-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/06/2015 in Bài viết
-
CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI: Nhiều bất đồng chờ đối thoại Mỹ - Trung Thứ Hai, 22/06/2015 - 06:05 Washington khẳng định sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng với Bắc Kinh và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp. >> Thoả thuận quân sự Mỹ - Trung có lợi cho Washington >> Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) lần thứ 7 ở thủ đô Washington trong 2 ngày 23 và 24-6, các quan chức ngoại giao, tài chính 2 nước sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, trong đó ưu tiên tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 nước. Biển Đông và an ninh mạng Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của nước chủ nhà sẽ tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương của Trung Quốc trong ngày 22-6 trước khi các cuộc đối thoại chính thức khai mạc một ngày sau đó. Ngoài những mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, S&ED dự kiến ưu tiên thảo luận các bất đồng giữa 2 nước về an ninh mạng, thương mại và nhất là tình hình biển Đông. “Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp” - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định trước thềm đối thoại. Hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tranh cãi về yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông trong bối cảnh Washington nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay việc cải tạo đất phi pháp tại vùng biển này. Ông Russel khẳng định việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở biển Đông là đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực. “Không ai mong muốn xảy ra xung đột ở đây và không có lý do nào phải đẩy sự việc đi đến mức đó. Đó là lý do tại sao cuộc họp mấy ngày tới đây rất quan trọng” - hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói trước khi S&ED diễn ra. Ngoài chuyện biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung còn thêm căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào mình. Gần đây nhất, Trung Quốc bị nghi đứng sau vụ đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 14 triệu nhân viên liên bang đang làm việc cũng như nghỉ hưu của Mỹ. Bắc Kinh đã phủ nhận sự liên quan, đồng thời cho biết mình cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công mạng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: AP) Bắc Kinh dịu giọng Những tranh cãi về thương mại dự kiến cũng phủ bóng lên S&ED năm nay, như việc Trung Quốc ủng hộ thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và nỗi lo đồng nhân dân tệ bị định giá thấp của Washington. Ngoài ra, theo hãng tin AP, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại rào cản pháp lý tại Trung Quốc đang tăng bất chấp lời hứa thúc đẩy cải cách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nước còn gặp khó trong nỗ lực ký kết một hiệp định đầu tư song phương theo đuổi từ 2 năm trước. Giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều kết quả cụ thể đạt được tại S&ED lần thứ 7 nhưng vẫn đánh giá đây là diễn đàn quan trọng để Mỹ - Trung xử lý quan hệ song phương. Không những thế, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang nhận định S&ED năm nay được xem là bước chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào tháng 9-2015. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết đây là một cơ hội để “thúc đẩy tiến triển trong quá trình xây dựng mô hình mới về quan hệ giữa các nước lớn”. Nhân dịp này, giới truyền thông Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh đến những lợi ích chung trong nỗ lực giảm nhẹ bất đồng với Mỹ. “Sau nhiều tháng căng thẳng về vấn đề biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang dần trở nên yên ả hơn” - Nhật báo Trung Quốc ngày 20-6 nhận định. Tờ báo này dẫn lời giáo sư Vương Nghĩa Ngôi thuộc Trường ĐH Nhân dân nhận định: “Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc đối đầu Mỹ - Trung, chính vì thế sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải tiếp tục chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở biển Đông để thể hiện sức mạnh của mình cũng như duy trì cam kết với các đồng minh ở châu Á”. Theo Huệ Bình Người Lao động ======================= Hôm wa, lão Gàn xem thiên tượng thấy trời đầy mây đen kit (Ảnh hưởng của bão số I). Nhìn về phương Giáp, gió cuốn đùng đùng. Lão Gàn cảnh báo bộ sậu tham mưu của chính phủ Hoa Kỳ, rằng: Lão biết rằng có những quân sư quạt điện của các vị, đã đề nghị một chính sách bỏ lửng các nước ASEAN, mặc cho Trung Quốc gây sức ép và chỉ viện trợ cho họ chống Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nhảy vào với thời gian thích hợp. Lão cảnh báo rằng: Đây là một sách lược ngu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Hoa Kỳ muốn được các nước ASEAN ủng hộ thì phải đích thân đứng mũi chịu sào trong các vấn đề Tây Thái Bình Dương. Bởi vì họ không phải đối thủ của Trung Quốc. Chỉ cần Hoa Kỳ sai lầm một nước cờ thì - như lão Gàn cảnh báo nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế.3 likes
-
Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên (Tin tức thời sự) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp trợ lý Bộ trưởng QP Mỹ Tướng Vịnh: VN cử sĩ quan tham mưu gìn giữ hòa bình Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn. Việt Nam không đứng về bên nào Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: "Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi". Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta. "Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại. Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình", ông nhấn mạnh. Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng. "Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên. Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội. Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế", tướng Vịnh phân tích. Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác. "Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này", ông nói. (Lược theo Dân trí) ================ Ông Vịnh nói đúng. Ít nhất trong lúc này. Lão Gàn cũng có luận điểm như vậy (Ngay trong topic này). Còn sau này tùy cơ ứng biến. Ngày xưa, trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Ngài Hồ Chí Minh có dặn Ngài Huỳnh Thúc Kháng: "Lấy bất biến, ứng vạn biến". PS: Chiến tranh sẽ xảy ra ngay bây giờ nếu Việt Nam đứng hẳn về một phe nào đó. Lúc này vị thế nước Việt rất quan trọng. Nếu lợi dụng được thời cơ này thì Việt Nam ít nhất cũng có thể lên giọng kẻ cả, xoa đầu những siêu cường khen giỏi. Đời lắm lúc éo le thế. Hì.1 like
