-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/06/2015 in Bài viết
-
Thông Tin Cập Nhật
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Với một tư duy lối mòn thì lịch sử nhân loại nhận thức được chỉ được coi là khoảng 10. 000 năm nay và tiến hóa từ thời đồ đá...đến thời đồ đểu - í lộn - thời đồ điện , thì người ta dễ nghiêng về ý kiến cho rằng: Đây là cái cầu thiên tạo. Nhưng với tôi thì luôn nhân quán về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại và cây cầu này được xây nên không phải nằm mục đích chiến tranh. Mà là để vận chuyển nguyên vật liệu nhằm một mục đích xây dựng nào đó. Nó thuộc về nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì thuyết AD Nh với tri thức siêu việt, không thể ra đời vào thời kỳ đồ đồng bên Tàu cách đây 6000 năm được. Quan niệm thuyết AD Nh của Tàu chỉ dành cho những thứ tư duy thuộc loại tầm cỡ ông Nguyễn Văn Trọng - giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam và đám tư duy "Ở trần đóng khố" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Trong bài viết này, tôi bày tỏ sự khâm phục quyết định sáng suốt của những nhà lãnh đạo Ấn Độ đã quyết định không xấy cầu cảng, để bảo vệ một chứng tích lịch sử - dù nó mới chỉ được xây dựng bằng truyền thuyết.3 likes -
Bởi vậy, Việt sử 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào. Đâu phải như mấy thứ lập luận vớ vẩn trên VNN, cho rằng quá khứ dù huy hoàng cũng không cần thiết (Trần Văn Tuấn - bài đã đăng trên diễn đàn). Sư phụ cũng muốn cho họ một lối thoát. Nhưng điều kiện là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được vinh danh, bởi chính Viện Khổng tử của Trung Quốc và một cơ quan khoa học nào đó của Việt Nam, đứng ra tổ chức Hội thảo quy mô hoàng tráng theo ý sư phụ. Bao gồm cả những học giả tên tuổi của chính Trung Quốc và Quốc tế. Họ được quyền phản biện với tất cả khả năng của họ. một cách minh bạch, sòng phẳng. Nếu sư phụ không biện minh được thì sẽ chấp nhận cội nguồn Việt sử chỉ từ thế kỷ thứ VII BC với một "liên minh bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố". Còn không phản biện được sư phụ thì họ phải thừa nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Hiến Pháp phải hiệu chính lời nói đầu rõ ràng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nền giáo dục Việt phải giảng dạy phổ biến trong nhà trường từ cấp thấp nhất lên cấp Đại học về cội nguồn Việt sử theo đúng tinh thần của Ngài Hồ Chí Minh về cội nguồn Việt sử. Đấy là điều kiện tiên quyết. Còn nếu không làm được điều rất dễ dàng này - so với sư phụ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thì họ cứ việc chiến đấu với Hoa Kỳ và Đồng Minh, tức là chống lại cả thế giới với tất cả khả năng của họ.2 likes
-
Đô đốc Trung Quốc mang ADIZ ra dọa nạt 01/06/2015 07:38 Bất chấp cảnh báo của nhiều nước, Trung Quốc tuyên bố sẽ ra quyết định lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông “tùy theo tình hình an ninh”. Trực thăng Trung Quốc tuần tra phi pháp đá Xu Bi thuộc Trường Sa - Ảnh: Bbs Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 31.5, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đô đốc Tôn Kiến Quốc, tiếp tục lớn tiếng ngụy biện cho hành động xây đắp phi pháp trên Biển Đông. Cụ thể, ông Tôn tuyên bố “ngoài việc đáp ứng nhu