-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/05/2015 in all areas
-
Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ Ba, 12/05/2015 - 03:03 Các yêu sách chủ quyền trên phần lớn Biển Đông có lẽ TQ chỉ coi là một cái cớ, một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. >> Úc hối thúc Trung Quốc không thiết lập ADIZ trên Biển Đông >> Trung Quốc kiểm tra và sửa chữa phao nổi phi pháp tại Hoàng Sa LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử: Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo bãi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”. Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh cãi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều gì nước này muốn tại Biển Đông. Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , thì Bắc Kinh lại đòi hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ. TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đã tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Trước đó, TQ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền chiếm giữ các vùng lãnh thổ bỏ hoang tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều bãi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh cãi ở những vùng biển này.. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đã duy trì một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất. Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lý trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ. Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mã Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mã Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) mãi cho đến thế kỉ 11”. Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đã khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đã được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng. Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rõ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng nghìn năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên. Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đã tìm đến các bến cảnh lớn của người TQ. Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự hòa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay). Ngoài ra còn có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13. Từ các bằng chứng trên, rất rõ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà còn chưa có tàu biển của TQ xuất hiện. Loại bỏ lá bài lịch sử Từ cuối thế kỷ 13, TQ mới bắt đầu khẳng định năng lực hàng hải. Một lần nữa, các chứng cứ khảo cổ hàng hải có thể xác minh được tính đúng sai trong những yêu sách dựa trên lịch sử mà TQ và các nước liên quan đưa ra gần đây. Khi vẽ lại các vị trí của những con tàu bị đắm từ thế kỷ thứ 13 trở về sau, hai tuyến đường chính qua Biển Đông hiện lên rất rõ ràng. Tuyến đường phía Tây ôm sát bờ biển của VN, trong khi tuyến đường phía Đông ôm lấy bờ biển Luzon và Palawan của Philippines. Đường đi của những con tàu cũng cho thấy người ta đã thận trọng né tránh các rặng san hô nguy hiểm thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Ngay cả trong các bản đồ hàng hải hiện đại cũng đánh dấu đây là Khu vực Nguy hiểm. James Horsburgh, một nhà thủy văn học của công ty Đông Ấn thuộc Anh Quốc đã phải cảnh báo Khu vực Nguy hiểm khi nhắc đến quần đảo Trường Sa trong Bản hướng dẫn lộ trình cho các con tàu vào năm 1836: Quần đảo rất rộng lớn với nhiều bãi cát, đá hoặc các rặng san hô nổi lên trên và chìm dưới mặt nước. Vô số nguy hiểm luôn rình rập tại khu vực quần đảo này. Đó là lý do khiến tất các nhà hàng hải né Khu vực Nguy hiểm càng xa càng tốt, thay vì quan sát và mô tả những hiểm nguy mà quần đảo này có thể mang lại. Năm 1993, được sự cho phép của VN, tôi có cơ hội hiếm hoi và tuyệt vời để khảo sát một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây và Đá Đông (West and East London Reefs) là những thực thể nằm ở phía cực Tây, do đó có thể coi là nguy hiểm nhất. Nhiều xác tàu đắm đã được phát hiện tại quần đảo này. Trong đó có một tàu chở trà nổi tiếng mang tên Taeping, đã biến mất vào năm 1871 trên đường từ Amoy (nay là Hạ Môn, TQ) đến New York (Mỹ). Ngoài ra còn có một chiếc tàu Liverpool tên là Titania bị chìm vào năm 1852 trong khi đang chở hàng hóa có giá trị từ Macau (TQ)đến Sydney (Úc), và không một người nào may mắn sống sót. Một chiếc tàu buồm của Anh tên Christina, bị đắm sau khi rời cảng Macau chở theo một số lượng lớn châu báu về Bombay (Ấn Độ) vào năm 1842. Hàng hóa trên chuyến tàu này được thanh toán bằng thuốc phiện. Vài năm sau khi Christina bị đắm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, thuyền trưởng Cuarteron, đã thu lại được những món đồ bằng bạc của con tàu này. Người ta cho rằng đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những bãi đá ngầm bị TQ chiếm đóng trái phép, được gọi theo tên vị thuyền trưởng này. Chúng tôi còn tìm thấy một con tàu có niên đại từ giữa thế kỷ 19 nhưng chưa