-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/05/2015 in all areas
-
Hôm qua, tôi vừa đi xem phong thủy cho một trung gia, mới xây xong nhà. Ông ta để toàn bộ khu WC, phòng tắm phía trên bếp với diện tích 5x 5 m. Tôi khuyên ông ta có ba giải pháp sau đây: 1/ Bán nhà đi ở nhà khác. 2/ Chuyển bếp đi chỗ khác. 3/ Đập toàn bộ khu WC. Ông ta cố vớt vát: "Xí bệt của WC đã đặt ở vị trí cách xa bếp". Tôi xác định: Nếu anh không tin tôi thì cứ vào ở, hậu quả thấy liền. Tất nhiên, ông ta sẽ không thể hiểu được vì sao phòng WC đặt trên phòng bếp lại có thể gây ra sự suy sụp của cả một sự nghiệp. Bởi vì, từ lâu tôi đã trình bày với quý vị và anh chị em rằng: Thế gian này luôn có hai cách giải thích hiện tượng: 1/ Giải thích bằng những khái niệm, mô hình biểu kiến của một hệ thống lý thuyết với khả năng tiên tri. Những lý thuyết cao cấp nhất của nền văn minh hiện đại, đã có thể giải thích điều này với khả năng tiên tri rất, rất hạn chế. 2/ Giải thích trực quan. Đây là cách giải thích phổ biến của thế nhân và không có khả năng tiên tri. Đây cũng là nguyên nhân để một bà ve chai không cần quan tâm đến mọi thứ lý thuyết trên thế gian, kể cả lý thuyết đơn giản nhất về trái Đất quay của Galileo. Kết thúc buổi tư vấn, tôi nói: Giầu như Bầu Kiên sai phong thủy còn viên tịch (Ý muốn nói: "Cỡ anh chưa là cái đinh gì"). PS: Nội dung bài này bổ sung cho bài viết trên.3 likes
-
Tiếng Việt
thanhphuc and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
14/ Chẩn 賑 (Nhật phiên âm: shin), nghĩa: Cho với mục đích cứu tế nạn đói (hành động của người giàu san sẻ cho người nghèo) Gốc: “ Chia cho cái Ăn” = “Chia sẻ cái Ân” = Chẩn, cổ ngữ Việt nói “San sẻ cái In” = “San sẻ cái Kin” = Sin. Nhật phiên âm là “Shin”. <TVGT>: 賑Chẩn, 富phú也dã. 謂vị富phú饒nhiêu也dã. 鄉hương邑ấp殷ân賑chẩn . 舉cử救cứu也dã. 从tùng貝bối辰thần聲thanh. 之chi忍nhẫn切thiết ( Chẩn nghĩa là giầu, gọi là giầu nhiều. Làng xóm phong phú giầu có hành động cứu kẻ nghèo hơn. Chữ gồm bộ Bối với tá âm chữ Thần. Thiết “Chi 之Nhẫn忍” = Chẩn. [Hán ngữ thiết “Zhi 之Ren忍” = Zhen] Chữ Phú 富(Nhật phiên âm: fu) <TVGT>: 富phú, 備bị也dã. 一nhất曰viết厚hậu也dã. 从tùng宀miên畐phó聲thanh.方phương副phó切thiết (Phú là săn có, cũng gọi là hậu. Chữ gồm bộ Miên và tá âm chữ Phó, thiết “Phương Phó” = Pho). Như vậy chữ Phú là một chữ do Việt nho đặt ra thành một từ để chỉ sự có sẵn của chất đầy đến tận mái (bộ Miên) nhà kho, tức là “Phủ đầy Kho” = Pho, chuyển nghĩa Pho chỉ sự nhiều hàng hóa (như tiệm chạp pho), nhấn mạnh “Pho Chú” = Phú. Phú = Đủ=Đầy=Dầy=Giầu = Hậu. “Hậu Chi!” = Hĩ, cho nhiều gọi là cho hậu hĩ quá thể. Giải thích “Chẩn, phú dã” thì có nghĩa là Chẩn cũng là có sẵn của chất đầy, là của “Chất đầy Sân” = Chẩn, Chẩn là giầu, nhưng là giầu biết san sẻ cho người nghèo. Chẩn chuyển nghĩa thành cho với mục đích cứu tế, nhưng là cái cho của người giầu, chứ nghèo rớt mùng tơi thì muốn cho cũng lực bất tòng tâm. Vì vậy trong tiếng Việt có từ phát chẩn, chỉ ý người lắm của san sẻ người nghèo trong cơn hoạn nạn, thành ngữ gọi là “Lá lành đùm lá rách”. Chữ Phú 賦 (Nhật phiên âm: fu) Do khi đã có từ Phú 富nghĩa là giầu, nho lại đặt thêm một chữ Phú賦nữa cũng nghĩa là giầu. Chữ Phú 賦này gồm bội Bối 貝chỉ của báu = giàu và chữ Vũ 武để tá âm. Chữ Ph賦này có nghĩa là sự giàu có sẵn do tích lũy từ lâu và ẩn kín (tiềm năng) ví dụ “tài năng thiên phú”. <TVGT>: 賦Phú, liễm 斂dã也. (Phú là liễm).Chữ Liễm 斂chính là do từ Lượm dân gian: “Lượm gom của từ từ (bộ Tủy夊) và dấu Diếm” = Liễm. Diễn biến phiên âm chữ Chẩn 賑theo thuận tự là: Sin 賑 (Việt dân gian) = Shin 賑 (Nhật) = Chẩn (賑Việt hàn lâm) = Zhen 賑 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán 15/ Chu赒 (Nhật phiên âm: shu), nghĩa: Cho. Từ đôi Chu Cấp Gốc: “Chia cho ai ai cũng Đủ” = Chu. Như biểu ý của chữ Chu 赒: bộ Bối 贝chỉ giá trị hiện vật, chữ Chu 周chỉ cả vòng (chu vi) ai ai cũng được chia. Chia cho nhiều người tức là “San sẻ cho ai ai cũng Đủ” = Su, Nhật phiên âm là “shu”, Hán phiên âm là “zhu”. Nhưng chữ nho Chu 赒này do Việt nho đặt ra, trong Hán ngữ không có. Từ điển cho rằng Chu 赒là cái “tố gốc Hán” là sai. <TVGT>: 抱歉,没有收录汉字“赒” (xin lỗi, không có thâu lục Hán tự “Chu赒”). Thuận tự diến biến phiên âm là Chu 赒 (Việt) = Su 赒 (Việt) = Shu 赒 (Nhật) = Zhu 赒(Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán. 16/ Chấn 震 (Nhật phiên âm: shin), nghĩa: rung động mạnh Gốc: Sấm = Rầm Rầm = Rần Rần = Chấn . Hán ngữ phát âm chữ Chấn 震là “Trân” [ 震 pinyin: Zhen], chỉ có hai nghĩa là rung động và là “tên một quẻ trong bát quái”. Các từ đồng âm dị nghĩa khác là: Mặt trận cũng gọi là “Trân陣”, thị trấn cũng gọi là “Trân” [ 鎮Zhen], trấn áp cũng gọi là “Trân” [鎮 Zhen] ,phát chẩn (Phát發 + “Cho Dân” = Chẩn賑) cũng gọi là “Trân” [ 賑 Zhen]. <TVGT>: Chấn 震, đọc thiết “Chương 章 Nhẫn 刃” = Chấn震. TVGT: 震Chấn, 劈phách歷lịch振chấn物vật 者 giả (văn viết theo kiểu xuôi của Việt, nghĩa: là cú đánh lướt qua, làm rung động mọi vật). Chấn 震 chuyển nghĩa thành Chấn 振 là rung động. Chữ Phách 劈nghĩa là cú đập, còn có từ Gõ Phách, Phách 劈có gốc do bộ thủ Phốc 攵của tiếng Việt nghĩa là đập, như con châu chấu nhảy “phốc” một cái, như con gà trống đá “phóc” một cú, của nôi khái niệm: Đập=Đốc 督 (đốc thúc) = Phốc 攵 = Phang = Phảng (cái phảng phát cỏ của Nam Bộ) = Phách 劈 = Phát發 =Tát (tát tai) = Tạt (tạt a xít) = Bạt (bạt tai) = Phạt 罰 = Phá 破 = Đả 打 = Đánh = Phanh (“thề phanh thây…”) = Phẫu 剖 = Phóc = Xọc = Xóc (“đòn xóc hai đầu”) = Hóc (hóc xương, gai góc) = Húc (“trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”). Chữ Phách 劈đã có các chuyển nghĩa: (1) Bổ, xẻ (bổ củi, xẻ gỗ); (2) Nhằm vào, đâm vào; (3) Sét đánh hỏng hay chết; (4) Lưỡi rìu. Do đó mà có quan niệm “thần sét hay ông thiên lôi dùng lưỡi tầm sét làm vũ khí wuýnh người một cú là chết thẳng cẳng”. Chữ Lịch 歷nghĩa là : “Lướt qua Đó!” = Ló = “Lướt qua Đấy!” = Lấy = “Lướt qua Đích!” = Lịch 歷, lịch sử dù một trăm năm hay một nghìn năm cũng chỉ là một cái Ló thoáng lướt qua trong vũ trụ nhưng đã có thể Lấy đi biết bao sự kiện và sinh mạng, nên mới gọi là Lịch 歷 + “Sờ sờ sự thật ra đó Chứ!” = Sử 史, thành ra Lịch Sử 歷 史. TVGT: Chấn震viết biểu ý bằng chữ Vũ 雨( ý nói xảy ra trong cơn mưa), tá âm bằng chữ Thần 辰 (là để mượn vần “ân”), thành chữ Chấn震. TVGT: 震Chấn, 疾tật雷lôi之chi名danh (Chấn, là tên gọi cú Thụi = Thúc = Thoi = Lọi = Lôi nhanh mạnh mẽ). Chữ Tật 疾nghĩa là nhanh mạnh mẽ vì nó là “Tốc 速Thật實”= Tật 疾 (Nếu thiết theo Hán ngữ thì là “Su 速Shi實” = Ji疾, thì trật, không thể thành đẳng thức “Su Shi”= Si được, dù đó là logic về ý nghĩa giữa ba từ khi thiết hai từ có sẵn thì tạo nên từ mới thứ ba. Vậy cái âm Việt của đọc chữ nho Việt là từ thuần Việt, chứ không thể vì thấy nó có viết bằng chữ nho mà gọi nó là “từ Hán-Việt” hay là cái “tố gốc Hán” được, như Từ điển của Viện ngôn ngữ giải thích). Chữ Lôi靁là do Thụi = Thúc = Thoi = Lọi = Lôi (nghĩa đen tiếng Việt đều là cú đấm rất nhanh). TVGT: 疾tật靁lôi爲vi霆 đình, nghĩa: cú đấm nhanh (Lôi 靁) nhanh mạnh mẽ (Tật疾) là (Vi爲) cú “Đấm thình Lình”= Đình 霆 (trời đấm thì đố ai biết được là khi nào, đều rất nhanh và bất ngờ nên gọi là thình lình: “Thiên Rình” = Thình, “Lọi cho thất Kinh” = Lình. Thiên rình thiên lọi thất kinh, thành ra hai chữ thình lình đó thôi), nên khi chuyển nghĩa Lôi thành sấm thì còn có từ Lôi Đình 靁 霆 và thành ngữ “nổi trận lôi đình”. Vậy Chấn 震và Lôi 靁đều xuất xứ từ tiếng Việt, nghĩa đen của Lôi 靁là cú đấm nhanh: Thụi = Thúc = Thoi = Lọi = Lôi, Lôi靁được Hán ngữ dùng để sử dụng cái chuyển nghĩa của nó là để chỉ sấm. Còn Chấn 震chính là từ Sấm, trong cái nôi khái niệm “cú đấm rất nhanh cũng như quả đấm để thụi rất nhanh làm vật rung động có thể dẫn đến chết chóc”: Chết = Giết = Sét = Sát 殺 = Sấm = Đấm = =Đâm = Châm 針 (chuyển nghĩa thành châm cứu là làm rung động huyệt thần kinh) = Chấn 震 = Chọc = Chóc = Chưởng 掌(cú đấm, chuyển nghĩa của quả đấm bằng nắm tay) = Choảng (choảng nhau) = Chết, tất cả mọi từ trong nôi khái niệm này đều có thể gây ra chết chóc. Sấm sét nó đánh thì đồng thời nó nổ to, tức là nó “Choảng nghe nổ rần Rần” = Chấn震 (chữ Chấn 震này nghĩa là Sấm), chuyển nghĩa thành rung động là dùng chữ Chấn 振này. Về sau chữ Chấn 震 là tên quẻ Chấn được Hán ngữ ghép với nhiều từ khác thành nhiều chuyển nghĩa khác nữa trong khoa học hiện đại như Địa Chấn地 震, Chấn Cấp 震 级 ;trong văn học chuyển nghĩa thành sợ hãi như Chấn Cụ震 惧,chuyển nghĩa thành nổi tiếng như Danh Chấn Nhất Thời 名 震 一 时 (không “Nổ như Sấm” thì làm sao mà Nổi tiếng một thời được, tuy nhiên chỉ được “nhất thời” thôi, sang thời khác thì hết nổi tiếng). Thuận tự diễn biến phiên âm là: Sấm 震(dân gian Việt) = Shin 震(Nhật) = Chấn震 (hàn lâm Việt) = Zhen 震(Hán), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật- Hán. 17/ Chiêm 占(Nhật phiên âm: sen), nghĩa: nhìn để biết nội dung của cái mình nhìn ( tức một bên nhìn là bên xem, một bên thể hiện là bên cho xem). Từ thường dùng Xem Kịch, Xem Phim. Gốc: Xem = “Cho Xem” = Chiêm <TVGT>: 占Chiêm, 視thị兆triệu問vấn 也dã. 在tại祭tế后hậu察sát看khán神thần迹tích兆triệu象tượng, 告cáo问vấn天thiên意ý. 職chức廉liêm切thiết (Chiêm là thấy điềm hỏi. Chữ hội ý là Bói 卜Nói 口. Sau khi tế thì quan sát thần tích triệu tượng dò biết điềm báo của trời. Thiết “Chức Liêm” = Chiêm). [ Hán ngữ thiết “Zhi 職Lian廉” = Zhian, trật, không thành Zhan 占]. Thuận tự diễn biến phiên âm là: Xem占(dân gian Việt) = Sen 占(Nhật) = Chiêm 占(hàn lâm Việt) = Zhan占(Hán), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán 18/ Chúc 祝 (Nhật phiên âm: shuku), nghĩa: đem niềm vui đến người khác. Gốc: “Cho đúng Lúc” = Chúc (thành ngữ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”). Cái của “Cho đúng Lúc” = Chúc ấy có thể là quà mừng, có thể là lời mừng. <TVGT>: 祝Chúc, 祭tế主chủ贊tán詞từ者giả. 从tùng示thị从tùng兌đoái. 古cổ文văn.《易Dịch》曰 viết:“兌đoái爲vi口khẩu爲vi巫mo”. 之Chi六Lục切thiết (Chúc là lời tán tụng của chủ tế. Chữ gồm bộ Thị 示và bộ Đoái 兌 viết gọn, hội ý thành nghĩa là “thấy sự trao đổi”. Dịch nói: “Trao đổi có thể bằng Miếng có thể bằng Miệng”. Thiết “Chi之Lục六” = Chúc). Chữ Chúc 祝đọc từ phải sang trái là “Đoái 兌Thị礻” = Đi = Chi 支, nghĩa là chi bao nhiêu tiền nếu là chúc mừng bằng vật chất, chứ không chỉ là lời chúc tụng suông. Như vậy rõ ràng Chúc là cái của (quà tặng hay lời mừng) mà đem “Cho đúng Lúc” = Chúc. Nhật phiên âm “Shuku” (Shuk) khá sát. [ Hán ngữ thiết “Zhi 之Liu六”= Zhiu, trật, không thành Zhu 祝]. Thuận tự diễn biến phiên âm là: Chúc 祝(Việt) = 祝Shuku (Nhật) = Zhu 祝 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán. 19/ Chú咒 (Nhật phiên âm: shu), nghĩa: lời bí ẩn dùng để sai khiến quỉ thần. Đọc thần chú. Tay ấn miệng chú. Bùa chú. Gốc: từ Chỉ nghĩa là sai khiến, hướng dẫn, nhấn mạnh “Chỉ Chứ!” = Chú. Chú dùng cho sắc thái riêng là sai khiến quỉ thần, trong khi Chỉ thì dùng cho chung ở mọi ngữ cảnh. <TVGT>: 抱歉,没有收录汉字“咒” (Xin lỗi, không có thâu lục Hán tự “Chú咒”). Hán ngữ phiên âm: Zhou. Từ điển cho rằng Chú 咒 là cái “tố gốc Hán” là sai. Thuận tự diễn biến phiên âm: Chú咒 (Việt) = Shu咒 (Nhật) = Zhou咒 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán. 20/ Chú註 (Nhật phiên âm: chu), nghĩa: chữ thêm để bổ sung nghĩa Gốc: “Chữ thêm cho ý Bù” = Chú <TVGT>: 抱歉,没有收录汉字“註”(Xin lỗi không có thâu lục Hán tự “Chú註”). Từ điển cho rằng Chú 註 là cái “tố gốc Hán” là sai. [ Hán ngữ phiên âm: 註Zhu]. Thuận tự diễn biến phiên âm: Chú註 (Việt) = Chu註 (Nhật) = Zhu註 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật- Hán. 21/ Chuẩn准, 準 (Nhật phiên âm: jun), nghĩa: trúng, đúng, chính xác Gốc: Trúng. “Trúng suy Luận” = Truẩn = Chuẩn. Nhằm Trúng = Ngắm Chuẩn. <TVGT>: 准Chuẩn,水thủy 平bình也dã. 之chi允duẩn切thiết.( Chuẩn là độ bằng của mặt nước. Thiết “Chi之Duẩn允” = Chuẩn). Chú giải của Đoạn Ngọc Tái thời Thanh: 准chuẩn, 謂vị水thủy之chi平bình也dã. thiên下hạ莫mạc平bình於ư水thủy. 水thủy平bình謂vị之chi準chuẩn. 故cố書thư準chuẩn作tác水thủy. 五ngũ經kinh文văn字tự云vân字tự林lâm作tác准chuẩn. 葢cái魏Ngụy晉Tấn時thì恐khủng與dữ淮chuẩn字tự亂loạn而nhi別biệt之chi耳nhĩ ( Chuẩn là gọi mặt bằng của nước, chẳng có cái gì bằng được như mặt nước. Độ bằng của mặt nước gọi là chuẩn. Xưa viết chữ chuẩn đại diện cho nước. Chữ trong ngũ kinh nói là tâm đại diện cho chuẩn. Đại khái thời Ngụy, Tấn dùng lộn chữ Khủng với chữ Chuẩn nên nghe nó khác). Đoạn văn trên chữ Tâm phiên thiết thành Tự 字Lâm林, đương nhiên ngắm cái gì cũng lấy tâmcủa nó làm chuẩn. Thời Ngụy, Tấn đã dùng chữ Khủng để phiên âm chữ Trúng của tiếng Việt do vậy mà dùng “Lộn hoàn Toàn” = Loạn 亂chữ Khủng 恐với chữ Chuẩn淮. [Hán ngữ thiết “Zhi 之Yun允” = Zhun准]. Thuận tự diễn biến phiên âm : Chuẩn (Việt) = Jun (Nhật) = Zhun (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán. 22/ Chú 注 (Nhật phiên âm: chu), Chước 酌 (Nhật phiên âm: syaku), nghĩa: rót Gốc: Rót = “Rót Nước” = Ruộc = Duộc = Chuốc = Chước = Trược = Trút = Trú = =Chú = Châm. Duộc chuyển nghĩa chỉ một loại gáo múc rót nước. Châm rượu = Chuốc rượu. Trút Nước” = Trược. “Tưới Nước” = Tược. Chăm sóc vườn tược là chăm bón và tưới nước cho vườn. <TVGT>: 注Chú, 灌quán也dã。从tùng水thủy主chủ聲thanh. 之chi戍tuất切thiết. 注chú,将tương液dịch体thể从tùng小tiểu孔khổng灌quán入nhập ( Chú là tưới. Chữ có bộ Nước tá âm Chủ. Thiết “Chi Tuất” = Chuốc. Chú là đem chất lỏng rót vào cái lỗ nhỏ). Như vậy chữ Chú, nghĩa rót, đọc Chuốc, nhấn mạnh mới thành “Chuốc Chứ!” = Chú, trừu tượng hóa thành Chú Ý (nghĩa đen là rót ý vào một điểm nhỏ). [ Hán ngữ thiết “ Zhi 之Xu切” = Zhu注]. Thuận tự diễn biến phiên âm: Chước (Việt) = Syaku (Nhật) = Chú (Việt) = Chu (Nhật) = Zhu (Hán) = Zhuo (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt –Nhật = Hán. 23/ Cơ 機 (Nhật phiên âm: ki), nghĩa: máy Gốc:Thượng cổ con người đã biết sáng chế phương tiện giúp cho “Mạnh cái Tay” = Máy, nó có thể giúp làm nhanh như “Tụt Dốc” = Tốc hơn là làm bằng tay, tức “Máy Tốc” = Móc, nên gọi chung các phương tiện trợ giúp đó là Máy Móc. Thời chưa sang giai đoạn dùng kim loại, các loại máy móc chủ yếu làm bằng Cây, đó là cái Cạm (đánh bẫy thú rừng), cái Cộ (phương tiện vận chuyển), cái Cọn (phương tiện lấy nước tưới), cái Cối (như cối xay lúa làm hoàn toàn bằng cây tre và đất sét, là phương tiện chế biến hạt cốc để ăn), cái Cửi (phương tiện làm vải để mặc). Dùng Cây như vật liệu để làm ra máy móc, nhấn mạnh “Cây Chớ!” = Cơ, hay “Cây Chi!” = Ki. Các loại máy móc gọi chung là Cơ機 hay Ki機. Cơ 機 = Ki機 = Kĩ 技 (kĩ thuật) = Khí 器 (cơ khí) = Di (chuyển động) = Dời (chuyển động) = Giới 械(cơ giới) < TVGT>: 機 Cơ, 主chủ發phát謂vị 之chi機cơ 。