• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/05/2015 in all areas

  1. Đường vào Nhà Trắng của bà Hillary Clinton bắt đầu gập ghềnh Ngọc Hà 07/05/2015 14:55 Bà Hillary Clinton bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ hai vào ngày 12/4 Ngay sau khi bà Hillary Clinton tuyên bố bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ hai vào ngày 12/4. Cuốn sách Clinton Cash (Tiền nhà Clinton) ra mắt độc giả Mỹ hôm 5/5 đã khiến bà Clinton nhận cú đánh đầu tiên từ phe đối kháng. Với những người không muốn bà Clinton vào Nhà Trắng thì họ cho rằng, sau thời gian làm phu nhân của cựu Tổng thống Bill Clinton, Thượng nghị sĩ và Ngoại trưởng, bà Clinton đang trở nên quá xa rời thực tế. Vài giờ sau khi bà công bố quyết định tranh cử, quanh khu vực tranh cử của bà tại Brooklyn nhiều khẩu hiệu như "Tham vọng, Tính toán, Giả dối và Giấu giếm" xuất hiện. Bên cạnh đó là hình ảnh khuôn mặt bà Clinton với nhiều nếp nhăn. Cuốn sách có tên Clinton Cash (Tiền của nhà Clinton), ra mắt độc giả hôm 5/5 tại Mỹ, còn “mạnh miệng” hơn nữa khi cáo buộc ứng cử viên đảng Dân chủ lợi dụng quyền chức để thu lợi. Dù nội dung cáo giác không có bằng chứng cụ thể, nhưng những gì cuốn sách đưa ra cũng khiến con đường vào nhà Trắng của bà Clinton trở nên khó khăn hơn. Nội dung trong cuốn Clinton Cash đặt ra một câu hỏi “Khi còn đương chức Ngoại trưởng Mỹ từ 2009-2013, phải chăng Hillary Clinton đã sử dụng ảnh hưởng chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà tài trợ giàu có đã đóng góp vào Quỹ Clinton?” Tuy nhiên, không ai, kể cả tác giả cuốn sách và báo chí trả lời được vì họ không phát hiện một bằng chứng nhỏ nào về việc hối mại quyền thế ở đây. Tuy vậy, cáo buộc này đã kéo gia đình nhà Clinton, đặc biệt là bà Clinton vào vòng vòng xoáy chính trị - truyền thông. Quỹ Clinton được ông Bill lập ra vào năm 2001, cung cấp tài chính cho hàng chục chương trình dự án lớn trên khắp thế giới từ các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đến bảo vệ môi trường. Quỹ này đã nhanh chóng khẳng định như một tổ chức phi chính phủ lớn mạnh nhất thế giới. Quỹ Clinton quyên góp được gần 2 tỷ USD trong vòng 15 năm, chủ yếu từ các nhà tài trợ giàu có và chính phủ nước ngoài. Giờ đây chính những nhà tài trợ này là tâm điểm của các cáo giác mâu thuẫn quyền lợi nhắm vào bà Hillary Clinton. Không những thế, túi tiền nhà Clinton cũng đang trở thành tâm điểm của các mũi “tấn công”. Bài viết "Ứng viên Dân chủ bị tấn công vào túi tiền" trên tờ Libération nhận xét, tài sản cá nhân của nhà Clinton và sự gần gũi với giới tài chính đang và sẽ là vấn đề gây phiền toái cho ứng cử viên Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà trắng. Đánh giá của Washington Post cho thấy, từ năm 2001 đến 2012 vợ chồng Clinton đã kiếm được ít nhất 136 triệu đô la. Theo thống kê của nhật báo này, từ khi rời nhà trắng năm 2001, Bill Clinton đã có 504 bài diễn thuyết được trả 105 triệu đô la. Bên cạnh đó, cựu Đệ nhất phu nhân, cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng kiếm được 12 triệu trong vòng khoảng 18 tháng sau khi rời khỏi chính quyền Obama năm 2013, theo Bloomberg. Điều này cho thấy, từ khi tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Mỹ, bà Clinton đã cố gắng xây dựng hình ảnh giản dị, gần gũi, tuy nhiên, hiện bà cũng đang bắt đầu phải “hứng đòn”. theo Công lý ================ Nếu ngài Obama thiếu cứng rắn và cương quyết trong việc xác định vai trò bá chủ thế giới của Hoa Kỳ hiện này thì người đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016 sẽ không thuộc đảng Dân chủ. Dù người ứng cử viên là bà Clinton. Đây là điều lão Gàn nói lâu rồi, ngay trong topic này, khi mà bà Clinton còn đang cân nhắc làm ứng cử viên TT. Sự cương quyết và cứng rắn của Hoa Kỳ phải thể hiện ở biển Đông và Hoa Đông, dù chỉ trên hình thức.
