• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/05/2015 in all areas

  1. Thưa quý zdị. Chém gió lung tung cả, lão Gàn cũng phải nghía qua cái Huyền Không Lạc Việt để hiệu chỉnh, hoặc bổ sung rõ hơn cho nó có "cơ sở Lý học" của những điều "chém gió", để có thể ngõ hầu "chém gió đúng mức". Quý zdị cũng nhận thấy rằng: Lăm lay Thái Tuế chiếu hai sơn Đinh Mùi ở phương Nam/ Tây Nam. Xin xem hình dưới đây: HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT 2015 Biên tập: Hoàng Triều Hải. Thực hiện đồ họa: Thiên Đồng Sách Tàu cũng có mô hình biểu kiến về Huyền không Tàu. Nó khác Huyền không Lạc Việt ở cái chỗ "Dĩ đài Thần Quy vượng", cho nên mới "Thiên địa phải tù mù" từ hơn 2000 năm nay. Còn Huyền không Lạc Việt thì "Nhược đài sư tử thượng". Vấn đề còn lại là chờ được "khoa học công nhận" trên cái "cơ sở khoa học" thì mới "Thiên hạ thái bình thường" được. Nhưng rất tiếc! Vì cái "cơ sở khoa học" là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý", nên ngay cả cái "cơ sở khoa học" cũng chẳng biết đằng nào mà lần. Bởi vậy - thưa quý zdị. Lão Gàn đành phải nói theo "cơ sở Lý học" vậy. Nhưng ngay cái "cơ sở Lý học" cũng chia làm hai loại. Một là : Lý học Tàu. Lý học Tàu như trên đã nói: nó có "cơ sở lý học" (Nguyên lý căn để) là "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Tức là "Dĩ đài Thần Quy vượng". Cái này thì rất ư là không có "cơ sở khoa học". Vì nó từ lưng con rùa trên sông Lạc thủy mà ra, nên "khoa học chưa giải thích được" và chưa được "khoa học công nhận". Hơn 2000 năm nay "Thiên địa tù mù" và được coi là "mê tín dị đoan". Hai là: Lý học Việt. Cơ sở Lý học Việt (Nguyên lý căn để) là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tức "Nhược đài sư tử thượng". Vì bị chấp trên 2000 năm, nên thiên hạ ngỡ ngàng cứ như "mặt trời mọc ở đằng Tây" vậy. Với những tư duy xuất sắc như giáo sư Nguyễn Văn Trọng - giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam được nhạc sĩ Dương Thụ giới thiệu - phát biểu ở cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" thì Lý học Việt, chưa được "khoa học công nhận". Nhưng lão Gàn tui thì lại cứ Lý học Việt mà phang, và xác định rằng: Mô hình Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư; hay Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì đều là những mô hình biểu kiến và nó phải phản ánh một thực tại quan sát được theo tiêu chí khoa học (Khoa học thật sự và tinh hoa, chứ không phải thứ khoa học nửa mùa). Và cái thực tại quan sát được ấy chính là quy luật vận động của Ngũ tinh trong hệ mặt Trời tương quan với trái Đất. Và - theo Lý học Việt thì bản chất của sao Thái tuế chính là sao Mộc - ngôi sao lớn nhất gần trái Đất trong hệ Mặt trời (Cũng là một thực tại quan sát được) - do đó, ảnh hưởng tương tác mạnh nhất sẽ ở hưởng sao Thái Tuế chiếu. Nhưng Lý học Tàu thì từ hơn 2000 năm nay cũng chẳng xác định được sao Thái Tuế là cái sao khỉ gió đùng lăn gì. Các thày Tàu và "con nhang đệ tử" của thày Tàu cứ thế mà phang, chém gió mà chẳng hiểu cái gì cả. Và một vấn đề khác hẳn giữa Lý học Tàu và Việt chính là tính thực tế của mô hình biểu kiến: Lý học Việt xác định rằng: Việc chia bầu trời thành 360 độ và tám cung bát quái với 24 sơn hướng chỉ có tính biểu kiến, nhằm định vị mô tả sự vận động của không gian quanh trái Đất. Bản chất của vũ trụ là vận hành liên tục; do đó trên thực tế , sự phân chia này là căn cứ trên bản chất tương tác của vũ trụ và địa cầu trên từng phương vị sơn, hướng. Còn lý học Tàu thì