• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/06/2015 in all areas

  1. Ca phẫu thuật cấy ghép đầu người khó tin sắp được thực hiện Mai Nguyễn (Vietnam+) lúc : 11/06/15 09:33 Valery Spiridonov tình nguyện tham gia ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: dailymail.co.uk) Chàng trai người Nga Valery Spiridonov, người đầu tiên trên thế giới tình nguyện trở thành đối tượng thí nghiệm cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu người sẽ bay tới Mỹ trong tuần này để gặp bác sỹ phẫu thuật. Anh Spiridonov, 30 tuổi, đã mắc phải chứng bệnh rối loạn gen hiếm gặp tên là Werdnig-Hoffman khiến cơ thể chỉ như một đứa trẻ và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, ăn uống và hít thở. Anh tình nguyện làm người đầu tiên thử nghiệm kỹ thuật cấy ghép đầu người, dù biết những nguy cơ có thể xảy ra. “Tôi sẽ bay tới New York rồi tới Annapolis dự một hội thảo khoa học với bác sỹ Sergio Canavero. Tôi hy vọng chuyến đi của mình sẽ thuyết phục được giới y học và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng khoa học.” Spiridonov hy vọng đầu của anh sẽ được ghép vào một cơ thể phù hợp và khỏe mạnh trong vòng hai năm tới. “Tôi không vội vàng với cuộc phẫu thuật, nhưng nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, ca phẫu thuật sẽ diễn ra sau hai năm nữa, khoảng năm 2017. Nơi tôi sẽ thực hiện phẫu thuật cũng phụ thuộc nhiều vào kết quả hội nghị khoa học lần này, nhưng sẽ tốt hơn nếu tôi phẫu thuật ở Mỹ.” Hầu hết những người mắc chứng Werdnig-Hoffman đều tử vong trong vài năm đầu đời, nhưng Spiridonov là một trong số 10% hiếm hoi sống sót tới tận tuổi trưởng thành. Cuộc sống của anh luôn phải gắn liền với chiếc xe lăn, và nếu ca phẫu thuật thành công, lần đầu tiên trong đời anh sẽ không còn phụ thuộc vào chiếc xe nữa. Tuy vậy, Spiridonov vẫn rất thận trọng với quyết định của mình. “Tôi sẽ không vội vàng bảo người ta cắt đầu của tôi đâu. Ca phẫu thuật sẽ chỉ diễn ra khi tất cả mọi người tin rằng có 99% cơ hội thành công.” Đây sẽ là lần đầu tiên Spiridonov và bác sỹ Canavero, người đề xuất phẫu thuật cấy ghép đầu gây tranh cãi gặp nhau trực tiếp. Trước đó, cả hai chỉ trao đổi với nhau qua Internet. Spiridonov cho biết: “Tôi sẽ không nói về chuyện tôi có thích ông ấy hay không. Chúng tôi có cùng mối quan tâm, cùng mục tiêu, và chúng tôi sẽ cùng nhau đạt được những điều đó. Chúng tôi đang cùng tham gia vào một dự án lớn, và chúng tôi sẽ biến nó thành sự thật. Vấn đề ở đây không phải là có tin hay không. Chúng tôi phải làm hết sức mình.” Bác sỹ Sergio Canavero, người đưa ra kế hoạch cấy ghép đầu người hồi đầu năm nay đã gây kinh hoàng và làm nổ ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng y học. Spiridonov có thể lạc quan về ca phẫu thuật, nhưng những người khác thì hoài nghi hơn. Bác sỹ phẫu thuật hàng đầu nước Nga Anzor Khubutia cảnh báo rằng kế hoạch của bác sỹ Canavero là một sự liều lĩnh. “Trong tương lai điều này có thể là sự thật. Nhưng lúc này rất khó để nói về ghép đầu người khi mà kỹ thuật tái tạo cột sống vẫn còn chưa đi đến đâu,” bác sỹ Khubutia nhận định. Về phần mình, bác sỹ Canavero phủ nhận những nghi vấn về thực hư của ý định ghép đầu người. “Ca phẫu thuật này có ý nghĩa lớn về chính trị. Quốc gia đầu tiên thực hiện kỹ thuật ghép đầu người sẽ trở thành người đi đầu trong lĩnh vực này, giống như Liên Xô là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, hay Mỹ là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng vậy.” Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Tư về kế hoạch phẫu thuật, bác sỹ Canavero cho biết sẽ chỉ mất chưa đầy một tiếng để ghép đầu Spiridonov vào cơ thể hiến tặng, nhưng toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài cả một ngày đêm. “Đầu của Valery sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ 10-15 độ C - đó là kỹ thuật thường thấy khi phẫu thuật các vùng nằm sâu trong não. Chúng tôi sẽ có một tiếng đồng hồ để “đổi” cái đầu sang cơ thể mới, thêm vài phút nữa để nối các mạch máu, và 15 phút sau máu sẽ bắt đầu lưu thông. Tuy nhiên, toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài từ 18 đến 24 giờ.” Bác sỹ Canavero cũng không lo lắng về những gì người khác nghĩ về ông, cụ thể là biệt danh “bác sỹ Frankenstein” mà người ta đặt cho ông. “Tôi biết mình sẽ làm gì và đã chuẩn bị. Tôi đã có cả một đội quân những người phản đối rồi. Dù tôi có thất bại thì những người đi sau tôi cũng sẽ có được kinh nghiệm.” Ông cũng thừa nhận mục tiêu cuối cùng của phẫu thuật ghép đầu "chính là sự bất tử" và hy vọng một ngày nào đó những nhà tài phiệt già cỗi sẽ trả tiền để phẫu thuật ghép đầu vào một cơ thể trẻ trung hơn./. ==================== Từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã có tham vọng cấy ghép đầu người này vào thân người khác. Các nhà khoa học Liên Xô đã cấy ghép thành công đầu chó và báo chí hồi ấy đã đăng thông tin này.Nhưng những con chó cấy ghép này không sống được lâu. Cũng vào thời gian này, một câu chuyện trinh thám viễn tưởng nổi tiếng thời ấy là "Đầu giáo sư Đô Oen" được dịch ra tiếng Việt và đăng từng kỳ trong nhật báo. Trong đó, nội dung câu chuyện mô tả một học trò tài ba giầu tham vọng đã lợi dụng chữa bệnh cho thầy mình là giáo sư Do Oen để cắt đầu ông ta và nuôi dưỡng bằng một bộ máy đặc biệt, nhằm mục đích lợi dụng và cướp đoạt tri thức của giáo sư Đô Oen. Sau này, ông ta đã thành công trong việc ghép đầu của một cô gái chết vì tai nạn vào thân hình một ca sĩ. Nhưng mọi việc bị bại lộ và ông ta bị đưa ra công lý. Câu truyện trinh thám viễn tưởng "Đầu giáo sư Dô Oen" còn mô tả rất hợp lý về những vấn nạn khi ghép đầu người này vào thân thể người khác. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố tương thích phức tạp - ngoài yếu tố tái tạo cột sống trong bài viết trên - như: số đo vòng cổ để bảo đảm sự tương thích về các thông số cần ghép; nhóm máu; sự loại trừ của cơ thể với các bộ phận lạ; sự nhiễm trùng cơ thể chết...vv....Tóm lại không hề đơn giản. Qua những sự kiện trên, cho thấy việc ghép đầu cũng chẳng phải mới mẻ gì và cũng không hề đơn giản. Nếu như tôi có một sự hoài nghi về sự thành công của công việc này - nhân danh Lý học Việt - thì đó là sự không tương thích về khí chất của hai con người, khiến nó không thể duy trì được sự sống. Đây chỉ là một sự hoài nghi, chứ không có ý phản biện.
