• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/05/2015 in all areas

  1. Hồ sơ Lầu Năm Góc (phần 1): Chân dung người tiết lộ tài liệu mật về Việt Nam Thứ Bẩy, 02/05/2015 - 10:41 Dân trí Ngày 12/5/2011, Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ ra tuyên bố rằng tập tài liệu nổi tiếng "Hồ sơ Lầu Năm Góc" (The Pentagon Papers) không còn là tuyệt mật nữa và công chúng có thể tiếp cận trực tiếp chúng tại một số thư viện. Tài liệu về Việt Nam được công bố Quyết định này đồng nghĩa với việc hàng ngàn trang hồ sơ về Chiến tranh Việt Nam trong tài liệu "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" dài 7.000 cũng được tiết lộ. "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" do Bộ trưởng quốc phòng lúc khi đó là Robert McNamara đặt làm vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại thấu đáo lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ khi tuyên bố trên được đưa ra, nhiều người sẽ đặt ra các câu hỏi như: Tại sao Bộ quốc phòng Mỹ không tiết lộ những bí mật này sớm hơn? Liệu họ có thực tâm tiết lộ những bí mật với các đồng minh? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu các đồng minh của Mỹ có còn tin tưởng vào Mỹ như trước đây? Thật ra, Mỹ đã ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì các tài liệu đó trước đây đã bị rò rỉ gần hết và gây ra những cuộc tranh cãi lớn gây chấn động công chúng Mỹ. Nếu cứ tiếp tục giấu giếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Do đó, việc Cơ quan lưu trữ quốc gia cho công bố các tài liệu này được xem chỉ là sự xác nhận một cách chính thức rằng những tài liệu mà Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, tung ra trước đó là chính xác và nhằm để chấm dứt những đồn đoán không căn cứ. Chân dung người rò rỉ tài liệu mật của Mỹ Daniel Ellsberg (Ảnh: Newyorker) Phần lớn Hồ sơ Lầu Năm Góc đã được cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Daniel Ellsberg rò rỉ cho những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times, The Washington Post và The Times vào đầu năm 1971. Ellsberg được người bạn Anthony Russo hỗ trợ sao chép các tài liệu này. Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation - một công ty chuyên phân tích tình hình cho quân đội Mỹ - và Doughlas Air Company - một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ quốc phòng Mỹ. Rand có 1.600 nhân viên và trong số đó có những người làm cho tình báo Mỹ. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard với thành tích xuất sắc, Daniel Ellsberg gia nhập Hải quân Mỹ. Sau 2 năm phục vụ cho Hải quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp RAND chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ quốc phòng và tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ ngoại giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho RAND và cho Bộ quốc phòng. Năm 1969, do không còn thiện cảm với sách lược của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, gồm tài liệu mật trên, trong Ellsberg không còn chút ảo tưởng nào về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hay niềm tin vào những tuyên bố của chính quyền Mỹ. Trong suốt năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đối với các nghị sĩ bằng cách thuyết phục các trợ lý văn phòng của họ về những mặt trái của Chiến tranh Việt Nam, nhưng nỗ lực này thất bại. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp Anthony Russo (1934-2008) làm ở RAND, Daniel Ellsberg đã bí mật sao chép lại nhiều tài liệu tối mật và chuyển chúng cho báo chí. Sau đó, chúng được giới truyền thông Mỹ đặt tên là Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers). Ellsberg nhận thức rất rõ ràng rằng việc ông sao chép hồ sơ mật trên có thể khiến ông phải ngồi tù đến hết đời. Sau khi các tài liệu mật được báo chí Mỹ, Daniel Ellsberg phải sống chui lủi. Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và đồng nghiệp Anthony Russo ra đầu hàng FBI ở Boston, bang Massachussett. Chính phủ Liên bang Mỹ sau đó dã truy tố họ về tội danh vi phạm Đạo luật tình báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5/1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan, về sự thật của một cuộc chiến tranh mà Mỹ lừa dối hơn 40 năm trước. Long Nguyễn Theo History, New York Times ======================= Trước đây và ngay trong topic này, lão Gàn có hứa bỏ một phiếu cho Hoa Kỳ, hoặc bất cứ quốc gia nào làm bá chủ thế giới ,nếu công khai tiết lộ âm mưu phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Lão Gàn hy vọng rằng: Trong lần công bố tài liệu mật này về quan hệ Mỹ Việt, sẽ có vấn đề này. Lão Gàn cảnh báo rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thực chất là một âm mưu chính trị quốc tế, nhằm xóa sổ sức mạnh tinh thần của Việt tộc. Bởi vậy, với những kẻ hùa theo âm mưu này, hoặc vì dốt nát bị lôi kéo, hoặc vì quyền lợi mà ủng hộ, hãy quay đầu lại là bờ. Còn nếu ngoan cố đến tận cùng thì liệu cái thần hồn. Sớm muộn gì, nếu không phải bây giờ thì tương lai không xa, âm mưu này sẽ phải ra ngoài ánh sáng. Lúc đó, các người hối hận cũng không kịp.
    3 likes
  2. Bài viết dưới đây của Phamcuong - Một trong những học viên đầu tiên của Phong thủy Lạc Việt. Nhưng anh ấy do không hiểu rõ vấn đề, nên vẫn tuyên bố tiếp tục theo phong thủy cổ thư chữ Hán, mà Phamcuong gọi là "phong thủy truyền thống". Tôi sẽ phân tích bài này. Trước hết xin mời quý vị và anh chị em xem toàn bộ bài viết: Quý vị và anh chị em thân mến. Tôi có thể xác quyết rằng: Không mấy thầy phong thủy hiểu rõ bản chất của ngành học này. Mặc dù họ có thể ứng dụng có hiệu quả. Sự xác quyết này hoàn toàn có cơ sở, vì những lý do sau đây: Tất cả chúng ta - dù chỉ biết đại cương về Lý học Đông phương - thì cũng thấy rằng: Phong thủy là hệ quả ứng dụng trên nền tảng lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành và được mặc định từ hàng ngàn năm nay thuộc về nền văn minh Hán. Nhưng chính nền văn minh Hán lại chưa hề có một cuốn sách nào , dù chỉ là tóm tắt về học thuyết này. Hay nói rõ hơn: cội nguồn và bản chất của ngành phong thủy Đông phương từ cổ thư chữ Hán - còn gọi là "phong thủy truyền thống" theo bài viết trên - hoàn toàn rất mơ hồ. Và chính ngành phong thủy góp phần lớn vào sự bí ẩn của nền văn minh Đông phương, từ góc nhìn của khoa học hiện đại. Vậy thì việc đổi chỗ Tốn Khôn (tính chất của hai cung Tây Nam/ Đông Nam) từ Hậu Thiên Văn Vương thành "Hậu thiên Lạc Việt và phối với Hà Đồ", hoàn toàn là một giả thiết hợp lý lý thuyết ngay trong nội hàm của hai mô hình này, so với "Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư". Các vấn đề này tôi đã chứng minh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, và trong các sách đã xuất bản. Không chỉ mình tôi, mà còn nhiều nhà nghiên cứu khác, như: Nguyễn Thiếu Dũng, tiến sĩ Trần Quang Bình và gần đây là tiến sĩ Hà Hưng Quốc. Họ cũng nhận thấy tính bất hợp lý của "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và cũng đề xuất các mô hình biểu kiến có tính căn để, như: Trung Thiên Đồ (Nguyễn Thiếu Dũng); Hậu Thiên Âu Lạc (Trần Quang Bình); và Hậu Thiên Văn Lang (Tiến sĩ Hà Hưng Quốc). Như vậy, cho đến ngày hôm nay, nếu tính luôn cả Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư thì có ít nhất năm mô hình biểu kiến được mô tả là nguyên lý của Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Ậm Dương Ngũ hành. Tất nhiên, chân lý chỉ có một. Không thể tất cả đều đúng và lập luận rằng mỗi mô hình phản ánh một hệ thống riêng. Vì chỉ có một mô hình đúng nhất biểu lý cho toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành, khi mô hình Hậu Thiên Văn Vương được xác định là bất hợp lý. Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống lý thuyết phản ánh nhận thức của con người tổng hợp những thực tại và mô tả thực tại bằng hệ thống phương pháp luận với những khái niệm và mô hình biểu kiến của nó. Do đó, để kiểm chứng một hệ thống lý thuyết phong phú và đồ sộ, bao trùm lên mọi lĩnh vực của con người, thì vấn đề kiểm chứng bằng thực nghiệm hoàn toàn không giải quyết được vấn đề gì. Bởi vì, sự thực nghiệm của các bộ môn ứng dụng của học thuyết này, đã trải nghiệm trên thực tế không phải chỉ vài chục cuộc thí nghiệm lặp lại thành công, như của các ngành khoa học hiện đại. Mà nó đã trải qua thời gian với đơn vị tính là Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương. Nhưng đến ngày nay, sau hơn hàng Thiên niên kỷ, dù với một hiệu quả không thể phủ nhận với những thực chứng, thực nghiệm của các ngành ứng dụng thuộc Lý học Đông phương, như: Dự báo, Đông y, phong thủy....nó vẫn mơ hồ, huyền bí với nhận thức của nền văn minh hiện đại. Bới vậy, việc đặt vấn đề thực nghiệm trong Lý học Đông phương chỉ là một nhận thức nông cạn trong nghiên cứu Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, khi mà sự thực nghiệm của nó đã trải hàng Thiên niên kỷ. Do đó, vấn đề căn bản của việc tìm hiểu giá trị của nền văn minh này, mà cốt lõi là thuyết Âm Dương ngũ hành phải là: Học thuyết này cũng như toàn bộ hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của nó với những khái niệm, mô hình biểu kiến.....được mô tả - ứng dụng trong Đông y, Dự báo và phong thủy....vv....đã phản ánh một thực tại nào để có một hiệu quả vượt thời gian tính bằng Thiên niên kỷ như vậy. Đương nhiên, để hiểu được điều này thì điều cốt tử là phải phục hồi một cách chuẩn xác nhất chính hệ thống lý thuyết của nó; mà chúng tôi đã xác định là sai lệch và mơ hồ trong cổ thư chữ Hán nói trên. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết thì vấn đề tiếp theo là phải có một chuẩn mực để xác định lý thuyết đó đúng. Chuẩn mực của tôi để xác định chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng và tôi đã nhiều lần công bố trên diễn đàn là: Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Như vậy, so với tất cả các giả thuyết liên quan đến mô hình biểu kiến Hậu thiên, kể cả Hậu Thiên Văn Vương, thì chỉ có Hậu thiên Lạc Việt thỏa mãn tiêu chí khoa học, cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Cụ thể: Nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" giải thích hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó trong tất cả mọi hệ thống chuyên ngành liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành phù hợp với tiêu chí khoa học. Còn tất cả mô hình Hậu thiên khác, kể cả Hậu Thiên Văn Vương, đều không thỏa mãn tiêu chí này. Tất nhiên, ngành phong thủy học Đông phương - là một bộ phận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cũng không nằm ngoài sự giải thích của "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Kết quả là nó đã tổng hợp một cách có hệ thống, chuẩn hóa một cách nhất quán và hoàn chỉnh mọi vấn đề liên quan đến ngành phong thủy học Đông phương. Đây là điều mà cổ thư chữ Hán không thể thực hiện được từ hàng ngàn năm qua. Khi đã phục hồi được toàn bộ hệ thống lý thuyết thì hệ quả tiếp theo - mà tôi đã trình bày ở trên: Tức là xác định một cách tổng quan rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - được phục hồi một cách hoàn chỉnh , nhân danh nền văn hiến Việt - đã phản ánh mọi vấn đề từ sự khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi diễn biến của lịch sử hình thành và phát triển vũ trụ trong thời gian vô tận. Và nó cũng phản ánh mọi quy luật tương tác trong lịch sử hình thành và phát triển của vũ trụ liên quan đến trái Đất và con người, có thể tiên tri. Tất yếu nó cũng phản ảnh mọi sự thật về những bí ẩn của vũ trụ mà chính nền tri thức hiện đại của nền văn minh hiện nay đang bế tắc. Đó là cũng là những nguyên nhân để tất cả mọi đài khí tượng thủy văn trên thế giới đều sai khi dự báo về thời tiết của bão Hải Yến vào Việt Nam, sai trong dự báo Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội...vv... Và chỉ có dự báo của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt duy nhất đúng. Đó cũng là lý do để "Không có Hạt của Chúa"; "không có người ngoài hành tinh" và đó cũng là nguyên nhân để tôi xác quyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học. Xin lỗi! Với sự vĩ đại đến huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong mọi lĩnh vực - ứng cử viên duy nhất không có đối thủ trong lời tiên tri của bà Vanga - thì phải nói rằng: Mọi sự phản biện chỉ là những hiện tượng "chém gió, đập ruồi", thiếu hiểu biết ở mức tối thiểu của những tư duy ngớ ngẩn. Tôi thành thật một cách khiêm tốn để nói điều này. Bởi vậy, không có sự phản biện trong diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Ngoài trừ những người bạn của tôi muốn chia sẻ. Cá nhân tôi có thể sai lầm trong nhiều lĩnh vực khác. Nhưng sự xác định tính huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành với tư cách một lý thuyết thống nhất vũ trụ, nhân danh nền văn hiến Việt thì chắc chắn là không. Cho nên, dù với tất cả tinh thần khiêm tốn, tôi cũng không hy vọng nó được chia sẻ bởi số đông. Nhưng tôi hy vọng rằng nó có thể là điều cảm nhận được ở những nhà khoa học hàng đầu đích thực của thế giới văn minh, dù chỉ là vài người (Chứ không phải như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, được nhạc sĩ Dương Thụ công nhận). Riêng về ngành phong thủy học Đông phương, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, tất nhiên không thể sai về mặt lý thuyết so với những di sản mơ hồ, đầy mâu thuẫn, rời rạc và không có tính hệ thống trong cổ thư chữ Hán.
