-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/05/2015 in all areas
-
Quán vắng!
tuấn dương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Dằn vặt vì chiến tranh Việt Nam, ông trùm CIA chọn cái chết thảm? Đức Huy 01/05/2015 07:36 Lật lại hồ sơ vụ án cái chết bí ẩn và đầy uẩn khúc của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Colby. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ PythiaPress, nơi lưu trữ hồ sơ nhiều vụ án bí ẩn trong nội bộ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, cùng một số thông tin từ tạp chí Vanity Fair, National Enquirer, và trang The Huffington Post. Thứ bảy ngày 27/4/1996, như mọi dịp cuối tuần khác, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Colby xả hơi tại nhà riêng thuộc Đảo Cobb, bang Maryland. Ông dành cả ngày hôm đó sửa sang lại chiếc thuyền buồm của mình để đón mùa hè sắp đến. Đó cũng là lần cuối người ta nhìn thấy người đàn ông 78 tuổi này. 9 ngày sau, xác ông được tìm thấy trên mặt sông Wicomo gần nhà. Chỉ là một tai nạn? Do vụ việc xảy ra khi không có nhân chứng và xác được tìm thấy quá muộn, rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân cái chết của Colby. Lúc đó, kết luận chính thức được đưa ra là "chết đuối và hạ thân nhiệt đột ngột có liên quan đến bệnh tim". Cụ thể, các điều tra viên cho rằng một cơn đột quỵ hoặc đau tim xảy ra khi ông đang chèo thuyền đã khiến cựu giám đốc CIA rơi xuống nước và chết đuối. Bờ sông nơi xác William Colby được tìm thấy. Phía xa bên phải là nhà ông. Kết luận này không phải là không có cơ sở, vì theo như bệnh án của Colby, ông đã có nhiều năm chiến đấu với bệnh tim. Ngoài ra, xác của ông được tìm thấy ở tình trạng chân không đi giày, dấu hiệu của việc vùng vẫy đạp nước khi rơi khỏi thuyền. Tuy nhiên, vì bản chất của vụ án không có bằng chứng hoặc nhân chứng cụ thể, cái chết của William Colby vẫn là một ẩn số được bàn tán nhiều không chỉ trong giới tình báo mà còn cả trên khắp nước Mỹ nói chung. Kẻ thù khắp nơi Theo nhận xét của nhà báo/điệp viên Zalin Grant, người từng là đồng nghiệp lâu năm của Colby tại CIA và cũng là một người bạn, Colby là một người "lịch thiệp, dễ tiếp cận, tuy nhiên không có khiếu hài hước và thiếu khả năng nhìn nhận bản thân". "Colby cũng là một người tương đối rụt rè. Nhưng ông rất mạnh mẽ và một khi đã quyết tâm làm gì thì sẽ làm cho bằng được", Grant kể lại. Tính cách và đặc thù công việc khiến Colby luôn trong tình trạng "bạn ít, thù nhiều". Tháng 3/1973, Colby được Tổng thống Mỹ Richard Nixon bổ nhiệm làm Giám đốc CIA. Trong vai trò mới, ông đã tiến hành một cuộc cải tổ mang tính cách mạng cho cơ quan này. Nổi bật trong đó là việc Colby cho công bố nhiều thông tin bí mật liên quan đến các chiến dịch mờ ám ở ngoài nước Mỹ của CIA, những bí mật được giới tình báo ví như những viên "ngọc quý của gia đình CIA". Dù được thực hiện trong các phiên điều trần trước Thượng viện, việc tiết lộ bí mật của CIA đã biến Colby trở thành một "kẻ phản bội" trong mắt các thành viên lâu năm của cơ quan này. Không những thế, ông còn tự biến mình thành kẻ thù không đội trời chung của một số nhân vật có thế lực trong ban lãnh đạo CIA. Đáng chú ý hơn cả là James Angleton, trùm phản gián khét tiếng của Mỹ trong cuộc đối đầu với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa. Colby từng công khai chỉ trích Angleton là một kẻ hoang tưởng do liên tiếp cáo buộc CIA đã bị các điệp viên KGB của Liên Xô trà trộn. Sự thù hận này lên đến đỉnh điểm với việc Colby cách chức Angleton khỏi vị trí trưởng bộ phận phản gián