoa đầu những siêu cường khen giỏi. Đời lắm lúc éo le thế. Hì.1 like
-
Chiến lược thực sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương (Quan hệ quốc tế) - Bộ trưởng quốc phòng mới của Mỹ Ashton Carter vừa kết thúc chuyến công du 10 ngày tới các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APAC). Lấp lửng với Mỹ, Philippines quyết cùng Nhật đấu Trung Quốc 1. Tầm quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với Mỹ qua tuyên bố của các quan chức Mỹ Bộ trưởng quốc phòng mới của Mỹ Ashton Carter vừa kết thúc chuyến công du 10 ngày tới các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APAC). Chuyến công du này để tham gia Diễn đàn quốc tế thường niên về an ninh tại APAC và trao đổi về nội dung các thỏa thuận hợp tác quân sự với các nước hàng đầu trong khu vực. Ngày 28/5, ông khẳng định quyết tâm của Nhà Trắng xây dựng một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực, hỗ trợ các nước trên giải quyết những vấn đề của họ và đảm bảo sự ổn định và an ninh trên lãnh thổ các nước đó. Trong buổi nói chuyện tại Trường Đại học Stanford mới đây, khi trả lời câu hỏi của cử tọa về tầm quan trọng của APAC với nước Mỹ, A.Carter nhấn mạnh: “Một phần lớn tương lai của đất nước chúng ta (Mỹ) sẽ gắn chặt với khu vực đó”. Ông cũng cho biết là Washington hoan nghênh sự tăng trưởng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng Mỹ “cần phải duy trì sự hiện diện quân sự ở APAC, bởi vì nó (sự hiện diện đó) tạo ra sự vững tin cho nhiều nước trong khu vực”. Ông đồng thời nhấn mạnh rằng Tổ chức kinh tế quốc tế đang được thành lập – Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP) là một phần trong chiến lược đó của Mỹ và rất có lợi của các nước tham gia (TPP). Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói: “Có tới 1/2 dân số toàn cầu và gần 50% nền kinh tế thế giới tập trung tại APAC. Vì những lý do đó, khu vực này có một ý nghĩa hàng đầu đối với tương lai của Mỹ và của toàn thế giới”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Diễn đàn Shang ri la. 2. Các ưu tiên chiến lược của Mỹ tại APAC Nhà Trắng đã chính thức xác nhận tầm quan trọng đặc biệt của APAC đối với các lợi ích quốc gia và an ninh của Mỹ từ tháng 1/2012 trong văn kiện “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ". Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI (Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense) và một số văn kiện khác như “Chiến lược an ninh quốc gia” ( 2/2015), “Chiến lược hợp tác Hải quân thế kỷ XXI” (3/2015). Sau đây là một số nét chính liên quan đến khu vực. Quân số của Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ được cắt giảm. Nhưng các Bộ tư lệnh thống nhất vẫn sẽ có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao và sẽ được trang bị những loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất. Các đơn vị (các cấp tổ chức khác nhau- từ cấp trung đội trở lên- nhưng sau đây sẽ gọi chung là các đơn vị) sẽ do những sỹ quan nhà nghề, có kinh nghiệm tác chiến thực tế chỉ huy và họ sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn. Các đơn vị của Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ đóng quân trên các khu vực khác nhau trên thế giới mà trước hết sẽ là tại APAC và Trung Cận Đông. Ngoài ra, các đơn vị Quân đội Mỹ sẽ thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các nước Châu Âu và tham gia các chiến dịch quốc tế theo các cam kết của Mỹ. Những lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ có mối quan hệ không thể tách rời với các quốc gia nằm trên đường vòng cung kéo dài từ phần phía Tây Thái Bình Dương và Đông Á đến Ấn Độ Dương và Nam Á. Đây là khu vực có nhiều khả năng kinh tế thuận lợi đối với Mỹ, nhưng việc hiện thực hóa các khả năng đó gặp khó khăn do một số vấn đề nảy sinh. Chính vì vậy mà Các lực lượng vũ trang Mỹ, trong khi tiếp tục giải quyết các nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở quy mô toàn cầu, cần phải ưu tiên chuyển định hướng sang các nước APAC. Mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác chủ chốt tại APAC có ý nghĩa quyết định đối với đảm bảo sự ổn định và phát trển bền vững của các nước tại khu vực trong tương lai . Washington sẽ dành sự quan tâm đặc biệt để thành lập các liên minh quân sự với những nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh tại khu vực. Mỹ mở rộng lĩnh vực hợp tác với các đối tác mới tại APAC nhằm xây dựng một tiềm lực quân sự tập thể và tăng cường các khả năng bảo vệ các lợi ích chung . Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ nhằm đảm bảo khả năng của quốc gia này giữ vai trò là đầu tàu kinh tế và là nhân tố đảm bảo an ninh trong Khu vực Ấn Độ Dương. Mỹ sẽ phối hợp hiệu quả với các đồng minh và các quốc gia khác nhau trong khu vực để tạo mọi điều kiện cần thiết duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ sẽ tiếp tục kiềm chế Bắc Triều Tiên và bảo vệ các quốc gia láng giềng của Bắc Triều Tiên trước các hành động khiêu khích của nước này. Mỹ sẽ bảo vệ hòa bình, ổn định, tự do lưu thông hàng hóa và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực phát triển năng động này bằng sự hiện diện của các đơn vị Quân đội Mỹ tại APAC. Khả năng Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực trong tương lai dài hạn có thể có những tác động khác nhau đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ. Cả hai nước đều cần hòa bình và an ninh ở Đông Á và vì thế mà cả Washington lẫn Bắc Kinh đều quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, Mỹ nhấn mạnh là Trung Quốc – cùng với việc tăng cường sức mạnh quân sự, phải công khai minh bạch về các ý đồ chiến lược để loại trừ tối đa khả năng xảy ra các cuộc xung đột giữa (Trung Quốc) với các nước trong khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư các khoản tài chính cần thiết cho các chương trình và dự án phát triển tại APAC để duy trì khả năng tiếp cận khu vực và tự do hành động phù hợp với các cam kết của Mỹ và các chuẩn mực của Luật pháp quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để thiết lập tại APAC một trật tự trên cơ sở các chuẩn mực luật pháp quốc tế. Một trật tự như vậy sẽ tạo ra nền tảng vững chắc đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển hòa bình của các nước APAC, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của các nước đó cũng như tăng cường sự hợp tác quân sự một cách xây dựng và hiệu quả với Mỹ. Mỹ cần phải giữ vai trò lãnh đạo của mình đối với thế giới. Đây là điều kiện tiên quyết để duy trì trật tự thế giới được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, bảo vệ hòa bình trên trái đất, đảm bảo sự phát triển phồn vinh của các dân tộc sống trên hành tinh và bảo vệ những quyền hợp pháp của các dân tộc đó. Vai trò lãnh đạo của Mỹ được đảm bảo bằng thực tiễn hành động của Mỹ trong tất cả mọi hướng của chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, Mỹ không nhất thiết phải áp đặt trình tự phát triển sự kiện trên thế giới. Mặc dù Mỹ là một quốc gia mạnh và sẽ vẫn là một quốc gia mạnh trong tương lai, ảnh hưởng và nguồn lực của Mỹ cũng có giới hạn. Tuy nhiên, Mỹ đã, đang và sẽ thực hiện nhất quán các cam kết của mình trước các đồng minh, đối tác và sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề phát sinh bằng biện pháp hòa bình. Mỹ khẳng định là Mỹ có đủ khả năng kiềm chế hoặc tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào đe dọa an ninh của Mỹ và các đồng minh. Nhưng Washington sẵn sàng cùng với các nước khác đảm bảo an ninh và sự phồn vinh của hành tinh chỉ bằng các biện pháp hòa bình. Mỹ dự định hợp tác với tất cả các nước, kể cả trong trường hợp Mỹ cạnh tranh với các nước đó trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác. Mỹ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các chuẩn mực quốc tế hiện hành, cũng như xây dựng các nguyên tắc mới làm nền tảng cho việc thực hiện các kế hoạch cả hợp tác lẫn cạnh tranh của Mỹ. Mỹ cho rằng hệ thống trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai dưới sự bảo trợ của Mỹ sẽ tiếp tục phục vụ có hiệu quả cho các lợi ích bên trong và bên ngoài của Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung. Các nhân tố chủ chất tạo nên sức mạnh Mỹ là sự thống nhất giữa giới lãnh đạo với dân chúng (Mỹ) và lòng tin rằng vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ hiện nay, cũng như trong quá khứ là điều kiện không thể thiếu được của một sự phát triển ổn định của thế giới. Nhà Trắng đã và sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác với rất nhiều quốc gia theo đuổi con đường phát triển dân chủ và có những lợi ích chung với Mỹ. Nhà Trắng cũng dự định tiếp tục ủng hộ tiến trình thành lập các định chế khu vực có hiệu quả nếu chúng tác động tích cực tới việc hình thành một trật tự thế giới chung. Trong 5 năm tới sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia (Mỹ) ở ngoài Châu Mỹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào các cơ cấu kinh tế và các cơ cấu khác nằm trên lãnh thổ Châu Á. Tuy nhiên, tại khu vực này, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực đang ngày càng gia