    2 likes
  3. Thời Hùng Vương là thời phụ hệ Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con trai là tổ của Bách Việt. Năm mươi con trai theo mẹ Âu Cơ lên miền núi phía Tây lập nghiệp, người con trai cả đặt là Hùng Vương. Đây chính là dòng Tiên ở phía Tây mà chữ Hùng 雄đã chỉ rõ là ở địa bàn rất rộng là bộ thủ Hồng 厷 = Hoằng 厷nghĩa là rộng và có totem Chim là bộ thủ “Chim Chi!” = Chuy 隹, mà đọc chữ Hùng雄 từ phải sang trái là “Chuy 隹Hồng厷” = Chồng ( 50 con trai theo mẹ Âu Cơ làm nên dòng Tiên của Bách Việt ở vùng rộng phía Tây). Còn 50 con trai theo cha Lạc Long Quân xuống biển phía Đông làm nên dòng Rồng của Bách Việt. Vậy thời Hùng (họ Hùng, tức Hữu Hùng thị) là thời đã chuyển sang phụ hệ và kèm theo là đa thê không cấm, hoặc tục “nối dòng” như còn tồn tại ở người Ba Na, vợ mất thì em gái vợ hay cháu gái vợ thay làm vợ. Mẫu hệ chỉ còn tồn tại ở tâm linh (đạo Mẫu), ở ngôn ngữ (kết cấu Âm/Dương, Yin/Yang, Vợ/Chồng, Nước/Non, Giang/Sơn), ở địa danh (núi Bà, chùa Bà, chợ Bà – Bà Rịa, Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Điểm, Bà Chiểu v.v.), và còn rơi rớt tục “bắt chồng” (thay vì “lấy vợ”) ở một số sắc tộc, hoặc dù đã là phụ hệ nhưng con cái lại theo họ mẹ như ở vài nhánh người Hoa. Đối tượng lớn trong một cặp đực cái thì gọi là Lớn = Lang郎 = Lãnh = Lĩnh領. Lớn = Tợn = To = Tướng 將 = (từ đôi để chỉ số nhiều là Tướng Lĩnh 將 領) = =Trướng漲 = (dáng vẻ) “Trướng con Ngài” = Trai = Tráng 壯 = Chàng = Chồng, mà vẫn có từ đôi “Lớn Chàng” = Lang郎, nên Lang 郎đồng nghĩa Chồng, chồng làm vua thì gọi là Lang Quân郎 君, vẫn có từ đôi “Chồng Lang” = Chàng = Chài (tiếng Tày) = Trai = (từ đôi) “Trai Lang” = Tráng 壯 = (từ đôi) “Tráng 壯Dương陽” = Trượng丈. Chữ Trượng Phu 丈 夫chỉ là do cái nghĩa nguyên thủy của từ Chồng Đụ . Đụ = Phụ父= Phu夫, chỉ chức năng con đực. Chuyển nghĩa chỉ người cha: Phụ = Phò (tiếng Lào) = Bọ = Bố, nho viết từ Bố bằng chữ Phụ Thân 父 親. Đối tượng bé trong cặp đực cái thì gọi là Nhỏ = Cỏ = Con = (Smail, tiếng Anh) = Gọn = (dáng vẻ) “Gọn con Ngài” = Gái = Mái = Nái = “Nái Chứ!” = =Nữ 女 = Nàng = Nương 娘 = Vương 王 = “Vương Chớ!” = Vợ = “Vợ Hề兮!” = =Vệ = Thê 妻 = “Thê Chứ!” = Thư雌. Vợ làm vua thì gọi là Nữ Vương 女 王chứ không gọi là “nữ quân” mặc dù có từ đôi Quân Vương 君 王nhấn mạnh chỉ chung cách kính trọng là Vua. Cặp đối tương ứng Â/D là Vợ/Chồng thành ra Vợ/Chồng = Vệ/Chàng = Thê/Tráng = Thê/ Trượng = Thê/Trống = Thư/Hồng = =Thư/Hùng. “Thê Chứ!” = Thư. Chồng = Ông = Công 公 = Hồng 厷 = Hùng雄. Chữ Hùng 雄viết là “Chuy 隹Hồng厷” = Chồng = Trống, hay đọc là “Chuy 隹Hoằng 厷 = Chàng. Gà Trống thì nho viết bằng chữ Kê Công 雞 公hay Kê Hùng 雞 雄 (Hán ngữ đặt ngược là Hùng Kê雄 雞), Gà Mái thì nho viết bằng chữ Kê Thư雞 雌 (Hán ngữ đặt ngược là Thư Kê 雌 雞). Bởi vậy Vua Hùng hay Hùng Vương chỉ có là đàn ông, không có Vua Hùng đàn bà. Tuy vậy thời Hùng Vương thì người lãnh đạo không phải là theo chế độ cha truyền con nối mà là ai được dân bầu lên làm Vua thì đều xưng là Hùng, theo chế độ “Thay Hiền” = Thiền禪, gọi là “thiền nhượng禪讓”, như trường hợp Hùng Vương nhượng ngôi cho Thục Phán. Do chế độ “thiền nhượng” nên Vua Hùng hay Hùng Vương chỉ là cái tên chức, chứ không có nghĩa là ông vua tên là Hùng, ai được bầu lên chức đó đều gọi là Hùng Vương (Thời sau theo nếp cũ của văn hóa Văn Lang, vua nước Sở vốn họ Mi, lên làm vua cũng xưng là Hùng Vương, lúc ấy đã là phong kiến cha truyền con nối rồi, nên truyền cha con cháu chắt đều xưng là Hùng, gọi là đổi sang họ Hùng. <TVGT>: thời nước Sở dân đọc chữ Nữ女là thiết “ Nô奴Giải解” = Nái). Cổ đại 18 thời Hùng Vương không có nghĩa là 18 đời cha truyền con nối để mà hiểu sai là mỗi đời tức mỗi kiếp người sống tới trăm mấy chục tuổi như 18 tượng đài các Vua Hùng mới dựng thời nay ở tỉnh Gia Lai giải thích trên mỗi tượng đài tên một ông vua và tuổi thọ toàn là trăm mấy chục tuổi mỗi ông (?). Hùng 雄chuyển nghĩa chỉ Vua, “Hùng cứ một phương” có nghĩa là “Vua cư một vuông” (như sau này Lý Thường Kiệt viết “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”), các chữ đều gồm 4 nét viết cách khác nhau là Phương 方 = Vương 王 = Vuông 囗 = =Vùng = “Vua Hùng” (phiên thiết). Vua Hùng hay Hùng Vương đều là từ đôi, nhấn mạnh để tỏ ý kính trọng, chỉ người đứng đầu một vùng. Văn 文 = Vuông 囗 = Vương 王 = Vua (tiếng Triều Châu đọc chữ Văn文là “vuông”, <TVGT>: Văn 文là chữ Vuông 囗viết lệch nét đi mà thôi – đều 4 nét). Hùng 雄là Chồng, Lang 郎cũng là Chồng. Vua Hùng王 雄 và Văn Lang 文 郎là đồng nghĩa nhau, đều có nghĩa đen là “vua đàn ông” (chỉ Vùng đất nước do một người đàn Ông được bầu làm tộc trưởng cầm đầu (như nguyên thủy có già làng, trưởng bản), nôm na Văn Lang có nghĩa là Vùng Ông, ông này vừa là ông chồng vừa là ông vua), vua nào thì nước nấy, vua nào của nước Văn Lang cũng đều gọi là Vua Hùng ráo, đó chỉ là một cái chức lãnh đạo, bởi vậy lịch sử nước Văn Lang hơn 2500 năm từ khi thành lập nước đến khi sụp đổ vào trước công nguyên, chia thành 18 thời Vua Hùng, không có thời nào gọi bằng tên vua khác, cho đến khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở nam Dương Tử. Có Vua Hùng tức là đã có lập Nước (nước Xích Qủi, rồi sau là Văn Lang). Chữ Hùng chuyển nghĩa chỉ người mạnh mẽ trí tuệ sáng suốt, gọi là Hùng Anh 雄 英 (Hán văn gọi ngược, thuyết trước đề sau, là Anh Hùng 英 雄), Anh nghĩa là Ánh sáng, chuyển nghĩa chỉ giỏi. Chồng Sáng tức “Hùng 雄Anh英” = Hanh 亨, có người Hùng lãnh đạo thì làm việc gì cũng hanh thông. Vua Hùng = Văn Lang (tên nước theo tên vua). Theo logic ấy thì mọi sắc dân trong nước ấy phải được gọi bằng một cái tên chung theo tên nước. Tên nước là Văn Lang thì dân nước ấy có tên chung là dân Văn Lang (dù họ là sắc dân Kinh, Thái, Tày, Mường v.v. hàng trăm sắc dân). Từ Văn Lang chỉ dân nước Văn Lang đã lướt cô đọng lại thành một từ chung là Việt, mà nghĩa đen của nó là “vùng lớn”, dân Việt nghĩa là dân Vùng Lớn (còn có tên chữ là Hồng Bàng 鴻 龐, nghĩa đen là “rộng bản làng”: Rộng = Hồng鴻, chữ biểu ý đồng thời chỉ tộc người có totem Chim鳥, dòng Tiên, Chim = Chiêm = Xiêm = =Tiêm = Tiên; “Bản Làng” = Bàng 龐, chữ biểu ý đồng thời chỉ tộc người có totem Rồng龍, dòng Long, Rồng = Rắn = Tlăn = Lộng = Long). Cổ Hán thư viết: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê tám chín nghìn dặm đều là dân Bách Việt ở”. Văn = =Vuông = Vùng = Phung = Phong, là vùng xứ nóng, vùng quẻ Li. Li = Lửa = Liệt烈, Liệt 烈có nghĩa là Lửa, là Mạnh Mẽ, là Lớn Lao. nên Vùng Lớn = Văn Lang = “Vuông 囗Liệt烈” = Việt 粤,越. Dân Văn Lang gọi là dân Việt. Dân Việt là dân của nước. Lướt “Của Nước” = Quốc 國. Chữ Quốc 國viết biểu ý bằng “Vuông Lửa” (ý là vùng đất nước quẻ Li): vuông viết bằng một Vuông囗, nhấn mạnh “Vuông Đấy!” = Vây囗, gọi là bộ thủ Vây囗; lửa viết bằng cái Qua 戈là dụng cụ lao động bằng kim loại đã rèn qua lửa của người Việt và một Vuông口nhỏ tượng đất hay bánh chưng, một Kẻ 一 tượng Càn hay bánh dầy, đều là của dân vùng “Quẻ Li” = Qủi từ thời nước Xích Qủi. Viết Vuông 口nhỏ thì đưa bút bằng 3 nét (nét gạch đứng bên trái+ nét gập trên xuống dưới+nét gạch ngang dưới, thành vuông nhỏ 口), viết Kẻ 一 thì đưa bút bằng 1 nét, thành như cách điệu tương tự 4 nét gạch của quẻ Li. Do vậy chữ Quốc 國có biểu ý là “Vùng ( 囗)quẻ Li (口và 一)của cư dân dùng Qua 戈”. Câu “trong của nước” thì thư tịch xưa viết theo Việt văn bằng chữ nho là Trung 中Quốc 國 (chứ không phải là nước Trung hoa dân Quốc ngày nay gọi tắt là Trung Quốc 中 國). Vua của nước thì Hán văn viết là Quốc Vương 國 王. Nhà của nước thì Hán văn viết là Quốc Gia 國 家, nhà của nước tức nhà của công vì “Của số Đông” = Công 公, nhà công gọi là cái Phủ府. Phủ chuyển nghĩa chỉ cơ quan, cơ quan thi hành chính sách gọi là Phủ 府Chính 政 (chấp nhận theo Hán văn thì gọi là Chính Phủ 政 府, Hán ngữ có các cấp chính phủ trung ương, chính phủ tỉnh, chính phủ huyện). Nói “các Quốc Gia họp hội nghị tại Giơ-ne- vơ” thì nghe có lý là các Chính Phủ (của các nước) họp hội nghị tại Giơ – ne - vơ, còn nói “các Nước họp hội nghị tại Giơ-ne-vơ” thì nghe không lọt vì không nói đúng chính