• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/04/2015 in all areas

  1. Xem lại lời tiên tri của lão Gàn ngày 14. 4 2015. Đúng ngày 21. 4. 2015 mưa đã lần lượt rơi bao phủ các tỉnh thành ở khắp nước Việt. Hì. Nhưng lời tiên tri này không nói rõ mưa đến chừng nào thì ngừng. Thật là một thiếu sót trong phong cách thể hiện văn bản. Híc! Bởi vậy, hôm nay lão Gàn bổ sung là: Mưa chỉ trong năm ngày cho đến không quá một tuần, tính từ 21. 4. 2015. Sau đó mọi việc trở lại bình thường.
    1 like
  2. Lò lửa xung đột Mỹ - Trung bắt đầu nóng Đăng Bởi Một Thế Giới 07:11 20-04-2015 Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21. Bộ trưởng hải quân Mỹ Ray Mabus duyệt hải quân Trung Quốc Thế giới năm 2015 đang chứng kiến một trong những bước ngoặt lớn nhất về địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21, khi mà đây được xem là năm bản lề cho sự kiện đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong suốt nhiều năm qua: sự trỗi dậy của châu Á. Không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của toàn thế giới, và nó buộc những cường quốc hàng đầu thế giới phải quan tâm đến châu lục phương Đông nhiều hơn bao giờ hết. Năm 2015 cũng được cho là năm mà Mỹ sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng của mình để tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á. Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21. Những người thức thời nhất trong thế kỷ 20, tiêu biểu như cố vấn của tổng thống Mỹ Carter – Brezinsky, đều thống nhất với nhau về một điểm chung sẽ chi phối thế giới trong thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của châu Á. Xét về diện tích, quy mô, tiềm lực và dân số, thì châu Á và đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương mới là khu vực đứng đầu trên thế giới về những thuận lợi tăng trưởng kinh tế. Phần còn lại của thế kỷ 20 kể từ khi những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa thực dân phương Tây biến mất khỏi khu vực này, là khoảng thời gian cần thiết để các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương hàn gắn những vết thương và hồi phục trở lại, trước khi chính thức tung cánh trong thế kỷ 21. Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 2000 được xem như sự kiện biểu tượng đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện cuối cùng của việc phương Tây can thiệp quân sự vào khu vực này, để mở ra một giai đoạn mới, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua phát triển kinh tế. Sự quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương của phương Tây, mà tiêu biểu là Mỹ, bị xao nhãng đi đôi chút khi vụ tấn công tòa tháp đôi 11/9/2001 đã dẫn đến hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Trong suốt gần 15 năm kể từ sau sự kiện thảm khốc đó, nước Mỹ bị lún vào vũng lầy mang tên Trung Đông và thậm chí có vẻ như là Washington sẽ không bao giờ có thể rút chân ra khỏi đó. Nhưng một số người thì không thật tin điều đó. Xét về quy mô và các tác nhân có thể gây ra xung đột, cùng hậu quả khi cuộc xung đột nổ ra, thì Trung Đông không bao giờ có thể bì nổi với châu Á - Thái Bình Dương. Những cuộc xung đột ở Trung Đông gói gọn trong hai nguyên nhân chính là sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc, quy mô kinh tế và tiềm lực của các quốc gia Trung Đông cũng không quá lớn và kém xa về mọi mặt so với một châu Á - Thái Bình Dương khổng lồ. Trung Đông chưa bao giờ trở thành một mối đe dọa toàn cầu, trong khi chỉ với việc Nhật Bản có thể chiếm đóng cả châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai đã khiến cả phương Tây phải toát mồ hôi. Một khi sự cố xảy ra, thì khu vực đáng lo ngại nhất phải là châu Á Thái Bình Dương, chứ không phải Trung Đông. Và thực