xác định được nguồn gốc, một chiếc tàu 4 cột buồm của Đức từ đầu thế kỷ 20, một con tàu chạy bằng hơi nước từ thế kỷ 20, một chiếc tàu ngầm từ thời Thế chiến 2, một vài chiếc thuyền đánh cá bằng kim loại và vài chiếc xà lan. Các cuộc tìm kiếm trực quan xung quanh các rặng san hô này được tổ chức rất cẩn thận mà kết quả đạt được lại thật đáng thất vọng. Không hề có đồ gốm, đá dằn tàu hay các thứ khác có xuất xứ từ trước thế kỷ 19. Với một sự nhận thức muộn màng, những phát hiện này trùng khớp với cảnh báo của Horsburgh về Khu vực Nguy hiểm, cũng như các hàng hải chỉ nam trước đó. Mãi cho đến thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu mới đủ tiến bộ đến mức cho phép tàu có thể đi biển ngay cả trong những ngày gió mùa thay vì phải trì hoãn hải trình như giai đoạn trước. Hạn chế của việc ra khơi vào đợt gió mùa là hành trình trở nên dài hơn vì các con tàu phải đi theo chiều gió. Đôi khi việc làm này khiến con tàu lệch quá xa so với hải trình dự tính ban đầu, và hậu quả là các thuyền nhân phải trả giá bằng cả tính mạng của họ. Vậy nên các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn của Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử là hoàn toàn có khả năng bị bác bỏ. Tuy nhiên, có lẽ TQ chỉ coi đây là một cái cớ, như tôi đã nhìn như vậy. Có thể đây chỉ là một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. Và rồi có lẽ sau khi hoàn thành được mục đích của mình, TQ sẽ vui vẻ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước liên quan, và thậm chí, vứt luôn con bài lịch sử này ra khỏi cuộc chơi. Michael Flecker (Dịch: Hoàng Phú - Anh Thư - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Theo Vietnamnet ==================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đưa bài này lên đây, nhằm một mục đích so sánh "cuộc chơi con bài lịch sử" mà tác giả Michael Flecker đã trình bày về vấn đề sử dụng lịch sử, như một công cụ để chiếm cứ Biển Đông của Việt Nam - với vấn đề mà tôi đã xác định về sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt Việt trải gần 5000 năm văn hiến, cũng chính là một phương tiện trong cuộc chơi của các siêu cường từ thời chiến tranh lạnh. Nhưng có hai vấn đề khác nhau ở đây là: Với biển Đông, khi hoàn tất mục đích, cuộc chơi có thể chấm dứt. Nhưng với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - một cuộc chơi con bài lịch sử từ thời chiến tranh lạnh - đã không chấm dứt khi chiến tranh lạnh kết thúc. Sở dĩ tôi xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là một âm mưu quốc tế nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần Việt tộc; là căn cứ vào tính hợp lý trên mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Một trong những căn cứ để có luận điểm trên và là nguyên nhân căn bản ban đầu, chính là tính khiên cưỡng, áp đặt một cách rất chủ quan của những luận cứ phủ nhận cội nguồn Việt sử của những kẻ gọi là học giả với bằng cấp giáo sư, tiến sĩ. Phần ngược lại của nó là những bài viết có chứng cứ khoa học đáng được tôn trong thì không hề xuất hiện ở các siêu cường liên quan (Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc) và ngay tại Việt Nam. Việc quỹ Phan Chu Trinh vinh danh nhà sử học Hoa Kỳ K.W Taylor, là một ví dụ cho vấn đề này: Ông ta đã được lăng xê dù với một tư duy dốt nát. Mặc dù nội dung những bài viết của ông ta - ít nhất qua bản dịch - còn tệ hơn nhiều so với cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nhưng với tư cách là "nhà Sử học Hoa Kỳ", có tư duy phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên ông ta được lăng xê, như là một người Mỹ xuất sắc trong nghiên cứu sử Việt. Từ năm ngoái, khi mới "nghe hơi nồi chõ", rằng Quỹ Phan Chu Trinh sẽ tặng giải thưởng cho ông KW Taylor, tôi đã có ý kiến rằng: "Không nên tặng giải thưởng cho ông này. Vì quan điểm của ông ta trong việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Nhưng tiếc thay! Hôm nay tôi được biết đến thông tin là ông ta đã được nhận giải Phan Chu Trinh. Có thể nói rằng: Nhiều người có học vị và tên tuổi có quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến cũng đã được giải của quỹ Phan Chu Trinh. Mà một ví dụ là ông Lê Thành Khôi. Nhưng để có một cuộc hội thảo khoa học cho việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì "Không!". Mặc dù đã có một lời hứa về tổ chức hội thảo cho tôi. Nhưng như tôi đã trình bày: "Tôi không còn quan tâm nữa, mà chỉ coi là một tín hiệu tốt đẹp vì còn có người quan tâm đến Việt sử ". Vậy thôi. Thực ra, TTNC Lý học Đông phương, về mặt pháp lý, nó có quyền đứng ra tổ chức hội thảo. Nhưng tất cả mọi người đều rõ: Tôi không bao giờ tự tổ chức hội thảo cả. Thậm chí cả đến offline, cũng không, nếu anh chị em học viên các lớp phong thủy không có yêu cầu. Bởi vì, nếu tôi đứng ra tổ chức, nhân danh TT sẽ bị hoài nghi về mặt học thuật vì mang tính chủ quan. Cho nên tôi chỉ trình bày luận điểm của mình nhân danh cá nhân và nhân danh chân lý. Đối với tôi thì