-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/06/2015 in all areas
-
Quán vắng!
tuấn dương and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
TẶNG CHO NHỮNG ĐÔI NAM NỮ YÊU NHAU, NHƯNG BỊ CẢN TRỞ BỜI NHỮNG THÀNH KIẾN KHẬP KHIỄNG. Thien Su Lac Viet 11 Tháng 1 2012 · Thành phố Hồ Chí Minh · Trong truyền thống văn hóa Á Đông, lúc cưới vợ gả chồng thì những người có tuổi trong gia đình đều quan tâm đến vấn đề luận tuổi. Nhưng qua thời gian cũng như thăng trầm của lịch sử, ngày nay, việc luận tuổi đã bi thất truyền dẫn tới những quan niệm chưa chính xác, lệch lạc và trở thành một nỗi lo sợ vô lý cho các cặp trai gái yêu nhau muốn tiến đến hôn nhân. Và cũng qua cả ngàn năm nay, sự thất truyền, tam sao thất bản đã dẫn đến những phương pháp luận tuổi không đầu không đuôi, gây ra những cảnh dở khóc dở cười, chia ly vô cớ và đầy nước mắt của những đôi yêu nhau. Phương pháp phổ biến hiện nay đa số các “thầy” xem tuổi đều áp dụng phương pháp cung phy. Có 8 cung phi cho nam (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) và 8 cung phi tương tự cho nữ, kết hợp lại sẽ cho ra 64 trường hợp, hay còn gọi là 64 cặp tương tác (Càn – Đoài, Càn – Khảm, Đoài – Ly, Cấn – Tốn…), và kết quả của 64 cặp sẽ tương ứng với các chữ : Sinh Khí – Diên Niên – Phúc Đức – Phục Vị - Ngũ Quỷ - Tuyệt Mạng – Lục Sát – Họa Hại. Như vậy chỉ có 64 trường hợp tương tác tuổi. Chúng ta thử làm phép tính nhỏ, với nhân loại mấy tỷ người mà chỉ có 64 trường hợp để xem tốt xấu thì xác xuất giống nhau là rất lớn. Cứ 64 cặp thì có 1 cặp giống nhau. Có thể thấy rằng đây là điều thiếu logic. Ngoài ra, còn có phương pháp ít phổ biến hơn, đó là phương pháp Cao Ly Đồ Hình. Phương pháp này lấy 10 thiên can theo tuổi nam phối 12 địa chi theo tuổi nữ, sau đó sẽ có 1 bảng phân loại và định tuổi cát-hung. Nếu ta lấy 6 tỷ người trên thế giới và giả định có 1 tỷ cặp vợ chồng với trung bình có 4 con một cặp (ứng với 6 tỷ), đem chia cho 120 trường hợp thì ta sẽ có: 1000. 000. 000: 120 = Gần 8.300.000 triệu cặp vợ chồng có chung một hoàn cảnh. Chỉ cần 3/ 10 trong số 120 trường hợp phối cung đó chia ly hoặc chết thì ta sẽ có 8.300.000 x 36 = 298. 800. 000 cặp vợ chồng ly tan. Và hơn 1 tỷ trẻ em mồ côi trên thế gian này. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng trong dân gian vẫn lưu giữ và truyền miệng những câu như “Dần Thân Tỵ Hợi” “Tý Ngọ Mão Dậu” “Thìn Tuất Sửu Mùi” là Tứ hành xung, hoặc “Canh cô Mậu Quả”, “gái tuổi Dần”, nhưng người ta quên rằng đằng sau những câu trên là cả 1 hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh các mối quan hệ của Thiên can, Địa chi, mạng. Qua các phương pháp trên, các bạn cũng có thể nhận thấy thiếu sự hợp lý và khập khiễng trong phương pháp luận tuổi. Nhưng đáng tiếc là sự coi tuổi khập khiểng này đã tồn tại trên thực tế và ăn vào tiềm thức của các bậc ông bà cha mẹ, làm họ tin một cách mù quáng. Các phương pháp coi tuổi vợ chồng khập khiễng trên từ những vị thầy nửa mùa, chẳng hiểu thấu lý, nên vô tình đã để lứa đôi tan nát. Để thay đổi những quan niệm sai lầm trên, chúng tôi cần thấy phải có một phương pháp hoàn chỉnh, logic, nhằm giúp cho những đôi lứa yêu nhau đến được với nhau. Chính vì vậy chúng tôi, những người làm công việc nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đã tổng hợp, nghiên cứu và kiểm nghiệm để có được một phương pháp luận tuổi đúng đắn, hợp lý và mang tính khái quát cao nhất. Phương pháp này chúng tôi đặt tên là “Luận Tuổi Lạc Việt” với sự điều chỉnh mạng Thủy – Hỏa trong Lạc Thư Hoa Giáp so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc nhằm chứng mính cách so tuổi vợ chồng còn sót lại trong dân gian hiện nay chỉ là những mảnh vụn rời rạc, không hoàn chỉnh dẫn đến những sai lầm tai hại. “Không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đôi lứa đích thực” và “yêu nhau cứ lấy” là quan điểm của chúng tôi. Ngoài ra, tương quan vợ chồng chỉ là những điều kiện ban đầu, khi gia đình có con thì tương quan này sẽ thay đổi tốt hoặc xấu phụ thuộc vào tuổi đứa con có hợp với cha mẹ hay không, đặc biệt là con út! Ông bà ta có câu “giàu con út, khó con út” Theo phương pháp này, tương tác giữa người với người xảy ra ở cả 3 yếu tố Thiên can, Địa chi và Mạng thông qua mối quan hệ về ngũ hành sinh khắc và nguyên lý âm dương. Như vậy, để dể hình dùng, ta có thể làm phép tính như sau : 60 tuổi nam phối 60 tuổi nữ, cùng với tuổi của 60 đứa con út có khả năng sinh ra theo tương quan tuổi vợ chồng, Tức là ta sẽ có: 60 x 60 x 60 = 216.000 trường hợp khác nhau. Xác xuất để tinh toán cao hơn nhiều lần so với các phương pháp trên. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến các cách cục tốt trong việc phối tuổi vợ chồng và con cái trong gia đình. Nhưng vấn đề không dừng lại ở những con số khô khan và phương pháp lạnh lùng. Phương pháp “Luận tuổi Lạc Việt” còn có tính nhân bản ở chỗ là nó khẳng định một cách hợp lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về tình yêu nam nữ -"Yêu nhau cứ lấy" và sinh đứa con chính là nguồn hạnh phúc gia đình, dù tuổi cha mẹ có khắc nhau đi chăng nữa. Và một vấn đề chúng tôi cũng muốn chia sẻ với quý bạn đọc, đó là “tuổi tác” là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, mỗi gia đình như : hoàn cảnh gia đình, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân… Chính vì vậy khi gặp các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các bạn không nên quy hết vào lý do… không hợp tuổi, để rồi có những đáng tiếc xảy ra và xã hội lại tiếp tục duy trì những quan niệm không chính xác về việc xem xét tương quan tuổi giữa người với người! Xin chân thành cám ơn quý báo và quý bạn đọc.3 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ảo ảnh kỳ lạ xuất hiện 20 phút trên bầu trời ở Trung Quốc Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút. (Vietnam+) lúc : 14/06/15 14:48 Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút. Khoảnh khắc này do Lý Băng Kiệt, một người dân địa phương, chụp lại. (Nguồn: QQ) Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút. Khoảnh khắc này do Lý Băng Kiệt, một người dân địa phương, chụp lại. (Nguồn: QQ) ====================== Ngày xưa, lúc mây đen bao phủ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, lão Gàn bảo Thiên Đồng đưa ngay bài Binh thư yếu lược của Đức Thánh Trần lên. Trong đó Ngài nói rõ rằng: Đây là điềm trong vòng một tháng có giặc phương Bắc gây sự. Còn đây là điềm bên Tàu, để các cao thủ Tàu giải quyết. Còn muốn lão giở quẻ đoán điềm thì đưa đây 20 triệu tệ. Đoán sai trả lại tiền. Đoán đúng đưa thêm 30 triệu tệ nữa. Lão tính giá hữu nghị rùi. Lão gợi ý cho các cao thủ Tàu - cái này là khuyến mãi cho phù hợp với kinh tế thị trường nha: Hà Bắc phải được coi là phía Bắc Trung Quốc vì lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Nếu tính phía Đông từ tâm là sai.2 likes -
hi, hôm nay cháu gọi về nhà để hỏi xem mọi người chữa bệnh ở đâu để xin địa chỉ và số điện thoại, sau khi gửi tin nhắn cho chú thiên sứ trên điện thoại, thì cháu vào tìm địa chỉ ông thầy lang đó trên mạng, thì tìm ra đúng ông này Địa chỉ và thông tin ông này ở đường link này nhé, đây là trang web của tỉnh vĩnh phúc, có nói tới ông lang này http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=5774 sau khi chữa khỏi 2 ca ung thư do bệnh viện trả về cho 2 người ở làng cháu, thì cả làng cháu bắt xe khách lên tận vĩnh phúc chỗ ông này khám( từ ninh bình lên tới vĩnh phúc) Bố cháu bị rối loạn tiền đình do thoái hóa 3 đốt sống cổ gây nên, đã chữa ở bạch mai và bạch mai xác định là do thoái hóa 3 đốt sống cổ nên gây ra rối loạn tiền đình, lúc lên khám ông lang này, ông này nặn gan bàn tay 1 lúc, sau đó nặn 10 đầu ngón tay 1 lúc rồi nói "bị thoái hóa 3 đốt sống cổ, và làm hỏng cả hệ tuần hoàn não" bố cháu giật mình, vì giống y xì kết luận của bệnh viện bạch mai2 likes
-
Cảm ơn Vi Tiểu Bảo nhiều. Như vậy, những ca chữa ung thư của sư phụ có đồng minh chiến lược và toàn diện rùi. Hì.1 like
-