tăng, và những căng thẳng đó có thể dẫn tới xung đột vũ trang. Mỹ thực hiện chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ với các nước Châu Á trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, cũng như củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực quốc phòng và tăng cường sự hiện diện tại khu vực APAC. Hiện nay Mỹ đang tái cấu trúc mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc và Philippin và củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước đó để họ có thể tự đối đầu với các mối đe dọa khu vực và toàn cầu. Mỹ sẽ làm mọi cách để gia tăng ảnh hưởng của các định chế quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Summit các nước Đông Á (EAS) và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Mỹ sẽ giúp các nước trong khu vực xây dựng một nền kinh tế mở và minh bạch. Mỹ sẽ tiếp tục củng cố an ninh của các nước APAC, thúc đẩy phát triển dân chủ và hợp tác đa phương trong khu vực. Phát triển mối quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trước hết là Việt Nam, Indonexia và Malaixia là phương hướng chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới. Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ xây dựng với Trung Quốc – một mối quan hệ đáp ứng được lợi ích của các bên. Tuy nhiên, Mỹ không loại trừ khả năng xuất hiện các tình huống xung đột. Trong trường hợp đó Mỹ sẽ hành động, sử dụng sức mạnh để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ tất cả các chuẩn mực Luật pháp quốc tế trong những lĩnh vực khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn cho các tuyến giao thông hàng hải cho đến tuân thủ quyền con người. Nhà Trắng sẽ thường xuyên tìm cách loại trừ mọi sự hiểu lầm và tính toán sai trong quan hệ giữa hai bên. Mỹ cũng sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để loại trừ khả năng tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc. Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế với Ấn Độ trong các lĩnh vực như an ninh, năng lượng và bảo vệ môi trường. Mỹ ủng hộ lập trường của Dehli cho rằng Ấn Độ cần tăng cường sự hiện diện của mình trong các tổ chức quốc tế chủ chốt. Một trong những phương châm chiến lược của Nhà Trắng là tác động để cải thiện mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực, đấu tranh chống khủng bố và hội nhập kinh tế của các nước APAC. 3. Công cụ thực hiện chiến lược “Châu Á- Thái Bình Dương” Hiện nay, APAC do Bộ Tư lệnh thống nhất Các lực lượng vũ trang Mỹ khu vực Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command – USPACOM) chịu trách nhiệm. USPACOM đảm bảo an ninh và bảo vệ các lợi ích của Mỹ trong không gian trên biển và trên đất liền ở APAC. Mỹ đã đầu tư rất mạnh để các đơn vị đồn trú tại đây luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cần thiết và sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù tiềm năng. Khu vực chịu trách nhiệm của USPACOM không chỉ có vùng biển Thái Bình Dương, mà còn cả Alaska, một số khu vực Bắc Cực, các khu vực ven bờ Châu Á Nam Ấn Độ Dương. Tại khu vực do USPACOM chịu trách nhiệm có 36 quốc gia với dân số chiếm hơn 50% dân số thế giới . Đây là một khu vực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Phần lớn các tuyến giao thông hàng hải đi qua khu vực này với 9/10 các cảng biển quan trọng nhất thế giới. Đây cũng là một trong những khu vực “quân sự hóa” nhất. Ngoài ra, cũng tại đây có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo Nhà Trắng thì Hải quân Mỹ cần phải kiểm soát các tuyến giao thông hàng hải chủ yếu tại khu vực này. Trong biên chế của USPACOM có các lực lượng của Lục quân, Hải quân, Không quân, Quân đoàn lính thủy đánh bộ và Lực lượng các chiến dịch đặc biệt ( Đặc nhiệm). Tại APAC có các đơn vị của Sư đoàn bộ binh số 25 gồm 2 lữ đoàn đóng quân tại Hawai và 02 lữ đoàn đóng quân tại Alaska và nhiều phân đội (đơn vị) khác đóng quân tại Hawai và Nhật Bản. Lục quân (trong biên chế của USPACOM) chịu trách nhiệm toàn bộ khu vực kéo dài từ Nhật Bản và Nam Triều tiên đến Alaska và Hawai với tổng quân số 106.000 người, hơn 300 máy bay của Không quân Lục quân, 05 cụm tàu chiến và tàu bảo đảm phối thuộc. Các đơn vị Không quân trong biên chế của USPACOM có chức năng tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng ngự tại APAC. Lực lượng này (Không quân) có tập đoàn quân không quân số 5 (đóng tại Nhật Bản), số 7 (Hàn Quốc), số 11 (Alaska) và số 13 (Hawai). Tổng quân số quân nhân và nhân viên kỹ thuật là gần 29.000 và có hơn 300 máy bay. Trực tiếp chỉ huy các lực lượng này là Bộ Tư lệnh Không