ngay cả TTNC LHDP cũng chỉ là một phương tiện để tôi an tâm về mặt pháp lý chứng minh cho chân lý, trước nhưng phiền toái của cuộc đời, mà người ta đã công khai đặt vấn đề tôi "chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nhằm mục đích gì?" (Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên). Người ta đã lớn tiếng trên Tuanvietnam về việc "quá khứ là không cần thiết, con người hãy nghĩ tới tương lai" của tác giả Trần Văn Tuấn (Bài đã đăng trên diễn đàn lyhocdongphuong). Nhưng để phục hồi lại chữ Hán dạy trong trường phổ thông thì người ta lại đặt vấn đề một qúa khứ dân tộc Việt đã sử dụng chữ Hán trong lịch sử (Bài của GS. NGND. Nguyễn Đình Chú, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội). Hai luận điểm mâu thuẫn nhau, nhưng thống nhất trong một ý tưởng là không để ảnh hưởng đến sự lan tỏa của văn minh Hán. Qua đó thấy rất rõ rằng: chân lý đã không được tôn trong như một thực tế khách quan. Mà đỉnh điểm của nó chính là sự trao tặng giải Phan Chu Trinh cho KW Taylor, một học giả nghiên cứu Sử Hoa Kỳ có quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Quỹ Phan Chu Trinh không phải là một tổ chức hành chính của nhà nước. Nhưng nó được coi là có ảnh hưởng trong xã hội về mặt học thuật. Bởi nó được thành lập từ những người có ảnh hưởng và tên tuổi trong xã hội, như ông Nguyên Ngọc. Trong quá trình minh chứng chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi, tôi đã nhận xét thấy rằng: Việc phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt, mang tính cực đoan phi học thuật ở tất cả mọi thế lực chính trị trong xã hội trong nước và quốc tế. Và những luận cứ chứng minh cho cội nguồn Việt sử thì không có chỗ đứng trong bất cứ một tổ chức nào. Mặc dù lập luận bảo vệ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có tính hệ thống và rất chặt chẽ, không dễ gì phản biện. Nhưng không lẽ không có người đủ khả năng để phán xét những luận cứ bảo vệ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trong tất cả mọi thế lực học thuật trong và ngoài nước, mà họ phải sử dụng thủ đoạn để khống chế sự lan tỏa của nó? Thí dụ như việc Hội sử học Việt Nam làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo về quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về cội nguồn Việt sử, nhưng sau đó thì im lặng mất tăm một cách rất hài. Cách giải thích hợp lý nhất là tôi xác định rằng: Sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một âm mưu chính trị quốc tế. Tất nhiên đó không phải là luận cứ duy nhất cho vấn đề mà tôi đặt ra. Và chính bởi âm mưu chính trị này, nên nó bị phủ nhận một cách cực đoan. Còn nếu vì tinh thần khoa học thật sự, tôn trọng chân lý thì luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải có chỗ đứng trong việc phổ biến trao đổi học thuật.Hoàn toàn không có chuyện đó. Những cuộc hội thảo dự định tiến hành quy mô cho luận điểm chứng minh cội nguồn Việt sử đã không thể xảy ra. "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" là phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng ở cafe Trung Nguyên. Nhưng nó chỉ không hợp lý với hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhân danh khoa học. Tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn lyhocdongphuong rằng: Nếu tôi phát hiện việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một vấn đề chính trị thì tôi sẽ ngưng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tuy nhiên, trước khi tôi ngưng viết tiếp tục - và sự tồn tại của diễn đàn lyhocdongphuong chỉ còn là hình thức - thì tôi cũng cần cảnh báo vì lương tâm của tôi rằng: Sẽ không bao giờ có tính chính danh cho bất cứ một thế lực chính trị nào, nếu phủ nhận chân lý. Tất nhiên nó sẽ là tiền đề cho một thế giới loạn cào cào. PS: Tôi vẫn hy vọng một cuộc hội thảo quy mô về cội nguồn Việt sử với sự tham gia của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", nếu có ai đó đủ khả năng chỉ ra sai lầm mang tính học thuật nhân danh khoa học trong hệ thống luận điểm của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh phương Đông. Tôi hy vọng rằng: Nếu nền văn minh này còn tiếp tục phát triển thì điều này sẽ phải xảy ra. Cho dù sau khi tôi đã chết và sau cả "canh bạc cuối cùng".2 likes
-