tế cũng đã chứng minh, những vấn đề ở châu Á Thái Bình Dương hiện tại rộng lớn và phức tạp hơn Trung Đông rất nhiều. Ba trong số bốn cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ở châu Á - Thái Bình Dương cùng hàng loạt các nền kinh tế hùng mạnh khác. Những vấn đề chủ chốt ở khu vực này cũng không đơn thuần là xung đột về tín ngưỡng và sắc tộc một cách tầm thường như ở Trung Đông, mà là một cuộc chiến phức tạp về kinh tế, chính trị và quân sự. Sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực là Trung Quốc đang kéo theo một chuỗi dài những nguy cơ biến khu vực này trở thành điểm nóng trên toàn cầu. Chuyện sẽ có một Nhật Bản thứ hai tìm cách thâu tóm cả khu vực bằng vũ lực như trong thế kỷ 20 là điều khó có thể xảy ra, nhưng khả năng một cuộc xung đột trên diện rộng có thể đưa cả khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới vào lò lửa là điều có thể xảy ra. Và những cường quốc như Mỹ cần ngăn chặn khả năng ấy. Không cần nhìn đâu xa để có thể hình dung ra những nguy cơ tiềm ẩn ở châu Á - Thái Bình Dương, nó thể hiện ở ngay trong lĩnh vực chi tiêu quân sự. Trong năm 2014, mức chi tiêu quân sự trên toàn cầu đã giảm 0,4% so với năm 2013, nhưng riêng châu Á mức chi tiêu này lại tăng đến hơn 5%. Cùng với châu Đại Dương, châu Á đã đạt mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục là 439 tỷ USD, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã gia tăng hơn 9,7%. Các nước đang có nguy cơ bị cuốn vào cuộc xung đột về lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng gia tăng ở mức trung bình xấp xỉ 2%. Dễ dàng nhận ra hầu hết các nước tăng cường chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ nhất ở châu Á - Thái Bình Dương đều là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và buộc phải trang bị như một cách đối phó với sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực này. Việc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cường chi tiêu quốc phòng đang khiến khu vực này trở thành một trong những nơi được vũ trang nhất trên toàn cầu, và những nguy cơ xung đột thì không hề có dấu hiệu giảm đi mà còn đang tăng lên chóng mặt. Tình hình căng thẳng đến mức chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột trên toàn khu vực. Và điều này có thể đẩy cả thế giới và nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất. Và một khi xung đột trên diện rộng đã xảy ra, thì không ai có thể dám chắc việc một cường quốc nào đó – chẳng hạn như Trung Quốc – lại không đi theo hướng đi mà Nhật Bản đã chọn trước thế chiến thứ hai. Trung Đông chưa bao giờ có thể là nguyên nhân châm ngòi cho một cuộc thế chiến, còn châu Á - Thái Bình Dương thì có thể. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) ========================= Đương nhiên rùi! Bây giờ thì ai wan tâm đều nhận thấy vấn đề này. Nhưng lão Gàn thì nói lâu rùi. Hì! "Canh bạc cuối cùng" mà. Bởi vậy, cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tới đây, xu hướng cứng rắn về chiến lược toàn cầu sẽ làm ứng cử viên nào đó thắng thế. Để thắng "Canh bạc cuối cùng" cần phải có một kiến thức tổng hợp cả kinh tế, ngoại giao và sức mạnh quân sự. Vị tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới phải là một người rất xuất sắc. Nước Nga không có tham vọng bá chủ thế giới. Họ chỉ bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu tạo được niềm tin chiến lược thì nước Nga và Hoa Kỳ có thể là đồng minh đáng tin cậy. Nhật Bản không đủ năng lực tổng hợp để làm bá chủ thế giới. Khối Châu Âu thì không có vấn đề gì. Vậy chỉ còn lại Trung Quốc và Hoa Kỳ. Híc! Nhưng tiếc thay! Trung Quốc thể hiện mình quá sớm. Lão Gàn chỉ hy vọng "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng chiến tranh.
