-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/04/2015 in all areas
-
Quán vắng!
thanhdc and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Sẽ không một phương tiện nào của nền khoa học hiện đại, bây giờ và trong tương lai, có thể "nhìn thấy" 'Khí' ở trạng thái cấu trúc vi mô cả. Xin nhắc lại: nền văn minh này cả trong tương lai sẽ không bao giờ nhìn thấy khí ở cấu trúc vi mô cả. Trước đây, sư phụ nghĩ rằng có thể nền văn minh này trong tương lai chỉ có thể không nhìn thấy Thái Cực, còn họ sẽ nhìn thấy tất cả mọi trạng thái tồn tại vật chất. Nhưng sau khi phân tích và tổng hợp mọi hiện tượng, thì phát biểu như vậy. Bởi vì khí là trạng thái tồn tại của vật chất phi hình thể. Nó chỉ có thể nhìn thấy ở trạng thái vĩ mô: như khí hình thành bởi tập hợp những Thiên hà. Và ở trạng thái vi mô của khí thì tri thức của khoa học hiện đại chỉ có thể nhận thức từ những suy luận qua các hiện tượng gián tiếp. Đây là sự tổng kết những suy tưởng ban đầu của sư phụ về mối liên hệ giữa sự phát triển của khoa học hiện đại với những khái niệm của văn minh Đông phương,4 likes -
1 like
-
Cục diện mới của liên minh Nhật - Mỹ 23/04/2015 14:55 Thanh Niên xin độc quyền giới thiệu bài bình luận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yuriko Koike (ảnh) về quan hệ đồng minh ngày càng bền chặt giữa Nhật và Mỹ. Yuriko Koike (Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật) Vào ngày 29.4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ phát biểu tại phiên họp của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Liên minh Nhật - Mỹ đã trải qua 63 năm tồn tại nhưng đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật được trao vinh dự cao quý này từ chính phủ và nhân dân Mỹ. Chuyến thăm Mỹ của ông Abe diễn ra khi xích mích giữa 2 nước hiện ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Những tranh chấp về kinh tế và thương mại từng kích động căng thẳng vào thập niên 1980, khi 9 nghị sĩ Mỹ thậm chí đập nát một chiếc radio của Hãng Toshiba bằng búa tạ, giờ đây đã thành chuyện hiếm. Quan hệ bình đẳng Ngày nay quan hệ song phương đã khác đi rất nhiều. Những quyền lợi kinh tế của Nhật liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ - nước này sắp tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, vốn sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn tại hơn một chục quốc gia nằm trên Vành đai Thái Bình Dương - và tầm nhìn chiến lược của hai bên về châu Á gần như hài hòa với nhau. Những quan điểm ngày càng tương đồng của hai bên về các vấn đề an ninh quốc tế, đặc biệt khi có liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn cũng góp phần vào quyết định tôn vinh Thủ tướng Abe của quốc hội Mỹ và chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Cả ông Abe lẫn ông Obama đều tập trung kiến tạo một cấu trúc hòa bình lâu bền cho toàn châu Á, và ông Abe rất hăm hở với việc để Nhật đóng vai trò chủ động hơn trong vấn đề này. Lập trường đó biến liên minh trở thành một quan hệ đối tác bình đẳng hơn nhiều so với 6 thập niên qua. Theo quan điểm của Mỹ, việc diễn dịch lại điều 9 trong “hiến pháp hòa bình” để cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật ứng cứu đồng minh bị tấn công, cũng như hỗ trợ Mỹ và các đồng minh khác thực thi cam kết bảo vệ hòa bình cho châu Á, bị trì hoãn khá lâu. Sáng kiến chính sách táo bạo đó hẳn nhiên đã giúp ông Abe lấy lòng các nhà ngoại giao và chiến lược quân sự Mỹ, cũng như giành được sự tán thành cả công khai lẫn ngấm ngầm từ những nước láng giềng châu Á. Duy trì trật tự thế giới Quan hệ Nhật - Mỹ đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay (ảnh: Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama) - Ảnh: Japan Daily Press Cam kết của Thủ tướng Abe về việc duy trì những quy tắc và định chế của trật tự thế giới sau năm 1945, vốn từng giúp Nhật vượt ra khỏi đống đổ nát của Thế chiến 2 và cho phép Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đã mang lại cho nước Mỹ một lý do khác để tôn vinh ông. Được hưởng lợi quá nhiều từ trật tự thế giới thời hậu chiến, đa số người Nhật chia sẻ quan điểm của ông Abe rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế nó bằng một trật tự khác mà nước này ưa chuộng hơn là khinh suất và nguy hiểm cho châu Á. Thật vậy, những nước quyết định hợp tác với Trung Quốc trong việc tạo ra các định chế đa quốc gia đối kháng nên tự vấn: Liệu một trật tự thế giới do Trung Quốc thiết kế có cho phép một cường quốc khác vươn lên thách thức nước này như cách mà trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu đã cho phép, khuyến khích và hỗ trợ sự tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc trong suốt 3 thập niên hay không? Để trả lời câu hỏi đó, hãy xem các tác phẩm của chiến lược gia Trung Quốc Diêm Học Thông, người từng lập luận trong cuốn sách có tựa đề Ancient Chinese Thought/Modern Chinese Power (tạm dịch Tư duy Trung Quốc cổ xưa/Quyền lực Trung Quốc hiện đại) rằng mọi quốc gia phải công nhận và chấp nhận vị thế trung tâm đối với thế giới của Trung Quốc đúng như tên gọi Trung Quốc của nước này. Chuyến thăm Mỹ của ông Abe xảy đến vào thời điểm rõ ràng trong quan hệ song phương. Cả hai nước đều tìm cách tạo ra một cấu trúc hòa bình khả thi cho châu Á, là cấu trúc cho phép Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng nhưng cũng ngăn chặn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào giành quyền bá chủ. Và cả hai nước đều ưa chuộng một trật tự thương mại dựa trên luật lệ ở châu Á nhằm củng cố những chuẩn mực đã phục vụ thế giới quá tốt kể từ khi kết thúc Thế chiến 2. Với việc tôn vinh Thủ tướng Abe bằng một bài phát biểu trước quốc hội, Mỹ thực sự trân trọng những giá trị và tầm nhìn mà cả hai nước cùng chia sẻ. Yuriko Koike (Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật) Trùng Quang lược dịch © Project Syndicate ====================== Sự phát triển của liên minh Nhật Mỹ là điều tất yếu sẽ phải xảy ra. Cái này lão Gàn nói lâu rùi - ngay trong cái tô pát này. Có thể nói không quá lời rằng: ngay cả nếu như Nhật Bản cần có vũ khí hạt nhân thì Hoa Kỳ cũng gật đầu. Bởi vậy, những tay nhà giàu mới nổi, cứ tưởng minh bố tướng, cậy khỏe bắt nạt mấy kẻ yếu, đang bị cho vào xiếc mà không biết. PS: Ủng hộ ý kiến của còm men gia Minh Đức khi phát biểu: Bà cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật xinh thế. Về lý thuyết thì chỉ sau bà xã lão Gàn. Hì.1 like
-
