• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/06/2015 in Bài viết

  1. Nguyên do Chó Đá làm linh vật gác đền của người Việt Từ xưa các làng Bắc Bộ đều có tục thờ Thần Cẩu, hình thức là tượng một con chó bằng đá, ngay ở hồ Trúc Bạch Hà Nội còn có đền Cẩu Nhi. Những con linh vật ngồi canh đền đều có dáng nghiêm túc, chỉ sự thượng tôn pháp luật, dù là con chó, con sấu, con tì hưu v.v. đều gọi chung là con Nghê, vì nó là con chuyên việc “Ngồi chầu canh ngay ngắn Hề!” = Nghê, gọi là con Nghê, Ca dao: “Mỗi người đều có một nghề. Con phượng thì múa, con Nghê thì chầu”. Con Nghê linh vật Việt không có dáng hằm hè như con sư tử Tàu, nhe nanh múa vuốt đăt chân lên muốn vò nát quả địa cầu, chỉ sự ngồi lên trên pháp luật, mà các công ty và các chùa đền VN rước của Tàu về dựng nhan nhản khắp nước ta trong chục năm qua. Nhiều sự tích về Thần Cẩu đều là nói lên sự tôn sùng lòng trung thành, ngay thẳng, thượng tôn pháp luật. Nhưng mỗi làng thờ Thần Cẩu của riêng mình, nên thâm ý còn là sự tôn sùng tính độc lập bền vững của văn hóa làng, mà hàng ngàn năm qua không một trào lưu văn hóa ngoại lai nào phá vỡ nổi. Ca dao tục ngữ có những câu: “Con cái không chê cha mẹ khó, con chó không chê chủ nghèo”, “Phép vua còn thua lệ làng”, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Về tên gọi con vật nuôi trong nhà là con Chó có nhiều tên: Độc, Khuyển, Cẩu, Chó, Má, do chúng có xuất xứ khác nhau. Cẩu là tên gọi theo tiếng kêu, là hiện tượng thường có trong tiếng Việt. Như con chim “Kêu gù Gù” = Cu, đặt tên là con Cù Cu; con chim “Kêu quà Quà” = Qụa, đặt tên là con Quạ; con vật “Kêu gâu Gâu” = Kẩu, đặt tên là con Cẩu. Tên con Độc, nhấn mạnh bằng Nháu là “Độc Ạ!” = Đá. Từ Đá này đồng âm với vật liệu Đá, bởi vậy chỉ có tượng chó bằng đá mà không có tượng chó bằng gỗ hay bằng vàng. Gọi “Mày là con Đá” = Má (tiếng Tày và tiếng Lào gọi chó là con Má, tiếng Việt có từ đôi Chó Má để nhấn mạnh là nhiều loài chó). Còn tên Chó là do cái tính tuân thủ kỷ luật của nó, có lệnh chủ nó ắt làm, hoặc thấm nhuần phép tắc của chủ đã đề ra ắt nó tự giác làm, bởi nó biết thi hành cái ý mà chủ đã từng ban, nên hành vi của nó là cái nó hiểu biết rằng “Chủ cho phép Đó!” = Chó (rất biết lễ phép, thượng tôn pháp luật). Bởi vậy nó có cái tên muộn nhất thường dùng ngày nay là con Chó. Trường hợp lấy hành vi để đặt thành tên gọi của con vật cũng thường gặp như dùng từ con Hổ để gọi con Cọp, vì con Cọp là con có hành vi đẹp nhất của nó là nó Giỏi Vồ = =Hay Vồ = Hản Vồ = Hắn Vồ = “Hán Vồ” = Hổ. Và còn có tên Hổ Lớn = “Hổ Lùm” = Hùm. (Lùm tiếng Lào nghĩa là Lớn) Tra gốc các tên gọi của Chó ngày xưa trong sách <Thuyết Văn Giải Tự> cách nay 2000 năm, về ba cái tên Cẩu, Khuyển, Độc. <TVGT>:” 狗 Cẩu ( dị thể tự异体字:豿 ). Khổng tử nói: Cẩu là tiếng kêu của con Khuyển canh cửa cho chủ. Cổ Hậu thiết古 厚 切 (lướt “Cổ Hậu” = Cẩu)”. Như vậy thì đúng là “Kêu gâu Gâu” = Cẩu, mới là đúng logic hình thành cái tên gọi là Cẩu. 