Philippines, Trung Quốc to tiếng tại Liên hợp quốc về tranh chấp lãnh thổ Dân trí Các đại diện của Philippines và Trung Quốc đã to tiếng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong một cuộc họp của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) ngày 12/6. >> Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Liên hợp quốc Đại sứ Philippines tại Liên hợp quốc, bà Lourdes Yparraguirre. Đại sứ Philippines tại Liên hợp quốc Lourdes Yparraguirre đã thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc phá hoại trật tự của Luật Biển với các tham vọng bành trướng và vi phạm quyền chủ quyền của Philippines. Bà Yparraguirre còn chỉ trích Trung Quốc cản trở các hoạt động đánh bắt của Philippines gần quần đảo Trường Sa bằng việc sử dụng lực lượng quân sự. Cũng theo bà Yparraguirre, việc bồi đắp của Trung Quốc đã làm tổn tại môi trường. Đáp lại, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Wang Min bao biện rằng hành động của Trung Quốc là hợp pháp, và rằng các hoạt động xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn cao về môi trường và không làm tổn hại tới "quyền lợi hàng hải hợp pháp" của các nước khác. Ông Wang cũng nói rằng bất kể Philippines nói gì tại phiên họp ngày 13/6 hay bất kỳ cuộc họp nào khác của Liên hợp quốc, họ cũng không thể đạt được mục đích gây sức ép để Trung Quốc phải nhượng bộ. Ông này còn hối thúc Philippines giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 với sự tham dự của 136/167 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và các nước quan sát viên đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) từ 8-12/6. Tại hội nghị này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã nêu rõ Việt Nam quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông hiện nay, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc ở Biển Đông, phá hủy môi trường và hệ sinh thái biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, gây lo ngại lớn trong các nước ASEAN cũng như các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bà Nguyễn Phương Nga cũng nhấn mạnh cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm các tranh chấp ở Biển Đông. An Bình Theo Sputnik, NHK ================ Đây là cơ hội để Hoa Kỳ đưa vấn đề toàn bộ biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và các nước sẽ trình bày những luận cứ của mình chứng minh chủ quyền lãnh thổ ở bể Đông. Họ có quyền thuê luật sư tranh tụng cho "ra môn, ra khoai" Đây là cơ hội cuối cùng để tránh một cuộc chiến tranh. Nếu nước nào không có đủ bằng chứng và luận cứ thuyết phục thì sẽ phải chịu phán quyết là sai trái. Những nước nhận thấy minh sai và tuân thủ thì sẽ tránh được đối đầu và là điềm lành cho hòa bình trong sự phát triển của nền văn minh. Còn nếu nước nào ngoan cố chống lại cả thế giới thì sự trừng phạt sẽ hoàn toàn chính danh. Đây là nguyên lý của lời phát biểu của lão Gàn: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đến lúc này cũng cần phải có sự công nhận quốc tế. Và đây là điều kiện chắc chắn góp phần vào chống chiến tranh. Mặc dù đã muộn, nhưng nếu được thừa nhận thì "méo mó có hơn không". Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Nó cần phải có một tập hợp lớn hơn để hóa giải sự tranh luận của những con ếch trong tầm nhìn cục bộ của nó qua cái miệng giếng.1 like
-
Hôm nay cháu ghé qua website định cảm ơn chú Thiên sứ về vấn đề phong thuỷ thì vô tình đọc được việc chú giới thiệu một cao thủ Tử vi. Nói về khả năng tử vi của chú Thiên sứ thì cháu chợt nhớ lại một lần chú xem qua lá số cho cháu (cách đây 10 năm rồi) và khẳng định 100% là nhất định dòng họ nhà cháu có cụ tổ nhiều đời trước làm võ tướng rất giỏi. Cháu ngớ người ra. Gia đình cháu lúc đó không biết cụ nào như vậy, và từ trước đến tận bây giờ chưa ai xem tử vi cho cháu hay gia đình cháu mà nói vậy. Bẵng đi nhiều năm, gia đình cháu vô tình tìm lại được gia phả dòng họ và được biết rằng cụ tổ 10 đời và 11 đời của cháu là 2 danh tướng làm đến chức Đại Quốc Công và Tể tướng. Tên của 2 cụ là tên 2 con phố tại Hà Nội. Thật tiếc là chú Thiên sứ không làm dịch vụ xem tử vi! Nay cháu thấy chú lấy uy tín ra giới thiệu một cao thủ thì chắc chắn là cháu phải đăng kí xem. Bạn Vi Tiểu Bảo và chú Thiên Sứ có thể cho cháu xin số điện thoại và địa chỉ của ông Lang được không ạ? Cháu đang đi tìm thầy lang chữa bệnh xẹp phổi.1 like
-
Sợi xích nóng Mỹ-Úc-Nhật chặn Trung Quốc trên biển Đông (Tin tức 24h) - Mỹ, Úc dự tính đưa tàu, máy bay đến Biển Đông, trong khi Nhật cũng cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ trong khu vực. Trung Quốc hung hăng đòi lập ADIZ trên biển Đông? Ấn Độ kiên định về Biển Đông mặc Trung Quốc cảnh cáo Sợi xích nóng chặn Trung Quốc Phó đô đốc David Johnston của Australia nói nước này hiện có tàu và máy bay tuần tra hoạt động ở Biển Đông và khẳng định đó là các hoạt động thông thường đã diễn ra trong nhiều năm. "Chúng tôi có các hoạt động thông thường ở biển Đông và đã làm những việc này trong nhiều năm”, ông Johnston phát biểu trước báo giới ở Canberra. Mới đây, lực lượng Phòng thủ Australia đã hoàn tất một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bao gồm tập trận trên Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác hải quân với Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh. Tàu khu trục HMAS Perth của Australia. Đây là cuộc tập trận mang tên Bersama Shield, dựa trên kịch bản giúp Malaysia và Singapore phòng thủ. Lực lượng của Australia tham gia cuộc tập trận có tàu ngầm HMAS Rankin, tàu khu trục HMAS Perth và máy bay RAAF. Giới lãnh đạo Úc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây nhất, hôm 11/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney nước này cần lên tiếng phản đối nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đề cập đến khả năng điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo. Còn về phía Nhật, Chính phủ của ông Shinzo Abe tuyên bố Biển Đông là một vấn đề quan trọng đối với lợi ích quốc gia và cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua các hoạt động giám sát, tuần tra và các kênh ngoại giao. Sự liên kết giữa ba cường quốc Mỹ-Úc-Nhật Bản chắc chắn sẽ tạo ra một liên minh quân sự vô cùng mạnh mẽ, đối phó với sự ngông cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông. Biển Đông không còn là tranh chấp song phương Sự quan tâm của dư luận quốc tế cùng sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia vào vấn đề Biển Đông dù không phải là một bên trong tranh chấp cho thấy nó đã không còn là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia nữa. Điều này có thể lý giải rằng Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới, chứa các tuyến đường hàng hải sống còn, bởi thế nó đã trở thành vấn đề nóng của quốc tế, điều Trung Quốc không hề mong muốn. Một nhà báo quốc tế từng sử dụng cụm từ chiến lược "lát cắt salami" để mô tả "các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn". Trung Quốc đang dần giành quyền kiểm soát các bãi cạn và đảo nhỏ trên Biển Đông, tăng cường sự hiện diện và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại đây. Đặc biệt, hành động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây và cả khả năng triển khai vũ khí đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc khiến quốc tế cực kỳ lo ngại. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chỉ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán trực tiếp với các bên có tranh chấp. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với động thái của các cường quốc Mỹ, Úc, Nhật Bản và rất nhiều nước khác, kế hoạch "lát cắt salami" hay "tằm ăn lá dâu" của Trung Quốc đã thất bại. An Nhiên (Tổng hợp) ================= Đụng tới biển Đông là tiền đề, nguyên cớ trực tiếp cho "canh bạc cuối cùng", còn sâu xa là ai - thế lực nào - sẽ quyết định sự phát triển của nền văn minh trong tương lai? Lão Gàn đã phân tích dự báo từ lâu rùi. Chịu khó xem lại "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc., cho dù Việt Nam chỉ khoanh tay đứng nhìn, hoặc nghiêng về một phía nào đó thì cũng không thay đổi được tính tất yếu. Trừ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác nhận tầm cỡ quốc tế thì cũng đã muộn rồi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Híc.1 like
-