    1 like
  2. Tôi mới đọc qua, đoán là bốn khúc thơ buồn, không đủ trình độ để hiểu thâm ý của tác giả, hoặc hiểu sâu con chữ. Dịch tạm dưới đây không chính xác, nhất định là nhiều sai sót, tạm nêu lên vậy, để cầu cứu thức giả giúp chỉnh sửa. Cảm ơn. 1/ Mảnh thuyền nho nhỏ, xoa ngăn ngắn Lần mò kiếm sống chốn sóng xô Mãi buồn thánh chúa, tìm kiếm gấp Bất chấp dê cừu cứ nhởn nhơ 2/ Gió nổi ban thờ nhang thành ngọc Trăng soi cửa sổ lộ ảnh vàng Một tiếng kêu tỉnh ngàn thu mộng Ngũ kinh phá nát nửa kiếp người (?) 3/ Nước xanh mau mắn nhiều lần đổi Hoa vàng ốm ốm đỡ ngọn roi Mấy độ sóng xô rồi sương ướt Vẫn một mưa xuân xới lết bùn 4/ Bè gỗ mẩu cây kều khó nổi Củi rến ngắn dài bó chẳng đều Buông tiếng thở dài mưa độp lá Tháo giày lội bộ rớt khe sâu
    1 like
  3. Chữ Nôm Ngày nay hiểu khái niệm chữ Nôm đó là chữ Nôm mới, hình thành vào thế kỷ 13, tương truyền do Hàn Thuyên chế ra. Lại có truyền thuyết kể rằng, thủa ấy dưới sông Hồng còn sống rất nhiều thuồng luồng, thường hại dân chài. Hàn Thuyên dùng chữ Nôm viết một tờ sớ ném xuống sông, từ đó giống thuồng luồng bỏ đi đâu mất tăm, không còn ở sông Hồng để hại dân chài nữa. Có lẽ do chúng hãi quá khi đọc phải tờ sớ bằng chữ Nôm, khó gấp năm lần chữ Hán, lại chẳng có một tí sáng tạo nào, hoàn toàn dùng chữ nho cũ và qui tắc lục thư của Hán tự (tức chưa hề có tư tưởng thoát Trung), để chế ra thứ chữ Nôm (mới) nhằm ghi âm từ dân gian Việt, nhưng kí âm cũng chẳng chính xác bằng chữ Việt cổ (chữ Nòng Nọc) vẫn còn tồn tại ở các làng bản miền núi hẻo lánh (mà ngày nay cụ giáo Đỗ Văn Xuyền đã phục hồi lại được). Còn dân gian thì chẳng cần chữ, các chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ và các áng văn nổi tiếng của các đại văn hào vẫn được dân gian thuộc lòng và truyền khẩu ngàn đời. Chữ Nôm (mới) xuất hiện cùng thời với chữ của Đại Hàn và chữ của Nhật Bản, nhưng hai thứ chữ kia, cũng chỉ nhằm mục đích ghi âm chính xác tiếng nói dân gian của dân tộc, nhưng hoàn toàn là sáng tạo (có lẽ do có tư tưởng thoát Trung sớm hơn). Chữ của Đại Hàn là do ông Vua của Đại Hàn chế ra, nó chỉ còn giữ cái “vỏ” của hình thức chữ nho là từng vuông nho nhỏ, trong mỗi vuông đó là những kí tự để ghi âm một từ đa âm tiết của tiếng Hàn. Có chữ riêng rồi nhưng người Hàn vẫn học chữ nho như ngày xửa ngày xưa ông cha họ đã từng dùng (kể từ thời Tề Công truyền chữ nho sang Cao Li), ngày nay học sinh tiểu học vẫn bắt buộc phải học để biết được 1800 chữ nho (để vào đền, chùa hay các di tích lịch sử thì còn đọc hiểu được xưa tổ tiên viết cái gì). Còn chữ Nhật Bản thì do tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ chắp dính (từ đa âm tiết) như tiếng Hàn, nhưng lại vì từ đồng âm dị nghĩa quá nhiều do vậy mà phải dùng tới ba loại kí tự: Hiragana là loại kí tự để ghi âm từ dân gian Nhật, Katacana là loại kí tự để ghi phiên âm tiếng du nhập ngoại lai, Kanji tức Hán tự là để dùng cho những từ đồng âm với những từ đã ghi bằng hai loại kí tự kia. Có chữ riêng rồi nhưng người Nhật Bản vẫn học chữ nho, như ông cha họ từ xửa từ xưa đã từng dùng. Học sinh tiểu học bắt buộc phải học biết 2500 chữ nho (Kanji), để vào đền, chùa còn đọc hiểu được người xưa viết gì. Đến thế kỉ 16, tiếp xúc với phương Tây và chữ Latin, người Việt Nam mới tìm đến loại kí tự ghi âm mới là chữ cái Latin. Đến thời Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ từng đề nghị lên Vua, đại ý là, nếu tiếp tục dùng chữ nho thì cứ như ngữ pháp tiếng Việt mà viết, không việc gì phải viết theo ngữ pháp Hán. Và một chữ nho thì đọc theo âm của từ dân gian hay đọc theo âm nho của từ hàn lâm là tùy theo ngữ cảnh trong câu viết đó. Hoặc không thì bỏ hẳn không dùng chữ nho nữa, mà dùng chữ kí âm Latin (chữ quốc ngữ) cho thuận tiện hơn. Đến thế kỉ 20, chữ quốc ngữ hoàn toàn thắng thế, đúng là đại hồng phúc cho dân tộc. Chữ Nôm (mới, từ TK 13) do bắt chước y nguyên lục thư, dùng chữ nho cận âm để tá âm (không thể ghi âm chính xác được), lại đồng thời làm hỏng biểu ý của con chữ nho nguyên thủy. Ví dụ: 1/ Chữ Trai: chữ nho Nam 男 nguyên thủy viết biểu ý đúng cách đọc từ trên xuống dưới là “Điền 田 Lực 力” = (thiết) Đực 男. Đực nghĩa là Trai, con Trai là sức Nàm ruộng chủ yếu, nên người đàn ông nông dân còn gọi là người Lực 力 Điền 田, là người Nàm ruộng, mà lướt lủn “Nàm Trai” = Nam, gọi là Nam 男, chữ Nam 男 thành từ hàn lâm, còn “Điền 田 Lực 力” = Đực 男 là từ dân gian. Nếu theo phương án của Nguyễn Trường Tộ thì một chữ nho Nam 男 ấy cứ việc đọc, khi thì là Đực 男, khi thì là Trai 男, khi thì là Nam 男, tùy câu ờ ngữ cảnh phù hợp nào, dù đọc bằng từ gì thì biểu ý của chữ vẫn giữ nguyên là “cái sức làm ruộng ấy là con đực”, thì có lẽ chẳng phải “cải cách” gì, như ông Hàn Thuyên ở TK 13, để cho thuồng luồng nó còn phải khiếp, ông ấy đặt chữ nôm Trai là: Nam 男 + Lai 来 (tá âm “Lai 来” để đọc là “Trai”) thành con chữ nôm Trai 来男 (nhìn biểu ý chữ thì thấy ngớ ngẩn, nếu coi là ghi âm thì lấy gì mà chính xác? Giả sử thiết đúng cách đọc từ phải sang trái thì là “Nam 男 Lai 来” = Nái, lại hóa ra là “Con Nái” = Cái chứ không thể thành Đực là Trai). Chữ nôm Trai 来男 này rõ ràng phức tạp hơn