从tùng木mộc幾kỉ聲thanh。居cư衣y切thiết. ( Cơ, cái chủ phát động gọi là cơ. Bộ Cây 木mượn âm Kỉ幾. Thiết “Cư 居Y衣” = Ki) . [ Hán ngữ thiết “Ju 居Yi衣” = Ji機 ]. Thuận tự diễn biến phiên âm: Cơ機(Việt) = Ki機 (Nhật) = Ji機 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán. 24/ Cơ 飢, Cù劬 (Nhật phiên âm: ki), nghĩa: cực, cơ cực Gốc: Cực = “Cực Chớ!” = Cơ , “Cực Chứ!” = Cù, Cù Lao劬勞: làm cực nhọc. Cơ chuyển nghĩa chỉ đói. “Cơ Chi!” = Ki, Ki chuyển nghĩa chỉ sự chắt bóp, bụng đói tức bụng lép là bụng hẹp, thành từ Ki Kẹo. Chắt bóp (Ki) lượm lặt (Liễm) là “Ki Liễm” = Kiệm. Kiệm nở ra từ dính Cắc-Củm là rất tiết kiệm. Cù chuyển nghĩa thành làm việc cực nhọc. Cù nở thành từ dính Cặm-Cụi. <TVGT>: 劬Cù, 勞lao也dã.其kì俱cụ切thiết (Cù là làm. Thiết “Kì 其Cụ俱” = Cù). Nhấn mạnh “Cù Chi!”= Ki. [Hán ngữ thiết “Qi 其Ju俱” = Qu 劬]. Thuận tự diễn biến phiên âm: Cù 劬(Việt)= Ki 劬(Nhật)= Qu 劬 (Hán). < TVGT>: 飢Cơ, 餓ngà也dã. 居cư夷di切thiết ( Cơ là đói. Thiết “Cư Di” = Ki). Hán ngữ thiết “ Ju Yi” = Ji. Các cặp đối nguyên thủy là Đói/Đầy , Non/No, Vơi/Vun, Thiếu/ Thừa, Kém/Kềnh, Ngà/Ngập, do vậy có các từ đôi đối: Thiếu Đói/ Đầy Ngập, Đói Kém/ No Kềnh, Non Vơi/ Đầy Vun, từ nhấn mạnh “Ngà 餓 Ngà 餓” = Ngã, 1+1=0. Hán ngữ thiết “ Ju Yi” = Ji. Thuận tự diễn biến phiên âm: Cơ 飢(Việt) = Ki 飢(Nhật) = Ji 飢(Hán), thể hiện nhịp cầu Việt- Nhật- Hán. 25/ Cơ 幾 (Nhật phiên âm: ki), nghĩa: gần đến mức Gốc: Gần = Cận = Cạnh = “Cạnh Chớ!” = Cơ, “ Cạnh Chi!” = Ki. Cơ Hồ <TVGT>: 幾Cơ, 微vi也dã。殆đãi也dã. 从tùng戍tuất之chi意ý. 居cư衣yi切thiết. (Cơ là vi cũng là nguy, biểu ý là cùng chó. Thiết “Cư居Y衣” = Ki. Hán ngữ thiết “Ju居 yi衣” = Ji幾. Thuận tự diễn biến phiên âm: Cơ 幾(Việt) = Ki 幾(Nhật) = Ji 幾(Hán) 26/ Cú 句(Nhật phiên âm: ku), nghĩa: câu Gốc: Câu =“Câu Chớ!” = Kô, “Câu Chứ!” = Cú . Từ đôi Câu Cú <TVGT>: 句Câu, 曲điển也dã. 古cổ矦hầu切thiết,又hựu,九cửu遇ngộ切thiết (Câu là mẫu tiêu chuẩn.Thiết “Cổ古 Hầu矦” = Câu, cũng đọc thiết “Cửu 九Ngộ遇” = Kô). Nhấn mạnh “Kô Chi!” = Ki. Hán ngữ thiết “ Gu 古Hou矦” = Gou, trật, thiết “Jiu 九Yu遇” = Ju. Thuận tự diễn biến âm: Câu 句 (Việt) = Ki 句 (Nhật) = Ju 句(Hán) , thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán. 27/ Củ 矩 (Nhật phiên âm: ku), nghĩa: qui củ Gốc: Vòng = Vành = Khoanh = Quanh = “Quanh Chi!” = Qui = “Qui Chứ!” = Củ = =Qui Củ <TVGT>: 抱歉,没有收录汉字“矩” (Xin lỗi, không có thâu lục Hán tự “ Củ矩”) 28/ Cụ 具 (Nhật phiên âm: ku), nghĩa: đồ dùng Gốc: “Cùng Chỗ” = “Cùng chung tay cầm Chớ!” = Cộ = “Cộ Chứ!” = Cụ <TVGT>: 具Cụ, 共cộng置trí也dã, 具cụ,多đa人nhân一nhất起khởi抬đài举cử. 字tự用dụng“手thủ”和hòa省tỉnh“貝bối”会hội義nghĩa. 古cổ以dĩ貝bối爲vi貨hóa.其kì遇ngộ切thiết. ( Cụ là cùng đặt, nhiều người cùng nhấc một vật. Chữ dùng hội nghĩa bộ Thủ 手và bộ Bối 貝rút gọn. Xưa dùng chữ Bối 貝chỉ hàng hóa. Thiết “Kì 其Ngộ遇” = Cộ). Như vậy chữ Cụ 具nguyên thủy là chỉ cái điểm tiếp xúc (“Cùng Chỗ”= Cộ) giữa tay người nhấc và vật được nhấc lên. Dùng những vật mà một người hay nhiều người có thể chung tay vào nhấc nó lên được thì gọi là Dụng Cụ (Dùng nhiều thứ, nên “Dùng Dùng” = Dụng, 1+1=0), những vật to nặng, tuy cũng để dùng như toa xe lửa, cái dàn khoan, thì không thể gọi là dụng cụ.[ Hán ngữ thiết “Qí 其Yù 遇” = Qu, trật, không thành Jù具]. Chữ Cụ với nguyên nghĩa chỉ cái điểm tiếp xúc của vật với tay người, nên Cụ đại diện cho từ Sờ (“Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ” ) nên Vật Thể sờ được gọi là Vật Cụ hay Thể Cụ, chuyển sang ngữ pháp Hán là Cụ Thể, chuyển nghĩa Cụ Thể là vật hay sự việc có thể “sờ tận tay, day tận mắt”. Dụng Cụ là từ ghép Việt chỉ cái Dùng (danh từ, tương đương cái Đồ) có thể cầm tay nhấc lên được (Cụ). Trong câu Dụng Cụ thì Dụng là đề, nên khi nói tắt thì nói “cái Dùng” (trường hợp một chiếc) hoặc “cái Dụng” (trường hợp nhiều chiếc, như cửa hàng bán Dụng Cụ, mà không thể nói là cửa hàng bán Dùng Cụ). Đồ Nhà Dùng viết bằng chữ nho là Đồ Gia Dụng, rất chính xác, vừa chỉ vị trí của nó là ở nhà, vừa chỉ chức năng của nó là để dùng. Trong câu Đồ Dùng thì Đồ là đề (danh từ), Dùng là thuyết (động từ, bổ nghĩa cho Đồ), nên nói tắt là “cái Đồ”. Hán ngữ mượn nguyên từ ghép kiểu Việt là Dụng Cụ, nhưng lại hiểu theo ngữ pháp Hán: từ đứng sau là đề, là chữ Cụ, nên nói tắt câu Dụng Cụ là “Cụ”, tối nghĩa so với nguyên nghĩa của Cụ chỉ là cái điểm tiếp xúc, như biểu ý của chữ Cụ 具 là Thủ 手 (tay) sờ vào Bối 貝(vật), dùng quen rồi thì coi như là sự chuyển nghĩa của từ Cụ sang Hán ngữ có nghĩa là đồ dùng, bởi vậy đồ gia dụng thì Hán ngữ gọi là Gia Cụ. Thuận tự diễn biến phiên âm : Cụ具 (Việt) = Ku具 (Nhật) = Ju具 (Hán, “chuy”), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán. 29/ Cúc鞠 (Nhật phiên âm: kiku), nghĩa: tận tụy, chăm nuôi Goc: “Cúi Gục” = Cúc, chỉ động tác,VD: Cung Cúc 躬 鞠 – cong thân cúi gục. Chữ Cung躬 này hàm nghĩa là cong thân, ghép biểu ý bằng chữ Cong 弓 và chữ Thân 身, đọc đúng qui tắc từ phải sang trái là “Cong弓Thân身” = Cẩn謹, cho nên có cụm từ biểu thị động tác là “kính cẩn nghiêng mình” (trong Hán ngữ không có từ “Kính Cẩn敬 謹”, chỉ có thay bằng từ “Kính Trọng敬 重”). Cẩn謹chuyển nghĩa chỉ sự thận trọng không để sơ suất tức chấp hành tận tụy, như từ đôi Cẩn Thận 謹 慎 , “Thật Cẩn” = Thận慎, “Cẩn Mật” = Cấm (lướt lỏn). Cẩn = =Cấm = Kín, nên Nhật phiên âm từ Cẩn謹là “Kin”. Cong = “Cong Đúng” = Cung còn viết bằng chữ Cung躳 này, đọc từ phải sang trái là Luồn吕Thân身, mà trong tiếng Việt hay dùng từ “cúi luồn” hay “cúi lòn” chỉ sự khúm núm; từ Luồn ở đây viết bằng chữ Lữ 吕, vì nhấn mạnh thì “Luồn Chứ!” = Lữ 吕. [Cung Cúc thì Hán ngữ dùng kiểu ghép ngược thuyết trước đề sau thành là Cúc Cung鞠 躬 ]. Cúc鞠là động tác “Cúi Gục” = Cúc, chữ Cúc 鞠ghép bằng bộ Cách 革và mượn âm hoa Cúc菊, cũng thể hiện âm tiết là cách thức cúi gục; Cúc鞠chuyển nghĩa chỉ sự chấp hành tận tụy. Cúc鞠còn chuyển nghĩa thành Coi Sóc = “Coi Dục” = Cúc, như cụm từ “cung cúc phụng dưỡng” nghĩa là chăm sóc tận tụy. <TVGT>: 鞠Cúc, 蹋thạp鞠cúc也dã。蹋thạp戲hô者giả曰viết鞠cúc. 劉lưu向hướng別biệt錄lục曰viết, 蹵xúc鞠cúc者giả,傳truyền言ngôn黃hoàng帝đế所sở作tác,或hoặc曰viết, 起khởi戰chiến 國quốc之chi時thì蹋thạp鞠cúc,兵binh勢thế也dã. 所sở以dĩ練luyện武võ士sĩ,知chi有hữu材tài也dã. 皆giai因nhân嬉hỉ戲hí而nhi講giảng練luyện之chi. 居cư六lục求cầu六lục二nhị切thiết. ( Cúc là đạp cho cúi gục. Bị đạp gọi là cúc. <Lưu hướng biệt lục> nói, xéo cho cúi gục, tương truyền là cách mà Hoàng đế làm, hoặc nói, thời đầu chiến quốc thì đạp cho gục là nói cái thế binh mạnh, do vậy rèn võ sĩ phải biết chọn nguồn, mới vui vẻ mà dạy rèn cho. Hai cách thiết “Cư 居Lục六”= Cúc, hay “Cầu Lục六”= Cúc). [ Hán ngữ thiết: “ Ju 居Liu六” = Jiu, trật, không thành Ju鞠 ]. Thuận tự diễn biến âm: Cúc 鞠 (Việt) = Kiku鞠 (Nhật) = Ju 鞠 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán. 30/ Cùng 窮 (Nhật phiên âm: kyu), nghĩa: rất nghèo Gốc: “Cuối Chung 終” = Cùng窮, nghĩa đen là Chót = Chung 終 , nghĩa là cuối chót (Chung 終 ngược với Chớm là bắt đầu, Chớm/Chung = Chốc/Chót = =Đầu/Đuôi) . Cùng 窮chuyển nghĩa chỉ sự nghèo, đó là “Cực Túng” = Cùng窮. Nghèo Tột = Nghèo Rốt = Nghèo Rớt. Do đói thì thèm Rỏ Rãi = Rỏ Rớt. Nên có thành ngữ “Nghèo rớt mùng tơi”, ví cái sự đói , thèm ăn đến rỏ rãi = dỏ dớt = =nhỏ nhớt, như là nhớt của lá rau mùng tơi, là thứ rau rẻ rúng nhất mọc ở bờ dậu. <TVGT>: 窮Cùng, 極cực也dã. 从tùng穴huyệt, 躳cung聲thanh. 渠cừ弓cung切thiết. 或hoặc假giả爲vi躳cung字tự. ( Cùng là chót. Chữ gồm bộ Huyệt 穴và mượn âm chữ Cung躳 . Thiết “Cừ 渠Cung弓” = Cùng. Hoặc giả ghi âm từ Cùng bằng chữ Cung躳). Xưa dùng từ Hoặc Giả 或 假chính xác cả âm cả nghĩa của từng chữ, “hoặc giả” là nói về một cái khác, không giống với cái ở mệnh đề trước mà mình muốn so sánh, cái ý “không giống” được viết bằng từ đôi gồm chữ Hoặc或 (nghĩa là không giống; không giống: Hệt Mô, viết bằng chữ “Hoạt 活Mặc莫” = Hoặc 或) và chữ Giả 假 (nghĩa là không thật; không thật như với cái đã nói ở mệnh đề trước). Hán ngữ dùng từ “hoặc giả” bằng chữ Hoặc 或 và chữ Giả 者 (chữ Giả 者trong từ Tác Giả 作 者, chỉ người), đây chỉ là mượn chữ Giả 者 (người) để ghi âm cho từ Giả 假 (không thật), đúng được cái âm nhưng biểu ý của chữ Giả 者này thì sai trong ý nghĩa của từ đôi “Hoặc Giả 或 假”. Hoặc Giả là từ đôi hoàn toàn gốc Việt, ghép từ đôi để nhấn mạnh ý, ghép này theo đề (Hoặc 或, nghĩa là bất định, nghi nghi hoặc hoặc) và thuyết (Giả 假, nghĩa là không thật, bổ sung cho đề) do vậy nói tắt chỉ tóm mỗi đề là Hoặc或. Hán ngữ dùng nguyên văn Hoặc Giả 或 者(chữ Giả 假lại mượn âm bằng chữ Giả 者này, đúng âm mà sai nghĩa), mà nói tắt cũng dùng mỗi Hoặc 或, đáng lý phải dùng tắt là Giả 者theo như Hán ngữ có đề là từ đứng sau. Từ điển giải thích chữ Hoặc 或 (trang178) và chữ Giả 假 (trang145) nghĩa thì đúng, nhưng cho rằng chúng đều là “tố gốc Hán” là sai. Chữ Giả 假giải thích nghĩa là “không thật mà làm như thật” thì đúng vậy, vì nó là từ tiếng Việt do nhấn mạnh (sự việc) “Dối Ạ!” = (sự vật) “Dởm Ạ!” = Giả. Cái thật thì nó là “Việc Thật” = “Vật Thật” = =Vật, mà nhấn mạnh thì là “Vật Chớ!” = Vờ, tương tự như nhấn mạnh “Đúng Đó!” = Đò, nên Vờ và Đò đều có nghĩa là Thật. Giả Vờ = Giả Đò là “giả mà làm như thật’. [Chữ Cùng thì Hán ngữ thiết: “ Qu 渠Gong弓” = =Qiong窮] . Thuận tự diễn biến phiên âm: Cùng 窮 (Việt)=Kyu 窮 (Nhật) = Qiong 窮 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt-Nhật-Hán. 31/ Cư 居 (Nhật phiên âm: kyo), nghĩa: ở Gốc: “Cắm Chứ!” = Cư, thành ngữ “mảnh đất cắm dùi” chỉ cái ý người hay vật đi mỏi chân thì dừng nghỉ, đi đến chỗ nào mà thấy “Chồn chân thì Dừng” = Chững = Chiếm = Chỗ = “Cắm Chỗ” = Cố, là cố định tạm thời ở đó. Nhấn mạnh “Cắm chỗ Chứ!” = Cư, chỗ để mà Cư phải là “mảnh đất cắm dùi” tức là mảnh đất dừng chân, cái chân như cái dùi dừng lại cắm xuống đất. Vì vậy chữ Cư viết hội ý bằng hai chữ đọc từ trên xuống dưới là “Thi Cổ” = Thổ, chỉ cái đất để dừng mà cư. <TVGT>: 居Cư,蹲đôn踞cứ也dã. “踞cứ”,这giá是thị“居cư”的đích俗tục体thể字tự,足túc部bộ曰viết蹲đôn,居cư也dã. 九cửu魚ngư切thiết.( Cư là cắm chốt. Cứ 踞là chữ cũ của chữ Cư居, bộ túc足 gọi là đòn, là cư. Thiết “Cửu 九Ngư魚” = Cư). Chữ Đôn Cứ 蹲 踞nghĩa đen là ngồi xổm, nó là từ Đòn Kê của tiếng Việt dân gian, khi mỏi thì lấy cái đòn kê đít ngồi nghỉ. Đôn蹲thành chữ chỉ cái chân đứng hay Đòn kê, mà “Kê Chứ!” = Cứ là chữ Cứ 踞. Chuyển nghĩa hàn lâm cho Đôn Cứ thành Đồn Trú, cái Đồn đóng quân có gốc từ cái Đòn kê đít ngồi đun rạ thổi cơm trong bếp. [ Hán ngữ thiết “Jiu九Yu魚” = Ju居]. Thuận tự diễn biến phiên âm: Cư 居 (Việt) = Kyo居 (Nhật) = Ju 居 (Hán), thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật = Hán.2 likes -
NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH CÓ THẬT. Một người bạn lão Gàn hớt hải đến cho thông tin: --Này ông Gàn ơi! Ông cứ khăng khăng là không có sự sống ngoài trái Đất. Có thông tin về người ngoài hành tinh có thật kìa. Hẳn các đời TT Mỹ đang phải che giấu điều này. Ông hãy xem tin này: - Thấy chưa Lão Gàn? Không chỉ những nhà khoa học tên tuổi mà hẳn cả những TT Huê Kỳ cũng đang úp mở về vấn đề này. Vậy mà ông cứ bảo thủ! - Chính vì là những nhà khoa học tên tuổi và uy tín của các vị TT Huê Kỳ , mà chẳng có ai khẳng định điều này. Họ chỉ suy luận trên các sự kiện và nhân chứng, nhưng không ai có thể thẩm định. Còn tôi, tôi có đầy đủ bằng chứng: "Không có người ngoài hành tính". - Bằng chứng đâu? - Lão vừa đến gặp một tù trưởng bộ lạc ở Amazon....Họ đã đón tiếp lão một cách cực kỳ long trọng và họ tuyên bố với bộ lạc bên cạnh: "Đã gặp người ngoài hành tinh". Sau đó họ tập hợp "liên minh bộ lạc" để giới thiệu lão Gàn , như là một bằng chứng sống. Họ tuyên bố: Những bằng chứng này còn thật hơn cả những nhà khoa học tên tuổi và sự úp mở của các TT Huê Kỳ. PS: Lý thuyết thống nhất vũ trụ là duy nhất, không thể có hai lý thuyết thống nhất vũ trụ, cho dù nó xuất phát từ bất kỳ nơi đâu trong vũ trụ này. Nhưng lý thuyết đó không đề cập tới sự sống ngoài trái Đất, mặc dù nó nói đến rất nhiều dạng tồn tại của vật chất.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
