• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/05/2015 in all areas

  1. THẦY NÓI HẾT RỒI, THÔI THÌ CÒN GÌ THẦY NÓI LUÔN ĐI. Đó là câu chuyện của Sư Phụ tôi (Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Những ngày đầu tôi cấp tráp theo Sư Phụ (Sp), tôi thường được cho ngồi một bên để mục sở thị Sp tư vấn cho gia chủ, cũng là học một cách trực quan sinh động nhất. Hôm nọ, mãi tận hơn 12g trưa, một vị khách cuối cùng vào phòng làm việc của Sp. Vừa ngồi xuống, Sp hỏi: "Bà tuổi gì? Chồng con tuổi gì?" Vị khách là phụ nữ, chừng khoảng 55 - 60 tuổi, cho biết tuổi gia đình xong thì Sp liền bảo: " Bà thuộc hạng giầu có, không đại gia thì cũng rất giầu hơn người thường. Hôm nay bà đến đây chỉ một việc duy nhất, là bà hỏi về việc xây nhà, mà thôi, mà nhà bà cũng khác người ta, tức là nhà bà ít nhất cũng phải 7, 8 tầng. Có đúng không bà?" Bà khách "đứng hình" một lúc rồi buông câu: 'Dạ đúng." - "Bà có gì hỏi không?" Sp hỏi. - "Dạ, thầy nói hết rồi, còn gì thì thầy nói luôn giùm tôi luôn đi." - Bà khách quá bất ngờ và thuyết phục. Tôi ngồi đó ngạc nhiên quá đổi và bật cười ngay khi câu trả lời của bà khách dứt, mà Sp cũng cười hè hè. Bà khách nói tiếp: - Sự thật là con gái tôi khuyên tôi đến đây, nhưng nó nói lần thứ hai thì tôi mới tới đây. Tôi chờ từ 6 giờ sáng đến giờ này, cũng định bỏ về nhưng mà con gái tôi năn nỉ quá nên tuôi cũng thử. Tôi định ăn mặc như thế này để..."qua mắt chính quyền" (ý nó qua mặt thầy) nhưng thầy vẫn nhìn ra. Hôm đó bà khách ăn vận rất xềnh xoàng, lại cắp theo cái giỏ đệm trong như mấy bà bếp đi chợ. Định lại thần, bà khách nói: - Sự thật là tôi có ý định xây một căn nhà cao tầng như thầy nói. nhưng ngoài chuyện đó ra thì hiện nay trong công việc, tôi có giao vài việc quan trọng cho người này, tuổi này, thầy thấy sao? - Bà đừng giao việc cho tuổi này. Tôi tả như thế này bà xem có đúng không nhé, anh chàng này da đen tai nhỏ giảo, gượng mặt lại có nét...bà giao cho người này coi như...mất cả hoặc nó sẽ đục khoét rất nhiều. - Thầy nói quá đúng. Đúng như thầy diễn tả...vậy tôi phải làm sao hả thầy? .... Câu chuyện lại tiếp tục. Tôi đợi đến lúc rảnh rang thì hỏi xen vào: - Thưa Sp, nãy giờ con thấy Sp không bốc quẻ quyết gì hết mà sao Sp đoán đúng quá trời? Su phụ cười: - Bây giờ mệt rồi không quẻ quyết gì hết, thấy gì nói nấy hè hè...Nhưng thật ra Sp có nhìn tướng bà này từ khi bà bước vô...Thiên Đồng hiểu chưa? hè hè. Quả là một quẻ thần sầu. Thiên Đồng phong thủy ký
    3 likes
  2. Quan chức quốc phòng Úc đề xuất đưa quân đến Biển Đông để đối phó Trung Quốc 16/05/2015 18:56 (TNO) Úc nên chuẩn bị điều động máy bay và tàu quân sự đến Biển Đông để ngăn các hoạt động khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển quan trọng này của Trung Quốc, một nhà hoạt định chính sách quốc phòng hàng đầu của Úc đề xuất. HMAS Parramatta, khu trục hạm lớp ANZAC của Hải quân Hoàng gia Úc - Ảnh: Reuters Đề xuất này được ông Peter Jennings, người đứng đầu ban cố vấn soạn thảo sách trắng quốc phòng của chính quyền Thủ tướng Tony Abbott, đưa ra, nhật báo The Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin ngày 15.5. Mặc dù vẫn chưa được lãnh đạo quân đội hay chính phủ Úc tán thành, nhưng đề xuất này thể hiện mức độ lo ngại của Canberra trước các tuyên bố chủ quyền hung hăng, phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, The Sydney Morning Herald bình luận. Nhật báo lâu đời nhất nước Úc cho biết mối lo ngại của các nước trong khu vực trong năm 2015 tập trung vào việc Trung Quốc ngang ngược xây dựng cầu cảng, đường băng và thậm chí có khả năng là cả các ụ súng trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Và mối lo ngại trên ngày một gia tăng, thể hiện qua sự cố “nói nhầm” của một quan chức quốc phòng Mỹ về việc Washington sẽ điều động máy bay ném bom siêu âm chiến lược B-1 sang Úc. Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 14.5, ông David Shear, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định việc điều động máy bay ném bom siêu âm chiến lược B-1 đến Úc là một phần trong nỗ lực củng cố sức mạnh quân sự cho Úc. Phía Úc sau đó đã phủ nhận tuyên bố này, cho rằng ông Shear đã “nói nhầm”. Ông Jennings bình luận đây không phải là lần đầu tiên quan chức Lầu Năm Góc “nói nhầm”, nhưng tình tiết này cho thấy Mỹ đang củng cố vị thế của mình trước một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Để bảo vệ uy tín của mình, Mỹ sẽ phải vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách cho phép tàu và máy bay quân sự áp sát các đảo nhân tạo của Bắc Kinh. Và Úc nên tiếp bước theo sau chiến lược này, ông Jennings cho biết. “Bước tiếp theo sau khi khẳng định lập trường của chúng ta (tại Biển Đông) đơn giản là thể hiện nó ra bằng cách cho tàu thuyền và máy bay đi qua vùng biển và vùng trời (của các đảo nhân tạo)”, quan chức quốc phòng Úc đề xuất. Hoàng Uy ==================== Tình hình thế giới rất là tình hình. Nói chung là "keng thẻng", chỉ một quả chậm và nhận định sai trong một khoảng thời gian cực ngắn, nhưng có tính quyết định là mọi chiện noạn cào cào. Híc! Wow! Buồn ngủ quá! Mai chém gió tiếp.
    1 like
  3. 16 lý do hài hước không nên lấy vợ 1. Tháng trước vợ cho một triệu tiêu vặt, cuối tháng hỏi tiền tiêu những khoản nào rồi. Mua bộ đồ lót cho vợ hết 500 nghìn, mua cây thuốc lá cho bố vợ hết 200 nghìn, đổ xăng hết 150 nghìn, cắt tóc hết 50 nghìn, mua hai lon Coca hết 40 nghìn, còn 60 nghìn tiêu gì không tài nào nhớ nổi. Vợ nghe thế liền nổi trận lôi đình, bắt tôi đi lau nhà. Tôi hỏi tại sao thì vợ quát:“ Ông đem 60 nghìn đi chơi gái rồi phải không?”. 2. Đi du lịch với vợ, tối ngủ khách sạn, điện thoại reo không ngừng, đủ các loại massage tẩm quất. Vợ tôi điên tiết nói: “Ranh con, định cướp nghề của chị mày hả?”. 3. Vào nhà vệ sinh không cần đóng cửa, đi tắm không cần mang theo quần áo, muốn xì hơi lúc nào cũng được, tóm lại vợ tôi không coi tôi là người khác giới nữa. Nhiều lúc tủi lắm các bác ạ. 4. Sau khi kết hôn 4 câu hỏi lớn nhất của phụ nữ là: "đẻ thường hay đẻ mổ", "sinh một hay sinh hai", "làm sao để vừa lòng mẹ chồng", "giải quyết thế nào nếu kẻ thứ ba xuất hiện". 5. Nghe mọi người bảo trước và sau khi cưới, tính nết anh chồng hoàn toàn khác hẳn. Tôi may mắn lấy được anh chồng trước sau như một. Bất kể lễ tết sinh nhật gì, anh ta cũng chưa từng tặng quà cho tôi. Nhưng tôi giữ lương anh ta nên thích gì là mua thôi. 6. Anh em tuyệt đối không được để thẻ ngân hàng lọt vào tay chị em, hối không kịp đấy. Nhớ ngày xưa mới cưới vợ tôi lúc nào cũng “anh yêu”, “chồng yêu”, không bao giờ tức giận, chiều chuộng tôi cả ngày lẫn đêm. Trong lúc nhất thời mất cảnh giác tôi đã giao thẻ ngân hàng cho cô ấy. Sau đó chỉ trong vòng ba tháng, cô ấy bảo tôi cút 382 lần, mắng tôi là lợn 276 lần, 194 lần bảo tôi đi chết đi, 87 lần quát: “Tiểu tử nhà ngươi dám tạo phản hả”, 39 lần từ chối thẳng thừng khi tôi xin tiền tiêu vặt. 7. Con trai tôi hỏi cuộc sống hôn nhân là như thế nào, tôi bèn lấy Ipod của nó, xoá hết những bài hát trong đó, chỉ để lại một bài, rồi bật chế độ chạy liên tục cho đến khi hết pin thì thôi. 8. Trước khi cưới, đi làm về thấy trong nhà sáng đèn thì lòng chợt nhẹ bẫng. Sau khi cưới, làm về thấy nhà vẫn sáng đèn thì hai chân nặng như đeo chì. Ảnh minh họa. 9. Trước khi cưới nàng bảo: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ chiều anh chút.” Sau khi cưới nàng nói: “Tối nay anh rửa bát thì em sẽ tha cho anh”. 