Trung Quốc thử thành công siêu vũ khí Wu-14 lần thứ tư Nguyễn Hường 13/06/15 07:15 (GDVN) - Wu-14 có thể khiến "hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ trở nên kém hiệu quả hoặc lỗi thời". Tờ Sputnik ngày 11/6 đưa tin cho rằng Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm thành công thứ tư của siêu vũ khí Wu-14. Cuộc thử nghiệm Wu-14 mới nhất diễn ra hôm Chủ nhật tại Trung tâm Thử nghiệm Tên lửa và Vũ trụ Wuzhai, phía bắc tỉnh Sơn Tây, miền tây Trung Quốc, tờ Washington Free Beacon cho biết. Tần suất dầy các cuộc thử nghiệm cho thấy Trung Quốc đang rất muốn đẩy mạnh phát triển loại vũ khí mới. Đây là vụ thử nghiệm thứ tư của loại vũ khí này được Trung Quốc tiến hành trong vòng 18 tháng qua. Các cuộc thử nghiệm trước đó diễn ra vào tháng 1, tháng 8 và tháng 12 năm 2014. Tần suất dày đặc các cuộc thử nghiệm cho thấy Trung Quốc đang rất muốn đẩy mạnh phát triển loại vũ khí mới này. Wu-14 là tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường di chuyển với vận tốc vượt ngưỡng Mach 10 (khoảng 12.000 km/giờ). Các cuộc thử nghiệm thành công loại vũ khí này đã giúp Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới phát triển được vũ khí siêu thanh, sau Mỹ và Nga. Tình báo Mỹ thường xuyên theo dõi chặt chẽ các cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc. Một ủy ban của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái đã xuất bản một báo cáo trong đó nó nói rằng Bắc Kinh đang chế tạo tên lửa siêu thanh như "một thành phần cốt lõi của khả năng tấn công chính xác trong các thế hệ tên lửa tiếp theo của mình". Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại rằng Wu-14 có thể khiến "hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ trở nên kém hiệu quả hoặc lỗi thời". Ngoài Wu-14, Trung Quốc cũng đang phát triển một vũ khí siêu thanh thứ hai sử dụng một động cơ scramjet công nghệ cao. "Bốn cuộc thử nghiệm diễn ra trong khoảng một năm rưỡi cho thấy Trung Quốc có thể phát triển phiên bản đầu tiên để triển khai trong 1-2 năm," Rick Fisher, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế nói với Washington Free Beacon. Fisher cho biết có một "nhu cầu khẩn cấp" đối với Mỹ là phải triển khai vũ khí rail-gun có thể bắn đạn ở tốc độ siêu thanh để tạo ra những đám mây có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy tên lửa siêu thanh Trung Quốc. Trong dự thảo chi tiêu quốc phòng năm 2016, chính quyền Mỹ cũng đã nhận thức được mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và đồng ý cho phép Lầu Năm Góc phát triển hệ thống rail-gun, dành 291 triệu USD cho các dự án phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại vũ khí siêu thanh. Nguyễn Hường ===================== Bởi vậy, với những loại vũ khí tấn công nhanh toàn cầu và chính xác này thì nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh, cuộc chiến sẽ không thể kéo dài được. Cho nên lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật.1 like
-
Tóc bạc báo hiệu thời mạt vận của quan tham Trung Quốc? Cập nhật lúc: 14:00 12/06/2015 (GMT+7) Hình ảnh Chu Vĩnh Khang cúi đầu nhận tội với mái tóc bạc trắng khiến các chuyên gia cho rằng, đó là báo hiệu thời mạt vận của đám quan tham Trung Quốc. Phiên tòa diễn ra khá âm thầm hôm 11/6 tại Tòa án nhân dân trung cấp số 1 tại Thiên Tân, Trung Quốc xử cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh dấu lần đầu tiên ông xuất hiện công khai kể từ tháng 12/2014. Chính trị gia 72 tuổi này cũng là quan tham Trung Quốc cấp cao nhất bị xét xử về tội danh tham nhũng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền. Ông đã thừa nhận và không kháng cáo đối với tất cả các cáo buộc nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia. Theo China South Morning Post, Tòa án Thiên Tân bắt đầu xử kín vụ án của Chu Vĩnh Khang từ ngày 22/5 nhưng thông tin về vụ xét xử chỉ được biết tới khi phán quyết cuối cùng được đưa ra hôm 11/6. Theo đó Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân, tước các quyền chính trị, tịch thu toàn bộ gia sản với tội danh nhận hối lộ, bị kết án 7 năm tù giam về tội danh lạm dụng quyền lực và 4 năm tù giam về tội danh tiết lộ bí mật nhà nước. Mái tóc bạc của Chu Vĩnh Khang khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Ảnh: AP Tuy nhiên sững sờ hơn cả là khi Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) phát sóng cảnh quay từ phiên tòa cho thấy mái tóc đen quen thuộc của Chu Vĩnh Khang đã biến mất, thay vào đó là mái tóc bạc khiến người ta không thể không chú ý.Trước khi ông Chu bị khai trừ khỏi ĐCS Trung Quốc và bị bắt hôm 5/12, tóc của ông vẫn còn đen. Phải chăng 7 tháng qua trong tù với những tội danh nghiêm trọng treo lơ lửng trên đầu khiến chính trị gia từng lừng lẫy một thời này đổi màu tóc? Tuy nhiên, cũng có một cách giải thích khác có vẻ hợp lý hơn: đó là thời gian trong tù khiến Chu Vĩnh Khang không còn được dùng thuốc nhuộm tóc, thứ thực ra đã giữ cho màu tóc của ông đen nhánh trước đó? Theo nhận định của Washington Post, nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc khi còn đương chức hiếm khi có tóc muối tiêu dù đã đến tuổi không thể cưỡng lại tuổi già. Một số chuyên gia cho rằng phần lớn trong số họ chắc chắn dùng thuốc nhuộm tóc thường xuyên vì muốn trông trẻ trung và khỏe mạnh hơn. Đối với các chính trị gia “ngã ngựa”, việc cấm nhuộm tóc dường như trở thành một tiêu chuẩn, hoặc có thể coi là dấu hiệu của sự trừng phạt. The Beijing News gần đây công bố một bản so sánh môt số chính trị gia thất thế trước và sau khi bị bắt. Trong đó, điểm nổi bật nhất có thể nhận ra là sự thay đổi màu tóc. Thậm chí có một số nhà phân tích chăm chăm để ý đến sự thay đổi của màu tóc khi dõi theo không sót một phiên tòa nào xử các chính trị gia cấp cao tham nhũng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng gặp phải những trường hợp ngoài dự đoán. Theo Paul French, một cây viết của tạp chí Foreign Policy, trong phiên xử cựu bí thư tỉnh Trùng Khánh Bạc Hy Lai hồi năm 2013, ông đã chờ đợi ông Bạc xuất hiện tại phiên tòa với một màu tóc bạc “dễ hiểu”. Tuy nhiên, tóc của ông Bạc không hề bạc và không rõ đó là tóc tự nhiên hay nhuộm màu. Theo NLĐO ======================== Cái này "khoa học giải thích rằng...", ông Khang đã trên 60 tuổi, nên tóc bạc là do không được nhuộm tóc trong nhà tù.1 like
-
Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia Nhà sử học Keith Weller Taylor (Mỹ) Keith Weller Taylor được coi là một trong những nhà Việt Nam học ngoại quốc nổi tiếng nhất ở Việt Nam cũng như trong giới học thuật quốc tế. Thường thì, một học giả nghiên cứu về Việt Nam hoặc chỉ có thể thành danh trong nước, hoặc ngược lại, chỉ được học giới nước ngoài tán dương, bởi sự chênh lệch giữa các lề thói làm việc. Nhưng, K.W. Taylor lại được cả hai. Vậy lý do đó là gì? Theo tôi, cần nhìn nhận ông cũng như những gì ông viết từ góc độ thân phận con người. Taylor là cựu chiến binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Cái “hội chứng” mà ông mắc phải thời Hậu chiến, những câu hỏi rằng: vì sao ông và nước Mỹ của ông lại thất bại trong một cuộc chiến không cân sức? Những người đánh bại ông là ai, họ đến từ đâu trong lịch sử thăm thẳm của nhân loại?1 có lẽ đã thôi thúc Taylor trở thành người xông pha miệt mài trong lĩnh vực Việt Nam học trong suốt quãng đời của mình. Thành tựu mà ông đã công bố trong lý lịch khoa học cá nhân (được cập nhật lần cuối vào 4/11/2014), bao gồm: ba chuyên luận cá nhân, ba cuốn sách viết chung, và hàng chục bài nghiên cứu chủ yếu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, được đăng tải trên các tạp chí như Journal of Vietnamese Studies, Journal of Asian Studies, Journal of Southeast Asian Studies Vietnam Review, Asia Journal... Phạm vi của các tiểu luận khoa học không chỉ tiếp cận những vấn đề “bếp núc” của sử liệu học và sử học trải dài từ cổ sử cho đến lịch sử hiện đại, mà còn hướng đến các vấn đề tôn giáo, triết học, văn học, dân tộc học, Tiếng Việt lịch sử,... Không nghi ngờ gì nữa, Taylor chính là chiếc cầu nối, để đưa ra những diễn giải về lịch sử và văn hóa Việt Nam đến với thế giới sử dụng Anh ngữ trong vòng 40 năm qua. Trong 40 năm ấy, Taylor xuất hiện như người nhạc trưởng của giới nghiên cứu Việt Nam học ở nước ngoài, những quan điểm và lý thuyết của ông đã gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu khác như Li Tana, Victor Lieberman, Choi Byung Wook,... Cũng trong 40 năm ấy, ông đã liên tục đào tạo nên nhiều thế hệ nhà Việt Nam học trẻ/ mới khác như C. Liam Kelley, Peter Zinoman, Duong John Phan, Claudine Ang, B. Zottoli,... để Hoa Kỳ trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu về Việt Nam học. Chừng ấy thôi, cũng đã đủ thấy những công sức mà Taylor đóng góp cho giới học thuật. Bài viết này sẽ nhìn nhận K.W. Taylor như một thực thể của lịch sử qua hai mốc chính trong sự nghiệp nghiên cứu của ông: The Birth of Vietnam (1983) và A History of the