• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/06/2015 in all areas

  1. THIÊN LÝ NHÃN Vừa rồi trong Album "Tuyệt chiêu Địa lý Lạc Việt", anh Trần Minh Nhật có hỏi: "Hi, con cũng chưa hiểu chiêu "Thiên Lý Nhãn" lắm. Con phải qua xin sư phụ học thêm". Vậy Thiên Lý Nhãn là gì? Phòng họp của Tổng Cty DTT được thiết kế theo hình Thiên Lý Nhãn Anh chị em Phong thủy Lạc Việt thân mến.- nếu anh chị em vào đây và đọc được bài này. Tôi thường nhắc nhở anh chị em rằng: Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống tri thức chặt chẽ, nhất quán, hoàn chỉnh, mộ tả những quy luật tương tác khách quan và giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện trong phạm trù của nó có khả năng tiên tri. Nhưng, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử thì ngành học này đã thất truyền. Nền văn minh Hán tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, sai lệch và chỉ gồm những mảnh vụn rời rạc lưu truyền trong dân gian. Cái gọi là 4 trường phái phong thủy trong văn minh Hán, thực chất chỉ là bốn yếu tố tương tác trong một hệ luận nhất quán của Địa Lý Lạc Việt. Điều này giống như "Cửu Âm chân kinh" bị xé lẻ thành các võ phái Trung Hoa trong tiểu thuyết "Cô gái Đồ Long" của Kim Dung vậy. Cả một nền văn minh sụp đổ và bị đô hộ hơn 1000 năm - đây không phải con số vô cảm được đọc trong một giây - nên vẫn còn rất nhiều tri thức Địa Lý Lạc Việt rải rác trong dân gian và không....nằm trong cái gọi là trường phái nào của Tàu. Trong đó có những chiêu thức ứng dụng. Đó là lý do tôi thường khuyên anh chị em phải luôn sưu tầm tiếp thu các kiến thức Địa Lý Lạc Việt còn lưu truyền trong dân gian là vậy. Quay trở lại câu hỏi của Trần Minh Nhật - liên quan đến chiêu thức ứng dụng - Trong lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tôi có mô tả một yếu tố tương tác thứ V, ngoài 4 yếu tố tương tác tự nhiên mà người Tàu gọi là Trường phái - thì đây là yếu tố tương tác do con người mô phỏng thiên nhiên tác động lên chính cuộc sống của mình. Bởi vậy, những chiêu thức trong phong thủy hầu hết đều nằm trong yếu tố tương tác thứ 5 này, trong đó có "Thiên Lý Nhãn". Vấn đề là tại sao con người mô phỏng tự nhiên - một trong những nguyên lý của yếu tố tương tác thứ V - lại có thể thành chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt? Đó chính là sự vận dụng nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Hình ảnh cũ. Song cửa sổ nhà Thiên Sứ được thiết kế theo hình "Thiên Lý Nhãn". Biểu tượng của con mắt thứ ba. Hình ảnh cũ. Nguyên lý này thì ai tìm hiểu về Lý học chuyên sâu đều biết. Và đều có thể sổ Nho chém gió trên các bàn nhậu để dọa những người kém hiểu biết. Nhưng vấn đề là tại sao lại "hình nào khí đó"? Đến đây thì chỉ dành cho những người có khả năng tư duy thực sự và cập nhật kiến thức khoa học hiện đại nhất - đó là lý thuyết vật lý lượng tử. Những thực nghiệm của vật lý Lượng tử đã xác định rằng: Cho hai hạt cơ bản đồng tính chất cách nhau với một khoảng cách