10. Ngồi nhậu với anh em, vợ gọi giục về trông con, bực quá mới quát: “Tôi đang bận công chuyện, cô đừng có lằng nhằng!”. Anh em vỗ tay khen hay. Về đến nhà bèn lao vào ôm chân vợ: “Vợ ơi anh biết lỗi rồi, tại anh em ngồi đấy, em cho anh ra oai một tí. Tuần này việc nhà anh lo tất, đừng giận em nhé!”. 11. Quay về cuộc sống học sinh, tan ca là về nhà, đầu tháng lĩnh tiền tiêu vặt, cuối tháng kê khai chi tiết, mà thực chất còn nghèo hơn cả học sinh. Lau nhà nấu cơm, trông con đi chợ, cái gì cũng biết. Nếu chẳng may bị đuổi việc có thể đi làm bảo mẫu ngay được. 12. Hai vợ chồng cãi nhau, chồng tức quá bảo: “Tôi mà về cái nhà này nữa thì tôi là con cô!”. Nửa tiếng sau, anh chồng tay xách nách mang gõ cửa: “Mama, mở cửa, mua rau về rồi đây”. 13. Lấy vợ là khi có thêm một "bà mẹ" nhưng lại không được đối xử như một đứa con. 14. Hồi trước nhà tôi nuôi một con chó, địa vị gia đình từ cao xuống thấp là vợ-con-chó-tôi. Sau con chó ốm qua đời, nhà lại nuôi một con mèo, lần này địa vị gia đình trở thành vợ-con-mèo-tôi. 15. Yêu nhau tám năm trời, vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn cuối cùng cũng được bên nhau. Mỗi ngày xong việc là tôi lao về nhà ngay, việc nhà tôi lo tất, cũng không nỡ để vợ đi làm, sau này có con tôi sẽ thuê người giúp việc chăm sóc nó, vợ tôi chỉ có trách nhiệm tận hưởng hạnh phúc mà thôi… 16. Muốn cưới thì cứ cưới, muốn độc thân thì cứ độc thân, đằng nào đến cuối cùng các người cũng hối hận cả thôi. theo ngoisao.vn =========================================== Haha độc thân thì muốn lấy vợ, có vợ rồi lại muốn độc thân. Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt, con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô :D
    1 like
  4. Xin lỗi. Lão Gàn thì điếu thể lịch sự được như những bài tham luận đọc trước các quý vị đại biểu và các vị khách quý. Lão nói thẳng: Những thằng cho rằng nên dạy chữ Nho trong trường phổ thông đều có vấn đề phải xem xét lại về khả năng tư duy và mục đích đặt vấn đề. Chữ Nho bây giờ thực chất là tử ngữ. Tức là nó không còn có ý nghĩa trong sinh hoạt phổ biến trong giao thiệp với nước Đại Trung Hoa. Điếu mựa. Học nó chỉ dành cho những nhà nghiên cứu chuyên sâu về các bản văn cổ, hoặc để đào tạo những nhà cứu chuyên sâu. Nhưng nó sẽ có tác dụng nếu nước Đại Việt bị bắc thuộc lần thứ ba thì việc hiểu chữ Hán, tiếng Hán sẽ nhanh hơn, nếu như nó được chuẩn bị sẵn từ chương trình phổ thông. Điếu mựa! Đó là lý do mà lão Gàn điếu ủng hộ. Nội chữ Việt, tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong xã hội loài người. Như lão đã nhiều lần phát biểu: Tiếng Việt có thể dịch tất cả các thứ tiếng ra ngôn ngữ của nó. Ngược lại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này vô cùng chật vật khi dịch từ tiếng Việt ra ngôn ngữ của họ. Kể cả tiếng Anh và Đại Trung hoa. Muốn dịch cái điếu gì từ các thứ tiếng ra tiếng Việt đều được hết. Tiếng Việt thì điếu học đến nơi đến chốn. Nghiên cứu tiếng Việt thì toàn những thằng dốt nát, chém gió đập ruồi. Nói chuyện với những thằng ngu, mệt bỏ mẹ. Đợi hạ hỏa đã, lão sẽ sửa lại lời văn cho lịch sự và khiêm tốn, nhã nhặn. BÀI SẼ CHỈNH SỬA HOẶC XOA BỎ.