    1 like
  2. Khi họ đã quyết định xây thì chú chẳng bao giờ bàn cả. Nếu Vi Tiểu Bảo có quen ông bộ trưởng thì nói với ông ấy rằng: Tôi có quen thày Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông Bộ trưởng có thể thuê thày Thiên Sứ chỉnh sửa lại. Khi mới đang xây có thể sửa lại kịp nếu muốn cho nó cho nó tốt hơn. Vì chỗ quen biết , nên nếu là tôi - Vi Tiểu Bảo - giới thiệu, thày Thiên Sứ sẽ tính rẻ, thay vì vài tỷ, ông ấy chỉ lấy giá khởi điểm 500. 000. 000 VND. Tất nhiên, trong ca phoengshui này, ông ấy sẽ ký hợp đồng (*)với Bộ Ngoại Giao về mục đích đạt được của Bộ Ngoại Giao Việt Nam với thế giới. Tiền nào của đấy. PS: Chú chưa hề ký hợp đồng với bất cứ ai trên thế giới này về phong thủy cả.
    1 like
  3. Giá như trước khi xây dựng họ hỏi chú thì hay hơn. Bây giờ xây rồi mới có người hỏi là.....Vi Tiểu Bảo thì chú có nói chỉ mình Vi Tiểu Bảo nghe. Híc! Nhưng Vi Tiểu Bảo hãy so sánh với tổ hợp kiến trúc này sẽ thấy những cấu trúc gần giống:
    1 like
  4. Theo Trí thức trẻ Nội hàm của câu: "Có rất nhiều lý thuyết tưởng vô lý", khác hẳn nội hàm của câu "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại Cafe Trung Nguyên. Thuyết trái Đất quay của Galileo, vào thời ông ta cũng "tưởng như vô lý", khi các nhà khoa học đương thời cho rằng: "Người ở phía dưới sẽ quay đầu xuống Địa ngục"; hoặc "Người trên mặt Địa cầu sẽ văng vào không gian".....Bởi vậy, tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó.....Cái mà con người "tưởng như vô lý", thực chất vì dốt nát mà thôi. Lão Gàn viết bài này thuần túy mang tính lý thuyết về một luận điểm của Nasa (Đã trích dẫn), không liên quan đến nội dung nói về cái máy EmDrive của nhóm chế tạo.
    1 like
  5. Hồ sơ Lầu Năm Góc (phần 1): Chân dung người tiết lộ tài liệu mật về Việt Nam Thứ Bẩy, 02/05/2015 - 10:41 Dân trí Ngày 12/5/2011, Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ ra tuyên bố rằng tập tài liệu nổi tiếng "Hồ sơ Lầu Năm Góc" (The Pentagon Papers) không còn là tuyệt mật nữa và công chúng có thể tiếp cận trực tiếp chúng tại một số thư viện. Tài liệu về Việt Nam được công bố Quyết định này đồng nghĩa với việc hàng ngàn trang hồ sơ về Chiến tranh Việt Nam trong tài liệu "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" dài 7.000 cũng được tiết lộ. "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" do Bộ trưởng quốc phòng lúc khi đó là Robert McNamara đặt làm vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại thấu đáo lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ khi tuyên bố trên được đưa ra, nhiều người sẽ đặt ra các câu hỏi như: Tại sao Bộ quốc phòng Mỹ không tiết lộ những bí mật này sớm hơn? Liệu họ có thực tâm tiết lộ những bí mật với các đồng minh? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu các đồng minh của Mỹ có còn tin tưởng vào Mỹ như trước đây? Thật ra, Mỹ đã ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì các tài liệu đó trước đây đã bị rò rỉ gần hết và gây ra những cuộc tranh cãi lớn gây chấn động công chúng Mỹ. Nếu cứ tiếp tục giấu giếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Do đó, việc Cơ quan lưu trữ quốc gia cho công bố các tài liệu này được xem chỉ là sự xác nhận một cách chính thức rằng những tài liệu mà Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, tung ra trước đó là chính xác và nhằm để chấm dứt những đồn đoán không căn cứ. Chân dung người rò rỉ tài liệu mật của Mỹ Daniel Ellsberg (Ảnh: Newyorker) Phần lớn Hồ sơ Lầu Năm Góc đã được cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Daniel Ellsberg rò rỉ cho những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times, The Washington Post và The Times vào đầu năm 1971. Ellsberg được người bạn Anthony Russo hỗ trợ sao chép các tài liệu này. Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation - một công ty chuyên phân tích tình hình cho quân đội Mỹ - và Doughlas Air Company - một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ quốc phòng Mỹ. Rand có 1.600 nhân viên và trong số đó có những người làm cho tình báo Mỹ. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard với thành tích xuất sắc, Daniel Ellsberg gia nhập Hải quân Mỹ. Sau 2 năm phục vụ cho Hải quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp RAND chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ quốc phòng và tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ ngoại giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho RAND và cho Bộ quốc phòng. Năm 1969, do không còn thiện cảm với sách lược của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, gồm tài liệu mật trên, trong Ellsberg không còn chút ảo tưởng nào về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hay niềm tin vào những tuyên bố của chính quyền Mỹ. Trong suốt năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đối với các nghị sĩ bằng cách thuyết phục các trợ lý văn phòng của họ về những mặt trái của Chiến tranh Việt Nam, nhưng nỗ lực này thất bại. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp Anthony Russo (1934-2008) làm ở RAND, Daniel Ellsberg đã bí mật sao chép lại nhiều tài liệu tối mật và chuyển chúng cho báo chí. Sau đó, chúng được giới truyền thông Mỹ đặt tên là Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers). Ellsberg nhận thức rất rõ ràng rằng việc ông sao chép hồ sơ mật trên có thể khiến ông phải ngồi tù đến hết đời. Sau khi các tài liệu mật được báo chí Mỹ, Daniel Ellsberg phải sống chui lủi. Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và đồng nghiệp Anthony Russo ra đầu hàng FBI ở Boston, bang Massachussett. Chính phủ Liên bang Mỹ sau đó dã truy tố họ về tội danh vi phạm Đạo luật tình báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5/1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan, về sự thật của một cuộc chiến tranh mà Mỹ lừa dối hơn 40 năm trước. Long Nguyễn Theo History, New York Times ======================= Trước đây và ngay trong topic này, lão Gàn có hứa bỏ một phiếu cho Hoa Kỳ, hoặc bất cứ quốc gia nào làm bá chủ thế giới ,nếu công khai tiết lộ âm mưu phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Lão Gàn hy vọng rằng: Trong lần công bố tài liệu mật này về quan hệ Mỹ Việt, sẽ có vấn đề này. Lão Gàn cảnh báo rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thực chất là một âm mưu chính trị quốc tế, nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần của Việt tộc. Bởi vậy, với những kẻ hùa theo âm mưu này, hoặc vì dốt nát bị lôi kéo, hoặc vì quyền lợi mà ủng hộ, hãy quay đầu lại là bờ. Còn nếu ngoan cố đến tận cùng thì liệu cái thần hồn. Sớm muộn gì, nếu không phải bây giờ thì tương lai không xa, âm mưu này sẽ phải ra ngoài ánh sáng. Lúc đó, các người hối hận cũng không kịp.