tính bằng năm ánh sáng. Nếu một hạt đảo chiều thì hạt kia ngay lập tức cũng quay theo cùng chiều với hạt ban đầu. Nói rộng ra ngoài lề một chút thì phải có một trường tương tác tức thời trong vũ trụ để tác động lên hạt thứ hai và tốc độ tương tác của trường này phải là tuyệt đối, hoặc gần như tuyệt đối. Từ đó chúng ta sẽ có một suy luận hợp lý rằng: Mọi cấu trúc vật chất có hình thể giống nhau sẽ có cùng một tính chất như nhau về cấu trúc vật chất được tạo thành từ những hạt cơ bản. Thí dụ: Một cục gang nằm lăn lóc trong đống phế liệu, cũng có cấu trúc vật chất giống một chiếc bánh trớn (Bánh đà) đúc bằng gang đang họat động trong một cái máy nổ. Một hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh trong nhà cũng sẽ có cấu trúc như núi đá vôi trong cả một dãy núi. Và dù là đá vôi, hay gang, thép thì chúng cũng có cấu trúc từ những hạt cơ bản. Những hạt cơ bản này sẽ thông qua trường tương tác có sự vận động cùng tính chất với các hạt tương tự trong cấu trúc hình thể giống nhau. Và nó phải tạo ra trong không gian xung quanh những hình thể giống nhau này, một trường tương tác tương ứng để có thể "nhận ra" tính chất của nhau , mà những thí nghiệm khoa học đã thể nghiệm ở trên. Lý học mô tả trường tương tác tương ứng này là "khí chất". Đó chính là nguyên lý của "Hình nào khí đó" trong Lý học Việt. Từ nguyên lý và bản chất của vấn đề mà tôi mô tả ở trên, đã hình thành yếu tố cấu trúc Hình Lý Khí trong Địa Lý Lạc Việt và tạo ra những chiêu thức trấn yểm trong yếu tố tương tác thứ V trong Địa lý Lạc Việt. Nói rộng hơn và ngoài lề một chút thì đây chính là nguyên nhân để tôi xác định rằng: Ngay cả các lý thuyết vật lý hiện đại nhất của nền văn minh hiện nay, dù phát triển thêm 50 năm nữa thì vẫn còn thua xa những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Vì nền văn minh này đã hiểu rõ và sâu sắc hơn nhiều khi đã ứng dụng một cách rất cụ thể, chi tiết trong đời sống con người. Bởi vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt phải hiểu được bản chất của nguyên lý lý thuyết này thì mới có thể hiểu một cách rõ ràng những chiêu thức ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Một lý thuyết nhân danh khoa học thì phải phản ánh những thực tại khách quan mà nó mô tả. Nguyên lý "Hình nào khí đó" trong Lý học Đông phương phản ánh một thực tại khách quan liên hệ với những tri thức khoa học đã mô tả bắt đầu từ những thực nghiệm của vật lý lượng tử. Tất nhiên nó chỉ bí ẩn và "mê tín dị đoan" với những người không chịu tư duy. Trở lại với chiêu thức "Thiên Lý nhãn". Trước hết chiêu thức này có hình thức của một con mắt. Tính đến ngày hôm nay, tôi đã ứng dụng "Thiên Lý nhãn" trong 5 ca phong thủy. Trong đó có một ca chính là căn nhà của tôi thể hiện qua các khung cửa sổ (Khung cửa số nhà tôi thiết kế theo hình Thiên Lý nhãn"). Nhưng có thể nói ca ứng dụng hoàn hảo nhất là ở Tổng Cty DTT. Các bạn có thể xem sự ứng dụng chiêu thức này trong topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng, trong