    1 like
  5. Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ Ba, 12/05/2015 - 03:03 Các yêu sách chủ quyền trên phần lớn Biển Đông có lẽ TQ chỉ coi là một cái cớ, một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. >> Úc hối thúc Trung Quốc không thiết lập ADIZ trên Biển Đông >> Trung Quốc kiểm tra và sửa chữa phao nổi phi pháp tại Hoàng Sa LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử: Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo bãi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”. Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh cãi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều gì nước này muốn tại Biển Đông. Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , thì Bắc Kinh lại đòi hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ. TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đã tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Trước đó, TQ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền chiếm giữ các vùng lãnh thổ bỏ hoang tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều bãi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh cãi ở những vùng biển này.. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đã duy trì một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất. Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lý trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ. Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mã Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mã Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) mãi cho đến thế kỉ 11”. Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đã khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đã được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng. Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rõ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng nghìn năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên. Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đã tìm đến các bến cảnh lớn của người TQ. Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự hòa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay). Ngoài ra còn có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13. Từ các bằng chứng trên, rất rõ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà còn chưa có tàu biển của TQ xuất hiện. Loại bỏ lá bài lịch sử Từ cuối thế kỷ 13, TQ mới bắt đầu khẳng định năng lực hàng hải. Một lần nữa, các chứng cứ khảo cổ hàng hải có thể xác minh được tính đúng sai trong những yêu sách dựa trên lịch sử mà TQ và các nước liên quan đưa ra gần đây. Khi vẽ lại các vị trí của những con tàu bị đắm từ thế kỷ thứ 13 trở về sau, hai tuyến đường chính qua Biển Đông hiện lên rất rõ ràng. Tuyến đường phía Tây ôm sát bờ biển của VN, trong khi tuyến đường phía Đông ôm lấy bờ biển Luzon và Palawan của Philippines. Đường đi của những con tàu cũng cho thấy người ta đã thận trọng né tránh các rặng san hô nguy hiểm thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Ngay cả trong các bản đồ hàng hải hiện đại cũng đánh dấu đây là Khu vực Nguy hiểm. James Horsburgh, một nhà thủy văn học của công ty Đông Ấn thuộc Anh Quốc đã phải cảnh báo Khu vực Nguy hiểm khi nhắc đến quần đảo Trường Sa trong Bản hướng dẫn lộ trình cho các con tàu vào năm 1836: Quần đảo rất rộng lớn với nhiều bãi cát, đá hoặc các rặng san hô nổi lên trên và chìm dưới mặt nước. Vô số nguy hiểm luôn rình rập tại khu vực quần đảo này. Đó là lý do khiến tất các nhà hàng hải né Khu vực Nguy hiểm càng xa càng tốt, thay vì quan sát và mô tả những hiểm nguy mà quần đảo này có thể mang lại. Năm 1993, được sự cho phép của VN, tôi có cơ hội hiếm hoi và tuyệt vời để khảo sát một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây và Đá Đông (West and East London Reefs) là những thực thể nằm ở phía cực Tây, do đó có thể coi là nguy hiểm nhất. Nhiều xác tàu đắm đã được phát hiện tại quần đảo này. Trong đó có một tàu chở trà nổi tiếng mang tên Taeping, đã biến mất vào năm 1871 trên đường từ Amoy (nay là Hạ Môn, TQ) đến New York (Mỹ). Ngoài ra còn có một chiếc tàu Liverpool tên là Titania bị chìm vào năm 1852 trong khi đang chở hàng hóa có giá trị từ Macau (TQ)đến Sydney (Úc), và không một người nào may mắn sống sót. Một chiếc tàu buồm của Anh tên Christina, bị đắm sau khi rời cảng Macau chở theo một số lượng lớn châu báu về Bombay (Ấn Độ) vào năm 1842. Hàng hóa trên chuyến tàu này được thanh toán bằng thuốc phiện. Vài năm sau khi Christina bị đắm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, thuyền trưởng Cuarteron, đã thu lại được những món đồ bằng bạc của con tàu này. Người ta cho rằng đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những bãi đá ngầm bị TQ chiếm đóng trái phép, được gọi theo tên vị thuyền trưởng này. Chúng tôi còn tìm thấy một con tàu có niên đại từ giữa thế kỷ 19 nhưng chưa xác định được nguồn gốc, một chiếc tàu 4 cột buồm của Đức từ đầu thế kỷ 20, một con tàu chạy bằng hơi nước từ thế kỷ 20, một chiếc tàu ngầm từ thời Thế chiến 2, một vài chiếc thuyền đánh cá bằng kim loại và vài chiếc xà lan. Các cuộc tìm kiếm trực quan xung quanh các rặng san hô này được tổ chức rất cẩn thận mà kết quả đạt được lại thật đáng thất vọng. Không hề có đồ gốm, đá dằn tàu hay các thứ khác có xuất xứ từ trước thế kỷ 19. Với một sự nhận thức muộn màng, những phát hiện này trùng khớp với cảnh báo của Horsburgh về Khu vực Nguy hiểm, cũng như các hàng hải chỉ nam trước đó. Mãi cho đến thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu mới đủ tiến bộ đến mức cho phép tàu có thể đi biển ngay cả trong những ngày gió mùa thay vì phải trì hoãn hải trình như giai đoạn trước. Hạn chế của việc ra khơi vào đợt gió mùa là hành trình trở nên dài hơn vì các con tàu phải đi theo chiều gió. Đôi khi việc làm này khiến con tàu lệch quá xa so với hải trình dự tính ban đầu, và hậu quả là các thuyền nhân phải trả giá bằng cả tính mạng của họ. Vậy nên các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn của Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử là hoàn toàn có khả năng bị bác bỏ. Tuy nhiên, có lẽ TQ chỉ coi đây là một cái cớ, như tôi đã nhìn như vậy. Có thể đây chỉ là một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. Và rồi có lẽ sau khi hoàn thành được mục đích của mình, TQ sẽ vui vẻ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước liên quan, và thậm chí, vứt luôn con bài lịch sử này ra khỏi cuộc chơi. Michael Flecker (Dịch: Hoàng Phú - Anh Thư - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Theo Vietnamnet ==================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đưa bài này lên đây, nhằm một mục đích so sánh "cuộc chơi con bài lịch sử" mà tác giả Michael Flecker đã trình bày về vấn đề sử dụng lịch sử, như một công cụ để chiếm cứ Biển Đông của Việt Nam - với vấn đề mà tôi đã xác định về sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt Việt trải gần 5000 năm văn hiến, cũng chính là một phương tiện trong cuộc chơi của các siêu cường từ thời chiến tranh lạnh. Nhưng có hai vấn đề khác nhau ở đây là: Với biển Đông, khi hoàn tất mục đích, cuộc chơi có thể chấm dứt. Nhưng với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - một cuộc chơi con bài lịch sử từ thời chiến tranh lạnh - đã không chấm dứt khi chiến tranh lạnh kết thúc. Sở dĩ tôi xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là một âm mưu quốc tế nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần Việt tộc; là căn cứ vào tính hợp lý trên mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Một trong những căn cứ để có luận điểm trên và là nguyên nhân căn bản ban đầu, chính là tính khiên cưỡng, áp đặt một cách rất chủ quan của những luận cứ phủ nhận cội nguồn Việt sử của những kẻ gọi là học giả với bằng cấp giáo sư, tiến sĩ. Phần ngược lại của nó là những bài viết có chứng cứ khoa học đáng được tôn trong thì không hề xuất hiện ở các siêu cường liên quan (Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc) và ngay tại Việt Nam. Việc quỹ Phan Chu Trinh vinh danh nhà sử học Hoa Kỳ K.W Taylor, là một ví dụ cho vấn đề này: Ông ta đã được lăng xê dù với một tư duy dốt nát. Mặc dù nội dung những bài viết của ông ta - ít nhất qua bản dịch - còn tệ hơn nhiều so với cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nhưng với tư cách là "nhà Sử học Hoa Kỳ", có tư duy phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên ông ta được lăng xê, như là một người Mỹ xuất sắc trong nghiên cứu sử Việt. Từ năm ngoái, khi mới "nghe hơi nồi chõ", rằng Quỹ Phan Chu Trinh sẽ tặng giải thưởng cho ông KW Taylor, tôi đã có ý kiến rằng: "Không nên tặng giải thưởng cho ông này. Vì quan điểm của ông ta trong việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Nhưng tiếc thay! Hôm nay tôi được biết đến thông tin là ông ta đã được nhận giải Phan Chu Trinh. Có thể nói rằng: Nhiều người có học vị và tên tuổi có quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến cũng đã được giải của quỹ Phan Chu Trinh. Mà một ví dụ là ông Lê Thành Khôi. Nhưng để có một cuộc hội thảo khoa học cho việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì "Không!". Mặc dù đã có một lời hứa về tổ chức hội thảo cho tôi. Nhưng như tôi đã trình bày: "Tôi không còn quan tâm nữa, mà chỉ coi là một tín hiệu tốt đẹp vì còn có người quan tâm đến Việt sử ". Vậy