chữ nho Nam 男 (Đực, Trai) nguyên thủy. 2/ Chữ Lòng: Lộng 弄 +Tâm 心. Tá âm “Lộng 弄” (nghĩa là làm) để đọc là Lòng, kèm chữ Tâm 心 nghĩa là Lòng. Rõ ngớ ngẩn vì không ra khỏi cái rọ lục thư của Hán. Chữ Tâm 心 của nho vẫn có thể đọc là Tấm 心 = Tỏng = Trong = Lòng = Lõi = ‘Lõi Chi 之!” = Lí 里, tùy câu ở ngữ cảnh nào thì đọc theo từ phù hợp cho ngữ cảnh đó. Nhiều thư tịch người ta còn mượn chữ Long 龍 để ghi âm từ Lòng, ví dụ câu “Long hận gian phu dâm phụ 龍 恨 奸 夫 淫 婦” trong bài “Quan Thánh đế giáng bút chân kinh”, có nghĩa là “lòng hận gian phu dâm phụ” chứ không phải Long 龍 đây là Rồng. Chữ Tâm Long 心 龍 để ghi âm từ Tấm Lòng. Chữ nôm Lòng viết bằng Lộng 弄 (đặt trên) + Tâm 心 (đặt dưới), đã phức tạp hơn chữ Tâm 心, lại nếu cứ vào biểu ý đọc từ trên xuống dưới thì có nghĩa là “làm lòng” như khi làm thịt heo, đọc thiết đúng cách trên xuống dưới thì là “Lộng 弄 Tâm 心” = Lâm thì “Lâm” lại nghĩa khác xa với Lòng. 3/ Chữ Trong: Đòng 童 + Trung 中. Tá âm “Đòng 童” để đọc là “Trong” kèm chữ Trung 中 nghĩa là ở giữa. Bản thân chữ nho Trung 中 đã là Trong rồi. Tùy ngữ cảnh, chữ Trung 中 có thể đọc là Trung 中, là Trong 中, là Giữa 中, là “Trong Giữa” = Trũng 中 (lướt lủn). Chữ nôm Trong 童中 này phức tạp hơn chữ nho Trung 中 (trong) nhiều, đọc thì đúng cách từ phải sang trái là “Trung 中 Đòng 童” = Trong 童中. Bản thân chữ nho Đòng 童 (chỉ cái Đòng Đòng, đứng trong bụng cây lúa) là gồm chữ “Đứng 立 Trong 里” = (thiết) Đòng 童, còn đọc là Đồng 童 để chỉ đứa bé là nhi đồng. Đứng = Sững = Lững = Lập 立. Trong = Lòng = Lõi = “Lõi Chi!” = Lí 里 4/ Chữ Chồng: Trọng 重 + Phu 夫. Tá âm “Trọng 重” để đọc thành “Chồng” kèm chữ Phu 夫 nghĩa là chồng. Thành ra chữ nôm (mới) Chồng 重夫 phức tạp hơn rất nhiều so với chữ nho nguyên thủy là chữ Trượng 丈 có thể đọc là Trượng 丈 = Tráng = Chàng = Chồng tùy ngữ cảnh phù hợp cụ thể. Còn chữ Phu 夫 mang nghĩa là chồng thì nó đâu phải là từ Chồng, nó chỉ là từ chỉ cái chức năng của chồng là “Phải Đụ” = Phu 夫. Cho nên nho gọi bằng cụm từ Trượng Phu 丈 夫 (Trượng 丈 chỉ người trai, Phu 夫 chỉ chức năng làm chồng, không có cái chức năng ấy thì chẳng làm nổi chồng). Còn chức năng của vợ là “Phải làm U” = Phụ 婦, nên nho gọi vợ bằng cụm từ Nữ 女 Phụ 婦 (Nữ 女chỉ người nái, Phụ 婦 chỉ chức năng làm mẹ là “Phải làm U” = Phụ 婦). Nữ Phụ chỉ người và chức năng, Hán ngữ dùng ngược là Phụ Nữ 婦 女. 5/ Chữ Đất: Thổ 土 + Đán 旦. Tá âm “Đán 旦” để đọc là “Đất” kèm chữ Thổ 土 nghĩa là đất. Thành chữ nho Đất 土旦 mà nếu đọc biểu ý thì là “buối sáng thổ”, hay đọc phải sang trái là “Đán 旦 Thổ 土” = Đổ, nói chung đều rắc rối và chẳng logic tí nào. Trong khi cổ đại nho đã viết từ Đất bằng chữ Địa 地, với biểu ý trên mặt chữ là nhấn mạnh “Thổ 土 Dã 也!” = “Thổ Ạ!” = Thà, nên mới có câu thành ngữ “Thật Thà như Đất”. Tất (tiếng Mường) = Đất (tiếng Kinh) = Đỉn (tiếng Thái) = Địa 地 (chữ nho), nhưng mà “Đỉn Tất” = Đất (tức Thái+ Mường= =Kinh, Thái và Mường là hai nhành của Kinh). Có phân tich cả ngàn chữ nôm thì đại loại đều như vây cả. Ở Hà Nội góc đường Láng giáp đường Láng Hạ có một con hẻm nhỏ, chắc xưa là đường vào làng, đầu hẻm có dựng tảng đá trên đề ba chữ sơn đỏ Đình Ứng Thiên. Đi theo hẻm đến cổng đình mới thấy cổng đề ba chữ nho đọc từ phải sang trái là Thiên Ứng Đình 天 應 亭. Vậy chính xác tên đình là đình Thiên Ứng, ý là ở đây mà cầu đảo gì thì sẽ được Thiên đáp Ứng ngay. Trong sân đình có bảng dựng to ghi chữ quốc ngữ, nói rõ: Đình đã được Bộ văn hóa xếp hạng, sự tích đình này là được xây từ đời Lý, tương truyền khi vua Lý đi đánh Chiêm Thành, thuyền gặp sóng lớn không đi tiếp được, nghỉ lại, Vua nằm mộng thấy một người con gái hiện lên xưng là thần cai quản vùng đất này, vẫn mong gặp Vua nay mới gặp được. Tỉnh dậy, Vua làm lễ cầu đảo xin cho sóng yên biển lặng, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đời Trần có năm gặp thời tiết đại hạn hán, Vua cầu đảo ở đình Thiên Ứng này cũng quả nhiên ứng nghiệm được mưa móc tràn trề cứu được mùa màng. Tương truyền đình rất thiêng. Triều Nguyễn đình được phong sắc “Thượng Đẳng Thần”. Trên điện của đình có hai bức hoành phi là “Trợ Lý bình Chiêm” và “Phù Trần bái vũ”… Nhưng sự thật khi vào trong đình, nhìn lên điện thì thấy ba bức hoành phi cổ ghi bằng chữ nho, nhưng chẳng thấy chữ “bình Chiêm” nào cả. Bức hoành phi ở giữa điện (đọc từ phải sangh trái) là hai chữ: Hộ Quốc 護 國 (nghĩa là hộ vệ - giữ gìn đất nước), bức bên phải là bốn chữ: Trợ Lý Thiệp Ba 助 李 帖 波(nghĩa là giúp nhà Lý bằng cách đối thoại giao thiệp mà làm cho lặng sóng), bức bên trái là bốn chữ: Phù Trần Bái Vũ 扶 陳 沛 雨 (nghĩa là phù hộ nhà Trần mà làm cho tràn trề mưa móc). Chữ Ba 波 trong câu “Trợ Lý Thiệp Ba 助 李 帖 波” là chữ Ba 波 có nghĩa là sóng chứ không phải là chữ Ba 巴 trong kí âm từ Cham Pa bằng hai chữ nho Chiêm Ba 占 巴; không có chữ “bình 平” nào, cũng không có chữ “Chiêm 占” nào; chữ Thiệp 帖 có nghĩa là cái giấy mời, dùng trong từ giao thiệp tức đối thoại, bởi gốc của nó là do lướt câu “Thắng bằng giao Hiệp” = Thiệp 帖 (ở đây ý nói Vua Lý đã khấn – giao thiệp, hiệp thương với Thần sở tại) nên đã “cầu được ước thấy”, được sóng lặng mà đi dẹp bọn cướp biển đang quấy phá bờ cõi đất nước ở phía nam.