07/12/2014 Đi tìm nguồn gốc Sông Hàn (Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng) Sông Hàn chảy ngang giữa lòng thành phố như một dải lụa vắt nhẹ trên bờ vai người thiếu nữ đang xuân. Sông Hàn - dòng sông gắn liền với biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, dòng sông cũng là chứng nhân của những đổi thay ở thành phố trẻ trung và đầy năng động, đang từng ngày phát triển. Sông Hàn khiến bao du khách đến với thành phố này cứ ngỡ ngàng bước đi không đành, lòng thầm ước sẽ gặp lại. Tuy vậy, tên sông Hàn có từ bao giờ, sông Hàn bắt nguồn từ đâu vẫn là điều rất nhiều người dân Đà Nẵng và du khách thắc mắc. Bài viết sau của tác giả Lê Văn Tất sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Sông Hàn. * Bắt nguồn từ hai chữ Hàn môn trên bản đồ Thuận Hoá Trong đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) vua định lại bản đồ 13 xứ thừa tuyên trong nước lần cuối. Mỗi thừa tuyên được vẽ riêng trên một tấm bản đồ mà về sau thường gọi là “bản đồ Hồng Đức". Trên đầu bản đồ có ghi hàng chữ lớn: “Thuận Hoá Thừa Tuyên Sơn Xuyên Hình Thể Chi Đồ” có nghĩa là bản đồ hình thể núi sông của thừa tuyên Thuận Hoá. Dòng Sông Hàn ngày nay thuộc về huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hoá thời xưa. Trên tấm bản đồ thấy ghi: phía Bắc giáp giới Nghệ An, phía Nam giáp giới Quảng Nam, phía Tây giáp giới Ai Lao , phía Đông giáp giới Đại Hải tức là biển lớn ( Thừa tuyên Thuận Hoá đến bờ Bắc dòng sông Thu Bồn, phía Nam dòng sông là thừa tuyên Quảng Nam). Dọc theo bờ biển Thuận Hoá có 10 cửa biển để ghe thuyền trú ẩn mỗi khi gặp sóng to gió lớn. Theo thứ tự Bắc đến Nam trong bản đồ, xin kể tên những cửa biển ra đây: 1- Di Luân môn瀰淪門, 2- Cương Giản môn剛澗門, (?) 3- Thuận Cô môn順姑門, 4- An Niệu môn安袅門, 5- Nhật Lệ môn日灑門, 6- Minh Linh môn明灵門, 7- Việt môn tức cửa Việt越門, 8- Tư Khách môn思客門, 9- Thuỷ Khê môn水溪門, 10- Hàn môn瀚門tức Cửa Hàn * Hàn môn ở đâu ?. Cái vũng nước mặn sâu hoắm, rộng thình nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng (cổ), có núi Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, hòn Hành, hòn Chảo che chắn gió biển phía ngoài. Còn phía trong thì có con đường Nguyễn Tất Thành chạy ôm sát bờ, tạo thành một dải phân cách giữa đất liền với nước. Với khoảnh trời biển chừng ấy mà mang nhiều cái tên, bao gồm tên ta, tên Tây, tên Tàu tưởng chừng như đã kỉ lục thế giới về số tên gọi ! đó là: Vũng Thùng, Đồng Long Loan, Vịnh Sơn Trà, Vịnh Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải môn, Cửa biển Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải tấn, Hàn Hải tấn, Hàn cảng, Kénan, Touron, Tou Nang, Hiện cảng, Cửa Hàn, Hàn môn, … còn cửa biển Đại Chiêm môn, tuy ở gần cảng Hàn môn nhưng thuộc về thừa tuyên Quảng Nam nên không có tên trong phần này. * Tại sao có mỗi chữ “Hàn” mà nhiều người giải nghĩa khác nhau? Trong Hán Việt tự điển của nhiều tác giả, tính chung chung thì có độ 10 “chữ Hàn”, nhưng mỗi chữ khác nhau về bộ thủ, về tự dạng (mặt chữ), về tổng số nét. Dĩ nhiên cái nghĩa đen của mỗi chữ phải khác xa nhau. Như: - Chữ Hàn bộ thuỷ (19 nét) 瀚 nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát. - Chữ Hàn bộ vi (18 nét)韓nghĩa là nước Hàn ở Trung Quốc thời Đông Chu xưa. - Chữ Hàn bộ vũ (16 nét)翰 nghĩa là lông cánh chim, hàn lâm. - Chữ Hàn bộ miên (12 nét)寒nghĩa là lạnh lẽo, hàn sĩ. - Chữ Hàn bộ Kim 釬 hoặc銲nghĩa là hàn các kim loại lại cho dính liền lại với nhau. Thuốc hàn. - Chữ Hàn bộ thuỷ nhưng ít nét (6 nét) 汗nghĩa là mồ hôi. (Chữ này đọc là Hãn 汗) Chính là do nhiều chữ Hàn như vậy nên các cụ giải nghĩa theo chữ Hàn quen thuộc của mình, để cái nghĩa khác xa với chữ Hàn đối tượng瀚, một lý do khác nữa là chữ Hàn bộ thuỷ thuộc loại cá biệt tức là không thuộc diện phổ thông trên văn thư sử dụng hằng ngày nên các cụ thấy lạ lẫm. Ngày nay đi tìm chữ Hàn bộ thuỷ trong thư tịch cổ thì thấy khó. Bởi vì những sách in trước 1945 có lồng chữ Hán thì rất khó tìm. Những sách in từ 1945 đến 1975 hoặc in đến năm 1995 thì phần nhiều đều không có chữ Hán, hoặc có nhưng không thuộc diện mình tìm. Tuy nhiên vẫn còn thấy chữ Hàn bộ thuỷ này trong sách Đại Nam nhất thống chí, sách Phủ Biên Tạp Lục, sách Hoà Vang Huyện Chí. Điều đặc biệt Hoà Vang Huyện Chí là sách trong nhà chủ của Sông Hàn, do tú tài Trần Nhật Tỉnh viết ra năm Tự Đức thứ 21 (1868). Đến năm Thành Thái thứ 17 (Ất Tỵ niên -1905) thì người cháu ngoại là Đỗ Thúc Nguyên沅chứ không phải Trầm沈đã sao chép tay thành sách. Đây là quyển gốc, còn y dấu chấm, dấu móc, bằng son đỏ, hiện Bảo Tàng Đà Nẵng đang lưu giữ. Tú tài Trần Nhật Tỉnh người ở làng Quan Nam nay thuộc xã Hoà Liên huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, theo sách này ghi thì ông thi hương 4 khoa năm Canh Tuất (1850). Năm Nhâm Tý (1852), Ất Mão (1855), Mậu Ngọ (1858). Cả 4 khoa đều đỗ Tú tài (chớ không đỗ cử nhân để làm quan. Về sau ông được bộ Lễ giao chỉnh sửa và bổ sung quyển 13 trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí ). *Khởi nguồn sông Hàn Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết về sông Cẩm Lệ (và sông Hàn) thì dòng sông này có hai nguồn. Nguồn thứ nhất xuất phát từ núi Kiền Kiền rồi chảy ra xứ nguồn Lỗ Đông làm sông Lỗ Đông. Nguồn thứ hai phát xuất từ núi Vịnh Phàm rồi cũng chảy ngang xứ nguồn Lỗ Đông làm sông Vịnh Phàm, rồi chảy qua xã Hội Thành, rồi đến thôn Đông Cao thì hai nguồn hợp nhau với nhánh sông kia. Từ đây sông chảy 17 dặm về phía Đông thì đến làng Bồ Bản. Nơi đây có dòng sông Thạch Bồ (còn gọi sông Yên) nhập vào, lại chảy xuống phía Đông 5 dặm nữa đến xã Cẩm Lệ để làm sông Cẩm Lệ. Lại chảy chừng 7 dặm nữa qua xã Hoá Khuê Trung (nay Phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) và xã Hoá Khuê Tây làm thành sông Hàn chữ nôm viết là滝瀚 mà chữ Hán viết Hàn Giang瀚江. Cũng theo Đại Nam Nhất thống chí, đổ vào hạ lưu sông Cẩm Lệ có sông Cổ Mân, dân gian gọi là sông Cái, nối từ hạ lưu sông Vĩnh Điện đi qua làng Cổ Mân, nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Như vậy, ở ngã ba sông này là chính là nơi bắt đầu của sông Hàn và kết thúc tại cửa biển Đà Nẵng. * Kết : Theo tên gọi 10 cửa biển kể trên đều viết bằng chữ Hán thuần tuý (TT) vậy 2 chữ Hàn môn瀚門 có nghĩa là: Môn là cửa, chữ Hàn bộ thuỷ có nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát (1). Vì thấy cửa biển rộng lớn như thế kia, nên Tiền nhân đặt tên “Hàn môn” tức là “Cửa Hàn”, cũng giống như đặt tên Việt môn là cửa Việt ở trên vậy. Vì tổ tiên ta có lệ “Xem mặt đặt tên”, tên nhân danh hay địa danh cũng như thế, nhất là những cái tên được viết bằng chữ Hán (TT). Từ sự lựa chọn ấy mà “Hàn môn” chào đời, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên địa phương ấy, đúng theo tinh thần của Đại Việt một trăm phần trăm, chớ tuyệt đối không theo quy luật giao thoa các ngôn ngữ của nước nào cả. Hay nói rõ hơn là không dùng nguyên ngữ Chăm pa để phiên âm ra tiếng Việt mà viết chữ Hàn này. Nếu đúng như vậy thì đã bị vua Lê Thánh Tông xoá bỏ mất rồi trong năm “ định lại bản đồ” chứ không còn lưu trên bản đồ đến bây giờ. Như năm 1470 khi mới bắt đầu chinh phạt mà vua đã làm, (được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi) “Vua xem địa đồ nước Chiêm đổi lại danh hiệu núi sông”. Lúc mới xuất chinh mà còn làm như vậy huống chi khi đã ổn định đất nước ? Nhìn chung những cửa biển ghi trên bản đồ Thuận Hoá, phần nhiều đặt tên theo địa danh hành chính có sẵn trên bờ, hoặc đặt tên theo các xứ đất nhỏ lẻ địa phương hoặc những địa chỉ ít người biết đến nhưng lại quen thuộc với giới hàng hải mỗi khi đi biển. Còn cửa biển số 9 và 10 hình như thời ấy chưa có địa danh nào trên bờ được thuyết phục, nên Tiền nhân đặt tên Thuỷ Khê môn và Hàn môn. Cuối xấp hoạ đồ (gồm Trung Đô và 13 thừa tuyên) có câu: “Hồng Đức nhị thập nhất niên tứ nguyệt sơ lục nhựt” (năm 1490). Có thể nói đây là lần đầu tiên xuất hiện 2 chữ Hàn môn. Từ cái tên Hàn môn thường gọi cửa Hàn đi vào ổn định, thì dòng sông từ Cẩm Lệ chảy vào cửa Hàn cũng được đặt tên là Hàn Giang thường gọi sông Hàn. Trên bờ sông bên tả có cái chợ lớn cũng được gọi tên là chợ Hàn tức Hàn thị. Khu dân cư đông đúc ở bên tả dòng sông cũng được gọi là khu Phố Hàn tức Hàn phố. Vậy cho thấy 3 chữ: Sông Hàn, chợ Hàn, phố Hàn là 3 cái tên đặt theo từ cái tên chính từ cửa Hàn tức Hàn môn mà ra. (Tác giả: Lê Văn Tất) Trích: “- Chữ Hàn bộ thuỷ (19 nét) 瀚 nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát”(hết trích) Đây là do Việt nho đặt ra chữ Hàn瀚này nghĩa là “mở rộng bờ” viết bằng chữ “Hoằng 厷 Ngạn岸” = Hàn瀚. Cửa sông là nơi sông đổ ra biển là chỗ đôi bờ sông cách nhau rộng nhất, mở rộng bờ, nho viết bằng chữ Hoằng Ngạn. Nói lướt “Hoằng Ngạn” = Hàn , nên chỗ ấy gọi là “Cửa Hàn” = Càn = Cần = Cờn = Quèn. Trích: “Với khoảnh trời biển chừng ấy mà mang nhiều cái tên, bao gồm tên ta, tên Tây, tên Tàu tưởng chừng như đã kỉ lục thế giới về số tên gọi ! đó là: Vũng Thùng, Đồng Long Loan, Vịnh Sơn Trà, Vịnh Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải môn, Cửa biển Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải tấn, Hàn Hải tấn, Hàn cảng, Kénan, Touron, Tou Nang, Hiện cảng, Cửa Hàn, Hàn môn, …” (hết trích) Chữ Đà Nẵng Hải tấn, Hàn Hải tấn là do đánh máy sai, chữ đúng là chữ viết theo Hán nho: Đà Nẵng hải tân (nghĩa là bến biển tên Đà Nẵng), Hàn hải tân (nghĩa là bến biển tên Hàn). Từ bến biển thì Hán nho viết là Hải Tân 海 濱. Chữ Tân 濱nghĩa là Bến, do Bến là nơi để tàu cập lại gần nên Bến còn gọi là chỗ cho “Tàu cập lại Gần” = Tân 濱, Tân濱là cái Bến, nên Hán ngữ phiên âm từ Bến của tiếng Việt là “Bin濱” khi đọc chữ Tân濱. Bến sông vốn là nơi không phải Bờ dốc đứng, mà là Bờ có bãi dốc thoai thoải lên tự nhiên hoặc do người tạo bậc lên, nói chung là nơi bờ sông có “Bậc Lên” = Bến. Nơi sông đổ ra biển gọi là cửa sông, đôi bờ mở rộng, nước mênh mông, bến nơi đó lớn nên nhấn mạnh bằng dùng từ đôi để gọi là “Bờ Ngạn” = Bạn 氵半 , nho Việt viết từ Bạn 氵半 (bến) này bằng chữ Bán 半 (tá âm để ghi thanh Bạn) ghép với chữ Thủy 氵(biểu ý bến nước), mượn chữ Bán 半 (nghĩa là nửa) mà không mượn chữ cận âm khác như Ban 班hay Bản 版chẳng hạn, vì Bán 半thì nó mới logic: bến là nơi chỉ có nửa là nước, nửa kia đã là đất liền rồi. Ví dụ ở Hà Tĩnh có cửa Nhượng Bạn. Cửa sông đôi bờ nên “Hai Bạn” = Hàn. Cửa sông đôi bờ bến rộng gọi là Cửa Hàn. Lướt “Cửa Hàn” = Càn (huyện Càn Long – đôi bờ bến Rồng) = Càn = Cần ( Cần Giờ, Cần Giuộc, đều là cửa sông đổ ra biển, Cần Thơ) = Cần = Cờn ( Cờn là địa danh một cửa sông đổ ra biển ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) = Cờn = Quèn ( Quèn là địa danh một của sông ở Thanh Hóa). Tất tần tật những nơi là cửa sông đó đều lắm Cá, mà tiếng Nhật gọi Cá là Xa-Ca-Na (phải chăng rồi Xa-Ca-Na chuyển nghĩa thành Xa Càn = Xa Cảng ? cái xe “đò” khác gì con cá lội suốt lộ như dòng sông, “Xe Ạ!” = Xa). Nhưng rõ ràng là từ Cảng biển có xuất xứ từ nôi khái niệm: Cửa = “Cửa Bạn” = Càn = “Càn Ngang” = Cảng 港, là nơi có cả dãy dài những chỗ cho “Tàu đỗ lại Gần” = Tân濱. Hán ngữ đọc đúng âm chữ Cảng 港 [ viết phiên âm latin là Gang港, đọc là “cảng”], nhưng âm tiết Cảng là một từ Việt. Khởi thủy của nước Tần, theo Dịch học thì là nước Chín = 9 [ Qin秦 ] ở “Tây Tận” = Tần 秦, 0+0=1, chưa hề có biển; nước Tần gọi theo bản đồ Dịch học là nước Chín mới thành ra có nhấn mạnh là “Chín A!” = China. Cảng nhấn mạnh bằng QT Nháu là “Cảng Chớ!” = Kô, Nhật ngữ đọc chữ Cảng港là Kô港. Nếu những cái tên địa danh chỗ cửa sông đổ ra biển như địa danh Quèn ở Thanh Hóa hay địa danh Cờn ở Nghệ An có từ thời Hùng Vương thì cái tên chỗ cửa sông đổ ra biển như địa danh Hàn cũng phải có từ thời Hùng Vương, chẳng đợi đến Vua Lê mới đặt cho cái tên là Hàn. Bởi chẳng phải đến thời Lê mới có cư dân Việt “nam tiến” đến vùng Quảng Nam, mà từ cổ đại đã có sự xen cư ở đó nhiều sắc tộc bản địa của Đại tộc Việt: khái niệm Rộng tiếng Chăm là Nan, tiếng Việt là Hoằng, tiếng Thái là Quang; do xen cư nên để chỉ sự Rộng thì có các từ đôi Thái-Chăm là Quang Nan (nho viết bằng chữ Quảng Nam), từ đôi Việt - Chăm là Hoằng Nan (nho viết bằng một chữ “Hoằng Nan” = Hàn. Chẳng qua là nho viết ký âm từ Hàn bằng mượn chữ Hàn 翰có trước là chữ Hàn 翰bộ vũ chỉ cánh chim, “Hai cánh dang Ngang” = Hàng = Hàn翰, rồi thêm bộ thủy 氵để thành chữ mới cũng đọc là Hàn 瀚nhưng biểu ý là chỗ cửa sông, nước rộng mênh mông, do mở rộng đôi bờ là “Hoằng 厷Ngạn岸”= Hàn瀚. Trích: “Cũng theo Đại Nam Nhất thống chí, đổ vào hạ lưu sông Cẩm Lệ có sông Cổ Mân, dân gian gọi là sông Cái, nối từ hạ lưu sông Vĩnh Điện đi qua làng Cổ Mân, nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Như vậy, ở ngã ba sông này là chính là nơi bắt đầu của sông Hàn và kết thúc tại cửa biển Đà Nẵng”. (hết trích) Rõ ràng là từ ngã ba sông trở ra biển thì con sông đã được tự nhiên “mở rộng bờ” thành con sông lớn hơn thượng lưu của nó, nên nó có tên là “Hoằng 厷Ngạn 岸” = Hàn 瀚. Hoằng 厷có nghĩa là mở rộng (như câu “Hoằng dương Phật pháp” nghĩa là truyền bá phổ biến rộng rãi Phật pháp). Nôi khái niệm: Ra = Rạn= = Lạn = Nan = Nống = Rộng = Hồng = Hoằng = Quang = Quảng, nghĩa là rộng, mở rộng. Trích: “Theo tên gọi 10 cửa biển kể trên đều viết bằng chữ Hán thuần tuý (TT) vậy 2 chữ Hàn môn瀚門 có nghĩa là: Môn là cửa, chữ Hàn bộ thuỷ có nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát (1). Vì thấy cửa biển rộng lớn như thế kia, nên Tiền nhân đặt tên “Hàn môn” tức là “Cửa Hàn”, cũng giống như đặt tên Việt môn là cửa Việt ở trên vậy. Vì tổ tiên ta có lệ “Xem mặt đặt tên”, tên nhân danh hay địa danh cũng như thế, nhất là những cái tên được viết bằng chữ Hán (TT). Từ sự lựa chọn ấy mà “Hàn môn” chào đời, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên địa phương ấy, đúng theo tinh thần của Đại Việt một trăm phần trăm, chớ tuyệt đối không theo quy luật giao thoa các ngôn ngữ của nước nào cả. Hay nói rõ hơn là không dùng nguyên ngữ Chăm pa để phiên âm ra tiếng Việt mà viết chữ Hàn này. Nếu đúng như vậy thì đã bị vua Lê Thánh Tông xoá bỏ mất rồi trong năm “ định lại bản đồ” chứ không còn lưu trên bản đồ đến bây giờ. Như năm 1470 khi mới bắt đầu chinh phạt mà vua đã làm, (được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi) “Vua xem địa đồ nước Chiêm đổi lại danh hiệu núi sông”. Lúc mới xuất chinh mà còn làm như vậy huống chi khi đã ổn định đất nước ?”