thôi. Thực ra, TTNC Lý học Đông phương, về mặt pháp lý, nó có quyền đứng ra tổ chức hội thảo. Nhưng tất cả mọi người đều rõ: Tôi không bao giờ tự tổ chức hội thảo cả. Thậm chí cả đến offline, cũng không, nếu anh chị em học viên các lớp phong thủy không có yêu cầu. Bởi vì, nếu tôi đứng ra tổ chức, nhân danh TT sẽ bị hoài nghi về mặt học thuật vì mang tính chủ quan. Cho nên tôi chỉ trình bày luận điểm của mình nhân danh cá nhân và nhân danh chân lý. Đối với tôi thì ngay cả TTNC LHDP cũng chỉ là một phương tiện để tôi an tâm về mặt pháp lý chứng minh cho chân lý, trước nhưng phiền toái của cuộc đời, mà người ta đã công khai đặt vấn đề tôi "chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nhằm mục đích gì?" (Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên). Người ta đã lớn tiếng trên Tuanvietnam về việc "quá khứ là không cần thiết, con người hãy nghĩ tới tương lai" của tác giả Trần Văn Tuấn (Bài đã đăng trên diễn đàn lyhocdongphuong). Nhưng để phục hồi lại chữ Hán dạy trong trường phổ thông thì người ta lại đặt vấn đề một qúa khứ dân tộc Việt đã sử dụng chữ Hán trong lịch sử (Bài của GS. NGND. Nguyễn Đình Chú, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội). Hai luận điểm mâu thuẫn nhau, nhưng thống nhất trong một ý tưởng là không để ảnh hưởng đến sự lan tỏa của văn minh Hán. Qua đó thấy rất rõ rằng: chân lý đã không được tôn trong như một thực tế khách quan. Mà đỉnh điểm của nó chính là sự trao tặng giải Phan Chu Trinh cho KW Taylor, một học giả nghiên cứu Sử Hoa Kỳ có quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Quỹ Phan Chu Trinh không phải là một tổ chức hành chính của nhà nước. Nhưng nó được coi là có ảnh hưởng trong xã hội về mặt học thuật. Bởi nó được thành lập từ những người có ảnh hưởng và tên tuổi trong xã hội, như ông Nguyên Ngọc. Trong quá trình minh chứng chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi, tôi đã nhận xét thấy rằng: Việc phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, mang tính cực đoan phi học thuật ở tất cả mọi thế lực chính trị trong xã hội trong nước và quốc tế. Và những luận cứ chứng minh cho cội nguồn Việt sử thì không có chỗ đứng trong bất cứ một tổ chức nào. Mặc dù lập luận bảo vệ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có tính hệ thống và rất chặt chẽ, không dễ gì phản biện. Nhưng không lẽ không có người đủ khả năng để phán xét những luận cứ bảo vệ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trong tất cả mọi thế lực học thuật trong và ngoài nước, mà họ phải sử dụng thủ đoạn để khống chế sự lan tỏa của nó? Thí dụ như việc Hội sử học Việt Nam làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo về quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về cội nguồn Việt sử, nhưng sau đó thì im lặng mất tăm một cách rất hài. Cách giải thích hợp lý nhất là tôi xác định rằng: Sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một âm mưu chính trị quốc tế. Tất nhiên đó không phải là luận cứ duy nhất cho vấn đề mà tôi đặt ra. Và chính bởi âm mưu chính trị này, nên nó bị phủ nhận một cách cực đoan. Còn nếu vì tinh thần khoa học thật sự, tôn trọng chân lý thì luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải có chỗ đứng trong việc phổ biến trao đổi học thuật.Hoàn toàn không có chuyện đó. Những cuộc hội thảo dự định tiến hành quy mô cho luận điểm chứng minh cội nguồn Việt sử đã không thể xảy ra. "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" là phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng ở cafe Trung Nguyên. Nhưng nó chỉ không hợp lý với hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhân danh khoa học. Tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn lyhocdongphuong rằng: Nếu tôi phát hiện việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một vấn đề chính trị thì tôi sẽ ngưng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tuy nhiên, trước khi tôi ngưng viết tiếp tục - và sự tồn tại của diễn đàn lyhocdongphuong chỉ còn là hình thức - thì tôi cũng cần cảnh báo vì lương tâm của tôi rằng: Sẽ không bao giờ có tính chính danh cho bất cứ một thế lực chính trị nào, nếu phủ nhận chân lý. Tất nhiên nó sẽ là tiền đề cho một thế giới loạn cào cào. PS: Tôi vẫn hy vọng một cuộc hội thảo quy mô về cội nguồn Việt sử với sự tham gia của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", nếu có ai đó đủ khả năng chỉ ra sai lầm mang tính học thuật nhân danh khoa học trong hệ thống luận điểm của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh phương Đông. Tôi hy vọng rằng: Nếu nền văn minh này còn tiếp tục phát triển thì điều này sẽ phải xảy ra. Cho dù sau khi tôi đã chết và sau cả "canh bạc cuối cùng".
