-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/06/2015 in all areas
-
Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới Robert D. Kaplan: Phải nhìn nhận âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông thế nào? Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 19:30 Tờ Globe and Mail (Canada) vừa đăng tải một bài phỏng vấn Robert D. Kaplan - nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng về Biển Đông và tham vọng của Trung Quốc. >> “Bước tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông còn nguy hiểm hơn nhiều” >> Mỹ nhấn mạnh lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các "tiền đồn" trên Biển Đông PetroTimes xin lược dịch và trân trọng giới thiệu với bạn đọc quan điểm của vị học giả từng được Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers), tác giả của những cuốn sách “Chảo dầu sôi của châu Á”, "Bóng ma Balkan"... Robert D. Kaplan và bìa cuốn sách "Chảo dầu sôi của châu Á" của ông Tại sao ông lại coi Biển Đông là một mảnh ghép quan trọng hơn của bức tranh địa chính trị toàn cầu? Biển Đông đối với Trung Quốc cũng giống như Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) đối với Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã trở thành một siêu cường có sức mạnh địa chính trị rất lớn nhờ thống trị được vùng biển Caribbean. Một khi họ có thể làm được điều đó, họ có thể thống trị cả Tây Bán cầu, và thống trị được Tây Bán cầu là họ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Đông bán cầu. Những điều đó đã được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh. Nếu Trung Quốc giành được sự thống trị ở vùng biển này, họ có thể vươn ra ngoài Thái Bình Dương rộng lớn hơn, qua eo biển Malacca và nhập vào Ấn Độ Dương – huyết mạch giao thương năng lượng toàn cầu, nơi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc đi qua để đến các khu vực của châu Á. Vì vậy, Biển Đông là một công cụ thực sự lớn. Ngoài ra, nếu Trung Quốc có thể thống trị Biển Đông, họ có thể sẽ tiến hành hiệu quả chiến lược kiểu “Phần Lan hóa” (Finlandize) các quốc gia như Việt Nam và Philippines, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực ở châu Á. Xin ông nói rõ hơn là chiến lược kiểu “Phần Lan hóa”. Phải chăng đó là chiến lược lớn của Trung Quốc? Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thực hiện thành công chiến lược “Phần Lan hóa”. Về cơ bản, Phần Lan vẫn là nước dân chủ, tự do nhưng lại bị hạn chế về chính sách đối ngoại do ảnh hưởng của Liên Xô. Vì vậy mà Phần Lan không thể gia nhập NATO hay làm những việc khác mà có thể làm suy yếu lợi ích của Liên Xô. “Phần Lan hóa” trong trường hợp của Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ vẫn tồn tại trên danh nghĩa độc lập, nhưng các thông số chính sách đối ngoại của họ về cơ bản sẽ được hoạch định ở Bắc Kinh. Chiến lược này cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc hai đến ba bước tiến dài để thống trị Đài Loan. Tại sao Trung Quốc bất ngờ leo thang căng thẳng với các nước láng giềng? Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ven Biển Đông tập trung vào các vấn đề nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, các nước này không thể triển khai sức mạnh ra bên ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi. Bây giờ họ đang xây dựng lực lượng không quân và hải quân lớn hơn. Họ bắt đầu xung đột với nhau về việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc vấn đề tranh chấp Biển Đông trở nên căng thẳng là Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế hai con số hết năm này qua năm khác như thời gian trước nữa. Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn hơn ở trong nước và một trong những cách để một nước đối phó với sự bất mãn về kinh tế và chính trị là khơi lên chủ nghĩa dân tộc. Đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang làm. Càng có thái độ quyết đoán (hung hăng), các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Bạn biết đấy, thậm chí cả những kẻ chuyên quyền cũng phụ thuộc vào quan điểm của công chúng trong thế kỷ 21 này. Như vậy, không thể tránh khỏi một thực tế là nước Mỹ sẽ quay trở lại khu vực này? Vâng. Những gì mà chính sách của Mỹ đã làm là điều hướng giữa hai thái cực. Một mặt Mỹ phải ra sức ngăn chặn việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia ven Biển Đông, nhưng mặt khác, Washington cố gắng tránh một chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, bởi vì mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và vẫn sẽ là như thế trong tương lai gần. Điều này giải thích tại sao Mỹ phải bảo vệ các đồng minh hiệp ước của mình, như là Philippines, nhưng lại không cho phép Manila lôi kéo mình vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đây là một khó khăn và là một thách thức hiện tại với Mỹ, đặc biệt là với Bộ Quốc phòng Mỹ. Liệu có phải Mỹ đang có chiến lược sắp xếp các quốc gia ven Biển Đông thành một khối chống Trung Quốc không? Mỹ phải cho thấy là hải quân của họ sẽ không rút lui, mà thậm chí sẽ còn tăng cường sự hiện diện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Washington phải cho thấy là họ đang chuẩn bị đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực đến một mức độ nào đó mà không lún vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Một thách thức thực sự với Lầu Năm Góc là làm chậm lại quá trình trở thành một cường quốc quân sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á. Đơn giản là vì bạn không thể ngăn chặn một điều gì đó đang xảy ra không có nghĩa là bạn không thể trì hoãn nó trong 10 đến 15 năm. Trong thời gian một hoặc một thập niên rưỡi đó, toàn thế giới có thể thay đổi. Ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn nội bộ do khủng hoảng kinh tế, hay tính chất của hệ thống cầm quyền Trung Quốc có thể sẽ thay đổi. Ông nghĩ sao về việc nguy cơ căng thẳng trong tương lai có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ và Trung Quốc? Điều này có thể xảy ra.Philippines có thể là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Philippines rất yếu về mặt thể chế và thực lực quân sự. Nhưng Việt Nam thì khác, họ mạnh mẽ hơn. Vả lại Việt Nam có một truyền thống lâu đời và lịch sử xung đột với Trung Quốc. Những gì Việt Nam đang cố gắng làm là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về quan điểm lẫn các sự hỗ trợ khác, trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc. Theo Linh Phương (lược dịch) PetroTimes ======================== Không ngoài sự nhận xét của lão Gàn từ 2008, khi xác định rằng: Trung Quốc có âm mưu bá chủ toàn cầu. Nhưng bài phân tích của ông Robert D. Kaplan còn phản ảnh những nhận định của lão Gàn trước đây: Đoạn phân tích này cho thấy Trung Quốc có mưu đồ tương tự như Hoa Kỳ từ hơn ...100 năm trước, khi cả cái thế giới này mới bước vào sự sơ khai mở đầu cho nền văn minh hiện đại. Thời mà nền văn minh này chưa có cả khái niệm xe tăng và máy bay quân sự. Đây cũng là nguyên nhân để lão Gàn xác định rằng: chiến lược của Trung Quốc thuộc hàng tư duy cổ điển. Cho nên dù cố che dấu bằng những ngôn từ sáo rỗng, nhưng chẳng lừa được ai. Cho nên nó trở thành sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc. Nếu như cách đây hơn 100 năm, Trung Quốc không bị các cường quốc Âu Mỹ và Nhật Bản sâu xé thì với tiềm lực của nhà Thanh hồi bấy giờ, Trung Quốc có thể làm được việc mà ngày nay Bắc Kinh muốn làm. Hoặc xa xôi hơn nữa, vua Càn Long nhà Thanh trao Lưỡng Quảng cho Hoàng Đế Quang Trung thì cục diện lịch sử thế giới sẽ thay đổi lớn. Tiếc thay! Mọi việc không xảy ra như vậy. Trung Quốc ngay nay đã mắc một sai lầm chiến lược gần giống lịch sử nhà Thanh gần 200 năm trước, khi thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới vì đã đụng tới Việt Nam. Nếu mưu đồ này thành công thì ông Robert D. Kaplan nói đúng. Nhưng thật một lần nữa phân ưu với Bắc Kinh - như lão Gàn nhiều lần xác định: phương pháp sai sẽ làm hỏng mục đích. Bắc Kinh đã sai lầm khi dùng vũ lực và sức mạnh của tay trọc phú mới nổi để cưỡng chiếm biển Đông. Nói đúng ra, quân lực của tất cả các nước ASEAN công lại cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc trong một cuộc chiến thông thường, phi hạt nhân. Nó tương