-
ĐIỆN THỨ HAI: SỞ GIANG VƯƠNG Sở Giang Vương chủ quản dưới đáy biển, dưới ngầm đá hướng chánh nam một đại địa ngục. Địa ngục này ngang dọc tám ngàn ly. Ở dưới có xây mười sáu tiểu địa ngục: 1. Tiểu địa ngục Hách Vân Sa. 2. Tiểu địa ngục đất phân và nước tiểu. 3. Tiểu địa ngục ngũ chĩa. 4. Tiểu địa ngục đói ăn. 5 . Tiểu địa ngục đói khát. 6 . Tiểu địa ngục máu mủ. 7. Tiểu địa ngục búa đồng. 8 . Tiểu địa ngục đa búa đồng. 9 . Tiểu địa ngục vì thiết (mài cắt). 10. Tiểu địa ngục Bin (tên đất nước cổ xưa). 11. Tiểu địa ngục gà. 12. Tiểu địa ngục hồ sạm. 13. Tiểu địa ngục búa chém cuốc xẻng. 14. Tiểu địa ngục kiếm đâm. 15. Tiểu địa ngục chó sói. 16. Tiểu địa ngục hàn lạnh. Nếu như trên trần gian đã phạm vào những tội ác sau đây sẽ bị giam cầm trong các địa ngục này: 1. Lừa gạt thiếu niên nam nữ. 2. Gạt chiếm tài sản người khác. 3. Hủy hoại tổn thương mắt, tai và tay chân người khác. 4. Vì lợi ích riêng tư vô đạo đức giới thiệu y bác sĩ và thuốc thang trị bệnh không hiệu quả. 5 . Người hầu hạ, đã đủ tuổi trưởng thành, không cho người nhà chuộc lại, tạo cho họ không khôi phục tự do. 6. Trong lúc bàn luận chuyện hôn nhân hai gia đình, vì lợi ích tham tiền tài địa vị của đối phương, cố ý giấu tuổi tác thật của mình để lừa gạt hôn nhân. 7. Trước khi hai gia đình chưa thành hôn, đã xác định được bên nam hoặc bên nữ đã có sẵn bệnh tật, bệnh nặng, hoặc dâm tà, trộm cắp, danh phẩm thấp.Vì muốn hưởng tiền môi giới, gạt bỏ lương tâm, che giấu cho qua đi, không nói ra sự thật, ảnh hưởng đến hạnh phúc của đối phương . Những sự kiện tội ác như trên, khảo sát xem đã từng phạm bao nhiêu tội, thời gian bao lâu, có gây ra tai họa hoặc vì chuyện mình gây ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu như có, sẽ điều những ma quỷ hung ác dữ tợn, đưa vô đại địa ngục chịu hình phạt đau khổ. Ngoài ra, cũng căn cứ theo tội vi phạm chuyện lớn hay nhỏ, đưa xuống tiểu địa ngục chịu hành hình. Những hình phạt như trên đã mãn kỳ, sẽ giao tiếp đến điện thứ ba gia tăng hình phạt, điều đi địa ngục của điện này mà chịu khổ. Tất cả những thiện nam tín nữ trên thế gian, nếu như có những hành thiện sau đây: 1. Thường đưa nội dung của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thuyết giảng cho người khác biết được để cho họ biết thức tỉnh cảnh giác. 2. Hoặc đưa cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” in ấn biếu tặng mở rộng truyền lưu. 3. Thấy có người bệnh, giúp họ tìm y bác sĩ điều trị, hoặc biếu tặng thuốc tốt, hi vọng họ sớm được lành bệnh. 4. Khi gặp người nghèo khổ, khó khăn, nấu cơm cháo, mua thức ăn, mua thực phẩm cung cấp cho họ hoặc bố thí tiền bạc, để cứu trợ cho nhiều Những người có hành thiện như trên, nếu đồng thời biết hối cải sai lầm trước kia sẽ đặc biệt cho họ lấy công chuộc tội. Tới chuyển giao sẽ đưa đến điện thứ mười, số người này được đưa xuống đạo người chân quý để đầu thai. Nếu như biết thương tiếc chúng sinh, không đem lòng sát hại sinh linh động vật; chỉ dẫn, khuyên đạo trẻ con không được giết hại các tiểu động vật như sâu bọ; vào ngày mùng một tháng ba lập lời thề nguyện, phải kiêng sát sinh, nên phóng sanh. Nếu thực hiện ba loại hành thiện như trên, sau khi chết, không cần phải vô tất cả các địa ngục, lập tức giao đến điện thứ mười, đưa đến nơi phước hậu đầu thai. ĐIỆN THỨ BA: TỐNG ĐẾ VƯƠNG Tống Đế Vương là chủ quản dưới đáy biển đại dương, hách dây đại địa ngục dưới ngầm đá phía đông. Có địa ngục rộng khoảng tám ngàn ly, cũng có thiết lập mười sáu tiểu địa ngục: 1. Tiểu địa ngục bả muối. 2. Tiểu địa ngục gông xiềng. 3. Tiểu địa ngục xuyên sườn. 4. Tiểu địa ngục đồng thiết tát mặt. 5. Tiểu địa ngục tát ngón. 6. Tiểu địa ngục kèm kẹp tim gan. 7. Tiểu địa ngục móc mắt. 8. Tiểu địa ngục lột da. 9. Tiểu địa ngục chặt chân. 10. Tiểu địa ngục nhổ móng tay chân. 11. Tiểu địa ngục hút máu. 12. Tiểu địa ngục treo ngược. 13. Tiểu địa ngục phân tách cốt. 14. Tiểu địa ngục dòi cắn. 15. Tiểu địa ngục tháo khớp. 16. Tiểu địa ngục khoét tim. Lúc trên trần gian đã phạm những tội ác sau sẽ bị đưa vào địa ngục này: 1. Không công nhận ơn đức lãnh tụ của Vương quốc, chủ quản, sinh mạng của người, trọng yếu nhất là: những người làm quan có chức và địa vị lương bổng của quốc gia, không trung thành với nhà chức trách; hoặc có tâm phản bội, không chịu thương tiếc sinh mạng của bộ hạ (cấp dưới). 2. Những người chấp hành công vụ khi thấy có lợi ích, đã quên đi đạo nghĩa và trách nhiệm, thiếu sót lòng yêu nước và thương dân. 3. Thân phận làm chồng mà không tròn đạo nghĩa, thân phận làm vợ mà lời nói và hành vi không hiền thuận. 4. Phận làm con nuôi, được ân huệ dưỡng dục lâu dài của cha mẹ nuôi, đến khi được tài sản, đã quên ơn bội nghĩa, quay lại vòng tay của cha mẹ ruột mình. 5. Người làm mướn, người làm công, hoặc nhận công việc được ủy thác nhưng không tròn nghĩa vụ mà làm phản lại. 6. Nhân viên và những sỹ quan binh lính, phản bội lại chủ quản hoặc trưởng quản. 7. Làm việc cho chủ mà cùng đồng nghiệp gạt tài của gia chủ. 8. Phạm tội vào tù mà vượt ngục trốn trại; khi những quân sĩ áp giải đã từng kí tên bảo lãnh cho những tội phạm bị áp giải đến nơi khác, giữa đường chạy trốn; dẫn đến liên lụy cho những sĩ quan và thân quyến của họ, trải qua thời gian dài, không sám hối với chủ quản, không bồi thường tổn thất. Dù sau này có làm việc thiện nhiều đi nữa, vẫn phải đưa vô địa ngục, chịu các hình phạt trong địa ngục. 9. Vì xem trọng phong thủy và năm tuổi, cản trở tang gia làm lễ tang và chôn cất cho thân nhân đã chết, tạo cho người chết không được nhập thổ an lành. 10. Lúc thi công đào hố hoặc xây mồ mả, khi nhìn thấy trong lòng đất có hòm và hài cốt, không lập tức tạm ngưng, xử lý hoàn tất, hoặc đổi huyệt khác, gây tổn hại đến hài cốt của họ. 11. Khi giúp người khác làm việc lại trộm cắp tiền tài, lương thực người khác. 12. Mồ mả của tổ tiên không đi cúng bái tảo mộ, làm cho thời gian dài bị mất tích. 13. Dụ dỗ người khác phạm pháp, gây thêm thị phi, gây xáo trộn, lừa gạt người, thưa kiện gây mất hòa khí của họ. 14. Che đậy danh thư để vu khống người khác. 15. Ghi chép thông cáo, văn chương bậy bạ, hủy hoại uy tín của người khác. 16. Làm giả chứng cứ hồi hôn để giúp họ từ hôn. 17. Làm những hợp đồng giao dịch hoặc văn thư giả mạo để lừa gạt tài sản và những khoản nợ, vật dụng của người khác. 18. Giả mạo chữ kí và làm dấu giả, văn thư giả để tăng giảm, chỉnh sửa sổ sách, gây cho người khác bị thiệt hại. Những người phạm vào những tội như trên, tra xét phạm tội nặng hoặc nhẹ, trước tiên đưa cho quỷ mạnh lực đẩy họ vào đại địa ngục chịu tội rồi căn cứ theo những tội phạm có liên quan, đưa vào các tiểu địa ngục chịu tội. Khi đã mãn hạn thời gian, giao tiếp vào điện thứ tư, gia tăng hình phạt, thu vào địa ngục trả tội. Người trên thế gian, nếu có thể vào ngày mùng tám tháng hai lập lời thề nguyện, vĩnh viễn không tái phạm. Sau khi chết cho phép họ được chuyển đến nơi phước lành khác, không cần phải vào địa ngục chịu tội.1 like