xác tiếng Việt. Chẳng qua là do Hán đã mượn chữ Quốc國 (nghĩa là “Của Nước” = Quốc) để chỉ ý là Nước, do vậy các nhà ngôn ngữ cho là Quốc đồng nghĩa với Nước, nhập nhèm giữa Hán và Việt. Trong khi Hán ngữ chỉ có một từ Quốc để chỉ ý là “Nước” và từ ghép Quốc Gia cũng để chỉ ý là “Nước”, từ ghép Quốc Thổ để chỉ ý “Đất Nước”, muốn nói ý “của nước” phải dùng cụm từ “Quốc Gia Đích國家的 - Guo Jia De. Còn Việt ngữ thì vốn có sẵn hai từ Nước và Quốc không đồng nghĩa nhau, muốn viết cái gì thuộc về “của nước” thì dùng chữ Quốc, ví dụ Cờ Nước khác với Cờ Hội, Cờ Nước là cờ của nước, viết chữ là Kỳ Quốc 旗 國 ( “Cờ Chi之!” = Kỳ旗, “Của Nước” = Quốc國; Kỳ Quốc旗 國nghĩa là cờ của nước; theo Hán văn thì viết là Quốc Kỳ 國 旗). Trong tiếng Việt từ “Nước” (xứ sở được cộng đồng dân cư công nhận) và từ “nước” ( “Nác Ướt” = “Nậm Ước” = Nước = H2O) rõ ràng là đồng nghĩa nhau ở mẫu số chung là cùng đem lại sự sống, bởi lẽ nếu nơi nào không có nước uống (ví dụ sa mạc) thì dân cư Việt cũng bỏ đi chứ không định cư ở đó mà lập Nước. Vua còn thua Cha. “Cha Vua” = Chúa (cho nên Vua của phong kiến Tàu tự xưng là Thiên Tử tức con của Chúa Trời). QT Nháu nhấn mạnh “Chúa Chứ!” = =Chủ. Chữ Chủ 主viết bằng Chấm 丶Vương 王tức biểu ý là Chọn Vua , hay giám sát vua cũng vậy, ý là chấm điểm cho vua (ngày nay gọi là bỏ phiếu tín nhiệm). Dân Chủ 民 主có nghĩa đen là Dân Chúa tức Dân là Cha Vua, viết bằng chữ nho Việt hẳn hoi là Dân民 Chấm 丶Vua王, tức dân chọn ra vua, mà Việt nho gọi là “dân chỉ theo minh chủ do dân bầu ra”. Chữ Vũ Theo Nguyễn Đức Tố Lưu <Bước ra từ huyền thoại – Tập 1, trang 45>: “<Sử ký Tư Mã Thiên, Hạ bản kỷ> được mở đầu như sau:” Vua Vũ của nhà Hạ, Thụy pháp chép:”Nhận ngôi vua thành công gọi là “Vũ”. Vũ như vậy chỉ là “tên chữ” của từ “vua” trong tiếng Nôm mà thôi. Những vị vua khởi đầu triều đại thì được gọi là Vũ, như Chu Vũ vương, Triệu Vũ đế, Hán Vũ đế, … Đại Vũ, …” Điều này khẳng định thêm là có tồn tại QT Nháu trong tiếng Việt ( “Nhấn mạnh bằng lướt với phụ từ khẳng định đứng Sau” = Nháu): khi đã nhận ngôi vua thành công thì phải khẳng định bằng nhấn mạnh đây chính là “Vua Chứ!” = Vũ, là “Vua Chi!” = Vị, là người đã thành công ngôi Vị thì được gọi là Vũ. Như vậy các từ Vị Thủy, Vị Xuyên đều có nghĩa đen là Sông Vua, hay sông đầu tiên, dù có kí âm từ “vị” bằng bất cứ chữ nho “Vị” nào khác cũng vẫn phải cứ theo thanh mà hiểu chứ không thể cứ theo biểu ý của chữ tá âm được. Tiếng Việt còn có thể là gốc của cả tiếng Phạn. Ví dụ từ phủ định ở tiếng Việt cổ (còn dùng ở xứ Nghệ) là từ Nỏ. Nỏ = No (tiếng Anh) = Vô = Mô = “Mô Chi!” = Mí (tiếng Tày) = “Mô Hầy!” = Mei (tiếng Hán) = Mô = Bố (tiếng Tày) = Bất = Bu (tiếng Hán). Nhưng QT Nháu thì “Nỏ Chi!” = Ni ( ở tiếng Phạn cũng dùng từ Ni chỉ phủ định), và lướt câu “Ni là từ phủ định của tiếng Việt” = Niết, mềm hóa là Nhiết (ở tiếng Nga thì phủ định là “Nhiết”, cũng dùng từ Ni, ví dụ “không bao giờ” là “Ni-ka-gđa”). Ở tiếng Phạn từ Ni-Rvana ( Niết-Bàn) có nghĩa là “Không – Sắc dục”. Thời Việt nho do quán tính lối đếm ngũ phân có Prăm = Năm = Lắm, phù hợp với ngũ hành. Người Việt coi Năm là đầy đủ, phồn thực, hoàn hảo, trong các khái niệm Ngũ phúc: Phú – Qúi – Thọ - Khang – Ninh; Ngũ tôn: Thiên – Địa – Quân – Thân – Sư; Ngũ thường: Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín; và cung đo theo thước Lỗ Ban: Sinh – Lão – Bệnh – Tử - Sinh; lễ thì bày mâm Ngũ quả. Đến thời Hán nho là phong kiến, quan niệm khác đi, chỉ có Tam tôn: Quân – Thân – Sư; Tam cương: Quân Thần – Phụ Tử - Sư Sinh. Răn là tư vấn đừng làm, Rủ là tư vấn nên làm. Từ đối Răn/Rủ = Nhắn/Nhủ = Dặn/Dụ (Dặn/Dò). Răn = Riềng = Kiềng = Kiêng = Cai = Trai = Chay = Giới = =Dỗi = Dặn. Dặn là nói những điều nên tránh, Dụ là nói những điều nên làm, “Dụ Cho” = Dò, từ đối Dặn/Dò có nghĩa là nói những điều nên tránh và nói những điều nên làm. Từ Ăn trong tiếng Việt còn có nghĩa là Đúng = Được, vì cái gì đã chọn thì cho là được, là đúng thì mới quyết định Ăn, đối với chọn thực phẩm cũng vậy, đối với chọn nước cờ cũng vậy. Do Ăn đồng nghĩa Đúng nên còn dùng từ đôi Ăn Nhằm. Ngược lại Không Ăn = “Nỏ Ăn” = Năn. Do vậy từ Ăn Năn là từ tắt của câu “cái đáng Ăn lại “Nỏ Ăn” = Năn, thành từ Ăn Năn có nghĩa là hối tiếc đã bỏ lỡ cơ hội làm đúng thành ra đã làm sai. Tức Là là từ đôi, có thể dùng độc lập hoặc Tức, hoặc Là. Tức và Là đều cùng một gốc là từ Nước có nghĩa là Bằng (thủy chuẩn, mặt nước là mặt bằng nhất, tương đương dấu = và từ Bằng). Do nguyên thủy có cặp đối Â/D = Tã/Tá = =Lã/Lả ( dấu “không”/dấu “sắc” = 0/1) = Lã/Lả = Lạnh/Lửa = Hàn/Hỏa. Khái niệm đối: mưa Tầm Tã/ nắng Tá Hỏa. Nôi khái niệm “nước” là: Té = Tức (tiếng Khơme) = “Tức Ạ!” = Tã = Đạ = Đa = Đác (tiếng Chăm và các tộc Tây Nguyên) = “Đác Tức” = Đức” = Đác = “Nậm Đác” = Nác = “Nác Tức” = Nước = Nam = Nậm = =Lầm = Thâm = “Thâm Chi!” = Thủy = Sủy = Xủy = Xuyên. Từ đôi “Đác Tức” = =Đức mang nghĩa là Đầy (nước nhiều đến Đầy mép đồ đựng thì Bằng): Lã = Tã= = Tức = Đức = Đầy = Đẫy Đà = Là = Dã = Dạ = Ạ, từ đôi Tức Là = Tức Dã = Là Ạ = Dạ Là. Chữ Đức 德đã chuyển nghĩa thành một từ trừu tượng chỉ sự đầy đủ hài hòa âm dương tốt đẹp trọn vẹn, như Âm cùng Dương, như Đất cùng Nước, Người Việt gọi xứ sở là Đất Nước (theo ước vọng phồn thực), chẳng khác gì Cha Mẹ, Đất Nước nguyên thủy là Tất Tức = “Đất Tức” = Đức. (Tiếng Mường gọi đất là Tất, tiếng Thái gọi đất là Đỉn, tiếng Kinh gọi bằng từ đôi “Đỉn Tất” = Đất). Hoành phi phổ biến nhất là ba chữ đọc từ phải sang trái là Đức 德Lưu 流Quang 光 (nghĩa đen là cái đức truyền dòng chảy sáng), nhưng nghĩa ẩn là Đất Nước (chữ Đức 德) có dòng chảy lịch sử (chữ Lưu流) kể từ thời lập nước Xích Qủi (chữ Quang光, nghĩa là rộng và sáng – văn minh). Cha Rồng mẹ Tiên Con = Cò (Thái) = Kô (Nhật) = Cần (Tày) = Dân = Nhân = Rấn [Ren] (Hán) = =Cần = Cao (Vân Kiều) = Cau (Philippin) = Cu = Tu (Tày) = Tao = Tau = Tui = =Tử = Tí = (Vị = Việt = [ Wut=Wat=Wet, theo tư liệu TQ về dân tộc Bách Việt]) = =Ta = Nhà = Gia = Giả =Ngã = Người = Ngô = Ngộ (Quảng Đông) = Wo (Hán) = =Wa -Ta-Xi (Nhật). Đây là nôi khái niệm “con”, chỉ người, thành đại từ nhân xưng. Như vậy sẽ có các từ đôi: Con Người, Nhân Dân, Người Dân, Người Ta, Nhà Ngươi, đều là những đại từ nhân xưng. Người cũng là Con và Vật cũng là con, nên Con Vật cũng là một từ đôi. Hình thành tộc Việt gồm tộc Mẹ và tộc Cha. Tộc mẹ là người phía tây, tức “Ta tây Thiên” = Tiên. Chữ Tiên viết gồm Ta (chữ Nhân亻) + chữ Tây 西 + chữ Thiên 仓 thành chữ Tiên僊, cũng viết đơn giản là Người 亻 Núi山 thành chữ Tiên 仙. <TVGT>: Tiên nghĩa là Trường sinh tiên khứ, nghĩa là Thăng cao, theo Đạo Lão, con người trường sinh thì lên trời thành tiên. Vậy chữ Tiên đúng logic là “Ta trường sinh thì thăng Thiên” = Tiên, khi đó tiêu du ở chốn Tây Thiên Cực Lạc, do vậy chữ Tiên nguyên thủy là “Ta 亻ở Tây 西Thiên仓” = Tiên 僊, chữ Thiên viết đại diện bằng chữ Thương 仓là màu xanh của bầu trời, các từ chỉ trời là Trời Xanh, Cao Xanh, Thanh Thiên. Người phía tây lấy totem là con chim , đặt tên là chim Phượng, vì người phía tây là theo mẹ Âu Cơ lên ở đất Phong, cổ âm đọc là Phung. Phong = Phung = Phụng = Phượng. Tộc Cha là người phía đông, tức “Rấn 亻Đông東” = Rồng 龍 = Long龍 . < TVGT>: chữ Long 龍có âm của chữ Rau 肉 (mềm hóa: Rau = Nhau = Nhục肉, tương tự như Rấn = Dân = Nhân; Rứa = “Rứa Chứ!” = Rư = Dư = Như) và âm của chữ Đồng童, vậy là thiết “Rau 肉Đồng童” = Rồng龍, hoặc thiết “Lực 力Chung鍾” = Lung 龍. Người phía đông lấy totem là con Rắn, mà nho viết từ Rắn bằng chữ Lân 鱗 , chỉ loài có vảy như vảy cá, gọi là Lân Trùng 鱗蟲, thiết “Lân Trùng” = Lung龍. <TVGT>: 鱗蟲之長。能幽,能明,能細,能巨,能短,能長;春分而登天,秋分而潛淵。从肉,飛之形,童省聲。凡龍之屬皆从龍。力鍾切〖注〗臣鉉等曰:象夗轉飛動之皃。 