犬 Khuyển (dị thể tự异体字:犭、犮 ). <TVGT>: Khuyển là Cẩu mà có móng treo (huyền đề), Khổng Tử nói: chữ Khuyển 犬 giống tượng hình con Cẩu.1. Cẩu 狗 (chữ Cẩu 狗 có bộ thủ khuyển犭, Câu 駒 (chữ Câu có bộ thủ mã 馬, chỉ con ngựa con 2 tuổi, “vó Câu gập gềnh”), Câu 豿 (chữ Câu 豿 có bộ thủ trĩ 豸chỉ con của Gấu hay con của Hổ), “đều là những từ đồng nghĩa” (chú giải TVGT của Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁 đời Thanh 清 代). Vậy đồng nghĩa ở đây là đồng nghĩa với từ Con (con vật) của tiếng Việt, trong cái Nôi khái niệm: Con=Cẩu=Câu=Cún. Biến âm thành Cẩu và Câu là do khi đếm bầy súc vật thì người ta đếm theo cái Đầu của mỗi con ngỏng lên, nên chữ Đầu chuyển nghĩa thành lượng từ đại diện cho lượng từ Con, từ đôi dùng làm lượng từ là Con Đầu đã lướt thành “Con Đầu” = Câu. Và lướt lủn “Câu biết Sủa” = Cẩu, nên chỉ có con Chó (con Khuyển 犬) mới được gọi là con Cẩu 狗, còn ngựa con 2 tuổi hay gấu con hay hổ con đều chỉ được gọi là Câu mà thôi vì chúng không biết sủa. Trong các con (Câu) của hổ, gấu, ngựa, chó thì chó con là dễ thương nhất vì nó kháu khỉnh nhất và nhỏ bé nhất nên thuộc hàng “Câu Em” = “Câu Ún” = Cún (tiếng Mường gọi Em là Ún), nên chó con gọi là Cún, và đứa bé cũng được gọi thân yêu là “Cún”. Yêu đứa con trai nhỏ (theo quan niệm xưa là đứa “nối dõi tông đường”) cho nên người ta cũng gọi nó cách đáng yêu là Câu, nhưng đây là Câu được trọng, tức lướt lủn “Câu Trọng” = “Câu Nặng” = Cậu. Ra đường gặp người trai trẻ ít tuổi hơn mình, các bà các ông đều gọi người đó là Cậu, lại còn khiêm tốn gọi là “Cậu Hai” (coi như chỉ thua một bậc Cha = Cả) mà thôi. Khổng Tử giải thích: “Cẩu là con Khuyển canh cửa giữ nhà”. Bởi nó là con vật nuôi mà khi có người lạ đến nhà thì nó biết “Kêu gâu Gâu” = Cẩu. Lướt này thật logic với lướt lủn “Câu biết Sủa” = Cẩu. Vậy từ “Cẩu 狗” là tiếng Việt hay “tố gốc Hán” hay “từ Hán Việt”? <TVGT> hướng dẫn đọc chữ Cẩu 狗là “Cổ Hậu thiết 古 厚 切” tức lướt “Cổ 古 Hậu 厚” = Cẩu, thì bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Hán đều trúng. 2. Nhưng từ Cẩu 狗 là từ hình thành sau. Cổ xưa hơn, gọi chó là con Khuyển. <TVGT> hướng dẫn đọc chữ Khuyển 犬 là “Khổ Huyền thiết 苦 泫 切”, tức lướt: “Khổ 苦 Huyền 泫” = Khuyển (đọc như Việt thì trúng), nếu thiết mà đọc như Hán thì là “Ku 苦 Xuan 泫”= Kuan (phát âm: “khuyển”), trật, vì Hán ngữ đọc chữ Khuyển 犬 là "Quan". Vậy tên con Khuyển 犬 là của tiếng Việt, Hán ngữ mượn và phát âm lơ lớ là Quan. Con Khuyển 犬 là chó hoang đã được người thuần dưỡng thành vật nuôi coi nhà rồi. 3. Cổ xưa hơn còn có con Độc 獨. <TVGT>: Độc 獨 là một loài Khuyển 犬, khác với dê sống bầy đàn, loại khuyển này sống đơn lẻ (dương vi quần, khuyển vi độc dã 羊 爲 羣,犬 爲 獨 也). Một thuyết khác (như trong < Sơn hải kinh Bắc sơn kinh>) nói rằng loài chó này có ở núi Bắc Ngao (nhất viết Bắc Ngao Sơn hữu Độc 一 曰 北 嚻 山 有 獨), là một loài thú, dữ như hổ, đầu