-
Cuộc đối thoại chưa xảy ra. Nhưng lão Gàn có thể thấy cái "khí chất" nó bốc ra để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri", qua bài dưới đây. Hì! ==================== Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ Chủ Nhật, 21/06/2015 - 02:00 Dân trí Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/6 thông báo giới chức nước này và Mỹ sẽ tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 7 và cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung lần thứ 6 vào tuần tới tại thủ đô Washington. >> Trung Quốc mỗi ngày cải tạo trái phép 3,2ha trên đá Subi của Việt Nam >> 80% người dân Philippines lo bùng nổ xung đột vũ trang với Trung Quốc Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã) Chủ trì cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ phía Trung Quốc có Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, những đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew sẽ thay mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự. Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm nước này sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thực hiện các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, qua đó tăng cường liên lạc và thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi, giải quyết các bất đồng, cũng như thảo luận về cách xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc với Mỹ. Trong khi đó, cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung sẽ thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, y tế, thể thao, các vấn đề về phụ nữ và thanh niên, nhằm hỗ trợ mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, trái ngược với thông báo mang tính chung chung nêu trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mỹ đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ sắp tới. Đó là các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông, an ninh mạng và nhân quyền. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, ông Danny Russel hôm 18/6 đã khẳng định phái đoàn Mỹ sẽ nêu ra các quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ lo ngại rằng một khi các hoạt động xây dựng này được hoàn thành, Trung Quốc có thể áp đặt các quy định đối với tàu thuyền và máy bay nước ngoài trên Biển Đông, đe dọa tự do hàng hải. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cũng nhắc lại quan điểm trên trong cuộc họp báo hôm 19/6: "Có những vấn đề tiềm tàng về tự do hàng hải. Điều chúng tôi quan ngại nhất chính là quá trình quân sự hóa tại một số đảo mà Trung Quốc đang cải tạo. Chúng tôi cho rằng những hoạt động này chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực". Trong khi đó, chuyên gia phân tích về châu Á, ông Alison Kaufman cho rằng các nước trong khu vực đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước Trung Quốc trong cuộc đối thoại sắp tới. Ông cho rằng: "Tôi cho rằng Mỹ sẽ mất tín nhiệm với các quốc gia trong khu vực nếu không có những phản ứng mạnh mẽ trước các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua". Ngọc Anh Tổng hợp ==================== Bi wờ lão giở quẻ theo Lý học ra để xem cái wan hệ Mỹ Trung đi về đâu. Mà Lý học thì thường bị đám tư duy "ở trần đóng khố" gán cho cái mác "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Lão phát biểu rằng thì là: những cái đầu bã đậu lúc nào cũng hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng...." Thế thì cái tư duy khoa học bã đậu, "ở trần đóng khố" đó, chỉ là sự thay thế cho "mê tín dị đoan" và một kiểu thay đổi tín ngưỡng mà thôi. Tôn giáo cũng giải thích mọi hiện tượng thế gian theo giáo lý của họ. Thí dụ như với những kẻ khốn khổ ở trần gian thì Phật giáo giải thích rằng thì là bị nghiệp chướng từ kiếp trước. Thiên Chúa thì giải thích rằng đó là sự trừng phạt của Chúa...vv...và...vv... Lão nói cho mà biết: sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo tín ngưỡng chính là khả năng tiên tri, mặc dù với trình độ của nền khoa học hiện nay khả năng này còn hạn chế. Nhưng đó chính là cơ sở để phân biệt. Còn tôn giáo, tín ngưỡng thì chỉ có thể giải thích sự kiện hoặc hiện tượng. Thí dụ: Khoa học phát hiện ra rằng: Bệnh kiết lỵ là do vi trùng amip. Vậy thì khả năng tiên tri của nó chính là: ai bị nhiễm vi trùng amip ở đường ruột thì sẽ có khả năng bị kiết lỵ. Bởi vậy, mấy thứ tư duy "Ở trần đóng khố", khoa học nửa mùa, nên cứ hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng..." thì cũng chẳng khác gì sự giải thích của tư duy tôn giáo , tín ngưỡng cả. Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là chẳng hiểu cái điếu gì. Sắp sửa có kẻ lại lên gân phản biện là "Khoa học giải thích rằng..." thì có"cơ sở khoa học", còn tôn giáo thì không có "cơ sở khoa học". Nhưng "cơ sở khoa học" là cái gì thì cũng điếu biết. Bởi vậy, Đức Phật giải thích rằng: Những nỗi khổ ở trần gian có ba thứ, trong đó có một thứ là ngu đấy. Rất có "cơ sở Phật học". Vì vậy, khả năng tiên tri chính là một tiêu chí thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Trong khi đó với Lý học thì khả năng tiên tri vào loại bậc thầy. Điều này đã thể hiện một cách trực quan từ hàng ngàn năm nay ở nền văn minh Đông phương với những phương pháp tiên tri. Cái này là thực tế trực quan không cần phải chứng minh. Muốn có khả năng tiên tri của một lý thuyết khoa học thì lý thuyết đó phải phản ánh những quy luật khách quan - không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Nhưng phải là sự phản ánh quy luật khách quan. Chứ không thể là quy luật chủ quan. Không thể sắp xếp theo thứ tự một đàn gà từ nhỏ đến lớn theo một quy luật chủ quan, rồi phát biểu: Số lượng gà bằng nhau thì có trọng lượng bằng nhau được. Bởi vậy, tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải phản ánh những quy luật khách quan. Những quy luật khách quan của từng sự kiện và mọi hiện tượng phải có mối liên hệ tổng