(hết trích) Cái tên sông Hàn không phải là đến đời Vua Lê mới đặt ra. Ngược lại tận thời đại nước Văn Lang của các Vua Hùng hàng bốn ngàn năm trước đó, khi ấy chưa có nước Đại Việt, nhưng có dân bản địa là Đại tộc Việt sống xen cư trong lãnh địa Văn Lang trải rộng “Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn…”, trong đó có tộc Chăm và tộc Kinh tức La và Canh đã làm ra cái La Canh chỉ phương hướng gọi là cái Kim Chỉ Nom (Hán văn xếp sửa lại thứ tự các chữ nho là Chỉ Nam Châm 指 南 針 ). Họ đã sống xen cư ở đó và đã chứng kiến là từ ngã ba sông ra biển, con sông đã được tự nhiên mở rộng bờ. Nói xen cư có nghĩa là nói có nhiều sắc tộc, sở dĩ thành nhiều sắc tộc là do ngôn ngữ đã từ một ngôn ngữ chung mà vỡ vụn ra thành các vùng, mà khái niệm ngôn ngữ học gọi là vùng khảm. Ra = ( “Phòi Ra” = Phá 破) = Ra = “Ra Chớ!” = Rỡ ( = Dỡ = Mở = Nở = =Vỡ = Vụn, thành các vùng khảm) = Rỡ = Rạn (= “Rạn thành Đông” = Rộng) = =Rạn = Lạn 爛 (Hán ngữ dùng từ đôi Phá Lạn破 爛 chỉ sự Vỡ Vụn) = Lạn = Lan = Nan (tiếng Chăm nghĩa là mở rộng) = “Nan Rộng” = Nống = “Lan Rộng” = Lộng = Rộng = “Rộng Mở” = Rỡ = “Rỡ Ạ!” = Ra = Rộng = Khổng = “Khổng Chớ!” = =Khó (chuyển nghĩa, rộng như biển là khó vượt qua) = Khó Nhiều = “Khó Nhặn” = Khăn = (từ đôi) Khó Khăn. Từ Nan nghĩa là rộng của tiếng Chăm đã chuyển nghĩa thành Khó mà nho viết bằng chữ Nan難. Nan = “Giống Nan” = Gian , nho viết từ Khó Khăn bằng chữ Gian Nan 艱 難 (từ Nan có xuất xứ từ tiếng Chăm, nhưng gốc nó lại là từ Ra của tiếng Việt). Cửa Hàn có nghĩa đen là cái cửa mở rộng ra biển. Tương tự, cái nôi ngôn ngữ chung chỉ “nước” là: Đak (tiếng Chăm) = Nác (tiếng Mường và tiếng Nghệ dùng từ đôi Việt-Chăm: “Nước Đak” = Nác) = =Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Lầm = Thâm = Than (màu ngũ hành của Nước là màu Lầm Than) = “Than Chi!” = Thủy = Sủy (tiếng Hoa). Do xen cư (các vùng khảm) nên hay có các từ đôi bằng hai từ đồng nghĩa từ ngôn ngữ của hai dân tộc , như: ý nói nhiều tre thì dùng từ đôi là Tre - Pheo (Việt - Mường), ý nói nhiều chó thì dùng từ đôi là Chó-Má (Việt-Lào), ý nói nhiều gà thì dùng từ đôi là Gà-Qué (Việt - Hoa), ý nói nhiều rộng thì dùng từ đôi là Nan-Rộng (Chăm - Việt). “Nan Rộng” = Nống, cùng logic Làm Rộng = “Nàm Rộng” = Nống, nghĩa là mở rộng. Nan tiếng Chăm nghĩa là Rộng đã chuyển nghĩa thành Khó, theo logic biển rộng thì khó vượt qua, từ Khó viết bằng chữ nho Nan難, “Nhiều Lắm” = Nhặn然, nên Khó Nhiều = “Khó Nhặn然” = Khăn, nên lại có từ đôi Khó Khăn, còn nặng hơn Khó. Chứng minh bằng nôi khái niệm chung Chăm và Kinh: khái niệm Nước thì có Đak (tiếng Chăm) = Nác (tiếng Kinh); khái niệm Mở Rộng thì có Nan (tiếng Chăm) = Nống (tiếng Kinh: “Nàm Rộng” = Nống). Chứng minh bằng nôi khái niệm chung ĐNÁ gồm biển đảo và lục địa : nôi khái niệm thành tên cổ xưa chỉ cái nhà sàn (từ ngoài vào thì lên Thang rồi mới vào Nhà ) thì có : Tang+ga (tiếng Indonexia) = Thang+gia (tiếng Chăm) = Thoòng 堂 + Cá 家 (tiếng Việt Đông) = Đường 堂Gia 家 (tiếng Việt nho, Tang = Thang = Thoòng = Đoòng = Đường, hang Sơn Đoòng nghĩa đen là cái nhà trong núi, có nhiều bậc lên xuống, có Đường lên tức Thang = Thoòng = Đoòng = Đường thì mới vào được Nhà). Thang là cái Thang làm bằng cây, nhấn mạnh “Thang Hề兮!” = Thê 梯, chữ Thê梯có bộ mộc木. Hán ngữ dùng chữ Thê梯chỉ cái thang. Đường 堂và Gia 家 (dù có gốc là Thang + Nhà để chỉ cái nhà sàn, nhưng khi có chữ nho, khi không còn thói quen ở nhà sàn nữa thì chúng đã biến nghĩa thành hai từ độc lập đồng nghĩa chỉ cái nhà: Nhà = Ga = Cá =Gia = Dường (Rường) = Đường = =Đoòng = Thoòng = Thang =Tang. Có được các từ đôi: Tang Ga (tiếng Indonexia) là Nhà (chỉ cái nhà sàn xưa), Thang Gia (tiếng Chăm) là Nhà (chỉ cái nhà sàn xưa), Thoòng Cá (tiếng Hoa) là Nhà (khi không còn tập quán ở nhà sàn nữa), Đường Gia (chữ nho) là Nhà, Nhà Ga (từ đôi Việt – Pháp) là Nhà của giao thông, Nhà Rường là Nhà kiểu Huế. Trích Wikipedia: “Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hoá Chăm) cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng "Đà Nẵng" có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng - Đà dơng, có nghĩa là con sông. Đanang trong tiếng Chăm và Raglai cổ, cùng thuộc ngôn ngữ Malayo-Polynesia, có nghĩa là "nguồn". "Đà Nẵng" là "sông nguồn"[21]. (hết trích) Rõ ràng nôi khái niệm chỉ sự rộng của nước chảy trong tiếng Việt là Rộng = =Krông = Khoỏng = Khương = Không = Sông = Dông = Dòng = Dâng = Dương 洋 = Giang 江= Kang 江 (tiếng Triều Châu) = Kênh = Kinh 泾 = Công = Cuồn Cuộn = Nguồn, chỉ nguồn nước, nho viết từ Nguồn bằng chữ Nguyên 源có bộ thủy 氵. Đak Dơng ( = Nác Dâng) trong hệ ngữ Malayo-Polynesia có nghĩa lớn là nguồn nước, thì trong chi Môn-Khơme nhỏ hơn nó có nghĩa nhỏ hơn, là con sông. Giống như nguồn nước trong hồ khi Đak Dơng = Nác Dâng = Nước Nâng = Nước Lâng = “Nước Lan” = Nan = Nước Rộng” = Nống, là tràn rộng hết thể tích hồ; còn khi nước bị “Nống Khô” = Nông (lướt lủn) thì chỉ còn rất ít ở đáy hồ, đó là hai mức Nông/Nống của nước. Tiếng Chăm: nước là Đak, rộng là Ianưng = Nưn = Nan =(liên hệ tiếng Kinh)=Nong (như cái “Nia Rộng” = Nong) = Nống = Rộng (từ đôi Chăm – Kinh: “Nan Rộng” = Nống, cũng cùng logic là “Nàm cho Rộng” = Nống, nghĩa là mở rộng) = Rộng = “Hẳn Rộng” = Hồng 洪 (viết bằng cộng 共nước 氵là nhiều nước, là càng rộng như ngã ba sông) = Hồng = Hoằng厷= “Hoằng 厷Ngạn 岸” = Hàn瀚. Tên sông Hàn nghĩa đen là con sông rộng bờ, viết bằng chữ nho thì là “Hồng Ngạn” = Hàn瀚. Cửa biển nước rộng gọi là Cửa Hàn. Vùng Cửa Hàn từ cổ đại đã có dân chài Việt sinh sống nên đã gọi xứ đó là Kẻ Hàn (những nơi có người ở thì mới được gọi là Kẻ, như Kẻ Quê, Kẻ Chợ. Kẻ là từ đầu của tên các làng Việt, vì Con = “Con Hè!” = Kẻ = “Con Chớ!” = Kô 子 = “Con Chứ!” = Cu = Tu = =Tử 子 = Zử, tiếng Nhật đọc chữ Tử 子là Kô, Hán ngữ đọc chữ Tử 子là Zử). Trích Wikipedia : “Giáo sĩ Buzomi - đến Đà Nẵng năm 1615 - đã gọi nơi này là Porte de Kéan (cảng Kẻ Hàn). Cảng biển đó người Hải Nam gọi là Hàn Càng, Hán ngữ phiên âm bằng chữ Hiện Cảng蜆 港, 峴 港 ”(hết trích). Chính xác thì Đak Nan đã thành tên Nác Hàn (Nậm Hàn) nghĩa là nơi nước rộng, nơi đó có người sinh sống nên gọi là Kẻ Hàn, Đak Nan = Đa Nang = Đà Nẵng. Còn cái tên mà người phương Tây gọi Đà Nẵng là Touran lại là tên do họ đã phiên âm từ Tô Ran, nguyên là từ Tô Rượng (Tô được thu từ nơi đất đã Rượng cho người khác có quyền sử dụng) vốn đã có từ thời Lý -Trần - Lê, là để chỉ một khu bến riêng trong bến cảng Đà Nẵng do triều đình An Nam cho các thương gia phương Tây đến thuê lâu dài (tức Rượng cho họ quyền sử dụng cái Bến đó, gọi là sự Rượng Bến, nho viết bằng hai chữ “Rượng 讓Bạn氵半” = Ran (chữ Bạn là do dùng nhấn mạnh bằng từ đôi “Bờ Ngạn” = Bạn) để họ lập các đại lý hàng hóa buôn bán, trả Tô cho nhà nước An Nam, gọi là khu Tô Ran (Touran). Từ Rượng về sau mới phát âm mềm hóa dần đi là Rượng = Dượng = Nhượng讓 = Nhường. Tương tự trường hợp của từ Rứa: Rứa = “Rứa Chứ!” = Rư = Dư = Như 如 =Tự 似, đều có nghĩa là giống nhau, [Hán ngữ phát âm chữ Như 如là Rú ]. Từ Như 如là từ gốc Việt chứ không phải là “từ Hán Việt” hay “tố gốc Hán”. Giống Rứa = Giống Như, Cũng Rứa = Cũng Như. Không có cái logic ngược là phát âm mềm (Như) mượn của gốc Hán rồi phát triển lên thành phát âm cứng (Rứa) mà các nhà ngôn ngữ gọi là “Việt hóa từ Hán Việt”(!). Từ cổ xưa đã mềm hóa phát âm: Rối= Dồi = Nhồi; Riều = Diều = Nhiều. “Rối Riều” = Riễu = Nhiễu. =Nhiễu. ”Rối Lắm” = Rắm, “Riều Lắm” = Rắm, nên lại có từ đôi Rối Rắm chỉ sự quá nhiều thứ làm cho nhiễu loạn. Nho viết từ Rắm 然 = [ Rán 然] = Nhặn 然 = Nhiên然, mang nghĩa là rất nhiều, Thiên Nhiên 天 然nghĩa đen là trời sinh nhiều thứ. Nho viết từ Rối Rắm繞 然 = [Rao Ran繞 然] = Nhiễu Nhiên 繞 然, mang nghĩa là gây rối quá nhiều. Người Huế ngày nay vẫn phát âm từ Nhiều là “Diều”, từ Như là “Dư” đúng với nguyên gốc “Giống Chứ!” = “Dư”, “Dư Chi之!” = “Di遺”(Chữ Di遺 này là dùng trong từ Di Truyền 遺 傳có nghĩa là truyền lại cái giống như xưa, nó đồng âm dị nghĩa với từ “Dịch 易Chi之!” = Di移 là chữ dùng trong từ Di Chuyển移 轉tức chuyển đi)mà tiếng Nhật thì Ô-NA-DI có nghĩa là Giống Như, còn tiếng Việt thì từ dính Na-Ná cũng có nghĩa là Giống Như. Hai đứa đều Rứa tức là Hai đứa đều Na-Ná nhau, cũng tức là Hai đứa đều Giống Như nhau. Sáu từ đồng nghĩa: Rứa, Dư, Di, Giống, Như, Tự đều chỉ là do một gốc là từ Rứa: “Rứa Chứ!” = Rư = Dư = Như如. “Dư Chi之!” = Di遺. “Dư soi gương mà Trông” = Giống. “Tỏ Như” = Tự似. Chữ Đức 德 Chữ Đức có nghĩa đen là Nước, cũng mang nghĩa là Đầy do nhiều nước, vì hình thành là bởi lướt nhấn mạnh từ đôi “Đác Tức” = Đức. Từ cổ nhất của nước là từ Té trong cặp đối nguyên thủy Tá/Té = Lả/Lã = Lửa/Nước = Dương/Âm. Nôi khái niệm Té = Tức (tiếng Khơme) = Đức = Đắc (tiếng Tây Nguyên, tiếng Chăm: Đak) = Đác (tiếng Choang) = Nác = Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày). Nhấn mạnh bằng QT Nháu thì “Đức Hầy!” = Đầy, “Đầy Chứ!” = Đủ, từ đôi Đầy Đủ mang nghĩa của từ Đức. Nho viết từ Đủ bằng chữ Túc足đồng âm với Tức, Hán ngữ đọc chữ Túc 足là Zú đồng âm với Đủ và hiểu nghĩa của nó là Đủ, mà không biết nghĩa đen của nó là Đức = Tức (nghĩa là Nước), như <TVGT> cách nay 2000 năm đã giải thích chữ Đức徳 nghĩa là Đầy, đúng như đặc tính của nước là luôn Nở (bốc hơi khi lỏng, tăng thể tích khi đóng băng). Bởi Hán ngữ chỉ mượn dùng chữ Đức徳là từ khi nó đã được chuyển nghĩa thành một từ trừu tượng chỉ hành vi tốt đẹp: “1/ Cái biểu hiện tốt đẹp của đạo, 2/ Tính tốt hợp với đạo lí, 3/ Điều tốt lành do ăn ở tử tế, 4/ Ân huệ” (trang 142, Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, Viên ngôn ngữ, NXB KHXH HN 1991, cho rằng từ Đức là cái tố gốc Hán, hay từ Hán-Việt) <TVGT>: 异体字:徳、恴、悳、惪 (chữ Đức có bốn dị thể tự) 清代陈昌治刻本『德说文解字』(Bản khắc của Trần Xương Trị đời Thanh): 徳Đức, 升thăng也dã。从tùng彳hành㥁ức聲thanh。多đa則tắc切thiết (“Đa Tắc” = Đắc). Theo giải thích này thì Đức nghĩa là Đầy lên (thăng), vì đặc tính của nước là bốc hơi hoặc nở lên khi đóng băng. Lướt “Đa Tắc” = Đắc. Đắc nghĩa là nước, tiếng Tây Nguyên. 德说文解字白话版 (thuyết văn giải tự bạch thoại bản): 德Đức,境cảnh 界giới因nhân善thiện行hành而nhi升thăng华hoa。字tự形hình采thái用dụng“彳hành”作tác边biên旁bàng, 作tác声thanh旁bàng。(Đức nghĩa là cảnh giới do làm thiện mà thăng hoa. Chữ dùng bộ Hành làm một bên, thanh “ức” làm một bên). Giải thích này là nghĩa của chữ Đức 德 về sau, khi Đức đã được nho dùng chuyển nghĩa thành một từ trừu tượng chỉ những hành vi tốt đẹp thì gọi là Đức 德, những người được kính trọng đều gọi là Đức như Đức Vua, Đức Phật ( Đức chính là Đéc trong từ Xăm Đéc của tiếng Khơme) không còn cái nghĩa đen của nó là một từ cụ thể, nghĩa là Nước nữa. Nhật dùng chữ Đức 德này , phiên âm là Toku 德 (Tôk), Hán dùng chữ Đức 德này, phiên âm là De 德 (Tứa). Đức là Đầy, do nghĩa đen của nó là Nước, nước bao giờ cũng ở xu thế đầy lên ( Đầy = Nậy = Nở = Nâng = Tâng = Tăng = Thăng; Nậy tiếng xứ Nghệ nghĩa là lớn lên). <TVGT>: 德Đức, 升thăng也dã. (đức là đầy lên). Trong chùa Trấn Quốc ở Hà Nội có bức hoành phi đề ngang bốn chữ: Nguyên 源Chân 真Thủy 水Đức德. Đọc từ phải sang trái là Đức 德Thủy 水Chân 真Nguyên源, theo Hán văn nghĩa là đây là chốn Nguồn Thật (Chân Nguyên – Nguyên là đề, Chân là thuyết) vì nó có Nước Đầy ( Đức Thủy – Thủy là đề, Đức là thuyết). Đọc từ trái sang phải là Nguyên 源Chân 真Thủy 水Đức 德thì đúng nghĩa theo Việt văn: Nguồn Thật (Nguyên Chân – Nguyên là đề, Chân là thuyết) vì nó có Nước Đầy (Thủy Đức – Thủy là đề, Đức là thuyết). Đề vẫn là Đề, Thuyết vẫn là Thuyết ở cả hai ngôn ngữ, chỉ có cú pháp khác nhau, ở tiếng Việt thì Đề trước Thuyết sau, ở Hán ngữ thì Thuyết trước Đề sau. Trong nhà tranh tre của cụ Nguyễn Sinh Sắc, bố của Nguyễn Tất Thành, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An có bốn chữ treo dọc trên cây cột, đọc từ trên xuống dưới là : Ân 恩Tứ 賜Ninh 寧Gia家, nghĩa là đem cái Ơn (Ân恩) mà Chia Sẻ (Tứ賜) cho nhau thì Gắn Kết (Ninh寧) Cả Nhà (Gia 家). Đó là một lời răn, lấy hình ảnh các bộ phận cột kèo rui mè của một cái nhà là chúng đang làm ơn giằng néo với nhau (đương nhiên đồng thời mỗi bộ phận chịu ơn các bộ phận khác, chúng biết ơn nhau) nên cái nhà mới đứng vững chắc yên ổn (Ninh); tương tự, mọi thành viên trong một gia đình cũng phải như vậy, biết chia sẻ (làm ơn và biết ơn nhau) thì gia đình yên ổn, rộng ra thì một làng, một nước, cả thế giới cũng phải như vậy, đó là cái lẽ đơn giản về quan hệ giữa người với người. Từ điển đã dẫn , trang 457, giải thích chữ Tứ 賜nghĩa là ban cho, và coi chữ Tứ 賜là tố gốc Hán hay từ Hán-Việt (?). Thực ra chữ Tứ 賜là một từ do Việt nho đặt ra, nghĩa là chia sẻ cho nhau kể cả những cái báu nhất, có cái gì có được cũng đem tách ra chia cho nhau, nhấn mạnh bằng QT Nháu là “Tách ra để chia cho nhau Chứ!” = Tứ賜, nhưng hành vi đó hoàn toàn là tự giác tự nguyện, tức như nhấn mạnh từ lặp “Tự Tự” = Tứ, 0+0=1, Tứ 賜mang nghĩa là ban cho, viết biểu ý đọc từ phải sang trái theo đúng qui tắc xưa là Dịch 易Báu貝 thành chữ Tứ賜. Dịch 易viết tượng trưng bằng tượng hình Nhật 日(biến thể: 曰)ở trên, và tượng hình Nguyệt 月( biến thể: 勿)ở dưới, nghĩa là âm dương chuyển dịch. Hành vi Dịch ở đây đại diện cho hành vi Tách. Báu viết bằng chữ Bối 貝tượng hình con sò, xưa dùng làm đồng tiền. Bối 貝ở đây đại diện cho từ Tài Sản. Dịch 易Bối 貝đại diện cho “Tách Tài” = Tãi (biến thanh điệu phù hợp là 1+1=0). Chữ Tứ賜đọc theo mặt phải (từ phải sang, đúng qui tắc xưa) là Dịch易Bối 貝, tượng trưng Cho (dịch) Tài sản (bối), nhưng Cho đây là Cho cách tự nguyện , vì Dịch là sự tự nhiên chuyển dịch âm dương, Dịch易 đại diện hành vi vị tha; Bối chỉ là phương tiện cho, có thể là vật chất hữu hình, có thể là tình cảm vô hình. Trong câu Dịch 易Bối貝 thì Dịch易là đề, là chính, là mục đích vị tha; Bối 貝là thuyết, là phụ, là phương tiện, nhiều ít không quan trọng, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chữ Tứ賜đọc theo mặt trái (từ trái sang) là Bối 貝Dịch易, trong câu Bối 貝Dịch易thì Bối 貝là đề, là mục đích (tức coi Tiền là cái tiên quyết), Dịch易là thuyết, là phương tiện để đạt mục đích (tức coi Cho là thủ đoạn vụ lợi chứ không phải là hành vi tự nguyện vị tha). <TVGT>: 賜 Tứ, 予dữ也dã . 