cầu quốc phòng”, hoạt động xây đắp nhằm “cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của những người đóng trú” và giúp nước này “thực hiện tốt hơn nghĩa vụ và nhiệm vụ quốc tế” liên quan đến tìm kiếm, cứu hộ trên biển, ngăn chặn thiên tai… Quan chức này còn ngang nhiên lên giọng: “Dù có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử…, Trung Quốc đã hết sức kiềm chế, góp phần tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực”, theo AFP. Ông còn tự cho rằng tình hình Biển Đông “nói chung vẫn hòa bình và ổn định, chưa bao giờ có vấn đề về tự do lưu thông” và “không có lý do gì để thổi phồng” vấn đề Biển Đông. Mặt khác, cũng như một số quan chức Trung Quốc thời gian gần đây, ông Tôn một lần nữa đề cập khả năng lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông khi nói vấn đề này “sẽ được dựa trên đánh giá về tình hình an ninh, tùy thuộc vào các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải và hàng không”. Tuyên bố này càng củng cố suy đoán của giới chức Philippines và chuyên gia quốc tế rằng Trung Quốc sẽ sớm lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông sau hàng loạt động thái gây quan ngại như xây đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc Trường Sa, chặn đuổi máy bay Philippines hay mới nhất là có tin Bắc Kinh đã đưa pháo di động đến khu vực đảo nhân tạo phi pháp. Ngoài ra, cũng có chuyên gia nhận định các tuyên bố của ông Tôn là một dạng “xù lông” dọa nạt, gây áp lực ngược lại các bên khác sau khi nước này liên tục bị chỉ trích, đặc biệt là tại Đối thoại Shangri-La năm nay. Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: AFP Chuyện không của riêng ai Trước tình hình đang rất phức tạp ở Biển Đông, nhiều nước tuyên bố sẽ hết sức bảo vệ tự do lưu thông và an ninh khu vực. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sáng 30.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Washingtion sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở khu vực bằng các hành động và sáng kiến hợp tác cụ thể. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đề xuất các nước ASEAN cùng tuần tra không phận Biển Đông 24/24 giờ. Ngoài ra, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews tuyên bố nước này đã triển khai máy bay tuần tra Biển Đông trong thời gian qua và sẽ tiếp tục làm điều này, bất chấp nguy cơ bị Trung Quốc cản trở. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 31.5, ông Andrews còn nhấn mạnh Úc có “lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, thương mại không bị cản trở và tự do lưu thông”. Tuyên bố này có thể là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy Úc sẵn sàng cùng Mỹ và một số nước khác phản ứng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đề xuất tất cả các bên tranh chấp cùng tiến hành “tuần tra hòa bình” trong khu vực để giảm nguy cơ đụng độ. Đồng ý kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho rằng tuần tra chung với Trung Quốc “không phải không khả thi” vì “Trung Quốc có nhiều thứ để mất nếu khu vực bất ổn”. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov thì thông báo nước này sẽ cùng các thành viên khác của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và Nhật) tổ chức tập trận về an ninh biển và chống khủng bố ở Biển Đông vào tháng 5.2016. Mối quan tâm về tình hình Biển Đông cũng đã vượt khỏi biên giới châu Á - Thái Bình Dương. Khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter tuyên bố nước này sẵn sàng làm trung gian tìm kiếm giải pháp hòa bình, đúng luật pháp cho tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc lảng tránh Cũng không ngạc nhiên khi đô đốc Tôn Kiến Quốc nhận được rất nhiều câu hỏi từ cử tọa về vấn đề Biển Đông sau bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã thất vọng vì khác với thái độ hùng hồn trước đó, ông Tôn lại khước từ hàng loạt câu hỏi, theo The Wall Street Journal. “Chúng tôi không biết họ đang cố làm gì. Sẽ tốt hơn nếu Trung Quốc có thể công khai tuyên bố ý định và minh bạch hơn”, Tư lệnh lực lượng quốc phòng Malaysia Zulkifeli Mohd.Zin phát biểu. Chuyên gia kỳ cựu Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cũng đánh giá: “Đó không phải là cách hành xử của một cường quốc đang lên và muốn được xem là có cách cạnh tranh lành mạnh. Có nhiều quan ngại ở đây... Đúng ra, Trung Quốc nên bắt đầu trả lời các câu hỏi nhưng họ không làm thế”. Đối thoại Shangri-La 2015 kết thúc trưa 31.5 sau 3 ngày sôi nổi. Đúng như dự đoán của giới quan sát, hành động xây đắp phi pháp của Trung Quốc khiến chuyện Biển Đông phủ bóng lên hội nghị, với cao điểm là các bài phát biểu của Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ của cả hai bên không gay gắt như hội nghị năm ngoái. Văn Khoa ================= Thôi đi chú ba Tàu thân mến à! Lão Gàn phát biểu điều này rất ư là "khách wan pha học" và rất có "cơ sở pha học" rằng thì là: Chú ba Tàu hãy chấm dứt mấy cái trò lên gân, lên cốt này đi. Nếu không bị bẽ mặt thì "mất mẹ nó cả chỉ lẫn chài". Suy nghĩ cho kỹ đi nhá! Hoa Kỳ có thể bỏ mẹ nó Đài Loan - tống cố ra khỏi Liên Hiệp quốc - rút quân khỏi Việt Nam...Để phục vụ mục tiêu chiến lược của họ. Tức là sẵn sàng bỏ "con săn sắt, bắt con cá rô". Còn đây chú em cứ "vơ bèo, vạt tép" bủn xỉn từng tấc đất. Này, chú em hãy đặt câu hỏi: Sau khi lập cái ADIZ, tàu bay và tàu thủy của Huê Kỳ và các nước Đồng minh như Nhật Bổn và Úc cứ kéo vào cái ADIZ khỉ gió của chú em thì chú em có dám bắn không? Nếu không bắn thì mất mẹ nó cái "rùa tín", dân chúng điếu tin chú em. Còn nếu bắn thì Hoa Kỳ có thể hy sinh một phi đội máy bay để chứng tỏ với cả thế giới rằng chú em gây sự trước. Sau đó thay sẽ thay máy bay bằng tên lửa tomahok. Mà Tomahok bắn vào đâu thì cũng chưa chắc là nhằm vào mấy hòn đảo trên bể Đông. Hiểu chưa? Nhìn cái mặt ục một đống , biết ngay là điếu hiểu cái con mựa gì cả.2 likes
-
Kỳ 1: Sự thật, điều hư cấu và Biển Đông Thứ Hai, 01/06/2015 - 06:00 Chỉ trong vài tuần tới, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách "đường chữ U" của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông. >> Vì sao tình hình Biển Đông thu hút sự chú ý của toàn thế giới >> Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cảnh báo xung đột đẫm máu nhất ở Biển Đông LTS: Một quan điểm dứt khoát về yêu sách của TQ ở Biển Đông của ký giả Bill Hayton, một chuyên gia nổi tiếng đã có nhiều năm gắn bó với khu vực Đông Nam Á và là tác giả cuốn "Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á" (tên gốc: South China Sea: the Struggle for Power in Asia). Trân trọng giới thiệu