phần nói về Tổng Cty này. Vậy "Thiên Lý nhãn" có tác dụng gì? Trước hết, theo nguyên lý "hình nào khí đó" thì con mắt là biểu tượng của sự nhận thức, sự quán xét và là dữ kiện ban đầu của sự phát xét. Tất nhiên, theo nguyên lý "Hình nào khí đó" - đã chứng minh ở trên - thì khi ứng dụng hình thể nào nó sẽ tạo ra một trường khí tương tự và tác động đến những con người trong hình thể kiến trúc thuộc sở hữu của người đó. Tất nhiên, với trường khí tương tác của "Thiên lý nhãn" sẽ có tác dụng làm cho con người sống trong trường khí của nó lựa chọn và tập hợp được những đối tác tốt trong kinh doanh với những quyết định đúng đắn hơn. Như vậy, anh chị em Địa Lý Lạc Việt - đặc biệt anh chị em nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt cao cấp - cần phải hiểu nguyên lý lý thuyết và bản chất thực tế của những phương pháp ứng dụng trong những chiêu thức trong Địa Lý Lạc Việt, mà tôi đã trình bày trong lớp. Như vậy, chúng ta có thể biến hóa thành rất nhiều chiêu thức để ứng dụng và trấn yểm. Nếu chỉ học phương pháp thì chỉ là sự ứng dụng thuần túy và thành thợ Phong Thủy. Cho dù là thợ cao cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân để Lý học Đông phương nói chung bị coi là huyền bí trong con mắt tha nhân hơn 2000 năm nay, khi nền văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Thực chất tất cả các ngành chuyên môn của Lý học Đông phương, từ bói toán, phong thủy, Đông y...hoàn toàn rất khoa học. ============================= PS: Viết thêm trong topic của web này: Tuy nhiên, để minh chứng cả một nền văn minh phương Đông huyền vĩ đến kỳ vĩ, nếu sự kiện cách đây chỉ 50 năm thôi - lúc ấy thuyết Lượng Tử chưa phát triển - có lẽ sẽ không được coi là có "cơ sở khoa học". Còn ngay bây giờ, có lẽ cũng chỉ vài người ở trình độ và khả năng tư duy rất cao cấp , cũng chỉ có thể lờ mờ hiểu được, vì cảm nhận được tính hợp lý lý thuyết. Sở dĩ như vậy, là do sự phát triển của nền văn minh hiện đại có xu hướng thực chứng, thực nghiệm này cũng chưa đủ chín để có những phương tiện kỹ thuật kiểm chứng những thực tế ứng dụng của Địa Lý Lạc Việt. Hay nói cách khác là do khoảng cách chênh lệch trình độ giữa hai nền văn minh. Cho nên chỉ có thể mô tả trên tính hợp lý lý thuyết.
    5 likes
  2. Bài viết trên từ Fb của Thiên Sứ Lạc Việt, có căn do từ bài viết này: https://www.facebook.com/thiensu.lacviet/media_set?set=a.882315031815524.1073741945.100001111066256&type=1&pnref=story
    1 like
  3. G7 nhấn mạnh quan ngại về Biển Đông trong tuyên bố chung Thứ Ba, 09/06/2015 - 08:07 Dân trí Kết thúc hai ngày họp tại miền Nam nước Đức, lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung đề cập toàn diện đến nhiều vấn đề quốc tế, trong đó đặc biệt nêu quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông. >> G7 mạnh mẽ phản đối đơn phương thay đổi nguyên trạng trên biển Căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông là một trong những chủ đề được