• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/06/2015 in all areas

  1. Cảm ơn Vi Tiểu Bảo đưa tư liệu trong Quán Vắng (Như vậy, VTB chưa vào được các trang học thuật. Để chú nhắc QT Kỹ thuật). Nhận xét đầu tiên của chú với bài viết này là: Dữ kiện là khách quan vì nó đang xảy ra và mọi người đều đã "nhìn thấy" - và không nằm ngoài những dự báo của tôi từ 2008, qua bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông" - nhưng phân tích thì lại rất chủ quan và mang tính chất của cái nhìn trực quan, hiện tượng cục bộ. Chú sẽ phân tích từng đoạn để thấy rõ điều này: Đây là thực tế khách quan - mọi người đều "nhìn thấy" bằng nhận thức trực quan. Trong giai đoạn hiện nay, người Việt sẽ thấy mình quan trọng và tự hào thực sự, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được sáng tỏ tính chân lý và được xác định chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng trong "canh bạc cuối cùng này" , Việt Nam trở nên quan trọng chỉ vì sai lầm chiến lược của Trung Quốc. Do thực tế sai lầm này đã xảy ra, nên Việt Nam trở thành quan trọng. Nhưng mức độ quan trọng chưa phải có tính quyết định trong "Canh bạc cuối cùng". Cách đây vài năm, chính một chính trị gia Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Lời khuyên này của chính trị gia Hoa Kỳ (Nếu tôi nhớ không nhầm thì là một quan chức quân sự cao cấp. Bài đã thể hiện ngay trong topic này). Tất nhiên phát biểu này rất nhiều ý nghĩa, Nhưng qua đó, cho thấy rằng: Việt Nam không phải là mắt xích quan trọng gì cho lắm trong "canh bạc cuối cùng" định vị ngôi bá chủ thế giới. Đoạn này sai hoàn toàn. Tại đây đã có một cường quốc gây chấn động cả thế giới trước và trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Đó là Nhật Bản. Nếu như không có sự kiềm chế của một nước thắng trận là Hoa Kỳ, khiến Nhật Bản không phát triển về quân sự, thì chính Nhật Bản sẽ là bá chủ Châu Á Thái Bình Dương từ lâu rồi, Trung Quốc sẽ không có cửa để huyênh hoang như bây giờ. Bằng chứng cho thấy: trong gia đoạn hiện nay, chỉ cần Trung Quốc ọ ẹ và Hoa Kỳ bật đèn xanh thì Nhật Bản lập tức phục hồi và gần như ngay lập tức trở thành siêu cường quân sự - mà trừ vũ khí hạt nhân ra - chưa chắc Trung Quốc thắng Nhật Bản. Còn với Hoa Kỳ - trong giai đoạn hiện nay - hoàn toàn ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang, kể cả vũ khí hạt nhân - với điều kiện tầm bắn không vươn tới Guam. Điều này tôi đã xác định ngay trong topic này, từ khi ngài Abe chưa, hoặc mới lên làm thủ tướng. Đây là sai lầm chiến lược của Trung Quốc khi trở thành "quốc gia quan trong nhất trong khu vực". Thực tế khi vươn lên trở thành siêu cường kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới, nhờ ngồi chung xe với Hoa Kỳ (Trước Nhật Bản bị động đất 2011, khiến bị tụt hạng), Trung Quốc đã rất quan trọng ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng nếu họ chọn một sách lược quốc gia sáng suốt thì mọi vấn đề sẽ khác đi. Nhưng họ đã sớm trút bỏ cái vỏ "ẩn mình chờ thời" sớm quá. Nên đã xảy ra đối đầu với Hoa Kỳ như mọi người đều biết hiện nay. Vấn đề này, tôi đã công khai xác định từ 2008. Nhưng tôi biết trước việc này từ khi đang viết cuốn sách đầu tiên, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Đó là giai đoạn mà tên lửa của Hoa Kỳ bắn "nhầm" vào tòa Đại sứ của Trung Quốc tại cuộc chiến ở Nam Tư cũ. Đấy chính là quả tên lửa cảnh tỉnh của Hoa Kỳ, "thay cho lời muốn nói", rằng: Trung Quốc đừng có giở quẻ. Và cũng ngay từ lúc ấy, Hoa Kỳ đã đề phòng Trung Quốc - một Đồng Minh bất đắc dĩ trong "chiến tranh Lạnh". Vấn đề này tôi đã phân tích trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biển Đông". Đây chính là sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Điều này lúc đầu làm tôi cứ tưởng Trung Quốc bị gài gián điệp ở cấp lãnh đạo quốc gia. Nhưng sau này nghĩ lại thì khả năng dốt nát và thiếu tầm nhìn tổng quát vẫn là một nguyên nhân khả thi. Ngay cả việc tu thành Phật , khó đến mức mà 2500 năm qua, vẫn chưa ai hiểu một cách thấu đáo Phật pháp. Những người hiểu được có thể đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà vẫn có 8.4000 Pháp môn để thành Phật. Tức là có tới 8. 