với bạn đọc: Chỉ trong vài tuần tới, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách "đường chữ U" của TQ ở Biển Đông. Nơi xử sẽ là Tòa Trọng tài quốc tế thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan và bước đầu tiên của tòa, trong các cuộc tranh luận vào tháng 7, sẽ là cân nhắc xem liệu họ thậm chí có thẩm quyền để xử vụ kiện này hay không. Hy vọng tốt nhất của TQ là các thẩm phán sẽ ra phán quyết tự loại bỏ họ khỏi thẩm quyền phân xử vụ việc, vì nếu họ không làm vậy, vụ kiện của Philippines sẽ tiếp tục và nhiều khả năng là TQ sẽ lâm vào một tình cảnh bị xấu mặt nghiêm trọng. Trong khi đó, Philippines muốn Tòa PCA ra phán quyết rằng, theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), TQ chỉ có thể tuyên bố chủ quyền và các quyền đối với các nguồn tài nguyên trong những vùng biển cách lãnh thổ một khoảng cách nhất định. Nếu tòa nhất trí, phán quyết của tòa sẽ tạo ra ảnh hưởng teo rút "đường lưỡi bò" thành một vài vòng không có đường kính lớn hơn 24 hải lý (khoảng 50km). TQ không chính thức tham gia vào vụ kiện, nhưng đã gián tiếp nêu lên các luận điểm của mình, đặc biệt là thông qua một "văn kiện bày tỏ lập trường chính thức" đăng tải hồi tháng 12 năm ngoái. TQ cải tạo trái phép đá Huy Gơ ở Trường Sa của VN Văn kiện này lập luận rằng, tòa PCA không nên phân xử vụ kiện của Philippines cho tới khi một tòa án khác ra phán quyết về tất cả các yêu sách đối kháng về chủ quyền đảo, đá và dải đá ngầm khác nhau. Các trọng tài quốc tế cần phải xem xét vấn đề này đầu tiên. Chiến lược của TQ trong "cuộc chiến pháp lý" trên Biển Đông là tung ra các luận cứ lịch sử để "đè bẹp" các luận cứ dựa vào UNCLOS. TQ dường như ngày càng coi UNLCOS không phải là một phương tiện trung lập để giải quyết các tranh chấp, mà là một thứ vũ khí có tính thiên vị được các nước khác lợi dụng nhằm phủ nhận các quyền tự nhiên của nước này. Tuy nhiên, TQ vấp phải một rắc rối lớn trong việc sử dụng các luận cứ lịch sử. Gần như chẳng có bằng chứng nào là căn cứ cho chúng. Mặc dù vậy, đây đã không phải là ấn tượng mà độc giả thông thường có được khi đọc hầu hết các bài báo hoặc các báo cáo của các tổ chức tư vấn chính sách (think tanks) phân tích về các tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây. Đó là vì, nền tảng kiến thức lịch sử của hầu hết các bài viết và báo cáo chỉ được dựa trên một số lượng rất nhỏ các công trình nghiên cứu và sách. Đáng lo ngại là, một cuộc điều tra chi tiết đối với những công trình và sách này gợi ý rằng chúng đã dựa trên những căn cứ không đáng tin cậy để viết nên các sự kiện lịch sử xác thực. Đây là một chướng ngại đáng kể trong việc giải quyết các tranh chấp, vì việc hiểu sai các bằng chứng lịch sử của TQ chính là yếu tố gây bất ổn lớn nhất trong tình cảnh căng thẳng hiện nay. Sau hàng thập niên giáo dục sai, người dân và tầng lớp lãnh đạo TQ dường như bị thuyết phục rằng, TQ là chủ nhân hợp pháp của tất cả các thực thể địa lý ở Biển Đông - và còn có thể cả những vùng biển xung quanh. Quan điểm này đơn giản không được hậu thuẫn bởi các bằng chứng của thế kỷ 20. Ai kiểm soát quá khứ sẽ kiểm soát cả tương lai Vấn đề đặt ra cho khu vực là sự giáo dục sai này không chỉ xảy ra ở TQ. Các bằng chứng không đáng tin cậy đang phủ bóng lên các suy luận quốc tế