là đầu khuyển, thân màu trắng có bờm, đuôi như đuôi ngựa (giống như chó Phú Quốc, lưng có bờm dọc suốt sống lưng, lông màu trắng, vàng, đen, vện, đủ kiểu – NV). Con Độc vì thích sống đơn lẻ nên hễ thấy nhau là đấu nhau rất dữ, cũng bởi vậy nên chúng không chịu sống bầy đàn. Từ Độc là tên gọi loài chó này, còn được mượn để chỉ sự đơn lẻ, gọi bằng từ đôi Đơn Độc, và còn được mượn để mở rộng nghĩa chỉ người già mà không có con (“lão nhi vô tử viết Độc 老 而 無 子 曰 獨” – Mạnh Tử 孟 子). Độc là một giống chó, cũng là một giống khuyển. Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau (tức QT Nháu) là “Độc Dã 獨 也!” = “Độc Ạ!” = Đá. Con thú loài chó tên Đá trùng âm với từ Đá mà nho viết bằng chữ Thạch 石. Bởi vậy người xưa làm tượng con Khuyển bằng Đá (mà không làm bằng các vật liệu khác quí hơn như đồng hay ngọc), coi Chó Đá như linh vật canh giữ những chỗ cần canh giữ. Chó Đá coi như từ đôi, chỉ cần một con chó đá coi như là có hai (cân bằng âm dương trong chính nó rồi). “Độc Ạ!” = Đá = “Mày là con Đá” = Má (tiếng Lào và tiếng Tày gọi con Chó là tu Má). Tiếng Kinh dùng từ đôi Chó Má chỉ nhiều giống chó nói chung. Thành ngữ còn có câu mỉa mai “Chó nhảy bàn Độc” (nghĩa đen và nghĩa bóng dành bạn đọc giải thích). Ngạn ngữ Lào có câu “Lìn má má lề nạ, lìn khạ khạ nhịp pua” (dịch: Lờn chó chó liếm mặt, lờn tớ tớ sờ đầu). Nôi khái niệm:Pua = Vua = Chúa = Chiếu = Chậu = Châu = Đầu = Thầu = Thủ = Chủ = Chùm = Trùm = Triệu = Trưởng = Vương = =Vua = Pua, đều là để chỉ một người đứng đầu, Nháu “Đầu Ạ!” = Đà (Chúa Đầu = Chiếu Đà = Triệu Đà). Người đứng đầu của cộng đồng phải là một người đặc biệt, rất riêng so với cả cộng đồng. <TVGT> hướng dẫn đọc tên con Độc 獨 là “Đồ Cốc thiết 徒 谷 切” tức lướt “Đồ 徒 Cốc 谷” = Độc, nếu thiết như Hán ngữ đọc thì là “Tu 徒 Gu 谷” = Tu, trật, vì Hán ngữ đọc chữ Độc 獨 là Du. Vậy tên con Độc 獨 (là một loài chó cổ, dáng được mô tả trong Thủy Kinh Chú thì giống như loài chó Phú Quốc, có xoáy bờm dọc sống lưng) là một cái tên Việt. Nho viết chữ Độc 獨 gồm hai phần: một phần biểu ý là bộ thủ Khuyển犭, là một chữ tượng hình từ thời triện văn; một phần tá âm là chữ Thục 蜀 để mượn cận âm Ục = Ộc. Về sau mượn luôn chữ Độc 獨 này để tải từ Độc Lập 獨 立, Độc Tài 獨 裁. Cái âm “độc” vốn có từ trong nôi khái niệm: Chiếc = Chi = Chẽ = Dé = Lẻ = Loi = Lỏi = Côi = Cút = Cá = Cộc = Lốc = Độc = Đơn. Các từ đôi: Đơn Độc, Đơn Chiếc, Đơn Lẻ, Đơn Côi, Lẻ Loi, Côi Cút, Cộc Lốc. Cộc Lốc chuyển nghĩa chỉ lối nói có một tiếng một. Người đứng đầu của cộng đồng phải là một người đặc biệt, rất riêng so với cả cộng đồng. Thực ra mỗi Con Người trong cộng đồng đều rất Riêng, không ai giống ai, nên được gọi là mỗi Cá Nhân, thậm chí còn có “chủ nghĩa cá nhân”, tôn trọng tính Riêng của mỗi con người. Vì mỗi sinh vật khi sinh ra khỏi cái âm thực khí là thành ngay một cái Lẻ (vì nó là do “L…Đẻ” = Lẻ), đã được đẻ ra là nó có tính tự lập, có tính Riêng. Nôi