    1 like
  4. LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Đại ý: Mặc dù kinh tế thế giới khủng khoảng, nhưng riêng Việt Nam vẫn phát triển. Đặc biệt nửa cuối năm..... ========================= Vải "sạch" Lục Ngạn bán “hết veo” sau một ngày có mặt tại Mỹ Thứ Tư, 10/06/2015 - 08:28 Dân trí Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày. >> Chiều nay, 2,1 tấn vải thiều Lục Ngạn lên máy bay sang Mỹ >> 500kg vải thiều Lục Ngạn đầu tiên đến Pháp đã được tiêu thụ hết >> Sẽ có vài trăm tấn vải xuất sang thị trường Úc, Mỹ trong năm nay Đây là lô vải thiều đầu tiên được một Công ty tại TPHCM tiên phong đưa sang Mỹ sau khi thị trường khó tính này đồng ý nhập khẩu vải của Việt Nam. Trước đó, phía Công ty đã đến thu mua tại vườn vải "sạch" của bà con với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 10% so với giá thị trường. Sau khi đưa vào TPHCM để chiếu xạ, tổng số 2,1 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được vận chuyển bằng đường hàng không sang Mỹ vào ngày 1/6. Vải thiều được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ tại TPHCM trước khi đưa sang Mỹ bằng đường hàng không. Sau khi có mặt tại sân bay, lô 2,1 tấn vải thiều đã được đưa trực tiếp tới hệ thống các siêu thị tại California, Mỹ. Mặc dù thời gian từ khi thu hoạch cho đến ngày trái vải có mặt tại Mỹ là khá dài, nhưng do được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ và đóng gói theo quy trình đặc biệt nên vải rất tươi và không bị thâm như bảo quản đông lạnh thông thường. Được biết, hiện trên thị trường Mỹ đã có sản phẩm vải thiều có nguồn gốc từ Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi có mặt tại Mỹ, vải thiều Việt Nam vẫn được các hệ thống siêu thị đánh giá rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Sau khi được xử lí và bảo quản bằng quy trình đặc biệt, quả vải trông rất tươi. “Số vải thiều này đã được bán hết chỉ trong vòng một ngày sau khi được đưa tới California, Mỹ. Việc quả vải thiều được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường Mỹ đang dần khẳng định thương hiệu vải "sạch" của Việt Nam. Và những thị trường khó tính này cũng đã đón nhận sản phẩm vải thiều trong nước nói riêng và hàng nông sản Việt Nam nói chung", ông Tấn cho biết. Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn thì vải thiều tươi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được bán với giá 17 USD/kg, ngoài ra 500 kg vải được xuất khẩu vào thị trường Pháp trước đó cũng được bán với giá 10 EURO/kg. Dự kiến vào cuối tuần tới, phía Công ty cũng sẽ tiếp tục thu mua vải chính vụ của tại Lục Ngạn để đưa chuyến hàng tiếp theo sang thị trường Mỹ. UBND huyện Lục Ngạn cũng cho biết, một công ty khác cũng đã tiên phong đưa vải thiều Hải Dương sang thị trường Úc và Mỹ xuất khẩu trong tuần này. Đến mùa vải chính vụ, công ty này sẽ thu mua vải thiều Lục Ngạn để xuất khẩu sang nước Anh. Đây có thể nói là bước thành công trong việc tìm thị trường bền vững, tháo gỡ tình trạng vải thiều trong nước bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, tránh bị ép giá. Thái Cường
    1 like
  5. THIÊN LÝ NHÃN Vừa rồi trong Album "Tuyệt chiêu Địa lý Lạc Việt", anh Trần Minh Nhật có hỏi: "Hi, con cũng chưa hiểu chiêu "Thiên Lý Nhãn" lắm. Con phải qua xin sư phụ học thêm". Vậy Thiên Lý Nhãn là gì? Phòng họp của Tổng Cty DTT được thiết kế theo hình Thiên Lý Nhãn Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.- nếu anh chị em vào đây và đọc được bài này. Tôi thường nhắc nhở anh chị em rằng: Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống tri thức chặt chẽ, nhất quán, hoàn chỉnh, mộ tả những quy luật tương tác khách quan và giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện trong phạm trù của nó có khả năng tiên tri. Nhưng, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử thì ngành học này đã thất truyền. Nền văn minh Hán tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, sai lệch và chỉ gồm những mảnh vụn rời rạc lưu truyền trong dân gian. Cái gọi là 4 trường phái phong thủy trong văn minh Hán, thực chất chỉ là bốn yếu tố tương tác trong một hệ luận nhất quán của Địa Lý Lạc Việt. Điều này giống như "Cửu Âm chân kinh" bị xé lẻ thành các võ phái Trung Hoa trong tiểu thuyết "Cô gái Đồ Long" của Kim Dung vậy. Cả một nền văn minh sụp đổ và bị đô hộ hơn 1000 năm - đây không phải con số vô cảm được đọc trong một giây - nên vẫn còn rất nhiều tri thức Địa Lý Lạc Việt rải rác trong dân gian và không....nằm trong cái gọi là trường phái nào của Tàu. Trong đó có những chiêu thức ứng dụng. Đó là lý do tôi thường khuyên anh chị em phải luôn sưu tầm tiếp thu các kiến thức Địa Lý Lạc Việt còn lưu truyền trong dân gian là vậy. Quay trở lại câu hỏi của Trần Minh Nhật - liên quan đến chiêu thức ứng dụng - Trong lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tôi có mô tả một yếu tố tương tác thứ V, ngoài 4 yếu tố tương tác tự nhiên mà người Tàu gọi là Trường phái - thì đây là yếu tố tương tác do con người mô phỏng thiên nhiên tác động lên chính cuộc sống của mình. Bởi vậy, những chiêu thức trong phong thủy hầu hết đều nằm trong yếu tố tương tác thứ 5 này, trong đó có "Thiên Lý Nhãn". Vấn đề là tại sao con người mô phỏng tự nhiên - một trong những nguyên lý của yếu tố tương tác thứ V - lại có thể thành chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt? Đó chính là sự vận dụng nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Hình ảnh cũ. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Biểu tượng của con mắt thứ ba. Hình ảnh cũ. Nguyên lý này thì ai tìm hiểu về Lý học chuyên sâu đều biết. Và đều có thể sổ Nho chém gió trên các bàn nhậu để dọa những người kém hiểu biết. Nhưng vấn đề là tại sao lại "hình nào khí đó"? Đến đây thì chỉ dành cho những người có khả năng tư duy thực sự và cập nhật kiến thức khoa học hiện đại nhất - đó là lý thuyết vật lý lượng tử. Những thực nghiệm của vật lý Lượng tử đã xác định rằng: Cho hai hạt cơ bản đồng tính chất cách nhau với một khoảng cách tính bằng năm ánh sáng. Nếu một hạt đảo chiều thì hạt kia ngay lập tức cũng quay theo cùng chiều với hạt ban đầu. Nói rộng ra ngoài lề một chút thì phải có một trường tương tác tức thời trong vũ trụ để tác động lên hạt thứ hai và tốc độ tương tác của trường này phải là tuyệt đối, hoặc gần như tuyệt đối. Từ đó chúng ta sẽ có một suy luận hợp lý rằng: Mọi cấu trúc vật chất có hình thể giống nhau sẽ có cùng một tính chất như nhau về cấu trúc vật chất được tạo thành từ những hạt cơ bản. Thí dụ: Một cục gang nằm lăn lóc trong đống phế liệu, cũng có cấu trúc vật chất giống một chiếc bánh trớn (Bánh đà) đúc bằng gang đang họat động trong một cái máy nổ. Một hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh trong nhà cũng sẽ có cấu trúc như núi đá vôi trong cả một dãy núi. Và dù là đá vôi, hay gang, thép thì chúng cũng có cấu trúc từ những hạt cơ bản. Những hạt cơ bản này sẽ thông qua trường tương tác có sự vận động cùng tính chất với các hạt tương tự trong cấu trúc hình thể giống nhau. Và nó phải tạo ra trong không gian xung quanh những hình thể giống nhau này, một trường tương tác tương ứng để có thể "nhận ra" tính chất của nhau , mà những thí nghiệm khoa học đã thể nghiệm ở trên. Lý học mô tả trường tương tác tương ứng này là "khí chất". Đó chính là nguyên lý của "Hình nào khí đó" trong Lý học Việt. Từ nguyên lý và bản chất của vấn đề mà tôi mô tả ở trên, đã hình thành yếu tố cấu trúc Hình Lý Khí trong Địa Lý Lạc Việt và tạo ra những chiêu thức trấn yểm trong yếu tố tương tác thứ V trong Địa lý Lạc Việt. Nói rộng hơn và ngoài lề một chút thì đây chính là nguyên nhân để tôi xác định rằng: Ngay cả các lý thuyết vật lý hiện đại nhất của nền văn minh hiện nay, dù phát triển thêm 50 năm nữa thì vẫn còn thua xa những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Vì nền văn minh này đã hiểu rõ và sâu sắc hơn nhiều khi đã ứng dụng một cách rất cụ thể, chi tiết trong đời sống con người. Bởi vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt phải hiểu được bản chất của nguyên lý lý thuyết này thì mới có thể hiểu một cách rõ ràng những chiêu thức ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Một lý thuyết nhân danh khoa học thì phải phản ánh những thực tại khách quan mà nó mô tả. Nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương phản ánh một thực tại khách quan liên hệ với những tri thức khoa học đã mô tả bắt đầu từ những thực nghiệm của vật lý lượng tử. Tất nhiên nó chỉ bí ẩn và "mê tín dị đoan" với những người không chịu tư duy. Trở lại với chiêu thức "Thiên Lý nhãn". Trước hết chiêu thức này có hình thức của một con mắt. Tính đến ngày hôm nay, tôi đã ứng dụng "Thiên Lý nhãn" trong 5 ca phong thủy. Trong đó có một ca chính là căn nhà của tôi thể hiện qua các khung cửa sổ (Khung cửa số nhà tôi thiết kế theo hình Thiên Lý nhãn"). Nhưng có thể nói ca ứng dụng hoàn hảo nhất là ở Tổng Cty DTT. Các bạn có thể xem sự ứng dụng chiêu thức này trong topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng, trong phần nói về Tổng Cty này. Vậy "Thiên Lý nhãn" có tác dụng gì? Trước hết, theo nguyên lý "hình nào khí đó" thì con mắt là biểu tượng của sự nhận thức, sự quán xét và là dữ kiện ban đầu của sự phát xét. Tất nhiên, theo nguyên lý "Hình nào khí đó" - đã chứng minh ở trên - thì khi ứng dụng hình thể nào nó sẽ tạo ra một trường khí tương tự và tác động đến những con người trong hình thể kiến trúc thuộc sở hữu của người đó. Tất nhiên, với trường khí tương tác của "Thiên lý nhãn" sẽ có tác dụng làm cho con người sống trong trường khí của nó lựa chọn và tập hợp được những đối tác tốt trong kinh doanh với những quyết định đúng đắn hơn. Như vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt - đặc biệt anh chị em nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt cao cấp - cần phải hiểu nguyên lý lý thuyết và bản chất thực tế của những phương pháp ứng dụng trong những chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt, mà tôi đã trình bày trong lớp. Như vậy, chúng ta có thể biến hóa thành rất nhiều chiêu thức để ứng dụng và trấn yểm. Nếu chỉ học phương pháp thì chỉ là sự ứng dụng thuần túy và thành thợ Phong Thủy. Cho dù là thợ cao cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân để Lý học Đông phương nói chung bị coi là huyền bí trong con mắt tha nhân hơn 2000 năm nay, khi nền văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Thực chất tất cả các ngành chuyên môn của Lý học Đông phương, từ bói toán, phong thủy, Đông y...hoàn toàn rất khoa học. ============================= PS: Viết thêm trong topic của web này: Tuy nhiên, để minh chứng cả một nền văn minh phương Đông huyền vĩ đến kỳ vĩ, nếu sự kiện cách đây chỉ 50 năm thôi - lúc ấy thuyết Lượng Tử chưa phát triển - có lẽ sẽ không được coi là có "cơ sở khoa học". Còn ngay bây giờ, có lẽ cũng chỉ vài người ở trình độ và khả năng tư duy rất cao cấp , cũng chỉ có thể lờ mờ hiểu được, vì cảm nhận được tính hợp lý lý thuyết. Sở dĩ như vậy, là do sự phát triển của nền văn minh hiện đại có xu hướng thực chứng, thực nghiệm này cũng chưa đủ chín để có những phương tiện kỹ thuật kiểm chứng những thực tế ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Hay nói cách khác là do khoảng cách chênh lệch trình độ giữa hai nền văn minh. Cho nên chỉ có thể mô tả trên tính hợp lý lý thuyết.
    1 like
  6. Sóng Nước Sóng Nước hiểu là sóng của nước, trong câu này thì Sóng là đề, Nước là thuyết. Câu Sóng (của) Nước tương tự như câu Con (của) Mẹ, đã chỉ rõ là Sông (mẹ) sinh ra Sóng (con). Đó là logic, như ở tiếng Anh thì từ Water (nước) sinh ra từ Wave (sóng) là hai từ mẹ con cùng tơi W ; như ở tiếng Nga thì từ Vađa (nước) sinh ra từ Valna (sóng) là hai từ mẹ con cùng tơi V. Ở Hán ngữ thì không có qui luật hai từ mẹ con này, vì “He 河” (sông), “Shui 水” (nước) và “Bo 波” (sóng nhỏ) hay “Lang 浪” ( sóng lớn) chẳng có quan hệ dính dáng Tơi-Rỡi gì với nhau cả. Nguyên do là vì từ “Shui” là phiên âm lơ lớ chữ Thủy 水 mượn của tiếng Việt, từ “Bo” là phiên âm lơ lớ chữ Ba 波 mượn của tiếng Việt, từ Lang là phiên âm chữ Lãng 浪 mượn của tiếng Việt. Thủy nghĩa đen là chỉ màu ngũ hành của Nước, rồi nho dùng chữ Thủy 水 làm từ đại diện chỉ nước, gốc là trong nôi khái niệm của tiếng Việt: Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm (màu lầm) = Thâm (màu thâm) = Than (màu than) = (nhấn mạnh) ”Than Chi 之!” = Thủy (là màu đen, màu lầm than). “Màu Than” = Man = =“Màu Hun” = Mun, là màu Đen