Chiến lược "độc" giúp Mỹ đối phó Trung Quốc tại Biển Đông Đức Huy 14/05/2015 19:20 Một bài viết đăng tải trên The Diplomat phân tích "chiến lược 12 dặm" mà Mỹ có thể sử dụng để đối phó lại các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu USS Fort Worth và USS Freedom Hôm qua (13/5), báo chí đã rộ lên thông tin quân đội Mỹ đang cân nhắc việc điều động máy bay và tàu Hải quân để trực tiếp đáp trả những tuyên bố chủ quyền phi pháp và các hoạt động mở rộng xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trước sự kiện này, chuyên gia Prashanth Parameswaran trong bài viết đăng trên The Diplomat đã đưa ra một chiến lược mà theo ông Mỹ có thể áp dụng để khống chế Trung Quốc trên Biển Đông. Điểm mấu chốt của chiến lược này là trực tiếp đánh vào sự phi pháp của các hoạt động cải tạo đất do Trung Quốc khởi xướng. Theo ông Parameswaran, không ít người đã lo ngại Bắc Kinh có thể sẽ bao biện rằng họ chỉ xây dựng trên các đảo/đá chìm, và điều này sẽ cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền. Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ có trong tay 12 dặm lãnh hải, một vùng đặc quyền kinh tế, và một thềm lục địa đối với mỗi đảo; và 12 dặm lãnh hải cho mỗi đá. Tuy nhiên, Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã chỉ rõ, các nước không được phép tuyên bố chủ quyền đối với đảo đá chìm, bởi khác với các đảo đá thông thường, đảo đá chìm không được công nhận về mặt pháp lý do bị ngập nước mỗi khi thủy triều lên. Kể cả khi đã được cải tạo, về mặt bản chất, các đảo đá chìm không được tính chủ quyền. Công ước LHQ về Luật biển "Chiến lược 12 dặm" BÀI LIÊN QUAN Trung Quốc phản ứng xấu với Mỹ về tuần tra biển Đông TQ hạ đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông, CSBVN theo dõi chặt chẽ BQP Mỹ công bố con số khủng khiếp về hoạt động của TQ ở Biển Đông Chuyên gia Parameswaran cho rằng Mỹ có thể áp dụng điều 60.8 trong UNCLOS để "gây khó dễ" cho Trung Quốc. Cụ thể, tàu Hải quân Mỹ sẽ cứ thế mà di chuyển vào bên trong bán kính 12 dặm xung quanh một hoặc nhiều đảo/đá nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên Biển Đông, để chứng tỏ rằng Washington không hề công nhận các đảo/đá này của Bắc Kinh. Theo ông Parameswaran, nước cờ này của Mỹ sẽ đặt Trung Quốc vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu Trung Quốc muốn cáo buộc Mỹ đã xâm phạm lãnh hải, họ sẽ phải công khai tuyên bố chủ quyền trên những đảo/đá chìm này, và nói rằng các đảo/đá này được hưởng quyền 12 dặm lãnh hải như các đảo/đá bình thường khác. Đảo nhân taọ do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông Tuy nhiên nếu làm như vậy, Trung Quốc đương nhiên sẽ vi phạm điều 60.8 của UNCLOS đã được dẫn ở trên. Còn Mỹ sẽ tạo được hình ảnh một cường quốc không chỉ tuân thủ luật pháp quốc tế mà còn sẵn sàng hành động để áp đặt những quy chuẩn đó. Mặt khác, nếu Trung Quốc không có động thái gì đáp trả, thì như vậy chẳng khác nào nước này "cho phép" Mỹ can thiệp trực tiếp vào Biển Đông, điều mà Bắc Kinh luôn kịch liệt phản đối. Cũng theo chuyên gia Parameswaran, chiến lược này không phải là không có rủi ro. Về phía Mỹ, nước này cần phải hết sức cẩn thận khi điều động tàu vào một khu vực nhạy cảm có nhiều tranh chấp như Biển Đông để áp đặt một điều luật quốc tế mà chưa chắc Trung Quốc đã chấp thuận. "Washington cần đảm bảo rằng họ tiếp cận được đích xác những đảo/đá chìm mà Trung Quốc xây dựng trái phép, đồng thời giữ khoảng cách với các đảo đá khác để tránh những phức tạp về mặt pháp lý có thể nảy sinh" - ông Parameswaran nhận định. Chuyên gia này cũng cảnh báo, "chiến lược 12 dặm" này chưa chắc đã có thể làm khó Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh hoàn toàn có thể ra một tuyên bố chung chung, cáo buộc Mỹ đang gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hòa bình và ổn định trên Biển Đông, mặt khác vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo đất và xây dựng trái phép của mình. Tóm lại, ông Parameswaran nhấn mạnh, dù Washington có áp dụng "chiến lược 12 dặm" hay không, và hiệu quả như thế nào, thì nó vẫn nên được nhìn nhận như một phần quan điểm và chính sách lâu dài của Mỹ trên Biển Đông, thay vì một bước can thiệp nhỏ lẻ. << Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông, CSBVN theo dõi chặt chẽ theo Đại Lộ ==================== Mới thay cái găng tay mỏng hơn. Chưa được. Cần phải lột cái găng tay nhung ra và giơ nắm đấm sắt lên. Nếu không nước Mỹ sẽ không còn gì cả.1 like
-
Ngẫm Nghĩ
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Xin lỗi. Lão Gàn thì điếu thể lịch sự được như những bài tham luận đọc trước các quý vị đại biểu và các vị khách quý. Lão nói thẳng: Những thằng cho rằng nên dạy chữ Nho trong trường phổ thông đều có vấn đề phải xem xét lại về khả năng tư duy và mục đích đặt vấn đề. Chữ Nho bây giờ thực chất là tử ngữ. Tức là nó không còn có ý nghĩa trong sinh hoạt phổ biến trong giao thiệp với nước Đại Trung Hoa. Điếu mựa. Học nó chỉ dành cho những nhà nghiên cứu chuyên sâu về các bản văn cổ, hoặc để đào tạo những nhà cứu chuyên sâu. Nhưng nó sẽ có tác dụng nếu nước Đại Việt bị bắc thuộc lần thứ ba thì việc hiểu chữ Hán, tiếng Hán sẽ nhanh hơn, nếu như nó được chuẩn bị sẵn từ chương trình phổ thông. Điếu mựa! Đó là lý do mà lão Gàn điếu ủng hộ. Nội chữ Việt, tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong xã hội loài người. Như lão đã nhiều lần phát biểu: Tiếng Việt có thể dịch tất cả các thứ tiếng ra ngôn ngữ của nó. Ngược lại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này vô cùng chật vật khi dịch từ tiếng Việt ra ngôn ngữ của họ. Kể cả tiếng Anh và Đại Trung hoa. Muốn dịch cái điếu gì từ các thứ tiếng ra tiếng Việt đều được hết. Tiếng Việt thì điếu học đến nơi đến chốn. Nghiên cứu tiếng Việt thì toàn những thằng dốt nát, chém gió đập ruồi. Nói chuyện với những thằng ngu, mệt bỏ mẹ. Đợi hạ hỏa đã, lão sẽ sửa lại lời văn cho lịch sự và khiêm tốn, nhã nhặn. BÀI SẼ CHỈNH SỬA HOẶC XOA BỎ.1 like -