các nhà lãnh đạo G7 dành nhiều thời gian thảo luận (Ảnh: RT) Bản tuyên bố của G7 dài 23 trang, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên cơ sở những giá trị và nguyên tắc chung nhằm giải quyết các thách thức về chính trị và kinh tế quốc tế. Về an ninh hàng hải, Tuyên bố chung của G7 nêu rõ cần phải duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế, cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo các nhà lãnh đạo G7, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay “rất đáng quan ngại”. Do đó, cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình để bảo đảm tự do hàng hải và khai thác kinh tế biển một cách hợp pháp. G7 cũng cương quyết phản đối mọi hình thức đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian gần đây ở Biển Đông. Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, G7 ủng hộ cơ chế làm việc thông qua nhóm "Bộ tứ Normandy" (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và nhóm làm việc 3 bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE). G7 khẳng định mạnh mẽ lập trường không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hối thúc các bên thực thi đầy đủ thoả thuận Minsk đạt được ngày 12/2 nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Ukraine. Ngoài ra, tuyên bố bế mạc của 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới cũng đề cập đến vấn đề kinh tế, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình Libya, chiến chống khủng bố và chống biến đổi khí hậu. Vũ Anh Theo AP ================= Tàu sẽ bị cô lập hoàn toàn nếu cứ hoành hành ở bể Đông. Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Mựa! Uýnh nhau tay bo với Hoa Kỳ cũng chưa thắng nổi, huống chi là với cả thế giới siêu cường cộng lại. Có một bài báo trên báo mạng chính thống bình luận cho rằng: Tàu quậy lên sình ở bể Đông để hướng dẫn dư luận trong nước ra bên ngoài, nhắm thanh toán vấn nạn tham nhũng trong nước. Bài báo cũng đánh giá đây là một toan tính nguy hiểm. Qúa nguy hiểm! Vì Hoa Kỳ cũng thấy đây là cơ hội để thể hiện sức mạnh bá chủ và tính chính danh của họ. Mọi phân tích dù theo góc nhìn nào cũng đều tới một kết luận cuối cùng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ vào Tây Thái Bình Dương.
    1 like
  4. Sóng Nước Sóng Nước hiểu là sóng của nước, trong câu này thì Sóng là đề, Nước là thuyết. Câu Sóng (của) Nước tương tự như câu Con (của) Mẹ, đã chỉ rõ là Sông (mẹ) sinh ra Sóng (con). Đó là logic, như ở tiếng Anh thì từ Water (nước) sinh ra từ Wave (sóng) là hai từ mẹ con cùng tơi W ; như ở tiếng Nga thì từ Vađa (nước) sinh ra từ Valna (sóng) là hai từ mẹ con cùng tơi V. Ở Hán ngữ thì không có qui luật hai từ mẹ con này, vì “He 河” (sông), “Shui 水” (nước) và “Bo 波” (sóng nhỏ) hay “Lang 浪” ( sóng lớn) chẳng có quan hệ dính dáng Tơi-Rỡi gì với nhau cả. Nguyên do là vì từ “Shui” là phiên âm lơ lớ chữ Thủy 水 mượn của tiếng Việt, từ “Bo” là phiên âm lơ lớ chữ Ba 波 mượn của tiếng Việt, từ Lang là phiên âm chữ Lãng 浪 mượn của tiếng Việt. Thủy nghĩa đen là chỉ màu ngũ hành của Nước, rồi nho dùng chữ Thủy 水 làm từ đại diện chỉ nước, gốc là trong nôi khái niệm của tiếng Việt: Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm (màu lầm) = Thâm (màu thâm) = Than (màu than) = (nhấn mạnh) ”Than Chi 之!” = Thủy (là màu đen, màu lầm than). “Màu Than” = Man = =“Màu Hun” = Mun, là màu Đen của nước theo ngũ hành. Đen = (từ đôi) “Đen Thâm” = Đậm = “Đậm Rặc” = Đặc = (từ đôi) Đậm Đặc = (từ đôi) “Hun Đen” = Hoẻn = “Hoẻn Tuyền” = Huyền 玄 = “Huyền Rặc” = Hắc 黑 Sóng nước là cái mà loài người nhìn thấy đầu tiên, còn các loại sóng không nhìn thấy như sóng âm, sóng điện là những phát hiện sau của khoa học. Ba 波 có nghĩa là sóng nhỏ trong một giới hạn, ví dụ nước trong một cái thùng bị rung thì mặt nước không Bằng yên mà cái Bằng ấy bị rung thành vô định là nở ra từ dính Bồng-Bềnh, nho viết từ Bồng-Bềnh bằng nhấn mạnh “Bồng-bềnh Ạ!” = Ba 波. Chữ Ba 波 viết hội ý đọc đúng qui tắc xưa từ phải sang trái là “Bì 皮 Lã 氵” = Ba 波, chỉ đúng sự xuất hiện của cái sóng bồng bềnh đó là ở bề mặt của nước: Bề mặt đã được nhấn mạnh “Bề mặt Chi 之!” = Bì 皮, Bì đồng nghĩa với Vỏ = Dỏ = (nhấn mạnh) “Dỏ Ạ!” = Da; Lã nghĩa là Nước 氵, do cặp đối nguyên thủy của Nước/Lửa = Lã/Lả, dấu thanh điệu của cặp Lã/Lả đúng nhóm 0/1, Lửa = Lả = (nhấn mạnh) “Lả Chi 之!” = Li, là tên của quẻ Li tượng lửa. Cũng logic là do Luồng nước mà người Việt nhìn thấy sóng lớn là Lãng 浪(nho viết bằng chữ Lương 良 Nước 氵, tá âm “lương” cùng tơi với Luồng, ý là luồng nước sinh ra Lãng, phù hợp rất logic là con sóng nước đang chạy chính là “Luồng nước lang Thang” = Lãng, nên từ con sóng thì Hán ngữ viết bằng chữ Lãng Tử 浪 子, Lãng Tử còn bị chuyển nghĩa để chỉ “Đứa con lang Thang” = Đãng, nghĩa là kẻ du đãng). Còn những loại sóng không nhìn thấy là những phát hiện sau của khoa học. Ba 波 là từ con của từ Lã là từ mẹ. Lã nghĩa là Nước, do cặp đối Lửa/Nước nguyên thủy là Lả/Lã = Liệt 烈 / Lãnh 冷 = Nhiệt/Lạnh = Nóng/Lạnh. Lã (nước) sinh ra Ba 波 (sóng nhỏ) là hai từ mẹ con cùng rỡi A. Từ Nước Lã là từ đôi, nhấn mạnh ý là nước nguyên chất, còn gọi là nước lạnh, nước nhạt, nên từ nước lã còn chuyển nghĩa để ám chỉ quan hệ nhạt nhẽo như thành ngữ “người dưng nước lã”. Dưng nghĩa là Lạ, ngược với từ Dục 育 nghĩa là đẻ tức thân thuộc, nho viết từ Dưng bằng nhấn mạnh “Dưng Chi 之!” = Dị 異, nên chữ Dị 異 nghĩa là Lạ. Nôi khái niệm Dưng = Dị 異 = Dỏm = Giả 假 = Lạ = Ngà = Ngụy 魏,偽 (Ngà nghĩa là Giả, “ngà ngà say” là mới giả say chứ chưa say thật). Khi thụ tinh thì tinh trùng là con lạ từ ngoài vào (đại diện bằng từ Dưng) kết hợp với noãn bào tức cái trứng là con nằm sẵn bên trong (đại diện bằng từ Nội) thành là Dưng + Nội = “Dưng Nội” = =Dựng 孕 (do lướt lủn), Dựng 孕 có nghĩa là cái Chửa, tức cái “Chưa Nở” = Chửa (do lướt lủn), đó là cái thai nhi, khi Nở ra tức khi Sinh (từ đôi Sinh Nở) thì thành “Đẻ Rứa!” = Đứa, là được một Đứa con, nếu đẻ một lúc “Lắm Đứa” = Lứa, thì được một Lứa nhiều con (Âu Cơ đẻ ra một Lứa gồm trăm cái trứng, nở ra trăm đứa con trai). Phong tục Tày -Thái là cưới xong chàng trai phải ở rể cho đến khi Dựng 孕 được vợ (mần cho vợ có chửa) thì nàng mới được Gả chồng (theo chồng về nhà trai làm dâu), đó là xuất xứ của câu thành ngữ “Dựng vợ Gả chồng”. Tiếng Nhật dùng chữ Dựng 孕 này của Việt nho, nhưng đọc là “Yô”, nó đúng logic là: (tinh trùng) “Dô Trứng” = Dựng 孕, Dựng 孕 nghĩa là cái Chửa, là cái hình thành do (tinh trùng) “Vô Trứng” = Vừng, và phải chờ đủ ngày đủ tháng mới có được “Vừng ơi mở cửa ra!”. Hán ngữ dịch từ Dưng (lạ) bằng phiên âm (mượn chữ để kí âm) là chữ Sinh 生 (phát âm là “Sâng 生” lơ lớ với âm “Dưng”), nên người lạ thì Hán ngữ dùng chữ Sinh Nhân 生 人. Lãng 浪 là từ con của từ Luồng = Lạch là từ mẹ. Luồng nghĩa là Sông (do Sông = Krông = Kông = Khoỏng = =Khương = Luồng) nên Luồng sinh ra Lãng là sóng lớn, cùng logic với Sông sinh ra Sóng. Sông = =Luồng và Sóng = Lãng chỉ là sự chuyển đổi S=L (tương tự Sắc=Lợi, Sót=Lạc, Sóc=Làng). Luồng (nước) sinh ra Lãng (sóng lớn) là hai từ mẹ con cùng tơi L. Một chữ Dị 易 khác có xuất xứ do từ Dễ, nhấn mạnh “Dễ Chi 之!” = Dị 易. Nhấn mạnh nữa là “Dị 易 Đích 的!” = =Dịch 易 (nghĩa là sự vận động, nó dễ bới nó chỉ do hai tố tạo nên là Dương và Âm, viết biểu ý bằng Nhật 日 và Nguyệt 勿 cách điệu thành chữ Dịch 易). Chữ Dị 易 nghĩa là Dễ vì nội dung của nó đơn giản chỉ có Âm và Dương (như số 0 và 1 của số học nhị phân) bới vậy mà Dễ Mần = “Dễ Màng” = Dàng, nên có cụm từ Dễ Dàng, trong đó Dễ là đề, Dàng là thuyết, thuyết minh cho cái đề Dễ là nội dung đó dễ mần, nho viết từ Dễ Dàng bằng chữ Dị Dung 易 容 (nghĩa là dễ cái nội dung). Còn từ Dung Dị 容 易 có nghĩa là cái nội dung của nó rất giản dị (“Giản Chi!” = Dị). Hán ngữ đã mượn chữ Dị Dung 易 容 (nghĩa là Dễ Dàng) nhưng đổi ngược cho đúng ngữ pháp Hán thành Dung Dị 容 易 (vẫn Dị là đề, Dung là thuyết, nhưng thuyết trước đề sau), mang nghĩa là dễ. Các từ Sóng, Lãng 浪, Ba 波 thì trong tiếng Việt thường dùng nhất là từ Sóng để chỉ chung mọi loại sóng. Do từ Sóng là từ con do mẹ Sông sinh ra, mà sóng trên mặt sông thì lớp sau đuổi lớp trước, do không bị chặn nên Sóng sau không bao giờ đuổi kịp Sóng trước, làm thành những hàng ngang, bởi vậy mà có từ Song Song chỉ hai con Sóng sau trước không bao giờ gặp nhau (“Song Song” = Sóng, 0+0=1). Khái niệm Song Song thì Hán ngữ dùng chữ Bình Hành 平 行. Song Song chuyển nghĩa thành từ kỹ thuật chỉ hai đường không thể cắt nhau. Dòng đôi = Dóng đôi= Sóng đôi, lướt lủn “Sóng Đôi” = Song, nên từ Song 双 mang nghĩa là Hai chiếc (tiếng Lào đọc là Xoỏng 双, tiếng Hán đọc là Shuang 双 ). Hai bên cùng muốn tức hai bên cùng “Hám Chi 之!” = Hỉ 喜, viết bằng chữ Song Hỉ 喜喜 . Chuyển đổi S=L tương tự Sông = Luồng, nên lại có có 双 Song = Lưỡng 两, đều đồng nghĩa là Hai. Khi chọn đôi đũa cho chiều dài bằng nhau thì phải hai chiếc cùng “Song song Đo” = So, gọi là so đũa. Đã so thì phải cho ra kết quả cần đạt là bằng nhau. Nhưng khi “So lại cứ muốn làm Anh” = Sánh, nên