thể vì tính tương tác lẫn của mọi quy luật vận động riêng rẽ. Nên một lý thuyết khoa học càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực cũng phải phản ánh mối liên hệ này, gọi là tính hợp lý khi giải thích mọi vấn đề và mọi sự kiện liên quan đến nó. Đây cũng chính là tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Do đó, một lý thuyết càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực thì tính hợp lý lý thuyết càng phải rất chặt chẽ trong việc giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan, tất nhiên cũng phải có khả năng tiên tri trên mọi hiện tượng. Những lý thuyết của trí thức khoa học hiện đại chỉ mang tính cục bộ riêng phần, nên khả năng tiên tri rất hạn chế, chỉ giới hạn trong từng chuyên ngành. Còn Lý học thì khả năng tiên tri bao trùm lên mọi lĩnh vực, chính vì tính hợp lý lý thuyết bao trùm tất cả mọi quy luật tương tác trong mọi lĩnh vực. Do đó, lão Gàn phát biểu rất rõ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà cả nhân loại đang mơ ước. Đến đây, thì càng thấy rằng luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" chỉ phản ánh một thứ tư duy xếp vào loại "ở trần đóng khố". Hàng đầu còn như vậy thì hạng hai trở xuống thảm hại như thế nào! Cho nên cả cái nền khoa học hiện đại gọi là văn minh này vẫn hết sức ngớ ngẩn khi đi tìm "sự sống ngoài trái Đất". Chính Nasa với nhiều nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới - mà cỡ ông Trọng trở lên chưa là cái đinh gì - còn phải ngậm ngùi phát biểu :"Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Đây là điều mà lão Gàn phát biểu từ rất lâu rồi. Bởi vậy, đẳng cấp như ông Trọng mà cafe Trung Nguyên giới thiệu ra phản biện lão Gàn chỉ làm trò hề. Chính sự dốt nát này, đẳng cấp tư duy của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng là một ví dụ, nên nền văn minh hiện đại và những tri thức khoa học hướng tới giá trị nhân bản, vẫn không thuyết phục nổi những tư duy tôn giáo cực đoan, sẵn sàng nổ tung mình để lên Thiên Đường. Trong khi ở "trển" hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Hổng có chiện chư tiên đi bầu Thượng Đế. Chính sự giải thích một cách hợp lý tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó - là một tiêu chí khoa học - nên nó phải thể hiện trong sự nhất quán, hoàn chỉnh. Nếu không có sự nhất quán , hoàn chỉnh thì lý thuyết đó không thể nào "giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó". Hay nói cách khác: Không thể có tiêu chuẩn kép để giải thích cùng một hiện tượng. Ví dụ: Phật bảo rằng sự đau khổ của một kiếp người là do nghiệp chướng kiếp trước, hoặc qúa khứ của kiếp hiện hữu. Nhưng Chúa lại bảo do sự trừng phạt của Ngài. Trong hai cách giải thích của hai hệ thống lý thuyết khác nhau này chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai - do không nhất quán. Vậy trường hợp cả hai đều sai thì phải có một lý thuyết khác vượt trội để giải thích sự đau khổ của một kiếp người. Do đó, tính nhất quán chính là tiêu chí để thẩm định tính khoa học của một lý thuyết, hoặc một phương pháp nhân danh khoa học. Ngay trong tri thức khoa học cũng có nhiều phương pháp giải thích khác nhau cho một hiện tượng. Điều này chứng tỏ tính thiếu nhất quán và lúc đó sẽ xuất hiện một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học bao trùm lên mọi nguyên nhân cấu thành hiện tượng và thỏa mãn những cách giải thích khác nhau nhân danh khoa học, hay xác định những cách giải thích sai. Do đó, tính nhất quán và hoàn chỉnh là một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học. Cho nên, toàn bộ tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học, mà lão Gàn phát biểu đầy đủ rằng: Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành thỏa mãn tất cả những tiêu chí này và nó mô tả từ sự hình thành vũ trụ đến mọi sự vận đông nhỏ nhất, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ thiên nhiên, vũ trụ,cuộc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Bởi vậy nó chính là lý thuyết thống nhất khoa học. Nếu đặt vấn đề một lý thuyết thống nhất phải giải thích cả tôn giáo và tâm linh - thì - nó chính là sự mô tả Thượng Đế với sự khởi nguyên của vũ trụ. Nhân danh một lý thuyết khoa học với khả năng tiên tri, lão Gàn dở quẻ và phán qua bức ảnh trong bài báo trên như sau: - Quan hệ Mỹ Trung sẽ tan rã. PS: Lão Gàn không phân tích vì nó thuộc chuyên môn sâu. Nhưng phương pháp phân tích sẽ như trong bài "Kim Long đằng phi...". Xin hãy coi như đây là lời tiên tri . Thời gian chứng nghiệm: Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá cuối 2017. Hãy chờ xem.1 like
-
Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới Robert D. Kaplan: Phải nhìn nhận âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông thế nào? Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 19:30 Tờ Globe and Mail (Canada) vừa đăng tải một bài phỏng vấn Robert D. Kaplan - nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng về Biển Đông và tham vọng của Trung Quốc. >> “Bước tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông còn nguy hiểm hơn nhiều” >> Mỹ nhấn mạnh lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các "tiền đồn" trên Biển Đông PetroTimes xin lược dịch và trân trọng giới thiệu với bạn đọc quan điểm của vị học giả từng được Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers), tác giả của những cuốn sách “Chảo dầu sôi của châu Á”, "Bóng ma Balkan"... Robert D. Kaplan và bìa cuốn sách "Chảo dầu sôi của châu Á" của ông Tại sao ông lại coi Biển Đông là một mảnh ghép quan trọng hơn của bức tranh địa chính trị toàn cầu? Biển Đông đối với Trung Quốc cũng giống như Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) đối với Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã trở thành một siêu cường có sức mạnh địa chính trị rất lớn nhờ thống trị được vùng biển Caribbean. Một khi họ có thể làm được điều đó, họ có thể thống trị cả Tây Bán cầu, và thống trị được Tây Bán cầu là họ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Đông bán cầu. Những điều đó đã được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh. Nếu Trung Quốc giành được sự thống trị ở vùng biển này, họ có thể vươn ra ngoài Thái Bình Dương rộng lớn hơn, qua eo biển Malacca và nhập vào Ấn Độ Dương – huyết mạch giao thương năng lượng toàn cầu, nơi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc đi qua để đến các khu vực của châu Á. Vì vậy, Biển Đông là một công cụ thực sự lớn. Ngoài ra, nếu Trung Quốc có thể thống trị Biển Đông, họ có thể sẽ tiến hành hiệu quả chiến lược kiểu “Phần Lan hóa” (Finlandize) các quốc gia như Việt Nam và Philippines, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực ở châu Á. Xin ông nói rõ hơn là chiến lược kiểu “Phần Lan hóa”. Phải chăng đó là chiến lược lớn của Trung Quốc? Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thực hiện thành công chiến lược “Phần Lan hóa”. Về cơ bản, Phần Lan vẫn là nước dân chủ, tự do nhưng lại bị hạn chế về chính sách đối ngoại do ảnh hưởng của Liên Xô. Vì vậy mà Phần Lan không thể gia nhập NATO hay làm những việc khác mà có thể làm suy yếu lợi ích của Liên Xô. “Phần Lan hóa” trong trường hợp của Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ vẫn tồn tại trên danh nghĩa độc lập, nhưng các thông số chính sách đối ngoại của họ về cơ bản sẽ được hoạch định ở Bắc Kinh. Chiến lược này cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc hai đến ba bước tiến dài để thống trị Đài Loan. Tại sao Trung Quốc bất ngờ leo thang căng thẳng với các nước láng giềng? Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ven Biển Đông tập trung vào các vấn đề nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, các nước này không thể triển khai sức mạnh ra bên ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi. Bây giờ họ đang xây dựng lực lượng không quân và hải quân lớn hơn. Họ bắt đầu xung đột với nhau về việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc vấn đề tranh chấp Biển Đông trở nên căng thẳng là Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế hai con số hết năm này qua năm khác như thời gian trước nữa. Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn hơn ở trong nước và một trong những cách để một nước đối phó với sự bất mãn về kinh tế và chính trị là khơi lên chủ nghĩa dân tộc. Đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang làm. Càng có thái độ quyết đoán (hung hăng), các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Bạn biết đấy, thậm chí cả những kẻ chuyên quyền cũng phụ thuộc vào quan điểm của công chúng trong thế kỷ 21 này. Như vậy, không thể tránh khỏi một thực tế là nước Mỹ sẽ quay trở lại khu vực này? Vâng. Những gì mà chính sách của Mỹ đã làm là điều hướng giữa hai thái cực. Một mặt Mỹ phải ra sức ngăn chặn việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia ven Biển Đông, nhưng mặt khác, Washington cố gắng tránh một chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, bởi vì mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và vẫn sẽ là như thế trong tương lai gần. Điều này giải thích tại sao Mỹ phải bảo vệ các đồng minh hiệp ước của mình, như là Philippines, nhưng lại không cho phép Manila lôi kéo mình vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đây là một khó khăn và là một thách thức hiện tại với Mỹ, đặc biệt là với Bộ Quốc phòng Mỹ. Liệu có phải Mỹ đang có chiến lược sắp xếp các quốc gia ven Biển Đông thành một khối chống Trung Quốc không? Mỹ phải cho thấy là hải quân của họ sẽ không rút lui, mà thậm chí sẽ còn tăng cường sự hiện diện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Washington phải cho thấy là họ đang chuẩn bị đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực đến một mức độ nào đó mà không lún vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Một thách thức thực sự với Lầu Năm Góc là làm chậm lại quá trình trở thành một cường quốc quân sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á. Đơn giản là vì bạn không thể ngăn chặn một điều gì đó đang xảy ra không có nghĩa là bạn không thể trì hoãn nó trong 10 đến 15 năm. Trong thời gian một hoặc một thập niên rưỡi đó, toàn thế giới có thể thay đổi. Ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn nội bộ do khủng hoảng kinh tế, hay tính chất của hệ thống cầm quyền Trung Quốc có thể sẽ thay đổi. Ông nghĩ sao về việc nguy cơ căng thẳng trong tương lai có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ và Trung Quốc? Điều này có thể xảy ra.Philippines có thể là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Philippines rất yếu về mặt thể chế và thực lực quân sự. Nhưng Việt Nam thì khác, họ mạnh mẽ hơn. Vả lại Việt Nam có một truyền thống lâu đời và lịch sử xung đột với Trung Quốc. Những gì Việt Nam đang cố gắng làm là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về quan điểm lẫn các sự hỗ trợ khác, trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc. Theo Linh Phương (lược dịch) PetroTimes ======================== Không ngoài sự nhận xét của lão Gàn từ 2008, khi xác định rằng: Trung Quốc có âm mưu bá chủ toàn cầu. Nhưng bài phân tích của ông Robert D. Kaplan còn phản ảnh những nhận định của lão Gàn trước đây: Đoạn phân tích này cho thấy Trung Quốc có mưu đồ tương tự như Hoa Kỳ từ hơn ...100 năm trước, khi cả cái thế giới này mới bước vào sự sơ khai mở đầu cho nền văn minh hiện đại. Thời mà nền văn minh này chưa có cả khái niệm xe tăng và máy bay quân sự. Đây cũng là nguyên nhân để lão Gàn xác định rằng: chiến lược của Trung Quốc thuộc hàng tư duy cổ điển. Cho nên dù cố che dấu bằng những ngôn từ sáo rỗng, nhưng chẳng lừa được ai. Cho nên nó trở thành sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc. Nếu như cách đây hơn 100 năm, Trung Quốc không bị các cường quốc Âu Mỹ và Nhật Bản sâu xé thì với tiềm lực của nhà Thanh hồi bấy giờ, Trung Quốc có thể làm được việc mà ngày nay Bắc Kinh muốn làm. Hoặc xa xôi hơn nữa, vua Càn Long nhà Thanh trao Lưỡng Quảng cho Hoàng Đế Quang Trung thì cục diện lịch sử thế giới sẽ thay đổi lớn. Tiếc thay! Mọi việc không xảy ra như vậy. Trung Quốc ngay nay đã mắc một sai lầm chiến lược gần giống lịch sử nhà Thanh gần 200 năm trước, khi thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới vì đã đụng tới Việt Nam. Nếu mưu đồ này thành công thì ông Robert D. Kaplan nói đúng. Nhưng thật một lần nữa phân ưu với Bắc Kinh - như lão Gàn nhiều lần xác định: phương pháp sai sẽ làm hỏng mục đích. Bắc Kinh đã sai lầm khi dùng vũ lực và sức mạnh của tay trọc phú mới nổi để cưỡng chiếm biển Đông. Nói đúng ra, quân lực của tất cả các nước ASEAN công lại cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc trong một cuộc chiến thông thường, phi hạt nhân. Nó tương tự như hoàn cảnh của Hoa Kỳ hơn 100 năm trước thống trị vùng biển Caribe, khi mà thế giới chưa hội nhập. Lúc đó, nửa bên này địa cầu không có nhiều thông tin với nửa bên kia. Tương quan so sánh lực lượng Trung Quốc với Asean ngày nay và Hoa Kỳ với Tây bán cầu hàng 100 