chẳng biết gì về vấn đề này, cứ thế mà ứng dụng trên một mô hình sai cục bộ trong ngay từ nguyên lý căn để. Đó là nguyên nhân để "thiên địa tù mù" từ hơn 2000 năm nay với cái gọi là "văn minh Đông phương gốc Tàu". Từ những luận cứ này nhân danh nền văn hiến Việt này, lão Gàn mới xác định rằng: Thái Tuế chiếu hai sơn Đinh/ Mùi; đồng thời cũng là hai sơn phân chia hai cung Ly/ Tốn theo huyền không Lạc Việt hoặc Ly/ Khôn theo huyền không Tàu - Đại không vong. Hay nói rõ hơn: trong mỗi sơn chiếm 15 độ không gian này - tổng cộng 30 độ không gian - chính là không gian vận động của Thái tuế/ sao Mộc trong năm nay, ở hai phương Ly/ Tốn (Theo Việt), hoặc Ly/ Khôn (Theo Tàu). Tất nhiên hai sơn Đinh/ Mùi cũng là phân chia hai phương Đại không vong Ly/ Tốn (Theo Việt). Từ những luận cứ này - mô tả cung 30 độ vận động của Thái tuế - lại dẫn đến vấn đề tiếp theo là: Nửa đầu năm sao Thái tuế vận động ở 15 độ biểu kiến của sơn Đinh thuộc cung Ly, và nửa năm sau Thái tuế vận động ở 15 độ biểu kiến của sơn Mùi thuộc cung Tốn. Đối xung Thái tuế là hai sơn Quý/ Sửu. thuộc phương Khảm (Bắc) và Đông bắc (Cấn). Như vậy, với hai sơn Đinh/ Quý đều thuộc Khảm/ Ly là hai phương Phúc Đức theo cả Tàu lẫn Việt. Đó là lý do để lão Gàn cho rằng: Nửa đầu năm chưa có zdấn đề gì nguyên trạng - Í lộn - Nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ khác với nửa cuối năm là không gian vận động của Thái Tuế ở 15 độ không gian biểu kiến trên sơn Mùi / Tây Nam và đối xung là Sửu/ Đông Bắc. Vấn đề lại tiếp tục được đặt ra, là: Nếu theo lý học Tàu thì sơn Mùi thuộc cung Khôn và đối sung là sơn Sửu thuộc cung Cấn. Như vậy, theo Lý học Tàu hai phương Sinh khí. Hơn nữa, do nguyên lý căn để Tàu là Lạc Thư , nên sao quản Tây Nam năm nay sẽ là Lục Bạch, nên phối Đông Bắc sẽ là Cửu tử(Phi thuận) và phi nghịch cũng Cửu Tử phối Đông Bắc Lục Bạch. Và cũng theo Tàu: Thái Tuế phối Lục Bạch là Bát Lục tương sinh, rất tốt. Còn theo Lý học Việt thì Sơn Mùi thuộc cung Tây nam/ Tốn, nên phối Đông Bắc/ Cấn sẽ là Tuyệt Mạng. Và Thái Tuế sẽ phải gặp Nhị Hắc, Tứ lục toàn sao khắc tại cung này. Cũng theo lý học Việt thì Tứ/ Nhị với Bát (Thái Tuế) tương khắc, nên trước mắt là mọi chuyện sẽ loạn cào cào vào nửa cuối năm nay. Nhưng do sự phức tạp của mô hình biểu kiến có tính quy ước và thực tại vận động của vũ trụ, về thời gian thì còn bị ảnh hưởng bởi tháng nhuận (Cũng mang tính biểu kiến quy ước) từ năm ngoái. Nên mọi chuyện sẽ diễn tiến sớm hơn một chút. Cho nên vào thời điểm không gian giao thời giữa năm - khoảng cuối tháng 5 Việt lịch, sẽ rơi vào thời điểm Đại Không Vong, của sự tương tác của Thái tuế trong vũ trụ. Mọi chuyện sẽ có vẻ như lắng dịu và quyết định vào thời điểm này. Đại không vong, tiểu không vong là thời điểm tạo nên khoảng không gian cân bằng giữa hai tính chất tương tác của vũ trụ trong không gian quy ước - theo Lý học Việt (Lý học Tàu không có cửa để phát biểu điều này). Nhưng theo Lý học Việt thì Đại không Vong Ly/ Tốn là Đại không Vong tốt. Vì Ly/ Tốn cùng Đông trạch. Còn theo Lý học Tàu là Đại Không Vong xấu. Vì Ly/ Khôn thuộc hai trạch khác nhau. Bởi vậy, vì đồng tính chất, nên Lý học Việt dự báo trên tổng thể là năm nay chưa thể bụp nhau được - do ảnh hưởng của Khảm Ly là Phúc Đức, có Tốn đồng trạch. Còn cứ theo Lý học Tàu thì đầu năm Phúc đức, cuối năm Sinh khí, cứ gọi là thế giới này kinh tế phát triển mạnh mẽ, hòa bình đến nơi.....Thực tế đã diễn ra không phải như vậy. Thưa quý vị. Dù đúng, dù sai thì sự phân