của nước theo ngũ hành. Đen = (từ đôi) “Đen Thâm” = Đậm = “Đậm Rặc” = Đặc = (từ đôi) Đậm Đặc = (từ đôi) “Hun Đen” = Hoẻn = “Hoẻn Tuyền” = Huyền 玄 = “Huyền Rặc” = Hắc 黑 Sóng nước là cái mà loài người nhìn thấy đầu tiên, còn các loại sóng không nhìn thấy như sóng âm, sóng điện là những phát hiện sau của khoa học. Ba 波 có nghĩa là sóng nhỏ trong một giới hạn, ví dụ nước trong một cái thùng bị rung thì mặt nước không Bằng yên mà cái Bằng ấy bị rung thành vô định là nở ra từ dính Bồng-Bềnh, nho viết từ Bồng-Bềnh bằng nhấn mạnh “Bồng-bềnh Ạ!” = Ba 波. Chữ Ba 波 viết hội ý đọc đúng qui tắc xưa từ phải sang trái là “Bì 皮 Lã 氵” = Ba 波, chỉ đúng sự xuất hiện của cái sóng bồng bềnh đó là ở bề mặt của nước: Bề mặt đã được nhấn mạnh “Bề mặt Chi 之!” = Bì 皮, Bì đồng nghĩa với Vỏ = Dỏ = (nhấn mạnh) “Dỏ Ạ!” = Da; Lã nghĩa là Nước 氵, do cặp đối nguyên thủy của Nước/Lửa = Lã/Lả, dấu thanh điệu của cặp Lã/Lả đúng nhóm 0/1, Lửa = Lả = (nhấn mạnh) “Lả Chi 之!” = Li, là tên của quẻ Li tượng lửa. Cũng logic là do Luồng nước mà người Việt nhìn thấy sóng lớn là Lãng 浪(nho viết bằng chữ Lương 良 Nước 氵, tá âm “lương” cùng tơi với Luồng, ý là luồng nước sinh ra Lãng, phù hợp rất logic là con sóng nước đang chạy chính là “Luồng nước lang Thang” = Lãng, nên từ con sóng thì Hán ngữ viết bằng chữ Lãng Tử 浪 子, Lãng Tử còn bị chuyển nghĩa để chỉ “Đứa con lang Thang” = Đãng, nghĩa là kẻ du đãng). Còn những loại sóng không nhìn thấy là những phát hiện sau của khoa học. Ba 波 là từ con của từ Lã là từ mẹ. Lã nghĩa là Nước, do cặp đối Lửa/Nước nguyên thủy là Lả/Lã = Liệt 烈 / Lãnh 冷 = Nhiệt/Lạnh = Nóng/Lạnh. Lã (nước) sinh ra Ba 波 (sóng nhỏ) là hai từ mẹ con cùng rỡi A. Từ Nước Lã là từ đôi, nhấn mạnh ý là nước nguyên chất, còn gọi là nước lạnh, nước nhạt, nên từ nước lã còn chuyển nghĩa để ám chỉ quan hệ nhạt nhẽo như thành ngữ “người dưng nước lã”. Dưng nghĩa là Lạ, ngược với từ Dục 育 nghĩa là đẻ tức thân thuộc, nho viết từ Dưng bằng nhấn mạnh “Dưng Chi 之!” = Dị 異, nên chữ Dị 異 nghĩa là Lạ. Nôi khái niệm Dưng = Dị 異 = Dỏm = Giả 假 = Lạ = Ngà = Ngụy 魏,偽 (Ngà nghĩa là Giả, “ngà ngà say” là mới giả say chứ chưa say thật). Khi thụ tinh thì tinh trùng là con lạ từ ngoài vào (đại diện bằng từ Dưng) kết hợp với noãn bào tức cái trứng là con nằm sẵn bên trong (đại diện bằng từ Nội) thành là Dưng + Nội = “Dưng Nội” = =Dựng 孕 (do lướt lủn), Dựng 孕 có nghĩa là cái Chửa, tức cái “Chưa Nở” = Chửa (do lướt lủn), đó là cái thai nhi, khi Nở ra tức khi Sinh (từ đôi Sinh Nở) thì thành “Đẻ Rứa!” = Đứa, là được một Đứa con, nếu đẻ một lúc “Lắm Đứa” = Lứa, thì được một Lứa nhiều con (Âu Cơ đẻ ra một Lứa gồm trăm cái trứng, nở ra trăm đứa con trai). Phong tục Tày -Thái là cưới xong chàng trai phải ở rể cho đến khi Dựng 孕 được vợ (mần cho vợ có chửa) thì nàng mới được Gả chồng (theo chồng về nhà trai làm dâu), đó là xuất xứ của câu thành ngữ “Dựng vợ Gả chồng”. Tiếng Nhật dùng chữ Dựng 孕 này của Việt nho, nhưng đọc là “Yô”, nó đúng logic là: (tinh trùng) “Dô Trứng” = Dựng 孕, Dựng 孕 nghĩa là cái Chửa, là cái hình thành do (tinh trùng) “Vô Trứng” = Vừng, và phải chờ đủ ngày đủ tháng mới có được “Vừng ơi mở cửa ra!”. Hán ngữ dịch từ Dưng (lạ) bằng phiên âm (mượn chữ để kí âm) là chữ Sinh 生 (phát âm là “Sâng 生” lơ lớ với âm “Dưng”), nên người lạ thì Hán ngữ dùng chữ Sinh Nhân 生 人. Lãng 浪 là từ con của từ Luồng = Lạch là từ mẹ. Luồng nghĩa là Sông (do Sông = Krông = Kông = Khoỏng = =Khương = Luồng) nên Luồng sinh ra Lãng là sóng lớn, cùng logic với Sông sinh ra Sóng. Sông = =Luồng và Sóng = Lãng chỉ là sự chuyển đổi S=L (tương tự Sắc=Lợi, Sót=Lạc, Sóc=Làng). Luồng (nước) sinh ra Lãng (sóng lớn) là hai từ mẹ con cùng tơi L. Một chữ Dị 易 khác có xuất xứ do từ Dễ, nhấn mạnh “Dễ Chi 之!” = Dị 易. Nhấn mạnh nữa là “Dị 易 Đích 的!” = =Dịch 易 (nghĩa là sự vận động, nó dễ bới nó chỉ do hai tố tạo nên là Dương và Âm, viết biểu ý bằng Nhật 日 và Nguyệt 勿 cách điệu thành chữ Dịch 易). Chữ Dị 易 nghĩa là Dễ vì nội dung của nó đơn giản chỉ có Âm và Dương (như số 0 và 1 của số học nhị phân) bới vậy mà Dễ Mần = “Dễ Màng” = Dàng, nên có cụm từ Dễ Dàng, trong đó Dễ là đề, Dàng là thuyết, thuyết minh cho cái đề Dễ là nội dung đó dễ mần, nho viết từ Dễ Dàng bằng chữ Dị Dung 易 容 (nghĩa là dễ cái nội dung). Còn từ Dung Dị 容 易 có nghĩa là cái nội dung của nó rất giản dị (“Giản Chi!” = Dị). Hán ngữ đã mượn chữ Dị Dung 易 容 (nghĩa là Dễ Dàng) nhưng đổi ngược cho đúng ngữ pháp Hán thành Dung Dị 容 易 (vẫn Dị là đề, Dung là thuyết, nhưng thuyết trước đề sau), mang nghĩa là dễ. Các từ Sóng, Lãng 浪, Ba 波 thì trong tiếng Việt thường dùng nhất là từ Sóng để chỉ chung mọi loại sóng. Do từ Sóng là từ con do mẹ Sông sinh ra, mà sóng trên mặt sông thì lớp sau đuổi lớp trước, do không bị chặn nên Sóng sau không bao giờ đuổi kịp Sóng trước, làm thành những hàng ngang, bởi vậy mà có từ Song Song chỉ hai con Sóng sau trước không bao giờ gặp nhau (“Song Song” = Sóng, 0+0=1). Khái niệm Song Song thì Hán ngữ dùng chữ Bình Hành 平 行. Song Song chuyển nghĩa thành từ kỹ thuật chỉ hai đường không thể cắt nhau. Dòng đôi = Dóng đôi= Sóng đôi, lướt lủn “Sóng Đôi” = Song, nên từ Song 双 mang nghĩa là Hai chiếc (tiếng Lào đọc là Xoỏng 双, tiếng Hán đọc là Shuang 双 ). Hai bên cùng muốn tức hai bên cùng “Hám Chi 之!” = Hỉ 喜, viết bằng chữ Song Hỉ 喜喜 . Chuyển đổi S=L tương tự Sông = Luồng, nên lại có có 双 Song = Lưỡng 两, đều đồng nghĩa là Hai. Khi chọn đôi đũa cho chiều dài bằng nhau thì phải hai chiếc cùng “Song song Đo” = So, gọi là so đũa. Đã so thì phải cho ra kết quả cần đạt là bằng nhau. Nhưng khi “So lại cứ muốn làm Anh” = Sánh, nên Sánh chuyển nghĩa chỉ sự hơn, sự muốn vươn lên hơn. Nước ở trong thùng mà “Sánh” thì nó vọt cao hơn mép thùng mà ra ngoài. Từ Sánh này nho viết bằng mượn chữ Thăng 升. Do vậy mà Thăng Long 升 龍 có nghĩa là Sánh Rồng, tức còn muốn vươn lên cao hơn cả rồng (còn từ Hạ Long 下 龍 có nghĩa là đẻ rồng, mà là đẻ ra nhiều rồng, như câu ca dao ngạo nghễ “Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu” của dòng giống con Rồng cháu Tiên, do từ đẻ viết bằng chữ Sinh Hạ 生 下, mà lướt “Sinh Hạ” = Sạ, Sạ nghĩa là xuống giống để sinh sôi ra nhiều). Từ đôi nhấn mạnh là So Sánh (có nghĩa là hoặc bằng hoặc hơn chứ nhất định không chịu thua kém).