斯tư義ngãi切thiết (Tứ là cho. Lướt “Tư 斯Ngãi義” = Tãi賜). Chữ Dữ 予nghĩa là cho, bởi gốc từ Dữ là do nhấn mạnh bằng QT Nháu: “Dành Chứ!” = Dữ予. Dành nghĩa là để phần. Nôi khái niệm: “Phải Cho”= Phó 付 = Cho = “Cho Đi!” = Chi支 = Kí寄 = Cấp給 ;Hán ngữ dùng các từ đôi Cấp Dữ 给 予 [Gei Yu给 予] (cho hẳn), Kí Thác寄 托 [ Ji Tuo寄 托 ] (cho tạm thời), Chi Phó 支 付 [ Zhi Fu支 付] (cho bắt buộc). Dành có nghĩa là để phần cho ai đó, thường dùng từ đôi là Dành Cho. Cổ xưa còn đọc chữ Tứ賜 bằng cách thiết “Tư 斯Ngãi義” = Tãi . Hán ngữ thiết “Si 斯Yì義” = Si, trật, không thành Ci 賜như Hán ngữ đọc chữ Tứ賜 [ Ci賜 ]. Nhắc lại, thiết chỉ là mượn âm chữ để nêu cách đọc, đương nhiên giữa ba từ Tư, Ngãi và Tãi không có logic ý nghĩa gì với nhau. Tãi có nghĩa là Tách ra (San ra) cái tài sản, lướt như của tiếng Việt thì mới đúng logic là “Tách Tài” = Tãi, Tãi nghĩa là tách ra nhiều phần bằng nhau, nhấn mạnh “Tãi Hè!” = Tẽ = “San Tẽ” = Sẻ, là San Sẻ, tức chia sẻ thành nhiều phần để cho nhau cho đều, và “Dành Chứ!” = Dữ 予 (cho) mỗi người mỗi phần, ai cũng có phần. Khác với quan hệ người với người chính đáng như mặt phải của chữ Tứ 賜giải thích ở trên. Trong xã hội còn thường thấy có một trong các quan hệ bất chính giữa người với người là quan hệ Bồ Bịch (thường là giữa đôi nam nữ), vụ lợi nhau vì tiền. Từ Bồ Bịch hình thành do từ Bạn, nhưng bạn này là bạn tốn tiền với nhau vì mưu đồ riêng, nên nó là “Bạn Lỗ” = Bồ, lợi dụng nhau, kẻ này mất cái Báu này thì kẻ kia phải mất cái Báu kia. Khác với bạn cùng thuyền là những người có chung mục đích làm ăn tức “Bạn chung bến Đậu” = Bậu, gọi là Bậu. Từ Bồ Bịch hóa ra lại là từ mặt trái của chữ Tứ賜, đó là “Bối貝 Dịch易” = Bịch. Quan hệ ấy gọi là quan hệ Bồ Bịch. Mặt phải của chữ Tứ 賜 ( đọc từ phải sang trái đúng qui tắc xưa) là “Dịch 易Bối貝” = Dồi, là Dồi Dào tức là Đầy. Đầy = Đức (tình cảm là cái càng cho đi thì nó lại càng nhiều lên chứ không bao giờ cạn), nói lên lòng đầy tự nguyện vị tha (“Tự Tự” = Tứ, 0+0=1). Trong câu Dịch Bối thì Dịch là hành động Cho cách tự nguyện, là đề, là cái tiên quyết; Bối chỉ là thuyết, là phụ, tài sản đem cho ấy nhỏ hay lớn không quan trọng. Mặt trái của chữ Tứ 賜 lại là “Bối 貝Dịch易” = Bịch, trong câu Bối Dịch thì Bối là đồng tiền được lấy làm đề, coi tiền làm cái tiên quyết, làm mục đích; Dịch chỉ là thuyết, là phụ, là phương tiện, là hành vi thủ đoạn của Cho để kiếm vụ lợi. Đó là lột trần ý nghĩa của từ Bồ Bịch. Hai người trai gái yêu nhau chân thành chính đáng thì gắn kết với nhau gọi là Cặp Đôi, thậm chí họ có là “rổ rá cặp lại” (đi bước nữa) đi chăng nữa thì vẫn là hạnh phúc. Còn Cặp Bồ để thành Bồ Bịch thì ý nghĩa khác hẳn với Cặp Đôi. Tiếng Anh từ Couple có nghĩa là một đôi, cũng dùng chỉ hai người trai gái Cặp Đôi do yêu nhau chính đáng. Không có chuyện từ Cặp Bồ là có xuất xứ là do từ Couple của tiếng Anh, như có người giải thích.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Âm Dương hoán đổi Trong Âm có dương và trong Dương có âm. Do vậy những từ chỉ con số 0 (mang nghĩa là Không) như Chẳng, Không, Vô, Bất, Phi v.v. trong những trường hợp đặc thù chúng lại tự hoán đổi để chỉ con số 1 (mang nghĩa là Có). Ví dụ từ Không (dấu thanh điệu nhóm 0) có những trường hợp đọc là Khống (dấu thanh điệu nhóm 1); từ Chăng (dấu thanh điệu nhóm 0) có những trường hợp đọc là Chẳng (dấu thanh điệu nhóm 1). Số 0 = Chăng = Chẳng = Khăng = Không = =Hổng = Hết = Chết = Chăng = 0. Do vậy Khăng Khăng = Khẳng, 0+0=1, Khẳng=1, nghĩa là có. Khăng Khăng đòi, nghĩa là cứ đòi. “Có Chứ!” = Cứ; Cứ làm, nghĩa là Có làm mãi; “Có Chớ!” = Cố, nên từ Có viết bằng chữ Cố 固; Khăng Khăng =1, nên Khăng Khăng làm, nghĩa là cứ làm, có làm mãi. Phủ định cái sống là “Sống Chẳng!” = Săng, từ Săng dùng chỉ cái quan tài. Nhiều từ khác của chữ nho cũng vậy, chỉ có một âm nhưng mang hai nghĩa đối nghịch nhau như Âm với Dương, do vậy phải viết biểu ý thành hai chữ riêng, nhưng mà hai chữ này là đồng âm ngược nghĩa. Ví dụ từ Minh có hai chữ là Minh 明 = 1 và Minh 冥 = 0. Minh 明 (1) viết bằng chữ “Mắt Tinh” = Minh 明 chỉ nghĩa Sáng, ghép Minh 明với Quang 光 thành từ đôi Quang Minh 光 明nghĩa là càng sáng. Còn Minh 冥 (0) chỉ nghĩa Tối của thế giới âm, viết bằng chữ “Mầu và Linh” = =Minh 冥(do phản thiết tức lái Mịch冖Và曰Lâu六; chữ Mịch 冖nghĩa là bịt kín mịt, chữ Viết 曰 = Và tiếng Quảng Đông, chữ Lục六 = Lấu tiếng Hồ Nam), Minh 冥ghép với U烏 chỉ nghĩa tối, u ám, xám xịt, mù mịt, thành từ đôi U Minh 烏 冥nghĩa là càng tối. Sáng viết bằng chữ Minh 明, chữ biểu ý gồm Mắt Trời 日 và Mắt Trăng月, là như hai con mắt, đều là sáng cả, nhấn mạnh “Mắt Mắt” = Mặt, 1+1=0, nên mới gọi là mặt trời viết bằng chữ Nhật日và mặt trăng viết bằng chữ Nguyệt月, cả hai chữ này đều là chỉ cái sáng của hai thiên thể đó, bằng tượng hình con mắt. Tiếng Việt phân biệt rõ: Thiên thể là Trời, cái sáng của nó gọi là Mặt Trời viết bằng chữ Nhật日, nên chữ Nhật 日còn dùng chỉ Ngày là lúc thấy mặt trời, có ánh sáng. Thiên thể là Trăng, cái ánh sáng của nó gọi là Mặt Trăng viết bằng chữ Nguyệt月, nên chữ Nguyệt 月còn dùng chỉ cái “Thời điểm thấy trăng nhất Sáng” = Tháng, đó là đêm Rằm, là cái đêm mà ánh sáng trăng mạnh nhất, làm rạng hết cả sự tăm tối, gọi là đêm “Rạng Tăm” = Rằm. Đêm là khi mà ánh sáng mặt trời đã bị dấu đi, chỉ còn lại là một “Màu khói Hun” = Mun. Mun = Man = Mèn = Đen = Đêm = Đắm = =Tăm = Tối = Dối = Dấu = “Dấu ánh sáng Ạ!” = Dạ, nên từ Đêm viết bằng chữ Dạ夜. Từ Tháng với nghĩa đen chỉ là cái thời điểm, “Thời điểm thấy trăng nhất Sáng” = Tháng, là cái mốc thang đo thời gian, vì mốc thời điểm đó có đánh số thứ tự nên nó được dùng đại diện luôn cho cả khoảng thời gian chu kỳ 29 ngày gọi là một tháng theo lịch Trăng. (Hán ngữ mượn luôn hai chữ tượng hình Mắt Trời 日và Mắt Trăng 月để chỉ thiên thể Trời và Trăng: Trời là Nhật 日 - phát âm là “Ri日”, ngày cũng là Nhật日, ánh sáng của Trời thì dùng chữ Nhật Quang日 光, theo văn phạm Hán thì Quang là đề, Nhật là thuyết nên từ ghép này có nghĩa là “cái sáng của ánh mặt trời”. Trăng là Nguyệt 月– phát âm là “Yue月”, đêm cũng là “Ye夜” là phát âm của chữ Dạ夜, ánh sáng của Trăng thì dùng chữ Nguyệt Lượng月 亮, theo văn phạm Hán thì Lượng là đề, Nguyệt là thuyết nên từ ghép này có nghĩa là “cái sáng của ánh mặt trăng”). Hoặc từ Liệt cũng có hai chữ riêng biệt là Liệt烈 = 1 và Liệt 劣 = 0. Liệt 烈 (1) chỉ nghĩa mạnh mẽ (chữ Liệt 烈có gốc là Lửa, viết biểu ý là Luồng 列Lửa灬), ghép thành từ Oanh Liệt 轟 烈nghĩa càng mạnh mẽ. Còn chữ Liệt 劣(0) chỉ nghĩa yếu đuối, ghép thành từ Bại Liệt 敗 劣nghĩa càng yếu đuối. (Chữ Liệt 劣viết biểu ý đọc từ trên xuống dưới là Thiếu 少Sức力, nó chính là do lướt “Lực力 Kiệt竭” = Liệt劣, đây là chữ nho Việt, thiết theo văn phạm Việt, Lực là đề, Kiệt là thuyết. Văn phạm Hán thì thuyết trước đề sau là từ ghép Kiệt Lực,nếu thiết sẽ thành “Jie 竭Li力” = Ji, không thành từ “Lie” như Hán ngữ phiên âm chữ Liệt 劣của Việt nho). Hoặc từ Kiệt cũng có hai chữ riêng biệt, Kiệt 竭 = 0 và Kiệt 傑 = 1 . Kiệt竭 (0) nghĩa là hết sạch tài nguyên, như các từ ghép Khô Kiệt, Khánh Kiệt. Kiệt 傑 (1) nghĩa là dồi dào tài nguyên, như các từ ghép Hào Kiệt, Tuấn Kiệt, Kiệt Xuất. Do người đời sau không để ý đến tính Âm Dương hoán đổi trong từ ngữ nên người Việt đời sau còn diễn dịch sai nghĩa gốc của câu tiếng Việt. Ví dụ (1), câu gốc: “Chẳng thơm Không thể hoa nhài. Đã Không lịch sự Chẳng ngài Tràng An”. (Chẳng và Không đều nghĩa là không, nhưng ở vế đầu thì vị trí Chẳng trước, Không sau; ở vế sau thì lại là Không trước, Chẳng sau, cách viết này nhằm thể hiện sự quấn quýt, hoán đổi được sang nhau như cái lý của âm dương). Đây là câu lục bát khuyên con người ta phải sống cho xứng đáng với nếp văn hóa của kinh đô Trường Yên (Ninh Bình) thời Đinh Tiên Hoàng Đế (Đinh Bộ Lĩnh). Trong câu trên từ Không (= 0) và Chẳng (= 0) đều đồng thời hoán đổi thành Có (= 1). Khi kí hiệu từ Không bằng số 0 và từ Có bằng số 1, thì câu trên có thể hiểu là: “0 thơm 0 thể hoa nhài. Đã 0 lịch sự 0 ngài Tràng An” đồng thời cũng là: “1 thơm 1 thể hoa nhài. Đã 1 lịch sự 1 ngài Tràng An”. Văn hóa được đại diện bằng từ thơm, nhưng cái thơm của Tràng An nó dịu dàng như của hoa nhài, không khoe mẽ, không quảng cáo ồn ào, mà theo đúng lề thói “hữu xạ tự nhiên hương”. Câu lục bát trên có hai vế, vế đầu (câu lục) thì đề là Chẳng (dấu thanh điệu nhóm 1 – nhóm Dương), vế sau (câu bát) thì đề là Không (dấu thanh điệu nhóm 0 – nhóm Âm), hai vế như vậy ngụ ý là sự khẳng định Trọn Vẹn cả dương (Tròn = Trọn) và cả âm (Vuông = Vẹn) để nêu ý rằng con người ta dù là trai (Trai = Tròn, hình tượng linga là cái dương thực khí tròn trặn) hay gái (Gái = =Góc, hình tượng yoni là cái âm thực khí góc cạnh) đều phải sống lịch sự theo nền nếp văn hóa Tràng An, nếu không lịch sự thì không phải là văn hóa Tràng An. Quên mất tính âm dương hoán đổi trong từ ngữ nên người đời sau đã diễn dịch sai câu trên thành là :”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không lịch sự cũng ngài Tràng An”. Ý của câu diễn dịch sai này khác hẳn ý của câu nguyên gốc. Ý của câu diễn dịch sai này thể hiện cái kênh kiệu của người tự cho mình cái quyền là dân thủ đô mà quên mất nghĩa vụ ( ví dụ kiểu như: “dẫu tao không lịch sự tao vẫn là người có hộ khẩu thủ đô, hơn mày là dân nhập cư”, hoặc: “dẫu mày có giỏi hơn tao, nhưng mày là con địa chủ tư sản, tao là con công nông nên tao vẫn được đảng cộng sản tin dùng hơn mày”). Mà hễ đã nhiễm thói kênh kiệu thì còn đâu là lịch sự? Ví dụ (2), từ Vạn (hoặc Nghìn, Trăm) là những con số lớn nên thường dùng đại diện cho ý nhiều (khi ghép Trăm Nghìn, Nghìn Vạn, Muôn Vàn), đại diện cho ý lâu (khi ghép thành Nghìn Đời, Trăm Năm, Vạn Thế), đại diện cho ý mãi mãi (khi ghép thành Nghìn Thu, Thiên Niên, Vạn Cổ). Nhiều Vạn là “Vạn Vạn” = Vàn, 0+0=1. Vô nghĩa là không (là 0, đại diện cho ít), nhưng trong trường hợp ghép Vô Vàn thì Vô đã hoán đổi thành có (là 1, đại diện cho nhiều). Do vậy Vô Vàn nghĩa đen là có nhiều vạn vạn. Bởi vậy chúc nhiều tuổi (Thọ) và nhiều sức khỏe (Cương) đã được viết thành câu đảo xen là Vàn Thọ Vô Cương (đảo từ Vô Vàn). Nếu không hiểu cái lý âm dương hoán đổi của từ ngữ thì người ta sẽ dịch câu Vạn Thọ Vô Cương là chúc vạn thọ và không sức khỏe (!). Ví dụ (3) câu: Phi thương Bất phú (nghĩa một vế là Không buôn Chẳng giàu) nhưng phải hiểu cả vế hai ẩn của nó theo cái lý âm dương hoán đổi là Có buôn Có giàu (ở cái ẩn này thì Phi = 1, Bất = 1). Nhưng người đời sau thường bỏ quên cái lý âm dương hoán đổi nên hiểu câu trên phiến diện là Không buôn Không giàu, chỉ có đi buôn mới giàu (còn làm các nghề khác thì không thể giàu được) là hoàn toàn hiểu sai. Ví dụ (4) câu: “Bất đáo trường thành Phi hảo hán” (câu của Mao Trạch Đông đề trên Vạn Lý Trường Thành). Đây là câu theo mẫu của câu Phi thương Bất phú. Vế nổi thì Bất = 0, Phi = 0. Nhưng ở vế ẩn thì Bất = 1, Phi = 1. Từ Kẻ Kẻ nghĩa là con người. Người Việt tự xưng là Con. Con = Cần (tiếng Tày) = =Nhân 人 = Dằn 人 (tiếng Quảng Đông) = Dân 民 = Mằn 民 (Quảng Đông) = Mọi, đều có nghĩa là người. Những từ đôi Con Dân = Nhân Dân = Mọi Người = Người Dân, đều có nghĩa nhấn mạnh là nhiều người. Lướt “Con Đẻ” = Kẻ. Kẻ nghĩa là người. Những người trong gia đình là: Cả nghĩa là cha, Cái nghĩa là mẹ, Con gồm con trai và con gái. Cả = Cha = Chu = Châu = Chậu = Chúa = Vua = Vương. Cái = Nái = Mái = Mẹ. Con = Kẻ = Kô 子(tiếng Nhật) = Cò (tiếng Thái) = Cu = Tu (tiếng Tày) = Tử 子 = Zử 子 (Hán ngữ hiện đại) = “Tử 子Chi之!” = Tí子. Nho dùng các chữ để kí âm cho từ Kẻ là các chữ: Kê 雞 (vùng Lưỡng Quảng và Vân Nam hay dùng, mà ngày nay vẫn còn rất nhiều địa danh có tên đầu là Kê雞), Cổ 古 (vùng Giao Chỉ hay dùng), Qua, Quảng (vùng Lĩnh Nam hay dùng). Dùng chữ Quảng kí âm cho từ Kẻ vì đó là “Kẻ đi khai Hoang” = Quảng, hay “Kẻ đi Sang” = =Quảng. Kẻ đi Sang phía Tây gọi là Quảng Tây. Kẻ đi Sang phía Đông gọi là Quảng Đông. Quảng lại có nghĩa là mở rộng, vì từ Quang tiếng Thái có nghĩa là rộng, tiếng Việt khi phá rừng làm rẫy có từ phát quang có nghĩa là phát rộng. Nhấn mạnh bằng lướt từ lặp là “Quang Quang” = Quảng, 0+0=1. Quảng Đông và Quảng Tây là hình thành từ khi Lạc Long Quân và Âu Cơ chia trăm con trai thành năm mươi con theo mẹ lên miền núi (Quảng Tây) và năm mươi con theo cha xuống miền biển (Quảng Đông). Bởi vậy Quảng Tây và Quảng Đông cho đến ngày nay vẫn gọi là Lưỡng Việt cùng với cái tên là Lưỡng Quảng. Tiếng Quảng gọi là Việt ngữ.粵 語. Từ Lưỡng chỉ số hai là do đổi tơi S=L (theo nguyên tắc cứng bị mềm hóa) của từ Song chỉ số hai. Song mang nghĩa là hai do khi So hay Đong là để được hai bên bằng nhau, nên “So Đong” = Song. Từ Song Song có nghĩa là hai bên bằng nhau (Hán ngữ dùng từ Bình Hành chỉ ý Song Song). Song = Lưỡng (mềm hóa) nên từ Song viết bằng chữ Lưỡng, Hán ngữ phát âm chữ Lưỡng là “Liang”. Từ Song cũng lại mềm hóa thành từ Xoong của tiếng Thái, dùng chỉ số hai. Người Việt tự xưng là Ta. Vũ trụ (Universal) có nghĩa là Tất Cả. Tất Cả = “Tạo Hóa” = Ta. Ta nghĩa là con người. Con người là một tiểu vũ trụ. Người Việt tự xưng là Con, lại cũng tự xưng là Ta, nên thành lướt từ đôi “Con Ta” = Qua, người Việt cũng tự xưng là Qua (tiếng miền Nam).Ta thành ra là gốc của các từ nhân xưng ngôi một trong các ngôn ngữ phương Đông: Ta = Qua (tiếng miền Nam) = Wa (tiếng Đài Loan) = Wa Ta Xi (tiếng Nhật) = Wo (Hán ngữ hiện đại). Ta nghĩa là một người, chứa đựng mọi thứ của cả vũ trụ vào trong nó (thành ngữ “giá áo túi cơm”), Ta là cái đựng, đó là “Ta là cái Ao” = Tao. Tao là từ tự xưng ngôi một, “Tao là vị trí một của Ngôi” = Tôi, nhấn mạnh “Tôi Chớ!” = Tớ. Người khi còn sống mới xưng là Ta, chết thì hết xưng, do vậy lướt lủn “Ta Sống” = Tá. Tá là ngọn lửa khi chưa tàn. Tá = Hỏa火 = Lả = Lửa = Liệt 烈 =Nhiệt 热 = =Nhật 日 = Nhực日 = Rực = “Rực Chứ!” = Rư. Từ đôi Tá Hỏa, Tá Lả. Hán ngữ phát âm chữ Nhật日 là “Rư日”, phát âm chữ Nhiệt热 là “Rưa热”; tiếng Đài Loan phát âm chữ Nhiệt 热là “Lửa热” (đúng dấu hỏi hẳn hoi). Ta là một người, người sống suốt đời là “Ta theo năm tháng mà rong Ruổi” = Tuổi, nhấn mạnh “Tuổi Hề兮!” = Tuế, từ Tuổi viết bằng chữ Tuế歲, khi lão hóa là “Ta đang Tàn” = =Tà (lướt lủn), đó là tuổi xế chiều, là “Giờ Tà” = Già. Khi chết thì “Ta nát Rữa” = =Tã. Nhưng khi còn sống thì Ta rất tự trọng, tức tự coi “Ta Nặng” = Tạ謝, ta Tạ 謝ta nghĩa là ta biết ơn ta, ta Tạ 謝mọi người nghĩa là ta biết ơn mọi người. Khi sống Ta luôn hoạt động, tức “Ta Chuyển” = Tả (lướt lủn). Tả = Đả 打= Đánh = =Động動. Như vậy cái nôi khái niệm Ta = Tá = Tả = Tạ = Tà = Tã là đủ nội dung tuần tự một cuộc đời của một con người là Ta. Nôi khái niệm này đủ sáu dấu thanh điệu của một từ Ta. Sáu dấu thanh điệu biểu ý là Sáu = Sâu = Lâu = Lão. Người lớn tuổi còn tự xưng là Gia tức nhấn mạnh từ đôi “Dân Ta” = Gia; người già còn tự xưng là Già tức “Dân Tà” = Già, hoặc tự xưng là Lão tức “Lâu Tao” = =Lão. Ta có nghĩa là Người, nên nhấn mạnh bằng lướt từ đôi “Người Ta” = Ngã, từ Ta viết bằng