tích trên của Lão Gàn là trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống lý thuyết. Còn với phân tích một cách trực quan thì tùy theo diễn biến cụ thể với khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng lão Gàn hy vọng rằng: Vào khoảng thời gian Đại không Vong của vũ trụ, mọi thương thuyết theo chiều hướng tích cực đều rất khả thi. Nhưng thời điểm này rất ngắn. Cho nên các cụ Việt Nho mới gọi là "thời (Thời gian) cơ (Cơ hội)". ================= PS: Năm ngoái, lão Gàn đã chọn ngày mùng 5 tháng 5 Việt lịch là thời điểm công bố cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tiếc thay! Vì nhiều yếu tố tương tác khách wan, nên vuột mất cơ hội này. Âu cũng là tại số.
    3 likes
  2. Tướng Lương: "Xây dựng đảo nhân tạo là sai lầm chiến lược của TQ" Hoàng Đan 25/05/2015 07:00 Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định, việc TQ xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của VN là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng cũng là sai lầm chiến lược của nước này. Khối nhà 9 tầng trên đảo Huy Gơ, phía trước là một đài quan sát cũng có độ cao tương tự - Ảnh: Viễn Sự/ Tuổi trẻ Bộ Ngoại giao nói gì việc máy bay Mỹ giám sát TQ ở biển Đông? Trung Quốc xây công trình 9 tầng trên đảo Huy Gơ LTS: Trung Quốc xây dựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên Biển Đông… cho thấy mục tiêu lớn hơn là nhằm độc chiếm Biển Đông. Để làm rõ hơn những âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này. PV: Thưa Thiếu tướng, ông đánh giá thế nào trước hàng loạt các hoạt động phi pháp của Trung Quốc như xây xựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên Biển Đông... Ngoài ra, nước này còn đơn phương đưa ra cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông"? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đây rõ ràng là những hành động không thể chấp nhận được, vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như chà đạp lên luật pháp quốc tế. Cùng với lệnh cấm đánh bắt cá ngang ngược, trong 2 năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động phi pháp như xây dựng các đảo chìm, bãi san hô chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các pháo đài quân sự. Trung Quốc âm mưu biến các đảo này thành các "hạng tàu" không thể đánh chìm. Cho đến nay, các đảo Chữ Thập, Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam đã được tôn tạo, bồi đắp gấp nhiều lần so với hiện trạng cách đây hơn 2 năm về trước. Với đảo Chữ Thập, từ một bãi đá san hô trở thành đảo nhân tạo. Quy mô của đảo đã được Trung Quốc mở rộng phi pháp lớn hơn nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Diện tích được mở rộng phi pháp lớn, đồng thời, Trung Quốc cũng thành lập trái phép một tổ hợp quân sự trên đảo đó, bao gồm lực lượng hải quân, không quân, hậu cần phục vụ cho đảo nhân tạo... Bên cạnh đó là nơi trú, tiếp dầu của lực lượng hải cảnh, ngư chính, tàu đánh cá trái phép của họ. Không những thế, Trung Quốc còn xây dựng đường băng cho máy bay cất cánh dài đến 3.000m trên đảo để đưa hàng chục máy bay chiến đấu ra đó. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP. Theo ước tính, Trung Quốc đã phải đầu tư rất nhiều tỷ USD để thực hiện những hành động ngang ngược, phi pháp này của mình. Có thể nói rằng, Trung Quốc, với bản chất nước lớn nhưng mang trong mình chủ nghĩa xô - vanh, bành trướng Đại Hán, coi thường Luật pháp quốc tế, dư luận cũng như các nước mà họ cho là nước nhỏ. Hành động ở Biển Đông cho thấy một sự thiếu tính toán, đi ngược lại tôn chỉ của một nước Trung Hoa luôn coi trọng hòa bình, vì sự phát triển của thế giới. Chính điều này đã khiến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam phải có những tính toán, điều chỉnh về mặt chiến lược để cảnh giác trước âm mưu của Trung Quốc. Việc xây dựng, biến các đảo thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc là một dấu hiệu rất nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định của khu vực Đông Nam Á, châu Á và cả thế giới này. Hành động đó rất đáng lên án. PV: Thiếu tướng có thể phân tích kỹ hơn cho độc giả thấy được âm mưu thâm độc của Trung Quốc đằng sau những hành động phi lý này? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Như tôi đã nói ở trên, có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử Trung Hoa chủ nghĩa xô - vanh, bành trướng Đại Hán lại bộc lộ một cách rõ ràng đến như vậy. Trung Quốc đã thực hiện việc cải tạo, xây dựng các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các cụm đảo. Mỗi đảo thành một tổ hợp quân sự, liên kết với nhau nhằm tới một cái đích là chiếm trọn toàn bộ vùng Biển Đông, đồng thời, khống chế eo biển Malacca. Và để tiến xa hơn một bước, qua đây, Trung Quốc sẽ tiếp tục xác lập vùng nhận dạng của nước này ở Biển Đông nhằm theo dõi, khống chế, cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền, máy bay đi qua vùng biển này trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế. Thêm vào đó, với việc cải tạo, xây dựng này, Trung Quốc muốn biến các đảo mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép, trở thành các đảo của họ và biến mọi vấn đề trở thành sự đã rồi. Từ đây, Trung Quốc cũng âm mưu xây dựng lực lượng hải quân mạnh lên, biến họ trở thành một đế quốc biển trên thế giới. Tuy nhiên, quay trở lại việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thì tôi lại thấy đây là một bước lùi, một sai lầm chính trị, sai lầm chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. PV: Xin ông có thể giải thích rõ hơn tại sao đây lại là một sai lầm chiến lược của Trung Quốc? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tại sao tôi lại nói vậy, bởi như tôi đã từng nói trước đây, hồi năm ngoái, Trung Quốc đưa giàn khoản Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một bước đi phiêu lưu, không cần thiết. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một sai lầm chiến lược của Trung Quốc. Bởi chính điều đó đã giúp không chỉ Việt Nam mà các nước ASEAN cũng như cả thế giới và nhất là Mỹ tỉnh táo hơn, đồng thời, điều chỉnh lại chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của mình. Và đằng sau việc tiến hành đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam thì Trung Quốc còn tiến hành xây dựng hàng loạt bãi đá chiếm đóng trái phép của chúng ta. Hành động này lại càng cho thấy một sai lầm rất lớn về mặt chính trị, chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Như đã nói ở trên, hành động này sẽ càng khiến các quốc gia không chỉ ở biển Đông mà trên thế giới thêm cảnh giác hơn với Trung Quốc và có những hành động mạnh mẽ hơn mà thực tế như Mỹ đã tuyên bố, thực hiện. Về mặt quân sự, hành động này có thể kéo lực lượng quân sự của nước này mạnh hơn nhưng đó lại chính là bước lùi, khiến cho chiến lược phát triển rất lỗi thời, lạc hậu. Các nước mạnh về quân sự như Mỹ, Nga, Anh, Pháp... không bao giờ đi cải tạo các đảo như vậy rồi đưa hải, lục, không quân biến đó thành tổ hợp, căn cứ, pháo đài quân sự, khu