Ngẫm Nghĩ
ATN liked a post in a topic by yeuphunu
Bài viết của ông PGS.TS Lê Xuân Thại quá hay, mời ACE cùng xem ============================================================= Nên hay không nên dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông? Trên Kiến thức ngày nay số 141 năm 1994, nhà ngôn ngữ học tên tuổi Cao Xuân Hạo đã viết bài “Chữ Tây và chữ Hán thì chữ nào hơn?”. Từ đó đến nay, không ít bài viết đã trao đổi xung quanh việc có nên đưa viêc dạy-học chữ Hán vào trong nhà trường vì một lí do đơn giản "để hiểu tốt hơn, chính xác hơn các từ ngữ Hán Việt " (chiếm tới già nửa vốn từ tiếng Việt). Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Xuân Thại và mong nhận được ý kiến trao đổi từ phía người đọc. Gần 20 năm nay trên báo chí có một số nhà giáo, nhà ngôn ngữ học chủ trương đưa chữ Nho vào chương trình giáo dục phổ thông. Người đầu tiên đưa ra chủ trương này có lẽ là PGS. Cao Xuân Hạo với bài viết “Chữ Tây và chữ Hán thì chữ nào hơn?” in lần đầu tiên trên Kiến thức ngày nay số 141 năm 1994. Sau đó là các bài viết “Chữ Nho với nền văn hóa Việt Nam” của GS. Nguyễn Cảnh Toàn; “Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam” của GS. Nguyễn Đình Chú; “Vai trò Hán Nôm trong các ngành khoa học xã hội” của GS. Lê Văn Quán v.v... Trước Cách mạng tháng Tám, tôi đã học chữ Nho, theo sách thành hiền 2 năm trước lúc học chữ quốc ngữ, sau đó vào học tiểu học ở trường Pháp - Việt, đến lớp nhì đệ nhất mỗi tuần chỉ học một tiết chữ Nho gọi là giờ Caractère Chinois. Sau Cách mạng tháng Tám trường phổ thông không dạy chữ Hán và đến cuối năm 1954 tôi sang Trung Quốc học đại học. Một người như tôi, đã gắn bó với chữ Hán, tiếng Hán trong một thời gian dài như vậy, đáng lẽ khi có người chủ trương dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông Việt Nam thì phải nhiệt liệt tán thành, ủng hộ. Nhưng trái lại tôi lại rất băn khoăn trước chủ trương này. Thứ chứ Hán hay chữ Nho mà các học giả trên đây chủ trương đem dạy ở trường phổ thông là thứ chữ Hán của văn bản cổ đại mà Trung Quốc gọi là văn ngôn. Chủ trương dạy chữ Hán ở đây thực chất là chủ trương dạy văn ngôn chứ không phải là dạy tiếng Hán hiện đại. Việc dạy chữ Hán và tiếng Hán hiện đại thì chẳng có gì phải bàn cãi nữa vì trước đây và hiện nay trong trường phổ thông Việt Nam đều có môn tiếng Trung (tiếng Hán hiện đại) bên cạnh các môn sinh ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga v.v... mặc dù số lượng học sinh học tiếng Trung bây giờ không nhiều như trước nữa. Học chữ Nho thì phát âm theo cách đọc Hán Việt, còn học chữ Hán tiếng Hán hiện đại thì phát âm theo hệ thống ngữ âm Bắc Kinh hiện đại. Để sáng tỏ vấn đề chúng ta thử tìm hiểu những lí do mà các học giả trên đây dựa vào để chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông. PGS.TS Lê Xuân Thại thuyết trình bài viết tại Hội thảo NNH toàn quốc Trước hết, là về tác dụng của chữ Hán đối với não bộ con người và sự tiến bộ xã hội. GS. Cao Xuân Hạo và cả GS. Nguyễn Đình Chú đều đánh giá rất cao tác dụng của chữ Hán đối với não bộ con người tức là đối với cơ quan của tư duy, nhận thức. Lòng tin này dựa vào một thành quả của việc dạy tiếng Anh bằng chữ Hán cho các học sinh Mỹ mắc chứng alexia (không học được cách “đánh vần”). “Năm 1978, một nhóm ngữ học Mỹ quyết định làm một cuộc thí nghiệm. Họ mở một lớp gồm toàn trẻ em “khuyết tật” mắc chứng elexia và dạy chương trình tiểu học cho chúng bằng chữ Hán (xin bạn đọc hiểu đúng cho: dĩ nhiên các em ấy học tiếng Anh và học các môn khác bằng tiếng Anh, nhưng các từ tiếng Anh đều được viết bằng chữ Hán. Chẳng hạn, câu He came to a high mountaine được viết bằng sáu chữ Hán là “Tha đáo cập nhất cao sơn”. Sau năm đầu, các em đọc và viết được 1.600 từ đơn, và về khả năng hấp thu tri thức chứng tỏ ra không “đần độn” chút nào, mà kết quả học tập của chúng lại có phần trội hơn các em học tiểu học bằng chữ ABC”. Trên cơ sở thực nghiệm này, lại dựa vào khái niệm “diện mạo tổng quát” (được gọi là Gestalt) trong tâm lí học hiện đại, người ta cho rằng chữ Hán - một thứ chữ không ghi âm - là một thứ chữ hơn hẳn chữ Tây. “Mỗi chữ Hán là một Gestalt tuyệt hảo, trong khi cái chuỗi chữ cái La - Tinh chắp thành một hàng dài không làm thành một hình ảnh có thể nhận diện dễ dàng trong một chớp mắt như chữ Hán” (Cao Xuân Hạo). Từ chỗ ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán đối với não bộ con người, đối với nhận thức, tư duy, GS. Cao Xuân Hạo và GS. Nguyễn Đình Chú rất tâm đắc với nhiều nhận định của một số học giả nước ngoài về tác dụng của chữ Hán đối với tiến bộ xã hội. Đó là ý kiến của Léon - Vandermermeesh cho rằng