Sánh chuyển nghĩa chỉ sự hơn, sự muốn vươn lên hơn. Nước ở trong thùng mà “Sánh” thì nó vọt cao hơn mép thùng mà ra ngoài. Từ Sánh này nho viết bằng mượn chữ Thăng 升. Do vậy mà Thăng Long 升 龍 có nghĩa là Sánh Rồng, tức còn muốn vươn lên cao hơn cả rồng (còn từ Hạ Long 下 龍 có nghĩa là đẻ rồng, mà là đẻ ra nhiều rồng, như câu ca dao ngạo nghễ “Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu” của dòng giống con Rồng cháu Tiên, do từ đẻ viết bằng chữ Sinh Hạ 生 下, mà lướt “Sinh Hạ” = Sạ, Sạ nghĩa là xuống giống để sinh sôi ra nhiều). Từ đôi nhấn mạnh là So Sánh (có nghĩa là hoặc bằng hoặc hơn chứ nhất định không chịu thua kém).
    1 like
  5. Tứ thư, Ngũ Kinh đâu phải của Trung Quốc. Bởi vậy, phân tích trên một cơ sở dữ liệu đầu vào sai về căn bản thì làm sao đúng được. Cho nên hậu quả của cái sai tất là y như lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thôi - không có tính hợp lý - và khi không thừa nhận tính hợp lý thì lý phải sẽ thuộc về kẻ mạnh. Mọi tranh luận chấm dứt vì không còn chuẩn mực để tranh luận. Trong hoàn cảnh hiện nay cả cái thế giới này cần những quyết định nhanh và chính xác. Điếu mựa! Không còn thời gian để chém gió nữa đâu!
    1 like
  6. Không quân Trung Quốc tập trận bất thường trên bầu trời Bắc Kinh (TTXVN/Vietnam+) lúc : 05/06/15 21:36 Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 5/6, không quân nước này đã tiến hành diễn tập trên vùng trời thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ "huấn luyện bay thông thường." Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty Images) Đây là động thái bất thường tại Bắc Kinh, nơi vùng cấm bay gần như được duy trì thường trực trên hầu hết các khu vực trọng yếu. Theo người phát ngôn Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, cuộc diễn tập kéo dài một ngày và là một phần trong hoạt động huấn luyện bay của đơn vị Không quân số 5. Ông Thân Tiến Khoa cũng cho biết hoạt động huấn luyện bay tương tự sẽ được tiếp tục tổ chức vào thời điểm thích hợp khi cần thiết. Hiện chưa rõ số lượng cũng như loại máy bay tham gia cuộc diễn tập. Tuy nhiên, theo Reuters, có 2 chiếc trực thăng đã bay qua khu vực trung tâm thành phố. Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin một máy bay chở khách của Nga đã bay sai hướng sau khi cất cánh từ sân bay Bắc Kinh và lạc tới gần khu thương mại ở trung tâm thủ đô khiến nhiều người dân bị bất ngờ./. =================== Cảnh giác thế là tốt! Lão Gàn quảng cáo rằng - Í lộn - Cảnh báo rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng cuộc chiến tranh thì Bắc Kinh sẽ là một mục tiêu tấn công. Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật. Thôi! Long trọng thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi, lão Gàn sẽ tả biểu với những lời lâm ly bi bét và thắm thiết, để tấu trình lên "Tập hợp lớn nhất, không có tập hợp nào lớn hơn", mở lượng khoan dung và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng khác. Hì!
    1 like