-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/05/2015 in all areas
-
Học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam và các nơi trên thế giới chào mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” – 13/5 Các học viên Pháp Luân Công đang luyện các bài tập tại Công viên Yên Sở, Hà Nội vào ngày 3/5/2015. (Ảnh: Thời báo Đại Kỷ Nguyên) Những người theo tập Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Việt Nam đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới – 13/5. Ngày 3/5/2015 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công Việt Nam đã tổ chức buổi chào mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” (13/5) tại Hà Nội. Họ gửi lời cảm tạ đến Nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí – người được họ gọi một cách kính trọng là “Sư phụ”. Sau đó họ luyện 5 bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi của Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công Việt Nam chào đón lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới” – 13/5/2015. (Ảnh: Thời báo Đại Kỷ Nguyên) Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (13/5) do các học viên thực hiện với những tiết mục múa Lân, đánh trống và múa hoa sen đẹp mắt và sống động. Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn những tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Ảnh chụp ngày 3/5/2015. (Ảnh: Thời báo Đại Kỷ Nguyên) Các học viên cũng nói với người xem về những lợi ích của việc tập luyện Pháp Luân Công và về cuộc đàn áp phi pháp đối với môn tập này tại Trung Quốc. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cổ truyền của Trung Quốc bao gồm những bài giảng về đạo đức theo nguyên tắc Chân, Thiện và Nhẫn cùng năm bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi. Pháp Luân Công phổ biến ở trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng cộng khoảng hơn 100 triệu người theo tập. Những người theo tập Pháp Luân Công ở các nước khác cũng tổ chức kỷ niệm ngày này. Khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ các thành phố ở Đài Bắc và Tân Đài Bắc cùng chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (13/5). Đây cũng là ngày sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, ông Lý Hồng Chí. (Ảnh: Minghui.org) Tiết mục biểu diễn múa cờ và trống của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD TV). (Ảnh: Minghui.org) Dàn nhạc cổ truyền tham gia hòa tấu. (Ảnh: Minghui.org) Anh Nikolai Tschudin đến từ Thụy Sỹ tham gia lễ kỷ niệm tại Đài Loan. (Ảnh: Minghui.org) Các học viên Pháp Luân Công Đài Loan luyện công chung ở thành phố Đào Viên ngày 3/5/2015 để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (13/5). (Ảnh: Minghui.org) Một học viên nói với khách du lịch về môn tu luyện. (Ảnh: Minghui.org) Người qua đường đọc các tấm áp phích để tìm hiểu thêm về cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Minghui.org) Cô Millen ký tên vào đơn lên án cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công tại khu phố Tàu của Luân Đôn vào ngày 25/4/2015. (Ảnh: Minghui.org) Thị trưởng của 10 thành phố: Addison, Allen, Bedford, Coppell, Frisco, Irving, Lewisville, North Richland Hills, Plano, và Southlake đã gửi thư chúc mừng đến Hội Pháp Luân Đại Pháp miền Nam Hoa Kỳ vinh danh ngày kỷ niệm này. Năm 2014, nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 15, thị trưởng Martin J. Walsh của thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, đã tuyên bố ngày 13 tháng 05 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở thành phố Boston. Năm 2014, Thượng Nghị sĩ Mỹ Patrick J.Toomey đã gửi thư đến Hội Pháp Luân Đại Pháp vùng Philadelphia nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và nhân kỷ niệm 22 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng. Thị trưởng Thành phố Cornwall, Ontario, Canada – Ngài Bob Kilger công nhận Ngày Pháp Luân Đại Pháp, tôn vinh các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn. theo Tientri.net1 like
-
Quán vắng!