4000 phương pháp để thành Phật. Huống chi để làm bá chủ thế giới thì còn dễ hơn nhiều, so với một siêu cường. Trên thực tế hiện nay thì có vẻ như vậy. Và giả sử nó sẽ đúng như vậy thì suy cho cùng, chẳng nước nào wan trọng ở cái xứ Đông Nam Á cả, trong "Canh bạc cuối cùng". Nếu nó quả là wan trọng đến mức cấp thiết như vậy thì Hoa Kỳ đã cố sống, cố chết kéo dài cuộc chiến ở Việt Nam, có lẽ...đến tận ngày hôm nay khi tôi đang gõ hàng chữ này. May quá! Vì nó không quan trọng lắm trong "canh bạc cuối cùng" và cả vòng bán kết khi làm Liên Xô sụp đổ. Nên Hoa Kỳ đã rút ra khỏi cái chảo lửa trong cuộc chiến Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam chỉ đóng vai trò thuận lợi hơn nếu ngả về một phia nào đó, trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, mà bắt đầu từ sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Và với một bài viết như thế này, may lắm khoảng 5000 Dol nhuận bút, không phải là cái gía quá mắc khi nội dung của nó góp phần để Việt Nam ngả về Hoa Kỳ. Đó là lão Gàn cứ nói toạc móng lợn ra như vậy. Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia vào "canh bạc cuối cùng". Đây là điều lão Gàn nói lâu rùi. Tính tất yếu mang tính quy luật nhận thức được sẽ làm nên khả năng tiên tri. Tất nhiên, lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, mà nền tảng là Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nó mô tả toàn bộ quy luật tương tác của vũ trụ trong suốt hai chiều không gian và thời gian. Nên ai nắm được bí ẩn này đến đâu thì khả năng tiên tri đến đó. Lão Gàn cũng biết sơ sơ, nên "chẳng may" đoán đúng vài chuyện . Từ chuyện tình hình thế giới và đến cả mọi thành tựu của khoa học hiện đại, Ví dụ như"hạt của Chúa". Hì. Chém gió một tý cho đỡ căng thẳng. Thôi, trở lại đề tài chính: Hoa Kỳ muốn mời Việt Nam tham gia trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông. Đây - lão Gàn phát biểu điều này nhân danh cá nhân thôi nhé, chứ không có ý khuyên ai, hoặc "mục đích gì" nhá (Không cái nhà ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam, ông ấy lại hỏi "có mục đích gì" thì phiền lém), rằng thì là thế này: - Xin trân trọng cám ơn tư tưởng tốt. Nhưng để lão Gàn nghĩ đã. Lão Gàn rất hoan hỉ nếu các vị thể hiện bằng hành động tốt (Như các thân chủ mần phoengshui giầu có trả hậu hĩ công lao của lão Gàn vậy. Nghèo thì lão Gàn giúp đỡ. Giầu mà kiết thì đi chỗ khác chơi). Lão Gàn thì cứ chính danh mà làm. Cũng như lão Gàn mất trộm, mất cắp thì lão Gàn kiện và đòi phải trả của lại cho lão Gàn. Mọi chiện căn cứ vào luật pháp. Tất nhiên lão Gàn có cảm tình với vị quan xử kiện thông minh, nhận thức đúng chân lý để bảo vệ lão Gàn. Quan quốc tịch gì lão không wan tâm. Nhưng miễn công minh là lão Gàn có cảm tình và xác định vị quan đó thực sự công minh và không lấy phong bì. Còn các vị quan đang đấu đá tranh ghế chủ tọa đến hồi gay cấn, nhà em cảm tình với vị này thì nhỡ vị kia thấy ghét xử nhà em thì nhà em "mất mẹ nó cả chỉ lẫn chài". Bởi vậy, thế gian này có nhìu chiện "tế nhị và nhạy cảm", đôi khi không thể nói ra. Vấn đề là "hiểu nhau là chính". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ" mà. Hì! Đoạn này ý cũng na ná như các đoạn trên. Nhưng thôi, tôi kết luận thế này: Thế giới này sẽ phải hội nhập và sẽ phải thống nhất trong một quyền lực quốc tế chỉ đạo. Quyền lực đó là do một quốc gia làm bá chủ hay là một tập hợp mang tính quốc tế. Cho nên, trong 'Canh bạc cuối cùng" này sẽ quyết định diễn biến theo chiều hướng nào. Chiến tranh kết thúc 'canh bạc cuối cùng" hay một cuộc dàn xếp trên cơ sở một quyền lực bao trùm được tất cả các quốc gia công nhận (Thủ tướng Úc mới nói gần đây, nhưng chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bài đã đăng trên topic này). Và Việt Nam là "chốt chặn quan trọng nhất" trong một cuộc chiến kết thúc hay là sứ giả của hòa bình cho việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử nền văn minh với sự hội nhập toàn cầu. Đấy mới là vai trò quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam có khả năng làm việc này - sứ giả hòa bình hay "chốt chặn quan trọng". Nếu là "chốt chặn quan trọng" thì với thực tế hiện nay - theo bài phân tích ở trên - Việt Nam cũng làm được việc này trong trường hợp ủng hộ Hoa Kỳ. Nhưng nếu làm sứ giả hòa bình thì Việt Nam cũng thừa khả năng làm được việc này. Chính vì nền văn hóa truyền thống Việt Nam ẩn chứa một tri thức vượt trội, có khả năng dung hòa những mâu thuẫn trong các thành phần chứa trong tập hợp tri thức cùa nó, nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Giả thiết Việt Nam không phải là một chốt chặn quan trọng, thì Hoa Kỳ vẫn thừa khả năng về quân sự để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Bài viết trên về khía cạnh quân sự còn theo cách phân tích của thời thế chiến thứ II. Với giai đoạn phát triển của nền văn minh hiện nay, thậm chí không cần đến căn cứ quân sự ở nước ngoài. Cho nên chốt chặn hay không, không phải là yếu tố cần. Đó là một trong những yếu tố để vị chính khách Hoa Kỳ xác định: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Tất nhiên Hoa Kỳ không thể ngồi yên để Trung Quốc lấy hết biển Đông và tiếp tục phát triển ảnh hưởng tới cả lục địa châu Á và Trung Đông bằng những hình thức chiếm đoạt trắng trợn. Nếu chiến tranh xảy ra - thì vì bản chất là một cuộc chiến dứt điểm, nó sẽ là một cuộc chiến dẫn đến Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng. Do đó - do bản chất của cuộc chiến dứt điểm - nên biển Đông không phải chiến trường quyết định. Bởi vậy, nó phải kết thúc ở một chiến trường có tính dứt điểm chính là ngay trên lãnh thổ Trung Hoa mà bắt đầu từ biển Hoa Đông. Đây chính là nguyên nhân lão Gàn xác định "Hoa Đông mới là thùng thuốc nổ. Biển Đông - nếu xảy ra chiến tranh - cùng lắm là dây dẫn nổ". Cái mà Hoa Kỳ cần ở Việt Nam suy cho cùng chỉ là e ngại Việt Nam tấn công Hoa Kỳ trên biển Đông khi dây dẫn nổ bắt đầu cháy. Bởi vậy, ít nhất trong lúc này, Việt Nam tiếp tục tính chính danh về mặt pháp lý và chân lý trong việc đấu tranh cho chủ quyền biển đảo ở biển Đông và thẳng thắn tuyên bố quân lực Việt Nam sẽ không tham chiến ủng hộ phe nào trong chiến tranh ở biển Đông, ngoại trừ bị tấn công trước. Tất nhiên, Việt Nam cần trang bị để đề phòng bị tấn công trước và cần một sự ủng hộ và bảo vệ quốc tế khi bị một quốc gia tấn công trước theo đúng Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Tức là hoàn toàn chính danh. Đến giờ phút này, tính chất quan trọng của Việt sử trải 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương, đã xác định vai trò tối quan trong của nó. Nó không chỉ giới hạn vì tính chất tự hào dân tộc, cội nguồn khách quan của lịch sử dân tộc, sức mạnh tinh thần của lòng tự trọng dân tộc Việt. Mà nó còn mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Tuy nhiên, đến giờ này thì mọi việc đã quá muộn, cho dù Việt sử được vinh danh tính chân lý ngay bây giờ. Vấn đề chỉ còn "Méo mó có hơn không" mà thôi. Bởi vậy, đây chính là lý do tôi không còn tha thiết lắm với một cuộc hội thảo, hoặc những sự kiện con con liên quan. Đành chờ đến thời gian mà bà Vanga đã nói: "Còn lâu lắm....". Nhưng tôi hy vọng sẽ không lâu.