tự như hoàn cảnh của Hoa Kỳ hơn 100 năm trước thống trị vùng biển Caribe, khi mà thế giới chưa hội nhập. Lúc đó, nửa bên này địa cầu không có nhiều thông tin với nửa bên kia. Tương quan so sánh lực lượng Trung Quốc với Asean ngày nay và Hoa Kỳ với Tây bán cầu hàng 100 năm trước là tương tự. Cái khác nhau chính là ở không/ thời gian đã thay đổi và quyền lợi của hai nửa Địa Cầu rất quan trọng với nhau và nó trở nên rất gần nhau với thời gian va chạm, vì các phương tiện giao thông hiện đại. Cho nên hậu quả của Trung Quốc ngày nay, chính là nội dung đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan, mà cách đây hơn 100 năm, Hoa Kỳ không gặp phải trường hợp này khi sự chinh phục vùng Caribe. Tuy nhiên đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan lại chỉ đúng một nửa. Lão đã nhiều lần nói rằng: 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết gía rẻ. Nhưng "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Nửa kia lão Gàn không bảo ông Robert D. Kaplan sai. Bởi vì nếu lão đứng trong hoàn cảnh của ông ta thì cũng sẽ nói y như vậy. Tức là phản ánh một thực tế về hình thức đang diễn ra. Chứ không phải mô tả một cái sẽ xảy ra. Ông Robert D. Kaplan đang mô tả một nước Mỹ kiên quyết bảo vệ Đồng minh và không muốn chiến tranh xảy ra với Trung Quốc. Lão Gàn vốn cũng rất ủng hộ hòa bình thế giới. Bởi vậy trước hết, xin "cám ơn tư tưởng tốt". Hì. Ông Robert D. Kaplan đưa ra một khả năng sẽ xảy ra với Trung Quốc với giấc mơ "Bất chiến tự nhiên thành" và Hoa Kỳ ăn dưng trong "canh bạc cuối cùng". Sao dạo này xuất hiện nhiều tư tưởng lãng mạn thế nhỉ? Cứ như nhà thơ, hoặc trong chuyện cổ tích vậy. Cũng chẳng sao. Ước mơ này cũng có thể trở thành hiện thực nếu có Thượng Đế can thiệp.Hì. Chuyện thiên hạ, lão Gàn cũng chẳng cầm đèn chạy trước ô tô làm gì. Nhưng lão nghĩ rằng 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến đây không phải để làm thơ và viết truyện khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên có đoạn này đáng chú ý: Vừa rồi có một bài báo cũng nói về Việt Nam là một chốt chặn quan trọng để ngăn sự bành trướng của Trung Quốc (Bài viết gần đây, ngay trong topic này). Lão Gàn cho rằng nhuận bút bài báo đó có thể lên tới 5000 Dol và đó là một giá rẻ nếu nó tác động được đến Việt Nam trở thành một chốt chặn. Cũng trong topic này (Hay trong bài "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn để biển Đông"), lão Gàn cũng phát biểu rằng: Việt Nam không phải là gà để các siêu cường cá độ, như Iraq với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I. Bài viết về bài báo trước trong topic này cũng khá đầy đủ, nên không cần phải nói lại ở đây. Riêng vấn đề này, lão Gàn muốn nói rằng: Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn thể hiện thiện chí với Việt Nam thì việc đầu tiên, nhân danh cá nhân lão Gàn là cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chấm dứt ngay sản phẩm thời chiến tranh lạnh phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ tuy là một ứng cử viên sáng gía cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Năm nay sẽ có một trận động đất xấp xỉ 6 độ richter ở phía Tây Nam Hoa Kỳ - nhưng không gây thiệt hại lớn - để chứng tỏ quyền năng của những quy luật vũ trụ, xác định điều này. Lão Gàn không ghét bỏ và chẳng có "cơ sở khoa học" nào để căm thù ai cả. Viết phong long chém gió chơi vậy thôi.3 likes
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Người Ai Cập và văn minh cổ Châu Âu gọi là chòm sao Gấu trắng. Phương Đông gọi là Hùng tinh, với nghĩa Hùng cũng là con gấu. Sự thống nhất biểu tượng "Gấu" trong nền thiên văn cổ đại, một lần nữa cho thấy phải có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, mới có thể có sự thống nhất biểu tượng cho cùng một vì sao như vậy. Đám tư duy "Ở trần đóng khố" luôn cứ phải có bằng chứng trực quan, mới gọi là có "cơ sở khoa học" và thiếu hẳn khả năng liên hệ hợp lý lý thuyết. Nhưng khi có bằng chứng trực quan thì lại lươn lẹo cho rằng "chưa đủ 'cơ sở khoa học'". Đó là lý do để lão Gàn không muốn thuyết phục những con bò.1 like -
Quán vắng!