những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thương Cảng, Đại Hàn, Singapore là những “con rồng” và sở dĩ thành rồng được chính là vì họ dùng chữ Hán. Chỉ còn một nước chưa thành rồng được: Việt Nam - Nước này đã bỏ mất chữ Hán mà trước kia nó đã từng dùng. Đó là những lời tiên đoán của một số người phương Tây cho rằng chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc... chữ Hán là thứ chữ tương lai của nhân loại (dẫn theo Cao Xuân Hạo). Quả thật, đọc rất nhiều sách báo của Trung Quốc tôi chưa thấy một học giả Trung Quốc nào ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán như mấy người nước ngoài này. Chữ Hán do đặc điểm của nó có thể là “liều thuốc” để chữa khuyết tật cho những người mắc chứngelexia nhưng không nên ngộ nhận là thứ thuốc đó có thể dùng để kích thích trí thông minh của con người lên vượt bậc, nhất là đối với con người bình thường không mắcelexia. Nếu học chữ Hán mà thông minh, sáng tạo vượt bậc thì giải thưởng Nobel phần lớn phải thuộc về người Trung Quốc nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu học chữ Hán mà xã hội văn minh, tiến bộ đến như vậy thì hiện nay Trung Quốc phải đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, khoa học, kĩ thuật nhưng thực tế không phải như vậy. Ông Lý Quang Diệu, một người gốc Hoa, nguyên thủ tướng Singapore, người lãnh đạo Singapore trở thành con rồng khi sang thăm Việt Nam nói về kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội của Singapore, ông không hề nói đến vai trò của tiếng Hán, chữ Hán mà khuyên Việt Nam nên đẩy mạnh việc học tập tiếng Anh. Một số người phương Tây cho rằng chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc, lời tiên đoán này đến nay cũng đã vài mươi năm rồi mà trên thế giới chưa thấy nước nào “rục rịch” dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của dân tộc họ! Theo tôi thì thứ chữ nào hiện nay trên thế giới cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Ưu điểm của chữ Hán đã được nhiều người nói đến. Chữ Hán thường có bộ phận biểu ý nên trong trường hợp đồng âm, nhìn vào chữ là biết ngay được nghĩa của yếu tố đồng âm đó. Chữ ABC không có được ưu điểm này. Chẳng hạn một người Việt Nam có tên là Dương thì rất khó biết tên anh ta có nghĩa là gì: là mặt trời, là biển lớn, là tên một loài cây hay là con dê. Sức mạnh của chữ Hán cho mãi đến ngày nay là phương tiện giao tiếp chung của nhân dân Trung Quốc trong tình trạng các ngôn ngữ địa phương quá cách xa nhau, người Thượng Hải không hiểu tiếng Quảng Đông, người Quảng Đông không hiểu được tiếng Tứ Xuyên v.v... nhưng mọi người Trung Quốc có học đều đọc hiểu các văn bản chữ Hán. Cũng chính vì thế mà cho đến nay chữ phiên âm của tiếng Hán chỉ có thể là phương tiện phụ trợ trong việc dạy chữ Hán chứ không thể thay thế chữ Hán được. Nhưng nhược điểm của chữ Hán là rất khó học. Người Trung Quốc và những người nước ngoài học chữ Hán đều thấm thía điều này. Nó là một cản trở rất lớn cho việc xóa nạn mù chữ ở Trung Quốc. Trong lúc đó thì chữ ABC của ta tuy có nhược điểm như trên đã nói nhưng học rất nhanh, điểm này thì ai cũng thấy. Từ chỗ ca ngợi tính ưu việt của chữ Hán, GS. Cao Xuân Hạo coi việc bỏ chữ Hán, chữ Nôm ở nước ta là “một tai họa, một trận đại hồng thủy” gây nhiều mất mát, không còn hoán cãi được nữa. Nói như vậy cũng có nghĩa là chê trách cha ông ta đã không sáng suốt, đã quá nhu nhược. Tôi thì tôi không nghĩ như vậy, tôi cho rằng việc lựa chọn chữ ABC là sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử, của nhân dân ta. Và chữ ABC đã có công lớn trong sự phát triển của xã hội ta, nhất là từ Cách mạng tháng Tám đến nay. Một lí do khác của chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông là việc tiếp nhận, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Một lí do, một mục đích thật là hấp dẫn ! Quả thật, cha ông chúng ta đã để lại một di sản văn hóa vô cùng quý báu, trong đó một khối lượng không nhỏ được viết bằng chữ Hán: Bài thơ Nam quốc sơn hà (có người cho là của Lý Thường Kiệt), Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, văn thơ Lý Trần, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh, Nam dược thần liệu của Tuệ Tĩnh, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên,Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Chu Tiên, Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh v.v... Nếu ai cũng có trình độ chữ Hán đọc trực tiếp các văn bản chữ Nho đó thì tốt quá. Nhưng vấn đề là ở chỗ ngày nay dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông có thể đạt đến trình độ đó hay không. Ai cho rằng dạy chữ Nho ở trường phổ thông để học sinh trực tiếp đọc được văn bản chữ Hán trong di sản văn hóa dân tộc thì đó là một ảo tưởng. Các cụ ta ngày xưa bao nhiêu năm đèn sách, sôi kinh nấu sử mới đạt được trình độ đó chứ đâu phải là chuyện dễ! Học chữ Nho khó không phải chỉ vì bản thân chữ Nho phức tạp mà còn vì văn chữ Nho là văn cổ đại (văn ngôn) mà ngay người Trung Quốc