    1 like
  3. Trung Quốc: gã khổng lồ cô độc Đăng Bởi Một Thế Giới 06:18 19-04-2015 Trung Quốc vừa có những bước đi xa nhất trong nhiều năm qua khi sự thách thức đã lan sang tận Ấn Độ với việc triển khai tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng, tất cả những sự hung hăng ấy đang chứng tỏ một thực tế nghiệt ngã rằng: Trung Quốc hiện không có lấy một đồng minh. Có thể bạn quan tâm >> Chuyện tình không thể tin nổi của hai người khiếm thị giữa Sài Gòn >> Kỳ 4: Giang hồ hội diện >> Bài 2: Điệp khúc chờ Trung Quốc ‘ăn’ Một trong những tiêu chí chủ chốt nhất để chứng tỏ sức mạnh của một quốc gia trên thế giới là có bao nhiêu đồng minh. Nói cách khác, sẽ có bao nhiêu nước sẽ ủng hộ quốc gia đó trong những cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới. Tiêu chí này đang đúng với cường quốc mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại là Mỹ, với số lượng đồng minh chính trị và quân sự đông đảo nhất toàn cầu. Bằng cách sử dụng hệ thống đồng minh dày đặc, Washington có thể dễ dàng sắp đặt trật tự thế giới và giải quyết những xung đột ở các khu vực mà đôi khi không cần phải nhúng tay. Đã qua rồi cái thời kỳ sức mạnh của một quốc gia được đong đếm dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự, sức mạnh của một quốc gia giờ đây phụ thuộc vào số lượng và sức mạnh các đồng minh của nó. Và xét theo khía cạnh này, thì Trung Quốc có lẽ sẽ phải mất rất lâu nữa mới có thể ngang bằng với Mỹ về sức mạnh kinh tế và quân sự. Việc Trung Quốc không có lấy một đồng minh ở thời điểm hiện tại được giải thích là bởi, bối cảnh thế giới hiện nay không thích hợp để thực hiện điều đó. Xu thế chủ đạo trên thế giới hiện nay vẫn là hợp tác và hòa bình, trừ những khối liên minh quân sự cũ như NATO và các liên minh song phương được thiết lập trong quá khứ, thì rất khó để thành lập một liên minh mới. Bất cứ nỗ lực thành lập liên minh chính trị và quân sự nào hiện nay cũng sẽ bị coi là việc gia tăng căng thẳng và sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây được xem là một bất lợi nghiêm trọng với Trung Quốc, khi giai đoạn nước này mở cửa phát triển kinh tế và trở nên hùng mạnh – tức là giai đoạn phù hợp nhất để thiết lập các liên minh – thì lại trùng khớp với giai đoạn thế giới đặt xu thế hòa bình và ổn định lên hàng đầu. Ngoại trừ trường hợp Triều Tiên, thì Trung Quốc gần như không thể có một đồng minh ở thời điểm hiện tại. Những động thái mới nhất trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương lại càng chứng tỏ điều đó. Những ngày qua, người ta thấy một Trung Quốc hung hăng khi liên tục thách thức thế cân bằng trong khu vực, từ việc xây dựng phi pháp các đảo san hô trên biển Đông cho đến công khai thách thức Ấn Độ bằng việc cử tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng đó cũng lại là một Trung Quốc cô độc. Gần như không có một sự ủng hộ nào, dù là ủng hộ ngầm, đối với những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc. Các nhà phân tích thừa nhận rằng, những ngày vừa qua là khoảng thời gian thích hợp nhất để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động của mình khi mà Mỹ đang vướng bận vào vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng cũng chưa khi nào thế giới lại thấy một Trung Quốc cô độc đến thế. Trái ngược lại với Trung Quốc, cái lưới mà Mỹ giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương thì ngày càng rộng dần về quy mô. Ngoài những đồng minh cũ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippins hay Thái Lan, thì cái lưới mà Mỹ giăng ra với Trung Quốc lại vừa có thêm một sự hỗ trợ khác là Ấn Độ. Không hẳn là đồng minh của Mỹ, nhưng Ấn Độ cũng cảm nhận được sự đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, và New Delhi chấp nhận bắt tay với Mỹ và gia nhập vào mạng lưới mà Washington đang giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương được xem như một sự cảnh cáo rằng Ấn Độ không nên can thiệp