    1 like
  6. Lá chắn yên bình cho biển Đông 01/05/2015 08:59 GMT+7 TT - Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa kết thúc ghi dấu chuyển biến lịch sử của nước Nhật. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 29-4, phía sau là Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện John Boehner (phải) - Ảnh: Reuters Trước hai viện của Quốc hội Mỹ, chiều tối 29-4 Thủ tướng Abe cam kết “quyết tâm nhận lãnh trách nhiệm hơn nữa vì hòa bình và ổn định trên thế giới”. “Trách nhiệm hơn nữa” được Thủ tướng Abe giải thích rõ ràng như sau: “Chúng tôi phải đảm bảo cho an ninh nhân loại sẽ được gìn giữ cùng với an ninh quốc gia. Chúng tôi xác tín mạnh mẽ và chắc chắn như thế… Đó là lý do tại sao giờ đây chúng tôi giương cao biểu ngữ mới là: chủ động đóng góp cho hòa bình trên cơ sở hợp tác quốc tế”. Nhật sẽ “chủ động đóng góp cho hòa bình” ở đâu? Câu trả lời được nêu trong đoạn tiếp theo của bài diễn văn: “Liên quan đến tình trạng của các vùng biển châu Á, hãy để tôi nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc của tôi. (1) Các quốc gia sẽ chỉ đưa ra những yêu sách của mình dựa trên luật pháp quốc tế; (2) Các nước ấy sẽ không sử dụng vũ lực hoặc sự cưỡng ép để thúc đẩy các yêu sách của mình; (3) Để giải quyết tranh chấp, bất kỳ là tranh chấp gì, các nước đó sẽ chỉ dùng các biện pháp hòa bình”. Liệu đây chỉ là “nói và nói”? Thông điệp của ông Abe rất rõ: nói là làm. Và ông nêu rõ luôn “địa giới” của cam kết đó: “Chúng ta phải làm cho các vùng biển rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương thành những vùng biển của hòa bình và tự do, nơi mà tất cả các bên phải tuân thủ pháp luật”. Liệu nước Nhật của năm 2015 có còn bị trói tay bởi bản hiến pháp phi quân sự của nước Nhật bại trận 70 năm trước nữa hay không? Thủ tướng Abe loan báo: “Chúng tôi đang nỗ lực để tăng cường cơ sở pháp luật cho an ninh của chúng tôi. Một khi đưa vào hoạt động, Nhật Bản sẽ có nhiều khả năng hơn để có thể đáp ứng liên tục cho mọi khủng hoảng ở mọi cấp độ... Chúng tôi sẽ hoàn thành cải cách này vào mùa hè này”. Bằng cách nào Nhật sẽ đảm bảo được hòa bình và tự do trên biển? Câu trả lời chi tiết hóa trong một bản kế hoạch gọi là “Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật 2015” mới vừa được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cùng những người đồng cấp Nhật là Ngoại trưởng Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani thông qua hôm 25-4. Theo hướng dẫn mới này, sẽ không chỉ bảo vệ hòa bình, an ninh cho Nhật Bản cùng các vùng xung quanh mà còn cho cả các nước khác. Đoạn D của hướng dẫn nêu rõ: “Những hành động nhằm đáp ứng lại một cuộc tấn công vũ trang chống lại một nước