vực phục vụ cho hậu cần kỹ thuật... Bởi, các tổ hợp đó có thể bằng bê tông, cốt thép, có thể chống được các loạt đạn đầu tiên nhưng cũng không thể giải quyết được vấn đề gì khi chiến tranh xảy ra. Các tổ hợp quân sự này sẽ là mục tiêu đầu tiên bị phá nát, đòn hỏa lực đầu tiên sẽ đập thẳng vào đây, gây ra thiệt hại khủng khiếp về kinh tế. Và hơn thế, nó sẽ đánh thẳng vào niềm tin, tự trọng của quân đội, ban lãnh đạo Trung Quốc... (Còn tiếp) >>Chiến tranh biên giới 1979: Ký ức đau đớn về những quan tài rỏ máu theo Trí Thức Trẻ ====================== Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ mắng TQ là "đầu óc không bình thường" Hải Võ 25/05/2015 14:01 Đó là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/5, chỉ một ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông. Hai máy bay F/A-18E Super Hornets tham gia một cuộc biểu dương không lực trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ trên Thái Bình Dương ngày 24/4/2013. Ảnh: BQP Mỹ. Cách Mỹ khiến Trung Quốc "hết đường bao biện" trên Biển Đông Quan hệ Nga - Trung chưa phải 'cơn ác mộng' lớn nhất của Mỹ Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn trái phép TQ "không trụ nổi một ngày" Trang Đa Chiều đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/5 phát biểu tại cuộc họp báo thông báo tình hình chuyến đi Bắc Kinh, Seoul và Seattle của Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố, máy bay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Cuộc họp báo của ông Russel diễn ra chỉ 1 ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông, khiến quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực này trở nên căng thẳng hơn. Giới truyền thông quan tâm đến việc chính phủ Mỹ "có lo ngại về nguy cơ xung đột với Trung Quốc hay không" và việc Mỹ điều máy bay do thám vào Biển Đông dường như mâu thuẫn với phát biểu của ông John Kerry rằng "cần thông qua ngoại giao khôn khéo xử lý vấn đề Biển Đông". Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh: globalaviationreport.com Ông Russel đã thẳng thừng tuyên bố - "Mỹ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bay tại các vùng biển trên toàn thế giới. Vì vậy, việc máy bay do thám Mỹ hoạt động ở Biển Đông được coi là một 'hoạt động thường xuyên', đúng hơn có thể xếp vào nhóm 'hoạt động chính đáng', bởi khu vực Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát là vùng biển và không phận quốc tế." "Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi trên không phận quốc tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện điều đó tới cùng nhằm giúp tất cả các nước có được khả năng thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không một cách chính đáng" - Trợ lý của ông John Kerry nói thêm. Đặc biệt, sau sự kiện 20/5, ông Russel đã không ngần ngại "nắn gân" Trung Quốc trước ý định đe dọa Mỹ của Bắc Kinh. Daniel Russel tuyên bố, mỗi chiếc thuyền hay máy bay dân dụng của các nước đều phải được quyền lưu thông trên hải phận và không phận quốc tế. Ông cũng kêu gọi Malaysia, Singapore, Thái Lan... cùng có hành động giống như cách mà quân đội Mỹ đang làm. Theo hãng tin CNN, Lầu Năm Góc cho máy bay do thám thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5 nhằm khẳng định với Bắc Kinh rằng "Mỹ không thừa nhận yêu cầu (phi lý và phi pháp) về lãnh thổ của Trung Quốc". Về việc phóng viên CNN được phép xuất hiện trên máy bay quân sự để đưa tin từ Biển Đông, ông Russel lý giải rằng điều này nhằm thể hiện tính "minh bạch" và