về những tranh chấp ở Biển Đông. Nó đang bóp méo các đánh giá về tranh chấp ở các cấp cao của chính phủ, cả ở Đông Nam Á và Mỹ. Tôi sẽ sử dụng các ấn phẩm gần đây để minh họa cho quan điểm của mình: đó là 2 bài bình luận năm 2014 cho Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore) của học giả TQ Li Dexia và học giả người Singapore Tan Keng Tat, một bài thuyết trình năm 2015 của cựu Phó Đại sứ Mỹ ở TQ Charles Freeman tại Đại học Brown và một báo cáo năm 2014 cho Trung tâm Phân tích hải quân ở Mỹ. Một góc TQ cảo tạo Gạc Ma trái phép ở Trường Sa của VN Điểm nổi bật của những ấn phẩm trên - và đây chỉ là một số ví dụ điển hình nhất của một nguồn tài liệu rộng lớn hơn nhiều - là chúng phụ thuộc vào những tài liệu lịch sử được xuất bản cách đây nhiều năm. Một số ít các nghiên cứu được xuất bản trong những năm 1970, đáng kể đến là một bài báo của Hungdah Chiu và Choon Ho Park; cuốn sách "Tranh chấp Biển Đông" của Marwyn Samuels năm 1982, cuốn "Biên giới biển của Trung Quốc" của Greg Austin" năm 1998 và hai bài báo của Jianmeng Shen xuất bản năm 1997 và 2002. Những bài viết trên đã tạo nên vốn kiến thức cơ bản về các tranh chấp Biển Đông. Ứng dụng Google Scholar tính toán rằng, bài báo của Chiu và Park đã được 73 tác giả khác trích dẫn lại, trong khi sách của Samuel được trích dẫn 143 lần. Những công trình về sau trích các tác giả này bao gồm một cuốn sách của Brian Murphy năm 1994 và các bài viết của Jianmeng Shen năm 1997 và 2002. Các ấn phẩm này về sau lại lần lượt được 34 và 35 tác giả khác trích dẫn lại, cũng như được đề cập đến trong cuốn sách xuất bản năm 1989 của Chi-kin Lo, vốn được 111 công trình khác trích dẫn. Tác giả Lo rõ ràng dựa vào Samuels trong hầu hết các lí giải lịch sử của mình và thực tế ca ngợi Samuels "vì việc xử lý dữ liệu lịch sử một cách tỉ mỉ". Đô đốc hải quân (đã nghỉ hưu) Michael McDevitt, người viết lời phi lộ cho nghiên cứu đăng tải trên trang CNA, nhấn mạnh rằng, cuốn Tranh chấp Biển Đông, "vẫn có chỗ đứng tốt khoảng 40 năm sau đó". Các tác phẩm trên là những nỗ lực đầu tiên nhằm lý giải lịch sử tranh chấp Biển Đông cho các độc giả nói tiếng Anh. Chúng có một số đặc điểm chung sau đây: Chúng được các chuyên gia về luật quốc tế hoặc chính trị học viết, thay vì các nhà sử học hàng hải trong khu vực. Chúng nhìn chung thiếu những tài liệu tham khảo gốc. Chúng có xu hướng dựa vào các nguồn truyền thông của TQ, vốn không dẫn nguồn tới bằng chứng gốc hay những công trình dẫn tới bằng chứng gốc. Chúng có xu hướng trích dẫn các bài báo được viết nhiều năm sau khi xảy ra sự kiện và coi như đó là bằng chứng của sự thật. Chúng nhìn chung thiếu thông tin bối cảnh lịch sử. Chúng được viết bởi các giả có những mối liên hệ gần gũi với TQ. Những công trình đầu tiên về tranh chấp Biển Đông Các bài viết bằng tiếng Anh về Biển Đông xuất hiện ngay sau "hải chiến Hoàng Sa" vào tháng 1/1974, khi hải quân TQ trục xuất các lực lượng Việt Nam Cộng hòa (miền nam Việt Nam) khỏi nửa phía tây quần đảo. Bill Hayton - tác giả cuốn: "Biển Đông - cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á". (Ảnh: NYTimes) Các phân tích đầu tiên chỉ mang tính báo chí, trong đó có bài viết của Cheng Huan, một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa ở London khi đó và hiện là