    4 likes
  2. Phát hiện lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi 02/06/15 12:42 Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách đây khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm ở Oklo là công trình khoa học kỹ thuật vĩ đại, đến nay vẫn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Lò phản ứng nguyên tử cổ xưa cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, Galon. Năm 1972, một công nhân làm việc ở nhà máy hạt nhân Pháp bất ngờ phát hiện điều gì đó đáng ngờ sau khi phân tích uranium thu được từ mỏ khoáng sản ở Châu Phi. Nhiều chuyên gia của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) khi đó cũng thấy lúng túng. Bình thường, uranium tự nhiên sẽ tồn tại ở ba dạng uranium-238(99,284%), uranium-234(0,0058%) và uranium-235(0,72%). Tuy nhiên, trong trong mẫu phân tích uranium thu ở Oklo, Galon, thuộc Tây Phi, các chuyên gia Pháp chỉ thấy, uranium chỉ chiếm khoảng 0.717%. Sự khác biệt rất nhỏ này, đủ để các nhà khoa học Pháp khẳng định có sự khác lạ trong mẫu khoáng vật. Uranium 235 được tìm thấy ít hơn bình thường, chứng tỏ nó đã được qua chiết luyện. Sự việc này làm chấn động cả giới khoa học thời bấy giờ. Ngay sau đó, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tập trung lại, bắt tay vào nghiên cứu để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với uraniumum đến từ Oklo. Sau một loạt cuộc phân tích, tìm hiểu kỹ càng, các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện ra nơi đây vốn tốn tại lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn tiên tiến, vượt xa ngoài khả năng, kiến thức khoa học tại thời điểm đó. Bên trong lò phản ứng hạt nhân Oklo, Galon Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo đã được sử dụng từ khoảng 1,8 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng thời gian ít nhất là 500.000 năm. Nó có khả năng phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó. Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực. Lò phản ứng hạt nhân hiện đại của chúng ta ngày nay thực sự khó có thể so sánh về cả thiết kế lần chức năng với lò hạt nhân Oklo. Theo kết quả nghiên cứu, lò hạt nhân Oklo dài vài km, ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ. Với khả năng tiết chế phản ứng tức là khi phản ứng bắt đầu diễn ra, tự nó có thể kiểm soát sản lượng tạo ra. Do đó, có thể ngăn chặn thảm họa nổ lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo là thành tựu của tự nhiên chứ không phải do con người xây dựng nên. Họ cũng cho rằng nước ngầm chính là nhiên liệu để tản nhiệt, tương tự với phản ứng hạt nhân hiện đại sau này, sử dụng trục ngăn than chì cadium để bảo vệ lò phản ứng khỏi bị nổ. Tất cả đều diễn ra tự nhiên, sẵn có ở lò phản ứng Oklo. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân. Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu thành viên ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, người từng đạt giải Nobel về việc tổng hợp những nguyên tố nặng, chỉ ra rằng để uranium cháy trong phản ứng hạt nhân cần những điều kiện phải thật chính xác. Ví dụ như nước tham gia vào phản ứng hạt nhân phải thật tinh khiết. Thậm chí, chỉ một vài phần triệu tạp chất sẽ gây hại cho phản ứng. Vấn đề ở đây rằng nước tinh khiết không tồn tại trong tự nhiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hoàng Dung (lược dịch) ===================== Thưa quý vị và anh chị em. Tôi luôn xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất và có trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại. Sự xác định này của tôi hoàn toàn xuất phát trong qúa trình nghiên cứu Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính bởi sự siêu việt của lý thuyết này và qua những chuyên ngành trong ứng dụng huyền diệu của nó, là nguyên nhân căn bản để tôi xác định về sự một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại. Nền tảng tri thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành về những thực tế vận động, tương tác của vũ trụ có thể nói vượt rất xa nền văn minh hiện đại. Bởi vậy, nó không thể ra đời trong lịch sử nhận thức được của nền văn minh này. Tôi đưa bài viết về sự khám phá những dấu tích về lò phản ứng hạt nhân ở Oklo, chỉ như một ví dụ có tính minh họa. Nếu như có những phát hiện nào của các nhà khoa học chứng minh một cách sắc sảo về sự nhầm lẫn khi cho rằng có lò phản ứng hạt nhân cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, thì nó vẫn không làm lay chuyển hệ thống luận cứ của tôi về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ, có trước nền văn minh hiện này và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và người Việt chỉ là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này.