    1 like
  6. Thêm một bằng chứng nữa để thấy rằng: Con người đã có mặt lâu hơn thời gian mà "giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử" đã nêu ra. Tôi đã nhiều lần xác định rằng: Di vật khảo cổ chỉ là một yếu tố biện minh cho một giả thuyết. Nhưng giả thuyết chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó. Do đó, di vật khảo cổ sẽ chỉ được coi là một bằng chứng khoa học, nếu nó tích hợp một cách hợp lý sự hiện diện của nó trong giả thuyết đó.
    1 like
  7. Quỹ Phan Chu Trinh còn tặng giải thưởng cho ông Lê Thành Khôi. Ông gọi là giáo sư Lê Thành Khôi - Việt kiều Pháp Quốc - cũng là một tay phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với nhiều tiểu luận liên quan. Diễn Đàn Lý Học Đông phương đã phân tích sai lầm của ông này. Ông này được coi là một trong những học giả thuộc "cộng đồng khoa học quốc tế" ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử và được nhà nước Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh. Ông ta cũng được tặng giải thưởng của Quỹ Phan Chu Trinh (*). Như tôi đã trình bày: Chỉ có bốn nước liên quan đến cái gọi là "cộng đồng khoa học quốc tế" ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là: Pháp; Anh (Đóng góp qua tiếng nói của đài BBC), Tàu và Hoa Kỳ - thì - ông Lê Thành Khôi là một nhà nghiên cứu của một trong bốn nước trên. Cá nhân tôi đã thẳng thừng phát biểu: Tôi không lề phải, lề trái, không dây dưa đến chính chị, chính em, không ủng hộ và phê phán bất cứ một nhóm lợi ích nào. Nhưng tôi luôn xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý. Tôi lấy chân lý này để so sánh, đối chiếu nhằm xác định bản chất của mọi sự việc và sự kiện liên quan, cũng như khả năng tư duy của những học giả. Và tôi thật sự buồn khi quỹ Phan Chu Trinh tặng giải thưởng cho ông KW Taylor. Trước đây tôi đã có ý định đóng cửa diễn đàn vào đúng ngày kỷ niệm giỗ Tổ Hùng Vương, mùng 10. 3 Ất Mùi Việt lịch, nếu không có tín hiệu tốt đẹp liên quan đến chân lý Việt sử. Nhưng đã có một lời hứa tổ chức hội thảo về vấn đề này. Tôi coi là một tín hiệu tốt, nên không đóng cửa diễn đàn. Nhưng hôm nay, tôi có thể phát biểu thẳng thắn rằng: Tôi thực sự không quan tâm lắm đến việc có tổ chức Hội thảo về Việt sử với luận điểm của tôi hay không. Vì đó chỉ là hình thức của vấn đề. Việc hội thảo này sẽ không có tác dụng gì cả, nếu không được có những quyết định hành chính trong việc bảo vệ chân lý. Nhưng với những suy luận một cách hợp lý mang tính hệ thống thì tôi đã xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử chỉ là tri thức khoa học giả hiệu. Bản chất của nó là một âm mưu chính trị quốc tế. Cá nhân tôi đã lên tiếng bảo vệ chân lý trước cả một hệ thống chính trị quốc tế như vậy, tất nhiên đó là việc "châu chấu đá xe". Nhưng vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là tiền đề của một chân lý cuối cùng. Cho nên hệ quả của việc phủ nhận chân lý cuối cùng sẽ không thể tốt đẹp cho bất cứ cá nhân, hoặc cộng đồng liên quan đến việc này. Mọi việc trong tương lai gần sẽ thể hiện điều này. ============= * Khả năng tư duy của viện Hàn Lâm khoa học Pháp liên quan đến Lý học Đông phương, đã được thể hiện một cách độc đáo qua việc trao bằng tiến sĩ khoa học cho Lưu Tử Hoa, khi ông này dùng kinh Dịch để chứng minh: "Có hành tinh thứ X trong Thái Dương hệ". Tôi đã chỉ ra sai lầm của Lưu Tử Hoa trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Kết quả thì mọi người đều biết rõ. Bởi vậy, cái Bắc đẩu bội tinh mà nước Pháp tặng cho ông Lê Thành Khôi không phải là một bằng chứng chứng tỏ ông ta phục vụ cho chân lý khoa học. Mà ngược lại, nó làm mất giá trị của tấm huân chương này. Cũng như bằng tiến sĩ của Lưu Tử Hoa, đã chứng tỏ cả viện Hàn lâm khoa học Pháp quốc không có kiến thức về Lý học Đông phương.