hiện đại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tôi là người cảm nhận rất rõ điều này. Tôi học tiếng Hán hiện đại đến nay đã hơn 50 năm, chữ Hán tôi học được cũng khá nhiều nhưng đọc loại văn cổ đó tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Không những tôi mà ngay các bạn học Trung Quốc cùng lớp với tôi cũng không hiểu gì mấy khi bất đầu tiếp xúc với Kinh thi, với Luận ngữ, với Sở từ v.v... GS. Cao Xuân Hạo cảm thấy chạnh lòng khi hiện nay, tất cả các khách du lịch đến nước ta đều kinh ngạc trước tình trạng người Việt không đọc được những dòng chữ đề trên các đền đài và di tích lịch sử. Họ nói: “Các ngài là những người mù chữ ngay trên đất nước mình”. Nếu là tôi, tôi sẽ trả lời với người khách du lịch đó rằng, thứ chữ này không phải là chữ của Việt Nam mà là chữ Hán trước đây cha ông chúng tôi dùng, bây giờ chữ của Việt Nam là chữ quốc ngữ. Cho nên thứ chữ này bây giờ ít người đọc được là chuyện bình thường. Thực ra thì hiện tượng này không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ngay ở Trung Quốc cũng có khá đông người đến đền, chùa của họ mà vẫn không đọc được hoặc đọc mà không hiểu được các dòng chữ viết trên câu đối hoặc hoặc các bức hoành phi mặc dù họ cũng có một vốn chữ Hán kha khá. Theo tôi thì để tiếp cận di sản văn hóa chữ Hán ở Việt Nam, cần phải đào tạo một đội ngũ chuyên gia Hán học để họ có thể nghiên cứu và dịch các trước tác chữ Hán có giá trị của cha ông ra tiếng Việt chứ không trông chờ gì ở việc học tập chữ Nho của học sinh ở trường phổ thông. Việc dịch thuật này ngay từ thời phong kiến đã có người làm như Đoàn Thị Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, thời Pháp thuộc vẫn tiếp tục có người làm, và sau Cách mạng tháng Tám nhất là mấy chục năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việc thành lập Viện Hán Nôm, việc thành lập khoa Hán Nôm ở một số trường đại học đã có tác dụng rất lớn trong vấn đề này. Ngoài hai lí do trên, còn một lí do nữa mà những người chủ trương dạy chữ Nho ở trường phổ thông thường hay nêu ra là dạy chữ Nho để nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Việt. GS. Cao Xuân Hạo viết: “Nạn mù chữ Hán cũng là cội nguồn của việc hiểu sai các từ Việt gốc Hán. Cũng như người Pháp không thể giỏi tiếng Pháp nếu không biết tiếng La Tinh, người Việt Nam cũng không thể giỏi tiếng Việt nếu không biết chữ Hán, thứ chữ đã từng được dùng để viết hơn 70% số từ của tiếng Việt, những từ mà ngày nay vẫn được dùng với một tần suất rất cao”. Để chứng minh cho điều này, người ta đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng, các lỗi về âm, về nghĩa, về phong cách trong việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trên sách báo và trong cuộc sống thường nhật. Những lỗi này là sự thật không thể chối cãi nhưng phải chăng là do nạn mù chữ Nho và muốn khắc phục cái lỗi này thì phải dạy chữ Nho từ bậc học phổ thông? Thử lật lại vấn đề: nếu các lỗi về sử dụng từ ngữ Hán Việt là do mù chữ Nho thì tại sao có rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học Việt Nam chẳng biết một chữ Nho nào cả mà tác phẩm của họ chẳng có một lỗi nào về từ ngữ Hán Việt. Sở dĩ như vậy là vì tuy không biết một chữ Nho nào cả nhưng họ đã có một quá trình tu dưỡng tìm hiểu âm, nghĩa, giá trị phong cách của từ ngữ Hán Việt. Việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt không nhất thiết phải qua chữ Nho. Người ta hoàn toàn có thể thụ đắc từ ngữ Hán Việt bằng cách liên hệ với tư duy, liên hệ với thực tế, với giao tiếp. Điều này không những đúng với việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt mà còn đúng với việc thụ đắc các từ ngữ ngoại lai khác trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Pháp nhưng để hiểu những từ đó người Việt không nhất thiết phải học chữ Pháp, tiếng Pháp. Điều này cũng đúng đối với việc thụ đắc các từ ngữ ngoại lai của người bản địa dân tộc khác. Trong tiếng Hán có nhiều từ gốc Nhật, nhưng người Hán cũng không nhất thiết phải học tiếng Nhật, chữ Nhật (mặc dù trong chữ Nhật có nhiều chữ Hán). Như vậy, theo tôi là những người dùng sai từ ngữ Hán Việt không phải là do không biết chữ Nho mà là do họ không học tập đến nơi đến chốn tiếng Việt nói chung và từ ngữ Hán Việt nói riêng. Có người nghĩ rằng có học chữ Nho mới hiểu được nghĩa của yếu tố cấu tạo từ, hiểu được yếu tố cấu tạo từ thì mới hiểu được nghĩa của từ ngữ Hán Việt. Thực tế không hẳn là như vậy. Có nhiều trường hợp người ta không hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt nhưng vẫn hiểu và sử dụng đúng từ ngữ Hán Việt. Người ta có thể không hiểu ái trong ái nam ái nữ nghĩa là gì, nhưng hiểu rất đúng thế nào là ái nam ái nữ (Ái ở đây có nghĩa làphảng phất, gần như), có thể không hiểu ái trong ái ngại nhưng ai cũng hiểu dùng đúng từái ngại (Ái ở đây có nghĩa là băn khoăn), có thể không hiểu sở trong từ khổ sở nghĩa là gì nhưng không mấy ai không hiểu và dùng sai từ khổ sở (Sở ở đây có nghĩa