Thiên Sứ liked a post in a topic by thanhdc
Nghi lễ động thổ của người Ai Cập cổ đạiThứ bảy, 20/6/2015 | 15:00 GMT+7 Việc xây dựng các ngôi đền thờ của người Ai Cập cổ đại đều bắt đầu bằng nghi lễ động thổ giống người hiện đại. Lời nguyền chết chóc của các Pharaoh Ai Cập Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin Lễ động thổ của người Ai Cập gọi là "nghi thức nền móng". Trong lễ, họ xin các vị thần bảo hộ công việc xây dựng, cũng như hoàn thành những cấu trúc quan trọng nhất. Buổi lễ khởi công ngôi đền thờ bao gồm 8 nghi lễ, do các vị Pharaoh trực tiếp chỉ đạo, hoặc tiến hành dựa trên danh nghĩa của Pharaoh. Trong chuỗi nghi lễ, việc đầu tiên là dùng dây thừng nhỏ đo kích thước công trình và căn chỉnh hướng ngôi đền theo tinh tú hoặc la bàn. Buổi lễ liên kết chặt chẽ với Seshat, vị nữ thần chữ viết và đo lường. Nhiều người cho rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng một cây gậy có vết khía hình chữ V để quan sát chòm sao Gấu Lớn, giúp họ tính toán chính xác vị trí của phương Bắc và hướng công trình xây dựng. Phần nghi lễ tiếp theo là "cuốc đất", gần giống với lễ động thổ thời hiện đại. Pharaoh (hoặc tu sĩ đại diện cho Pharaoh) đào rãnh đầu tiên của ngôi đền bằng cuốc gỗ, tượng trưng cho việc cắt ngang qua Trái Đất tới giới hạn trên của Nun, vị thần nước nguyên thủy. Pharaoh sau đó dùng khuôn gỗ đúc một viên gạch bùn và đặt nó vào móng, đại diện cho những viên gạch đầu tiên sử dụng cho công trình. Pharaoh đổ một lớp cát mỏng từ bờ sông Nile đến các rãnh ở phần móng. Thợ xây dựng sẽ lấp đầy phần còn lại bằng cát lấy từ sông Nile, khiến phần nền của công trình trở nên mịn hơn. Pharaoh dùng đòn bẩy bằng gỗ đẩy khối đá lớn vào một góc của ngôi đền, báo hiệu bắt đầu công việc xây dựng. Khi công trình hoàn tất, ngôi đền sẽ được thanh tẩy trước khi đưa vào sử dụng. Phần cuối cùng là nghi lễ hiến dâng ngôi đền cho vị thần. Pharaoh đứng trước hình ảnh vị thần đang ngồi trong ngôi đền, làm lễ và cầu nguyện. Nhiều loài động vật trở thành vật hiến tế. Các nhà khảo cổ hiện đại cũng phát hiện thấy tiền, đĩa gốm, bát, đồ lễ dâng cúng (làm bằng sứ, đá vôi, gỗ) chôn cất tại những nơi quan trọng, xung quanh công trình xây dựng của người Ai Cập cổ đại. Chòm sao Gấu Lớn trên bầu trời. Ảnh: Wikimedia Lê Hùng (theo Ancient) Nguồn Báo Vnexpress ========================= Đã có bằng chứng khảo cổ.1 like -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chép luôn bài đầy đủ vào đây: Sau khi xem kỹ nội dung bài viết của ông Lê Chân Nhân thì ông đề cặp đến lòng tự trọng trong nhiều lĩnh vực, từ cá nhân đến dân tộc. Vậy thì tôi xin được bày tỏ thế này: Cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến vốn đã được ghi vào hiến pháp trước 1992. Nó là nguyên nhân để ông Tố Hữu nhắc đến trong bài thơ của ông "4000 năm cùng chúng ta ra trận", là lý do để cơ quan CIA phải lập hẳn một bộ phân chuyên môn tìm nguyên nhân nào để người Việt chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh với những kẻ thù hùng mạnh trong lịch sử. Đó cũng là lòng tự trọng dân tộc khi Ngài HCM viết Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang Nhưng có một đám vô sỉ - mặc dù có thể rất giàu lòng tự trọng cá nhân, hoặc nhóm, nhân danh trí thức khoa học, trơ tráo đến vô liêm sỉ phủ nhận những gía trị cội nguồn dân tộc, lươn lẹo không biết ngượng mồm, khi bị phản biện thì bày đặt đủ mọi thủ đoạn để đe dọa và dìm dập người phản biện, hoặc mặt dày câm như hến. Quan điểm của đám người này được reo rắc trong tư tưởng cho mọi người về một cội nguồn tổ tiên thấp hèn so với truyền thống, phá hoại lòng tự hào dân tộc. Bởi vậy, theo ông cần phải ứng sử thế nào để có được lòng tự hào vốn là cội nguồn của lòng tự trọng dân tộc mà ông đang quan tâm? Cả một truyền thống tự hào dân tộc bị phủ nhận mà không biết nhục. Mà còn trơ tráo nhân danh khoa học ta đây giáo sư tiến sĩ. Khi bị phản biện thì không có cái mặt nào dám đứng ra trong đám lúc nhúc "Hầu hết các nhà khoa học trong nước " và "công đồng khoa học thế giới" để tổ chức hội thảo khoa học công khai. Làm gì có lòng tự trọng tối thiểu của đám gọi là tri thức này. Cho nên tôi cho rằng: Muốn mỗi con người có lòng tự trong như ước mơ của tác giả thì lời khuyên của tôi là đám gọi là tri thức này hãy có lòng tự trọng tối thiểu khi nhân danh khoa học phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống làm nên lòng tự hào dân tộc đã. Sau đó sẽ bàn đến lòng tự trọng của đám ăn cắp vặt.1 like -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cả một truyền thống tự hào dân tộc bị phủ nhận mà không biết nhục. Mà còn trơ tráo nhân danh khoa học ta đây giáo sư tiến sĩ. Khi bị phản biện thì điếu có cái mặt nào dám đứng ra trong đám lúc nhúc "Hầu hết các nhà khoa học trong nước " và "công đồng khoa học thế giới" để tổ chức hội thảo khoa học công khai. Làm điếu gì có lòng tự trọng tối thiểu của đám này.1 like -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn thanhdc. Khi nào sư phụ ra Hanoi, Thanhdc rảnh lên gặp sư phụ. Họ đăng hay không sư phụ cũng không quan tâm lắm. Bởi vì họ nói về lòng tự trọng - thì vì tính chính danh - họ phải đăng bài của sư phụ. Nếu họ không đăng thì chính họ tự phủ nhận mục đích bài viết. Tùy họ thôi.1 like -
Qua đó thì anh chị em Địa Lý Lạc Việt mới thấy rõ rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không phải chỉ là nhằm xây một tượng đài vinh danh quá khứ. Mà nó còn là một hệ thống tri thức đồ sộ của cả một nền văn minh cổ xưa. Không chỉ NASA và còn cả hội đồng khoa học Châu Âu miệt mài đi tìm "Hạt của Chúa"....vv.... Tất cả đều thất bại và tất cả đều được báo trước nhân danh tri thức nền tảng của nền văn hiến Việt. Nhưng đến nay, thì mọi việc đã muộn. Cho dù ngay bây giờ Nasa mời tôi đến thuyết trình với họ với chủ đề: "Vì sao không thể có sự sống ngoài trái Đất" nhân danh nền văn hiến Việt.1 like
-
Quán vắng!