khái niệm: Lẻ = Rẽ = Rặc = Rặt = Riêng = Liếng = Chiếng = Chuyến = Chuyên 專 = Phiên 番 = Phương 方 = Hướng = =Vương 王 = Vua = Văn 文 = Vân 云 = Nhân 人 = Dân 民. Tất cả mỗi từ trong nôi khái niệm này đều nêu lên một ý về cái sự Riêng. Vua hay Vương 王 đều là riêng, mỗi nước chỉ có một (Lẻ) vua, không thể cùng lúc có hai vua. Văn 文 hóa là cái riêng của mỗi dân tộc. Vân 云 nghĩa là nói tức ngôn ngữ là của riêng mỗi dân tộc, Chuyến là sự đi của riêng mỗi phương tiện giao thông, như chuyến xe, chuyến đò, chuyến bay (Chuyến, tiếng Nam Bộ phát âm là Chiếng, dân “tứ Chiếng” là dân từ bốn hướng riêng hợp lại với nhau). Liếng là cái “Làm Riêng” = Liếng, nên có từ Vốn Liếng là tiền vốn để tự làm ăn riêng. Chợ thì mỗi chợ Phiên 番 mỗi nơi mỗi khác, đều có tính Riêng. Nhân人 hay Dân 民 đều là mỗi con người, rất riêng, không ai giống ai. Trái cây có mùi “Sực nức và giữ mùi rất Lâu” = Sầu, là cái mùi đặc trưng rất Riêng, nên được gọi là trái Sầu Riêng. Do QT Tơi-Rỡi mà có Sầu = Lâu = Lưu 榴 = Líu 榴; Riêng = Liếng = Liên 蓮 = Lián 蓮. Nên Hán ngữ đã phiên âm tên gọi tiếng Việt của trái Sầu Riêng là trái Líu Lián 榴 蓮. Chứ không có chuyện Líu Lián 榴 蓮 là “từ Hán Việt”, tức người Hán đã đem giống cây Líu Lián 榴 蓮 từ Trung Nguyên vùng sông Hoàng Hà ở phương Bắc xuống trồng ở phương Nam, người Việt mới biết cây Líu Lián 榴 蓮 và gọi “Việt hóa” nó đi là cây Sầu Riêng. Riêng là một từ dân gian Việt. Riêng một mình tức “Riêng Chắc” = Rặc. Từ đôi Rặc Riêng để nhấn mạnh một tính chất riêng biệt. Từ dân gian Rặc Riêng được nho viết thành chữ hàn lâm là Đặc Trưng 特 徵, tính chất Rặc Riêng gọi là tính chất Đặc Trưng 特 徵. Hán ngữ chỉ mượn chữ nho để sử dụng từ hàn lâm Đặc Trưng 特 徵 [ phát âm: Tè Zheng 特 徵] mà không có từ Rặc Riêng, trong khi ở tiếng Việt song song tồn tại cả hai: từ dân gian Rặc Riêng và viết nó bằng chữ hàn lâm là Đặc Trưng 特 徵, từ và chữ hoàn toàn đồng nghĩa. Bởi Nôi khái niệm Việt là cái Nôi mẹ: Rặc = Chắc = Đặc = Đực = Thực = Thịt = Thật = Cật = Cọc = Cặc = Cột = Một = 1.Thợ mộc Việt gọi gỗ chắc bằng những cái tên: Gỗ Chắc = Gỗ Cật = Gỗ Thật = Gỗ Thịt, là lớp gỗ lõi cứng bên trong, để phân biệt với lớp Gỗ Giác = Gỗ Giáp = Gỗ Giỏ = Gỗ Vỏ là lớp gỗ non ngoài của cây gỗ tròn. Trong nôi khái niệm “Rặc” ở trên, Hán ngữ chỉ mượn dùng những từ có viết bằng chữ nho để ghép theo cú pháp Hán thành những từ hai âm tiết như Đặc Biệt 特 別 [ phát âm là Te Bie 特 別 ], Đặc Trưng 特 徵 [ phát âm là Te Zheng 特 徵 ], Thực Mộc 實 木 [ phát âm là Shi Mu 實 木] (tức Gỗ Đặc = Gỗ Chắc). Riêng=Liếng=Chiếng=Chuyên專 = Chứng 症 = =Trưng 徵 =Tránh = Lánh 另. Trong nôi khái niệm này, Hán ngữ chỉ dùng những từ có viết bằng chữ nho để ghép theo cú pháp Hán thành những từ hai âm tiết như Chuyên Môn 專 門 (tức Môn Riêng) [ phát âm là Zhuan Men 專 門 ], Bệnh Chứng 病 症 (biểu hiện Riêng của Bệnh) [ phát âm là Bing Zheng 病 症 ], Đặc Trưng 特 徵 (Rặc Riêng) [ phát âm là Te Zheng 特 徵 ].
    1 like