chữ Ngã我. (Cũng như tiếng Tày đã lướt từ đôi “Con Dân” = Cần, nên tiếng Tày mới gọi người Tày là “cần Tày”, gọi người Kinh là “cần Keo”). Theo chỗ đứng trong gia đình hay trong xã hội thì Người = Ngôi = Ngài = Ai = =Vai = Vế = Vị, (trong tuồng chèo đóng Vai gì có nghĩa là giả trang làm người nào trong vở). Chữ Vị 位mang nghĩa là người có vai vế, viết biểu ý đọc từ phải sang trái bằng chữ Lập 立Nhân亻. Bộ thủ Nhân 人,亻là do Con = Cần = Nhân; bộ thủ Lập 立là do Đứng = Sững = Lừng Lững = Lập. Lập Nhân nghĩa đen là đứng thẳng như con người, nghĩa bóng là con người tự lập (tự lập thì mới có vai vế trong xã hội). Từ điển (NXB KHXH 1991) giải thích từ Vị: “Vị nghĩa là từng người, có danh hiệu, chức vụ, tỏ ý tôn kính”, và cho rằng nó là từ gốc Hán. Giải thích trên của Từ điển chỉ là ứng dụng của từ Vị, không phải là bổn nghĩa của từ Vị như con chữ nho của người Việt viết hoàn toàn biểu ý đã chỉ ra. Đọc là “Vị” chẳng qua là do nhấn mạnh “Vai vế Chi之!” = Vị位. Nguyên nghĩa của từ Vị , đúng như chữ nho đã viết biểu ý, là “con người tự lập có vai vế trong xã hội”. Bởi có gốc Việt do từ Vai và từ nhấn mạnh “Vai Hề!” = Vế (thành từ đôi Vai Vế) mà chữ Vị 位đã chuyển nghĩa chỉ cái chức năng, công dụng như từ ghép theo Hán văn là từ ghép Vị Trí位 置, nghĩa là “chỗ có chức năng riêng”. Hai cái “tố” trong từ ghép theo Hán văn Vị Trí đều là có gốc Việt: “Vai vế Chi!” = Vị位; Chỗ = Chỉ 址 = Chứa = Chữ =Tự字 = Trữ貯 = Trụ 處 = Trú 駐 = Trí置 (Trong Hán ngữ cũng thành một nôi khái niệm: Zi字 = Zhi址 = Zhi置 = Zhu貯 = Zhu 駐 = Chu處), Chỗ = Ổ = Ở = Sở所, hai chữ Trụ Sở 處 所có cùng một gốc là từ Chỗ (hoặc nói cách khác là: từ Chỗ đã phiên thiết thành hai từ Chụ Sở). Nhấn mạnh “Chỗ Chi!” = Chỉ址, trong từ Địa Chỉ地 址 hoặc trong từ Giao Chỉ交 址. Chữ Chỉ viết biểu ý bằng bộ thủ “Chẳng Đi” = Chỉ止, có nghĩa là dừng + bộ thủ Thổ 土, có nghĩa là đất (dừng thì phải dừng trên đất). Chữ Chỉ 址có nghĩa đen là đất để dừng (chứ không thể là dừng trên không được, nếu có dừng trên mặt nước thì cũng phải mượn tên bến làm cái địa chỉ) Cặp đối nguyên thủy D/Â của Lửa/Nước là: Tá/Té = Lả/Lã = Lửa/Lạc = =Lảng/Lỏng = Lóng/Lạnh = Nóng/Nạnh = Nắng/Nước = Tỏ/Tăm = Đỏ/Xám = =(Li/Khảm). Tá = Lả = Lửa = Liệt 烈 = Nhiệt 热 = Nhật = Nhực = Rực = Rư 日 = =Rưa 热 = Lửa = Lảng 朗 = Lắng (nắng) = Lóng (nóng) = Nóng = Nắng = Nực = =Nhực日 = Nhật 日. Tiếng Đài Loan đọc chữ Nhiệt热là “Lửa”. Tiếng Bắc Kinh đọc chữ Nhật日là “Rư”, đọc chữ Nhiệt热là “Rưa” . Tá = Tỏ = Tảng = Sáng = =Tráng 壯 = Trắng = Nắng = (Lắng) = Lãng 朗. Tiếng Bắc Kinh đọc chữ Lãng 朗là “Lảng” chỉ ý nắng. Do từ Tảng có nghĩa là nắng đã được phiên thiết thành Tình Lãng 晴 朗. Ngày nắng thì Hán ngữ dùng từ Tình Thiên晴 天 hay Lãng Thiên朗 天, coi như Tình Lãng 晴 朗là từ đôi chỉ nắng. Tình晴 chỉ nắng, Ánh映 cũng chỉ nắng (từ đôi Ánh Nắng), nên từ đôi “Tình Ánh” = Tạnh, tiếng Việt trời tạnh nghĩa là trời nắng. Tá là từ Việt cổ chỉ Lửa, mặt trời là nguồn lửa, nên cũng gọi là Tá. Cái “Hòn Tá” = Hỏa. Từ đôi “Hỏa Tá” = Hà, chữ Hà 霞dùng chỉ ánh sáng từ trên trời, đó là ánh sáng đẹp, gọi là Hà霞. Tá = Lả = Lửa = Liệt 烈 = =Nhiệt 热 = Nhật日. Nhật là ánh sáng mặt trời, nên chữ Nhật 日dùng đại diện chỉ mặt trời hoặc đại diện chỉ ban ngày. Tá cổ hơn, cũng dùng chỉ mặt trời, là cái “Hòn Tá” = Hỏa. Lửa = Liệt, nên Cây 木 Lửa 灬 = “Cây Liệt” = Kiệt, đó là chữ Kiệt 杰 (đọc từ trên xuống dưới là Cây Liệt) , Kiệt杰chuyển nghĩa dùng chỉ người kiệt xuất, hào kiệt, người có nhiệt huyết. Từ Cây viết bằng chữ Mộc木 (có gốc là từ Mọc, vì cây nào cũng phải Mọc mới lên. Người Nhật đọc chữ nho Mộc木 bằng phiên âm tiếng Việt là ‘Mô-Cư”, nhưng tên “Cây” thuần Nhật là từ “ Ki”, chẳng qua là do tiếng Việt nhấn mạnh “Cây Chi之!” = Ki ( tương tự như nhấn mạnh “Làm Chi之!” = Lý理, Thanh Lý 清 理là làm sạch, Xử Lý 處 理là làm cái việc xử, Quản Lý管 理 là làm cái việc quản; “Lõi Chi之!” = Lí里, nên chữ Lí 里dùng chỉ bên trong; “Làng Chi之!” = Lí里, nên chữ Lí 里dùng viết thay từ Làng). Dân trống đồng là dân mặt trời. Ta = Qua = Wa (tiếng Đài Loan) = Wa Ta Xi (tiếng Nhật) = Wo (Hán ngữ hiện đại). Mặt trời là nguồn Lửa, là Tá. “Tá Ló” = Tỏ. “Tá Lặn” = Tàn, “Tá Lụi” = Túi, “Túi Rồi” = Tối, “Tối Lắm” = Tăm (từ đôi Tối Tăm). Hướng “Tá Xiên” = Tiên , chính là hướng “Tá Sẩy” = Tây (do vậy người phía Tây gọi là dòng Tiên – dòng Âu Cơ, người phía Đông gọi là dòng Rồng – dòng Lạc Long). Sa Sẩy = Sa 蹉 + “Sa Đấy!” = Sa + Sẩy ( tương tự Xuất Xẩy = Xuất 出 + “Xuất Đấy!” = Xuất + Xẩy). “Tất Cả” = “Tạo Hóa” = Ta. Ta sinh ra lửa (loài người biết dùng lửa) nên “Ta Ta” = Tá, “Ta Ta” = Tả, “Ta Ta” = Tà, (đều là kết quả của 0+0=1 về biến dấu thành điệu). Tá là khi mặt trời lên, đỏ như hòn lửa, “Tá Ló” = =Tỏ, “Tá Đang” = Tảng = Sáng = Tảng Sáng. Tảng (phiên thiết) = Tình 晴+Lãng朗. Tảng là khi “Tá đang Chuyển” = Tả (lướt lủn). Tà là khi “Tá Chiều” = Tà (lướt lủn), nên có từ đôi Chiều Tà, cho đến khi “Tá Lặn” = Tàn, “Tá Lụi” = Túi, “Túi Rồi” = Tối, “Tối Lắm” = Tăm = “Đã Tăm” = Đắm = “Đắm Êm” = Đêm. Thời chưa dùng chữ nho mà đang còn dùng chữ Nòng Nọc là loại kí tự ghi âm (chữ Việt cổ), mỗi con chữ kí âm đều là một âm vận (âm vận có thể là cái Tơi, có thể là cái Rỡi), không có phân biệt phụ âm đơn và nguyên âm đơn như kí tự latin. Thời đó ghép vần bằng Tơi + Rỡi (Tơi + Rỡi như Tía + Má thì thành một Tơi Rỡi = Tiếng Lời = =Từ Mới, là một đứa con ra đời. “Tay Lời” = Tơi = Tía = Cha. “Ruột Lời” = Rỡi = “Ru Hời” = Rỡi là Mẹ, gọi theo chức năng ru con). Ví dụ : Tờ + Ao = Tao, đó chính là “thiết”, “Ta Ao” = Tao. Sau chỉ dùng chữ nho nên mới phải dùng chữ nho để kí âm, khi ấy phải dùng tới “phiên thiết”, ví dụ ông thầy phong thủy xưng là Tao, phiên thiết thành tên ông ấy là thầy Tả Ao, đó không phải là tên thật của ông ấy.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Nguồn gốc từ Tết Đã có thuyết giải thích từTết là do từ Tiết của “âm Hán Việt”. Lại cũng có thuyết giải thích từ Tết là do từ Chiết chỉ cái mùa vụ người ta đánh cây con ra trồng (như cây chuối, cây tre v.v.): Tiết 節 (Nhật phiên âm: Setsu), nghĩa: tết Gốc: Tết = Ktêh (Môn) = Tét (Nùng) = Tít (Chàm) = Tiji (Neepan) = Teej (đông bắc Ấn Độ) = Chetr (Khơme)= Thết (Thái) = Setsu (Nhật)= Sit (Choang) Tết đã thành từ chỉ một Thời Tiết trong năm là dip Tết. Nhưng từ Tết lại là bắt nguồn do từ Mọc của cái Mắt cây vào mùa ấm là mùa xuân. Nhìn rõ nhất là từ cái Mắt cây ở mỗi tróng (lóng) của cây tre: Mắt = “Mọc Tốt” = Mốt = Đốt = Tốt = =Tết = Tiết. Chữ Tiết này chỉ cái đốt (“Đoạn có mắt mọc Tốt” = Đốt) của cây tre. Chỗ đốt đó ban đầu có vỏ bọc kín, vỏ ấy tróc đi, lộ cái mắt tre, từ mắt mọc ra cành, hoặc lên thành cây riêng nếu trồng đoạn có mắt đó xuống đất. < TVGT>: 節 Tiết, 竹 trúc 約 ước 也 dã。从 tùng 竹 trúc 即 tức 聲 thanh。約 ước 纏 triền 束 thúc 也 dã。竹trúc 節 tiết 如 như 纏 triền 束 thúc 之 chi 狀trạng. 引 dẫn 伸 thân爲 vi 節 tiết 省 tỉnh 節 tiết 制 chế 節 tiế t義nghĩa 字 tự。子 tử 結 kết 切 thiết. (Tiết là bó trúc. Chữ có bộ trúc,mượn thanh tức. Uớcc là thắt bó. Bó trúc giống như trạng thái thắt bó. Mở rộng nghĩa có các chữ Tiết Tỉnh, Tiết Chế, Tiết Nghĩa. Thiết “Tử 子 Kế t結” = =Tết).[ Hán ngữ thiết “ Zi 子 Jie 結” = Zie, trật, không thành Jie 節]. Thuận tự diễn biến âm: Tết 節 (Việt)= Setsu 節 (Nhật) = Jie 節 (Hán) , thể hiện nhịp cầu Việt – Nhật – Hán. Phụ âm đầu của từ là biến đổi từ cứng sang mềm dần (gọi là mềm hóa, như giọng Hà Nội là mềm mại chải chuốt nhất) chứ không ngược lại. Ví dụ Ruột = “Ruột Ạ!” = Rà = “Ruột Đó!” = Rọ = Lọ = Lòng = Tỏng = Tâm; Sáng = Láng = Lượng; Tiết = Chiết; Tía = Cha; Túm = Chụm; Đông = Đụng = Chúng. Vậy thực sự từ Tết có gốc từ đâu? Từ Tết có gốc do từ Đốt (nghĩa là Một mắt xích chuyển tiếp giữa hai phần nối tiếp nhau – hữu hình như lóng mía, lóng tre nối nhau bằng Đốt = Một = Mắt nên cũng gọi là mắt mía, mắt tre; vô hình như thời gian thì thời điểm nối hai chu kì cũng gọi là Đốt. Như vậy Đốt chính là do lướt “Điểm Chốt” = Đốt. Từ Đốt này đồng âm đồng nghía với tiếng Anh, Dot là một điểm, một Nốt, để ghi chú còn gọi là Note (Notification). Đốt là Điểm Chốt (phiên thiết thành hai chữ) giữa hai chu kì thời gian nối tiếp nhau. Vậy Đốt = Tốt = Tốt Hết = Tết là chỉ cái thời điểm, ở đó vừa Hết cái chu kì cũ và “Tiếp cái chu kì cũ vừa Hết” = Tết , để bắt đầu chu kì mới. Tết là chỉ thời điểm chứ không có “mùa” Tết, chỉ có Dịp Tết mà thôi. Vì Dịp là do lướt Đi Kịp = “Di Kịp” = Dịp, như “gặp Dịp chuyến xe”, “gặp Dịp chuyến đò” là chỉ thời điểm đi kịp chuyến xe, chuyến đò. Tết có gốc do người Việt, nên nho mới thiết “Tết Việt” = Tiết, do vậy mà từ Tết thì nho viết bằng chữ Tiết, hàm ý như phiên thiết Tết Việt. Từ Tết của VN đã có từ hàng vạn năm trước, khi loài người còn chưa có chữ viết, chưa có con số, nhưng đã biết đếm chia thời gian bằng cố định các thời điểm bằng cách “kí sự bằng thắt Nút dây thừng”, Nút = Nốt = Đốt, như cái Nốt ruồi nhỏ xíu để đánh dấu. Mềm hóa thì Đốt = Tốt = Chốt = Chết là điểm cố định để đánh dấu thời điểm, có nghĩa là “Chốt lại đó” như diễn văn ngày nay vẫn nói. Chữ nho Tốt 卒có nghĩa là Chết, nhấn mạnh bằng QT Nháu là “Tốt 卒 Chứ!” = Tử 死, điểm cố định thì Hán văn gọi là Tử Điểm 死 點. Tốt nghiệp đại học có nghĩa là Hết cái việc phải học đại học để bắt đầu cái nghiệp đi làm, nếu không bị khước từ do chương trình đã học không phù hợp công việc đòi hỏi để thành thất nghiệp. Rõ ràng là để đánh dấu thời điểm năm cũ đã hết, năm mới bắt đầu, tức “năm hết, tết đến” thì thời nguyên thủy còn ‘kí sự bằng thắt Nút dây thừng” đã có Nút = Nốt = Đốt = Tốt = Tết. Tốt Hết là một từ đôi, lướt “Tốt Hết” = Tết (cũng là cái cũ, cái dùng rồi tức cái Chết đã qua; cái mới, cái sắp dùng tức cái Sinh vừa tới) đó là thời điểm được coi là may mắn nên ai cũng háo hức. Qua đây phải xác định lại, dùng từ Việt cho chính xác như nó vốn có: Một Đốt là Một cái chấm rất nhỏ (Đốt = Một). Dù nhỏ li ti nhưng nó mang thông tin nên nó là Sáng nên nếu ở trong mặt phẳng nó vẫn chiếm một diện tích,gọi là “Đốt Chiếm”= Điểm. Nho viết chữ Điểm点bằng biểu ý “đốt Lửa mà Xem”, đọc từ trên xuống dưới là Xem bằng Lửa ( Xem = Chiêm 占, Lửa = Lả = Hỏa 灬) thành chữ Điểm 点. Đốt dù nhỏ li ti nhưng nếu ở trong không gian thì nó cũng ôm một thể tích nên gọi là “Đốt Ôm” = Đốm, ví dụ lửa dù nhỏ cũng ôm một không gian nhất định nên mới gọi là Đốm lửa, mà không gọi là “điểm” lửa; đến cái máy bay trên không thấy rất nhỏ cũng gọi nó là “thấy chỉ còn là mốt Đốm nhỏ li ti”. Hán ngữ chỉ mượn một chữ nho là Điểm 点 nên không có phân biệt là ở mặt phẳng hay ở không gian, đều gọi là Điểm ráo, Đốm Lửa thì dùng chữ Hỏa Điểm 火 点. Động từ Đánh lửa tiếng Việt còn gọi là Đốt Lửa, Hán ngữ dùng động từ bằng chữ Điểm Hỏa点火. Còn cái Nốt màu sáng như lửa trên lông chim hay lông thú, gọi không chính xác là Đốm Hoa ( “Hỏa Hỏa” = Hoa, 1+1=0) thì có thể châm chước được, vì đó là nói đẹp theo hình ảnh, hàm ý gợi liên tưởng đến lửa, nên dù Nốt = Đốt ấy ở trên mặt phẳng nhưng vẫn gọi là Đốm. Còn như tảng đá “ phong thủy” để chật buồng thì phải gọi chính xác nó là một Đốm vướng chứ không thể gọi sai là một Điểm vướng được vì nó Ôm mất của người cần thở một thể tích không khí trong buồng. Côn Minh昆 明,Côn Trùng 昆 蟲 Từ thời Đế Minh đã có từ Tết. Tôi đi Côn Minh còn phát hiện ra: “Côn Minh 昆 明có nguồn gốc là tên gọi một dân tộc thiểu số ở miền Tây Nam nước ta thời cổ đại” (theo bài viết trên mạng của học giả TQ nghiên cứu lịch sử, gõ “Côn Minh địa danh lai nguyên” sẽ thấy). Vậy “dân tộc thiểu số cổ đại” ấy là dân tộc nào? Côn Minh = Con Minh = Kẻ Minh = lướt “Kẻ Minh” = Kinh, đó là dân tộc Sáng = =Tráng = Choang, thì cũng là Việt. Ngoài Côn Minh cũng còn nhiều địa danh khác ở Vân Nam có tên Côn ở đầu. Trên đường cao tốc từ Hà Khẩu đi Côn Minh ông lái xe taxi người TQ nói, người VN với chúng tôi chẳng khác gì nhau, từ con người đến văn hóa (ngầm hiểu là văn hóa trống đồng). Trên đường cao tốc này có hai địa danh là Kê Thạch và Kê Ngọc, nếu hiểu theo Hán văn thì là Đá Gà và Ngọc Gà (tên vô lý), chỉ có thể hiểu Kê Thạch 鸡 石là Kẻ Thạch, nơi xưa là dân có nghề chế tác đá; Kê Ngọc鸡 玉 là Kẻ Ngọc, nơi xưa dân có nghề chế tác ngọc (thì tên còn có lý), giống như hàng loạt tên địa danh có chữ đầu là Kê 鸡 (Kẻ) hiện còn ở Quảng Đông, Quảng Tây (tức vùng Lưỡng Việt). Cái khác là bây giờ ngôn ngữ đã khác nhau, nhưng tiếng Việt có từ ăn là Cắn, uống là Kín (các bà vẫn cõng ống luồng hay đội vò đi “Kín” nước sông hay giếng về dùng), còn Vân Nam gọi ăn uống là “Can” giống như Thái Lan gọi ăn uống là “Kin”. Theo Nguyễn Đức Tố Lưu trong “Bước ra từ huyền thoại…” thì Đế Minh đã chuyển đô từ đất Phong phía đông (Phú Thọ ngày nay) sang phía tây là đất Cảo tức Vân Nam thành nhà Tây Chu. Kinh đô ở phía Tây ấy gọi là Cảo Kinh. Ông ấy sang đất ấy thì ông ấy phải khẳng định đất ấy là của ông ấy tức “Của Tao” = Cảo. Dân miền núi ngày nay vẫn xưng Tao dù nói chuyện với bất kì ai. Tao = Cao (tiếng Vân Kiều) = Cau (tiếng Philippin) = Tau (tiếng Bắc Trung Bộ) = Tui (tiếng Nam Bộ) = Tôi (tiếng Việt hiện đại). Phải chăng Cảo Kinh xưa chính là Côn Minh? Theo Sử thuyết Họ Hùng của Nhật Nguyên: “Nguyễn Minh Khiết Châu vũ vương sau khi lên ngôi hoàng đế Trung hoa đã bỏ Phong kinh nay là Phú thọ mà dời đô về Cảo kinh tức Cửu kinh nghĩa là kinh đô ở phía Tây đất nước nay là Côn minh Vân nam Trung quốc (cửu –số 9 chỉ phía Tây theo Hà thư)”. Côn là do gốc từ Con, QT Nháu: “Con Hè!” = Kẻ. Con = Kô 子 (tiếng Nhật) = Kẻ= = Cò (tiếng Thái, tự xưng: Cò = Cau = Cao = Tao = Tui = Tôi) = Cu = Tu 子(tiếng Tày) = Tủa 子 (tiếng Hmông) = Tử 子 = Tí 子, tất cả đều chỉ viết bằng chữ Tử 子. Chỉ con vật thì dùng từ Con, ví dụ: Con Gà (tiếng Việt) = Tu 子Cáy 雞 (tiếng Tày và tiếng Quảng Đông) = Tử Kê 子 雞 (chữ nho Việt) = Kê Tử 雞 子(Hán tự, phát âm là Ji Zi 雞 子). Từ Con Trùn chỉ một loài bọ cụ thể ban đầu, sau đã chuyển nghĩa khi viết bằng chữ nho Côn Trùng 昆 蟲, chỉ chung mọi loài bọ nói chung. Trùn là con sống ở dưới đất làm tơi xốp đất . Cũng giống con Trùn nhưng chỉ ăn bám ở trong ruột động vật thì gọi là con “Giống Trùn” = Giun. Người Bắc phát âm mềm là Giun nên lại phải phân biệt bằng thêm thuyết là con Giun Đất khác con Giun Trong Bụng. Nho viết từ Giun (loài bọ cụ thể này) bằng chữ Dẫn 蚓. Hán ngữ phát âm chữ Dẫn 蚓 là “Yin”. Tiếng Việt lại có từ Dĩn chỉ một loài bọ khác rất nhỏ có cánh bay như muỗi, hay đốt người và vật. Từ Con (là Kô 子, tiếng Nhật) là từ chung nhất, có sớm nhất, chỉ một cá thể động vật, song song với từ Cây (là Ki , tiếng Nhật) chỉ một cá thể thực vật (ngày nay vẫn còn lăn tăn mãi nuôi Con gì, trồng Cây gì). Do vậy mà Con cũng đại diện chỉ Người: Con = Coong (tiếng Khơme) = Cần (tiếng Tày) = Dân 民 = Mằn 民 (tiếng Quảng Đông) = Nhân 人 = Dằn 人 (tiếng Quảng Đông) = Ren 人 (tiếng Hán) = Jin 人(tiếng Nhật) = Nin人 (tiếng Nhật). Đồng thời từ Con thành từ nhân xưng ngôi một trong tiếng Việt: Con = Cò (tiếng Thái, nhân xưng ngôi 1-2 là Cò – Mừ) = =Cau (tiếng Philippin, tự xưng) = Cao (tiếng Vân Kiều, tự xưng) = Tao = Tui = Tôi = Ta = Qua = Ngã 我 = Ngô 吾= =Ngộ 我 (tiếng Quảng Đông)= Wo 我 (tiếng Hán, nhân xưng ngôi 1-2 là Wo-Ni) = Wa-Ta-Xi (tiếng Nhật, tự xưng). Từ Con đã sinh ra: Con = Con (chỉ chung con dân) = Cán 干 (chỉ người có chức danh cán bộ) = Quan 官 (chỉ người có chức danh quan lại) = Quản 管 (chỉ người có chức danh quản lý) = Quân 軍(chỉ người có chức danh quân lính) = Quân 君 (chỉ người có chức danh vua) = Côn 昆 = Con. Nôi khái niệm: Con = Cán = Quan = Quản = Quân = Quân = Côn thì tương ứng trong phát âm của Hán ngữ là: Zi = Gan = Guan = Guan = Jun = Jun = Kun (không hoàn toàn thành QT Tơi-Rỡi) Côn Minh 昆 明 chính là Kẻ Minh, cái tên đã có từ cổ đại, mà các học giả TQ giải thích là tên gọi một dân tộc thiểu số cổ đại vùng Tây Nam TQ. Nhận xét là “dân tộc thiểu số” là do các học giả đứng trên nền dân tộc đa số ở TQ ngày nay để nhìn xưa, chứ còn nếu đứng trên nền xưa để nhìn xưa thì biết ai là đa số, ai là thiểu số? (http://www.newkm.cn/5350/2005/08/19/728@248771.htm: “昆明”一词作为地名,在唐代以前很难稽考。