của CIA năm 1974. Hậu quả là Colby đã phải trả giá bằng chính sự nghiệp của mình. Năm 1975, theo lời xúi giục của cố vấn Henry Kissinger, người luôn cho rằng Colby là mối hiểm họa chính trị đối với chính quyền Mỹ, Tổng thống Gerald Ford đã sa thải Colby. William Colby trong phiên điều trần trước Quốc hội về sự thật những hành tung của CIA. Ảnh: Google Images Kể cả sau khi đã ra khỏi ngành, Colby vẫn tiếp tục làm giới cầm quyền Mỹ phải “nóng mặt” với nhiều tiết lộ chấn động về hành tung của CIA qua những cuốn sách như Honorable Men (tạm dịch: Những con người vẻ vang) hay Lost Victory (Tuột mất chiến thắng). Vợ ông, bà Sally Shelton, cũng cho biết trước khi qua đời, Colby đang trong quá trình hoàn thành bản thảo cho một cuốn sách mới của mình, và không loại trừ khả năng cuốn sách này ẩn chứa những thông tin tuyệt mật có thể khiến CIA chao đảo. Nói cách khác, không thiếu những động cơ có thể dẫn đến việc Colby bị trừ khử. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có manh mối hay bằng chứng cụ thể nào chứng minh được cho suy đoán này. Tự tìm đến cái chết? Mọi hướng điều tra đều dẫn tới ngõ cụt vì thiếu chứng cứ. Khi tưởng chừng vụ án sẽ đi vào quên lãng, thì bất ngờ, sự xuất hiện của một thành viên gia đình Colby đã mang đến một tình tiết mới. Trong bộ phim tài liệu do chính mình đạo diễn có tựa đề The Man Nobody Knew (tạm dịch: Người Đàn ông Bí ẩn), Carl Colby, con trai William Colby đã hé lộ nhiều thông tin chưa từng được công bố về cuộc đời cha mình, trong đó có một chi tiết gây nhiều tranh cãi: William Colby đã tự tử. Trong phim, người đạo diễn này mô tả cha mình là một người thẳng thắn, đồng thời cho rằng cái chết của ông là hệ quả của những năm tháng dằn vặt do những tội ác mà ông gây ra khi còn làm tình báo tại Việt Nam. Sau gần một thập kỉ làm việc cho CIA, năm 1959, Colby được bổ nhiệm làm Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn. Trong 8 năm hoạt động tại miền Nam Việt Nam, Colby được biết đến với tư cách người đứng sau chiến dịch tàn bạo mang tên Phoenix (Phượng Hoàng). Với mục đích loại bỏ những thành phần bị tình nghi "ủng hộ Việt cộng", Phoenix đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn thường dân. Là người chỉ huy chiến dịch, Colby đã bị các nhà hoạt động hòa bình trên thế giới coi là tội phạm chiến tranh. Ngoài sự nghiệp đầy sóng gió, Carl Colby cũng cho rằng cha ông đã phải chịu một cú sốc tinh thần lớn từ cái chết của cô con gái Catherine, người qua đời ở tuổi 24 vì chứng động kinh. "Khi Catherine còn sống, cha tôi không bao giờ ở bên cạnh chăm sóc cho em. 2 tuần trước khi chết, ông đã gọi cho tôi để tìm kiếm một sự giải thoát khỏi những dằn vặt trước những gì ông đã không làm được trong vai trò người cha," Carl Colby kể lại với Vanity Fair. Tuy nhiên, giả thuyết cha mình tự tử lại không được chính các thành viên khác trong gia đình Carl Colby đồng tình. Ảnh chụp gia đình William Colby. Từ trái sang: con gái Catherine, vợ Barbara, William Colby, hai con trai Jonathan và Carl. "Tôi tôn trọng bộ phim của anh mình. Nhưng việc cha tôi tự tử là không chính xác. Tôi nghĩ tốt nhất chúng ta nên tin vào bản báo cáo chính thức của điều tra viên", người em trai Jonathan Colby phát biểu với Huffington Post. Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào có thể giúp khẳng định rõ ràng nguyên nhân cái chết của ông "trùm" tình báo một thời này. Cảnh sát trưởng hạt Rock Point, ông Fred Davis, người trực tiếp chỉ đạo điều tra cái chết của William Colby và cũng chính là điều tra viên đưa ra kết luận tai nạn, cũng phải thừa nhận đây vẫn là một vụ án mở. Gần 20 năm sau khi xác ông được tìm thấy trên sông Wicomo, nguyên nhân cái chết của cựu giám đốc CIA vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Tương tự như cái cuộc đời đầy bí ẩn của ông vậy. theo Trí Thức Trẻ ================ Kể từ khi ông Colby nhậm chức trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn năm 1959, thì vào đầu những năm 1960, cơ quan tình báo này đã lập hẳn một bộ phận nghiên cứu về Việt Nam với mục đích tìm hiểu động cơ nào khiến cho người Việt Nam chiến đấu rất dũng cảm. (Hồ sơ giải mật, đã đăng trên một số báo mạng chính thống và được đăng lại trên web lyhocdongphuong.org.vn , năm 2014). Họ chưa công bố họ đã khám phá ra nguyên nhân nào và cũng chưa cho biết họ làm thế nào để hóa giải tinh thần chiến đấu dũng cảm đó. Nhưng vào đầu những năm 1970, tức là sau nhiều năm nghiên cứu và sau cuộc gặp mặt lịch sử giữa TT Hoa Kỳ Nixson và Mao Trạch Đông, tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những ý kiến phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến. Điều đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ 1991 thì 1992, quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến lên ngôi và được "cộng đồng quốc tế công nhận" (Không có Nga, Đức và Nhật Bản. Cái gọi là cộng đồng khoa học quốc tế đó, chỉ gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp là những Đồng minh thân cận và ...Trung Quốc) với sự ủng hộ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước". Lão Gàn có đầy đủ cơ sở để xác định trên sự phân tích những mối liên quan hợp lý rằng: Việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - mặc dù nhân danh khoa học - nhưng thực chất là một âm mưu chính trị quốc tế, nhằm đẩy dân tộc Việt vào sự suy tàn về văn hóa và những giá trị truyền thống làm nên sức mạnh Việt. Nếu nó nhân danh khoa học thật sự thì đây là một bằng chứng có thể chứng minh điều này: Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chính thức yêu cầu đối thoại khoa học, trên cơ sở một cuộc hội thảo quốc tế về cội nguồn văn minh Đông phương. Nhưng chuyện này đã không thể xảy ra. Vậy thực chất việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có mục đích gì, khi không thể xác nhận nó mang tính khoa học?. PS: Nhân xem bài báo liên quan đến ông Colby, trùm CIA vào thời điểm liên quan đến cội nguồn Việt sử, nên lão Gàn viết bài này.2 likes -
LỜI TIÊN TRI TỪ NHIỀU NĂM TRƯỚC Tôi nhớ không nhầm thì từ năm 2012, lúc ấy tôi đã dự báo rằng: Bất động sản chết lâm sàng và kéo theo hệ lụy của các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, ngân hàng....vv...Nếu như ngày ấy các vị chưa tin bói toán "mê tín dị đoan" thì ít nhất cũng nên coi là lời cảnh báo và có thể cũng tránh được những hệ lụy. ===================== PVN “trắng tay” ở OceanBank? Thứ 2, 27/04/2015, 16:06 Cùng với PVN sở hữu 20% ở OceanBank còn có VNT và Tập đoàn Đại Dương mỗi đơn vị sở hữu 20% nữa. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà cũng sở hữu 6,65% vốn OceanBank. Tổng số vốn của các đơn vị nay đầu tư vào OceanBank lên tới hơn 2.660 tỷ đồng. Oceanbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/4, do hoạt động của OceanBank đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của Ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt OceanBank vào diện kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN nên NHNN mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại OceanBank. Toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách của cổ đông hiện