một chuyên gia luật cấp cao ở Hong Kong, trong số phát hành tháng 2/1974 của tạp chí Far Eastern Economic Review. Trong bài viết này, Cheng phát biểu rằng: "Yêu sách lịch sử của TQ [đối với Hoàng Sa] có tài liệu dẫn chứng vô cùng rõ ràng và đã có từ rất lâu, từ thời xa xưa đến mức gần như không có nước nào khác có thể đưa ra tuyên bố đối lập có ý nghĩa". Ý kiến này được Chi-Kin Lo, một sinh viên khóa sau ủng hộ và trích lại trong cuốn sách "Chính sách của TQ đối với các tranh chấp lãnh thổ" năm 1989. Các công trình nghiên cứu kinh viện đầu tiên xuất hiện vào năm sau đó. Chúng bao gồm một bài báo của Tao Cheng cho tạp chí luật quốc tế Texas và một bài khác của Hungdah Chiu và Choon Ho Park cho tạp chí Ocean Development & International Law. Trong năm tiếp theo, Viện nghiên cứu về châu Á ở Hamburg, Đức đã cho đăng tải một chuyên khảo của học giả Đức Dieter Heinzig. Bài báo của Cheng dựa chủ yếu vào các nguồn của TQ và bổ sung thêm thông tin từ các hãng tin Mỹ. Các nguồn chính của TQ là các tạp chí thương mại với những phiên bản nổi tiếng hồi những năm 1930 như Tạp chí Bình luận ngoại giao xuất bản ở Thượng Hải từ năm 1933 - 1934 và Nguyệt san Tân Á từ năm 1935. Chúng được bổ sung bằng các tài liệu từ Nguyệt san minh báo của Hong Kong từ năm 1973 - 1974. Các tờ báo khác cũng được trích dẫn bao gồm Tuần báo Quốc văn, xuất bản ở Thượng Hải trong khoảng năm 1924 - 1937, Nhân dân Nhật báo và New York Times. Cheng không đề cập tới bất kỳ nguồn nào của Pháp, Việt Nam hay Philippines, ngoại trừ một bài báo năm 1933 từ tạp chí La Géographie, vốn được biên dịch và tái tin trên Tạp chí Bình luận ngoại giao. Theo Bill Hayton (Dịch: Thanh Bình - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Vietnamnet ================ Từ lâu, ngay trong topic này, lão Gàn đã xác định, người Tàu lục địa sẽ cô đơn khi chống lại Hoa Kỳ. Đó cũng là nguyên nhân lão xác định rằng: Không có thế chiến thứ III theo nghĩa hai phe đánh nhau. Mà chỉ có một cuộc chiến tranh lớn - nếu xảy ra - để giành ngôi bá chủ thực sự của thế giới này. Bằng phán quyết của tòa án quốc tế - chưa cần biết phán quyết này có lợi cho ai, cho thấy sự cô đơn tận cùng của Tàu lục địa trước thế giới đang hội nhập.2 likes
-
LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Động đất là thiên tai ấn tượng năm Ất Mùi 2015..... ===================== Nhật sợ động đất lớn sau địa chấn 7,8 độ Richter 01/06/2015 08:07 GMT+7 TT - Các nhà khoa học Nhật cảnh báo nước này phải cẩn trọng đề phòng nguy cơ một trận động đất cực mạnh xảy ra sau vụ cơn địa chấn 7,8 độ Richter làm rung chuyển Tokyo rạng sáng 31-5 khiến 12 người bị thương. Cổ động viên xem trận bóng đá gần Tokyo hoảng sợ khi mặt đất rung chuyển - Ảnh: Reuters Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ cho biết trận động đất có tâm chấn ở một khu vực hoang vắng tại Thái Bình Dương, cách thủ đô Tokyo khoảng 874km. Các tòa nhà ở Tokyo và những vùng lân cận rung lắc mạnh khoảng 60 giây. Đây là một cơn địa chấn rất lớn, nhưng không gây sóng thần hay thiệt hại nặng nề vì tâm chấn ở độ sâu tới 676km tính từ bề mặt Trái đất. Báo Japan Times đưa tin 12 người bị thương, bao gồm một người đàn ông 56 tuổi bị gãy xương sườn, không ai thiệt mạng. Sở Cứu hỏa Tokyo cho biết khoảng 400 người bị mắc kẹt