Việt Thường Có bốn chữ: 1/ Thường 償( đền bù), 2/ Thường 常 (không nổi bật), 3/ Thường 裳 (cái váy), 4/ Thường 嘗 (nếm). Còn một chữ Thường 僮nữa , trong từ Việt Thường 越 僮, chữ Thường 僮 này biểu ý là “người亻 đứng 立giữa里” tức người Giao Chỉ, vốn xưa đọc là Thường và biến âm Thường = Thương = Đường = Đàng = Chàng = Chuang = Tráng Chữ Chàng 僮 (chỉ người Choang) nhưng chữ này theo < TVGT>: 僮 Chàng, 未vị 冠quán 也 dã (là chưa nổi bật), 徒 đồ 紅hồng 切 thiết (lướt “Đồ 徒 Hồng紅 = Đồng僮). “Chưa nổi bật” tức là Thường = Xương = Xoàng = Thoòng = Đoòng= = Đồng = Đàng. Đồng 僮 chỉ dân tộc Đồng (nay viết bằng chữ Đồng 同 này). Nhưng chính chữ Đồng 僮 lại biểu ý nó là Người 亻Đứng 立Trong 里, tức người đứng giữa, người chỗ giữa, là người Giao Chỉ). Chữ Lí 里 nghĩa là bên Trong và do từ Trong = Lòng = Lõi = (nhấn mạnh) “Lõi Chi!” = Lí 里,[ Hán ngữ đọc chữ Lí里là “Lỉ里” nghĩa là bên trong ]. Chữ Lập 立 nghĩa là Đứng và do từ Đứng = = Sừng Sững = Lừng Lững = Lập = “Lập Chi!” = Lì [ Hán ngữ đọc chữ Lập 立là “Lì立” nghĩa là đứng], tiếng Việt còn có từ đôi Đứng Lì. Qui tắc đọc chữ nho là từ trên xuống dưới, nên chữ ghép trên dưới là Lập 立 Lí 里, thì nguyên thủy đọc trên xuống dưới là “Đứng 立Trong 里” = Đồng童. Đối với cây lúa thì bông lúa khi chưa trổ ra ngoài, vẫn đứng trong thân cây lúa, gồm nhiều phôi, mỗi phôi sẽ thành một hoa lúa đậu thành một hột lúa sau khi bông đã trổ và hoa lúa thụ phấn nhờ gió lay động cây lúa, mỗi phôi đó gọi là một cái “Đứng Trong” = Đòng, bông lúa chưa trổ gồm nhiều Đòng nên gọi bằng từ lặp là cái Đòng Đòng. [ Hán ngữ gọi cái đòng đòng là Zhi Geng 枝 梗, gọi bông lúa là Dao Sui 稻 穗, gọi hoa lúa là Ying Hua穎 花]. Đối với súc vật, trong một bầy đàn khi đi kiếm ăn thì những con non luôn được đứng vòng trong, có nghĩa là “Được Trông” = Đồng, bởi những con lớn đứng vòng ngoài che chắn bảo vệ cho, nên con “Đứng 立 Trong里 = =Đồng 童 chuyển nghĩa dùng để chỉ đứa trẻ con là Nhi Đồng 兒 童 ( “Nhỏ Tí” = =Nhi; Xí = Tí 子 = Tẹo = Tiểu 小). “Hán tự” cũng theo qui tắc đọc từ trên xuống dưới, nên chữ ghép trên dưới Lập 立 Lí 里thì Hán ngữ phải đọc là “Lì立Lỉ里” = =Li, trật, không thể thành âm “Thúng” mà Hán ngữ đã mượn và phát âm lơ lớ chữ Đồng 童của tiếng Việt là “Thúng童” [ Tong 童]. Chứng tỏ từ Đồng và chữ Đồng童 cũng như chữ Nhi Đồng兒 童là từ gốc Việt. (Tương tự, chữ Nam 男đọc trên xuống là “Điền 田Lực力” = Đực, nghĩa là đàn ông, [ Hán ngữ đọc trên xuống là “Tián 田Lì力” = Ti, không thành một từ nào liên quan đàn ông trong Hán ngữ]. Chữ Nữ 女thì theo <TVGT> đọc thiết “Nô 奴Giải解” = Nái, nghĩa là đàn bà, thiết theo Hán ngữ thì là “Nú 奴Jie解” = Nie, không thành một từ nào liên quan đến đàn bà trong Hán ngữ]. Chứng tỏ hai chữ Nam男, Nữ 女cũng là gốc Việt nốt). Chữ Đồng 僮 này (<TVGT>: Đồ Hồng thiết Đồng), ngoài đọc là Đồng ra, còn đọc là Chàng 僮. Chàng = Choang = Tráng 壯 = Sáng = Xáng = =Quang 光 = Hoàng 煌 = Láng = Lạn 爛 = Lượng 亮 = Lãng 朗 = Đàng 堂 = =Thàng = Thường 僮 = Thương 商 = Đường 堂 ,唐. Các từ đôi nhấn mạnh ý Sáng là Sáng Láng = Sáng Choang = Đàng Hoàng. Tráng = Quang = Sáng (như câu đối “chí khí Tráng壯sơn hà…, minh thần Quang光vũ trụ…”). Nhấn mạnh ý Sáng bằng QT Nháu là Sáng Đấy! = “Xáng Đích的!” = Xích 赤 (Xích 赤nghĩa là ánh sáng rực rỡ, màu của xứ nóng, phương của “Quẻ Li” = Qủi鬼, quẻ Li tượng Lửa, “Lửa Chi!” = Li, màu đỏ, “Đỏ Sáng” = Đàng; Đàng Hoàng = Đường Hoàng = =Sáng Sáng; nên Xích Qủi 赤 鬼cũng có nghĩa đen là Sáng Sáng, là tên quốc gia cổ đại do Kinh Dương Vương thành lập). Nước Xích Qủi là nước Sáng Sáng của dân của Đế Minh là dân Minh, tức “Kẻ Minh” = Kinh, là thủy tổ của các tộc Bách Việt cổ đại, như truyền thuyết Âu Cơ đẻ trăm trứng sinh ra trăm người con trai. Các tộc Bách Việt cổ đại thường lấy tên tộc mình làm từ tự xưng (ngôi một): Sáng = Chàng = Choang = Sáng = Láng = “Láng Chiếu” = Liêu, nên hậu duệ là các tộc Đồng, Choang v.v. ngày nay vẫn tự xưng là Liêu (“Léo”). Sáng = Quang = “Quang Chiếu” = Kiều = Keo = Kinh 京= Cao = Cau = Tau = Tui = Tôi = “Tôi Ạ!” = Ta = “Người Ta” = Ngã 我 = “Dân Ta” = Gia 家 = Giả 者 = “Quân Ta” = Qua. số nhiều ngôi một là “Chúng Qua” = Choa. Các tộc Tày, Thái, Lào gọi Dân Kinh là “Cần Keo”. Một tộc tự van (tự xưng ngôi một) là “Cao” ở dãy Trường Sơn mang tên bằng chữ nho là tộc Vân Kiều (Van “Cao”). Một tộc tự xưng là “Cau” ở Philippin mang tên là tộc Cau. Tộc Kinh 京tự xưng là Tau = Tao = Tui = Tôi = Ta, cũng tự xưng là Mình, ngôi hai tiếng Kinh là “Mình Hai” = Mày, số nhiều là “Bọn Mày” = Bay. (<TVGT> - Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁đời Thanh thuyết giải: “chữ Kinh 京nghĩa là cái cao nhất của con người”. Thì đích thị “Keo Minh” = “Cao Minh” = =Kinh). Người Kinh 京xưng là Mình vì biết trong mình có hai cái minh là “Minh 冥Minh明” = Mình, 0+0=1, là Minh 冥âm và Minh 明dương; khác gì “Sáng Sáng” = Sang, 1+1=0. “Mình Sang” = Mạng, “Sang Mình” = Sinh. Sinh Mạng là một Kinh京, chữ viết biểu ý gồm Đầu 亠 + Mình 口 (tiếng Việt Đông gọi là Mảnh 口, tức mảnh thân) + “Túc Nhiều” = Tiểu 小. Kinh 京 = Keo = Cần = Dân 民 = =Nhân 人 = Người. Từ nôi khái niệm chữ Thường 僮nêu trên có thể thấy rằng thời nhà Thương 商thì dân cư vẫn là người Việt Thường 越 僮, mà về sau người Hoa gốc Việt , vì chạy giặc Hán, mà di cư xuống ĐNÁ tự xưng mình gọi là Thoòng Dằn (nay viết bằng chữ Đường Nhân唐人 ). Nếu viết như chữ xưa là Thường Nhân 僮 人 thì có nghĩa là “Người 亻đứng 立giữa里” tức “Người 人Giao Chỉ僮”. Chuyển đổi tơi X = S = L rất rõ trong tiếng Việt , ví dụ: 1, như từ tên gọi đến chữ nho chỉ bông Sen là: Xen = Sen = Lèn = Liền 連,聯 = Liên 蓮, do bông sen gồm nhiều cánh xen cài vào nhau, “Bó Úp” = Búp rất chặt, mới thành tên gọi là Xen, chặt như đất lèn liền thành một khối; 2, nắng và hậu quả của nắng là Nắng = =Náng (nướng) = Xáng = Xém = Sém = Sạm = Rám = Lạm, Rám Nắng = Lạm Nắng; 3, Xáng Xoi = Sáng Soi, Sáng = Soi = Chói = Chiếu 照 = Diệu 耀= Dọi = =Rọi = Soi = Lọi = Chói Lọi = Chói Dọi = Chiếu Diệu 照 耀. Xích Qủi = Sáng Sáng = Quang Chiếu = (lướt) “Quang Chiếu” = Kiều = Kều = Keo = Cao = Kinh = =Láng Chiếu = (lướt) “Láng Chiếu” = Liêu = Léo = Lèo = Lào Chữ Việt Thường 越 僮nghĩa là người Việt 越ở đất Thường 僮tức xứ Giao Chỉ 僮 (tương tự như người Kinh 京ở đất Sở 楚gọi là xứ Kinh Sở 京 楚, 荆 楚,như người Việt ở đất Đông gọi là xứ Việt Đông 粵 東, như người Việt ở đất Nam gọi là xứ Việt Nam越 南). Về sau nho dùng chữ Thường 裳 (cái váy) kí âm cho chữ Thường 僮 này , thành ra Việt Thường越 裳, nên có nhà nho giải thích Việt Thường 越 裳là để chỉ dân Việt mặc váy (Thường 裳 ), đương nhiên cũng có lý vì : Xà Rông = Xống = Xường = Thường裳, là sản phẩn của dân phương Nam, mặc bằng cách vấn vuông vải vào hông rồi quay một vòng thành “Vấn Quay” = =Váy, hay cũng gọi là “Mảnh vải Vấn” = Mấn hoặc “Quay Vấn” = Quần裙 (Hán ngữ dùng chữ Quần 裙này để chỉ cái váy). Mảnh (tiếng Việt và tiếng Quảng Đông) nghĩa là Vuông, như Mảnh Ruộng = Vuông Ruộng, chữ Vuông 囗viết chệch đi (theo < TVGT> ) còn đọc là Văn 文, Mảnh Bằng = Văn Bằng (nhưng nói “văn bằng tiến sĩ” thì cho là trang nghiêm, còn nói “mảnh bằng tiến sĩ “ thì cho là xếch mé). Nhấn mạnh bằng QT Nháu thì “Vuông Đấy!” = Vây, nên bộ thủ viết bằng hình vuông囗này mang nghĩa là Vây, mang tên bằng nhấn mạnh “Vây Chi!” = Vi, gọi là bộ Vi 囗. Mảnh lớn gọi là “Mảnh Anh” = Manh (manh vải, manh áo, manh quần), mảnh nhỏ gọi là mảnh em, em tiếng Mường là ún, “Mảnh Ún” = =Mụn (mụn vải nhỏ để vá). Từ Manh Mún chỉ nhiều mảnh to nhỏ không đồng đều, giống hình ảnh cánh đồng gồm những mảnh ruộng manh mún. Ngọc phả Hùng Vương lưu tại đền Hùng, Phú Thọ có ghi: “Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống (Nghệ Tĩnh). Ngàn Hống có nghĩa là Núi Rộng, Vì Núi = Non = =Ngọn = Ngàn, Rộng = Hồng = Hống = Trổng = Truông = Trương = Trướng = =Dương = Mường. Mường nghĩa là Rộng. Mường trở thành đơn vị hành chính lớn bao gồm nhiều Làng. Mường gồm những “Làng người Kinh” = Lĩnh, gọi là Mường Lĩnh, viết bằng chữ Hồng Lĩnh. Chữ Hồng này nghĩa là Rộng, trong từ họ Hồng Bàng. Bàng cũng nghĩa là Rộng vì nó là “Bao gồm nhiều bản Làng” = =Bàng. Ngàn Hống chỉ là địa danh chỉ vùng Núi Rộng, còn Mường Lĩnh = Hồng Lĩnh thì đã thành địa danh chỉ đơn vị hành chính nơi các làng người Kinh. Người đời sau đọc chữ Hồng Lĩnh lại hiểu theo Hán văn nên dịch Hồng Lĩnh là “núi Hồng”. Thực ra cái âm Hồng Lĩnh chính là Mường Lĩnh, hoàn toàn theo Việt văn, cũng như Ngàn Hống là Núi Rộng cũng vậy, hoàn toàn là Việt văn.