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chúng ta đang thiếu lòng tự trọng?! Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 06:00 (Dân trí) - “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống. Phải có lòng tự trọng của một đất nước là điểm đến hòa bình, sao lại để khách phải nơm nớp lo sợ khi bị ăn cắp vặt”. >> Tổng Giám đốc đi máy bay tháp tùng Thủ tướng cũng bị… mất cắp! (Minh họa: Ngọc Diệp) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã nói như vậy tại cuộc họp chiều ngày 18.6. Lời nói đó chứng tỏ chính Bộ trưởng Thăng đã thấy lòng tự trọng bị tổn thương, thấy mình bị sỉ nhục khi tình trạng mất cắp ở sân bay ngày càng nghiêm trọng. Còn cấp dưới của ông, từ ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam trở xuống, có thấy bị sỉ nhục hay không? Không nghiêm trọng sao được khi Tổng giám đốc một ngân hàng tháp tùng cùng Thủ tướng đi công tác về bị mất cắp một vali, lãnh đạo Bộ Công an đi công tác nước ngoài về cũng bị mất hành lý. Mất cắp có thể xảy ra ở mọi nơi, nhưng ở sân bay là hình ảnh quốc gia, cho nên: “ Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”. Hình ảnh quốc gia từng bị ảnh hưởng do thói ăn cắp. Người Việt từng bị sốc khi ở Nhật người ta ghi thông báo không được ăn cắp bằng tiếng Việt để cảnh báo người Việt. Nhưng đó là chuyện xảy ra ở nước Nhật, còn bị mất cắp ở sân bay thì hành khách của bất cứ quốc gia nào cũng có thể là nạn nhân. Sẽ khó nói đến phát triển du lịch khi ngay tại cửa ra vào của đất nước có những tên trộm rình rập. Đừng đổ cho ai cả mà chính những người làm việc tại các khâu vận chuyển hàng hóa đã móc nối với nhau để ăn cắp. Họ là những tên trộm “ở trong nhà”. Các hãng máy bay bỏ tiền thuê dịch vụ mặt đất, trong đó có khâu vận chuyển hành lý. Khi có vụ mất cắp xảy ra, các hãng máy bay đã mất tiền, còn mất uy tín với hành khách. Các cảng hàng không phải chịu trách nhiệm về tình trạng mất cắp, không thể đổ cho thiếu camera hay bất cứ lý do nào khác. Cho nên Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết liệt: “Camera chỉ là máy móc, con người mới là quan trọng. Phải coi việc này là trách nhiệm của chính mình. Từ nay đến cuối năm, nếu nạn trộm cắp hành lý tại sân bay không giảm thì tôi sẽ xử lý các Giám đốc Cảng vụ Hàng không”. Nhưng thật đáng lo âu khi tự kiểm điểm, sẽ thấy chúng ta đang thiếu lòng tự trọng ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ là chuyện mất cắp ở các sân bay. Một đất nước mà đi đâu cũng thấy xả rác, dơ bẩn, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương. Nước mình còn nghèo, dân mình phải chọn con đường ra nước ngoài làm ô sin hay lấy chồng ngoại quốc để đổi đời, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương. Một quốc gia có nhiều giáo sư tiến sĩ nhưng phải nhập từ Trung Quốc và các nước máy móc công nghệ, kể cả con ốc vít, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương. Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm, tấn công, rượt đuổi ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương. Còn nhiều điều khác nữa, mỗi công dân Việt Nam phải thấy đó là lòng tự trọng bị tổn thương. Đã đến lúc phải lấy Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn làm kinh nhật tụng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm”. Lê Chân Nhân ======================== Thấy ông Lê Chân Nhân đặt vấn đề "rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm". Từ lâu cũng có cảm tình với những bài viết với ký danh Lê Chân Nhân của ông, nên cũng muốn tham gia. Nhưng tính tôi vốn kỹ tính - có lẽ vì già rùi -Xin hỏi ông trước khi tham gia bình luận cùng những người quan tâm là: Ý ông muốn nói đến lòng tự trọng dân tộc, hay chỉ giới hạn trong sự tự trọng cá nhân? hay tự trong của một nhóm người. Sở dĩ tôi kỹ như vậy vì muốn tập trung vào chủ đề, không làm mất thì giờ của mọi người quan tâm. PS: Câu trả lời này đã gõ vào phần trả lời của báo Dân Trí, nhưng vì không biết các gõ mã xác nhận nên không gửi được. Bởi vậy, tôi trả lời ở đây. Rất mong anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp. Xin cám ơn.1 like -
Chuyên mục này xin gửi tới những câu truyện về thế giới vong linh, để hiểu hơn về một thế giới huyền bí gúp ra những bài học cho chính mình, dù tin hay không xin hãy đừng buông lời phỉ bảng mà nhìn vào bản chất nhân văn sau mỗi câu chuyện rút ra bài học cho chính mình Phần 1 Đây là một câu chuyện có thật, hai anh em con bá hộ đã hành hạ tàn độc người hầu của mình cho đến chết, đến đời này khi hai em anh đầu thai thành hai vợ chồng, oan hồn của ngườ i hầu vì cái chết đau đớn đem lòng oán hận theo trả thù gia đình, con cái hai vợ chồng người đã giết mình khiến gia cảnh lụi bại và gánh nhiều tai ương. Quý vị xem dù tin hay không hãy nhìn vào tính nhân văn, vào quy luật nhân quả, vay trả khó tránh, dứt bỏ đường ác tu tâm sửa tánh, adidaphat, https://www.youtube.com/watch?v=oE0P5svXGXg1 like