Vietnamese (2013). Kẻ chiến bại hát theo giọng của người chiến thắng Đây có lẽ là một nhận xét sẽ khiến một số người giật mình. Nhưng theo tôi, chính “giọng hát” này là điều tạo nên sự thành công của Taylor ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài một số bài viết sắc sảo hoặc rất chuyên sâu bếp núc2, Taylor được biết đến chủ yếu qua chuyên luận nổi tiếng The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 10 SCN. Đó là một công trình tham khảo về quá trình đấu tranh cho sự tồn tại và độc lập của người Việt chống lại người láng giềng phương Bắc3. Nhưng chuyên luận này, theo tôi, chỉ có giá trị chủ yếu ở phương diện: nó là một kênh truyền tải tiếng nói của các nhận thức lịch sử ở trong nước [Việt Nam] đến với giới học thuật quốc tế thông qua lăng kính khúc xạ mang tên K.W. Taylor. Taylor có một lợi thế rất lớn khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam: góc độ của người đứng bên ngoài, gần như không chịu áp chế của chính trị từ bên trong, nhưng ông đã nhanh chóng phá bỏ ranh giới ấy, nhìn lịch sử Việt Nam với con mắt của người Việt Nam (hoặc ít nhất bằng con mắt của một số sử gia Việt Nam). Ông đã nhìn như thế nào? Ông nhận thức được rằng, “chiến tranh Việt Nam” là một yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên cung cách viết sử ở Việt Nam. Ông hiểu rằng: ông là người ở bên kia chiến tuyến, và có lẽ vì thế, sau khi thất trận, ông đã thử nhập thân vào cách suy nghĩ của người bên này lằn đạn, để hiểu xem họ thực sự đang nghĩ gì. Nhưng dường như ông đã “nhập vai” hơi đạt quá, dùng lại những khái niệm mà sử gia Việt Nam và người dân Việt Nam đã và đang sử dụng. Nào là “truyền thống”, “bản sắc của người Việt”, “quốc gia”, “dân tộc”,... Tức là ông đã sử dụng những khái niệm mới hình thành trong thế kỷ XX (khi Việt Nam va đập với chủ nghĩa thực dân) để tư duy về những đối tượng lịch sử xuất hiện trước đó cả ngàn năm. Riêng khái niệm “Việt Nam” cũng đã phức tạp rồi! “Việt Nam thống nhất” của năm 1975 trở về sau khác với “Việt Nam chia tách” của thập niên 1960, Việt Nam thập niên 1960 lại cực kỳ khác so với nước “Đại Cồ Việt” (chỉ nằm ở đồng bằng sông Hồng đầy đầm lầy và lau sậy vào cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI), lại càng khác so với cái được gọi là “nhà nước Âu Lạc”,... Liệu chúng ta có thể đánh những dấu bằng an nhiên theo đẳng thức {Việt Nam = Đại Cồ Việt = Âu Lạc = Bách Việt} hay {văn hóa Bách Việt= văn hóa Âu Lạc = văn hóa Đại Cồ Việt= bản sắc văn hóa Việt Nam}? Chúng ta hãy xem ông lập luận: Đôi khi, người ta tưởng tượng rằng: “cốt cách bản địa Việt Nam tính” đã sống sót, không hề hấn gì dưới ngọn lửa cai trị của Trung Quốc. Ở một khía cạnh nào đó, điều này là đúng, ví như tiếng Việt đã sống sót, cũng như những huyền thoại của Việt Nam từ thời kỳ “tiền Trung Quốc” đã sống sót. Nhưng cả ngôn ngữ lẫn những truyền thống huyền thoại của Việt Nam cũng đã biến thể qua những giao tiếp với Trung Quốc.4 Khi ông phát ngôn như vậy, ông đã coi rằng đã có/ đã tồn tại một “cốt cách bản địa Việt Nam tính” trước khi người Hán xâm lược vào thế kỷ III TCN, ông đã coi rằng tiếng Việt và các huyền thoại bản địa thời Tiền Trung Quốc cũng tồn tại từ đó. Cốt cách đó/ bản sắc đó tồn tại dai dẳng hơn 12 thế kỷ cho đến khi người Hán chấm dứt vai trò cai trị ở mảnh đất này dù bản sắc đó đã ít nhiều bị Hán hóa. Dẫu ông biết rằng “người Việt Nam thế kỷ X rất khác so với tổ tiên của họ trước đó 12 thế kỷ”, nhưng ông đã thụt lùi, ít nhất khi so sánh với giới ngữ học trong nước như Nguyễn Tài Cẩn chẳng hạn5. Taylor có một lợi thế rất lớn khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam: góc độ của người đứng bên ngoài, gần như không chịu áp chế của chính trị từ bên trong, nhưng ông đã nhanh chóng phá bỏ ranh giới ấy, nhìn lịch sử Việt Nam với con mắt của người Việt Nam (hoặc ít nhất bằng con mắt của một số sử gia Việt Nam). Ông cũng đã mặc nhiên cho rằng, các huyền thoại truyền miệng thời cổ về giai đoạn lịch sử cổ xưa là một loại tư liệu có tính sử liệu, nó tồn tại trước cả chữ viết. Điều đó có nghĩa là ông chưa thể tách bạch được hai chuyện: cái có thể nhận thức được và cái chưa bao giờ có thể xác định được là có thể nhận thức được hay không. Như thế, Taylor bỗng nhiên trở thành một biểu hiện di thực của chủ nghĩa dân tộc quốc gia ở nước ngoài. Ông bắt đầu viết lịch sử Việt Nam bằng chương 1 “Lạc hầu” với “những truyền thống thuở sơ khai”6 qua Lĩnh Nam trích quái - tác phẩm văn học thuộc thể loại “chí quái” [ghi chép về những chuyện quái dị], hay những cóp nhặt “huyền thoại” trong sử liệu của Việt sử lược hay Đại Việt sử ký toàn thư. Theo tôi, thay vì chú tâm bóc tách xem các huyền thoại có phần lõi sự thật lịch sử nào không, thì ông nên tìm hiểu vì sao những câu chuyện đó được sáng tạo ra, quá trình sáng tạo và biến đổi của chúng ra sao, chúng được sửa đổi với những động cơ gì, trong bối cảnh lịch sử - văn hóa nào... Tức là hãy nhìn các huyền thoại đó từ góc độ của lịch sử văn học, lịch sử văn hóa, chứ không phải lấy nội dung trong đó làm cứ liệu của ngành khoa học lịch sử. Như trên đã nói, việc dùng lại những khái niệm, cùng những thao tác của giới học giả bản địa, đã khiến cho Taylor bị mắc bẫy: “Những huyền tích này cũng biểu lộ sự thực tâm lý cơ bản của xã hội Việt Nam thời cổ: quyền tối cao của xứ sở đến từ biển khơi. Lạc Long Quân là vị thần biển. Chúng ta đã thấy có một số chi tiết trong những huyền tích Việt Nam cũng giống như những huyền tích của những xứ sở ở ven biển Đông Nam Á. Khái niệm về một vị thần biển như biểu tượng của quyền lực chính trị và tính chính thống, đi cùng với sự hình thành của dân tộc Việt Nam thời tiền sử, chính là dấu hiệu sớm nhất đã cho ta thấy rằng người Việt Nam là một dân tộc tự giác và đặc thù. Chính khái niệm này đã được biểu hiện qua nghệ thuật trống đồng Đông Sơn với những con chim biển và những động vật khác vây quanh những chiếc thuyền chở các chiến sĩ.”7 Đoạn văn trên cho thấy, tác giả đang chấp chới giữa việc nghiên cứu lịch sử với các lĩnh vực khác như: nghiên cứu văn hóa folklore hay văn học trung đại. Ông cho rằng huyền tích thể hiện biểu tượng, còn biểu tượng có khả năng có một cốt lõi lịch sử nào đó. Cái cốt lõi ấy lại được củng cố bằng các cứ liệu khảo cổ học, như trống đồng Đông Sơn. Dù có thể biết rằng, “trống đồng Đông Sơn” chỉ là tên gọi được hình thành trong đầu thế kỷ XX khi các hiện vật trống đào được tại làng Đông Sơn (Thanh Hóa), nhằm để định danh cho một cộng đồng người nào đó trong số vô số các chủ thể văn hóa đã tạo nên một bản đồ trống đồng dày đặc ở khắp địa bàn Nam Trung Hoa và Đông Nam Á ngày nay. Công thức {tài liệu văn học viết + văn học truyền khẩu + tài liệu khảo cổ học} đã ít nhiều có tác dụng. Chẳng những bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa quốc gia dân tộc, Taylor còn bị ám ảnh vô thức bởi sự cường điệu về sức mạnh của nông dân trong tư duy của người Việt Nam thế kỷ XX. Ví dụ, như khi ông viết về Đinh Bộ Lĩnh để khái quát hóa về “nghệ thuật sinh tồn” của người Việt: “Trải qua nhiều thế kỷ, quan niệm của người Việt Nam về vương quyền dần dà được vây bủa bằng lớp lý thuyết và những quy cách của Trung Quốc, nhưng ở nguồn gốc nó vẫn duy trì cái tính chất đặc biệt của người nông dân Việt bướng bỉnh và thông minh đã nắm vững được nghệ thuật sinh tồn. Người sáng lập nền quân chủ của nước Việt Nam độc lập ở thế kỷ thứ 10 không phải là người được uốn nắn bởi truyền thống đế quốc Trung Hoa, mà chỉ là một nông dân quê kệch, từng trải chiến trận để đạt được hai thành tích là thống nhất được người dân Việt và giữ vững được nền quốc phòng. Hai đức tính thiết yếu ấy đã soi đường cho mọi nền lãnh đạo chính trị của Việt Nam cho tới tận ngày nay”.8 Kết luận về bộ ba {“nông dân” + “từng trải chiến trận” + nghệ thuật sinh tồn} có lẽ là một kết luận xuất phát từ sự trải nghiệm của bản thân tác giả qua lần tham chiến vào đầu thập kỷ 1970. Và dường như ông đã muốn khái quát nó như một nét hằng xuyên trong lịch sử Việt Nam bằng ví dụ tương tự về Đinh Bộ Lĩnh - người được coi là thống nhất “12 sứ quân”, được coi là nguồn gốc nông dân (là trẻ chăn trâu). Nhưng có một sự thực khác, rằng Đinh Bộ Lĩnh có gốc gác quan lại quý tộc, bố ông là Đinh Công Trứ - Thứ sử Châu Hoan kiêm Ngự phiên Đô đốc9. Việc Taylor quá tin tưởng vào những huyền thoại được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư giống như nhiều người khác ở Việt Nam đã khiến cho kết luận của ông chỉ là sự minh họa cho một ý tưởng có trước. Nói chung, với cuốn The Birth of Vietnam (1983), Taylor đã mất gần 400 trang viết, để chứng minh cho một định đề có sẵn: truyền thống Việt Nam được xây dựng bởi một dân tộc thống nhất, một quốc gia thống nhất suốt từ giai đoạn thế kỷ X trở về trước cho đến thế kỷ X, và từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Và nếu, Taylor chỉ dừng lại ở đó, thì sẽ không có nhiều điều để bàn luận. Ông dần nhận ra rằng, cần phải đứng ra ngoài các phe phía để nhìn lại quá khứ. Một sử gia cần phải nói bằng giọng nói của chính mình, chứ không phải là hát lên bằng cổ họng của người khác. Cuốn A History of the Vietnamese được ra đời là vì thế! Khi sử gia tìm được giọng nói của chính mình Như trên đã nói, may thay, Taylor có lẽ đã hoài nghi với những gì mình viết vào năm 1983. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài BBC vào năm 2003, ông đã nói: “Quyển sách của tôi in 20 năm trước rồi. Trước kia tôi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia, tôi đã nghĩ rằng không có quan điểm quan trọng gì giữa thời cận đại và thời quá khứ... Cho nên, tôi nghi ngờ về ý kiến phát triển lịch sử liên tục, một lịch sử thống nhất liên tục, tức là lịch sử của một nhóm lấy quyền hành chính trị muốn dùng chuyện lịch sử để giảng dạy và tuyên truyền dân chúng phải theo chính sách quốc gia của chính phủ. Lịch sử thống nhất liên tục là lịch sử bị chính trị hóa, không là lịch sử khoa học”10. Nhận thức được điều đó, ông đã tự thanh tẩy toàn bộ/ hoặc phần lớn những tri thức của mình về lịch sử Việt Nam. Taylor đã dành hơn hai chục năm vừa rồi để viết lại những nhận thức KHÁC. Chính vì vậy, trong cuốn sách mới này, ông chỉ dành vỏn vẹn 30 trang, để xóa bỏ hết những gì đã viết trong gần 400 trang của cuốn The Birth of Vietnam. Ông lấy An Dương Vương làm vị vua khởi đầu của lịch sử11, và gần như đã không đề cập gì đến những huyền thoại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân- Âu Cơ (bọc trăm trứng), Sơn Tinh- Thủy Tinh, Tản Viên, Chử Đồng Tử,... nữa. Cả khái niệm “Bách Việt” do người Hán sáng tạo để áp đặt/nô dịch tinh thần những cộng đồng dân cư khác Hán ở Phương Nam, đến đây cũng đã bị loại thải. Cái quan niệm của chủ nghĩa huyết thống tập thể, rằng “tất cả những người có cùng quốc tịch (bất kể thuộc về dân tộc nào) đều là những người cùng huyết thống, là cùng một bọc sinh ra, là đồng bào, anh em cốt nhục”..., đến đây, cũng đã được cho vào quên lãng. Ông viết rằng: “nhu cầu truy tầm nguồn gốc trong quá khứ xa xăm là nỗ lực nhận thức chung của nhiều dân tộc ở mọi thời điểm và mọi không gian... Nhưng nhu cầu bức thiết kết nối với quá khứ đó chỉ là một ham muốn chứng thực tự thân, chứ không phải là nỗ lực học thuật”12. Ông cũng nói rõ rằng, những gì mà các sử thần thời Trần và Lê sơ đã làm khi biên soạn những bộ sử đầu tiên của người Việt là cắt dán, lắp ghép các nguồn tư liệu Hán văn cho phù hợp với sự tưởng tượng về quá khứ và tổ tiên của mình, nhằm tạo ra lịch sử của phương Nam trong thế đối chọi với lịch sử của phương Bắc. Sử Tàu dài bao nhiêu sử Việt nhiều từng ấy, họ có gì thì ta có đó. Với cách làm như vậy, phần lớn sử thần Nho gia thời trung đại đã mắc bẫy các sử thần Nho gia Trung Hoa, bằng cách kéo nhập lịch sử Việt Nam “đồng nguyên” [cùng một gốc] với lịch sử Trung Quốc. May thay, Taylor có lẽ đã hoài nghi với những gì mình viết vào năm 1983. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài BBC vào năm 2003, ông đã nói: “Quyển sách của tôi in 20 năm trước rồi. Trước kia tôi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia, tôi đã nghĩ rằng không có quan điểm quan trọng gì giữa thời cận đại và thời quá khứ... Cho nên, tôi nghi ngờ về ý kiến phát triển lịch sử liên tục, một lịch sử thống nhất liên tục, tức là lịch sử của một nhóm lấy quyền hành chính trị muốn dùng chuyện lịch sử để giảng dạy và tuyên truyền dân chúng phải theo chính sách quốc gia của chính phủ. Lịch sử thống nhất liên tục là lịch sử bị chính trị hóa, không là lịch sử khoa học”. Trở lại với vấn đề mà Taylor phát biểu: “ham muốn nhận thức về tổ tiên” với “nỗ lực học thuật để hiện thực hóa ham muốn ấy”, ông có hàm ý rằng, không phải bất cứ một hành vi nghiên cứu nào để thể hiện tình yêu dân tộc và đất nước cũng đều cho ra các thành tựu khoa học, có khi nó chỉ cho ra các kết quả có sẵn được nhiều người ưa thích, để cùng bình luận, tán thưởng trong không khí khải ca, chứ chưa chắc đó đã có ích gì cho nhận thức và quá trình cải tạo thực trạng cuộc sống. Tình yêu về đất nước con người không phải lúc nào cũng đồng hành tịnh tiến với nỗ lực học thuật, và ngược lại. Người Việt và các sử gia Việt cần phải duy lý hơn chăng!? Taylor phát biểu: “tôi tin rằng, công việc của giới sử học là nhìn vào những gì may mắn còn sót lại từ quá khứ trong mối quan hệ tương hỗ với sự tồn tại của những người đương thời, chứ không phải là bằng chứng về những người được coi là tổ tiên của người hôm nay.”13 y xem ông đã ngoảnh lại nhìn những đồng nghiệp trong nước như thế nào: “Các học giả Việt Nam đã/ đang nỗ lực triển khai dự án để đẩy bản sắc dân tộc trở ngược về quá khứ xa nhất có thể. Trong thời kỳ hiện đại, điều đó đã trở thành phổ thông/ phổ biến với người Việt khi họ xác nhận lịch sử quốc gia kéo dài 4.000 năm, cho đến tận thời điểm mà các niên đại và hiện vật khảo cổ học được tập hợp và phân loại trong nền văn hóa Phùng Nguyên... Nhiều học giả người Việt toan tính vạch đường “chỉ đỏ xuyên suốt” ở lĩnh vực văn hóa, thậm chí cả ở ngôn ngữ - dân tộc, [để chứng minh] sự phát triển nối liền từ thời Phùng Nguyên đến tận Việt Nam hiện đại.”14. Ông viết tiếp về cách thức trình bày, và biên soạn như sau: “Trong cuốn sách này, tôi kết hợp một tự sự chính trị theo tuyến tính lịch đại, với trình bày theo đề mục thuyết minh, và thảo luận về địa lý, giáo dục, tư tưởng, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo, xã hội, chính quyền, kinh tế, và chiến tranh... Như một thám sát hoa tiêu, cuốn sách này cung cấp một điểm vào/ một lối vào lịch sử Việt Nam, và chưa thể phát quật hết khối sử liệu đã tạo nên những ý tưởng của tôi. Nó hy vọng sẽ cung cấp những phác thảo về quá khứ người Việt bằng việc sử dụng các thông tin về chính trị, hành chính, kinh tế, và văn hóa”.15 Như lối nói của Taylor, ông đang cố gắng viết lại lịch sử Việt Nam với tính đa diện, đa chiều của nó, lịch sử Việt Nam không phải chỉ là lịch sử của chiến tranh chống ngoại xâm, lịch sử của chính trị với vua chúa và quan lại, mà còn là lịch sử của thơ ca, nghệ thuật, thương mại... Trong cuốn sách với bố cục 13 chương, tác giả có ý phân kỳ làm bốn giai đoạn chính: Giai đoạn đầu: trình bày về mảnh đất (nay gọi là Bắc bộ) là một khu vực địa lý hành chính của chính quyền Trung Hoa trong nhiều thế kỷ. (Chương 1) Giai đoạn hai: bốn thế kỷ của thời Lý- Trần, trong đó quý tộc Phật giáo xác lập quyền lực ở đồng bằng sông Hồng. (Chương 2 và 3). Giai đoạn ba: bốn thế kỷ đóng góp của triều Lê với những vị vua gốc xứ Thanh, Khổng giáo là tư tưởng chính thống, người Việt mở rộng về phía Nam, và giai đoạn dài chia cắt lãnh thổ bởi chiến tranh. (Chương 4, 5, 6, 7 và 8). Giai đoạn bốn: hai thế kỷ gần đây nhất, quốc gia Việt Nam hiện đại đã thành hình. (Chương 9, 10, 11, 12 và 13). Đọc cả cuốn sách, chúng ta thấy, Taylor “đang nỗ lực dấn vào một lối đi mới” bằng cách “tạo ra một tự sự về hơn 2000 năm của lịch sử Việt Nam”16. Để cuối cùng ông đi đến một vài nhận định cho người bản địa, rằng: quá khứ của Việt Nam là chuỗi dài của những thử nghiệm thất bại trong việc tổ chức và trị lý xã hội17, rằng bất cứ hành động nào muốn thay đổi chính trị ở Việt Nam đều liên đới đến chính giới Trung Quốc từ xưa đến nay. Còn nhiều nhận định khác nữa về căn tính văn hóa, về xung đột vùng miền, về tính thống nhất của lịch sử, tính nhất nguyên dân tộc ở Việt Nam,… trong cuốn sách này, sẽ gây ra nhiều thảo luận trái chiều, thậm chí gay gắt. Chưa bàn đến đúng/sai một cách chi tiết, nhưng việc người Việt luôn để các học giả nước ngoài “nghiên cứu hộ/suy nghĩ hộ” về chính mệnh vận của mình âu cũng là một việc bất đắc dĩ, bởi ngoài những bất cập về cơ chế, hạn hẹp về kinh tế,…người Việt hiện vẫn đang hãm mình trong những quán tính của quá khứ, của những tư duy hậu phong kiến và hậu thực dân! ------------------------------------------------------------------------- Chú thích: 1. Lời nói đầu Preface. The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), p.xv. 2. "Voices within and without: Tales from Stone and Paper about Do Anh Vu," (Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Publications, 1995), pp. 59-80. 