    1 like
  4. Vịnh chữ Tâm 心 Trích: MINH TRIẾT VIỆT TRONG SỰ TÍCH ÔNG TÁO Thiên Sứ Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán. Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó. Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt. Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng Vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Văn hóa Hán hiện nay cũng có tục cúng ông Táo, nhưng nó thuần túy là một nghi lễ và thiếu tính minh triết liên hệ đến phong tục này. Bởi vì nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân “Hai ông, một bà” và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán. Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch. Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt. Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa. Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau. Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa. Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó. Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là “Cái”. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian “cả ba người cùng chui trong đống lửa” đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt. Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy tranh đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của “Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi”. Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông Hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. (http://tuvilyso.net/). (Hết trích) Vịnh chữ Tâm 心 Tâm soi thấy Thật nước non. Ba sao sáng, một vầng tròn là trăng. Ba sao Vàng nổi nền Xanh. Tam quyền phân lập rạng danh Lạc Hồng. Xanh là giữ trọn biển Đông. Vàng là giữ đất Vua Hùng vạn niên. Dân ta văn hiến xưa truyền. Trọng người thông tuệ, người hiền đức cao. “Tất hữu lân” chữ thế nào. Tinh hoa nhân loại góp vào mọi quê. Toàn dân trăm họ đề huề. Gái trai đồng thuận lời thề biển Đông. Chỉn chu tình nghĩa đại đồng. Hê lô! vang khắp non sông lời chào. Chữ Tâm 心là một chữ tượng hình, có từ trước thời Hùng Vương. Từ hình vẽ chỉ cái cụ thể đến chuyển nghĩa chỉ cái trừu tượng. Cụ thể nó là hình vẽ cái bếp có ba đầu rau xếp đều nhau thành một vòng tròn, “Ba đầu rau Xếp” = Bếp. Đó là nguyên do của từ Bếp. Cổ đại bếp luôn giữ lửa đỏ suốt ngày đêm, nó Tỏ và Ấm, gọi là “Tỏ và Ấm” = Tâm. Cổ đại nhà sàn làm bằng cây, tre, nứa, lá. Bếp đặt chính giữa sàn nhà, nhà kiểu này đồng bào Tày gọi là nhà Quẻ Li (nhà Kẻ Lửa) . Cái “Tỏ và Ấm” = Tâm đặt chính giữa sàn nhà, do vậy mà Tâm 心 chuyển nghĩa chỉ chỗ chính giữa, nó ở Trong , còn mọi người ngồi quây xung quanh sưởi ấm từ cái “Tỏ và Ấm” = Tâm ấy. Do vậy mà chỗ giữa còn gọi bằng từ đôi là Trung 中Tâm心. Viết từ Trong bằng chữ Trung 中bởi trong ở đây là “Trong Chúng” = =Trung (vị trí bếp ở trong, chúng dân ngồi quây xung quanh). Tâm từ chỗ là một từ chỉ cái bếp đã trừu tượng hóa thành một từ chỉ cái nóng vô hình ở trong con người, gọi là Tâm, cũng còn gọi là Tâm Hồn (của người đang sống, cơ thể có nhiệt độ 37 độ, hồn mà lìa khỏi thì xác lạnh ngắt không còn sự sống, hồn lìa đi gọi là Linh Hồn). Tâm chính là cái vô hình trong con người đang sống, nó sáng và ấm nên gọi là “Tỏ và Ấm” = Tâm, đúng biến thanh điệu 1+1=0. Hồn lìa sang thế giới âm thì nó vẫn sáng nhưng không còn ấm mà là lạnh, thậm chí “Lạnh đến rùng Mình” = Linh, nên gọi là Linh Hồn. Tâm Linh là nói về sự giao tiếp giữa thế giới dương và thế giới âm. Tâm là cái “Tỏ và Ấm” = Tâm, cũng còn nói cụ thể là Nhiệt Tâm. Tâm là cái vô hình bên trong con người, Trong = “Lõi Trong” = Lòng= = “Tâm Trong” = Tỏng = Tâm, từ Trong Tâm viết bằng chữ Trung Tâm, chỉ cái Lõi Giữa. Quẻ Li có 4 nét gồm 2 ông (hai kẻ liền, có hai nét) và một bà (một kẻ đứt, có hai nét). Chữ Tâm hoàn toàn tượng hình (mà lại đọc là “Tâm”) cũng có 4 nét như Quẻ Li có 4 nét. Chữ Tâm 心gồm ba nét chấm đại diện cho ba đầu rau, và một nét vòng, biểu ý là ba đầu rau xếp thành một vòng tròn. “Ba đầu rau Xếp” = Bếp. Đầu rau nặn bằng đất sét, ba đầu rau xếp cách đều, tụm vào nhau theo vòng tròn. “Tụm Vào” = Táo, nên đầu rau còn gọi là ông Táo , từ Táo chỉ cái bổn phận là nó phải “Tụm Vào” = Táo, không tụm vào với nhau, chỉ có một hay hai thì không thể thành cái “Ba đầu rau Xếp” = Bếp. Táo chỉ bổn phận là phải “Tụm Vào” = Táo, bởi vậy về sau từ Táo còn chuyển nghĩa chỉ chế độ khẩu phần cho từng bổn phận cấp bậc chia thành Tiểu Táo (hạng ăn sang), Trung Táo (hạng ăn vừa), Đại Táo (hạng ăn xoàng). Ba đầu rau bằng đất sét đều nhỏ cỏn con, nho viết từ Táo Con bằng chữ Táo Quân 竈 君 hay Táo Công竈 公, đều có nghĩa là ông Táo. Truyền thuyết kể ba Táo Quân là gồm hai ông, một bà (hai đực, một cái). Bộ ba này tương tự như bộ ba làm thành dụng cụ để ăn cơm của người Việt là hai đũa một đọi (đọi là từ cổ chỉ cái bát). Cặp đối nguyên thủy tương ứng D/Â là Đực/Đẻ = Đũa/Đọi. Gọi là Đũa vì nó là do nhấn mạnh “Đực Rứa!” = “Đực Rựa” = Đũa. Đực = Đũa = Chúa = Chày = Chàng = Chồng = Ông = Công. Chồng = Trống (như gà trống nho viết bằng chữ Kê Hùng 雞 雄, tiếng Quảng Đông tức Việt ngữ ( 粵 語)vẫn gọi là Kê Hùng 雞 雄, Hán ngữ dùng chữ nho nhưng xếp ngược theo văn phạm Hán thuyết trước đề sau là Hùng Kê 雄 雞). Chồng = =Trống = ”Trống thuộc Dương” = Trượng丈, nên chữ Trượng 丈đại diện cho từ Chồng. Chức năng của giống Đực là “Phải Đụ” = Phụ 父 = Phu 夫. Bởi vậy chữ Phụ 父 ( là thiên chức “Phải Đụ” = Phụ父) đại diện cho từ Bố, vì Phụ = Phò (Phò tiếng Lào nghĩa là bố). Phụ = Phò = Bọ (Bọ tiếng Quảng Bình nghĩa là bố). Phụ = Phò = Bọ = Bố. Chữ Phu 夫 (là thiên chức “Phải Đụ” = Phu夫) đại diện cho chức năng của kẻ làm chồng. Bởi vậy có từ đôi vừa chỉ cá nhân đàn ông vừa chỉ chức năng là hai chữ Trượng Phu 丈 夫, đại diện cho từ Chồng Đụ. (Ca dao: “Thương chồng nấu cháo cù cu. Chồng ăn chồng đụ như tru phá ràng”). Đọi = =Cối = Cái = Nái = (nhấn mạnh) “Nái Chứ!” = Nữ ( < TVGT>: “thời nước Kinh Sở, dân ở đó đọc chữ Nữ 女bằng thiết “Nô 奴Giải解” = Nái”. Giả dụ Hán ngữ mà đọc thiết thì là “Nu奴Jie解” = Nie, “Nie” không ra một từ gì trong Hán ngữ liên quan đến giống cái cả). Chức năng của giống cái là thiên chức làm mẹ, tức “Phải làm U” = =Phụ 婦 (khác với chữ Phụ父chỉ thiên chức của đàn ông), chữ Phụ 婦này chỉ thiên chức làm mẹ của đàn bà là “Phải làm U” = Phụ 婦, ghép với chữ Nữ theo văn phạm Việt thành từ đôi vừa chỉ cá thể đàn bà vừa chỉ chức năng là hai chữ Nữ Phụ女 婦, Hán ngữ dùng chữ nho nhưng xếp ngược theo văn phạm Hán là Phụ Nữ 婦 女 . Nữ女 + Phụ婦 (cá thể + chức năng) thì mới đúng là tương ứng với Trượng 丈 + Phu 夫 (cá thể + chức năng), theo văn phạm Việt, đây đều là chữ nho, gọi là “từ có thư tịch”. Một Đọi hai Đũa cũng như một Cối nhiều Chày (hình ảnh biểu diễn gõ luống của người Thái, hình ảnh biểu diễn hò dã gạo của Quảng Bình, chắc là đã có từ thời mẫu hệ, chiếc đũa chính là hình ảnh thu nhỏ của cái chày). Đến khởi đầu của thời Hùng Vương là cách nay 5000 năm thì đã là thời phụ hệ rồi. Chữ Hùng 雄 chính là chữ Chồng, đọc từ phải sang trái là “Chuy 隹Hồng厷” = Chồng雄. Chồng雄 = Trống雄 = Tráng 壮 = Trượng 丈 (trượng phu). Từ Gà Trống viết bằng chữ nho Kê Hùng 雞 雄 (Hán ngữ dịch ý và xếp theo thuyết trước đề sau thành là Hùng Kê雄 雞, đọc phiên âm là Xiong Ji). Chuy Hồng nói lái (phản thiết) là Chồng Huy (người chồng làm chỉ huy, thời phụ hệ). Người Chồng làm Chúa tức chỉ huy cả một vùng gọi là “Huy Vùng” = Hùng, nên chữ Chồng 雄 khi làm vua thì đọc là Hùng 雄 (trong từ Hùng Vương 雄 王, nghĩa đen là “ông chồng làm vua”, chuyển nghĩa thành “người mạnh mẽ làm vua”). Chữ Hùng 雄 chuyển nghĩa chỉ sự mạnh mẽ. Bản thân chữ Hồng mang nghĩa là rộng lớn vì Rộng = “Hơn Rộng” = Hồng, kết hợp với tiếng Thái có từ Quang nghĩa là rộng mà nhấn mạnh “Quang Quang” = Quảng, 0+0=1, Quảng nghĩa là rộng, nên thành từ đôi “Hồng Quảng” = Hoằng, chữ Hồng 厷cũng đọc là Hoằng 厷. Do vậy chữ Hùng雄còn chuyển nghĩa chỉ to lớn, như trong từ ghép Hùng Vĩ雄 伟, hiểu nôm na là to lớn như voi thì gọi là Hùng Vĩ. Vĩ là chữ phái sinh do từ Voi. Voi là to và mạnh nhất trong giới động vật, nó quá to, gọi là “To Tướng” = Tượng, nho viết từ Voi bằng chữ Tượng象, còn nhấn mạnh “Voi Chi!” = Vĩ. Chữ Vĩ伟 chuyển nghĩa chỉ sự quá to. Núi “Đá To” = Đọ, gọi tên là núi Đọ hay núi “Đá Cái” = Đại chuyển nghĩa chỉ sự to lớn. Chữ Vĩ Đại 伟 大 là từ phái sinh của từ Voi To.