khác không phải là Nhật Bản” sẽ như thế nào. Nhật và Mỹ mỗi nước sẽ quyết định đưa ra các hoạt động sử dụng vũ lực đúng với luật pháp quốc tế cũng như hiến pháp và luật pháp mỗi nước, kể cả việc tôn trọng toàn diện chủ quyền… của nước thứ ba trong trường hợp nước này bị tấn công hoặc để ngăn chặn những cuộc tấn công. “Tôn trọng toàn diện chủ quyền… của một nước thứ ba” có nghĩa là chỉ khi nào được nước “nạn nhân” đó yêu cầu, chứ Nhật và Mỹ sẽ không tự ý can thiệp bảo vệ hay ngăn chặn tấn công nước đó khi nước đó thoái thác không nhờ cậy. Bản hướng dẫn còn dự trù rằng “Nhật và Mỹ sẽ hợp tác một cách thích hợp với các nước khác nhằm đưa ra những hành động đáp trả cuộc tấn công vũ trang”. Điều này có nghĩa khi một nước thứ ba bị tấn công hay sắp bị tấn công nữa, có yêu cầu bảo vệ, sẽ không chỉ Nhật và Mỹ mà còn những nước khác sẽ tham gia bảo vệ. “Nước thứ ba” sẽ được bảo vệ là nước nào? Bản hướng dẫn ghi rõ đó là “một nước ngoài có quan hệ mật thiết với Nhật, và hậu quả là cũng đe dọa đến sự sống còn của Nhật, đồng thời tạo thành một mối nguy hiểm rõ rệt là sẽ lật đổ quyền cơ bản của người dân được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. “Nước ngoài có quan hệ mật thiết với Nhật” có thể là nước đã và đang tỏ rõ lập trường, quan điểm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình, tỏ rõ ý muốn được bảo vệ. Tất nhiên, chẳng nước nào muốn có chiến tranh để bị đánh rồi yêu cầu bảo vệ. Song, rõ ràng là bước dấn thân mới của Nhật cũng sẽ giúp biển Đông bớt bị đe dọa. DANH ĐỨC ====================== Xin lỗi ông Tào Tháo, lão Gàn xâm phạm bản quyền của ông, nhưng không phạm luật bản quyền, bằng cách nói lại lời của ông, hay được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong Tam Quốc chí. Đó là câu: "Ngươi nói chính hợp ý ta!". Hì. Đến giờ này, chắc các quý vị quan tâm đến topic này đã thấy "cơ sở khoa học" của lão Gàn khi xác định rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Và rằng: Trung Quốc đã phạm sai lầm chiến lược cho chính sách quốc gia của họ. Đây là điều mà lão Gàn đã nói ngay từ đầu topic này. Sang năm, hoặc nhanh hơn thì chỉ cuối năm nay, quý vị sẽ thấy tính chất "dây dẫn nổ" của bể Đông và thùng thuốc súng ở Hoa Đông cụ tỷ nó như thế nào. Híc! Tuy Trung Quốc đã có dấu hiệu xoa dịu bằng cách cho Phó Chủ Tịch Uông Dương xác định thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ thế giới. Nhưng vấn đề là Hoa Kỳ - tất nhiên và cả lão Gàn (Hì! Chém gió một tý!) - không muốn nghe những lời nói suông. Nhưng rất tiếc! Mọi việc đã vượt quá những thời điểm giới hạn của nó. Nên bây giờ, cái gì xảy ra sẽ phải xảy ra. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ". Híc.