tuyên bố Mỹ "muốn gửi đến thế giới những gì mà mình đang thực hiện". Mâu thuẫn phát ngôn giữa Ngoại trưởng và quân đội Mỹ Cũng trong ngày 21/5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thêm một lần nữa bao biện cho hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của nước này. "Trung Quốc chỉ xây dựng trong phạm vi chủ quyền của mình (thực tế là các đảo, đá thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam trên Biển Đông mà Bắc Kinh xâm chiếm phi pháp - PV). Mục đích chủ yếu là phục vụ công tác cứu hộ, phòng tránh thiên tai, an ninh hàng hải... đồng thời thực hiện tốt hơn nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình. Đặc điểm hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là tính hòa bình và tính công ích." Ông Hồng chỉ trích Mỹ "liên tục quấy rối hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông" và yêu cầu Washington "tuân thủ lập trường 'không ủng hộ bên nào', không đưa ra phát ngôn thiếu trách nhiệm". Theo Đa Chiều, hôm 16/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long và bị "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc "dằn mặt" về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel trong báo cáo hôm 21/5 cho biết ông Kerry "được tiếp đãi trong khuôn khổ lớn" ở Bắc Kinh, và khẳng định Ngoại trưởng Mỹ "đã nhắc đến vấn đề Biển Đông và việc xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc với ông Tập Cận Bình". Daniel Russel cho hay, ông John Kerry trên thực tế đã nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ song phương". Đa Chiều từng phân tích việc Ngoại trưởng John Kerry phủ nhận chính sách Biển Đông mới của Washington, song sự kiện 20/5 cho thấy Mỹ đang tính đến việc thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ở khoảng cách gần, bao gồm khả năng đưa quân vào hải vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông. Theo đó, John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ, chuyến thăm Bắc Kinh của ông có trọng điểm là chuẩn bị cho đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ, cùng với chuyến thăm Mỹ tháng 9 của chủ tịch Tập Cận Bình. Bất chấp việc ông Kerry đạt được nhiều "nhận thức chung" với các lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Mỹ vẫn đưa máy bay vào Biển Đông ngay sau khi ông rời Bắc Kinh. Đa Chiều ví điều này giống như "cái tát vào Ngoại trưởng Mỹ". Đa Chiều cũng nhận định việc Trợ lý của ông Kerry chế giễu quân đội Trung Quốc "đầu óc không bình thường" có thể là "phong cách ngoại giao" của cá nhân ông Russel, nhưng cũng có thể là một lựa chọn hoàn toàn có thực trên bàn nghị sự ở Washington. Nếu Mỹ tiếp tục giữ ý định dùng tàu chiến và máy bay quân sự để "thử xem Trung Quốc có phản đòn hay không" thì nước này rất có khả năng đưa ra phán đoán sai lầm, thậm chí dẫn đến xung đột. Đa Chiều bình luận, hành động quân sự của Mỹ "cũng không thể thay đổi chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông". Hoàn Cầu: Nếu khai chiến với TQ, Mỹ "tự đào huyệt chôn mình" theo Đại Lộ ===================== Từ lâu, lão Gàn đã xác định rằng: Trung Quốc mắc sai lầm có tính chiến lược quốc gia. Sai lầm đến mức lão Gàn phải ngạc nhiên và nghĩ đến tình huống bị gài gián điệp chiến lược ở cấp cao nhất. Lúc đó chắc chẳng ai tin lão Gàn. Nay hệ quả của những sai lầm này đã được những người có uy tín nói ra. Sai lầm của Trung Quốc còn lớn hơn thế nhiều. Nó quyết định cho "Giấc mơ Trung Hoa", chứ không đơn giản chỉ giới hạn ở biển Đông.
    1 like