    1 like
  5. Nói bằng Lưỡi hay nói bằng Răng? Nói còn được đại diện bằng từ “mở mồm”, nhưng thô tục quá nên lại gọi là “mở tiếng” và lướt “Mở Tiếng” = Miệng, Miệng nghĩa là nói, rồi Miệng chuyển nghĩa chỉ cái mồm của con người, biết nói, khác cái Mõm của con vật, không biết nói. Miệng nghĩa là Nói, nhấn mạnh “Miệng Chi!” = Mị, nên Mị cũng nghĩa là Nói (theo <TVGT> :” 媚 說 也Mị thuyết dã” - Mị nghĩa là nói). Do vậy theo thư tịch: “ Hùng Vương tử vi quan Lang, nữ vi mị Nương 雄 王 子 為 官 郎, 女 為 媚 娘” dịch sát nghĩa là: Vua Hùng có con trai là gọi Lang, có con gái là gọi Nương”, trong câu trên từ “mị 媚” nghĩa là Nói = Gọi (vì do lướt từ nhấn “Miệng Chi!” = Mị 媚), từ “quan 官” cũng nghĩa là Nói = Gọi (vì do lướt từ đôi “Kêu Van” = Quan 官). Mở mồm tức mở hàm răng để cho tiếng ra, do vậy mà Răng chuyển nghĩa chỉ sự Nói. Từ đại diện khác cho Nói là từ “uốn ba tấc lưỡi” (ý xấu), nói tắt là “uốn lưỡi, Do vậy mà phổ biến thì công nhận là nói bằng Lưỡi. Lưỡi = Lòi (lộ ra thông tin) = =Nói = Lói = Lời. Nhưng cổ xưa hơn thì quan niệm là nói bằng Răng. Vì có mở răng thì nói mới ra tiếng, có mở hàm răng thì mới mở mồm được để cho ra tiếng, bởi vậy mới có tên mới cho cơ quan Mồm là cái “Mở Tiếng” = Miệng, mà chỉ ở con người mới có cơ quan gọi là Miệng. Do quan sát con thú chỉ há răng mà gào thành tiếng có những ton khác nhau để biểu thị những thông tin khác nhau mà nó muốn chuyển tải. Răng đã chuyển nghĩa chỉ sự Nói. Răng nghĩa là Nói, nhấn mạnh “Răng Răng” = Rằng, 0+0=1, Rằng chuyển nghĩa thành đồng nghĩa với “Lời Ạ!”= Là, tôi nói rằng đồng nghĩa với tôi nói là. Răng = Rằng = Xẵng (Xẵng giọng nghĩa là nói nhấn mạnh giọng, thường dùng khi bức xúc). Răng = Rằng = Xẵng = Xưng = (nhấn mạnh) “Xưng Chi!” = Xỉ, chữ Xỉ 齒 có nghĩa là Răng bằng xương cụ thể. Chữ nho Xưng 稱 và chữ nho Xỉ 齒cũng chỉ là những từ gốc Việt 100%. Xưng nghĩa là Nói. Xưng chuyện nọ chuyện kia (của người khác) gọi là “Xưng chuyện nọ Kia” = Xía, là hay xía vô chuyện của người khác, cáu lên thì còn Xưng Xỉa, dẫn đến thành ngữ “mặt xưng mày xỉa” (chuyển nghĩa thành ý là nói mà còn kèm cả thái độ hung tợn thể hiện trên nét mặt). Nói = Hỏi = “Hỏi Ạ!” = =Hả? = Hà 何? = Hót = Hát = Hò = Hô呼, nên hàn lâm lại có từ đôi Xưng Hô称 呼. Khi đã phổ biến dùng từ Nói, người ta còn luyến nhớ từ cũ là Răng, nên mới dùng từ đôi kiểu “mới còn nhớ cũ” là từ Nói Răng và Nói Rằng, đồng nghĩa với từ đôi Nói Là . Là cũng có gốc do Nói: Van = Vân 云 = Và 話 (tiếng Quảng Đông)= Viết 曰, đều nghĩa là nói. Từ đôi để nhấn mạnh là Lời Nói = (nhấn mạnh) “Lời Ạ!” = (từ đôi) “Lời Và” = Là, Là chuyển nghĩa chỉ Phải, nên thành từ đôi Là Phải . Từ Phải nghĩa là đúng, có gốc do từ Hề = Hầy (tiếng Nghệ và tiếng Quảng Đông) = Hay (tiếng Nhật) = Phải. Tiếng miền Trung vẫn dùng từ đôi kiểu “mới còn nhớ cũ” là từ Nói Răng, lúc này từ Răng chuyển nghĩa chỉ ý “cho biết thông tin gì”, Nói Răng có nghĩa là nói cho biết thông tin gì. Đi chợ người ta chỉ vào món đồ và hỏi: “Răng Nấy?”, Răng nghĩa là Nói, còn Nấy là do lướt “Nó có giá bao nhiêu Vậy?” = Nấy, Nấy chuyển nghĩa chỉ bao nhiêu. Có khi chỉ cần hỏi cộc lộc “Nấy đó?” nghĩa là “Nó có giá bao nhiêu Vậy đó?”. Nấy có nghĩa là bao nhiêu, vì Nấy đã hàm nghĩa “Nó có giá bao nhiêu Vậy?” = Nấy?. Tiếng Tày dùng từ chỉ ý bao nhiêu là từ “Nẩy?”, “vằn Nẩy?” nghĩa là ngày bao nhiêu hay là ngày nào, bởi vì từ đôi “Nấy Bao?” = Nào? “au Nẩy?” nghĩa là đòi lấy bao nhiêu. Tiếng Tày thì “Au” nghĩa là đòi lấy, “Au Nhiêu” = Yêu 要 = Yếu 要, nên nho viết từ Au bằng chữ Yêu 要 = Yếu 要. Cần đòi tức “Cần Au” = =Cầu 求, do vậy đòi lấy hay đòi hỏi thì nho viết bằng từ đôi Yêu Cầu 要 求. “Nấy Bao?” = Nào?, nhưng nhấn mạnh thì “Nào Ạ!” = Nả. “Nả?” lại là từ mà khẩu ngữ của Hán ngữ dùng, nghĩa là Nào?, chỉ có khác văn phạm Hán là thuyết trước đề sau: “Nả Cơ? 哪 个?” nghĩa là cái nào, “Nả Lỉ? 哪 里?” nghĩa là trong chỗ nào (Trong = Lòng = Lõi = “Lõi Chi之!” = Lí 里 = Lỉ 里). Hán ngữ cũng dùng chữ nho Xưng 稱, phát âm là “Sâng 稱” với nghĩa là Nói, từ đôi Xưng 稱 Hô 呼 thì phát âm là “Sâng 稱 Hu 呼”. Cái Răng để Nhai là cái cụ thể bằng xương, nhưng từ Răng nghĩa là nói lại là từ trừu tượng. Có Răng (bằng xương cụ thể) để nhai thì cũng có Răng (trừu tượng là nói) để mà Nhại (bắt chước tiếng nói) đó là điều rất logic, để khẳng định rằng từ Răng có nghĩa là nói, là từ cổ xưa hơn so với khi dùng từ Nói, thể hiện trong từ đôi kiểu “mới còn nhớ cũ” là từ Nói Răng. Răng (cụ thể bằng xương) = Răng (trừu tượng) = Xẵng (trừu tượng) = “Xẵng Chi!” = Xỉ (lại chỉ cái cụ thể bằng xương, viết bằng chữ nho là chữ Xỉ 齒, nghĩa là cái răng, Hán ngữ phát âm chữ Xỉ 齒 là “Sử”) = Xỉ (cụ thể) = =(nhấn mạnh) “Xỉ Ạ!” = Xả (trừu tượng) = “Xả Chớ!” = Xớ (trừu tượng). Xả hay Xớ đều là những từ trừu tượng, có nghĩa là nói, như các từ đôi kiểu “mới còn nhớ cũ”: Nói Xa Xả, Nói Xớ Rớ. Hán ngữ dùng chữ Xỉ 齒 phát âm là “Sử 齒” để chỉ cái răng cụ thể bằng xương, còn từ Xỉ 齒 trong Hán ngữ không có liên quan đến một từ nào nghĩa là nói trong Hán ngữ cả, bởi nó là từ mượn từ tiếng Việt qua dùng chữ Xỉ齒. Tiếng Việt có Lưỡi = Lưỡi Liếc, do láy nên Lưỡi thành Liếc, mà “Thành Liếc” = Thiệc = Thiệt, nên nho viết từ Lưỡi bằng chữ Thiệt舌. Lưỡi (từ dân gian) đồng nghĩa với Thiệt 舌 (từ hàn lâm). Do Lưỡi mà có Lời, nên cũng do Thiệt 舌 mà có Thuyết 話. Hán ngữ dùng chữ Thiệt 舌 chỉ cái lưỡi, phát âm là “Sứa 舌”, và dùng chữ Thuyết 話 chỉ nói, phát âm là “Sua 話”. Sự biến Cụ Thể => Trừu Tượng => Cụ Thể => Trừu Tượng =>… là chu kỳ không ngừng nghỉ của sự biến (tức “Dịch”): Âm => Dương => Âm => Dương=>…Cũng như con người khi nhìn cái cụ thể (thực tế) mới nảy sinh ra trong tư duy cái ý tưởng (trừu tượng), rồi từ ý tưởng đó lại làm ra cái cụ thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm tinh thần.
    1 like
  6. Khánh thành công viên đất nung Thanh HàThứ Bẩy, 02/05/2015 - 04:25 (Dân trí) - Ngày 30/4, tại Hội An (Quảng Nam), Công viên đất nung Thanh Hà ở làng gốm 500 tuổi nằm ở ngoại ô phố cổ đã chính thức khánh thành. Công viên đất nung Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) chính thức khánh thành chiều 30/4 Trải qua hơn 500 năm thăng trầm, làng gốm Thanh Hà vẫn nép mình ven dòng sông Thu Bồn và vẫn âm thầm nuôi dưỡng mạch sống của văn hóa đất nung. Mọi sinh hoạt của làng nghề hầu như đều diễn ra xoay quanh bàn chuốt mộc mạc. Nói như lời nghệ nhân cao tuổi Nguyễn Thị Được: “Dân làng ở đây bao đời sống chết đều nhờ vào cục đất sét. Nhờ có đất sét mà có sản phẩm góp mặt với đời. Nhờ có những sản phẩm được nung qua lò úp, lò ngửa mà nuôi được con cái ăn học thành tài. Còn có đất sét là còn đất sống” Nghệ nhân Nguyễn Thị Được chuốt sản phẩm gốm đầu tiên ở Công viên đất nung vừa hoàn tất giữa làng Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm Lấy ý tưởng từ chiếc bàn chuốt như vòng xoay phát triển của làng nghề, và lấy hình ảnh của lò úp lò ngửa tượng trưng cho sự hun đúc biến hóa của âm dương, Công viên đất nung Thanh Hà do Công ty Nhà Việt Corp thiết kế và phát triển theo hướng đất nung toàn bộ không gian kiến trúc tạo nên một không gian văn hóa kết nối du khách với làng nghề truyền thống, là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu làng nghề, tổ chức các trại sáng tác nghệ thuật và từng bước hình thành một bảo tàng của làng nghề; đồng thời là trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm đa dạng, hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và lợi thế làng nghề nằm ngay thành phố Hội An - di sản văn hóa thế giới đang ngày càng hấp dẫn du khách. Công viên được xây dựng với kiến trúc tổng thể lấy ý tưởng từ lò úp, lò ngửa, bàn chuốt, bàn xoay gắn liền với đời sống người dân làng gốm Nhiều mô hình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước được xây bằng đất nung và trưng bày trong Công viên Ông Nguyễn Văn Nguyên, đại diện đơn vị thực hiện Công viên đất nung Thanh Hà xúc động bày tỏ: “Là người con của làng gốm Thanh Hà, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tổ tiên đã dày công xây dựng làng nghề hơn 500 năm, để lớp trẻ kế thừa chúng tôi được tiếp nối truyền thống làng nghề và tiếp tục xây dựng làng nghề. Cảm ơn các vị cao niên, những người đã giữ lửa làng nghề và truyền lại ngọn lửa ấy cho thế hệ chúng tôi hôm nay. Hy vọng, Công viên đất nung Thanh Hà sẽ góp phần điểm thêm nét duyên của làng gốm Thanh Hà, để làng gốm thêm hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Hội An, sẽ truyền cảm hứng cho những nghệ nhân trong làng và cả những nghệ sỹ thích khám phá chất liệu đất nung” Nghệ nhân Nguyễn Lành - một trong những nghệ nhân cao tuổi ở làng gốm chia sẻ: “Trải bao dâu bể nhưng dân làng vẫn miệt mài với cục đất sét, với đôi bàn tay khéo léo dựng xây, phát triển làng nghề. Khi Công viên đất nung Thanh Hà bắt đầu được xây dựng, chúng tôi vui mà cũng băn khoăn lo không biết công trình này sẽ nên hình như thế nào. Và rồi, niềm vui lớn dần khi chúng tôi thấy Công viên được xây dựng bằng chính đất nung hài hòa với không gian bình yên của làng nghề. Chúng tôi cũng bớt lo cho cái nghề của làng mình mai một dần khi nhìn thấy lớp trẻ tâm huyết với cái nghề, cái nghiệp, cái mạch nguồn văn hóa đất nung mà tổ tiên chúng tôi đã khơi nơi đất lành này từ hơn 500 năm qua”. Khánh Hiền
    1 like
  7. Lão Gàn vừa lên Fb chém gió với nội dung như sau: Mới mua cái biệt thự này với giá 65 triệu Dollar, không thuế. Mua xong đập hết, dự định xây lại. Ai không tin đến hỏi ca sĩ Wayne Newton. Vừa về đến nhà, chưa kịp bấm chuông, bà xã đã mở phăng cửa, hỏi: - Tiền đâu ra anh mua cái biệt thự thế hả? Dấu đâu? Tài khoản ở ngân hàng nào? - Ối! Em hiểu lầm rùi. Anh làm gì có tiền! Anh lên Fây chém gió đấy mà. - Nhìn cái mặt thật thà thế kia mà cũng tham gia chém gió hả. - Ôi. Hạnh phúc quá. Lần đầu tiên được em khen anh thật thà. Hay em lại chém gió đấy?