hoangnt liked a post in a topic by phamhung
19. Sự so sánh trên chưa là gì so với thiên hà. Thực tế, nếu bạn thu hẹp kích thước của Mặt trời xuống kích thước của một tế bào bạch cầu và thu nhỏ kích thước của thiên hà Milky Way xuống cùng tỉ lệ đó thì Milky Way sẽ như Hoa Kỳ bây giờ. 20. Đó là vì các thiên hà rất rất lớn. Và đây là nơi mà chúng ta sống 21. Đây là tất cả những gì mà bạn đã nhìn thấy (Đây không phải là hình ảnh của thiên hà Milki Way, nhưng bạn có thể liên tưởng) 22. Nhưng so với một gã không lồ thì Milki Way còi cọc của chúng ta sẽ ra sao? Đại thiên hà IC 1011, cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng. 23. Hãy nghĩ lớn hơn nữa. Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn Hubble. Có hàng nghìn, hàng nghìn thiên hà khác nhau. Trong mỗi thiên hà lại chứa hàng triệu ngôi sao và các hành tinh của mình. 24. Đây là một trong những thiên hà hình, UDF 423. Cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng. Khi nhìn vào bức ảnh này thì bạn đang nhìn về hàng tỷ năm trong quá khứ. Một số thiên hà khác được cho là đã hình thành chỉ vài trăm triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang. 25. Và chỉ cần ghi nhớ điều này - đó là một hình ảnh của một phần nhỏ rất nhỏ của vũ trụ. Nó chỉ là một phần không đáng kể của bầu trời đêm. 26. Và bạn biết đấy, khá an toàn để giả định rằng ngoài kia có một vài cái hố đen. Đó là kích thước của hố đen so với quỹ đạo của Trái đất, chỉ để dọa bạn. Vì vậy, nếu bạn đã bao giờ thấy thất vọng về chương trình yêu thích của bạn bị hủy bỏ hoặc thực tế là họ chơi nhạc giáng sinh một cách quá sớm - hãy nhớ rằng: Đây là nhà của chúng ta: Đó là những gì khi bạn phóng to từ ngôi nhà của bạn tới Hệ mặt trời Và những gì xảy ra khi bạn phóng to nó xa hơn Và xa hơn.. Tiếp tục đi.. Chỉ cần xa hơn 1 chút nữa Tất cả ở đây.. Và cuối cùng nó ở đây. Đó là mọi thứ quan sát được ở vũ trụ. Chấm đỏ là vị trí của bạn trong đó. Kiểu như một con kiến nhỏ bé trong một chiếc bình khổng lồ. Oh.. hãy like & comment vài lời động viên cho chủ thớt cái nhỉ :) Theo BuzzFeed Translated by Adagio1 like -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thủ tướng Singapore khuyến khích không học ĐH: Việt Nam thấy gì? (Tin tức thời sự) - "Người Singapore thực thụ vẫn luôn tìm cách học đại học và nếu họ thi trượt đại học trong nước thì họ sẽ du học ở nước khác". Thủ tướng Singapore vinh danh nữ sinh Việt Thủ tướng Singapore tự cắt giảm tới 36% lương Không có ý coi nhẹ giáo dục đại học Trao đổi với Đất Việt, trước lời kêu gọi của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long người dân không cần học đại học vẫn có công việc tốt, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch, Tổng giám đốc Smartcom, phân tích: "Đây là quan điểm dành cho riêng người dân Singapore và đất nước Singapore chứ không phải ông Lý Hiển Long nói giáo dục đại học là không cần thiết. Đất nước Singapore mang tư tưởng Á Đông, coi trọng học vấn và người dân Singapore từ lâu luôn quan niệm học vấn cao là chìa khóa cho thành đạt trong cuộc sống. Nhưng ngược lại đất nước họ lại thiếu nhân công trầm trọng trong các lĩnh vực đòi hỏi lao động phổ thông như xây dựng, đóng tàu, hay phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn. Thủ tướng Singapore khuyên người dân không học Đại học Singapore là một quốc đảo có diện tích nhỏ, nên họ hạn chế nhập cư và càng hạn chế nhập khẩu lao động phổ thông, vì nó sẽ gây nên áp lực lớn cho quản lý xã hội và an ninh trật tự khi có quá nhiều lao động phổ thông nước ngoài làm việc". Theo ông Đức, chính vì lý do như vậy, thủ tướng