vào tranh chấp ở biển Đông, khi mà Mỹ tuyên bố bán cho Ấn Độ những thiết bị tối tân nhất có thể giúp các tàu sân bay của Ấn Độ di chuyển đến biển Đông bất cứ lúc nào. Nhưng Trung Quốc muốn cảnh cáo thì cứ việc, còn việc Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế cân bằng ở biển Đông đã là điều không thể ngăn cản. Thậm chí, cách mà Mỹ đang sử dụng để đáp trả những động thái hung hăng của Trung Quốc cũng đang cho thấy ưu thế tuyệt đối của Mỹ ở khu vực. Thay vì có những động thái can thiệp trực tiếp như cử hạm đội đến biển Đông như vẫn thường xảy ra, Mỹ lại đáp trả bằng việc tổ chức một hội nghị tay ba giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Washington. Mục tiêu của hội nghị này là giải quyết sự bất đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, chủ yếu do những bất đồng trong quá khứ, và nối lại đàm phán an ninh song phương “Hai cộng hai”, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia tích cực hơn vào mạng lưới vành đai đang bao quanh Trung Quốc mà Mỹ sắp đặt. Vành đai phong tỏa xung quanh Trung Quốc vẫn đang nguyên vẹn, và việc mà Mỹ cần làm hiện nay chỉ là làm cho nó vững chắc hơn mà thôi. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế đang là cuộc đọ sức giữa một Trung Quốc cô độc và một mạng lưới những quốc gia trong một hệ thống do Mỹ sắp đặt. Với tiềm lực của mình, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trong bất cứ cuộc xung đột tay đôi nào về chính trị cũng như quân sự, nhưng với cả một hệ thống các nước đang tạo thành một vành đai thì không. Người Trung Quốc vì thế đang có lý do để vội vã hơn là người Mỹ ở thời điểm hiện tại. Một khi vấn đề Trung Đông đã được giải quyết và Mỹ tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, thì cũng là lúc cái lưới xung quanh con cá bự Trung Quốc sẽ siết chặt nhất. Đó là kết quả tất yếu của một thực tế, là Trung Quốc không có đồng minh. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) ========================= Thực trạng cô độc này của Tàu trong hiện tại là điều mà lão Gán đã phán từ lâu, ngay trong những trang đầu tiên của topic này. Sai lầm của nước Tàu ngay trong sách lược quốc gia của họ. Sai lầm đến nỗi, lão Gàn cứ tưởng nước Tàu đã bị cài gián điệp chiến lược ở cấp cao nhất. Can tội hù dọa lão Gàn trong những vấn đề liên quan đến việc mình chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên đương nhiên lão chẳng thể cảm tình với Tàu - (Nhưng lão cũng chẳng nghiêng về phe nào. Với lão Việt sử trải 5000 năm văn hiến là mục đích tối thượng). Từ lâu, lão cũng đã phán rằng: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Sai lầm lớn nhất của Tàu chính là đụng đến Việt Nam và biển Đông. Nếu chỉ tranh giành ở Hoa Đông và Đài Loan thì lại không đến nỗi như vậy, vì tính chính danh của vấn đề. Nhưng cụ thể tại sao lại như vậy? Lão Gàn không bao wờ phát biểu cả. Em phải tự chịu trách nhiệm với nghiệp chướng mà em gây ra ! Em ạ! Người Mỹ có thể hy sinh những tiểu tiết để đạt mục đích chiến lược của họ. Một thí dụ như tống cổ cô em Đài Loan ra khỏi Liên hiệp Quốc, để đưa ngay chính em Tàu Đại Lục vào - Nhằm mục đích chiến thắng cuối cùng của họ trong cuộc chiến tranh Lạnh. Nhưng em Tàu thì không. Em "vơ bèo, vạt tép" ngay cả vài km đất và mấy bãi đá chìm ở biển Đông. Cái thứ tư duy "vườn rau, ao cá" của em làm sao mà thành công, dù chỉ là bá chủ khu vực. Bây giờ em lập cái AIIB, để tập hợp một số nước còi làm bạn em chăng? Muộn rồi em ạ. Ngay bây giờ, nếu cuộc hòa đàm Iran thất bại, chiến tranh xảy ra thì em cũng không còn cửa để xoay chuyển tình thế. Em chắc không thể hiểu được vì sao lão Gàn chờ đến 10/ 3 Quý Tỵ để kết luận vấn đề không? Hôm nay lão phát biểu nhá: Đó chính là lão chờ xem quyết sách chiến lược của ban lãnh đạo mới của em đấy. Nó không thay đổi. Híc! "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra! Bây giờ chỉ còn cầu xin Thượng Đế rủ lòng lành cho nó kết thúc trong hòa bình.