    1 like
  8. Dằn vặt vì chiến tranh Việt Nam, ông trùm CIA chọn cái chết thảm? Đức Huy 01/05/2015 07:36 Lật lại hồ sơ vụ án cái chết bí ẩn và đầy uẩn khúc của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Colby. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ PythiaPress, nơi lưu trữ hồ sơ nhiều vụ án bí ẩn trong nội bộ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, cùng một số thông tin từ tạp chí Vanity Fair, National Enquirer, và trang The Huffington Post. Thứ bảy ngày 27/4/1996, như mọi dịp cuối tuần khác, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Colby xả hơi tại nhà riêng thuộc Đảo Cobb, bang Maryland. Ông dành cả ngày hôm đó sửa sang lại chiếc thuyền buồm của mình để đón mùa hè sắp đến. Đó cũng là lần cuối người ta nhìn thấy người đàn ông 78 tuổi này. 9 ngày sau, xác ông được tìm thấy trên mặt sông Wicomo gần nhà. Chỉ là một tai nạn? Do vụ việc xảy ra khi không có nhân chứng và xác được tìm thấy quá muộn, rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân cái chết của Colby. Lúc đó, kết luận chính thức được đưa ra là "chết đuối và hạ thân nhiệt đột ngột có liên quan đến bệnh tim". Cụ thể, các điều tra viên cho rằng một cơn đột quỵ hoặc đau tim xảy ra khi ông đang chèo thuyền đã khiến cựu giám đốc CIA rơi xuống nước và chết đuối. Bờ sông nơi xác William Colby được tìm thấy. Phía xa bên phải là nhà ông. Kết luận này không phải là không có cơ sở, vì theo như bệnh án của Colby, ông đã có nhiều năm chiến đấu với bệnh tim. Ngoài ra, xác của ông được tìm thấy ở tình trạng chân không đi giày, dấu hiệu của việc vùng vẫy đạp nước khi rơi khỏi thuyền. Tuy nhiên, vì bản chất của vụ án không có bằng chứng hoặc nhân chứng cụ thể, cái chết của William Colby vẫn là một ẩn số được bàn tán nhiều không chỉ trong giới tình báo mà còn cả trên khắp nước Mỹ nói chung. Kẻ thù khắp nơi Theo nhận xét của nhà báo/điệp viên Zalin Grant, người từng là đồng nghiệp lâu năm của Colby tại CIA và cũng là một người bạn, Colby là một người "lịch thiệp, dễ tiếp cận, tuy nhiên không có khiếu hài hước và thiếu khả năng nhìn nhận bản thân". "Colby cũng là một người tương đối rụt rè. Nhưng ông rất mạnh mẽ và một khi đã quyết tâm làm gì thì sẽ làm cho bằng được", Grant kể lại. Tính cách và đặc thù công việc khiến Colby luôn trong tình trạng "bạn ít, thù nhiều". Tháng 3/1973, Colby được Tổng thống Mỹ Richard Nixon bổ nhiệm làm Giám đốc CIA. Trong vai trò mới, ông đã tiến hành một cuộc cải tổ mang tính cách mạng cho cơ quan này. Nổi bật trong đó là việc Colby cho công bố nhiều thông tin bí mật liên quan đến các chiến dịch mờ ám ở ngoài nước Mỹ của CIA, những bí mật được giới tình báo ví như những viên "ngọc quý của gia đình CIA". Dù được thực hiện trong các phiên điều trần trước Thượng viện, việc tiết lộ bí mật của CIA đã biến Colby trở thành một "kẻ phản bội" trong mắt các thành viên lâu năm của cơ quan này. Không những thế, ông còn tự biến mình thành kẻ thù không đội trời chung của một số nhân vật có thế lực trong ban lãnh đạo CIA. Đáng chú ý hơn cả là James Angleton, trùm phản gián khét tiếng của Mỹ trong cuộc đối đầu với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa. Colby từng công khai chỉ trích Angleton là một kẻ hoang tưởng do liên tiếp cáo buộc CIA đã bị các điệp viên KGB của Liên Xô trà trộn. Sự thù hận này lên đến đỉnh điểm với việc Colby cách chức Angleton khỏi vị trí trưởng bộ phận phản gián của CIA năm 1974. Hậu quả là Colby đã phải trả giá bằng chính sự nghiệp của mình. Năm 1975, theo lời xúi giục của cố vấn Henry Kissinger, người luôn cho rằng Colby là mối hiểm họa chính trị đối với chính quyền Mỹ, Tổng thống Gerald Ford đã sa thải Colby. William Colby trong phiên điều trần trước Quốc hội về sự thật những hành tung của CIA. Ảnh: Google Images Kể cả sau khi đã ra khỏi ngành, Colby vẫn tiếp tục làm giới cầm quyền Mỹ phải “nóng mặt” với nhiều tiết lộ chấn động về hành tung của CIA qua những cuốn sách như Honorable Men (tạm dịch: Những con người vẻ vang) hay Lost Victory (Tuột mất chiến thắng). Vợ ông, bà Sally Shelton, cũng cho biết trước khi qua đời, Colby đang trong quá trình hoàn thành bản thảo cho một cuốn sách mới của mình, và không loại trừ khả năng cuốn sách này ẩn chứa những thông tin tuyệt mật có thể khiến CIA chao đảo. Nói cách khác, không thiếu những động cơ có thể dẫn đến việc Colby bị trừ khử. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có manh mối hay bằng chứng cụ thể nào chứng minh được cho suy đoán này. Tự tìm đến cái chết? Mọi hướng điều tra đều dẫn tới ngõ cụt vì thiếu chứng cứ. Khi tưởng chừng vụ án sẽ đi vào quên lãng, thì bất ngờ, sự xuất hiện của một thành viên gia đình Colby đã mang đến một tình tiết mới. Trong bộ phim tài liệu do chính mình đạo diễn có tựa đề The Man Nobody Knew (tạm dịch: Người Đàn ông Bí ẩn), Carl Colby, con trai William Colby đã hé lộ nhiều thông tin chưa từng được công bố về cuộc đời cha mình, trong đó có một chi tiết gây nhiều tranh cãi: William Colby đã tự tử. Trong phim, người đạo diễn này mô tả cha mình là một người thẳng thắn, đồng thời cho rằng cái chết của ông là hệ quả của những năm tháng dằn vặt do những tội ác mà ông gây ra khi còn làm tình báo tại Việt Nam. Sau gần một thập kỉ làm việc cho CIA, năm 1959, Colby được bổ nhiệm làm Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn. Trong 8 năm hoạt động tại miền Nam Việt Nam, Colby được biết đến với tư cách người đứng sau chiến dịch tàn bạo mang tên Phoenix (Phượng Hoàng). Với mục đích loại bỏ những thành phần bị tình nghi "ủng hộ Việt cộng", Phoenix đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn thường dân. Là người chỉ huy chiến dịch, Colby đã bị các nhà hoạt động hòa bình trên thế giới coi là tội phạm chiến tranh. Ngoài sự nghiệp đầy sóng gió, Carl Colby cũng cho rằng cha ông đã phải chịu một cú sốc tinh thần lớn từ cái chết của cô con gái Catherine, người qua đời ở tuổi 24 vì chứng động kinh. "Khi Catherine còn sống, cha tôi không bao giờ ở bên cạnh chăm sóc cho em. 2 tuần trước khi chết, ông đã gọi cho tôi để tìm kiếm một sự giải thoát khỏi những dằn vặt trước những gì ông đã không làm được trong vai trò người cha," Carl Colby kể lại với Vanity Fair. Tuy nhiên, giả thuyết cha mình tự tử lại không được chính các thành viên khác trong gia đình Carl Colby đồng tình. Ảnh chụp gia đình William Colby. Từ trái sang: con gái Catherine, vợ Barbara, William Colby, hai con trai Jonathan và Carl. "Tôi tôn trọng bộ phim của anh mình. Nhưng việc cha tôi tự tử là không chính xác. Tôi nghĩ tốt nhất chúng ta nên tin vào bản báo cáo chính thức của điều tra viên", người em trai Jonathan Colby phát biểu với Huffington Post. Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào có thể giúp khẳng định rõ ràng nguyên nhân cái chết của ông "trùm" tình báo một thời này. Cảnh sát trưởng hạt Rock Point, ông Fred Davis, người trực tiếp chỉ đạo điều tra cái chết của William Colby và cũng chính là điều tra viên đưa ra kết luận tai nạn, cũng phải thừa nhận đây vẫn là một vụ án mở. Gần 20 năm sau khi xác ông được tìm thấy trên sông Wicomo, nguyên nhân cái chết của cựu giám đốc CIA vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Tương tự như cái cuộc đời đầy bí ẩn của ông vậy. theo Trí Thức Trẻ ================ Kể từ khi ông Colby nhậm chức trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn năm 1959, thì vào đầu những năm 1960, cơ quan tình báo này đã lập hẳn một bộ phận nghiên cứu về Việt Nam với mục đích tìm hiểu động cơ nào khiến cho người Việt Nam chiến đấu rất dũng cảm. (Hồ sơ giải mật, đã đăng trên một số báo mạng chính thống và được đăng lại trên web lyhocdongphuong.org.vn , năm 2014). Họ chưa công bố họ đã khám phá ra nguyên nhân nào và cũng chưa cho biết họ làm thế nào để hóa giải tinh thần chiến đấu dũng cảm đó. Nhưng vào đầu những năm 1970, tức là sau nhiều năm nghiên cứu và sau cuộc gặp mặt lịch sử giữa TT Hoa Kỳ Nixson và Mao Trạch Đông, tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những ý kiến phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến. Điều đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ 1991 thì 1992, quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến lên ngôi và được "cộng đồng quốc tế công nhận" (Không có Nga, Đức và Nhật Bản. Cái gọi là cộng đồng khoa học quốc tế đó, chỉ gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp là những Đồng minh thân cận và ...Trung Quốc) với sự ủng hộ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước". Lão Gàn có đầy đủ cơ sở để xác định trên sự phân tích những mối liên quan hợp lý rằng: Việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - mặc dù nhân danh khoa học - nhưng thực chất là một âm mưu chính trị quốc tế, nhằm đẩy dân tộc Việt vào sự suy tàn về văn hóa và những giá trị truyền thống làm nên sức mạnh Việt. Nếu nó nhân danh khoa học thật sự thì đây là một bằng chứng có thể chứng minh điều này: Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chính thức yêu cầu đối thoại khoa học, trên cơ sở một cuộc hội thảo quốc tế về cội nguồn văn minh Đông phương. Nhưng chuyện này đã không thể xảy ra. Vậy thực chất việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có mục đích gì, khi không thể xác nhận nó mang tính khoa học?. PS: Nhân xem bài báo liên quan đến ông Colby, trùm CIA vào thời điểm liên quan đến cội nguồn Việt sử, nên lão Gàn viết bài này.