ĐI Ị CŨNG THEO PHONG THỦY Nhân xem bài mới nhất của yeuphunu trong topic "Câu chuyện phong thủy", thấy một bài báo viết về phong thủy của cái ví (Cái bóp / theo tiếng Nam bộ), thấy đã tức cười, nên nhớ đến câu chuyện này. Các thầy đi mần phoengshui chắc gặp không ít trường hợp, thân chủ hỏi: "Thưa thày! Cái xí bệt trong WC nhà em ngồi quay về hướng nào?". Lão Gàn bực quá phát biểu luôn: "Để đi ị cho khỏi táo bón hả?" Cái cửa WC quay về hướng nào thì điếu hỏi, chuyên hỏi vớ vẩn. Đời mần phoengshui của lão cũng gặp lắm chuyện bực mình. Phải nói thẳng là làm phong thủy cho những người Hoa ở Chợ Lớn ít khó chịu nhất. Họ tuyệt đối tin thày, dù tôi xác định làm theo sách Việt. Cái gì họ chưa làm thì nói là chưa làm. Cái gì làm theo thì nói là đã làm theo. Chứ không như một số người - điếu biết gì về phong thủy cả, cứ bày đặt thể hiện, lại còn dối trá. Thày bảo 4 thì thực hiện có 2, rồi cứ xoen xoét là "Em làm đúng như thày bảo". Nhiều lần làm tôi nhức cả đầu, vì không hiểu tại sao lại chưa có hiệu quả. Cuối cùng thì hóa ra là làm phong thủy có một nửa. Nửa còn lại tiếc tiền không sửa. Bởi vậy, từ đó về sau, lão làm cho ai cũng phải yêu cầu cho kiểm tra lại. Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng chuẩn mực khoa học của nó. Và là một ngành khoa học chuyên sâu, không đủ kiến thức chuyên môn sâu thì đừng có chém gió, đập ruồi. Nếu phong thủy dễ hiểu, đến mức ai cũng đọc sách cũng biết được thì đã không làm nên văn minh Đông phương huyền bí. Hiện nay có nhiều bài báo viết về phong thủy mà tác giả được coi là "chuyên gia" (dởm) phát biểu vung xích chó, làm những người không hiểu biết, hiểu nhầm về phong thủy. Sau cuộc hội thảo Phong thủy là khoa học, có một nhà khoa học tên tuổi hải ngoại cho rằng"phong thủy là giả khoa học", chính vì sự thiếu hiểu biết của không ít người tự nhận là thày phong thủy, phát biểu bừa bãi trên các phương tiện thông tin. Lão Gàn nhắc lại sự xác định và trở thành quan điểm của lão về phong thủy Đông phương:1 like
-
Liệu bà Clinton có cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử? 23/04/2015 06:30 (TNO) Ít nhất có 3 điểm cho thấy bà Hillary Clinton sẽ có quan điểm tiêu cực về quan hệ Mỹ - Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên "nói vậy mà có thể không phải vậy", theo tạp chí Diplomat. Bà Hillary Clinton được đánh giá là có quan điểm tiêu cực với Trung Quốc - Ảnh: Reuters Cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ chưa xuất hiện bước ngoặt, tuy nhiên những hình dung về mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ dưới thời bà Hillary Clinton đang được quan tâm nhiều hơn so với giả thuyết về các ứng viên khác. Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 20.4 có bài viết cho thấy cái nhìn khá bi quan cho những ai ủng hộ một mối quan hệ Mỹ - Trung "nhẹ nhàng" hơn trong trường hợp bà Hillary lên nắm quyền. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) vừa có cuộc khảo sát trực tuyến thăm dò quan điểm của người Trung Quốc về bà Hillary. Kết quả cho thấy có khoảng 95% số người tham gia trả lời có cái nhìn tiêu cực về bà Clinton. Rất có thể kết quả ấy chỉ thuần phản ánh chủ nghĩa dân tộc; nhưng xét về mặt chính trị, có ít nhất 3 lý do cho thấy bà Hillary Clinton sẽ có quan điểm tiêu cực về quan hệ Mỹ - Trung, theo The Diplomat. Thứ nhất, bà Hillary vốn có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc. Năm 1995, khi tham gia hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ, bà đã có những lời lẽ cứng rắn với phía Trung Quôc. Sau đó là một loạt mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền. Không những thế, bà Hillary là người kiên định với lập trường lâu nay của Washington: Cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc ở châu Á, và là người tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Nhiều người Trung Quốc cho rằng chính sách Xoay trục về châu Á của Tổng thống Barack Obama là từ ý kiến của bà Clinton. Thứ hai, đảng Dân chủ của bà Clinton luôn quan tâm về các vấn đề nhân quyền và bảo hộ thương mại. Đảng Cộng hoà lâu nay cũng nổi tiếng về việc khoe cơ bắp, do vậy có thể thấy rằng một tổng thống đảng Dân chủ sẽ có hành động cứng rắn với Trung Quốc. Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, đó là sự căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ khi Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế và quân sự. Trung Quốc sẽ đòi hỏi nhiều quyền lực và sự tôn trọng từ phía Mỹ, và Mỹ tiếp tục từ chối để có thể duy trì hệ thống toàn cầu hiện nay. Căng thẳng như vậy sẽ không biến mất nếu cả hai bên không tìm thấy một giải pháp hiệu quả để thu hẹp sự khác biệt. Một cá nhân riêng lẻ, thậm chí nhiều quyền lực như tổng thống Mỹ cũng khó có thể tạo ra thay đổi thực sự. Chưa kể Quốc hội Mỹ có tác động rất lớn về chính sách đối ngoại. Có vẻ Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục thống trị Quốc hội, từ đó đặt nhiều ràng buộc hơn cho vị tổng thống của đảng Dân chủ. Tổng hợp ba lý do trên cho thấy mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tiếp tục sóng gió. Tuy nhiên, The Diplomat cũng cho rằng những "chính trị gia khôn ngoan" sẽ làm tất cả để không đưa mọi thứ về trường hợp tồi tệ nhất. Chẳng hạn thời ông Clinton khi tranh cử cũng có những phát biểu cứng rắn với Trung Quốc, nhưng sau khi trúng cử thì mọi chuyện lại khác. Vì vậy, Diplomat cho rằng bà Hillary nếu đắc cử thì Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Nhật Đăng =================== Nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ tới đây 2016, trọng tâm tranh cử sẽ không phải chỉ là phục hồi kinh tế. Mà là chính sách Mỹ trong quan hệ đối ngoại, để duy trì địa vị và xác định sự độc tôn bá chủ thế giới trên toàn cầu. Bởi vậy, ứng cử viên chiến thắng phải là người chứng tỏ thái độ cương quyết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ ngôi vị bá chủ. Chỉ cần ỡm ờ chưa chứng tỏ "lập trường cứng rắn" sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Đây là điều mà lão Gàn đã phát biểu từ rất lâu rùi. Ngài Obama muốn tạo dựng một nền tảng cho các ứng cử viên Dân Chủ thắng trong cuộc bầu cử tới, thì phải thể hiện thái độ bảo vệ quyền lợi Mỹ với tư cách bá chủ thế giới ngay bây giờ. Nếu trước đây, lão thường phản nàn là bàn tay sắt bọc nhưng của ngài có chiếc găng quá dày, thì lần này tôi khuyên ngài nên bỏ ngay chiếc găng. Cho dù chỉ tháo găng tay nhung về mặt lý thuyết.1 like
-
Câu chuyện về chiếc bè Từ Phúc vượt đại dương từ Việt Nam để đến châu Mỹ được khởi nguồn từ nỗ lực kiểm chứng nhận định: "Tim được truyền cảm hứng từ những sử liệu hồi còn là sinh viên tại Trường đại học Oxford danh giá, giả thiết rằng, rất lâu từ trước khi Columbus đến được Tân Thế Giới (châu Mỹ), các nhà hàng hải châu Á đã đến thăm châu Mỹ nhiều lần, và đã gây ảnh hưởng lớn tới nền văn minh Trung Mỹ.Sau đó, những cuộc tranh luận diễn ra, kéo dài hàng thập kỷ trong giới sử học, khảo cổ học và nhân chủng học, vẫn xoay xung quanh câu chuyện có hay không tồn tại một mối liên kết xuyên Thái Bình Dương, liên lục tạo cho Tim Severin một mối quan tâm. Cho đến khi, giáo sư Joseph Needham (1900-1995), nhà Đông phương học người Anh của Đại học Cambrigde, được công nhận là chuyên gia hàng đầu về lịch sử văn minh và khoa học Trung Hoa, trong bộ sách 7 tập, đã tuyên bố ông tin vào sự tồn tại của sự giao lưu văn hóa bằng đường biển giữa châu Mỹ và châu Á thời xưa, mà phương tiện chuyên chở chính là những bè mảng bằng tre… đã thực sự khiến Tim Severin bị chinh phục, và quyết định tìm gặp. Giáo sư J.Needham đã hết sức khích lệ cho ý tưởng của Tim Severin, là làm một bản sao của chiếc bè tre bằng các vật liệu truyền thống, khởi hành từ Hồng Công, đi theo đường biển Đài Loan và Nhật Bản, để xem có đến được bờ biển California hay không. Giáo sư J.Needham khẳng định: "Chuyến du hành này, là rất quan trọng, không chỉ đối với ngành khoa học nghiên cứu về các cuộc thám hiểm nói riêng mà còn đối với cả bộ môn nghiên cứu về các nền văn minh nói chung" (Tim Severin). Năm 1991, bắt tay vào công việc chuẩn bị cho đề án thám hiểm này, Tim Severin đã sang Đài Loan tìm hiểu, nhưng ông thất vọng, vì ở đó người ta không còn sử dụng tre để làm bè nữa, và tất nhiên, không có người nào biết làm một chiếc bè bằng tre đúng nghĩa. Thông tin từ một người bạn là quản lý của Bảo tàng Hàng hải Exeter (Anh quốc) đã gieo cho Tim một luồng hy vọng: Sầm Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam, nơi đó ngư dân vẫn còn sử dụng những chiếc bè tre trong việc kiếm sống hàng ngày. ..... Tôi nhận ra rằng, lối sống thủy cư của những ngư dân đã sản sinh ra những đôi vai cuồn cuộc cơ bắp nhờ khua đảo mái chèo, và những đôi bàn chân to bè với những ngón linh hoạt có khả năng bám chặt lấy bề mặt ướt lem nhem của mảng luồng. Ngay khi rảo bước trên nền cát ẩm đi lên bờ đến chỗ Trúc đang đứng đợi, tôi đã đi đến một quyết định: đất nước, nơi tôi nên làm chiếc bè vượt đại dương để chứng minh học thuyết "Xuyên dương" của Needham chính là Việt Nam", Tim Severin viết....." Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thanh-phuot-viet-nam-va-chuyen-ve-chiec-be-vuot-thai-binh-duong-846623.tpo1 like
-
Sự "thống trị" của Quan Vân Trường trong tín ngưỡng dân gian Hải Võ 07/02/2015 20:00 Thần Tài Quan Công Quan Vân Trường vừa là Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài, cho thấy địa vị tuyệt đối của ông trong tổng thể tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc nói riêng và Á Đông nói chung. Giải mã bí ẩn nhân vật Tam Quốc Quan Vũ (160 - 219), tự Vân Trường, người Giải Lương Hà Đông (nay là Vận Thành, Sơn Tây), là danh tướng cuối thời Đông Hán, được xếp vào nhóm "ngũ hổ thượng tướng" triều Thục Hán. Hình tượng Quan Công được văn hóa dân gian Trung Quốc mô tả "nghiêm nghị, vũ dũng tuyệt luân". Những điển tích gắn liền với tên tuổi Quan Vũ qua tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" thời Minh như đào viên kết nghĩa, ôn tửu trảm Hoa Hùng... đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người hâm mộ Tam Quốc. Tại miếu Quan đế ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có một câu đối về ông - "Hán phong Hầu, Tống phong Vương, Thanh phong Đại đế. Nho xưng Thánh, Thích xưng Phật, Đạo xưng Thiên tôn". Bên cạnh việc được liệt đại Hoàng đế Trung Quốc truy phong, trong toàn bộ chiều dài lịch sử văn hóa và tôn giáo nước này, Quan Vân Trường là nhân vật duy nhất được cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo phong làm thần linh. Nho gia: Võ Thánh Võ Thánh Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng "trung dũng thần vũ" và tinh thần "vì nước quên thân". Trong khi đó, đối với dân gian, Quan Công được xem như sự hiện hữu của khái niệm "nghĩa khí vân thiên". Sự sùng bái của người dân Trung Quốc đối với Quan Công được đẩy lên cực điểm vào triều Thanh, khi