năm trước là tương tự. Cái khác nhau chính là ở không/ thời gian đã thay đổi và quyền lợi của hai nửa Địa Cầu rất quan trọng với nhau và nó trở nên rất gần nhau với thời gian va chạm, vì các phương tiện giao thông hiện đại. Cho nên hậu quả của Trung Quốc ngày nay, chính là nội dung đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan, mà cách đây hơn 100 năm, Hoa Kỳ không gặp phải trường hợp này khi sự chinh phục vùng Caribe. Tuy nhiên đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan lại chỉ đúng một nửa. Lão đã nhiều lần nói rằng: 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết gía rẻ. Nhưng "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Nửa kia lão Gàn không bảo ông Robert D. Kaplan sai. Bởi vì nếu lão đứng trong hoàn cảnh của ông ta thì cũng sẽ nói y như vậy. Tức là phản ánh một thực tế về hình thức đang diễn ra. Chứ không phải mô tả một cái sẽ xảy ra. Ông Robert D. Kaplan đang mô tả một nước Mỹ kiên quyết bảo vệ Đồng minh và không muốn chiến tranh xảy ra với Trung Quốc. Lão Gàn vốn cũng rất ủng hộ hòa bình thế giới. Bởi vậy trước hết, xin "cám ơn tư tưởng tốt". Hì. Ông Robert D. Kaplan đưa ra một khả năng sẽ xảy ra với Trung Quốc với giấc mơ "Bất chiến tự nhiên thành" và Hoa Kỳ ăn dưng trong "canh bạc cuối cùng". Sao dạo này xuất hiện nhiều tư tưởng lãng mạn thế nhỉ? Cứ như nhà thơ, hoặc trong chuyện cổ tích vậy. Cũng chẳng sao. Ước mơ này cũng có thể trở thành hiện thực nếu có Thượng Đế can thiệp.Hì. Chuyện thiên hạ, lão Gàn cũng chẳng cầm đèn chạy trước ô tô làm gì. Nhưng lão nghĩ rằng 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến đây không phải để làm thơ và viết truyện khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên có đoạn này đáng chú ý: Vừa rồi có một bài báo cũng nói về Việt Nam là một chốt chặn quan trọng để ngăn sự bành trướng của Trung Quốc (Bài viết gần đây, ngay trong topic này). Lão Gàn cho rằng nhuận bút bài báo đó có thể lên tới 5000 Dol và đó là một giá rẻ nếu nó tác động được đến Việt Nam trở thành một chốt chặn. Cũng trong topic này (Hay trong bài "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn để biển Đông"), lão Gàn cũng phát biểu rằng: Việt Nam không phải là gà để các siêu cường cá độ, như Iraq với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I. Bài viết về bài báo trước trong topic này cũng khá đầy đủ, nên không cần phải nói lại ở đây. Riêng vấn đề này, lão Gàn muốn nói rằng: Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn thể hiện thiện chí với Việt Nam thì việc đầu tiên, nhân danh cá nhân lão Gàn là cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chấm dứt ngay sản phẩm thời chiến tranh lạnh phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ tuy là một ứng cử viên sáng gía cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Năm nay sẽ có một trận động đất xấp xỉ 6 độ richter ở phía Tây Nam Hoa Kỳ - nhưng không gây thiệt hại lớn - để chứng tỏ quyền năng của những quy luật vũ trụ, xác định điều này. Lão Gàn không ghét bỏ và chẳng có "cơ sở khoa học" nào để căm thù ai cả. Viết phong long chém gió chơi vậy thôi.1 like
-
Hệ thống mã hóa lịch sử cho tất cả mọi mặt trong đời sống như văn hóa, tôn giáo, lễ nghi, kể cả các loại vũ khí chiến tranh...: Dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các phương pháp ứng dụng, kết hợp với các học thuyết và khái niệm trong tôn giáo cổ Văn Lang ở trên. Cấu trúc mã hóa dựa trên mức độ xa nhất của các nhân vật lịch sử tức tổ tiên của chúng ta, như đã phân tích chỉ cho tới người mẹ của Đế Hòa là kết thúc (gia phả không chép danh tính người cha). Lịch sử thời gian xa nhất ước khoảng 3100 trước Dương lịch, cách nay 5100 năm với sai số 50 năm. Còn trước đó nữa được gọi là thời kỳ Tổ Tông - Hồng Bàng. Năm 2897 trước Dương lịch là năm lên ngôi của Kinh Dương Vương, chắn chắn năm này được lấy làm mốc Âm Lịch mà các sử gia thời xưa đã không nói rõ, cho nên nó mới còn tồn tại cho đến Đại Việt sử ký toàn thư (trước đó là thời Lý Trần). Những cấu trúc mã hóa liên quan: - Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ Tượng - Biến hóa vô cùng. - Nhất sinh Nhị - Nhị sinh Tam - Tam sinh vạn vật. - Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. “Có một vật hỗn độn, sinh trước Trời Đất, yên lặng trống không, đứng một mình mà không thay đổi, đi khắp nơi mà không ngừng nghỉ. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên, nên đặt tên nó là Đạo, gượng gọi tên nó là Đại - lớn...” (Lão Tử - Đạo Đức kinh). Liên hợp hai chữ lại thành tên Đại Đạo. - Chữ Đạo ở đây vượt ra khỏi Trời Đất hàm ý vượt ra khỏi khái niệm Âm Dương, Âm Dương vẫn thuộc đạo nhưng còn thiếu những lý tính đặc biệt, chúng được khái niệm ở trong Đạo giáo cổ Văn Lang. Đấy là lý do thuyết Âm Dương Ngũ Hành còn thiếu một số khái niệm khác nữa mới thành học thuyết thống nhất vũ trụ. Đạo tương đương Pháp Đại Uy Nỗ trên bộ tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, nhưng còn phải mở hộp ấn nữa. Pháp Đại Uy Nỗ (Ngũ Hổ - liên hợp Hà đồ - Lạc thư) Tranh dân gian Hàng Trống - Cái khởi nguyên vũ trụ được khái niệm như là người mẹ, bào thai, cái trứng vũ trụ: Mẹ của vạn vật. - Vũ trụ vận độ tự thân do tiềm năng nội tại mang tính tự nhiên và ngay lập tức, quy ước "Dương trước Âm sau" do nhìn nhận từ kết quả hoạt động của vạn vật hữu tình trước hết. Cái trứng vũ trụ đã hoài thai ông Bàn Cổ, sau đến bà Nữ Oa và lý tính nguyên khởi "Thái cực biến" được gán cho Dương. - Tính chất cân bằng ban đầu của vũ trụ sao cho nó ở trạng thái hoàn toàn Tuyệt đối - khái niệm ngày nay hay /0/, bởi vì rằng đã có sự phân biệt "độ rỗng" (trạng thái hay đặc tính của không gian) giữa vật chất bản thể và ngay chính vật chất bản thể. - Cấu trúc Âm Dương Ngũ hành dựa trên sự hợp nhất của Hà đồ - Lạc thư. - Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát Quái. - Quy luật vạn vật trên trái đất vận động theo công thức: Hậu thiên Bát quái - Hà đồ (Lạc thư ẩn đi, chỉ thấy rõ trong Đông y). - Quy luật tương tác: Ngũ vận lục khí. - Quy luật tương tác: Thập thiên can và thập nhị địa chi, cho ra Lục thập hoa giáp (sau khi đổi chỗ Tốn Khôn). Điểm chí Dương và chí Âm của con người và động vật. - Khái niệm tối quan trọng: Khí. Khí nhẹ, trong bay lên thành trời; khí nặng, đục tụ xuống thành đất. Khí Âm Dương Ngũ Hành. Khí chính là vật chất bản thể trong trạng thái Thái cực và khi vũ trụ vận động. Đặc trưng thể hiện giai đoạn Hậu thiên là hình thể, lý tính và quy luật tương tác (giác quan con người và công cụ sử dụng bị giới hạn trong sự nhận biết đối tượng gọi là vô hình). Tương tác cũng là một hình thức vận động của khí quy ước chủ thể được nhận định trong mối tương quan giữa các khí Âm Dương Ngũ Hành, tương tác mức độ cực kỳ tế vi, tiệm cận "0" vẫn tồn tại hình ảnh, ánh sáng và âm thanh (sóng tế vi, rung động tế vi), đây chính là một trong những bí ẩn của công án thiền" Tiếng vỗ tay của một bàn tay". - Tổ hợp chu kỳ tương tác theo thời gian. Lịch Âm dựa trên tổ hợp thống nhất của các chu kỳ vận động tương ứng của trái đất, mặt trăng, mặt trời... các chòm sao Thiên cực Bắc. Ai về nhắn họ Hy Hòa, Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh. - Các chu kỳ sinh - vượng - mộ và sinh - lão - bệnh - tử của vạn vật hữu tình và thực vật. Đối với vũ trụ thì gọi là thành - trụ - hoại - không (Phật giáo). - Nguyên lý "Dương trước Âm sau", "Âm thuận tùng Dương", "Dương tịnh Âm động", "Dương trên Âm dưới", "Dương trái Âm phải", "Dương trong Âm ngoài": quy ước ngay sau khi Thái cực xuất hiện Lưỡng Nghi. - Hệ thống một tổ hợp Âm Dương Ngũ hành trong cùng một hệ quy chiếu và sự phân lớp tổ hợp Âm Dương Ngũ hành của toàn vũ trụ. - Quy tắc "đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu". - Quy tắc phản chiếu của lăng kính (đây cũng là cái tên đầu đề của kinh Lăng Nghiêm và khi Lăng già tâm ấn trong Phật giáo). Các phương pháp ứng dụng cũng được mã hóa: - Chu dịch với các khái niệm quy ước lý tính cơ bản cho sự vật, hiện tượng theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành tương ứng với quy tắc bài trí theo công thức Hậu thiên Bát quái - Hà đồ. - Độn toán. - Tử vi. - Thái ất. - Huyền không phi tinh. - Độn giáp. - Các môn phong thủy cơ bản như Bát trạch để hình thành nên các môn sau đó. - Đông y: kinh, lạc, huyệt, khí Âm Dương Ngũ hành. - Yoga: kinh, lạc, huyệt và khí Tứ đại. Các công cụ không thể không có: - Cây nêu đo bóng mặt trời và sau hình tượng hóa thành cây nêu ngày Tết. - La bàn vô cùng quan trọng, xác định phương vị Bát Quái trên mặt đất và xác hai phương trên dưới trong không gian so với các chòm sao thiên văn. Đây là chứng tích quan trọng của văn minh Văn Lang, và sự sai khác của hai sao Thủy và sao Kim của hệ mặt trời và ngay chính hệ mặt trời trên toàn thế giới đã chứng tỏ nguồn gốc không phải từ các nền văn minh khác trên thế giới. Nền tảng quy ước bốn phương Đông, Tây, Nam và Bắc. Ngạn ngữ Đông Tây: "Mặt trời luôn mọc ở hướng Đông". - Quy ước bản đồ địa hình và thiên văn: đặt phương Nam lên trên theo cấu trúc Hà đồ - Lạc thư, thủ tục này ảnh hưởng cả văn minh Ả Rập, Chiêm Thành, Phù Nam... mà không hiểu tại sao khi định hướng la bàn qua phương Bắc. Quy ước thiên văn theo bốn phương: Long, Ly, Quy, Phượng và 6 chòm sao Thiên cực Bắc, cùng chòm sao Đại Hùng (Đại Hùng Bảo Điện trong chùa Phật) và chòm sao Nam Cực. Quy ước địa hình theo bốn phương: Long, Hổ, Quy, Phượng. Quy ước tượng "minh châu" trung tâm. - Chú ý con Kỳ Lân không phải con Nghê, không phải con Tỳ Hưu (mặc dù Trung Hoa biến hóa từ con Lân), cũng không phải là con Long Mã - "Long Mã phụ Hà đồ". - Con lắc cảm ứng: ứng dụng cảm xạ, đã thấy xa xưa trong văn minh Ai Cập và cổ vật Thương, Trung Hoa. - Quy ước cấu trúc Âm Dương Ngũ hành cho Hệ mặt trời, cái này thì cả thế giới bó tay chịu chết. - Thước Lỗ Ban: cái này thì thế giới hoàn toàn chịu thua. Mã hóa từ các khái niệm khác như: - Tâm - Hồn - Thần... - Vô cùng vô tận. - Vô hình và hữu hình. - Hữu hạn và vô hạn. - Trường cửu và không trường cửu. - Vạn vật đồng nhất thể. - Sự tương tác của toàn thể vũ trụ là ngay lập tức. - Cái nhỏ nhất và cái lớn nhất. - Sự tiến hóa của vạn vật và từ hầu nhân sang người như là khái niệm của "tiền thân con người". - Tính duy nhất của sự sống trên trái đất. - Tính lưỡng cực của sự sống như phân chia đơn bào. Mã hóa đặc biệt khác: - Đạo và Đức. - Chân lý và tự do. - Ánh sáng và bóng tối: Mặt trời ban ngày là chính Mặt trời, mặt trời ban đêm là Mặt trăng, mặt trời sự sống là Trái đất và mặt trời con người là Tâm linh. - Hồng phạm cửu trù và Nhân - trí - dũng. - Trống đồng biểu tượng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan, còn cây Đa biểu tượng cho Cây đời, Cây sự sống mà từ đó sinh ra suối nguồn nước trường sinh, "nước bất tử". - Ý nghĩa của các cái tên người Việt Yue (một trong những ý nghĩa Bất Tử). Thông qua hệ thống: biểu tượng, ngôn ngữ và khái niệm.1 like
-
Câu này là một ẩn ngữ của ông cha ta để lại chứa đựng rất nhiều thông tin. Phân tích câu này rất dài dòng và cái phức tạp là cần có chuyên môn về một số ngành Lý học. Vì Đại phúc có kiến thức Phong thủy, nên thắc mắc Tây trạch và Đông trạch. Nhưng với những người không biết gì về phong thủy sẽ hỏi thế này: Không lẽ trong tám hướng chỉ có hướng Nam mới làm nhà được?1 like
-
Nói đến cấu trúc dữ liệu Âm với một phần mà lại cực kỳ quan trọng đó chính là dữ liệu "thông linh" giữa thế giới vô hình - cõi Âm và cõi trần, chúng được lưu giữ theo thời gian và trong một chừng mực nào đó đã bị "phai mờ" đi, rồi sau này cứ tưởng là đã được xây dựng bởi những người đang sống. Chẳng hạn, bộ kinh Du già (yoga) địa sư luận của Di Lạc Bồ Tát - bộ kinh này do đại sĩ Vô Trước sống cách đây 1600 năm xuất hồn lên cõi trời Đâu suất và được Di Lạc Bồ Tát thuyết giảng và ông ghi lại nguyên văn. Bộ kinh này cực kỳ siêu việt, gồm 100 quyển dày đặc từ chuyên môn tâm lý, nói về toàn bộ biến chuyển tâm lý vô cùng tế vi của con người, dù là ở cõi nào và chỉ ra từng cấp tu chứng "địa" để đạt đạo quả. Nếu so nó với bộ môn tâm lý hiện đại có khác gì lấy biển cả so với giọt nước. Cho nên, một số sách cứ lấy ông chúa này, ông thánh nọ nói vài câu mà giải thích đủ mọi thứ thì khác gì một con ếch đã bị người ta nhốt cho chỉ bởi dăm lời nói, nằm trọn lỏn trong chiếc chai thủy tinh mà cứ kêu lên be be, có những câu lằng lặc cho là ông Chúa nói: "chiếm thành rồi sẽ giết hết chúng nó đi, chỉ để lại đàn bà con gái... để cho tao 300 con cừu béo, 40 gái còn trinh" - chả hiểu ra làm sao cả. Trước tiên, là không tin, phải đi tìm và được chứng nghiệm, ít nhất một phần. Có thể hiểu: có học thuyết, phương pháp ứng dụng, bậc thầy hướng dẫn, có người chứng thực và phản ảnh tiến trình và hệ quả, rồi cứ thế kiểm tra, điều chỉnh, sáng tạo... 84.000 pháp môn nảy sinh (phải xem lại tiến trình lịch sử nhất là thành quả đạt được). Trong Phật giáo và Đạo giáo: Xá lợi Phật Tiên là một ví dụ. Lịch sử Việt được tóm tắt theo các sách ngày nay: - Nước Văn Lang có 15 bộ, thuộc Bắc Bộ, bộ Phong Châu trung tâm là Phú