关于“昆明”一词的起源,有多种说法,大多数学者认为,“昆明”最初是我国西南地区一个古代民族的族称 – Côn Minh, cái từ địa danh này ở thời Đường về trước rất khó kê khảo. Đối với nguồn gốc của từ Côn Minh thì có nhiều thuyết, đại đa số học giả cho rằng từ Côn Minh có sớm nhất là từ tên gọi một dân tộc cổ đại ở vùng Tây Nam nước ta”). Dân tộc có tên là Minh 明 ấy là gọi theo tên vua của chính họ, là Đế Minh 帝 明. Thời cổ đại, vua nào thì dân ấy, như vua là Hãn (Khan) thì dân gọi là dân Hãn . Hãn = Hán (tức dân của Khan = “Khiết Đan”, phiên thiết) . Đế là Minh thì dân gọi là dân Minh, địa danh nơi dân Minh ở gọi là Kẻ Minh, chính là chữ Côn Minh 昆 明 (cấu trúc theo ngữ pháp Việt), “Kẻ Minh” = “Côn Minh” = Kinh 京, là dân Kinh 京. Tiếng Vân Nam từ Ăn-Uống gọi là Can, là do từ một nôi khái niệm của tiếng Việt mà ra: (từ dính) Ăn-Uống = (từ chung chỉ ăn uống) Ẩm = (từ chung chỉ ăn uống) In = Kin (từ chung chỉ ăn uống, tiếng Thái Lan) = Cắn = Can (từ chung chỉ ăn uống, tiếng Vân Nam), nên Con = Côn = Kẻ cũng chẳng có gì là lạ. Chữ Minh 明 gồm hai cái sáng là Nhật 日 và Nguyệt 月, đọc chữ Minh 明 từ phải sang trái là ‘Nguyệt 月 Trờ i日” = Ngời = “Ngày Trời”, ngày trời hay ban ngày (Hán ngữ dịch là Bạch Thiên) nghĩa là Sáng. Dân tộc Minh 明 ấy là dân Sáng 日 Sáng 月= “Trời 日 Sáng 月” = Tráng 壯 = Choang 僮 = Chàng 僮 = Thang = Thương = Thường = Đường = Đàng = Đồng僮. Dân tộc Sáng Sáng ấy cũng là Sáng = Tảng 旦 = Tinh 精,星 = Minh 明, đều có nghĩa là Sáng, tức Đỏ = Tỏ = Tá = Lả = Hỏa 火 = “Hỏa 火 Hỏa 火” = Hoa 華, 1+1=0, = “Hoa Ạ!” = Hạ 夏 = “Hạ 夏Hề兮!” = Hè = Hẹ 畲 = Hoa Hạ 華 夏cũng đều có nghĩa là Sáng, từ đôi Tinh Hoa 精 華, hay từ đôi Minh Tinh 明 星 (màn bạc) đều là để nhan mạnh cái Sáng. Tóm lại dân Kinh, Choang, Đồng, Đường, Thường, đều là dân của đế Minh, tức dân Sáng. Noi khai niem Sáng = Láng = Lang = =Lửa = Liệt 烈. Vùng quẻ Li = Vuông 囗 Lửa = Văn 文 Lang = Vuông 囗 Liệt 烈 = “Văn 文 Liệt烈” = Việt粵,越, những sắc dân Việt gọi chung là dân Việt Thường 越 僮, 越 裳 ngôn ngữ Việt gọi là Việt Nói = Việt Na 越 吶 hay Thường Và = Thoòng Và 唐 話. Con Dân cũng như Nhân Dân đều là từ đôi. Dân Minh thì gọi là Con Minh = “Kẻ 子 Minh 明” = “Côn 昆 Minh 明” = Kinh 京. Con = Cần (tiếng Tày) = Dân 民 = Nhân 人, từ đôi nhấn mạnh nhiều Người là từ đôi Con Dân hay từ đôi Nhân Dân. Cái “dân tộc thiểu số cổ đại” ngày xưa ở Côn Minh ấy chính là dân tộc Kinh 京, của Kinh Dương Vương 京 陽 王 tức Đế Minh 帝 明, tại nơi gọi là Kẻ Minh hay Côn Minh 昆 明 ấy xưa chính là Kinh Đô của nhà Châu 周 ( “Chúa Đầu” = Chậu = Châu 周 = Chu 周) gọi là Minh Đô, chính là đô thành của Kẻ Minh = Côn Minh, gọi bằng con số trên Hà Đồ là Cảo = Cửu là số 9, phía Tây. Cứ vào thanh thì Con = Côn = Kẻ = Đế, Côn Minh chính là Kẻ Minh, là Đế Minh. Cứ vào “tựu tự hình ngôn” (hội ý của chữ mà thành lời) thì Minh 明 gồm Nhật 日 và Nguyệt 月 nghĩa là càng sáng; Côn 昆 gồm Nhật 日 và Tỷ 比 nghĩa là ngày so ngày, nên Côn Minh 昆 明, cả hai đều không tá âm từ nào mà lại đọc là Côn Minh, tức phải cứ thanh thành nghĩa, là “Kẻ Minh” = Kinh; còn biểu ý chữ là do nho đặt, Côn Minh 昆 明 mang nghĩa biểu ý của chữ là càng ngày càng sáng, chỉ nơi xã hội văn minh tiến lên. <TVGT>: “Kinh là đỉnh cao của con người”. Kinh = Cao = Cửu = Cảo = Sào = Sùng = Sùng Cao = Cảo Kinh = Cửu Kinh. Thủ Đô = Thầu Đầu = Chậu Đầu = =Chúa Đầu, nên Thủ Đô của bất kì nước nào cũng đều gọi là Kinh Đô. Điền quốc Vân Nam thời cổ đại là một bộ phận thuộc Tây Nam Di, thời Chiến Quốc gọi là Điền Quốc滇 國, thời Đường gọi là Nam Chiếu Quốc南 詔 國, thời Tống gọi là Đại Lý Quốc大 理 國, sau thời Tống mới sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc, tức là vào thời Nguyên và gọi là Vân Nam雲 南 từ đó. (Thành Cát Tư Hãn lúc đầu hòa Tống để diệt nước Kim ở phía Bắc, sau khi diệt Kim rồi lại tráo trở diệt Tống, rồi diệt luôn Đại Lý ở phía Nam). Đoạn Ngọc Tái đời Thanh cho rằng tên Điền 滇của vùng Vân Nam là do cái hồ tên là Điền Trì 滇 池ở phía nam thành Côn Minh. Thực ra cái hồ (trì 池) đó phải là lấy tên Điền có trước để đặt cho nó, gọi là Điền Trì滇 池, tức cái ao của vùng người Điền (cũng như Việt Trì là cái ao của vùng người Việt). Vùng Tây Nam Di là vùng của người dòng Tiên僊, đã theo mẹ Âu Cơ đi lên vùng núi phía Tây. Chữ Tiên viết biểu ý là “Tây 西Thiên仓” = Tiên là Người亻thành chữ Tiên僊, sau viết gọn là trên Sơn 山là Người亻thành chữ Tiên仙. Từ Vùng (vùng tự nhiên)thì nho viết bằng chữ Động 洞 (nghĩa biểu ý của chữ là Cùng 同Nước氵, cùng là dân lúa nước, tức dân Việt), còn vùng đất được cấp thì viết bằng chữ Phong 封, gồm chữ Thốn 寸ý là đã có đo đạc kĩ càng và hai chữ Thổ 土ý là nhiều loại thổ nhưỡng, đất khô đất lầy đủ cả. “Vùng người Việt dòng Tiên” viết bằng chữ “Động 洞Tiên僊” = Điền滇, nên dân ở vùng đó còn gọi là người Điền. Chữ Điền 滇đọc từ phải sang trái là “Chân 真Thủy氵” = Chuy. Chuy là bộ thủ “Chim Chi!” = Chuy 隹. Chim = Chiêm = Tiên. Chim = Kìm (hình mỏ chim) = =Cầm禽 (loài Cầm là loài Chim). Giống Tiên 僊Long 龍 là giống “Chim + Rồng”= = Chồng (viết bằng chữ “Chuy 隹Hồng厷” = Chồng厷隹, phù hợp với truyền thuyết trăm con trai đồng bào của mẹ Âu Cơ sinh ra, là thủy tổ tạo nên Bách Việt, gọi là họ Hùng 雄. Họ nghĩa là đông người, người cổ xưa nhất gọi là “Họ Cựu” = Hữu, nên sử viết họ Hùng là Hữu Hùng Thị. Trăm con trai thì đều là Chồng, nhưng lại là do một bọc sinh ra nên trăm con trai ấy là từ một “Hộp Chung” = =Hùng, viết một chữ Hùng雄, vừa là Hùng, vừa là Chồng). Chồng = Trống, nên từ Gà Trống viết bằng chữ Kê雞 Hùng雄, Hán ngữ gọi là Hùng Kê). Xưa có học giả người Pháp chắc là căn cứ vào chữ Hùng Vương 雄 王và chữ Hùng Kê 雄 雞này mà bảo rằng tổ tiên người Việt là người Gô Loa (?).1 like -
Tiếng Việt
tranlong07 liked a post in a topic by Lãn Miên
Ý nghĩa của từ Dịch 易 Con Nòng và con Nọc trong đồ hình âm dương Lạc Việt là đang trong sự biến tức Đi Đấy = “Di 移Đích的!” = Dịch 易của chính nó từ Nhỏ cực tiểu đến To cực đại thì lập tức “Sửa Dạng”= Sang chu kì tiếp theo từ Nhỏ đến To, cứ vậy không ngừng. Đó là sự Tu Sửa của chính mỗi con, là Xu Hướng tất yếu của chính mỗi con. Tu Sửa và Xu Hướng đều là từ đôi chỉ sự Dịch. Hãy xem sự dịch của mỗi con Nòng hay Nọc đã sinh ra những từ Việt như sau đây, hiểu sự Dịch là đang phát triển từ nhỏ đến lớn (kí hiệu -> thay cho câu “đang phát triển dần dần đến”): Ắ亚 -> Ắp (á hậu nhỏ hơn hoa hậu), Bé -> Bự, Con -> Cự巨 (từ đôi Cự Đại), Dẻ -> Dã (từ mảnh dẻ đến hoang dã), Đẹt -> Đại大, Đói -> Đầy, Ép -> È, Gi -> Gộc, Hí -> Hoác, Ít -> Ích溢 (ích nghĩa là đầy), Kòi -> Kềnh (từ đôi To Kềnh), Lép -> Lớn, Mén -> Mập, Non -> Nậy, Ngách -> Ngỏ, Nhí -> Nhớn, O -> Ỏm (làm Ỏm chuyện là làm Lớn chuyện), Pí -> Po, Quẻ -> Quảng廣, Ri -> Rộng, Sít –> Sưa, Tí -> Tù, Út -> Ú, Vót – Vĩ偉 (từ đôi Vĩ Đại), Xí – Xù, Ýt – Ých, Zẻ -> Zãn. Quá trình từ Sít đến Sưa là sự “Sít đến Sưa” = Sửa, cũng tức là quá trình từ Tí đến Tù là “Tí đến Tù” = Tu修, do vậy gọi bằng từ đôi là quá trình Tu 修Sửa chính bản thân nó, tức nó đang Tu Dưỡng修 養là tự làm cho mình lớn lên, đến thời điểm “biến” là nó phải “Sửa Dạng” = Sang = Vãng 往 = Hãng 行 = Hành 行 = =Hướng 向, gọi bằng từ đôi là Sang Hướng. Quá trình từ Xí đến Xù là “Xí đến Xù” = Xu須, bởi vậy sự phát triển tất yếu của nó gọi là Xu Hướng 須 向. Trong đoạn viết trên đây, những từ có viết bằng chữ nho đều là từ gốc Việt, không có từ nào gọi là “từ Hán Việt”. Cùng với lời nói đã phát triển từ Cứng đến Mềm dần, thành mềm mại, mượt mà, uyển chuyển, thì kí tự để ghi lời nói cũng đã phát triển từ Cứng đến Mềm dần, thành con chữ bay bướm như ngày nay. Quẻ Dịch ghi chưa phải là ghi bằng chữ viết mà là bằng ký hiệu là những nét thẳng cứng như cái Que, gồm hai dạng: “Que Liền” = Kiền = Càn = “Càn Đó” = =Có, tương ứng số 1, chỉ Dương; “Que Đứt” = Cứt = Cóc, tương ứng số 0, chỉ Âm. Cặp từ đối trong tiếng Việt tương ứng D/Â = 1/0 là Có/Cóc. Khẳng định “cóc có!” nghĩa là không có; nhấn mạnh “có cóc!” = “có cứt!” nghĩa là không có. Cóc nghĩa là không, Không cũng nghĩa là không, từ đôi nhấn mạnh cái không là “Cóc Không” = Công. Có Mô = Có Mốc nghĩa là phủ định cái có, lướt “Có Mốc” = Cốc. Cốc nghĩa là không có. Từ đôi Công Cốc là để nhấn mạnh cái không có, chuyển nghĩa ra thành câu thành ngữ chơi chữ đồng âm dị nghĩa là câu “cốc mò cò xơi” chỉ sự có làm (con Cốc nó làm) mà kết quả mất vào tay kẻ khác (con Cò nó xơi). Trong Dịch thì sáu Que tức nhiều Que làm thành một Quẻ, đúng qui tắc lướt từ lặp thì phải chuyển ngược dấu thanh điệu: “Que Que” = Quẻ, 0+0=1, theo số học nhị phân. Mỗi Quẻ là một ổ chứa thông tin: Que Liền = 1, Que Đứt = 0 là hai giá trị xác suất của một “bít” thông tin để mà nhận biết. Biết = Biệt (nghĩa là biết nhiều, biết phân biệt, vì “Biết Biết” = Biệt, 1+1=0). Biết = Biệt = Bút = Bụt = Phụt = Phật = (phiên thiết) Phụt Thật (nghĩa là nói ra sự thật – ngày nay gọi là tuyên giáo). Con người Biết và nói ra sự thật tức “Phụt Thật” = Phật thì con người đó là “Thành Phật” = Thật. Phật Giáo 佛 教 = Phật Đạo 佛 道= Phật Náo 佛 鬧 = Phật Nẻo佛 道 = Phật Nói (Nẻo Lối = Đạo Lộ 道 路, nghĩa là chỉ ra hướng đi – ngày nay gọi là đường lối, Hán ngữ dịch là Lộ Tuyến 路 線). Phật học và Dịch học có một mẫu số chung là Thuyết âm dương ngũ hành của người Lạc Việt. Cơ sở của tin học là 1 và 0, và công nghệ thông tin chỉ đưa đến cái Thật. Thật phiên thiết là Thành Phật, thiết “Thành Phật” = Thật, chỉ sự Biết, sự nói thật tức “Phụt ra sự Thật” = Phật . Động từ thì Bút thật nghĩa là Viết thật, danh từ thì cây Bút cũng là cây Viết. Viết là do lướt lủn “Việt Nói” = Viết曰. Viết 曰(nghĩa là Nói)= (nhấn mạnh) “Viết Ạ!” = “Viết 曰Dã也!” = Và 話 (tiếng Quảng Đông) = Van = Vân云. Sáu Que trong một Quẻ Dịch chính là 3 bít thông tin, mỗi bít có hai giá trị xác suất hoặc 1 hoặc 0. Do vậy mà đúng công thức của tin học, toàn bộ nội dung của Dịch sẽ là bình phương của 2 lập phương, tức 2x2x2=8, 8x8 = 64 , là có 64 Quẻ. Mỗi Que của một Quẻ đều trong Xu thế chuyển dịch từ dưới lên trên, gọi là mỗi Hào, đi lên thay thế vị trí của Hào ở phía trên nó, đó là sự biến. Đến vị trí hào trên cùng của Quẻ là hết tức đến chỗ trống, là “Đáo Trống” = Đồng thì lại quay lại vị trí đầu tiên ở dưới cùng. Nghĩa là Que luôn luôn Chuyển động thì mới thành cái xứng gọi là Quẻ, đúng qui tắc lướt lủn “Que Chuyển” = Quẻ, cùng logic với lướt từ lặp “Que Que” = Quẻ, 0+0 = 1. Sự chuyển động này cũng giống như Xu, Hào, Đồng (các mệnh giá của Tiền VNĐ) là phải luôn chuyển động từ túi người này sang túi người khác thì mới xứng gọi là Tiền, tức là thứ phải “Tiêu Liền” = Tiền, nhấn mạnh “Tiền Hề!” = Tệ, nên còn gọi bằng từ đôi là Tiền Tệ錢 幣. Cổ xưa khi chưa có từ Tiền thì đã gọi tiền là Bạc (do làm bằng vỏ sò có màu “Bạc như Vôi” = Bối, vỏ sò đẹp dùng làm giá trị trao đổi gọi là vỏ Bối hay đồng Bạc. Sau dùng kim loại màu bạc (tiếng Mường nghĩa là trắng) là Bạc nên có đồng Bạc (ca dao: “Anh tham đồng Bạc con cò. Bỏ cha bỏ mẹ đi phò thằng Tây”), Thái Lan gọi là đồng Bạt. Còn vốn của ngân hàng mà không cho vay ngay thì gọi là “Vốn Đọng” = Vong, tức là chết. Như vậy Dịch có gốc là Đi = Di 移 = (nhấn mạnh) “Di 移Đích的!” = Dịch易, là sự chuyển động. Đó chỉ là một khía cạnh ý nghĩa của Dịch. Tác giả Viên Như trong sách < Người Việt chủ nhân của Kinh Dịch và chữ vuông> giải thích từ Dịch có gốc là từ con Diệc. Người dân trồng lúa quan sát nó hoạt động trong cả ba môi trường, nước (lội), đất (đi), trên không (bay). Bàn chân nó để dấu trên bùn là ba vạch (đương nhiên là chứa thông tin vì nhìn dấu đó người ta nhận biết được là của con Diệc). Ba vạch ấy như ba vạch của mỗi quẻ trong Bát Quái (quẻ để nhận biết ra là “Quẻ của Ai” = Quái). Mỗi Quái trong bát quái chỉ có ba kẻ. Nhưng chồng lên nhau như hai bàn chân của con Diệc thì sẽ tạo thành dấu 6 vạch, hình đó gọi là quẻ Diệc = quẻ Dịch. Cũng có lý, vì dấu chân hay dấu vân tay còn gọi là Cước, cho thông tin để nhận biết được là của ai ( “thẻ căn cước” là căn cứ vào dấu vân tay mà biết đối tượng). Vì thời nguyên thủy còn Ngây Thơ thì con người ta cũng chỉ từ ý nghĩ Vu Vơ mà rồi thành ra sáng tạo. Vu Vơ = Ngu Ngơ = Thô Sơ (Ủ = Ổ -> Ngu = Thô). Sáng tạo KHKT cũng chỉ bắt nguồn từ những tưởng tượng vu vơ mà rồi thành ra thật. Sáng tạo bắt đầu từ “đẽo vuông rồi lại đẽo Tròn mới nên”, là đều bắt đầu từ thực tế (Vuông) rồi mới có cái để mà hoàn thiện (Tròn), nhưng châm ngòi cho cái thực tế lại là từ tưởng tượng Vu Vơ, còn nếu lười suy nghĩ thì chẳng có cái gì ra cả. Nhưng ngoài sự chuyển Dịch (luôn luôn vận động) thì nội dung chính của Dịch là chứa thông tin, mà vì luôn luôn chuyển động nên sinh ra vô cùng nhiều thông tin, mà qua hàng ngàn năm với hàng ngàn cuốn sách viết ra nhằm “chú giải” Dịch mà vẫn không hết được nội dung hàm chứa của Dịch. Bởi Dịch = “Dịch Chứ!” = =Dư = Giữ = Trữ = Chữ = Chứa = Chất = Cất = (phiên thiết) Có Thật = “Có Thật” = Cất, là Cất Giữ (từ đôi), là Chứa Chất (từ đôi) mọi khoa học chính xác (Sự Thật) ở trong nó. Do chưa khám phá hết, chưa ứng dụng hết (ứng dụng cho mọi lĩnh vực) cho nên người ta vẫn coi Dịch là huyền bí, thậm chí coi là “mê tín dị đoan”. Coi là huyền bí bởi Dịch vẫn đang còn Cất Giữ rất nhiều Sự Thật có thể ứng dụng được cho mọi mặt của đời sống. Chưa hiểu được cái Sự Thật đang Chứa Chất trong nó, tức chưa biết “Sự Thật” = Sất, tức là chưa biết gì sất. Cất = =Chất = Chứa = Chữ = Trữ 貯 = Giữ = Dư = Dồi Dào = Dật 溢 (tràn đầy) = “Dật 溢Đích的!” = Dịch 易 = Ích 益 (đầy) = Tích積 = Tích Trữ積 貯. Từ đôi Cất Giữ = = Tích Trữ 積 貯. Dịch = Dật = “Dư sự Thật” = Dật = “Dật Ạ!” = Giả = Dư Dật = = Dư Giả. Dịch chứa dồi dào, dư giả cái sự thật (khoa học chính xác) mà người ta có thể ứng dụng được nếu “Biết Coi” = Bói bằng mỗi quẻ hay bằng mỗi chuỗi quẻ của nó khi “Xếp Dọc” = Xóc vị trí của mỗi một trong 64 Quẻ theo những phương án khác nhau. Mỗi Quẻ là một cái Đồ hình. Bộ 64 quẻ có thể “Xếp Dọc”= = Xóc thành những phương án riêng có thứ tự xếp khác nhau để cho ra các chuỗi nội dung khác nhau, mỗi chuỗi là một bức thông điệp – ngày nay gọi là tuyên ngôn. Đó là “Xóc Bài” = Xài để mà ứng dụng cái phương án thông điệp đó vào một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bói Dịch bằng coi một Quẻ thì đã có vô cùng nhiều ví dụ. Bói Dịch bằng Xóc cả bộ 64 quẻ để cho ra một nội dung ứng dụng cụ thể thì có ví dụ điển hình là cuốn sách cổ <Thôi Bối Đồ>. Sách này có trong dân gian từ thời Tùy (nước Sủy Việt), đến thời Đường bị nhà nước thu hết vào thư khố, coi là sách cấm, dân không được chơi, chỉ để cho nhà nước nghiên cứu. Nội dung cuốn sách đó là bói, đoán mệnh tiên tri cho các triều đại Trung Hoa trong hai ngàn năm tới kể từ triều Đường đến triều Trung Hoa Dân Quốc mà đúng ý chóc (“Chính xác như là đã Xóc” = Chóc). Cái tên Thôi Bối Đồ 推 背 圖là dùng chữ phiên âm cho câu Coi Bói (bằng) Đồ. Đồ là cái đồ hình quẻ Dịch. Ông đạo sĩ người Việt đang lựa chọn từng Đồ hình vẽ quẻ, rồi “Xếp Dọc” = Xóc thành một chuỗi 64 quẻ để coi phương án ông xếp sẽ cho ra nội dung gì. Đã xếp vào thứ tự được 63 quẻ thì đã đủ thấy nội dung đoán được vận mệnh cho đất nước Trung Hoa trong hai ngàn năm tới. Người đời sau chép lại câu Coi Bói Đồ bằng chữ dùng kí âm là Thôi Bối Đồ 推 背圖 , rồi cứ vào cái nghĩa của chữ và hiểu theo Hán văn là Đồ hình Đấm Lưng (Thôi Bối推 背) nên lại phịa ra giai thoại là ông đạo sĩ xếp xong 63 quẻ, còn quẻ cuối đang đắn đo xem nên xen vào vị trí nào của chuỗi cho hợp lý thì ông bạn đến thúc vào lưng giục về ăn cơm kẻo đến giờ rồi (có cả truyện tranh vẽ đang đấm vào lưng hẳn hoi), thành ra còn một quẻ dở dang. Có thể người xưa đã mượn chữ để kí âm rất hợp logic là Coi Bói (bằng) Đồ, viết thành Thôi Bối (bằng) Đồ 推 輩.圖. Chữ Thôi Bối 推 輩này có nghĩa là Thay 推Đời 輩 hay Đổi Đời (ứng dụng cho đoán triều đại sau – hậu bối後 輩, đẩy đổ triều đại trước – tiền bối前 輩, để mà thay thế). Người đời sau không hiểu nên đã “tam sao thất bản”, chép lại bằng chữ Thôi Bối 推 背 (nghĩa là Đấm Lưng), nên mới có giai thoại và truyện tranh vẽ ông nọ đấm lưng ông kia). Kinh dịch và người Kinh <Thuyết văn giải tự-chú giải của Đoạn Ngọc Tái đời Thanh>:”Chữ Kinh có nghĩa là cái Cao của con người”. Như vậy cái Cao ấy không phải là chiều cao của cơ thể mà là cái trí tuệ: Cao = Sao = Sáng = Tảng = Tinh = Minh. Từ đôi Tảng Sáng, Sáng Tinh精, Sáng Sao, Sáng Soi. Các từ đôi: Sáng Soi = Sáng Chói = Sáng Chiếu照 = Sáng Liệu 瞭 = Sáng Láng 朗 = Sáng Tráng 壯 = Sáng Quang 光 = =Sáng Choang = Sáng Loáng = Sáng Lượng 亮 = Sáng Lệ 麗 = Tráng Lệ壯 麗. Sao chuyển nghĩa chỉ ngôi sao. Tinh 精chuyển nghĩa chỉ ngôi sao, gọi là vì Tinh 星tú (sáng đẹp). Sáng = Sao = Soi = Sọi = Soái帥. Sọi nghĩa là đẹp. Sọi = Xọi = =Xinh = Xinh Nhiều = “Xinh Nhặn” = Xắn = Xinh Xắn. Xinh = Dĩnh 穎 = Diễm艷. Sáng = Soi = Ngời = Ngộ悟. Các từ đôi Dĩnh Diễm 穎 艷, Dĩnh Ngộ穎 悟 , Diễm Lệ 艷 麗đều chuyển nghĩa chỉ sự đẹp. Cao = Sào = Sùng崇. Từ đôi Sùng Cao 崇 高để nhấn mạnh, nghĩa là rất cao. Một thuyết khác trên mạng China lại chú giải: “Chữ Kinh 京cổ đại mang nghĩa là sự tôn trọng, thời đó Dịch Kinh 易 京viết bằng chữ Kinh 京này. Về sau mới dùng chữ Kinh 經mang nghĩa là cuốn sách, mới có từ Kinh Dịch 經 易. Vậy Dịch Kinh易 京(lí thuyết vận động của người Kinh) hay Kinh Dịch 經 易 (cuốn sách về lí thuyết vận động) đều là theo ngữ pháp Việt. Chữ Kinh 京này “chỉ cái Cao của con người”, nhấn mạnh bằng lướt từ lặp thì “ Kinh 京Kinh京” = Kính敬, 0+0=1, (mà nhấn mạnh bằng lướt lủn thì “Kinh Nhấn” = Kính) do vậy mà chữ Kinh 京hàm nghĩa sự tôn trọng. Còn chữ Kinh 經này nguyên gốc là chỉ sợi dệt dọc (có bộ Tơ糸), dài như dòng Kinh 涇 = =Kênh. Do thời xưa viết chữ theo dòng dọc từ trên xuống dưới nên chữ Kinh 經là sợi dệt dọc này chuyển nghĩa chỉ cuốn sách. Kinh Dịch 經 易hoặc các Kinh 經của tôn giáo đều dùng chữ Kinh 經 này, có nghĩa là cuốn sách. Dịch Kinh 易 京có nghĩa là Lý Thuyết được tôn trọng. Kinh Dịch 經 易có nghĩa là cuốn sách Lý Thuyết. Kinh Dịch 經 易là cuốn sách Lý Thuyết khoa hoc, cũng gọi là Kinh như những cuốn Kinh tôn giáo khác. “Kinh là sự tôn trọng” bởi nó mang nghĩa nhấn mạnh chính nó là ‘Kinh Kinh” = Kính, 0+0=1. “Kinh là cái Cao của con người”. Cao = Kều = Kiều = Kiêu = Keo (tiếng Tày gọi Dân Kinh là “Cần Keo”, tiếng Thái Lan cũng gọi Dân Kinh là “Cần Keo” hay còn gọi là “Dân Nguồn” = Duôn). Cao = =Sào = Sùng = Hùng = Hồng. Sùng Lãm, Hùng Vương, Hồng Bàng đều là của người Kinh. Sùng Cao là từ đôi nhấn mạnh sự cao. Người Kinh có từ nhân xưng ngôi một là “Ta là Cao” = Tao, lại còn nhấn mạnh “Tao Chớ!” = Tớ. Tao là nhân xưng ngôi một, tức “Tao nhất Ngôi” = Tôi. Và gọi nhân xưng ngôi thứ hai là “Mình Hai” = Mài = Mày, nhấn mạnh “Mày Chứ!” = Mừ, thành từ nhân xưng ngôi thứ hai của các tộc Tày, Thái (nhân xưng ngôi một của tiếng Thái là nhấn mạnh “Con Đó!” = Cò) Người hay động vật đều do Đẻ mà ra. Nhấn mạnh “Đẻ Rứa!” = Đứa, là mỗi lần đẻ thì ra một Đứa (đối với người, gọi là lần đẻ của người), còn động vật thì mỗi lần đẻ đều ra “Lắm Đứa” = Lứa (nên gọi là lứa đẻ của động vật). Phụ từ nhấn mạnh là Hề! = Hè! Đứa Con là từ đôi, đứa cũng là con. Nhấn mạnh “Đứa Hề!” = = Đế, nhấn mạnh “Con Hè!” = Kẻ. Đế và Kẻ đều có nghĩa là Người. Người Sáng (người có trí tuệ) gọi là Đế Minh hay “Kẻ Minh” = Kinh 京. Đế Minh là Kinh Dương Vương 京 洋 王 (nghĩa là người Kinh京ở Biển Đông洋làm Vua王. Truyền thuyết ở Hồ Nam (TQ) cũng có chuyện Đế Minh, mà truyền thuyết của người Hàn Quốc gọi đó là Kì Dương Vương và coi là ông tổ của dân tộc mình có xuất xứ từ Hồ Nam. Kinh mà nhấn mạnh “Kinh 京Chi之!” = Kì. Kì phiên thiết thì thành Cao Li, thiết “Cao Li” = Kì. Vậy Kì Dương Vương cũng chính là Kinh Dương Vương. Chứng tỏ rằng thời nước Văn Lang “bắc giáp Động Đình hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Nam Hải, nam giáp Hồ Tôn” thì ở Việt Nam hay ở Hồ Nam (TQ) đều là người Kinh. Khổng Tử viết: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm đều là dân Bách Việt ở, mỗi tộc có chủng tính riêng”.(Cối Kê là Hàng Châu, Triết Giang ngày nay). Hàng trăm đền thờ hiện còn ở Việt Nam đều lưu truyền sự tích từ thời Văn Lang đến thời Bách Việt, đến triều Nguyễn được các nho sĩ viết thêm những câu đối hàm súc về nội dung đó (theo sách <Bước ra từ huyền thoại - Lịch sử Việt Nam qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian> của Nguyễn Đức Tố Lưu). Chứng tỏ đến triều Nguyễn vẫn theo như các triều đại trước, coi Việt Nam là tổ của cộng đồng Bách Việt. Cuốn sách < Việt Nam cội nguồn Bách Việt> của GS Bùi Văn Nguyên ĐHSP HN xuất bản trước năm 1990, sao đến nay vẫn chưa thấy có tái bản? Triều Nguyễn vẫn coi Văn Lang là nước “bắc giáp Động Đình hồ, tây giáp Ba Thục…” như <Đại Việt sử ký toàn thư đã chép. Câu của Vua Minh Mạng đề trên điện Thái Hòa : Văn hiến thiên niên quốc 文 献 千 年 國 ( Văn hiến hàng ngàn năm xưa của nước) Xa thư vạn lý đồ 車 書 萬 里 圖 (Đã chở truyền thư tịch đi hàng vạn dặm là Lạc thư Hà đồ) Hồng Bàng khai tịch hậu 鴻 龐 開 籍 後 (Kể từ khi họ Hồng Bàng thành lập Bang Rộng lớn là nước Văn Lang) Nam phục nhất Đường, Ngu 南 復 壹 唐 禹 (Người Nam phải khôi phục lại sự thật lịch sử thống nhất từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn) Điều này đã từng được Hồ Qúi Ly nhắc nhở, khi ông quyết định đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Ngu. Chữ Kinh 京 viết biểu ý là một con người, gồm Đầu 亠 (bộ thủ Đầu) + Mảnh口 (chỉ mảnh thân, tiếng Quảng Đông đọc chữ Văn 文 là “Mảnh”, văn bằng cũng là mảnh bằng; < TVGT >:” Văn 文 là do chữ Vuông 囗viết lệch bốn nét mà thành”, tiếng Triều Châu đọc chữ Văn 文 là “Vuông”) + chân tay (tức là nhiều túc, lướt “Túc Nhiều” = Tiểu 小, nên lấy chữ Tiểu đại diện cho chân tay). Người Kinh tự xưng ngôi một là “Mình”. Bởi trong Mình thì có hai cái Minh, vì “Minh Minh” = =Mình, 0+0=1. Một cái Minh là Minh 明dương, viết biểu ý bằng “Mặt Tinh” = =Minh là chữ Nhật 日và chữ Nguyệt月. Nhật 日là ánh sáng (cái Tinh 精 của Mặt Trời), Nguyệt 月 là ánh sáng của Mặt Trăng (cái Tinh 精 của Mặt Trăng), “Tinh 精 Tinh 精” = Tình 晴, cũng là Sáng, cộng với Ánh cũng là Sáng, thành từ đôi “Tình 晴 Ánh” = Tạnh, tức nắng ráo, từ đôi Tạnh Nắng thì nho viết bằng chữ Tình Lãng 晴 朗. Ghép Nhật 日 Nguyệ t月 lại thành chữ Minh 明 dương. Một cái Minh là Minh 冥 âm (u minh, là tối, nó chỉ “Tỏ trong Âm” = Tâm), tức nó sáng về đêm (tiềm thức trong giấc ngủ), Chữ Minh 冥 âm này viết biểu ý bằng Mịch 冖 + Và 曰 + Lâu 六 (Viết 曰 = “Viết Ạ!” = Và, Sáu = Sâu = Lâu = Lục 六, tiếng Hồ Nam đọc chữ Lục 六 là “Lấu”). Phản thiết tức nói lái thì Mịch Và Lâu thành Mầu Và Linh, tức nó rất mầu nhiệm và linh thiêng (đó là cái tâm linh). Con người vẫn cố phát huy cái “Ta Âm” = Tâm để nó biến thành cái “Ta Dương” = Tướng thì mới đem cái Minh 明 dương cống hiến cho đời được. Càng có tâm linh (niềm tin và tưởng tượng) thì sẽ càng có nhiều sáng tạo1 like -
Lão Gàn vừa lên Fb chém gió với nội dung như sau: Mới mua cái biệt thự này với giá 65 triệu Dollar, không thuế. Mua xong đập hết, dự định xây lại. Ai không tin đến hỏi ca sĩ Wayne Newton. Vừa về đến nhà, chưa kịp bấm chuông, bà xã đã mở phăng cửa, hỏi: - Tiền đâu ra anh mua cái biệt thự thế hả? Dấu đâu? Tài khoản ở ngân hàng nào? - Ối! Em hiểu lầm rùi. Anh làm gì có tiền! Anh lên Fây chém gió đấy mà. - Nhìn cái mặt thật thà thế kia mà cũng tham gia chém gió hả. - Ôi. Hạnh phúc quá. Lần đầu tiên được em khen anh thật thà. Hay em lại chém gió đấy?1 like
-
Tôi xóa bài của bạn vì sự khẳng định của bạn cho rằng lời giảng của hòa thượng Pháp sư Tịnh Không là đúng nhất về vấn đề "Định mệnh có thật hay không?". Tôi lưu ý bạn là trang web Lý học Đông phương là một trang web nghiên cứu học thuật cổ Đông phương. Nếu như chúng tôi nhận thấy định mệnh không có thật thì chúng tôi sẽ công bố kết quả này trên cơ sở nghiên cứu của chúng tôi, chứ không phải nó được xác định bởi quan điểm riêng của một vài người và được sự ủng hộ của số đông. Bạn có thể giới thiệu quan diểm để tham khảo, chứ không phải để phản bác. Chúng tôi không có thời gian để tranh luận. Bạn có thể giới thiệu đường link để tham khảo ở đây.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Như vậy ông chồng sanh giờ Dần mặc dù không chính xác về bên trái -phải nhưng chắc chắn rằng trên chân tay có tật gì đó, cũng là người thâm trầm có thủ đoạn nhưng lại dễ tánh dễ thay đổi. Hạn năm nay, trong họ hàng thân thuộc sẽ có cái tang hay có ai đó bệnh nặng tiền bạc năm nay coi chừng bị ngươi khác làm tiền hay bị mất của. Chú Ý nếu năm nay anh ta tiền bạc tài lộc vô đếm không hết thì tôi đã xét sai giờ sanh [ phải giờ Mão ]1 like
-
1 like
-
1 like
-
Bác đọc lại những lời bác đã viết ra mà không thấy bác có nói cháu thâm hiễm độc ác B) sách có câu nam kị Cô nữ kị Qủa, cháu có cuộc sống nội tâm hầu như khép kín, cô độc dù gia đình có anh chị em nhiều vẫn thấy mình như hiếm hoi bạn bè cũng ít, kém ngoại giao ít người thân thiện, càng lớn tuổi càng cảm thấy cô độc khó tính.1 like
-
Cung phu chỉ nói lên cuộc sống gia đạo như thế nào, nhưng trong lá số của cháu không nói những gì sẽ xảy ra cho ông chồng. Phụ đính vài hàng về bản tính của cháu không biết có đúng không,nếu sai thì xin bỏ qua. Tính cháu là người thâm trầm độc đoán và có nhiều thủ đoạn nếu ghen thì không thua gì Hoan Thư , bản tính hay để ý những chi tiết nhỏ nhặt và dễ gây sự áp đặt cho người khác, cho nên trong cuộc sống gia đạo có nhiều điều lần sóng gió nếu trước khi cưới nhau dễ dàng tức khoảng thời tiền hôn nhân chưa có thời gian nào ly cách thì sau nầy sẽ có , cung phu có tả phụ chứng tỏ vợ chồng nương tựa đâu vai đấu cật với nhau cũng biết chia xẻ ngọt bùi những khi vất vã, ông chồng cũng là cánh tay đắc lực trong gia đình nhưng tình cảm vợ chồng càng ngày càng tẻ nhạt không mặn mòi thiêu sự tương kính. Cháu nên bình tâm suy nghĩ quán xét lại cá tính của mình để có sự hài hòa với chồng hơn.1 like
-
sẽ có, thay đổi về công việc làm hay dời chỗ ở ,đi xa, nhưng có vẻ thuận lợi hơn bất lợi thường sẽ xảy ra ở gần 1/2 cuối năm, năm nay cũng có việc gì đó tiêu hao số tiền khá lớn đồng thời cũng kiếm vào 1 số khá to.1 like