hữu của OceanBank theo đó bị chấm dứt. Câu hỏi đặt ra hiện nay là, các cổ đông nhỏ lẻ phải chịu "trắng tay", nhưng các cổ đông lớn là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước nắm giữ vốn tại OceanBank thì sao, trách nhiệm của các đơn vị này thế nào khi để mất vốn của Nhà nước? Các doanh nghiệp cổ phần sẽ ra sao khi hàng trăm tỷ đồng họ đầu tư vào ngân hàng giờ đây chỉ còn lại con số 0, trách nhiệm của người đứng đầu với cổ đông thế nào? Thống kê của chúng tôi cho thấy, trước thời điểm NHNN mua lại bắt buộc cổ phần của OceanBank, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 20% vốn OceanBank. Các tổ chức khác cũng nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần của OceanBank như Tập đoàn Đại Dương (OGC) sở hữu 20%; Công ty TNHH VNT nắm 20% vốn; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà giữ 6,65% vốn, còn lại hơn 30% của các cổ đông khác. OceanBank có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng, với 20% vốn sở hữu tức PVN đã đầu tư vào ngân hàng 800 tỷ đồng, OGC và VNT mỗi đơn vị cũng đầu tư con số tương tự, còn Đầu tư và Xây dựng Sông Đà đầu tư hơn 266 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của OceanBank Chia sẻ với chúng tôi, một chuyên gia tài chính ngân hàng kỳ cựu cho biết, nếu như NHNN áp dụng cùng một thể thức như đã làm với Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tức là mua với giá 0 đồng, thì tất cả các cổ đông (không phân biệt cổ đông là đối tác chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông nhà nước hay cổ đông cá nhân), đều mất hết quyền sở hữu tại đó. Hay nói cách khác, các cổ đông đều chung số phận “trắng tay”. Về phía PVN, theo vị chuyên gia, do đây là quyết định mua lại bắt buộc từ phía Ngân hàng trung ương nên với vai trò “là một tập đoàn Nhà nước, PVN chắc chắn sẽ phải giải trình với Chính phủ về việc làm mất giá trị cổ phần không phải do mình chủ động gây nên”. Bởi lẽ, theo điều lệ của PVN đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu để “lỗ hoặc mất vốn nhà nước, quyết định đầu tư dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn, không trả được nợ, không đảm bảo tiền lương và các chế độ cho người lao động, hoặc để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản…thì cả Chủ tịch cùng các thành viên và Tổng giám đốc đều không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm." Khi đề cập đến quyết định của NHNN đối với việc mua lại bắt buộc cổ phần của ngân hàng mà trong đó có rất nhiều vốn của cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế (chiếm tới 2/3 vốn), vị chuyên gia cho rằng, NHNN có thể sẽ đưa ra luận chứng rằng họ mua lại với giá 0 đồng đã là may mắn cho cổ đông. Họ (tức NHNN) có thể nói "với phần vốn âm lớn như vậy, nếu cổ đông còn giữ cổ phần thì còn phải chịu tổn thất lớn hơn” - vị chuyên gia bổ sung. Trước đó, Đại hội cổ đông của OceanBank đã đề nghị cổ đông góp vốn bổ sung tuy nhiên chỉ có 32% số cổ đông đồng ý và sau đó NHNN phải tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần. Nói thêm về trách nhiệm của PVN, theo chuyên gia, PVN chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Dù rằng Chính phủ có quy định nếu tập đoàn, tổng công ty thoái vốn dưới giá sổ sách sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư (tức là mất một phần vốn) thì được phép, nhưng với trường hợp hiện nay là mất hoàn toàn vốn của PVN là chưa có tiền lệ. "Sau sự việc này, tôi cho rằng Chính phủ cần đưa ra một quy định riêng về các trường hợp tương tự như PVN ở OceanBank", vị chuyên gia nêu ý