    1 like
  9. 25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai CậpCập nhật lúc 13h45' ngày 08/01/2015 Các kim tự tháp chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết. Hầu hết chúng ta đều biết kim tự tháp là những kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp này cũng là nơi chôn cất của các vị vua Pharaon, chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết. 1. Ba kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza hay còn gọi là Giza Necropolis, là các kim tự tháp Ai Cập được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trên thực tế có tới 140 kim tự tháp đã được phát hiện tại khu vực này. 2. Kim tự tháp lâu đời nhất được biết đến là kim tự tháp Djoser, được xây dựng vào khoảng thể kỷ 27 trước Công nguyên. 3. Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138,m. 4. Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3871 năm, cho đến khi nhà thờ Lincoln tại Anh được xây vào năm 1311 chiếm mất vị trí này. 5. Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn xót lại trên thế giới. 6. Có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng lao động tham gia xây dựng các kim tự tháp tại Ai Cập. Theo ước tính của các nhà khoa học thì để xây 1 kim tự tháp Giza cần khoảng 100.000 người. 7. Bên cạnh kim tự tháp Giza là tượng nhân sư lớn nhất thế giới, đây cũng là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới cho đến nay. Khuôn mặt của tượng nhân sư được cho là điêu khắc theo khuôn mặt của Pharaon Khafra. 8. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại bờ phía Tây của song Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại. 9. Bên trong kim tự tháp là các hầm mộ chôn cất những vị vua và những người giàu có nhất Ai Cập cổ đại. Họ được chôn cùng với những đồ vật dụng hàng ngày bằng vàng, người Ai Cập tin rằng họ có thể sử dụng chúng trong thế giới bên kia. 10. Kiến trúc sư xây kim tự tháp được biết đến đầu tiên là Imhotep, một kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã thiết kế kim tự tháp đầu tiên của thế giới, kim tự tháp Djoser. 11. Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn. 12. Cách thức xây kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự phát triển của khoa học. Các nhà chuyên môn phát hiện ra rằng những kim tự tháp sau này được xây theo cách hoàn toàn khác những kim tự tháp lâu đời nhất trước đó. 13. Sau khi các kim tự tháp được xây dựng tại Ai Cập cổ đại, đã có rất nhiều kiến trúc kim tự tháp khác được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó có các kim tự tháp tại Sudan. 14. Kim tự tháp Giza đã từng bị phá hủy bởi Al-Aziz, tuy nhiên do kiến trúc của những tảng đá khổng lồ quá kiên cố nên việc phá hủy đã không thành công. Tuy nhiên Al-Aziz đã từng phá hủy thành công kim tự tháp Menkaure. 15. Ba kim tự tháp Giza được xây đúng vị chí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh. 16. Đại kim tự tháp Giza có khối lượng ước tính lên tới 20-30 tấn, được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn. 17. Các viên đá xây kim tự tháp ban đầu được phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý. 18. Khi phản chiếu ánh sáng, các kim tự tháp này có thể được nhìn thấy từ Mặt trăng. 19. Mặc dù lượng nhiệt bên ngoài các kim tự tháp là rất lớn, do đây là vùng sa mạc nóng quanh năm. Nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn ổn định ở 20 độ C. 20. Rất khó để tính chính xác, tuy nhiên khối lượng của kim tự tháp Cheops là khoảng 6 triệu tấn. 21. Kim tự tháp Cheops được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên do cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã di chuyển bao nhiêu. 22. Một trong những lý do khiến kim tự tháp tồn tại lâu như vậy là do loại vữa sử dụng để gắn kết các khối đá. Đây là một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được công thức của nó. 23. Trái với nhiều câu chuyện kể lại, các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân. Tren thực tế rất có thể những người xây dựng kim tự tháp này là những người thợ tay nghề cao và được trả lương. 24. Mặc dù người Ai Cập cổ đại thường khắc những ký hiệu hoặc chữ tượng hình trên các kiến trúc của mình. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào bên trong kim tự tháp Giza. 25. Một kim tự tháp trung bình mất khoảng 200 năm để có thể hoàn thành, có nghĩa là phải mất 2 đến 3 đời Pharaoh mới hoàn thành một kim tự tháp. Tuy nhiên trong cùng một thời điểm có nhiều kim tự tháp được xây dựng cùng lúc. ======================== Nếu như những nhà nghiên cứu Kim Tự Tháp còn giữ cách suy nghĩ cho rằng: Nó được xây dựng cách đây 5000 năm trong thời đại...đồ đá - thì - họ sẽ chẳng bao giờ khám phá được bí ẩn của Kim Tự Tháp.
    1 like
  10. Chuyện Hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ từ Hàn Quốc trở về Theo Báo Bắc Ninh Cuối năm 1225, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý từ tay Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ tổ nhà Trần là Trần Lý (sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa là bố của Trần Thái Tông), vậy nên họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn. Thực chất, việc phải đổi ra họ Nguyễn vì Trần Thủ Độ muốn dân chúng quên họ Lý đi. Trần Thủ Độ còn lập mưu giết hàng loạt tôn thất nhà Lý để trừ hậu họa. Từ đó nhà Lý vắng bóng trên vũ đài chính trị. Thế nhưng nhân dân Kinh Bắc lại truyền nhau câu ca rằng: “Bao giờ rừng Báng hết cây/Tào khê hết nước, Lý nay lại về”. Câu ca tưởng như một lời than vô vọng, vì biết bao giờ rừng hết cây, sông hết nước. Thật không ngờ thời gian dâu bể, lại có ngày rừng Báng hết cây, biến thành ruộng lúa. Không những sông Tào Khê hết nước mà cả sông Tiêu Tương chảy qua làng Cổ pháp, nơi sản sinh ra câu chuyện tình buồn giữa anh Trương Chi và cô Mỵ Nương con quan Thừa tướng, cũng biến thành một dãy ao tù. Năm 1994, có một vị khách từ Hàn Quốc (Cao Ly quốc ngày xưa) đã tìm về đền Đô, giới thiệu mình là Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường, và là đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ về bái yết tổ tiên. Thế là sau 768 năm, người Kinh Bắc đã giải được câu sấm truyền. Sáu tháng sau, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ hai cùng đoàn đại biểu của Hội hữu nghị văn hóa Hàn-Việt đến tưởng niệm Hoàng tử Lý Long Tường. Đến tháng 3-1995, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ 3, chuẩn bị trước cho đoàn hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc về dự hội đền Đô vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong dòng người trẩy hội đền Đô năm ấy đã có mặt 48 vị hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc. Ông Lý Tượng Hiệp, trưởng tộc họ Lý ở Hoa Sơn đã dâng bộ gia phả đã ghi chép cẩn thận từ cụ tổ Lý Long Tường đến nay. Trong trang đầu bộ gia phả ghi trang trọng dòng chữ: “Sinh tại Hàn, hồn tại Việt”. Hoàng tử Lý Long Tường là con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông và bà hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông là một vị đô đốc hải quân có tài thao lược. Sau khi nhà Lý mất ngôi, biết không thể tránh khỏi những cuộc tàn sát, năm 1226, ông đã đem gia quyến và các đồ thờ cúng, áo long bào, vương miện và thương phương bảo kiếm từ đời vua Lý Thái Tổ, cùng với sáu ngàn quân, xuất phát từ cảng Vân Đồn đi tị nạn. Đoàn thuyền vượt biển tránh bão, ghé vào đảo Đài Loan. Con trai ông là Lý Đăng Hiền bị ốm vì say sóng không đi tiếp được, ông để con trai cùng 200 tùy tùng ở lại đảo rồi tiếp tục đi. Đoàn thuyền đã dạt vào bờ biển phía tây nước Cao Ly (gần Pusan ngày nay), được nhà vua và nhân dân Cao Ly hết sức giúp đỡ. Truyền thuyết còn kể rằng đêm hôm trước vua Cao Ly nằm mơ thấy một con chim Phượng hoàng bay đến đậu ở bờ biển phía tây, hôm sau thì được tin Hoàng tử nước Đại Việt tên là Lý Long Tường xin tỵ nạn. Vua Cao Ly cấp cho ông và tùy tùng một vùng đất lớn, lập Lý Hoa thôn, hay còn gọi là Lý Hoa trang. Tại đây ông cho xây một ngôi đình làng y như kiểu đình làng ở quê hương. Hàng năm vào dịp tết và hội, người Lý Hoa thôn dù đi làm ăn xa khắp lãnh thổ Cao Ly cũng trở về làng ăn tết, cũng có “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” như phong tục Đại Việt. Khi dân làng cúng lễ dâng hương tại đình thì vị tiên chỉ mở Quốc phả ra đọc cho con cháu nghe về nguồn gốc của người Lý Hoa thôn. Ba hồi chuông, trống âm vang trong không khí thiêng liêng. Sau khi dâng hương, người dân Lý Hoa thôn khấn vái, đầu phủ phục trước đình, hướng về phương Nam cố quốc. Phong tục ấy được nối tiếp đời đời qua nhiều thế hệ. Năm 1232 quân Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tường đã lãnh đạo tướng sỹ gia thuộc và nhân dân địa phương đẩy lùi quân Mông Cổ do đại hãn Oa Khoát Đài chỉ huy. Sử còn ghi rằng ông thường cưỡi ngựa trắng xông pha chiến trận nên quân dân gọi ông là Bạch mã tướng quân. Đến năm 1252 Mông Cổ lại sang xâm lược lần thứ hai. Lúc này Mông Cổ rất mạnh do họ đã chiếm được miền bắc Trung Quốc, triều đình Cao Ly không đương nổi sức mạnh của giặc phải lánh ra đảo Giang Hoa. Lý Long Tường lại lãnh đạo quân dân địa phương kiên trì chiến đấu, ông sử dụng binh pháp Đại Việt, đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông năm hòm vàng bạc châu báu lớn để làm lễ vật, nhưng chúng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát. Đoán biết âm mưu của giặc, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào, cả năm tên thích khách bị “luộc” chín, sau đó ông cho xe trả quân giặc. Quân Mông Cổ vì thế phải xin được rút về nước và lập đàn thề không xâm lược Cao Ly. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ hàng môn, vua Cao Ly cho dựng bia tại đây để ghi nhớ công tích của Lý Long Tường. Vua cũng phong ông là Hoa Sơn tướng quân, dòng họ của ông vì thế gọi là họ Lý Hoa Sơn. Gia phả còn ghi rằng, ông thường lên đỉnh núi trông về cố quốc phương Nam mà khóc, nơi ấy vì thế gọi là “Vọng quốc đàn”. Hậu duệ của Lý Long Tường là một danh gia vọng tộc ở Hàn Quốc, từng nhiều đời làm quan to trong triều, được ca ngợi là những người trung nghĩa. Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong họ có hai vị hiền sĩ về quê quy ẩn, không ra làm quan với triều đại mới, giữ lòng trung với vua cũ, được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt. Đặc biệt trong dòng họ có Tổng thống Lý Thừa Văn-vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc. Trong chuyến viếng thăm Sài Gòn ngày 6-11-1958 ông đã nói: “Tổ tiên tôi là người Việt Nam đấy”. Câu nói này hồi đó được báo chí Sài Gòn đăng tải rầm rộ trên trang nhất. Ông là cháu đời thứ 25 của Lý Long Tường. Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm: cụ thân sinh (Lý Khánh Huân), vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út ông đặt tên là Lý Quốc Việt, cái tên rất có ý nghĩa. Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge (tức Cầu Vàng) Lý Tường Tuấn, một hậu duệ của Lý Long Tường sang Việt Nam, về đền Đô bái yết tổ tiên. Năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất châu á. Con cháu họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc hiện có tới 4.000 người. Mới đây các nhà sử học Hàn Quốc còn phát hiện một dòng họ Lý khác, đó là dòng Lý Dương Côn, cũng là một hoàng tử nhà Lý, vượt biển đến Hàn Quốc trước Lý Long Tường 76 năm. Đời thứ 6 của dòng họ này có Lý Nghĩa Mẫn, từng làm thừa tướng Cao Ly suốt 14 năm. Kỳ diệu thay, sức sống ngàn năm của dòng họ Lý, cũng là sức sống trường tồn của dòng giống tiên rồng Đại Việt. Người Việt Nam ta có câu: “Phúc đức tại mẫu” phải chăng chính sự nhân nghĩa, bao dung, sáng láng, sự “khoan, giảm, an, lạc” trong cai trị, vương triều Lý đã để lại phúc đức cho cháu chắt đến tận bây giờ.
    1 like