quân tại Khu vực Thái Bình Dương (Pacific Air Force). Hiện nay, thành phần Hải quân của USPACOM có các hạm đội số 3, số 5 và số 7. Khu vực chịu trách nhiệm của Hạm đội 3 là vùng biển từ bờ Tây nước Mỹ đến đường kinh tuyến đổi ngày quốc tế (đi gần kinh tuyến 180). Hạm đội này cũng chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho vùng biển ven bờ Alaska và một số khu vực ở Bắc Cực. Hạm đội 5 trực chiến trên khu vực Vịnh Pecxich và phần phía Tây Ấn Độ dương. Căn cứ đóng quân chủ yếu là cảng Manama của Baranh. Hạm đội 7 đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở APAC và duy trì sự ổn định tại khu vực. Đây là hạm đội chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương. Tổng cộng Hải quân trong USPACOM có 41 tàu ngầm, gần 200 tàu nổi và hơn 600 máy bay, bao gồm 6 cụm không quân tấn công và một cụm tàu đổ bộ. Tổng quân số là hơn 140.000 người. Tại APAC, Mỹ bố trí tới 2/3 lực lượng và phương tiện (vũ khí – trang bị kỹ thuật) của Quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ (gần 85.000 người), gồm 2 quân đoàn viễn chinh số 1 và số 3. Trong biên chế của mỗi quân đoàn viễn chinh có 01 sư đoàn , 01 không đoàn (không quân) và một cụm đảm bảo hậu cần. Tất cả các lực lượng trên đều trực thuộc USPACOM. Bộ Tham mưu Lính thủy đánh bộ tại APAC đóng quân tại Hawai, còn các cơ quan tham mưu của 2 quân đoàn trực thuộc – tại căn cứ Lager Pendleton ở California (Mỹ) và Okinawa (Nhật Bản). Theo số liệu của Bộ Hải quân Mỹ, có tổng cộng 360.000 binh sỹ và nhân viên dân sự Mỹ đang có mặt tại APAC. Phần lớn trong số đó là lực lượng của Hải quân và Quân đoàn lính thủy đánh bộ. Theo các kế hoạch chiến lược của Lầu Năm Góc thì đến năm 2020, hơn 60 % tàu chiến và máy bay của Hải quân và Không quân Mỹ sẽ được điều sang APAC. Tại khu vực này Mỹ sẽ bố trí các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, trong đó các cả các tàu biển phòng không, tàu ngầm các lớp khác nhau , máy bay trinh sát, giám sát cùng một loạt các hệ thống tác chiến hiện đại khác. Lầu Năm Góc cũng đã lên kế hoạch tăng cường các phân đội cho cho Lực lượng lính thủy đáng bộ ở APAC. 4. Lý do Mỹ ưu tiên APAC Có một số lý do để Nhà Trắng dành cho APAC những ưu tiên cao nhất trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh của Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, mối đe dọa đối với an ninh Mỹ (ở khu vực này) xuất phát từ các nhóm khủng bố trú chân tại khác khu vực không kiểm soát được trên lãnh thổ các nước Nam Á, vũ khí hạt nhân và tên lửa đang được chế tạo tại Bắc Triều Tiên và tiềm lực vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Với Trung Quốc, phần lớn các đơn vị được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất CSS-4 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 13.000 km đều nằm trong biên chế của Quân đoàn pháo binh số 2 PLA. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu các tên lửa phóng từ biển có thể mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa trên có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.700 km. Theo các nhà hoạch định chiến lược Mỹ thì Trung Quốc là mối quan ngại hàng đầu của nước này ở APAC. Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc với tốc độ như hiện nay, theo đánh giá của Lầu Năm Góc, là mối đe dọa khu vực chủ yếu và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn tại khu vực này. Trung Quốc đang tìm mọi cách để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có lợi cho mình. Theo số liệu của các chuyên gia Mỹ thì từ giữa thế kỷ XX, hơn một nửa các cuộc xung đột quân sự ở APAC đều có sự tham gia của Trung Quốc, 80 % trong số đó mới xảy ra trong hai thập kỷ gần đây. Tuy Lầu Năm Góc thường tuyên bố là sẽ làm mọi việc để Bắc Kinh giữ một vai trò “xây dựng” tại khu vực nhưng trên thực tế, rất nhiều các chuyên gia quốc tế Mỹ cho rằng Mỹ chỉ muốn Trung Quốc tham gia vào hệ thống an ninh đã được hình thành tại APAC và chỉ giải quyết những nhiệm vụ “dành riêng ” cho Trung Quốc. Lê Hùng ====================== Đây mới là "ngoáo ộp" thực sự. Thưa quý vị!1 like
-
CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI: Nhiều bất đồng chờ đối thoại Mỹ - Trung Thứ Hai, 22/06/2015 - 06:05 Washington khẳng định sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng với Bắc Kinh và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp. >> Thoả thuận quân sự Mỹ - Trung có lợi cho Washington >> Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) lần thứ 7 ở thủ đô Washington trong 2 ngày 23 và 24-6, các quan chức ngoại giao, tài chính 2 nước sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, trong đó ưu tiên tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 nước. Biển Đông và an ninh mạng Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của nước chủ nhà sẽ tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương của Trung Quốc trong ngày 22-6 trước khi các cuộc đối thoại chính thức khai mạc một ngày sau đó. Ngoài những mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, S&ED dự kiến ưu tiên thảo luận các bất đồng giữa 2 nước về an ninh mạng, thương mại và nhất là tình hình biển Đông. “Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp” - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định trước thềm đối thoại. Hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tranh cãi về yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông trong bối cảnh Washington nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay việc cải tạo đất phi pháp tại vùng biển này. Ông Russel khẳng định việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở biển Đông là đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực. “Không ai mong muốn xảy ra xung đột ở đây và không có lý do nào phải đẩy sự việc đi đến mức đó. Đó là lý do tại sao cuộc họp mấy ngày tới đây rất quan trọng” - hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói trước khi S&ED diễn ra. Ngoài chuyện biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung còn thêm căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào mình. Gần đây nhất, Trung Quốc bị nghi đứng sau vụ đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 14 triệu nhân viên liên bang đang làm việc cũng như nghỉ hưu của Mỹ. Bắc Kinh đã phủ nhận sự liên quan, đồng thời cho biết mình cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công mạng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: AP) Bắc Kinh dịu giọng Những tranh cãi về thương mại dự kiến cũng phủ bóng lên S&ED năm nay, như việc Trung Quốc ủng hộ thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và nỗi lo đồng nhân dân tệ bị định giá thấp của Washington. Ngoài ra, theo hãng tin AP, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại rào cản pháp lý tại Trung Quốc đang tăng bất chấp lời hứa thúc đẩy cải cách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nước còn gặp khó trong nỗ lực ký kết một hiệp định đầu tư song phương theo đuổi từ 2 năm trước. Giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều kết quả cụ thể đạt được tại S&ED lần thứ 7 nhưng vẫn đánh giá đây là diễn đàn quan trọng để Mỹ - Trung xử lý quan hệ song phương. Không những thế, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang nhận định S&ED năm nay được xem là bước chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào tháng 9-2015. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết đây là một cơ hội để “thúc đẩy tiến triển trong quá trình xây dựng mô hình mới về quan hệ giữa các nước lớn”. Nhân dịp này, giới truyền thông Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh đến những lợi ích chung trong nỗ lực giảm nhẹ bất đồng với Mỹ. “Sau nhiều tháng căng thẳng về vấn đề biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang dần trở nên yên ả hơn” - Nhật báo Trung Quốc ngày 20-6 nhận định. Tờ báo này dẫn lời giáo sư Vương Nghĩa Ngôi thuộc Trường ĐH Nhân dân nhận định: “Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc đối đầu Mỹ - Trung, chính vì thế sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải tiếp tục chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở biển Đông để thể hiện sức mạnh của mình cũng như duy trì cam kết với các đồng minh ở châu Á”. Theo Huệ Bình Người Lao động ======================= Hôm wa, lão Gàn xem thiên tượng thấy trời đầy mây đen kit (Ảnh hưởng của bão số I). Nhìn về phương Giáp, gió cuốn đùng đùng. Lão Gàn cảnh báo bộ sậu tham mưu của chính phủ Hoa Kỳ, rằng: Lão biết rằng có những quân sư quạt điện của các vị, đã đề nghị một chính sách bỏ lửng các nước ASEAN, mặc cho Trung Quốc gây sức ép và chỉ viện trợ cho họ chống Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nhảy vào với thời gian thích hợp. Lão cảnh báo rằng: Đây là một sách lược ngu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Hoa Kỳ muốn được các nước ASEAN ủng hộ thì phải đích thân đứng mũi chịu sào trong các vấn đề Tây Thái Bình Dương. Bởi vì họ không phải đối thủ của Trung Quốc. Chỉ cần Hoa Kỳ sai lầm một nước cờ thì - như lão Gàn cảnh báo nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế.1 like