kiến. Về phía các cổ đông cá nhân và cổ đông tổ chức đã đầu tư vào OceanBank, chia sẻ với chúng tôi, một số cổ đông cho biết, quyết định của NHNN khiến họ bị "sốc". "Chúng tôi vẫn nhận được báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh rất khả quan của ngân hàng. Năm trước OceanBank còn được vinh danh là 1 trong 200 doanh nghiệp phát triển nhanh và lành mạnh. Đến quý 3/2014 còn nhận những giải thưởng quốc tế như Ngân hàng bán lẻ tốt nhất của năm...Nhưng bỗng dưng NHNN có thông báo kiểm soát đặc biệt rồi cho thời gian ngắn ngủi để tăng vốn, và sau đó là quyết định mua lại bắt buộc. Cổ đông bỏ vốn vào bây giờ mất trắng, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn lại mất hết cả vốn hàng trăm tỷ đồng thì biết phải làm sao", một cổ đông nói. Một cổ đông khác thì cho biết, đầu tư vào ngân hàng rất rủi ro, nếu gặp phải các ngân hàng như VNCB và OceanBank, không những bỗng chốc trắng tay mà còn lo sợ các rủi ro về pháp lý. Theo các cổ đông, họ không phản đối việc NHNN mua lại bắt buộc ngân hàng yếu kém, tuy nhiên, để nhà đầu tư có thêm niềm tin vào hệ thống tài chính, NHNN cần yêu cầu các ngân hàng có báo cáo tài chính công khai, lành mạnh để cổ đông nắm được vấn đề thực sự của ngân hàng, thay vì các con số và hình ảnh một đằng, bản chất lại một nẻo. Tùng Lâm Theo Trí thức trẻ ===================== Nhân dịp này lão Gàn cũng khuyên các quý vị doanh nghiệp, hãy bỏ thời gian và công sức để kiện toàn bộ máy quản lý và phải có định hướng chiến lược lâu dài cũng như ngắn hạn trong tương lai. Nếu không, chính xu hướng hội nhập toàn cầu - không quá 15 năm nữa, nhanh thì chỉ 5 năm - dù dưới hình thức nào, như TTP. WTO...cũng sẽ loại trừ những doanh nghiệp thiếu cân đối.1 like
-
Lá chắn yên bình cho biển Đông 01/05/2015 08:59 GMT+7 TT - Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa kết thúc ghi dấu chuyển biến lịch sử của nước Nhật. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 29-4, phía sau là Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện John Boehner (phải) - Ảnh: Reuters Trước hai viện của Quốc hội Mỹ, chiều tối 29-4 Thủ tướng Abe cam kết “quyết tâm nhận lãnh trách nhiệm hơn nữa vì hòa bình và ổn định trên thế giới”. “Trách nhiệm hơn nữa” được Thủ tướng Abe giải thích rõ ràng như sau: “Chúng tôi phải đảm bảo cho an ninh nhân loại sẽ được gìn giữ cùng với an ninh quốc gia. Chúng tôi xác tín mạnh mẽ và chắc chắn như thế… Đó là lý do tại sao giờ đây chúng tôi giương cao biểu ngữ mới là: chủ động đóng góp cho hòa bình trên cơ sở hợp tác quốc tế”. Nhật sẽ “chủ động đóng góp cho hòa bình” ở đâu? Câu trả lời được nêu trong đoạn tiếp theo của bài diễn văn: “Liên quan đến tình trạng của các vùng biển châu Á, hãy để tôi nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc của tôi. (1) Các quốc gia sẽ chỉ đưa ra những yêu sách của mình dựa trên luật pháp quốc tế; (2) Các nước ấy sẽ không sử dụng vũ lực hoặc sự cưỡng ép để thúc đẩy các yêu sách của mình; (3) Để giải quyết tranh chấp, bất kỳ là tranh chấp gì, các nước đó sẽ chỉ dùng các biện pháp hòa bình”. Liệu đây chỉ là “nói và nói”? Thông điệp của ông Abe rất rõ: nói là làm. Và ông nêu rõ luôn “địa giới” của cam kết đó: “Chúng ta phải làm cho các vùng biển rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương thành những vùng biển của hòa bình và tự do, nơi mà tất cả các bên phải tuân thủ pháp luật”. Liệu nước Nhật của năm 2015 có còn bị trói tay bởi bản hiến pháp phi quân sự của nước Nhật bại trận 70 năm trước nữa hay không? Thủ tướng Abe loan báo: “Chúng tôi đang nỗ lực