là đau xót). Như vậy có thể thấy rằng trong việc thụ đắc từ ngữ Hán Việt, quan trọng là việc hiểu nghĩa, hiểu cách dùng từ ngữ chứ không phải là hiểu nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ. Mà ngay cả việc hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt cũng không nhất thiết phải qua chữ Nho mà có thể dạy qua chữ quốc ngữ như chúng ta đã dạy ở các giờ ngữ văn phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Tất nhiên việc dạy từ ngữ Hán Việt ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều điều phải cải tiến để thu được nhiều hiệu quả hơn nữa, nhưng đó là chuyện khác mà chúng tôi không bàn đến ở đây. Nói tóm lại, chúng tôi cho rằng không nên, không cần thiết phải dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông với tư cách là một môn học bắt buộc, có tính chất đại trà. Tất nhiên, những em học sinh phổ thông nào thích học chữ Nho mà nhà trường có điều kiện thì cũng có thể theo học ở những giờ ngoại khóa. Và chúng tôi cũng không phản đối việc giảng dạy cho học sinh phổ thông hiểu thế nào là chữ Nho, thế nào là chữ Nôm và học nhận diện một số lượng chữ Nho nào đó mà không bắt buộc phải nhớ như GS. Nguyễn Quang Hồng đề nghị. Thực ra thì đây không phải là ý kiến của riêng chúng tôi. Đã có một số người viết bài tỏ rõ ý kiến không đồng tình với chủ trương dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông như bài “Vấn đề dạy chữ Hán cho học sinh trung học phổ thông Việt Nam” của Trương Đức Quả, “Vấn đề đưa chữ Hán vào nhà trường phổ thông” của Nguyễn Thìn Xuân. Và cuộc thăm dò ý kiến của chúng tôi cũng cho thấy khá nhiều người tán thành với ý kiến của chúng tôi. Bài viết này của chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói để trong tương lai những người làm chương trình và SGK mới tham khảo. theo http://vienngonnguhoc.gov.vn/?act=Science&do=Detail&nid=1421 like -
Trung Quốc đề xuất sắp xếp lại trật tự thế giới Thứ Ba, 12/05/2015 - 10:30 Bắc Kinh nhấn mạnh việc cần thiết phải bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới. >> Đưa tàu nghiên cứu ra Biển Đông: Trung Quốc dùng "bổn cũ" >> Trung Quốc với cuộc chơi "con bài lịch sử" ở Biển Đông Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 11/5 cho hay, hợp tác quân sự Trung Quốc - Nga là nhằm tăng cường sức bền song phương trước những mối đe dọa và thách thức mới Sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Fan Changlong, ông Antonov nói: "Các đồng sự Trung Quốc đã nhấn mạnh sự nhất trí trong lập trường của hai nước về những vấn đề liên quan tới các mối đe dọa và thách thức". "Phía Trung Quốc đề cập tới sự cần thiết phải sắp xếp lại trật tự thế giới hiện nay, bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới". Theo ông Antonov, hai nước đã nhấn mạnh tới "lợi ích thiết thực" của cuộc tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông. "Vào tháng 5 và tháng 8 năm nay, có hai cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga, theo kế hoạch sẽ diễn ra ở vùng biển Địa Trung Hải và biển Nhật Bản", ông Antonov nói. Nga và Trung Quốc sẽ tập huấn việc hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình cũng như chống khủng bố và cướp biển ở biển Nhật Bản. Theo Hoài Linh Vietnamnet ================= Lão Gàn phát biểu nghiêm túc 51% thế này nhá: Nếu quả là nền văn minh hiện nay với tất cả kho tàng lịch sử văn hóa cổ kim của nhân loại - Ngoại trừ những bí ẩn huyền vĩ của Việt sử - mà có thể lập lại được trật tự thế giới . Tức là đặt ra được một chuẩn mực quốc tế cho cả thế giới - thì - "canh bạc cuối cùng" sẽ không kết thúc bằng chiến tranh. Nhưng khó lém! Hiểu không? Muốn đạt được điều này thì phải công nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu cái gì cả.1 like
-
Xây cao ốc chọc trời Việt Nam - Đòn "chí tử" với Keangnam? Dân trí Giới chuyên gia cho rằng, công ty Keangnam đã vay nợ quá nhiều để xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower dẫn đến mất cân đối tài chính, khởi đầu cho hàng loạt những khó khăn sau này. Keangnam Landmark Tower cao 72 là toà nhà cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại với vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD. Phương Dung Rất tiếc cho Hàn Quốc. Một đất nước cũng tự nhận là cái nôi của Phong thủy Đông phương và đã trình bày với Liên Hợp Quốc để được công nhận. Nhưng một Cty lớn nhất Hàn Quốc lại phạm sai lầm nghiêm trọng về phong thủy và bị phá sản. Khi nào sư phụ ra Hanoi, thày trò "Ọp" tại nhà Hải. Sư phụ sẽ chỉ cho anh chị em biết tòa nhà Keang Nam phạm phong thủy nặng như thế nào. Cả một đế chế kinh tế tài chính của một siêu cường sụp đổ chỉ vì ngớ ngần trong phong thủy, mới thấy sự hiểu biết về phong thủy Lạc Việt quan trọng như thế nào. Bởi vậy, Phamhung nói đúng: Sư phụ bán toàn bộ kiến thức phong thủy Lạc Việt với giá 5 triệu Dollar là quá rẻ. PS: Chỉ có những anh chị em lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp mới phải mất thì giờ đến nghe.1 like