3. Kent Blaser. Review The Birth of Vietnam by Keith Weller Taylor. The History Teacher. Vol.18. No.1 (Nov., 1984). pp.152-153. 4. ibid. P.xv. 5. Với “hộ chiếu” do Stalin cấp cho giới ngôn ngữ học: ngôn ngữ không có tính giai cấp, Nguyễn Tài Cẩn đã kết luận rằng tiếng Việt chỉ có lịch sử 12 thế kỷ (từ thế kỷ 8 đến nay). Nguyễn Tài Cẩn. 1998. Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của Tiếng Việt. TC Ngôn ngữ, số 6/1988. Tb2001. Trong Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. P.401-411. 6. “Lac Lords”- “The Earliest Traditions”. Ibid. 1983. P.1-7. 7. Ibid. 1983. P. 6-7. 8. Ibid. 1983. P.vi. 9. Trần Trọng Dương. Đinh Bộ Lĩnh - loạn sứ quân: từ sử liệu đến sử thực. TC Nghiên cứu và Phát triển. Huế. Số 01/2012. Trần Trọng Dương. Loạn 12 sứ quân? TC Tia sáng số 14, 20 7/ 2013. tr.50-53. Trần Trọng Dương. Đinh Bộ Lĩnh: huyền thoại và lịch sử. TC Tia sáng số 16- 20.8.2013. tr.36-38. 10. Bài phỏng vấn BBC (London). 26-6-2003. Nguồn link: www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/.../030912_keithtaylor.shtml 11. Ibid. 2013: pp.14-17. 12. A History of the the Vietnamese (Cambridge University Press, 2013, pp.3). 13. Ibid. Pp.3. 14. A History of the Vietnamese (Cambridge University Press, 2013, pp.2-3). 15. A History of the Vietnamese (Cambridge University Press, 2013, pp.6-7.) 16. C.L. Kelley. Review of “A History of the Vietnamese by Keith Weller Taylor”. (Điểm sách Lịch sử dân tộc Việt Nam của Keith Weller Taylor). Journal of Vietnamese Studies, Volume 9 (1) – Jan 1, 2014. 17. Ibid. 2013. Pp.620.1 like
-
Hì! Có lẽ hai ông tướng Tàu Mỹ này nói với nhau những gì thì có thể đoán được, không khó lém. Bởi vì phàm đã là tướng thì chỉ bàn trong lĩnh vực quân sự. Nếu nói về bể Đông thì chỉ là vấn đề mục đích thương lượng sao cho Tàu Mỹ không đụng độ nhau. Tất nhiên tướng Tàu phải theo lệnh cấp trên nói về chủ quyền có thể chối bay chối biến và tướng Mỹ cũng chỉ có thể bàn về tự do hàng hải trên biển quốc tế và không thể bị giới hạn như trước khi quân Tàu kéo đến đây. Chính vì giới hạn chính trị đó, nên hai vị tướng này chỉ bàn về làm sao quân Tàu không bị mất mặt nếu quân Mỹ làm căng - đi vào vùng 12 hải lý chẳng hạn. Hoặc Tàu cứ lập vùng phòng không , trừ Hoa Kỳ ra. Hay nói một cách khác: Khả năng tướng Tàu muốn thực hiện ý đồ của mình và được Hoa Kỳ lờ đi, không can thiệp. Đó là lý do mà phải không công bố với báo chí, vì như vậy nó...maphia wá và không chính danh. Nhưng nếu giả thiết trên là đúng thì tướng Mỹ cũng không thể chấp thuận được, mà chỉ lửng lơ con cá zdàng rằng luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ mọi sáng kiến không gây căng thẳng thêm ở bể Đông. Bởi vậy, mần răng mà có tuyên cha chung được. Không giải quyết được việc gì, tướng Tàu sang Cu...cho đỡ tốn tiền khách sạn. Hì. Việc nhớn thì phải để hai ông nhớn như ngài Chủ Tịch Tàu và Tổng Thống Mỹ lói chiện lào ra chiện ý. Mần răng mà hai ông võ biền lói mí nhau được. Bởi vậy, đoạn sau mới hấp dẫn. Mún bít sự thể thế lào, xin xem hồi sau sẽ dõ.1 like
-
Cho tôi lại ngày sinh Dương Lịch nhé.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ca phẫu thuật cấy ghép đầu người khó tin sắp được thực hiện Mai Nguyễn (Vietnam+) lúc : 11/06/15 09:33 Valery Spiridonov tình nguyện tham gia ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: dailymail.co.uk) Chàng trai người Nga Valery Spiridonov, người đầu tiên trên thế giới tình nguyện trở thành đối tượng thí nghiệm cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu người sẽ bay tới Mỹ trong tuần này để gặp bác sỹ phẫu thuật. Anh Spiridonov, 30 tuổi, đã mắc phải chứng bệnh rối loạn gen hiếm gặp tên là Werdnig-Hoffman khiến cơ thể chỉ như một đứa trẻ và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, ăn uống và hít thở. Anh tình nguyện làm người đầu tiên thử nghiệm kỹ thuật cấy ghép đầu người, dù biết những nguy cơ có thể xảy ra. “Tôi sẽ bay tới New York rồi tới Annapolis dự một hội thảo khoa học với bác sỹ Sergio Canavero. Tôi hy vọng chuyến đi của mình sẽ thuyết phục được giới y học và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng khoa học.” Spiridonov hy vọng đầu của anh sẽ được ghép vào một cơ thể phù hợp và khỏe mạnh trong vòng hai năm tới. “Tôi không vội vàng với cuộc phẫu thuật, nhưng nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, ca phẫu thuật sẽ diễn ra sau hai năm nữa, khoảng năm 2017. Nơi tôi sẽ thực hiện phẫu thuật cũng phụ thuộc nhiều vào kết quả hội nghị khoa học lần này, nhưng sẽ tốt hơn nếu tôi phẫu thuật ở Mỹ.” Hầu hết những người mắc chứng Werdnig-Hoffman đều tử vong trong vài năm đầu đời, nhưng Spiridonov là một trong số 10% hiếm hoi sống sót tới tận tuổi trưởng thành. Cuộc sống của anh luôn phải gắn liền với chiếc xe lăn, và nếu ca phẫu thuật thành công, lần đầu tiên trong đời anh sẽ không còn phụ thuộc vào chiếc xe nữa. Tuy vậy, Spiridonov vẫn rất thận trọng với quyết định của mình. “Tôi sẽ không vội vàng bảo người ta cắt đầu của tôi đâu. Ca phẫu thuật sẽ chỉ diễn ra khi tất cả mọi người tin rằng có 99% cơ hội thành công.” Đây sẽ là lần đầu tiên Spiridonov và bác sỹ Canavero, người đề xuất phẫu thuật cấy ghép đầu gây tranh cãi gặp nhau trực tiếp. Trước đó, cả hai chỉ trao đổi với nhau qua Internet. Spiridonov cho biết: “Tôi sẽ không nói về chuyện tôi có thích ông ấy hay không. Chúng tôi có cùng mối quan tâm, cùng mục tiêu, và chúng tôi sẽ cùng nhau đạt được những điều đó. Chúng tôi đang cùng tham gia vào một dự án lớn, và chúng tôi sẽ biến nó thành sự thật. Vấn đề ở đây không phải là có tin hay không. Chúng tôi phải làm hết sức mình.” Bác sỹ Sergio Canavero, người đưa ra kế hoạch cấy ghép đầu người hồi đầu năm nay đã gây kinh hoàng và làm nổ ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng y học. Spiridonov có thể lạc quan về ca phẫu thuật, nhưng những người khác thì hoài nghi hơn. Bác sỹ phẫu thuật hàng đầu nước Nga Anzor Khubutia cảnh báo rằng kế hoạch của bác sỹ Canavero là một sự liều lĩnh. “Trong tương lai điều này có thể là sự thật. Nhưng lúc này rất khó để nói về ghép đầu người khi mà kỹ thuật tái tạo cột sống vẫn còn chưa đi đến đâu,” bác sỹ Khubutia nhận định. Về phần mình, bác sỹ Canavero phủ nhận những nghi vấn về thực hư của ý định ghép đầu người. “Ca phẫu thuật này có ý nghĩa lớn về chính trị. Quốc gia đầu tiên thực hiện kỹ thuật ghép đầu người sẽ trở thành người đi đầu trong lĩnh vực này, giống như Liên Xô là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, hay Mỹ là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng vậy.” Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Tư về kế hoạch phẫu thuật, bác sỹ Canavero cho biết sẽ chỉ mất chưa đầy một tiếng để ghép đầu Spiridonov vào cơ thể hiến tặng, nhưng toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài cả một ngày đêm. “Đầu của Valery sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ 10-15 độ C - đó là kỹ thuật thường thấy khi phẫu thuật các vùng nằm sâu trong não. Chúng tôi sẽ có một tiếng đồng hồ để “đổi” cái đầu sang cơ thể mới, thêm vài phút nữa để nối các mạch máu, và 15 phút sau máu sẽ bắt đầu lưu thông. Tuy nhiên, toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài từ 18 đến 24 giờ.” Bác sỹ Canavero cũng không lo lắng về những gì người khác nghĩ về ông, cụ thể là biệt danh “bác sỹ Frankenstein” mà người ta đặt cho ông. “Tôi biết mình sẽ làm gì và đã chuẩn bị. Tôi đã có cả một đội quân những người phản đối rồi. Dù tôi có thất bại thì những người đi sau tôi cũng sẽ có được kinh nghiệm.” Ông cũng thừa nhận mục tiêu cuối cùng của phẫu thuật ghép đầu "chính là sự bất tử" và hy vọng một ngày nào đó những nhà tài phiệt già cỗi sẽ trả tiền để phẫu thuật ghép đầu vào một cơ thể trẻ trung hơn./. ==================== Từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã có tham vọng cấy ghép đầu người này vào thân người khác. Các nhà khoa học Liên Xô đã cấy ghép thành công đầu chó và báo chí hồi ấy đã đăng thông tin này.Nhưng những con chó cấy ghép này không sống được lâu. Cũng vào thời gian này, một câu chuyện trinh thám viễn tưởng nổi tiếng thời ấy là "Đầu giáo sư Đô Oen" được dịch ra tiếng Việt và đăng từng kỳ trong nhật báo. Trong đó, nội dung câu chuyện mô tả một học trò tài ba giầu tham vọng đã lợi dụng chữa bệnh cho thầy mình là giáo sư Do Oen để cắt đầu ông ta và nuôi dưỡng bằng một bộ máy đặc biệt, nhằm mục đích lợi dụng và cướp đoạt tri thức của giáo sư Đô Oen. Sau này, ông ta đã thành công trong việc ghép đầu của một cô gái chết vì tai nạn vào thân hình một ca sĩ. Nhưng mọi việc bị bại lộ và ông ta bị đưa ra công lý. Câu truyện trinh thám viễn tưởng "Đầu giáo sư Dô Oen" còn mô tả rất hợp lý về những vấn nạn khi ghép đầu người này vào thân thể người khác. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố tương thích phức tạp - ngoài yếu tố tái tạo cột sống trong bài viết trên - như: số đo vòng cổ để bảo đảm sự tương thích về các thông số cần ghép; nhóm máu; sự loại trừ của cơ thể với các bộ phận lạ; sự nhiễm trùng cơ thể chết...vv....Tóm lại không hề đơn giản. Qua những sự kiện trên, cho thấy việc ghép đầu cũng chẳng phải mới mẻ gì và cũng không hề đơn giản. Nếu như tôi có một sự hoài nghi về sự thành công của công việc này - nhân danh Lý học Việt - thì đó là sự không tương thích về khí chất của hai con người, khiến nó không thể duy trì được sự sống. Đây chỉ là một sự hoài nghi, chứ không có ý phản biện.1 like -
Bí mật "tối quan trọng" của "số 2" quân đội TQ khi tới Mỹ, Cu Ba Hải Võ 10/06/2015 13:50 Giữa bối cảnh Biển Đông căng thẳng, chuyến công du Mỹ của "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc được giữ kín đến phút cuối cùng để che giấu mục đích thực sự của Bắc Kinh. Đưa tàu chiến vào đồn trú tại Cuba là kế hoạch trong chiến lược "tái cân bằng" với Mỹ ở Đại Tây Dương của Trung Quốc. (Ảnh minh họa) Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Bộ quốc phòng Trung Quốc cho hay, phó chủ tịch Quân ủy TƯ Trung Quốc Phạm Trường Long đã rời Bắc Kinh đi Mỹ, sau đó là Cuba theo lời mời của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba Leopoldo Cintra Frías. Tháp tùng ông Phạm có phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Ngô Xương Đức và Tư lệnh quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển... Trang Đa Chiều cho hay, Lầu Năm Góc đã thông qua trang Defense News tiết lộ một số thông tin về hành trình của Phạm Trường Long, trong đó có việc ông Phạm trao đổi với ông Carter về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, thông báo về chuyến công du của Phạm Trường Long chỉ được Bộ quốc phòng Trung Quốc đăng tải trong vài dòng ngắn ngủi, khiến truyền thông quốc tế quan tâm nhiều hơn đến chuyến thăm Cuba của ông này. Kể từ cuối năm 2014, Washington và Havana đã tiến hành bình thường hóa quan hệ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới Nga - vốn đang đối đầu với Mỹ vì cuộc khủng hoảng Ukraine, mà Trung Quốc cũng hứng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đa Chiều cho biết, ảnh hưởng lớn nhất có khả năng chính là kế hoạch cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại Cuba sẽ bị chủ tịch Raul Castro đình chỉ. Trong vai trò đại diện quân đội Trung Quốc, việc Phạm Trường Long tới Cuba ngay sau khi sang Mỹ được cho là có liên quan mật thiết tới vấn đề trên. Phạm Trường Long tới Mỹ và Cuba để thúc đẩy chiến lược "tái cân bằng" của Bắc Kinh tại châu Mỹ-Latin? Trước đó, hôm 2/6, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã tiết lộ thông tin chuyến thăm Mỹ của ông Phạm, nhưng Bộ quốc phòng Trung Quốc không hề xác nhận chi tiết cụ thể nào. Mãi đến trước khi Phạm Trường Long khởi hành hôm mùng 8 thì bộ này mới tuyên bố ông Phạm đi Mỹ và Cuba, cho thấy Bắc Kinh đã "giữ kín việc phó chủ tịch Quân ủy đi Cuba đến phút cuối cùng". Động thái này của Trung Quốc được Đa Chiều nhận định là khiến Washington không kịp trở tay trước những gì mà Phạm Trường Long có thể trao đổi tại Cuba. Chuyến đi Cuba của ông Phạm trở nên bất ngờ chủ yếu cũng do truyền thông quốc tế tập trung sự chú ý vào các diễn biến trong "cuộc đấu" giữa ông này và Bộ trưởng Ashton Carter. Mục đích lãnh đạo quân đội Trung Quốc tới Havana đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của Cuba đối với Bắc Kinh, nhất là sau khi nước này bình thường quá quan hệ với Mỹ. Ông Phạm cần phải tranh thủ chuyến thăm lần này để ổn định quan hệ song phương, tái cân bằng thế đối trọng với Mỹ ở Caribbean. Theo Đa Chiều, dù ở phương diện nào thì chuyến công du Cuba của Phạm Trường Long cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Kinh hơn hẳn việc thăm Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và đồng minh cùng dư luận quốc tế "siết chặt vòng vây" với Trung Quốc ở Biển Đông. Cuba thân Mỹ, chiến lược của Trung Quốc phá sản? Hồi tháng 12/2014, trước việc quốc tế hoan nghênh Mỹ-Cuba tuyên bố kết thúc giai đoạn đối đầu hơn nửa thế kỷ, mặc dù Trung Quốc ngoài mặt vẫn phải tỏ ra "chính nghĩa" và tôn trọng quyết định của 2 nước, song về chiến lược - theo Đa Chiều - Trung Quốc vô cùng lo ngại. Việc Washington mạnh tay lôi kéo Havana khiến kế hoạch thường trú tàu chiến của Trung Quốc tại đây đứng trên bờ vực phá sản. Theo Đa Chiều, từ cuối năm 2014 đã có những thông tin về việc Havana "bất ngờ rút lui khỏi hiệp nghị mà song phương sơ bộ nhất trí về việc cho phép tàu chiến của Hải quân Trung Quốc thường trú tại cảng khẩu Cuba". Nguyên nhân của động thái này được cho là việc Havana muốn tỏ thái độ tích cực trong việc khôi phục quan hệ bang giao với Mỹ và đôi bên đã đạt được một số thỏa thuận trong các phiên đàm phán bí mật. Trước đó, hồi năm 2012, Cuba chính là nước đã đề nghị Hải quân Trung Quốc đưa tàu chiến tới biển Caribbean để tổ chức tập trận chung và tham gia hoạt động cứu hộ trên biển... Bắc Kinh - trên cơ sở muốn chế ngự Mỹ và mở rộng ảnh hưởng tại "sân sau" của Washington - đã chấp nhận những đề xuất của Cuba. Tuy nhiên, Đa Chiều tiết lộ, từ đầu năm 2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ủy quyền 2 trợ lý cấp cao tiến hành đàm phán "thử" với đại diện chính phủ Cuba và đạt được một loạt nhận thức chung, cho phép nâng cao cấp bậc đàm phán. 18 tháng sau đó, cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ-Cuba được tiến hành, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đưa tàu khu trục tên lửa hiện đại của Trung Quốc vào Caribbean. Với mục tiêu rõ ràng là "bán anh em xa, mua láng giềng gần", Cuba đã không bỏ qua triển vọng nối lại quan hệ với Washington, và việc Havana "hy sinh" Bắc Kinh là điều không khó hiểu. Kết quả cuộc gặp của Phạm Trường Long với lãnh đạo quân đội Cuba Leopoldo Cintra Frías sẽ cho thấy chiến lược lôi kéo các nước Mỹ-Latin của Bắc Kinh thành công đến đâu. Đa Chiều đánh giá, việc Cuba "ngả vào tay Mỹ" khiến chiến lược "tái cân bằng" của Trung Quốc ở châu Mỹ-Latin và lợi ích của Bắc Kinh tại đây bị ảnh hưởng, thậm chí động thái do dự của Havana được cho là đã "phủ bóng đen" lên quan hệ Trung Quốc-Cuba. Trong bối cảnh như vậy, kết quả cuộc gặp giữa ông Phạm Trường Long và ông Leopoldo Cintra Frías đối với Bắc Kinh mà nói "vô cùng quan trọng", đặc biệt là khi ông Tập Cận Bình rất coi trọng "cực" châu Mỹ-Latin trong bố cục chiến lược toàn cầu của nước này. Về mặt ngoại giao, việc ông Phạm thăm Mỹ nằm trong đúng kế hoạch giao lưu cấp cao Trung-Mỹ trong 1,2 năm trở lại đây, đặt cơ sở cho Đối thoại kinh tế & chiến lược Trung-Mỹ cuối tháng 6 và chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước của ông Tập vào tháng 9. Về mặt chiến lược, việc ông Phạm tới Cuba sau Mỹ chuyển tải tín hiệu rằng "cuộc đối đầu về lợi ích" giữa Bắc Kinh-Washington ở châu Mỹ-Latin vẫn đang tiếp tục và Bắc Kinh muốn tuyên bố rằng họ "đang nắm thế chủ động ở 'sân sau' của Mỹ". Hoàn Cầu hả hê: "Nhiều lãnh đạo G7 không biết Biển Đông ở đâu" theo Đại Lộ ===================== Mặc dù chưa có kết quả cuộc gặp giữa tướng Mỹ và tướng Tàu, để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri". Nhưng hành vi đi Cu Ba ngay lập tức đã xác định gián tiếp rằng tướng Mỹ không được tướng Tàu lấy làm hài lòng. Xem lào, nên một wẻ xem lào: Giờ Thân 17g 3 phút (Tháng này đi chậm 30 phút) = Tử Vô vong. E rằng không quá 4 ngày, nhanh thì chỉ một ngày tướng Tàu lại ra khỏi Cuba với tâm sự không lấy làm hài lòng.1 like
-