để tăng cường cơ sở pháp luật cho an ninh của chúng tôi. Một khi đưa vào hoạt động, Nhật Bản sẽ có nhiều khả năng hơn để có thể đáp ứng liên tục cho mọi khủng hoảng ở mọi cấp độ... Chúng tôi sẽ hoàn thành cải cách này vào mùa hè này”. Bằng cách nào Nhật sẽ đảm bảo được hòa bình và tự do trên biển? Câu trả lời chi tiết hóa trong một bản kế hoạch gọi là “Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật 2015” mới vừa được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cùng những người đồng cấp Nhật là Ngoại trưởng Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani thông qua hôm 25-4. Theo hướng dẫn mới này, sẽ không chỉ bảo vệ hòa bình, an ninh cho Nhật Bản cùng các vùng xung quanh mà còn cho cả các nước khác. Đoạn D của hướng dẫn nêu rõ: “Những hành động nhằm đáp ứng lại một cuộc tấn công vũ trang chống lại một nước khác không phải là Nhật Bản” sẽ như thế nào. Nhật và Mỹ mỗi nước sẽ quyết định đưa ra các hoạt động sử dụng vũ lực đúng với luật pháp quốc tế cũng như hiến pháp và luật pháp mỗi nước, kể cả việc tôn trọng toàn diện chủ quyền… của nước thứ ba trong trường hợp nước này bị tấn công hoặc để ngăn chặn những cuộc tấn công. “Tôn trọng toàn diện chủ quyền… của một nước thứ ba” có nghĩa là chỉ khi nào được nước “nạn nhân” đó yêu cầu, chứ Nhật và Mỹ sẽ không tự ý can thiệp bảo vệ hay ngăn chặn tấn công nước đó khi nước đó thoái thác không nhờ cậy. Bản hướng dẫn còn dự trù rằng “Nhật và Mỹ sẽ hợp tác một cách thích hợp với các nước khác nhằm đưa ra những hành động đáp trả cuộc tấn công vũ trang”. Điều này có nghĩa khi một nước thứ ba bị tấn công hay sắp bị tấn công nữa, có yêu cầu bảo vệ, sẽ không chỉ Nhật và Mỹ mà còn những nước khác sẽ tham gia bảo vệ. “Nước thứ ba” sẽ được bảo vệ là nước nào? Bản hướng dẫn ghi rõ đó là “một nước ngoài có quan hệ mật thiết với Nhật, và hậu quả là cũng đe dọa đến sự sống còn của Nhật, đồng thời tạo thành một mối nguy hiểm rõ rệt là sẽ lật đổ quyền cơ bản của người dân được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. “Nước ngoài có quan hệ mật thiết với Nhật” có thể là nước đã và đang tỏ rõ lập trường, quan điểm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình, tỏ rõ ý muốn được bảo vệ. Tất nhiên, chẳng nước nào muốn có chiến tranh để bị đánh rồi yêu cầu bảo vệ. Song, rõ ràng là bước dấn thân mới của Nhật cũng sẽ giúp biển Đông bớt bị đe dọa. DANH ĐỨC ====================== Xin lỗi ông Tào Tháo, lão Gàn xâm phạm bản quyền của ông, nhưng không phạm luật bản quyền, bằng cách nói lại lời của ông, hay được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong Tam Quốc chí. Đó là câu: "Ngươi nói chính hợp ý ta!". Hì. Đến giờ này, chắc các quý vị quan tâm đến topic này đã thấy "cơ sở khoa học" của lão Gàn khi xác định rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Và rằng: Trung Quốc đã phạm sai lầm chiến lược cho chính sách quốc gia của họ. Đây là điều mà lão Gàn đã nói ngay từ đầu topic này. Sang năm, hoặc nhanh hơn thì chỉ cuối năm nay, quý vị sẽ thấy tính chất "dây dẫn nổ" của bể Đông và thùng thuốc súng ở Hoa Đông cụ tỷ nó như thế nào. Híc! Tuy Trung Quốc đã có dấu hiệu xoa dịu bằng cách cho Phó Chủ Tịch Uông Dương xác định thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ thế giới. Nhưng vấn đề là Hoa Kỳ - tất nhiên và cả lão Gàn (Hì! Chém gió một tý!) - không muốn nghe những lời nói suông. Nhưng rất tiếc! Mọi việc đã vượt quá những thời điểm giới hạn của nó. Nên bây giờ, cái gì xảy ra sẽ phải xảy ra. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ". Híc.1 like