tại đài quan sát của tháp Tokyo hơn một giờ do các thang máy ngừng hoạt động. Các đường băng ở sân bay Haneda đóng cửa khoảng 30 phút, hệ thống tàu điện ngầm ngưng trệ tạm thời và một trận đấu bóng đá ở thành phố bị tạm ngưng. Không có tình hình bất thường nào xảy ra ở các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật. Nhưng các chuyên gia địa chấn lo sợ nguy cơ sẽ lại có thêm một “con quái vật” tương tự trận động đất 9 độ Richter hồi tháng 3-2011 tấn công nước Nhật. Bởi chỉ trong vòng một tuần, Tokyo phải hứng chịu hai cơn địa chấn. Trận động đất hôm 25-5 gần Tokyo nhỏ hơn nhưng tâm chấn ở độ sâu nông hơn nhiều so với động đất rạng sáng 31-5. AFP dẫn lời chuyên gia Toshiyasu Nagao, trưởng Trung tâm nghiên cứu dự báo động đất thuộc ĐH Tokai, cho biết các trận động đất và núi lửa phun gần đây có thể là dấu hiệu cho thấy các vùng gần Nhật đang bước vào “giai đoạn vỏ Trái đất có những thay đổi mạnh”. “Nhật đang ở trong giai đoạn này - ông Nagao nhận định - Chúng ta cần phải rất cẩn trọng. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một trận động đất lớn làm ảnh hưởng đến toàn xã hội xảy ra trong tương lai gần”. Giáo sư Kazuki Koketsu thuộc Viện nghiên cứu động đất của ĐH Tokyo khẳng định chính phủ và người dân cần phải xem trận động đất rạng sáng 31-5 là cảnh báo để chuẩn bị đối phó một thảm họa sắp tới. Nhật nằm ở địa điểm nơi bốn cấu tạo địa tầng giao nhau và mỗi năm hứng chịu khoảng 20% trong tổng số các trận động đất mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật áp dụng các quy định về chất lượng xây dựng cực kỳ nghiêm ngặt, do đó kể cả các trận động đất mạnh đủ sức gây tàn phá ở nhiều nước khác thường không gây ra quá nhiều thiệt hại tại Nhật. Dù vậy, thảm họa động đất - sóng thần - hạt nhân tháng 3-2011 cho thấy cơn thịnh nộ của thiên nhiên có thể phá hủy ngay cả những tòa nhà kiên cố nhất mà Nhật xây dựng và gây tổn thất vô cùng lớn. SƠN HÀ ===================== Nước Nhật yên tâm đi, lần trước - trận động đất tháng 3 2011 - lão Gàn đoán có phần chủ quan duy ý chí. Vì muốn áp đặt lượng tử để nước Nhật không bị động đất. Nhưng cũng vì chủ quan, không nghĩ nó xảy ra nhanh thế - Đoán 9 giờ sáng thì 15 giờ chiều xảy ra. Nên không kịp đối phó. Bởi vậy thành đoán sai. Nhưng lần này thì không. Lão đoán rằng: Trận động đất lớn tiếp theo xảy ra trên đất liền đại lục địa, chứ không xảy ra trên đất Nhật đâu mà lo.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn Hina cho thông tin. Thực ra câu "Rước voi về giầy mả tổ", dùng chữ "giầy" là đúng. Vì chữ "giầy" ở đây đồng nghĩa với "giầy xéo" và là hình tượng liên quan đến "cái giày"; "đôi giầy", có nghĩa là dùng chân dẫm đạp lên, "xéo" (*)lên một cái gì đó...Bởi vậy, khi quán xét một danh từ để quyết định nội dung khái niệm của nó thì cần phải có sự tổng hợp tất cả mọi yếu tố liên quan với sự nhất quán và hợp lý, có tính hệ thống, tính quy luật, khách quan. Nhưng cái nhà ông soạn từ điển đưa chữ "giầy" thay thế chữ "dầy" trong "bánh chưng bánh dầy" đã không thèm đếm xỉa mối liên hệ hợp lý này. Trước đó vài năm, chú đã hết sức tức giận về một bài báo thể hiện sự ngu dốt của một học giả vờ nào đó dòi thay thế từ "dầy" trong "bánh chưng , bánh dầy" bằng từ "giầy" (Bài đã thể hiện trong "Quán vắng", hay mục nào đó