    1 like
  4. Không có khái niệm "phản vật chất". Đấy là sự xác định của tôi, nhân danh Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Và bản chất của vấn đề "Vật chất tối", tôi cũng đã có dịp trình bày: Đó chính là những dạng tồn tại được mô tả là "khí" trong các bản văn cổ chữ Hán của Lý học Đông phương. Nhưng cổ thư chữ Hán chưa hề có một định nghĩa nào về khái niệm "khí" - mà họ gọi là "Qi". Từ những nghiên cứu về phong thủy Lạc Việt, tôi đã định nghĩa rõ ràng về "Khí" trong hai bài tham luận của hội thảo "Phong thủy là khoa học" tại Hanoi, 12/ 2009. Lý học Đông phương xác định: "Khí tụ thành hình" - bởi vậy, sự phát hiện trực quan mới nhất của tri thức khoa học hiện đại - thể hiện trong nội dung của bài báo trên, lại cho thấy tính phản ánh đúng một thực tại của Lý học Đông phương, khi khoa học hiện đại thấy rằng: Từ những kết luận trong nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định rằng: "Khí chính là những dạng tồn tại của vật chất phi hình thể, phi khối lượng đầu tiên của vũ trụ và là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản". Chính vì kết luận này, mà tôi xác định :"Không có Hạt của Chúa". Đây cũng chính là trường tương tác của tất cả các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Không bao giờ có thể quan sát được "khí" - tức "vật chất tối" - cả. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Nói cụ thể hơn là: Bằng phương tiện siêu hiện đại, con người có thể nhìn thấy "Khí" hay không? Sau khi cân nhắc và tổng hợp rất nhiều yếu tố. Câu trả lời của tôi là : Không bao giờ! Nhưng con người có thể gián tiếp nhận thức được điều này, thông qua những hiện tượng và vấn đề liên quan. Nhưng với phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại - thì - còn rất lâu những nhà khoa học xuất sắc của nền văn minh hiện đại mới có thể nhận ra bản chất của "khí". Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân, để nhà tiên tri Vanga phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, Chỉ đến khi dân tộc Arsyria bị tiêu diệt". Tuy nhiên, tôi xác định rằng: Một cuộc hội thảo khoa học nghiêm túc về cội nguồn Việt tộc, có tính quốc tế được thực hiện và xác định chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ - thì - mọi bí ẩn về vũ trụ sẽ được sáng tỏ với đúng bản chât của nó. Và lý thuyết Âm Dương Ngũ hành - ứng cử viên duy nhất trong lời tiên tri của bà Vanga sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
    1 like
  5. Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? 15/04/2015 14:00 (TNO) Tạp chí chuyên về châu Á - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu Á của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á. Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: “Chính sách tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...”. Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (Mỹ) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (sau này được gọi là “chiến lược tái cân bằng”). Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ “xoay trục” và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao “tiên phong”. “Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu” và “cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết”, bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy. Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ thành 3 thành phần chính: “Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể”. Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc “là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm” và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia. Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu Á, theo The Diplomat. Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận. Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông”. “Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quốc”, bà nói thêm. Bà Hillary Clinton ký kết một thỏa thuận hợp tác với các ngoại trưởng khối ASEAN tại một sự kiện ở Hà Nội hồi tháng 7.2010 - Ảnh: Reuters Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà “cho thấy chính quyền Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực”. Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu Á, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ. “Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền”, nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố. The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược “tái cân bằng” chẳng qua là để kiềm chế họ. Vị tổng thống Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định. “Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó”, The Diplomat bình luận. “Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng”, The Diplomat kết luận. Hoàng Uy ================= Cái tình hình thế giới hiện nay là rất tình hình. Nó loạn cào cào một cách rất có "cơ sở khoa học" theo cách hiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Hì! Bởi vậy, bất cứ chính khứa nào muốn tranh cử Tổng thống, đều phải chứng tỏ ta đây wan tâm đến tình hình thế giới và phải cam kết bảo vệ vị thế Hoa Kỳ với tư cách là một nước dẫn đầu thế giới. Model căn bản là nó phải vậy. Muốn bảo vệ vị thế Mỹ thì vấn đề tiếp theo là phải "xoay trục sang Châu Á". Đây là cái model tiếp theo. Vấn đề còn lại là phương pháp xoay trục như thế nào? Cứng rắn, dứt điểm, tới luôn bác tài; hay mềm mỏng, từ từ...đấy sẽ là nội dung tranh cử. Nhưng xu thế cứng rắn sẽ thắng thế. Đối tượng của Hoa Kỳ không phải là cô gái để vuốt ve và nói nhỏ nhẹ. Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ.
    1 like