    1 like
  3. Mỹ sẵn sàng tấn công Trung Quốc nếu “chiến tranh là điều không tránh khỏi“ Đăng Bởi Một Thế Giới 18:03 01-06-2015 Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) hung hăng cảnh báo "chiến tranh là không tránh khỏi", nếu Mỹ đưa phương tiện quân sự đến gần các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, nên tìm bãi tập ném bom ở một hòn đảo nằm giữa Hawaii và Philippines trên Thái Bình Dương. Lính thủy đánh bộ Mỹ tập trận Có thể bạn quan tâm >> Phóng viên Tuổi Trẻ và “lần đầu nếm mùi trại giam“ >> Kỳ 24: Chiêu trò lợi hại của tình báo Mỹ và mỹ nhân kế >> Bài 2: Từ Trung Quốc nhóm APT 30 tấn công mã độc, theo dõi báo chí Việt Nam Theo báo Los Angeles Times, các quan chức Lầu Năm Góc đã đề nghị chính quyền quần đảo Bắc Mariana (CNMI) cho thuê đảo Pagan để diễn tập quân sự ít nhất 16 tuần một năm. Pagan là hòn đảo duy nhất trong khu vực có bãi biển đủ lớn để diễn tập. Hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ cùng lực lượng quân sự khu vực Vành đai châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc có thể sẽ tham gia tập trận chung. Vũ khí được trang bị bao gồm súng cá nhân, súng cối và máy bay ném bom B-52, với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, trực thăng và phản lực cơ. Các cuộc tập trận này nằm trong chương trình quân sự "tái cân bằng" về Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trang web của Lầu Năm Góc nêu: đảo Pagan sẽ được sử dụng để tăng khả năng "tập trận chung bằng cách xây những khu huấn luyện và trường bắn bắn đạn thật". Bộ Quốc phòng Mỹ nói Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, do TQ đang đầu tư vào khả năng xâm chiếm từ tàu đổ bộ, nên Mỹ cần sẵn sàng đánh lại, nếu chiến tranh trở lại Thái Bình Dương. Craig Whelden, chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với báo Los Angeles Times: đó là cơ hội huấn luyện "hoàn hảo". Ông thừa nhận vẻ đẹp tự nhiên cùng những chủng loài động vật - thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của đảo: "Chúng tôi sẽ bảo vệ đảo như đấy chính là đảo của chúng tôi". Dấu tích máy bay Nhật thời Thế chiến 2 trên đảo Pagan Tuy nhiên, kế hoạch này bị phản đối kịch liệt từ cư dân CNMI. Dù hàng triệu USD từ việc cho thuê đảo có thể hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng ông Jerome Aldan, lãnh đạo CNMI cho biết các hoạt động quân sự sẽ biến Pagan thành hoang mạc. Một bản kiến nghị trên Change.org yêu cầu quân đội chấm dứt kế hoạch tập trận, đã nhận được hơn 6.500 chữ ký. Pagan trải dài 16 km, là một trong 15 đảo thuộc CNMI (tây Thái Bình Dương). Đảo là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Michael Hadfield (nhà sinh vật học tại Đại học Hawaii) cho biết Pagan được coi là “kho báu sinh học” vì có hệ sinh thái đa dạng nhất trong hệ thống chuỗi đảo. Ông nói những đề xuất hoạt động quân sự chắc chắn gây hại cho Pagan, gây rối loạn cho vùng đất có giá trị về nộng nghiệp và môi trường, làm tăng nguy cơ cháy trong mùa khô, làm xói mòn và hủy diệt rạn san hô của đảo, và có thể tiêu diệt các loài đông - thực vật độc đáo của Pagan. Ông cảnh báo: Thủy quân lục chiến Mỹ làm người ta tin đây là một vùng núi lửa, nhưng không phải thế. Đây là một vùng đặc biệt của thế giới". Khoảng 300 cư dân Pagan đã được sơ tán khỏi hòn đảo khi núi lửa Mt.Pagan hoạt động năm 1981. Tuy nhiên theo ông Hadfield, hơn 50 hộ gia đình vẫn xem Pagan là nhà và mong muốn quay lại đây. Chương trình tập ném bom và bắn đạn thật không những giết chết giấc mơ tái định cư của họ, mà còn gây nguy hiểm với số người đang sinh sống trong các túp lều tạm bợ trên đảo Pagan. Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ được xem xét lại, xung quanh việc thu hẹp khu vực tập bắn, thả bom vào khu vực dung nham để giảm tác động đến đời sống hoang dã. Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 7.2016. Nếu lãnh đạo CMI thông qua đề xuất của Mỹ, việc đánh bom Pagan chỉ có thể bắt đầu từ năm 2017. Cho đến lúc đó, cư dân đảo sẽ tiếp tục phản đối và chờ đợi. Angelo Villagomez, một cư dân Saipan, nói với trang tin Huffington Post: "Nếu Mỹ muốn thả một cái gì đó lên Pagan, đó phải là đô la phục vụ cho khoa học và bảo tồn sinh thái”. Năm ngoái, Saipan - hòn đảo lớn nhất và là thủ đô của CNMI thuộc lãnh thổ Mỹ - cũng được đề xuất trở thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm mở rộng tuyến phòng thủ trước năng lực hàng hải của TQ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lê Nhi (theo Huffington Post) ========================= Sang năm lão Gàn sẽ giở quẻ để xem Hoa Kỳ và Tung Cóoc uýnh nhau chưa? Năm nay hy vọng rằng chưa! Nhưng chắc chắn rằng rất keng thẻng! Hì!