Singapore mới khuyến khích người dân không cần học đại học, nhưng thực chất là ông khuyến khích trong sự liên hệ với mô hình vừa học vừa làm ở Đức, nơi mà hệ thống các trường nghề rất phát triển và những học sinh trường nghề được tạo điều kiện vừa học vừa thực hành nghề nghiệp của mình tại các doanh nghiệp và có thu nhập tốt từ việc đó. "Tôi biết chắc Thủ tướng Singapore không có ý coi nhẹ giáo dục đại học hay đưa ra lời khuyên phiến diện đối với người dân về việc không cần vào đại học, mà ông ấy nói trên vai trò của một người làm quản lý nhà nước cao nhất, nhìn thấy sự mất cân đối giữa việc người dân tìm mọi cách cho con học đại học và sự thiếu hụt lao động phổ thông. Đồng thời không muốn có sự gia tăng nhập khẩu lao động phổ thông trong khi những doanh nghiệp đang vất vả tìm kiếm lao động hoặc trả những đồng lương quá cao cho vị trí công việc không cần tới cử nhân hay kỹ sư", ông Đức phân tích. Điều đáng nói, ông Đức chia sẻ: "Thực tế tôi đã tới thăm các trường nghề và cao đẳng ở Singapore, thì thấy những học sinh ở các trường nghề và cao đẳng không có nhiều người Singapore theo học như ta tưởng, mà lại có nhiều những học sinh đến từ các quốc gia thu nhập thấp hơn như chính Việt Nam, hay Bangladesh, v.v. theo học, với mục đích vừa học vừa làm, trong đó mục đích đi làm để kiếm tiền thì nhiều hơn. Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch, Tổng giám đốc Smartcom Người Singapore thực thụ vẫn luôn tìm cách học đại học, và nếu họ thi trượt đại học trong nước thì họ sẽ du học ở Úc hoặc một số quốc gia khác có đòi hỏi đầu vào đại học dễ dàng hơn ở Singapore, với suy nghĩ tấm bằng đại học giúp họ có cơ hội tiến thân cao hơn. Đây cũng là một phần lý do mà thủ tướng Lý Hiển Long mới khuyến khích người dân không nhất thiết phải học đại học, vì họ đã thiết kế ra một hệ thống giáo dục hoàn hảo cho mọi lớp người với mọi loại năng lực. Chỉ có điều, chính người Singapore không chấp nhận phải học cao đẳng và đi làm những việc dù là có thu nhập tốt và ổn định ngay, nhưng họ lại cảm thấy tương lai không sáng lạn, nên họ mới tìm mọi cách để học đại học". ======================== Ngài Lý Hiển Long đã cụ thể hóa một nhu cầu của đất nước Singapore bằng lời khuyên cụ thể và rất chi tiết của ông. Nhưng đây chỉ là một thứ tư duy cục bộ. Có thể nói: ông ta sai, nếu như người dân đất nước ông nghe theo lời khuyên này. Lão Gàn nhắc lại lời dự báo từ lâu về đất nước này, sau khi một thanh niên Việt kiều Úc bị treo cổ vì buôn ma túy trên đất nước này, rằng: Singapore có dấu hiệu suy thoái. Dự báo này căn cứ trên nguyên lý "Dương thịnh, Âm suy tắc bế" . Sự cứng nhắc về luật pháp đã cho thấy một dấu hiệu bảo thủ xuất hiện trên đất nước này. Ý kiến của ngài Lý Long Thành cho thấy một giải pháp cục bộ và có phần chủ quan của ông. Bởi vì, bản chất của vấn đề không nằm ở bằng cấp. Mà nó ở chỗ quan hệ xã hội liên quan đến bằng cấp này. Để giải quyết vấn đề này - mối liên hệ giữa nhân lực lao động phổ thống và bằng cấp - liên quan đến sự định nghĩa về bản chất giáo dục. Hiểu được điều này thì dù đất nước Singapore toàn tiến sĩ vẫn là một đất nước phát triển. Giới thiệu với ngài Lý Hiển Long bức tranh dân gian nổi tiếng trong văn hóa truyền thống Việt. ======================== PS: Qua lời khuyên của ngài Lý Hiển Long với người dân Singgapore, một lần nữa thấy rằng: Bà bán ve chai không cần quan tâm đến trái Đất tròn hay vuông và chẳng cần biết nó quay quanh mặt trời hay đứng yên.1 like -
Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ Ba, 12/05/2015 - 03:03 Các yêu sách chủ quyền trên phần lớn Biển Đông có lẽ TQ chỉ coi là một cái cớ, một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. >> Úc hối thúc Trung Quốc không thiết lập ADIZ trên Biển Đông >> Trung Quốc kiểm tra và sửa chữa phao nổi phi pháp tại Hoàng Sa LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử: Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo bãi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”. Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh cãi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều gì nước này muốn tại Biển Đông. Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , thì Bắc Kinh lại đòi hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ. TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đã tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Trước đó, TQ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền chiếm giữ các vùng lãnh thổ bỏ hoang tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều bãi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh cãi ở những vùng biển này.. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đã duy trì một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất. Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lý trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ. Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mã Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mã Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) mãi cho đến thế kỉ 11”. Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đã khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đã được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng. Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rõ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng nghìn năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên. Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đã tìm đến các bến cảnh lớn của người TQ. Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự hòa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay). Ngoài ra còn có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13. Từ các bằng chứng trên, rất rõ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà còn chưa có tàu biển của TQ xuất hiện. Loại bỏ lá bài lịch sử Từ cuối thế kỷ 13, TQ mới bắt đầu khẳng định năng lực hàng hải. Một lần nữa, các chứng cứ khảo cổ hàng hải có thể xác minh được tính đúng sai trong những yêu sách dựa trên lịch sử mà TQ và các nước liên quan đưa ra gần đây. Khi vẽ lại các vị trí của những con tàu bị đắm từ thế kỷ thứ 13 trở về sau, hai tuyến đường chính qua Biển Đông hiện lên rất rõ ràng. Tuyến đường phía Tây ôm sát bờ biển của VN, trong khi tuyến đường phía Đông ôm lấy bờ biển Luzon và Palawan của Philippines. Đường đi của những con tàu cũng cho thấy người ta đã thận trọng né tránh các rặng san hô nguy hiểm thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Ngay cả trong các bản đồ hàng hải hiện đại cũng đánh dấu đây là Khu vực Nguy hiểm. James Horsburgh, một nhà thủy văn học của công ty Đông Ấn thuộc Anh Quốc đã phải cảnh báo Khu vực Nguy hiểm khi nhắc đến quần đảo Trường Sa trong Bản hướng dẫn lộ trình cho các con tàu vào năm 1836: Quần đảo rất rộng lớn với nhiều bãi cát, đá hoặc các rặng san hô nổi lên trên và chìm dưới mặt nước. Vô số nguy hiểm luôn rình rập tại khu vực quần đảo này. Đó là lý do khiến tất các nhà hàng hải né Khu vực Nguy hiểm càng xa càng tốt, thay vì quan sát và mô tả những hiểm nguy mà quần đảo này có thể mang lại. Năm 1993, được sự cho phép của VN, tôi có cơ hội hiếm hoi và tuyệt vời để khảo sát