G7 nhấn mạnh quan ngại về Biển Đông trong tuyên bố chung Thứ Ba, 09/06/2015 - 08:07 Dân trí Kết thúc hai ngày họp tại miền Nam nước Đức, lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung đề cập toàn diện đến nhiều vấn đề quốc tế, trong đó đặc biệt nêu quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông. >> G7 mạnh mẽ phản đối đơn phương thay đổi nguyên trạng trên biển Căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông là một trong những chủ đề được các nhà lãnh đạo G7 dành nhiều thời gian thảo luận (Ảnh: RT) Bản tuyên bố của G7 dài 23 trang, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên cơ sở những giá trị và nguyên tắc chung nhằm giải quyết các thách thức về chính trị và kinh tế quốc tế. Về an ninh hàng hải, Tuyên bố chung của G7 nêu rõ cần phải duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế, cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo các nhà lãnh đạo G7, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay “rất đáng quan ngại”. Do đó, cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình để bảo đảm tự do hàng hải và khai thác kinh tế biển một cách hợp pháp. G7 cũng cương quyết phản đối mọi hình thức đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian gần đây ở Biển Đông. Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, G7 ủng hộ cơ chế làm việc thông qua nhóm "Bộ tứ Normandy" (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và nhóm làm việc 3 bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE). G7 khẳng định mạnh mẽ lập trường không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hối thúc các bên thực thi đầy đủ thoả thuận Minsk đạt được ngày 12/2 nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Ukraine. Ngoài ra, tuyên bố bế mạc của 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới cũng đề cập đến vấn đề kinh tế, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình Libya, chiến chống khủng bố và chống biến đổi khí hậu. Vũ Anh Theo AP ================= Tàu sẽ bị cô lập hoàn toàn nếu cứ hoành hành ở bể Đông. Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Mựa! Uýnh nhau tay bo với Hoa Kỳ cũng chưa thắng nổi, huống chi là với cả thế giới siêu cường cộng lại. Có một bài báo trên báo mạng chính thống bình luận cho rằng: Tàu quậy lên sình ở bể Đông để hướng dẫn dư luận trong nước ra bên ngoài, nhắm thanh toán vấn nạn tham nhũng trong nước. Bài báo cũng đánh giá đây là một toan tính nguy hiểm. Qúa nguy hiểm! Vì Hoa Kỳ cũng thấy đây là cơ hội để thể hiện sức mạnh bá chủ và tính chính danh của họ. Mọi phân tích dù theo góc nhìn nào cũng đều tới một kết luận cuối cùng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ vào Tây Thái Bình Dương.1 like
-
Tứ thư, Ngũ Kinh đâu phải của Trung Quốc. Bởi vậy, phân tích trên một cơ sở dữ liệu đầu vào sai về căn bản thì làm sao đúng được. Cho nên hậu quả của cái sai tất là y như lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thôi - không có tính hợp lý - và khi không thừa nhận tính hợp lý thì lý phải sẽ thuộc về kẻ mạnh. Mọi tranh luận chấm dứt vì không còn chuẩn mực để tranh luận. Trong hoàn cảnh hiện nay cả cái thế giới này cần những quyết định nhanh và chính xác. Điếu mựa! Không còn thời gian để chém gió nữa đâu!1 like
-
Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, Biển Đông sẽ thành Crimea Hồng Thủy 08/06/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: SCMP. The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ. Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản. Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea. Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia. G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á. Hồng Thủy ===================== Còn tệ hơn Crimea nhiều. Thưa ngài Abe! Lúc ấy Trung Quốc biến Tất cả các nước G7 thành những thằng hề và Hoa Kỳ thành một thằng ngọng. Còn nước Nga theo đóm ăn tàn sẽ trở về với cái máng lợn.1 like
-
Không quân Trung Quốc tập trận bất thường trên bầu trời Bắc Kinh (TTXVN/Vietnam+) lúc : 05/06/15 21:36 Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 5/6, không quân nước này đã tiến hành diễn tập trên vùng trời thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ "huấn luyện bay thông thường." Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty Images) Đây là động thái bất thường tại Bắc Kinh, nơi vùng cấm bay gần như được duy trì thường trực trên hầu hết các khu vực trọng yếu. Theo người phát ngôn Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, cuộc diễn tập kéo dài một ngày và là một phần trong hoạt động huấn luyện bay của đơn vị Không quân số 5. Ông Thân Tiến Khoa cũng cho biết hoạt động huấn luyện bay tương tự sẽ được tiếp tục tổ chức vào thời điểm thích hợp khi cần thiết. Hiện chưa rõ số lượng cũng như loại máy bay tham gia cuộc diễn tập. Tuy nhiên, theo Reuters, có 2 chiếc trực thăng đã bay qua khu vực trung tâm thành phố. Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin một máy bay chở khách của Nga đã bay sai hướng sau khi cất cánh từ sân bay Bắc Kinh và lạc tới gần khu thương mại ở trung tâm thủ đô khiến nhiều người dân bị bất ngờ./. =================== Cảnh giác thế là tốt! Lão Gàn quảng cáo rằng - Í lộn - Cảnh báo rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng cuộc chiến tranh thì Bắc Kinh sẽ là một mục tiêu tấn công. Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật. Thôi! Long trọng thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi, lão Gàn sẽ tả biểu với những lời lâm ly bi bét và thắm thiết, để tấu trình lên "Tập hợp lớn nhất, không có tập hợp nào lớn hơn", mở lượng khoan dung và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng khác. Hì!1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn Hina cho thông tin. Thực ra câu "Rước voi về giầy mả tổ", dùng chữ "giầy" là đúng. Vì chữ "giầy" ở đây đồng nghĩa với "giầy xéo" và là hình tượng liên quan đến "cái giày"; "đôi giầy", có nghĩa là dùng chân dẫm đạp lên, "xéo" (*)lên một cái gì đó...Bởi vậy, khi quán xét một danh từ để quyết định nội dung khái niệm của nó thì cần phải có sự tổng hợp tất cả mọi yếu tố liên quan với sự nhất quán và hợp lý, có tính hệ thống, tính quy luật, khách quan. Nhưng cái nhà ông soạn từ điển đưa chữ "giầy" thay thế chữ "dầy" trong "bánh chưng bánh dầy" đã không thèm đếm xỉa mối liên hệ hợp lý này. Trước đó vài năm, chú đã hết sức tức giận về một bài báo thể hiện sự ngu dốt của một học giả vờ nào đó dòi thay thế từ "dầy" trong "bánh chưng , bánh dầy" bằng từ "giầy" (Bài đã thể hiện trong "Quán vắng", hay mục nào đó ở diễn đàn). Nhưng đến lúc BBT Nxb Tri thức đặt lại vấn đề này, khiến chú phát bực vì nguyên nhân dốt nát của đám học giả vờ này từ trước đó, nên đã phát biểu với cô trưởng ban BT như trên. Và lúc đó chú không hề có ý chỉ trích cô này. Chính tính bất hợp lý vì dốt nát trong khả năng tư duy, từ đó dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tất cả những sự dốt nát đó lại được "tổng kết" bằng luận điểm nổi tiếng của giáo sư vật lý lý thuyết được nhạc sĩ Dương Thụ coi là hàng đầu ở Việt Nam - khi ông ta khẳng định rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tình hợp lý. Qua đó Hina cũng thấy rằng: Những gía trị văn hóa Việt từ cội nguồn (5000 năm văn hiến) cho đến tính phổ biến (Chữ "giầy" và "dầy") bị hủy hoại một cách tinh vi và được phổ biến (Thành tự điển được xuất bản và luật cho áp dụng). Còn những việc chứng minh cho những giá trị văn hiến Việt khó khăn như thế nào. Những sự chụp mũ, gây hoài nghi cho những ai chứng minh cho Việt sử 5000 văn hiến gần như công khai, khi họ đặt vấn đề: "Nhằm mục đích gì?" tại cafe Trung Nguyên. Mặc dù chú không bao giờ đụng chạm đến các vấn đề chính trị và nhóm lợi ích. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên khi chú lấy chuẩn mực cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để xem xét bản chất đích thực của mọi sự kiện và vấn đề trong xã hội. Không có lòng tự trọng dân tộc thì không thể có chuyện tâm huyết với dân tộc. ================== * Từ "xéo" là một từ cổ còn phổ biến. Ở một số vùng quê ngoài Bắc, các cụ còn hay nói: "Đi xéo lấm", tức là đi chân đất, không mang giày, guốc, dép. Bởi vậy, từ "giầy xéo" là một từ tượng hình có chức năng động từ, mô tả một hành vi dùng chân để dẫm đạp lên một vật thể phía dưới chân. Chả ai dùng chân đạp xôi nếp làm bánh dầy, để gọi nó là bánh "giầy" được. Vớ vẩn. Cái thằng chả mần cái từ điển đó bị các học thật vạch ra chỗ ngu. chửi cho một trận loạn cào cào trên mạng. Cuối cùng, nghe nói cái tự điển mắc dịch đó bị thu hồi vì can tội ngu.1 like