    1 like
  7. Bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Abe trước Quốc hội Mỹ Thứ Năm, 30/04/2015 - 09:50 Dân trí Trong bài phát biểu lịch sử tại Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29/4 bày tỏ “hối tiếc sâu sắc” về các hành động của Nhật Bản đối với các nước láng giềng châu Á trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. >> Nhật, Mỹ công bố đường lối hợp tác quốc phòng mới Thủ tướng Abe phát biểu trước quốc hội Mỹ (Ảnh: AFP) Thủ tướng Abe thừa nhận rằng các hành động của Nhật Bản “đã mang tới nỗi khổ” cho người dân ở các quốc gia châu Á trước và trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, trong bài phát biểu này, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã không gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân. “Lịch sử rất khắc nghiệt. Cái gì đã làm không thể sửa lại được. Từ sâu thẳm trong tim, tôi luôn nguyện cầu cho các nạn nhân. Tôi xin được thay mặt cho đất nước và người dân Nhật Bản bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc tới toàn bộ người Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng nói rằng ông ghi nhận giá trị những lời xin lỗi trước đây của các tiền nhiệm trong đó có phát biểu lịch sử năm 1995 của cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama. Thủ tướng Abe cho biết chính phủ của ông chia sẻ quan điểm của những người tiền nhiệm nhưng ông sẽ không sử dụng những từ ngữ như vậy trong bài phát biểu của mình về các vấn đề lịch sử. “Phụ nhữ luôn là những người chịu khổ nhiều nhất trong các cuộc xung đột vũ trang. Tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã nhận ra rằng thế giới đã phát triển tới giai đoạn người phụ nữ cuối cùng cũng được giải phóng khỏi những hạn chế”, Thủ tướng Abe cho biết thêm. Cũng trong bài phát biểu, Thủ tướng Abe đã nhắc tới quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Nhật Bản và Mỹ. Ông cho rằng: “Hãy cùng chốt lại quá trình đàm phán TPP. Chúng ta đã ở rất gần mục tiêu này”. Vể những hoạt động thời gian qua của Trung Quốc tại Biển Đông, Thủ tướng Abe cho rằng những tuyên bố về chủ quyền cần được đưa ra dựa theo luật pháp quốc tế và các nước liên quan cần giải quyết tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình. “Với các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở châu Á, tôi cho rằng chúng ta cần giải quyết vấn đề dựa trên ba nguyên tắc. Đầu tiên, các quốc gia cần đưa ra những tuyên bố khẳng định chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ hai, các quốc gia không được sử dụng vũ lực hay những tuyên bố đe dọa để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền. Cuối cùng, chúng ta cần phải giải quyết mọi tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh. Anh Hiển Theo AFP, BBC ======================== "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ"...."Từ từ thì khoai sẽ nhừ.....""Làm sao để ông Giời ông ấy: Ừ!". Hì! Ngày xưa, với ảnh hưởng của Lý học Đông phương, ngay cả các bậc vua chúa, quyền hành nghiêng ngả, oai vũ bậc nhất thiên hạ ở cái thế giới phương Đông này đều phải khiêm tốn mà "thuận mệnh trời". Tức là xác định việc làm của họ thuận theo quy luật của vũ trụ. Chiếu vua ban ra, bao giờ cũng phải ghi rõ: "Thuận thiên thừa vận, Hoàng Đế chiếu viết...". Nhưng bây giờ, cái thế giới này chẳng coi ông Giời - tức quy luật vũ trụ - ra cái quái gì cả.
    1 like
  8. Hà Châu cũng hiểu sai rồi. Rõ ràng bài báo - tư liệu tham khảo - có nhắc đến các ký tự chữ Hán, như là một tiêu chỉ để xem tướng - căn cứ vào hình tượng chữ Hán. Nhưng có thấy bài báo đưa các chữ ấy lên đâu?Thí dụ cụ thể: , chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh sinh, từ thuở trung niên mới có thể khá giả. Vậy chữ "Do" tiếng Hán viết như thế nào? Sao không đưa ký tự chữ Do tiếng Hán để đối chiếu? Bởi vậy, tôi dặn anh chị em là: Tất cả các tư liệu liên quan đến Lý học đều có thể post lên diễn đàn. Nhưng phải ghi rõ: "Tư liệu tham khảo" và không phải bài chính thức của TTNC LHDP là vậy. Hungnguyen thắc mắc là đúng. Bây giờ ít nhất ai chưa biết tiếng Hán thì phải đi học đủ 10 chữ trên đã, rồi mới tham khảo bài này được.
    1 like