một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây và Đá Đông (West and East London Reefs) là những thực thể nằm ở phía cực Tây, do đó có thể coi là nguy hiểm nhất. Nhiều xác tàu đắm đã được phát hiện tại quần đảo này. Trong đó có một tàu chở trà nổi tiếng mang tên Taeping, đã biến mất vào năm 1871 trên đường từ Amoy (nay là Hạ Môn, TQ) đến New York (Mỹ). Ngoài ra còn có một chiếc tàu Liverpool tên là Titania bị chìm vào năm 1852 trong khi đang chở hàng hóa có giá trị từ Macau (TQ)đến Sydney (Úc), và không một người nào may mắn sống sót. Một chiếc tàu buồm của Anh tên Christina, bị đắm sau khi rời cảng Macau chở theo một số lượng lớn châu báu về Bombay (Ấn Độ) vào năm 1842. Hàng hóa trên chuyến tàu này được thanh toán bằng thuốc phiện. Vài năm sau khi Christina bị đắm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, thuyền trưởng Cuarteron, đã thu lại được những món đồ bằng bạc của con tàu này. Người ta cho rằng đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những bãi đá ngầm bị TQ chiếm đóng trái phép, được gọi theo tên vị thuyền trưởng này. Chúng tôi còn tìm thấy một con tàu có niên đại từ giữa thế kỷ 19 nhưng chưa xác định được nguồn gốc, một chiếc tàu 4 cột buồm của Đức từ đầu thế kỷ 20, một con tàu chạy bằng hơi nước từ thế kỷ 20, một chiếc tàu ngầm từ thời Thế chiến 2, một vài chiếc thuyền đánh cá bằng kim loại và vài chiếc xà lan. Các cuộc tìm kiếm trực quan xung quanh các rặng san hô này được tổ chức rất cẩn thận mà kết quả đạt được lại thật đáng thất vọng. Không hề có đồ gốm, đá dằn tàu hay các thứ khác có xuất xứ từ trước thế kỷ 19. Với một sự nhận thức muộn màng, những phát hiện này trùng khớp với cảnh báo của Horsburgh về Khu vực Nguy hiểm, cũng như các hàng hải chỉ nam trước đó. Mãi cho đến thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu mới đủ tiến bộ đến mức cho phép tàu có thể đi biển ngay cả trong những ngày gió mùa thay vì phải trì hoãn hải trình như giai đoạn trước. Hạn chế của việc ra khơi vào đợt gió mùa là hành trình trở nên dài hơn vì các con tàu phải đi theo chiều gió. Đôi khi việc làm này khiến con tàu lệch quá xa so với hải trình dự tính ban đầu, và hậu quả là các thuyền nhân phải trả giá bằng cả tính mạng của họ. Vậy nên các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn của Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử là hoàn toàn có khả năng bị bác bỏ. Tuy nhiên, có lẽ TQ chỉ coi đây là một cái cớ, như tôi đã nhìn như vậy. Có thể đây chỉ là một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. Và rồi có lẽ sau khi hoàn thành được mục đích của mình, TQ sẽ vui vẻ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước liên quan, và thậm chí, vứt luôn con bài lịch sử này ra khỏi cuộc chơi. Michael Flecker (Dịch: Hoàng Phú - Anh Thư - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Theo Vietnamnet ==================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đưa bài này lên đây, nhằm một mục đích so sánh "cuộc chơi con bài lịch sử" mà tác giả Michael Flecker đã trình bày về vấn đề sử dụng lịch sử, như một công cụ để chiếm cứ Biển Đông của Việt Nam - với vấn đề mà tôi đã xác định về sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt Việt trải gần 5000 năm văn hiến, cũng chính là một phương tiện trong cuộc chơi của các siêu cường từ thời chiến tranh lạnh. Nhưng có hai vấn đề khác nhau ở đây là: Với biển Đông, khi hoàn tất mục đích, cuộc chơi có thể chấm dứt. Nhưng với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - một cuộc chơi con bài lịch sử từ thời chiến tranh lạnh - đã không chấm dứt khi chiến tranh lạnh kết