Thọ và kinh đô Văn Lang đóng ở đây. - Biên giới có giới hạn phía Nam là nước Hồ Tôn và sử sách cho Hồ Tôn là nước Chiêm Thành (Chămpa): Nước Văn Lang Bắc tới hồ Động đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam hải. - Nước Văn Lang hình thành từ thế kỷ thứ VII trước Dương lịch: vẫn đang ở trần, đóng khố nhưng lại đúc được trống đồng mà ngay nay làm cũng không được âm thanh như vậy?. - Có 18 chi Hùng Vương trị vị đất nước, chưa rõ ràng tổng số đời vua. Cho tới thời Âu Lạc với An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (phải chăng là kinh đô hay thành chiến thời chiến tranh Âu Lạc - Tần?) nhưng cũng không rõ An Dương Vương là người ở đâu. Tiếp theo là nhà Triệu nước Nam Việt, đóng đô ở Quảng Đông, cũng đang trong mù mờ giữa mối quan hệ Âu Lạc và Nam Việt. - Tiếp theo là lịch sử hào hùng và bi tráng của Hai Bà Trưng thu phục lại giang sơn gấm vóc, lên ngôi vua, rồi sau đó thất thế hy sinh oanh oanh liệt liệt mà chẳng cần phải lên tiếng hỏi ai về cái chết này cả, vô cùng vĩ đại. Hai Bà Trưng là những người cùng thời với ngài Jesus, nên nhớ như vậy. Giai đoạn này cả Israel và Nam Việt đều cùng trong thời kỳ bị ngoại bang đô hộ, Israel thì bị La Mã còn Nam Việt thì bị Hán đô hộ. Tên nước thời Hai Bà? - Có rất nhiều dân tộc cùng nhau chung sống trên một diện tích rất nhỏ, gồm 54 dân tộc anh em (nước có sử, gia có phả, đạo có thần tích). Đây là điều đặc biệt nhất so với các quốc gia trên toàn thế giới, ngay cả với Trung Hoa. - Nền văn hóa nông nghiệp làm nền tảng với lúa nước, lúa nương và trồng dâu nuôi tằm 10 lứa, với các phong tục, tập quán mang tính phổ quát của xã hội: lễ hạ điền - thượng điền với tục chọi trâu, bò; dựng nêu ngày tết âm lịch, tục xăm mình vùng hải đảo, tục trầu câu lễ cưới hỏi và các ngày lễ khác, tục tang ma và thất tuần 49 ngày, tục trẻ em phải khoanh tay trước người trên (hình ảnh của chòm sao Orion X), tục cài áo bên trái, tục đầy tháng, năm, lễ thành nhân - vấn danh... - Biểu tượng trống đồng Đông Sơn (mô phỏng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và tôn giáo cổ đại thông qua các ngày lễ nghi nông nghiệp, với các thiên tượng, địa hình, nhân ý: biểu tượng học thuyết thống nhất vũ trụ, khi đánh trống thì tiếng trống vang lên như tiếng nổ bigbang, tiếng nổ khai thiên lập địa - ý nghĩa này nằm trong câu truyện Bàn Cổ khai thiên lập địa, còn trong Lý học không chỉ rõ bigbang trong chuỗi khái niệm: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng biến hóa vô cùng). - Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các ứng dụng, cùng các triết thuyết tôn giáo như Nho, Lão, Thần hay Phật sau này (sách sử không xác định vấn đề này). - Đạo chủ chốt: thờ ông bà tổ tiên và các vị tiên, thần, thánh (đều là nhân thần) và chúa (đạo Mẫu). - Chữ viết Khoa đẩu: chữ kiểu nòng nọc? Triết gia Kim Định cho rằng đó là chữ viết thời Tây Chu?. Còn nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã giải mã ra và gọi nó là kiểu chữ Hỏa tự? Vị trí hồ Động Đình trên bản đồ Bản đồ thể hiện hồ Động Đình và các con sông chính chảy vào nó Về mặt khảo cổ hiện nay, chúng ta chưa khai quật được những ngôi mộ của các vua Hùng gần nhất như Hùng Duệ Vương (đời gần cuối trong một chi) tức Hùng Vương thứ XVIII, An Dương Vương, cho tới Triệu Vũ Đế, Mỵ Châu, Trọng Thủy, vấn đề này rất đáng lưu ý bởi vì lăng mộ Triệu Văn Đế - cháu của Triệu Vũ Đế đã phát lộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Thực sự, nếu một trong những di tích này phát lộ thì mọi chuyện gần như đã an bài về mặt lịch sử. Chúng ta hãy chờ xem, các bậc thầy tâm linh trong cõi vô hình đã cho phép khai quật chưa!. Anh hùng phải được "nhìn nhận lại hết" mới ra Thái Bình!.1 like
-
Cựu bí thư Trung Quốc biển thủ 12 tỷ đồng để xây mộ phong thủyThứ Ba, 28/04/2015 - 05:30 Cựu bí thư thành ủy Yết Dương, Quảng Đông, Trung Quốc phải ra hầu tòa không chỉ vì cáo buộc biển thủ ít nhất 3,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 12,2 tỷ đồng) tiền công quỹ để xây mộ hoành tráng theo các nguyên tắc phong thủy mà còn vì tội tham ô, hối lộ. >> Trung Quốc "sờ gáy" thêm một "ngôi sao đang lên" >> Trung Quốc điều tra thêm quan dầu khí, bắt 3 tướng quân đội Theo tờ South China Morning Post, vị cựu bí thư thành ủy Yết Dương nói trên là Chen Hongping, hiện đang bị xét xử tại một tòa án ở Quảng Đông vì các tội danh biển thủ công quỹ, tham ô, nhận hối lộ. Theo bản cáo trạng của tòa án, là một quan chức cấp cao, Chen biết rõ quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm các hành vi mê tín dị đoan bao gồm việc xem phong thủy. Nhiều người Trung Quốc bao gồm cả các quan chức quan niệm, xem và tuân thủ đúng các quy tắc phong thủy sẽ giúp xua đuổi tà ma, vận hạn, tăng cường sức khỏe, may mắn, tiền tài, thăng quan tiến chức. Cựu Bí thư thành ủy Yết Dương Chen Hongping Cựu bí thư họ Chen bị tố cáo đã chỉ thị cho phòng đất đai và đường cao tốc của thành phố Yết Dương chuyển 3,5 triệu USD cho một công ty ra mặt thay mặt ông này xây ngôi mộ phong thủy hoành tráng. Ông Chen tuyên bố, số tiền trên được sử dụng cho dự án phát triển khu vực nông thôn và ngoại ô của thành phố. Theo cáo trạng, ông Chen đã tin theo và thực hành các nguyên tắc phong thủy từ rất lâu. Chen mê tín cho rằng, chính việc này đã giúp ông ta nhanh chóng thăng quan tiến chức, tiền vào như nước. Do đó, ông này đã dành rất nhiều thời gian để đi khảo sát khắp các vùng nông thôn nhằm tìm đất có vị trí đẹp để xây mộ cho mình. Ngoài biển thủ công quỹ, ông Chen còn bị cáo buộc nhận hối lộ tới 125 triệu nhân dân tệ. Chen chỉ là một trong hàng loạt các quan chức bị bắt và bị cáo buộc thực hành phong thủy, mê tín dị đoan trong chiến dịch chống tham nhũng tịch do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động. Theo Phương Đăng Dân Việt ======================== Ông này là một ví dụ, còn rất nhiều quan chức khác của Tàu lục địa mần phoeng shui được đưa lên mặt báo. Qua đó thấy rằng Phoengshui Tàu đã bị sai lầm từ nguyên lý căn để. Do đó, dù thày Tàu xuất sắc đến đâu - kể cả Cao Biền - khi rơi vào trường hợp sai lầm kiểu Tàu thì chỉ có...chết. Qua bài này thì còn thấy rằng: Nước Tàu lục địa lập Viện Khổng Tử khắp thế giới, đề cao Nho học và văn minh cổ Trung Hoa, nhưng lại phủ nhận phong thủy coi là "mê tín dị đoan". Đây là một hành vi tự mâu thuẫn ngay trong chính sách trị quốc của họ. Và đây cũng là một ví dụ sinh động chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Dịch học không có nguồn gốc từ nền văn minh này.1 like