    1 like
  8. Xây cao ốc chọc trời Việt Nam - Đòn "chí tử" với Keangnam? Dân trí Giới chuyên gia cho rằng, công ty Keangnam đã vay nợ quá nhiều để xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower dẫn đến mất cân đối tài chính, khởi đầu cho hàng loạt những khó khăn sau này. Keangnam Landmark Tower cao 72 là toà nhà cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại với vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD. Phương Dung Rất tiếc cho Hàn Quốc. Một đất nước cũng tự nhận là cái nôi của Phong thủy Đông phương và đã trình bày với Liên Hợp Quốc để được công nhận. Nhưng một Cty lớn nhất Hàn Quốc lại phạm sai lầm nghiêm trọng về phong thủy và bị phá sản. Khi nào sư phụ ra Hanoi, thày trò "Ọp" tại nhà Hải. Sư phụ sẽ chỉ cho anh chị em biết tòa nhà Keang Nam phạm phong thủy nặng như thế nào. Cả một đế chế kinh tế tài chính của một siêu cường sụp đổ chỉ vì ngớ ngần trong phong thủy, mới thấy sự hiểu biết về phong thủy Lạc Việt quan trọng như thế nào. Bởi vậy, Phamhung nói đúng: Sư phụ bán toàn bộ kiến thức phong thủy Lạc Việt với giá 5 triệu Dollar là quá rẻ. PS: Chỉ có những anh chị em lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp mới phải mất thì giờ đến nghe.
    1 like
  9. Quá quan trọng luôn! Vấn đề không chỉ dừng ở niên đại 36.000 năm. Mà những nét vẽ sinh động này đã cho thấy tư duy trừu tượng của con người đã rất phát triển. Họ đã có khả năng tổng hợp nhận thức thực tại - những nét điển hình của con thú - và mô tả thực tại. Nếu ta bắt đầu từ điểm mốc này thì 36.000 năm ấy nhân loại sẽ phát triển đến đâu? Khi mà rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Cột mốc lịch sử để xuất hiện con người văn minh, chỉ cách đây 10. 000 trước. Với sự cố chấp một cách ngu dốt vào mốc thời gian này của lịch sử tiến hóa, nên không ít kẻ cho rằng: Kim Tự tháp Ai Cập được xây nên bằng sức người vào thời....đồ ngu. Í lộn! Đồ đá. Và một trong những thành tựu của sự dốt nát đó chính là sự phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thành một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Chính những di sản được tìm thấy như hang động Chauvet-Pont-d'Arc đã làm đảo lộn cho thấy tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại về cổ văn hóa sử. Tôi luôn luôn xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này và đó chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người Việt cổ chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh cổ xưa và đã gìn giữ được những giá trị của học thuyết này và phổ biến trong cuộc sống văn hóa của họ. Còn lưu truyền đến nay trong văn hóa truyền thống Việt. Tôi xác định và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình rằng: Nếu nền văn minh hiện đại muốn đi tìm những bí ẩn của vũ trụ thì có thể bắt đầu từ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Vì đây chính là những thành tựu vĩ đại của một nền văn minh toàn cầu đã mất.
    1 like