Quan Vũ trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho giáo. Nói cách khác, ông chính thức trở thành Võ Thánh của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của đạo này là Văn Thánh Khổng Tử. Thậm chí, những phường hội kinh doanh, buôn bán còn sùng bái Quan Công hơn nhiều so với Khổng Tử. Phật giáo: Già Lam bồ tát Già Lam bồ tát Trong Phật giáo Trung Quốc, Quan Công được xưng là Già Lam thần. Truyền thuyết Trung Quốc kể lại, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả đại sư, triều Tùy. Tương truyền ông từng "nhập định" tại núi Ngọc Tuyền, Kinh Châu và nghe được "tiếng gọi của Quan Vân Trường" - "Trả đầu cho ta!". Trí Giả đại sư hỏi lại - "Ngài qua năm cửa trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ?". Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn mà xin được truyền thụ "tam quy ngũ giới", trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo. Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Vân Trường trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà bồ tát là hai đại Hộ pháp của Phật giáo. Trong các chùa miếu thờ Phật, Già Lam là Hữu hộ pháp, Vi Đà là Tả hộ pháp. Đạo giáo: Quan thánh Đế quân Quan thánh Đế quân "Quan thánh Đế quân", hay còn gọi là "Quan đế", vốn là một trong "Hộ pháp tứ soái" của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài. Theo tín ngưỡng của đạo này, Quan đế là vị thần "trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, tru phạt phản nghịch, tuần sát Âm phủ". Việc Quan đế được xưng là Thần Tài xuất phát từ hình tượng trung nghĩa của ông trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Thương nhân Trung Quốc nhiều thế hệ cho rằng, Quan Công sinh thời rất giỏi về quản lý tài chính, phát minh ra "nhật thanh bạ" ghi lại nguồn, thu, chi, tồn hàng ngày rất rõ ràng. Hậu thế công nhận ông là "kỳ tài kế toán", nên phong làm "thần thương nghiệp". Một nguyên nhân khác là thương nhân kinh doanh coi trọng "nghĩa khí và tín dụng", được cho là những phẩm chất của Quan Công. Nguyên nhân thứ ba là truyền thuyết về "chiến thần" Quan Vân Trường, nói rằng sau khi Quan Công mất đã trở thành thần linh, quân đội bên nào được ông "trợ chiến" ắt sẽ giành được thắng lợi. Các thương gia cũng hy vọng việc kinh doanh được Quan đế "trợ lực", làm ăn phát đạt. Tại Đài Loan, Quan Công còn được các tín đồ xưng là "ân chủ", tức là "Chúa cứu thế". Ở Nhật, Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí tại các khu người Hoa ở Anh Mỹ, tín ngưỡng thờ phụng Quan Vân Trường đều rất thịnh hành. Do thương nhân Hoa kiều ở hại ngoại rất đông, nên tín ngưỡng thờ Thần Tài Võ Quan Công trở nên nổi bật. Có học giả Trung Quốc đúc kết, nguyên nhân Quan Vũ được sùng bái đến vậy, chính là do sự tôn sùng của quan niệm dân gian đối với "nhân cách hoàn mỹ" trung - nghĩa - vũ - dũng. ========================== Hôm nay, một đại gia ở làng nghề Đồng Kỵ, tài trợ chính cho buổi họp mặt cuối năm của TTNC Văn hóa cổ Đông phương, có nhã ý tặng tôi một bức tượng Khổng Minh _ Xếp của Quan Vân Trường. Tôi đã từ chối: "Cảm ơn bà. Nhưng tôi không thể nhận ông này. Lúc khác bà tặng tôi quà cũng được". Vị nữ đại gia này bèn tặng tôi một pho tượng Phật Thích Ca nằm bằng gỗ hương. Còn trong nhà tôi có một cái tượng Quan công bị gãy đao. Tôi đưa xuống góc nhà bếp. Nếu tôi thờ một người uy dũng thì đó là Đức Thánh Trần; nếu là người thông minh thì đó là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.1 like