ở diễn đàn). Nhưng đến lúc BBT Nxb Tri thức đặt lại vấn đề này, khiến chú phát bực vì nguyên nhân dốt nát của đám học giả vờ này từ trước đó, nên đã phát biểu với cô trưởng ban BT như trên. Và lúc đó chú không hề có ý chỉ trích cô này. Chính tính bất hợp lý vì dốt nát trong khả năng tư duy, từ đó dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tất cả những sự dốt nát đó lại được "tổng kết" bằng luận điểm nổi tiếng của giáo sư vật lý lý thuyết được nhạc sĩ Dương Thụ coi là hàng đầu ở Việt Nam - khi ông ta khẳng định rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tình hợp lý. Qua đó Hina cũng thấy rằng: Những gía trị văn hóa Việt từ cội nguồn (5000 năm văn hiến) cho đến tính phổ biến (Chữ "giầy" và "dầy") bị hủy hoại một cách tinh vi và được phổ biến (Thành tự điển được xuất bản và luật cho áp dụng). Còn những việc chứng minh cho những giá trị văn hiến Việt khó khăn như thế nào. Những sự chụp mũ, gây hoài nghi cho những ai chứng minh cho Việt sử 5000 văn hiến gần như công khai, khi họ đặt vấn đề: "Nhằm mục đích gì?" tại cafe Trung Nguyên. Mặc dù chú không bao giờ đụng chạm đến các vấn đề chính trị và nhóm lợi ích. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên khi chú lấy chuẩn mực cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để xem xét bản chất đích thực của mọi sự kiện và vấn đề trong xã hội. Không có lòng tự trọng dân tộc thì không thể có chuyện tâm huyết với dân tộc. ================== * Từ "xéo" là một từ cổ còn phổ biến. Ở một số vùng quê ngoài Bắc, các cụ còn hay nói: "Đi xéo lấm", tức là đi chân đất, không mang giày, guốc, dép. Bởi vậy, từ "giầy xéo" là một từ tượng hình có chức năng động từ, mô tả một hành vi dùng chân để dẫm đạp lên một vật thể phía dưới chân. Chả ai dùng chân đạp xôi nếp làm bánh dầy, để gọi nó là bánh "giầy" được. Vớ vẩn. Cái thằng chả mần cái từ điển đó bị các học thật vạch ra chỗ ngu. chửi cho một trận loạn cào cào trên mạng. Cuối cùng, nghe nói cái tự điển mắc dịch đó bị thu hồi vì can tội ngu.1 like -
Có hai lựa chọn:Nếu theo Phoengshui Tàu thì nhà hướng Đông là "Tuyệt mạng" và nhà này có ba hướng xấu là : Đông- Nam - Băc. Nhưng nếu theo phongshui Việt thì hướng Đông là Sinh khí và nhà có ba hướng tốt là Đông - Nam - Bắc. Bây giờ chú đã theo phoengshui Tàu thì chúng tôi không cố gắng thuyết phục chú theo phong thủy Lạc Việt. Nếu chú không biết tin ai thì chú cứ ở trong cái nhà này và tự chứng nghiệm. Ngày xưa, có một đại gia mời hẳn một thấy Đài Loan sang làm phoengshui. Sau đó, một danh sư phoengshui Đài Loan là Đại sư Hồ (Hoo) đến Việt Nam thuyết giảng về phong thủy. Ông này lại mời Đại sư Hoo đến xem lại. Đại sư Hoo yêu cầu đập đi làm lại hết, trong khi nhà xưởng đã xây xong phần thô trên diện tích 6 hecta. Đương nhiên ông ta không còn khả năng đập và qua một người bạn làm ăn giới thiệu nên nhờ tôi giúp. Tôi nói với ông ta: Tôi lấy tiền công bằng 1/ 10 tổng tiến công của hai danh sư Đài Loan cộng lại. Mặc dù tôi không biết tiền công của hai ông kia là bao nhiêu và tùy lương tâm của ông. Ông ta nói khó với tôi: Tôi qúa tốn kém với hai thầy phong thủy kia, nên thầy thông cảm, cho tôi trả thấy 30 triệu (Thời điểm 2007). Tôi không đập phá gì cả và chỉ chính sửa lại một chút. Hiện ông ta vẫn làm ăn phát đạt đến bây giờ.1 like