    1 like
  4. Chú đã đưa bài viết của Vi Tiểu Bảo vào topic "Chiến lược và sự kiện Châu Á Thái Bình Dương" và bình luận ở đấy. Cảm ơn Vi Tiểu Bảo nhiều vì tư liệu này.
    1 like
  5. Một bài viết quá hay, đúng như những gì chú thiên sứ nhận định, đọc bài này ta sẽ thấy cả cô em ấn độ trong đó, và VN là chìa khóa duy nhất để giải quyết vấn đề biển đông Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông. Bài viết trên trang Diplomat, Một Thế Giới trích dịch: Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Châu Á - Thái Bình Dương hội tụ những nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất châu Á và trên cả thế giới và đây cũng đang là khu vực đông dân nhất hành tinh. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế sẽ là bàn cờ lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21, khi nó còn đang thu hút những cường quốc hàng đầu trên thế giới tập trung về đây. Nhưng, điều đáng ngạc nhiên nhất, là chìa khóa cho cả bàn cờ mênh mông và phức tạp này lại là Việt Nam. Trước đó, khi Trung Quốc đóng cửa trong gần ba mươi năm dưới thời Mao Trạch Đông và kể cả sau khi nước này mở cửa nhưng chưa thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thì châu Á - Thái Bình Dương rất yên bình. Không có quốc gia nào đủ lớn và đủ mạnh để có ý định mở rộng ảnh hưởng và thâu tóm quyền lực trong khu vực. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi kinh tế Trung Quốc phát triển và bắt đầu thay đổi thái độ với các nước láng giềng. Một trong những yêu cầu phi lý nhất mà Bắc Kinh đưa ra là đòi hỏi quyền làm chủ phần lớn lãnh hải trong khu vực biển Đông, vốn được coi là yết hầu của tuyến đường biển qua eo Malacca. Một khi đạt được tham vọng cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ là quốc gia quan trọng nhất ở toàn bộ khu vực Vậy mục đích lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai là gì? Đó là soán vị trí của Mỹ để trở thành siêu cường lớn nhất toàn cầu. Nhưng để đạt được điều đó, Trung Quốc cần trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á trước. Trong ý nghĩa đó, mục tiêu làm chủ được biển Đông đối với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với những tranh chấp ở biển Hoa Đông với Nhật Bản. So với khu vực Đông Bắc Á chỉ có hai quốc gia lớn nhất là Triều Tiên và Nhật Bản, thì Đông Nam Á với hàng chục quốc gia mới là bàn đạp mà Trung Quốc cần để trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á. Một khi đã mở rộng ảnh hưởng xuống các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Nam Á và Trung Đông là những khu vực quan trọng còn lại của châu Á. Con đường để trở thành nước lãnh đạo châu Á của Trung Quốc là Nam tiến, chứ không phải Đông tiến. Vì thế, muốn ngăn chặn một sự trỗi dậy và mở rộng quyền lực của Trung Quốc trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn khả năng Nam tiến của Bắc Kinh. Và chìa khóa để làm điều này lại nằm ở Việt Nam. Những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm tới vấn đề châu Á - Thái Bình Dương như Mỹ hay Ấn Độ đã sớm nhận ra rằng việc một ASEAN liên kết lại với nhau để ngăn chặn Trung Quốc là điều không khả thi. Những nước không hoặc ít có dính líu đến tranh chấp ở biển Đông như Malaysia hay Indonesia sẽ không thiết tha với việc nỗ lực cản bước Trung Quốc. Chỉ có hai quốc gia hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành chìa khóa cho vấn đề là Việt Nam và Philippines – những nước nằm ở phía Nam Trung Quốc và đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh thổ trên biển Đông. Việt Nam, vì thế đang được xem là cánh cửa mở ra cho các cường quốc tham gia vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương với mục đích đảm bảo ổn định ở khu vực. Ấn Độ là một ví dụ. New Delhi từ lâu đã quan tâm đến vấn đề ở biển Đông và thậm chí đã xuất hiện trong một số hội nghị có liên quan, nhưng Ấn Độ vẫn chưa có tiếng nói chính thức trong vấn đề tranh chấp ở khu vực. Người đã chủ động mời và chấp nhận cho Ấn Độ thể hiện tiếng nói của mình ở khu vực là Việt Nam khi một tuyên bố chung giữa Việt Nam và Ấn Độ về vấn đề biển Đông được chính thức đưa ra vào năm 2014. Tương tự là Mỹ. Dù Mỹ đang là đồng minh của Philippines và sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho đồng minh của mình, nhưng Mỹ vẫn chưa có tư cách pháp lý để chính thức tham gia vào cuộc tranh chấp. Hiệp ước đồng minh với Philippines chỉ giúp Mỹ lên tiếng trong những vấn đề có sự hiện diện của nước này. Để có thể cất lên tiếng nói trong những vấn đề ở khu vực, Mỹ cần lời mời từ một quốc gia trong khu vực, và quốc gia muốn Mỹ tham gia nhất ở thời điểm hiện tại không ai khác ngoài Việt Nam. Trên bàn cờ địa chính trị, Việt Nam vì thế đang là chìa khóa quan trọng nhất trên toàn bàn cờ, vì đây là quốc gia đóng vai trò đầu mối liên kết các quốc gia trong khu vực với các cường quốc trên thế giới lại với nhau. Chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương thiên về giải pháp quân sự hơn là chính trị. Việc bật đèn xanh cho Nhật Bản tái vũ trang và tăng cường quan hệ quốc phòng giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực để tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc, chủ yếu hướng đến việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để mở rộng ảnh hưởng. Còn việc ngăn chặn bằng những biện pháp phi vũ lực thì những liên kết giữa các cường quốc trên thế giới và các nước trong khu vực mà Việt Nam đang tạo nên có vai trò cốt yếu hơn. Nó cho phép những cường quốc ở ngoài khu vực như Mỹ và Ấn Độ có thể tham gia sâu hơn và có tiếng nói hơn vào những vấn đề trong nội bộ khu vực để ngăn chặn và gây sức ép đối với Trung Quốc. Thậm chí về phương diện quân sự, Việt Nam cũng đang là chốt chặn quan trọng nhất. Hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực chỉ có tác dụng tạo một vành đai quân sự vây quanh Trung Quốc, nhưng xét về tốc độ phản ứng, những liên minh quân sự kiểu này luôn phản ứng khá chậm chạp và chỉ thích hợp cho một cuộc chiến kéo dài. Còn với những chiến dịch chớp nhoáng thì không. Điều cốt yếu là phải ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng một cuộc chiến chớp nhoáng để đoạt lấy những hòn đảo quan trọng nhất trên biển Đông và biến mọi sự thành việc đã rồi. Bản thân các hạm đội Mỹ không thể luôn có mặt tại khu vực này. Một khi Trung Quốc đã làm chủ được biển Đông thì những kế hoạch ngăn chặn của Mỹ và các đồng minh sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Việt Nam là nước duy nhất có đủ tiềm lực quốc phòng để ngăn chặn một chiến dịch chớp nhoáng như vậy, và ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ thế cờ ở khu vực. Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
    1 like
  6. Bởi vậy, Việt sử 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào. Đâu phải như mấy thứ lập luận vớ vẩn trên VNN, cho rằng quá khứ dù huy hoàng cũng không cần thiết (Trần Văn Tuấn - bài đã đăng trên diễn đàn). Sư phụ cũng muốn cho họ một lối thoát. Nhưng điều kiện là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được vinh danh, bởi chính Viện Khổng tử của Trung Quốc và một cơ quan khoa học nào đó của Việt Nam, đứng ra tổ chức Hội thảo quy mô hoàng tráng theo ý sư phụ. Bao gồm cả những học giả tên tuổi của chính Trung Quốc và Quốc tế. Họ được quyền phản biện với tất cả khả năng của họ. một cách minh bạch, sòng phẳng. Nếu sư phụ không biện minh được thì sẽ chấp nhận cội nguồn Việt sử chỉ từ thế kỷ thứ VII BC với một "liên minh bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố". Còn không phản biện được sư phụ thì họ phải thừa nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Hiến Pháp phải hiệu chính lời nói đầu rõ ràng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nền giáo dục Việt phải giảng dạy phổ biến trong nhà trường từ cấp thấp nhất lên cấp Đại học về cội nguồn Việt sử theo đúng tinh thần của Ngài Hồ Chí Minh về cội nguồn Việt sử. Đấy là điều kiện tiên quyết. Còn nếu không làm được điều rất dễ dàng này - so với sư phụ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thì họ cứ việc chiến đấu với Hoa Kỳ và Đồng Minh, tức là chống lại cả thế giới với tất cả khả năng của họ.