    1 like
  7. Nguyên do Chó Đá làm linh vật gác đền của người Việt Từ xưa các làng Bắc Bộ đều có tục thờ Thần Cẩu, hình thức là tượng một con chó bằng đá, ngay ở hồ Trúc Bạch Hà Nội còn có đền Cẩu Nhi. Những con linh vật ngồi canh đền đều có dáng nghiêm túc, chỉ sự thượng tôn pháp luật, dù là con chó, con sấu, con tì hưu v.v. đều gọi chung là con Nghê, vì nó là con chuyên việc “Ngồi chầu canh ngay ngắn Hề!” = Nghê, gọi là con Nghê, Ca dao: “Mỗi người đều có một nghề. Con phượng thì múa, con Nghê thì chầu”. Con Nghê linh vật Việt không có dáng hằm hè như con sư tử Tàu, nhe nanh múa vuốt đăt chân lên muốn vò nát quả địa cầu, chỉ sự ngồi lên trên pháp luật, mà các công ty và các chùa đền VN rước của Tàu về dựng nhan nhản khắp nước ta trong chục năm qua. Nhiều sự tích về Thần Cẩu đều là nói lên sự tôn sùng lòng trung thành, ngay thẳng, thượng tôn pháp luật. Nhưng mỗi làng thờ Thần Cẩu của riêng mình, nên thâm ý còn là sự tôn sùng tính độc lập bền vững của văn hóa làng, mà hàng ngàn năm qua không một trào lưu văn hóa ngoại lai nào phá vỡ nổi. Ca dao tục ngữ có những câu: “Con cái không chê cha mẹ khó, con chó không chê chủ nghèo”, “Phép vua còn thua lệ làng”, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Về tên gọi con vật nuôi trong nhà là con Chó có nhiều tên: Độc, Khuyển, Cẩu, Chó, Má, do chúng có xuất xứ khác nhau. Cẩu là tên gọi theo tiếng kêu, là hiện tượng thường có trong tiếng Việt. Như con chim “Kêu gù Gù” = Cu, đặt tên là con Cù Cu; con chim “Kêu quà Quà” = Qụa, đặt tên là con Quạ; con vật “Kêu gâu Gâu” = Kẩu, đặt tên là con Cẩu. Tên con Độc, nhấn mạnh bằng Nháu là “Độc Ạ!” = Đá. Từ Đá này đồng âm với vật liệu Đá, bởi vậy chỉ có tượng chó bằng đá mà không có tượng chó bằng gỗ hay bằng vàng. Gọi “Mày là con Đá” = Má (tiếng Tày và tiếng Lào gọi chó là con Má, tiếng Việt có từ đôi Chó Má để nhấn mạnh là nhiều loài chó). Còn tên Chó là do cái tính tuân thủ kỷ luật của nó, có lệnh chủ nó ắt làm, hoặc thấm nhuần phép tắc của chủ đã đề ra ắt nó tự giác làm, bởi nó biết thi hành cái ý mà chủ đã từng ban, nên hành vi của nó là cái nó hiểu biết rằng “Chủ cho phép Đó!” = Chó (rất biết lễ phép, thượng tôn pháp luật). Bởi vậy nó có cái tên muộn nhất thường dùng ngày nay là con Chó. Trường hợp lấy hành vi để đặt thành tên gọi của con vật cũng thường gặp như dùng từ con Hổ để gọi con Cọp, vì con Cọp là con có hành vi đẹp nhất của nó là nó Giỏi Vồ = =Hay Vồ = Hản Vồ = Hắn Vồ = “Hán Vồ” = Hổ. Và còn có tên Hổ Lớn = “Hổ Lùm” = Hùm. (Lùm tiếng Lào nghĩa là Lớn) Tra gốc các tên gọi của Chó ngày xưa trong sách <Thuyết Văn Giải Tự> cách nay 2000 năm, về ba cái tên Cẩu, Khuyển, Độc. <TVGT>:” 狗 Cẩu ( dị thể tự异体字:豿 ). Khổng tử nói: Cẩu là tiếng kêu của con Khuyển canh cửa cho chủ. Cổ Hậu thiết古 厚 切 (lướt “Cổ Hậu” = Cẩu)”. Như vậy thì đúng là “Kêu gâu Gâu” = Cẩu, mới là đúng logic hình thành cái tên gọi là Cẩu. 犬 Khuyển (dị thể tự异体字:犭、犮 ). <TVGT>: Khuyển là Cẩu mà có móng treo (huyền đề), Khổng Tử nói: chữ Khuyển 犬 giống tượng hình con Cẩu.1. Cẩu 狗 (chữ Cẩu 狗 có bộ thủ khuyển犭, Câu 駒 (chữ Câu có bộ thủ mã 馬, chỉ con ngựa con 2 tuổi, “vó Câu gập gềnh”), Câu 豿 (chữ Câu 豿 có bộ thủ trĩ 豸chỉ con của Gấu hay con của Hổ), “đều là những từ đồng nghĩa” (chú giải TVGT của Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁 đời Thanh 清 代). Vậy đồng nghĩa ở đây là đồng nghĩa với từ Con (con vật) của tiếng Việt, trong cái Nôi khái niệm: Con=Cẩu=Câu=Cún. Biến âm thành Cẩu và Câu là do khi đếm bầy súc vật thì người ta đếm theo cái Đầu của mỗi con ngỏng lên, nên chữ Đầu chuyển nghĩa thành lượng từ đại diện cho lượng từ Con, từ đôi dùng làm lượng từ là Con Đầu đã lướt thành “Con Đầu” = Câu. Và lướt lủn “Câu biết Sủa” = Cẩu, nên chỉ có con Chó (con Khuyển 犬) mới được gọi là con Cẩu 狗, còn ngựa con 2 tuổi hay gấu con hay hổ con đều chỉ được gọi là Câu mà thôi vì chúng không biết sủa. Trong các con (Câu) của hổ, gấu, ngựa, chó thì chó con là dễ thương nhất vì nó kháu khỉnh nhất và nhỏ bé nhất nên thuộc hàng “Câu Em” = “Câu Ún” = Cún (tiếng Mường gọi Em là Ún), nên chó con gọi là Cún, và đứa bé cũng được gọi thân yêu là “Cún”. Yêu đứa con trai nhỏ (theo quan niệm xưa là đứa “nối dõi tông đường”) cho nên người ta cũng gọi nó cách đáng yêu là Câu, nhưng đây là Câu được trọng, tức lướt lủn “Câu Trọng” = “Câu Nặng” = Cậu. Ra đường gặp người trai trẻ ít tuổi hơn mình, các bà các ông đều gọi người đó là Cậu, lại còn khiêm tốn gọi là “Cậu Hai” (coi như chỉ thua một bậc Cha = Cả) mà thôi. Khổng Tử giải thích: “Cẩu là con Khuyển canh cửa giữ nhà”. Bởi nó là con vật nuôi mà khi có người lạ đến nhà thì nó biết “Kêu gâu Gâu” = Cẩu. Lướt này thật logic với lướt lủn “Câu biết Sủa” = Cẩu. Vậy từ “Cẩu 狗” là tiếng Việt hay “tố gốc Hán” hay “từ Hán Việt”? <TVGT> hướng dẫn đọc chữ Cẩu 狗là “Cổ Hậu thiết 古 厚 切” tức lướt “Cổ 古 Hậu 厚” = Cẩu, thì bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Hán đều trúng. 2. Nhưng từ Cẩu 狗 là từ hình thành sau. Cổ xưa hơn, gọi chó là con Khuyển. <TVGT> hướng dẫn đọc chữ Khuyển 犬 là “Khổ Huyền thiết 苦 泫 切”, tức lướt: “Khổ 苦 Huyền 泫” = Khuyển (đọc như Việt thì trúng), nếu thiết mà đọc như Hán thì là “Ku 苦 Xuan 泫”= Kuan (phát âm: “khuyển”), trật, vì Hán ngữ đọc chữ Khuyển 犬 là "Quan". Vậy tên con Khuyển 犬 là của tiếng Việt, Hán ngữ mượn và phát âm lơ lớ là Quan. Con Khuyển 犬 là chó hoang đã được người thuần dưỡng thành vật nuôi coi nhà rồi. 3. Cổ xưa hơn còn có con Độc 獨. <TVGT>: Độc 獨 là một loài Khuyển 犬, khác với dê sống bầy đàn, loại khuyển này sống đơn lẻ (dương vi quần, khuyển vi độc dã 羊 爲 羣,犬 爲 獨 也). Một thuyết khác (như trong < Sơn hải kinh Bắc sơn kinh>) nói rằng loài chó này có ở núi Bắc Ngao (nhất viết Bắc Ngao Sơn hữu Độc 一 曰 北 嚻 山 有 獨), là một loài thú, dữ như hổ, đầu là đầu khuyển, thân màu trắng có bờm, đuôi như đuôi ngựa (giống như chó Phú Quốc, lưng có bờm dọc suốt sống lưng, lông màu trắng, vàng, đen, vện, đủ kiểu – NV). Con Độc vì thích sống đơn lẻ nên hễ thấy nhau là đấu nhau rất dữ, cũng bởi vậy nên chúng không chịu sống bầy đàn. Từ Độc là tên gọi loài chó này, còn được mượn để chỉ sự đơn lẻ, gọi bằng từ đôi Đơn Độc, và còn được mượn để mở rộng nghĩa chỉ người già mà không có con (“lão nhi vô tử viết Độc 老 而 無 子 曰 獨” – Mạnh Tử 孟 子). Độc là một giống chó, cũng là một giống khuyển. Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau (tức QT Nháu) là “Độc Dã 獨 也!” = “Độc Ạ!” = Đá. Con thú loài chó tên Đá trùng âm với từ Đá mà nho viết bằng chữ Thạch 石. Bởi vậy người xưa làm tượng con Khuyển bằng Đá (mà không làm bằng các vật liệu khác quí hơn như đồng hay ngọc), coi Chó Đá như linh vật canh giữ những chỗ cần canh giữ. Chó Đá coi như từ đôi, chỉ cần một con chó đá coi như là có hai (cân bằng âm dương trong chính nó rồi). “Độc Ạ!” = Đá = “Mày là con Đá” = Má (tiếng Lào và tiếng Tày gọi con Chó là tu Má). Tiếng Kinh dùng từ đôi Chó Má chỉ nhiều giống chó nói chung. Thành ngữ còn có câu mỉa mai “Chó nhảy bàn Độc” (nghĩa đen và nghĩa bóng dành bạn đọc giải thích). Ngạn ngữ Lào có câu “Lìn má má lề nạ, lìn khạ khạ nhịp pua” (dịch: Lờn chó chó liếm mặt, lờn tớ tớ sờ đầu). Nôi khái niệm:Pua = Vua = Chúa = Chiếu = Chậu = Châu = Đầu = Thầu = Thủ = Chủ = Chùm = Trùm = Triệu = Trưởng = Vương = =Vua = Pua, đều là để chỉ một người đứng đầu, Nháu “Đầu Ạ!” = Đà (Chúa Đầu = Chiếu Đà = Triệu Đà). Người đứng đầu của cộng đồng phải là một người đặc biệt, rất riêng so với cả cộng đồng. <TVGT> hướng dẫn đọc tên con Độc 獨 là “Đồ Cốc thiết 徒 谷 切” tức lướt “Đồ 徒 Cốc 谷” = Độc, nếu thiết như Hán ngữ đọc thì là “Tu 徒 Gu 谷” = Tu, trật, vì Hán ngữ đọc chữ Độc 獨 là Du. Vậy tên con Độc 獨 (là một loài chó cổ, dáng được mô tả trong Thủy Kinh Chú thì giống như loài chó Phú Quốc, có xoáy bờm dọc sống lưng) là một cái tên Việt. Nho viết chữ Độc 獨 gồm hai phần: một phần biểu ý là bộ thủ Khuyển犭, là một chữ tượng hình từ thời triện văn; một phần tá âm là chữ Thục 蜀 để mượn cận âm Ục = Ộc. Về sau mượn luôn chữ Độc 獨 này để tải từ Độc Lập 獨 立, Độc Tài 獨 裁. Cái âm “độc” vốn có từ trong nôi khái niệm: Chiếc = Chi = Chẽ = Dé = Lẻ = Loi = Lỏi = Côi = Cút = Cá = Cộc = Lốc = Độc = Đơn. Các từ đôi: Đơn Độc, Đơn Chiếc, Đơn Lẻ, Đơn Côi, Lẻ Loi, Côi Cút, Cộc Lốc. Cộc Lốc chuyển nghĩa chỉ lối nói có một tiếng một. Người đứng đầu của cộng đồng phải là một người đặc biệt, rất riêng so với cả cộng đồng. Thực ra mỗi Con Người trong cộng đồng đều rất Riêng, không ai giống ai, nên được gọi là mỗi Cá Nhân, thậm chí còn có “chủ nghĩa cá nhân”, tôn trọng tính Riêng của mỗi con người. Vì mỗi sinh vật khi sinh ra khỏi cái âm thực khí là thành ngay một cái Lẻ (vì nó là do “L…Đẻ” = Lẻ), đã được đẻ ra là nó có tính tự lập, có tính Riêng. Nôi khái niệm: Lẻ = Rẽ = Rặc = Rặt = Riêng = Liếng = Chiếng = Chuyến = Chuyên 專 = Phiên 番 = Phương 方 = Hướng = =Vương 王 = Vua = Văn 文 = Vân 云 = Nhân 人 = Dân 民. Tất cả mỗi từ trong nôi khái niệm này đều nêu lên một ý về cái sự Riêng. Vua hay Vương 王 đều là riêng, mỗi nước chỉ có một (Lẻ) vua, không thể cùng lúc có hai vua. Văn 文 hóa là cái riêng của mỗi dân tộc. Vân 云 nghĩa là nói tức ngôn ngữ là của riêng mỗi dân tộc, Chuyến là sự đi của riêng mỗi phương tiện giao thông, như chuyến xe, chuyến đò, chuyến bay (Chuyến, tiếng Nam Bộ phát âm là Chiếng, dân “tứ Chiếng” là dân từ bốn hướng riêng hợp lại với nhau). Liếng là cái “Làm Riêng” = Liếng, nên có từ Vốn Liếng là tiền vốn để tự làm ăn riêng. Chợ thì mỗi chợ Phiên 番 mỗi nơi mỗi khác, đều có tính Riêng. Nhân人 hay Dân 民 đều là mỗi con người, rất riêng, không ai giống ai. Trái cây có mùi “Sực nức và giữ mùi rất Lâu” = Sầu, là cái mùi đặc trưng rất Riêng, nên được gọi là trái Sầu Riêng. Do QT Tơi-Rỡi mà có Sầu = Lâu = Lưu 榴 = Líu 榴; Riêng = Liếng = Liên 蓮 = Lián 蓮. Nên Hán ngữ đã phiên âm tên gọi tiếng Việt của trái Sầu Riêng là trái Líu Lián 榴 蓮. Chứ không có chuyện Líu Lián 榴 蓮 là “từ Hán Việt”, tức người Hán đã đem giống cây Líu Lián 榴 蓮 từ Trung Nguyên vùng sông Hoàng Hà ở phương Bắc xuống trồng ở phương Nam, người Việt mới biết cây Líu Lián 榴 蓮 và gọi “Việt hóa” nó đi là cây Sầu Riêng. Riêng là một từ dân gian Việt. Riêng một mình tức “Riêng Chắc” = Rặc. Từ đôi Rặc Riêng để nhấn mạnh một tính chất riêng biệt. Từ dân gian Rặc Riêng được nho viết thành chữ hàn lâm là Đặc Trưng 特 徵, tính chất Rặc Riêng gọi là tính chất Đặc Trưng 特 徵. Hán ngữ chỉ mượn chữ nho để sử dụng từ hàn lâm Đặc Trưng 特 徵 [ phát âm: Tè Zheng 特 徵] mà không có từ Rặc Riêng, trong khi ở tiếng Việt song song tồn tại cả hai: từ dân gian Rặc Riêng và viết nó bằng chữ hàn lâm là Đặc Trưng 特 徵, từ và chữ hoàn toàn đồng nghĩa. Bởi Nôi khái niệm Việt là cái Nôi mẹ: Rặc = Chắc = Đặc = Đực = Thực = Thịt = Thật = Cật = Cọc = Cặc = Cột = Một = 1.Thợ mộc Việt gọi gỗ chắc bằng những cái tên: Gỗ Chắc = Gỗ Cật = Gỗ Thật = Gỗ Thịt, là lớp gỗ lõi cứng bên trong, để phân biệt với lớp Gỗ Giác = Gỗ Giáp = Gỗ Giỏ = Gỗ Vỏ là lớp gỗ non ngoài của cây gỗ tròn. Trong nôi khái niệm “Rặc” ở trên, Hán ngữ chỉ mượn dùng những từ có viết bằng chữ nho để ghép theo cú pháp Hán thành những từ hai âm tiết như Đặc Biệt 特 別 [ phát âm là Te Bie 特 別 ], Đặc Trưng 特 徵 [ phát âm là Te Zheng 特 徵 ], Thực Mộc 實 木 [ phát âm là Shi Mu 實 木] (tức Gỗ Đặc = Gỗ Chắc). Riêng=Liếng=Chiếng=Chuyên專 = Chứng 症 = =Trưng 徵 =Tránh = Lánh 另. Trong nôi khái niệm này, Hán ngữ chỉ dùng những từ có viết bằng chữ nho để ghép theo cú pháp Hán thành những từ hai âm tiết như Chuyên Môn 專 門 (tức Môn Riêng) [ phát âm là Zhuan Men 專 門 ], Bệnh Chứng 病 症 (biểu hiện Riêng của Bệnh) [ phát âm là Bing Zheng 病 症 ], Đặc Trưng 特 徵 (Rặc Riêng) [ phát âm là Te Zheng 特 徵 ].
    1 like