thúc. Sở dĩ tôi xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là một âm mưu quốc tế nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần Việt tộc; là căn cứ vào tính hợp lý trên mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Một trong những căn cứ để có luận điểm trên và là nguyên nhân căn bản ban đầu, chính là tính khiên cưỡng, áp đặt một cách rất chủ quan của những luận cứ phủ nhận cội nguồn Việt sử của những kẻ gọi là học giả với bằng cấp giáo sư, tiến sĩ. Phần ngược lại của nó là những bài viết có chứng cứ khoa học đáng được tôn trong thì không hề xuất hiện ở các siêu cường liên quan (Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc) và ngay tại Việt Nam. Việc quỹ Phan Chu Trinh vinh danh nhà sử học Hoa Kỳ K.W Taylor, là một ví dụ cho vấn đề này: Ông ta đã được lăng xê dù với một tư duy dốt nát. Mặc dù nội dung những bài viết của ông ta - ít nhất qua bản dịch - còn tệ hơn nhiều so với cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nhưng với tư cách là "nhà Sử học Hoa Kỳ", có tư duy phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên ông ta được lăng xê, như là một người Mỹ xuất sắc trong nghiên cứu sử Việt. Từ năm ngoái, khi mới "nghe hơi nồi chõ", rằng Quỹ Phan Chu Trinh sẽ tặng giải thưởng cho ông KW Taylor, tôi đã có ý kiến rằng: "Không nên tặng giải thưởng cho ông này. Vì quan điểm của ông ta trong việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Nhưng tiếc thay! Hôm nay tôi được biết đến thông tin là ông ta đã được nhận giải Phan Chu Trinh. Có thể nói rằng: Nhiều người có học vị và tên tuổi có quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến cũng đã được giải của quỹ Phan Chu Trinh. Mà một ví dụ là ông Lê Thành Khôi. Nhưng để có một cuộc hội thảo khoa học cho việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì "Không!". Mặc dù đã có một lời hứa về tổ chức hội thảo cho tôi. Nhưng như tôi đã trình bày: "Tôi không còn quan tâm nữa, mà chỉ coi là một tín hiệu tốt đẹp vì còn có người quan tâm đến Việt sử ". Vậy thôi. Thực ra, TTNC Lý học Đông phương, về mặt pháp lý, nó có quyền đứng ra tổ chức hội thảo. Nhưng tất cả mọi người đều rõ: Tôi không bao giờ tự tổ chức hội thảo cả. Thậm chí cả đến offline, cũng không, nếu anh chị em học viên các lớp phong thủy không có yêu cầu. Bởi vì, nếu tôi đứng ra tổ chức, nhân danh TT sẽ bị hoài nghi về mặt học thuật vì mang tính chủ quan. Cho nên tôi chỉ trình bày luận điểm của mình nhân danh cá nhân và nhân danh chân lý. Đối với tôi thì ngay cả TTNC LHDP cũng chỉ là một phương tiện để tôi an tâm về mặt pháp lý chứng minh cho chân lý, trước nhưng phiền toái của cuộc đời, mà người ta đã công khai đặt vấn đề tôi "chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nhằm mục đích gì?" (Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên). Người ta đã lớn tiếng trên Tuanvietnam về việc "quá khứ là không cần thiết, con người hãy nghĩ tới tương lai" của tác giả Trần Văn Tuấn (Bài đã đăng trên diễn đàn lyhocdongphuong). Nhưng để phục hồi lại chữ Hán dạy trong trường phổ thông thì người ta lại đặt vấn đề một qúa khứ dân tộc Việt đã sử dụng chữ Hán trong lịch sử (Bài của GS. NGND. Nguyễn Đình Chú, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội). Hai luận điểm mâu thuẫn nhau, nhưng thống nhất trong một ý tưởng là không để ảnh hưởng đến sự lan tỏa của văn minh Hán. Qua đó thấy rất rõ rằng: chân lý đã không được tôn trong như một thực tế khách quan. Mà đỉnh điểm của nó chính là sự trao tặng giải Phan Chu Trinh cho KW Taylor, một học giả nghiên cứu Sử Hoa Kỳ có quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Quỹ Phan Chu Trinh không phải là một tổ chức hành chính của nhà nước. Nhưng nó được coi là có ảnh hưởng trong xã hội về mặt học thuật. Bởi nó được thành lập từ những người có ảnh hưởng và tên tuổi trong xã hội, như ông Nguyên Ngọc. Trong quá trình minh chứng chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi, tôi đã nhận xét thấy rằng: Việc phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, mang tính cực đoan phi học thuật ở tất cả mọi thế lực chính trị trong xã hội trong nước và quốc tế. Và những luận cứ chứng minh cho cội nguồn Việt sử thì không có chỗ đứng trong bất cứ một tổ chức nào. Mặc dù lập luận bảo vệ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có tính hệ thống và rất chặt chẽ, không dễ gì phản biện. Nhưng không lẽ không có người đủ khả năng để phán xét những luận cứ bảo vệ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trong tất cả mọi thế lực học thuật trong và ngoài nước, mà họ phải sử dụng thủ đoạn để khống chế sự lan tỏa của nó? Thí dụ như việc Hội sử học Việt Nam làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo về quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về cội nguồn Việt sử, nhưng sau đó thì im lặng mất tăm một cách rất hài. Cách giải thích hợp lý nhất là tôi xác định rằng: Sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một âm mưu chính trị quốc tế. Tất nhiên đó không phải là luận cứ duy nhất cho vấn đề mà tôi đặt ra. Và chính bởi âm mưu chính trị này, nên nó bị phủ nhận một cách cực đoan. Còn nếu vì tinh thần khoa học thật sự, tôn trọng chân lý thì luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải có chỗ đứng trong việc phổ biến trao đổi học thuật.Hoàn toàn không có chuyện đó. Những cuộc hội thảo dự định tiến hành quy mô cho luận điểm chứng minh cội nguồn Việt sử đã không thể xảy ra. "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" là phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng ở cafe Trung Nguyên. Nhưng nó chỉ không hợp lý với hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhân danh khoa học. Tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn lyhocdongphuong rằng: Nếu tôi phát hiện việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một vấn đề chính trị thì tôi sẽ ngưng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tuy nhiên, trước khi tôi ngưng viết tiếp tục - và sự tồn tại của diễn đàn lyhocdongphuong chỉ còn là hình thức - thì tôi cũng cần cảnh báo vì lương tâm của tôi rằng: Sẽ không bao giờ có tính chính danh cho bất cứ một thế lực chính trị nào, nếu phủ nhận chân lý. Tất nhiên nó sẽ là tiền đề cho một thế giới loạn cào cào. PS: Tôi vẫn hy vọng một cuộc hội thảo quy mô về cội nguồn Việt sử với sự tham gia của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", nếu có ai đó đủ khả năng chỉ ra sai lầm mang tính học thuật nhân danh khoa học trong hệ thống luận điểm của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh phương Đông. Tôi hy vọng rằng: Nếu nền văn minh này còn tiếp tục phát triển thì điều này sẽ phải xảy ra. Cho dù sau khi tôi đã chết và sau cả "canh bạc cuối cùng".1 like
-
Thêm một bằng chứng nữa để thấy rằng: Con người đã có mặt lâu hơn thời gian mà "giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử" đã nêu ra. Tôi đã nhiều lần xác định rằng: Di vật khảo cổ chỉ là một yếu tố biện minh cho một giả thuyết. Nhưng giả thuyết chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó. Do đó, di vật khảo cổ sẽ chỉ được coi là một bằng chứng khoa học, nếu nó tích hợp một cách hợp lý sự hiện diện của nó trong giả thuyết đó.1 like