    1 like
  7. Với một tư duy lối mòn thì lịch sử nhân loại nhận thức được chỉ được coi là khoảng 10. 000 năm nay và tiến hóa từ thời đồ đá...đến thời đồ đểu - í lộn - thời đồ điện , thì người ta dễ nghiêng về ý kiến cho rằng: Đây là cái cầu thiên tạo. Nhưng với tôi thì luôn nhân quán về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại và cây cầu này được xây nên không phải nằm mục đích chiến tranh. Mà là để vận chuyển nguyên vật liệu nhằm một mục đích xây dựng nào đó. Nó thuộc về nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì thuyết AD Nh với tri thức siêu việt, không thể ra đời vào thời kỳ đồ đồng bên Tàu cách đây 6000 năm được. Quan niệm thuyết AD Nh của Tàu chỉ dành cho những thứ tư duy thuộc loại tầm cỡ ông Nguyễn Văn Trọng - giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam và đám tư duy "Ở trần đóng khố" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Trong bài viết này, tôi bày tỏ sự khâm phục quyết định sáng suốt của những nhà lãnh đạo Ấn Độ đã quyết định không xấy cầu cảng, để bảo vệ một chứng tích lịch sử - dù nó mới chỉ được xây dựng bằng truyền thuyết.
    1 like
  8. Cảm ơn Hina cho thông tin. Thực ra câu "Rước voi về giầy mả tổ", dùng chữ "giầy" là đúng. Vì chữ "giầy" ở đây đồng nghĩa với "giầy xéo" và là hình tượng liên quan đến "cái giày"; "đôi giầy", có nghĩa là dùng chân dẫm đạp lên, "xéo" (*)lên một cái gì đó...Bởi vậy, khi quán xét một danh từ để quyết định nội dung khái niệm của nó thì cần phải có sự tổng hợp tất cả mọi yếu tố liên quan với sự nhất quán và hợp lý, có tính hệ thống, tính quy luật, khách quan. Nhưng cái nhà ông soạn từ điển đưa chữ "giầy" thay thế chữ "dầy" trong "bánh chưng bánh dầy" đã không thèm đếm xỉa mối liên hệ hợp lý này. Trước đó vài năm, chú đã hết sức tức giận về một bài báo thể hiện sự ngu dốt của một học giả vờ nào đó dòi thay thế từ "dầy" trong "bánh chưng , bánh dầy" bằng từ "giầy" (Bài đã thể hiện trong "Quán vắng", hay mục nào đó ở diễn đàn). Nhưng đến lúc BBT Nxb Tri thức đặt lại vấn đề này, khiến chú phát bực vì nguyên nhân dốt nát của đám học giả vờ này từ trước đó, nên đã phát biểu với cô trưởng ban BT như trên. Và lúc đó chú không hề có ý chỉ trích cô này. Chính tính bất hợp lý vì dốt nát trong khả năng tư duy, từ đó dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tất cả những sự dốt nát đó lại được "tổng kết" bằng luận điểm nổi tiếng của giáo sư vật lý lý thuyết được nhạc sĩ Dương Thụ coi là hàng đầu ở Việt Nam - khi ông ta khẳng định rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tình hợp lý. Qua đó Hina cũng thấy rằng: Những gía trị văn hóa Việt từ cội nguồn (5000 năm văn hiến) cho đến tính phổ biến (Chữ "giầy" và "dầy") bị hủy hoại một cách tinh vi và được phổ biến (Thành tự điển được xuất bản và luật cho áp dụng). Còn những việc chứng minh cho những giá trị văn hiến Việt khó khăn như thế nào. Những sự chụp mũ, gây hoài nghi cho những ai chứng minh cho Việt sử 5000 văn hiến gần như công khai, khi họ đặt vấn đề: "Nhằm mục đích gì?" tại cafe Trung Nguyên. Mặc dù chú không bao giờ đụng chạm đến các vấn đề chính trị và nhóm lợi ích. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên khi chú lấy chuẩn mực cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để xem xét bản chất đích thực của mọi sự kiện và vấn đề trong xã hội. Không có lòng tự trọng dân tộc thì không thể có chuyện tâm huyết với dân tộc. ================== * Từ "xéo" là một từ cổ còn phổ biến. Ở một số vùng quê ngoài Bắc, các cụ còn hay nói: "Đi xéo lấm", tức là đi chân đất, không mang giày, guốc, dép. Bởi vậy, từ "giầy xéo" là một từ tượng hình có chức năng động từ, mô tả một hành vi dùng chân để dẫm đạp lên một vật thể phía dưới chân. Chả ai dùng chân đạp xôi nếp làm bánh dầy, để gọi nó là bánh "giầy" được. Vớ vẩn. Cái thằng chả mần cái từ điển đó bị các học thật vạch ra chỗ ngu. chửi cho một trận loạn cào cào trên mạng. Cuối cùng, nghe nói cái tự điển mắc dịch đó bị thu hồi vì can tội ngu.
    1 like
  9. Đang trong vận hạn dễ xuất ngoại đi đây đó nhưng nên để sang năm 2016 đi thì tốt hơn nhiều so với năm nay.
    1 like